Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp

Lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán) sẽ tổ chức họp ĐHCĐ vào sáng ngày 21/6. Theo tài liệu họp, hãng hàng không này dự kiến đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu hoàn thành kế hoạch, đây sẽ là mức doanh thu kỷ lục mà doanh nghiệp này đạt được trong lịch sử.

Vietnam Airlines cũng dự kiến sẽ lãi sau thuế hơn 4.233 tỷ đồng trong năm 2023, trong đó lợi nhuận công ty mẹ sẽ ở mức 105 tỷ đồng. Công ty cũng dự kiến tổng chi phí đầu tư trong năm 284 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư tài sản 71 tỷ đồng và dự phòng đầu tư 283 tỷ đồng.

Lãnh đạo Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm, đặc biệt là từ tháng 7/2024 khi các khoản vay tái cấp vốn bắt đầu đến hạn hoàn trả.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp- Ảnh 1.

Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục vượt 100.000 tỷ đồng năm 2024, dự kiến có lãi sau 4 năm lỗ liên tiếp- Ảnh 2.

Theo nhận định của các lãnh đạo Vietnam Airlines, thị trường Việt Nam dự kiến sẽ có những dấu hiệu tích cực so với năm 2023 cả ở nội địa và quốc tế. Tuy nhiên, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến thị trường hàng không còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Ở trong nước, môi trường vĩ mô về tình hình kinh tế còn tiềm ẩn rủi ro. Bên cạnh đó, việc quá tải về cơ sở hạ tầng của các sân bay vẫn tiếp tục diễn biến trầm trọng.

Đối với thị trường quốc tế đi đến Việt Nam, thị trường dự kiến vẫn chưa thể đạt được mức trước dịch do lo ngại về suy thoái kinh tế. Xung đột chính trị Nga - Ukraine, Israel - Hamas chưa có dấu hiệu giảm nhiệt và mất giá đồng tiền bản tệ tại các thị trường chính (Nhật bản, Hàn Quốc, Châu Âu, v.v) khiến sức mua của khách hàng, nhu cầu du lịch nước ngoài suy giảm. Thị trường Trung Quốc (thị trường khách lớn thứ 2) phục hồi rất chậm, mặc dù Chính phủ nước này đã nới lỏng các chính sách xuất nhập cảnh từ đầu năm 2023.

Vấn đề cuối cùng nhưng là khó khăn lớn nhất trong năm sau, đó là vấn đề động cơ Pratt & Whitney trên các tàu bay A321/320 NEO gây ra tình trạng không ổn định, thiếu hụt nguồn lực tàu bay, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch khai thác, phục hồi và mở rộng mạng bay sau đại dịch.

======
Trên đà phục hồi và sự khởi sắc rõ rệt trong kinh doanh, mục tiêu lớn của Vietnam Airlines trong năm 2024 là giảm lỗ còn lại, tiến tới cân đối được thu chi.

Sáng 21/6, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines; HoSE: HVN) tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2024.

Trình bày báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 tại đại hội, ông Lê Hồng Hà - Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết năm 2023, ngành hàng không tiếp tục đứng trước nhiều trở ngại đến từ xung đột địa chính trị làm đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nhiên liệu duy trì ở mức cao trên 105 USD/thùng, lãi suất và tỉ giá biến động bất lợi.

Đối với nội địa, kinh tế trong nước tăng trưởng chậm lại dẫn đến sự suy yếu về nhu cầu đi lại trong năm nay. Đối với quốc tế, thị trường trọng điểm là Đông Bắc Á phục hồi chậm hơn kỳ vọng. Điểm sáng là thị trường Australia, Ấn Độ tăng trưởng tích cực, thị trường Đông Nam Á phục hồi mạnh mẽ.

Trên đà phục hồi chung của toàn ngành, Vietnam Airlines đã đạt được những kết quả sản xuất kinh doanh đáng chú ý trong năm 2023. Vietnam Airlines Group đã vận chuyển hơn 24,1 triệu lượt hành khách và 230.000 tấn hàng hóa, tăng lần lượt 16,4% và 5,8% so sánh cùng kỳ. Kết quả khai thác khả quan giúp Vietnam Airlines đạt 93.265 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, cao hơn cùng kỳ năm 2022 gần 30% và tiệm cận mức đỉnh năm 2019. Mức lỗ hợp nhất trước thuế giảm 5.583 tỷ đồng, giảm một nửa so với năm 2022.

Dù năm 2023 vẫn “ngụp lặn” trong “cơn bão” thua lỗ song điểm tích cực có thể nhìn thấy, Vietnam Airlines đã đưa mức lỗ về thấp nhất trong 4 năm qua.

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà giải trình tại đại hội.

Trong năm 2024, CEO của Hãng hàng không quốc gia cho biết, đối với thị trường quốc tế, hãng sẽ mở rộng mạng bay quốc tế với các đường bay mới đến Tây Âu và Đông Nam Á trong năm 2024. Đối với thị trường nội địa, hãng điều chỉnh tần suất bay để phù hợp với nhu cầu thị trường, duy trì thị phần chính trên các đường bay trọng điểm và tăng tải trên các đường bay du lịch.

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng doanh thu và thu nhập, tiếp tục thực hiện quyết liệt việc tối ưu hóa bộ máy quản trị và cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đặc biệt là đội máy bay.

Vietnam Airlines kỳ vọng kết quả sản xuất kinh doanh công ty mẹ và hợp nhất năm 2024 dự kiến sẽ đạt mục tiêu cân đối thu chi.

“Mục tiêu năm 2024, doanh thu hợp nhất đạt 105.946 tỷ đồng, trong đó doanh thu của công ty mẹ đạt 80.984 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 105 tỷ đồng và hợp nhất là 4.233 tỷ đồng”, ông Hà nhấn mạnh.

Với dự kiến đạt lợi nhuận năm 2024 khoảng 105 tỷ đồng, chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cuối năm được cải thiện nhẹ, tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng doanh thu đạt mức dương 0,13%.

Nếu đạt kết quả sản xuất kinh doanh như dự kiến trên đây, hoàn thành thoái vốn TCS và được gia hạn tái cấp vốn, Vietnam Airines dự kiến duy trì được cân đối dòng tiền trong năm, dư tiền cuối kỳ khoảng 517 tỷ đồng, khả năng thanh toán ngắn hạn được cải thiện nhẹ lên mức 0,11. Tuy nhiên nhìn chung, trạng thái tài chính cuối năm 2024 vẫn còn nhiều khó khăn.

Hàng không đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất

Tại đại hội, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa đã trả lời các câu hỏi của cổ đông liên về các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước và nỗ lực tự thân của Vietnam Airlines để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Theo ông Hòa, Chính phủ đã triển khai nhiều giải pháp để hỗ trợ ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói , như việc giảm, hoãn, miễn các loại thuế, phí, kích cầu du lịch và nhu cầu vận tải,… Đặc biệt là gói hỗ trợ trị giá 12.000 tỉ đồng, gồm việc cho vay tái cấp vốn (4.000 tỷ đồng) và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ (8.000 tỷ đồng).

Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, Chủ tịch Vietnam Airlines nhấn mạnh sự nỗ lực tự thân là rất quan trọng. Theo đó, Vietnam Airlines đã triển khai nhiều biện pháp để cắt giảm các khoản chi phí, tối hưu hóa tài chính. Đến nay, hãng bay này đã cắt giảm được tới 42.400 tỷ đồng, trong đó có 18.000 tỷ đồng là các chi phí nội bộ. Vietnam Airlines cũng đã đàm phán với các chủ nợ để giảm và hoãn tiền thuê máy bay, kết quả là có trên 8.300 tỷ đồng các khoản nợ được giảm hoãn.

Ngoài phần tài chính, Chủ tịch Vietnam Airlines cũng cho biết hãng đang tiến hành tái cơ cấu tổ chức, bộ máy vận hành, tăng cường chuyển đổi số, áp dụng công nghệ số vào hoạt động, tinh giản quy trình, tổ chức và nhân sự để hoạt động đỡ cồng kềnh, hướng đến các tiêu chuẩn quản trị quốc tế. “Đến nay, Vietnam Airlines đã tinh giảm được 4 đầu mối cấp tập đoàn, 51 đầu mối cấp phòng, tập trung giữ lực lượng lao động nòng cốt chất lượng cao, tinh giảm trên 2.400 nhân sự ở các khâu trung gian”, ông Hòa nói.

Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines Đặng Ngọc Hòa.

“Bằng nỗ lực tự thân và các gói hỗ trợ của Chính phủ, thời điểm khó khăn nhất của ngành hàng không đã đi qua. Dù hiện tại vẫn đang khó, nhưng chúng ta đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất. Kết quả kinh doanh quý I/2024 với lợi nhuận dương từ chính hiệu quả từ vận tải hàng không càng cho chúng ta có niềm tin về sự khởi sắc của ngành hàng không và Vietnam Airlines”, Chủ tịch Vietnam Airlines nói.

Về việc cổ phiếu tăng giá mạnh trong những tháng vừa qua, ông Đặng Ngọc Hòa cho rằng đây là một diễn biến hoàn toàn theo thị trường, trên cơ sở đánh giá của cổ động, các nhà đầu tư về triển vọng của cổ phiếu HVN. “Chúng tôi chỉ làm đúng các nhiệm vụ công khai các thông tin hoạt động, kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính một cách minh bạch, còn lại là câu chuyện của thị trường”.

Về kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn, ông Đặng Ngọc Hoà cho biết trong kế hoạch tái cơ cấu nguồn vốn 2024-2025, Vietnam Airlines sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền tăng vốn theo hai hình thức: (i) chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư; (ii) phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Phương án này nhằm bổ sung dòng tiền, tạo vốn dài hạn và đưa các chỉ số tài chính không còn mất cân đối, giúp Vietnam Airlines cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Dự kiến đến năm 2025 sẽ khắc phục tình trạng âm vốn chủ sở hữu. Về quy mô phát hành, chúng tôi sẽ công bố sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt”, ông Hoà cho biết.

Đề án cơ cấu lại dự kiến sẽ hoàn thành trong 2024

Một trong những nội dung quan trọng được trình bày tại đại hội là tiến trình triển khai Đề án cơ cấu lại Tổng Công ty giai đoạn 2021-2025.

Trình bày báo cáo tại đại hội, ông Tạ Mạnh Hùng - Thành viên HĐQT cho biết, trong thời gian qua, trên cơ sở các đánh giá về ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính, căn cứ vào các ý kiến góp ý của các Bộ Ban Ngành, Vietnam Airlines đã xây dựng và đang tiếp tục hoàn thiện Đề án tổng thể các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch để sớm phục hồi và phát triển bền vững giai đoạn 2021 2035 (Đề án tổng thể).

Đồng thời, hãng bay này cũng kiến nghị các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Các giải pháp nêu tại Đề án tổng thể là cơ sở quan trọng để hang bay hoàn thiện và phê duyệt Đề án cơ cấu lại, đảm bảo tính kết nối, thống nhất giữa hai Đề án.

Ông Tạ Mạnh Hùng - Thành viên HĐQT Vietnam Airlines.

“Cho đến nay, HĐQT chưa phê duyệt Đề án cơ cấu lại do các cơ quan có thẩm quyền vẫn đang trong quá trình xem xét các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines được nêu tại Đề án tổng thể. Thời gian qua, Vietnam Airlines đã và đang tích cực phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước để báo cáo, giải trình cấp có thẩm quyền về Đề án tổng thể”, ông Hùng cho biết.

Trong thời gian chờ các cấp có thẩm quyền phê duyệt các giải pháp nêu tại Đề án tổng thể và phê duyệt Đề án cơ cấu lại, Vietnam Airlines cho biết sẽ chủ động triển khai các giải pháp phát huy nội lực tự thân để triển khai tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp.

Trên cơ sở các định hướng tái cơ cấu đã báo cáo ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan nhà nước để hoàn thiện Đề án cơ cấu lại sau khi các cấp có thẩm quyền thông qua nguyên tắc đối với các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hãng (dự kiến trong năm 2024).

Có ngân hàng 3 lần tăng lãi suất trong tháng để hút vốn từ dân cư

Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng nhằm thu hút dòng vốn nhàn rỗi từ dân cư. Đáng chú ý, có ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm đến lần thứ 3 kể từ đầu tháng 6 tới nay.

Hoạt động giao dịch tại Eximbank chi nhánh Hà Nội (19 Trần Hưng Đạo). Ảnh: Thanh Tùng-TTXVN

Cụ thể, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa tiếp tục điều chỉnh biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm, nâng lãi suất kỳ hạn từ 6-9 tháng lên 4,5%/năm, tăng 0,2%/năm so với trước đó.
Trước đó, Eximbank đã có 2 lần tăng lãi suất vào các ngày 7 và 14/6. Lãi suất tiết kiệm đang được áp dụng tại ngân hàng này dao động từ 3,5 đến 5,2%/năm.
Không riêng Eximbank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) và Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank) cũng đã 2 lần tăng lãi suất trong tháng 6, mức tăng từ 0,2-0,4%/năm tùy từng kỳ hạn. Lãi suất cao nhất tại các ngân hàng này hiện là 6,1%/năm áp dụng cho kỳ hạn từ 18 tháng trở lên gửi tiền ở NCB và OceanBank, còn tại TPBank cao nhất ở mức 5,7%/năm cho kỳ hạn từ 24 tháng.

Khách hàng giao dịch tại TPBank. Nguồn: TPBank

Cùng xu hướng tăng lãi suất còn có sự tham gia của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)…
Lãi suất tiết kiệm tại ACB hiện dao động từ 2,8 đến 4,9%/năm, tùy vào số tiền gửi và kỳ hạn; tại LPBank dao động từ 3,4 đến 5,6%/năm; tại Techcombank từ 2,95 đến 5%/năm.
Theo khảo sát của phóng viên TTXVN, một số ngân hàng niêm yết lãi suất tiết kiệm cao cho kỳ hạn 12 tháng từ 5,5-5,7%/năm bao gồm: Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank), Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank)…
Đối với kỳ hạn từ 6-9 tháng, lãi suất cao nhất từ 5,05-5,45%/năm được niêm yết tại NCB, Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Xây dựng Việt Nam (CBBank), Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank)…
Ngoài ra, một số ngân hàng mới đây đã ra mắt sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất hấp dẫn. Như tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), chứng chỉ tiền gửi đợt 2 năm 2024 có mệnh giá từ 10 triệu đồng, lãi suất cố định tới 8%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm 5,5%/năm mà ngân hàng này đang niêm yết.
Hay tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), chứng chỉ tiền gửi mang tên FLEXI có mệnh giá tối thiểu 1 tỷ đồng dù không niêm yết lãi suất cụ thể nhưng theo bảng minh họa, người mua sẽ có lãi từ 3-3,2% sau từ 1-3 tháng, trong khi lãi suất tiết kiệm từ 1-3 tháng tối đa tại VietinBank chỉ 2%/năm.

