Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Cổ phiếu của Quốc Cường Gia Lai giảm sàn khi công an bất ngờ xuất hiện tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, vốn hoá bay hơn 1.200 tỷ từ khi CEO vắng mặt tại ĐHCĐ

Từ thời điểm 30/6 đến nay cổ phiếu QCG đã giảm 33%, tương ứng vốn hóa đã giảm 1.235 tỷ đồng còn 2.495 tỷ đồng .

Sáng nay, hàng loạt tờ báo đăng tải thông tin hàng chục cảnh sát cơ động, điều tra viên của Bộ Công an và đại diện VKS đến nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, sáng 19/7.

Hơn 9h, trước cửa căn biệt thự màu trắng của gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3, xuất hiện nhiều xe công vụ của Bộ Công an. Ngay sau đó, hàng chục cảnh sát cơ động, điều tra viên, kiểm sát viên… vào bên trong. Ở cổng sau biệt thự cũng có nhiều ôtô biển xanh xuất hiện. Hiện chưa rõ tại sao công an lại có mặt ở nhà vị nữ doanh nhân này.

Ngay sau động thái trên, kể từ đầu phiên giao dịch 19/7 cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã giảm sàn về mức giá 9.070 đồng/cp, khối lượng dư bán ở mức giá sàn là gần 2 triệu đơn vị. Đây đã là phiên giảm điểm thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu này bất chấp thị trường lên hay xuống.

Nhìn xa hơn, cổ phiếu QCG đã bắt đầu lao dốc từ sau khi Quốc Cường Gia Lai tổ chức bất thành cuộc họp ĐHĐCĐ năm nay diễn ra vào ngày 30/6. Cụ thể, từ thời điểm 30/6 đến nay cổ phiếu QCG đã giảm 33%, tương ứng vốn hóa đã giảm 1.235 tỷ đồng còn 2.495 tỷ đồng . Còn từ đỉnh hai năm mà cổ phiếu này đạt được hồi tháng 4/2024 thì mức giảm được ghi nhận là gần 50%.

Trước đó, trong 4 tháng đầu năm, cổ phiếu QCG đã ghi nhận đà tăng 70%, từ mức 10.500 đồng/cp lên mức 17.900 đồng/cp vào hồi cuối tháng 4/2024.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự việc Quốc Cường Gia Lai không thể tổ chức ĐHCĐ do Tổng Giám đốc là bà Nguyễn Thị Như Loan gặp vấn đề về sức khỏe. Được biết, bà Như Loan đang sở hữu 37,05% vốn QCG. Cùng với đó, con gái bà Loan là bà Huyền My – đồng thời là cổ đông lớn nắm 14,3% vốn – cũng vắng mặt.

“Vì sức khỏe của Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan không tốt do phải mổ vào ngày 28/06 vừa rồi, đồng thời cổ đông lớn là bà Nguyễn Ngọc Huyền My cũng không thể tham dự. Sự việc bất khả kháng này khiến đại hội không thể tiếp tục, xin được dời vào một ngày khác theo quy định”, đại diện ban kiểm tra tư cách cổ đông thông tin.

Trong một sự việc liên quan gần đây, Bộ Công An đang tiến hành quá trình mở rộng sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP HCM. Đến nay đã có ít nhất 16 người liên quan bị khởi tố.

Trước đó, bà Loan bị cho là liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án 39-39B Bến Vân Đồn. Khu đất này có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước, do Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Bà Rịa, Cao su Đồng Nai quản lý.

Tuy nhiên, hôm 30/5 Quốc Cường Gia Lai từng khẳng định “đã nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn từ chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn với giá hơn 464 tỷ đồng đúng quy định”.

Thằng A7 lúc trước hô QCG mà , nó hô cổ nào là cổ đó cắm đầu , A7 kẻ ác nhất thị trường CK VN

2 Likes

Nó chắc biết doanh nghiệp nát rồi nên hô để xả :poop: vào đầu anh em thôi. Thằng A7 GIẺ RÁCH từ đợt cuối năm 2021 rồi. Những anh em mới vào tin thằng 1970 đấy chỉ có NƯỚC CHẾT thôi! Kinh nghiệm là nó hô cổ nào thì tránh cổ đó, mà có thì phải THOÁT, thằng tuấn 1970 khốn nạn!

1 Likes

Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai

Hai chiếc xe chở nhiều thùng tài liệu rời khỏi nhà CEO Công ty Quốc Cường Gia Lai ở số 26 Trần Quốc Thảo lúc hơn 15 giờ.

Sau 6 giờ làm việc tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, CEO Công ty Quốc Cường Gia Lai, lúc 15 giờ ngày 19-7, lực lượng chức năng đã chuyển nhiều thùng tài liệu lên 2 ô tô.

Hai chiếc xe chở nhiều thùng tài liệu rời khỏi nhà bà Loan ở số 26 Trần Quốc Thảo lúc 15 giờ 5.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 1.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 2.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 3.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 4.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 5.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 6.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 7.

CLIP: Bộ Công an thu nhiều thùng tài liệu tại nhà CEO Quốc Cường Gia Lai- Ảnh 8.

Bộ Công an thu rất nhiều tài liệu từ nhà CEO Nguyễn Thị Như Loan

Đây là một trong các động thái của Bộ Công an trong quá trình mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan.

Trước đó, sáng 30-6, Quốc Cường Gia Lai tổ chức Đại hội cổ đông thường niên. Tuy nhiên, do chỉ có đại diện hơn 18% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết có mặt nên đại hội không được tiến hành.

Trong đó, Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan gặp vấn đề về sức khỏe. Hiện bà Như Loan đang sở hữu hơn 37% vốn Quốc Cường Gia Lai.

Ngoài sự vắng mặt của bà Loan, cổ đông lớn nắm 14,3% vốn của Quốc Cường Gia Lai là bà Huyền My cũng không xuất hiện tại ĐHCĐ. Bà My là con gái của bà Loan.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật.

1 Likes

Vỡ mộng đầu tư tiền ảo Pi

Các nhà đầu tư tỏ ra chán nản vì mất quá nhiều thời gian, công sức nhưng không thu được gì từ loại tiền ảo này

Không còn những lời hô hào, mời gọi tham gia mạng lưới Pi (Pi Network) hay đổ xô dự những sự kiện liên quan đến tiền ảo Pi quy tụ hàng ngàn người như vài năm trước, gần đây thành viên ở các hội nhóm đầu tư tiền ảo Pi liên tục kêu gọi nhà đầu tư loại tiền này xóa các ứng dụng liên quan đến Pi.

Mất sạch tiền

Nguyên nhân là do những người tham gia mạng lưới này tố đội ngũ điều hành Pi Network liên tục hứa hẹn về thời gian mở mainnet (điều kiện giúp Pi giao dịch chính thức như các loại tiền số Bit.coin, Ethereum…). Chưa kể, nhà đầu tư Pi còn liên tục bị các đối tượng lừa đảo hoặc “hack” tài khoản để chiếm đoạt những đồng Pi mà họ đã dùng tiền thật để mua về.

Ông Nguyễn Phong (ngụ tại TP HCM) cho biết ông bắt đầu chơi tiền ảo Pi cuối năm 2021. Sau một năm, ông đã “đào” được hơn 1.500 Pi nhờ kích “biểu tượng tia sét” mỗi ngày. Đến tháng 6-2023, tài khoản của ông được chấp thuận KYC (xác thực danh tính) và đón thêm tin vui khác từ các chuyên gia trong nhóm ■■■■ “Chia sẻ kinh nghiệm đầu tư Pi” rằng Pi Network sắp chạy mainnet, giá đồng Pi sẽ sớm vượt mức trên 10 triệu đồng và 3-4 năm tới giá sẽ ngang bằng với Bit.coin.

Sau đó, một người trong nhóm ■■■■ có tên N.M giới thiệu về tài khoản Facebook tên T.H đang cần bán gấp số lượng lớn Pi để trả nợ, giá chỉ 150.000 đồng/Pi, rẻ hơn thị trường 50.000 đồng/Pi, kêu gọi mọi người chốt sớm để chớp cơ hội. Thấy vậy, ông rút sạch 350 triệu đồng từ tiền dự định sửa nhà để mua Pi.

“Khoảng 3 ngày sau khi mua, một tài khoản tên P.A liên hệ tôi mua lại 1.800 Pi, giá 170.000 đồng/Pi. Họ chuyển cọc 500.000 đồng và yêu cầu tôi gọi video, chia sẻ màn hình để xác thực ví. Bất ngờ, tất cả số Pi trong ví của tôi mất sạch, tài khoản P.A cũng không còn tồn tại” - ông Phong buồn rầu kể.

Đến nay tiền ảo Pi vẫn chưa được giao dịch chính thức khiến nhiều người vỡ mộng

Đến nay tiền ảo Pi vẫn chưa được giao dịch chính thức khiến nhiều người vỡ mộng

Ông Nguyễn Văn Thành (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) từng đầu tư Pi, khẳng định 99% các tài khoản đăng bài mua Pi giá cao trên mạng đều lừa đảo.

“Hơn 6 tháng trước, nghe dự báo trên các hội nhóm rằng Pi sẽ tăng hơn 100 lần sau khi được niêm yết trên sàn giao dịch tiền số Binance, tôi vét hết 120 triệu đồng mua Pi, với giá 105.000 đồng/Pi. Tuy nhiên, sau đó, đồng Pi liên tục rớt giá, tôi bán rẻ 100.000 đồng/Pi nhưng không ai mua. Đến khi tôi hạ giá xuống còn 10.000 đồng/Pi mới có người nhắn tin hỏi mua nhưng cuối cùng lại gặp lừa đảo. Quá đau buồn và thất vọng nhưng không biết kêu ai, tôi đành ngậm ngùi xóa app và hứa không tham gia đầu tư kiểu này” - ông Thành nói.

Theo nhiều người chơi Pi, Pi Network là dự án không rõ ràng và đang lợi dụng kêu gọi tham gia tải app để nhận thưởng Pi như hình thức đa cấp, sau đó tận dụng lượt truy cập lấy tiền quảng cáo. Bên cạnh đó, phần lớn những tài khoản trong hội nhóm Pi đều có quan hệ với nhau nhằm tung hỏa mù lừa người mới tham gia, khiến họ ảo tưởng loại tiền này đang giao dịch rất sôi động, tỉ suất lợi nhuận cao và sắp tới trở thành phương tiện thanh toán mua ô tô, mua bất động sản… để mua Pi của họ.

Tiềm ẩn rủi ro

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực tiền số, Pi Network là dự án ra đời năm 2019 nhưng đến nay không nằm trên mạng lưới Blockchain (chuỗi khối), do đó các đồng Pi được sản sinh trên ứng dụng chỉ là con số tượng trưng, không có giá trị mua bán. Bất kỳ ai muốn sở hữu Pi chỉ cần cài ứng dụng Pi Network trên điện thoại, đăng nhập thông tin và kích “tia sét” để đào Pi, tương tự trò chơi thông thường.

"Nhiều người có lòng tham và ảo tưởng Pi sẽ trở thành tiền số Bit.coin thứ 2 nên bị lừa. Tới thời điểm hiện tại, Pi chưa thể mở mainnet, thậm chí nếu được mở mainnet, giá của loại tiền ảo này cũng khó tăng đột biến vì số Pi là vô hạn, không khan hiếm như các loại tiền số khác.

