Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

“Đu” VNM theo chuyên gia, nhà đầu tư mất 9.400 tỷ đồng

Sau khi được nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị mua vào, cổ phiếu VNM của Vinamilk giảm đáng kể khiến nhà đầu tư mất 9.400 tỷ đồng.

Giới chuyên gia kỳ vọng VNM tăng 15%

Hồi cuối tháng 2/2024, Công ty chứng khoán SSI đã công bố báo cáo phân tích cổ phiếu VNM của Tổng công ty Sữa Việt Nam – Vinamilk. Theo đó, VNM được giới chuyên gia đánh giá khá cao.

Cụ thể, SSI nhận định thị phần của Vinamilk đã có cải thiện. SSI dẫn chứng dữ liệu từ AC Nielsen và báo cáo tài chính của công ty. Theo đó, Vinamilk đã giành thêm thị phần trong hai quý vừa qua. Vinamilk đã tăng được 280 điểm cơ bản thị phần mảng sữa nước sau khi giới thiệu bao bì mới. Sữa chua và sữa bột trẻ em là các sản phẩm quan trọng tiếp theo Vinamilk nhắm tới trong việc tăng thị phần.

Trong năm 2024, SSI kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của Vinamilk sẽ lần lượt đạt 63.700 tỷ đồng, tăng 5,6% so với năm trước và 10.100 tỷ đồng, tăng 12,1%. Mức ước tính này thấp hơn lần lượt 2% và 3% so với dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trước đây của SSI.

Dù vậy, SSI vẫn đặt niềm tin vào Vinamilk khi khẳng định: “Chúng tôi vẫn giữ quan điểm lạc quan về sự phục hồi trong nửa cuối năm 2024 nhưng điều chỉnh giảm biên lợi nhuận gộp từ 250 điểm cơ bản xuống 160 điểm cơ bản, cũng như giả định công ty sẽ không tăng giá trong năm 2024. Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu dự kiến sẽ ở mức khoảng 21,5% và thu nhập tài chính có khả năng giảm do môi trường lãi suất thấp hơn”.

Vì vậy, SSI dự báo cổ phiếu VNM có thể tăng 15% lên mức 82.000 đồng/CP.

Trước đó, công ty cổ phần Chứng khoán Everest (EVS) cũng đã công bố báo cáo phân tích cổ phiếu VNM. Theo đó, EVS kỳ vọng cổ phiếu VNM cũng tăng 15% trong trung và dài hạn lên mức 80.000 đồng/CP.

Có được điều này là do EVS đánh giá cao kế hoạch trong năm 2024. EVS kỳ vọng doanh thu Vinamilk sẽ tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Theo EVS, do giá sữa nguyên liệu thuận lợi, ban lãnh đạo dự kiến biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện khoảng 100 điểm cơ bản so với cùng kỳ năm trước lên 42% vào năm 2024. Dự kiến tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý sẽ tăng lên khoảng 25% vào năm 2024 để tạo điều kiện tăng trưởng doanh thu và tăng thị phần.

Cổ phiếu VNM có xu hướng đi xuống trong thời gian vừa qua.

Các phân tích khả quan về VNM liên tục được các công ty công bố đã tác động không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, kể từ cuối tháng 2/2024, VNM không những không tăng 15% mà còn giảm sâu khiến nhà đầu tư thiệt hại nặng nề.

Cụ thể, đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 6 (28/6), cổ phiếu VNM dừng ở mức 65.500 đồng/CP, giảm 4.500 đồng/CP, tương đương 6,4%. Như vậy, vốn hóa thị trường Vinamilk đã mất 9.405 tỷ đồng. Đây còn là con số thiệt hại khổng lồ mà nhà đầu tư phải gánh chịu.

Đáng chú ý, VNM tuột dốc trong bối cảnh một số đối thủ lớn khác thăng hoa. Cổ phiếu MCH của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là ví dụ điển hình nhất.

Chốt tháng 6/2024, MCH đóng cửa ở mức 219.000 đồng/CP, tăng 98.000 đồng/CP, tương đương 81% so với cuối tháng 2/2024 – thời điểm các báo cáo khả quang về VNM được nhiều công ty chứng khoán công bố. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Masan Consumer tăng 71.385 tỷ đồng lên 157.134 tỷ đồng, vượt vốn hóa thị trường Vinamilk (136.892 đồng).

Có thể thấy vị thế của VNM trong danh sách các siêu cổ phiếu Việt Nam đang sụt giảm mạnh. Từ việc trước đây từng là cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam, vị trí hiện tại của VNM chỉ là 13, thấp hơn nhiều so với vị trí số 9 của Masan Consumer.

Gặp khó về tăng trưởng

Một trong những vấn đề lớn của Vinamilk là gặp khó về tăng trưởng. Gần đây, tốc độc tăng trưởng doanh thu của công ty đang yếu dần.

Trong quý 1/2024, Vinamilk ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 301 tỷ đồng, tương đương 15,8% lên 2.207 tỷ đồng. Lợi nhuận cải thiện khá tốt nhưng nguyên nhân lại không phải do Vinamilk giành được thêm thị phần mà đến từ việc chi phí đầu vào giảm giá.

Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vinamilk có bước tiến rất chậm khi chỉ đạt 14.125 tỷ đồng, tăng 171 tỷ đồng, tương đương 1,2% so với quý 1/2023. Doanh thu tăng khiếm tốn nhưng giá vốn hàng bán giảm nhẹ, giảm 319 tỷ đồng xuống 8.201 tỷ đồng.

Đây không phải lần đầu tiên doanh thu của Vinamik đi lên chậm chạp. Trước đó, năm 2023, Vinamilk ghi nhận doanh thu chỉ tăng 404 tỷ đồng, tương đương 0,67% lên 60.479 tỷ đồng. Còn doanh thu năm 2022 thậm chí giảm từ 61.012 tỷ đồng xuống 60.075 tỷ đồng.

Chủ sở hữu Bệnh viện Hoàn Mỹ báo lãi “khủng” hơn 1.100 tỷ đồng trong 2 năm qua

Trong 2 năm liên tiếp 2022 và 2023, chủ sở hữu Công ty CP Y Khoa Hoàn Mỹ - chủ sở hữu Bệnh viện Hoàn Mỹ ghi nhận lợi nhuận ròng “khủng” hơn 1.100 tỷ đồng.

image

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty CP Y Khoa Hoàn Mỹ vừa liên tiếp công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2022 và năm 2023 vào ngày 24/6 vừa qua.

Theo đó, năm 2023, Y Khoa Hoàn Mỹ báo lãi sau thuế 633 tỷ đồng, tăng 31,1% so với khoản lãi ròng năm 2022 (483 tỷ đồng). Tương ứng hiệu quả sử dụng vốn (ROE) năm 2023 là 32%, con số này ở năm 2022 là 34%.

Như vậy, chỉ trong vòng 2 năm vừa qua, doanh nghiệp ngành y tế này đã lãi ròng hơn 1.116 tỷ đồng.

Trước đó, trong năm tài chính 2021, Y Khoa Hoàn Mỹ báo lỗ sau thuế hơn 481 tỷ đồng. Đây cũng là thời điểm trùng với giai đoạn dịch bệnh Covid-19 bùng nổ mạnh, nhiều tỉnh thành trong cả nước thực hiện phong tỏa nhiều tháng trời.

Về sức khỏe tài chính, tính đến thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Y Khoa Hoàn Mỹ là gần 2.004 tỷ đồng, tăng 42% so với hồi đầu năm (1.411 tỷ đồng). Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 3,63 lần xuống 2,06 lần, tương ứng dư nợ phải trả của doanh nghiệp là 4.128 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu là 1.400 tỷ đồng.

Số dư nợ trái phiếu kể trên tương ứng với lô trái phiếu HMGH1825001 mà Y Khoa Hoàn Mỹ đang lưu hành. Lô trái phiếu này được phát hành vào ngày 05/10/1018, với giá trị 1.400 tỷ đồng, kỳ hạn 7 năm. Sẽ đến kỳ đáo hạn vào ngày 05/10/2025.

Tình hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của chủ sở hữu Bệnh viện Hoàn Mỹ trong những năm qua.
Dữ liệu từ HNX, trong năm 2023, Y Khoa Hoàn Mỹ đã tất toán thành công lô trái phiếu HMGH1823001 với giá trị 930 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Y Khoa Hoàn Mỹ được thành lập vào tháng 7/2007, hoạt động trong lĩnh vực y tế. Trụ sở chính đặt tại lầu 11, toà nhà Friendship, số 31 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM. Hiện, vốn điều lệ của doanh nghiệp là 392,35 tỷ đồng và người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Châu Loan.

Được biết, Công ty CP Y Khoa Hoàn Mỹ đang là chủ sở hữu của chuỗi Bệnh viện Hoàn Mỹ, đơn vị được khai trương vào tháng 12/1999 với bệnh viện tư nhân đầu tiên của Việt Nam trên đường Trần Quốc Thảo, TP.HCM.

