Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Quý 3 hay quý 4 vậy bạn

FPT: Chủ tịch Tập đoàn FPT - Việt Nam là nước duy nhất trong danh sách hỗ trợ sản xuất chip bán dẫn của Mỹ

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT (mã cổ phiếu FPT) nhấn mạnh Việt Nam đang đứng trước “thiên thời” trong việc phát triển nền công nghiệp chip bán dẫn với loạt yếu tố thuận lợi hỗ trợ nhưng cũng không có nhiều thời gian để chờ đợi sự hỗ trợ từ phía bên ngoài.

Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Tập đoàn FPT khẳng định việc phát triển nền công nghiệp chip bán dẫn sẽ là “thiên thời” đối với Việt Nam.

Chia sẻ tại phiên thảo luận “Hợp tác phát triển Công nghiệp bán dẫn” trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - châu Á 2024" vừa diễn ra, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT (mã cổ phiếu FPT) nhận định: “Bây giờ chính là thiên thời của Việt Nam. Việt Nam đang có sự “hungry” (khao khát và ý chí) trong lĩnh vực chip bán dẫn”.

Ông Trương Gia Bình tiết lộ, trong quá trình làm việc với Hiệp hội Bán dẫn Mỹ, khi hỏi về kế hoạch hỗ trợ các nước phát triển chip bán dẫn, phía Mỹ biết danh sách này có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Việt Nam, Đài Loan (Trung Quốc) kể cả Mexico, Brazil.

Tuy nhiên, Việt Nam là nước duy nhất có trong danh sách hỗ trợ sản xuất; qua đó, cho thấy phía Mỹ đặc biệt coi trong Việt Nam trong chiến lược phát triển ngành chip bán dẫn bên ngoài nước Mỹ.

Chủ tịch Tập đoàn FPT giải thích, Mỹ hiện đang áp dụng chiến lược friendshore - các công nghệ cốt lõi phải nằm ở quốc gia đáng tin cậy với Mỹ. Điều này cũng đã được đưa vào Đạo luật Khoa học và Chip (gọi tắt là Chip Act) được Tổng thống Mỹ Joe Biden thông qua vào năm 2023. Một trong những nội dung chính của đạo luật này là tài trợ cho các công ty xây dựng nhà máy chip bán dẫn tại Mỹ, và tài trợ phát triển chip cho các quốc gia thân thiện với Mỹ.

Ngoài ra, các công ty bán dẫn Đài Loan (Trung Quốc) cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với phía Việt Nam để cùng giành lại thị phần thiết kế bán dẫn trong bối cảnh Ấn Độ đang chiếm 90% thị phần thiết kế chip bán dẫn toàn cầu, ông Trương Gia Bình nói.

Tập đoàn FPT và hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới NVIDIA vừa ký kết biên bản ghi nhớ thoả thuận hợp tác chiến lược.

Tuy nhiên, người đứng đầu Tập đoàn FPT cũng cho biết, Việt Nam không có nhiều thời gian để chờ đợi sự hỗ trợ từ phía nước ngoài trong cuộc chạy đua phát triển công nghệ chip bán dẫn.

Trong một cuộc gặp gỡ có sự hiện diện của đại sứ Mỹ, Nhật Bản, Singapore, có một quan chức đã nói rằng: “Ông không biết được tương lai Việt Nam sẽ sáng thế nào đâu, nhưng cơ hội cho Việt Nam chỉ có 18 tháng thôi”, ông Trương Gia Bình chia sẻ.

Lĩnh vực chip bán dẫn đang là một cơ hội đối với Việt Nam và cũng là nhu cầu sống còn với thế giới. Trong bối cảnh công nghệ chip bán dẫn đang phát triển rất nhanh và thế giới không chờ Việt Nam quá lâu. Ông Trương Gia Bình nhấn mạnh, Việt Nam cần có sự phát triển nhanh chóng về nguồn nhân lực và cơ sở vật chất.

Đồng thời, ông Trương Gia Bình cũng phản bác lại luận điểm của một số chuyên gia khi chỉ trích rằng Việt Nam dường như đang chạy theo phong trào, và chip bán dẫn không phải là thứ dễ sản xuất.

Chủ tịch Tập đoàn FPT cho biết, nhu cầu chip bán dẫn của thế giới là hiện hữu, nhưng Việt Nam “không nhìn vào nhu cầu, vào đồng tiền của ai, mà có cơ hội Việt Nam sẽ tự nắm lấy. Có lợi cho đất nước chúng ta mới làm, không có lợi không làm”.

“Nếu không được chọn, Việt Nam cũng dồn hết sức mạnh, ý chí và tài sản để thiết kế chip mà không phụ thuộc vào ai”, ông Trương Gia Bình khẳng định.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT trong 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Người đứng đầu Tập đoàn FPT cũng chia sẻ, thật cảm động khi trong cuộc chạy đua chip bán dẫn này, người Việt trên toàn thế giới đang rất đoàn kết. Nhiều trí thức Việt kiều đã gác lại quá khứ, hướng đến tương lại, đã trở về Việt Nam cùng chung tay mở công ty thiết kế vi mạch.

“Nếu như trước đây lĩnh vực phần mềm chúng ta phát triển từ con số 0 thì bán dẫn không xuất phát từ số 0”, Chủ tịch FPT nói, nhấn mạnh thêm rằng những người làm công nghệ Việt Nam trên toàn thế giới đang cùng hướng tới mục tiêu là “Việt Nam AI”, “Việt Nam Semiconductor”.

Cũng tại phiên Thảo luận, ông Trương Gia Bình tiết lộ Tập đoàn FPT đang lên kế hoạch triển khai một Nhà máy Trí tuệ nhân tạo (AI Factory) tại Nhật Bản - thị trường nước ngoài lớn nhất hiện nay của tập đoàn. Bên cạnh đó, Tập đoàn FPT cũng sẽ cung cấp nhân lực cho liên doanh Nhật - Đài Loan (Trung Quốc) để vận hành các nhà máy AI Factory của đối tác ở Nhật Bản và Saudi Arabia.

Hiện Tập đoàn FPT đang bắt đầu những bước đầu tiên trong việc triển khai AI Factory tại Việt Nam.

LDG: Lỗ nặng, 2 lần đại hội cổ đông bất thành khi chủ tịch bị bắt

Trong khi chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) bị bắt, Công ty CP Đầu tư LDG tổ chức bất thành đại hội cổ đông thường niên lần thứ hai liên tiếp. Quý I năm nay, LDG ghi nhận doanh thu thuần âm hơn 130 tỷ đồng, lỗ sau thuế của công ty mẹ gần 125 tỷ đồng.

Tuần này, có 31 doanh nghiệp thông báo chốt quyền để trả cổ tức. Trong đó, 28 công ty trả cổ tức bằng tiền, 1 doanh nghiệp trả cổ tức cổ phiếu và 2 công ty trả cổ tức kết hợp.

Không đủ điều kiện

Công ty CP Đầu tư LDG (mã chứng khoán: LDG) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE), cổ đông LDG công bố thông tin về kết quả đại hội cổ đông thường niên lần 2 năm nay.

Tính tới 15h ngày 28/5, tỷ lệ cổ đông tham dự đại hội cổ đông thường niên lần 2 của LDG chỉ đạt 9,62%, trong khi tỷ lệ này ở đại hội lần 1 là 9,43%. Theo quy định, LDG vẫn chưa đủ điều kiện tổ chức đại hội cổ đông thường niên lần 2.

Công ty CP Đầu tư LDG sẽ phải tổ chức đại hội cổ đông thường niên lần thứ 3.

Theo Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, đại hội cổ đông thường niên lần thứ 2 được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện từ 33% tổng số phiếu biểu quyết trở lên. Trường hợp cuộc họp lần thứ 3 không đủ điều kiện tiến hành, đại hội lần 3 phải được gửi trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định họp lần thứ hai và không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

Năm 2021 và 2022, LDG cũng không tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông do cổ đông tham dự không đủ tỷ lệ. Năm 2023, đại hội đồng cổ đông không thể tổ chức do chỉ có đại diện 22,5% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự và lần 2 chỉ có đại diện của 16,26% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.

Năm nay, LDG đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 167 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2,5 tỷ đồng. LDG cho rằng còn khó khăn đối với ngành bất động sản, do đó ngoài việc tiếp tục triển khai bán các sản phẩm đã nhận chuyển nhượng, hoàn thiện pháp lý tại các dự án, LDG còn tìm kiếm nhà đầu tư hợp tác đầu tư dự án để cơ cấu lại dòng tiền, cải thiện tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Kết thúc quý I, LDG ghi nhận doanh thu thuần âm hơn 130 tỷ đồng. Lỗ sau thuế của công ty mẹ ghi nhận gần 125 tỷ đồng.

Tình hình LDG trở nên khó khăn hơn khi vào ngày 30/11/2023, ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của LDG - bị bắt về tội “Lừa dối khách hàng” xảy ra tại dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai). Ngày 11/4, Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Quốc Vy Liêm (45 tuổi, cựu Phó Tổng giám đốc LDG) để điều tra về tội lừa dối khách hàng trong vụ sai phạm xảy ra tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh.

Công ty CP Giao nhận Kho vận Ngoại Thương Việt Nam (Vinatrans - mã chứng khoán: VIN) vừa bổ nhiệm ông Hà Minh Huấn giữ chức Tổng giám đốc thay cho bà Lê Hoàng Như Uyên. Trước đó, bà Uyên nộp đơn xin nghỉ vì lý do “môi trường làm việc quá nhiều bất ổn, không còn phù hợp để làm việc và cống hiến thêm sức lực cho công ty”.

Bà Uyên có quá trình làm việc hơn 28 năm tại Vinatrans, trong đó giữ chức Tổng giám đốc công ty từ tháng 2/2021. Trước khi bà Uyên xin nghỉ, Vinatrans có biến động nhân sự lớn khi nhiều vị trí chủ chốt đều thay đổi.

Dakruco thoái vốn

Công ty CP Cao su Đắk Lắk (Dakruco - mã chứng khoán: DRG) - công ty mẹ của CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (mã chứng khoán: DRI) - đăng ký bán gần 22,4 triệu cổ phiếu DRI với mục đích thực hiện chủ trương chuyển nhượng vốn của Dakruco tại DRI. Thời gian thực hiện dự kiến từ ngày 3/6 đến 2/7.

Nếu giao dịch thành công, Dakruco sẽ giảm sở hữu tại DRI từ 48,75 triệu cổ phiếu xuống còn 36% vốn điều lệ, tương ứng 26,35 triệu cổ phiếu.

Trước đó, theo nghị quyết ngày 22/5, HĐQT Dakruco đã thống nhất chủ trương thoái 30,6% vốn DRI với mức giá khởi điểm để chuyển nhượng là 14.100 đồng/ cổ phiếu. Ước tính, Dakruco có thể thu về khoảng 316 tỷ đồng.

Công ty CP Cao su Đắk Lắk sẽ giảm sở hữu tại DRI xuống còn 36% vốn điều lệ.

Ông Cao Đức Sơn vừa mua vào 2,26 triệu cổ phiếu PCT của Công ty CP Vận tải biển Global Pacific (mã chứng khoán: PCT) nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đầu tư cá nhân. Như vậy, gần 2 tháng qua, ông Sơn liên tục mua vào 8 triệu cổ phiếu PCT để nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 19% vốn điều lệ PCT. Trước đó, ông Sơn vừa mua vào 5,7 triệu cổ phiếu PCT và trở thành cổ đông lớn của Global Pacific trong ngày 8/4.

Ông Nguyễn Phương Đông vừa bán ra 800.000 cổ phiếu HDG của Công ty CP Tập đoàn Hà Đô (mã chứng khoán: HDG - sàn HoSE), giảm sở hữu từ 15,39 triệu cổ phần về 14,59 triệu cổ phần (tương đương 4,77% vốn điều lệ HDG) và không còn là cổ đông lớn.

Tổng Công ty Idico (mã chứng khoán: IDC) thông báo, 4/6 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền chi trả cổ tức bằng tiền 5% đợt 3 năm 2023 và tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1/2024 với tỷ lệ 20%. Ngày thanh toán dự kiến là 19/6. Với gần 330 triệu cổ phiếu đang được lưu hành, ước tính IDC sẽ cần chi khoảng 825 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông 2 đợt trên.

