Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Cập nhật KQKD ngân hàng Quý 2/2024: Techcombank, LPBank, PGBank

Hiện những ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo tài chính quý 2/2024 đều ghi nhận những kết quả kinh doanh tích cực.

Techcombank (TCB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế ngân hàng mẹ quý 2/2024 đạt 8.122 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 2/2024 là 7.827 tỷ đồng, tăng 38,5% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục theo quý của Techcombank.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Techcombank là 15.628 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản Techcombank đạt 908.307 tỷ đồng, tăng 6,9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 14,2% lên 592.083 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 6%, đạt 481.860 tỷ đồng.

Tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) sụt giảm từ 40% hồi đầu năm xuống còn 37,5% cuối tháng 6/2024. Nợ xấu cuối quý 2 tại Techcombank là 7.287 tỷ đồng, tăng 21,5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay khách hàng từ 1,16% (đầu năm) nhích lên 1,23% (cuối tháng 6). Tỷ lệ dự phòng bao phủ nợ xấu ngân hàng đạt 101%.

photo-1721624937049

LPBank (LPB): Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm đạt 5.919 tỷ đồng, tăng 142% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/6/2024, tổng tài sản LPBank là 442.583 tỷ đồng, tăng 15,6% so với cuối năm 2023. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 15,2% trong 6 tháng đầu năm, đạt 317.395 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 21,4%, đạt 288.098 tỷ đồng.

Nợ xấu cuối tháng 6 của LPBank ở mức 5.482 tỷ đồng, tăng 48,6% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay từ 1,34% tăng lên 1,73%.

photo-1721625409152

PGBank (PGB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý 2/2024 đạt 151 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6% so với quý 2/2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế ngân hàng đạt gần 268 tỷ đồng, giảm 6,6% so với cùng kỳ, đạt 48% kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 (kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 554 tỷ đồng, tăng 58% so với năm 2023).

BaoVietbank cũng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 25,79 tỷ đồng, tăng 4,42% so với cùng kỳ, trong đó, riêng quý 2 đóng góp 17,5 tỷ đồng.

Từ 1/8, nhân viên môi giới nhà đất phải có chứng chỉ, hết thời làm tự do

Cá nhân thực hiện hoạt động môi giới bất động sản (BĐS) không được hành nghề tự do mà phải hành nghề trong 1 doanh nghiệp, phải có chứng chỉ hành nghề. Bộ Xây dựng triển khai tổ chức các kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS.

Để thị trường BĐS vận hành an toàn và minh bạch, cần có cơ chế pháp luật ràng buộc vai trò và trách nhiệm của lực lượng môi giới BĐS trong việc tư vấn, cung cấp thông tin.

Đồng thời, việc này cũng nhằm bảo vệ lợi ích của người hành nghề, khuyến khích môi giới làm nghề chân chính. Bởi để gắn bó lâu dài với thị trường, bên cạnh chứng chỉ hành nghề, môi giới còn cần kinh nghiệm, trải nghiệm và liên tục cập nhật kiến thức mới với những yêu cầu ngày càng khắt khe.

Trước thực trạng này, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 (sửa đổi) đã được thông qua và có hiệu lực chính thức từ 1/8/2024. Luật này có nhiều điểm mới theo hướng siết chặt hoạt động môi giới BĐS.

Từ 1/8, môi giới bất động sản không được hành nghề tự do. Ảnh: Hồng Khanh

Cụ thể, Điều 61 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 quy định: cá nhân hành nghề môi giới BĐS phải có chứng chỉ hành nghề; phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS.

Điều này đồng nghĩa với việc, cá nhân không được hành nghề môi giới BĐS tự do như hiện nay (khoản 2 Điều 62 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 cho phép cá nhân có quyền kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập).

Cùng với đó, Điều 61 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 cũng quy định, cá nhân hành nghề môi giới BĐS được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ sàn giao dịch BĐS hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới BĐS.

Điều 48 Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 yêu cầu chủ đầu tư dự án, doanh nghiệp kinh doanh BĐS, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ BĐS nhận tiền thanh toán theo hợp đồng kinh doanh BĐS, hợp đồng kinh doanh dịch vụ BĐS từ khách hàng thông qua tài khoản mở tại tổ chức tín dụng trong nước hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam

Như vậy, đối với môi giới hoạt động trong các công ty BĐS, mọi thù lao, hoa hồng môi giới sẽ chuyển khoản qua ngân hàng.

Đối với việc cấp chứng chỉ môi giới, Bộ Xây dựng bắt đầu triển khai tổ chức các kỳ thi sát hạch và cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Phương thức tổ chức sẽ do Bộ Xây dựng giao hoặc ủy quyền trực tiếp cho một số đơn vị tổ chức kỳ thi, trong đó có Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Theo giới chuyên gia, những quy định mới của Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 sẽ loại bỏ nhiều môi giới BĐS không chuyên, tạo ra môi trường kinh doanh BĐS lành mạnh, minh bạch, theo đúng chủ trương của Chính phủ. Việc quy định chặt chẽ việc hoạt động môi giới, sàn giao dịch là điều kiện sàng lọc tự nhiên, tạo ra sự công bằng cho thị trường, để thị trường sẽ chỉ còn những môi giới đầy đủ kỹ năng và kinh nghiệm.

Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, vào thời kỳ cao điểm của thị trường BĐS, có khoảng từ 300.000-400.000 cá nhân hành nghề môi giới BĐS. Nhưng mới chỉ có khoảng 40.000 người có chứng chỉ môi giới BĐS, đã trải qua quá trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách bài bản và có chứng chỉ của sở xây dựng cấp.

Cho vay margin 9 tỷ USD, các công ty chứng khoán thu lãi kỷ lục bất chấp VN-Index sụt giảm

Trong quý 2, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của các CTCK ước đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn gần 8% so với quý trước. Đây là con số lớn nhất lịch sử mà nguồn thu này mang lại cho các CTCK trong một quý.