Những ai đang mơ mộng và có ý định đầu tư về loại tiền ảo này nên dừng lại để tránh bị thiệt hại tài sản, sức khỏe và đặc biệt là tinh thần. Ngoài ra, cơ quan công an cần loại bỏ hội nhóm đầu tư tiền ảo Pi nhằm ngăn chặn hiện tượng lôi kéo, dụ dỗ với mục đích lừa đảo" - chuyên gia này nói.

Luật sư Bùi Thị Ánh Tuyết, Đoàn Luật sư TP HCM, cho biết khi đăng nhập vào app đào Pi, người dùng chắc chắn phải xác minh danh tính như họ tên, địa chỉ, số CCCD… Những thông tin cá nhân có thể được các đối tượng thu thập đem rao bán hoặc dùng cho những mục đích mờ ám. Không chỉ vậy, việc dùng Pi để trao đổi hàng hóa, dịch vụ còn tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như hứa hẹn đặt cọc, gắn link có chứa mã độc…

Theo Công văn số 5747 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiền ảo, tiền điện tử, tiền mã hóa… không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp nên khi có rủi ro hoặc xảy ra tranh chấp, nạn nhân rất khó để được pháp luật bảo vệ.

“Khi bị dính bẫy lừa đảo, người dùng sẽ bị ảnh hưởng tâm lý rất lớn, dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Do vậy, người dân và nhà đầu tư cần có cái nhìn toàn diện về loại tiền ảo này để tránh những hệ quả không đáng có” - luật sư Tuyết khuyến nghị.

PGS-TS Lê Thị Thúy Hằng, Phó Khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Tài chính - Marketing, khuyến cáo trước khi tham gia đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực hay tài sản nào, các nhà đầu tư cần phải nhận thức được rủi ro của kênh đầu tư hay tài sản đó.

Ngoài ra, việc đầu tư phải đúng pháp luật, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ. “Hiện nay tại Việt Nam, đầu tư tiền ảo nói chung chưa được pháp luật bảo hộ, do đó nhà đầu tư phải đối mặt với các rủi ro pháp lý rất cao” - chuyên gia này cảnh báo.

Ngoài ra, nhà đầu tư còn có nguy cơ bị lộ thông tin và bị các đối tượng xấu lợi dụng để trục lợi. Vì vậy, lời khuyên cho các nhà đầu tư là không nên nghe theo các lời mời gọi, dụ dỗ trên các diễn đàn, hội nhóm hoạt động trái pháp luật dẫn đến kết quả đầu tư không kỳ vọng, thua lỗ.

Ngày 28-6 vừa qua, Pi Network công bố kế hoạch phát triển nhằm giúp người dùng có thể giao dịch Pi với các đồng tiền điện tử khác. Tuy nhiên, các điều kiện đưa ra lại rất khó và mất nhiều thời gian, như: 15 triệu người dùng Pi xác thực danh tính (hiện đã có 12 triệu người trên toàn cầu); 10 triệu người chuyển sang mainnet; 100 ứng dụng Pi đang hoạt động trên mainnet hoặc sẵn sàng cho mainnet; không có yếu tố bên ngoài gây bất lợi…

Trước những thông tin này, cộng đồng Pi trên toàn cầu đã phản ứng mạnh và cho rằng đội ngũ Pi Network đang cố tình trì hoãn hoặc tìm cách kéo dài thời gian đưa đồng tiền Pi ra “ánh sáng”. Thậm chí, có người còn nghi ngờ đội ngũ Pi đang không muốn thực hiện thêm gì cả bởi các điều kiện đưa ra gần như bất khả thi.

Margin toàn thị trường tiếp tục phá kỷ lục, 1 CTCK có dư nợ cho vay phá kỷ lục gần 1 tỷ USD trong Quý 2

image

Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2/2024 tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500.

Thị trường chứng khoán biến động mạnh trong quý 2, VN-Index nhiều lần công phá bất thành mốc 1.300 điểm nhưng nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư vẫn rất lớn. Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý 2/2024 tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500.

So với cuối quý 1, dư nợ cho vay tại các CTCK tại ngày 30/6 ước tính tăng khoảng 18.000 tỷ qua đó ghi nhận quý thứ 6 liên tiếp tăng so với quý trước. Trong đó, dư nợ margin ước tính vào khoảng 218.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối năm 2023 và cũng là con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

photo-1721503654521

Nhìn chung, hầu hết CTCK top đầu về cho vay đều ghi nhận dư nợ tăng sau quý 2 vừa qua. Nhiều CTCK có dư nợ tăng trên nghìn tỷ so với cuối quý 1, có thể kể đến TCBS, SSI, HSC, VNDirect hay ACBS,… Mặt khác, các CTCK có hoạt động cho vay bị thu hẹp trong quý 2 vừa qua đều ghi nhận dư nợ giảm không lớn.

CTCK có dư nợ cho vay tăng mạnh nhất trong quý 2 là TCBS với mức tăng hơn 5.100 tỷ đồng. Thời điểm 31/3, dư nợ cho vay của TCBS lên đến gần 25.000 tỷ đồng (1 tỷ USD), tiếp tục giữ vị trí số 1 trong nhóm các CTCK. Đây cũng là mức dư nợ cho vay cao nhất mà một CTCK từng đạt được trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Không chỉ có TCBS, nhiều CTCK cũng phá kỷ lục dư nợ cho vay của chính mình trong quý 2, có thể kể đến như HSC, MBS, ACBS, FPTS, KBSV,… Sự vươn lên mạnh mẽ của HSC đã đẩy Mirae Asset ra khỏi top 3 dư nợ cho vay sau nhiều năm. Việc đứng ngoài cuộc đua tăng vốn là một phần nguyên nhân khiến CTCK ngoại này thất thế. Lần gần nhất Mirae Asset tăng vốn đã cách đây hơn 3 năm, vào tháng 11/2021.

photo-1721503665567

Tính đến cuối quý 2, toàn thị trường có 6 CTCK ghi nhận dư nợ cho vay trên 10.000 tỷ. Trong số này chỉ có duy nhất VPS ghi nhận dư nợ thấp hơn so với thời điểm cuối quý 1. Ngoài TCBS, SSI là cái tên duy nhất có dư nợ cho vay trên 20.000 tỷ tại ngày 30/6 nhưng đây chưa phải con số cao nhất mà CTCK này từng đạt được.

Nhìn chung, dư nợ cho vay tại các CTCK tiếp tục tăng góp phần cân lại áp lực bán ròng rất lớn từ khối ngoại. Chỉ riêng trong quý 2, khối ngoại đã bán ròng hơn 38.000 tỷ đồng trên HoSE với lực bán rất mạnh vào tháng 5-6. Xu hướng này vẫn đang tiếp diễn trong tháng 7 qua đó nâng tổng giá trị bán ròng từ đầu năm lên gần 60.000 tỷ đồng.

photo-1721503685381

Có thể dễ dàng nhận ra, chỉ trông chờ vào margin là không đủ trước áp lực rất lớn từ khối ngoại. Thị trường cần dòng tiền mới gia nhập để vượt qua lực cản này. Thực tế cho thấy tiền mới gia nhập cũng không thật sự dồi dào. Điều này khiến cho thị trường gặp nhiều khó khăn trước ngưỡng 1.300 điểm và không dễ để vượt qua trong ngắn hạn.

Theo báo cáo mới đây của KBSV, lãi suất có xu hướng tăng trở lại trước áp lực tỷ giá cũng tác động đến dòng triền trên thị trường. CTCK này dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục xu hướng tăng 0,7-1% trong nửa cuối năm 2024. Áp lực tỷ giá được dự báo sẽ còn căng thẳng trong quý 3, trước khi hạ nhiệt vào quý 4 nhờ việc Fed hạ lãi suất cũng như nguồn ngoại tệ gia tăng từ kiều hối, xuất khẩu bước vào mùa cao điểm.

Với dòng tiền hạn chế, KBSV cũng có cái nhìn thận trọng hơn về thị trường thời gian tới khi hạ mức điểm kỳ vọng của chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm xuống 1.320 điểm (từ mức 1.360 điểm trong báo cáo gần nhất). CTCK này hạ dự báo tăng trưởng EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX xuống 14% (từ mức 19% đưa ra trong báo cáo gần nhất) sau khi số liệu quý 1 công bố không lạc quan như kỳ vọng.

photo-1721503704122

Tương tự, Dragon Capital cũng có quan điểm thận trọng về thị trường nói chung trên cơ sở định giá một số ngành đang tương đối cao và đã phản ánh trước kỳ vọng tăng trưởng. Quỹ ngoại ưu tiên việc lựa chọn cổ phiếu có mức định giá an toàn. Trong bối cảnh dòng tiền của nhà đầu tư trong nước đang hấp thu và cân bằng lực bán của khối ngoại, Dragon Capital cho rằng thị trường có thể tiếp tục giằng co và nhiều biến động.

1 Likes

ACB: Chủ tịch ACB Trần Hùng Huy sở hữu tài sản hơn 3.840 tỷ đồng

Cùng với biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua, khối tài sản của đại gia 46 tuổi quê gốc Tiền Giang này cũng tăng mạnh lên hơn 3.840 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận phiên giảm mạnh hôm 19/7 vừa qua, kết phiên chỉ số VN-Index giảm 9,66 điểm, về mức 1.264,78 điểm; HNX-Index giảm 1,97 điểm, xuống còn 240,52 điểm. Xét cho cả tuần giao dịch từ 15-19/7, VN-Index tổng cộng giảm 15,97 điểm (-1,25%), HNX-Index giảm 4,5 điểm (-1,84%).

Trái ngược với đà giảm của thị trường chứng khoán Việt Nam, mã cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu do đại gia sinh năm 1978 quê gốc Tiền Giang Trần Hùng Huy giữ vị trí Chủ tịch ghi nhận chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp để đóng cửa ở mức giá 25.100đ/cổ phiếu. Cùng với đà tăng về giá, thanh khoản của ACB cũng tăng vọt với hơn 17 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay với giá trị giao dịch hơn 428 tỷ đồng.

Chuỗi đà tăng giá của cổ phiếu ACB không chỉ mang về niềm vui cho các cổ đông, với mức giá đóng cửa 25.100đ/cổ phiếu, khối tài sản trên sàn chứng khoán của Chủ tịch Trần Hùng Huy ghi nhận vượt mức 3.841 tỷ đồng. Trước đó, giữa tháng 6 vừa qua đại gia sinh năm 1978 cũng đã nhận được hơn 133 tỷ đồng khi ACB trả cổ tức bằng tiền mặt theo tỷ lệ 10%.

Khối tài sản của Chủ tịch Trần Hùng Huy vượt 3.841 tỷ đồng nhờ đà tăng của cổ phiếu đang nắm giữ

Cổ phiếu ACB ghi nhận chuỗi phiên tăng liên tiếp trong bối cảnh kết quả kinh doanh của ngân hàng này ghi nhận tích cực trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, chia sẻ những ghi nhận chính tại cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư quý 2/2024 của ACB, Chứng khoán Vietcap (VCSC) tiết lộ ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 10,5 nghìn tỷ đồng (tăng 5% so cùng kỳ), riêng quý 2/2024 đạt 5,6 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so quý trước).

