Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Toàn bộ dàn “lãnh đạo nòng cốt” của FPT và FPT Software chuẩn bị ra mắt siêu phẩm điện ảnh hợp tác với Warner Bros. Discovery

Tập đoàn FPT vừa thông báo, FPT và Tập đoàn giải trí đa quốc gia và truyền thông đại chúng của Mỹ Warner Bros. Discovery đã cùng hợp tác ghi hình cho bộ phim tài liệu dài 30 phút với tựa đề “Silicon Delta – Câu chuyện về cuộc cách mạng công nghệ Việt Nam”.

Bộ phim khắc họa sự trỗi dậy mạnh mẽ của Việt Nam với vị thế dẫn đầu trong nền kinh tế số ở Đông Nam Á, trong đó FPT đóng vai trò tiên phong đưa đất nước trở thành điểm đến toàn cầu về kinh doanh và đổi mới sáng tạo.

Bộ phim có sự góp mặt của các lãnh đạo Tập đoàn FPT và FPT Software (Công ty thành viên của Tập đoàn FPT) như Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình; Phó Tổng Giám đốc FPT, kiêm Giám đốc FPT Software Phạm Minh Tuấn; Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà, Phó Tổng Giám đốc FPT Software Nguyễn Khải Hoàn và Giám đốc Trí tuệ nhân tạo FPT Software Nguyễn Xuân Phong. Họ cùng hồi tưởng câu chuyện thành lập FPT vào cuối những năm 1980 với mục tiêu thoát nghèo và ước mơ đầy tham vọng đưa trí tuệ Việt Nam vươn ra toàn cầu.

“Những năm sáu mươi đến những năm tám mươi, cái đói cái nghèo thường xuyên đeo đuổi chúng tôi. Chúng tôi đã mong muốn thành lập công ty để thoát khỏi cái đói, cái nghèo. Và đó là lý do FPT ra đời”, Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình chia sẻ.

Bộ phim tài liệu dài 30 phút cũng cung cấp cái nhìn sâu sắc về hành trình phát triển của Tập đoàn FPT, song song với quá trình chuyển đổi của Việt Nam, từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá trở thành điểm đến hàng đầu về đổi mới sáng tạo và công nghệ. Một trong những điểm nổi bật nhất được đề cập đến trong bộ phim là quyết định then chốt của FPT “Xuất hay là chết”.

Lãnh đạo FPT đã xem đây là con đường duy nhất để Tập đoàn này tồn tại và là người thay đổi cuộc chơi cho vận mệnh dân tộc. Quyết định này cũng thể hiện tinh thần táo bạo bắt nguồn từ DNA của mỗi thành viên FPT. “Chúng tôi có một câu nói “Cứ máu là xong” và chúng tôi đã làm như vậy”, Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà cho biết.

Chủ tịch HĐQT FPT Trương Gia Bình

Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam, FPT hiện thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, Công nghệ ô tô, Chip bán dẫn, Chuyển đổi số và Chuyển đổi xanh.

Liên quan đến hoạt động kinh doanh của FPT, trong 4 tháng đầu năm, FPT báo doanh thu 8.989 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.447 tỷ đồng, tăng lần lượt 20,6% và 19,7% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 2.455 tỷ đồng, tăng 21,6% so với 4 tháng đầu năm 2023.

Năm nay, tập đoàn lên kế hoạch doanh thu 61.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng; tăng trưởng lần lượt 17,5% và 18,2% so với năm 2023. Như vậy, sau 4 tháng, FPT đã thực hiện được gần 31% chỉ tiêu doanh thu và 32% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Trong Bảng xếp hạng VIX50 – Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2024 do Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố, FPT đứng ở vị trí số 2 trong Top 10 của bảng xếp hạng này.

Bị cấm xuất cảnh mới biết mình là… giám đốc doanh nghiệp

Theo cơ quan Hải quan, hiện tình trạng người dân bị các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân để lập doanh nghiệp với mục đích bất chính xảy ra khá nhiều. Không ít người khi nhận được thông báo tạm hoãn xuất cảnh mới tá hỏa phát hiện mình là giám đốc doanh nghiệp.

Bỗng dưng làm giám đốc

Trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo Chi cục Hải quan Quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TPHCM cho biết, tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là biện pháp thu hồi nợ thuế hiệu quả nhất hiện nay.

Theo vị này, trên thực tế có nhiều doanh nghiệp chây ì đóng thuế kéo dài, khi cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp như trích tiền tài khoản, kê biên tài sản, ngừng sử dụng hóa đơn, tạm dừng làm thủ tục xuất nhập khẩu… đều không hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất nhập cảnh đối với giám đốc hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hiệu quả ngay lập tức, nhất là với những khoản nợ thuế khó đòi hoặc áp dụng với doanh nghiệp nước ngoài.

Đáng nói, trong số chủ doanh nghiệp chây ỳ nợ thuế bị áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh hiện có những trường hợp rất trớ trêu. Nhiều người dân khi được cơ quan chức năng gửi thông báo tạm hoãn xuất cảnh mới phát hiện mình được phong làm giám đốc doanh nghiệp từ bao giờ không biết.

Nhiều trường hợp đang bị đối tượng xấu lấy cắp thông tin cá nhân để lập doanh nghiệp, khi xuất cảnh mới phát hiện nợ thuế (ảnh minh họa).

Mới đây, trường hợp của chị Đ.G.L. (đang là sinh viên), khi chuẩn bị xuất cảnh sang Úc thì nhận được thông báo tạm dừng xuất cảnh. Qua làm việc với hải quan, chị L. mới biết mình đang được phong làm đại diện pháp luật cho Công ty TNHH Thương mại Gepher Bagaman. Công ty này được cấp phép thành lập vào 9/3/2022 hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gỗ ván lạng và đang nợ thuế gần 1 tỷ đồng.

Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 - Cục Hải quan TPHCM cũng cho biết, vừa tiếp nhận đơn phản ánh của ông Đ.V.K. về việc dù không lập doanh nghiệp nào nhưng ông vẫn có trong danh sách là giám đốc một doanh nghiệp nợ thuế.

Theo đó, ông K. đang đứng tên là người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Thương mại Annewcaps (địa chỉ số 21/8 Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, TPHCM). Theo hồ sơ, công ty này đang nợ thuế hàng trăm triệu đồng quá thời gian quy định. Sau khi cơ quan hải quan gửi thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông K. mới giật mình và tìm đến chi cục phản ánh về việc bị giả mạo giấy tờ.

Theo đại diện Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1, với những trường hợp bỗng nhiên được hô biến thành giám đốc doanh nghiệp như trên, hải quan sẽ phối hợp với công an, thuế, lực lượng chức năng vào cuộc xác minh. Nếu cơ quan chức năng xác định trường hợp bị giả mạo thông tin, cá nhân đó sẽ được gỡ đề xuất tạm dừng nhập cảnh, đồng thời cơ quan chức năng truy cứu trách nhiệm đối với người người giả mạo để lập hồ sơ doanh nghiệp.

Theo Cục Hải quan TPHCM, những doanh nghiệp nợ thuế kéo dài, hoạt động bất thường chỉ hoạt động trong thời gian ngắn thường có khả năng lấy thông tin người khác để đứng tên đại diện pháp luật doanh nghiệp. Trong số 4.800 doanh nghiệp nợ thuế tại cục, hiện có hơn 1.800 doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh hoặc ngưng hoạt động với hơn 1.300 tỷ đồng tiền nợ. Số nợ của các doanh nghiệp bỏ trốn này chiếm phần lớn số nợ khó thu của Cục Hải quan TPHCM.

Cần làm gì khi bị giả mạo?

Trao đổi với PV Tiền Phong, Luật sư Nguyễn Thanh Hải - Giám đốc Công ty Luật TNHH An Hoàng Gia, Đoàn Luật sư TP Hà Nội - cho rằng, khi người dân phát hiện thông tin cá nhân của mình bị lợi dụng, mạo danh để thành lập doanh nghiệp cần thông báo ngay tới phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đề nghị đơn vị này thực hiện kiểm tra, giám sát doanh nghiệp, đồng thời yêu cầu thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cùng với đó, người dân cần gửi văn bản thông báo tới cơ quan thuế yêu cầu thực hiện biện pháp pháp lý cần thiết để chấm dứt hoạt động của mã số thuế đã đăng ký theo giấy tờ cá nhân của mình.

Luật sư Hải cho biết, trong trường hợp hành vi giả mạo khiến cá nhân, người bị giả mạo không thể xuất cảnh dẫn tới thiệt hại về vật chất, tinh thần… Đối tượng được xác định làm giả mạo hồ sơ sẽ phải chịu trách nhiệm xử lý hậu quả, bằng cách bồi thường tổn thất tương xứng với mức thiệt hại thực tế.

Theo luật sư, đối với tổ chức, cá nhân sử dụng trái phép thông tin, giấy tờ của người khác để thành lập doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính từ 20-30 triệu đồng, cùng với việc bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Nghị định 122/2021.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hành vi mạo danh thông tin cá nhân của cá nhân khác, thành lập doanh nghiệp nhằm mục đích bất hợp pháp như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chiếm đoạt tài sản, trốn thuế…sẽ bị truy cứu về hành vi tương ứng theo quy định của Bộ luật hình sự.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD qua biên giới

Ở giai đoạn 2 của vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cơ quan điều tra đề nghị truy tố 34 bị can ở 3 nhóm tội. Trong đó, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc đã vận chuyển hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới.

Ngày 6.6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an đã tống đạt kết luận điều tra vụ án “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “rửa tiền”, “vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Bà Trương Mỹ Lan vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới- Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan bị xét xử trong giai đoạn 1 của vụ án

NHẬT THỊNH

Đồng thời, C03 đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và 33 bị can ở 3 nhóm tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, quy định tại các điều 174, điều 324 và điều 189 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo kết luận điều tra, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm phát hành 25 gói trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo, hiện mất khả năng thanh toán của 4 pháp nhân. Số này gồm Công ty Bất động sản An Đông, Công ty Đầu tư An Thuận, Công ty Sunny World và Công ty Dịch vụ Thương Mại TP.HCM. Tổng giá trị 25 gói trái phiếu này là hơn 30.869 tỷ đồng, đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỉ đồng của hơn 35.000 nhà đầu tư.

Ngoài ra, bà Lan còn bị cáo buộc là chủ mưu trong việc rửa tiền, hơn 445.747 tỉ đồng. Trong số này có hơn 415.000 tỉ đồng từ hành vi tham ô tài sản của ngân hàng SCB và 30.081 tỉ đồng có được từ hành vi lừa đảo nói trên.

Với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc cùng đồng phạm dùng các hợp đồng khống, chuyển ra nước ngoài hơn 1,5 tỉ USD. Ở chiều ngược lại, có hơn 3 tỉ USD được chuyển về Việt Nam trái pháp luật. Tổng số được vận chuyển trái phép tương đương hơn 106.730 tỉ đồng.

Trong giai đoạn 1 của vụ án, bà Lan bị TAND TP.HCM tuyên án tử hình về tội “tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “đưa hối lộ” và 20 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, tổng hình phạt là tử hình. Đồng thời, tòa sơ thẩm buộc bà Lan phải bồi thường hơn 673.000 tỉ đồng.

Các bị cáo Đinh Văn Thành, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB (trốn truy nã, xét xử vắng mặt); bị cáo Bùi Anh Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB; bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng SCB và bị cáo Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng II (Ngân hàng Nhà nước), cùng bị tuyên án chung thân.

Bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Lan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Times Square, quốc tịch Hồng Kông) bị tuyên phạt 9 năm tù; bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor, cháu ruột bị cáo Lan) bị tuyên phạt 17 năm tù. Các bị cáo còn lại, HĐXX tuyên từ 3 năm tù treo đến 20 năm tù.

Ngân hàng Nhà nước khẳng định ‘không thiếu vàng’

Ngân hàng Nhà nước khẳng định có đủ nguồn vàng cho nhu cầu chính đáng và hợp pháp, thông tin thiếu vàng là thất thiệt.