Khách hàng giao dịch tại VietinBank. Ảnh: BNEWS phát

Thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tiền gửi từ dân cư vào các tổ chức tín dụng tăng mạnh lên gần 6,7 triệu tỷ đồng tính đến cuối tháng 3/2024, tăng 2,2% so với cuối năm ngoái.
Điều đáng nói, thời điểm tháng 3/2024 cũng là lúc mặt bằng lãi suất huy động gần như ở mức thấp nhất tại hầu hết các kỳ hạn. Bất chấp điều đó, tiền gửi vẫn tăng mạnh. Theo giới chuyên gia, dòng tiền vẫn tìm về ngân hàng dù lãi suất thấp có nguyên nhân chính là do các kênh đầu tư khác nhiều biến động khó lường, kém ổn định và triển vọng sinh lời thấp.
Theo dự báo của Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS), lãi suất huy động đang có xu hướng tăng dần từ mức đáy. Mặt bằng lãi suất huy động có thể tăng từ 0,5-1%/năm, nhưng sẽ khó tạo ra một cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi của toàn thị trường.
Tương tự, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng nhận định lãi suất huy động có thể phục hồi về thời điểm đầu năm nay trong các tháng tới, tương đương với mức tăng bình quân từ 0,5-1%/năm so với vùng đáy

TS. Lê Xuân Nghĩa: Đang có cơn sốt vàng giả tạo

Vàng ở Việt Nam không khan hiếm nhưng vì sao vẫn khó mua. Phải chăng có một bộ phận đầu cơ đang tìm cách tạo ra sự khan hiếm giả tạo?

TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia

Cơn sốt vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong thời gian qua. Không còn cảnh người dân nườm nượp đổ ra các cơ sở bán vàng miếng SJC vì giờ đây việc xếp hàng được chuyển từ trực tiếp sang online. Tuy nhiên, người dân đang phải đối mặt với cảnh “có tiền cũng không mua được vàng” vì chưa kịp đăng ký đã hết lượt bán.

Đi tìm lời lý giải cho câu hỏi: “Vì sao vàng được săn lùng sôi sục? Và giá vàng sẽ có diễn biến như thế nào”, VietTimes đã có những trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia.

Nhu cầu vàng của Việt Nam chỉ ngang số tiền nhập rượu, thuốc lá ngoại

Phân tích về nguyên nhân dân đổ đi mua vàng, TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết Ngân hàng Nhà nước bán giới hạn số lượng mỗi ngày và mỗi điểm ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ cung ứng vàng miếng SJC trong một thời gian nhất định, thậm chí có những ngày chỉ bán trong 1-2 tiếng đồng hồ. Điều này khiến người dân đồn nhau rằng Ngân hàng Nhà nước không đủ nguồn cung và lo ngại giá vàng tăng trở lại.

Ông Nghĩa cho rằng có dấu hiệu thao túng thị trường khi nhiều người được thuê để đi xếp hàng mua vàng. Một bộ phận nhà đầu cơ, cá nhân, tổ chức buôn vàng cảm thấy phương án điều hành của Ngân hàng Nhà nước đang làm lung lay vị thế độc quyền của họ nên đã có những động thái lũng đoạn thị trường. Điều này tạo ra sự khan hiếm giả tạo.

“Ngân hàng Trung ương có nguồn cung dư thừa và có thể nhập thêm vàng về với tốc độ rất nhanh. Khối lượng tiền để nhập thực chất không lớn. Mỗi một năm Việt Nam có nhu cầu khoảng 50 tấn vàng, với giá hiện tại chỉ mất 3-4 tỷ USD. Số tiền chỉ ngang nhập khẩu rượu, thuốc lá ngoại, hoặc tương đương mức giá nhập khẩu mỹ phẩm. Hoàn toàn không phải con số lớn”, ông Nghĩa phân tích.

“Có thể, họ đã lợi dụng sự hạn chế về công suất dập vàng miếng để tạo ra hiệu ứng tâm lý Ngân hàng Nhà nước không đủ vàng, khan hiếm vàng, gây ra những trò lũng đoạn thị trường, cố tình tạo ra sự khan hiếm giả tạo, gây bức xúc về mặt công luận với Ngân hàng Nhà nước”

TS. Lê Xuân Nghĩa

Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, công suất dập vàng miếng hàng ngày có thể gặp khó khăn khi nhu cầu cùng lúc quá lớn. Điều này, các nhà kinh doanh vàng hiểu rõ hơn ai hết.

Về câu hỏi có hay không việc người dân đổ xô đi mua vàng vì lo ngại đồng tiền trượt giá do lạm phát, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn chung ổn định, lạm phát chỉ khoảng 4%. Tuy nhiên đây là góc nhìn của quản lý Nhà nước, còn trong mắt dân chúng lại khác. Người dân đang cảm nhận được giá cả lương thực, thực phẩm ngoài chợ tăng khá mạnh.

Trong số liệu của Tổng cục Thống kê, nhóm hàng lương thực thực phẩm có giá tăng nhanh nhất. Trong 100% lạm phát, tăng giá của lương thực thực phẩm chiếm tới 32%, 19% do giá nhà ở, vật liệu xây dựng, điện nước, bên cạnh đó chi phí y tế và giáo dục cũng đều tăng.

Theo ông Nghĩa, đây là những thứ đập vào mắt người dân hàng ngày, nên họ có tâm lý lo ngại về lạm phát và tích trữ vàng để mong đồng tiền không trượt giá. Điều này càng đúng trong bối cảnh lãi suất tiền gửi ngân hàng thấp, thị trường chứng khoán bấp bênh, thị trường bất động sản ảm đạm.

“Tuy nhiên, điểm đáng mừng là không hề có dấu hiệu tâm lý hoảng loạn ở người dân, nhưng có hiện tượng đầu cơ, tích trữ, gây lũng đoạn thị trường. Những đối tượng thuê người xếp hàng đi mua vàng chắc chắn không phải là những người dân bình thường mà có thể nhận diện là những nhà đầu cơ, những nhà đi buôn vàng”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh một lần nữa.

"Vàng trong dân cũng là dự trữ quốc gia"

Đưa ra góc nhìn về đề xuất giải pháp đánh thuế giao dịch vàng, ông Nghĩa cho biết phần lớn chuyên gia nhìn nhận không nên đánh thuế người mua vàng, vì lẻ tẻ, tản mạn, công sức truy thu có khi còn hơn số tiền thuế thu được.

“Theo quan điểm của tôi, đánh thuế của để dành của người dân là không nên. Phải hiểu rằng người dân mua vàng để dự trữ, vàng để dành của dân cũng là dự trữ quốc gia. Vàng tại Ngân hàng Nhà nước là dự trữ quốc gia tập trung. Vàng do người dân để dành là dự trữ phân tán. Đều là dự trữ quốc gia, cần phải được nhìn nhận công bằng”, TS. Lê Xuân Nghĩa đưa ra quan điểm.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng không nên đánh thuế người mua vàng.

Về phương án lâu dài, theo ông Nghĩa, Ngân hàng Nhà nước đang chuẩn bị trình Chính phủ về phương án điều chỉnh Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo hướng quản lý vàng theo hàm lượng, có thể bỏ độc quyền SJC.

Trong tương lai, Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ cho phép các ngân hàng thương mại và một số công ty vàng bạc có trình độ về công nghệ và kinh doanh ngoại thương tốt nhập khẩu vàng, sau đó bán sỉ cho các công ty vàng bạc và để các công ty này bán lẻ cho dân.

Mô hình này đang được Trung Quốc áp dụng. Trung Quốc hiện có 13 đơn vị được phép nhập khẩu vàng theo quy định của Chính phủ, trong đó có 5 ngân hàng quốc doanh, 4 ngân hàng nước ngoài và 4 công ty vàng bạc trong nước. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng mô hình có thể sẽ được áp dụng ở Việt Nam trong tương lai.

Năm 2020, một loạt vụ buôn lậu vàng ở phía Nam bị bắt và kiểm soát chặt buôn lậu vàng qua biên giới. Chính từ thời điểm này đã gây phát sinh chênh lệch giá cả và cung cầu.

Lý do khác đến từ đồng USD đang ở mức khá cao, cuối năm 2024, Mỹ có thể giảm lãi suất khiến đồng USD giảm giá, đồng nghĩa lúc này giá vàng sẽ tăng. Mỗi một năm, sản lượng vàng thế giới chỉ tăng 1,5%, trong khi số lượng USD in ra là 3,5%.

Giá vàng giảm sâu và dần ổn định khi Ngân hàng Nhà nước có giải pháp can thiệp.

Dự báo trong thời gian tới, vị chuyên gia nhận định: “Giá vàng chắc chắn sẽ xuống”. Khi lượng cung tăng lên, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế sẽ giảm. Từ 2012 – 2020, Chính phủ tuy không nhập vàng nhưng giá vàng trong nước và quốc tế cũng không có sự chênh lệch quá nhiều. Lý do vì Chính phủ không nhập, nhưng lượng nhập lậu rất lớn.

Một khuynh hướng khác là kinh tế thế giới phục hồi, người dân sẽ tập trung vốn vào đầu tư các thị trường khác như sản xuất kinh doanh, chứng khoán, bất động sản. Lúc đó, dòng tiền sẽ không cần trú ẩn ở thị trường vàng như hiện nay.

Từ hai khuynh hướng này, TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo giá vàng từ nay đến đầu năm 2025 có thể nhích lên không đáng kể hoặc đi ngang. Thị trường vàng trong nước phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung của thị trường.

Nếu Ngân hàng Nhà nước cho phép nhập khẩu vàng để tăng nguồn cung thì giá vàng tiếp tục giảm, cho đến khi ngang bằng với giá vàng thế giới. Trước đây, có những thời điểm giá vàng trong nước và giá vàng thế giới chỉ chênh nhau trên dưới 1 triệu đồng (khoảng 2%), hoặc có thời điểm còn thấp hơn.

“Nhìn từ sự điều hành này, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới. Hiện tại giá vàng miếng SJC đang bình ổn ở mức 75.690.000 đồng/lượng đã cho thấy nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua”, TS. Lê Xuân Nghĩa nhận định.

Có tiền cũng khó mua vàng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/6, giá vàng thế giới tăng lên 2.363 USD/ounce, tăng hơn 28 USD so với hôm trước. Quy đổi tương đương theo tỷ giá ngân hàng Vietcombank, giá vàng thế giới đang ở mức 72.500.000 đồng/lượng (chưa bao gồm thuế, phí). Hiện vàng miếng SJC vẫn đứng yên nên chỉ còn cao hơn giá thế giới 4,5 triệu đồng. Riêng vàng nhẫn trong nước đắt hơn từ 3 - 3,5 triệu đồng.

Theo ghi nhận, hiện nhiều người không thể đăng ký mua vàng, tình trạng này diễn ra thường xuyên tại trang thông tin của các ngân hàng. Nhiều khách hàng nhận được hiển thị “đã hết lượt đăng ký trong ngày” hoặc “đã nhận đủ số lượng khách hàng đăng ký mua vàng miếng SJC của ngày hôm nay”.

Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng vàng của Bảo Tín Minh Châu, PNJ, DOJI đều đồng loạt báo hết vàng và chưa rõ ngày vàng về. Không chỉ vàng miếng, mặt hàng vàng nhẫn trơn cũng được người dân mua vào rất nhiều. Điều này khiến nhiều người dân rơi vào cảnh có tiền cũng không mua được vàng.

:red_circle: DIG: DIC Corp công bố KQKD quý II/2024, lợi nhuận trước thuế “bứt phá” hơn 800%, đạt 160 tỷ đồng

Lợi nhuận quý II tăng mạnh chưa đủ để xua tan tâm lý lo ngại của nhà đầu tư đối với cổ phiếu DIG. DIC Corp vẫn “hụt hơi” trước kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) là một trong những “ông trùm” bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu. Tiền thân DIC Corp là Nhà nghỉ Bộ Xây dựng, được thành lập ngày 26/5/1990 với nhiệm vụ ban đầu kinh doanh dịch vụ du lịch và làm công tác điều dưỡng theo kế hoạch của Bộ.

Sau nhiều năm phát triển, giai đoạn 2007 - 2008, doanh nghiệp được cổ phần hóa và lấy tên là Tổng công ty Cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng. Đến năm 2009, DIC Corp chính thức lên sàn với mã chứng khoán DIG.

Trước kết quả kinh doanh khác xa kỳ vọng, tâm lý nhà đầu tư đang bị lung lay, phản ánh qua việc giá cổ phiếu DIG trên sàn liên tiếp giảm điểm từ vùng 3X.000 đồng/cp hồi tháng 3 xuống còn 26.150 đồng/cp ở phiên cuối tuần qua. (Ảnh minh họa)

Trong thông báo mới đây, DIC Corp đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý II/2024, với doanh thu hợp nhất đạt 874 tỷ đồng, tăng mạnh 439% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 160 tỷ đồng, tăng tới 815%.

Những con số này không chỉ chênh lệch rất lớn so với quý II/2023, mà còn bỏ xa kết quả ghi nhận ở quý I liền kề (doanh thu chỉ đạt 489 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế âm 121 tỷ đồng).

Như vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất của họ đạt khoảng 875 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ đồng, lần lượt tăng 143% và giảm 66% so với cùng giai đoạn năm 2023. Kết quả này đã hoàn thành 38% kế hoạch về doanh thu (2.300 tỷ đồng), nhưng chỉ xấp xỉ 4% kế hoạch về lợi nhuận (1.010 tỷ đồng) cả năm.

