Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Nóng: UBCKNN họp khẩn với 5 công ty chứng khoán gỡ vướng ‘pre-funding’ cho nhà đầu tư nước ngoài

Việc tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài giúp đẩy nhanh mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi thứ cấp trong năm 2025.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa phát đi thông báo tổ chức buổi họp với 5 công ty chứng khoán đầu ngành để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư nước ngoài khi giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Buổi họp dự kiến được tổ chức vào lúc 9h ngày 14/6 với sự tham gia của UBCKNN, VDSC và 5 công ty chứng khoán bao gồm: Chứng khoán SSI, Chứng khoán TP. HCM (HSC), Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS), Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Chứng khoán Bản Việt (VCSC).

Trong văn bản, UBCKNN cho biết việc tháo gỡ nút thắt về giao dịch cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ hướng tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chuẩn của FTSE Russell.

Được biết, thị trường Việt Nam được đưa vào danh sách chờ nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp của FTSE Russell vào năm 2018. Nhưng đến kỳ đánh giá tháng 3/2024, tổ chức này vẫn giữ Việt Nam trong danh sách chờ nâng hạng.

Tương tự, MSCI vẫn chưa đưa Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng với lý do các tiêu chí không có thay đổi so với kỳ đánh giá một năm trước đó.

Đáng chú ý, việc tháo gỡ khó khăn trong yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài ký quỹ trước (pre - funding) - một nút thắt quan trọng giúp đẩy nhanh mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng tồn tại hàng loạt vấn đề cần xử lý, mà nếu chỉ dựa vào nỗ lực của ngành chứng khoán, mục tiêu nâng hạng sẽ khó hoàn thành đúng hẹn.

Cụ thể, khả năng tiếp cận thông tin của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam, theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng quốc tế là còn hạn chế và cần phải cải thiện. Điển hình là việc thông tin công bố bằng tiếng Anh.

Mẹ Lý Nhã Kỳ nhận xe 15 tỷ con gái mua tặng: “Chi nhiều tiền cho cha mẹ cũng là cách báo hiếu”

Cách đây 3 năm, Lý Nhã Kỳ cũng từng khiến mọi người trầm trồ khi xây biệt phủ 10.000 mét vuông tại Bà Rịa - Vũng Tàu để tặng cho mẹ ruột vào dịp lễ Vu Lan.

Mới đây, diễn viên Lý Nhã Kỳ đã chơi lớn khi chi hẳn 15 tỷ đồng mua ô tô tặng mẹ ruột là bà Lê Thị Hòa. Nữ diễn viên hào hứng chia sẻ một số hình ảnh trong ngày mẹ cô cùng con cháu đi nhận xe nhưng Lý Nhã Kỳ vì bận việc nên không có mặt.

Mẹ Lý Nhã Kỳ nhận xe 15 tỷ con gái mua tặng:

Mẹ Lý Nhã Kỳ ngồi xe 15 tỷ do con gái mua tặng.

Được biết, loại xe Lý Nhã Kỳ mua tặng mẹ thuộc thương hiệu xe nổi tiếng, lâu đời của nước Anh với kiểu dáng sang trọng, lịch lãm. Lý Nhã Kỳ tâm sự, mẹ cô đã nhiều tuổi nên cô muốn mẹ được tận hưởng những tiện nghi tốt nhất. Bởi vậy, Lý Nhã Kỳ không tiếc tiền và sẵn sàng chi mạnh để mẹ có chiếc xe sang trọng, tiện nghi.

Nữ diễn viên thẳng thắn bày tỏ quan điểm rằng, chi nhiều tiền cho cha mẹ cũng là một cách báo hiếu, bản thân con cái có tiền thì không tiếc gì việc chi tiền cho cha mẹ.

Cách đây 3 năm, Lý Nhã Kỳ cũng từng khiến mọi người trầm trồ khi xây biệt phủ 10.000 mét vuông tại Bà Rịa - Vũng Tàu để tặng cho mẹ ruột vào dịp lễ Vu Lan.

Tiếp đó, nữ diễn viên xây tiếp một khu resort rộng 7000 mét vuông tại Đà Lạt, với giá trị lên tới hàng trăm tỷ đồng cũng chỉ để tặng mẹ. Khu resort được Lý Nhã Kỳ rất tâm huyết xây dựng.

Chia sẻ về việc thường xuyên báo hiếu với mẹ bằng vật chất, Lý Nhã Kỳ nói: "Đối với các chị em tôi, mẹ luôn là điểm tự tinh thần và có sức ảnh hưởng lớn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của mình.

Mẹ cũng là hình mẫu một người phụ nữ độc lập nỗ lực trong cuộc sống mà tôi hướng đến.

Mẹ Lý Nhã Kỳ nhận xe 15 tỷ con gái mua tặng:

Vì chứng kiến hình ảnh người mẹ tảo tần, một mình nuôi ba đứa con khôn lớn sau khi bố qua đời nên tôi càng thêm trân trọng những gì mình có ở hiện tại. Giờ đây, khi đã trưởng thành và có sự nghiệp riêng, tôi mong muốn được bù đắp cho mẹ.

Tôi là người sống thiên về gia đình. Vì vậy, mỗi dịp rảnh, tôi thường dành thời gian cho mẹ, hai chị và các cháu.

Gia đình là động lực lớn để tôi phấn đấu trong cuộc sống. Sự nghiệp mà tôi có được như hiện tại là tất cả những cố gắng với mong muốn khiến cho mẹ cảm thấy tự hào về mình.

Mẹ tôi luôn bày tỏ mong muốn con gái út tìm được bến đỗ bình yên. Bà mong rằng con rể út tương lai là một người mạnh mẽ, đủ bao dung để không cảm thấy tự ti trước thành công của tôi".

Dù tuổi đã cao ngoài 70 nhưng mẹ Lý Nhã Kỳ vẫn sở hữu vẻ ngoài trẻ trung, đẹp sang trọng. Tuy vậy, bà lại chọn cho mình lối sống giản dị.

Đề xuất rượu, bia, nước ngọt có thể chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tới 100%

Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia theo lộ trình, lên 100% vào năm 2030.

Tại tờ trình gửi Chính phủ về dự thảo sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế với tất cả đồ uống có cồn, thực phẩm lên men từ trái cây, ngũ cốc, đồ uống pha chế từ cồn thực phẩm. Đặc biệt, nước ngọt cũng sẽ thuộc đối tượng chịu thuế này.

Cụ thể, với rượu 20 độ trở lên, cơ quan này chọn phương án áp thuế 80% vào năm 2026, tăng dần lên 100% vào 2030. Rượu dưới 20 độ chịu thuế 50% sau đó tăng lên cao nhất 70%. Bia các loại cũng tăng dần từ 80% lên 100%.

Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia theo lộ trình, lên 100% vào năm 2030. (Ảnh minh hoạ).

Theo dự kiến, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 5-2025.

Hiện, mức thuế tiêu thụ đặc biệt với bia là 65%, rượu 35-65% tùy độ cồn dưới hay trên 20 độ. Song, các mức này được Bộ Tài chính đề xuất điều chỉnh theo lộ trình từ 2026-2030. Việc này nhằm tăng giá bán thêm 10%, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

"So với năm 2025, giá bán rượu, bia sẽ tăng 20% vào năm 2026. Các năm sau đó, giá các mặt hàng này sẽ thêm 2-3%, tùy theo lạm phát và tăng trưởng kinh tế", Bộ Tài chính cho biết.

Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, đồ uống Việt Nam, đến năm 2025, cả nước sản xuất khoảng 4,6 tỷ lít bia, 350 triệu lít rượu, 9,1 tỷ lít nước giải khát. Kim ngạch xuất khẩu đạt 600 triệu USD.

Bộ Tài chính cho rằng tiêu dùng rượu, bia nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác hại đến sức khỏe của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn giao thông. Đồ uống có cồn (rượu, bia) có tính chất gây nghiện, dễ dẫn đến lạm dụng.

“Áp dụng thuế suất cao là cần thiết nhằm nâng nhận thức và hành động về tác hại do dùng nhiều rượu, bia. Việc áp thuế suất cao giúp giảm tiêu thụ, hạn chế lạm dụng sản phẩm này”, Bộ Tài chính khẳng định.

Liên quan tới loại thuế này, trước đó, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ chưa tăng thuế do lo ngại thiệt hại kinh tế đáng kể với ngành và thu ngân sách sụt giảm. Năm ngoái, doanh thu ngành bia giảm 11%, lợi nhuận sụt 23%, theo ước tính của Hiệp hội bia - rượu - nước giải khát.

Theo các doanh nghiệp, việc tăng thuế dẫn tới điều chỉnh giá bán chưa phải là công cụ hiệu quả giúp thay đổi thói quen tiêu dùng. Thay vào đó, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tạo ra các sản phẩm phù hợp, mang lại lợi ích cho người dùng, nền kinh tế.

Ngoài rượu, bia, tại dự thảo lần này, Bộ Tài chính cũng đề xuất tăng mức thuế và mở rộng nhóm hàng hóa chịu sắc thuế này, phù hợp thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Cụ thể, dự thảo quy định rõ thuốc lá chịu thuế gồm thuốc lá điếu, sợi, xì gà, thuốc lào hoặc các dạng khác. Trước mắt, thuế suất với thuốc lá sẽ giữ ở 75% nhưng tuỳ mặt hàng sẽ được bổ sung mức thuế tuyệt đối tăng dần.

Cụ thể, từ 2026-2030, mức thuế tuyệt đối áp cho thuốc lá điếu sẽ tăng dần từ 5.000-10.000 đồng một bao, xì gà từ 50.000-100.000 đồng một điếu; các loại thuốc lá sợi, chế phẩm từ cây thuốc lá tăng từ 50.000-100.000 đồng mỗi 100gr/■■.

Theo Bộ Tài chính, quy định trên sẽ giúp giảm tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 42,7% (năm 2022) về 38,6% vào năm 2030. Ngân sách thu với thuốc lá sẽ tăng lên 39.200 tỷ đồng vào 2030, gấp 2,2 lần so với năm 2022.

Đồng thời dự thảo bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml, vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để thực hiện các chủ trương chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về bảo vệ sức khỏe nhân dân, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF và Bộ Y tế về thực tế bệnh tật liên quan đến nước giải khát có đường tại Việt Nam.

“Việc áp dụng thuế cao sẽ kịp thời ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhằm dự phòng giảm thiểu rủi ro bệnh tật và gánh nặng y tế đối với bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức và hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, mang lại lợi ích về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt đối với giới trẻ, thế hệ tương lai của quốc gia, phù hợp với thông lệ quốc tế”, văn bản của Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Quỹ ETF ngoại quy mô hơn 500 triệu USD thêm mới CTR, EVF, dự kiến mua mạnh cổ phiếu “họ” Vingroup nhưng sẽ bán bớt HPG, NVL, PDR,…

VNM ETF là một trong những quỹ ETF ngoại có quy mô lớn nhất thị trường với NAV gần 523 triệu USD, vừa thêm mới 2 mã CTR và EVF vào danh mục đồng thời không loại cổ phiếu nào.