Thông tin này vừa được Ngân hàng Nhà nước đưa ra cuối giờ sáng nay. Cơ quan quản lý khẳng định “có đủ nguồn lực và quyết tâm” để bình ổn thị trường, kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới phù hợp. Hiện mức chênh giữa giá SJC và quốc tế còn khoảng 4 triệu đồng thay vì 19-20 triệu như trước đây.

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, thị trường đang lan truyền thông tin thất thiệt cơ quan quản lý thiếu vàng để bán. Tại nhiều điểm bán, có tình trạng thuê người xếp hàng gom vàng với mục tiêu đẩy giá, gây bất ổn và thiệt hại cho nền kinh tế.

Ngân hàng bán vàng ở Hà Nội, ngày 3/6. Ảnh: Giang Huy

Ngân hàng bán vàng ở Hà Nội, ngày 3/6. Ảnh: Giang Huy

Ngân hàng Nhà nước cho biết đang phối hợp với cơ quan công an để xác minh và xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, thao túng thị trường, đồng thời khuyến nghị người dân đề cao cảnh giác, tránh bị tác động, lợi dụng bởi các đối tượng có dụng ý xấu.

Bên cạnh việc cung ứng vàng miếng cho nhu cầu chính đáng và hợp pháp, cơ quan quản lý nói sẽ chủ động các giải pháp xử lý hiện tượng gom hàng. Việc thanh tra các sai phạm nếu có của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng đang được triển khai khẩn trương, đặc biệt ở Hà Nội và TP HCM.

Tại phiên chất vấn hôm qua, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng cho biết ngoài sử dụng các công cụ bình ổn thị trường vàng hiện nay, tới đây Chính phủ sẽ sửa đổi Nghị định 24 về kinh doanh vàng. Việc này để bảo đảm thị trường vàng phát triển ổn định và ngăn tình trạng “vàng hóa” nền kinh tế.

Trước đó, ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Quản lý Ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước) khuyến nghị người dân cần “rất thận trọng” mua vàng trong bối cảnh giá thế giới biến động hiện nay.

Các chuyên gia cho rằng giá vàng SJC có thể còn dư địa giảm tiếp, người dân nên chọn thời điểm giao dịch hợp lý, tránh tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ cơ hội).

Từ phía các ngân hàng quốc doanh, Vietcombank cho biết trong hôm nay sẽ mở thêm 4 điểm bán vàng tại Hà Nội và TP HCM, với mỗi thành phố thêm hai điểm (nâng tổng điểm bán lên 10). Như vậy, hiện 4 ngân hàng quốc doanh và Công ty SJC có 38 điểm bán vàng trực tiếp cho người dân.

Theo lãnh đạo Vietcombank, trong ba ngày đầu mở bán (3-6/7), ngân hàng đã phục vụ 1.500 lượt khách mua vàng, với trên 10.000 lượng được bán ra. Vietcombank cho biết khi khách hàng có nhu cầu đặt trước, cần đặt cọc 10% giá trị đặt mua tính theo giá bán vàng miếng của nhà băng, với số lượng vàng không hạn chế.

Nợ thuế 590 tỷ đồng, Trungnam Land bị cưỡng chế tài khoản

Công ty cổ phần Trung Nam (thành viên của Trungnam Group) bị cưỡng chế tài khoản do nợ thuế gần 600 tỷ đồng.

Cục Thuế TP. Đà Nẵng vừa công bố danh sách 131 doanh nghiệp bị cưỡng chế tài khoản do nợ thuế theo kỳ thông báo nợ tháng 4/2024.

Trong danh sách này, đáng chú ý có Công ty cổ phần Trung Nam (Trungnam Land) với số tiền bị cưỡng chế 591 tỷ đồng.

Quyết định cưỡng chế tài khoản có hiệu lực đến ngày 23/6/2024.

Trungnam Land nằm trong hệ sinh thái của Trungnam Group, được thành lập vào tháng 12/2021, đặt trụ sở tại 74 Bạch Đằng, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Công ty Cổ phần Trung Nam nợ thuế 591 tỷ đồng.

Doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Trungnam Land từng được biết đến rộng rãi trong vai trò chủ đầu tư dự án Golden Hills City tại phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Dự án có quy mô 351ha, tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 1,67 tỷ USD (tương đương hơn 38.000 tỷ đồng).

Tháng 2/2023, Cục Thuế TP. Đà Nẵng cũng đã có quyết định cưỡng chế số tiền hơn 445 tỷ đồng đối với Trungnam Land.

Lý do bị cưỡng chế là Trungnam Land nợ tiền thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định tại Điều 124 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.

Theo Trungnam Land, việc chậm nộp thuế là ở dự án khu đô thị Golden Hills City. Đến giữa tháng 2/2023, công ty đã nộp số tiền 199,2 tỷ đồng trên tổng số 445,5 tỷ đồng nợ thuế sử dụng đất.

Lý giải việc chậm nộp thuế, Trungnam Land cho hay việc thực hiện nghĩa vụ tài chính dự án Khu đô thị Golden Hills City được chia ra làm nhiều giai đoạn phù hợp với tiến độ giao đất, hoàn thành pháp lý giao đất và kế hoạch kinh doanh của Trungnam Land.

Tính đến hết năm 2022, công ty đã nộp ngân sách nhà nước 93 tỷ đồng kinh phí hoàn thiện bố trí tái định cư và 419 tỷ đồng tiền thuế sử dụng đất nhưng chưa được cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất do vướng mắc các thủ tục pháp lý.

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của công ty và các nghĩa vụ thuế mà công ty phải thực thi.

Việc chậm trễ này cũng gây khó khăn không nhỏ cho chủ đầu tư trong việc giải trình và chứng minh tài chính với nhà đầu tư và ngân hàng, cũng như việc cân đối dòng tiền trong hoạt động kinh doanh của công ty.

Chưa bao giờ Việt Nam có nhiều tài khoản chứng khoán như hiện nay

Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 5 lên đến gần 7,9 triệu tài khoản, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân có hơn 7,87 triệu tài khoản, tương đương gần 8% dân số Việt Nam.

Chưa bao giờ Việt Nam có nhiều tài khoản chứng khoán như hiện nay- Ảnh 1.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm 132.010 tài khoản trong tháng 5/2024, cao hơn 21.000 tài khoản so với mức tăng của tháng 3 trước đó.

Xét về cơ cấu, số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm trong tháng 5 vẫn chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân với 131.839 tài khoản. Trong khi đó, tài khoản của nhà đầu tư tổ chức chỉ tăng thêm 171 tài khoản.

Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng gần 645.000 tài khoản. Tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tính đến cuối tháng 5 lên đến gần 7,9 triệu tài khoản, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân có hơn 7,87 triệu tài khoản, tương đương gần 8% dân số.

photo-1717731099418

Theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến năm 2030 mới được phê duyệt, Việt Nam hướng đến mục tiêu đạt mốc 9 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên TTCK vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030. Trong đó, Chính phủ yêu cầu tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Số lượng tài khoản chứng khoán tăng mạnh trong bối cảnh thị trường giao dịch khởi sắc. Chỉ số VN-Index tăng 4,32% trong tháng 5 qua đó trở lại gần vùng đỉnh 2 năm. Đà tăng chủ yếu được hỗ trợ bởi dòng tiền nội trong khi khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng không ngớt tay.

Theo thống kê, khối ngoại đã bán ròng hơn 15.600 tỷ đồng trên HoSE trong tháng 5, đặc biệt dồn dập vào nửa cuối tháng. Con số này vượt qua mức kỷ lục cũ ghi nhận hồi tháng 5/2021, qua đó trở thành tháng “xả” hàng mạnh nhất của dòng vốn ngoại trong suốt lịch sử 24 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam.

photo-1717731114613

Khối ngoại liên tục bán ròng nhưng số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng qua từng tháng. Cụ thể, số lượng tài khoản đã tăng 210 đơn vị trong tháng 5, thấp hơn so với mức tăng 242 tài khoản của tháng 4, trong đó cá nhân tăng 217 tài khoản, ngược lại tổ chức giảm 7 tài khoản. Tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài hiện đạt 46.367.

‘NHNN đã bán 4,1 tỷ USD để kiềm chế đà mất giá của tiền Đồng’

VDSC cho rằng NHNN có thể sẽ cần bán tiếp ngoại tệ để ổn định tỷ giá vào cuối quý 3, đầu quý 4 - thời gian cao điểm đối với nhu cầu ngoại tệ.

image

Trong báo cáo vĩ mô mới công bố, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, tháng 5 đánh dấu bước chuyển về mặt chính sách tiền tệ với nhiều hành động từ phía NHNN nhằm kiểm soát biến động tỷ giá, lãi suất và vàng. Tuy nhiên, mục tiêu tổng thể của các giải pháp này là nhằm chống lại áp lực mất giá đối với tiền đồng.

Trong tháng qua, NHNN tiếp tục cân đối thanh khoản trên thị trường mở nhằm duy trì lãi suất liên ngân hàng ở mức cao. Cụ thể, NHNN hút ròng khoảng 106,1 nghìn tỷ đồng qua kênh cầm cố và 25,5 nghìn tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong tháng 5/2024.

Tổng quy mô hút ròng trong tháng 5/2024 là khoảng 131,6 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, từ 22/04-27/05, NHNN cũng bán ra khoảng 4,1 tỷ USD để kiềm chế đà mất giá của tiền đồng, tương đương 105,5 nghìn tỷ đồng. Như vậy, việc điều tiết qua thị trường mở kết hợp với bán can thiệp USD vừa đủ để cân đối lại lượng bơm ròng khoảng 238,1 nghìn tỷ đồng trong tháng trước. Ngoài ra, một lượng tiền đồng cũng được hút về qua 9 phiên đấu thầu vàng nhưng không đáng kể (48,5 nghìn lượng, tương đương 4,3 nghìn tỷ đồng).

Trong bối cảnh trên, lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng bình quân khoảng 4,3%/năm, tăng 28 điểm cơ bản so với tháng trước. Lãi suất cho vay kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần cũng tương ứng tăng 24-39 điểm cơ bản lên lần lượt là 4,52%/năm và 4,63%/năm. Trong khi đó, lãi suất các kỳ hạn dài hơn từ 1 tháng đến 3 tháng ghi nhận mức tăng cao hơn, lần lượt là 54 điểm cơ bản và 70 điểm cơ bản lên 4,68%/năm và 5,08%/năm, phản ánh một phần kỳ vọng thị trường về xu hướng lãi suất trong tương lai gần.

Theo VDSC, diễn biến tăng của lãi suất liên ngân hàng cũng tương đồng với quyết định nâng lãi suất trên thị trường mở của NHNN. Cụ thể, lãi suất cho vay ở kênh cầm cố và lãi suất kênh tín phiếu đã được NHNN điều chỉnh tăng 50 điểm cơ bản kể từ 24/04 đến nay lên lần lượt là 4,5%/năm và 4,25%/năm. Mức lãi suất cho vay trên thị trường mở như vậy đã ngang bằng với lãi suất cho vay tái cấp vốn NHNN đang ấn định.

Trên thị trường 1, trong khi các NHTMCP Nhà nước vẫn duy trì lãi suất huy động như một điểm neo về mặt chính sách, lãi suất huy động của các NHTMCP tư nhân nhóm 1 đã nhích dần với mức tăng trung bình từ 15-33 điểm cơ bản ở tất cả các kỳ hạn, kỳ hạn ngắn 1-3 tháng ghi nhận mức thay đổi nhiều hơn so với kỳ hạn dài.

Theo quan sát của VDSC, xu hướng tăng lãi suất huy động có phần hạn chế, và chưa mở rộng sang các nhóm ngân hàng khác. Đồng thời, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của toàn hệ thống vẫn đang thấp hơn 20-46 điểm cơ bản so với đầu năm.