Trong đó tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2024 của ACB đạt 12,4%, cao hơn mức toàn hệ thống là 6%. Trong đó, mảng khách hàng cá nhân tăng 12,3%, mảng SME cũng tăng 7,2% và mảng doanh nghiệp tăng 37,6%. Tăng trưởng tiền gửi trong 6 tháng đầu năm 2024 của ACB đạt 6,2% so với mức toàn hệ thống là 2%.

Sau những rung lắc và biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian gần đây, nhận định về xu hướng phiên giao dịch ngày 22/7, chuyên gia công ty chứng khoán Vietcap dự báo khả năng giảm về vùng 1.240 điểm của VN-Index đã cao hơn phiên trước đó. Mặc dù đóng cửa trên hỗ trợ 1.260 điểm nhưng đà giảm gia tăng khi chỉ số kết thúc tuần dưới MA20 và MA50 với dãi Bollinger bands có chiều hướng đi xuống. Chuyên gia Vietcap dự báo VN-Index có thể kiểm định lại vùng 1.240 điểm. Tuy nhiên, lực mua quanh vùng giá thấp sẽ xuất hiện vì xu hướng trung hạn vẫn ở mức Trung tính.

Chuyên gia CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhận định thị trường có thể sẽ tiếp tục đi ngang quanh mức hiện tại trong phiên giao dịch 22/07. Đồng thời, thị trường sẽ tiếp tục diễn ra tình trạng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong những phiên giao dịch tới, nhóm cổ phiếu Mid Caps và Small Caps có thể tiếp tục đi ngang quanh vùng đáy của tháng 06/2024, trong khi đó nhóm cổ phiếu Large Caps có thể sẽ tiếp thu hút dòng tiền và có diễn biến tích cực, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán được kỳ vọng sẽ tích cực trong tuần giao dịch tới và dẫn dắt đà hồi phục của thị trường.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó, các nhà đầu tư có thể tiếp tục cơ cấu lại danh mục ngắn hạn và đưa tỷ trọng cổ phiếu về mức cân bằng, tỷ trọng cổ phiếu nên ưu tiên nắm giữ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng và chứng khoán.

Chuyên gia CTCK Rồng Việt (VDSC) đánh giá thị trường thận trọng khi áp sát vùng cản 1.280 điểm và lùi bước trở lại. Thanh khoản tăng, cho thấy nguồn cung vẫn đang gây sức ép cho thị trường. Tuy nhiên, thị trường vẫn đang được hỗ trợ tại vùng MA(100), vùng 1.260 điểm.

Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục trạng thái giằng co trên vùng này để thăm dò cung cầu vào đầu tuần giao dịch mới. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần lưu ý trạng thái thận trọng và rủi ro của thị trường, do ảnh hưởng từ diễn biến bất ổn gần đây.

Nhà đầu tư cần chậm lại và quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái thị trường. Ngoài ra, cần cân nhắc những nhịp hồi phục của thị trường để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Hình ảnh dẫn giải cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa

Ông Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm hầu tòa với hai cáo buộc Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán.

Sau hơn 2 năm điều tra, truy tố, sáng nay (22/7), TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) về hai tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Hầu tòa cùng ông Quyết có gần 50 bị cáo từng là anh em, thuộc cấp của ông tại FLC và hệ sinh thái thuộc Tập đoàn.

Về phía cơ quan Nhà nước, các bị cáo: Trần Đắc Sinh (cựu chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM - HOSE); Lê Hải Trà (cựu ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết HOSE); Trầm Tuấn Vũ (cựu phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội đồng niêm yết HOSE); Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết HOSE) hầu tòa về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Hình ảnh dẫn giải cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa- Ảnh 1.

Ông Trịnh Văn Quyết. Ảnh Như Ý

Hình ảnh dẫn giải cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa- Ảnh 2.

Sau hai năm tạm giam, vẻ ngoài ông Quyết tiều tụy hơn. Ảnh Như Ý

Trong khi, các bị cáo: Lê Công Điền (cựu vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước); Dương Văn Thanh (cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam); Phạm Trung Minh (cựu trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam) phạm tội “Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

Hồ sơ vụ án xác định, từ 2017 - 2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo hai em gái Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, cùng nhiều thuộc cấp mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.

Cáo trạng cho rằng, em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh.

Các hành vi thao túng trên bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và thổi giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC.

Điển hình như mã HAI, đẩy giá từ 3.700 đồng/cổ lên tới 22.500 đồng/cổ trước khi bán tháo, thu lợi bất chính 238 tỷ đồng.

Hay với mã cổ phiếu FLC, cơ quan tố tụng xác định được “thổi” từ 3.050 đồng lên hơn 21.000 đồng/cổ phiếu, thu lợi bất chính 397 tỷ đồng.

Tổng cộng, thông qua việc thao túng 5 mã chứng khoán, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.

Hình ảnh dẫn giải cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ra tòa- Ảnh 3.

Một đồng phạm trong vụ án. Ảnh Như Ý

Ngoài hành vi thao túng 5 mã chứng khoán, Viện kiểm sát còn cho rằng ông Trịnh Văn Quyết, có hành vi nâng khống vốn điều lệ của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, thu tiền của các nhà đầu tư.

Cụ thể, Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 – 2016, Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống cho doanh nghiệp này từ 1.197 tỷ đồng lên tới 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần.

Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Hành vi gian dối trong việc nâng khống vốn điều lệ rồi niêm yết, bán cổ phần để thu tiền này bị viện kiểm sát xác định là “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Phiên tòa dự kiến kéo dài trong nhiều ngày, dưới sự điều hành của Thẩm phán Vũ Quang Huy, Phó Chánh tòa, Tòa Hình sự; về phía đại diện Viện KSND TP Hà Nội tham gia phiên tòa gồm có ông Phạm Văn Dũng, bà Trịnh Thị Lan Anh, ông Nguyễn Đăng Lâm, ông Phạm Công Lưu, bà Đoàn Trần Thị Trân và bà Bùi Thị Vân Anh.

Tòa sẽ triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã mua cổ phiếu mã ROS trong lần bán ra đầu tiên. Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu này cũng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Gần 100 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, trong đó, ông Trịnh Văn Quyết có 4 người.

Hôm nay, ông Trịnh Văn Quyết, Lê Hải Trà và 48 bị cáo hầu tòa

Hôm nay (22/7), TAND TP Hà Nội đưa các ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC), Lê Hải Trà (cựu Phó TGĐ Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM) và 48 bị cáo liên quan ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.

50 bị cáo được đưa ra xét xử về các tội: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”.

Công an dẫn giải ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC) tới tòa. Ảnh: Đình Hiếu

Trước khi diễn ra phiên tòa, ông Trịnh Văn Quyết đưa ra yêu cầu đặc biệt với luật sư của mình. Theo đó, bị cáo yêu cầu các luật sư không có bài bào chữa phản biện trực tiếp vào hành vi của ông đã được kết luận trong kết luận điều tra và cáo trạng.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC đã khắc phục 210 tỷ đồng và được khoảng 4.280 người ký tên xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Trong số những người có đơn xin giảm nhẹ tội cho bị cáo có 88/133 bị hại.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết bị đưa ra xét xử về 2 tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Tòa án Hà Nội xác định 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu (lần bán ra ban đầu) của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros (mã chứng khoán ROS) là bị hại trong vụ án. Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là hơn 63.000 nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của Công ty cổ phần xây dựng FLC Faros và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác cũng được tòa án triệu tập.

Các bị cáo Trịnh Văn Quyết (trái) và Lê Hải Trà.

Theo cáo buộc, ông Quyết là người chủ mưu, quyết định chỉ đạo thực hiện việc mua Công ty Faros; quyết định, chỉ đạo góp vốn khống, sử dụng vốn góp khống để hợp thức việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng; đăng ký công ty đại chúng, đăng ký chứng khoán và niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE, bán hơn 391 triệu cổ phiếu ROS hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư, chiếm đoạt hơn 3.621 tỷ đồng.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết cũng là người chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do bị can Trịnh Thị Minh Huế (kế toán tập đoàn FLC) quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng. Trong đó, bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự đối với 4 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng.

Liên quan đến vụ án, ông Lê Hải Trà bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cáo buộc cho rằng, ông Lê Hải Trà quen biết ông Trịnh Văn Quyết, biết rõ không đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Công ty Faros là 4.300 tỷ đồng theo báo cáo tài chính kiểm toán và Công văn số 4298 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nhưng ông Trà đã gây sức ép với ông Đoàn Vĩnh Nam (chuyên viên nghiên cứu thẩm định) đề xuất chấp thuận hồ sơ niêm yết của Công ty Faros trong khi chưa đủ cơ sở xác định vốn góp, sử dụng vốn và khả năng thu hồi các khoản ủy thác đầu tư của Công ty Faros.

Là thành viên Hội đồng niêm yết, ông Lê Hải Trà đã ký phiếu đồng ý niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros. Là Phó TGĐ sàn Hose, ông Trà đã họp HĐQT, đồng ý niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros trái pháp luật.

Hành vi của ông Lê Hải Trà đã giúp sức, tạo điều kiện để cổ phiếu ROS được niêm yết trên sàn chứng khoán, từ đó ông Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.

50 bị cáo bị đưa ra xét xử:

  1. Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC)

  2. Trịnh Minh Huế (Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC)

  3. Trịnh Thúy Nga (Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC; thành viên HĐQT kiêm Phó TGĐ Công ty CP Chứng khoán BOS)

  4. Hương Trần Kiều Dung (Phó Chủ tịch Thường trực Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty BOS)

  5. Nguyễn Thiện Phú (Kế toán tổng hợp Tập đoàn FLC, Phó TGĐ Công ty Faros)

  6. Nguyễn Quỳnh Anh (TGĐ Công ty BOS)

  7. Nguyễn Thị Thanh Hương (Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty BOS)

  8. Nguyễn Thị Thu Thơm (Phó Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty BOS)

  9. Bùi Ngọc Tú (Phó Trưởng phòng dịch vụ chứng khoán, Công ty BOS)

  10. Trần Thị Lan (Kế toán trưởng Công ty BOS)

  11. Quách Thị Xuân Thu (Kế toán trưởng Công ty BOS)

  12. Trịnh Văn Đại (Phó TGĐ Công ty Faros)

  13. Nguyễn Văn Mạnh (Trưởng nhóm Vật tư cảnh quan, Phòng Mua sắm và cung ứng vật tư, Công ty FLC Land)

  14. Trịnh Văn Nam (nhân viên Công ty CP Hàng không Tre Việt)

  15. Nguyễn Quang Trung (lái xe Bệnh viện Đa khoa Hà Thành)

  16. Nguyễn Thị Hồng Dung (lao động tự do)

  17. Trịnh Thị Thanh Huyền (nhân viên Công ty CP Đầu tư kinh doanh phát triển Bất động sản FLC Homes)

  18. Trịnh Tuân (nguyên Giám đốc Công ty FLC Land)

  19. Nguyễn Thị Nga (chuyên viên Công ty CP Thương mại và Dịch vụ số FLC)

  20. Hoàng Thị Huệ (chuyên viên Công ty CP Thương mại và Dịch vụ số FLC)

  21. Đỗ Thị Huyền Trang (Phó Trưởng phòng Kế toán Công ty CP Tập đoàn FLC)

