Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Doanh nghiệp hóa chất lên tiếng về việc cổ phiếu “bốc đầu” kịch trần 6 phiên liên tiếp

Doanh nghiệp hóa chất lên tiếng về việc cổ phiếu “bốc đầu” kịch trần 6 phiên liên tiếp

Kết phiên sáng 10/7, thị giá leo lên mốc 41.150 đồng/cp - mức đỉnh lịch sử mới, tương ứng tăng 55% kể từ đầu tháng 7.

CTCP Hóa chất cơ bản miền Nam (mã: CSV) vừa có văn bản gửi HoSE giải trình về việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tục từ ngày 3/7 đến 9/7.

Doanh nghiệp cho biết, giá giao dịch cổ phiếu CSV bị ảnh hưởng và chi phối trực tiếp bởi tình hình chung của thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư. Việc cổ phiếu CSV tăng trần 5 phiên liên tiếp là vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty.

Cũng tại văn bản giải trình, công ty đưa ra kết quả kinh doanh ước tính trong nửa đầu năm 2024. Cụ thể, doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt lần lượt 832 tỷ đồng và 159 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 51% và 61% kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ 2024.

Dựa trên kết quả ước tính 6 tháng đầu năm, Ban TGĐ công ty có cơ sở nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, tuy gặp nhiều khó khăn cũng như thuận lợi, nhưng hiện không nhận thấy bất kỳ yếu tố đột biến lớn nào. Do đó, giá giao dịch cổ phiếu của công ty hoàn toàn do yếu tố thị trường quyết định”, văn bản nêu rõ.

Trên thị trường chứng khoán, chuỗi tăng kịch trần đầy ấn tượng của CSV thực tế đã lên tới con số 6 phiên liên tiếp. Kết thúc phiên sáng 10/7, thị giá tăng hết biên độ lên mốc 41.150 đồng/cp, dư mua giá trần gần nửa triệu đơn vị. Đây cũng là mức giá cao kỷ lục kể từ khi CSV niêm yết trên sàn.

Tính từ đầu tháng 7, cổ phiếu hóa chất này đã tăng tới 55%. Nếu tính từ đầu năm tới nay, cổ phiếu này thậm chí còn tăng khoảng 145% giá trị, vốn hóa theo đó cũng đạt ngưỡng trên 4.500 tỷ đồng.

Doanh nghiệp hóa chất lên tiếng về việc cổ phiếu “bốc đầu” kịch trần 6 phiên liên tiếp- Ảnh 1.

Về tình hình kinh doanh, hoàn thành quý 1/2024, CSV ghi nhận doanh thu thuần hơn 351 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn giảm chậm hơn khiến lãi ròng giảm 26% xuống còn gần 47 tỷ đồng.

Năm 2024, CSV lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 1.640 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 10% so với thực hiện 2023, xuống mức 261 tỷ đồng- mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm của.

Ban lãnh đạo CSV nhận định năm nay có nhiều khó khăn như giá bán các sản phẩm NaOH, HCI trên thị trường đang giảm, các sản phẩm H3PO4 hay H2SO4 chịu sự cạnh tranh gay gắt từ hàng nhập giá rẻ, tiêu dùng và xuất khẩu vẫn gặp khó khăn. Tuy nhiên, CSV có những điều kiện thuận lợi khi nguyên vật liệu chính cho sản xuất được duy trì ổn định, lượng khách hàng ổn định dù mức độ cạnh tranh cao hơn, đẩy mạnh tiêu thụ cho TKV, mức tồn kho phù hợp với tiến độ sản xuất.

Doanh nghiệp hóa chất lên tiếng về việc cổ phiếu “bốc đầu” kịch trần 6 phiên liên tiếp- Ảnh 2.

1 Likes

IJC: Hưởng lợi từ siết “phân lô, bán nền”, mở bán loạt dự án lớn trong quý 3

Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã cổ phiếu IJC) dự kiến sẽ tăng tốc trong thời gian tới khi loạt dự án lớn đã hoàn thành việc điều chỉnh pháp lý.


Becamex IJC được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ việc siết chặt hoạt động “phân lô, bán nền”.

Trong năm nay, Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã cổ phiếu IJC - sàn HoSE) đặt mục tiêu doanh thu ở mức 2.206 tỷ đồng và lãi ròng 511 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và 29% so với năm 2023.

Trong đó, nếu xét theo lĩnh vực, dự kiến doanh thu từ mảng bất động sản tăng 63%, lên 1.138 tỷ đồng; doanh thu hoạt động thu phí tăng 6%, lên 313 tỷ đồng; và doanh thu lĩnh vực khác tăng 45%, lên 755 tỷ đồng.

Kết thúc quý 1/2024, Becamex IJC ghi nhận doanh thu thuần đạt 162 tỷ đồng, giảm 52% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận gộp giảm 53%, xuống còn 81 tỷ đồng. Như vậy, công ty mới chỉ hoàn thành 7% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả cả năm nay.

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh năm nay, ban lãnh đạo Becamex IJC cho biết, công ty đang hoàn thiện các thủ tục để tiến hành mở bán loạt dự án bất động sản, bao gồm dự án Khu biệt thự Sunflower II (Sunflower mở rộng, quy mô 11,71 ha), dự án Khu phố Hoàng Tử II (Prince Town mở rộng, quy mô 8,07 ha),… trong quý 3/2024. Đây cũng là các dự án đã được công ty hoàn thành điều chỉnh pháp lý để đưa vào kinh doanh giai đoạn 2024 - 2027.

Trong đó, Dự án Sunflower mở rộng có 94 nền biệt thự (khoảng 3,6 ha) và lô đất xây dựng chung cư với quy mô 1.344 căn hộ. Trong năm nay, dự án này dự kiến sẽ bắt đầu kinh doanh phần thấp tầng với mức giá dự kiến 35 triệu đồng/m2, tương đương 17 tỷ đồng/căn biệt thư xây thô.

Danh mục dự án và tiến độ triển khai của Becamex IJC. (Nguồn: Becamex IJC, BVSC)

Đối với Dự án Prince Town mở rộng, dự án có 370 căn nhà phố với quỹ đất nhận chuyển nhượng từ Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC, mã cổ phiếu BCM) - công ty mẹ của Becamex IJC. Giá bán dự kiến tại dự án này là khoảng 40 triệu đồng/m2, tương đương 5 tỷ đồng/căn nhà phố xây thô.

Theo đánh giá mới đây của hãng Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), doanh số bán hàng năm nay của Becamex IJC sẽ được cải thiện nhẹ so với năm 2023 nhưng dự kiến vẫn ở mức dưới 1.500 tỷ đồng do thị trường bất động sản tại tỉnh Bình Dương cần thời gian để hồi phục. Hiện sự hồi phục của thị trường mới chỉ tập trung tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2025 - 2026, kết quả kinh doanh của Becamex IJC dự kiến sẽ tăng tốc rõ rệt khi sự phục hồi của thị trường bất động sản mạnh mẽ hơn và lan sang các tỉnh xung quanh TP.Hồ Chí Minh.

Đồng thời, việc siết chặt “phân lô, bán nền” sau khi Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đã hoàn thiện pháp lý dự án như Becamex IJC. Những yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động bán hàng các sản phẩm giá trị cao của Becamex IJC tại dự án Sunflower mở rộng và Prince Town mở rộng.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu IJC của Becamex IJC trong vòng 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: “Becamex IJC dự kiến vận hành loạt dự án năm nay, sẽ tham gia dự án Vành đai 4 TP.HCM” trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Đáng chú ý, các dự án chủ lực hiện nay của Becamex IJC phần lớn là đất nền và nhà phố. Do đó, thời gian từ lúc bán hàng đến bàn giao sẽ rút ngắn so với các dự án cao tầng. Điểm quan trọng quyết định đến bàn giao sẽ là thời gian thanh toán cho sản phẩm.

Trong một diễn biến có liên quan, sau khi phát hành tăng vốn hoàn tất vào tháng 4/2024, Becamex IJC đang hoàn tất thủ tục để tăng sở hữu tại Becamex Bình Phước lên 31,4%. Như vậy Becamex IDC và Becamex IJC sẽ nắm giữ 71,4% vốn cổ phần của Becamex Bình Phước.

Theo đó, nhìn trong dài hạn, Becamex IJC có thể hưởng lợi phần nào thông qua lợi nhuận được chia; và hợp tác khai thác quỹ đất nhà ở tại Becamex Bình Phước. Bên cạnh đó, Becamex IJC cũng dự kiến nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất các dự án từ công ty mẹ - Becamex IDC và Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật Becamex Bình Phước nhằm gia tăng quỹ đất.

Động thái này nhằm phục vụ cho chiến lược đầu tư bất động sản sang khu vực Bình Phước thay vì Bình Dương như hiện tại trong bối cạnh dư địa tăng trường nguồn cung khu công nghiệp tại Bình Dương không còn nhiều.

1 Likes

Từ mức lãi 500 tỷ đồng nay chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ, công ty bất động sản của Shark Hưng chuyển sang làm xúc tiến du học

Động thái này có có thể xem là bước đi mạnh dạn của Cen và Cenland cho lĩnh vực nhân lực, du học, trong bối cảnh ngành cốt lõi là bất động sản đang gặp rất nhiều thách thức.

Mới đây, Cen Academy vừa tổ chức Lễ ra mắt Chương trình đi Nhật cùng Cen và ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược tại khách sạn Daewoo. Sự kiện này đánh dấu sự có mặt của CenLand Academy tại Nhật Bản trong lĩnh vực cung ứng nhân lực.