Quý 2 vừa qua chứng kiến VN-Index “chật vật” trước ngưỡng 1.300 điểm nhưng là khoảng thời gian hoạt động cho vay của các công ty chứng khoán diễn ra sôi động. Dư nợ cho vay toàn thị trường vào cuối quý ước tính đạt kỷ lục 225.000 tỷ đồng (9 tỷ USD), trong đó margin vào khoảng 218.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối quý 1 và là mức cao nhất từ trước đến nay.

Dư nợ cho vay tăng mạnh, các CTCK cũng “vớ bẫm”. Trong quý 2 vừa qua, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của các CTCK ước đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn gần 8% so với quý trước. Đây là con số lớn nhất lịch sử mà nguồn thu này mang lại cho các CTCK trong một quý, bất chấp VN-Index giảm nhẹ trong quý 2 (dao động trong vùng 1.245 - 1.285 điểm).

photo-1721729023919

Trong bối cảnh mảng tự doanh biến động thất thường theo thị trường, môi giới khó bứt phá do cạnh tranh gay gắt, nghiệp vụ cho vay đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Nguồn thu từ mảng này thường chiếm khoảng 25-40% doanh thu hoạt động, thậm chí là mảng đóng góp lớn nhất tại một số CTCK. Về lợi nhuận, lãi từ cho vay và phải thu đóng góp đến 75% tổng lãi trước thuế của các CTCK trong quý 2 vừa qua.

Nhìn chung, xu hướng “ngân hàng hóa” CTCK được dự báo sẽ ngày càng phát triển khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu. Trong khi đó, thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản là cổ phiếu để vay các CTCK lại đơn giản và linh hoạt hơn nhiều. Điều này đem lại lợi ích cho cả 3 bên (1) doanh nghiệp có thể giải quyết các nhu cầu cấp bách về vốn; (2) CTCK tăng quy mô cho vay nhanh chóng, đem lại nguồn thu lớn; (3) Ngân hàng giải quyết một phần tình trạng thừa vốn khi tăng trưởng tín dụng hạn chế.

Xét trên từng CTCK, đa phần top đầu đều ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu trong quý 2 tăng trưởng so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, so với quý đầu năm, bức tranh lại có sự phân hoá nhất định khi một số cái tên bị thu hẹp nguồn thu này, đáng chú ý có thể kể đến TCBS, VNDirect. Đây là điều khá bất ngờ khi dư nợ cho vay của TCBS đã tăng vọt lên mức kỷ lục xấp xỉ 1 tỷ USD sau quý vừa qua.

Ở chiều ngược lại, nhiều CTCK ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu tăng mạnh so với quý liền trước. Thậm chí, nguồn thu này của VPS, HSC, MBS, VPBankS, Vietcap còn lập kỷ lục kể từ khi hoạt động. Đáng chú ý, trong số này chỉ có duy nhất HSC có dư nợ tăng vọt sau quý 2 trong khi những cái tên còn lại gần như đi ngang so với thời điểm cuối quý 1.

photo-1721729045925

Rất khó lý giải cho sự biến động trái chiều kể trên. Một phần nguyên nhân có thể đến từ định hướng và chính sách cho vay tại các CTCK có sự khác biệt nhất định. Với một số CTCK tập trung làm “deal”, lãi suất cho vay có thể sẽ chênh lệch đáng kể so với mặt bằng lãi suất niêm yết. Bên cạnh đó, các công ty ưu tiên bán lẻ cũng tung ra nhiều sản phẩm vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu margin thời gian qua.

Loại bỏ các yếu tố trên, mặt bằng lãi suất cho vay margin tại các CTCK chủ yếu dao động quanh vùng 10-13,5% bất chấp lãi suất tiết kiệm và chi vay tại các ngân hàng đã duy trì ở mức rất thấp trong thời gian dài. Đây là điều dễ hiểu khi CTCK vẫn phải tìm cách bù đắp phần chi phí vốn cao trong giai đoạn trước đó.

Trong ngắn hạn, khó có thể kỳ vọng lãi suất margin giảm thêm khi lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu rục rịch tăng trở lại thời gian qua. Theo báo cáo mới đây, KBSV dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục xu hướng tăng 0,7-1% trong nửa cuối năm 2024. Áp lực tỷ giá được dự báo sẽ còn căng thẳng trong quý 3, trước khi hạ nhiệt vào quý 4 nhờ việc Fed hạ lãi suất cũng như nguồn ngoại tệ gia tăng từ kiều hối, xuất khẩu bước vào mùa cao điểm.

Với xu hướng lãi suất như trên, nếu dư nợ margin tiếp tục tăng, không loại trừ khả năng nguồn thu từ hoạt động cho vay của các CTCK sẽ còn phá kỷ lục trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi các CTCK vẫn còn nhiều dư địa để cho vay thêm khi tỷ lệ dư nợ cho vay Margin/VCSH vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh, cũng như mức an toàn theo quy định và hàng loạt kế hoạch tăng vốn đang được triển khai.

DXG: Lãi ròng 6 tháng 64 tỷ, tiến độ phát triển dự án chậm hơn kỳ vọng

Chứng khoán Vietcap (VCSC) vừa có chia sẻ thông tin sau cuộc họp gặp gỡ nhà đầu tư với CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) và CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS) vào ngày 23/7.

Theo đó, với DXS, lãi ròng sơ bộ quý 2/2024 đạt 39 tỷ đồng (tăng 25% so với quý trước). Còn 6 tháng đầu năm, lãi ròng DXS đạt 70 tỷ đồng, khả quan hơn so với khoản lỗ 58 tỷ đồng của cùng kỳ, chủ yếu do lượng giao dịch bất động sản cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

Đối với DXG, lãi ròng quý 2 đạt 33 tỷ đồng (tăng 5% so với quý trước). Còn 6 tháng đạt 64 tỷ đồng, cũng tăng 5% chủ yếu nhờ đóng góp từ lượng bàn giao tại các dự án Opal Skyline và Gem Sky World.