  22. Đỗ Như Tuấn (nguyên TGĐ Công ty Faros)

  23. Đàm Mai Hương (nguyên Kế toán trưởng Công ty Faros)

  24. Nguyễn Văn Thanh (nguyên Trưởng Ban kiểm soát Công ty Faros)

  25. Hoàng Thị Như Hà (nhân viên kế toán Công ty FLC Land)

  26. Trần Thế Anh (Phó TGĐ Tập đoàn FLC, nguyên Phó TGĐ Công ty Faros)

  27. Đỗ Quang Lâm (Giám đốc Công ty CP Phát triển nhà Kiên Giang; nguyên TGĐ, đại diện pháp luật Công ty Faros)

  28. Nguyễn Thanh Bình (nguyên Thành viên HĐQT, kiêm Phó TGĐ Tập đoàn FLC)

  29. Lê Thành Vinh (Luật sư, Giám đốc Công ty Luật TNHH T&P; nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Faros)

  30. Nguyễn Tiến Dũng (nguyên TGĐ, đại diện pháp luật Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Vĩnh Hà)

  31. Lê Tân Sơn (nguyên Phó Chánh văn phòng, Thư ký HĐQT Tập đoàn FLC)

  32. Đặng Thị Hồng (nguyên Phó Chánh văn phòng, Thư ký HĐQT Tập đoàn FLC)

  33. Lê Văn Sắc (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa ốc Alaska, kiêm Giám đốc Công ty FLC Land)

  34. Trương Văn Tài (nhân viên Văn phòng Tập đoàn FLC)

  35. Nguyễn Bình Phương (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Faros)

  36. Nguyễn Minh Điểm (nhân viên hành chính nhân sự Công ty BOS)

  37. Nguyễn Ngọc Tỉnh (Chủ tịch HĐTV, nguyên TGĐ Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán I Hà Nội- CPA)

  38. Lê Văn Tuấn (Kiểm toán viên Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội- CPA)

  39. Trần Đắc Sinh (nguyên Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM)

  40. Lê Hải Trà (nguyên Phó TGĐ Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM)

  41. Trầm Tuấn Vũ (nguyên Phó TGĐ Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM)

  42. Lê Thị Tuyết Hằng (Giám đốc Phòng Giám sát giao dịch, nguyên Giám đốc Phòng Quản lý và Thẩm định niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM)

  43. Chu Tiến Vượng (nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT Công ty BOS)

  44. Trịnh Thị Út Xuân (nhân viên Công ty CP Thương mại và Dịch vụ số FLC)

  45. Phạm Thanh Hương (Kế toán Công ty TNHH Đầu tư Sevin)

  46. Phạm Thị Hải Ninh (nguyên Phó Ban đầu tư, Tập đoàn FLC)

  47. Trần Thị Hạnh (Phó TGĐ Công ty TNHH Kiểm toán TTP)

  48. Lê Công Điền (Vụ trưởng Vụ Giám sát Công ty đại chúng, UBCKNN)

  49. Dương Văn Thanh (TGĐ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam)

  50. Phạm Trung Minh (nguyên Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam)

Hơn 2.300 tỷ đồng trên sàn chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết hiện ra sao?

Tổng giá trị cổ phần mà cựu Chủ tịch FLC nắm giữ tại các doanh nghiệp trong hệ sinh thái khoảng 2.310 tỷ đồng. Những cá nhân có liên quan, người nhà ông Quyết có tỷ lệ sở hữu rất khiêm tốn, dù giữ vị trí lãnh đạo cấp cao tại tập đoàn.

Hôm nay (22/7), ông Trịnh Văn Quyết cùng gần 50 đồng phạm hầu tòa với cáo buộc “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của các nhà đầu tư 3.621 tỷ đồng và “Thao túng thị trường chứng khoán”, thu lợi bất chính hơn 684 tỷ đồng. Tại giai đoạn điều tra và truy tố, tổng số tiền ông Quyết khắc phục là hơn 212 tỷ đồng.

Sau hai năm bị bắt, khối tài sản của ông Quyết trên sàn chứng khoán biến động mạnh, khi thị giá các cổ phiếu trong hệ sinh thái đồng loạt lao dốc về mức trà đá.

Hôm nay, xét xử cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết (ảnh: Như Ý).

“Họ” FLC có tổng cộng 7 mã là FLC, ROS, HAI, ART, KLF, GAB và AMD, đến nay không còn cổ phiếu nào giao dịch trên sàn. Ngoài KLF, các cổ phiếu nêu trên đều bị ông Trịnh Văn Quyết thao túng giá.

Ông Quyết đang nắm giữ cổ phiếu tại FLC (tương ứng tỷ lệ 30,3%), GAB (51%), ROS (4,1%), ART (3,2%) với tổng giá trị hơn 2.310 tỷ đồng. Những cá nhân có liên quan, người nhà ông Quyết có tỷ lệ sở hữu rất khiêm tốn, dù giữ vị chốt tại tập đoàn.

Em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế chỉ nắm 1,2 triệu cổ phiếu ROS, tương đương 3 tỷ đồng. Người em khác của ông Quyết là Trịnh Thị Thuý Nga (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) không sở hữu cổ phiếu nào.

Lượng cổ phiếu lớn nhất mà cựu Chủ tịch FLC nắm giữ nằm ở Tập đoàn FLC, với 215 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 30,34%. Giá trị vào khoảng 754 tỷ đồng, chiếu theo thị giá tham chiếu trên UPCoM là 3.500 đồng/cổ phiếu

image

Lượng cổ phiếu lớn nhất mà cựu Chủ tịch FLC nắm giữ nằm ở Tập đoàn FLC,

Ngoài ông Quyết, các thành viên trong gia đình có liên quan không sở hữu cổ phần. Chủ tịch FLC đương nhiệm là ông Lê Bá Nguyên (anh vợ ông Quyết) cũng không nắm cổ phần công ty.

Sau khi bị huỷ niêm yết bắt buộc trên HoSE, FLC chuyển sang HNX lại bị đình chỉ giao dịch. Hơn 700 triệu cổ phiếu FLC không thể quay lại sàn trong bối cảnh doanh nghiệp FLC chưa phát hành báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, 2022 và 4 quý của năm 2023.

Trong khi đó, số cổ phần giá trị cao nhất mà ông Quyết nắm giữ lại là 7,6 triệu cổ phiếu GAB (CTCP Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC). Tại đây, ông Quyết nắm 51% vốn điều lệ, tương đương 1.495 tỷ đồng.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết từng có thời điểm là người giàu nhất sàn chứng khoán, với khối tài sản hơn 58.800 tỷ đồng (năm 2017), chủ yếu đến từ việc sở hữu lượng lớn cổ phiếu ROS của CTCP Xây dựng FLC Faros.

ROS tiền thân CTCP Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Sau nhiều lần tăng vốn, ROS niêm yết 430 triệu cổ phiếu lên HoSE vào tháng 9/2016, tương ứng tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 4.300 tỷ .

Chỉ trong qua 2 năm chào sàn, đến cuối năm 2017, giá cổ phiếu ROS đã đạt đỉnh lịch sử 214.000 đồng/cổ phiếu (giá điều chỉnh còn khoảng 178.000 đồng/cổ phiếu). Vốn hoá của ROS có thời điểm lên hơn 100.000 tỷ đồng. Cổ phiếu này chính thức lọt rổ VN30 trong đợt đánh giá vào tháng 7/2017.

image

Thời điểm rời sàn, thị giá ROS giảm về mức 2.510 đồng/cổ phiếu.

Sau đà tăng thần tốc, ROS bắt đầu tạo hình cây thông với cú trượt dài, đến đầu năm 2020, về dưới mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tới tháng 3/2020, thị giá chỉ còn 2.000 đồng/cổ phiếu, sau đó dao động ở vùng giá trà đá 1.000 - 5.000 đồng/cổ phiếu cho tới khi bị hủy niêm yết vào tháng 9/2022. Thời điểm rời sàn, thị giá ROS đạt 2.510 đồng/cổ phiếu.

Chiếu theo thị giá trên, với khối lượng nắm giữ hơn 23,7 triệu đơn vị (4,1%) tại ROS, giá trị cổ phiếu ông Trịnh Văn Quyết nắm giữ tương đương 59,5 tỷ đồng.

Bà Trịnh Thị Minh Huế nắm 1,2 triệu cổ phiếu ROS tương đương giá trị 3 tỷ đồng. Bà Huế cũng bị truy tố tội thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

image

Ông Quyết nắm hơn 3,1 triệu cổ phiếu ART.

Sở hữu hơn 3,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chỉ 3,2% vốn tại Chứng khoán BOS (ART), số cổ phần của ông Trịnh Văn Quyết giá trị khoảng 4,1 tỷ đồng. Năm 2023, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ một phần hoạt động giao dịch của công ty này.

Tháng 5 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh và giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh của Chứng khoán BOS.

3 Likes

Thứ ba, 23/7/2024, 08:12 (GMT+7)

Em gái Trịnh Văn Quyết: Là người nhà nhưng không hưởng lợi gì

Bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga khai làm theo chủ trương của anh trai Trịnh Văn Quyết, ký các tài liệu “không biết là gì” do em gái Trịnh Thị Minh Huế đưa song không được hưởng lợi. Bị cáo Nga, 45 tuổi, là người trả lời HĐXX sau cùng, trong phiên xét xử ngày 22/7. Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và em gái út, Trịnh Thị Minh Huế, vẫn bị cách ly từ lúc bắt đầu xét hỏi. VKS xác định khi xảy ra vụ án, bà Nga là kế toán tổng hợp của tập đoàn FLC, là thành viên HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc của công ty chứng khoán BOS, một trong 82 công ty thuộc “hệ sinh thái” FLC. Trong vụ án, bị cáo Nga bị xác định liên quan trong cả hai sai phạm: khống vốn Faros và thao túng 5 mã chứng khoán.

Trịnh Thị Thúy Nga: Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết) ra tòa ngày 22/7/2024.

VKS cáo buộc Faros vốn là công ty do ông Quyết mua lại năm 2011 với vốn 1,5 tỷ, sau đó dùng các phương thức gian dối để tăng vốn khống trong 5 giai đoạn, lên gấp 2.866 lần, thành 4.300 tỷ đồng chỉ sau 2 năm.