VDSC dự báo lãi suất huy động trên thị trường 1 có thể tăng nhưng mức tăng sẽ hạn chế. Kịch bản thuận lợi nhất là trở lại mặt bằng vào cuối năm 2023, và như vậy sẽ không quá ảnh hưởng đến triển vọng giảm lãi suất cho vay.

Trong thời gian tới, nhóm phân tích cho rằng việc tỷ giá có căng thẳng tiếp hay không sẽ phụ thuộc đáng kể vào lộ trình cắt giảm lãi suất của Fed và xu hướng đồng USD. Theo đó, diễn biến bên ngoài hiện đang khá thuận cho việc điều hành tỷ giá nên VDSC cho rằng kịch bản cơ sở là tỷ giá USD/VND có thể duy trì ở mức 25.500.

“Xét yếu tố trong nước, thời gian cao điểm đối với nhu cầu ngoại tệ thường rơi vào cuối quý 3, đầu quý 4. Khi đó, NHNN có thể sẽ cần bán tiếp ngoại tệ để ổn định tỷ giá”, VDSC dự báo.

Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan nắm đến 82% cổ phần công ty Bảo hiểm FWD

Trong lúc điều tra giai đoạn 2 vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan. Có một điều quan trọng liên quan đến bảo hiểm FWD, khi Vạn Thịnh Phát được cho rằng nắm 82% cổ phần tại đây.

Cụ thể, các tài sản kê biên giai đoạn 2 có 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam số lượng này tương đương 492 tỷ. Được biết, đây là số cổ phần do bà Trương Mỹ Lan cùng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Chứng khoán TVSI cùng một số cá nhân, pháp nhân đứng tên sở hữu.

Như vậy, cũng theo kết quả điều tra, 82% cổ phần FWD này vừa bị kê biên ngày 28/5/2024.

van-thinh-phat-bi-lo-82-co-phan-tai-bao-hiem-fwd-1717987821.jpg

Vạn Thịnh Phát bị lộ 82% cổ phần tại Bảo hiểm FWD

Còn lại khoảng 18% cổ phần còn lại tại Bảo hiểm FWD, được ông Hồ Quốc Minh và Nguyễn Tiến Thành nắm giữ. Hồ Quốc Minh đã xuất cảnh, còn Nguyễn Tiến Thành đã chết.

Được biết, ông Hồ Quốc Minh xuất hiện trong giao dịch giữa Sunny Island với Quốc Cường Gia Lai, cùng với khoản phải trả 2.882 tỷ. Hơn thế, ông Minh cũng xuất hiện trong giao dịch giữa Trương Mỹ Lan và đại gia Nguyễn Cao Trí. Ông Minh cũng có mặt trong giao dịch giữa Trương Mỹ Lan và nhóm công ty thuộc hệ sinh thái Tuần Châu của “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển.

Trước đó, FWD tiền thân của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI) từng là “đứa con cưng” của Vietcombank, khi năm 2020 đã thay đổi chủ sở hữu. Tập đoàn FWD là Tập đoàn bảo hiểm trực thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group.

Vào tháng 3/2022, FWD đã được Bộ tài chính chấp thuận về nguyên tắc về việc chuyển đổi chủ sở hữu sang 1 nhóm 11 nhà đầu tư, được đại diện bởi Chứng khoán Tân Việt.

CEO Đất Xanh Miền Bắc: “Đã qua giai đoạn cứ có sản phẩm bất động sản bán ra là có người mua”

Thị trường bất động sản đang ở thời điểm chuyển mình giữa giai đoạn khó khăn khốc liệt với quá trình hồi phục. Dưới sự tháo gỡ quyết liệt từ Chính phủ và nỗ lực tái cấu trúc của doanh nghiệp, những tín hiệu sáng của thị trường đang xuất hiện ngày một rõ rệt hơn. Đặc biệt, tại các địa phương có tiềm năng ở khu vực phía Bắc, tình hình thanh khoản, giao dịch đang có dấu hiệu sôi động trở lại. Hình thái một chu kỳ mới của thị trường cũng đang bắt đầu được nhận diện.

Reatimes đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Cương Quyết, CEO Đất Xanh Miền Bắc về câu chuyện này.

PV: Quan sát diễn biến thị trường bất động sản đến thời điểm này, ông cảm nhận như thế nào về mức độ phục hồi của thị trường sau giai đoạn khó khăn khốc liệt vừa qua?

Ông Vũ Cương Quyết: Nhìn lại có thể thấy rằng, thị trường bất động sản đã trải qua hơn 2 năm rất khó khăn. Từ quý III/2022, trước ảnh hưởng tức thì của chính sách tín dụng thắt chặt, và “cuộc khủng hoảng niềm tin” với sự thận trọng, dè chừng của nhà đầu tư, thị trường rơi vào trạng thái “bất động”, đứng hình, thanh khoản sụt giảm mạnh, dù nửa đầu năm diễn biến rất sôi động. Sự trầm lắng lên tới đỉnh điểm vào quý IV/2022 và kéo dài đến hết năm 2023. Tình trạng tắc thanh khoản, tắc dòng tiền của thị trường bất động sản đã đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn chồng chất, buộc phải tái cấu trúc, cắt giảm nhân sự, tìm mọi cách để duy trì hoạt động; không ít doanh nghiệp không vượt qua được, đã “chết chìm” trong “cơn bão”.

Từ cuối năm 2023, thị trường bắt đầu xuất hiện những tín hiệu tốt nhờ động lực chính sách cùng nỗ lực tháo gỡ khó khăn của Chính phủ và các bộ, ngành. Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua; lãi suất ngân hàng giảm mạnh xuống đáy đã kích thích dòng tiền của nhà đầu tư dịch chuyển từ tiết kiệm ngân hàng sang đầu tư bất động sản, đồng thời, người có nhu cầu mua nhà ở thực cũng lựa chọn thời điểm này xuống tiền để có thể vay mua với mức lãi suất thấp hơn.

Sau một thời gian trầm lắng, giá bất động sản đã giảm xuống mức thấp hơn so với thời điểm sốt nóng đầu năm 2022, tạo ra cơ hội đầu tư cho những người có sẵn tiền mặt. Thị trường đã chứng kiến những nhà đầu tư rút tiền từ ngân hàng để mua bất động sản ở thời điểm giá thấp.

Trong nửa đầu năm 2024, nhất là quý II, sự phục hồi của thị trường bất động sản bắt đầu được nhìn thấy rõ ràng hơn. Tại thị trường phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội, nguồn cung có sự thiếu hụt khá trầm trọng ở phân khúc chung cư đáp ứng nhu cầu ở thực. Phần nhiều người dân phải lựa chọn ở trong chung cư mini không đảm bảo chất lượng. Khi các vụ cháy chung cư mini xảy ra, những người đang ở chung cư mini và có ý định ở chung cư mini đều rất lo lắng, vì vậy, nhu cầu mua/thuê căn hộ chung cư tại các dự án chất lượng càng trở nên bức thiết hơn.

Tình trạng cháy nổ tại các nhà trọ cao tầng, chung cư mini vẫn tiếp tục xảy ra trong thời gian gần đây. Nỗi lo về chất lượng chung cư mini đã thúc đẩy nhiều gia đình ở tỉnh có con cái học tập, làm việc tại Hà Nội cố gắng tìm mua căn hộ trong các dự án thay vì chung cư mini; nhiều khách hàng mua chung cư mini trước đó cũng có xu hướng bán đi để mua chung cư. Diễn biến này khiến nhu cầu của phân khúc chung cư tăng cao hơn nữa và theo đó, sự thiếu hụt nguồn cung càng trầm trọng hơn, khoảng cách cung cầu ngày càng chênh lệch khi những năm gần đây, cầu liên tục tăng còn dự án mới lại rất khan hiếm. Nhu cầu thực tăng cao trong giai đoạn đầu năm 2024 cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự sôi động của thị trường bất động sản Hà Nội. Thậm chí, phân khúc chung cư tăng giá rất mạnh.

Như vậy, có thể thấy, diễn biến phục hồi của thị trường từ cuối năm 2023 đến nửa đầu năm 2024 khá tốt. Khi thị trường Hà Nội tốt dần lên, trên thực tế đã kéo theo sự phục hồi của thị trường các địa phương phía Bắc, đặc biệt là Hải Phòng, ghi nhận giao dịch sôi động hơn.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên - các thành phố khu công nghiệp đang chứng kiến sự phục hồi tốt về thị trường bất động sản khi dòng vốn FDI gia tăng, nhu cầu về bất động sản công nghiệp và nhà ở cũng tăng cao.

PV: Sóng bất động sản địa phương quay trở lại là một trong những diễn biến nổi bật của thị trường bất động sản nửa đầu năm 2024. Nhiều địa phương cũng đang tích cực tìm chủ đầu tư cho các dự án mới. Về câu chuyện này, ông có nhìn nhận ra sao?

Ông Vũ Cương Quyết: Các địa phương mời gọi đầu tư nhiều đối với dự án nhà ở xã hội, khu dân cư bởi đây là phân khúc rất cấp thiết, đặc biệt là tại các thành phố công nghiệp.

Còn đối với các dự án khu đô thị, nhà ở thương mại, một số địa phương vẫn quy hoạch dự án mới, tuy nhiên, chưa có nhiều doanh nghiệp đăng ký đầu tư. Bởi để triển khai các dự án này đòi hỏi chủ đầu tư phải có tiềm lực tài chính mạnh. Mặt khác, các dự án khu đô thị nếu chỉ đơn thuần phân lô bán nền thì trên thực tế tại các địa phương đã dư thừa. Nhiều khu đô thị sau nhiều năm vẫn chưa có người ở; nhiều khu đất phân lô chưa xây dựng. Đây là nguyên nhân chính khiến các nhà phát triển dự án bất động sản khá “rén” đối với phân khúc này ở các địa phương. Tất nhiên, đối với chủ đầu tư lớn, họ vẫn tìm kiếm quỹ đất và triển khai những đại đô thị tại khu vực tiềm năng.

PV: Như phân tích của ông thì nguồn cung dự án mới tại các địa phương không có nhiều, nhưng có diễn biến gì mới tại các dự án cũ, đã triển khai từ giai đoạn trước không, thưa ông?

Ông Vũ Cương Quyết: Theo đà phục hồi, trên thị trường đã ghi nhận động thái tái khởi động dự án cũ của nhiều chủ đầu tư. Đó là các dự án đã triển khai từ 3 - 4 năm trước, nhưng tiến độ chững lại trong giai đoạn thị trường khó khăn, thanh khoản thấp, đến nay trong điều kiện hồ sơ pháp lý ổn, dòng tiền nhà đầu tư bắt đầu rục rịch quay lại, các chủ đầu tư tiếp tục mở bán kinh doanh và xây dựng. Đây cũng là một trong những diễn biến cho thấy sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản tại một số địa phương có tiềm năng, tốc độ đô thị hoá cao.

image

Các dự án hình thành trong tương lai “cạn” dần cùng với tâm lý khách hàng muốn mua ở ngay và tìm kiếm sản an toàn đã tạo điều kiện để những dự án có sẵn có thể gia tăng thanh khoản. Ảnh minh hoạ.

PV: Đối với bất động sản địa phương, đâu là những địa bàn tiềm năng mà các nhà đầu tư đang hướng đến, thưa ông?

Ông Vũ Cương Quyết: Nhà đầu tư đang chú ý nhiều đến các thành phố công nghiệp. Ở phía Bắc, ngoài Hà Nội thì các địa phương công nghiệp đang có nhu cầu lớn. Nhìn lại có thể thấy, kể cả trong giai đoạn thị trường chững lại thì bất động sản công nghiệp vẫn có sự sôi động. Vốn FDI vẫn tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam, thúc đẩy nhu cầu mua/thuê bất động sản công nghiệp. Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn là các thủ phủ công nghiệp phía Bắc, bên cạnh đó, một số địa phương khác cũng đang có sự đột phá về thu hút đầu tư nước ngoài như Thái Bình. Việc đầu tư vào các thủ phủ công nghiệp là hướng đầu tư bền vững, đem lại sự an toàn hơn cho các nhà đầu tư bởi các khu công nghiệp thu hút hàng trăm nghìn lao động, có nhu cầu lớn và đa dạng các phân khúc bất động sản từ nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, đến chung cư thương mại, biệt thự liền kề…

PV: Tại những địa phương không mạnh về công nghiệp thì có khả năng phục hồi thị trường bất động sản không, thưa ông?