Nhìn chung, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo lãi ròng năm 2024 cho DXG (230 tỷ đồng, tăng 34% so cùng kỳ) do doanh số bán hàng và bàn giao tại Gem Sky World và lợi nhuận nửa đầu năm 2024 thấp hơn kỳ vọng.

Trong khi đó, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo lãi ròng năm 2024 cho DXS (190 tỷ đồng, so với khoản lỗ ròng 168 tỷ đồng vào năm 2023).

Trong một động thái gần đây, nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã bán ra 1 triệu cổ phiếu DXG vào ngày 8/7. Qua đó, tỷ lệ sở hữu của nhóm quỹ đã giảm từ 11,02% xuống còn 10,88% sau giao dịch.

Việc nhóm quỹ Dragon Capital diễn ra không lâu sau khi ông Lương Trí Thìn rời khỏi ghế Chủ tịch HĐQT DXG để đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược của Công ty kể từ ngày 3/7.

Thay thế ông Thìn ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT là ông Lương Ngọc Huy, Thành viên HĐQT vừa được bầu tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa qua. Ông Huy từng đảm nhiệm các chức năng liên quan đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty, bao gồm xúc tiến đầu tư và pháp lý đầu tư - xây dựng.

Bên cạnh đó, tại DXS cũng có sự biến động nhân sự gần đây khi ông Phạm Anh Khôi có đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT kiêm Thành viên Ủy ban Kiểm toán DXS và Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) kể từ ngày 19/7 với lý do cá nhân.

Ông giữ vai trò Thành viên HĐQT DXS từ tháng 1/2020 và Thành viên Ủy ban Kiểm toán từ tháng 10/2023 nhằm thay thế ông Dương Văn Bắc từ nhiệm từ tháng 5.

Ngoài các chức vụ tại DXS, ông Khôi đang giữ chức Tổng Giám đốc CTCP Dịch vụ Tài chính Bất động sản Tulip (FINA).

Bị hại trong vụ ROS: Người đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu, người xin cho bị cáo sớm về giải quyết hậu quả

Bị hại trong vụ ROS: Người đề nghị ông Trịnh Văn Quyết mua lại cổ phiếu, người xin cho bị cáo sớm về giải quyết hậu quả

Tại phiên toà, nhiều bị hại mong muốn HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ông Trịnh Văn Quyết.

Trong phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán diễn ra sáng ngày 24/7, sau khi luật sư hoàn tất xét hỏi với các bị cáo, HĐXX tiếp tục lấy ý kiến những người bị hại và người có liên quan.

Tại buổi làm việc, nhà đầu tư Vũ Xuân Hoà (Hà Nội) cho biết, ông mua cổ phiếu ROS trong giai đoạn năm 2018-2019 và hiện vẫn đang nắm giữ 1.300 cổ phiếu ROS.

Ông cho biết không quen biết bị cáo Trịnh Văn Quyết và những người liên quan, mục đích mua cổ phiếu là để đầu tư và gia tăng dần tỷ trọng cổ phiếu.

“Hiện cổ phiếu tôi đang nắm giữ vẫn chưa có thiệt hại. Tôi có mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt đối với ông Trịnh Văn Quyết, để anh về tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, cổ phiếu ROS tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán”, ông Hoà nêu ý kiến.

Cũng đưa ra ý kiến tại phiên toà, ông Võ Tây Nguyên (TP. Hồ Chí Minh) mua và nắm giữ 200 nghìn cổ phiếu ROS từ năm 2022. Ông Nguyên cho rằng cổ đông của FLC rất mệt mỏi vì đã ba năm không được giao dịch chứng khoán và mong muốn được bồi thường thiệt hại thoả đáng.

Nhà đầu tư Lưu Quang Hưng (Hà Nội) đang sở hữu 150 nghìn cổ phiếu ROS kể từ năm 2019-2020 cho biết bản thân chỉ được xác định là người liên quan đến vụ án, nhưng thực chất là người bị hại.

“Hiện cổ phiếu đã bị huỷ niêm yết và chúng tôi là người chịu thiệt hại. Do đó, tôi mong muốn HĐXX xác định lại, coi tất cả những cổ đông và người đang nắm giữ cổ phiếu ROS là bị hại”, ông Hưng trình bày.

Thêm vào đó, cá nhân ông mong muốn ông Trịnh Văn Quyết dùng tài sản mua lại cổ phần ROS với những người đã mua và đang bị “mắc kẹt”.

Tương tự, ông Lê Ngọc Nông (Đà Nẵng) trình bày, bản thân vừa là bị hại, vừa là người liên quan. Ông mua mã cổ phiếu ROS trong giai đoạn 2017-2022. Số cổ phiếu ông Nông còn nắm giữ hiện nay là hơn 667.000 cổ phiếu. Ông Nông đề nghị HĐXX trả lại quyền lợi công bằng cho nhà đầu tư và mong muốn nhận lại tiền bỏ ra, được lấy lại cả vật chất lẫn cả tinh thần.

Một nhà đầu tư khác sở hữu sở hữu cổ phiếu ROS mong muốn HĐXX sớm giải quyết vụ án. “Tôi mong HĐXX để ông Trịnh Văn Quyết về khắc phục hậu quả, vì tôi nghĩ rằng anh Quyết sẽ giải quyết nhanh và hiệu quả nhất”, người này bày tỏ mong muốn.

Trong phiên xét xử diễn ra vào ngày 23/7, bị cáo Trịnh Văn Quyết khẳng định trong trường hợp HĐXX tuyên án phải khắc phục số tiền trên sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Trịnh Văn Quyết cũng tiết lộ số tài sản “đóng băng” ước tính gần 5.000 tỷ đồng và đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.