Ngày 10/6, Công ty CP Cơ khí Xăng dầu (mã chứng khoán: PMS) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 33,5%. Đây là mức cổ tức cao nhất của doanh nghiệp này kể từ khi lên sàn vào năm 2003. Với hơn 7,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính PMS sẽ chi hơn 24 tỷ đồng cho đợt chi trả cổ tức lần này.

Chứng khoán VNDirect đi vay 10.000 tỷ đồng

Công ty CP Chứng khoán VNDirect thông qua việc sử dụng vốn vay, bảo lãnh tại VietinBank với tổng hạn mức 10.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn, đầu tư vào các giấy tờ có giá trên thị trường, bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Tuần qua, chỉ số VN-Index giảm 0,21 điểm xuống 1.261,72 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt hơn 109.520 tỷ đồng, giảm gần 21% so với tuần trước. Chỉ số HNX-Index kết tuần ở mức 243,09 điểm, tăng 1,37 điểm. Thanh khoản của sàn HNX cũng giảm 26% so với tuần trước với 9.285 tỷ đồng được giao dịch.

Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng 5 phiên liên tiếp với hơn 182 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng gần 6.124 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 299.710 đơn vị, tổng giá trị mua ròng hơn 33 tỷ đồng.

Trên thị trường Upcom, khối ngoại bán ròng gần 112 triệu đơn vị, giá trị bán ròng hơn 1.731 tỷ đồng. Như vậy, tuần giao dịch từ ngày 27 - 31/5 trên toàn thị trường, khối ngoại đã bán ròng hơn 294 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng tương ứng gần 7.822 tỷ đồng.

Vay vốn ngàn tỷ

Công ty CP Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán: VND) thông qua việc sử dụng vốn vay, bảo lãnh tại VietinBank với tổng hạn mức 10.000 tỷ đồng. Trong đó, hạn mức cho vay ngắn hạn tối đa 10.000 tỷ đồng và hạn mức bảo lãnh vay vốn tối đa là 4.500 tỷ đồng.

image

Chứng khoán VNDirect muốn vay VietinBank với tổng hạn mức 10.000 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/3, VNDirect ghi nhận tổng dư nợ vay ngắn hạn và dài hạn hơn 19.054 tỷ đồng, bằng 111,3% vốn chủ sở hữu.

Hôm 30/5, VNDirect đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 5%, tương ứng phát hành thêm khoảng 61 triệu cổ phiếu và chào bán cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 5:1, tương ứng chào bán thêm gần 244 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, từ đó huy động hơn 2.435 tỷ đồng.

Số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu phát hành thêm, VNDirect sẽ dùng để bổ sung nguồn vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán, đầu tư vào các giấy tờ có giá trên thị trường, bảo lãnh phát hành chứng khoán, phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm.

Tổng công ty CP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - mã chứng khoán: PET) vừa thông qua việc thực hiện bảo lãnh cho Công ty CP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí được cấp hạn mức tín dụng tại Cathay United Bank chi nhánh TPHCM (Cathay Bank) với số tiền 10 triệu USD.

Mục đích vay vốn là để bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, cho vay thanh toán LC và các nghiệp vụ sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp để phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.

Petrosetco cũng thông qua việc bảo lãnh cho Công ty CP Thương mại Dịch vụ Dầu khí miền Trung được cấp hạn mức tín dụng tại VietinBank chi nhánh Quảng Ngãi với hạn mức 200 tỷ đồng. Mục đích vay vốn là để bổ sung vốn lưu động, phát hành bảo lãnh, cho vay thanh toán LC …

Tại thời điểm ngày 31/3, Petrosetco đang sở hữu 76,93% vốn điều lệ tại Công ty CP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối thiết bị điện tử viễn thông) và 99,79% vốn điều lệ tại Công ty CP Thương mại Dịch vụ Dầu khí miền Trung (hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ).

Cổ đông Eximbank nhận 10% cổ tức

HĐQT Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán: EIB) vừa thông qua việc triển khai phương án chia cổ tức năm 2023. Theo đó, Eximbank sẽ chi trả cổ tức với tỷ lệ 3% bằng tiền mặt, có nghĩa cổ đông sở hữu 1 cổ phần sẽ được nhận 300 đồng.

image

Eximbank sẽ chi khoảng 522 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Với hơn 1.740 triệu cổ phiếu đang niêm yết, Eximbank sẽ chi khoảng 522 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm, Eximbank chia cổ tức bằng tiền mặt, kể từ năm 2014 (chia cổ tức cho năm 2013 với tỷ lệ 4%).

Ngoài ra, Eximbank cũng dự kiến phát hành thêm gần 122 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 7%, có nghĩa cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ được nhận thêm 7 cổ phiếu mới. Dự kiến, 1,86 tỷ cổ phiếu sẽ được phát hành tương ứng vốn điều lệ hơn 18.688 tỷ đồng. Thời gian hoàn thành việc phát hành dự kiến là trong năm 2024.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank - mã chứng khoán: LPB) vừa thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường để kiện toàn HĐQT. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông hiện hữu ứng cử, đề cử và tham dự đại hội cổ đông bất thường năm 2024 là 1/7. Đại hội dự kiến sẽ diễn ra trong tháng 8 tại trụ sở chính của LPBank ở Hà Nội.

Trước đó, HĐQT LPBank thông qua việc bầu ông Lê Minh Tâm - Thành viên HĐQT độc lập giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT vào ngày 27/5. Hiện tại, HĐQT của LPBank có 7 thành viên.

Giá vàng SJC lao dốc, lỗ gần 11,5 triệu đồng/lượng vì trót ‘đu đỉnh’

Giá vàng SJC trong nước giảm mạnh, nếu mua vàng vào lúc đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng, không ít nhà đầu tư đã lỗ gần 11,5 triệu đồng nếu bán vào thời điểm này.

Ngày 29/5, Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank) để các nhà băng này bán vàng trực tiếp tới người dân.

Đây là phương án bình ổn thị trường vàng, thay thế cho việc tổ chức các phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC diễn ra từ 22/4.

Từ mức trên 90 triệu đồng/lượng (ngày 29/5), giá vàng SJC trong nước gần như ngay lập tức giảm mạnh.

Đầu giờ sáng 30/5, giá vàng 9999 của SJC giảm 3,8 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và hạ 2,3 triệu đồng/lượng ở chiều bán so với chốt phiên ngày hôm trước, về mức 88 triệu đồng/lượng (bán ra).

Phiên 31/5, vàng miếng SJC tiếp tục giảm mạnh cả hai chiều, xuống còn 87 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng SJC tiếp đà đi xuống khi các ngân hàng Vietcombank, BIDV, Agribank và Vietinbank công bố các điểm bán vàng trực tiếp cho người dân từ 3/6. Cả 4 nhà băng đều đang tất bật để chuẩn bị cho nhiệm vụ quan trọng này.

Ngày 1/6, giá vàng SJC tiếp tục được điều chỉnh giảm mạnh ở cả chiều mua vào và bán ra. Tính tới cuối chiều 1/6, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 81 triệu đồng/lượng (mua vào) và 83,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 80,95 triệu đồng/lượng (mua vào) và 83 triệu đồng/lượng (bán ra).

Như vậy, chỉ sau 2 ngày, giá vàng SJC đã giảm tới gần 7 triệu đồng/lượng.

Biểu đồ giá vàng trong nước. Ảnh: D.A

So với mức đỉnh lịch sử 92,4 triệu đồng/lượng (ngày 10/5), khách hàng đã lỗ gần 9 triệu đồng/lượng. Còn nếu bán ra thời điểm này, người mua vàng lỗ gần 11,5 triệu đồng/lượng.

Thực tế, việc đu vàng giá đỉnh vẫn có thể xảy ra bởi tâm lý mua theo đám đông của một số nhà đầu tư. Khi giá vàng lên cao, tại nhiều điểm kinh doanh vàng có tình trạng người dân xếp hàng mua vàng dù phải chờ đợi lâu và bị giới hạn số lượng mua.

Trước động thái mạnh của cơ quan chức năng, nhiều khách hàng lo ngại giá vàng SJC tiếp tục giảm mạnh. Một số nhà đầu tư chịu lỗ nếu bán ra ngay sau đó hoặc phải chờ thời gian dài để giá vàng tăng trở lại.

Đơn cử, ngày 8/3/2022, giá vàng trong nước tăng mạnh, lập đỉnh 74 triệu đồng/lượng, một số người dân mua vàng và lỗ ngay nếu bán ra sau đó. Trong suốt năm 2022, giá vàng SJC giữ ổn định quanh mốc 67 triệu đồng/lượng. Phải tới 29/11/2023, giá vàng SJC trong nước mới về mốc này.

Tuy nhiên, đầu tư vàng vẫn được người dân ưa chuộng. So với các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, chứng khoán,… đầu tư vàng vẫn có mức sinh lời hiệu quả. Từ đầu năm tới nay, giá vàng SJC đã tăng 9,5 triệu đồng/lượng.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 9 phiên đấu thầu, cung ứng ra thị trường 48.500 lượng vàng SJC, tương đương hơn 1,8 tấn vàng.

Đồng thời, cơ quan quản lý đã công bố quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng. Đối tượng thanh tra bao gồm: Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), CTCP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji, CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Ngân hàng TMCP Tiên Phong và Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam.

Cùng với việc thanh tra và khẳng định sẽ kiên quyết xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật (nếu có), lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước còn phát đi thông điệp: Với nguồn lực dồi dào và các công cụ hiện có, Ngân hàng Nhà nước có đủ khả năng và quyết tâm để bình ổn thị trường. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ nhanh chóng được thu hẹp một cách bền vững.

Đại diện cơ quan quản lý cũng khuyến cáo, trước diễn biến phức tạp của giá vàng trong nước và thế giới, người dân cần rất thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro cho chính mình.

chủ tịch thích “làm màu”, lừa đảo hơn 350.000 tỷ từ cư dân của các thành phố hạng nhất

Vụ án lừa đảo kéo dài trong gần 10 năm, khiến nhiều người “lóa mắt” trước các cam kết lãi suất cao.

image

Án chung thân cho cựu chủ tịch

Năm ngoái, giới tài chính Trung Quốc đã chấn động mạnh khi tin ông Bành Thiết – chủ tịch Tập đoàn Tài chính Tiểu Ngưu (tên tiếng Anh Neo Capital Management Group) - bị kết án tù chung thân, tước quyền chính trị suốt đời và tịch thu toàn bộ tài sản cá nhân vì lừa đảo gây quỹ và nhận tiền gửi công bất hợp pháp.

25 đồng phạm còn lại bị phạt tù từ 2 đến 11 năm và bị phạt tiền về tội tham gia gây quỹ bất hợp pháp với số tiền lừa đảo lên tới 102,6 tỷ nhân dân tệ (khoảng 1,4 tỉ USD).

Vụ án chấn động đã biến Bành Thiết thành “kẻ lừa đảo số một Trung Quốc”, kết thúc sự nghiệp phía sau song sắt.

Được biết, từ tháng 1/2013 đến tháng 1/2021, Bành Thiết đã thành lập Tập đoàn Tiểu Ngưu và các công ty khác để tiếp nhận bất hợp pháp 102,6 tỷ nhân dân tệ tiền gửi (tương đương hơn 350.000 tỷ đồng) từ 1,31 triệu khách hàng dưới hình thức cho vay trực tuyến và các sản phẩm tài chính cổ phần tư nhân, trong đó 12,6 tỷ tệ chưa được hoàn trả.

Vào thời kỳ đỉnh cao, mọi người tưởng rằng một tập đoàn Ant Group khác sắp xuất hiện. Tập đoàn Tiểu Ngưu rất nổi tiếng trong ngành, luôn được gắn với những từ khóa như “giàu có và xa hoa”, và có thể coi là kỳ lân thế hệ mới giữa các nền tảng bùng nổ.

Trên khắp đất nước, Tiểu Ngưu đã trải rộng mạng lưới vốn khổng lồ tại hơn 20 tỉnh, thành phố trên cả Trung Quốc, bao gồm Thâm Quyến, Trùng Khánh, Thiên Tân, Tây An và Thanh Đảo, thu hút hơn 8 triệu nhà đầu tư. Quảng cáo cho Tiểu Ngưu có thể được nhìn thấy trên các đường phố và ngõ hẻm của Thâm Quyến.