Nói về kết quả kinh doanh sa sút ở quý I, DIC Corp cho biết nguyên nhân do phát sinh khoản hàng bán bị trả lại lên đến gần 185,7 tỷ đồng, khiến doanh thu thuần giảm 99,8% so với cùng kỳ năm 2023 và dẫn tới khoản lỗ 121 tỷ đồng, như đã biết. Nhiều khả năng, vấn đề trên đã được doanh nghiệp giải quyết êm đẹp trong quý II, giúp kết quả kinh doanh tốt lên.

Song, nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra lo lắng bởi kết thúc nửa chặng đường 2024, DIC Corp chưa hoàn thành nổi 4% chỉ tiêu về lợi nhuận. Liệu rằng, doanh nghiệp sẽ lại tiếp tục gây chán chường cho cổ đông như hai năm trước, khi sử dụng chung một kịch bản được lặp đi lặp lại, là đưa ra kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng, vượt quá khả năng để rồi ôm thất vọng?

Nên biết, phá vỡ niềm tin của cổ đông còn tạo cản trở cho kế hoạch huy động vốn của DIC Corp trên thị trường chứng khoán. Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của doanh nghiệp đã thông qua kế hoạch chào bán thêm hàng trăm triệu cổ phiếu trong năm nay, bao gồm 200 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 15.000 đồng/cp, tương đương số tiền huy động 3.000 tỷ đồng.

Trong đó, DIC Corp sẽ sử dụng 1.135 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques giai đoạn 2 và 3 tại 169 Thuỳ Vân, phường 8, TP. Vũng Tàu; 965 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh tại phường 4, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; còn lại 900 tỷ đồng để thanh toán một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ gốc, lãi trái phiếu đã phát hành năm 2021.

Thương vụ thứ hai là chào bán tối đa 150 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá tối thiểu 20.000 đồng/cp, thu về ít nhất 3.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp dự kiến dùng 2.000 tỷ đồng để bổ sung vốn cho dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên tại TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; 1.000 tỷ đồng bổ sung vốn đầu tư dự án Khu nhà ở Lam Hạ Centre Point tại phường Lam Hạ, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

Song song với đó là kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP, chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu… Trước kết quả kinh doanh khác xa kỳ vọng, tâm lý nhà đầu tư đang bị lung lay, phản ánh qua việc giá cổ phiếu DIG trên sàn liên tiếp giảm điểm từ vùng 3X.000 đồng/cp hồi tháng 3 xuống còn 26.150 đồng/cp ở phiên cuối tuần qua, cũng đồng thời làm giảm sức hấp dẫn của các thương vụ chào bán cổ phiếu sẽ thực hiện trong tương lai gần.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo DIC Corp vẫn tự tin cho biết, họ sẽ cố gắng để đảm bảo lợi nhuận trước thuế hợp nhất kịp thời cán đích 1.010 tỷ đồng. Dựa trên kế hoạch hạch toán từ việc chuyển nhượng sản phẩm tại các dự án như: Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước (Đồng Nai), Khu nhà ở Lam Hạ Center Point (Hà Nam), Khu đô thị mới DIC Nam Vĩnh Yên City Vĩnh Phúc, Khu đô thị DIC Victory City Hậu Giang, Khu dân cư Hiệp Phước, Chung cư Vũng Tàu Gateway, dự án CSJ giai đoạn 1.

Các thủ tục pháp lý của dự án đang được DIC Corp tập trung đẩy mạnh, nỗ lực giải quyết trong quý II này, làm cơ sở hạch toán các chỉ tiêu ở giai đoạn 6 tháng cuối năm.

Tin đồn ‘thổi bay’ gần 3.600 tỷ vốn hoá của Tập đoàn Masan

Mặc dù Tập đoàn Masan đã lên tiếng đính chính song cổ phiếu MSN vẫn quay đầu giảm điểm. Vốn hoá thị trường của nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam theo đó “bốc hơi” gần 3.600 tỷ đồng.

Áp lực bán tháo đã xuất hiện ngay trong phiên giao dịch đầu tuần đã khiến bảng điện tử chìm trong sắc đỏ. Không thể chống đỡ, các chỉ số trên thị trường đồng loạt lao dốc. VN-Index đánh mất 18,03 điểm, tương ứng giảm 2,18%, xuống còn 1.254,12 điểm, thủng mốc 1.270 điểm. VN30-Index giảm 2,28%, xuống còn 1.289,85 điểm.

Trong rổ VN30, cổ phiếu MSN của Công ty CP Tập đoàn Masan là một trong những mã điều chỉnh giảm trên 3%. Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/6, mã này đóng cửa ở mức 73.700 đồng/cp. Giá trị vốn hoá thị trường tương ứng đạt 106.006 tỷ đồng.

image

Cổ phiếu MSN giảm xuống mức 73.700 đồng/cp sau 2 tháng rung lắc tại vùng giá 75.000 - 78.000 đồng/cp

Tuần trước, con số này là 109.602 tỷ đồng. Như vậy, vốn hoá thị trường của Tập đoàn Masan đã bị ‘thổi bay’ 3.596 tỷ đồng.

Biến động nói trên diễn ra trong bối cảnh tin đồn về việc “gã khổng lồ” Hàn Quốc SK Group thoái vốn khỏi Tập đoàn Masan lan rộng. Mặc dù doanh nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã nhanh chóng lên tiếng đính chính nhưng cổ phiếu MSN vẫn không thoát khỏi áp lực giảm điểm.

Cuối tuần trước, tờ Maeil Business Newspaper - nhật báo kinh tế của Hàn Quốc đã đưa tin về việc SK Group đang có ý định bán cổ phần đang nắm giữ tại các “gã khổng lồ” tại Việt Nam để thu hồi lại 1.000 tỷ won tiền đầu tư ban đầu (khoảng 18.320 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại). Đây được xem là một động thái nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của tập đoàn này.

Nội dung bài báo của Maeil Business Newspaper

Cũng theo Maeil Business Newspaper, SK Group đã thực hiện quyền chọn bán để chuyển nhượng lại 9% cổ phần nắm giữ tại Tập đoàn Masan và đang hoàn tất đàm phán giao dịch. Dự kiến, toàn bộ khoản đầu tư gốc trị giá 450 triệu USD (khoảng 530 tỷ won theo tỷ giá năm 2018) mà Tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc đã rót vào Masan cùng với lãi sẽ được thu hồi vào cuối năm nay.

Trước thông tin nói trên, ngay trong sáng nay 24/6, trước giờ giao dịch, Tập đoàn Masan lên tiếng bác bỏ.

Tập đoàn này khẳng định, thông tin về việc SK Group đã thực hiện quyền chọn bán để chuyển nhượng 9% cổ phần sở hữu tại Masan Group là không chính xác. Cho đến nay, SK Group chưa thực hiện quyền chọn bán.

Theo Tập đoàn Masan, cả hai doanh nghiệp hiện đang trong giai đoạn cuối cùng về một lộ trình cụ thể, theo điều kiện thuận lợi của thị trường để SK Group giảm cổ phần sở hữu tại Masan. Chaebol lớn thứ hai tại Hàn Quốc đã xác định được các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có quy mô tầm vóc quốc tế và am hiểu hoạt động kinh doanh của Masan để chuyển nhượng cổ phần. Lộ trình này được xây dựng để bảo vệ và giúp tối đa hóa giá trị cho cổ đông của cả hai doanh nghiệp.

Trước đó, chia sẻ với các nhà đầu tư tại cuộc gặp hồi tháng 5 vừa qua, ông Danny Le - Tổng giám đốc Tập đoàn Masan cho hay, chaebol Hàn Quốc sẽ không bán cổ phiếu MSN một cách ồ ạt. Ông nhấn mạnh, Masan sẽ tiếp tục hợp tác với SK Group với tư cách là đối tác, bên cạnh vai trò là cổ đông của Tập đoàn.

“SK cũng sở hữu riêng cổ phần tại The CrownX và WinCommerce. Họ cam kết sẽ đầu tư dài hạn ở Việt Nam. Masan Group và SK dự kiến sẽ thực hiện thoái vốn có lộ trình trong vòng 24 tháng. Các nhà đầu tư không nên lo lắng về việc bán tháo sẽ gây áp lực lên giá cổ phiếu”, ông Danny Le nói.

Thực tế, cuối năm ngoái, giới đầu tư đã râm ran tin đồn về việc SK Group có thể rút khỏi Việt Nam, mà khởi đầu là việc thoái vốn khỏi Masan. Thông tin này khiến cổ phiếu MSN giảm mạnh, đồng thời đẩy ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT Masan rời khỏi danh sách tỷ phú.

Tuy nhiên, sau đó, chính SK Group đã bác tin đồn và xác nhận với truyền thông Hàn Quốc về việc hợp tác lâu dài với Chính phủ và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam với tầm nhìn biến dải đất hình chữ S thành một “cứ điểm” kinh doanh tại Đông Nam Á.

Về phía SK Group, theo báo chí Hàn Quốc, chaebol này hiện đang có kế hoạch tái cơ cấu hoạt động kinh doanh mà việc thoái vốn khỏi các “gã khổng lồ” Việt Nam là một phần trong đó.

Được biết, tập đoàn lớn thứ hai Hàn Quốc sẽ tổ chức cuộc họp chiến lược từ ngày 28-29/6 tới đây nhằm xem xét các chiến lược tái cơ cấu khoản đầu tư. Theo đó, danh mục kinh doanh của tập đoàn sẽ được thẩm định lại để nâng cao hiệu quả quản lý và nuôi dưỡng các động lực tăng trưởng mới.

Đồng thời, cuộc họp cũng sẽ đề cập tới các vấn đề về nhân sự, sau khi ông Park Sung-ha, CEO SK Square và ông Sung Min-seok, CCO SK On vừa bị sa thải vì kết quả kinh doanh bết bát của doanh nghiệp.

Đặc biệt, trong bối cảnh vụ ly hôn tỷ USD của Chủ tịch Chey Tae-won đang gây không ít nghi ngại cho nhân viên và các bên liên quan, các biện pháp quản lý rủi ro cũng sẽ được thảo luận trong cuộc họp.

Năm 2018, SK Group đã chi ra khoảng 530 tỷ won (khoảng gần 11.000 tỷ đồng theo tỷ giá thời điểm đó) để mua 9,5% vốn của Tập đoàn Masan. Đến giữa tháng 11/2021, chaebol lớn thứ hai Hàn Quốc thông qua công ty con là SK South East Asia Investment đã mua lại 16,3% cổ phần của WinCommerce với giá 460 tỷ won (khoảng 9.700 tỷ đồng) như một phần của quan hệ đối tác chiến lược với tập đoàn bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Sau đó, SK Group tiếp tục đầu tư 340 triệu USD để sở hữu 4,9% cổ phần của The CrownX - nền tảng tiêu dùng bán lẻ tích hợp nắm giữ lợi ích của Tập đoàn Masan tại MasanConsumerHoldings và WinCommerce.

VNINDEX giảm mạnh nhất Châu Á sau tin quỹ ngoại rút khỏi Việt Nam

Việc tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới tuyên bố đóng quỹ ETF đang nắm giữ cổ phiếu Việt là nguyên nhân khiến nhà đầu tư đẩy bán tháo phiên hôm nay 24-6.

Trước phiên hôm nay, nhà đầu tư đón nhận thông tin tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới BlackRock đóng quỹ iShares Frontier and Select EM TET. Đây là quỹ đầu tư nắm giữ lượng lớn cổ phiếu Việt Nam.

Theo BlackRock, iShares Frontier and Select EM ETF, với cổ phiếu Việt Nam chiếm 28% trên tổng quy mô tài sản 425 triệu USD, sẽ ngừng giao dịch và không chấp nhận các lệnh mua bán sau khi thị trường đóng cửa vào ngày 31-3-2025. Từ khi thông báo được phát hành, quỹ đã tiến hành thanh lý cổ phiếu một cách mạnh mẽ và tiếp tục bán dần các tài sản trong danh mục.

Thông tin này ngay lập tức ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh khối ngoại vẫn :miệt mài" bán ròng trên thị trường trong thời gian khá dài. Trong sự hoảng loạn về thông tin, phần lớn nhà đầu tư chọn giải pháp bán tháo. Lệnh bán xuất hiện ở tất cả các nhóm ngành, từ cổ phiếu nhỏ cho đến các mã bluechip đều rơi vào tình trạng bị bán ra rất mạnh.

Áp lực xả hàng khiến cho VN Index gần như “rơi tự do” trong những phút cuối, và đóng cửa với 27,9 điểm (2,18%) xuống còn 1.254,12 điểm. Toàn sàn HoSe có 378 mã giảm (24 mã sàn), 74 mã tăng (8 mã trần) và 50 mã đi ngang. Bảng điện VN30 cũng chìm trong sắc đỏ với duy nhất mã POW đóng cửa với sắc xanh.

Tuy nhiên, việc nhà đầu tư “xả hàng” ồ ạt lại giúp cho thanh khoản của thị trường bật tăng mạnh với 1,25 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương giá trị giao dịch đạt 31.815 tỷ đồng. Tính trên cả 3 sàn, tổng giá trị giao dịch phiên hôm nay đạt hơn 36.800 tỷ đồng.

Trái ngược với sự hoảng loạn của nhà đầu tư nội, khối ngoại dù duy trì trạng thái bán ròng, nhưng mức độ bán ra vẫn tương đương các phiên trước. Thống kê, phiên hôm nay khối ngoại bán ròng 934 tỷ đồng trên sàn HoSE.

Đáng chú ý, khối ngoại bán ròng cực mạnh mã FPT, với giá trị lên đến 590 tỷ đồng. Các mã bị khối ngoại bán ròng mạnh kế tiếp là NLG (64 tỷ đồng), SSI (57 tỷ đồng), HDB (57 tỷ đồng), VRE (55 tỷ đồng).

Do khối ngoại bán ròng mạnh nên FPT cũng dẫn đầu về giá trị giao dịch với 1.762 tỷ đồng. Các mã có giá trị giao dịch trên ngàn tỷ còn có DGC (1.126 tỷ đồng), HPG (1.081 tỷ đồng).

Quỹ ETF ngoại quy mô hơn 400 triệu USD đã ‘xả’ 50% cổ phiếu đang nắm giữ tại Việt Nam

Theo cập nhật đến ngày 21/6/2024, tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của iShares MSCI Frontier and Select EM ETF còn khoảng hơn 363 triệu USD, trong đó tiền mặt chiến đến 76,25%. Tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam chỉ còn chiếm vỏn vẹn 5,55% tương ứng tổng giá trị gần 20,3 triệu USD (500 tỷ đồng).