Ông Vũ Cương Quyết: Ngoài các địa phương có thế mạnh về công nghiệp thì các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch lớn cũng đang ghi nhận sự phục hồi. Ví dụ như SaPa, thị trường bất động sản tại đây khá ổn định từ nguồn cung đến nhu cầu. Tại Quảng Ninh, dù chưa phục hồi mạnh mẽ như trước đây nhưng thị trường bất động sản địa phương này cũng đã bắt đầu có tín hiệu sôi động trở lại. Hay tại Thanh Hoá, phân khúc bất động sản du lịch cũng rục rịch phục hồi thanh khoản. Một số thủ phủ du lịch như Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc… cũng đang ghi nhận sự phục hồi, dù chưa hoàn toàn quay trở lại như thời điểm đỉnh cao; trong đó, Đà Nẵng có chuyển biến tốt nhất.

Còn lại, các địa phương nếu không có tiềm năng về công nghiệp hay du lịch thì rất khó để phát triển thị trường bất động sản.

PV: Khi sóng bất động sản địa phương quay trở lại, vẫn còn nhiều lo ngại về tình trạng đầu cơ, đẩy giá đất lên cao bằng các thông tin đồn thổi từ phía các môi giới thiếu chuyên nghiệp. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro như thế nào đối với thị trường? Nhà đầu tư/khách hàng mới tham gia thị trường nên dựa vào đâu để nhận biết được đâu là giá thật, đâu là giá ảo, thưa ông?

Ông Vũ Cương Quyết: Nhiều năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận tình trạng đầu tư theo phong trào khá phổ biến với hiệu ứng tâm lý FOMO. Thời điểm bất động sản sốt nóng, có thể thấy rất nhiều người theo nhau đổ xô đầu tư bất động sản. Nhưng đầu tư theo đám đông là cách thức đầu tư cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là kiểu đón đầu thông tin quy hoạch, mua đất ruộng, đất vườn, đất lâm nghiệp với giá cao. Nhiều người thậm chí quyết định đầu tư trong khi không biết hình hài thực tế của khu đất, dự án đó như thế nào. Các dự án phân lô đất vườn, đất rừng, dự án ma xuất hiện gây ra nhiều biến tướng và hệ luỵ xấu tới thị trường bất động sản, kèm theo đó là rủi ro cho nhà đầu tư.

Có một thực tế là dù thị trường bất động sản đã trải qua nhiều lần đi xuống, khó khăn bao trùm cả thị trường, nhưng sau “cơn bão”, dường như nhiều người lại quên mất quá khứ, cho rằng thị trường bất động sản luôn luôn tăng nên khi thị trường phục hồi lại tiếp tục đổ xô theo nhau đầu tư.

Tất nhiên, ở Việt Nam vẫn có những nhà đầu tư rất chuyên nghiệp, và đã là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì thường “thắng” dù thị trường có diễn biến lên xuống như thế nào.

Những nhà đầu tư “tay mơ” không nên chỉ vì thấy nhà đầu tư chuyên nghiệp thắng lớn mà chạy theo, thay vào đó, khi lựa chọn xuống tiền ở bất cứ thị trường nào, cũng cần nghiên cứu thật kỹ về nhu cầu của thị trường, chủ đầu tư, pháp lý dự án.

PV: Theo nhìn nhận của ông, sau khi trải qua giai đoạn suy giảm nghiêm trọng của thị trường vừa qua, đã có sự thay đổi nào trong tâm lý và xu hướng dòng tiền của các nhà đầu tư hay chưa?

Ông Vũ Cương Quyết: Rõ ràng, khi rơi vào cảnh “ngậm trái đắng”, nhiều nhà đầu tư đã ngộ ra. Theo đó, tình trạng đổ xô “lướt sóng” như trước đây gần như không còn nữa. Sự thận trọng trong giai đoạn thị trường khó khăn đã giúp các nhà đầu tư không chuyên dần trở nên chuyên nghiệp hơn, thúc đẩy xu hướng đầu tư để tích trữ tài sản trong dài hạn.

Trên thực tế trong 2 năm qua, không phải là các nhà đầu tư không còn tiền. Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng “100 triệu dân”, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh, quá trình tích lũy tốt hơn tạo ra nguồn vốn đầu tư khá dồi dào. Các nhà đầu tư đi sau đã nhìn thấy bài học của thế hệ trước, nên khi quyết định đầu tư họ rất thận trọng. Họ đánh giá kỹ các dự án, mới quyết định mua chứ không phải dự án nào cũng mua. Nhiều dự án tại một số địa phương dù mức giá ở thời điểm này được các nhà đầu tư đánh giá là rẻ nhưng họ vẫn chưa quyết định mua vì còn cân nhắc thêm dựa trên nghiên cứu về tiềm năng của thị trường trong tương lai chứ không vì thấy rẻ so với trước nên mua. Dù rẻ như thế nào cũng phải cân nhắc xem sau này có bán được không, nhu cầu là ai.

Như vậy là nhà đầu tư đã có sự thay đổi lớn, hướng tới chuyên nghiệp hơn khi tham gia thị trường bất động sản để không gặp rủi ro; không còn bị hiệu ứng đám đông hay hiệu ứng giá rẻ - không mua thì mất cơ hội chi phối như trước đây.

Và điều đáng nói hơn, việc các nhà đầu tư luôn cân nhắc và đánh giá thật kỹ các yếu tố của sản phẩm bất động sản/dự án trước khi mua là một trong những động lực quan trọng để tạo nên sự ổn định, lành mạnh và bền vững của thị trường. Dòng tiền của nhà đầu tư thay đổi thì buộc doanh nghiệp phát triển dự án hay cả đơn vị môi giới phân phối bán hàng cũng phải thay đổi chiến lược phát triển dự án, cách thức bán hàng nếu không muốn bị loại bỏ ra khỏi thị trường. Ngược lại, một thị trường chỉ có các nhà đầu tư, đầu cơ với nhau thì hệ luỵ sẽ rất lớn, tạo ra nhiều biến tướng nguy hiểm cho cả thị trường và có thể lan sang nền kinh tế.

PV: Như vậy, trải qua một “cơn bĩ cực”, không chỉ các nhà đầu tư mà cả chủ đầu tư, đơn vị môi giới dự án, họ cũng đang có sự thay đổi trong cách thức, chiến lược đầu tư kinh doanh nói chung, trước một chu kỳ mới mà dường như hình thái của thị trường đã không còn như trước, ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về điều này?

Ông Vũ Cương Quyết: Trước đây, không thể phủ nhận tình trạng đầu tư dàn trải, ồ ạt của nhiều chủ đầu tư, doanh nghiệp phát triển dự án. Chủ đầu tư nhỏ thì mong muốn làm sao để nhanh chóng trở thành chủ đầu tư lớn; chủ đầu tư lớn thì cũng ôm hoài bão làm sao để lớn nhanh hơn. Trong 2 - 3 năm qua, trước thực tế khó khăn kéo dài, không ít chủ đầu tư dù lớn hay nhỏ đã “ngã ngựa”. Kể cả những doanh nghiệp tưởng chừng như có nền tảng rất vững chắc cũng đã phải chịu sự “chao đảo” không hề nhỏ, buộc phải tái cơ cấu; nhiều nhà sáng lập hiện nay cũng chỉ còn đóng một vai trò nhỏ trong doanh nghiệp.

Nói để thấy, thị trường bất động sản cần hướng tới sự phát triển lành mạnh, bền vững, mà muốn vậy, các doanh nghiệp phát triển dự án buộc phải nghiên cứu thật kỹ về nhu cầu khách hàng, xu hướng tiêu dùng ở cả trong hiện tại và tương lai để đưa ra thị trường sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực. Đã qua giai đoạn cứ có sản phẩm bất động sản bán ra là có người mua. Người mua sau cùng sử dụng bất động sản đó để làm gì là vấn đề cần lưu tâm nhất khi phát triển một dự án bất động sản, thay vì biến bất động sản thành một sản phẩm tài chính, chỉ đơn thuần là mua đi bán lại kiếm lời.

image

Trên thực tế, một giai đoạn đầu tư bất động sản với tư duy chộp giật, ồ ạt đã tạo ra hàng loạt khu đô thị bỏ hoang không người ở, khu shophouse thì không thể kinh doanh được; trong khi giá rao bán vẫn cao ngất ngưởng, người có nhu cầu thực không thể chạm tới.

Sự trầm lắng của thị trường trong giai đoạn vừa qua đã đẩy nhiều chủ đầu tư phát triển dự án không dựa trên nghiên cứu nhu cầu thực của thị trường vào trạng thái tiến thoái lưỡng nan, vì không bán được hàng, không tạo được dòng tiền quay vòng khi thanh khoản thị trường xuống thấp, nhà đầu tư không còn đổ xô mua bất chấp với mục đích bán lại chốt lời nhanh như trước đây. Đó là bài học lớn cho các doanh nghiệp.

PV: Như vậy là thị trường bất động sản, đặc biệt tại các địa phương sẽ cần điều chỉnh theo hướng bền vững?

Ông Vũ Cương Quyết: Hiện một số địa phương có mức độ đô thị hoá còn chậm nhưng vì chạy theo đề xuất của doanh nghiệp bất động sản mà quy hoạch những khu đô thị lớn hàng trăm, thậm chí hàng nghìn héc-ta, chưa biết đến bao giờ mới có thể lấp đầy và thu hút cư dân về ở. Trong khi đó, các nhà đầu tư mua sản phẩm tại những khu đô thị này lại càng không có nhu cầu ở, vì họ chỉ mua để đầu tư, và đã đầu tư thì chỉ bán ra khi có lãi, nếu nhà đầu tư không có gánh nặng tài chính thì phải đáp ứng được mức lãi cao như kỳ vọng, họ mới bán ra.

Các cơ quan nhà nước cần dựa trên nghiên cứu, khảo sát nhu cầu để đưa ra kế hoạch sử dụng đất phù hợp và thời điểm để hình thành các dự án lớn. Phải hoạch định thật kỹ về nhu cầu sử dụng dựa trên mức độ đô thị hoá, di dân cơ học. Thu nhập trung bình đầu người của người dân vẫn còn thấp, nếu cho các dự án triển khai ồ ạt thì trước hết sẽ gây lãng phí nguồn lực đất đai - đáng lẽ vẫn có thể canh tác, sử dụng tạo ra giá trị trên đất thì cuối cùng lại để hoang hóa khi làm khu đô thị; sau đó là ảnh hưởng tới an sinh xã hội khi dự án chỉ phục vụ các nhà đầu cơ với nhau, về lâu về dài, người có nhu cầu mua để an cư hay kinh doanh lại không đủ năng lực tài chính để có thể với tới khi mức giá bị đẩy lên cao.

Nếu không có sự rà soát lại các dự án đã triển khai ồ ạt trong khi vẫn tiếp tục quy hoạch các dự án mới thì bức tranh thị trường bất động sản địa phương sẽ rất thiếu bền vững và rất rủi ro, tạo ra những “hố chôn vốn” lớn, lãng phí tài nguyên. Không nên theo phong trào mà quy hoạch những khu đô thị hoành tráng, quy mô lớn khi nhu cầu của người dân địa phương chưa chạm tới.