Quỹ ETF ngoại quy mô hơn 500 triệu USD thêm mới CTR, EVF, dự kiến mua mạnh cổ phiếu “họ” Vingroup nhưng sẽ bán bớt HPG, NVL, PDR,…- Ảnh 1.

MVIS Vietnam Local Index – chỉ số cơ sở của Vaneck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) vừa công bố cơ cấu danh mục định kỳ quý 2/2024. Trong kỳ cơ cấu này, MVIS Vietnam Local Index thêm mới 2 mã cổ phiếu là CTR (Viettel Construction) và EVF (EVNFinance), đồng thời không loại bất kỳ cổ phiếu nào, qua đó nâng số lượng cổ phiếu trong danh mục lên 46.

Tại ngày 13/6, quy mô danh mục VNM ETF đạt gần 523 triệu USD (~13.300 tỷ đồng). Quỹ ước tính sẽ mua vào khoảng 0,9 triệu cổ phiếu CTR (tỷ trọng 0,99%) và 8,5 triệu cổ phiếu EVF (tỷ trọng 0,98%). Bên cạnh đó, quỹ sẽ tăng mạnh tỷ trọng một số cổ phiếu, trong đó VHM (6,3 triệu cp), VIC (1,2 triệu cp) là 2 cái tên dự kiến sẽ được mua ròng với khối lượng lớn nhất.

Chiều ngược lại, đa phần các cổ phiếu trong danh mục của VNM ETF dự kiến sẽ bị giảm tỷ trọng sau kỳ cơ cấu quý 2. Trong đó, HPG (1,4 triệu cp), PDR (2,5 triệu cp), NVL (1,3 triệu cp),… là những cái tên dự kiến sẽ bị bán ròng với khối lượng ước tính khá lớn.

Chi tiết ước tính danh mục VNM ETF trong kỳ cơ cấu quý 2/2024:

photo-1718402413614

Ước tính giao dịch của VNM ETF trong kỳ cơ cấu quý 2/2024

VNM ETF chính thức thay đổi chỉ số tham chiếu sang MVIS Vietnam Local Index (gồm 100% cổ phiếu Việt Nam) từ ngày 17/3/2023, sau khi hút tiền rất mạnh trong giai đoạn cuối năm 2022 đến đầu 2023. Dòng vốn đảo chiều từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 5 khiến quỹ ETF này bị rút ròng khá mạnh.

Quỹ “túc tắc” hút vốn trở lại từ tháng 6 nhưng sau đó dòng vốn lại một lần nữa đảo chiều từ cuối quý 3/2023. Động thái rút vốn diễn ra “rải rác” nhưng giá trị mỗi đợt khá lớn vào khoảng trên trăm tỷ. Tính chung cả năm 2023, VNM ETF hút ròng tổng cộng 71,3 triệu USD (~1.700 tỷ đồng). Từ đầu năm 2024 đến nay, quỹ giao dịch ảm đạm và bị rút vốn hơn 5,8triệu USD.

photo-1718402944299

Trong tuần trước, FTSE Vietnam Index - chỉ số tham chiếu của FTSE Vietnam ETF đã thêm mới TCH và không loại bất kỳ cổ phiếu nào qua đó tăng số lượng cổ phiếu Việt Nam lên 28 mã. Cả 2 quỹ VNM ETF và FTSE Vietnam ETF sẽ hoàntất cơ cấu trong tuần tới và danh mục mới sẽ có hiệu lực sau giờ đóng cửa phiên giao dịch thứ Sáu (21/6) và chính thức được giao dịch từ thứ Hai tuần sau đó (24/6).

13 nhà đầu tư chi 6.200 tỷ “thâu tóm” cổ phiếu của một ngân hàng, chiếm hơn 1 nửa số vốn điều lệ

Có 13 nhà đầu tư chuyên nghiệp đăng ký mua cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Quốc dân, gồm 12 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư với tổng số tiền 6.200 tỷ đồng.

Tuần qua, VN-Index giảm 7,67 điểm về 1.279,91 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE đạt 907 triệu đơn vị, tổng giá trị giao dịch ở mức 24.512 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,02 điểm về mức 243,97 điểm.

Trên sàn HoSE, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuỗi bán ròng cả 5 phiên, với tổng cộng 138 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng hơn 5.590 tỷ đồng. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 600.000 đơn vị với giá trị mua ròng gần 49 tỷ đồng. Như vậy, tuần qua giao dịch từ ngày 10-14/6 trên hai sàn giao dịch chính, khối ngoại bán ròng hơn 137,5 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng hơn 5.541 tỷ đồng.

Tăng vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB - mã chứng khoán: NVB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua danh sách dự kiến các nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ thêm 6.200 tỷ đồng.

Lộ diện nhà đầu tư chi 6.200 tỷ mua cổ phiếu ngân hàng- Ảnh 1.

Ngân hàng TMCP Quốc dân sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng.

Theo đó, có 13 nhà đầu tư chuyên nghiệp đăng ký tham gia đợt chào bán này, gồm 12 nhà đầu tư cá nhân và 1 nhà đầu tư là Quỹ đầu tư Khám phá giá trị Việt Nam. Trong số 13 nhà đầu tư đăng ký tham gia mua cổ phiếu lần này, có 7 nhà đầu tư là cổ đông hiện hữu của NCB.

HĐQT NCB cũng thông qua số lượng cổ phiếu dự kiến được phân phối cho từng nhà đầu tư. Nếu thực hiện chào bán thành công toàn bộ 620 triệu cổ phiếu đã đăng ký, NCB sẽ tăng vốn điều lệ lên hơn 11.800 tỷ đồng.

Lộ diện nhà đầu tư chi 6.200 tỷ mua cổ phiếu ngân hàng- Ảnh 2.

Chi tiết 13 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phiếu riêng lẻ của Ngân hàng TMCP Quốc dân.

Trước đó, NCB đã được Ngân hàng Nhà nước và đại hội đồng cổ đông thông qua việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ từ 5.602 tỷ đồng lên tối đa 11.802 tỷ đồng. Theo phương án trình Ngân hàng Nhà nước và cổ đông, NCB sẽ phát hành và chào bán 620 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Dự kiến, số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư sẽ được dùng bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh (5.300 tỷ đồng), công nghệ và chuyển đổi số (500 tỷ đồng), xây dựng nhận diện thương hiệu (200 tỷ đồng) và cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất (200 tỷ đồng).

Ngân hàng Nhà nước vừa chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank - mã chứng khoán: NAB) tăng vốn điều lệ thêm 3.145 tỷ đồng, từ mức gần 10.600 tỷ đồng lên 13.725 tỷ đồng.

Lộ diện nhà đầu tư chi 6.200 tỷ mua cổ phiếu ngân hàng- Ảnh 3.

Nam A Bank tăng vốn điều lệ thêm 3.145 tỷ đồng, từ mức gần 10.600 tỷ đồng lên 13.725 tỷ đồng.

Cụ thể, Nam A Bank sẽ phát hành cổ phiếu để chia cổ tức với tỷ lệ 25%, vốn điều lệ sẽ tăng thêm 2.654 tỷ đồng. Nguồn phát hành là lợi nhuận chưa phân phối năm 2023 (sau khi đã trích các quỹ) và lợi nhuận chưa phân phối từ các năm trước.

Nam A Bank dự kiến phát hành 50 triệu cổ phiếu ESOP, vốn điều lệ tăng thêm 500 tỷ đồng. Đối tượng phát hành là cán bộ nhân viên của ngân hàng, giá chào bán dự kiến là 10.000 đồng/cổ phiếu.

HDBank giảm room ngoại

Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank - mã chứng khoán: HDB) vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông về việc tạm khóa room ngoại xuống 17,5%. Cụ thể, HDBank trình đại hội thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài giảm từ mức 20% hiện được quy định tại điều lệ ngân hàng về còn 17,5%.

Tỷ lệ này có thể được điều chỉnh theo quyết định của đại hội cổ đông trên cơ sở phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan.

Từ ngày 10/5-7/6, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán: REE) mua vào 2.472.442 cổ phiếu trong tổng đăng ký mua 2,5 triệu cổ phiếu để nâng sở hữu từ 12,2% lên 12,81% vốn điều lệ.

Lộ diện nhà đầu tư chi 6.200 tỷ mua cổ phiếu ngân hàng- Ảnh 4.

Bà Nguyễn Thị Mai Thanh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cơ Điện Lạnh - đang sở hữu 12,81% vốn điều lệ REE.

Như vậy, tỷ lệ mua thành công của bà Mai Thanh là 98,9% tổng đăng ký, tương ứng còn 27.558 cổ phiếu chưa mua được. Lý do không mua hết cổ phiếu được bà Thanh đưa ra do điều kiện thị trường không thuận lợi.

Ông Nguyễn Đức Minh - Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco - mã chứng khoán: PET) - vừa bán ra toàn bộ 2 triệu cổ phiếu PET để giảm sở hữu về 0% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 10/6. Không chỉ bán cổ phiếu, ngày 11/6, ông Minh còn nộp đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT với lý do cá nhân.

Bà Trần Thị Mỹ cũng bán ra 4.560.308 cổ phiếu PET , giảm sở hữu từ 5.466.954 cổ phiếu (chiếm 5,09% vốn điều lệ) về 906.646 cổ phiếu (chiếm 0,84% vốn điều lệ). Ước tính, bà Mỹ đã thu về khoảng 137 tỷ đồng. Sau giao dịch, bà Mỹ không còn là cổ đông lớn tại Petrosetco.

Sau Vietcombank, ngân hàng BIDV và Agribank cũng thực hiện bán vàng miếng SJC thông qua hình thức đăng ký online để tránh việc xếp hàng.

Từ hôm nay 17.6, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến tới khách hàng cá nhân trên website của ngân hàng. Cụ thể, khách hàng có nhu cầu đăng ký mua vàng tại BIDV truy cập địa chỉ: https://bidv.com.vn/, lựa chọn “Đăng ký dịch vụ trực tuyến”, mục “Cá nhân” và chọn “Mua vàng miếng SJC” trên màn hình; hoặc truy cập link Đăng ký Gói sản phẩm.

Đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến của BIDV từ 9 giờ 30 đến 11 giờ 30 (hệ thống sẽ không ghi nhận thêm đăng ký mới khi đã đạt số lượng đăng ký tối đa mà chi nhánh liên quan có thể phục vụ trong ngày). Thanh toán và nhận vàng tại điểm bán vàng miếng SJC của BIDV từ 13 giờ 30 đến 16 giờ cùng ngày.