Trước đó, Việt Nam thường xuyên là thị trường có tỷ trọng cao nhất trong danh mục của iShares MSCI Frontier and Select EM ETF. Thời điểm cuối quý 1/2024, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam chiếm đến 28,5% NAV của quỹ. Dù vậy, con số này đã liên tục giảm xuống thời gian qua khi quỹ quyết định dừng hoạt động.

1 Likes

Pyn Elite Fund tự tin VN-Index lên 1.700 điểm, hé lộ lý do đầu tư lớn vào loạt cổ phiếu “hot” STB, ACV, HVN, DBC

Các CTCK đồng thuận dự báo VN-Index sẽ đạt tới 1.400-1.500 điểm trong phần còn lại của năm nhưng Pyn Elite Fund tin rằng chỉ số có thể tăng cao hơn nữa với quan điểm tích cực dựa trên tăng trưởng thu nhập.

Petri Deryng - người đứng đầu Pyn Elite Fund vừa có thư gửi nhà đầu tư quý 2/2024 tiếp tục bày tỏ sự tự tin vào việc VN-Index có thể đạt 1.700 điểm vào cuối năm 2024. Dựa theo dự báo đồng thuận của các CTCK, VN-Index sẽ đạt tới 1.400-1.500 điểm trong phần còn lại của năm. Tuy nhiên, với quan điểm tích cực dựa trên tăng trưởng thu nhập, quỹngoại này tin rằng chỉ số có thể tăng cao hơn nữa trong năm nay.

photo-1719224636343

Ngoài sự tăng trưởng thu nhập mạnh mẽ, quỹ ngoại này còn chỉ ra các yếu tố khác cũng có thể thúc đẩy tâm lý của các nhà đầu tư trong nước, thậm chí dẫn đến một động lực mạnh mẽ ở mức thị trường chứng khoán. Đầu tiên là kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất sắp tới của Mỹ sẽ làm giảm bớt áp lực lên VND, điều đang tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, hệ thống giao dịch KRX mới dự kiến sẽ được triển khai trong năm nay và nút thắt về việc ký quỹ trước giao dịch của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể được tháo gỡ ngay sau quý 3 tới đây sẽ tác động tích cực đến thị trường. Ngoài ra, Pyn Elite Fund cũng kỳ vọng lãi suất ở Việt Nam sẽ duy trì ở mức rất vừa phải, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Pyn Elite Fund là một trong những quỹ ngoại lớn nhất đang đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam với quy mô tài sản quản lý vào cuối tháng 5 lên đến 780 triệu EUR (21.000 tỷ đồng). Quỹ có khẩu vị đầu tư khá thoáng với danh mục trải dài từ các Bluechips đến Midcap, Penny, thậm chí cả các công ty chưa niêm yết.

Cập nhật đến ngày 24/6, 16 khoản đầu tư lớn nhất danh mục của quỹ chiếm tổng tỷ trọng 86,8%. Trong đó, nhiều cổ phiếu “hot” tăng mạnh thời gian gần đây như ACV, Vietnam Airlines (HVN), FPT, CMC Corp (CMG), Dabaco (DBC),… đều góp mặt. Ngoài ra, danh mục của Pyn Elite Fund còn có cái tên chuẩn bị niêm yết trên HoSE là DNSE.

photo-1719224663307

Trong thư gửi nhà đầu tư, người đứng đầu Pyn Elite Fund cũng lý giải một số khoản đầu tư trong danh mục của quỹ:

Sacombank (STB) hiện là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục Pyn Elite Fund với tỷ trọng 16,5%. Quỹ đầu tư vào cổ phiếu này từ tháng 11/2022, tức là đã nắm giữ được khoảng 1,5 năm. Quỹ ngoại đến từ Phần Lan kỳ vọng mức tăng giá đáng chú ý nhất của cổ phiếu sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2024 đến năm 2026.

Câu chuyện hỗ trợ cho STB là việc đấu giá 32,5% cổ phần của Trầm Bê (do Ngân hàng Nhà nước kiểm soát). Nếu thành công, Pyn Elite Fund kỳ vọng Sacombank sẽ có thể ghi nhận gần như toàn bộ khoản phải thu 20.000 tỷ đồng trên vốn chủ sở hữu, làm tăng đáng kể lợi thế của ngân hàng. Theo quỹ ngoại này, Sacombank có thể tăng vốn chủ sở hữu của công ty lên 102.000 tỷ đồng giai đoạn 2024-2026 từ mức hiện tại là 48.000 tỷ đồng.

photo-1719224793221

Khoản đầu tư lớn thứ 2 trong danh mục của Pyn Elite Fund là Cảng hàng không (ACV) - cổ phiếu mà quỹ mở vị thế từ giai đoạn Covid. ACV hiện đang đầu tư một nhà ga bổ sung tại Sân bay Tân Sơn Nhất và siêu dự án Sân bay Long Thành. Cả hai dự án sẽ được hoàn thành đúng tiến độ hoặc thậm chí nhanh hơn một chút so với kế hoạch.

Theo Pyn Elite Fund, lượng hành khách trong hoạt động giao thông hàng không đang tăng trưởng nhanh chóng và ACV dự kiến sẽ đạt được mức tăng trưởng thu nhập tốt vào năm 2024 và 2025. “Kinh doanh sân bay cũng giống như in tiền: dòng tiền mạnh và khả năng sinh lời cao là điển hình của ngành này. Biên lợi nhuận hoạt động của ACV sẽ dễ dàng duy trì ở mức trên 60%”, người đứng đầu quỹ nhấn mạnh.

Một cổ phiếu hàng không rất đáng chú ý khác trong danh mục của Pyn Elite Fund là Vietnam Airlines (HVN). Quỹ ngoại này gom cổ phiếu HVN từ tháng 5 và hiện nắm khoảng 1% cổ phần công ty, tương ứng với khoảng 3% danh mục đầu tư. Theo người đứng đầu quỹ, Vietnam Airlines lỗ lũy kế trong vài năm qua, nhưng dự kiến thu nhập sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ trong năm nay và thực tế những tháng đầu tiên trong năm đã có lãi.

photo-1719224861714

Đối với DNSE, Pyn Elite Fund đang nắm 11% vốn của CTCK này (4,8% danh mục của quỹ). Theo quỹ ngoại này, các cổ phiếu chứng khoán có “beta” cao, dễ tăng vọt trong thị trường giá lên và giảm mạnh trong thị trường giá xuống. “Khó có khả năng PYN Elite Fund sẽ nắm giữ các cổ phiếu của CTCK lâu dài, nhưng DNSE lại khác”, ông Petri Deryng cho biết.

DNSE đã thực hiện IPO thành công vào tháng 1/2024 và sẽ là tâm điểm chú ý khi niêm yết HoSE vào đầu tháng 7 tới. PYN Elite Fund đánh giá cao khả năng tăng trưởng thị phần của công ty. Mục tiêu ngắn hạn của DNSE là đạt được thị phần 3%, dài hạn là 5%. Quỹ ngoại này kỳ vọng khối lượng giao dịch trên sàn chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.

photo-1719224823613

Đối với ngành thuỷ sản, Pyn Elite Fund cho rằng Việt Nam là nước sản xuất các sản phẩm cá lớn. Trong khi đó, giá và chu kỳ sản xuất cá tra phi lê khá rõ ràng đã chạm đáy vào năm ngoái, đó là lý do tại sao quỹ đã thêm Vĩnh Hoàn (VHC)Sao Mai (ASM) làm cổ phiếu mới vào danh mục đầu tư của mình vào cuối năm 2023.

“Các công ty xuất khẩu có mức giá cố định được ấn định trước 6–12 tháng cho các khách hàng quốc tế lớn, điều đó có nghĩa là có một sự chậm trễ trước khi sự thay đổi trong chu kỳ giá được phản ánh trong thu nhập”, người đứng đầu Pyn Elite Fund nhận định.

Đối với ngành chăn nuôi, Pyn Elite Fund lựa chọn Dabaco (DBC). Với mức giá lợn hiện tại, quỹ đánh giá các công ty trong ngành dự kiến sẽ mang lại thu nhập cao vào năm 2024. Trong vài năm qua, Dabaco đã tích cực phát triển hoạt động kinh doanh mới là việc nghiên cứu vắc-xin tả lợn châu Phi. Đây mới là lý do chính quỹ ngoại này đầu tư vào Dabaco.

1 Likes

Masan Consumer chốt danh sách trả cổ tức còn lại bằng tiền mặt tỷ lệ 55%, cổ đông ‘ngóng’ tiếp cổ tức đặc biệt có thể lên tới 17.000 đồng/cp

ĐHCĐ thường niên 2024 cũng thông qua phương án chia cổ tức đặc biệt, sử dụng LNST chưa phân phối của năm 2023 để tạm ứng cổ tức năm 2024, tương đương khoảng 17.000 đồng/CP - nếu trả bằng tiền mặt.

CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, mã chứng khoán MCH, Upcom) thông báo ngày 3/7/2024 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 55%. Việc trả cổ tức được thực hiện vào ngày 12/7/2024.

Đây là phần cổ tức còn lại với tổng tỷ lệ 100% của năm 2023 được ĐHCĐ 2024 thông qua. Trước đó, vào tháng 7/2023, công ty đã tạm ứng 45%.

Báo cáo phân tích mới đây của chứng khoán Vietcap lưu ý, mức chi trả cổ tức 10.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2023 của MCH cao hơn mức chi trả hàng năm là 4.500 đồng/cổ phiếu trong 5 năm qua (ngoại trừ năm 2022 không chia).

671 triệu cổ phần tương đương 93,8% vốn đều lệ của Masan Consumer đang được nắm giữ bởi Công ty TNHH Masan Consumer Holdings – một công ty con của Masan Group (mã chứng khoán MSN). Như vậy, trong đợt này, Masan Consumer Holdings sẽ nhận về gần 3.700 tỷ đồng cổ tức tiền mặt.

Ngoài ra, ĐHCĐ thường niên 2024 cũng thông qua phương án chia cổ tức đặc biệt, sử dụng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm tài chính 2023 để tạm ứng cổ tức năm tài chính 2024. Theo ước tính của Vietcap, nếu Masan Consumer chia toàn bộ LNST chưa phân phối của năm tài chính 2023 dưới dạng tạm ứng cổ tức tiền mặt, thì cổ tức bổ sung mà các cổ đông của công ty sẽ nhận được khoảng 17.000 đồng/CP.

Từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu MCH đã tăng 153%, chốt phiên giao dịch ngày 21/6 tại mức giá 220.400 đồng, tương ứng giá trị vốn hóa hơn 158.000 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp lớn nhất trong ngành thực phẩm đồ uống trên sàn chứng khoán Việt.

Giá trị của Masan Consumer thậm chí đang cao hơn gần 40% so với giá trị của tập đoàn mẹ Masan Group.

Theo đánh giá của CTCK SSI, Masan Consumer ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội so với các công ty cùng ngành trong các năm qua (CAGR doanh thu đạt 10% và CAGR LNST đạt 11% trong giai đoạn 2019-2023).

SSI cho rằng đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì trong 2024-2025 nhờ tiêu dùng phục hồi, hoạt động nghiên cứu tung sản phẩm mới cho thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh của Masan Consumer nhờ nằm trong hệ sinh thái với Wincommerce sẽ thúc đẩy tăng trưởng của công ty. Biên lợi nhuận gộp được duy trì trên 45% nhờ hoạt động cao cấp hóa sản phẩm.

Tính đến hiện tại, 98% các hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất 1 sản phẩm của Masan Consumer khi công ty này đã xây dựng hệ thống dòng sản phẩm bắt đầu từ nhà bếp, tủ lạnh đến phòng khách, phòng tắm. Trong một thị trường có quy mô khoảng 8 tỷ USD, về cơ bản, Masan Consumer đã phục vụ cơ bản đầy đủ các nhu cầu thiết yếu tại nhà.

Tuy nhiên so với quy mô toàn thị trường FMCG tại Việt Nam lên đến 32 tỷ USD thì thị phần của Masan Consumer chưa đến 5%. Do đó, lãnh đạo của Masan Group định hướng hướng đến thị trường lớn hơn, cao cấp hơn là out-of-home mà mở đầu với dòng sản phẩm lẩu tự sôi, cơm tự chín mang thương hiệu OMACHI.

Với chiến lược “Go Global”, Masan Consumer đặt mục tiêu xuất khẩu ra thị trường toàn cầu 8 tỷ dân. Bước đầu với dòng sản phẩm CHIN-SU đã đạt được thành công trên các sàn thương mại lớn như Amazon (Mỹ), Coupang (Hàn Quốc), đặt mục tiêu doanh thu quốc tế chiếm từ 10-20% tổng doanh thu.

Bước vào những thị trường lớn hơn, Masan Consumer được kỳ vọng tăng trưởng doanh thu lớn hơn. Đi kèm, công ty cũng cho biết biên lợi nhuận ngày càng cải thiện nhờ cơ cấu ngành hàng có biên lợi nhuận tốt và xu hướng giảm giá nguyên vật liệu.

Trong các báo cáo phân tích của CTCK, vấn đề cần quan tâm đối với Tập đoàn Masan Group là tỷ lệ đòn bẩy cao. Việc giảm đòn bẩy là một yếu tố quan trọng để công ty đạt được tăng trưởng lợi nhuận trong trung hạn. MSN đặt mục tiêu nợ ròng/EBITDA <3,5 lần trong 12 – 18 tháng tới.

CTCK BSC cho rằng nỗ lực giảm đòn bẩy nợ với Net debt/ EBITDA từ mức 6,5 lần năm 2023 xuống mức 3 lần vào năm 2025 có thể đạt được nhờ vào (i) nguồn vốn đầu tư từ Bain capital với giá trị hơn 6.000 tỷ VND, (ii) Dòng tiền từ cổ tức MCH và TCB ước tính hơn 3.700 tỷ VND và (iii) nguồn tiền đến từ sự kiện MSR thoái vốn HCStack.

Cụ thể, vào ngày 23/4, Masan hoàn tất thành công việc huy động vốn cổ phần trị giá 250 triệu USD từ Bain Capital - quỹ đầu tư tư nhân với tổng tài sản quản lý xấp xỉ 180 tỷ USD. Theo đó, Masan tiếp nhận 6.228 tỷ đồng tiền mặt thuần từ khoản đầu tư này.