Thị trường bất động sản có tính chu kỳ, lúc trầm lắng, lúc sôi động nhưng cuối cùng phải dựa trên nhu cầu thực thì mới bền vững. Dù đầu tư ngắn hạn hay dài hạn, đều phải xác định được đâu là nhu cầu thực trong hiện tại và cả tương lai, dự án đó phải có người ở thực, người kinh doanh thực thì mới là dự án bền vững, có dòng tiền thực. Còn đầu tư với mục đích để bán lại cho nhà đầu tư khác với giá cao hơn; người vào trước bán cho người vào sau, người vào sau bán cho người vào sau nữa thì đến một lúc nào đó, mình cũng sẽ bị “bỏng tay” nếu mua vào ở thời điểm đỉnh sóng, trở thành người cuối cùng cầm “hòn lửa”.


“Môi giới muốn sống được với nghề phải đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu”

PV: Thị trường chuyển hướng, nhà đầu tư thận trọng hơn, chính sách bán hàng của các đơn vị môi giới trong đó có ĐXMB có gì thay đổi không?

Ông Vũ Cương Quyết: Trong thời gian gần đây, đối với phân khúc chung cư, khách hàng phải nhìn thấy sản phẩm thì mới mua. Đối với đất nền, các dự án phải làm xong hạ tầng, có sổ thì khách hàng mới mua. Do đó, với các đơn vị phân phối, buộc phải sàng lọc, lựa chọn dự án. Nếu nhận các dự án mà chủ đầu tư vẫn đang trong quá trình hoàn chỉnh thủ tục pháp lý, hạ tầng còn dở dang thì rất khó bán. Nếu dự án không chuẩn mà vẫn nhận bán thì dù có nói hay đến đâu cũng không thuyết phục được khách mua.

PV: Còn các nhà môi giới thì sao, thưa ông. Trong giai đoạn này, có lẽ họ phải đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu?

Ông Vũ Cương Quyết: Trong bối cảnh khách hàng, nhà đầu tư thận trọng hơn, nhà môi giới dù giỏi đến mấy nhưng không bán sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu, và có tiềm năng thực tế thì không thể bán được. Các công ty môi giới sàng lọc sản phẩm thì các nhà môi giới cũng phải lựa chọn sản phẩm, chọn công ty.

Trong 2 năm qua, Đất Xanh Miền Bắc tồn tại và vượt qua được khó khăn là nhờ vào các sản phẩm mà chúng tôi lựa chọn để bán. Tại Hà Nội, có nhiều dự án đã bàn giao nhà, có sổ cho cư dân. Nhiều sản phẩm cách đây 2-3 năm vốn là hàng tồn không bán được ngay nhưng có thể cho thuê. Đến nay, do sản phẩm đã bàn giao, vừa có đủ pháp lý, mức giá lại vừa phải nên khách hàng rất ưa chuộng.

Đất Xanh Miền Bắc rất may mắn khi vào thời điểm thị trường bắt đầu phục hồi đã có một quỹ sản phẩm như vậy. Ví dụ như Tecco Diamond ở Thanh Trì, đây vốn là dự án mà trước đây rất khó bán, nhưng nay dự án đã bàn giao, có đủ pháp lý và hạ tầng, tiện ích rất tốt nên dù vị trí xa trung tâm vẫn hút khách khi nhu cầu tìm kiếm dự án chung cư chất lượng, giá vừa tầm tăng lên. Hay dự án chung cư Moonlight Xuân Phương - có không gian đẹp, mức giá phù hợp, chủ đầu tư thi công nhanh và bàn giao sớm. Trước đây khách thường chê dự án ở xa nên khó bán nhưng nay vị trí này lại phù hợp với nhu cầu của nhiều khách mua thực, đồng thời đáp ứng được các điều kiện về pháp lý, tiện ích để ở.

Tại dự án Green Pearl Bắc Ninh, đã có thời điểm tồn kho lên tới hàng trăm căn không bán được, Đất Xanh Miền Bắc sử dụng để cho thuê; trong 2 năm qua, nhu cầu ở thực lớn nên dự án này cũng đã có sức hấp thụ rất tốt.

Dự án Tecco Thái Nguyên cũng tương tự khi đã thu hút cư dân về ở. Dù số tiền mà khách hàng bỏ ra để mua sản phẩm có thể nhiều hơn so với trước đây bởi dự án đã bàn giao nhưng vẫn rất dễ thanh khoản do khách hàng ưa thích những sản phẩm có sẵn như vậy.

Các dự án hình thành trong tương lai “cạn” dần cùng với tâm lý khách hàng muốn mua ở ngay và tìm kiếm sản an toàn đã tạo điều kiện để những dự án có sẵn có thể gia tăng thanh khoản.

PV: Đất Xanh Miền Bắc đang có giải pháp như thế nào để chuyên nghiệp hoá đội ngũ môi giới, đặc biệt là trong bối cảnh chuẩn bị thực thi Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi với nhiều điều kiện ràng buộc hơn?

Ông Vũ Cương Quyết: Trong giai đoạn khó khăn, Đất Xanh Miền Bắc đã phải cắt giảm hơn 50% nhân sự, chỉ giữ lại đội ngũ nòng cốt. Trước đây, riêng thị trường Hà Nội, Đất Xanh Miền Bắc có khoảng 1.400 nhân viên thì thời điểm khó khăn nhất đã phải cắt giảm xuống còn 200 nhân viên, hiện nay quay lại khoảng 500 nhân viên. Khi giảm nhân sự, đội ngũ lãnh đạo quản lý cũng phải tham gia thực chiến bán hàng thay vì chỉ tham gia công tác đào tạo môi giới như trước. Đây cũng là cách truyền kinh nghiệm và động lực rất lớn cho đội ngũ môi giới mới của Đất Xanh Miền Bắc, hướng tới sự chuyên nghiệp và bài bản hơn.

Công tác đào tạo về sản phẩm hiện nay cũng được Đất Xanh Miền Bắc triển khai rất kỹ lưỡng. Trước đây, trong giai đoạn “tiền dễ”, cứ có hàng là bán được, phải nói rằng, nhiều nhân viên không cần kiến thức vẫn bán được hàng. Còn trong khoảng 2 năm qua, nếu nhân viên không có kiến thức, không nắm chắc về dự án để tư vấn thật cho khách hàng thì không thể bán được hàng. Nhà đầu tư thông thái hơn, môi giới không dựa trên nhu cầu và quyền lợi của khách hàng để tư vấn thì không thể bán được. Tức là, công tác tư vấn phải chuyên nghiệp hơn rất nhiều.

PV: Với Đất Xanh Miền Bắc là như vậy, nhưng trên thực tế, theo quan sát, hiện vẫn còn những môi giới tư vấn kiểu “nếu không mua hôm nay thì ngày mai sẽ không có giá đó nữa”, đặc biệt là trong cơn sốt chung cư vừa qua. Dưới góc độ là lãnh đạo của một doanh nghiệp môi giới, ông nhìn nhận như thế nào về vai trò của đội ngũ môi giới chuyên nghiệp trong việc phát triển thị trường bất động sản hướng tới sự lành mạnh và bền vững?

Ông Vũ Cương Quyết: Môi giới thực sự vẫn là một vấn đề của thị trường. Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi được thông qua năm 2023, sắp có hiệu lực sẽ thắt chặt hơn về công tác quản lý nhà môi giới. Đòi hỏi môi giới tham gia thị trường phải có bằng cấp, chứng chỉ, mã số hành nghề. Sản phẩm bất động sản có giá trị lớn, vì vậy đây là yêu cầu rất cần thiết để hướng tới chuyên nghiệp hoá đội ngũ môi giới, đảm bảo sự lành mạnh của thị trường, phát huy tốt vai trò là bên trung gian kết nối và đảm bảo quyền lợi cho người mua, người bán trên thị trường bất động sản.

Ở các nước tiên tiến, họ rất coi trọng nghề môi giới. Thậm chí, các giao dịch bất động sản phải thông qua sàn môi giới thì mới được chứng thực. Môi giới có vai trò rất quan trọng trong việc định giá, thẩm định sản phẩm bất động sản, chịu trách nhiệm với khách hàng về chất lượng cũng như pháp lý của dự án; đồng thời môi giới đảm bảo bán giá đúng như trên hợp đồng để nhà nước thu thuế. Còn tại Việt Nam, thời gian qua, phải thừa nhận rằng, nghề môi giới chưa thực sự được coi trọng và nhiều môi giới cũng chưa thực sự chuẩn chỉnh. Với Luật Kinh doanh bất động sản mới, tin rằng, những năm tới, nghề môi giới sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều, và khách hàng là người có quyền lựa chọn, quyết định. Theo đó, môi giới muốn sống được với nghề luôn phải đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu.

Ông Vũ Cương Quyết, CEO Đất Xanh Miền Bắc

Với Luật Kinh doanh bất động sản mới, tin rằng, những năm tới, nghề môi giới sẽ chuyên nghiệp hơn rất nhiều, và khách hàng là người có quyền lựa chọn, quyết định. Theo đó, môi giới muốn sống được với nghề luôn phải đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu.

PV: Dựa vào những chuyển biến mới như trên, ông có dự báo như thế nào về đà phục hồi của thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Ông Vũ Cương Quyết: Thị trường đang có sự biến chuyển khá tốt, đặc biệt là Hà Nội. Một số tỉnh phía Bắc cũng ghi nhận diễn biến phục hồi rõ ràng hơn với sự tốt lên về thanh khoản. Tín hiệu tích cực này vẫn đang được duy trì bởi kinh tế vĩ mô đang phục hồi khá ổn định, trong đó, ngành du lịch được kỳ vọng sẽ đón lượt khách vượt mức kỷ lục của năm 2019 - giai đoạn trước Covid-19; thu hút đầu tư nước ngoài mạnh; xuất khẩu khá tốt; lạm phát được kiềm chế trong ngưỡng ổn định.

Thị trường phía Bắc đã tốt dần lên, sau đó sẽ kéo theo thị trường phía Nam và miền Trung. Nửa cuối năm, thị trường các tỉnh ven TP.HCM cũng sẽ đi vào ổn định, phục hồi. Sang đầu năm 2025, toàn thị trường bất động sản có thể bước vào chu kỳ phát triển mới, nhưng sẽ không xuất hiện tình trạng sốt nóng như trước. Đặc biệt, các luật mới có hiệu lực sẽ là nền tảng tốt để thị trường tự điều chỉnh, khắc phục những hạn chế hiện tại, hướng tới sự phát triển chuyên nghiệp, bền vững hơn.

Hàng không trỗi dậy: 1 đại diện có vốn hóa vượt 10 tỷ USD, cổ phiếu Vietnam Airlines tăng 130%, siêu dự án sân bay Long Thành tạo cú hích

Theo cập nhật mới nhất của FiinTrade, ngành hàng không đang dẫn đầu toàn thị trường chứng khoán về mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ, trong quý 1/2024 với mức tăng 1.962,7%.

Kể từ đầu năm cho tới nay, bên cạnh nhóm công nghệ, các cổ phiếu của ngành hàng không cũng có diễn biến tích cực. Trong đó, đáng chú ý phải kể đến cổ phiếu của "gã khổng lồ’ trong ngành là ACV - đơn vị độc quyền vận hành 22 sân bay tại Việt Nam ghi nhận mức tăng 82% lên mức 120.900 đồng/cp. Cổ phiếu này đã nhiều lần phá đỉnh trong vòng 6 tháng qua.

Cũng không kém ấn tượng có thể kể đến cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines khi ghi nhận mức tăng 130% đạt 28.950 đồng/cp. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 2 năm qua của HVN. Một số cổ phiếu như SAS hay SCS cũng ghi nhận mức tăng trưởng 2 chữ số kể từ đầu năm.

image

Với đà tăng của cổ phiếu, vốn hóa của các doanh nghiệp ngành hàng không cũng tăng chóng mặt. Đơn cử như ACV, giá trị thị trường của công ty này đã tăng gần 120.000 tỷ đồng để vượt cột mốc 10 tỷ USD vốn hóa. Giá trị thị trường của Vietnam Airlines cũng ghi mức tăng 37.000 tỷ đồng lên hơn 64.000 tỷ. ![]

Các cổ phiếu của ngành hàng không rủ nhau “cất cánh” đến từ việc lượng khách sử dụng dịch vụ tăng mạnh kể từ đầu năm. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, số lượng hành khách sử dụng dịch vụ hàng hàng không đạt 22,3 triệu lượt, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, lượng khách quốc tế - tệp khách hàng mang lại doanh thu lớn nhất cho ngành hàng không đã đạt 6,3 triệu người, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2023. Lượng hàng hóa được vận chuyển qua đường hàng không cũng tăng 47,5% so với năm trước đó.