Để tránh bị phát hiện số vốn khống, lãnh đạo Faros sau đó ký khống các hợp đồng đầu tư với các công ty thuộc “hệ sinh thái” FLC, rải hết số tiền vốn vừa khống được cho các thương vụ không hề tồn tại. Bà Nga bị cáo buộc ký 50 ủy nhiệm chi tổng 1.327 tỷ đồng (dù thực tế không có việc chuyển tiền) để hợp thức, che giấu vốn góp khống. Bà sau đó ký khống 6 hợp đồng ủy thác đầu tư, nhận 368 tỷ đồng của Faros để phục vụ “dự án”, dù Faros chưa bao giờ chuyển tiền cho các công ty do bà Nga đứng tên. Tại phiên tòa, bà Nga thừa nhận các chữ ký đều là của mình, song thời điểm ký “không biết là gì, không biết ký khi nào”. Bị cáo phân trần bà Huế chỉ bảo ký, “không nói để làm gì” và phải đến khi làm việc với cơ quan điều tra mới “lần đầu tiên” biết đó là hợp đồng ủy thác đầu tư. Khi bà Nga nói nhận thức thực tế Faros không hề chuyển tiền cho các công ty được ủy thác trong hợp đồng, chủ tọa chất vấn “không nhận tiền thì ký làm gì?”. Bà Nga đưa ra câu trả lời cũ, “lúc đó không biết, làm việc với cơ quan điều tra mới được nói cho biết là để nâng vốn góp vào Faros”. Bà khai “hiểu chủ trương của anh Quyết còn tất cả là Huế triển khai”.

Ông Trịnh Văn Quyết cùng em gái út, Trịnh Thị Minh Huế, bị cách ly suốt quá trình HĐXX xét hỏi các bị cáo khác. Ảnh: Giang Huy Với sai phạm thao túng 5 mã chứng khoán họ FLC, chiếm đoạt hơn 700 tỷ đồng, bà Nga bị cáo buộc với vai trò Phó Tổng giám đốc của công ty chứng khoán BOS, đã cấp hạn mức mua chứng khoán cho các tài khoản không đủ tiền, không có tài sản thế chấp. Các tài khoản chứng khoán này, theo cáo buộc, đều do anh em ông Quyết “mượn” giấy tờ tùy thân của người nhà, bạn bè để lập nên và sử dụng để mua bán cổ phiếu, chi phối thị trường. Bà Nga thừa nhận cáo buộc, cho hay hàng ngày sẽ được bà Huế báo các tài khoản nào cần cấp khống hạn mức và cấp bao nhiêu. Bà sau đó truyền thông tin lại cho nhân viên thực hiện cấp khống tiền cho các tài khoản này. “Tiền không có thật, nhưng khách vẫn đặt được lệnh để mua”, bị cáo Nga khai, song việc dùng mã nào, mua bán bao nhiêu cổ phiếu thì không biết. Anh trai bị VKSND Tối cao quy kết hưởng lợi tới 700 tỷ đồng từ vụ thao túng thị trường, song bị cáo Nga khẳng định “không được bàn bạc, hưởng lợi gì dù là anh chị em ruột”. 2 phút Màn xảo thuật tăng vốn khống cho Faros, theo cáo trạng. Video: Đỗ Nam Cựu chủ tịch Faros: Chỉ phụ trách “hình ảnh”, không biết công ty làm ăn thế nào Tương tự em gái ông Quyết, bị cáo Hương Trần Kiều Dung, Chủ tịch HĐQT công ty BOS, kiêm phó chủ tịch thường trực tập đoàn FLC trong phần trả lời 17 phút đã 5 lần nói “không biết, khi làm việc với cơ quan tố tụng mới biết sai”. Giống bà Nga, bị cáo Dung bị cáo buộc đại diện 3 công ty ký khống các hợp đồng mua lại cổ phần của cổ đông, để góp vốn vào Faros tổng hơn 520 tỷ đồng. Tại tòa, bà Dung thừa nhận có ký nhưng khi đó “không hề phụ trách mảng tài chính” nên không biết 3 công ty có chuyển tiền cho các cổ đông hay Faros thật không. Bị cáo nói “đến khi làm việc với cơ quan tố tụng mới biết” thực tế 3 công ty không chuyển tiền. Quảng cáo Theo bà Dung, 3 công ty có các bộ phận kế toán tài chính độc lập, bị cáo không được báo cáo là họ có chuyển tiền thực tế hay không, “khi làm việc với các cơ quan tố tụng mới biết thực tế 3 công ty này không chuyển tiền cho cổ đông”, bà Dung nhắc lại. Để hợp thức hóa vốn khống, bà Dung cũng được giao ký các hợp đồng ủy thác đầu tư. Theo đó, Faros “giải ngân” 48 tỷ đồng cho Công ty FLC Travel do bà Dung đứng tên đại diện pháp luật.

Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC ra tòa ngày 22/7/2024. Ảnh: Giang Huy “Sau đó FLC Travel có nhận được tiền của Faros không, có được dùng kinh doanh không hay quay trở lại Faros?”, chủ tọa truy vấn. Bà Dung đáp, thời điểm đó có rất nhiều hợp kinh tế giữa hai công ty, bị cáo “thấy dòng tiền chảy vào liên tục” nên nghĩ đây là hoạt động kinh tế bình thường. “Thời điểm đó không biết có thanh toán thực tế số tiền và sau đó được sử dụng vào việc gì. Đến khi làm việc với cơ quan tố tụng mới biết là Faros không chuyển tiền”, bà Dung nói. Sau 5 lần nâng khống vốn, bà Dung bị cáo buộc chuyển nhượng hơn 10 triệu cổ phần Faros (tương đương 100 tỷ đồng) cho Trịnh Văn Quyết để ông này trở thành cổ đông lớn nhất Faros với 52% vốn góp. Bị cáo Dung khai được ông Quyết chỉ đạo nên ký chuyển nhượng cổ phần cho ông Quyết, nhưng không nhớ có được thanh toán không. “Đến khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết ông Quyết không thanh toán tiền”. Với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, bà Dung bị cáo buộc với tư cách Chủ tịch HĐQT, là người ký hai nghị quyết của công ty BOS để bà Nga tự do cấp khống hạn mức cho các giao dịch trên 10 tỷ đồng, dù biết các tài khoản không hề có tiền hoặc tài sản đảm bảo. Song cũng giống 4 lần trả lời trước, bà Dung khai: “Tại thời điểm ký không biết vi phạm pháp luật, khi làm việc với các cơ quan tố tụng mới biết”. Nguồn gốc tất cả sai phạm này, theo bà Dung là do xuất phát điểm của bị cáo là phó tổng giám đốc FLC phụ trách mảng xúc tiến đầu tư và phát triển dự án, bị ông Quyết thuyết phục sang kiêm nhiệm các công ty khác, trong đó có BOS. “Anh Quyết chỉ đạo bị cáo làm chức này, bị cáo cũng đã từ chối vì hoàn toàn không có kinh nghiệm chuyên môn, không hề tham gia đầu tư chứng khoán. Thực sự nếu bị cáo không muốn đến BOS, chỉ có cách nghỉ việc tại FLC. Bị cáo đã báo cáo rất rõ là chỉ đứng về mặt hình ảnh còn hoàn toàn không quản lý điều hành gì, hoàn toàn không quan tâm đến hoạt động của BOS”, Chủ tịch BOS khai. Theo bị cáo, dù là chủ tịch, nhưng khi được thêm vào nhóm Viber của BOS, bà Dung không bao giờ tương tác, nên không biết có việc cấp khống hạn mức mua cổ phiếu cho tài khoản không đủ tiền. Song bà Nga ngay sau đó khẳng định “bị cáo nghĩ những người trong nhóm đó đều biết”. Hôm nay, HĐXX tiếp tục phần xét hỏi với các bị cáo còn lại. Thanh Lam - Viết Tuân Các ‘doanh nhân ảo’ giúp Trịnh Văn Quyết góp vốn khống nghìn tỷ đồng Các ‘doanh nhân ảo’ giúp Trịnh Văn Quyết góp vốn khống nghìn tỷ đồng 11 Hàng chục nghìn bị hại vắng mặt trong phiên tòa vụ án Trịnh Văn Quyết Hàng chục nghìn bị hại vắng mặt trong phiên tòa vụ án Trịnh Văn Quyết 38 Mời độc giả gửi câu hỏi tại đây.

1 Likes

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư

image

Bị cáo Trịnh Văn Quyết khẳng định bản chân chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Sáng 23/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tại phiên xét hỏi, bị cáo Trịnh Văn Quyết thừa nhận toàn bộ nội dung có nêu trong cáo trạng và tôn trọng mọi phán quyết của Hội đồng xét xử.

HĐXX cho hay, bị cáo thừa nhận toàn bộ nội dung như cáo trạng quy kết về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán. Vậy mục đích thực hiện hành vi của bị cáo là gì?

Bị cáo Trịnh Văn Quyết khẳng định bản chân chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

“Bị cáo chủ trương mua lại và thành lập Công ty Faros với mong muốn sở hữu một công ty trong lĩnh vực xây dựng để chủ động cho các hoạt động đầu tư xây dựng để phát triển hệ thống Tập đoàn FLC. Nếu phát triển hơn nữa sẽ thực hiện các dự án ngoài tập đoàn. Thực tế, đến thời điểm bị bắt, bị cáo đã thực hiện được những ý tưởng đó”, Trịnh Văn Quyết khai nhận.

Cũng tại phiên xét xử, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế - em gái Trịnh Văn Quyết đã có cũng thừa nhận toàn bộ cáo trạng quy kết. Trong đó có những hành vi như mượn giấy tờ tuỳ thân của người thân, quen để mở tài khoán chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng để thực hiện việc giao dịch (mua đi bán lại cổ phiếu). Bà Huế khai nhận, tất cả đều do ông Quyết chỉ đạo.

Trước phiên toà, các luật sư bào chữa cho ông Quyết cho biết, thời gian qua ông Quyết vô cùng ăn năn, hối hận và bày tỏ thái độ sẵn sàng khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án trước toà.

Đến nay, ông Quyết vẫn luôn giữ nguyên yêu cầu luật sư khi bào chữa không đưa nội dung mang tính chất phản biện, phủ nhận trực tiếp đối với các hành vi đã được xác định tại kết luận điều tra và cáo trạng, chỉ tập trung trình bày các lý do khách quan, đề xuất áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để được hưởng sự khoan hồng.

Theo cáo trạng, với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, ông Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nâng khống vốn góp của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng và hoàn thiện các thủ tục để niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nhóm thuộc cấp thân cận của ông Quyết đã nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

Từ đó, nhóm bị cáo thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và cán bộ thuộc Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Việc làm này tạo điều kiện cho ông Quyết bán thành công 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Đây là hành vi khiến ông bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Với hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, cơ quan tố tụng cáo buộc cựu Chủ tịch FLC là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán. Đồng thời quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

Cập nhật KQKD ngân hàng Quý 2/2024: Techcombank, LPBank, PGBank

Hiện những ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 đều ghi nhận những kết quả kinh doanh tích cực.

Techcombank (TCB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ quý 2/2024 đạt 8.122 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 2/2024 là 7.827 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục theo quý của Techcombank.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Techcombank là 15.628 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản Techcombank đạt 908.307 tỷ đồng, tăng 6,9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,2% lên 592.083 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 6%, đạt 481.860 tỷ đồng.

Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) sụt giảm từ 40% hồi đầu năm xuống còn 37,5% cuối tháng 6/2024. Nợ xấu cuối quý 2 tại Techcombank là 7.287 tỷ đồng, tăng 21,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay khách hàng từ 1,16% (đầu năm) nhích lên 1,23% (cuối tháng 6). Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu ngân hàng đạt 101%.

photo-1721624937049

LPBank (LPB): Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm đạt 5.919 tỷ đồng, tăng 142% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản LPBank là 442.583 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2023. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,2% trong 6 tháng đầu năm, đạt 317.395 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 21,4%, đạt 288.098 tỷ đồng.