Bên cạnh đó, việc CTCP MaSan High - Tech Materials (MSR) thoái vốn toàn bộ 100% vốn sở hữu tại H.C. Starck (HCS) cho Mitsubishi Materials Corp (MMC) với giá 134,5 triệu USD sẽ đem lại lượng tiền giúp MSR giảm đòn bẩy tài chính, đồng thời có thể ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường khoảng 40 triệu USD vào năm 2024.

Vào ngày 20/4 vừa qua, Techcombank (mã chứng khoán: TCB) - đơn vị liên kết của tập đoàn đã thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Sở hữu 19,9% cổ phần, Masan Group dự kiến sẽ nhận được hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt trong 6 tháng tới, giúp giảm đòn bẩy tài chính.

Ban lãnh đạo cũng chia sẻ, chi phí lãi vay của Tập đoàn sẽ giảm ít nhất 400 tỷ đồng trong năm 2024 nhờ các nỗ lực giảm nợ vay

Ngoài ra, CTCK HSC cho rằng việc niêm yết trên HOSE và phát hành cổ phiếu (nếu xảy ra) của Masan Consumer sẽ giúp tăng giá trị thị trường của chính Masan Consumer và tạo ra tiền mặt dòng vốn vào cho Masan Group, giúp công ty giảm nợ và đầu tư vào hoạt động kinh doanh hiện tại.

98% hộ gia đình Việt Nam sở hữu ít nhất 1 sản phẩm, Masan Consumer tiếp tục muốn nước mắm, tương ớt… có mặt ở mọi gia đình trên thế giới

Lý do khiến Cổ phiếu doanh nghiệp sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam tăng bốc lên đỉnh 2 năm, giá trị giao dịch mỗi phiên hàng trăm tỷ đồng :face_with_monocle:

So với đầu năm 2024, thị giá đã tăng 35%, thanh khoản trong vài tháng gần đây cũng trở nên sôi động.

Giá cước vận tải biển tăng vọt trong thời gian qua đang “phả hơi nóng” vào nhóm cổ phiếu doanh nghiệp vận tải biển trên sàn chứng khoán. Trong đó, mã HAH của Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An bất ngờ “tím lịm” trong phiên 25/6, leo lên ngưỡng 44.200 đồng/cp. Đây là mức giá cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây của cổ phiếu này.

So với đầu năm 2024, thị giá HAH đã tăng 35%, thanh khoản trong vài tháng gần đây cũng trở nên sôi động với hàng triệu đơn vị được giao dịch mỗi phiên, giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Screen Shot 2024-06-25 at 21.58.49.png

Hải An hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực bốc xếp, giao nhận, các dịch vụ tại cảng biển, vận tải đường thủy bộ và các hoạt động logistics khác. Đây được đánh giá là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực vận tải biển tại Việt Nam, sở hữu đội tàu lớn, trẻ và hiện đại lên đến 15 chiếc, chiếm 30% thị phần vận tải nội địa cả nước. Hoạt động vận tải của doanh nghiệp nằm trên 16 tuyến nội địa và 6 tuyến quốc tế (hầu hết là giữa Việt Nam và Trung Quốc).

Bên cạnh đó, HAH còn sở hữu một cảng biển ở miền Bắc Việt Nam là Cảng Hải An với sản lượng trung bình hơn 300.000 TEU/năm. Doanh nghiệp vẫn đang liên tục mở rộng đội tàu để gia tăng công suất, kỳ vọng có thể tăng thêm 21.000 TEUs tương ứng 20% công suất trong năm 2024.

Cơ hội lớn nhờ giá cước vận tải tăng vọt, “tranh thủ” ký thêm 2 hợp đồng thuê tàu, LN dự phóng bùng nổ

Về tình hình kinh doanh, quý 1/2024, HAH tiếp tục bị ảnh hưởng của chu kỳ đi xuống của ngành container. Công ty ghi nhận 704 tỷ đồng doanh thu, tăng 7 % so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận ròng của cổ đông công ty mẹ giảm tới 57%, còn 51 tỷ đồng.

Trong báo cáo vừa cập nhật, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) kỳ vọng giá cước vận tải HAH năm nay sẽ tăng 15% so với cùng kỳ theo diễn biến tăng chung của cước vận tải thế giới, trọng tâm là nửa cuối năm nay. Theo KBSV, giá cước vận tải dự kiến vẫn tiếp tục tăng trưởng tích cực ít nhất đến quý 4/2024 với động lực chủ yếu đến từ xu hướng gia tăng hàng tồn kho tại Mỹ và châu Âu vẫn đang tiếp tục, đặc biệt việc Mỹ áp thêm thuế nhập khẩu với nhiều mặt hàng của Trung Quốc từ tháng 8 tới đây khiến nhu cầu nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Mỹ tăng đột biến. Bên cạnh đó, khủng hoảng tại Biển Đỏ kéo dài cũng sẽ khiến hải trình của các tuyến tàu dài thêm đáng kể. Nhu cầu vận tải tăng đột biến cùng với thời gian vận tải tăng lên kéo theo lo ngại về nguy cơ thiếu hụt container rỗng, sẽ tiếp tục đẩy giá cước vận tải lên cao.

Screen Shot 2024-06-25 at 21.59.19.png

KBSV nhận định Hải An không chịu tác động trực tiếp từ khủng hoảng Biển Đỏ do chủ yếu tàu của HAH chạy tuyến nội địa và nội Á. Tuy nhiên, nguy cơ thiếu hụt container rỗng và nhu cầu về tàu biển cao trên thế giới sẽ tác động gián tiếp đến giá cước chung, đẩy giá cước vận tải của Hải An lên cao hơn.

Theo đà tăng của giá cước vận tải giao ngay thế giới, giá cho thuê tàu cũng đã hồi phục đáng kể từ hồi đầu năm. Hoạt động cho thuê tàu của HAH dự kiến sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn trong nửa cuối năm khi mà ngoài 3 hợp đồng cho thuê ký từ đầu năm (hợp đồng đến hết 2024) và hợp đồng cho thuê Anbien Bay (hết hạn vào giữa 2025), công ty đã ký cho thuê thêm được 2 tàu thời hạn từ 7/2024 đến tháng 1/2025.

Không chỉ vậy, sản lượng khai thác tàu của HAH kì vọng hồi phục mạnh, KBSV dự kiến tổng sản lượng vận tải 2024 đạt hơn 500.000 Teu (+20% so với cùng kỳ) nhờ nhu cầu hàng hóa tại các thị trường lớn Mỹ và EU phục hồi. Trong khi đó, HAH cũng đang tăng cường hợp tác với các đối tác là các hãng tàu lớn để phát triển sâu rộng mạng lưới vận tải ở thị trường nội Á, mở thêm các tuyến tàu mới như Việt Nam - Singapore, ghé các cảng mới, đồng thời tìm thêm nhiều đối tác để trao đổi chỗ trên tuyến, góp phần củng cố và mở rộng hoạt động cho đội tàu tự vận hành.

Dự kiến công ty sẽ đón thêm 1 tàu đóng mới 1.800 Teu nữa trong quý 3/2024, nâng quy mô đội tàu lên 16 chiếc. KBSV cho rằng đội tàu mới, hiện đại kì vọng sẽ thu hút nhiều đối tác là các hãng tàu nước ngoài mới. Nhu cầu vận tải cao hiện nay cũng như khủng hoảng dai dẳng ở Biển Đỏ sẽ phần nào giảm bớt lo ngại về nguy cơ dư cung tàu trong năm nay.

Screen Shot 2024-06-25 at 21.59.33.png

Song song với đó, hoạt động khai thác cảng sẽ đem lại nguồn thu ổn định cho HAH khi thị trường vận tải vẫn nhiều biến động. Việc Hải An liên tục đẩy mạnh hợp tác mở thêm nhiều tuyến tàu mới cũng góp phần đem về nguồn hàng ổn định cho cảng. Đầu 2024, công ty đã đồng loạt tăng giá cước dịch vụ cảng đối với cả tuyến quốc tế và nội địa với mức điều chỉnh dao động từ 0-20% tùy loại hình dịch vụ. Trong đó, giá cước nâng hạ container tuyến nội địa và giá xếp dỡ container tuyến quốc tế có sự điều chỉnh từ 10 – 20%.

KBSV dự phóng doanh thu 2024 của HAH có thể đạt 3.200 tỷ, tương ứng 96% kế hoạch năm. Tuy vậy, LNST có thể lên tới 442 tỷ, vượt 52% kế hoạch lãi (290 tỷ đồng).

ĐHCĐ Gemadept: Giá cước vận tải biển đã tăng 300% so với cùng kỳ và sẽ còn tăng tiếp đến hết năm 2024

“Chúng tôi tin tình trạng giá cước trên tất cả các tuyến sẽ tăng đến hết 2024 do các biến động tại Biển đỏ, xung đột chính trị, tình trạng thiếu tàu, thiếu thiết bị sẽ khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn”, lãnh đạo Công ty cho biết.

Sáng ngày 24/6, CTCP Gemadept (mã chứng khoán GMD) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024, thông qua kế hoạch thông qua kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ - tăng 4% so với thực hiện năm ngoái. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận trước thuế thu về dự kiến 1.686 tỷ đồng – giảm 46%.

Lợi nhuận kinh doanh cốt lõi năm 2024 dự kiến tăng 15%

Lợi nhuận năm nay giảm mạnh do không còn nguồn thu đột biến từ việc chuyển nhượng tài sản. Năm 2023, Công ty hoàn tất thương vụ Cảng Nam Hải Đình Vũ mang về lợi nhuận hơn 1.800 tỷ đồng. Nếu không tính khoản lợi nhuận từ chuyển nhượng, kế hoạch lãi 2024 của Gemadept từ hoạt động cốt lõi vẫn tăng trưởng 15%.

Chia sẻ tại Đại hội, Chủ tịch HĐQT Đỗ Văn Nhân bày bỏ năm 2023 là năm khó khăn nhất trong một thập kỷ trở lại đây. Trong đó, đơn hàng giảm một nửa và số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường lớn. Ghi nhận, đơn hàng bắt đầu trở lại từ cuối quý 3/2023.

Sang năm 2024, thị trường đã có những dấu hiệu khởi sắc song theo đại diện Công ty vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn. Số liệu thống kê cho thấy doanh nghiệp rơi bỏ thị trường gấp 1,5 lần số lượng thành lập mới trong quý đầu năm, tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức quanh 4%, khối ngoại bán ròng mạnh trên thị trường chứng khoán…

“Các số liệu này không cho phép Gemadept chủ quan trong năm 2024, Công ty phải chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ổn định sản xuất kinh doanh để hoàn thành kế hoạch, Công ty còn cần tăng năng lực cạnh tranh”, ông Nhân nói.

Đối mặt với tình hình trên, Gemadept đã liên tục tái cấu trúc hoạt động kinh doanh. Đầu năm nay, Gemadept bán tiếp toàn bộ cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Nam Hải. Theo đó, Gemadept hiện còn sở hữu Cảng Nam Đình Vũ và ICD Nam Hải ở khu vực phía Bắc. Công ty cũng đang tập trung xúc tiến đầu tư hai dự án lớn là Cảng Gemalink giai đoạn 2 và Nam Đình Vũ giai đoạn 3.

ĐHCĐ Gemadept: Giá cước vận tải biển đã tăng 300% so với cùng kỳ và sẽ còn tăng tiếp đến hết năm 2024- Ảnh 1.

Ảnh: Hình ảnh Cảng Gemalink, Website Công ty.

Mặt khác, chiến lược kinh doanh của Gemadept năm nay như sau:

Với khu vực Hải Phòng, nắm bắt xu thế thị trường và dư thừa nguồn cung, Gemadept đã tái cấu trúc hoạt động, nâng cấp vùng cảng Nam Đình Vũ và dự kiến giai đoạn 3 khởi công trong năm nay để trở thành cụm cảng có năng lực cạnh tranh lớn nhất tại Hải Phòng, khi có khả năng tiếp nhận tàu 48.000 DWT. Công ty đã chuyển từ phân tán nhỏ lẻ sang quy mô lớn để tiết giảm chi phí, tăng năng lực và gia tăng hiệu quả kinh tế.

Với khu vực phía Nam, hầu hết cảng đang được vận hành tương đối tốt. Lãnh đạo công ty khẳng định không thỏa mãn mà tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư để đáp ứng nhu cầu gia tăng của khách hàng, thị trường.

Phát hành 103,5 triệu cổ phiếu, tăng vốn lên 4.140 tỷ đồng

Về kế hoạch huy động vốn, Đại hội đã thống nhất phương án chào bán tối đa 103,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương ứng với tỷ lệ thực hiện quyền 3:1. Nếu thành công, vốn điều lệ Công ty dự kiến tăng từ 3.105 tỷ lên tối đa 4.140 tỷ đồng.

Với giá chào bán dự kiến 29.000 đồng/cp, Công ty dự thu về hơn 3.000 tỷ đồng. Được biết, phần lớn nguồn tiền huy động 2.213 tỷ đồng sẽ dùng để mua sắm tài sản cố định, chi 231 tỷ đồng trả nợ ngân hàng và còn lại dùng để góp vốn vào CTCP Cảng Nam Đình Vũ.

Ban lãnh đạo đánh giá việc tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm đảm bảo nguồn lực mở rộng quy mô, nâng cao năng lực tài chính, cân đối vốn cho các hoạt động thường xuyên và hoạt động đầu tư thời gian tới.

Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2024, sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Cổ phiếu chào bán không bị hạn chế chuyển nhượng và cổ đông có quyền chuyển nhượng quyền mua một lần cho nhà đầu tư khác.

Thảo luận tại Đại hội

1. Ước tính kết quả kinh doanh sơ bộ nửa đầu năm?

Với lượng hàng hóa thông qua tốt trong nửa đầu năm, Gemalink đã thu hút được các hãng tàu lớn và các cảng phía bắc gần full công suất. Song song, SCS cũng có thêm khách hàng lớn, lợi nhuận cốt lõi sơ bộ đạt 53% kế hoạch năm dù chưa tính việc vốn cảng Nam Hải.