Nhờ hưởng lợi từ khách quốc tế,trong quý 1/2024 các doanh nghiệp trong ngành hàng không cũng báo cáo kết quả kinh doanh tích cực. Theo cập nhật mới nhất của FiinTrade, ngành hàng không đang dẫn đầu toàn thị trường chứng khoán về mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ, trong quý 1/2024 với mức tăng 1.962,7%.

Điển hình, Vietnam Airlines ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất quý 1/2024 lên tới 4.400 tỷ đồng nhờ được xóa nợ. Trong khi đó, công ty đã có liên tiếp 12 quý trước đó báo lỗ. Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) cũng công bố khoản lãi kỷ lục hơn 2.900 tỷ đồng, tăng 79% so với cùng kỳ trong quý 1/2024.

Vietjet (VJC) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt lần lượt 17.792 tỷ đồng và 539 tỷ đồng, tăng 38% và 212% so với cùng kỳ 2023. Với mức lợi nhuận này, Vietjet đã quay về thời kỳ trước khi dịch Covid-19 ập đến. Ngay cả tân binh trên thị trường là hãng hàng không lữ hành Vietravel Airlines, cũng lần đầu tiên có lãi sau thuế hơn 10 tỷ đồng trong quý 1/2024 sau hơn 3 năm đi vào khai thác.

Theo dự báo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), thị trường hàng không toàn cầu sẽ phục hồi hoàn toàn vào cuối năm 2024. Trong đó, thị trường châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phục hồi chậm nhất, có thể ngắt mạch lỗ và đạt lợi nhuận khoảng 1,1 tỷ USD trong năm 2024.

Còn theo báo cáo phân tích ngành hàng không của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thời kỳ khó khăn nhất của ngành đã đi qua. Điều này phần nào giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không trong đó có HVN của Vietnam Airlines cất cánh.

Bốn lý do được nhóm phân tích của công ty chứng khoán này chỉ ra gồm: giá dầu kỳ vọng duy trì ổn định; nhu cầu du lịch và vận chuyển hàng hóa tăng; tăng trần vé máy bay nội địa; triển vọng dài hạn nhờ sân bay Long Thành.

Đầu tiên, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 25 - 28% chi phí khai thác của các hãng hàng không. Với việc giá dầu duy trì quanh mức 90 USD/thùng, hãng chứng khoán này nhận định, biên lợi nhuận của ngành sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực trong năm nay.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, khi lượng khách quốc tế đang trên đà phục hồi, số lượng khách trong nước đạt tăng trưởng mức 7%. Đến quý I/2024, khách du lịch trong nước đạt mức 30 triệu người, tăng 9% so với cùng kỳ. “Dự báo thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024”, báo cáo phân tích nêu.

Mặt khác, công ty chứng khoán này cũng đưa ra lưu ý, việc tăng trần giá vé máy bay sẽ tạo điều kiện cho các hãng bù đắp chi phí đầu vào, đặc biệt là giá nhiên liệu. Điều này cũng giúp các hãng có dư địa điều chỉnh giá vé trên đường bay nội địa. Tuy nhiên, các hãng sẽ phải cân đối giá vé để bảo đảm hiệu quả hoạt động và quyền lợi khách hàng.

Cuối cùng, khi sân bay quốc tế Long Thành được hoàn thiện với công suất 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa, sẽ cải thiện tình trạng quá tải tại Tân Sơn Nhất. Điều này mang lại lợi ích cho các hãng hàng không và dịch vụ hàng không dài hạn.

Dự án sân bay Long Thành - dự án được cả ngành hàng không kỳ vọng là cú hích cho tương lai đã có những diễn biến tích cực mới. Theo đó, hồi đầu tháng, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Thủ tướng xem xét giao ACV lập phương án nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2 cảng Long Thành. Theo Nghị quyết 94/2015, Quốc hội xác định quy mô đầu tư sân bay Long Thành theo từng giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1 đầu tư xây dựng một đường băng và một nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu hành khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng và một nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm. Giai đoạn 3 hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách, 5 triệu tấn hàng hóa một năm.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, để có thể san lấp mặt bằng khu vực nhà ga hành khách T2 và đường cất hạ cánh thứ 2, Chính phủ cần chỉ đạo lập báo cáo nghiên cứu khả thi giai đoạn 2 của dự án và báo cáo Quốc hội thông qua.

Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành được xây dựng trên diện tích 5.000 ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay đạt cấp 4F, hướng tới là một trong những trung tâm trung chuyển hàng không của khu vực. Dự án đặt mục tiêu công suất 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư khái toán khoảng 16,06 tỷ USD, chia 3 giai đoạn đầu tư.

VCI có biến à

Con gái “gen Z” sinh năm 2001 của ông Nguyễn Đỗ Lăng làm sếp lớn tại chứng khoán Apec

image

Bà Lan trình độ Cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế, hiện là thành viên HĐQT API và HĐQT Tập đoàn Cotana.

Công ty Cổ phần Chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương (mã APS) vừa công bố biên bản và nghị quyết họp ĐHCĐ thường niên năm 2024 diễn ra ngày 6/6 vừa qua. Cổ đông công ty đã tiến hành bầu Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2024-2029 gồm 5 người là bà Nguyễn Đỗ Hoàng Lan (SN 2001), ông Nguyễn Đoàn Tùng (SN 1994), ông Nguyễn Đức Quân (SN 1984), ông Hồ Xuân Vinh (SN 1968) và ông Vanfleteren Zamiel (SN 1997).

Trong đó, ông Nguyễn Đoàn Tùng được bầu làm Chủ tịch HĐQT APS kể từ ngày 6/6/2024.

Đại hội cũng bầu Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 3 người là bà Nguyễn Phương Dung (SN 1993) - Trưởng Ban Kiểm soát, ông Nguyễn Quang Học (SN 1994) và bà Hoàng Thị Huyền (SN 1992). Cả ba đều có trình độ Cử nhân.

Screen Shot 2024-06-10 at 21.14.49.png

Nguồn: APS

photo-1718030001666

HĐQT mới của APS ra mắt cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2024

Đáng chú ý trong số các lãnh đạo cấp cao vừa được bầu, bà Nguyễn Đỗ Hoàng Lan sinh năm 2001 - tức năm nay 23 tuổi - là người trẻ nhất trong nhóm, trình độ Cử nhân Quản trị kinh doanh quốc tế. Bà Lan là con gái của ông Nguyễn Đỗ Lăng - người sáng lập hệ sinh thái Apec Group, gồm 3 trụ cột chính là APS, CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (IDJ) và CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương (API). Bà Lan trước đó cũng được bầu vào HĐQT API vào tháng 5/2024 và HĐQT Tập đoàn Cotana vào tháng 4/2024.

Screen Shot 2024-06-10 at 21.26.53.png

Trích yếu thông tin bà Nguyễn Đỗ Hoàng Lan - TV HĐQT APS

Hồi cuối tháng 6/2023, ông Nguyễn Đỗ Lăng bị khởi tố, tạm giam trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại “họ” Apec. Tại phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra mới đây của API, ông Nguyễn Đỗ Lăng đã bất ngờ xuất hiện.

Tính đến cuối quý 1/2024, ông Lăng nắm 118,7 triệu cổ phiếu APS, tương ứng tỷ lệ 14,3%.

Về tình hình kinh doanh, Chứng khoán APS trong năm 2023 ghi nhận doanh thu hoạt động đạt 435 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, công ty báo lỗ sau thuế 180 tỷ đồng do đánh giá lại giá trị tài sản danh mục tự doanh.

Sang năm 2024, Chứng khoán APEC lên kế hoạch doanh thu đạt 123,4 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 49 tỷ đồng. Công ty có kế hoạch không chia cổ tức trong năm nay.

Lãnh đạo APS cho biết luỹ kế 5 tháng đầu năm 2024, APS ghi nhận doanh thu hoạt động là 166 tỷ, chi phí ở mức hơn 6 tỷ và tổng lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 99 tỷ đồng. Hiện các chỉ tiêu này đã vượt kế hoạch đưa ra cho cả năm, song vẫn cần chờ chốt số tự doanh thời điểm cuối năm nay để có kết qủa chính xác.

Về chiến lược thời gian tới, APS vẫn sẽ duy trì quản trị tăng hiệu quả hoạt động của 3 mảng kinh doanh chính là Môi giới, Margin và tự doanh ngoài ra để tăng trưởng trong dài hạn công ty định hướng sẽ tái cấu trúc theo hướng Hybrid 2 yếu tố là sản phẩm Fintech kết hợp nền tảng kênh truyền thông nhằm phục vụ tiếp cận và giữ chân tệp khách hàng năng động hiện nay.

Trên thị trường, cổ phiếu APS chốt phiên 10/6 đạt 8.100 đồng/cp, tăng 21% từ đầu năm 2024.

Screen Shot 2024-06-10 at 21.29.25.png

Bọn 247 này, cứ mở topic là y như rằng hack lượt xem, méo hiểu kiểu gì!

hack đâu ra bác, kéo từ fanpage trên fb về mà

Quý 1 lãi hơn 900 tỷ, “ông lớn” bán lẻ chi luôn 730 tỷ trả cổ tức năm 2023

MWG vừa thông báo ngày 1/7 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu nhận về 500 đồng. Ngày thanh toán dự kiến là ngày 10/7.

Sơ đồ giá cổ phiếu MWG trên HOSE.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã MWG-HOSE) chi trả cổ tức năm 2023.

Theo đó, MWG vừa thông báo ngày 1/7 sẽ là ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu nhận về 500 đồng. Ngày thanh toán dự kiến là ngày 10/7.

Như vậy, với gần 1,46 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến MWG sẽ chi khoảng 730 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông.

Chốt phiên ngày 11/6, giá cổ phiếu MWG đạt 62.300 đồng/cp, tăng 46% kể từ đầu năm 2024 (42.450 đồng/cp).

Mới đây, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu MWG nhằm mục đích nhu cầu tài chính cá nhân.

Thời gian giao dịch dự kiến từ 7/6 đến 5/7/2024, phương thức qua khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Hiện, ông Tài đang nắm 35,4 triệu cổ phiếu MWG tương ứng tỷ lệ 2,424% vốn.

Về kết quả kinh doanh, 4 tháng đầu năm 2024, doanh thu đạt hơn 43.000 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2023 và hoàn thành 34% kế hoạch cả năm 2024 đề ra.

Trong đó, tổng doanh thu 2 chuỗi Thế Giới Di Động/Điện Máy Xanh (TGDĐ/ĐMX) đạt 29.400 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ.

Trong khí đó, chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) đem về 12.400 tỷ đồng doanh thu sau 4 tháng. Doanh thu bình quân đạt xấp xỉ 1,9 tỷ/cửa hàng/tháng - mức cao nhất trong một tháng mà BHX từng đạt được kể từ khi hoạt động.

Đáng chú ý, công ty không công bố số liệu lợi nhuận 4 tháng nhưng kết thúc quý 1/2024, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 903 tỷ, tăng 4.143% so với cùng kỳ.

Shark Hùng Anh kể chuyện đi dép đứt mua Vinhomes Landmark 81, Sales không tiếp vì tưởng “thằng ba dớ’” và cái kết bất ngờ

Mang đôi dép đứt bước vào nhà mẫu của Vinhomes Landmark 81 vào năm 2015, Shark Hùng Anh không được môi giới nào tiếp đón, vì cho rằng ông không có tiền. “Đùng cái mình cọc 100 triệu, quá trời chạy tới giành nói ‘anh này em gặp trước ngoài cửa’…”, Shark Hùng Anh kể lại.