Khi luật sư hỏi về phương án xử lý nếu bán toàn bộ tài sản vẫn không đủ khắc phục hậu quả, bị cáo Quyết cho biết sẽ tìm mọi cách. Hiện bị cáo mới được tạo điều kiện để bán “đứa con tâm huyết nhất” là hãng hàng không Bamboo Airways với số tiền thu được gần 200 tỷ đồng đã được gia đình khắc phục, 500 tỷ đồng tiếp theo sẽ được chuyển tiếp vào tài khoản cơ quan chức năng khi được đối tác thanh toán. Bị cáo cũng cho biết đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

Mới đây nhất, Lê Thị Ngọc Diệp - vợ ông Trịnh Văn Quyết đã thay mặt chồng nộp khắc phục hậu quả thêm 25,1 tỷ đồng, nâng tổng số tiền khắc phục hậu quả lên hơn 235 tỷ đồng.

VNDirect: VN-Index có thể chạm mốc 1.600 điểm vào cuối năm 2025

image

VNDirect duy trì dự phóng lợi nhuận 2024 các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ trong kịch bản tích cực.

Trong báo cáo triển vọng mới cập nhật, Chứng khoán VNDirect đánh giá rằng chênh lệch giữa tỷ suất thu nhập trên giá của VN-Index (E/P) và lãi suất huy động ở mức cao so với mặt bằng lịch sử.

Cụ thể, VNDirect cho biết chênh lệch giữa E/P và lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện nay khá lớn so với quá khứ cho thấy thị trường chứng khoán vẫn duy trì sức hấp dẫn so với kênh tiền gửi tiết kiệm. E/P của VN-Index khoảng 7% (tại ngày 28/06/2024) trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đạt gần 4,9%/năm.

Mặc dù lãi suất huy động đã dần tăng lên nhưng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong các quý tới sẽ giúp khoảng cách giữa E/P của VN-Index và lãi suất huy động vẫn giữ ở mức cao. Điều này giúp thị trường chứng khoán duy trì sức hấp dẫn so với kênh gửi tiết kiệm trong nửa cuối năm 2024”, báo cáo nêu rõ.

VNDirect duy trì dự phóng lợi nhuận 2024 các công ty niêm yết trên HOSE sẽ tăng trưởng 18% so với cùng kỳ trong kịch bản tích cực.

Thêm vào đó. nhóm phân tích kỳ vọng tăng trưởng EPS của thị trường sẽ phục phồi mạnh mẽ trong năm nay từ mức nền thấp của năm 2023 nhờ hoạt động sản xuất và thương mại phục hồi mạnh mẽ hơn (PMI của Việt Nam trong tháng 6 đạt 54,7, cao hơn kỳ vọng. Hơn nữa, thị trường bất động sản tiếp tục phục hồi trong nửa cuối năm 2024 và mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao hơn vào năm 2024 hỗ trợ kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng sẽ là động lực tăng trưởng EPS của thị trường.

VNDirect: VN-Index có thể chạm mốc 1.600 điểm vào cuối năm 2025- Ảnh 1.

Báo cáo VNDirect

Nửa cuối năm 2024, VNDirect giữ nguyên dự báo chỉ số chính có thể đạt 1.350 điểm vào cuối năm trên kịch bản cơ sở.

Nhìn xa hơn, trong trường hợp tăng trưởng kinh tế Việt Nam tiếp tục cải thiện, VNDirect dự báo GDP 2025 của Việt Nam tăng trưởng 6,5-7,0% so với cùng kỳ, động lực tăng trưởng đến từ tiêu dùng nội địa và đầu tư khu vực tư nhân. Lợi nhuận trong năm 2025 các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE sẽ tăng trưởng từ 15-17% nhờ xu hướng cải thiện tích cực của nền kinh tế.

Dự báo về điểm số của chỉ số chính vào năm 2025, nhóm phân tích lạc quan cho rằng VN-Index sẽ đạt 1.580 – 1.600 điểm cuối năm 2025 tương ứng P/E mục tiêu đạt 14,8x ~P/E trung bình 5 năm.

VNDirect: VN-Index có thể chạm mốc 1.600 điểm vào cuối năm 2025- Ảnh 2.

2 Likes

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng nửa cuối năm 2024 sẽ là “chân của con sóng thăng hoa”

Áp lực cung không quá lớn nhưng lực cầu không đủ khiến thị trường “đứt” xu hướng tăng kể từ cuối năm 2023. Dù vậy, đánh giá về bức tranh thị trường chứng khoán sắp tới, các chuyên gia cho rằng nửa cuối năm 2024 sẽ là “chân của con sóng thăng hoa” của thị trường.

VN-Index có phiên 24/7 “xanh” trở lại sau chuỗi giảm điểm. Tuy nhiên, nhìn chung diễn biến thị trường vẫn giằng co, áp lực cung không quá lớn và lực cầu không đủ, khiến thị trường vẫn trong vùng nguy hiểm, nhất là mốc hỗ trợ 1.250 điểm bị thủng làm cho thị trường đang trở nên khó đoán định.

Chỉ số chính biến động tiêu cực

Tính từ vùng đỉnh ngắn hạn ngày 9/7, VN-Index đã đánh rơi hơn 60 điểm (-5,3%). Giá trị vốn hóa HoSE cũng theo đó “bốc hơi” khoảng 253.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD) xuống còn khoảng 5 triệu tỷ đồng chỉ sau 2 tuần giao dịch.