2. Nhận định giá cước vận tải thời gian tới?

Sau thời điểm tăng nóng giai đoạn 2020-2022 thì giá cước đã hạ nhiệt. Đến cuối 2023, giá cước mới hồi phục tốt trở lại. Hiện giá cước đi các tuyến vận tải đang tăng 300% so với cùng kỳ 2023; đà tăng đang rất mạnh gần đây khi giá cước tháng 6 đã cao hơn 30% so với tháng 5.

Chúng tôi tin tình trạng giá cước trên tất cả các tuyến sẽ tăng đến hết 2024 do các biến động tại Biển đỏ, xung đột chính trị, tình trạng thiếu tàu, thiếu thiết bị sẽ khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn.

3. Giá dịch vụ xếp dỡ cảng tăng có tác động ra sao đến HĐKD của Công ty?

Giá xếp dỡ dịch vụ cảng Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với thế giới, thậm chí chưa đến một nửa so với các cảng trong khu vực dù chất lượng dịch vụ không thua kém thế giới.

Việc tăng giá cước là nỗ lực của Bộ Giao thông Vận tải giúp doanh nghiệp cảng cải thiện doanh thu và khuyến khích doanh nghiệp cảng tái đầu tư, đã có lộ trình tăng 10% trong 4 năm qua.

Tuy nhiên, tùy khu vực và điều kiện cảng mà có cách triển khai khác nhau. Như Gemalink có lợi thế cao nhất về cảng nước sâu nên tận dụng tối đa Thông tư 39, thậm chí còn tăng giá hơn mức này. Trong khi khu vực Hải Phòng chứng kiến sự cạnh tranh cao, nên công ty khá uyển chuyển áp dụng thông tư 39, doanh thu dù tăng nhưng chi phí cũng tăng theo.

4. Tiến độ đầu tư cảng Nam Đình Vũ Giai đoạn 3 ra sao?

Giai đoạn 1 và 2 của cảng Nam Đình Vũ khi vào hoạt động đến nay đã đạt 90% công suất nên Công ty quyết định triển khai sớm giai đoạn 3. Công ty đã có những nghiên cứu và chọn lựa phương án tối ưu. Về lộ trình đến thời điểm này các bước chuẩn bị đã xong hết, đang xin giấy phép xây dựng và dự kiến khởi công xây dựng từ tháng 7, dự kiến hoàn thành cuối 2025.

5. Chiến lược phát triển vận tải thủy nội địa ra sao?

Hệ thống sông, rạch của Việt Nam rất thuận lợi để phát triển thủy nội địa. Gemadept đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải phát triển tuyến mẫu đồng bằng Sông Cửu Long ra Cái Mép giúp tiết kiệm nhiều thời gian, tăng tải trọng và giảm chi phí logistics đến 30%.

Tuyến này là giải pháp hàng hóa thuận lợi và cắt giảm chi phí, tăng sản lượng hàng hóa cho Gemalink và phù hợp định hướng phát triển cảng xanh. Sản lượng có thể tăng 20-30% cho Gemalink, nhưng sẽ phát triển dần dần khi sản lượng hàng hóa phù hợp.

6. Tiến độ Gemalink giai đoạn 2 đến đâu?

Giai đoạn 2A chúng tôi đánh giá là cấp thiết do giai đoạn 1 đang gần hết công suất. Dự án cần thời gian xin giấy phép triển khai, dự kiến từ quý II//2025 để nâng tổng lên 2,1 triệu Teus. Giai đoạn 2B sẽ bắt đầu khi dự án 2A đạt công suất khai thác 80-85%, chúng tôi dự kiến cần khoảng 2 năm sẽ triển khai 2B.

Gemalink giai đoạn 2 dự kiến sẽ đạt được công suất 50% vào năm 2026, tăng lên 70-75% vào năm 2027 và sẽ full công suất thiết kế trong vòng 3 năm. Giai đoạn 2 khi hoàn thành có thể đón được các tàu lớn nhất thế giới với vị trí thuận lợi để kết nối với hệ sinh thái GMD bao gồm depot, ICD, vận tải thủy và kết nối với Hải Phòng…

ĐHCĐ Gemadept: Giá cước vận tải biển đã tăng 300% so với cùng kỳ và sẽ còn tăng tiếp đến hết năm 2024- Ảnh 2.

Ảnh: Hình ảnh Cảng Gemalink, Website Công ty.

7. Tổng capex đến năm 2025 khoảng bao nhiêu?

Với chiến lược phát triển dẫn đầu ngành thì tiếp tục phát triển các dự án trọng điểm, như Nam Đình Vũ 3 và Gemalink 2, mua sắm phương tiện tàu song tàu biển, để gia tăng chất lượng dịch vụ để “làm giàu hệ sinh thái”, tổng capex khoảng 10.000 tỷ đồng.

Gemadept đưa chiến lược tiếp tục làm giàu hệ sinh thái, gia tăng lợi nhuận qua từng năm, tỷ trọng lợi nhuận mảng logistics đang tăng dần chiếm 15-25% trong hệ sinh thái. Hiện Gemadept có hệ sinh thái giàu và rộng khắp về tàu sông, tàu biển, các dự án sinh thái bổ trợ là động lực hỗ trợ cho dự án chính hiệu quả.

8. Công ty có kế hoạch thoái vốn Nam Hải ICD không?

Nam Hải ICD đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, đây là hệ thống nói dài với cụm cảng và cả kho hàng trong hệ thống Nam Đình Vũ thuộc chuỗi cảng Hải Phòng. Gemadept trong năm nay có kế hoạch liên doanh, liên kết để khai thác hết hạ tầng Nam Hải ICD với mục tiêu hướng tới vận hành tối ưu hệ sinh thái nên chưa có kế hoạch thoái vốn.

Tiến độ thoái vốn đất trồng rừng?

Ban quản lý dự án đã làm việc sâu với đối tác, có kế hoạch thực hiện trong năm nay, đang dần hoàn thiện nốt các hồ sơ thoái vốn. Lợi nhuận dự án tùy thuộc vào thị trường và chi phí đầu tư.

9. Vì sao Công ty lại chọn phương án phát hành thay vì đi vay với lãi suất thấp?

Gemadept là doanh nghiệp được các tổ chức tín dụng đánh giá cao, được ngân hàng quan tâm, nên lãi suất các dự án đúng là rất tốt. Tuy nhiên, mỗi dự án đều phải cần có vốn đối ứng, nên Gemadept phải tăng vốn các công ty dự án để đối ứng vốn thực hiện mở rộng hệ sinh thái.

Công ty sẽ cố gắng nộp hồ sơ chào bán cổ phiếu cho cổ đông và thực hiện trong năm nay.

Khi tham gia dự án nào ban điều hành cũng yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng, lập ban dự án lớn để có những phân tích, tìm giải pháp hiệu quả trình ban lãnh đạo, các ngân hàng và tổ chức tín dụng đều sẵn sàng cấp vốn.

Công ty không có kế hoạch nào khác ngoài phát hành cho cổ đông. Các phương án phát hành thưởng không làm tăng vốn chủ sở hữu và tạo cảm giác công ty không có tiền mặt để trả, không tạo ra nguồn vốn cụ thể để triển khai dự án và M&A, trong khi công ty cần tiền thật. Do đó, Gemadept sẽ chưa chia thưởng trong vài năm tới.

Dự án Gemalink giai đoạn 2 cần đầu tư khoảng 300 triệu USD, sẽ dùng nguồn vốn giữ lại, vốn đối ứng và sau đó vay ngân hàng trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả. Công ty đang tìm thêm đối tác chiến lược để gia tăng nguồn hàng cho GML.

Còn Cảng Nam Đình Vũ với mục tiêu cảng nước sâu lớn nhất tại Hải Phòng nên tất cả nhà đầu tư chiến lược không có ý định thoái vốn. Do đó khi đơn vị này tăng vốn sẽ tăng đều cho các bên, Gemadept sẽ giữ nguyên tỷ trọng 60% tại cảng này.

10. Công ty có kế hoạch tiếp cận dòng vốn xanh không?

Chiến lược ESG là chiến lược trọng tâm của Tập đoàn, Gemadept đang tiếp tục phát triển và bền vững, là điều kiện để có lợi thế cạnh tranh khi chào thầu. Ngày 28/5, Công ty ký hợp đồng liên kết bền vững để tiếp cận dòng vốn xanh tốt nhất, đem lại hiệu quả kinh doanh.

1 Likes

:no_entry: DIG: DIC Corp rao bán, giải thể một loạt công ty con

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - HoSE: DIG) liên tục có các động thái muốn thoái vốn và giải thể nhiều công ty trong thời gian ngắn.

Cụ thể, vào ngày 24/6, HĐQT DIC Corp thông qua chủ trương chuyển nhượng một phần vốn tại CTCP Gạch men Anh Em DIC (DIC Anh Em) và toàn bộ vốn góp tại CTCP Cao su Phú Riềng Kratie cho nhà đầu tư có nhu cầu. Thời gian hoàn tất trước ngày 30/9 và trong thời hạn 10 ngày kể từ khi ký hợp đồng, bên mua sẽ phải thanh toán toàn bộ giá trị chuyển nhượng cho DIG.

DIC Anh Em có vốn điều lệ 180 tỷ đồng, do DIG sở hữu 89,03% cổ phần. Công ty này hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mua bán gạch men, khai thác khoáng sản.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, DIG đang sở hữu 5% cổ phần tại Cao su Phú Riềng Kratie với vốn gốc 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, khoản đầu tư này gặp thua lỗ và đã trích lập dự phòng hết. Giá trị còn lại là 0 đồng.

Nếu thương vụ thành công, DIC Corp sẽ có khoản thu nhập bất thường trong năm 2024. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm của công ty là 1.010 tỷ đồng và luôn tự tin thực hiện được. Tuy nhiên, sau 6 tháng, DIG mới chỉ đem về khoảng 39,1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (bằng 3,9% kế hoạch)

Trước đó, ngày 13/6, DIG thông qua chủ trương giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point có vốn điều lệ 300 tỷ đồng và mới thành lập được 1 năm. Địa chỉ tại số 12, đường 3/2, phường 8, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Mục đích thành lập công ty này lúc đó nhằm hoàn thiện pháp lý cho Dự án chung cư trên khu đất A2-1, Khu Trung tâm Chí Linh, TP. Vũng Tàu.

Sau giải thể và bán vốn, DIC Corp còn sở hữu 9 công ty con, 5 công ty liên kết và 1 liên doanh.

21 tuổi trả giá vì lướt sóng chứng khoán: 3 cạm bẫy chết tiền khi mua cổ phiếu và 5 bài học đắt giá cho F0.

Chứng khoán không phải cuộc chơi “dễ ăn” dành cho người thiếu kiến thức.

F0 tập tành chơi chứng khoán, đa số bắt đầu là tay mơ nên việc bị “dập” bởi thị trường là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là sau những lần bị sóng nhấn chìm, họ đã vượt qua và thu về những bài học đầu tư nào.

Hãy cùng gặp Phương Mai (SN 1999, nhân viên văn phòng trong lĩnh vực E-commerce) để lắng nghe trải nghiệm của cô. Năm 21 tuổi, Phương Mai đem tiền đi tất tay vào thị trường chứng khóa, tài khoản sinh lời gấp đôi nhưng mất trắng chỉ sau 2 tháng. Trải nghiệm thua lỗ đầu đời đã tặng cho cô những bài học gì?

Cú sốc đầu đời khó quên trên thị trường xanh đỏ

Cuối năm 2020, Phương Mai bắt đầu tiến vào thị trường chứng khoán với số vốn nhỏ. Dù chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, song nhờ nắm bắt xu hướng thị trường và áp dụng chiến lược phù hợp (tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, từ công ty có nền tảng tài chính mạnh và triển vọng tốt,…), cô nàng sớm có những lợi nhuận cho riêng mình. Càng kiếm được nhiều lợi nhuận, “máu đầu tư” của Phương Mai càng tăng cao.

“Bấy giờ, do thị trường liên tục tăng điểm, mình dần bị cuốn vào vòng xoáy tâm lý ‘nhân đôi tài sản’ và ‘thắng lớn’, dẫn đến việc gia tăng số vốn đầu tư mà không có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Đỉnh điểm là cuối năm 2021, kể cả sau khi đã liên tục đổ tiền vào trung bình vốn, mình vẫn ghi nhận mức lợi nhuận lãi 129%, tức khoảng hơn 2 lần tài khoản lúc đó chỉ trong thời gian ngắn”, Phương Mai nhớ lại.

Phương Mai (Ảnh: NVCC)

Tuy nhiên, khoản sinh lời trong thời gian ngắn chỉ là mở đầu cho chuỗi ngày cô nàng vấp ngã “đau điếng” trên thị trường xanh đỏ. Sang năm 2022, thị trường chứng khoán thay đổi hoàn toàn, bắt đầu lao dốc không phanh. Thời điểm đó, Phương Mai cũng giống như nhiều nhà đầu tư F0 non trẻ khác, vẫn còn trong trạng thái hứng phấn từ những thắng lợi trên thị trường. Kết cục là cô nàng bị “sóng nhấn chìm” trước khi kịp thoát khỏi cơn downtrend của thị trường. Khoản lãi nhân đôi tài khoản mà Phương Mai có được, cũng nhanh chóng mất đi chỉ sau 2 tháng.

Cô nàng tâm sự: “Lợi nhuận đến quá sớm khiến mình buông lỏng cảnh giác, rơi vào những sai lầm cơ bản như bao nhà đầu tư F0 khác. Thứ nhất, ảo tưởng về mức lợi nhuận. Mình cho rằng kiếm tiền từ đầu tư khá dễ dàng, dẫn đến việc ‘tham lam’ muốn kiếm lời nhiều hơn. Thứ hai, buông lỏng cảnh giác. Mình lờ đi những cảnh báo sớm của thị trường, không tuân thủ nguyên tắc và kỷ luật đầu tư đặt ra. Cuối cùng, thiếu quản lý rủi ro cho danh mục đầu tư. Tức là mình không có biện pháp kịp thời để giảm thiểu rủi ro ngay khi thị trường biến động mạnh.

Và khi mình tỉnh ngộ thì mọi chuyện đã muộn. Chỉ trong giai đoạn tháng 4-6/2022, mình đã mất hết mức lợi nhuận trước đó tích lũy được và thậm chí còn thua lỗ một phần vốn đầu tư”.