Mới đây, Shark Lê Hùng Anh – nhà sáng lập kiêm CEO BIN Group – chia sẻ trên trang cá nhân hình ảnh ông cách đây 9 năm, hình ảnh mà ông tự nhận là “ốm nheo như cầy hương”.

Cũng bởi hình ảnh này mà thời điểm ông đến nhà mẫu dịp Vinhomes Landmark 81 mở bán, không môi giới nào tiếp đón bởi họ nghĩ ông không có tiền.

Mình nhớ vào một buổi trưa năm 2015 khi đọc báo Vinhomes họ mở bán căn hộ ở Landmark 81 trên báo. Chiều chạy chiếc xe ông già thương hiệu “Côm ry” với đôi dép đứt đi vào nhà mẫu của họ, mấy anh em môi giới bất động sản cho Vinhomes họ không tiếp vì thấy mình ốm nheo như cầy hương và chắc không có tiền, tới phá rối mấy anh em ấy”, ông Hùng Anh kể lại trên trang cá nhân.

“Đùng cái mình cọc 100 triệu, quá trời chạy tới giành nói ‘anh này em gặp trước ngoài cửa’…”

Vinhomes Landmark 81 là một tòa nhà chọc trời trong tổ hợp dự án Vinhomes Central Park, một dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300tr USD, do Vingroup làm chủ đầu tư.

Tòa tháp cao 81 tầng (với 3 tầng hầm), thời điểm mở bán là tòa nhà cao nhất Việt Nam, và cũng cao nhất Đông Nam Á, tính đến tháng năm 2021 là tòa nhà cao thứ 15 thế giới. Dự án được khởi công ngày 26/07/2014, xây ở Tân Cảng, ven sông Sài Gòn.

Đây là dự án hạng sang bậc nhất Việt Nam thời điểm đó. Các căn hộ có diện tích từ 54 – 431 m2, giá mở bán từ 60 – 70 triệu đồng/m2 (theo thông tin từ Batdongsan.com.vn). Tòa nhà được khai trương và đưa vào sử dụng ngày 26/07/2018.

Quay trở lại câu chuyện của Shark Hùng Anh đi mua nhà, sau khi khoe ảnh “ốm nheo” gần chục năm về trước, vị cá mập này cảm thán: "Nhiều khi phải thông cảm cho mấy bạn làm môi giới, họ còn phải tiếp khách xịn chứ hơi mô tiếp thằng ba dớ như mình!"

Shark Hùng Anh kể chuyện đi dép đứt mua Vinhomes Landmark 81, Sales không tiếp vì tưởng thằng ba dớ và cái kết bất ngờ - Ảnh 1.

Hình ảnh Shark Hùng Anh nhiều năm trước khi tham dự sự kiện dân cư tương lai Vinhomes. Nguồn: Facebook cá nhân.

Shark Hùng Anh thuở cấp 3 là học sinh giỏi có tiếng, thi đại học tổng điểm 3 môn gần như tuyệt đối. Sau, ông bỏ dở việc học rồi khởi nghiệp. Ông nhiều lần thể hiện sự luyến tiếc về quyết định ngày xưa và cho rằng nếu có cơ hội, sẽ làm khác.

"Học trên trường không được bao nhiêu. Học ngoài đời mà nhiều khi buôn bán, người ta cũng chộp giật giống mình. Anh học được sự khôn lỏi, học được sự ma lanh, ma giáo của nhiều người. Nên anh hay nói với mấy đứa nhân viên: ‘Lo sống đàng hoàng, vì những cái tụi em làm anh biết hết, quan trọng là anh không muốn nói’".

"Ngày xưa anh bán máy tính cũ ở đường Nguyễn Kiệm (quận Gò Vấp, TPHCM)… Những gì ba trời, ba xạo nhất trong xã hội đường phố TPHCM, anh trải nghiệm hết. Giờ mấy đứa xạo xạo anh nói ‘thôi, bỏ đi’", ông Hùng Anh chia sẻ trong một talkshow mới đây.

Tiền vào ồ ạt đẩy thanh khoản lên cao nhất 3 năm, cổ phiếu VPBank nổi sóng

Cổ phiếu VPBank vừa có phiên tăng hơn 6% lên mức 19.400 đồng/cp, cao nhất trong gần 8 tháng. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong một phiên mà cổ phiếu này ghi nhận kể từ ngày 13/3/2023.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có phiên bứt phá mạnh để trở lại mốc 1.300 điểm sau 2 năm chờ đợi. Nhóm ngân hàng đóng vai trò dẫn dắt với sắc xanh phủ rộng, trong đó cổ phiếu VPB của VPBank đóng góp lớn nhất với mức tăng hơn 6% lên mức 19.400 đồng/cp, cao nhất trong gần 8 tháng. Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong một phiên mà VPB ghi nhận kể từ ngày 13/3/2023.

photo-1718189284485

VPB dẫn đầu top các cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào VN-Index phiên 12/6

Đáng chú ý, giao dịch trên cổ phiếu VPB đặc biệt sôi động với khối lượng khớp lệnh lên đến 69,9 triệu đơn vị, cao nhất trong vòng 3 năm kể từ giai đoạn đầu tháng 6/2021. Giá trị giao dịch tương ứng hơn 1.300 tỷ đồng, cao thứ 2 sàn chứng khoán trong phiên 12/6, chỉ sau FPT. Dòng tiền ồ ạt đổ vào cổ phiếu VPB trong bối cảnh triển vọng của ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng đang được đánh giá khả quan.

photo-1718189296591

Cổ phiếu VPB tăng mạnh cùng thanh khoản cao nhất 3 năm

Theo báo cáo mới đây, Chứng khoán BSC tiếp tục duy trì đánh giá tích cực với ngành ngân hàng khi giữ nguyên quan điểm rằng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của ngành trong 2024 sẽ khả quan hơn 2023, được hỗ trợ bởi NIM cải thiện ở mức độ nhẹ, tiềm năng thu nhập bất thường từ thu hồi nợ đã xử lý, và định giá vẫn còn sự hấp dẫn, nhất là sau đợt điều chỉnh trước đó.

Bên cạnh đó, nền định giá toàn ngành ngân hàng theo tính toán của BSC cũng đã được nâng lên mức trung bình quá khứ (bình quân 1,3x với nhóm tư nhân và 2,3x với nhóm quốc doanh) trước khi điều chỉnh nhẹ theo thị trường chung.

Với riêng VPBank, báo cáo gần đây của Chứng khoán KBSV cho rằng chi phí đầu vào (COF) của ngân hàng sẽ tiếp tục được cải thiện trong phần còn lại của năm 2024 dựa trên các yếu tố: (1) Đáo hạn các khoản huy động lãi suất cao trong giai đoạn cuối 2022, đầu 2023; (2) Lãi suất huy động 5,5 – 6,0%/năm (là mức đã tăng 100-150bps) vẫn là mức lãi suất tương đối thấp so với quá khứ.

photo-1718189321954

Theo quan điểm của KBSV, từ giờ đến cuối năm, VPBank sẽ tiếp tục tăng lãi suất huy động thêm 100-150bps dựa trên: (1) Thanh khoản hệ thống suy giảm khiến lãi suất thị trường 1 cần đưa về mức hấp dẫn hơn để thu hút dòng tiền. (2) Áp lực tỷ giá dù hạ nhiệt sau các động thái từ NHNN tuy nhiên vẫn đang ở mức cao. Để kiểm soát tỷ giá từ giờ đến cuối năm, hoạt động nâng lãi suất OMO hoặc nâng lãi suất điều hành là phương án có thể tính đến từ phía NHNN, qua đó tác động đến lãi suất huy động thị trường 1 của VPBank.

KBSV kỳ vọng với động lực từ COF, NIM của VPBank sẽ có xu hướng cải thiện trong năm 2024 tuy nhiên sẽ chưa thể về lại nền cao của giai đoạn 2020-2022 do: (1) Chất lượng tài sản kém hơn gây ảnh hưởng đến thu nhập lãi; (2) Giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vẫn đang ở mức yếu.

Tại ĐHCĐ thường niên 2024, VPBank đặt kế hoạch kết quả kinh doanh 2024 khá tham vọng với tăng trưởng tín dụng 25% so với năm trước; tăng trưởng huy động đạt 22% so với năm trước; Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất dưới 5%; lợi nhuận trước thuế đạt 23.165 tỷ VND, tăng 114,4% so với thực hiện 2023. Ngoài ra, VPBank kỳ vọng có thể chi trả cổ tức tiền mặt trong 5 năm tới, riêng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 10% vừa được chi trả cuối tháng 5 vừa qua.

Quý đầu năm, VPBank là một trong những ngân hàng có mức tăng trưởng cao nhất ngành với lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 4.200 tỷ đồng, nhảy vọt hơn 90% so với cùng kỳ 2023 và hoàn thành 18% mục tiêu năm. Mặc dù, ngân hàng không công bố số liệu cụ thể về lợi nhuận của các công ty con, nhưng các khoản lỗ của các cổ đông không kiểm soát đã giảm đáng kể.

Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước có vốn hóa gần 2,5 tỷ USD bị “Bớ”, cổ phiếu doanh nghiệp “bốc hơi” hơn 2.500 tỷ chỉ trong một buổi sáng

image

Ngay trước đó, cổ phiếu VEA vừa có quãng leo dốc mạnh 40% trong hơn 1 tháng, thiết lập đỉnh giá lịch sử.

Sau thông tin ông Phan Phạm Hà, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam – CTCP (VEAM, mã: VEA) bị khởi tố và bắt tạm giam về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cổ phiếu VEA trên sàn chứng khoán ngay lập tức chịu áp lực bán mạnh.

Thị giá VEA mở cửa phiên 12/6 trong sắc đỏ, tính đến cuối phiên sáng giảm mạnh 4% xuống mức 45.500 đồng/cp. Vốn hóa VEAM theo đó cũng bị thổi bay 2.500 tỷ đồng sau nửa ngày, xuống mức 60.500 tỷ đồng (~2,4 tỷ USD).

photo-1718166670768

Đáng nói ngay trước đó, cổ phiếu VEA vừa có quãng leo dốc mạnh. Thị giá tăng một mạch 40% từ cuối tháng 4 lên mức 48.800 đồng/cp vào phiên 6/6 – thiết lập đỉnh giá lịch sử.

Dù vậy, áp lực chốt lời tại vùng đỉnh và mới nhất có thêm thông tin kém tích cực về lãnh đạo cấp cao khiến giá VEA quay đầu giảm sâu. Tại mức giá hiện tại, nhà đầu tư nếu chót “đu đỉnh” VEA hiện tạm lỗ gần 7%; còn so với đầu năm 2024 thì thị giá vẫn cao hơn 30%.

Ngày 10/6/2024, VEAM nhận được Thông báo của Cơ quan CSĐT - CATP Hà Nội về việc Đảng viên vi phạm pháp luật liên quan đến Quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với ông Phan Phạm Hà, Tổng Giám đốc VEAM về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Sau khi nhận được thông tin này, VEAM đã ra quyết định bãi nhiễm chức vụ Tổng giám đốc VEAM với ông Phan Phạm Hà từ ngày 10/6.

Cũng từ ngày 10/6, VEAM còn thông báo miễn nhiệm chức vụ kế toán trưởng đối với bà Nguyễn Thị Mai Hương do vi phạm nội quy lao động của công ty. Để thay thế bà Hương, VEAM đã giao nhiệm vụ phụ trách kế toán cho ông Vũ Phong Hải, trước đó là Phó Giám đốc chi nhánh nhà máy ô tô VEAM.