Hôm nay, thêm 2 ngân hàng thực hiện bán vàng miếng qua mạng- Ảnh 1.

Thêm BIDV và Agribank chỉ bán vàng miếng cho người đăng ký mua online

BIDV thông báo chỉ bán vàng miếng SJC tới các khách hàng đã đăng ký mua vàng online và đến giao dịch theo địa điểm và khung giờ đã được thông báo. Trong trường hợp quá giờ hẹn từ trên 30 phút mà khách hàng không đến giao dịch, BIDV có quyền hủy đăng ký mua vàng của khách hàng để phục vụ các khách hàng tiếp theo. Thời gian giao dịch (hàng ngày, trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định).

Giá bán vàng của Ngân hàng Nhà nước đã đứng yên

Tương tự, từ hôm nay, ngân hàng Agribank chỉ cung cấp dịch vụ bán vàng miếng SJC cho khách hàng đã đăng ký thành công mua vàng miếng SJC trực tuyến trên website của Agribank. Khách hàng truy cập website chính thức của Agribank tại địa chỉ https://www.Agribank.com.vn/ và lựa chọn “Đăng ký mua vàng SJC”. Sau đó, lựa chọn điểm giao dịch, số lượng đăng ký mua và nhập đầy đủ, chính xác các thông tin cá nhân theo hướng dẫn trên màn hình. Khi thông báo đặt lịch thành công, hệ thống sẽ gửi về địa chỉ email khách hàng đã đăng ký các thông tin về thời gian, địa điểm khách hàng đến thực hiện giao dịch mua vàng miếng SJC.

Thời gian đăng ký mua vàng online trên website Agribank được thực hiện từ 9 giờ - 15 giờ từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần (trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định). Thời gian thanh toán và nhận vàng tại điểm bán vàng miếng SJC của Agribank từ 13 giờ 30 - 16 giờ trong ngày đăng ký mua vàng thành công. Sau khi đăng ký mua vàng miếng SJC trực tuyến thành công, khách hàng cần đến đúng địa điểm và thời gian được Agribank thông báo qua email để thực hiện giao dịch mua vàng. Trường hợp quá 30 phút so với lịch hẹn mà Khách hàng không đến giao dịch, Agribank hủy thông tin đăng ký để phục vụ khách hàng tiếp theo.

Cuối tuần qua, Vietcombank đã triển khai bán vàng miếng cho khách hàng đăng ký trước qua website. Như vậy đến hiện tại, đã có 3 trong số 4 ngân hàng thương mại nhà nước triển khai bán vàng miếng SJC cho khách hàng thông qua việc đăng ký trước trên online.

Hai quỹ ETF quy mô 21.000 tỷ đồng dự kiến “gom” mạnh hàng chục triệu cổ phiếu tài chính và bất động sản trong tuần này

Ngược chiều, các cổ phiếu HPG, SSI, PDR… dự kiến bị bán ra mạnh trong đợt cơ cấu quý 2/2024.

Ngày 7/6/2024, FTSE Russell đã công bố danh mục cổ phiếu thành phần bộ chỉ số FTSE Vietnam Index. FTSE Vietnam Index (ETF FTSE tham chiếu) đã thêm mới cổ phiếu TCH và không loại bỏ cổ phiếu nào.

Tới ngày 14/6, đến lượt MarketVector công bố danh mục rổ chỉ số Marketvector Vietnam Local Index – quỹ VanEck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) tham chiếu. Hai cổ phiếu CTR và EVF được thêm mới vào rổ chỉ số. Chiều ngược lại không có cổ phiếu nào bị loại.

Ngày 21/6/2024 dự kiến là ngày hoàn tất việc cơ cấu toàn bộ danh mục quý 2/2024 của các ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số này. Chứng khoán BIDV (BSC) vừa đưa ra dự báo số lượng cổ phiếu mua/bán đối với các ETF tham chiếu theo các chỉ số.

Cụ thể, đối với FTSE Vietnam ETF, BSC dự phóng quỹ sẽ mua mới hơn 5,2 triệu cổ phiếu TCH để thêm vào danh mục, tỷ trọng dự kiến đạt 1,29%. Đồng tới, quỹ ETF ngoại này cũng sẽ gia tăng sở hữu tại EVF (3,2 triệu cổ phiếu), NVL (2 triệu cổ phiếu), VND (1,9 triệu cổ phiếu), VIX (1,5 triệu cổ phiếu),…

Ngược lại, quỹ FTSE Vietnam ETF có thể bán bớt SSI (2,2 triệu cổ phiếu), HSG (1,7 triệu cổ phiếu), KBC (1,3 triệu cổ phiếu), PVD (1,2 triệu cổ phiếu),… nhằm hạ tỷ trọng các mã chứng khoán này trong danh mục.

Tại ngày 13/6, quy mô danh mục FTSE Vietnam ETF đạt gần 315 triệu USD (~8.000 tỷ đồng).

Untitled.png

BSC dự phóng số lượng cổ phiếu mua/bán đối với FTSE Vietnam ETF

Đối với VNM ETF, để thêm mới CTR và EVF, BSC dự phóng quỹ VNM ETF sẽ mua mới lần lượt gần 990 nghìn cổ phiếu CTR và 8 triệu cổ phiếu EVF. Song song, quỹ cũng sẽ mua thêm 5,4 triệu cổ phiếu VHM, 1,2 triệu cổ phiếu VIC, 540 nghìn cổ phiếu VCB…

Ngược lại, quỹ VNM ETF sẽ bán ra phần lớn các cổ phiếu trong danh mục, lượng bán lớn tập trung vào các mã như HPG (2 triệu cổ phiếu), PDR (2,6 triệu cổ phiếu), NVL (1,7 triệu cổ phiếu), VNM (1,1 triệu cổ phiếu),…

Tại ngày 14/6, quy mô danh mục VNM ETF đạt hơn 512 triệu USD (~13.000 tỷ đồng).

Untitled.png

BSC dự phóng số lượng cổ phiếu mua/bán đối với VNM ETF

VND: Lợi nhuận VNDirect nửa đầu năm ước đạt hơn ngàn tỷ, hoàn thành 50% kế hoạch

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Vũ Long - CEO VNDirect, công ty chứng khoán này sau nửa đầu năm 2024 dự kiến hoàn thành một nửa kế hoạch lợi nhuận theo tờ trình ĐHĐCĐ. Tính ra, lãi ròng 6 tháng VNDirect dự kiến đạt 1.010 tỷ đồng, tăng gần 79% so với cùng kỳ năm trước.

image

Bà Phạm Minh Hương và ông Nguyễn Vũ Long có những chia sẻ với cổ đông tại buổi gặp mặt sau khi AGM lần 1 không thể tổ chức. Ảnh:

Gặp gỡ nhà đầu tư sau cuộc AGM bất thành chiều 17/6, ông Nguyễn Vũ Long – CEO CTCP Chứng khoán VNDirect (VNDirect – HoSE: VND) cho biết bất chấp các sự cố xảy ra, hệ thống của VNDirect đã khôi phục bình thường trở lại và tiếp tục tăng trưởng với nhiều kết quả đáng chú ý.

Đặc biệt, CEO VNDirect tiết lộ kết quả kinh doanh VNDirect tương đối tốt và dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2024 hoàn thành 50% kế hoạch đã trình trong tờ trình AGM năm 2024.

Trong tài liệu chuẩn bị cho AGM năm 2024 công bố trước đó, ban lãnh đạo VNDirect cho biết sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm nay với doanh thu cho vay ký quỹ (margin) đạt 1.365 tỷ đồng, tăng 18% so với năm trước. Trong đó, doanh thu từ thị trường vốn dự kiến giảm 39% xuống 1.897 tỷ đồng; doanh thu môi giới chứng khoán dự kiến giảm 17% xuống 720 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, lãi ròng kế hoạch 2.020 tỷ đồng. Mục tiêu này dựa trên dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt mức 1.320-1.350 điểm vào cuối năm 2024.

Tìm hiểu của Nhadautu.vn cho thấy, lợi nhuận sau thuế VNDirect ước tính sau nửa đầu năm 2024 đạt 1.010 tỷ đồng, tăng gần 79% so với cùng kỳ năm trước; lãi ròng riêng quý II/2024 ước đạt 393 tỷ đồng, tăng 189,6% so với quý I/2023.

Có thể thấy, lợi nhuận VNDirect đã tăng liên tục trong 4 kỳ BCTC gần nhất (theo quý).

image

Ảnh: Hữu Bật.

Trong các nội dung HĐQT VNDirect trình AGM năm 2024, còn có nội dung là loạt phương án chào bán, phát hành cổ phiếu đã được thông qua tại AGM 2023 nhưng chưa được triển khai. Cụ thể, VNDirect dự kiến chào bán 286,6 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tối đa 10 nhà đầu tư chuyên nghiệp.

VNDirect cho biết mục đích huy động nhằm tăng quy mô vốn hoạt động để mở rộng năng lực cho vay ký quỹ của khách hàng, năng lực kinh doanh nguồn vốn, năng lực bảo lãnh phát hành trái phiếu, năng lực phát hành và phân phối chứng quyền có bảo đảm, bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh hợp pháp khác.

Bên cạnh đó, VNDirect cũng đề xuất chào bán 30 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/CP và phát hành 15 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2024 đến 2026.

Hiện VNDirect đang triển khai phương án phát hành 304,5 triệu cổ phiếu, bao gồm: 60,8 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2022 (tỷ lệ 5%) và chào bán 243,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 5:1). Sau đợt phát hành, vốn điều lệ của VNDirect sẽ tăng từ mức 12.178,4 tỷ đồng lên 15.223 tỷ đồng.

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, ban lãnh đạo VNDirect đề xuất chia cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 500 đồng.

POW: Cổ phiếu doanh nghiệp điện lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam “có biến”

Cổ phiếu đầu ngành điện đã tăng hơn 40% sau 2 tháng qua đó leo lên mức cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

Sau giai đoạn nghỉ ngắn, cổ phiếu POW của PV Power lại bất ngờ tăng tốc mạnh mẽ. Cổ phiếu này có thời điểm chạm giá trần phiên 18/6 cùng giao dịch rất sôi động. Cập nhật tại thời điểm 11h15p sáng, POW đang giao dịch quanh mức 14.850 đồng/cp (+6,45%), cao nhất trong vòng 2 năm kể từ giữa tháng 6/2022.

Cổ phiếu POW tăng mạnh đẩy giá trị vốn hóa của PV Power lên gần 35.000 tỷ đồng, tiếp tục giữ vị trí số 1 ngành điện trên sàn chứng khoán Việt Nam. Con số này đã tăng hơn 40% chỉ sau 2 tháng nhưng mới chỉ bằng 2/3 so với mức kỷ lục đạt được hồi đầu năm 2022.