Theo công bố của doanh nghiệp, chuỗi Bệnh viện Hoàn Mỹ sở hữu mạng lưới gồm 13 bệnh viện, 1 trung tâm y khoa và 2 phòng khám đang hoạt động tại nhiều tỉnh thành trong cả nước.

1 Likes

Vụ khách mất 26,5 tỷ tại VCB và TCB: TCB không có lỗi, khách bật khóc

Tòa bác kháng cáo của bà Chúc, chấp nhận kháng cáo của Techcombank và kháng nghị của Viện Kiểm sát, tuyên Ngân hàng Techcombank không phải bồi thường bất cứ số tiền nào trong 14,6 tỷ đồng khách bị mất bởi phía nhà băng “không có lỗi”.

Ngày 2/7, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên án phúc thẩm vụ kiện giữa khách hàng Trần Thị Chúc (50 tuổi, trú TP Từ Sơn), và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Tại phiên toà xét xử chiều cùng ngày, Hội đồng xét xử đánh giá thời điểm mở tài khoản, bà Trần Thị Chúc không được biết nội dung các điều kiện điều khoản được coi là hợp đồng và có giá trị ràng buộc các bên trên website của Techcombank nhưng đã được nhân viên ngân hàng giải thích cơ bản. Chính vì thế, bà Chúc khi đặt bút ký phải biết về các điều khoản này.

Tuy nhiên, bà Chúc cho rằng, bà chỉ học hết lớp 3 nên nhận thức có giới hạn.

Theo toà phúc thẩm, bản án sơ thẩm đánh giá “việc bà Chúc không biết các điều khoản này là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mất tiền” là không có căn cứ.

Tại phiên toà, đại diện Techcombank đưa ra những lập luận, chứng minh cho việc đã cung cấp cho bà Chúc các yếu tố định danh (tên truy cập, số điện thoại, mật khẩu, mã số bí mật dùng một lần, mã OTP để kích hoạt và sử dụng Techcombank Mobile… ). Sau đó, bà Chúc đã thao tác để hủy sử dụng trên điện thoại iPhone và đăng ký trên thiết bị khác (theo yêu cầu của hai người tự xưng công an).

Theo quy tắc chuyển khoản tại Techcombank, chỉ bà Chúc biết mã OTP và mật khẩu đăng nhập để chuyển tiền, do vậy việc đăng nhập bằng mật khẩu do chính mình thiết lập thể hiện ý chí chủ quan của bà. Giao dịch được coi là hợp lệ theo pháp luật và Techcombank, bản án phúc thẩm nêu.

Toà phúc thẩm đánh giá, theo đơn tố cáo của bà Chúc về hai đối tượng lừa đảo có thể thấy lỗi của bà Chúc khi cài đặt các phần mềm độc hại mà họ yêu cầu, “gián tiếp cung cấp” cho chúng tên đăng nhập, mật khẩu, OTP để giao dịch Techcombank Mobile. Việc bị kẻ gian lấy hết tiền “hoàn toàn do lỗi của bà”.

Khi người thân chuyển tiền vào tài khoản, bà Chúc không chủ động thường xuyên kiểm tra số tiền đã nhận, từ đó “tạo điều kiện” cho kẻ lừa đảo chuyển tiền của bà đi tài khoản khác.

Tòa tuyên bác kháng cáo của bà Chúc, chấp nhận kháng cáo của Techcombank và kháng nghị của Viện Kiểm sát. Ngân hàng Techcombank không phải bồi thường bất cứ số tiền nào trong 14,6 tỷ đồng khách bị mất, do được tòa xác định “không có lỗi”.

Trước đó, như VietNamNet đưa tin, ngày 22/4/2022, bà Trần Thị Chúc nhận được cuộc điện thoại của 1 người giới thiệu là cán bộ điều tra Công an TP Đà Nẵng thông báo kết quả điều tra vụ án hình sự và gửi cho bà xem lệnh bắt giữ người khẩn cấp đối với bà là người có liên quan đến đường dây buôn bán ma túy.

Người này cũng chỉ định cho bà Chúc mở 1 tài khoản tại Vietcombank và 1 tài khoản tại Techcombank sau đó chuyển số tiền 40 tỷ đồng chia đều vào 2 tài khoản ngân hàng mới mở này để chứng minh không liên quan đến đường tội phạm, đồng thời dặn bà Chúc đến ngày 25/4 sẽ được mở phong tỏa và ra ngân hàng rút tiền về.

Trong hai ngày 22 và 23/4/2022, bà Chúc đã đến Vietcombank Chi nhánh Kinh Bắc và Techcombank Chi nhánh Từ Sơn để mở hai tài khoản mới, ngoài ra vay mượn bạn bè, khách hàng, huy động tiền từ người thân chuyển số tiền 11,9 tỷ đồng vào Vietcombank và 14,6 tỷ vào Techcombank.

Tuy nhiên, sáng 25/4/2022, khi bà Chúc đến Vietcombank Chi nhánh Kinh Bắc và Techcombank Chi nhánh Từ Sơn để làm thủ tục rút tiền thì được nhân viên của hai nhà băng này thông báo tài khoản của bà không còn tiền, trong khi bà Chúc không hề thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền trực tiếp hay gián tiếp nào.

Theo sao kê phía ngân hàng cung cấp, đã có người chuyển 39 bút toán với tổng số tiền 14,66 tỷ đồng tại Techcombank và 11,9 tỷ đồng tại Vietcombank từ tài khoản của bà Chúc đi các tài khoản khác.

Tại bản án sơ thẩm, TAND thành phố Từ Sơn xác định có lỗi hỗn hợp trong vụ án này, trong đó lỗi 1 phần thuộc về đơn vị cung cấp dịch vụ ngân hàng là Techcombank và Vietcombank khi không kịp thời cập nhật những thủ đoạn của kẻ gian để hướng dẫn, cảnh báo cho người dân phòng tránh dẫn đến mất tiền nên đã chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Trần Thị Chúc, buộc Techcombank có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Chúc số tiền 800 triệu đồng.

Khoảng 19h ngày 2/7, HĐXX chuyển sang xét xử vụ kiện thứ hai của bà Chúc với bị đơn là Vietcombank. Trong quá trình xét hỏi, trước nhiều câu hỏi của thẩm phán, bà Chúc đã mất bình tĩnh, bật khóc tại tòa.

Do đó, Luật sư Lê Ngọc Hà (người bảo vệ quyền lợi của bà Chúc) đã yêu cầu dừng phiên toà để đảm bảo sức khoẻ cho bà Chúc.

Trong sáng 3/7, bà Chúc nộp đơn đề nghị hoãn phiên toà vì lý do sức khoẻ.

Tuy nhiên sau khi xem xét, HĐXX tiếp tục xét xử vụ án với lý do bà Chúc có đơn xin hoãn vì lý do sức khoẻ, nhưng không có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.

Tại phiên toà đang diễn ra, luật sư Hà thay bà Chúc tranh luận.

Chủ tịch Tập đoàn Đất Xanh từ nhiệm

03/07/2024 | 17:52 TPO -

Từ hôm nay (3/7), ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) - từ nhiệm. Rời ghế chủ tịch HĐQT, ông Thìn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược Đất Xanh. Theo thông tin công bố, ông Lương Trí Thìn từ nhiệm chức chủ tịch nhưng vẫn làm thành viên HĐQT và là cổ đông lớn nhất của công ty. Ông Lương Trí Thìn. Sau khi rời ghế chủ tịch HĐQT, ông Thìn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược Đất Xanh. Hội đồng này giữ vai trò trong việc đảm nhiệm xây dựng, hoạch định và triển khai chiến lược cho HĐQT, ban điều hành các vấn đề đầu tư, kinh doanh và quyết sách quan trọng của DXG. Người sẽ thay ông Lương Trí Thìn đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT Đất Xanh là ông Lương Ngọc Huy - Phó tổng giám đốc công ty. Ông Huy năm nay 54 tuổi, từng công tác tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh từ tháng 1/1996. Tháng 9/2023, ông Huy giữ chức phó giám đốc pháp lý dự án kiêm phó giám đốc phòng đầu tư miền Bắc của Tập đoàn Đất Xanh. Vào tháng 4 năm nay, ông Huy được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT Đất Xanh và đến tháng 6 thì kiêm nhiệm chức phó tổng giám đốc công ty.

1 Likes

79 cổ phiếu bị HOSE cắt margin trong quý III

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa có thông báo danh sách 79 chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý III, trong đó có nhiều mã đáng chú ý như FRT, ITA, HBC, HAG, SMC, HVN, TVB, DSE.