Cen Academy là công ty con do CTCP Bất động sản Thế kỷ (Cen Land, mã chứng khoán CRE) sở hữu 56%, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, được thành lập năm 2021 với vốn điều lệ 3 tỷ đồng.

Shark Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch CenLand, Chủ tịch Cen Academy cho biết: “Sau hơn một năm mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực đào tạo và cung ứng việc làm tại nước ngoài, đặc biệt là ở thị trường châu Âu như Đức và Anh, Cen Academy đã mở rộng sang thị trường Châu Á, cụ thể là Nhật Bản”.

Tại Nhật, CenLand cũng đã thành lập công ty Cen Nhật, hoạt động theo mô hình outsourcing (quản lý nhân sự…), tập trung vào một số ngành nghề thiếu nhân lực như logistics, nhà hàng khách sạn, sửa chữa, cơ khí, điều dưỡng.

Động thái này có có thể xem là bước đi mạnh dạn của Cen và Cenland cho lĩnh vực nhân lực, du học, trong bối cảnh ngành cốt lõi là bất động sản đang gặp rất nhiều thách thức.

Tại ĐHĐCĐ thường niên mới đây, ban lãnh đạo cho biết năm nay lợi nhuận mảng du học kép có thể chỉ đạt khoảng 10% do mới bắt đầu (khởi động từ tháng 6/2023). Dù vậy, CenLand vẫn đặt kỳ vọng lớn cho mảng này với mục tiêu lợi nhuận gấp đôi, đạt khoảng 20% vào những năm tới.

Về phía CenLand, những khó khăn vướng mắc trên thị trường bất động sản khiến Công ty giảm sút mạnh. Năm 2023, lợi nhuận CenLand chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ đồng, so với thời đỉnh cao có năm gần 500 tỷ đồng.

Từ mức lãi 500 tỷ đồng nay chỉ còn vỏn vẹn 2 tỷ, công ty bất động sản của Shark Hưng chuyển sang làm xúc tiến du học- Ảnh 1.

2 Likes

1 nhà đầu tư cá nhân sở hữu danh mục hơn nghìn tỷ đã đăng kí “chốt lời” 1 mã cổ phiếu, dự thu 376 tỷ đồng :flushed::flushed:

![Một nhà đầu tư cá nhân nắm giữ danh mục nghìn tỷ bất ngờ muốn “chốt lời” hàng triệu cổ phiếu TCM](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2024/7/11/4d117d89-a6ed-44c1-a393-80388ada14f4-171095263379284338691-0-26-384-640-crop-17109526391772050140558-17206877167441613501689.jpeg “Một nhà đầu tư cá nhân nắm giữ danh mục nghìn tỷ bất ngờ muốn “chốt lời” hàng triệu cổ phiếu TCM”)

Đây là lần đầu tiên vị này đăng ký bán bớt cổ phiếu TCM kể từ khi công bố trở thành cổ đông lớn hồi tháng 9/2020.

Trong thông báo mới nhất, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Uỷ viên HĐQT đã đăng ký bán ra 7 triệu cổ phiếu TCM của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công. Nếu thành công, ông Nghĩa sẽ hạ sở hữu tại TCM xuống còn gần 10,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 10%). Giao dịch dự kiến diễn ra từ 16/7 đến 14/8/2024. Tạm tính theo thị giá, ông Nghĩa có thể thu về 376 tỷ đồng.

Trên sàn, cổ phiếu TCM tăng khoảng 45% kể từ đầu năm 2024.

Screen Shot 2024-07-11 at 15.41.42.png

Đáng nói, đây là lần đầu tiên ông Nguyễn Văn Nghĩa đăng ký bán bớt cổ phiếu TCM kể từ khi công bố trở thành cổ đông lớn hồi tháng 9/2020. Từ thời điểm đó tới nay, ông Nghĩa đã sở hữu thêm khoảng 13 triệu cổ phiếu TCM thông qua đăng ký mua thêm và nhận cổ phiếu thưởng, nâng tổng lượng cổ phần đang nắm lên hơn 17 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 16,88% vốn).

Ông Nghĩa từng chia sẻ việc đầu tư vào TCM mang tính dài hạn và diễn ra sau khi được nghe chia sẻ về chiến lược cũng như tham quan các nhà máy của công ty. Ước tính số tiền ông Nghĩa chi ra để sở hữu lượng cổ phiếu TCM khi đó vào khoảng 350 tỷ đồng. Trong khi đó tính theo thị giá hiện tại, giá trị vào khoảng 923 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Văn Nghĩa sinh năm 1963, từng là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc Prime Group - doanh nghiệp sản xuất gạch men hàng đầu của Việt Nam khoảng 10 năm trước, nắm giữ thị phần gạch lớn nhất nước ta khi đó. Sau khi Prime Group được tập đoàn SCG (Thái Lan) thâu tóm, ông Nghĩa tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực vật liệu xây dựng, giữ chức Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Gạch men Tasa, Thành viên HĐQT Lizen (từ tháng 6/2020) và Chủ tịch HĐQT Cơ khí Xây dựng Amecc. Đồng thời, ông Nghĩa còn là Chủ tịch HĐTV Thương mại Xây dựng Vận tải Thanh Long (từ 2016-nay).

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Nghĩa còn được biết tới là một nhà đầu tư cá nhân có tiếng trên thị trường. Theo thống kê, hiện ông Nguyễn Văn Nghĩa còn nắm một số cổ phiếu như LCG của CTCP Lizen, TIG của CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long, AMS của Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng AMECC, tổng giá trị lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Screen Shot 2024-07-11 at 16.43.45.png

Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng thêm hơn 650 tỷ đồng trong một ngày

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm hơn 650 tỷ đồng trong ngày thị trường chứng khoán rung lắc

Thị trường chứng khoán Việt Nam rung lắc rung lắc trong biên độ hẹp phiên giao dịch ngày 11/7. Kết phiên, chỉ số VN-Index giảm hơn 2 điểm về 1.283,8 điểm. Chỉ số VN-Index giảm phiên thứ hai liên tiếp với 242 mã đỏ, nhiều hơn 44 cổ phiếu so với bên tăng giá. Cùng với đà giảm giá của thị trường, thanh khoản sàn HoSE đạt hơn 18.500 tỷ đồng, giảm hơn 3.300 tỷ so với phiên trước. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,84 điểm để đóng cửa ở mức 2455,39 điểm, trong khi đó chỉ số Upcom-Index giảm 0,38 điểm để đóng cửa ở mức 98,32 điểm.

Trái ngược với phiên giảm điểm thứ hai liên tiếp của thị trường chứng khoán Việt Nam, mã cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng giữ vị trí Chủ tịch có phiên giao dịch tích cực khi ghi nhận tăng 1,23% so với phiên liền trước để đóng cửa ở mức giá 41.100đ/cổ phiếu. Không chỉ tăng về giá, thanh khoản của mã cổ phiếu này cũng tăng mạnh so với phiên liền trước với hơn 2,74 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay với giá trị giao dịch gần 114 tỷ đồng.

Đà tăng của cổ phiếu VIC không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông trong bối cảnh thị trường giảm điểm. Theo Forbes, mức tăng của cổ phiếu VIC trong phiên giao dịch ngày 11/7, giúp khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận tăng thêm 28 triệu USD, tương đương tăng gần 660 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup đang nắm giữ khối tài sản có giá trị 4,1 tỷ USD và đứng thứ 784 trên bảng xếp hạng các tỷ phú USD thế giới.

Đà tăng của cổ phiếu VIC trong phiên giao dịch ngày 11/7 giúp tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng tăng gần 660 tỷ đồng

Cổ phiếu VIC tăng trong bối cảnh hãng xe điện VinFast muốn xây nhà máy tại Indonesia. Theo tờ The Bussiness Times, VinFast đang tìm kiếm khoản vay khoảng 250 triệu USD từ các ngân hàng Indonesia để xây dựng nhà máy lắp ráp tại Subang. Hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, đang cân nhắc các lựa chọn vay bằng đô la Mỹ hoặc nội tệ.

Đây là một động thái nhằm giúp công ty này có sức cạnh tranh hơn với các nhà sản xuất xe điện khác trên toàn cầu. Đặc biệt trong bối cảnh thị trường này ngày càng khốc liệt do cuộc chiến giảm giá.

Ở một động thái khác, trong văn bản mới gửi lên Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) ngày 14/6, VinFast cho biết đã quyết định đẩy nhanh việc thành lập các cơ sở sản xuất tại các thị trường mục tiêu để tận dụng các ưu đãi hấp dẫn của chính phủ.

Cụ thể, tại Ấn Độ, VinFast đặt mục tiêu cơ sở ở Thoothukudi, Tamil Nadu bắt đầu sản xuất vào nửa đầu năm 2025. Tại Indonesia, VinFast dự kiến động thổ cơ sở sản xuất trong vòng hai tháng tới và đặt mục tiêu sản xuất vào cuối năm 2025.

Sau hai phiên giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận định về xu hướng phiên giao dịch ngày 12/7, chuyên gia công ty chứng khoán Vietcap nhận định biến động mạnh có thể xuất hiện trên VN-Index. Ngưỡng hỗ trợ quan trọng trong phiên sẽ là ngưỡng 1.275-1.280 điểm. Xu hướng tăng vẫn là xu hướng chủ đạo và chỉ số hiện vẫn duy trì dao động trên các đường MA quan trọng (MA50 và MA20). Nếu lực cầu xuất hiện quanh vùng hỗ trợ, đà tăng sẽ được củng cố và chỉ số sẽ kiểm định lại mốc 1,300 điểm. Nếu lực mua vẫn không trở lại quanh vùng hỗ trợ, chỉ số sẽ kiểm định lại ngưỡng 1,240 điểm và với diễn biễn hiện tại thì xác suất kịch bản này vẫn ở mức thấp.

Chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co quanh mức hiện tại trong phiên 12/07. Đồng thời, Yuanta đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và thị trường vẫn đang ở giai đoạn điều chỉnh, nếu nhịp điều chỉnh tiếp tục diễn ra trong 1-2 phiên tới Yuanta kỳ vọng cầu giá thấp sẽ sớm gia tăng trở lại.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu và mua mới.

Chuyên gia của CTCK Agribank (Agriseco Research) đánh giá nhịp điều chỉnh đang tương đối lành mạnh và chưa ảnh hưởng nhiều đến xu hướng tăng giá ngắn hạn của thị trường. Nhiều khả năng, lực cầu chủ động sẽ gia tăng trở lại khi chỉ số có nhịp rung lắc về vùng 1.270(+/-5) điểm.

Agriseco Research khuyến nghị nhà đầu tư tăng dần tỷ trọng cổ phiếu tại vùng giá hiện tại, ưu tiên các cổ phiếu thuộc nhóm ngành được kỳ vọng công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024 tăng trưởng tốt như bán lẻ, thép và nhóm xuất khẩu (gỗ, dệt may).

Chuyên gia của CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định VN-Index đang có nguy cơ tạo đỉnh ngắn hạn, trạng thái bán tháo với thanh khoản lớn vẫn chưa kích hoạt, và nhiều khả năng quán tính giảm điểm sẽ kết thúc khi xu hướng bán chốt lời, rũ bỏ vị thế trading hạ nhiệt. Nhà đầu tư được khuyến nghị có thể trải lệnh mở mua từng phần vị thế trading khi chỉ số lui về các ngưỡng hỗ trợ đã đề cập.

1 Likes

Chủ tịch “gen Z” sinh năm 2003 của Chứng khoán Hòa Bình dự chi hàng chục tỷ mua thêm gần 5% vốn công ty

image

Thị giá HBS hiện đạt 10.000 đồng/cp, tăng khoảng 23% kể từ đầu năm 2024.

Trong thông báo mới nhất, Ông Lê Đình Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Chứng khoán Hòa Bình (mã HBS) đã đăng ký mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu HBS. Lượng cổ phiếu này tương ứng hơn 4,5% vốn HBS.

Giao dịch dự kiến diễn ra theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh, trong khoảng thời gian từ 15/7 đến 13/8/2024.

Hiện ông Dương đang sở hữu hơn 5 triệu cổ phiếu HBS (tỷ lệ 15,15%). Nếu hoàn tất giao dịch trên, vị Chủ tịch này sẽ nâng sở hữu lên hơn 6,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 19,7% vốn).

Tạm tính theo thị giá trên sàn, dự kiến ông Dương sẽ cần chi khoảng 15 tỷ để gia tăng sở hữu tại Chứng khoán HBS.

Được biết, ông Lê Đình Dương (sinh năm 2003), được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT HBS kể từ ngày 3/8/2023. Ông Dương là con trai của cựu Chủ tịch HBS Nguyễn Thị Loan – người từng có 14 năm giữ ghế Chủ tịch HĐQT HBS trước khi bị miễn nhiệm từ tháng 4/2022. Đồng thời, bà Loan còn là Chủ tịch HĐQT CTCP Y dược Vimedimex (mã VMD). Khoảng tháng 11/2021, bà Loan đã bị Công an Tp.Hà Nội khởi tố vì những sai phạm trong lĩnh vực đất đai.

Về kết quả kinh doanh quý đầu năm 2024, HBS ghi nhận doanh thu hoạt động đạt gần 9,2 tỷ đồng, tăng mạnh 188% so với cùng kỳ. Tuy nhiên doanh thu tài chính giảm mạnh từ hơn 6 tỷ trong quý 1/2023 xuống còn gần 19 triệu trong kỳ này. Kết quả sau khi trừ chi phí, HBS lãi sau thuế hơn 4,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với quý 1 năm ngoái.

Chốt phiên 11/7, thị giá HBS đạt 10.000 đồng/cp, tăng khoảng 23% kể từ đầu năm 2024.

photo-1720756981654

1 Likes

Dragon Capital bán lượng lớn cổ phiếu Đất Xanh (DXG) sau khi ông Lương Trí Thìn rời “ghế” Chủ tịch HĐQT

image

Dragon Capital bán lượng lớn cổ phiếu Đất Xanh (DXG) sau khi ông Lương Trí Thìn rời “ghế” Chủ tịch HĐQT")

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu DXG đang trong giai đoạn điều chỉnh về vùng đáy 1 năm.

Nhóm quỹ Dragon Capital vừa thông báo đã bán ra 1 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã: DXG) trong phiên 8/7. Trong đó, Norges Bank bán 200 nghìn cổ phiếu và Wareham Group Limited bán ra 800 nghìn đơn vị. Tỷ lệ sở hữu của cả nhóm tại DXG giảm từ 11,02% xuống 10,88%.

Cùng chiều giao dịch, Phó Tổng Giám đốc DXG là bà Đỗ Thị Thái đã bán ra gần 147 nghìn cổ phiếu DXG trong khoảng thời gian từ 10/6 đến hết 8/7.

Động thái bán bớt lượng cổ phiếu nắm giữ của nhóm quỹ Dragon Capital diễn ra không lâu sau khi ông Lương Trí Thìn thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT từ ngày 3/7/2024 và người thay vào vị trí này là ông Lương Ngọc Huy.

Ông Lương Trí Thìn rời vị trí của mình để và đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Hội đồng chiến lược - cơ quan giữ vai trò trong việc đảm nhiệm xây dựng, hoạch định và triển khai chiến lược cho HĐQT, Ban điều hành các vấn đề đầu tư, kinh doanh và quyết sách quan trọng của Tập đoàn.

Đại diện Đất Xanh cho biết, ông Lương Trí Thìn vẫn là thành viên HĐQT và là cổ đông lớn nhất của công ty. Giai đoạn tiếp theo, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn Đất Xanh, ông Lương Trí Thìn sẽ tập trung hơn cho công tác hoạch định chiến lược chung của Tập đoàn, cũng như xây dựng văn hóa – triết lý doanh nghiệp khác biệt cho hệ thống Đất Xanh.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu DXG đang trong giai đoạn điều chỉnh về vùng đáy 1 năm. Hiện thị giá DXG đang giao dịch ở mốc 14.700 đồng/cp, tương ứng sụt giảm gần 25% so với thời điểm đầu năm.

Ông Lương Trí Thìn rời

Về kế hoạch kinh doanh 2024, Đất Xanh đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3.900 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 226 tỷ đồng, lần lượt tăng 5% và 31% so với thực hiện năm 2023. Quý đầu năm, doanh thu thuần của DXG đạt 1.065 tỷ đồng và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt hơn 31 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp này đã thực hiện được 27% mục tiêu doanh thu và gần 14% mục tiêu lợi nhuận.

1 Likes

Chấp thuận công ty con của Vingroup xây KCN rộng hơn 960ha ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), vốn đầu tư 13.200 tỷ đồng

Theo Báo Hà Tĩnh, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có quy mô sử dụng đất 964,84 ha với tổng vốn đầu tư là 13.276,491 tỷ đồng được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 639/QĐ-TTg ngày 13/7/2024 chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng.

Theo chấp thuận chủ trương đầu tư, khu công nghiệp có quy mô sử dụng đất là 964,84ha. Tổng vốn đầu tư của dự án là 13.276,491 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 1.991,473 tỷ đồng. Tiến độ thực hiện dự án đến hết quý 4/2030.

Đây là dự án theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành (sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô), là loại hình khu công nghiệp mới được quy định và khuyến khích phát triển theo Nghị định số 35/2022 của Chính phủ.

Thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư. Địa điểm thực hiện dự án tại Khu công nghiệp trung tâm lô CN4, CN5 Khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Chấp thuận công ty con của Vingroup xây KCN rộng hơn 960ha ở Vũng Áng (Hà Tĩnh), vốn đầu tư 13.200 tỷ đồng- Ảnh 1.

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Vinhomes Vũng Áng được xây dựng tại KKT Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh. (Nguồn: Báo Hà Tĩnh)

Nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư khu công nghiệp Vinhomes - công ty con của Tập đoàn Vingroup, với tỷ lệ sở hữu 69,34%.

Được biết, vào tháng 5/2023, tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh, Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với tỉnh về dự án khu công nghiệp này.

Ngoài dự án khu công nghiệp trên, Tập đoàn Vingroup đang đầu tư một số dự án quy mô lớn khác tại tỉnh Hà Tĩnh, bao gồm Nhà máy pin xe điện VinES tại Khu kinh tế Vũng Áng. Tập đoàn này cũng đang đề xuất đầu tư dự cảng biển và logistics quy mô 40.000 tỷ đồng và dự án du lịch nghỉ dưỡng Kỳ Ninh tại Khu kinh tế Vũng Áng.

Hiện nay, tỉnh Hà Tĩnh đã có 2 khu kinh tế, 3 khu công nghiệp và 21 cụm công nghiệp. Trong đó, KKT Vũng Áng rộng hơn 22.700 ha, là một trong 8 nhóm khu kinh tế trọng điểm của quốc gia

Trong những năm qua, Hà Tĩnh đã trở thành điểm đến của các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước với các dự án quy mô lớn như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2, Nhà máy Sản xuất Pin VinES, Nhà máy Sản xuất Pin Lithium… Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có trên 1.500 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư hơn 145.000 tỷ đồng và 72 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 16,2 tỷ USD.