Diễn biến cổ phiếu POW tại thời điểm 11h15p ngày 18/6

PV Power là một trong những đơn vị phát điện lớn nhất của Việt Nam, nắm giữ 11% công suất phát điện cả nước. Tổng công ty hiện quản lý vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất 4.205MW, gồm điện khí, than và thủy điện. Cổ phiếu của “gã khổng lồ” ngành điện bất ngờ nổi sóng thời gian qua với nhiều câu chuyện đáng chú ý.

Theo biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 diễn ra ngày 23/5 vừa qua, sản lượng điện 5 tháng đầu năm của PV Power ước đạt 6.940 triệu kWWh, doanh thu tương ứng 13.052 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ước gần 670 tỷ đồng. Với kết quả này, tổng công ty đã thực hiện 41% kế hoạch doanh thu (31.736 tỷ đồng) và 67% mục tiêu lợi nhuận (995 tỷ đồng) đề ra cho cả năm 2024.![]

Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT PV Power cho biết phía bảo hiểm đã có văn bản chấp thuận bồi thường bảo hiểm tổn thất vật chất và gián đoạn kinh doanh liên quan đến sự cố tại Tổ máy số 1 nhà máy điện Vũng Áng 1 với tổng tiền bồi thuờng khoảng 1.000 tỷ, trong đó chi phí sửa chữa khoảng 600 tỷ đồng.

Cập nhật về tiến độ dự án Nhơn Trạch 3&4, PV Power cho biết đã ký hợp đồng thuê đất với Tổng Công ty Tín Nghĩa ngày 27/5 đối với phần diện tích 30,8 ha và đã được Sở Tài nguyên - Môi trường cấp sổ đỏ ngày 29/5. Nhơn Trạch 3&4 - dự án điện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

Trong báo cáo mới đây, Vietcap lại cho rằng Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 vẫn đang đi đúng kế hoạch để đáp ứng dự báo của CTCK này về ngày vận hành thương mại (COD) bất chấp những thách thức ngắn hạn về giá thuê đất. Theo đó, Nhơn Trạch 3&4 sẽ đi vào hoạt động muộn hơn 6-12 tháng so với kế hoạch của PV Power, tức là giữa năm 2025 đối với Nhơn Trạch 3 và giữa năm 2026 đối với Nhơn Trạch 4.

Tính đến cuối tháng 4/2024, tiến độ tổng thể của gói thầu EPC hoàn thành ước đạt 87% (so với kế hoạch dự kiến đạt 92%). Doanh nghiệp thông tin sẽ tiếp tục thực hiện công tác thu xếp vốn, đàm phán hợp đồng mua bán khí và hợp đồng mua bán điện cho dự án theo đúng tiến độ.

Ngoài ra, Vietcap cũng cho biết ban lãnh đạo PV Power dự kiến sẽ tăng vốn điều lệ trong ngắn hạn. Trước đó vào tháng 10/2023, PV Power đã trình phương án tăng vốn điều lệ lên PVN. PV Power không tiết lộ phương pháp đề xuất nhưng cho biết mức tăng vốn điều lệ sẽ là 5.000 tỷ đồng. Theo Vietcap, PV Power có thể sẽ tăng vốn điều lệ bằng cách sử dụng lợi nhuận giữ lại và quỹ phát triển, lên tới 7.800 tỷ đồng tính đến cuối quý 1/2024, thay vì huy động vốn mới.

Đang xảy ra việc có tiền cũng không mua được vàng

Sáng nay (19/6), giá vàng trong nước tiếp tục đứng im. Giá vàng nhẫn quanh mốc 75 triệu đồng/lượng, vàng miếng SJC là 76,98 triệu đồng/lượng. Thời điểm này nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng báo “hết hàng”, ngân hàng thông báo “hết lượt”.

Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá nhẫn tròn trơn 74,28 - 75,58 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn lên mức 74,25 - 75,55 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng nhẫn 74,1 - 75,4 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.

Cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC đều đứng im.

Giá vàng miếng SJC giữ nguyên mức bán ra 76,98 triệu đồng/lượng 2 tuần nay từ ngân hàng quốc doanh đến các doanh nghiệp kinh doanh vàng khác.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới ở mức 2.328 USD/ounce, tăng 4 USD/ounce so với sáng qua.

Sau khi 4 ngân hàng quốc doanh (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) công bố chỉ bán vàng giá bình ổn qua kênh trực tuyến, tình trạng xếp hàng ngày đêm tại các địa điểm bán vàng đã không còn.

Thay vì phải xếp hàng từ đêm hôm trước để mua vàng giá bình ổn, khách hàng hiện có thể mua vàng tại bất cứ địa điểm nào. Khách hàng chỉ cần truy cập vào trang thông tin của các ngân hàng và ấn đăng ký mua để đặt trước, sau đó đến điểm bán ghi trên giấy hẹn để thanh toán và nhận vàng.

Các ngân hàng sẽ hủy thông tin đăng ký mua nếu khách hàng đến muộn 30 phút so với lịch hẹn nhận vàng. Ngoài ra, mỗi khách hàng chỉ được mua tối đa 1 lượng vàng/lượt.

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn cũng triển khai hình thức đặt trước qua tin nhắn. Theo đó, khách hàng chỉ cần nhắn tin theo cú pháp, khai thông tin cá nhân qua tin nhắn và công ty sẽ gửi lại số chờ, lịch hẹn cho khách hàng.
image

Thông báo tại cửa hàng Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn về hình thức đặt mua vàng qua tin nhắn (ảnh: Ngọc Mai).

Theo ghi nhận, hiện nhiều người không thể đăng ký mua vàng, tình trạng này diễn ra thường xuyên tại trang thông tin của các ngân hàng. Nhiều khách hàng nhận được hiển thị “đã hết lượt đăng ký trong ngày” hoặc “đã nhận đủ số lượng khách hàng đăng ký mua vàng miếng SJC của ngày hôm nay”.

Việc đặt mua vàng trực tuyến tại các ngân hàng đã khó, mua vàng tại các cửa hàng bán vàng cũng khó không kém.

Trong những ngày qua, nhiều cửa hàng vàng của Bảo Tín Minh Châu, PNJ, DOJI đều đồng loạt báo hết vàng và chưa rõ ngày vàng về. Không chỉ vàng miếng, mặt hàng vàng nhẫn trơn cũng hết. Điều này khiến nhiều người dân rơi vào cảnh có tiền cũng không mua được vàng.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam - nhận định các cửa hàng báo hết vàng là điều dễ hiểu bởi thực tế là không có nguồn vàng SJC để nhập về.

Trước đó, Hiệp hội kinh doanh vàng đã có đề xuất Ngân hàng Nhà nước cho phép 3 doanh nghiệp kinh doanh vàng là SJC, PNJ và DOJI nhập khẩu 10 tấn vàng. Tuy nhiên, hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn đang xem xét và chưa có quyết định chính thức.

Trên thị trường tiền tệ, ngày 19/6, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.259 đồng/USD. Tại ngân hàng thương mại, tỷ giá USD quanh mức 25.231 - 25.471 đồng/USD mua vào - bán ra.

Doanh nghiệp thu hơn 10 tỷ đồng mỗi ngày nhờ gửi ngân hàng 61.000 tỷ đồng

Với gần 61.000 tỷ đồng tiền mặt và khoản tương đương tiền, VNPT gửi ngân hàng và thu 3.739 tỷ đồng lãi từ nhà băng năm 2023, tức mỗi ngày thu 10,2 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 của VNPT đã được kiểm toán, doanh nghiệp này hiện đang giữ 2.660 tỷ đồng tiền mặt cùng 58.339 tỷ đồng đầu tư tài chính. Số tiền này được gửi vào ngân hàng với kỳ hạn từ hai tháng đến một năm để hưởng lãi suất. Kết quả là, VNPT đã thu về gần 3.739 tỷ đồng lãi từ ngân hàng trong năm qua, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù khoản thu từ lãi ngân hàng tăng mạnh, hoạt động kinh doanh chính của VNPT lại chứng kiến sự sụt giảm, khiến lợi nhuận năm 2023 đi xuống. Doanh thu thuần đạt 51.156 tỷ đồng, giảm gần 1,4% so với năm trước. Sau khi trừ đi giá vốn và các chi phí liên quan, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 4.660 tỷ đồng, giảm tới 33% so với năm 2022.

Theo VNPT, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận là do biên lợi nhuận gộp và các khoản lợi nhuận khác đều giảm mạnh. Phần lãi từ các công ty liên kết cũng không khả quan.

Nhân viên VNPT chăm sóc khách hàng. Ảnh: VNPT

Nhân viên VNPT chăm sóc khách hàng. Ảnh: VNPT

Năm nay, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất đạt 59.089 tỷ đồng, tăng gần 8% so với kết quả thực hiện năm 2023, và đây là mức cao nhất trong lịch sử tập đoàn. Riêng công ty mẹ dự kiến mang về 41.973 tỷ đồng.

Công ty mẹ cũng đề ra mục tiêu lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 4.417 tỷ đồng và 3.534 tỷ đồng. Nộp ngân sách dự kiến đạt 3.888 tỷ đồng và kế hoạch vốn đầu tư tối đa không quá 9.650 tỷ đồng.

Doanh nghiệp đã trúng đấu giá khối băng tần C2 (3.700-3.800 MHz) với giá 2.581 tỷ đồng. Khối băng tần này hứa hẹn mang lại nhiều lựa chọn thiết bị mạng và giảm chi phí triển khai mạng 5G trong thời gian tới.

Sembcorp hoàn tất thương vụ mua lại ba công ty năng lượng thuộc Gelex

Sembcorp Solar Vietnam Pte Ltd vừa công bố hoàn tất việc mua lại phần lớn vốn góp tại ba công ty con thuộc hệ thống của Tập đoàn Gelex trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Theo thông cáo của Sembcorp Solar Vietnam Pte Ltd - công ty con do Sembcorp sở hữu 100%, công ty đã hoàn thành 3 giao dịch nói trên trong thương vụ mua lại.

Sau giao dịch này, Sembcorp đã bổ sung tổng cộng 196 MW công suất năng lượng mặt trời và gió đang hoạt động vào danh mục đầu tư của mình.

Là một phần của thương vụ mua lại, Sembcorp cũng sẽ mua 73% cổ phần của một công ty con trong hệ thống của Gelex. Công ty này sở hữu nhà máy thủy điện công suất 49 MW. Sau khi hoàn thành toàn bộ, tổng công suất năng lượng tái tạo của Sembcorp tại Việt Nam sẽ đạt 455 MW, còn tổng công suất năng lượng tái tạo của Tập đoàn này trên toàn cầu sẽ đạt 14,4 GW.

Phía Sembcorp cho biết, dự kiến việc mua lại tài sản thủy điện 49 MW sẽ được hoàn tất vào nửa cuối năm 2024 sau khi đạt được các phê duyệt theo quy định.