Theo đó, phần lớn trong danh sách tiếp tục là các cổ phiếu thuộc diện cảnh báo, kiểm soát như AGM, APH, ASP, CKG, CRE, DAG, DLG, DTL, DXV, EVG, FDC, GMC, HAG, HBC, HNG, HVN, ITA, JVC, KPF, PIT, PSH,… Trong đó, một số cổ phiếu còn thuộc diện hạn chế giao dịch như AAT, DAG, HVN, LEC, SRF, TNA, TTF, TVB, VAF, VNE, hay thuộc diện đình chỉ giao dịch như SJF.

Nhiều cổ phiếu có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 là số âm như C32, DQC, DXS, FCN, FIT, FRT, ITD, LDG, TTE, VPH, hay lợi nhuận sau thuế trên BCTC kiểm toán năm 2023 là số âm như SAV.

Một nguyên nhân khác là có thời gian niêm yết dưới 6 tháng như DSE, FUEKIVND, HNA, MCM, NAB, QNP, TCI và VTP.

Quỹ đầu tư đại chúng có tối thiểu một tháng có giá trị tài sản ròng (NAV) tính trên một đơn vị chứng chỉ quỹ nhỏ hơn mệnh giá căn cứ trên báo cáo thay đổi giá trị tài sản ròng hàng tháng xét trong ba tháng liên tiếp như FUCVREIT, FUEIP100, FUEKIV30.

Ngoài ra, trong danh sách còn có CAV do thuộc diện bị huỷ niêm yết, DRH thuộc hạn chế giao dịch và công ty chậm CBTT BCTC năm 2023 đã kiểm toán quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố, PTB do BCTC hợp nhất năm 2023 được kiểm toán có ý kiến không phải ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán, và SBV nhận được kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật thuế.

Ở một diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cũng mới có thông báo về việc đưa thêm hai cổ phiếu vào danh sách chứng khoán không được phép giao dịch ký quỹ, bao gồm cổ phiếu X20 của CTCP X20 do thuộc diện bị cảnh báo (hiệu lực từ ngày 8/7) và VDL của CTCP Thực phẩm Lâm Đồng do thuộc diện bị kiểm soát (hiệu lực từ ngày 5/7).

Lỗi đánh máy, công ty điện lực đặt mục tiêu doanh thu gần 6,6 triệu tỷ đồng

Công ty Điện lực Khánh Hòa đã sai sót trong lỗi đánh máy, khiến doanh thu năm nay lên mức gần 6,6 triệu tỷ đồng.

Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa (mã chứng khoán: KHP) vừa có văn bản đính chính nội dung ghi trong biên bản và nghị quyết họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024. Theo đó, con số doanh thu nêu ra là gần 6,6 triệu tỷ đồng, được đính chính thành 6.580 tỷ đồng.

Lý do đính chính là sai sót trong đánh máy khi soạn thảo văn bản về việc đánh số thứ tự và dấu phân cách hàng thập phân.

Kế hoạch kinh doanh của Điện lực Khánh Hòa được đưa ra đính chính (Ảnh chụp màn hình).

Công ty Điện lực Khánh Hòa tiền thân là Sở quản lý và phân phối điện Phú Khánh, được thành lập ngày 14/4/1976. Công ty đã trải qua 4 lần đổi tên, niêm yết cổ phiếu KHP tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) từ năm 2006. Tại ngày 31/3, doanh nghiệp có vốn điều lệ hơn 604 tỷ đồng.

Năm 2023, công ty đạt doanh thu 6.205 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 55 tỷ đồng. Trong khi doanh thu tăng 20% thì lợi nhuận sau thuế lại giảm 7% so với năm trước. Tỷ lệ cổ tức được chia là 6% trên vốn điều lệ.

Năm nay, công ty đặt mục tiêu doanh thu 6.580 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 50,1 tỷ đồng. So với thực hiện năm trước, doanh thu tăng 6% nhưng lợi nhuận lại giảm 29%.

Theo biên bản họp Đại hội cổ đông thường niên 2024, ông Nguyễn Cao Ký - Chủ tịch HĐQT - nói về kế hoạch lợi nhuận năm nay, công ty đã tính toán các yếu tố đầu vào, dự báo tình hình chung có biến động tăng nên xây dựng kế hoạch lợi nhuận ở mức phù hợp, có thể thực hiện được.

Tỷ lệ cổ tức dự chia cho năm 2024 là 4%, thấp hơn mức 6% của năm trước. Cổ đông đặt câu hỏi về vấn đề này. Ông Ký cho rằng ngoài mức 4% cổ tức, công ty sẽ thực hiện chia cổ phiếu quỹ tỷ lệ 2,5%, nên cổ đông sẽ nhận được mức tương đương 6,5%.

Theo kế hoạch, công ty Điện lực Khánh Hòa sẽ chia 1,5 triệu cổ phiếu quỹ cho cổ đông với tỷ lệ 2,5%. Tức là tại ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận được 1 quyền và cứ 40 quyền, cổ đông được nhận thêm 1 cổ phiếu. Cổ đông không phải nộp tiền mua cổ phiếu này.

1 Likes

Xác thực sinh trắc học khi chuyển trên 10 triệu đồng chỉ bằng ảnh tĩnh

Thử nghiệm một số app ngân hàng tại Việt Nam cho thấy hệ thống xác thực bị đánh lừa bởi ảnh tĩnh, thay vì khuôn mặt thật của người dùng.

Từ 1/7, các giao dịch chuyển khoản trực tuyến 10 triệu đồng trở lên hoặc quá 20 triệu mỗi ngày phải áp dụng phương thức xác thực sinh trắc học. Việc này nhằm hạn chế nguy cơ người dùng bị mất nhiều tiền nếu tài khoản rơi vào tay kẻ khác.

Để kiểm tra tính hiệu quả, một số người sau khi truy cập tài khoản (đã hoàn thành quét CCCD và khuôn mặt) đã thử chuyển tiền trên 10 triệu đồng, nhưng lấy ảnh chân dung cho ứng dụng ngân hàng, ví điện tử quét thay vì quét trực tiếp khuôn mặt mình. “Tôi dùng 3 tài khoản ngân hàng, 2 ví điện tử để kiểm tra. Hai ví lập tức báo lỗi, không nhận ảnh khi xác thực khuôn mặt. Trong khi đó, với ba ứng dụng ngân hàng, chỉ một phát hiện ra vấn đề, hai ứng dụng còn lại bị ảnh đánh lừa, cho phép chuyển tiền trên 10 triệu đồng bình thường”, Bình Minh, nhân viên kỹ thuật một công ty tại TP HCM, nói.

Theo anh Minh, việc quét ảnh thậm chí diễn ra rất nhanh, trong khi anh xác thực bằng khuôn mặt thật để chuyển khoản thì hệ thống báo lỗi, phải thử 3-4 lần mới thành công.

Thử nghiệm quét ảnh tĩnh trên màn hình laptop để chuyển 11 triệu đồng qua app ngân hàng, thay vì phải nhập OTP hay phải quét khuôn mặt. Video: Phạm Quỳnh

Đại diện một ví điện tử cho biết trước khi quy định của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực, nền tảng đã đầu tư nguồn lực để tính toán đến trường hợp bị “vượt mặt”, trong đó có ảnh chụp. “Việc phân biệt phải dựa trên máy học, AI phức tạp, không đơn thuần so sánh tương đồng giữa hai hình ảnh”, người này nói.

Một nguồn tin từ đơn vị cung cấp giải pháp sinh trắc học cho ngân hàng nói với VnExpress, trong giai đoạn đầu, lượng truy cập lớn khiến kho dữ liệu hình ảnh quá tải, kéo theo một số ứng ngân hàng gặp trục trặc khi thực hiện chuyển tiền giá trị lớn hoặc gặp lỗi trong việc phát hiện gian lận ảnh.

Sau khi nhận được phản ánh của VnExpress, các ngân hàng bị “qua mặt” bằng ảnh cho biết đã nhanh chóng cập nhật và đến chiều nay đã không chấp nhận dữ liệu từ ảnh chụp.

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết hệ thống xác thực khuôn mặt của họ được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 27000. Lượng truy cập để thu thập khuôn mặt tăng cao trong những ngày qua dẫn tới việc xác thực bị ảnh hưởng tạm thời. Đơn vị đã xử lý vấn đề, đảm bảo các giao dịch đều được xác thực sinh trắc học bằng gương mặt của khách hàng.

Theo ông Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc công nghệ một startup về tài chính tại TP HCM, nhiều ngân hàng phải dùng giải pháp sinh trắc học từ bên thứ ba. Việc xác thực chia ra nhiều cấp độ, từ việc đối chứng ảnh từ kho dữ liệu và ảnh của người dân khi giao dịch đến việc xác định hình ảnh có bị mạo danh hay không. Trong khi đó, các giải pháp phức tạp như phát hiện ảnh tĩnh, ảnh động, thực thể sống, ảnh deepfake tốn nhiều tài nguyên và thời gian.