Cùng với những dự án đã triển khai, hiện nay, một số dự án lớn đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư vào Hà Tĩnh cũng đang có bước khởi động triển vọng như: KCN Gia Lách mở rộng, KCN phía Tây TP Hà Tĩnh, KCN Bắc Hồng Lĩnh, Khu thương mại - dịch vụ - du lịch và thể thao phía Tây Nam huyện Thạch Hà, Nhà máy Thép không gỉ tại Khu kinh tế Vũng Áng, Cụm kho khí và Nhà máy Điện khí Vũng Áng…

Một mã chứng khoán bị khối ngoại bán ròng đột biến hơn 1.300 tỷ suốt 1 tuần vừa rồi

Luỹ kế sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4.481 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng 4.931 tỷ trên kênh khớp lệnh

Thị trường chứng khoán tuần 8-12/7 ghi nhận diễn biến giằng co trong biên độ hẹp. Chỉ số VN-Index tiếp cận lại khu vực 1.280-1.290 điểm trước khi áp lực bán mạnh dần khiến đà tăng chững lại. Thanh khoản toàn thị trường đang có phần thu hẹp lại cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư. Kết quả VN-Index kết tuần giảm 2,29 điểm (-0,18%) về mốc 1.280,75 điểm

Khối ngoại tiếp tục là điểm trừ lớn khi duy trì đà bán ròng, trong đó đáng chú ý nhất là phiên bán ròng đột biến ngay đầu tuần sau đó bất ngờ mua ròng trở lại trong phiên 11/7. Luỹ kế sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4.481 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó bán ròng 4.931 tỷ trên kênh khớp lệnh nhưng mua ròng 450 tỷ đồng trên kênh thoả thuận.

photo-1720800798421

Xét riêng từng sàn, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 4.501 tỷ đồng trên HoSE, bán ròng 5 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 25 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Thống kê theo các mã chứng khoán, tâm điểm bán ròng tuần này ghi nhận tại cổ phiếu FPT với giá trị bán ròng lớn với 1.334 tỷ đồng, chủ yếu là bán khớp lệnh. Bên cạnh đó, thị trường còn ghi nhận hai cổ phiếu là MWG và VHM cũng bị bán ròng lần lượt 551 tỷ và 467 tỷ.

Danh sách bán ròng còn ghi nhận cổ phiếu MSN và STB lần lượt bị “xả” ròng 453 tỷ và 288 tỷ đồng. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn có VRE, TCB, HVN, VCB, ACV cũng bị bán ròng trên 200 tỷ đồng tại mỗi cổ phiếu sau 5 phiên của tuần qua.

photo-1720800783978

Chiều ngược lại, cổ phiếu bệnh viện hiếm hoi trên sàn là TNH bất ngờ được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 163 tỷ đồng, phần lớn là mua thoả thuận. Dòng vốn ngoại cũng chảy vào hai cổ phiếu ngân hàng là MBB và BID trong đó mua ròng MBB 110 tỷ đồng và BID 98 tỷ đồng sau 5 phiên của tuần qua. Lực mua ròng trong tuần qua còn ghi nhận GMD, VNM, VPB, TPB… với giá trị dao động vài chục tỷ đồng trên mỗi cổ phiếu.

Viettel công bố số liệu tài chính chi tiết: báo lãi hơn 46.000 tỷ, cao nhất trong vòng 10 năm, thu nhập bình quân của người lao động hơn 30 triệu/tháng

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Viettel ở mức 296.249 tỷ đồng, tăng 11.987 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Mới đây, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã công bố báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023. Theo đó, trong năm vừa rồi, Viettel ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 172.520 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2022 và hoàn thành 102,2% kế hoạch.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Tập đoàn năm 2023 đạt 46.331 tỷ đồng, tăng hơn 2,6% so với năm 2022 và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 35.267 tỷ đồng, tăng gần 1% so với cùng kỳ; lần lượt hoàn thành 104,6% và 104,1% kế hoạch năm 2023. Đây là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất của Viettel kể từ năm 2014 đến nay.

Tập đoàn nộp ngân sách nhà nước 37.818 tỷ đồng, tương đương với năm 2022.

photo-1720629007874

Tại thời điểm 31/12/2023, tổng tài sản của Viettel ở mức 296.249 tỷ đồng, tăng 11.987 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Phần lớn trong đó là tài sản ngắn hạn với 230.067 tỷ đồng, chiếm 77,66% tổng tài sản của Tập đoàn.

Nợ phải trả của công ty ở mức 106.595 tỷ đồng, giảm hơn 600 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, nợ ngắn hạn là 74.064 tỷ đồng, chiếm 69% nợ phải trả và nợ dài hạn là 32.531 tỷ đồng, chiếm 31%. Vốn chủ sở hữu của Viettel tại cuối năm 2023 ở mức 189.654 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân của người lao động tại Viettel và các công ty con là 30,63 triệu đồng/người/tháng, tại riêng công ty mẹ, thu nhập bình quân của người lao động là 45,42 triệu đồng/người/tháng.

Viettel cho biết, năm 2023 là năm Viettel đạt được thành tựu trên tất cả các lĩnh vực viễn thông trong nước, viễn thông nước ngoài, chuyển đổi số, nghiên cứu sản xuất & logistic.

Cụ thể, năm 2023, thị phần viễn thông của Viettel tăng thêm 1,64% và tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu với 56,5%. Các dịch vụ ngoài di động cũng giữ vị thế số 1 gồm cố định băng rộng (FTTH) với 43% thị phần; truyền hình trên đa nền tảng với 8,6 triệu khách hàng, chiếm 31,2% thị phần.

Viettel cũng cung cấp các sản phẩm mới: Trợ lý ảo pháp luật, Trợ lý ảo cho cán bộ công chức, dịch vụ xác thực thẻ CCCD gắn chip cho Bộ Công An, nền tảng phân tích dữ liệu ở 14 Tỉnh trên cả nước. Trong năm, Viettel đã triển khai nhiều hạ tầng trung tâm dữ liệu lớn tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, góp phần phát triển hệ sinh thái dịch vụ Cloud lớn nhất cả nước.

Doanh thu nước ngoài của Viettel tăng trưởng 20,5%, duy trì tốc độ tăng trưởng cao 7 năm liên tiếp, gấp 5 lần trung bình ngành trên thế giới. Natcom vươn lên dẫn đầu tại Haiti, đưa Viettel giữ vị trí số 1 tại 6 thị trường nước ngoài (bao gồm: Natcom tại Haiti, Metfone tại Campuchia, Unitel tại Lào, Mytel tại Myamar, Telemor tại Đông timor, Lumitel tại Bunrudi).

Lĩnh vực an toàn thông tin do Viettel cung cấp dịch vụ đã mở rộng kinh doanh ra 4 thị trường quốc tế gồm Nhật Bản, Myanmar, Đông Timor và Hồng Kông.

Nền tảng tài chính số Viettel Digital Finance platform xuất khẩu ra 7 thị trường nước ngoài, nhiều thị trường có tốc độ tăng trưởng cao như Mozambique (450%), Lào (244%), Haiti (232%), Đông Timor (139%), Burundi (91%).

Hệ thống 5G dùng riêng (5G Private) hoàn chỉnh đã có hợp đồng xuất khẩu sang Ấn Độ, quốc gia công nghệ phát triển và có dân số đông nhất thế giới.

Các giải pháp, dịch vụ số của Viettel giữ thị phần số 1 trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, chính quyền tỉnh. Trong đó, hệ sinh thái y tế số kết nối 30 triệu hồ sơ sức khỏe, các giải pháp giáo dục số phục vụ 4 triệu học sinh và trung tâm điều hành thông minh (IOC) có mặt tại 35 tỉnh thành.

Bên cạnh đó, Viettel chiếm 58% thị phần SOC, khẳng định là nhà cung cấp dịch vụ ATTT số 1 tại Việt Nam.

Trong lĩnh vực logistics, Viettel Post đạt mức tăng trưởng cao nhất sau 5 năm. Lĩnh vực lõi chuyển phát tăng trưởng 31% - gấp gần 4 lần tăng trưởng chung của ngành.

Năm 2024, Viettel đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất toàn Tập đoàn tăng 7,2%.

Hai công ty BĐS đầu tiên công bố BCTC quý 2/2024: Những cái tên quen mặt báo doanh thu giảm 50%-90%, lợi nhuận lao dốc

Một công ty BĐS chỉ lãi hơn 500 triệu trong quý vừa qua.

CTCP Sonadezi Giang Điền (mã chứng khoán: SZG) vừa công bố BCTC quý 2/2024 với doanh thu 101,2 tỷ đồng, giảm 38,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán giảm ít hơ doanh thu khiến lợi nhuận gộp của công ty đạt 59,2 tỷ đồng, giảm 48,3%.

Doanh thu hoạt động tài chính của Sonadezi Giang Điền giảm 66% chỉ còn gần 2 tỷ đồng. Doanh nghiệp này gần như không phải trả chi phí tài chính. Chi phí bán hàng tăng đột biến từ gần 900 đồng lên 16,7 tỷ đồng do công ty này phải trả chi phí dịch vụ mua ngoài. Phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh 79% còn hơn 7 tỷ đồng do chi phí lương nhân viên giảm.

Kết quả, Sonadezi Giang Điền thu về 37,5 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 56% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 30 tỷ đồng, giảm 57%.

Hai công ty BĐS đầu tiên công bố BCTC quý 2/2024: Những cái tên quen mặt báo doanh thu giảm 50%-90%, lợi nhuận lao dốc- Ảnh 1.