“Trong ngắn hạn, xu hướng thị trường trở nên tiêu cực hơn khi VN-Index không giữ được vùng hỗ trợ quan trọng quanh 1.250 điểm và chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá 1.200-1.220 điểm, tương ứng vùng giá trung bình 200 phiên cũng như vùng giá cao nhất năm 2018, đây cũng là vùng giá trung bình trong 5 năm qua”, theo Chứng khoán SHS.

image

Lý giải về nguyên nhân thị trường giảm mạnh, ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh Tp. HCM Chứng khoán DSC cho biết chỉ số chính của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam biến động tiêu cực sau số liệu cho vay margin được các công ty chứng khoán công bố ở mức cao kỷ lục.

Theo thống kê, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối quý II/2024 tiếp tục phá kỷ lục, ước tính đạt khoảng 225.000 tỷ đồng, vượt xa giai đoạn đầu năm 2022 khi VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm.

“Điều này đồng nghĩa với việc khi VN-Index biến động theo chiều hướng kém tích cực khiến tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng, thậm chí FOMO cuốn theo hiệu ứng đám đông”, ông Huy nhận xét.

Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng bị bán mạnh trước thông tin nợ xấu đang có xu hướng tăng. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã lên gần 5%, nếu bao gồm nợ tiềm ẩn có khả năng thành nợ xấu, nợ xấu bán cho VAMC,… thì con số tỷ lệ nợ xấu khoảng 6,9%. Nhóm trụ cột bị bán mạnh là một trong nhiều nguyên nhân kích hoạt dòng tiền chốt lãi, ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường chính.

Bên cạnh đó, những yếu tố về rủi ro thay đổi chính sách, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh cũng khiến nhà đầu tư tỏ ra dè dặt “xuống tiền” bắt đáy.

Động lực mới cho giai đoạn cuối năm

Dù vậy, đánh giá về bức tranh TTCK sắp tới, ông Nguyễn Đông Hải, Phó chủ tịch HĐQT Chứng khoán Thành Công, Tổng giám đốc Quản lý quỹ TCAM cho rằng nửa cuối năm 2024 là “chân của con sóng thăng hoa” của TTCK.

Ông Hải phân tích, chứng khoán có chu kỳ và chu kỳ này rất rõ nét, là chu kỳ 4 năm. Nhìn lại TTCK 2017, 2020 và 2023-2024 mỗi mốc tương ứng với một chu kỳ 4 năm, có thể có liên quan sự kiện trên thế giới như bầu cử Tổng thống Mỹ. Giữa năm 2016, VN-Index hơn 500 điểm, tạo đỉnh 1.200 điểm vào 2018, rồi lại giảm về 600 điểm vào 2020, từ năm 2020 đến 2022 lên đỉnh mới 1.500 điểm. Từ đỉnh cao 1.500 lại có đợt giảm mạnh về tới gần 900 điểm vào cuối 2022. Hiện tại thì đang loanh quanh 1.250 điểm.

Theo ông Hải, chu kỳ 4 năm đã bắt đầu từ 2023 nhưng điểm thăng hoa chưa xảy ra. Có thể sẽ xảy ra vào cuối năm 2024 và năm 2025. Lý do vì chu kỳ hạ và giảm lãi suất toàn cầu đang bắt đầu. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã bắt đầu giảm lãi suất từ tháng 6 – đây là “phát súng” đầu tiên.

“Phát súng” thứ hai, mạnh hơn sẽ vào cuối năm nay, có lẽ là từ Fed giảm lãi suất, sẽ là sự dẫn dắt cho nguồn tiền giá rẻ trở lại TTCK. Với bức tranh vĩ mô sáng, nên nhìn cho 6 tháng cuối năm, sẽ là chân con sóng thăng hoa của TTCK.

Tương tự, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam nhìn nhận câu chuyện Fed giảm lãi suất với xác suất giảm lãi suất khả năng cao diễn ra vào cuối tháng 9 tới là động lực lớn nhất cho TTCK.

Động lực thứ hai đến từ yếu tố trong nước liên quan tới nội lực nền kinh tế Việt Nam. Thời gian qua, đà phục hồi kinh tế có chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chậm, quý IV có thể sẽ tăng trưởng không cao nhưng nhìn chung bức tranh kinh tế Việt Nam trong cả năm 2024 có tăng trưởng tốt.

Động lực thứ ba đến từ câu chuyện áp lực tỷ giá sớm hạ nhiệt trở lại. Từ đầu năm đến nay, áp lực tỷ giá tăng, nhà đầu tư ngoại rút vốn khỏi TTCK Việt Nam nhiều. Khi áp lực tỷ giá giảm, khối ngoại sẽ bớt rút ròng hoặc sớm trở lại mua ròng.

Động lực thứ tư đến từ đà tăng trưởng của nhóm cổ phiếu 6 tháng cuối năm. Quý IV có thể tăng trưởng chậm hơn so với các quý khác trong năm nhưng vẫn là tăng trưởng dương. Định giá doanh nghiệp vẫn trở nên nên hấp dẫn, mức P/E quanh 12 lần khá thấp. Lợi suất thị trường đang hấp dẫn hơn, lợi suất của nhà đầu tư trên TTCK đang cao hơn so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Dự báo 6 tháng cuối năm, lãi suất tiết kiệm nhích tăng nhẹ nhưng chưa phải là động lực mạnh hút dòng tiền.

Theo đó, nhà đầu tư chú ý phân bổ tài sản vào 2 nhóm cổ phiếu chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Đối với ngắn hạn, nên ưu tiên chọn cổ phiếu beta cao (biến động cao) là ngân hàng, chứng khoán. Quý III, VN-Index được nhận định tăng trưởng khả quan phù hợp cho đầu tư ngắn hạn “lướt sóng”. Đến quý IV, thị trường có thể có nhịp điều chỉnh, là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy mua vào cổ phiếu tốt. Nhà đầu tư ngắn hạn không phải ai cũng có thể “lướt sóng” khi kinh tế phục hồi, nên dành tỷ trọng cho cổ phiếu có hồi phục vượt trội.