“Trong giai đoạn đầu, có thể số lượng giao dịch quá nhiều dẫn đến quá tải. Hệ thống của ngân hàng phải cân bằng giữa độ mượt của giao dịch với hiệu quả về bảo mật. Một số công nghệ như xác minh ảnh tĩnh, động hoặc Active, hoặc xác minh thực thể sống (Liveness Detection) bị tạm thời tắt đi. Sau khi nhận phản ánh, tính năng đã được bật lại. Đó là lý do buổi sáng việc dùng ảnh để lừa hệ thống xác thực thành công nhưng buổi chiều đã bị vô hiệu hóa”, ông Kiệt lý giải.

Múc BCR

NÓNG :fire:

Từ tháng 1/2025, chưa cung cấp dữ liệu sinh trắc học sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trực tuyến

Từ tháng 1/2025, nếu khách hàng không cung cấp dữ liệu sinh trắc học và chưa được kiểm tra đối chiếu sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử.

Đây là thông tin được ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ thanh toán - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhấn mạnh tại hội thảo do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) tổ chức ngày 3/7.

Vụ trưởng Vụ thanh toán cho biết, NHNN đã ký ban hành 3 Thông tư và có hiệu lực từ ngày 1/7, bao gồm: Thông tư 15 quy định cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; Thông tư 17 quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Thông tư 18 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.

Thông tư 15 đã “mở đường” với nhiều điểm mới, đồng nhất quy định về các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Thông tư 17 và 18 có nhiều quy định chi tiết từ thực tiễn phát sinh liên quan đến thỏa thuận nhưng giao dịch, phong tỏa tài khoản chính chủ có nghi ngờ gian lận, lừa đảo.


Ông Phạm Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ thanh toán - Ngân hàng Nhà nước (Ảnh: Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam)

Đối với việc triển khai Quyết định 2345, ông Phạm Anh Tuấn cho biết, tổng các giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc các giao dịch cần xác thực sinh trắc học về cơ bản là ổn, tỷ lệ tương đương với trước ngày Quyết định có hiệu lực. Trong quá trình thực hiện, cũng có những vướng mắc, khó khăn nhưng các TCTD đã có sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện.

“Đây là quyết định “mở đường” trong việc xác thực đối với các giao dịch từ 10 triệu trở lên. Nhưng từ ngày 1/1/2025, nếu khách hàng không cung cấp dữ liệu sinh trắc học và chưa được kiểm tra đối chiếu sẽ bị dừng toàn bộ các giao dịch trên phương tiện điện tử. Đây là điểm mới của Thông tư 17 và Thông tư 18 cũng được áp dụng tương tự”, ông Phạm Anh Tuấn chia sẻ.

Ông Phạm Anh Tuấn lưu ý, điều kiện để được cung ứng dịch vụ trên môi trường internet là thông tin phải được xác thực sinh trắc học với Bộ Công an.

Thời gian tới, các TCTD sẽ phải triển khai Thông tư 17 và Thông tư 18 để mời khách hàng thực hiện xác thực sinh trắc học. Đến ngày 1/1/2025, khách hàng chưa có chứng nhận đã đăng ký thông tin sinh trắc học sẽ phải trực tiếp đến ngân hàng để thực hiện giao dịch.

“Như vậy, chúng ta đang làm sạch dần, đảm bảo chính chủ tài khoản, từ đó hạn chế tài khoản gian lận, lừa đảo”, ông Phạm Anh Tuấn cho biết.

Ông Phạm Anh Tuấn thông tin thêm: “Mục tiêu của NHNN năm 2025 là sẽ xây dựng, quản lý toàn bộ hệ thống tài khoản, thẻ, ví, đơn vị chấp nhận thanh toán… trong toàn quốc. Qua đó, NHNN sẽ cung cấp đánh giá tổng thể về từng tài khoản cho các TCTD theo trạng thái có vấn đề hoặc chưa có vấn đề nhằm hỗ trợ các TCTD làm sạch dữ liệu, ngăn chặn các giao dịch nghi ngờ gian lận giả mạo, lừa đảo”.

Hoàng Anh Gia Lai khất nợ hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Tại thời điểm ngày 30/6, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai đang có số tiền lãi chậm thanh toán gần 3.350 tỷ đồng. Số tiền gốc chậm thanh toán luỹ kế tính đến ngày 30/6 là 1.015 tỷ đồng.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) vừa công bố thông tin bất thường về tình hình thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Theo đó, 30/6 là ngày thanh toán lãi định kỳ theo kế hoạch đối với mã trái phiếu HAGLBOND16.26. Số tiền lãi phải thanh toán là hơn 139,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hoàng Anh Gia Lai chưa nhận đủ nguồn tiền từ khoản nợ của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico - mã chứng khoán: HNG), hiện tại đã thoả thuận lộ trình trả nợ 3 bên và chưa thanh lý được một số tài sản không sinh lợi của công ty. Do đó, công ty chưa thể thanh toán số tiền lãi đến hạn.

Lô trái phiếu của HAG được phát hành cuối năm 2016 với kỳ hạn 10 năm, gồm 6.596 trái phiếu mệnh giá 1 tỷ đồng, tương đương huy động gần 6.600 tỷ đồng. Hiện tại, khối lượng còn lưu hành là 5.876 trái phiếu, tương đương 5.900 tỷ đồng.

image
Hoàng Anh Gia Lai còn nợ gần 5.900 tỷ đồng trái phiếu phát hành vào cuối năm 2016.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi , không kèm chứng quyền, có đảm bảo bằng tài sản. Lãi suất phát hành là 9,7%/năm, kỳ hạn trả lãi 3 tháng, sau đó áp dụng lãi thả nổi.

Tại thời điểm ngày 30/6, Hoàng Anh Gia Lai đang có số tiền lãi chậm thanh toán hơn 3.349 tỷ đồng. Số tiền gốc chậm thanh toán lũy kế tính đến ngày 30/6 là 1.015 tỷ đồng. Hoàng Anh Gia Lai cho biết, thời gian dự kiến thanh toán phần còn lại là quý III năm nay.

Vào ngày 25/4, HAG đã mua lại toàn bộ 300 tỷ đồng lô trái phiếu HAG2012.300 phát hành ngày 18/6/2012, kỳ hạn 4.851 ngày. Như vậy, Hoàng Anh Gia Lai đã tất toán lô trái phiếu trước hạn hơn 1 năm.

Hồi quý I, HAG đạt doanh thu 1.242 tỷ đồng, giảm gần 27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu từ bán heo giảm hơn 48%, còn gần 292 tỷ đồng. Doanh thu bán sản phẩm hàng hóa đạt gần 45 tỷ đồng, giảm 87%. Chỉ có doanh thu từ trái cây tăng gần 25% lên 885 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận lợi nhuận gộp tăng hơn 10% lên 498 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/3, Hoàng Anh Gia Lai lỗ lũy kế 1.452 tỷ đồng. Tổng số nợ vay tài chính của công ty ở mức 7.816 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt mức 21.170 tỷ đồng. Tài sản cố định đạt 5.903 tỷ đồng.

Năm nay, Hoàng Anh Gia Lai đặt kế hoạch đạt doanh thu thuần 7.750 tỷ đồng, trong đó cây ăn trái chiếm 5.540 tỷ đồng, heo ăn chuối 1.550 tỷ đồng và sản phẩm, hàng hóa 660 tỷ đồng. Nếu đạt được mục tiêu này, đây sẽ là doanh thu cao nhất từ trước đến nay của Hoàng Anh Gia Lai.

Tăng kịch trần 3 phiên liên tiếp, x3 trong 3 tháng, một cổ phiếu ngành hoá chất liên tục đưa cổ đông “lên đỉnh” :exploding_head:

Đi cùng đà khởi sắc của VN-Index tuần qua, hầu hết các cổ phiếu trên sàn cũng diễn biến tích cực. Trong số đó, một cái tên thuộc ngành hoá chất chứng kiến chuỗi tăng đầy ấn tượng là CTCP Hóa chất Cơ bản miền Nam (mã CSV).

Phiên 5/7 đánh dấu chuỗi tăng kịch trần 3 phiên liên tiếp đẩy thị giá cổ phiếu CSV chạm mức 33.650 đồng/cp. Nhờ vậy, thị giá CSV tiếp tục phá đỉnh lịch sử, cao gấp đôi so với thời điểm đầu năm. Lần đầu tiên kể từ khi niêm yết, vốn hoá thị trường của CSV đạt hơn 3.700 tỷ đồng.

Tăng kịch trần 3 phiên liên tiếp, một cổ phiếu ngành hoá chất liên tục đưa cổ đông “lên đỉnh”, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 1.

Đà tăng ấn tượng trên diễn ra ngay sau ngày Hoá chất Cơ bản miền Nam “lăn chốt” trả cổ tức. Doanh nghiệp hoá chất đã chốt ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền và nhận phát hành cổ phiếu để tăng vốn vào ngày 2/7 mới đây. Tỷ lệ cổ tức là 25% (1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng), ngày thanh toán được chia làm 2 đợt. Đợt 1, cổ đông nhận cổ tức tỷ lệ 10%, thời gian thực hiện dự kiến vào 16/7. Đợt cổ tức còn lại cổ đông nhận cổ tức theo tỷ lệ 15%, thời gian dự kiến vào 7/10.