Lũy kế nửa đầu năm, Sonadezi Giang Điền mang về 193,4 tỷ đồng doanh thu, 66,5 tỷ đồng lãi trước thuế, lần lượt giảm 22,6% và 35,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, doanh nghiệp này đã hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu và 68% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Sonadezi Giang Điền đạt 3.822 tỷ đồng, tăng 4% so với số đầu năm. Trong đó, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (33%) là bất động sản đầu tư, ở mức 1.276 tỷ đồng. Công ty này cũng gần như không có nợ vay tài chính. VỐn chủ sở hữu đạt gần 790 tỷ đồng.

Không chỉ Sonadezi Giang Điền, một công ty bất động sản khác cũng vừa công bố BCTC quý 2/2024 là CTCP Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán: NBB). Theo đó, công ty này ghi nhận doanh thu chỉ 14,6 tỷ đồng, giảm 92% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 507 triệu đồng, không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

VND: VNDirect tiếp tục chào bán hơn 9,5 triệu cổ phiếu chưa phân phối hết cho nhà đầu tư mới

Số cổ phiếu chưa phân phối hết sẽ được chào bán với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 1 năm…

Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán: VND) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua việc phân phối hơn 9,5 triệu cổ phiếu còn dư do cổ đông hiện hữu không thực hiện quyền mua.

Cụ thể, kết thúc đợt chào bán 304,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, VNDirect đã chào bán thành công hơn 234 triệu cổ phiếu và còn lại hơn 9,5 triệu cổ phiếu không chào bán hết.

Theo đó, VNDirect sẽ tiếp tục chào bán số cổ phiếu còn lại cho nhà đầu tư mới với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Tiêu chí nhà đầu tư được quyền mua cổ phiếu còn dư là người có đóng góp cho sự phát triển của công ty, có mong muốn mua cổ phiếu còn dư và có năng lực tài chính để thanh toán đủ tiền mua số cổ phiếu được công ty phân phối.

Đáng chú ý, toàn bộ số lượng cổ phiếu còn dư được chào bán tiếp sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán theo quy định của pháp luật.

Trước đó, VNDirect đã chốt danh sách cổ đông chào bán 244 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 5%, tương ứng phát hành gần 61 triệu cổ phiếu mới với tổng giá trị vốn huy động là 2.437 tỷ đồng.

Với số tiền huy động được, VNDirect dự kiến sẽ sử dụng 40% dòng vốn để bổ sung cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ, 20% số tiền để đầu tư vào giấy tờ có giá, 20% để bảo lãnh phát hành chứng khoán và 20% cho hoạt động phát hành và phân phối chứng quyền.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong quý 1/2024, VNDirect ghi nhận doanh thu hoạt động tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 1.384 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 11,5%, về mức 664,1 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, lãi từ các khoản cho vay và phải thu đạt 315,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 26,7% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán tăng 56,4%, đạt hơn 288 tỷ đồng. Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán cũng tăng nhẹ 9,8%, lên mức 5,5 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí hoạt động giảm 50,8%, xuống mức 309,5 tỷ đồng. Trong đó, chi phí hoạt động tư vấn tài chính tăng nhẹ 2,9% so với cùng kỳ, đạt hơn 7 tỷ đồng. Chi phí nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán giảm 24,1% đạt 145 triệu đồng.

Kết quả, VNDirect thu về 617 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý 1/2024, tăng gấp 4,4 lần so với cùng kỳ.

Kết thúc quý 1/2024, lãi từ cho vay của VNDirect cải thiện tích cực, đạt 316 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, dư nợ margin không thay đổi nhiều so với đầu năm, đạt 9.958 tỷ. Tuy dư nợ margin thuộc top đầu ngành, con số này vẫn còn cách khá xa so với mức đỉnh của năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 15/7, cổ phiếu VND đóng cửa ở mức 16.200 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của công ty trên thị trường đạt khoảng 19.729 tỷ đồng.

Thị giá cổ phiếu VND trong thời gian gần đây

Liên quan đến công ty chứng khoán này, cuối tháng 3 vừa qua, hệ thống của VNDirect đã bị tấn công bởi một tổ chức quốc tế. Điều này dẫn đến việc hệ thống giao dịch không thể truy cập được và phải tạm ngừng toàn bộ các hoạt động giao dịch trong thời gian hơn một tuần.

Trong bối cảnh trên, thị phần môi giới quý 1/2024 của VNDirect đã giảm xuống còn 6,01%, mức thấp nhất trong nhiều năm. Lượng tiền gửi của khách hàng tại VNDirect cũng đã giảm 10% kể từ đầu năm trong khi hầu hết các đối thủ đều ghi nhận tăng. Theo nhận định của Công ty Chứng khoán DSC, tuy đã được khắc phục nhưng sự cố này đã và đang đặt ra một thách thức đối với VNDirect trong việc xây dựng lại uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng.

Do đó, DSC cho rằng sự tăng trưởng của hoạt động cho vay margin và các cổ phiếu trong danh mục đầu tư sẽ là động lực tăng trưởng chính của VNDirect trong năm 2024. DSC ước tính doanh thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế năm 2024 sẽ đạt lần lượt 7.075 tỷ đồng và 2.618 tỷ đồng, tăng 9% và 5,1% so với cùng kỳ.

Từ những nhận định trên, DSC khuyến nghị mua cổ phiếu VND với giá mục tiêu là 25.200 đồng/cổ phiếu, upside 20% so với giá đóng cửa ngày 9/5/2024 là 21.050 đồng/cổ phiếu.

DCM: Phân bón Cà Mau hoàn thành 77% kế hoạch xuất khẩu năm 2024

Nửa đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau (DCM) xuất khẩu 174.240 tấn ure, tương ứng hoàn thành 77% so với kế hoạch năm 2024 doanh nghiệp đã đề ra.

Theo CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HoSE: DCM), tháng 6/2024 doanh nghiệp sản xuất được 83.590 tấn ure, giảm 2,2% so với tháng 5/2024 và 12.620 tấn NPK, giảm 50%. Trong tháng, doanh nghiệp tiêu thụ 58.010 tấn ure, bao gồm nội địa đạt 43.340 tấn, giảm 30% và xuất khẩu đạt 14.680 tấn, tăng 74%.

Lượng tiêu thụ NPK của DCM đạt 42.020 tấn trong tháng 6/2024, tăng 58%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Phân bón Cà Mau sản xuất được 502.080 tấn ure, hoàn thành 56% kế hoạch năm và 98.490 tấn NPK, hoàn thành 54%.

Sản lượng tiêu thụ đạt 453.210 tấn ure, bao gồm tiêu thụ trong nước đạt 278.970 tấn, hoàn thành 53% và 174.240 tấn xuất khẩu, hoàn thành 77%. Lượng tiêu thụ NPK trong nửa đầu năm 2024 đạt 76.880 tấn, hoàn thành 42%.

Trong tháng 7/2024, Phân bón Cà Mau đặt kế hoạch sản xuất ure đạt 81.710 tấn; sản lượng tiêu thụ ure đạt 65.000 tấn. Kế hoạch sản lượng sản xuất đối với NPK trong tháng 7/2024 là 16.100 tấn với lượng tiêu thụ trong tháng đạt 20.000 tấn.

Thông tin trong tháng 6 vừa qua, Phân bón Cà Mau sẽ sẽ thanh toán cổ tức năm 2023 vào ngày 11/7/2024. Ngày đăng ký cuối cùng của cổ đông là ngày 25/6, ngày giao dịch không hưởng quyền là 24/6.

Phân bón Cà Mau sẽ thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 20%/mệnh giá, tương ứng một cổ phiếu nhận 2.000 đồng. Với 529,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến doanh nghiệp sẽ chi 1.058 tỷ đồng cho lần trả cổ tức này.

Mới đây, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Phân bón Cà Mau, doanh nghiệp đã thông qua mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 11.878 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế với 841,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 794,8 tỷ đồng; dự kiến chia cổ tức 10% trong năm 2024.

Nếu sớm vận hành hệ thống KRX, thanh khoản vài tỷ USD mỗi phiên sẽ xuất hiện phổ biến trên thị trường chứng khoán

image

BSC cho rằng việc sớm đưa hệ thống giao dịch mới vào vận hành sẽ giúp TTCK Việt Nam đạt được rất nhiều mục tiêu trong thời gian tới.

Thị trường chứng khoán Việt Nam từ lâu đã chờ đợi việc sớm triển khai nhiều sản phẩm mới như cho phép giao dịch chứng khoán trong ngày (Day- trading), bán chứng khoán chờ về, bán khống… để tăng tính hấp dẫn cũng như đa dạng sự lựa chọn cho nhà đầu tư trên thị trường.

Xét trong khu vực châu Á, một số quốc gia có TTCK phát triển (Developed market) cũng đã triển khai cơ chế giao dịch chứng khoán trong ngày, tuy nhiên cũng có một số thị trường mới nổi (Emerging market) vẫn thận trọng và chưa xem xét áp dụng. Kể từ ngày 27-28/05/2024 tại TTCK Hoa Kỳ, Canada, Mexico cũng đã chính thức chuyển từ chu kỳ thanh toán “T+2” sang “T+1”.

Trong bối cảnh đó, BSC Research đã đưa ra báo cáo về một số góc nhìn về chu kỳ thanh toán, giao dịch chứng khoán trong ngày.