Tuy nhiên, Tập đoàn Tiểu Ngưu bất ngờ bị điều tra và nhà sáng lập Bành Thiết – vốn được xây dựng hình ảnh là một huyền thoại và một CEO đầy cảm hứng - trở thành tù nhân chỉ sau một đêm.

Thủ đoạn mà tập đoàn này sử dụng đánh vào lòng tham, sự hiểu biết và cả tin của nhà đầu tư. Tất cả đều xuất phát từ người đứng đầu tập đoàn này: ông Bành Thiết.

Bành Thiết sinh ra ở vùng nông thôn Thiệu Dương, Hồ Nam vào năm 1976. Biệt danh của ông là “Ngưu Ngưu” vì từng chăn gia súc cho gia đình từ khi còn nhỏ. Lớn lên, Bành Thiết tốt nghiệp trường trung học kỹ thuật rồi đến Thâm Quyến.

Từ thời điểm này, không ai biết Bành Thiết thực sự làm gì. Tất cả những thông tin có thể thu được là sau 8 năm làm việc trong ngân hàng, Bành Thiết đã theo học thạc sĩ tài chính tại Đại học Sun Yat-sen và chương trình EMBA tại Trường Kinh doanh HSBC, Đại học Bắc Kinh.

Sau khi học xong, Bành Thiết làm việc tại một tổ chức tài chính niêm yết trong 6 năm, giữ chức giám đốc điều hành cấp cao của một số công ty quản lý tài sản. Bằng cách này, Bành Thiết “một bước lên mây”, từ một học sinh trung học kỹ thuật trở thành một giám đốc điều hành trong ngành tài chính.

Để đánh bóng hình ảnh của tập đoàn, Bành Thiết đã liên tục có những hội thảo với các khách mời nổi tiếng. Trong số đó, có thể kể tới việc ông chủ này đã có cuộc đối thoại với người đoạt giải Nobel kinh tế Angus Deaton.

!

Chưa kể, đội ngũ quản lý cấp cao của Bành Thiết cũng dễ dàng chiếm được lòng tin của nhà đầu tư, với những người như: Chủ tịch Dịch vụ Tài chính Tiểu Ngưu, Wang Jiefeng: từng giữ chức vụ điều hành cấp cao tại Citibank và ABN Amro; Giám đốc Kiểm soát Rủi ro Zhang Youchen, tốt nghiệp Đại học Hồng Kông và từng làm việc tại ngân hàng Chase, ngân hàng Hang Seng, và Lufax…

Với đội ngũ lãnh đạo như vậy, không ai ngờ số tiền đầu tư sẽ không bao giờ thu lại được.

Chiến lược quảng bá

Để thu hút khách hàng, Tập đoàn Tiểu Ngưu đã chiếm lĩnh thị trường thông qua một lượng lớn chiến dịch quảng cáo.

Đặc biệt, công ty có phương pháp quảng cáo riêng: nó thường tự quảng cáo mình là một công ty quản lý tài sản hơn là một công ty cho vay trực tuyến và quảng cáo không được đăng trên các phương tiện truyền thông lớn mà nhắm mục tiêu nhiều hơn đến giới trẻ ở các thành phố loại 1.

Không giống như các nền tảng P2P khác chỉ tài trợ cho các chương trình gameshow và phim truyền hình nổi tiếng, vào năm 2015, quảng cáo của Tiểu Ngưu đã xuất hiện tại Quảng trường Thời đại ở Mỹ; năm 2016, Tiểu Ngưu đã tài trợ cho đội bóng đá Shanghai Chinese Super League và tài trợ cho câu lạc bộ Chinese League One…

Dưới vỏ bọc hoàn hảo, nhiều người cho vay đã bị lừa và không ngần ngại đầu tư tiền tiết kiệm cả đời vào đó.

Khi không có doanh thu, Tiểu Ngưu tiếp tục dựa vào hình thức “mượn nợ mới trả nợ cũ”, dùng vốn của người tham gia tiếp theo để bù vào tiền trả cho người trước.

Trước năm 2014, phần lớn số tiền Tiểu Ngưu huy động được đều được đầu tư vào bất động sản. Sau năm 2014, tất cả đều đổ ra thị trường vốn. Vào năm 2016, công ty đầu tư rất nhiều vào việc mua lại công ty niêm yết Tongzhou Electronics với mục đích ban đầu là kiếm tiền thông qua IPO.

Trong giai đoạn cuối, Bành Thiết cùng các đồng phạm khác biết rõ rằng tập đoàn có lỗ hổng vốn rất lớn và tỷ lệ nợ xấu cao bất thường, vẫn tiếp tục thực hiện các hoạt động gây quỹ phi pháp và sử dụng số tiền huy động được để trả nợ gốc, lãi và chi trả cho mục đích cá nhân của Bành Thiết. Số tiền lừa đảo trong giai đoạn này lên tới 8,9 tỷ nhân dân tệ.

Đến ngày 9/5/2020, Tiểu Ngưu bất chợt trở thành đề tài nóng trên khắp các phương tiện truyền thông lớn khi tuyên bố rút khỏi lĩnh vực cho vay trực tuyến.

Khi đó, công ty vẫn còn dư nợ cho vay 10,4 tỷ nhân dân tệ, có 110.000 người cho vay. Có người đầu tư hàng chục triệu, có người đã bán nhà để đầu tư. Bỗng chốc “cát bụi lại hóa cát bụi”.

Hiện tại, toàn bộ tài sản cá nhân của Bành Thiết đã bị tịch thu, toàn bộ quỹ, cổ phiếu, vốn sở hữu, bất động sản và các tài sản khác liên quan đến vụ án đã được thu hồi theo quy định của pháp luật và trả lại cho những người tham gia gây quỹ.

Vụ án đã trở thành bài học cảnh tỉnh ở Trung Quốc. Dù môi trường tài chính ngày càng minh bạch, nhưng để vượt qua cạm bẫy, vẫn cần phải có những hiểu biết nhất định về tài chính.

Có bốn nguyên tắc có thể giúp mỗi người tránh khỏi cảnh trớ trêu này:

  • Nếu lãi suất cao bất thường (ví dụ 15% - 20%), bạn nên sẵn sàng mất cả gốc lẫn lãi. Đừng đầu tư tiền của mình vào một nền tảng không xác định chỉ vì chút lợi nhuận với lãi suất cao.

  • Đừng bao giờ nghĩ rằng mình hơn người khác và có thể thoát khỏi nguy cơ bị “đánh úp”. Dù thắng được 100 lần, nhưng chỉ cần thua ở lần thứ 101, bạn sẽ mất tất cả.

  • Tiền bạc của mỗi người không phải từ trên trời rơi xuống mà là của cải được cả gia đình tích lũy qua thời gian dài. Đừng bị cám dỗ bởi hoạt động cho vay nặng lãi và có ý thức đề phòng những cái bẫy tài chính.

  • Lao động chân chính là cách kiếm tiền bền vững và trên đời không bao giờ có bữa trưa miễn phí.

Tham khảo QQ, Caixin

Bộ Công an triển khai phần mềm “CÚNG DƯỜNG TRỰC TUYẾN” tới các chùa trên toàn quốc

(Dân trí) - Theo Cục C06, Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng “Cúng dường trực tuyến” trên hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử, sau khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên toàn quốc.

Sáng 3/6, tại chùa Đại Thành (tỉnh Bắc Ninh), Cục Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) làm việc với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hệ thống phần mềm quản lý tăng ni, phật tử.

Theo Đại tá Vũ Văn Tấn (Phó Cục trưởng Cục C06), thời gian qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn đồng hành cùng lực lượng CAND trong việc giữ gìn, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, tuyên truyền các chư vị phật tử tuân thủ quy định pháp luật, tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm tại nơi cư trú.

Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh: Cục C06).

Đại tá Tấn cho biết để giảm thiểu công việc hành chính cho các chư vị tăng ni, nâng cao hiệu quả công việc, đồng thời, hỗ trợ phương thức trực tuyến giảng pháp đến công chúng, Bộ Công an đã phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam xây dựng hệ thống quản lý tăng ni, phật tử.

Hệ thống này bao gồm 3 phân hệ: Ứng dụng di động cho phật tử; Phần mềm quản lý tăng ni; Phần mềm quản lý hành chính của Giáo hội Phật giáo.

Trong đó, Ứng dụng di động cho phật tử sẽ có các chức năng như đăng nhập vào ứng dụng thông qua tài khoản VNeID; đăng ký ghi danh phật tử; đăng ký quy y tam bảo; xem thông tin hành chính giáo hội; xem tin tức, sự kiện, các ngày lễ Phật giáo; nghe giảng pháp…

Đặc biệt, tại giai đoạn 2, Bộ Công an sẽ triển khai tích hợp tính năng “Cúng dường trực tuyến”, khi đã thu thập đủ danh mục các chùa trên toàn quốc để tạo điều kiện cho phật tử cúng dường trực tuyến tới tất cả các chùa trên toàn quốc.

Cán bộ Cục C06 giới thiệu cho tăng ni, phật tử về hệ thống quản lý (Ảnh: C06).

Để triển khai hệ thống này, lãnh đạo Cục C06 đề nghị Cục và Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thí điểm các chức năng của phần mềm, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, thân thiện, tiện lợi nhất cho người sử dụng tại Bắc Ninh và Thái Nguyên trước khi triển khai mở rộng trên toàn quốc.

Cục C06 cũng đề nghị các tăng ni thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được giao sử dụng hệ thống quản lý nói trên phải hết sức tuân thủ các quy định của nhà nước về bảo vệ bí mật cá nhân.

Các ngân hàng tăng phí SMS banking, có ngân hàng thu tới 500.000 VND/ tháng/ 1 thuê bao

Từ 1/6, nhiều ngân hàng thông báo tăng phí dịch vụ biến động số dư SMS banking. Có ngân hàng thu đến nửa triệu đồng/tháng phí tin nhắn.

Ngân hàng Agribank vừa thông báo mức phí mới (chưa bao gồm VAT) 13.200 đồng/tháng/số điện thoại và không giới hạn số lượng tin nhắn. So với mức phí cũ, phí dịch vụ SMS Banking của Agribank tăng thêm 3.200 đồng.

Đồng thời, Agribank dừng gửi tin nhắn biến động số dư với các giao dịch có giá trị dưới 20.000 đồng.

Tăng phí SMS banking, có ngân hàng thu tới nửa triệu đồng/tháng ảnh 1
Tăng phí tin nhắn thông báo tin nhắn biến động số dư từ hôm nay.

Theo Agribank, nếu khách hàng đang sử dụng SMS banking và không có nhu cầu duy trì dịch vụ, có thể hủy dịch vụ bằng cách tải ứng dụng và chọn đăng ký nhận thông báo biến động số dư trên ứng dụng.

Ngân hàng Bac A Bank cũng thông báo điều chỉnh tăng phí SMS banking từ 1/6. Đối với khách hàng cá nhân, phí dịch vụ SMS banking được thu theo mức số lượng tin nhắn biến động số dư phát sinh trên số tài khoản của khách hàng.

Cụ thể, từ 0-15 tin nhắn/tháng, mức phí là 10.000 đồng/tháng. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả không phát sinh tin nhắn nào trong tháng, khách hàng vẫn phải chịu mức phí tối thiểu 10.000 đồng/tháng.

Đối với tài khoản phát sinh từ 16-30 tin nhắn/tháng, mức phí là 20.000 đồng/tháng; từ 31-60 tin nhắn/tháng, mức phí 40.000 đồng/tháng. Từ 61 tin nhắn/tháng trở lên, mức phí lên đến 60.000 đồng/tháng.

Các mức phí trên chưa bao gồm thuế VAT. Do đó khách hàng cá nhân của Bac A Bank có thể phải trả mức phí cao nhất là 66.000 đồng/tháng.

Trước đó, một loạt ngân hàng đã tăng phí dịch vụ này như Vietcombank, ACB, VietinBank, Sacombank, VPBank, Nam A Bank, OCB, Eximbank.

Trong đó Sacombank áp dụng chính sách với khách hàng có phát sinh dưới 30 tin nhắn SMS áp dụng mức phí là 15.000 đồng/tháng/số điện thoại.