Về tình hình kinh doanh, năm 2023, doanh thu thuần hợp nhất của VEAM đạt hơn 3,806 tỷ đồng và lãi sau thuế 6,265 tỷ đồng, lần lượt giảm 20% và 18% so với năm 2022.

Năm 2024, VEAM đặt mục tiêu tổng doanh thu gần 6,414 tỷ đồng và lãi sau thuế khoảng 5,489 tỷ đồng. Công ty cho biết nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ các dòng xe đang sản xuất, cũng như các dòng xe mới đưa ra thị trường.

Kế hoạch này sẽ được trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 dự kiến diễn ra vào ngày 20/6/2024 tại phòng 303, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP, Lô D, Khu D1, Phường Phú Thượng, Quận Tây Hồ, TP. Hà Nội.

Quỹ ngoại “hô” VN-Index lên 1.700 điểm: Danh mục có cổ phiếu lãi 61% trong vòng 1 tháng

Nhận định thị trường lên 1.700 điểm của Pyn Elite Fund là không phải không có cơ sở khi quỹ này danh mục lãi “đậm” với những cổ phiếu tăng 61%, 36%, 27%…

Ảnh minh họa.

PYN Elite vừa báo cáo hiệu suất tăng 5,0% trong tháng 5 nhờ có ACV tăng 24% và CMG tăng 36% dẫn đầu đặc biệt HVN tăng 61%, trong khi chỉ số VN-Index tăng 4,3%.

Danh mục của quỹ hiện sở hữu nhiều cổ phiếu đáng chú ý như STB 15,2% tỷ trọng cao nhất; ACV 9%; MBB 7,9%; CTG 6,7%; TPB 6,1%; FPT 4,8%; VHC 3,3%; và SHS 3,3%.

Theo quỹ này, lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đang đạt được những bước tiến lớn trong chuỗi giá trị của ngành công nghiệp. Vào tháng 4, Nvidia đã ký kết một thỏa thuận hợp tác với FPT và lãnh đạo của họ đã được tìm hiểu về trung tâm dữ liệu của CMG.

Vào tháng 5, nhà sáng lập của Infosys, Narayana Murthy, đã đến thăm Việt Nam để gặp gỡ chính phủ, lãnh đạo của FPT và các chuyên gia địa phương trong lĩnh vực này; Công ty Marvell Technologies của Mỹ cho biết họ đang mở một đơn vị phát triển tại Đà Nẵng và lên kế hoạch mở thêm một đơn vị ở Sài Gòn; Tập đoàn Trung Quốc Victory Giant Tech bắt đầu xây dựng một nhà máy sản xuất bảng mạch hiện đại, trong khi đó Alibaba cũng bắt đầu xây dựng một trung tâm dữ liệu.

Về mặt vĩ mô, sản xuất công nghiệp tăng 8,9%, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 9 năm 2022. Xuất khẩu tăng 15,8% vào tháng 5, do các sản phẩm điện tử. Nhập khẩu tăng 29,9% với sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn bộ lĩnh vực sản xuất, điều này gợi ý rằng các công ty tự tin rằng đơn đặt hàng sẽ tiếp tục tăng trong tháng tới. Chỉ số quản lý mua hàng tăng 50,3 điểm. Doanh số bán lẻ tăng với tốc độ nhanh nhất (9,5%) trong 6 tháng, dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng +17% so với cùng kỳ và du lịch tăng +34% so với cùng kỳ. Số lượng hành khách đạt 7,6 triệu (+65% so với cùng kỳ) vào đầu năm.

Đánh giá riêng về STB, theo quỹ ngoại đến từ Phần Lan, thị trường chưa hiểu được ý nghĩa của đợt đấu giá cổ phần của STB. Hiện nay, 32,5% cổ phần của STB đang dùng làm tài sản thế chấp cho các khoản nợ 20 nghìn tỷ đồng tại công ty quản lý tài sản nhà nước VAMC. STB đã trích lập đầy đủ dự phòng cho những khoản nợ này, vì vậy số tiền thu được từ đợt đấu giá cổ phần sẽ bù đắp cho những khoản lỗ trước đây và tăng cường đáng kể vốn chủ sở hữu hiện tại của STB là 48 nghìn tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2018-2022, STB đã phân bổ 64% lợi nhuận để trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, khiến các chỉ số lợi nhuận của ngân hàng nhìn có vẻ yếu. Quỹ tin rằng tỷ suất sinh lời của STB (ROE) sẽ tăng lên 18-20% trong vòng ba năm sau khi dự phòng của VAMC được xóa bỏ. STB đã áp dụng cho vay thận trọng, và chỉ 1% các khoản tín dụng dành cho lĩnh vực bất động sản, điều này có nghĩa là ngân hàng không lo ngại về sự gia tăng của các khoản nợ xấu.

Danh mục của Pyn Elite Fund.

Trước đó, trong báo cáo mới đây, Pyn Elite kỳ vọng kết quả tốt hơn từ các công ty niêm yết trong năm nay và dự đoán rằng lãi suất của quốc gia sẽ vẫn ở mức vừa phải. Về cuối năm, có thể giả định rằng đồng Đô la Mỹ sẽ bắt đầu suy yếu, trong trường hợp đó, Đồng Việt Nam có thể tăng giá và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý thị trường chứng khoán.

Những “yếu tố dữ dội” của thị trường chứng khoán cũng bao gồm việc giới thiệu hệ thống giao dịch mới KRX của sàn giao dịch và việc bỏ quy tắc thanh toán trước. Mục tiêu chỉ số VN-Index được các công ty chứng khoán Việt Nam công bố thấp hơn so với quỹ, ở mức 1.400-1.500 điểm, nhưng quỹ thấy mức 1.700 điểm cũng có thể đạt được vào cuối năm.

“Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm nay là tuyệt vời. Thị trường chứng khoán đang được định giá rất hấp dẫn so với tăng trưởng lợi nhuận. Lãi suất của Việt Nam đã giảm và tình hình thanh khoản của ngân hàng thuận lợi. Những biến động lớn trên thị trường chứng khoán diễn ra không mong muốn, nhưng không làm thay đổi kỳ vọng của chúng tôi về sự phát triển tích cực của chỉ số Việt Nam”, người đứng đầu Pyn Elite Fund nhận định.

Hòa Phát dự kiến kiếm thêm 4-5 tỷ USD doanh thu mỗi năm, cổ phiếu sắp có bước nhảy vọt?

Dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng khi đi vào hoạt động tối đa công suất sẽ giúp doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hoà Phát tăng thêm 4 - 5 tỷ USD so với mức 6,5 tỷ USD hiện tại.

Cuối tuần trước, ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoà Phát (HOSE: HPG) đã có buổi thị sát tại công trường thi công dự án Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2. Tại buổi thị sát, ông Long đã làm việc với các trưởng ban dự án luyện gang, luyện thép, cán thép, thiêu kết vê viên và đại diện các tổng thầu, yêu cầu các bộ phận báo cáo mọi khó khăn thực tế tại công trường, nêu rõ những vướng mắc chưa thể hiện được trong thiết kế/bản vẽ để ban lãnh đạo Tập đoàn đưa ra phương án giải quyết tối đa, nhanh chóng và phù hợp.

Hòa Phát dự kiến kiếm thêm 4-5 tỷ USD doanh thu mỗi năm, cổ phiếu sắp có bước nhảy vọt?
Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát Trần Đình Long chụp ảnh cùng các lãnh đạo tập đoàn và ban quản lý dự án Dung Quất 2

Ông Nguyễn Quảng Lộc - Trưởng ban Dự án Dung Quất 2 cho biết, hiện đang có 20.000 thợ lắp máy, công nhân, cán bộ kỹ thuật thuộc gần 1.000 tổng thầu, nhà thầu chính, phụ về thiết kế, chế tạo, xây dựng, thiết bị, dịch vụ cùng lúc triển khai đồng bộ các hạng mục tại công trường.

“Các tên tuổi hàng đầu thế giới về luyện thép và xây dựng trên thế giới và Việt Nam đều đang có mặt tại công trường dự án. Công tác xây dựng, lắp đặt thiết bị diễn ra đúng và vượt tiến độ nhờ kinh nghiệm triển khai dự án Dung Quất 1”, ông Nguyễn Quảng Lộc nói.

Đại diện các tổng thầu cũng nêu rõ quyết tâm và cam kết nỗ lực cao độ để hoàn thành dự án Dung Quất 2 đúng tiến độ. Theo tiến độ hiện tại (tính đến ngày 7/6), dây chuyền thép cuộn cán nóng (HRC) đầu tiên từ dự án sẽ được hoàn thành sau 99 ngày nữa và cuộn thép HRC thương mại đầu tiên sẽ được sản xuất sau 206 ngày nữa.

Với tổng công suất tối đa đạt 5,6 triệu tấn thép/năm, dự án Dung Quất 2 sẽ giúp nâng tổng công suất thép thô của Tập đoàn Hoà Phát vượt mức 14,5 triệu tấn/năm, tập trung vào dòng thép cuộn cán nóng (HRC) và dòng thép chất lượng cao. Qua đó, lọt TOP 30 hãng sản xuất thép lớn nhất thế giới từ năm 2025, giúp củng cố lợi thế về quy mô, tiến tới giảm được giá thành sản xuất hơn nữa.

Theo đánh giá của một số tổ chức tài chính, với dự án Dung Quất 2, chi phí sản xuất HRC của Tập đoàn Hoà Phát sẽ ở mức cạnh tranh hàng đầu khu vực ASEAN và có thể trên toàn châu Á. Đáng chú ý, điều này cũng sẽ giúp các sản phẩm hạ nguồn như ống thép và vỏ container của Tập đoàn Hoà Phát cạnh tranh hơn về giá cả.

Dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng khi đi vào hoạt động tối đa công suất sẽ giúp doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hoà Phát tăng thêm 4 - 5 tỷ USD so với mức 6,5 tỷ USD hiện tại. Dự án này cũng sẽ là bước ngoặt, giúp Tập đoàn Hoà Phát chuyển mạnh sang sản xuất thép chất lượng cao, nhường sân chơi thép cơ bản như thép xây dựng cho doanh nghiệp khác nên sẽ giảm rủi ro dựa vào thị trường bất động sản.


Dự án Dung Quất 2 được kỳ vọng khi đi vào hoạt động tối đa công suất sẽ giúp doanh thu hàng năm của Tập đoàn Hoà Phát tăng thêm 4 - 5 tỷ USD

Trong báo cáo cập nhật mới nhất từ Chứng khoán VNDirect, nhu cầu thép dự kiến sẽ tăng trưởng trở lại nhờ thị trường bất động sản trong nước được kỳ vọng tiếp tục ấm lên trong giai đoạn 2024-2025.

Tổng nhu cầu thép trong quý I/2024 đạt 6,18 triệu tấn, tăng 12% so với cùng kỳ. Giá than cốc đã giảm mạnh 30% so với đầu năm đầu năm trong khi giá HRC vẫn ổn định ở mức 550 USD/tấn. Điều này củng cố biên lợi nhuận của các nhà cung cấp thượng nguồn, đặc biệt là HPG. Nhờ quản lý mua hàng tốt, Hòa Phát đã bán được phần lớn nguyên vật liệu ở mức giá cao, qua đó hưởng lợi từ xu hướng giảm của giá nguyên liệu trong các tháng tới đây.

Về quan điểm đầu tư, cổ phiếu HPG được định giá với mức P/E dự phóng năm 2024 là 10 lần, cao hơn P/E trung bình 5 năm là 8 lần. Dù vậy, việc gia tăng sản lượng HRC với tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận 50-80% YoY trong năm 2025 sẽ điều chỉnh định giá lên mức cao hơn.

Trong khi đó, P/B dự phóng 2024 là 1,4 lần, dưới mức P/B trung bình 5 năm là 1,75 lần. VNDirect khuyến nghị tiềm năng cổ phiếu HPG với giá mục tiêu 41.000 đồng (mức kỷ lục) - cao hơn 43% so với giá tại thời điểm phát hành báo cáo hồi đầu tháng 6.