Thanh khoản thị trường tại một số quốc gia châu Á thường cải thiện sau khi áp dụng day-trading

Đầu tiên, đội ngũ phân tích đưa ra kinh nghiệm áp dụng chu kỳ thanh toán và giao dịch chứng khoán trong ngày tại một số quốc gia Châu Á. Đơn cử như Hàn Quốc, kể từ khi áp dụng Day-trading và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997), khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày đã tăng đáng kể, cụ thể từ 41,53 triệu cổ phiếu và 555,8 tỷ won (1997) lên 542,01 triệu cổ phiếu 2,216 nghìn tỷ won vào năm 2003. Điều này tương ứng giá trị giao dịch tăng gấp 4 lần và khối lượng giao dịch tăng gấp 13 lần.

Một số yếu tố giúp thanh khoản tăng gồm mở cửa chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài, nới lỏng quy định về margin và áp dụng hệ thống giao dịch mới với các sản phẩm, chức năng mới như Day-trading…

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, trong giai đoạn từ 1997 – 2003, thị trường chứng khoán Hàn Quốc trải qua các chu kỳ giá tăng và giá giảm đan xen mạnh – điều này có thể ảnh hưởng đến giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch so sánh trong các mốc thời gian của nghiên cứu.

Tại thị trường Đài Loan (Trung Quốc), việc áp dụng day-trading cũng thúc đẩy hoạt động hoạt động giao dịch, giá trị giao dịch tăng 26% trong thời gian thực hiện nghiên cứu. Trong khoảng thời gian và số lượng mẫu nghiên cứu, các phát hiện thực nghiệm cho thấy giao dịch trong ngày làm tăng như sự chênh lệch giữa giá chào mua/bán (bid-ask spread), biên độ giá (price depth) và sự biến động giá của cổ phiếu (stock volatility).

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy day- trading không chỉ gây ra chi phí giao dịch cao hơn cũng như rủi ro trong giao dịch mà còn làm suy giảm chất lượng thị trường - điều này gây tổn hại trực tiếp đến hiệu suất giao dịch của các nhà đầu tư;

Ảnh chụp Màn hình 2024-07-15 lúc 15.46.24.png

Tương tự, thị trường chứng khoán Thái Lan và UAE ghi nhận thanh khoản cải thiện tích cực kể từ khi áp dụng hoạt động day-trading tuy nhiên sau đó thanh khoản toàn thị trường có xu hướng suy giảm khi giai đoạn thị trường chứng khoán hai nước này đều bước vào xu hướng giảm.
Nhìn chung, BSC cho rằng hoạt động day-trading trong ngắn hạn sẽ giúp cải thiện thanh khoản thị trường, thu hút thêm được một số lượng lớn các nhà đầu tư tham gia (đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ).

Ảnh chụp Màn hình 2024-07-15 lúc 15.47.09.png

Tuy nhiên về dài hạn, thanh khoản toàn thị trường sẽ phụ thuộc vào bối cảnh thế giới, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, cũng như khả năng tăng trưởng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn – động lực chính để TTCK thu hút được dòng tiền thông minh và tăng trưởng bền vững.

Đặc biệt, lợi ích luôn song hành cùng với rủi ro, do đó đứng ở góc độ điều hành và tham gia giao dịch trên TTCK, cơ quan quản lý cũng như NĐT cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai/tham gia cơ chế/sản phẩm mới – nhằm hạn chế tối đa những biến động khó lường và đột ngột trên TTCK.

Việc sớm vận hành hệ thống KRX sẽ giúp thị trường Việt Nam đạt được nhiều mục tiêu mới

BSC cho rằng việc rút ngắn chu kỳ thanh toán sẽ là xu hướng tiếp theo của các TTCK trên toàn cầu, khi mới đây - Hoa Kỳ - nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chính thức triển khai chu kỳ thanh toán T+1, tại các thị trường phát triển hoạt động day-trading đã được triển khai từ lâu.

Đội ngũ phân tích đánh giá kể từ năm 2020 đến nay cơ quan quản lý đã nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ tầng, sửa đổi các quy định, quy trình nhằm phát triển thị trường chứng khoán hướng đến các quy chuẩn, thông lệ quốc tế.

Về quy định pháp lý, ban hành thông tư 120/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020 đã quy định cụ thể các khái niệm về: giao dịch trong ngày, chứng khoán chờ về… tạo tiền đề để triển khai bán khống/giao dịch cổ phiếu trong ngày.

Tổng công ty lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD) ngày 29/08/2022 ban hành 02 Quyết định để rút ngắn chu kỳ thanh toán T+3 xuống T+2 - sớm hơn một số TTC lớn trong khu vực như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore…

Kể từ năm 2023 – nay, Bộ Tài chính, UBCKNN đã tích cực thảo luận, xin ý kiến các thành viên thị trường trong việc dự thảo sửa đổi các thông tư nhằm tháo gỡ các nút thắt liên quan đến vấn đề “pre-funding” – hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam lên thị trường mới nổi vào năm 2025;

Về nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ, trong thông báo tháng 06/2024 của Bộ Tài chính mới ban hành cũng nhấn mạnh về việc sớm giải quyết các nút thắt trong quá trình nâng hạng và sẽ cập nhật tình hình hệ thống KRX tới thị trường, mặt khác UBCKNN và các thành viên thị trường cũng đang tích cực trao đổi thông tin để giải quyết nút thắt về “pre-funding”.

Tổng công ty lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam cùng các đơn vị thành viên đã nắm bắt và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho TTCK cơ sở.

“Do đó việc sớm đưa hệ thống giao dịch mới vào vận hành sẽ giúp TTCK Việt Nam đạt được rất nhiều mục tiêu trong thời gian tới, thanh khoản TTCK sẽ cải thiện đáng kể và các phiên giao dịch nhiều tỷ USD sẽ xuất hiện thường xuyên trên thị trường” nhóm phân tích BSC đánh giá.

Giá vàng nhẫn lập đỉnh gần 78 triệu đồng/lượng, nhiều người lãi đậm

Sáng 16/7, giá vàng nhẫn trong nước đồng loạt tăng mạnh. Một số nơi lên mức kỷ lục gần 78 triệu đồng/lượng.

Tại Công ty SJC, giá vàng nhẫn tăng khoảng 200 nghìn đồng/lượng so với hôm qua lên 75,45-76,95 triệu đồng/lượng. PNJ cũng tăng 300 nghìn đồng/lượng lên 75,5-76,9 triệu đồng/lượng.

Đặc biệt, DOJI tăng thêm tới 700 nghìn đồng/lượng lên 76,55-77,8 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất của vàng nhẫn tại DOJI từ trước đến nay.

photo-1721096393366

Giá vàng nhẫn đắt hơn giá vàng SJC khá nhiều tại Tập đoàn DOJI

Giá vàng SJC đầu giờ sáng không thay đổi, vẫn ở mức 77 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Ở chiều mua vào, DOJI niêm yết 75 triệu đồng/lượng, trong khi Công ty SJC và PNJ áp dụng 75,5 triệu đồng/lượng, Bảo Tín Minh Châu là 75,9 triệu đồng/lượng.

Từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn đã tăng 14 triệu đồng/lượng, tương đương tăng 22%. Trong khi đó, do chính sách bình ổn bắt đầu từ đầu tháng 6, giá vàng SJC chỉ tăng 3 triệu đồng/lượng từ đầu năm đến nay.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng tối ngày 15/7 tăng vọt lên 2.440 USD/ounce, cao nhất kể từ cuối tháng 5 đến nay. Đến 9h00 sáng 16/7, giá vàng lùi xuống 2.426 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá VND/USD tại Vietcombank, giá vàng quốc tế tương đương với khoảng 74,5 triệu đồng/lượng, chưa bao gồm thuế, phí.

Thị trường dường như ngày càng kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ bắt đầu chu kỳ nới lỏng từ tháng 9, từ đó tạo nên đà tăng cho vàng. Các nhà phân tích lưu ý rằng kim loại quý màu vàng đã trải qua thử thách quan trọng khgiữ mức hỗ trợ 2.400 USD/ounce vào thứ Sáu tuần trước. Thứ Hai tuần này, giá vàng kỳ hạn tháng 8 tăng lên 2.439 USD/ounce, tăng 0,75% trong ngày và cách mức cao nhất mọi thời đại chưa đến 1%.

Khảo sát vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành gần như nhất trí về triển vọng tăng giá của vàng trong tuần này, trong khi tâm lý các nhà giao dịch bán lẻ cũng rất lạc quan.

Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Fo.rex, cho biết xu hướng tăng giá của kim loại màu vàng vẫn tiếp tục. Ông nói: “Vàng đã tăng tuần thứ ba liên tiếp, được hỗ trợ bởi đồng đô la yếu hơn. Kim loại quý màu vàng đã tăng lên gần 2.425 USD/ounce sau khi Mỹ công bố chỉ số CPI giảm nhẹ và làm tăng kỳ vọng rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ - Fed có thể cắt giảm lãi suất hơn hai lần trong năm nay. Cũng lưu ý rằng mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc - PBOC có thể không mua vàng vào tháng trước, nhưng các ngân hàng trung ương khác ở châu Á và châu Âu vẫn mua, và trong một cuộc khảo sát của UBS (40 ngân hàng trung ương) cho thấy mối lo ngại lớn nhất là căng thẳng địa chính trị”.

Phân phối xong 9,5 triệu cổ phiếu “ế”, VNDirect trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường

Phân phối xong 9,5 triệu cổ phiếu “ế”, VNDirect trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường

Mức giá phát hành lượng cổ phiếu VND không chào bán hết cho 5 cá nhân đang thấp hơn giá thị trường tới hơn 37%.

Mới đây, Chứng khoán VNDirect (mã: VND) đã có văn bản gửi HoSE công bố kết quả đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng.