Gelex đẩy mạnh chiến lược hệ sinh thái đối tác, tìm kiếm các cơ hội mới. (Ảnh: Gelex).

Trao đổi về vấn đề này, đại diện Tập đoàn Gelex cho biết, thời gian qua, công ty đã tiến hành cơ cấu lại danh mục đầu tư, trong đó, mảng thiết bị điện, phát triển hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản công nghiệp, năng lượng tái tạo vẫn là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đầu tư của doanh nghiệp.

“Làn sóng đầu tư vào năng lượng tái tạo trong 5 năm qua đã giúp Gelex rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, chúng tôi mong muốn đồng hành với những nhà đầu tư có năng lực. Thời điểm này, Gelex chỉ thoái một phần danh mục đầu tư để tìm, lựa chọn đối tác cùng đồng hành trong các dự án tiếp theo.

Việc hợp tác với Sembcorp – tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đến từ Singapore sẽ giúp Gelex cộng hưởng được tối đa tiềm lực, hỗ trợ nhau phát triển mạnh mẽ hơn tại thị trường Việt Nam và quốc tế, mở ra những cơ hội mới trong tương lai”, đại diện Tập đoàn Gelex khẳng định.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, lãnh đao Tập đoàn Gelex đã cho biết, một trong các chiến lược quan trọng của Gelex hiện nay và giai đoạn tiếp theo là đẩy mạnh chiến hệ sinh thái đối tác với các tập đoàn đa quốc gia (trong và ngoài nước) để đưa Gelex tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, mở rộng và nâng cấp phân khúc sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn cho các lĩnh vực cốt lõi, đẩy mạnh xuất khẩu và hướng tới mục tiêu trở thành Tập đoàn đầu tư hàng đầu Việt Nam.

Điểm chung đặc biệt giữa hai cổ phiếu “tăng như tên lửa” Viettel Global và VIMC

image

Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây chứng kiến không ít cổ phiếu “tăng như tên lửa”. Trong đó, hai “gã khổng lồ” trên sàn UPCoM là Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global – mã VGI)Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC – mã MVN) đang gây ấn tượng rất mạnh.

Từ đầu tháng 6, cổ phiếu MVN đã tăng 150% qua đó leo lên mức 48.000 đồng/cp. Vốn hóa thị trường của VIMC cũng theo đó tăng gần 35.000 tỷ (~1,5 tỷ USD) chỉ sau chưa đầy 3 tuần, lên mức gần 57.500 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD), cao nhất ngành cảng và vận tải biển. Con số này chỉ còn kém đôi chút so với mức kỷ lục mà doanh nghiệp này từng đạt được hồi tháng 8/2021.

Trong khi đó, VGI là một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn chứng khoán từ đầu năm với 310%. Cổ phiếu này đang dừng ở mức 105.900 đồng/cp, cao nhất kể từ khi lên sàn tháng 9/2018. Vốn hóa Viettel Global cũng theo đó lập kỷ lục gần 322.000 tỷ đồng (~13,5 tỷ USD), tăng gần 250.000 tỷ (~10 tỷ USD) sau chưa đầy nửa năm.

Con số này đưa Viettel Global vượt qua Vingroup, Vinhomes, Hòa Phát, FPT, Vinamilk cùng hàng loạt ngân hàng như BIDV, VietinBank, Techcombank, VPBank trong danh sách những cái tên giá trị nhất sàn chứng khoán, chỉ kém duy nhất Vietcombank. Vốn hóa của “gã khổng lồ” viễn thông, công nghệ này đã xấp xỉ tổng giá trị toàn bộ hơn 300 doanh nghiệp đang niêm yết trên HNX.

“:“1718699806785_9”,“anchoroffset”:0,“focusoffset”:0,“anchornodeattribute”:“rangy-anchor”,“focusnodeattribute”:“rangy-focus”,“anchorpath”:“0”,“focuspath”:“0”}”="">Một điểm khá trùng hợp giữa VGI và MVN là cả hai cổ phiếu đều lên sàn chứng khoán năm 2018, VGI chào sàn ngày 25/9 còn MVN là 8/10. Bộ đôi cổ phiếu này lên sàn nằm trong làn sóng các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) cổ phần hóa và lên giao dịch trên UPCoM sau khi Thông tư 180/2015/TT-BTC (Thông tư 180) ra đời.

Câu chuyện xoá lỗ luỹ kế, điểm chung đặc biệt giữa hai "gã khổng lồ"

Ngoài việc cùng lên sàn chứng khoán năm 2018, Viettel Global và VIMC thực tế là hai doanh nghiệp có nhiều sự khác biệt về quy mô, lĩnh vực hoạt động, thị trường,… Tuy nhiên, đà tăng của hai cổ phiếu VGI và MVN thời gian qua lại bất ngờ được hỗ trợ bởi một điểm chung đặc biệt là câu chuyện xoá lỗ luỹ kế.

Trong quá khứ, VIMC (tên cũ là Vinalines) có nhiều năm kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến lỗ luỹ kế hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình đã chuyển biến tích cực hơn, đặc biệt trong giai đoạn 2021-2023, doanh nghiệp này đều thu về hàng nghìn tỷ lợi nhuận mỗi năm qua đó thu hẹp đáng kể khoản lỗ luỹ kế tồn đọng.

Quý đầu năm 2024, VIMC ghi nhận doanh thu đạt 3.596 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 576 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và 19% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận sau thuế thu về 479 tỷ đồng, tăng 21% so với quý 1/2023, trong đó lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 342 tỷ đồng. Kết quả này giúp VIMC chính thức xoá sạch lỗ luỹ kế sau rất nhiều năm.

Năm 2024, VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 13.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 2.730 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 28% so với thực hiện 2023. Với kết quả đạt được sau quý đầu năm, doanh nghiệp đầu ngành cảng và vận tải biển đã thực hiện 26% kế hoạch doanh thu và 21% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Tương tự, Viettel Global cũng đang gần mục tiêu xoá lỗ luỹ kế sau nhiều năm kinh doanh khởi sắc. Quý 1/2024, tổng công ty ghi nhận doanh thu al đạt 7.907 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Viettel Global đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm 2023 và là mức cao nhất kể từ quý 3/2022.

Tính đến cuối quý 1/2024, Viettel Global vẫn còn lỗ luỹ kế gần 2.100 tỷ đồng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo tổng công ty cho biết với đà tăng trưởng như hiện tại, Viettel Global sẽ cố gắng tối đa để xử lý và nếu không có rủi ro lớn phát sinh, dự kiến năm 2025 sẽ hết lỗ lũy kế. Khi đó, Viettel Global sẽ có thể tính toán phương án chia cổ tức.

Năm 2024, Viettel Global đặt mục tiêu có thêm 2 triệu thuê bao viễn thông và 6 triệu thuê bao số. Tương ứng, tổng công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt 31.746 tỷ đồng (tương đương năm 2023), lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.477 tỷ đồng, tăng 41,2% so với thực hiện 2023.

VIMC là đơn vị sở hữu đội tàu lớn nhất cả nước và đóng vai trò vận tải quan trọng của nền kinh tế. Đội tàu của VIMC hiện đang chiếm tới 25% tổng dung tích đội tàu trong cả nước, trong đó có những loại tàu hàng rời cỡ lớn đến 73.000 DWT, hàng năm chuyên chở 60% hàng hóa xuất và nhập khẩu vào Việt Nam, góp phần vào việc mở rộng giao thương của Việt nam tới rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tổng công ty hiện có 34 doanh nghiệp thành viên, trong đó sở hữu cổ phần của 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm khoảng 30% tổng số m cầu bến quốc gia). Một số cảng trọng điểm của cả nước có thể kể đến như cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng và cảng Quy Nhơn.

Đà tăng của cổ phiếu này cũng được hỗ trợ bởi giá cước container tăng phi mã như thời Covid. Theo dự báo của giới chuyên gia, giá cước vận tải có thể tiếp tục tăng khi xung đột khu vực biển Đỏ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhu cầu hàng hóa phục hồi và tình trạng thiếu container tại các cảng xuất lớn gây áp lực mạnh lên giá cước khi bước vào mùa cao điểm. Việc giá cước neo cao được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp vận tải biển.

Bên cạnh đó, việc xoá hết lỗ luỹ kế còn là tiền đề để VIMC triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua. Theo chủ trương, tỷ lệ sở hữu cổ phần của Nhà nước tại VIMC sẽ giảm xuống 65% vốn điều lệ. Ban lãnh đạo VIMC cho biết, mục tiêu phát hành cổ phiếu tăng vốn lần này có xét ưu tiên cho cổ đông hiện hữu, phát hành cho các đối tác chuyên về vận tải container để hợp tác phát triển loại hình vận tải hàng hoá đặc thù này.

Trong khi đó, Viettel Global được thành lập từ năm 2007, mang sứ mệnh đưa Viettel trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế. Mới đây, Movitel - một thương hiệu của Viettel Global đã vươn lên top 1 tại Mozambique giúp doanh nghiệp có 7 trong tổng số 10 thương hiệu viễn thông đứng đầu thị phần các nước sở tại, bao gồm gồm: Movitel (Mozambique), Lumitel (Burundi), Telemor (Đông Timor), Metfone (Campuchia), Mytel (Myanmar), Unitel (Lào) và Natcom (Haiti).

Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán ABS đánh giá, với lợi thế có 7/10 công ty thị trường đứng top 1 thị phần ở các mảng di động, Viettel Global sẽ tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới và các quốc gia đang phát triển khác. Tuy nhiên, dịch vụ viễn thông truyền thống đã dần bão hòa và mức độ thâm nhập viễn thông tại nhiều quốc gia đang bắt đầu đạt đến ngưỡng.

Do đó, việc thực hiện chiến lược đầu tư mới của Viettel Global là chuyển dịch dần sang dịch vụ số KHDN, dịch vụ số KHCN và Tài chính điện tử sẽ là nước đi giúp tổng công ty nâng cao vị thế, tiếp tục phát triển hiệu quả hoạt động kinh doanh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành Viễn thông thế giới.

FPT: Lãi tăng vọt, vốn hoá của Tập đoàn FPT lên mức cao kỷ lục

Tập đoàn FPT (mã cổ phiếu FPT) cho biết đã đạt hơn 4.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, giá trị vốn hoá của tập đoàn công nghệ này đang ở vùng cao kỷ lục.

Khối công nghệ, đặc biệt là tại thị trường nước ngoài, tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của Tập đoàn FPT.

Tập đoàn FPT (mã cổ phiếu FPT - sàn HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm nay với mức doanh thu ước đạt 23.916 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 4.313 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,9% và 19,5% so với năm trước.

Tập đoàn công nghệ này cũng cho biết, riêng trong tháng 5 vừa qua, đã thắng thầu thêm 6 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD/dự án, đưa tổng số dự án ký mới từ đầu năm đến nay lên 26 dự án.