Nếu trên 30 tin nhắn, Sacombank thu theo số lượng tin nhắn với số tiền 500 đồng/tin nhắn và mức phí thu tối đa là 500.000 đồng/tháng/số điện thoại (chưa bao gồm VAT).

Các ngân hàng cho biết, phí tin nhắn SMS thông báo biến động số dư tiền gửi và tài khoản thanh toán là dịch vụ của bên thứ ba - nhà mạng viễn thông cung cấp và thu tiền. Thời gian qua ngân hàng chi trả một phần phí này để khuyến khích người dùng thanh toán điện tử. Tuy nhiên, trong xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt gia tăng, đến nay số phí này ngân hàng càng ngày càng phải bù lỗ nặng hơn.

Ngoài việc thay đổi chính sách tính phí SMS banking để phù hợp với nhu cầu thực tế phát sinh tin nhắn của từng khách hàng, giảm chi phí cước tin nhắn, một lý do quan trọng khác là phòng ngừa rủi ro lừa đảo, gian lận, đánh cắp thông tin cá nhân, tài khoản của khách hàng.

Mạo danh thương hiệu ngân hàng qua tin nhắn SMS là một trong những thủ đoạn lừa đảo phổ biến, khi kẻ gian tạo link giả mạo giống tên ngân hàng, yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link… Nguy cơ khách hàng bị lừa đảo là rất lớn mà ngân hàng không thể kiểm soát được, trong khi ứng dụng ngân hàng số của các ngân hàng có độ bảo mật cao gần như không thể bị chèn tin nhắn giả mạo.

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - cho biết xu hướng hiện nay các ngân hàng đều khuyến khích người dùng sử dụng kênh ngân hàng số để giảm chi phí tin nhắn, đồng thời giảm các rủi ro phát sinh.

Cước phí tin nhắn dịch vụ ngân hàng từng được cho biết là cao gấp mấy lần so với các loại phí tin nhắn bình thường. Vài năm trước, VNBA từng nhiều lần kiến nghị về việc giảm mức cước tin nhắn đối với các dịch vụ ngân hàng nhưng không được.

Thêm một công ty công nghệ Việt lập kỷ lục vốn hóa mới, cổ phiếu tăng 70% chỉ sau gần hai tháng

Công ty công nghệ này là thành viên thuộc Tập đoàn FPT, cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet, truyền hình trực tuyến, điện toán đám mây…

Cổ phiếu FOX của FPT Telecom vừa tiếp tục ghi nhận sư thăng hoa kể từ đầu năm cho tới nay. Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tháng 6 cổ phiếu này đã kịch trần trên sàn UPCoM lên mức 92.500 đồng/cp. Đây cũng là cột mốc kỷ lục mới của FOX.

Nhìn xa hơn, kể từ đầu năm thị giá của FOX cũng đã tăng 83%. Tuy nhiên, đà tăng “chóng mặt” của cổ phiếu này diễn ra kể từ thời điểm cuối tháng 4 vớ mức tăng được ghi nhận là gần 70%. Với mức giá hiện tại, vốn hóa của FPT Telecom đạt 45.555 tỷ đồng, tăng gần 21.000 tỷ đồng trong 6 tháng qua.

image

Đà tăng tích cực của cổ phiếu này đến từ những kỳ vọng của nhà đầu tư vào các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam. Khi cả thế giới đang trong một cuộc chạy đua về công nghệ, AI hay bán dẫn thì các doanh nghiệp trong ngành sẽ được hưởng lợi rất nhiều.

Bên cạnh yếu tố thuận lợi của ngành, bản thân FPT Telecom cũng đang ghi nhận những điểm tích cực đến từ hoạt động kinh doanh. FPT Telecom là thành viên thuộc Tập đoàn FPT, cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet, truyền hình trực tuyến, điện toán đám mây… Bên cạnh đó, công ty có nhiều dịch vụ trực tuyến như: Online media, FPT Play, FShare, Fsend, Mix166, Startalk.

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, FPT Telecom ghi nhận doanh thu thuần 4.012 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 653 tỷ đồng, tăng gần 12,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục mà doanh nghiệp này từng đạt được. Qua từng quý, công ty vẫn đang duy trì sự tăng trưởng đều đặn 2 chữ số so với cùng kỳ năm trước.

Thực tế, FPT Telecom luôn được đánh giá là doanh nghiệp tăng trưởng ổn định và bền vững trong “họ” FPT. Trong 5 năm gần đây, công ty luôn duy trì doanh thu xấp xỉ trên 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế trên mức nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, không dậm chân tại chỗ mà lợi nhuận của công ty vẫn tăng trưởng đều đặn.

Năm 2024, FPT Telecom đặt mục tiêu kinh doanh với doanh thu 17.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.510 tỷ đồng, lần lượt tăng 11,4% và 15,4% so với thực hiện năm trước.

Đặc biệt, FPT Telecom cũng được xem là một “đại gia” nhiều tiền trên sàn chứng khoán. Tại thời điểm cuối quý 1/2024, công ty ghi nhận gần 10.400 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng, tăng hơn 1.300 tỷ đồng chỉ sau 3 tháng.

Ngoài ra, doanh nghiệp này còn là một công ty thường xuyên chia cổ tức bằng tiền mặt, dao động quanh mức 20-30%/năm. Trước đó, tổng tỷ lệ cổ tức 2022 là 30% bằng tiền. Sang năm 2023, công ty dự kiến mức cổ tức không thấp hơn 20%.

Về tiềm năng trong tương lai của nóm cổ phiếu công nghệ tại Việt Nam, Chứng khoán KBSV dẫn dự báo của Gartner cho thấy, chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin trong năm 2024 trên thế giới sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 8%, đạt 5.100 tỷ USD nhờ kỳ vọng đầu tư vào Cloud, bảo mật thông tin, AI và tự động hoá. Lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin được cho là sẽ tăng trưởng lần lượt 13,8% và 10,4%.

Công ty chứng khoán này cũng cho rằng, tiềm năng tăng trưởng của Trung tâm dữ liệu và Cloud ở Việt Nam là lớn nhờ dư địa nhiều cho phát triển. Báo cáo của Savills Châu Á Thái Bình Dương cho thấy Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có ít trung tâm dữ liệu hơn Hong Kong và Singapore, mặc dù có dân số gấp hơn 30 lần. Chính phủ cũng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành trung tâm kỹ thuật số quan trọng.

Về dài hạn, KBSV cho rằng chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tăng trưởng do sự phát triển nhanh của công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức phải mạnh tay đầu tư để cạnh tranh, thích nghi với xu thế tất yếu; thói quen của người tiêu dùng dần thay đổi, phụ thuộc vào các sản phẩm công nghệ thông tin; Chính phủ các nước ưu tiên phát triển công nghệ để bắt kịp sự thay đổi của thế giới. Với triển vọng vững chắc về nhu cầu, nhóm phân tích của KBSV dự báo các công ty công nghệ vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng kết quả kinh doanh hai chữ số.

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đang có 14 dự án FDI đầu tư trong các lĩnh vực như công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, dự án hợp tác Mỹ - Hàn Quốc - Việt Nam về khai thác, chế biến đất hiếm đang được thương thảo, trong đó một số dự án được thực hiện trong năm 2024.

Chuyên gia: Người dân không cần thiết mất thời gian và sức lực xếp hàng mua vàng trong thời điểm này vì bán khó có lời

Hôm nay, giá vàng vẫn đang tiếp tục đà giảm trong bối cảnh NHNN thông báo giá bán vàng “bình ổn” ngày 3/6 là 78,9 triệu đồng/lượng. Theo các chuyên gia, đây là thời điểm mà người dân không cần thiết phải đổ xô đi mua vàng, vì giá vàng còn hạ nhiệt.

Hôm nay, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước và Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) chính thức bán vàng miếng trực tiếp cho người dân. Giá bán vàng miếng ngày 03/6/2024 được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 78,98 triệu đồng/lượng - đây là giá vàng mà NHNN bán cho các ngân hàng và công ty SJC để bán tới tay người dân. Giá bán vàng “bình ổn” trực tiếp tới tới người dân là 79,98 triệu đồng/lượng, tức cộng thêm 1 triệu đồng so với giá mà NHNN bán cho các ngân hàng, bởi phải cộng thêm thuế, phí.

Trước đó, sau thông tin NHNN quyết định dừng phương án đấu thầu và giao 4 ngân hàng thương mại Nhà nước bán vàng trực tiếp cho dân, kể từ ngày 30/5, giá vàng SJC đã liên tục lao dốc với mức giảm trung bình 3-4 triệu một ngày.

Đến hôm nay (3/6), giá vàng SJC tại các doanh nghiệp kinh doanh tiếp tục giảm mạnh về dưới mốc 80 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, thấp nhất trong 3 tháng qua. Mức giá này cao hơn khoảng 1 triệu đồng mỗi lượng so với mức giá mà NHNN công bố.

Cụ thể, tại Vàng bạc đá quý Sài Gòn, giá vàng SJC niêm yết ở mức 77,98-79,98 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu niêm yết ở mức 78-79,98 triệu đồng/lượng.

image

Giá vàng SJC trong một tuần qua. Chart: CAFEF

Theo PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, giá bán vàng miếng mà các ngân hàng thương mại Nhà nước bán ra hôm nay sẽ là giá vàng quốc tế cộng với thuế phí và các chi phí hợp lý khác cùng với phí nhất định cho 4 ngân hàng lớn.

Việc định giá bán này nhằm thực hiện ngay mục tiêu kéo giá vàng SJC gần với giá vàng miếng trên thị trường quốc tế đang bán. Vì vậy, vàng SJC sẽ lập tức hạ giá đáng kể so với hiện nay.

Theo ông Thịnh, với mức giá vàng SJC bình ổn thấp, sẽ có làn sóng người dân tập trung tại các ngân hàng này để mua được với giá rẻ. Vị chuyên gia này cho rằng: “Điều này không cần thiết bởi chúng ta sẽ mua được với giá mà Ngân hàng Nhà nước bán ra. Giá này sẽ ổn định vì lượng vàng bán ra trong thời gian tương đối lâu dài. Nhưng nếu chúng ta mua được giá thấp thì bán ra rất khó có lời vì các cửa hàng không muốn mua, do họ cũng có thể đăng ký mua tại 4 ngân hàng lớn. Vì thế chúng ta không cần thiết mua vàng trong những ngày này vì chỉ khiến chúng ta mất thời gian và sức lực khi phải xếp hàng”.

Bình luận về hiện tượng giá vàng trượt dốc trong tuần qua, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, có 2 lý do lớn khiến giá vàng giảm mạnh. Đầu tiên là việc Chính phủ ban hành lệnh thanh tra tất cả các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng để bảo đảm các thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để ổn định thị trường vàng.

Thứ hai, thông tin 4 ngân hàng Nhà nước sẽ bán vàng trực tiếp cho dân đã tác động mạnh, khiến giá vàng đột ngột giảm mạnh. Trong khi đó, các ngân hàng nhận nhiệm vụ phân phối vàng theo chỉ đạo để bán cho dân theo định giá của Ngân hàng Nhà nước chứ không mua vào.

Theo ông Hiếu, giá vàng sẽ còn tiếp tục hạ. Việc giá vàng hạ sẽ thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới. Một điều quan trọng nữa là khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới còn phụ thuộc cả vào sự biến động của giá vàng quốc tế.

Trước đó, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế nhận định, chênh lệch giá vàng SJC trong nước và thế giớgiá vàng SJC chênh lệch với giá vàng thế giới 2-4 triệu đồng/lượng là hợp lý.

Nếu theo dự báo của ông Hiển, giá vàng SJC trong nước sẽ giảm về mốc 74-76 triệu đồng/lượng, khi giá vàng trên thế giới hiện đang dao động ở ngưỡng 72 triệu đồng/lượng.

HMR: Tăng gần 500%, lãnh đạo công ty ồ ạt chốt lời

Thị giá cổ phiếu HMR của Công ty CP Đá Hoàng Mai đã tăng gần 500% sau 1 năm, lên mức 39.500 đồng/cp trong phiên sáng 4/6/2024. Hàng loạt lãnh đạo công ty này đều đăng ký bán ra trong ít ngày vừa qua.