Nợ xấu cuối tháng 6 của LPBank ở mức 5.482 tỷ đồng, tăng 48,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay từ 1,34% tăng lên 1,73%.

photo-1721625409152

PGBank (PGB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 2/2024 đạt 151 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% so với quý 2/2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt gần 268 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ, đạt 48% kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 (kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 554 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2023).

BaoVietbank cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 25,79 tỷ đồng, tăng 4,42% so với cùng kỳ, trong đó, riêng quý 2 đóng góp 17,5 tỷ đồng.

Từ 1/8, nhân viên môi giới nhà đất phải có chứng chỉ, hết thời làm tự do

Cá nhân thực hiện hoạt động môi giới bất động sản (BĐS) không được hành nghề tự do mà phải hành nghề trong 1 doanh nghiệp, phải có chứng chỉ hành nghề. Bộ Xây dựng triển khai tổ chức các kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.

Để thị trường BĐS vận hành an toàn và minh bạch, cần có cơ chế pháp luật ràng buộc vai trò và trách nhiệm của lực lượng môi giới BĐS trong việc tư vấn, cung cấp thông tin.

Đồng thời, việc này cũng nhằm bảo vệ lợi ích của người hành nghề, khuyến khích môi giới làm nghề chân chính. Bởi để gắn bó lâu dài với thị trường, bên cạnh chứng chỉ hành nghề, môi giới còn cần kinh nghiệm, trải nghiệm và liên tục cập nhật kiến thức mới với những yêu cầu ngày càng khắt khe.

Trước thực trạng này, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 (sửa đổi) đã được thông qua và có hiệu lực chính thức từ 1/8/2024. Luật này có nhiều điểm mới theo hướng siết chặt hoạt động môi giới BĐS.

Từ 1/8, môi giới bất động sản không được hành nghề tự do. Ảnh: Hồng Khanh

Cụ thể, Điều 61 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định: cá nhân hành nghề môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề; phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS.

Điều này đồng nghĩa với việc, cá nhân không được hành nghề môi giới BĐS tự do như hiện nay (khoản 2 Điều 62 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 cho phép cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập).

Cùng với đó, Điều 61 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 cũng quy định, cá nhân hành nghề môi giới BĐS được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS.

Điều 48 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 yêu cầu chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh BĐS, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh BĐS, hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Như vậy, đối với môi giới hoạt động trong các công ty BĐS, mọi thù lao, hoa hồng môi giới sẽ chuyển khoản qua ngân hàng.

Đối với việc cấp chứng chỉ môi giới, Bộ Xây dựng bắt đầu triển khai tổ chức các kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Phương thức tổ chức sẽ do Bộ Xây dựng giao hoặc ủy quyền trực tiếp cho một số đơn vị tổ chức kỳ thi, trong đó có Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Theo giới chuyên gia, những quy định mới của Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 sẽ loại bỏ nhiều môi giới BĐS không chuyên, tạo ra môi trường kinh doanh BĐS lành mạnh, minh bạch, theo đúng chủ trương của Chính phủ. Việc quy định chặt chẽ việc hoạt động môi giới, sàn giao dịch là điều kiện sàng lọc tự nhiên, tạo ra sự công bằng cho thị trường, để thị trường sẽ chỉ còn những môi giới đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm.

Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, vào thời kỳ cao điểm của thị trường BĐS, có khoảng từ 300.000-400.000 cá nhân hành nghề môi giới BĐS. Nhưng mới chỉ có khoảng 40.000 người có chứng chỉ môi giới BĐS, đã trải qua quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản và có chứng chỉ của sở xây dựng cấp.

Cho vay margin 9 tỷ USD, các công ty chứng khoán thu lãi kỷ lục bất chấp VN-Index sụt giảm

Trong quý 2, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của các CTCK ước đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn gần 8% so với quý trước. Đây là con số lớn nhất lịch sử mà nguồn thu này mang lại cho các CTCK trong một quý.

Quý 2 vừa qua chứng kiến VN-Index “chật vật” trước ngưỡng 1.300 điểm nhưng là khoảng thời gian hoạt động cho vay của các công ty chứng khoán diễn ra sôi động. Dư nợ cho vay toàn thị trường vào cuối quý ước tính đạt kỷ lục 225.000 tỷ đồng (9 tỷ USD), trong đó margin vào khoảng 218.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối quý 1 và là mức cao nhất từ trước đến nay.

Dư nợ cho vay tăng mạnh, các CTCK cũng “vớ bẫm”. Trong quý 2 vừa qua, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của các CTCK ước đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn gần 8% so với quý trước. Đây là con số lớn nhất lịch sử mà nguồn thu này mang lại cho các CTCK trong một quý, bất chấp VN-Index giảm nhẹ trong quý 2 (dao động trong vùng 1.245 - 1.285 điểm).

photo-1721729023919

Trong bối cảnh mảng tự doanh biến động thất thường theo thị trường, môi giới khó bứt phá do cạnh tranh gay gắt, nghiệp vụ cho vay đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Nguồn thu từ mảng này thường chiếm khoảng 25-40% doanh thu hoạt động, thậm chí là mảng đóng góp lớn nhất tại một số CTCK. Về lợi nhuận, lãi từ cho vay và phải thu đóng góp đến 75% tổng lãi trước thuế của các CTCK trong quý 2 vừa qua.

Nhìn chung, xu hướng “ngân hàng hóa” CTCK được dự báo sẽ ngày càng phát triển khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu. Trong khi đó, thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản là cổ phiếu để vay các CTCK lại đơn giản và linh hoạt hơn nhiều. Điều này đem lại lợi ích cho cả 3 bên (1) doanh nghiệp có thể giải quyết các nhu cầu cấp bách về vốn; (2) CTCK tăng quy mô cho vay nhanh chóng, đem lại nguồn thu lớn; (3) Ngân hàng giải quyết một phần tình trạng thừa vốn khi tăng trưởng tín dụng hạn chế.

Xét trên từng CTCK, đa phần top đầu đều ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu trong quý 2 tăng trưởng so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, so với quý đầu năm, bức tranh lại có sự phân hoá nhất định khi một số cái tên bị thu hẹp nguồn thu này, đáng chú ý có thể kể đến TCBS, VNDirect. Đây là điều khá bất ngờ khi dư nợ cho vay của TCBS đã tăng vọt lên mức kỷ lục xấp xỉ 1 tỷ USD sau quý vừa qua.

Ở chiều ngược lại, nhiều CTCK ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu tăng mạnh so với quý liền trước. Thậm chí, nguồn thu này của VPS, HSC, MBS, VPBankS, Vietcap còn lập kỷ lục kể từ khi hoạt động. Đáng chú ý, trong số này chỉ có duy nhất HSC có dư nợ tăng vọt sau quý 2 trong khi những cái tên còn lại gần như đi ngang so với thời điểm cuối quý 1.

photo-1721729045925

Rất khó lý giải cho sự biến động trái chiều kể trên. Một phần nguyên nhân có thể đến từ định hướng và chính sách cho vay tại các CTCK có sự khác biệt nhất định. Với một số CTCK tập trung làm “deal”, lãi suất cho vay có thể sẽ chênh lệch đáng kể so với mặt bằng lãi suất niêm yết. Bên cạnh đó, các công ty ưu tiên bán lẻ cũng tung ra nhiều sản phẩm vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu margin thời gian qua.

Loại bỏ các yếu tố trên, mặt bằng lãi suất cho vay margin tại các CTCK chủ yếu dao động quanh vùng 10-13,5% bất chấp lãi suất tiết kiệm và chi vay tại các ngân hàng đã duy trì ở mức rất thấp trong thời gian dài. Đây là điều dễ hiểu khi CTCK vẫn phải tìm cách bù đắp phần chi phí vốn cao trong giai đoạn trước đó.

Trong ngắn hạn, khó có thể kỳ vọng lãi suất margin giảm thêm khi lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu rục rịch tăng trở lại thời gian qua. Theo báo cáo mới đây, KBSV dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục xu hướng tăng 0,7-1% trong nửa cuối năm 2024. Áp lực tỷ giá được dự báo sẽ còn căng thẳng trong quý 3, trước khi hạ nhiệt vào quý 4 nhờ việc Fed hạ lãi suất cũng như nguồn ngoại tệ gia tăng từ kiều hối, xuất khẩu bước vào mùa cao điểm.

Với xu hướng lãi suất như trên, nếu dư nợ margin tiếp tục tăng, không loại trừ khả năng nguồn thu từ hoạt động cho vay của các CTCK sẽ còn phá kỷ lục trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi các CTCK vẫn còn nhiều dư địa để cho vay thêm khi tỷ lệ dư nợ cho vay Margin/VCSH vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh, cũng như mức an toàn theo quy định và hàng loạt kế hoạch tăng vốn đang được triển khai.

DXG: Lãi ròng 6 tháng 64 tỷ, tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng

Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có chia sẻ thông tin sau cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư với CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) và CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS) vào ngày 23/7.

Theo đó, với DXS, lãi ròng sơ bộ quý 2/2024 đạt 39 tỷ đồng (tăng 25% so với quý trước). Còn 6 tháng đầu năm, lãi ròng DXS đạt 70 tỷ đồng, khả quan hơn so với khoản lỗ 58 tỷ đồng của cùng kỳ, chủ yếu do lượng giao dịch bất động sản cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Đối với DXG, lãi ròng quý 2 đạt 33 tỷ đồng (tăng 5% so với quý trước). Còn 6 tháng đạt 64 tỷ đồng, cũng tăng 5% chủ yếu nhờ đóng góp từ lượng bàn giao tại các dự án Opal Skyline và Gem Sky World.

Nhìn chung, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo lãi ròng năm 2024 cho DXG (230 tỷ đồng, tăng 34% so cùng kỳ) do doanh số bán hàng và bàn giao tại Gem Sky World và lợi nhuận nửa đầu năm 2024 thấp hơn kỳ vọng.

Trong khi đó, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo lãi ròng năm 2024 cho DXS (190 tỷ đồng, so với khoản lỗ ròng 168 tỷ đồng vào năm 2023).

Trong một động thái gần đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã bán ra 1 triệu cổ phiếu DXG vào ngày 8/7. Qua đó, tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ đã giảm từ 11,02% xuống còn 10,88% sau giao dịch.

Việc nhóm quỹ Dragon Capital diễn ra không lâu sau khi ông Lương Trí Thìn rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT DXG để đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược của Công ty kể từ ngày 3/7.

Thay thế ông Thìn ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT là ông Lương Ngọc Huy, Thành viên HĐQT vừa được bầu tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua. Ông Huy từng đảm nhiệm các chức năng liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty, bao gồm xúc tiến đầu tư và pháp lý đầu tư - xây dựng.

Bên cạnh đó, tại DXS cũng có sự biến động nhân sự gần đây khi ông Phạm Anh Khôi có đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban Kiểm toán DXS và Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) kể từ ngày 19/7 với lý do cá nhân.