Với đầu tư dài hạn, nhà đầu tư phân bổ phần lớn tỷ trọng cho nhóm cổ phiếu có đà tăng trưởng ổn định như dịch vụ dầu khí và công nghệ.

Cẩn trọng với các rủi ro

Trả lời câu hỏi của NCĐT, ông Lu Hui Hung, Tổng Giám đốc, Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Phú Hưng (PHFM) cho biết, PHFM kỳ vọng thị trường trong giai đoạn nửa cuối năm 2024 vẫn duy trì xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm hơn giai đoạn trước. Nguyên nhân là do các yếu tố tác động như: mặt bằng chung định giá không còn hấp dẫn như hồi đầu năm dẫn đến tiềm năng tăng giá chung bị hạn chế, lãi suất được điều chỉnh tăng dần trong giai đoạn gần đây, đồng nội tệ suy yếu hơn so với kỳ vọng trước đó, cũng như việc dự đoán các biến động kinh tế chính trị toàn cầu trở nên khó khăn hơn.

“Mặc dù việc tăng trưởng về chỉ số có thể ở mức hạn chế nhưng chúng tôi tin rằng với việc tập trung nghiên cứu và lựa chọn cổ phiếu tốt một cách chủ động thì hiệu quả đầu tư của các quỹ vẫn được kỳ vọng vượt trội hơn so với chỉ số trong giai đoạn nửa cuối năm này”, ông Lu Hui Hung chia sẻ.

image

Bên cạnh đó, Đại diện của PHFM cũng chỉ ra một số yếu tố tích cực đến từ nền kinh tế cũng củng cố thêm kỳ vọng tăng trưởng thị trường trong thời gian tới. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp năm 2024 được dự đoán tăng trưởng 2 con số so với mức giảm của năm ngoái, điều này góp phần cải thiện tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường.

Thêm vào đó, xu hướng nới lỏng tiền tệ toàn cầu cũng dự đoán được áp dụng để giúp nền kinh tế phục hồi sau suy thoái. Thị trường bất động sản nhà ở đã chạm đáy và có dấu hiệu hồi phục sớm. Việc sớm triển khai ba luật bất động sản mới cũng được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy niềm tin thị trường và giảm bớt những nút thắt trong ngành. Ngoài ra, ngành tài chính cũng được hưởng lợi khi thị trường bất động sản được cải thiện. Đây chính là 2 nhóm ngành có ảnh hưởng lớn đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

“Nhà đầu tư vẫn cần đánh giá một cách cẩn trọng các rủi ro kinh tế chính trị trước khi đưa ra các quyết định đầu tư như kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, dấu hiệu suy thoái ở các nước phát triển và những căng thẳng địa chính trị bất ngờ khác mà không dự đoán được”, Tổng Giám đốc PHFM chia sẻ.

image

Kỳ vọng tích cực

Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Hoài Thu, CFA, Tổng Giám đốc Khối Đầu tư Chứng khoán, VinaCapital cũng chia sẻ với NCĐT về những triển vọng của thị trường chứng khoán nửa cuối năm cũng như những rủi ro cần chú ý.

Ở chiều tích cực, nhiều yếu tố vẫn đang hỗ trợ cho xu hướng thị trường. Đầu tiên, kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhanh hơn kỳ vọng. Với việc GDP tăng trưởng 6,9% trong quý II và 6,4% trong nửa đầu năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra kịch bản tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 đạt 6,5 - 7%, so với mục tiêu 6 - 6,5% hồi đầu năm.

Kế đến, nhiều dự báo cho thấy FED sẽ bắt đầu giảm lãi suất trong thời gian tới, mức giảm lúc đầu có thể không nhiều nhưng các nhà đầu tư sẽ nhìn nhận đó là bước chuyển lớn về chính sách tiền tệ của Mỹ. Cuối cùng, nếu thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2025 như mục tiêu đề ra, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút được dòng tiền từ các quỹ đầu tư vào thị trường mới nổi.

Theo bà Thu, các doanh nghiệp niêm yết có thể đạt được kết quả kinh doanh tích cực trong cả năm 2024. “Đối với danh mục các cổ phiếu mà VinaCapital theo dõi, chiếm khoảng 90% vốn hóa thị trường, chúng tôi dự báo tăng trưởng tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp này có thể đạt khoảng 21% trong cả năm 2024. Trong quý I vừa rồi, mức tăng này là 13%. Do đó, tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết sẽ cao hơn trong các quý sau của năm”, bà Thu chia sẻ.

Về phía rủi ro, mặc dù thị trường chứng khoán vẫn còn có thể chịu ảnh hưởng của áp lực tỉ giá và lãi suất, Đại diện VinaCapital cho rằng áp lực này sẽ dần giảm bớt trong 6 tháng cuối năm. Do đó, mặc dù có thể có những thời điểm biến động, kỳ vọng xu hướng chung của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tích cực trong thời gian tới.

1 Likes

Ông Trịnh Văn Quyết: Giá trị thực của FLC là rất lớn, nếu bán được 30% vốn FLC có thể sớm khắc phục hậu quả

Ông Trịnh Văn Quyết: Nhiều tài sản đang thế chấp ở ngân hàng, nếu bán được 30% vốn FLC có thể sớm khắc phục hậu quả

Đáng chú ý, Trịnh Văn Quyết cho rằng trong số tài sản riêng có giá trị nhất là 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC. Ông đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

Sáng 25/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về các tội Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Hà Nội đề nghị tiếp tục phần xét hỏi với bị cáo Trịnh Văn Quyết để làm rõ hơn vụ việc.

VKS hỏi, đến thời điểm hiện tại bị cáo mới nộp hơn 5% giá trị thiệt hại của vụ án, phương án khắc phục tiếp theo là gì?

Bị cáo Quyết cho biết, kể từ khi bị bắt vào ngày 29/3/2022 về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã xác định số tiền bồi thường có thể lên đến gần 700 tỷ đồng. Trong khi làm việc với cơ quan điều tra, bị cáo xin sớm dùng tài sản để khắc phục hậu quả.