Trong phiên sáng 4/6, cổ phiếu HMR của Đá Hoàng Mai giao dịch quanh mức 39.500 đồng/cp. Theo quan sát, thị giá cổ phiếu HMR đã tăng 32.900 đồng so với thời điểm tháng 6/2023, tức tăng đến 498,48%. Vốn hóa Công ty đã chạm mức 213 tỷ đồng.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu HMR liên tục lập đỉnh, ít ngày qua, lãnh đạo công ty này đồng loạt bán ra để chốt lời. Trong đó, bà Vũ Thị Hải Yến, Ủy viên HĐQT đã bán 60.000 trên 65.000 cổ phiếu nắm giữ; bà Nguyễn Thị Bình, Thành viên BKS đã bán toàn bộ 1.000 cổ phiếu nắm giữ; ông Nguyễn Nhật Cường, PGĐ bán toàn bộ 1.039 cổ phiếu; bà Nguyễn Thị Hải, Ủy viên HĐQT bán 10.000 trên 174.417 cổ phiếu nắm giữ.

Tại 31/32024, Đá Hoàng Mai có vốn điều lệ hơn 56,1 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất vẫn là Công ty CP Tổng công ty Công trình Đường sắt (RCC) với 33,5 tỷ đồng vốn góp, chiếm 59,69%.

image

Thị giá cổ phiếu Đá Hoàng Mai tăng vọt trong thời gian qua

Về hoạt động kinh doanh, quý 1/2024, Đá Hoàng Mai thu 8,8 tỷ đồng từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, gấp đôi doanh thu cùng kỳ. Công ty ghi nhận lãi sau thuế ở mức 680,6 triệu đồng, tăng 56% so với quý 1/2023.

Đáng chú ý, quy mô tài sản của Đá Hoàng Mai giảm 23,4% chỉ sau 3 tháng đầu năm 2024, về mức 76,6 tỷ đồng, chủ yếu do giảm các khoản phải thu ngắn hạn. Hàng tồn kho của Công ty không có biến động sau 3 tháng, hiện vẫn ở mức 30,1 tỷ đồng, chiếm 45,1% tài sản ngắn hạn.

Doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong quý đầu năm, Đá Hoàng Mai còn ghi nhận điểm tích cực về bức tranh tài chính là nợ phải trả đã giảm đến 81,6% chỉ sau 3 tháng đầu năm 2024. Gánh nợ từ xấp xỉ 23 tỷ đồng hồi đầu năm đã giảm chỉ còn 4,2 tỷ đồng, với gần 100% là nợ ngắn hạn. Đến cuối kỳ, tiền và tương đương tiền của Công ty còn hơn 2,2 tỷ đồng, nhiều gấp 4,4 lần đầu năm. Trong đó, tiền mặt trong ‘két’ hơn 320 triệu đồng, còn lại là tiền gửi ngân hàng.

Công ty mẹ chuyển từ lỗ sang lãi

Nắm gần 60% cổ phần Đá Hoàng Mai, Công ty CP Tổng công ty Công trình đường sắt (UPCoM: RCC) cũng có cú ‘đề pa’ ấn tượng cho năm tài chính 2024. Tại báo cáo tài chính riêng quý 1/2024, RCC đạt doanh thu 111,1 tỷ đồng, tăng đến 274% so với cùng kỳ; lãi ròng 2,7 tỷ đồng trong khi quý 1/2023 lỗ hơn 6,1 tỷ đồng.

Tính chung quý 1/2024, doanh thu hợp nhất của RCC đạt 115,3 tỷ đồng, tăng gần 300% so với doanh thu cùng kỳ; lãi 327 triệu đồng trong khi cùng kỳ báo lỗ đến 11,2 tỷ đồng.

image

RCC, Công ty mẹ của Đá Hoàng Mai chuyển lỗ sang lãi trong quý đầu năm

RCC cho biết, doanh thu bán hàng tăng mạnh kéo lãi gộp tăng đã bù đắp được chi phí quản lý và lãi vay trong quý đầu năm. Điều này giúp Công ty chuyển từ lỗ sang lãi sau 3 tháng đầu năm 2024.

Quy mô tài sản của RCC tại 31/3/2024 ở mức 1.097,8 tỷ đồng, giảm 4,5% so với đầu năm chủ yếu do giảm tài sản ngắn hạn. Tiền và tương đương tiền giảm hơn 80%, trong khi các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho lại tăng mạnh. Điều này cho thấy chất lượng tài sản của RCC đang có xu hướng xấu đi. Gánh nợ của Công ty có giảm nhưng hiện vẫn ở mức 730,4 tỷ đồng, gấp gần 2 lần vốn chủ sở hữu.

Một điểm tối khác nữa là dù doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng, tuy nhiên dòng tiền kinh doanh trong quý đầu năm của RCC bị âm đến 272,4 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ âm 16,6 tỷ đồng). Điều này cũng dễ hiểu khi các khoản phải thu ngắn hạn trong kỳ tăng mạnh, cho thấy lợi nhuận chỉ đang nằm trên sổ sách. Trong 3 tháng, Công ty trả nợ gốc 109,4 tỷ đồng nhưng cũng đi vay thêm hơn 152 tỷ đồng.

Cổ phiếu FPT lại vượt đỉnh “như một thói quen”, giá trị tập đoàn công nghệ số 1 Việt Nam vượt VietinBank, Techcombank, VPBank

Vốn hóa của FPT chỉ kém Vietcombank, BIDV, PV Gas và Hòa Phát trong danh sách các công ty niêm yết giá trị nhất Việt Nam. Nếu tính chung toàn sàn chứng khoán, FPT sẽ xếp thứ 7, sau cả bộ đôi Viettel Global và ACV đang giao dịch trên UPCoM.

Bất chấp thị trường chứng khoán rung lắc mạnh, cổ phiếu FPT vẫn lầm lũi đi lên lập đỉnh mới. Cổ phiếu này vừa kép lại phiên 4/6 với mức tăng 1,61% lên 139.100 đồng/cp, cao nhất từ trước đến nay (tính theo giá đóng cửa đã điều chỉnh). Đây là lần thứ 25 cổ phiếu này vượt đỉnh kể từ đầu năm 2024.

Cổ phiếu đi lên bền bỉ đẩy vốn hóa thị trường của FPT lập kỷ lục mới gần 176.700 tỷ đồng (7,3 tỷ USD), tăng 54.600 tỷ so với đầu năm. Đà bứt phá đưa tập đoàn công nghệ này vượt qua hàng loạt tên tuổi như Vingroup, Vinhomes, VietinBank, Techcombank, VPBank,… để vươn lên vị trí thứ 5 trong danh sách các công ty niêm yết giá trị nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện tại, vốn hóa của FPT chỉ kém Vietcombank, BIDV, PV Gas và Hòa Phát trong danh sách các công ty niêm yết. Nếu tính chung toàn sàn chứng khoán, FPT sẽ xếp thứ 7, sau cả bộ đôi Viettel Global và ACV đang giao dịch trên UPCoM.

Đà tăng của FPT được hỗ trợ khá tích cực bởi thông tin chia cổ tức tiền mặt và phát hành tăng vốn. Theo đó, ngày 13/6 tới đây, FPT sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức còn lại năm 2023 với tỷ lệ 10%. Với gần 1,27 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, FPT dự chi khoảng 1.300 tỷ đồng cho đợt cổ tức này. Thời gian thanh toán dự kiến là 20/6, tức là chỉ 1 tuần sau khi lăn chốt.

Cùng ngày 13/6, FPT cũng sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu. FPT sẽ phát hành thêm 190,5 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 20:3 (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 3 cổ phiếu mới). Nguồn vốn trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên BCTC kiểm toán 2023. Sau phát hành, vốn điều lệ của FPT sẽ tăng từ 12.700 tỷ đồng lên 14.605 tỷ đồng.

Bên cạnh yếu tố cổ tức, kết quả kinh doanh tăng trưởng ổn định ở mức cao cũng là động lực thúc đẩy cổ phiếu đi lên. 4 tháng đầu năm, FPT ước đạt 18.989 tỷ đồng doanh thu và 3.447 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lần lượt tăng 20,6% và 19,7% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.932 tỷ đồng, cũng tăng 19,7% so với cùng kỳ 2023.

Mảng Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng, đạt doanh thu 9.450 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 29,2%, dẫn dắt bởi sức tăng đến từ cả 4 thị trường. 4 tháng đầu năm, FPT thắng thầu 20 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD/dự án. Tổng giá trị đơn hàng thắng thầu và đang trong giai đoạn xúc tiến ký kết tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ.

Thực tế, những năm qua, kết quả kinh doanh FPT liên tục tăng trưởng đều đặt và phá đỉnh, đã trở nên quen thuộc. Năm 2024, FPT đặt ra mục tiêu doanh thu 61.850 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, tập đoàn công nghệ này sẽ tiếp tục phá kỷ lục của năm trước.

Ngoài ra, báo cáo phân tích mới đây của VNDirect cho rằng, giá cổ phiếu FPT đã tăng vọt từ khi tin tức về mối quan hệ hợp tác với NVIDIA xuất hiện, với mức P/E hiện tại là 25,5x, cao nhất mọi thời đại. Thị trường đang phản ứng tích cực với câu chuyện bán dẫn, đặc biệt là khi các cổ phiếu liên quan đến chip bán dẫn đã được định giá lại mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Nhìn rộng ra trên toàn cầu, VNDirect đánh giá P/E của SOX (Chỉ số Bán dẫn Philadelphia) vượt trội so với thị trường cho thấy sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư và niềm tin vào câu chuyện bán dẫn. P/E của NVIDIA cũng đã tăng đáng kể trong năm 2023 do niềm tin của thị trường vào triển vọng tương lai của hãng, được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư chiến lược vào các ứng dụng hỗ trợ AI vượt xa chip bán dẫn.

Cổ phiếu FPT lại vượt đỉnh “như một thói quen”, giá trị tập đoàn công nghệ số 1 Việt Nam vượt VietinBank, Techcombank, VPBank- Ảnh 3.
“Mặc dù đóng góp trực tiếp của bán dẫn hiện tại vào kết quả tài chính của FPT có thể không đáng kể, nhưng thị trường có thể sẵn sàng trả FPT một mức giá cao hơn và chờ đợi một câu chuyện xa hơn”, báo cáo của VNDirect nhận định. Các câu chuyện liên quan đến chip bán dẫn đều khiến nhà đầu tư đánh giá công ty cao hơn.

:red_circle: Sáng 5/6, ngân hàng bán vàng miếng SJC gần 78 triệu đồng/lượng, giảm thêm 1 triệu đồng.

Giá vàng tiếp tục được các ngân hàng Big4 giảm thêm 1 triệu đồng, xuống còn 77.980.000 đồng/lượng, thấp hơn 2 triệu so với khi bắt đầu bán vàng bình ổn.

Các ngân hàng trong nhóm Big4 đã cập nhật giá bán vàng miếng ngày 5/6 là 77,98 triệu đồng/lượng, giảm thêm 1 triệu đồng so với ngày hôm trước. Như vậy, so với ngày đầu tiên thực hiện bán vàng ‘bình ổn’, giá vàng đã giảm 2 triệu đồng, từ gần 80 triệu xuống 78 triệu đồng/lượng.

Theo biểu giá vàng cập nhật lúc 10h02 cùng ngày, SJC cũng giảm giá bán ra xuống 77,98 triệu đồng/lượng. Giá mua vào là 76,48 triệu đồng/lượng, giảm thêm 1 triệu đồng/lượng.

Mức giá mà các ngân hàng và SJC mua vào từ Ngân hàng Nhà nước trong ngày hôm nay là 76,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng so với ngày hôm qua.

Theo thông báo mới nhất, Vietcombank và VietinBank sẽ bán vàng từ từ 9h00 - 11h30 và từ 13h30 - 16h00. VietinBank cũng cho biết sẽ bán tối thiểu một lượng/lượt mua và khách hàng có thể mua nhiều lượt, tại một hoặc nhiều địa điểm bán vàng của VietinBank trong thời gian giao dịch.