Theo đó, VNDirect đăng ký chào bán ra công chúng và phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tổng lượng cổ phiếu hơn 304,46 triệu đơn vị, trong đó số lượng cổ phiếu chào bán ra công chúng là gần 244 triệu đơn vị (tỷ lệ 20%) và lượng cổ phiếu phát hành để trả cổ tức là gần 61 triệu đơn vị (tỷ lệ 5%).

Kết thúc đợt chào bán, tổng lượng cổ phiếu mà VND đã thực hiện phân phối là gần 304,46 triệu cổ phiếu. Cụ thể, cổ phiếu phát hành cho cổ đông để trả cổ tức là gần 60,9 triệu cổ phiếu, số cổ phiếu lẻ khoảng 2.800 cổ phiếu sẽ bị hủy bỏ.

Bên cạnh đó, số lượng cổ phiếu chào bán ra công chúng thành công là 243,57 triệu đơn vị, trong đó VND phân phối được hơn 234 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chào bán thành công là 96%. Còn lại hơn 9,5 triệu cổ phiếu không chào bán hết, VNDirect tiếp tục phân phối cho nhà đầu tư khác với giá phát hành 10.000 đồng/cp.

Theo văn bản công bố, lượng cổ phiếu “ế” kể trên đã được phân phối cho 5 nhà đầu tư, hoàn tất trong ngày 12/7, bao gồm: bà Nguyễn Thị Hiền mua 2,5 triệu cổ phiếu; bà Đặng Hoàng My và bà Nguyễn Lan Hương mỗi người mua 2 triệu cổ phiếu; bà Dương Thị Phương Liên mua 1,5 triệu cổ phiếu; và bà Nguyễn Thị Thanh Tú mua 1,5 triệu cổ phiếu. Cả 5 nhà đầu tư này đều không có người liên quan tại VNDirect.

Phân phối xong 9,5 triệu cổ phiếu “ế”, VNDirect trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường- Ảnh 1.

Sau đợt chào bán, tổng số tiền thu về đạt gần 2.436 tỷ đồng, vốn điều lệ của VNDirect được nâng lên gần 15.223 tỷ đồng. Nhờ vậy, VNDirect trở thành công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường, vượt qua Chứng khoán SSI với số vốn điều lệ 15.011 tỷ đồng.

Đồng thời, Chứng khoán VNDirect chỉ có một cổ đông lớn là CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (mã IPA) sở hữu 25,84% vốn điều lệ, còn lại 74,16% vốn điều lệ thuộc về các cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.

Trên thị trường chứng khoán, tính theo giá đóng cửa ngày 16/7 là 15.950 đồng/cp, mức giá chào bán cổ phiếu VND cho 5 cá nhân kể trên đang thấp hơn giá thị trường tới hơn 37%.

1 Likes

GAS: Báo lãi bán niên trên 6 nghìn tỷ, doanh thu LPG cán mốc 1 tỷ USD

Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa công bố tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt trên 6 nghìn tỷ đồng, bằng 129% kế hoạch quản trị.

image

Theo PV GAS, trong nửa đầu năm 2024, PV GAS triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, giá dầu Brent và các sản phẩm khí LPG, LNG biến động với biên độ lớn, khó dự báo.
Nguồn cung khí nội địa trong 6 tháng đầu năm suy giảm mạnh, chỉ bằng 83% so với cùng kỳ năm 2023, đặc biệt sản lượng khí khu vực Đông Nam bộ giảm sâu, chỉ bằng 77% so với cùng kỳ, với tốc độ suy giảm 23%, gấp đôi so với dự báo từ đầu năm chỉ khoảng từ 10 – 15%.
Tổng sản lượng khí cấp về bờ trong 6 tháng đầu năm 2024 sụt giảm 700 triệu m3 so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng sụt giảm doanh thu 5 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận giảm khoảng gần 1.000 tỷ đồng.
Sự thay đổi nhanh của thị trường năng lượng, cùng với cơ chế chính sách cho lĩnh vực công nghiệp khí, đặc biệt là LNG còn đang trong quá trình hoàn thiện.
Trước tình hình đó, PV GAS đã chính thức đưa công trình Kho LNG Thị Vải vào kinh doanh, đã nhập khẩu 330 triệu m3 khí LNG để phục vụ nhu cầu trong nước; cung cấp 240 triệu m3 khí LNG tái hóa cho các nhà máy điện để sản xuất trên 1,2 tỷ kWh điện.
Sản lượng kinh doanh LPG của PV GAS đã đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, đạt 1,5 triệu tấn trong 6 tháng, tăng trưởng 38% so với cùng kỳ. Doanh thu từ kinh doanh LPG cán mốc 1 tỷ USD, tăng 9 nghìn tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu và kinh doanh quốc tế đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng. Hiện tại, doanh thu kinh doanh LPG đang chiếm tỷ trọng 40% doanh thu toàn Tổng công ty và chiếm 50% doanh thu của Công ty mẹ.
PV GAS cũng đạt doanh thu 64,5 nghìn tỷ đồng, bằng 111% kế hoạch quản trị, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 6 nghìn tỷ đồng, bằng 129% kế hoạch quản trị.

2 Likes

HVN: Vì sao cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines bị bán tháo phiên 16/7?

Cổ phiếu HVN của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đã có giai đoạn tăng nóng trong vòng ba tháng trở lại đây.

Kết phiên giao dịch 16/7, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,36 điểm (+0,11%) lên mốc 1.281,18 điểm. Nhóm kéo chỉ số tập hợp các cổ phiếu ngân hàng và một số cổ phiếu công nghệ, bất động sản khu công nghiệp.

Ngược lại, phiên giảm hôm qua khiến cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines dẫn đầu nhóm rung lắc VN-Index.

HVN có thời điểm tăng giá lên 33.800 đồng/cp nhưng sau đó đột ngột giảm kịch biên độ sàn HOSE còn 31.250 đồng/cp. Khớp lệnh toàn phiên đạt 10,6 triệu cổ phiếu, trắng bên mua; trong đó lượng cổ phiếu khớp lệnh giá sàn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3,3 triệu đơn vị. Thanh khoản đột biến của cổ phiếu HVN cao gấp 3 - 5 lần thông thường.

Kể từ đầu tháng 7, cổ phiếu HVN liên tục có động thái điều chỉnh. Sau phiên 16/7, thị giá HVN trở về mốc 31.250 đồng/cp, thấp nhất kể từ giữa tháng 6.

Hiện tại cổ phiếu HVN bị vào diện hạn chế giao dịch từ 12/7 do chậm nộp báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022, tức là chỉ được giao dịch buổi chiều các phiên.

Trong vòng 3 tháng trở lại đây, cổ phiếu HVN đã tăng một mạch từ vùng 13.000 đồng/cp và có lúc vượt 36.000 đồng/cp với khối lượng tích luỹ lớn. Vì vậy, áp lực bán ra cũng không có gì là bất ngờ.

Diễn biến giá cổ phiếu HVN.

Cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam giảm sàn bất chấp thời gian gân đây vẫn có những thông tin tích cực được ra.

Trong 6 tháng đầu năm Vietnam Airlines đã vận chuyển gần 11,3 triệu khách, tăng xấp xỉ 11% so với cùng kỳ năm trước. Vận chuyển hàng hóa đạt gần 141.000 tấn, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 27% so với kế hoạch 2024.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Đặng Ngọc Hòa thông tin, doanh thu và lợi nhuận hợp nhất Vietnam Airlines đạt mức cao nhờ sự kiên quyết đàm phán với các chủ nợ quốc tế và yếu tố thị trường thuận lợi. Hãng bay này cho biết, trong bối cảnh số tàu bay thiếu hụt khoảng 14% so với năm 2019, hãng đã triển khai nhiều chương trình, trong đó có cả bay đêm để giảm giá vé cho hành khách.

Vào đầu tháng 7 vừa qua, một tờ báo nước ngoài cho biết “lợi nhuận bất ngờ đã đưa Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không có cổ phiếu tăng trưởng mạnh nhất thế giới, bất chấp nguy cơ phá sản, công ty đã phục hồi sau đại dịch, lấy lại đà tăng trưởng”.

Dẫu vậy, hãng bay quốc gia cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Một trong số đó là biến động tỷ giá ảnh hưởng bất lợi đến dòng tiền của tổng công y.

Đặc biệt việc tạm dừng khai thác 12 tàu bay Airbus A321 để đưa vào kiểm tra động cơ cùng với việc Pacific Airlines trả các tàu bay thuê để xóa nợ và thực hiện tái cấu trúc đội bay, mạng đường bay đã tạo nên sự thiếu hụt nguồn cung, ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và kết quả sản xuất kinh doanh của tổng công ty.

Hiện tại, bức tranh tài chính của Vietnam Airlines đang có nhiều vấn đề. Tại thời điểm 31/3, hãng bay còn lỗ lũy kế 36.742 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 12.556 tỷ đồng. Điều này khiến cổ phiếu HVN nằm vào diện kiểm soát, hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch trong phiên chiều) của HOSE và đang đứng trước nguy cơ bị huỷ niêm yết bắt buộc.

Tại cuộc họp ĐHCĐ diễn ra cuối tháng 6/2024, đại diện Vietnam Airlines cũng cho biết tình hình dòng tiền năm 2024 dự kiến rất khó khăn do nhiều khoản nợ tái cơ cấu đến hạn thanh toán trong năm, đặc biệt là từ tháng 7/2024 khi các khoản vay tái cấp vốn bắt đầu đến hạn hoàn trả.

Công ty kỳ vọng đến năm 2025 có thể xóa bỏ được tình trạng âm vốn chủ sở hữu, dần xóa lỗ lũy kế và đưa bức tranh tài chính lành mạnh như trước dịch COVID-19.