Xét về cơ cấu doanh thu, trong 5 tháng đầu năm nay, khối công nghệ đem về 14.513 tỷ đồng doanh thu cho Tập đoàn FPT, tăng trưởng 24,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm xấp xỉ 61% tổng doanh thu, đóng góp bởi đà tăng trưởng mạnh mẽ từ mảng dịch vụ công nghệ thông tin nước ngoài (tăng 29,8%).

Thị trường Nhật Bản và châu Á - Thái Bình Dương (APAC) tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, tăng lần lượt 34,2% (tương đương tăng trưởng 43% theo tỷ giá Yên Nhật) và 31,1% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 16.341 tỷ đồng, tăng 17,2%, chủ yếu do đẩy sớm việc ký mới ngay trong tháng 12/2023, Tập đoàn FPT cho biết.

Khối viễn thông của Tập đoàn FPT mang về 6.787 tỷ đồng doanh thu, tăng 6,4% so với cùng và chiếm 28% tổng doanh thu trong 5 tháng đầu năm nay.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT trong 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Đáng chú ý, Tập đoàn FPT cho biết, đã cùng các doanh nghiệp viễn thông và dịch vụ trung tâm dữ liệu hàng đầu trong khu vực chính thức thành lập liên minh AseanConnect.One với mục tiêu trở thành nhà cung cấp “một điểm đến cho mọi nhu cầu“ với các giải pháp kết nối và trung tâm dữ liệu cho các nhà mạng/OTT trong khu vực ASEAN. Động thái này được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực tăng trưởng mới cho khối viễn thông.

Trong khi đó, khối giáo dục và đầu tư khác đóng góp 2.615 tỷ đồng doanh thu cho Tập đoàn FPT trong 5 tháng đầu năm nay, tăng 35,3% so với cùng kỳ và chiếm 11% tổng doanh thu.

Mới đây, tập đoàn công nghệ này đã đề xuất UBND tỉnh Hải Dương cho phép xây dựng Tổ hợp giáo dục FPT quy mô từ 5 - 10 ha và được áp dụng ưu đãi chính sách 100% xã hội hóa cho giáo dục, dự kiến gồm tổ hợp giáo dục phổ thông liên cấp chất lượng cao từ bậc tiểu học, THCS, THPT.

Năm nay, Tập đoàn FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau 5 tháng đầu năm, Tập đoàn FPT đã đạt gần 39% kế hoạch doanh thu và 40% kế hoạch lợi nhuận.

Đáng chú ý, cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT đang có nhịp tăng “ấn tượng” với mức tăng 60% chỉ sau chưa đầy 6 tháng, đưa giá trị vốn hoá lên mức cao kỷ lục 187.000 tỷ đồng (khoảng 7,35 tỷ USD).

Gu đầu tư ‘không chốt lời, cắt lỗ’ của Warren Buffett phiên bản Thái Lan

Từ 300.000 USD, TS. Niwes Hemvachivarakorn nâng tổng tài sản hiện tại lên 300 triệu USD nhờ nắm cổ phiếu dài hạn thay vì chớp nhoáng “chốt lời - cắt lỗ”.

Giữa tháng 6, TS. Niwes Hemvachivarakorn - nhà đầu tư được ví von “Warren Buffett phiên bản Thái Lan” đến Việt Nam, dự hội nghị của nhà đầu tư giá trị vào thị trường Việt Nam (VVI). Bên lề hội nghị, nhân vật nằm trong danh sách 99 nhà đầu tư vĩ đại của tác giả Magnus Angenfelt có buổi trò chuyện cùng VnExpress.

Gần một thập kỷ sau lần đầu ghé thăm đất nước hình chữ S, ông Niwes gọi thị trường này là “mãnh hổ mới” ở khu vực ASEAN. Trong đó, đầu tư chứng khoán là kênh hấp dẫn với các nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt khi Việt Nam có nền kinh tế ở mô hình Goldilocks - trạng thái tối ưu để tăng trưởng bền vững. Ông cũng nêu những nguyên tắc giúp ông nhân ba giá trị tài sản, phù hợp nhà đầu tư cá nhân bắt đầu học cách đặt lệnh.

Tiến sĩ Niwes Hemvachivarakorn tham quan các khu sầm uất nhất TP HCM sau hội nghị. Ảnh: Hoài Phương

Tiến sĩ Niwes Hemvachivarakorn tham quan các khu sầm uất nhất TP HCM sau hội nghị. Ảnh: Hoài Phương

Nhìn ra xu hướng thị trường

Khái niệm đầu tiên mà Tiến sĩ Niwes nhắc đến là Mega Trends - xu hướng lớn, tác động toàn thị trường.

Năm 1997, Thái Lan bước vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Từ công việc trong ngành tài chính với mức thưởng 6-10 tháng lương mỗi năm, ông Niwes trở thành người ba không: không nhà, không xe, không việc làm, ở độ tuổi 42.

Giữa tâm khủng hoảng, thị trường chứng khoán Thái Lan giảm 50% so với thế giới. Nhà đầu tư sinh năm 1953 lúc này nhìn thấy cơ hội: mua cổ phiếu với giá rẻ kinh ngạc - điều không thể có trong điều kiện bình thường. Biến khủng hoảng thành cơ hội, ông dùng tất cả tiền mặt dành dụm sau hai thập kỷ làm việc - 300.000 USD - để mua cổ phiếu. Một năm sau, thị trường phục hồi với tỷ lệ tăng trưởng trên 60%, mang lại cho danh mục đầu tư của ông mức lãi trên 140%. Đến năm 2016, tổng tài sản từ chứng khoán của ông tăng lên 100 triệu USD. Tính đến tháng 6 năm nay, con số này đạt 300 triệu USD.

Ngoài nắm bắt xu hướng để chọn thời điểm gia nhập, nhà đầu tư Thái Lan cho biết cần phân tích dòng chảy nhu cầu, đặt mục tiêu ở những ngành nghề có tiềm năng tăng trưởng cao.

Thời điểm bắt đầu, Tiến sĩ Niwes nhận định trong bối cảnh tài chính khó khăn, nhiều người mất việc, các gia đình thắt chặt chi tiêu nên mặt hàng mì gói được tiêu thụ rất mạnh. Danh mục của ông lúc đó tập trung vào các công ty mì gói - sản phẩm bán chạy nhất. Khi nền kinh tế phục hồi, ông đánh giá nhu cầu tiêu dùng sẽ nở rộ. Tại Thái Lan, cứ 100 m là có một cửa hàng tiện lợi 7-Eleven. Vì vậy, ông gia tăng số lượng cổ phiếu công ty 7-Eleven trong danh mục của mình.

Ông Niwes cho biết, sau giai đoạn bùng nổ “như mơ”, khoảng 10 năm trước, thị trường chứng khoán Thái Lan có sự chững lại. “Các công ty lớn không thể mở rộng quy mô, dân số giảm. Nếu bạn đầu tư vào nền kinh tế không phát triển, bạn không thể có khoản lợi nhuận tốt. Vì vậy tôi quyết định tìm kiếm khắp ASEAN”, doanh nhân sinh năm 1953 phân tích.

Đó cũng là thời điểm Thái Lan mở cửa, cho phép mọi người đầu tư ra nước ngoài. Lúc này, “Warren Buffett của Thái Lan” chú ý đến thị trường Việt. Khi thấy có những doanh nghiệp trả cổ tức khá cao (khoảng 10% trở lên) so với Thái Lan, ông thay đổi chiến lược, đầu tư có chọn lọc hơn. Ông nhận định Việt Nam có nhiều nét tương đồng Thái Lan thời điểm nhà đầu tư này này bắt đầu hành trình trên thị trường khoán.

Quảng cáo

Ông đánh giá Việt Nam đang ở giai đoạn vàng với dân số lực lượng lao động trẻ dồi dào, khoảng 67,4% trong tổng số 100 triệu dân. Thu nhập bình quân đầu người tăng, sức mua nội địa dần ấm lên. Bên cạnh đó, tiềm năng nhân lực của Việt Nam cũng rất tốt khi học sinh Việt Nam có điểm PISA cao thứ nhì khu vực ASEAN và Chính phủ đang chú trọng giáo dục STEM. Việt Nam cũng dần tăng vị thế trên chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế đang ở giai đoạn Goldilocks - trạng thái tối ưu cho trưởng bền vững, tức mức tăng không quá nóng dẫn đến lạm phát cũng không quá lạnh đến mức tạo ra cuộc suy thoái.

Trong bối cảnh đó, ông đánh giá thị trường Việt có những ngành tiềm năng như công nghệ, hàng không, tiêu dùng, bán lẻ.

Với công nghệ cao, nhà đầu tư Niwes có niềm tin đây sẽ là ngành nghề thống lĩnh thế giới, tất cả sản phẩm đều được phát triển từ các công ty công nghệ cao này. Kế đến là hàng không - xu hướng di chuyển của tương lai. Khi thu nhập người dân tăng lên, họ sẵn sàng chi trả mức phí cao hơn để rút ngắn thời gian đi lại. Khoảng cách giữa các tỉnh, thành Việt Nam cũng khá xa, đòi hỏi việc di chuyển bằng hàng không.

Tiến sĩ Niwes. Ảnh: Hoài Phương

Tiến sĩ Niwes. Ảnh: Hoài Phương

Tìm ra người chiến thắng

Gần ba thập kỷ trước, 300.000 USD là khoản tài sản rất lớn, vì sao có đủ dũng khí đầu tư all in? Nhận câu hỏi, ông Niwes cười, nói rằng: nhìn vào công ty và chỉ all in khi biết đó là “người chiến thắng”.

Như năm 1997, công ty ông đầu tư chuyên sản xuất mì gói. Ông ước tính, chỉ riêng khoản cổ tức 10% mỗi năm cũng có thể đủ cho nhu cầu sinh hoạt của cả gia đình - phương án đảm bảo lâu dài trong hoàn cảnh mất việc. Ngoài ra, doanh nghiệp này không có khoản nợ chết, thua lỗ.

Từ khoản cổ tức nhận về, ông tiếp tục đa dạng danh mục đầu tư. Rổ hàng của Tiến sĩ tài chính là những đơn vị tiềm lực tốt, không gặp phải cuộc khủng hoảng năm 1997, khoản nợ rất thấp, lợi nhuận cao. “Hội đủ những điều cần thiết là tôi đặt”, ông cười, nhớ lại. Và ba năm sau đó, khi nền kinh tế phục hồi, tất cả doanh nghiệp này đều tăng giá chóng mặt, quy mô từ công ty gia đình vươn lên thành tập đoàn đa quốc gia.

Quay lại với 7-Eleven, ông sở hữu mã cổ phiếu CPALL từ khi công ty ở quy mô trung bình. Nhưng nhận định rằng chúng sẽ là “người khổng lồ” trong tương lai, ông quyết định liên tục mua vào và CAPLL sau này trở thành nhóm chính yếu giúp ông tăng tài sản, lợi nhuận từ chứng khoán.