Ngoài ra, CSV cũng sẽ phát hành hơn 66 triệu cổ phiếu theo tỷ lệ 100:150 (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 150 cổ phiếu mới). Sau khi phát hành, CSV sẽ tăng vốn điều lệ từ 442 tỷ lên 1.105 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ thặng dư vốn cổ phần, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển.

Bên cạnh thông tin cổ tức, động lực thúc đẩy đà tăng mạnh của cổ phiếu CSV nhiều khả năng được thúc đẩy nhờ kỳ vọng thị trường xút thế giới tạo đáy và sẽ đảo chiều đi lên trong năm nay khi nhu cầu quay trở lại.

Theo đánh giá mới đây của Tập đoàn hóa chất Việt Nam (Vinachem), thị trường xút – clo toàn cầu kỳ vọng sẽ đảo chiều đi lên trong năm 2024 khi chính sách thắt chặt tiền tệ tại các nền kinh tế lớn đang đi vào giai đoạn cuối và lãi suất dần hạ nhiệt, các ngành sản xuất công nghiệp trên thế giới dần hồi phục. Vinachem kỳ vọng rằng, xút – clo là những nguyên liệu cơ bản và thiết yếu của xã hội, do đó, các lĩnh vực sản xuất cũng như tiêu thụ xút-clo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong suốt thời gian của chu kỳ đi lên.

Theo tìm hiểu, CSV hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm hóa chất với các sản phẩm tiêu biểu như: Xút (NaOH), Axit Sunfuric (H2SO4), Axit Clohydric (HCl), Axit Photphoric (H3PO4), PAC,… đóng vai trò cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng như phân bón, sơn và mực in, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, xử lý nước, tẩy mạ thép,…

Kế hoạch lợi nhuận 2024 thấp nhất trong 4 năm

Về tình hình kinh doanh, hoàn thành quý 1/2024, CSV ghi nhận doanh thu thuần hơn 351 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn giảm chậm hơn khiến lãi ròng giảm 26% xuống còn gần 47 tỷ đồng.

Năm 2024, CSV lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 1.640 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 10% so với thực hiện 2023, xuống mức 261 tỷ đồng- mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm của.

Tăng kịch trần 3 phiên liên tiếp, một cổ phiếu ngành hoá chất liên tục đưa cổ đông “lên đỉnh”, điều gì đang diễn ra? - Ảnh 2.

Ban lãnh đạo CSV nhận định năm nay có nhiều khó khăn như giá bán các sản phẩm NaOH, HCI trên thị trường đang giảm, các sản phẩm H3PO4 hay H2SO4 chịu sự cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập giá rẻ, tiêu dùng và xuất khẩu vẫn gặp khó khăn. Tuy nhiên, CSV có những điều kiện thuận lợi khi nguyên vật liệu chính cho sản xuất được duy trì ổn định, lượng khách hàng ổn định dù mức độ cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh tiêu thụ cho TKV, mức tồn kho phù hợp với tiến độ sản xuất.

Năm 2023 trước đó, CSV ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.588 tỷ đồng, giảm 25% và lợi nhuận trước thuế đạt 289 tỷ đồng, lần lượt giảm 25% và 43% so với năm 2022. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn vượt 7% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Gần 63.200 tỷ đồng tiền thuế vừa được hoàn trả vào ‘ví’ người dân

Toàn ngành thuế đã ban hành 8.740 quyết định hoàn thuế trong 6 tháng đầu năm 2024.

Chiều ngày 5/7, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm 2024.

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế đến cuối tháng 6/2024, toàn ngành thuế đã ban hành 8.740 quyết định hoàn thuế GTGT với tổng số tiền thuế hoàn là 63.188 tỷ đồng, bằng 37% so với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2024, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong đó, một số Cục Thuế có số tiền giải quyết hoàn thuế lớn như: Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, TPHCM và Hà Nội.

Bên cạnh đó, tổng số hồ sơ kiểm trước đang tiếp nhận, giải quyết hoàn thuế GTGT trên cả nước là 1.279 hồ sơ, tương ứng số thuế đề nghị hoàn 20.896 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Thuế tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoàn thuế, kiểm soát chặt chẽ số chi hoàn thuế GTGT, đảm bảo việc hoàn thuế đúng đối tượng và đúng pháp luật.

Gần 63.200 tỷ đồng tiền thuế vừa được hoàn trả vào 'ví' người dân
Hình ảnh minh họa, nguồn: Internet

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra thuế, ngay từ đầu năm, Tổng cục Thuế đã ban hành các quyết định giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành pháp luật thuế của DN, cũng như các văn bản chỉ đạo toàn ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế, chống thất thu NSNN.

Tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng, bạc, đá quý theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các DN có giao dịch liên kết và đối với DN có rủi ro cao về thuế, hóa đơn, từ đó triển khai hiệu quả công tác phòng, chống gian lận về hóa đơn. Đồng thời chuyển cơ quan Công an phối hợp điều tra, xử lý theo quy định những trường hợp cố tình vi phạm nhằm trục lợi bất chính

Kết quả lũy kế đến hết tháng 6, toàn ngành thuế đã kiểm tra được 337.838 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, bằng 122,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 4.342 tỷ đồng, bằng 62,8% số tăng thu qua thanh tra kiểm tra.

Ông Lương Trí Thìn bị tố cáo chiếm đoạt tài sản, cổ phiếu DXS giảm sàn: Đất Xanh Group lên tiếng

Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) vừa lên tiếng về những thông tin xung quanh đơn tố cáo của một người đàn ông tên Nguyễn Xuân Triều. Cụ thể, vào đầu tháng 7/2024, công ty này đã nhận được thông tin tố cáo của ông Nguyễn Xuân Triều - người nhận là đại diện của 15 nhà đầu tư, chủ sở hữu 448 trái phiếu do CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services) phát hành.

Trong đơn, người này viết: Ông Đỗ Văn Mạnh - Tổng giám đốc Đất Xanh Services và ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch HĐQT Đất Xanh Services đã có hành vi chiếm đoạt 44,8 tỷ đồng thông qua việc phát hành trái phiếu nói trên. Ông Nguyễn Xuân Triều cũng nêu, sau khi nhà đầu tư nộp tiền, Đất Xanh Services đã không thực hiện các ký kết.

Đất Xanh Group cho biết, đây là thông tin hoàn toàn sai sự thật.

Đầu tiên, việc Đất Xanh Services phát hành 448 trái phiếu là không đúng sự thật. Kể từ năm 2021 cho tới nay, công ty này này chưa thực hiện thêm đợt chào bán trái phiếu nào cho nhà đầu tư.

Đất Xanh Services là một công ty đại chúng nên bất kỳ đợt bán trái phiếu hay chứng khoán nào cũng sẽ phải được công khai, tuân thủ theo quy định về việc CBTT. Tuy nhiên, Đất Xanh Services không phát hành trái phiếu nào mã MNRCH2123001 như ông Nguyễn Xuân Triều đã đều cập. Mã trái phiếu kể trên là đơn vị phát hành là CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam. Hiện Đất Xanh Miền Nam không còn nằm trong danh sách công ty con của cả Đất Xanh Services và Đất Xanh Group.

Bên cạnh đó, Đất Xanh Group cho biết ông Đỗ Văn Mạnh không phải là Tổng giám đốc còn ông Lương Trì Thìn không phải là Chủ tịch HĐQT Đất Xanh Services. Thông tin này đã được công bố đến công chúng.

CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam hiện là đơn vị liên kết của Đất Xanh Services với tỷ lệ sở hữu còn 49% sau khi thoái vốn. Ngoài ra, ngày 28/6/ Đất Xanh Group đã ban hành công văn thu hồi quyền sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu “Đất Xanh Miền Nam” để ngăn chặn các thông tin dư luận và thông tin báo chí tiêu cực trên thị trường gây tác động xấu đến niềm tin khách hàng với thương hiệu “Đất Xanh”.

“Từ các nội dung trên, chúng tôi nhận thấy nội dung tố cáo của ông Nguyễn Xuân Triều là không đúng sự thật. Ngoài ra, hành vi này con liên quan đến tội vu khống theo quy định tại Điều 156, Bộ luật hình sự 2015. Căn cứ vào sự việc nêu trên, Đất Xanh Group cũng đề nghị cơ quan điều tra xác minh, làm rõ sự thật, có ý kiến chỉ đạo để can thiệp phù hợp trong tầm kiểm soát để doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh”, đại diện Đất Xanh Group cho biết.