Không chỉ vậy, Vietnam Airlines hay các doanh nghiệp vận tải hàng không khác vẫn còn có thể đối diện với tình trạng thiếu hụt máy bay đến hết năm 2025. Theo Tổng giám đốc Vietnam Airlines, việc thiếu hụt diễn ra khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy và một nhà sản xuất máy bay lớn là Boeing bị kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, các máy bay đang sử dụng động cơ của Prad Whitney bị triệu hồi để kiểm tra.

Dragon Capital liên tục bán bớt cổ phiếu bất động sản

Cùng ngày 11/7, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã đồng thời hạ sở hữu KDH và NLG.

Nhóm quỹ Dragon Capital thông báo đã bán ra 1,95 triệu cổ phiếu KDH của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền trong phiên giao dịch ngày 11/7.

Trong đó, quỹ thành viên Norges Bank và Amersham Industries Limited cùng bán 500 nghìn đơn vị, Saigon Investments Limited bán gần 469 nghìn đơn vị; Vietnam Enterprise Investments Limited bán 250 nghìn đơn vị và Hanoi Investments Holdings Limited bán 231 nghìn đơn vị. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của cả nhóm tại KDH giảm từ 8% xuống còn 7,76%.

Dragon Capital liên tục bán bớt cổ phiếu bất động sản- Ảnh 1.

Dragon Capital hạ sở hữu KDH

Song song, nhóm quỹ Dragon Capital báo cáo đã bán ra 850 nghìn cổ phiếu NLG của CTCP Đầu tư Nam Long, giao dịch được thực hiện trong ngày 11/7. Cụ thể, Norges Bank bán 350 nghìn đơn vị, Hanoi Investments Holdings Limited và Wareham Group Limited bán lần lượt 285 nghìn và 200 nghìn đơn vị, và Saigon Investments Limited bán 15 nghìn đơn vị. Tỷ lệ sở hữu của cả nhóm tại NLG giảm về 6,9%.

Dragon Capital liên tục bán bớt cổ phiếu bất động sản- Ảnh 2.

Dragon Capital hạ sở hữu NLG

Tại ngày diễn ra giao dịch 11/7, cổ phiếu KDH không ghi nhận giao dịch thỏa thuận đáng kể nào. Tạm tính theo thị giá đóng cửa 38.550 đồng/cp, nhóm quỹ ngoại có thể đã thu về hơn 75 tỷ đồng sau khi hoàn tất giao dịch kể trên.

Với NLG, ngày 11/7 có 500 nghìn cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với giá trị 21,5 tỷ đồng, tương ứng giá thỏa thuận trung bình 43.000 đồng/cp, bằng giá đóng cửa cùng ngày. Tạm tính theo giá này, nhóm quỹ kể trên có thể thu về khoảng 37 tỷ đồng sau khi hoàn tất giảm sở hữu.

Không chỉ có 2 cổ phiếu bất động sản kể trên, nhóm quỹ Dragon Capital mới đây đã bán bớt 1 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 8/7, qua đó giảm sở hữu về 10,88%.

Thị trường chứng khoán có thể tiếp tục giằng co và nhiều biến động

Nhận định về thị trường chứng khoán trong một báo cáo mới đây, Dragon Capital cho biết dù áp lực bán ròng của khối ngoại lên tới 650 triệu USD song thị trường vẫn duy trì ổn định. Thực tế, áp lực bán ròng mạnh của khối ngoại không chỉ diễn ra tại Việt Nam mà còn ở hầu hết các thị trường châu Á. Việc giải thể quỹ iShares Frontier ETF với tổng tài sản khoảng 120 triệu USD tại Việt Nam cũng góp phần tăng thêm áp lực này.

Về mặt triển vọng, Dragon Capital nhìn nhận càng gần tới thời điểm Fed chính thức cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhờ vào các yếu tố vĩ mô ổn định và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, mùa báo cáo kết quả kinh doanh Quý 2 được kỳ vọng tích cực với ước tính tăng trưởng lợi nhuận từ 14-17% so với cùng kỳ, được dẫn dắt bởi một số nhóm ngành chủ chốt như Bán lẻ, Chứng khoán, Thép và Công nghệ thông tin.

Ngoài ra, dự thảo thông tư sửa đổi quy định ký quỹ trước giao dịch dự kiến sẽ được Bộ Tài chính công bố vào tháng 7. Ngoài việc đem lại những tín hiệu tích cực cho thị trường, dự thảo lần này còn tái khẳng định quyết tâm của chính phủ trong nỗ lực nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán vào năm 2025.

Tuy vậy, trên cơ sở định giá một số ngành đang tương đối cao và đã phản ánh trước kỳ vọng tăng trưởng, chúng tôi giữ quan điểm thận trọng về thị trường nói chung và ưu tiên việc lựa chọn cổ phiếu có mức định giá an toàn. Đặc biệt, trong bối cảnh dòng tiền của nhà đầu tư trong nước đang hấp thu và cân bằng lực bán của nhà đầu tư nước ngoài, thị trường có thể tiếp tục giằng co và nhiều biến động”, chuyên gia Dragon Capital đánh giá.

Hơn 4.200 người ký đơn xin giảm nhẹ cho ông Trịnh Văn Quyết

Các luật sư bào chữa cho ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC) cùng có đơn gửi cơ quan xét xử, cơ quan công tố Hà Nội và thẩm phán Vũ Quang Huy về các quan điểm bào chữa sau khi ông Quyết có yêu cầu “không đưa nội dung bào chữa mang tính chất phản biện, phủ nhận trực tiếp đối với các hành vi của ông Quyết”.

Liên quan tới vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan, ngày 17-7, trao đổi với phóng viên, các luật sư bào chữa cho ông Trịnh Văn Quyết cho hay, họ vừa có đơn để thể hiện quan điểm bào chữa của mình gửi tới các cơ quan tố tụng ở Hà Nội.

Các luật sư khẳng định, những quan điểm trong đơn không nhằm phủ nhận trực tiếp các nội dung trong kết luận điều tra, cáo trạng, mà chỉ nêu lên những nội dung khách quan, căn cứ hiện hữu và các quan điểm pháp lý.

trinh-van-quyet.jpeg

Ông Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm 23 tỷ đồng khắc phục hậu quả

Trong đơn, các luật sư nêu lên 5 nội dung đề nghị các cơ quan tố tụng xem xét. Cụ thể, các luật sư đề nghị xem xét thêm một số vấn đề liên quan đến hành vi nhận thức của ông Trịnh Văn Quyết đối với hoạt động của Công ty Faros để làm rõ hơn về những điều kiện/hoàn cảnh khách quan, cũng như nhận thức của các bị cáo trong quá trình thực hiện hành vi.

Các luật sư cũng cho biết, tại đơn đề nghị trình bày quan điểm bào chữa đã gửi tới cơ quan tố tụng vào ngày 12-7 vừa qua, các luật sư đã gửi kèm 376 văn bản của nhiều tổ chức, cá nhân (được ký bởi hơn 4.200 người là các khách hàng, đối tác, người dân cư trú trên địa bàn các dự án do ông Quyết chỉ đạo triển khai, các cán bộ nhân viên, cựu cán bộ nhân viên…) đề nghị giảm án, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông Trịnh Văn Quyết và các bị cáo khác trong vụ án.

Tới chiều 17-7, luật sư Vũ Đặng Hải Yến (Công ty luật TNHH SmiC) bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết cho biết, người nhà thân chủ bà vừa tiếp tục nộp thêm 23 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC. Đến nay, thân chủ của bà đã nộp hơn 210 tỷ đồng để khắc phục vụ án, đồng thời vận động người thân “tiếp tục nộp tối đa tiền khắc phục hậu quả vụ án trước và khi tòa đang xét xử”.

Trước đó, ngày 4-7, luật sư Vũ Đặng Hải Yến đã thông tin, quá trình làm việc với ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC mong muốn các luật sư khi bào chữa không đưa nội dung mang tính chất phản biện, phủ nhận trực tiếp đối với các hành vi của mình đã được xác định tại kết luận điều tra, kết luận điều tra bổ sung và cáo trạng đã ban hành, mà chỉ tập trung trình bày, đề xuất áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Theo luật sư Yến, ông Trịnh Văn Quyết tha thiết xin, đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm nhẹ, áp dụng chính sách khoan hồng đặc biệt cho các bị cáo là người thân, người quen, đồng nghiệp/cấp dưới bị liên đới trong vụ án. Bởi, theo ông Quyết, các bị cáo này là những người buộc phải thực hiện theo chỉ đạo của mình, không được bàn bạc, trao đổi về kế hoạch, mục đích; là những cá nhân có quan hệ phụ thuộc (người thân, quan hệ gia đình, cấp dưới); không được nhận một cách đầy đủ các thông tin liên quan đến công việc được giao; không được hưởng lợi hay được phân chia bất cứ lợi ích nào. Do đó, ông Trịnh Văn Quyết xin được giảm nhẹ cho các bị cáo bị liên đới trước khi xin giảm nhẹ cho bản thân.

Trong vụ án, ông Trịnh Văn Quyết cùng 7 người khác bị xét xử về các tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị cáo còn lại hầu tòa về các nhóm tội danh: lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán; thao túng thị trường chứng khoán; lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, giai đoạn 2017-2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái là Trịnh Thị Minh Huế cùng nhiều nhân viên Tập đoàn FLC mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty; sau đó mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng nhằm thao túng thị trường chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Hành vi thao túng các mã cổ phiếu tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm Tập đoàn FLC. Qua đó, ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.