Trong khi đó, do đã bán hết vàng mua từ NHNN, Agribank sẽ phải nhập thêm vàng và bắt đầu bán vàng vào lúc 13h30 ngày 5/6. Người dân có thể đến để lấy số thứ tự từ 9h sáng cùng ngày để thực hiện giao dịch vào buổi chiều.

Các ngân hàng và SJC cũng lưu ý khách hàng cần mang theo căn cước công dân/chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn hiệu lực theo quy định đến trực tiếp địa điểm bán vàng để giao dịch và nhận vàng. Khách hàng có thể thanh toán tiền mua vàng bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt nhưng được khuyến khích thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng chỉ bán chứ không mua lại vàng. SJC vẫn sẽ thực hiện mua lại vàng từ người dân. Đồng thời, trong trường hợp mua vàng số lượng lớn, khách hàng cần tuân thủ quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền và chuẩn bị các thông tin để khai báo.

Chiều ngày, NHNN cũng phát đi thông cáo về động thái này cho biết việc thu hẹp chênh lệch giữa giá bán vàng miếng SJC trong nước và giá quốc tế dẫn tới giá bán vàng của các ngân hàng thương mại nhà nước và SJC có thể sẽ còn giảm trong thời gian tới.

“Người dân cũng cần rất thận trọng khi mua vàng trong bối cảnh giá vàng thế giới đầy biến động như hiện nay”, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý Ngoại hối, (NHNN) khuyến cáo.

Chuyên gia tiết lộ thời điểm Bất động sản bước sang “chu kỳ tăng giá mới” và những khu vực được nhà đầu tư “săn lùng”
:point_down::point_down::point_down:

TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng, tới năm 2026, thị trường bất động sản mới bắt đầu có động lực phát triển mới dựa trên nền tảng mới, tức là phát triển bất động sản đồng nhịp với nhu cầu phát triển kinh tế, sử dụng và khai thác, không phải nhu cầu đầu cơ chờ lên giá.

Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản và những xu hướng mới của Batdongsan.com.vn đã phác thảo những định hình về các xu hướng đầu tư trong năm 2024. Trong đó, kênh đầu tư bất động sản được nhận định vẫn là điểm đến hấp dẫn của dòng tiền khi có 65% đáp viên có kế hoạch mua bất động sản trong năm 2024. Trong đó, 60% mua với mục đích đầu tư. Chung cư và các loại hình của bất động sản thổ cư là đất nền, nhà riêng, nhà phố được lựa chọn đầu tư nhiều nhất.

Có thể thấy tâm lý nhà đầu tư trong thời gian qua đã dần ổn định trở lại và sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản. Nhận định về triển vọng năm 2024, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng, xét trong bối cảnh kinh tế thế giới có sự phục hồi, xuất khẩu ổn định và nền kinh tế thị trường nội địa thuận lợi hơn,…,kịch bản thị trường bất động sản tan băng là khá rõ nhưng sẽ tập trung ở khu vực dân cư đô thị, vùng có thể đầu tư khai thác được. Lúc này, mặt bằng giá sẽ giảm hoặc đi ngang và không có chuyện tăng.

Bên cạnh đó, ông Hiển cho rằng, trong năm 2024, khả năng dòng tiền nhàn rỗi quay lại thị trường bất động sản sẽ không cao. Rất nhiều người ôm đất hiện nay đang phải gồng lãi vay ngân hàng từng ngày. Thị trường sẽ không xuất hiện các nhà đầu tư mới (chưa ôm đất) đổ tiền mua bất động sản giống như một làn sóng trước đây. Số lượng người ôm đất mong muốn thoát hàng ra đang nhiều hơn số lượng người có sẵn tiền để ôm hàng, tức là cầu thấp hơn cung.

“Với khả năng phục hồi của thị trường, ở đây chúng ta cần hiểu là, nơi nào có tiềm năng phục hồi do tích tụ dân cư, khu công nghiệp và khai thác được, thì nơi đó sẽ sớm phục hồi; nơi nào không có tiềm năng phục hồi thì sẽ còn kéo dài sự ảm đạm. Sự phục hồi sẽ tập trung ở đô thị chủ chốt, điển hình như TP.HCM do nhu cầu đầu tư bất động sản, mua nhà đất còn rất lớn và khả năng thanh toán vẫn tốt. Bên cạnh đó, một số nơi, nhà đầu tư đón đầu sự phát triển hạ tầng ở những khu vực trực tiếp hưởng lợi từ cao tốc, là nơi tập trung phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa. Còn đa số những khu vực khác sẽ là trạng thái chờ và quan sát”, TS Đinh Thế Hiển nói.

Vị này cho rằng, thị trường bất động sản đang đi theo con đường điều chỉnh lại những gì chưa tốt trong các năm qua, đặt biệt là giai đoạn 2020 - 2022. Nhà nước sẽ tiếp tục vừa xử lý, điều chỉnh, sửa chữa thị trường bất động sản để bước vào “đường ray” mới.

“Tôi cho rằng tới năm 2026, thị trường bất động sản mới bắt đầu có động lực phát triển mới dựa trên nền tảng mới, tức là phát triển bất động sản đồng nhịp với nhu cầu phát triển kinh tế, sử dụng và khai thác, không phải nhu cầu đầu cơ chờ lên giá”, ông Hiển nói.

TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng: “Sau một thời gian dài cẩn trọng quan sát từng động thái, diễn biến của thị trường, khách hàng/nhà đầu tư đã bắt đầu thể hiện rõ sự quan tâm trở lại với thị trường bất động sản. Tuy nhiên, sự quan tâm này được thực hiện một cách bài bản, cân nhắc và tính toán hơn. Thay vì quyết định xuống tiền ngay khi vừa tiếp cận, các khách hàng/nhà đầu tư sẵn sàng dành thời gian, chi phí để kiểm tra pháp lý và khảo sát thực địa thật kỹ trước khi quyết định. Điều này cũng phần nào khiến thời gian trung bình để chốt một deal của môi giới bất động sản kéo dài hơn”.

Theo TS Nguyễn Văn Đính, đã có nhiều hơn các nhà đầu tư bắt đầu hành trình “săn” đất, ở những khu vực vùng ven các thành phố lớn, các địa phương phát triển mạnh về hạ tầng và có tốc độ đô thị hóa cao với mức giá được đánh giá là khá “hời”, còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai. Bên cạnh đó, nhu cầu mua đất nền làm tài sản vẫn được nhà đầu tư ưa chuộng và tiếp tục là phân khúc được lựa chọn hàng đầu.

MWG: Nửa năm sau phát ngôn “ai không có niềm tin thì cứ bán MWG đi”, Chủ tịch Thế giới Di động Nguyễn Đức Tài đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu khi giá lên đỉnh 20 tháng

Khối ngoại vừa qua chuỗi mua vào ồ ạt lấp “room” ngoại MWG, Chủ tịch Nguyễn Đức Tài lại ngược chiều đăng ký bán ra cổ phiếu Thế giới Di động.

Trong thông báo mới nhất, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã MWG) đã đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu MWG nhằm mục đích nhu cầu tài chính cá nhân.

Thời gian giao dịch dự kiến từ 7/6 đến 5/7/2024, phương thức qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Trước giao dịch, ông Tài đang nắm 35,4 triệu cổ phiếu MWG tương ứng tỷ lệ 2,424% vốn. Tạm tính theo thị giá đóng cửa phiên gần nhất của cổ phiếu, ước tính vị Chủ tịch MWG sẽ thu về khoảng 130 tỷ đồng nếu hoàn tất 100% lượng giao dịch.

Việc giao dịch cổ phiếu MWG từng được Chủ tịch Tài nhắc tới trong analyst meeting diễn ra vào tháng 11/2023. Thời điểm đó, khi nhà đầu tư thắc mắc về động thái bán ròng miệt mài của khối ngoại, ông Nguyễn Đức Tài cho rằng điều này có thể xuất phát từ những nghi ngại về kết quả kinh doanh, nỗi lo về câu chuyện Bách Hóa Xanh hòa vốn hoặc sự phục hồi của chuỗi Thế Giới Di Động. Vị Chủ tịch cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ trải qua thời điểm như vậy, thách thức lòng tin của nhà đầu tư.

“Ai có niềm tin sẽ bình tâm, tin tưởng vào hoạt động tái cơ cấu của công ty và coi đây là cơ hội để mua vào. Còn ai không đủ niềm tin với doanh nghiệp thì có thể bán ra”, ông Tài chia sẻ.

Sau đó, ông Tài liên tiếp thực hiện hai giao dịch. Cả 2 đều là giao dịch mua vào cổ phiếu MWG nhưng điểm chung đều không hoàn tất lượng đã đăng ký. Cụ thể, trong khoảng tháng 11/2023, ông Tài đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu MWG nhưng chỉ mua 110 nghìn cổ phiếu. Sang tới đầu năm 2024, vị này tiếp tục đăng ký 500 nghìn cổ phiếu MWG, nhưng kết quả chỉ mua vào 200 nghìn cổ phiếu.

Tới nay, khối ngoại ồ ạt mua lại lấp “room” ngoại về sát mức 49%, Chủ tịch Tài lại ngược chiều đăng ký bán ra cổ phiếu MWG.

Động thái bán ra của ông Tài ghi nhận trong bối cảnh cổ phiếu MWG trong quãng tăng mạnh, thị giá kết phiên 4/6 đạt 63.800 đồng/cp, tăng 49% kể từ đầu năm 2024 và tăng tới gần 70% kể từ vùng đáy hồi đầu tháng 11/2023. Mức giá hiện tại cũng là là vùng cao nhất trong gần 2 năm trở lại đây của cổ phiếu Thế giới Di động từ cuối tháng 9/2022.

Không chỉ cổ phiếu thăng hoa, tình hình kinh doanh của MWG so với thời điểm nửa năm trước cũng có nhiều điểm khởi sắc. Nhu cầu tiêu thụ hồi phục giúp doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ này vùng dậy mạnh mẽ. 4 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu đạt hơn 43.000 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2023 và hoàn thành 34% kế hoạch cả năm 2024 đề ra.

Trong đó, tổng doanh thu 2 chuỗi Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh (TGDĐ/ĐMX) đạt 29.400 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ. Còn chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) đem về 12.400 tỷ đồng doanh thu sau 4 tháng. Doanh thu bình quân đạt xấp xỉ 1,9 tỷ/cửa hàng/tháng - mức cao nhất trong một tháng mà BHX từng đạt được kể từ khi hoạt động.

Công ty không công bố số liệu lợi nhuận 4 tháng. Trước đó trong quý đầu năm, MWG lãi ròng 902 tỷ đồng, gấp 43 lần cùng kỳ năm trước và thực hiện gần 38% mục tiêu lợi nhuận đề ra chỉ sau 3 tháng.

Cũng trong năm 2024, MWG còn có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ và giảm vốn điều lệ với ngân sách tối đa thực hiện là 100 tỷ đồng từ lợi nhuận giữ lại chưa phân phối trong năm 2024. Tạm tính theo thị giá của cổ phiếu MWG trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp có thể mua vào khoảng 1,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ thông qua phương thức khớp lệnh. Chủ tịch Nguyễn Đức Tài khẳng định hoạt động mua cổ phiếu quỹ của MWG là chiến lược nhằm tăng tỷ lệ sở hữu cho cổ đông hiện hữu, qua đó mang lại giá trị cho cổ đông, không phải là công cụ để “đỡ giá” cổ phiếu.

Mới 10 tuổi tiết kiệm hơn 100 triệu, đầu tư chứng khoán lãi 75%

Nhờ được giáo dục về quản lý tài chính cá nhân từ sớm, cộng với việc đọc sách về tài chính giúp cho nhiều bạn nhỏ hiện nay chỉ 10 – 11 tuổi nhưng đã có tài khoản tiết kiệm khá lớn, đến cả trăm triệu, cùng với nhiều kênh đầu tư như chứng khoán với lợi nhuận khá cao

Có tài sản tiết kiệm và đầu tư từ sớm

Trần Nguyên Bảo (10 tuổi), ở Hà Nội chia sẻ, nhờ tìm hiểu về quản lý tài chính cá nhân và đọc sách, nên sớm có kiến thức về tiết kiệm, chi tiêu, và đầu tư. Hiện tài khoản tiết kiệm của Nguyên Bảo trong khoảng 3 năm gần đây đã hơn 100 triệu, số tiền được mẹ gửi tại ngân hàng và có lãi hàng tháng.