Đứng dậy sau cơn sóng chìm: Khi có kiến thức, không có gì đáng sợ

Phương Mai đã mất một thời gian mới dần ổn định sau lần thua lỗ vào giai đoạn cuối năm 2022. Sau lần đó Phương Mai cẩn thận và nghiêm túc hơn trong mỗi lần tiến hành đầu tư, đồng thời thu về cho mình nhiều bài học.

Phương Mai chia sẻ kinh nghiệm với các nhà đầu tư F0: “Hiện tại, mình vẫn tiếp tục tham gia thị trường chứng khoán, nhưng với chiến lược chắc chắn và cẩn trọng hơn rất nhiều:

Thứ nhất, trên khía cạnh quản lý tài chính:

  • Trở nên thận trọng và tỉnh táo hơn: Mình dành thời gian nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định đầu tư, thay vì dựa vào cảm tính hay xu hướng đám đông.

  • Quản lý rủi ro: Mình áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro (phân bổ tài sản và đặt mức cắt lỗ hợp lý,…) để giảm thiểu tổn thất khi thị trường biến động.

  • Tiết kiệm và chi tiêu hợp lý: Nguyên tắc này đảm bảo an toàn tài chính và có nguồn vốn dự phòng cho đầu tư.

image

Ảnh minh hoạ

Thứ hai, về đầu tư chứng khoán:

  • Chuyển dần sang đầu tư dài hạn: Thay vì đầu cơ ngắn hạn toàn bộ danh mục, mình phân bổ vốn sang tập trung vào đầu tư dài hạn với mục tiêu tạo dựng lợi nhuận bền vững. Tất nhiên, mình vẫn để dành 1 khoản nhỏ để thỏa mãn đam mê ‘lướt sóng’ (cười).

  • Lựa chọn cổ phiếu cẩn trọng: Mình đánh giá tiềm năng phát triển, tình hình tài chính và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trước khi đầu tư.

  • Kỷ luật đầu tư: Không mua bán theo cảm xúc hay hoảng loạn khi thị trường biến động. Điều này nói thì dễ nhưng làm thì khó. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn phải kiểm soát được cảm xúc cá nhân để không phá vỡ nguyên tắc và kỷ luật.

  • Nâng cao kiến thức: Tiếp tục trau dồi kiến thức về thị trường chứng khoán, phương pháp đầu tư và phân tích doanh nghiệp để đưa ra quyết định sáng suốt.

Ngoài ra, mình còn tuân theo những nguyên tắc khác sau:

  • Hạn chế đầu tư bằng tiền vay mượn: May mắn là kể cả ở thời điểm trước mình cũng không sử dụng margin (đòn bẩy tài chính) để đầu tư. Đến giờ mình vẫn giữ quan điểm: Chỉ đầu tư bằng số vốn nhàn rỗi, không ảnh hưởng đến nguồn tài chính dành để duy trì chất lượng cuộc sống của mình.

  • Lắng nghe ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính uy tín trên TV, báo đài, MXH thường xuyên để có thêm nhiều góc nhìn khách quan.

  • Giữ vững tâm lý: Rèn luyện tâm lý vững vàng, không để cảm xúc chi phối quyết định đầu tư”.

3 tiêu chí “say bye” mã cổ phiếu, 5 bài học đầu tư dành cho F0

Hiện, phần lớn khoản đầu tư của Phương Mai đều là dài hạn. Bên cạnh đó, cô nàng sẽ loại bỏ ngay việc đầu tư cổ phiếu, nếu thấy chúng có những đặc điểm sau.

  • Tính thanh khoản thấp: Khi đó cổ phiếu khó giao dịch, dễ bị thao túng, phản ánh sự thiếu quan tâm của nhà đầu tư và ít tiềm năng sinh lời.

  • Cổ phiếu có lịch sử bong bóng giá: Điều này thể hiện sự bất ổn giá cao, tiềm ẩn rủi ro sụt giảm giá trị nhanh chóng khi thị trường điều chỉnh.

  • Cổ phiếu có mức giá quá cao so với giá trị trường: Chúng phản ánh sự đầu cơ, bong bóng thị trường, tiềm ẩn rủi ro cao khi giá trị điều chỉnh về mức hợp lý.

Cô nàng rút ra được nhiều bài học về quản lý tài chính và đầu tư chứng khoán sau trải nghiệm đầu tư sai lầm (Ảnh: NVCC)

Kiếm tiền không hề dễ dàng và kiếm tiền nhanh từ các khoản đầu tư lại càng không đơn giản. Và dưới đây là 5 bài học trên thương trường chứng khoán mà Phương Mai có được, tích góp từ những trải nghiệm và tâm lý trong quá khứ của cô nàng khi còn là 1 nhà đầu tư non trẻ.

1/ Lựa chọn môi giới uy tín và tận tâm.

2/ Chủ động trong việc học hỏi và đưa ra quyết định đầu tư.

Bạn nên tránh giao phó hoàn toàn quyền quyết định đầu tư cho người khác, mà hãy dành thời gian học hỏi kiến thức, tự phân tích thị trường và đưa ra quyết định phù hợp với bản thân.

“Ví dụ rất nhiều nhà đầu tư mới có tư tưởng gia nhập thị trường để kiếm tiền nhanh chóng mà không chủ động học hỏi. Thay vào đó, họ lại luôn tìm kiếm để tham gia các nhóm, tin theo lời hô hào mua bán của những người xa lạ. Hầu hết các quyết định đầu tư từ những nhóm này đều mang lại tổn thất và bạn đâu biết mục đích đằng sau những lời hô hào này không đơn giản”, Phương Mai nói.

3/ Xác định phương pháp đầu tư phù hợp.

Hãy dành thời gian tìm phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân dựa trên kiến thức, kinh nghiệm, mục tiêu đầu tư và khả năng chấp nhận rủi ro.

“Ví dụ nếu bạn là một nhà đầu tư ưa thích đầu cơ ngắn hạn, thời gian nắm giữ cổ phiếu trung bình từ 2-3 tháng. Bạn sẽ cần sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích kỹ thuật để đánh giá tiềm năng và đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu.

Ưu điểm của chúng là giúp bạn có thể tận dụng những biến động ngắn hạn của thị trường để kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Phương pháp này cũng phù hợp với nhà đầu tư có ít thời gian theo dõi thị trường. Tuy nhiên, đầu cơ ngắn hạn cũng đi kèm với rủi ro cao do biến động thị trường khó lường. Do đó, bạn vẫn cần sàng lọc cổ phiếu và tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro để hạn chế thiệt hại.”

4/ Chỉ đầu tư với số vốn nhàn rỗi.

5/ Quản lý cảm xúc và tránh ảo tưởng khi đầu tư.

“Cảm xúc cá nhân có thể ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đầu tư của bạn, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu. Nỗi sợ hãi, tham lam và hưng phấn có thể khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Luôn nhớ rằng, khi cảm xúc của bạn thăng hoa nhất - là lúc rủi ro cận kề", Phương Mai nói.

Bình quân mỗi ngày PV Power (POW) thu hơn trăm tỷ từ bán điện, lợi nhuận quý 2 được dự báo tăng đột biến

Trong báo cáo mới đây, MBS dự báo tăng trưởng lợi nhuận của PV Power có thể đạt 210% với động lực đến từ sản lượng điện khí, sản lượng thủy điện và sản lượng điện than quý 2 được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ.

Bình quân mỗi ngày PV Power (POW) thu hơn trăm tỷ từ bán điện, lợi nhuận quý 2 được dự báo tăng đột biến- Ảnh 1.

Ngày 27/6, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power – mã POW) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Đình Thi, Trưởng Ban Kinh tế Kế hoạch PV Power cho biết tổng sản lượng điện toàn Tổng công ty 6 tháng đầu năm ước đạt 8.574 triệu kWh, bằng 103% cùng kỳ 2023 và đạt 98% kế hoạch.

Doanh thu toàn Tổng công ty 6 tháng đầu năm ước đạt 16.169 tỷ đồng, đạt 97% kế hoạch và bằng 100% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính trong quý 2, PV Power đạt gần 10.000 tỷ đồng doanh thu, tương ứng bình quân mỗi ngày thu khoảng 109 tỷ đồng.

Trong báo cáo mới đây, MBS đánh giá PV Power là điểm sáng trong nhóm năng lượng với mức tăng trưởng lợi nhuận dự báo đạt 210%. Động lực đến từ sản lượng điện khí, sản lượng thủy điện và sản lượng điện than quý 2 được cải thiện đáng kể so với cùng kỳ.

Về kế hoạch kinh doanh năm nay, PV Power đặt mục tiêu sản lượng và doanh thu lần lượt tăng 16% và 9% so với năm ngoái, lên 16,7 tỷ kWh và 31.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế dự kiến lại giảm gần 31% so với thực hiện năm ngoái, xuống mức 995 tỷ đồng. Thực tế, trong giai đoạn 2019-2023, Tổng công ty đều thực hiện vượt kế hoạch lợi nhuận.

photo-1719545766030

Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch HĐQT PV Power cho biết phía bảo hiểm đã có văn bản chấp thuận bồi thường bảo hiểm tổn thất vật chất và gián đoạn kinh doanh liên quan đến sự cố tại Tổ máy số 1 nhà máy điện Vũng Áng 1 với tổng tiền bồi thuờng khoảng 1.000 tỷ, trong đó chi phí sửa chữa khoảng 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời điểm ghi nhận chưa được công bố.

Cập nhật về tiến độ dự án Nhơn Trạch 3&4, PV Power cho biết đã ký hợp đồng thuê đất với Tổng Công ty Tín Nghĩa ngày 27/5 đối với phần diện tích 30,8 ha và đã được Sở Tài nguyên - Môi trường cấp sổ đỏ ngày 29/5. Nhơn Trạch 3&4 - dự án điện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) với tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

Trong báo cáo mới đây, Vietcap lại cho rằng Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 vẫn đang đi đúng kế hoạch để đáp ứng dự báo của CTCK này về ngày vận hành thương mại (COD) bất chấp những thách thức ngắn hạn về giá thuê đất. Theo đó, Nhơn Trạch 3&4 sẽ đi vào hoạt động muộn hơn 6-12 tháng so với kế hoạch của PV Power, tức là giữa năm 2025 đối với Nhơn Trạch 3 và giữa năm 2026 đối với Nhơn Trạch 4.

PV Power là một trong những đơn vị phát điện lớn nhất của Việt Nam, nắm giữ 11% công suất phát điện cả nước. Tổng công ty hiện quản lý vận hành 7 nhà máy điện với tổng công suất 4.205MW, gồm điện khí, than và thủy điện.

Lần đầu tiên có 1 DN Việt không phải ngân hàng có tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng, nắm giữ hơn 300.000 tỷ tiền mặt và tiền gửi

Trừ đi các chi phí, PVN lãi trước thuế gần 56.390 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 40.280 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2022.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 với doanh thu thuần đạt gần 517.000 tỷ, giảm gần 8% so với cùng kỳ. Phần lớn doanh thu đến từ hoạt động thương mại và phân phối, chiếm 41% doanh thu chưa loại trừ nội bộ và hoạt động chế biến dầu khí, chiếm gần 26%.

Giá vốn hàng bán giảm thấp hơn doanh thu với gần 2% khiến lợi nhuận gộp của PVN giảm 36% so với năm 2022 đạt 59.220 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp giảm từ 16,62% xuống 11,46%.

Trong năm vừa rồi, doanh thu tài chính của Tập đoàn đạt hơn 26.900 tỷ, tăng 42% so với cùng kỳ nhờ lãi tiền gửi, tiền cho vay; lãi chênh lệch tỷ giá; lãi từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu; … tăng.

Trừ đi các chi phí, PVN lãi trước thuế gần 56.390 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 40.280 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2022.

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của PVN vượt mức hơn 1 triệu tỷ đồng, tăng 2,4% so với hồi đầu năm. Trong đó, các khoản tiền mặt và tiền gửi là gần 347.600 tỷ đồng. Nợ phải trả của Tập đoàn tại cuối năm 2023 hơn 479.000 tỷ, trong đó, tổng nợ vay hơn 262.000 tỷ. Vốn chủ sở hữu của PVN ở mức 532.000 tỷ.

Trong số các doanh nghiệp Việt hiện nay, PVN là doanh nghiệp duy nhất không phải ngân hàng có quy mô tài sản vượt mốc 1 triệu tỷ đồng. Các doanh nghiệp phi ngân hàng khác có tài sản lớn hiện cách PVN khá xa gồm Vingroup, đạt 668 nghìn tỷ và EVN đạt 649 nghìn tỷ đồng.

Mặc dù không phải ngân hàng nhưng điều thú vị là PVN hiện là doanh nghiệp duy nhất là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát một ngân hàng là PVCombank. Do đó, kết quả kinh doanh hợp nhất của PVN cũng đã bao gồm cả ngân hàng này. Tại thời điểm cuối năm 2023, quy mô tài sản của PVCombank đạt 221 nghìn tỷ đồng.

Bao giờ để dụ đầu tư chứng khoán người ta cũng vẽ ra những bức tranh rất hoàn hảo lên tận trời xanh nhưng khi quả bóng đã phình to như kỳ vọng về bong bóng AI FPT tăng 9 lần từ đáy, FRT tăng 11 lần thì người mua sau này còn kỳ vọng thu lợi gì? Chuẩn bị đến lúc nó sẽ phải nổ và tất cả trở về với thực tại, những ai mua cổ phiếu hai năm nay đều đã có lãi thậm chí lãi nhiều vì vậy giai đoạn dễ dàng ấy sẽ kết thúc thay bằng một giai đoạn vô cùng khó khăn khốc liệt sau này khi muốn kiếm tiền từ chứng khoán và với những tay mơ sẽ bị hút sạch tiền thuế phí và phải nộp cho cả Broker nên họ thu được rất nhiều tiền từ khách hàng nhỏ lẻ đồng thời có một lực lượng đẩy cổ phiếu khi họ đã mua và hô lên những bức tranh tốt đẹp nên broker sẽ là lực lượng kiếm được rất nhiều tiền thu lợi từ nhỏ lẻ và có thể nhanh chóng trở thành giám đốc trưởng phòng mua được siêu xe nhà lầu tài sản bỗng nhiên có vài chục, trăm tỷ từ số tiền giao dịch của đám đông và một thời gian khi thị trường Tạo đỉnh quanh 1300 điểm của năm nay, nó là đoạn cuối của quá trình đa cấp người mua cuối sẽ là người mất nhiều tiền nhất nếu như họ vẫn còn ham hố mơ màng với cái thị trường này ở Việt Nam và họ sẽ bị bòn rút đến Đồng Xu cuối cùng

3 Likes

POW: Sẽ tối ưu hoá lợi nhuận, ước thu hơn 16.000 tỷ đồng nửa đầu năm

PV Power (mã cổ phiếu POW) cho biết sẽ đảm bảo tối ưu hoá lợi nhuận hoạt động kinh doanh trong cả năm nay và dự kiến sẽ đốt lửa lần đầu tại Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 vào ngày 15/9 tới đây.