“Đầu tư vào công ty tốt nhất - những người chiến thắng”, ông khẳng định với âm sắc chậm rãi.

Tại thị trường Việt, công thức này áp dụng ra sao? Với xu hướng công nghệ, nhà đầu tư từ Thái Lan hiện sở hữu 6 triệu cổ phiếu FPT vì có niềm tin: Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc công nghệ trong 10 năm tới. Ông cũng mua nhiều cổ phiếu ACV (Tổng ty Cảng hàng không Việt Nam).

Ngoài ra, ông lựa chọn các công ty tiện ích, cơ sở hạ tầng. Triệu phú người Thái cũng nêu hai cái tên nổi bật là: Thế Giới Di Động - có tiềm năng thành vua bán lẻ và Masan - ông lớn trong ngành tiêu dùng.

Với nhà đầu tư cá nhân vừa tham gia thị trường, ông dành lời khuyên lựa chọn từ rổ VN Diamond - danh mục các cổ phiếu đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, với triển vọng tăng trưởng lớn.

Tiến sĩ Niwes trao đổi về tiềm năng đầu tư cùng đại diện Dragon Capital Việt Nam (trái), bên lề hội nghị. Ảnh: NVCC

Tiến sĩ Niwes trao đổi về tiềm năng đầu tư cùng đại diện Dragon Capital Việt Nam (trái), bên lề hội nghị. Ảnh: NVCC

Đừng mua với giá đắt đỏ

“Tôi sử dụng chiến lược Warren Buffett, mua cổ phiếu tốt nhất ở mức giá hợp lý và nắm giữ nó”, Tiến sĩ Niwes Hemvachivarakorn nói.

Theo ông, cổ phiếu đáng mua có chỉ số P/E cần ở mức 20 lần hoặc không quá 30. P/E (Price to Earning ratio) là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) với thu nhập trên một cổ phiếu (EPS). Chỉ số càng thấp thể hiện cổ phiếu đang được định giá thấp hơn giá trị thực của nó, đó là thời điểm đáng để rót tiền.

Như với cổ phiếu Masan hay Thế Giới Di Động, ông chỉ vào lệnh khi mức giá thị trường có sự điều chỉnh hợp lý. Hoặc thời điểm 10 năm trước khi vào thị trường Việt, gọi mình là “tay mơ”, Niwes chọn nhóm giá thấp để giữ tính ổn định cho khoản đầu tư.

Theo ông, năm 2014, chứng khoán Việt bắt đầu hồi phục từ đáy. Vì chưa nắm bắt thị trường, ông chọn đầu tư vào danh mục gồm những cổ phiếu nhỏ với chỉ số P/E thấp và có mức chi trả cổ tức cao. Qua hai năm “để không”, ông bất ngờ với khoản cổ tức thu về. Sau khoảng thời gian quan sát và nghiên cứu thị trường Việt, TS. Niwes mới bắt đầu mua cổ phiếu riêng lẻ có chất lượng tốt và mức giá hợp lý. Cùng thời gian này, khi các chứng chỉ ETF của Dragon Capital Việt Nam được phát hành ở Thái Lan theo dạng DR (Depositary Receipt) như E1VFVN30 (rổ VN30), FUEVFVND (rổ VN Diamond), ông tích cực kêu gọi nhà đầu tư cá nhân Thái Lan đầu tư vào Việt Nam thông qua các quỹ ETF này và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt.

Đầu tư dài hạn, không "chốt lời - cắt lỗ"

“Đừng làm gì cả”, là lời khuyên ông Niwes nhấn mạnh nhiều lần.

Theo ông, sau các bước tìm thị trường, chọn lọc người chiến thắng, rổ hàng của bạn sẽ chỉ toàn những ông lớn, tiềm lực tốt. Nghĩa là nếu có biến động rớt giá trên thị trường chứng khoán, đó là cơ hội để mua thêm thay vì tâm lý bán “cắt lỗ”. Các biến động này thường đến từ nhiều nguyên nhân, khi khắc phục được mức giá sẽ tăng vọt. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư tiếc nuối vì bán ở thời điểm giá về vùng đáy, khoản đầu tư lỗ đậm. Ngược lại, nếu giá tăng trưởng, thậm chí 30% hoặc 100%, triệu phú Thái Lan khuyên không được bán “chốt lời”. Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, quy mô công ty nhân lên nhiều lần, giá trị mà nhà đầu tư nhận được sẽ vượt xa con số của việc “chốt lời - cắt lỗ”.

Ông Niwes có những khoản đầu tư dài hạn hơn 10 năm. Công ty từ quy mô tầm trung vươn lên thành đế chế bán lẻ. Ông đánh giá ở Việt Nam cũng có những công ty tiềm năng trở thành siêu cổ phiếu trên thị trường. Vì vậy nhà đầu tư hãy tìm kiếm và mua, theo dõi hoạt động mỗi quý thông qua báo cáo tài chính. Ngoài xem xét báo cáo, nhà đầu tư còn nên đi vào đời thực: bước vào cửa hàng, đến thăm sân bay…

Kết thúc buổi trò chuyện, Tiến sĩ tài chính tóm gọn những nguyên tắc theo ông suốt nhiều thập kỷ. Ông nhấn mạnh nếu không quá sành sõi thị trường, hãy mua nhóm nhóm VN Diamond hoặc chứng chỉ quỹ ETF DCVFMVN Diamond thay vì VN30 - vốn thiên lệch về ngành tài chính. Với nhà đầu tư kỳ vọng cao hơn, hãy mua siêu cổ phiếu dựa trên bức tranh xu hướng đa ngành, tìm ra người chiến thắng. Chọn được người chiến thắng, hãy cân nhắc giá cả. Cuối cùng, ông lặp lại nhiều lần: hãy đầu tư đều đặn và dài hạn, lợi nhuận thu về sẽ ở mức vượt quá kỳ vọng.

‘Từ nay chúng ta đừng nghĩ giá điện chỉ có tăng, mà sẽ có giảm’

Thông tin liên quan giá điện được Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đưa ra tại họp báo thường kỳ quý 2 của Bộ Công Thương chiều 19-6.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - Ảnh: C.DŨNG

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân - Ảnh: C.DŨNG

Trước câu hỏi về việc kiểm tra giá thành điện năm 2023 và phương án giá điện, ông Nguyễn Thế Hữu - phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực - cho biết Bộ Công Thương đã thành lập đoàn công tác và đoàn đang trong quá trình làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cùng các bên liên quan để xem xét, đánh giá các yếu tố đầu vào cấu thành giá điện thời điểm hiện tại, từ đó làm cơ sở xem xét có tăng hay giảm giá điện trong thời gian tới.

Đang kiểm tra giá điện, chưa có kết quả

“Hiện tại Bộ Công Thương đã cử đoàn kiểm tra giá thành điện năm 2023 của EVN để làm cơ sở xem xét, điều chỉnh giá điện năm 2024”, ông Hữu nói, và thêm rằng đến thời điểm này, việc kiểm tra chưa có kết quả. Do đó, việc tăng giá điện bao nhiêu, vào thời điểm nào sẽ phụ thuộc kết quả kiểm tra này.

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết trước đây cơ sở chính sách để xem xét điều chỉnh giá điện là quyết định số 24 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên mới đây Thủ tướng đã ban hành quyết định số 05 với nhiều nội dung thay đổi.

“Bây giờ chúng ta đừng nghĩ giá điện chỉ có tăng, mà sẽ có cả giảm”, ông Tân nói và cho hay với quyết định mới, nếu đủ cơ sở, yếu tố để giảm giá điện khi các chi phí đầu vào giảm 1% thì sẽ phải “giảm ngay”.

  • Giá điện khí tới gần 3.000 đồng/kWh, EVN lo lỗ nặng nếu phải huy động nhiều|100%xauto

Đối với việc tăng giá, theo quyết định 05, nếu các khoản chi phí đầu vào khiến giá thành điện tăng tương ứng ở các mức 3%, 5% hay cao hơn nữa sẽ do từng cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh, nhưng chu kỳ để xem xét phải là 3 tháng một lần.

Do đó, ông khẳng định khi chi phí đầu vào, giá thành điện giảm thì Bộ Công Thương sẽ giám sát, xem xét yêu cầu EVN phải giảm ngay. Với trường hợp tăng sẽ báo cáo để xem xét trong thẩm quyền của EVN hoặc của Bộ Công Thương hoặc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

“Đồng thời cũng phải đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của việc tăng giá này”, ông Tân cho hay.

Cũng liên quan tới việc đảm bảo cung ứng điện, ông Tân nói trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi thì việc cung ứng điện là sức ép lớn. Vì vậy, với sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thường trực Chính phủ, từ quý 1, đầu quý 2-2024 bộ đã chuẩn bị đảm bảo cung ứng điện.

Lập tổ phản ứng nhanh ứng phó thiếu điện

Thứ trưởng cũng cho biết Bộ Công Thương đã tính toán, rà soát, về cơ bản năm nay không thiếu điện. Để đảm bảo việc này, bộ đã tổ chức đoàn giám sát, kiểm tra nguồn nguyên liệu như nước, than, khí; kiểm tra quá trình vận hành, rút kinh nghiệm để điều hành.

“Cùng đó, lãnh đạo Bộ Công Thương đã đề nghị ngay trong Cục Điều tiết điện lực lập tổ phản ứng nhanh, khi có vấn đề thì phải lập tức giải quyết ngay việc cung ứng điện”, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Thông tin thêm, ông Bùi Quốc Hùng - phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - cho biết để đảm bảo điện cho phát triển nói chung, ngành công nghiệp nói riêng, để triển khai thực hiện, năm 2023, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch điện 8

Ông Hùng nói, theo dự báo trong tổng sơ đồ cung cấp điện, nhu cầu điện năm nay tăng từ 8 - 9%, tuy vậy hiện nay đã tăng tới 12%, tới đây phụ tải điện tăng rất nhanh. Vì vậy, sau khi có quy hoạch 8, bộ đã trình Thủ tướng ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch và được Thủ tướng phê duyệt.

Đến nay, bộ đang tiếp tục triển khai những danh mục dự án cần thiết để ban hành kế hoạch tiếp theo, giải pháp cơ chế triển khai dự án. Trong đó các nhà máy điện khí LNG đã có khung giá, tới đây sẽ có cơ chế tháo gỡ triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành.