“Biết sớm kiến thức về tiền, quản lý tài chính giúp con lập được kế hoạch chi tiêu hợp lý, con chi tiền cho những thứ cần thiết trước, còn với những thứ mình chỉ mong muốn, con cân nhắc xem có thật sự cần hay không và thường để sau khoảng 1 tuần để xem sau đó mình còn muốn sở hữu món đồ đó không nữa”, Nguyên Bảo nói thêm.

Chỉ 10 tuổi nhưng nhiều bạn nhỏ đã có khoản tiết kiệm trăm triệu, nhiều khoản đầu tư như chứng khoán, bán hàng online. Ảnh: Xuân Thạch

Tương tự, Việt Dũng (10 tuổi), nhờ có bố làm trong ngành tài chính, nên em đã được biết các kiến thức về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư từ khá sớm. Cộng với việc đọc những cuốn sách về tài chính cá nhân như Dạy con làm giàu, Pay back time (Ngày đòi nợ)…giúp cho Dũng có những khoản tiết kiệm và đầu tư từ lúc 9 tuổi.

“Ngoài tiết kiệm, con đang có tài khoản đầu tư chứng khoán, được sự hướng dẫn của bố, hiện con đang sở hữu cổ phiếu của một hãng hàng không tại Việt Nam. Mức lợi nhuận đạt được sau 3 tháng mua cổ phiếu của con đang là 75%”, Việt Dũng vui vẻ chia sẻ.

Mới đây, tại một chương trình về quản lý tài chính cá nhân cho các bạn nhỏ từ 8-11 tuổi mang tên “Tự lập Tài chính không chờ tuổi”, được tổ chức bởi VCBF và FIDT, các bạn nhỏ được tìm hiểu về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư thông qua các tình huống thực tế và trò chơi. Các kiến thức từ chương trình giúp các bé lập kế hoạch chi tiêu, mua sắm thông minh và đầu tư, tạo dựng cho các bạn nhỏ thói quen và tư duy quản lý tài chính cá nhân từ sớm.

Bắt đầu học TCCN từ mấy tuổi là phù hợp?

Theo ThS Đỗ Thu Hồng, Chuyên gia giáo dục tài chính cá nhân cho trẻ em, hiện nay trong giáo dục học đường, kiến thức TCCN đã đưa vào một số bộ sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo như Cánh diều từ năm lớp 4, tuy nhiên kiến thức còn khá sơ sài, và thời lượng ít, cũng như chỉ đề cập đến một số kiến thức cơ bản về tiết kiệm và chi tiêu.

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng từ 7 tuổi, trẻ em là đã hình thành các thói quen về tài chính. Chính vì vậy, ở các nước phát triển, họ đào tạo kiến thức về tài chính cá nhân cho trẻ em từ 3-4 tuổi.

Các bạn nhỏ đang thảo luận sôi nổi trước những câu hỏi về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm. Ảnh: VCBF

“Khoảng 6-7 tuổi các bố mẹ Việt hoàn toàn có thể cho con tiếp xúc với tiền, tiết kiệm và chi tiêu tiền, dần hình thành thói quen và tư duy về tài chính cá nhân”, ThS Hồng nhấn mạnh.

ThS Đỗ Thu Hồng cũng cho biết, khi các bạn nhỏ có được kiến thức về tài chính thông qua các khoá học, xem Youtube, đọc sách nhưng quan trọng hơn cả là phải có một môi trường để thực hành và rất cần sự đồng hành của bố mẹ. Do đó, bố mẹ có thể cho con làm quen với tiền qua một số hoạt động tài chính nhỏ như cho tiền tiêu vặt, lập kế hoạch chi tiêu cho 1 chuyến đi chơi, hay 1 chuyến mua sắm của gia đình… trong đó lưu ý hành vi tài chính của bố mẹ có tác động mạnh mẽ đến con trẻ.

Ths Hồng nêu ví dụ, cha mẹ nên cho con tiền tiêu vặt từ sớm, có thể từ tiền của bố mẹ hoặc tiền lì xì, tiết kiệm, hay kiếm được của con, việc làm này có 3 lợi ích. Thứ nhất để con học cách quản lý tiền bạc, cho phép con có sai sót với 1 số tiền nhỏ. Thứ 2, con sẽ rèn luyện thói quen cân nhắc để mua đồ theo nhu cầu hay theo mong muốn. Và thứ ba, chính các con sẽ trân trọng món đồ, sử dụng chúng hữu ích hơn, vì tiền đó là tiền tiết kiệm của mình, tiền lao động của bố mẹ.

Đồng quan điểm, bà Chi Nguyễn, Giám đốc Khối Tài chính Cá nhân, Công ty Cổ phần FIDT cho biết, việc trẻ em được giáo dục và biết sớm các kiến thức về tài chính cá nhân không chỉ giúp trẻ đơn thuần học và biết về tiền bạc, các kỹ năng về quản lý tiền, mà còn giúp trẻ học cách tự lập, tự quản lý chi tiêu trong cuộc sống, cũng như có trách nhiệm với đồng tiền của bản thân, của bố mẹ và dần dành hình thành tư duy kiểm soát tiền bạc.

“Về lâu về dài, việc này giúp tăng năng lực kiếm và giữ tiền rất tốt, đồng thời hình thành nên tư duy đúng về tiền, tránh xa các cạm bẫy, lừa đảo về tài chính như vay nợ tín dụng đen, vay nặng lãi”, bà Chi Nguyễn nói thêm.

Cần có nhiều lớp học về Tài chính cá nhân cho trẻ em hơn nữa, để nâng cao thói quen và tư duy tài chính. Ảnh: VCBF

Chị N.T.T(40 tuổi), một phụ huynh học sinh tại Hà Nội cho biết, gia đình chị có 2 bé, một bạn 8 tuổi và một bạn 9 tuổi, trước đây bố mẹ suy nghĩ các con còn khá nhỏ nên cũng chưa cho tiếp xúc nhiều với tiền. Tuy nhiên, hiện nay xã hội và các kênh truyền thông nói nhiều về vấn đề tài chính cá nhân, đồng thời các con cũng được tiếp xúc sớm hơn so với bố mẹ qua mạng xã hội. Vì vậy mà bố mẹ cũng phải có sự thay đổi, cho các con học tập về vấn đề quản lý tài chính sớm hơn, từ 7-8 tuổi. Việc này giúp con trẻ bắt kịp với sự phát triển của xã hội, nếu không may có va vấp về tiền bạc thì cũng được tự chủ hơn do đã có kiến thức và được thực hành.

“Bố mẹ thì không có nhiều kiến thức về tài chính cá nhân, nếu có thì cũng khá bản năng. Do đó, rất cần các lớp giáo dục về tài chính cá nhân hoặc đưa kiến thức nào vào chương trình học ở trường để các con có được tư duy đúng và đầy đủ”, chị T chia sẻ thêm.

Các chuyên gia Tâm lý học cho rằng, ngoài việc trang bị cho con trẻ, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp giáo dục tài chính đúng đắn. Trước hết cần trang bị kiến thức về kinh tế, tài chính, quản lý tài chính trong gia đình để làm gương cho con. Trong quá trình thực hành nếu gặp phải những tình huống khó, cần tìm đến những chuyên gia, cố vấn về tài chính để tư vấn, giáo dục cho con em mình về lĩnh vực này.

:green_apple:Nvidia ‘vượt mặt’ Apple để trở thành công ty có giá trị lớn thứ 2 thế giới

Cổ phiếu của Nvidia’s (NVDA.O) tăng vọt lên mức cao kỷ lục vào thứ Tư, khiến mức định giá của nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo vượt mốc 3 nghìn tỷ USD và như vậy, Nvidia đã chính thức vượt qua Apple (AAPL.O) để trở thành công ty có giá trị thứ hai thế giới, theo Reuters.

Nvidia đang chuẩn bị chia cổ phiếu của mình theo tỷ lệ 10 tặng 1, có hiệu lực vào ngày 7/6, một động thái có thể làm tăng sức hấp dẫn của nó đối với các nhà đầu tư cá nhân.

image

Một người đi ngang qua logo Nvidia tại triển lãm Computerx ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 5/6/2024. Ảnh REUTERS/Ann Wang

Giá trị thị trường của Nvidia tăng vọt so với Apple đánh dấu một sự thay đổi ở Thung lũng Silicon, nơi công ty do Steve Jobs đồng sáng lập đã thống trị kể từ khi ra mắt iPhone vào năm 2007.

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng 5,2% và kết thúc ngày thứ Tư ở mức 1.224,40 USD, định giá công ty ở mức 3,012 nghìn tỷ USD.

Vốn hóa thị trường của Apple cùng thời điểm ở mức 3,003 nghìn tỷ USD sau khi cổ phiếu của hãng này tăng 0,8%.

Microsoft (MSFT.O),có trụ sở tại Redmond, Washington, vẫn là công ty có giá trị nhất thế giới với 3,15 nghìn tỷ USD sau khi cổ phiếu của công ty này tăng 1,9%.

Jake Dollarhide, Giám đốc điều hành của Longbow Asset Management cho biết: “Nvidia hiện đang kiếm tiền từ AI và các công ty như Apple và Meta đang chi tiền cho AI”.

“Có thể có một kết luận không thể bỏ qua rằng Nvidia cũng sẽ vượt qua Microsoft. Có rất nhiều tiền bán lẻ đang đổ vào những gì họ coi là một bước tiến thẳng đứng”.

Cổ phiếu của Nvidia đã tăng 147% từ đầu năm 2024 đến nay, với nhu cầu về bộ vi xử lý hàng đầu vượt xa nguồn cung khi Microsoft, Meta Platforms (META.O) và Alphabet, của chủ sở hữu Google (GOOGL.O), tham gia cuộc đua để xây dựng khả năng tính toán AI của họ và thống trị công nghệ mới nổi.

Sự lạc quan về AI đã nâng cổ phiếu chip rộng rãi vào thứ Tư, với chỉ số chip PHLX (.SOX) tăng 4,5%. Cổ phiếu của Super Micro Computer (SMCI.O), công ty bán máy chủ được tối ưu hóa AI được xây dựng bằng chip Nvidia, cũng tăng 4%.

image

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang. Ảnh REUTERS/Ann Wang/File Photo

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang trong tuần này là chủ đề được đưa tin xuyên suốt trên truyền hình Đài Loan và đã thu hút sự chú ý của những người tham dự khi ông đến thăm hội chợ thương mại công nghệ Computerx ở Đài Bắc, nơi ông sinh ra trước khi chuyển đến Hoa Kỳ.

Trong khi Nvidia thúc đẩy làn sóng ‘cảm tình’ AI ở Phố Wall, Apple đang phải vật lộn với nhu cầu iPhone yếu và sự cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc, thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới.

Một số nhà đầu tư còn coi Apple đang tụt hậu so với các đối thủ nặng ký về công nghệ khác khi họ gấp rút xây dựng các tính năng AI vào sản phẩm và dịch vụ của mình.

Dự đoán của các nhà phân tích về thu nhập trong tương lai của Nvidia đã vượt xa mức tăng cổ phiếu xuất sắc của nó.

Dữ liệu LSEG cho thấy Nvidia đang giao dịch ở mức gấp 39 lần thu nhập dự kiến, khiến nó rẻ hơn trên cơ sở đó so với một năm trước, khi cổ phiếu của công ty đang được giao dịch ở mức hơn 70 lần thu nhập dự kiến.

Cổ phiếu Nvidia như vậy đã tăng gần 30% chỉ kể từ ngày 22 tháng 5, khi Nvidia đưa ra dự báo doanh thu xuất sắc mới nhất.

Nvidia đã bổ sung thêm gần 150 triệu USD vốn hóa thị trường vào hôm thứ Tư, nhiều hơn toàn bộ giá trị của AT&T (T.N).