PV Power ước tính doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm nay đạt hơn 16.100 tỷ đồng.

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã cổ phiếu POW - sàn HoSE) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Tại Hội nghị, PV Power ước tính tổng sản lượng điện trong 6 tháng đầu năm ước đạt 8.574 triệu kWh, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 98% kế hoạch 6 tháng đầu năm được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) giao.

Theo đó, doanh thu hợp nhất của PV Power trong 6 tháng đầu năm nay ước đạt 16.169 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm trước và đạt 97% kế hoạch 6 tháng đầu năm.

Chia sẻ về kế hoạch sản lượng trong giai đoạn 6 tháng cuối năm nay, ông Lê Như Linh - Tổng Giám đốc PV Power cho biết, sẽ “không chạy theo sản lượng” và hướng đến mục tiêu chính là tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời đề nghị lãnh đạo các đơn vị phối hợp với Ban Thương mại, các ban chức năng của Tổng công ty nhằm đưa ra các quyết định kịp thời về mục tiêu sản lượng, bao tiêu, hàng tồn kho, cân đối lợi nhuận,…

Đối với hoạt động đầu tư, PV Power dự kiến sẽ đốt lửa lần đầu tại Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 vào ngày 15/9/2024 và nỗ lực đẩy nhanh tiến độ chung của dự án. Riêng dự án điện khí LNG Quảng Ninh, PV Power đặt mục tiêu đẩy nhanh tiến độ chấp thuận phê duyệt dự án và đấu thầu EPC.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu POW của PV Power trong 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Như Tạp chí Công Thương đã thông tin, cuối tháng 5 vừa qua, PV Power đã ký hợp đồng thuê đất với Tổng Công ty Tín Nghĩa vào ngày 27/5/2024 đối với phần diện tích 30,8 ha của dự án Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3&4 và đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp sổ đỏ cho phần diện tích này vào ngày 29/5/2024.

Qua đó, PV Power đã giải quyết được “nút thắt” lớn cuối cùng liên quan đến việc triển khai dự án Nhơn Trạch 3&4 sau thời gian dài gặp vướng mắc. Theo dự kiến, Nhơn Trạch 3 sẽ bắt đầu vận hành thương mại (COD) kể từ giữa tháng 11/2024 và Nhơn Trạch 4 sẽ COD từ giữa tháng 5/2025.

Ban lãnh đạo PV Power cho biết, hiện đã hoàn tất hợp đồng Mua Bán Điện (PPA) với EVN và đã trình Bộ Công Thương phê duyệt, dự kiến các thủ tục có liên quan sẽ hoàn tất trong nửa cuối năm nay.

Nội dung chi tiết trong hợp đồng hiện chưa được công bố nhưng ban lãnh đạo PV Power cho biết thành phần cố định sẽ đảm bảo tỷ suất hoàn vốn (IRR) ít nhất 10% và thời gian hoàn vốn là 14 năm. PV Power dự kiến tỷ lệ sản lượng điện hợp đồng (Qc) cho Nhơn Trạch 3 & 4 ở mức 65% - 75%.

PV Power là công ty con của Petrovietnam với tỷ lệ sở hữu là 79,94%. Tổng công ty hiện đang đang sở hữu 8 nhà máy điện, gồm 2 nhà máy thuỷ điện, 5 nhà máy nhiệt điện khí, và 1 nhà máy nhiệt điện than, có tổng công suất đạt 4.205 MW, chiếm 5,4% tổng công suất thiết kế của cả nước.

1 Likes

MWG: Chơi tiền ảo thua lỗ, nhân viên Thế giới Di động lừa đảo bán điện thoại, chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng

Đối tượng Nguyễn Anh Dũng (nhân viên Công ty cổ phần Thế giới Di động) bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 139 điện thoại di động iPhone14 Promax của công ty rồi bán cho khách hàng lấy tiền tiêu xài, chơi tiền ảo.

VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Anh Dũng (SN 1999, ở quận Long Biên; nhân viên khối siêu thị của Công ty cổ phần Thế giới Di động) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo cáo trạng, Công ty cổ phần Thế giới Di động (có trụ sở tại 128 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TPHCM) ký hợp đồng lao động để Nguyễn Anh Dũng làm nhân viên khối siêu thị từ ngày 1/9/2021.

Sau đó, Dũng được phân công về làm việc tại cửa hàng số 21D Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Quá trình làm việc, Dũng được công ty cấp cho mã số định danh nhân viên để đăng nhập vào hệ thống.

Từ đầu tháng 4/2023, Dũng bắt đầu chơi tiền ảo, bị thua lỗ nên nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của công ty.

Dũng đã đưa ra thông tin gian dối với anh Nguyễn Văn Kiên (trợ lý quản lý cửa hàng Thế giới Di động số 21D Hàng Bài) rằng Dũng có khách hàng quen muốn mua ngoài hệ thống số lượng lớn điện thoại. Dũng nói dối sẽ bán điện thoại với giá cao để có thêm thu nhập và tăng doanh số cho cửa hàng. Tin tưởng Dũng nên anh Kiên đã đồng ý xác nhận nhập hàng.

Ngoài ra, Dũng nhờ anh Trần Văn Quảng (trợ lý quản lý cửa hàng Thế giới Di động tại số 412 đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) tạo lệnh xin máy của các cửa hàng khác. Dũng cũng đưa thông tin gian dối với anh Quảng như thông tin đã giới thiệu với anh Kiên và hứa sẽ thanh toán đầy đủ cho công ty ngay sau khi nhận được hàng.

Bằng thủ đoạn trên, từ đầu tháng 4/2023 đến ngày 23/4/2023, Dũng đã sử dụng mã nhân viên để xin lệnh nhập điện thoại từ các cửa hàng trong cùng hệ thống về cửa hàng 21D Hàng Bài và nhờ anh Quảng đi lấy điện thoại tại các cửa hàng mang về kho của công ty tại 21D Hàng Bài cho Dũng.

Dũng đã lấy đi tổng số 139 chiếc điện thoại di động gồm 50 iPhone14 Promax bản 128Gb và 89 iPhone14 Promax bản 256 Gb.

Cáo buộc cho rằng, sau khi gom được hàng từ công ty, Dũng giới thiệu với khách hàng là anh Trần Văn S. (SN 1991, ở quận Nam Từ Liêm) và anh Thái Văn L. (SN 1995, ở quận Tây Hồ) về việc hệ thống Công ty cổ phần Thế giới Di động có mã giảm giá cho nhân viên mua điện thoại di động iPhone14 Promax bản 128Gb và 256Gb, nhưng phải trả tiền trước.

Tin lời Dũng, từ ngày 19-23/4/2023, anh S. và L. đã chuyển tổng số 3,7 tỷ đồng vào tài khoản cá nhân của Dũng để mua hàng.

Sau khi nhận tiền, Dũng nói dối với anh Nguyễn Văn Kiên về việc có khách hàng đặt mua điện thoại với số lượng lớn. Sau đó, Dũng sử dụng mã nhân viên đặt lệnh xin mua máy điện thoại của các cửa hàng trên hệ thống.

Lợi dụng kẽ hở trên phần mềm của hệ thống quản lý tình trạng hàng hóa “đang di chuyển”, Dũng đã không tích nhận máy trên hệ thống ERP cho các lệnh xin điện thoại từ các cửa hàng khác.

Sau khi nhận được 139 máy điện thoại trong hệ thống nói trên, Dũng đã chiếm đoạt, bán cho anh S. và anh L., không xuất hóa đơn bán hàng trên hệ thống của công ty. Tiền nhận được từ 2 khách hàng, Dũng chi tiêu cá nhân và mua tiền ảo.

Theo kết luận định giá tài sản, 139 máy điện thoại di động iPhone14 Promax loại 128Gb và 256Gb nói trên có tổng trị giá gần 4 tỷ đồng. Gia đình bị can Nguyễn Anh Dũng đã tự nguyện khắc phục 120 triệu đồng. Công ty cổ phần Thế giới Di động yêu cầu bị can phải bồi thường số tiền hơn 3,8 tỷ đồng đã chiếm đoạt.

1 Likes

Gần 100.000 nhà đầu tư được triệu tập trong vụ án cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Ông Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập đoàn FLC, dự kiến bị xét xử ngày 22/7 với cáo buộc thao túng 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART và thu lợi hơn 723 tỷ đồng.

Phiên sơ thẩm xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 49 người mở tại TAND Hà Nội, dự kiến kéo dài nhiều ngày.

Ngoài 50 bị cáo, HĐXX cho biết sẽ triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu mã ROS trong lần bán ra đầu tiên. Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này cũng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

“Những người tham gia tố tụng khác được tòa triệu tập khi xét thấy cần thiết”, tòa nêu.

Gần 100 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, trong đó, ông Trịnh Văn Quyết có bốn người.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vào cuối tháng 3/2022. (Ảnh: Ngọc Thành).

Trong cáo trạng ra tháng 4, VKSND Tối cao truy tố cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết về tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bảy người khác cùng tội danh, gồm: Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Quyết); Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết); Hương Trần Kiều Dung, Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC; Trịnh Văn Đại, Phó tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng FLC Faros (anh họ Quyết); Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng nhóm vật tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land (em rể ông Quyết, chồng Trịnh Thúy Nga); Trịnh Tuân, nguyên giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ ông Quyết); Nguyễn Thị Hồng Dung, lao động tự do (vợ Nguyễn Quang Trung, họ hàng với ông Quyết).

Cùng vụ án, VKSND Tối cao truy tố ông Trần Đắc Sinh, cựu chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE); Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM; Trầm Tuấn Vũ, cựu phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM; Lê Thị Tuyết Hằng, Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM, về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Lê Công Điền, cựu vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Dương Văn Thanh, cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; Phạm Trung Minh, cựu trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, bị truy tố về tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.

13 người khác, trong đó có nhiều người thân, họ hàng của ông Quyết bị VKSND Tối cao truy tố tội Thao túng thị trường chứng khoán; 22 người còn lại bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng của 30.400 nhà đầu tư chứng khoán

Theo cáo trạng, ông Quyết lập và làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC năm 2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch. Sau 11 năm, hệ sinh thái FLC có 15 công ty con, hai công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán.

Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, ông Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương (cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng Faros, đang bỏ trốn) và Trịnh Thị Minh Huế tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

Ông Phương và bà Huế nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

VKSND Tối cao cho rằng cán bộ Ủy ban chứng khoán nhà nước, trung tâm lưu ký chứng khoán và sàn HOSE đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Các ông Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Faros, do ông Sinh có quan hệ với ông Quyết nên họ “nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm yết”.

Các ông Lê Công Điền, Dương Văn Thanh, Phạm Trung Minh cũng bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định vốn của Faros là 4.300 tỷ đồng nhưng vẫn chấp thuận đăng ký cổ phiếu ROS.

Cáo trạng nêu, hành vi của các bị can khiến nhà đầu tư chứng khoán lầm tưởng cổ phiếu ROS có giá trị thật. Từ đây, ông Quyết bán 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Với việc làm này, của ông Quyết bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thao túng 5 mã chứng khoán thu lợi hơn 700 tỷ đồng

Với tội danh Thao túng thị trường chứng khoán, theo VKSND Tối cao, ông Quyết chỉ đạo em gái Huế mượn giấy tờ của 45 người khác đứng tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ các cổ phiếu đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC. Riêng ông Quyết đứng tên 23 tài khoản.

5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART liên tục được nhóm ông Quyết mua bán với khối lượng lớn, chi phối thị trường vào lúc mở cửa và đóng cửa phiên giao dịch. Nhóm đặt lệnh mua bán rồi hủy nhằm tạo cung cầu giả. Hành vi này giúp ông Quyết thu lợi 723 tỷ đồng.

Cụ thể, trong hai tháng giữa năm 2017, cổ phiếu AMD giúp ông Quyết thu lợi bất chính 39 tỷ đồng. 8 tháng cuối năm 2017 đầu 2018, ông thu lợi 3,4 tỷ đồng từ cổ phiếu HAI. Gần một năm từ cuối 2019 đầu 2020, ông thu 238 tỷ đồng từ mã GAB. Tháng 9/2020-1/2022, ông thu lợi 397 tỷ đồng từ mã FLC. Nửa đầu năm 2021, ông tiếp tục thu 44,5 tỷ đồng từ mã ART.

Việc thao túng cổ phiếu AMD diễn ra trước khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực nên ông Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự với 4 mã còn lại, tổng tiền 684 tỷ đồng. Ông Quyết và bà Huế phải nộp lại số tiền thu lợi từ mã AMD.

Hành vi của nhóm ông Quyết được xác định là “thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn”, rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhà chức trách cáo buộc.

Ông Quyết được xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản cho bà Huế quản lý sử dụng, để thao túng 5 mã chứng khoán.

Bà Huế “thực hành tích cực nhất” để giúp sức ông Quyết phạm tội. Bà trực tiếp nhận chỉ đạo của anh trai để giao những người khác thực hiện nâng khống vốn góp của Công ty Faros và đưa cổ phiếu này lên sàn chứng khoán. Bà còn là người mua bán cổ phiếu hoặc giao người khác mở tài khoản, ký thủ tục chuyển tiền để thao túng thị trường chứng khoán.

Em gái ruột khác của ông Quyết là bà Nga được xác định chỉ đạo toàn bộ việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Huế quản lý để thao túng thị trường chứng khoán.

1 Likes

NÓNG: Từ hôm nay, cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm khoản vay

image

VTV.vn - Từ 1/7, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) sẽ cấm ngân hàng bán bảo hiểm kèm khoản vay.

Điểm nổi bật trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là quy định cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay.

Cụ thể, nghiêm cấm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Luật cũng giao Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm của tổ chức tín dụng để phù hợp với tính chất và hoạt động của lĩnh vực ngân hàng.