Ông giữ vai trò Thành viên HĐQT DXS từ tháng 1/2020 và Thành viên Ủy ban Kiểm toán từ tháng 10/2023 nhằm thay thế ông Dương Văn Bắc từ nhiệm từ tháng 5.

Ngoài các chức vụ tại DXS, ông Khôi đang giữ chức Tổng Giám đốc CTCP Dịch vụ Tài chính Bất động sản Tulip (FINA).

Bị hại trong vụ ROS: Người đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu, người xin cho bị cáo sớm về giải quyết hậu quả

Bị hại trong vụ ROS: Người đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu, người xin cho bị cáo sớm về giải quyết hậu quả

Tại phiên toà, nhiều bị hại mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ông Trịnh Văn Quyết.

Trong phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán diễn ra sáng ngày 24/7, sau khi luật sư hoàn tất xét hỏi với các bị cáo, HĐXX tiếp tục lấy ý kiến những người bị hại và người có liên quan.

Tại buổi làm việc, nhà đầu tư Vũ Xuân Hoà (Hà Nội) cho biết, ông mua cổ phiếu ROS trong giai đoạn năm 2018-2019 và hiện vẫn đang nắm giữ 1.300 cổ phiếu ROS.

Ông cho biết không quen biết bị cáo Trịnh Văn Quyết và những người liên quan, mục đích mua cổ phiếu là để đầu tư và gia tăng dần tỷ trọng cổ phiếu.

“Hiện cổ phiếu tôi đang nắm giữ vẫn chưa có thiệt hại. Tôi có mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ông Trịnh Văn Quyết, để anh về tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, cổ phiếu ROS tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán”, ông Hoà nêu ý kiến.

Cũng đưa ra ý kiến tại phiên toà, ông Võ Tây Nguyên (TP. Hồ Chí Minh) mua và nắm giữ 200 nghìn cổ phiếu ROS từ năm 2022. Ông Nguyên cho rằng cổ đông của FLC rất mệt mỏi vì đã ba năm không được giao dịch chứng khoán và mong muốn được bồi thường thiệt hại thoả đáng.

Nhà đầu tư Lưu Quang Hưng (Hà Nội) đang sở hữu 150 nghìn cổ phiếu ROS kể từ năm 2019-2020 cho biết bản thân chỉ được xác định là người liên quan đến vụ án, nhưng thực chất là người bị hại.

“Hiện cổ phiếu đã bị huỷ niêm yết và chúng tôi là người chịu thiệt hại. Do đó, tôi mong muốn HĐXX xác định lại, coi tất cả những cổ đông và người đang nắm giữ cổ phiếu ROS là bị hại”, ông Hưng trình bày.

Thêm vào đó, cá nhân ông mong muốn ông Trịnh Văn Quyết dùng tài sản mua lại cổ phần ROS với những người đã mua và đang bị “mắc kẹt”.

Tương tự, ông Lê Ngọc Nông (Đà Nẵng) trình bày, bản thân vừa là bị hại, vừa là người liên quan. Ông mua mã cổ phiếu ROS trong giai đoạn 2017-2022. Số cổ phiếu ông Nông còn nắm giữ hiện nay là hơn 667.000 cổ phiếu. Ông Nông đề nghị HĐXX trả lại quyền lợi công bằng cho nhà đầu tư và mong muốn nhận lại tiền bỏ ra, được lấy lại cả vật chất lẫn cả tinh thần.

Một nhà đầu tư khác sở hữu sở hữu cổ phiếu ROS mong muốn HĐXX sớm giải quyết vụ án. “Tôi mong HĐXX để ông Trịnh Văn Quyết về khắc phục hậu quả, vì tôi nghĩ rằng anh Quyết sẽ giải quyết nhanh và hiệu quả nhất”, người này bày tỏ mong muốn.

Trong phiên xét xử diễn ra vào ngày 23/7, bị cáo Trịnh Văn Quyết khẳng định trong trường hợp HĐXX tuyên án phải khắc phục số tiền trên sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Trịnh Văn Quyết cũng tiết lộ số tài sản “đóng băng” ước tính gần 5.000 tỷ đồng và đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.

Khi luật sư hỏi về phương án xử lý nếu bán toàn bộ tài sản vẫn không đủ khắc phục hậu quả, bị cáo Quyết cho biết sẽ tìm mọi cách. Hiện bị cáo mới được tạo điều kiện để bán “đứa con tâm huyết nhất” là hãng hàng không Bamboo Airways với số tiền thu được gần 200 tỷ đồng đã được gia đình khắc phục, 500 tỷ đồng tiếp theo sẽ được chuyển tiếp vào tài khoản cơ quan chức năng khi được đối tác thanh toán. Bị cáo cũng cho biết đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

Mới đây nhất, Lê Thị Ngọc Diệp - vợ ông Trịnh Văn Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng, nâng tổng số tiền khắc phục hậu quả lên hơn 235 tỷ đồng.

VNDirect: VN-Index có thể chạm mốc 1.600 điểm vào cuối năm 2025

image

VNDirect duy trì dự phóng lợi nhuận 2024 các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ trong kịch bản tích cực.

Trong báo cáo triển vọng mới cập nhật, Chứng khoán VNDirect đánh giá rằng chênh lệch giữa tỷ suất thu nhập trên giá của VN-Index (E/P) và lãi suất huy động ở mức cao so với mặt bằng lịch sử.

Cụ thể, VNDirect cho biết chênh lệch giữa E/P và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện nay khá lớn so với quá khứ cho thấy thị trường chứng khoán vẫn duy trì sức hấp dẫn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. E/P của VN-Index khoảng 7% (tại ngày 28/06/2024) trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đạt gần 4,9%/năm.

Mặc dù lãi suất huy động đã dần tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong các quý tới sẽ giúp khoảng cách giữa E/P của VN-Index và lãi suất huy động vẫn giữ ở mức cao. Điều này giúp thị trường chứng khoán duy trì sức hấp dẫn so với kênh gửi tiết kiệm trong nửa cuối năm 2024”, báo cáo nêu rõ.

VNDirect duy trì dự phóng lợi nhuận 2024 các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ trong kịch bản tích cực.

Thêm vào đó. nhóm phân tích kỳ vọng tăng trưởng EPS của thị trường sẽ phục phồi mạnh mẽ trong năm nay từ mức nền thấp của năm 2023 nhờ hoạt động sản xuất và thương mại phục hồi mạnh mẽ hơn (PMI của Việt Nam trong tháng 6 đạt 54,7, cao hơn kỳ vọng. Hơn nữa, thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2024 và mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn vào năm 2024 hỗ trợ kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng sẽ là động lực tăng trưởng EPS của thị trường.

VNDirect: VN-Index có thể chạm mốc 1.600 điểm vào cuối năm 2025- Ảnh 1.

Báo cáo VNDirect

Nửa cuối năm 2024, VNDirect giữ nguyên dự báo chỉ số chính có thể đạt 1.350 điểm vào cuối năm trên kịch bản cơ sở.

Nhìn xa hơn, trong trường hợp tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục cải thiện, VNDirect dự báo GDP 2025 của Việt Nam tăng trưởng 6,5-7,0% so với cùng kỳ, động lực tăng trưởng đến từ tiêu dùng nội địa và đầu tư khu vực tư nhân. Lợi nhuận trong năm 2025 các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE sẽ tăng trưởng từ 15-17% nhờ xu hướng cải thiện tích cực của nền kinh tế.

Dự báo về điểm số của chỉ số chính vào năm 2025, nhóm phân tích lạc quan cho rằng VN-Index sẽ đạt 1.580 – 1.600 điểm cuối năm 2025 tương ứng P/E mục tiêu đạt 14,8x ~P/E trung bình 5 năm.

VNDirect: VN-Index có thể chạm mốc 1.600 điểm vào cuối năm 2025- Ảnh 2.

2 Likes

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng nửa cuối năm 2024 sẽ là “chân của con sóng thăng hoa”

Áp lực cung không quá lớn nhưng lực cầu không đủ khiến thị trường “đứt” xu hướng tăng kể từ cuối năm 2023. Dù vậy, đánh giá về bức tranh thị trường chứng khoán sắp tới, các chuyên gia cho rằng nửa cuối năm 2024 sẽ là “chân của con sóng thăng hoa” của thị trường.

VN-Index có phiên 24/7 “xanh” trở lại sau chuỗi giảm điểm. Tuy nhiên, nhìn chung diễn biến thị trường vẫn giằng co, áp lực cung không quá lớn và lực cầu không đủ, khiến thị trường vẫn trong vùng nguy hiểm, nhất là mốc hỗ trợ 1.250 điểm bị thủng làm cho thị trường đang trở nên khó đoán định.

Chỉ số chính biến động tiêu cực

Tính từ vùng đỉnh ngắn hạn ngày 9/7, VN-Index đã đánh rơi hơn 60 điểm (-5,3%). Giá trị vốn hóa HoSE cũng theo đó “bốc hơi” khoảng 253.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD) xuống còn khoảng 5 triệu tỷ đồng chỉ sau 2 tuần giao dịch.

“Trong ngắn hạn, xu hướng thị trường trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index không giữ được vùng hỗ trợ quan trọng quanh 1.250 điểm và chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá 1.200-1.220 điểm, tương ứng vùng giá trung bình 200 phiên cũng như vùng giá cao nhất năm 2018, đây cũng là vùng giá trung bình trong 5 năm qua”, theo Chứng khoán SHS.

image

Lý giải về nguyên nhân thị trường giảm mạnh, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh Tp. HCM Chứng khoán DSC cho biết chỉ số chính của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam biến động tiêu cực sau số liệu cho vay margin được các công ty chứng khoán công bố ở mức cao kỷ lục.

Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý II/2024 tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm.

“Điều này đồng nghĩa với việc khi VN-Index biến động theo chiều hướng kém tích cực khiến tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, thậm chí FOMO cuốn theo hiệu ứng đám đông”, ông Huy nhận xét.

Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh trước thông tin nợ xấu đang có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã lên gần 5%, nếu bao gồm nợ tiềm ẩn có khả năng thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC,… thì con số tỷ lệ nợ xấu khoảng 6,9%. Nhóm trụ cột bị bán mạnh là một trong nhiều nguyên nhân kích hoạt dòng tiền chốt lãi, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chính.

Bên cạnh đó, những yếu tố về rủi ro thay đổi chính sách, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh cũng khiến nhà đầu tư tỏ ra dè dặt “xuống tiền” bắt đáy.

Động lực mới cho giai đoạn cuối năm

Dù vậy, đánh giá về bức tranh TTCK sắp tới, ông Nguyễn Đông Hải, Phó chủ tịch HĐQT Chứng khoán Thành Công, Tổng giám đốc Quản lý quỹ TCAM cho rằng nửa cuối năm 2024 là “chân của con sóng thăng hoa” của TTCK.