Mùa “say” cùng Euro sắp đến, cổ phiếu “đại gia” ngành bia Sabeco (SAB) bất ngờ “cháy hàng”

image

SSI Research kỳ vọng Sabeco sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số so với cùng kỳ trong quý 2/2024, vì cả giải vô địch bóng đá Châu Âu (UEFA Euro) 2024 và Thế vận hội Mùa hè (Olympic) 2024 đều sắp diễn ra. Điều này có thể đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

Sau khi rơi xuống đáy lịch sử vào trung tuần tháng 4, cổ phiếu của “đại gia” ngành bia Sabeco (SAB) bất ngờ đảo chiều và đang tăng tốc mạnh mẽ. Cổ phiếu này thậm chí còn tăng kịch trần phiên 5/6 lên mức 65.600 đồng/cp trong tình trạng “trắng bên bán”, dư mua giá trần hàng triệu đơn vị.

photo-1717559428939

Từ đáy, thị giá SAB đã tăng 25%. Vốn hóa thị trường cũng theo đó tăng 16.800 tỷ trong khoảng một tháng rưỡi, lên mức 82.600 tỷ đồng (~3,4 tỷ USD). Mặc dù vẫn cách rất xa đỉnh đạt được cuối năm 2017 nhưng đây cũng là tín hiệu tích cực đối với cổ phiếu từng “đắt đỏ” nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu SAB tăng mạnh trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Sabeco cũng có nhiều chuyển biến tích cực thời gian qua. Theo AC Nielsen, trong khi ngành bia Việt Nam ghi nhận mức giảm 4-6% trong quý đầu năm, Sabeco lại đi ngược xu hướng với việc giành thêm được thị phần, nhưng ban lãnh đạo lưu ý rằng công ty vẫn phải mất một vài năm nữa mới đạt được mức doanh thu trước Covid.

Trong quý đầu năm, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.184 tỷ đồng, tăng 970 tỷ (tương ứng tăng 15,6%) so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này giúp “đại gia” ngành bia chấm dứt chuỗi 4 quý liên tiếp doanh thu tăng trưởng âm so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, Sabeco lãi sau thuế 1.024 tỷ đồng, nhích nhẹ gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 6% so với quý trước, qua đó kết thúc chuỗi 5 quý liên tiếp tăng trưởng âm so với cùng kỳ.

photo-1717559455224

photo-1717559476563

Theo báo cáo phân tích mới đây, SSI Research kỳ vọng Sabeco sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số so với cùng kỳ (nền so sánh thấp) trong quý 2/2024, vì cả giải vô địch bóng đá Châu Âu (UEFA Euro) 2024 và Thế vận hội Mùa hè (Olympic) 2024 đều sắp diễn ra. Điều này có thể đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

Tuy nhiên, SSI Research vẫn duy trì quan điểm thận trọng với triển vọng của Sabeco trong năm 2024, với các lý do: mức tiêu thụ tiếp tục bị ảnh hưởng với lo ngại siết chặt quy định cấm nồng độ cồn khi lái xe, tốc độ thay đổi thói quen của người tiêu dùng chậm hơn và người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

Cùng quan điểm thận trọng, báo cáo phân tích mới đây của Mirae Asset cho rằng, còn quá sớm để khẳng định hoạt động kinh doanh của Sabeco đã qua đáy. Trên thực tế, doanh thu trung bình trong giai đoạn quý 4/2023-1/2024 vẫn thấp hơn khoảng 3,3% con số quý 4/2022-1/2023.

Theo CTCK, việc tăng cường kiểm tra nồng độ cồn giờ đây đã trở thành thông lệ, làm tăng chi phí liên quan đến việc tiêu thụ rượu, bia. Điều này có thể tạo ra hành vi tiêu dùng mới và cản trở sự phục hồi của thị trường bia trong nước. Hơn nữa, việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt mới vẫn đang được xem xét, có khả năng làm tăng giá bán sản phẩm khi áp dụng, hoặc ít nhất có thể gây khó khăn cho các hãng bia trong việc duy trì tỷ suất lợi nhuận (nếu muốn giữ giá bán ổn định).

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, cổ đông Sabeco đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu tăng 12,9% lên 34.397 tỷ đồng và lợi nhuận tăng 7,6% so với thực hiện 2023, lên 4.580 tỷ đồng. Sau quý đầu năm, Sabeco đã thực hiện 21% chỉ tiêu doanh thu và 22% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

photo-1717559498577

Mặc dù vẫn còn không ít khó khăn nhưng Sabeco vẫn cho rằng năm 2024 tiếp tục mang đến các cơ hội “vàng” cho ngành bia Việt Nam bởi 3 lý do. Thứ nhất là cơ cấu dân số vàng, thu nhập tăng nhanh. Thứ hai là tiềm năng lớn của phân khúc “bia không cồn”. Và thứ ba là tiềm năng về thị trường xuất khẩu.

Livestream bán hàng bị kiểm tra thuế toàn diện

Đó là nội dung chỉ đạo của Tổng cục Thuế về việc triển khai hiệu quả việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Cơ quan thuế sẽ rà soát, kiểm tra toàn diện việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử trong hoạt động TMĐT, livestream bán hàng. Ảnh chụp màn hình.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế vừa ban hành Công điện số 01 yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Cục Thuế doanh nghiệp lớn quyết liệt triển khai hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền.

Công điện nêu rõ thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc nâng cao năng lực quản lý thu thuế, chống thất thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử; tiếp tục mở rộng triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm.

Đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế đối với lĩnh vực bán lẻ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số của ngành tài chính.

Kiểm tra toàn bộ việc kê khai, nộp thuế hoạt động livestream bán hàng
Tại công điện này, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố, Cục Thuế doanh nghiệp lớn khẩn trương rà soát, kiểm tra đồng bộ, toàn diện việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn điện tử.

Đối tượng bao gồm các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử, tiếp thị liên kết (affiliate marketing), cung cấp các sản phẩm nội dung thông tin số và nhận thu nhập từ hoạt động quảng cáo, cung cấp phần mềm.

“Đặc biệt là các tổ chức, cá nhân kinh doanh online, phát video trực tiếp (livestream) bán hàng hóa, dịch vụ…”, công điện nêu rõ.

Tổng cục Thuế cũng yêu cầu Cục Thuế các địa phương triển khai các giải pháp để áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 1/8 đối với các loại hình kinh doanh bán vé sân golf và cung cấp các dịch vụ trong sân; kinh doanh trang phục, dụng cụ, phụ kiện… phục vụ chơi golf.

Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch, triển khai thanh tra, kiểm tra đối với loại hình nêu trên để các cơ cơ sở kinh doanh hiểu rõ, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và cam kết thực hiện nghiêm túc việc kê khai, nộp thuế theo quy định, thúc đẩy việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Yêu cầu kể trên của ngành thuế được đưa ra trong bối cảnh hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, livestream bán hàng đang bùng nổ tại thị trường Việt Nam. Liên tiếp các phiên livestream TikTok được quảng cáo với doanh thu lên tới cả trăm tỷ đồng. Điều này đặt ra vấn đề quản lý thuế với các cá nhân, hộ cá nhân kinh doanh phát sinh thu nhập từ hoạt động livestream.

Chống thất thu thuế thương mại điện tử
Liên quan tới việc quản lý thuế trong lĩnh vực thương mại điện tử, tham gia giải trình, làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên chất vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thực hiện Chỉ thị số 18 của Thủ tướng về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ, Bộ Tài chính đã thực hiện quyết liệt việc thu thuế qua sàn thương mại điện tử.

“Bộ Tài chính đã đẩy mạnh tuyên truyền hướng dẫn người nộp thuế và thực hiện vận hành Cổng Thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài”, Bộ trưởng Phớc chia sẻ.

Trong công tác phối hợp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Bộ Tài chính đã chủ trì thực hiện phối hợp quyết liệt với các bộ, ngành, như Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an.

livestream anh 1
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên chất vấn. Ảnh: VGP.
Theo đó, cơ quan thuế đã kết nối cơ sở dữ liệu dân cư bằng 71,4% với 663.157 lượt kết nối với cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an quản lý. Bộ Tài chính chia sẻ với Bộ Công Thương thông tin 929 sàn thương mại điện tử và kiểm tra đối chiếu 361 sàn thương mại điện tử để thực hiện kết nối và quản lý thu.

Đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính đã cung cấp 144 triệu tài khoản, trong đó, có 10 triệu tài khoản của các tổ chức và 134 triệu tài khoản cá nhân tại 96 ngân hàng.

Kết quả năm 2022 đã thu được 83.000 tỷ đồng, năm 2023 thu được 97.000 tỷ đồng và 5 tháng đầu năm 2024 đã thu được 50.000 tỷ đồng thuế từ hoạt động thương mại điện tử.

Đã có 96 nhà cung cấp nước ngoài, các tập đoàn công nghệ như Facebook, Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple… kê khai và nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính về sàn thương mại điện tử xuyên biên giới là 15.600 tỷ đồng.

“Sắp tới, ngành tài chính sẽ đẩy mạnh thực hiện đồng bộ các giải pháp thu thuế với giao dịch trên sàn thương mại điện tử nói riêng cũng như đối với giao dịch trên môi trường điện tử nói chung, tập trung trước hết là tại TP.HCM và Hà Nội”, Bộ trưởng nói.

Hiện Bộ Tài chính đã có công văn gửi các địa phương hỗ trợ thu thuế trên sàn thương mại điện tử và cơ quan thuế đang tập trung thực hiện công tác này nhằm đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với Nhà nước.

Chủ tịch và toàn bộ HĐQT một doanh nghiệp xin từ nhiệm. Còn cổ phiếu doanh nghiệp thì đang TRẦN

5 thành viên HĐQT và 3 thành viên ban kiểm soát của Minh Khang Capital Trading Public vừa đồng loạt xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Minh Khang Capital Trading Public là doanh nghiệp chuyên chế biến cà phê thóc và cà phê nhân (Arabica). Ảnh: CTP.


Minh Khang Capital Trading Public là doanh nghiệp chuyên chế biến cà phê thóc và cà phê nhân (Arabica). Ảnh: CTP.

Công ty CP Minh Khang Capital Trading Public (HNX: CTP) vừa nhận được 5 đơn từ nhiệm của các thành viên trong HĐQT và 3 đơn từ nhiệm của thành viên Ban kiểm soát kể từ ngày 30/5 đều với lý do cá nhân.

Cụ thể, công ty nhận được đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Tuấn Thành - chủ tịch HĐQT. Các thành viên HĐQT còn lại gồm Phan Mai Anh Tài, ông Khấu Minh Quân, ông Lê Minh Tuấn và bà Nguyễn Thị Thảo Nhi. Như vậy, nếu được đại hội đồng cổ đông thường nên diễn ra sắp tới thông qua, HĐQT của công ty sẽ không còn thành viên nào.

Trước đó, chủ tịch HĐQT Nguyễn Tuấn Thành đã đăng ký bán hơn 1,54 triệu cổ phiếu CTP, tỷ lệ sở hữu 12,74% vốn từ ngày 16/5-10/6. Tương tự, ông Lê Minh Tuấn - phó chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc cũng đăng ký bán 231.300 cổ phiếu CTP, chiếm 1,91% vốn.

Bên cạnh đó, Minh Khang Capital Trading Public cũng nhận được đơn xin từ nhiệm của bà Nguyễn Thị Thanh Phương, bà Lê Thị Bích Ngọc, bà Nguyễn Thị Mỹ Ngọc xin từ nhiệm vị trí ban kiểm soát.

tỷ đồngMINH KHANG CAPITAL GIẢM LÃITình hình kinh doanh của CTCP Minh Khang Capital Trading Public. Nguồn: BCTC DN.Doanh thu thuầnLợi nhuận sau thuế201820192020202120222023050100150200

2022

Doanh thu thuần:117,7 tỷ đồng

Minh Khang Capital Trading Public tiền thân là Công ty CP Cà phê Thương Phú, thành lập năm 2010. Công ty hiện hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, kinh doanh vật liệu xây dựng, bất động sản. Sản phẩm cà phê của công ty chủ yếu tiêu thụ 90% ở thị trường trong nước và 10% là xuất khẩu sang nước ngoài thông qua ủy thác xuất khẩu.

Đáng chú ý, theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2023, CTP chỉ có 3 nhân viên. Năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận 88 tỷ đồng doanh thu thuần, lãi sau thuế 111 triệu đồng. Năm nay, công ty lên kế hoạch doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 5-7% so với năm ngoái. Trong quý I, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 710 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế gần 23 triệu đồng.