Trong phiên giao dịch ngày 8/7, cổ phiếu DXS của Đất Xanh Services đã giảm sàn về 6.590 đồng/cp. Khố lượng dư bán ở mức giá sàn là 2,8 triệu đơn vị. Cổ phiếu này cũng đã giảm 4 phiên liên tiếp.

photo-1720412474051

Vụ Sacombank thua kiện, buộc trả 46,9 tỷ đồng có ‘biến’ mới: Án chồng án, sẽ kháng cáo

Khách hàng vừa thắng kiện, được Sacombank trả lại 46,9 tỷ đồng, lại đang liên quan tới một vụ án hình sự tham ô tài sản đang trong quá trình tố tụng, cũng tại PGD Cam Ranh.

Mấy ngày gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến kết quả vụ kiện tiền tỷ đối với khách hàng và ngân hàng nơi mở tài khoản. Nội dung chủ yếu đều là việc khách hàng mất hàng chục tỷ đồng trong tài khoản.

Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh rất nhiều thông tin lừa đảo, chiếm đoạt tiền lớn trong các tài khoản ngân hàng do tải app lạ, do nghe vài cuộc điện thoại… khiến dư luận càng quan tâm hơn. Vụ kiện càng nóng hơn nữa khi kết quả tuyên án: Phía ngân hàng thua cuộc, buộc hoàn trả tiền cho khách.

Tiền lệ này sẽ khiến nhiều người từng mất tiền “oan”, có góc nhìn khác, để tìm đến các cơ quan chức năng nhằm có câu trả lời thỏa đáng.

Sacombank thua kiện, buộc trả khách hàng 46,9 tỷ đồng

TAND TP Cam Ranh, ngày 4/7 vừa qua đã xử vụ kiện của khách hàng Hồ Thị Thùy Dương, khởi kiện Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã chứng khoán STB) chi nhánh Khánh hòa.

Vụ kiện liên quan đến việc tài khoản của khách hàng bỗng dưng “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng vào khoảng giữa năm 2022.

Sau những ngày xét xử, Tòa tuyên buộc Ngân hàng Sacombank phải trả số tiền gốc là 46,9 tỷ đồng, đồng thời phải trả tiền lãi chậm phát sinh, tổng cộng hơn 7 tỷ đồng; tiền bồi thường thiệt hại cho bà Dương là 2,3 tỷ đồng; trả lại 2 sổ đỏ đã giữ của bà Dương.

Vì đâu khách hàng thắng cuộc? Tình tiết vụ kiện cho thấy, Sacombank đã có nhiều sai phạm.

Cụ thể, phía khách hàng, liên quan vụ việc, ngay sau khi phát hiện tài khoản bị mất tiền, bà Dương đã tìm tới ngân hàng và yêu cầu sao kê và phát hiện có 12 lần rút tiền mặt và 3 lần chuyển khoản, trong khoảng thời gian từ 4/5 đến 14/6/2022. Đáng chú ý, các giao dịch rút tiền mặt diễn ra trong khung giờ từ 18h-21h, ngoài giờ hành chính.

Lập luận của Sacombank đưa ra, là cả 12 chứng từ rút tiền đều có chữ ký của bà Dương. Còn việc giao dịch ngoài giờ hành chính là do ngân hàng hỗ trợ, phục vụ khách hàng. Dù vậy, phía Sacombank không đưa ra được hình ảnh, chứng cứ chứng minh thời điểm đó khách hàng có mặt tại phòng giao dịch để thực hiện rút/chuyển tiền. Trong khi đó phía khách hàng chứng minh được đó là khoảng thời gian đang đi du lịch Phú Quốc.

Phiên tòa kết thúc, theo tòa, qua luận điểm của nguyên đơn và đối chiếu các tài liệu trong vụ việc, HĐXX đồng ý cho rằng lỗi, trách nhiệm thuộc về Sacombank.

>> Ngân hàng Sacombank thua kiện, buộc phải trả khách hơn 36 tỷ đồng

Án chồng án, Sacombank sẽ kháng cáo

Ngay sau khi phiên xét xử kết thúc, cùng ngày 4/7, ngân hàng Sacombank đăng tải thông tin trên website của mình về sự việc, trong đó nhấn mạnh, Sacombank sẽ kháng cáo.

Việc bà Dương khởi kiện dân sự đòi bồi thường thiệt hại là chồng chéo xung đột với một vụ án hình sự khác đang trong quá trình tố tụng.

Sacombank cung cấp thông tin, tại PGD Cam Ranh xảy ra có một vụ án hình sự, là vụ tham ô tài sản, được phát hiện vào khoảng tháng 10/2022 và đã báo cáo NHNN, chuyển hồ sơ đến Cơ quan cảnh sát điều tra.

Vụ án hình sự này liên quan nhiều khách hàng, nhiều người bị hại. Tháng 11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố các bị can.

Các bị can đã dùng nhiều thủ đoạn để rút tiền của khách hàng gửi tại Sacombank, gây thiệt hại hơn 17 tỷ đồng. Đối với các khách hàng bị chiếm đoạt tiền, không có mối quan hệ vay mượn cá nhân, không có ký nhận trên các chứng từ giao dịch với các bị can, Sacombank đã chi trả số tiền thiệt hại ngay sau khi phát hiện sự việc.

>> Sacombank (STB) tiếp tục ‘đại hạ giá’ khoản nợ 1.700 tỷ đồng, là nợ xấu dưới thời ông Trầm Bê

Trường hợp khách hàng Hồ Thị Thùy Dương với số tiền 46,9 tỷ đồng cũng được nhắc tới trong vụ án này. Theo Sacombank, trường hợp này có dấu hiệu bất thường và phía ngân hàng đã chuyển hồ sơ yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ. Kết quả xác minh cho thấy, cả 12 chứng từ rút/chuyển tiền đều có chữ ký của khách hàng, khớp với chữ ký đã đăng ký tại ngân hàng, đã được Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh giám định chữ ký với chính chữ ký của khách hàng Hồ Thị Thùy Dương.

Tuy vậy, trong thời gian chờ đợi kết luận của cơ quan chức năng, Sacombank đã đồng ý tạm chi số tiền 20 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng duy trì hoạt động kinh doanh.

Theo Sacombank trình bày, phía ngân hàng đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại, cung cấp hồ sơ chứng từ yêu cầu tạm đình chỉ vụ kiện dân sự với khách hàng Hồ Thị Thùy Dương nhằm chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự nhưng vụ việc vẫn đưa ra xét xử.

Sacombank cho biết, sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp phúc thẩm.

“Sốc” với giá bất động sản tại TP.HCM, chung cư đạt ngưỡng 500 triệu đồng/m2, nhà thấp tầng lên tới 750 tỷ/căn

“Sốc” với giá bất động sản tại TP.HCM, chung cư đạt ngưỡng 500 triệu đồng/m2, nhà thấp tầng lên tới 750 tỷ/căn

Theo dữ liệu từ DKRA, trong quý vừa qua TP. HCM xuất hiện giá chung cư cao nhất lên tới 493 triệu đồng/m2. Phân khúc nhà thấp tầng cũng xuất hiện mức giá 750 tỷ đồng/căn.

Theo báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản phía Nam quý II/2024 của DKRA, về phân khúc chung cư, nguồn cung sơ cấp toàn thị trường đạt 14.538 căn, tăng 12% so với quý trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023, các dự án tập trung phân bổ tại hai thị trường là TP. HCM và Bình Dương. Cụ thể, TP. HCM dẫn đầu, chiếm 56% tổng nguồn cung sơ cấp trong quý và Bình Dương chiếm 38,8%. Nguồn cung mới đưa ra thị trường phần lớn đến từ các dự án căn hộ hạng A, hạng sang thuộc khu Đông.

Theo DKRA, trong quý vừa qua, thanh khoản ghi nhận một số điểm sáng nhất định, lượng tiêu thụ sơ cấp toàn thị trường đạt 3.349 căn, tăng mạnh 88% so với quý trước và tăng 82% so với cùng kỳ năm 2023. Các giao dịch tập trung ở những dự án tầm trung có mức giá từ 40 - 55 triệu đồng/m2 tại TP. HCM hay từ 30 - 35 triệu Đồng/m2 tại Bình Dương, phần lớn ở các dự án đã hoàn thiện pháp lý, tiến độ xây dựng nhanh chóng, thuận tiện kết nối về trung tâm thành phố.

photo-1720463079115

Nguồn DKRA

Đáng chú ý, tại TP. HCM xuất hiện giá bán chung cư tại dự án sơ cấp cao nhất lên tới 493 triệu đồng/m2 và thấp nhất có giá 30 triệu đồng/m2. Theo DKRA, trong quý, giá bán sơ cấp không có nhiều biến động so với quý 1/2024, được kích cầu bằng nhiều chính sách chiết khấu thanh toán nhanh, ân hạn gốc, lãi vay,…

“Tại thị trường thứ cấp, thanh khoản khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp và khó đột biến trong ngắn hạn”, DKRA nêu rõ.