Ông Hải phân tích, chứng khoán có chu kỳ và chu kỳ này rất rõ nét, là chu kỳ 4 năm. Nhìn lại TTCK 2017, 2020 và 2023-2024 mỗi mốc tương ứng với một chu kỳ 4 năm, có thể có liên quan sự kiện trên thế giới như bầu cử Tổng thống Mỹ. Giữa năm 2016, VN-Index hơn 500 điểm, tạo đỉnh 1.200 điểm vào 2018, rồi lại giảm về 600 điểm vào 2020, từ năm 2020 đến 2022 lên đỉnh mới 1.500 điểm. Từ đỉnh cao 1.500 lại có đợt giảm mạnh về tới gần 900 điểm vào cuối 2022. Hiện tại thì đang loanh quanh 1.250 điểm.

Theo ông Hải, chu kỳ 4 năm đã bắt đầu từ 2023 nhưng điểm thăng hoa chưa xảy ra. Có thể sẽ xảy ra vào cuối năm 2024 và năm 2025. Lý do vì chu kỳ hạ và giảm lãi suất toàn cầu đang bắt đầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 6 – đây là “phát súng” đầu tiên.

“Phát súng” thứ hai, mạnh hơn sẽ vào cuối năm nay, có lẽ là từ Fed giảm lãi suất, sẽ là sự dẫn dắt cho nguồn tiền giá rẻ trở lại TTCK. Với bức tranh vĩ mô sáng, nên nhìn cho 6 tháng cuối năm, sẽ là chân con sóng thăng hoa của TTCK.

Tương tự, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam nhìn nhận câu chuyện Fed giảm lãi suất với xác suất giảm lãi suất khả năng cao diễn ra vào cuối tháng 9 tới là động lực lớn nhất cho TTCK.

Động lực thứ hai đến từ yếu tố trong nước liên quan tới nội lực nền kinh tế Việt Nam. Thời gian qua, đà phục hồi kinh tế có chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm, quý IV có thể sẽ tăng trưởng không cao nhưng nhìn chung bức tranh kinh tế Việt Nam trong cả năm 2024 có tăng trưởng tốt.

Động lực thứ ba đến từ câu chuyện áp lực tỷ giá sớm hạ nhiệt trở lại. Từ đầu năm đến nay, áp lực tỷ giá tăng, nhà đầu tư ngoại rút vốn khỏi TTCK Việt Nam nhiều. Khi áp lực tỷ giá giảm, khối ngoại sẽ bớt rút ròng hoặc sớm trở lại mua ròng.

Động lực thứ tư đến từ đà tăng trưởng của nhóm cổ phiếu 6 tháng cuối năm. Quý IV có thể tăng trưởng chậm hơn so với các quý khác trong năm nhưng vẫn là tăng trưởng dương. Định giá doanh nghiệp vẫn trở nên nên hấp dẫn, mức P/E quanh 12 lần khá thấp. Lợi suất thị trường đang hấp dẫn hơn, lợi suất của nhà đầu tư trên TTCK đang cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Dự báo 6 tháng cuối năm, lãi suất tiết kiệm nhích tăng nhẹ nhưng chưa phải là động lực mạnh hút dòng tiền.

Theo đó, nhà đầu tư chú ý phân bổ tài sản vào 2 nhóm cổ phiếu chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Đối với ngắn hạn, nên ưu tiên chọn cổ phiếu beta cao (biến động cao) là ngân hàng, chứng khoán. Quý III, VN-Index được nhận định tăng trưởng khả quan phù hợp cho đầu tư ngắn hạn “lướt sóng”. Đến quý IV, thị trường có thể có nhịp điều chỉnh, là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy mua vào cổ phiếu tốt. Nhà đầu tư ngắn hạn không phải ai cũng có thể “lướt sóng” khi kinh tế phục hồi, nên dành tỷ trọng cho cổ phiếu có hồi phục vượt trội.

Với đầu tư dài hạn, nhà đầu tư phân bổ phần lớn tỷ trọng cho nhóm cổ phiếu có đà tăng trưởng ổn định như dịch vụ dầu khí và công nghệ.

Cẩn trọng với các rủi ro

Trả lời câu hỏi của NCĐT, ông Lu Hui Hung, Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng (PHFM) cho biết, PHFM kỳ vọng thị trường trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 vẫn duy trì xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn giai đoạn trước. Nguyên nhân là do các yếu tố tác động như: mặt bằng chung định giá không còn hấp dẫn như hồi đầu năm dẫn đến tiềm năng tăng giá chung bị hạn chế, lãi suất được điều chỉnh tăng dần trong giai đoạn gần đây, đồng nội tệ suy yếu hơn so với kỳ vọng trước đó, cũng như việc dự đoán các biến động kinh tế chính trị toàn cầu trở nên khó khăn hơn.

“Mặc dù việc tăng trưởng về chỉ số có thể ở mức hạn chế nhưng chúng tôi tin rằng với việc tập trung nghiên cứu và lựa chọn cổ phiếu tốt một cách chủ động thì hiệu quả đầu tư của các quỹ vẫn được kỳ vọng vượt trội hơn so với chỉ số trong giai đoạn nửa cuối năm này”, ông Lu Hui Hung chia sẻ.

image

Bên cạnh đó, Đại diện của PHFM cũng chỉ ra một số yếu tố tích cực đến từ nền kinh tế cũng củng cố thêm kỳ vọng tăng trưởng thị trường trong thời gian tới. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2024 được dự đoán tăng trưởng 2 con số so với mức giảm của năm ngoái, điều này góp phần cải thiện tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.

Thêm vào đó, xu hướng nới lỏng tiền tệ toàn cầu cũng dự đoán được áp dụng để giúp nền kinh tế phục hồi sau suy thoái. Thị trường bất động sản nhà ở đã chạm đáy và có dấu hiệu hồi phục sớm. Việc sớm triển khai ba luật bất động sản mới cũng được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy niềm tin thị trường và giảm bớt những nút thắt trong ngành. Ngoài ra, ngành tài chính cũng được hưởng lợi khi thị trường bất động sản được cải thiện. Đây chính là 2 nhóm ngành có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

“Nhà đầu tư vẫn cần đánh giá một cách cẩn trọng các rủi ro kinh tế chính trị trước khi đưa ra các quyết định đầu tư như kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, dấu hiệu suy thoái ở các nước phát triển và những căng thẳng địa chính trị bất ngờ khác mà không dự đoán được”, Tổng Giám đốc PHFM chia sẻ.

image

Kỳ vọng tích cực

Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Hoài Thu, CFA, Tổng Giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán, VinaCapital cũng chia sẻ với NCĐT về những triển vọng của thị trường chứng khoán nửa cuối năm cũng như những rủi ro cần chú ý.

Ở chiều tích cực, nhiều yếu tố vẫn đang hỗ trợ cho xu hướng thị trường. Đầu tiên, kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh hơn kỳ vọng. Với việc GDP tăng trưởng 6,9% trong quý II và 6,4% trong nửa đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra kịch bản tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 đạt 6,5 - 7%, so với mục tiêu 6 - 6,5% hồi đầu năm.

Kế đến, nhiều dự báo cho thấy FED sẽ bắt đầu giảm lãi suất trong thời gian tới, mức giảm lúc đầu có thể không nhiều nhưng các nhà đầu tư sẽ nhìn nhận đó là bước chuyển lớn về chính sách tiền tệ của Mỹ. Cuối cùng, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2025 như mục tiêu đề ra, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút được dòng tiền từ các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi.

Theo bà Thu, các doanh nghiệp niêm yết có thể đạt được kết quả kinh doanh tích cực trong cả năm 2024. “Đối với danh mục các cổ phiếu mà VinaCapital theo dõi, chiếm khoảng 90% vốn hóa thị trường, chúng tôi dự báo tăng trưởng tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp này có thể đạt khoảng 21% trong cả năm 2024. Trong quý I vừa rồi, mức tăng này là 13%. Do đó, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ cao hơn trong các quý sau của năm”, bà Thu chia sẻ.

Về phía rủi ro, mặc dù thị trường chứng khoán vẫn còn có thể chịu ảnh hưởng của áp lực tỉ giá và lãi suất, Đại diện VinaCapital cho rằng áp lực này sẽ dần giảm bớt trong 6 tháng cuối năm. Do đó, mặc dù có thể có những thời điểm biến động, kỳ vọng xu hướng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tích cực trong thời gian tới.

1 Likes

Ông Trịnh Văn Quyết: Giá trị thực của FLC là rất lớn, nếu bán được 30% vốn FLC có thể sớm khắc phục hậu quả

Ông Trịnh Văn Quyết: Nhiều tài sản đang thế chấp ở ngân hàng, nếu bán được 30% vốn FLC có thể sớm khắc phục hậu quả

Đáng chú ý, Trịnh Văn Quyết cho rằng trong số tài sản riêng có giá trị nhất là 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC. Ông đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

Sáng 25/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội đề nghị tiếp tục phần xét hỏi với bị cáo Trịnh Văn Quyết để làm rõ hơn vụ việc.

VKS hỏi, đến thời điểm hiện tại bị cáo mới nộp hơn 5% giá trị thiệt hại của vụ án, phương án khắc phục tiếp theo là gì?

Bị cáo Quyết cho biết, kể từ khi bị bắt vào ngày 29/3/2022 về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã xác định số tiền bồi thường có thể lên đến gần 700 tỷ đồng. Trong khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo xin sớm dùng tài sản để khắc phục hậu quả.

Sau đó, bị cáo đã quyết định bán “đứa con tâm huyết nhất” là hãng hàng không Bamboo Airway. Số tiền hơn 200 tỷ thi được đã được gia đình khắc phục, còn 500 tỷ sau khi được đối tác thanh toán cũng sẽ được nộp ngay vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng.

Như vậy, bị cáo xác định sau khi bán xong hãng hàng không Bamboo Airway đã khắc phục được hậu quả cho tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Tuy nhiên, trong năm 2023, bị cáo tiếp tục bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đó, bị cáo quyết định sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân ước tính gần 5.000 tỷ đồng đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Trịnh Văn Quyết cho biết đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.

Đáng chú ý, Trịnh Văn Quyết cho rằng trong số tài sản riêng có giá trị nhất là 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC. Ông đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

“Theo ước tính của tôi, giá trị thực (không tính giá trị cổ phiếu) của FLC là rất lớn vì Tập đoàn sở hữu nhiều tài sản có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong đó 5.000-6.000 phòng khách sạn 5 sao của FLC cũng giá trị hàng tỷ USD. Nếu bán có thể thu được hàng chục nghìn tỷ”, ông Quyết cho hay.

Khi được VKS hỏi, tài sản của FLC có thế chấp tại ngân hàng không, Trịnh Văn Quyết cho biết có tài sản thế chấp, nhưng cơ bản là tài sản thuộc sở hữu của FLC.

Tính đến thời điểm hiện tại, bị cáo cho biết đã khắc phục được 240 tỷ đồng. Ông Quyết cũng trình bày bản thân luôn đau đáu tìm mọi biện pháp để khắc phục hậu quả. Bị cáo cũng nhiều lần xin và thông qua luật sư gửi đơn nhưng chưa được giải quyết. Với tài sản tích luỹ trong 20 năm cùng với sự thành khẩn, bị cáo mong muốn được HĐXX tạo điều kiện.

Sau khi lắng nghe ý kiến của bị cáo, HĐXX cho biết sẽ xem xét những đề xuất trên.