Sau đó, bị cáo đã quyết định bán “đứa con tâm huyết nhất” là hãng hàng không Bamboo Airway. Số tiền hơn 200 tỷ thi được đã được gia đình khắc phục, còn 500 tỷ sau khi được đối tác thanh toán cũng sẽ được nộp ngay vào tài khoản tạm giữ của cơ quan chức năng.

Như vậy, bị cáo xác định sau khi bán xong hãng hàng không Bamboo Airway đã khắc phục được hậu quả cho tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.

Tuy nhiên, trong năm 2023, bị cáo tiếp tục bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Do đó, bị cáo quyết định sẽ dùng toàn bộ tài sản cá nhân ước tính gần 5.000 tỷ đồng đang bị phong toả để khắc phục hậu quả. Trịnh Văn Quyết cho biết đây là toàn bộ tài sản tích luỹ trong hơn 20 năm lập nghiệp của bị cáo.

Đáng chú ý, Trịnh Văn Quyết cho rằng trong số tài sản riêng có giá trị nhất là 30% cổ phần tại Tập đoàn FLC. Ông đã đề nghị bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả nhưng vẫn chưa được chấp thuận.

“Theo ước tính của tôi, giá trị thực (không tính giá trị cổ phiếu) của FLC là rất lớn vì Tập đoàn sở hữu nhiều tài sản có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong đó 5.000-6.000 phòng khách sạn 5 sao của FLC cũng giá trị hàng tỷ USD. Nếu bán có thể thu được hàng chục nghìn tỷ”, ông Quyết cho hay.

Khi được VKS hỏi, tài sản của FLC có thế chấp tại ngân hàng không, Trịnh Văn Quyết cho biết có tài sản thế chấp, nhưng cơ bản là tài sản thuộc sở hữu của FLC.

Tính đến thời điểm hiện tại, bị cáo cho biết đã khắc phục được 240 tỷ đồng. Ông Quyết cũng trình bày bản thân luôn đau đáu tìm mọi biện pháp để khắc phục hậu quả. Bị cáo cũng nhiều lần xin và thông qua luật sư gửi đơn nhưng chưa được giải quyết. Với tài sản tích luỹ trong 20 năm cùng với sự thành khẩn, bị cáo mong muốn được HĐXX tạo điều kiện.

Sau khi lắng nghe ý kiến của bị cáo, HĐXX cho biết sẽ xem xét những đề xuất trên.

Đầu tư LDG của ông Nguyễn Khánh Hưng bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhà đầu tư “mắc kẹt” với hàng chục triệu cổ phiếu chất giá sàn

image

Bên nộp đơn là CTCP Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát.
Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần Đầu tư LDG.

Xét thấy có các căn cứ chứng minh CTCP Đầu tư LDG lâm vào tình trạng phá sản, Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai quyết định mở thủ tục phá sản với LDG có địa chỉ tại số 104/4, ấp Hòa Bình, xã Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Bên nộp đơn là CTCP Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát. Thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản là ông Nguyễn Trung Hưng.

Theo văn bản, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án ban hành quyết định mở thủ tục phá sản, chủ nợ phải liên hệ với Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai để biết quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để gửi giấy đòi nợ. Hết thời hạn này các chủ nợ không gửi giấy đòi nợ đến Tòa án thì được coi là từ bỏ quyền đòi nợ.

Cùng ngày, Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai cũng ra Quyết định chỉ định Công ty hợp danh quản lý tài sản Uy Nam làm doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là: CTCP Đầu tư LDG. Thương mại và Xây dựng Phúc Thuận Phát có trách nhiệm tạm ứng chi phí quản lý, thanh lý tài sản cho Uy Nam.

Cựu Chủ tịch HĐQT LDG Nguyễn Khánh Hưng bị khởi tố

Trước đó, vào ngày 30/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Khánh Hưng, Cựu Chủ tịch HĐQT LDG, sinh năm 1978 về tội “Lừa dối khách hàng” quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Các quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.

Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Hưng trong quá trình mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai liên quan dự án khu dân cư Tân Thịnh do Đầu tư LDG làm chủ đầu tư.

Liên quan đến việc ông Hưng bị bắt, đại diện Công ty CP Đầu tư LDG khẳng định, vụ việc trên vẫn đang trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Khánh Hưng đang tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra làm rõ các vấn đề liên quan. Sự việc trên chỉ liên quan đến dự án Khu dân cư Tân Thịnh tại Đồng Nai, không liên quan đến các dự án khác do LDG đầu tư phát triển.

Tuy nhiên, Bảo hiểm Xã hội huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai - nơi Công ty CP đầu tư LDG đặt trụ sở - cho biết hiện LDG nợ tiền bảo hiểm xã hội của người lao động khoảng 6 tỷ đồng, đứng đầu danh sách đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Ngoài ra, LDG còn nợ thuế và lương của nhiều nhân viên.

Ngoài việc bị bắt tạm giam nói trên, trong ngày 15/8/2023, ông Nguyễn Khánh Hưng đã bán hơn 2,6 cổ phiếu LDG mà không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch . Giao dịch này sau đó đã bị hủy bỏ, đồng thời cá nhân ông Hưng bị phạt hơn 500 triệu đồng. Sau giao dịch bán chui của Chủ tịch, cổ phiếu LDG đã giảm sàn liên tiếp 3 phiên.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, cổ đông LDG đã chất vấn ông Nguyễn Khánh Hưng về vi phạm giao dịch “chui” cổ phiếu LDG gây thiệt hại cho cổ đông, ông Nguyễn Khánh Hưng đã gửi lời xin lỗi sâu sắc tới cổ đông, khẳng định đây là sơ xuất cá nhân của mình và thư ký. Ông nhấn mạnh không có toan tính hay thủ thuật gì về vấn đề nay, đã làm việc với UBCKNN và nhận quyết định xử phạt.