Đừng tin vào vẽ vời này nọ, hãy nhìn các cty bơm giấy với lượng khủng khiếp ra thị trường mấy năm nay bán cho nhỏ lẻ lấy tiền, đấy là cách làm giàu dễ nhất, còn broker ăn phí giao dịch, thuế thì bị thu…nhỏ lẻ thực ra là miếng mồi ngon cho họ làm giàu mà thôi. Hãy rút tiền khỏi ck đi tìm lĩnh vực khác giữ lấy tiền mồ hôi nước mắt, đến khi họ trao tay hết xong thì sẽ vô cùng khốc liệt, chứng khoán giờ sẽ tạo ra rất nhiều bẫy để thu hút nhỏ lẻ trao tay

1 Likes

Những cổ phiếu BĐS vẫn đang “bền bỉ leo đỉnh” bất chấp nhóm ngành ảm đạm


Nhóm cổ phiếu bất động sản nhìn chung vẫn trầm lắng khi triển vọng ngành chưa rõ ràng.

Thời gian qua, bất động sản là nhóm ngành yếu thế trên thị trường chứng khoán. Các mã lớn của ngành như VIC, VHM, NVL, DIG, DXG, CEO, KDH, NLG… đều “dò đáy” hoặc lình xình đi ngang, nhưng vẫn có những cổ phiếu đi ngược xu hướng ảm đạm đó.

Cổ phiếu vượt đỉnh là NTL của CTCP Phát triển nhà đô thị Từ Liêm (Lideco). Mã đang giao dịch ở vùng giá cao nhất trong lịch sử là trên 49.000 đồng/cp. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, NTL đã tăng hơn 80% giá trị.

Lideco hoạt động trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư xây dựng các khu đô thị, với các dự án trọng yếu như khu đô thị Bắc Quốc lộ 32 (quy mô 39ha, Hà Nội), khu đô thị Bãi Muối Hạ Long (quy mô 23ha, Quảng Ninh), khu đô thị Dịch Vọng Cầu Giấy (quy mô 22ha, Hà Nội), khu đô thị Núi Hạm (quy mô 68ha, Quảng Ninh)…

Đà tăng của NTL đi cùng với câu chuyện tăng vốn mạnh. Công ty vừa nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước về việc phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ thực hiện là 1:1, tức cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được quyền nhận 1 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 5/7/2024.

Theo phương án trên, NTL sẽ phát hành 60,98 triệu cổ phiếu mới, qua đó nâng vốn điều lệ gấp đôi lên gần 1.220 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, kết quả năm 2023 của Lideco khá khả quan với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lần lượt tăng 134% và 240% so với năm trước đó, tương đương 914 tỷ đồng và gần 364 tỷ đồng.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu 750 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 256 tỷ đồng, giảm lần lượt 18% và 30% so với năm 2023. Trong quý 1, NTL ghi nhận doanh thu thuần đạt 37 tỷ đồng (giảm 48% so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu đến từ hoạt động bán bất động sản. Nhờ giá vốn bán hàng giảm mạnh nên công ty vẫn lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng, tăng gấp hai lần cùng kỳ.


Cổ phiếu NTL bền bỉ leo đỉnh.

TCH của CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (Hoàng Huy Group) cũng khiến các cổ đông hài lòng khi vươn lên vùng giá trên 21.000 đồng/cp, tăng hơn 60% so với hồi đầu tháng 3/2024 và trở lại mức giá cao nhất từ tháng 1/2022. Mức đỉnh của cổ phiếu này là vùng 28.000 đồng/cp. Giai đoạn thị trường chạm đáy cuối năm 2022, TCH từng lùi về vùng giá 5.000 đồng/cp.

Hoàng Huy Group bắt đầu ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh và lắp ráp xe máy, ôtô tải. Doanh nghiệp sau đó lấn sân sang lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án quy mô lớn tại Hải Phòng như khu đô thị mới Hoàng Huy New City (Hải Phòng); tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ chung cư cao cấp Hoang Huy Commerce (Hải Phòng); tổ hợp shophouse và căn hộ cao cấp Hoang Huy Grand Tower; khu đô thị nhà ở chất lượng cao Pruksa Town… Doanh nghiệp cũng là chủ đầu tư dự án Golden Land 275 Nguyễn Trãi (Hà Nội), được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 2,4ha với tổng vốn dự kiến trên 4.000 tỷ đồng.

Hoàng Huy được nhà đầu tư đánh giá cao nhờ chiến lược trong mảng bất động sản. Nếu như trong 2020 – 2021, các công ty bất động sản đua nhau ôm càng nhiều dự án càng tốt, thì TCH lại chỉ giữ tiền trong ngân hàng, hàng tồn kho không tăng trưởng. Chính nhờ việc “ẩn mình chờ thời” này mà doanh nghiệp tránh được giai đoạn khủng khoảng.

Khi thị trường bất động sản ấm lên, TCH lại nhanh chóng tăng lượng hàng tồn kho của mình từ trung bình 3.000 - 4.000 tỷ đồng lên gần 10.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 1/2024. Đây lượng hàng lớn nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp. Tiền mặt cũng giảm mạnh tương ứng, từ hơn 6.000 tỷ đồng hồi đầu năm xuống chỉ còn 1.500 tỷ đồng.

Thời gian qua, doanh thu bất động sản của Hoàng Huy chủ yếu đến từ dự án Hoàng Huy Commerce. Công ty đang lên kế hoạch mở bán dự án HH New City quy mô 65 ha tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng. Dự án bao gồm các sản phẩm đất nền biệt thự, liền kề, shophouse, chung cư thương mại và căn hộ nhà ở xã hội.

Đà tăng của TCH thời gian qua còn được kỳ vọng từ dòng tiền khối ngoại. Trong đợt review quý 2/2024 vào ngày 7/6 vừa qua, FTSE Rusell đã chính thức thêm mã này vào rổ chỉ số FTSE Vietnam Index. SSI ước tính TCH sẽ mua khoảng 4,6 triệu cổ phiếu khi được thêm mới vào rổ chỉ số.

Ngoài hai mã đáng chú ý trên, một số cổ phiếu bất động sản nhỏ khác cũng diễn biến tích cực thời gian qua. NHA của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội liên tục tăng giá mạnh và ghi nhận thanh khoản gia tăng trong những phiên gần đây. Phiên 21/6, mã đã tăng trần từ sớm lên mức giá 32.600 đồng/cp, tăng 68% kể từ cuối tháng 4/2024 đến nay. Tuy nhiên so với mức đỉnh gần 70.000 đồng/cp thì còn cách khá xa.

QCG của Quốc Cường Gia Lai tăng mạnh từ vùng giá 8.000 đồng/cp hồi tháng 2/2024 lên sát 18.000 đồng/cp vào giữa tháng 4. Sau đó mã điều chỉnh và hiện đang giao dịch ở vùng giá gần 14.000 đồng/cp.

API của CTCP Đầu tư Châu Á – Thái Bình Dương tăng gấp đôi giá trị kể từ đầu tháng 5/2024 đến nay, từ vùng giá 4.000 đồng/cp lên hơn 8.000 đồng/cp. Đây là một trong ba mã thuộc “họ APEC” cùng “tạo sóng” thời gian qua.

DTD của CTCP Đầu tư Phát triển Thành Đạt vươn lên vùng giá trên 29.000 đồng/cp, tăng 45% chỉ từ giữa tháng 4/2024 đến nay. Vùng đỉnh của mã này là 34.000 đồng/cp, xác lập hồi tháng 1/2022.

DPG của Tập đoàn Đạt Phương tăng hơn 40% kể từ cuối tháng 4/2024 đến nay, trở về vùng giá trên 60.000 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 4/2022. HDG của Tập đoàn Hà Đô tăng 32% so với giữa tháng 4/2024, lên vùng giá 33.000 đồng/cp.

DTD, DPG và HDG ngoài lĩnh vực bất động sản thì còn hoạt động trong các lĩnh vực khác. Với Thành Đạt và Đạt Phương là xây lắp, còn với Hà Đô là năng lượng tái tạo.

Chứng khoán Việt Nam nằm ngoài danh sách xem xét nâng hạng của MSCI

Sáng ngày 21/6, bên cạnh việc công bố quyết định xếp hạng 85 thị trường chứng khoán trên toàn cầu, MSCI cũng lưu ý tới sự rút ngắn của chu kỳ thanh toán ở nhiều quốc gia.

Theo kết quả phân loại thị trường định kỳ công bố vào sáng ngày 21/6, MSCI vẫn chưa thêm Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi (Emerging market). Điều này không quá bất ngờ khi Việt Nam vẫn còn nhiều nút thắt chưa được giải quyết.

Ở khía cạnh tích cực, MSCI đã ghi nhận một số tiến triển từ Việt Nam. Cụ thể, tiêu chí “khả năng chuyển nhượng” đã được nâng từ “cần cải thiện” sang “không có vấn đề lớn”.

“Việt Nam đã có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng nhờ gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật mà không cần phê duyệt trước của cơ quan quản lý”, MSCI đánh giá.

Đến nay, các cơ quản quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam rất tích cực hợp tác quốc tế, làm việc với các ủy ban chứng khoán, sở giao dịch và tổ chức xếp hạng thế giới để đẩy nhanh tiến trình nâng hạng.


Một số tiêu chí cần khắc phục

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), thị trường chứng khoán Việt Nam cần giải quyết các nút thắt: (1) “Giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài”; (2) chuẩn mực công bố thông tin của công ty đại chúng; (3) cơ chế vận hành giao dịch để cải thiện “khả năng tiếp cận thị trường” trong mắt của các tổ chức đầu tư quốc tế và gián tiếp nâng cao cơ hội nâng hạng thị trường của tổ chức MSCI.

Trong ngắn hạn, VDSC cho rằng các nút thắt (2) và (3) có thể được tháo gỡ sớm và khả thi. Cụ thể, việc áp dụng IFRS bắt buộc từ năm 2025 sẽ giúp tiêu chí “luồng thông tin” đến nhà đầu tư được cải thiện trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các chuyên viên phân tích kỳ vọng nút thắt “pre-funding” sẽ được tháo gỡ khi quá trình lấy ý kiến và hoàn thiện Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán đang có những tiến triển khả quan.

Hồi tháng 5/2024, Mỹ, Canada, Mexico, Argentina và Jamaica đã chuyển từ cơ chế T+2 sang T+1, trong khi một số thị trường khác như EU, Anh, Thuỵ Sĩ và Úc cũng đang cân nhắc điều chỉnh về chu kỳ T+1.

Trong khi đó, nút thắt (1) liên quan đến giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ cần nhiều thời gian hơn, từ nỗ lực của nhà quản lý và cả từ phía tổ chức niêm yết.

Nhiều công ty chứng khoán dự báo Việt Nam sẽ có khả năng lọt danh sách theo dõi nâng hạng của MSCI vào tháng 6/2025.

VDSC dự báo nếu được MSCI nâng hạng, tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm 0,44% trong rổ chỉ số MSCI Emerging Market Index. Điều này hàm ý sẽ có một dòng vốn khoảng 4 tỷ USD của các quỹ đầu tư ngoại tham chiếu chỉ số này rót vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu được thêm vào đều thuộc MSCI Vietnam IMI.