Về phân khúc nhà phố/biệt thự, DKRA cho biết, trong quý 2/2024, nguồn cung sơ cấp đạt 4.878 căn từ 86 dự án, tăng 12% so với quý trước, gấp 4,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nguồn cung mới phân bổ chủ yếu ở ba khu vực: TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương - chiếm khoảng 91% tổng cung sơ cấp của thị trường. Đáng chú ý, lượng tiêu thụ nhà phố/biệt thự trong quý đạt 587 căn, tăng 4,5 lần so với quý trước.

Riêng thị trường Bình Dương chiếm chủ lực nguồn cung và lượng tiêu thụ mới với tỷ trọng đạt lần lượt là 85% và 89% trên tổng cung mới của thị trường.

photo-1720463106860

Nguồn DKRA

DKRA đánh giá, trong quý vừa qua, sức cầu thị trường cải thiện đáng kể, lượng tiêu thụ tăng mạnh so với quý trước. Phần lớn giao dịch tập trung ở sản phẩm hoàn thiện hạ tầng, pháp lý, được triển khai bởi các chủ đầu tư có uy tín trên thị trường.

Đáng chú ý, về giá bán nhà phố/biệt thự, trong quý qua tại TP. HCM có mức giá cao nhất lên tới 750 tỷ đồng/căn. Còn tại Đồng Nai có mức giá cao nhất lên tới 228,5 tỷ đồng/căn.

Tuy nhiên, DKRA đánh giá, mặt bằng giá sơ cấp trong quý không có nhiều biến động so với đầu năm. Các chính sách chiết khấu cho khách hàng giữ chỗ trước ngày mở bán, kéo giãn tiến độ thanh toán, hỗ trợ lãi suất ngân hàng,… được các chủ đầu tư áp dụng nhằm kích cầu thị trường.

Thị trường thứ cấp tiếp tục xu hướng đi ngang so với quý 1/2024. Thanh khoản thứ cấp tập trung ở nhóm dự án đã hoàn thiện hạ tầng cũng như pháp lý và được triển khai bởi các chủ đầu tư có uy tín trên thị trường.

Cửa hít của BMW X5 ‘phản chủ’ kẹp đứt tay khách hàng, hãng xe Đức ‘méo mặt’ bồi thường hơn 48 tỷ đồng

Đầu tháng này, bồi thẩm đoàn đã quyết định xử BMW phải bồi thường 1,9 triệu USD (hơn 48 tỷ đồng) cho chủ xe bị hại.

Sự cố xảy ra vào tháng 7/2016, Godwin Boateng, một kỹ sư phần mềm tự do, đã vô tình đặt tay lên cột cửa xe BMW X5 của mình khi cửa xe chỉ mới mở được khoảng 30cm. Cánh cửa sau đó đã tự động đóng lại, khiến đầu ngón tay cái của anh bị đứt.

Mặc dù đã được đưa đến bệnh viện tiến hành phẫu thuật ngay sau đó nhưng các các sĩ cho hay ngón tay cái của anh không thể gắn lại được. Người đàn ông nhanh chóng kiện BMW đòi khoản bồi thường 3 triệu USD (76, 2 tỷ đồng), đồng thời tuyên bố rằng tai nạn này khiến anh mất 250.000 USD thu nhập mỗi năm với tư cách là một kỹ sư phần mềm.

Godwin Boateng đã có cuộc chiến pháp lý với BMW trong gần tám năm. Ảnh: Internet

Tập đoàn ô tô BMW sau đó đã tiến hành kiểm tra chiếc xe X5 của Boateng và kết luận rằng không có bất kỳ lỗi kỹ thuật nào với hệ thống cửa hít. Công ty cho biết thêm, sổ tay hướng dẫn sử dụng xe có cảnh báo về cửa và khẳng định rằng “nguyên đơn đã hiểu từ khi còn nhỏ là không được đặt ngón tay hoặc bộ phận cơ thể giữa cửa và khung cửa khi cửa đang đóng”.

Tuy nhiên, trong đơn kiện của mình, Boateng đã lập luận rằng hệ thống cửa hít của BMW tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn so với cửa sổ, vốn được trang bị cảm biến để phát hiện vật cản. Anh cũng cáo buộc BMW đã biết về những lo ngại về tính an toàn của hệ thống cửa hít từ ít nhất là năm 2002 nhưng không có biện pháp khắc phục.

Vụ kiện bao gồm cả những mô tả chi tiết về chấn thương của anh Boateng, trong đó nêu rõ cánh cửa đã “đóng sập vào phần thịt, dây thần kinh, mạch máu, gân, cơ và cấu trúc xương của ngón tay cái bên phải của Boateng”.

Boateng cho biết ngay cả sau hai ca phẫu thuật, bàn tay của anh vẫn sưng, đôi khi anh vẫn đeo ngón tay giả vì đầu ngón tay vẫn còn đau và nhạy cảm. “Đôi khi tôi cảm thấy như có ai đó đang đâm dao vào đó. Đau đớn không thể tin được”, anh nói.

Godwin Boateng cho thấy cánh cửa chiếc BMW đã làm biến dạng ngón tay cái của anh. Ảnh: NYP

Vốn là người thuận tay phải, Boateng cho biết anh gặp khó khăn khi thực hiện các công việc cơ bản như cài cúc áo, buộc dây giày và đánh máy.

Đầu tháng này, bồi thẩm đoàn đã quyết định xử BMW phải bồi thường 1,9 triệu USD (hơn 48 tỷ đồng) cho Boateng. Mặc dù BMW không bị kết tội sản xuất cửa xe bị lỗi, nhưng bồi thẩm đoàn kết luận hãng xe Đức phải chịu 100% trách nhiệm cho thương tích của anh Boateng. Hiện chưa rõ liệu BMW có kháng cáo phán quyết hay không.

Phía BMW vẫn khẳng định không có bất kỳ lỗi nào trong thiết kế của chiếc xe cũng như hệ thống cửa hít. Theo Carscoops, trong tương lai, vụ việc này có thể dẫn đến những thay đổi về thiết kế nhằm đảm bảo tốt hơn sự an toàn với người dùng.

1 Likes

Hơn 370 người sập bẫy lừa đầu tư tài chính lợi nhuận cao

Nguyễn Hữu Đạt, 25 tuổi, cùng 34 đồng phạm dụ dỗ 376 người tham gia đầu tư hưởng lợi nhanh chóng, chiếm đoạt 98 tỷ đồng.

Chiều 8/7, Đạt, quê Bình Định, và 34 bị cáo 20-29 tuổi bị TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xét xử về tội Sử dụng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Riêng Đạt bị truy tố thêm tội Rửa tiền.

Cơ quan điều tra xác định vụ án có 376 bị hại, song đến nay mới xác định được 96 trường hợp. Phiên tòa hôm nay chỉ có 11 người trong số họ tham gia.

Theo cáo trạng, khoảng đầu năm 2021, Đạt đến TP HCM tham gia đầu tư các sàn nhị phân trên ■■■■■■■■ nhưng bị lừa mất sạch tiền. Sau đó, anh ta làm môi giới nhà đầu tư để được hưởng hoa hồng. Quá trình làm việc, Đạt nhận thấy nhiều người muốn hưởng lợi nhanh chóng khi tham gia đầu tư nên nảy sinh ý định phạm tội.

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Trường Hà.

Đạt lập các sàn nhị phân quốc tế như: ICM, Broker, In Broker, Hollmann… rồi sử dụng ■■■■■■■■ đưa ra các thông tin giả, huy động vốn các nhà đầu tư để chiếm đoạt. Đạt giao cho Lê Cao Phúc (24 tuổi) mua số lượng lớn sim để tạo tài khoản ■■■■■■■■.

Với các tài khoản, Đạt yêu cầu đồng phạm phải lấy ảnh những người trung niên, ăn mặc sang trọng trên mạng làm ảnh đại điện để các nhà đầu tư tin đây là những người thành công.

Họ tạo lập khoảng 10.000 nhóm ■■■■■■■■ và 150 nhóm VIP đặt tên “đầu tư thu lãi 4-10% mỗi ngày”; “đầu tư thu lợi nhuận cùng ban chuyên gia”; “VIP siêu lợi nhuận”… Các đồng phạm dùng tài khoản ảo nhắm đến các nhà đầu tư đăng ký ■■■■■■■■ ít nhất một năm, trên 35 tuổi và có khả năng tài chính cao.

Sau đó, Đạt chỉ đạo những người làm việc cho mình giới thiệu với nhà đầu tư cách thức tham gia đầu tư ủy thác cho “Ban chuyên gia” (góp vốn với tỷ lệ phía Đạt là 60%, khách hàng 40%). Các nhà đầu tư sẽ được trả lãi sau mỗi phiên giao dịch.

Cụ thể, với gói 3.000-3.600 USD, nhóm Đạt trả lợi nhuận cố định cho nhà đầu tư hai lần mỗi ngày, mỗi lần từ 1,6 đến 3,2 triệu đồng. Riêng gói đầu tư VIP từ 20.000 USD sẽ được trả lợi nhuận 6 lần mỗi ngày, mỗi lần 45 triệu đồng… và cam đoan hai ngày hoàn vốn.

Khi tiền được nhà đầu tư chuyển vào tài khoản, Đạt chỉ đạo các đồng phạm chuyển lại phần lợi nhuận như cam kết. Với gói VIP, nhóm Đạt trả lợi nhuận 1-5 ngày. Những người tiếp tục đầu tư tiền, Đạt sẽ trả thêm một hai ngày nữa.

Sau đó, nhóm Đạt sẽ thông báo cho nhà đầu tư rằng “Ban chuyên gia” đã đặt cược thua hết tiền, kèm theo hình ảnh bảng kết quả đặt cược các phiên trong ngày. Khi nhà đầu tư thắc mắc, các bị cáo dùng tài khoản ảo thực hiện “màn kịch” thay nhau cãi vã, trách móc “Ban chuyên gia”, rồi xin lỗi hứa hẹn. Lúc này, Đạt lộ diện nhắn riêng an ủi nhà đầu tư để họ tin tưởng việc mất tiền là ngoài ý muốn.

Cơ quan điều tra xác định, từ đầu năm 2021 đến cuối tháng 6/2022, nhóm Đạt đã chiếm đoạt 98 tỷ đồng của 376 nhà đầu tư khắp các tỉnh thành trên cả nước. Tiền này Đạt dùng trả lương cho các đồng phạm, thuê địa điểm, sắm thiết bị và đầu tư kinh doanh bất động sản, quán ăn nhưng thua lỗ.

Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 3 ngày.

1 Likes

Công ty BĐS thuộc hệ sinh thái Trung Nam Group bị cưỡng chế gần 600 tỷ đồng tiền thuế, Chủ tịch bị tạm hoãn xuất cảnh

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Nam Land bị cưỡng chế tài khoản vì nợ thuế.

Công ty BĐS thuộc hệ sinh thái Trung Nam Group bị cưỡng chế gần 600 tỷ đồng tiền thuế, Chủ tịch bị tạm hoãn xuất cảnh- Ảnh 1.

Ngày 1/7, Cục thuế thành phố Đà Nẵng công bố sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế tài khoản với CTCP Trung Nam (Trungnam Land). Số tiền bị cưỡng chế là gần 583 tỷ đồng, quyết định có hiệu lực từ ngày 24/7 đến ngày 23/7.

Ngoài ra, Cục thuế thành phố Đà Nẵng cũng công bố sẽ tạm hoãn xuất cảnh với ông Nguyễn Ngọc Thảo, Chủ tịch HĐQT Trungnam Land. Ông Thảo bị tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 7/6 đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Nam Land bị cưỡng chế tài khoản vì nợ thuế. Trong tháng 4/2024, công ty này được nêu tên với số tiền bị cưỡng chế hơn 591 tỷ đồng.

Trung Nam Land là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Trung Nam Group, được thành lập vào tháng 12/2001. Công ty này từng được biết đến là chủ đầu tư dự án Golden Hills City Đà Nẵng tại phường Hòa Hiệp Bắc, Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu và xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Dự án Golden Hills - Đà Nẵng tổng diện tích 381 ha với tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD. Dự án này nằm trên trục đường Nguyễn Tất Thành nối dài và tiếp giáp sông Cu Đê. Đây được xem là một dự án trọng điểm trong bức tranh quy hoạch tổng thể đô thị của thành phố Đà Nẵng trong tương lai với tầm nhìn đến năm 2030.

Năm 2022, Trung Nam Land báo lỗ sau thuế 3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi hơn 39 tỷ đồng. Tính tới 31/12/2022, vốn chủ sở hữu của Trung Nam Land là 1.590 tỷ đồng,

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của đơn vị này lên tới 5,13 lần, tương đương 8.157 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dư nợ trái phiếu của Trung Nam Land 2.480 tỷ đồng, không chênh lệch nhiều so với đầu năm.

1 Likes

‘Thay máu’ tại công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán: 1 tuần sau khi Tổng giám đốc từ nhiệm, Giám đốc nhân sự và giám đốc tài chính cũng nộp đơn

Năm 2023, thu nhập của Tổng giám đốc tại Dược Hậu Giang là hơn 4,6 tỷ đồng/năm, tương ứng với hơn 383 triệu/tháng.

CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) vừa có thông báo thay đổi nhân sự. Theo đó, ngày 5/7, Dược Hậu Giang ban hành nghị quyết chấp thuận đơn xin từ nhiệm của bà Vũ Thị Hương Lan - Giám đốc nhân sự và bà Lê Thị Hồng Nhung - Giám đốc tài chính. Lý do nghỉ việc của cả 2 Giám đốc đều là theo nguyện vọng cá nhân. Ngày bắt đầu có hiệu lực là 15/7.

Trước đó, ngày 27/6, Dược Hậu Giang cũng nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Đoàn Đình Duy Khương từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT và Tổng Giám đốc điều hành. Nguyên nhân cũng là theo nguyện vọng cá nhân.

Ông Khương sinh năm 1974, có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh thực hành EMBA_UBI (Bỉ). Ông đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc điều hành Dược Hậu Giang từ năm 2020. Năm 2023, thu nhập của ông Khương tại Dược Hậu Giang là hơn 4,6 tỷ đồng/năm, tương ứng với hơn 383 triệu/tháng.

Ông Khương là đại diện sở hữu hơn 22,6 triệu cổ phiếu DHG của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu với tỷ lệ sở hữu 17,31%, số còn lại do Chủ tịch Đặng Thị Thu Hà đại diện.

Khép lại quý 1/2024, Dược Hậu Giang ghi nhận doanh thu tăng 2% lên 1.259 tỷ đồng, song lãi sau thuế đi lùi hơn 38% so với cùng kỳ, đạt hơn 222 tỷ đồng.

Sang năm 2024, DHG đặt kế hoạch doanh thu 5.200 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 4%; lợi nhuận trước thuế 1.080 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ 7%. Dù đặt ra kế hoạch kinh doanh thận trọng, nhưng công ty dự kiến sẽ duy trì tỷ lệ cổ tức này đối với phần lợi nhuận năm 2024.

HVN: Tăng lương 6% cho toàn bộ người lao động

Vietnam Airlines cho biết, so với năm 2023, mức lương chức danh đã tăng 12% và bằng 92% năm 2019.

Theo thông tin từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), trong 6 tháng đầu năm, Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 11,3 triệu khách, tăng xấp xỉ 11% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hàng hóa đạt gần 141.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 27,4% so với kế hoạch 2024.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Ngọc Hòa cho biết, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất Vietnam Airlines đạt mức cao nhờ sự kiên quyết đàm phán với các chủ nợ quốc tế và yếu tố thị trường thuận lợi. Ông Hòa cho rằng, nếu không có biến động lớn, mục tiêu cân đối thu chi năm 2024 Vietnam Airlines sẽ rất rõ nét.

Vietnam Airlines cho biết, trong bối cảnh số tàu bay thiếu hụt khoảng 14% so với năm 2019, hãng đã triển khai nhiều chương trình, trong đó có cả bay đêm để giảm giá vé cho hành khách.

Với kết quả thuận lợi, Hội đồng quản trị Vietnam Airlines đã quyết định tăng lương chức danh thêm 6% đối với toàn thể người lao động. Ban Lãnh đạo cũng quyết định bổ sung nửa tháng tiền lương với toàn thể CBNV. So với năm 2023, mức lương chức danh đã tăng 12% và bằng 92% năm 2019.

image

Hồi cuối tháng 6, Vietnam Airlines đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Thông tin tại đại hội cho biết, năm 2023 Vietnam Airlines đã vận chuyển hơn 24,1 triệu lượt hành khách và 230.000 tấn hàng hóa, tăng lần lượt 16,4% và 5,8% so sánh cùng kỳ.

Kết quả khai thác khả quan giúp Vietnam Airlines đạt 93.265 tỷ đồng doanh thu hợp nhất, cao hơn cùng kỳ năm 2022 gần 30% và tiệm cận mức đỉnh năm 2019. Mức lỗ hợp nhất trước thuế giảm 5.583 tỷ đồng, giảm một nửa so với năm 2022.

Năm 2024, mục tiêu lớn của Vietnam Airlines là giảm lỗ, tiến tới cân đối được thu chi. Để đạt được mục tiêu này, đối với thị trường quốc tế, hãng sẽ mở rộng mạng bay quốc tế với các đường bay mới đến Tây Âu và Đông Nam Á trong năm 2024.

Đối với thị trường nội địa, hãng điều chỉnh tần suất bay để phù hợp với nhu cầu thị trường, duy trì thị phần chính trên các đường bay trọng điểm và tăng tải trên các đường bay du lịch. Tổng công ty chủ động xây dựng các phương án điều hành theo các kịch bản kế hoạch, nâng cao năng lực quản trị điều hành sản phẩm và giá cả.

1 Likes