Trên thị trường, cổ phiếu LDG trên sàn chứng khoán lập tức phản ứng tiêu cực với thông tin trên. Hiện, thị giá cổ phiếu này giảm sàn “trắng bên mua”, dừng ở mức giá 2.410 đồng/cp với lượng dư bán giá sàn “chất” lên tới 16 triệu đơn vị. Đây cũng là mức giá thấp nhất ghi nhận trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này.

Đầu tư LDG của ông Nguyễn Khánh Hưng bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhà đầu tư

Một youtuber nổi tiếng bị tố ‘lùa gà’ thông qua bán khóa học đầu tư chứng khoán, thu về 135 tỷ đồng

Đóng 5 triệu cho một khóa học của Hieu TV, học viên nhận về các video thu sẵn từ năm 2021, người dạy không tương tác gì thêm, học xong vẫn không biết nhìn bảng giá chứng khoán, không biết định giá cổ phiếu, mua bừa bãi bất chấp giá cả…

“Gần 27.000 thành viên tương đương doanh thu 135 tỷ đồng. Chuyển khoản trực tiếp không xuất hóa đơn, đổi tên tài khoản nhận học phí từ Nguyen Ngoc Hieu thành Nguyen Thi Ngoc The. Toàn bộ podcast, khoá học và các kênh Facebook, Instagram…không có một lời cảm ơn, chỉ là là một thái độ ban ơn” - đây là chia sẻ của một thành viên trong cộng đồng Review Hieu.TV mới được thành lập được 2 tuần nhưng đã thu hút hơn 8.100 thành viên tham gia, chủ yếu là học viên cũ của youtuber mang tên Hieu Nguyen (Hieu TV) có 850.000 người theo dõi.


Thông qua các video hàng trăm nghìn lượt xem trên youtube, Hieu TV thực hiện quảng bá các khoán học đầu tư chứng khoán

Các nội dung trên kênh youtube, Hieu TV chia sẻ về 2 mảng nội dung chính, đó là các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và thứ hai là những kinh nghiệm sống đã tích lũy được. Và thứ Hieu TV bán là các khóa học đầu tư chứng khoán trị giá 5 triệu đồng/khóa.

Cộng đồng Review Hieu.TV được thành lập do việc những góp ý về chất lượng khóa học đến từ học viên trong cộng đồng nơi Hieu TV làm chủ quản đều bị xóa bài viết hoặc tài khoản nếu viết theo chiều hướng bất lợi.

Khóa học 5 triệu không đáng đồng tiền

Theo chia sẻ từ nhiều học viên, họ phải bỏ ra 5 triệu đồng cho một khóa học trong 6 tháng từ các clip nhỏ giọt được thu sẵn từ năm 2021 và lượng kiến thức nhận về là không xứng đáng, có nhiều kênh dạy miễn phí những điều đó trên mạng.

“Một khoá học kéo dài 6 tháng, tiếng là đào tạo cho người mới bắt đầu nhưng học xong, học viên vẫn không biết thế nào là giao dịch T+2,5, không biết nhìn bảng giá chứng khoán, không biết định giá cổ phiếu, mua bừa bãi bất chấp giá cả. Một khoá học giới thiệu về đủ thứ chiến lược, triết lý đầu tư, nhưng ngay cả sản phẩm được khuyến nghị là ETF cũng không dạy cho học viên hiểu nó được vận hành ra sao, vẫn đi hỏi nó có chia cổ tức hay không… Một khoá học đầu tư cho người Việt nhưng người dạy thì nói chuyện ở Mỹ, ở Úc, kết thúc khoá học thì phủi tay, bỏ mặc học viên giữa dâu bể cuộc đời” - chia sẻ của một học viên trong cộng đồng.

Có bình luận còn cho rằng, khóa học này chỉ đáng giá 500.000 đồng.


Chia sẻ từ một số thành viên trong cộng đồng Review Hieu.TV

Ngoài ra, trong suốt thời gian trong cộng đồng Hieu TV, chủ kênh không tương tác hay trả lời bất kỳ câu hỏi nào của học viên. Tất cả những câu hỏi của học viên đều sẽ do học viên khác trả lời. Tất cả những thắc mắc, trăn trở về đầu tư cũng do học viên giải đáp cho nhau. Cũng chưa ai gặp người này ngoài đời, các buổi offline do học viên tổ chức cũng không xuất hiện.

Nghi vấn về hoàn thành nghĩa vụ thuế


Khoảng 135 tỷ đồng học phí, Hieu TV có thực hiện nghĩa vụ thuế?

Trên website bán khóa học, phía Hiếu TV để lại bình luận nội dung hướng dẫn người mua chuyển khoản vào tài khoản cá nhân mang tên Nguyen Thi Ngoc The tại Vietcombank. Trước đó, nhiều học viên thông tin chuyển khoản vào tài khoản Nguyen Ngoc Hieu. Với khoảng 27.000 học viên, ước tính doanh thu mang về là 135 tỷ đồng.

Từ đó, nhiều người thắc mắc rằng chủ kênh có thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước hay không?

Công ty chứng khoán lớn chi phối cuộc chơi margin

25 công ty chứng khoán lớn nhất ở Việt Nam thường xuyên chiếm trên 90% dư nợ của ngành. 10% dư nợ còn lại thuộc về khoảng 45 tổ chức khác.

Dữ liệu thống kê về quy mô margin tại 25 công ty chứng khoán lớn nhất cho thấy tổng giá trị giải ngân đến thời điểm cuối tháng 6/2024 đạt hơn 201.000 tỷ đồng. Đây là một kỷ lục mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kể từ khi thị trường tạo đáy cuối quý 4/2022, tổng margin tại nhóm 25 công ty chứng khoán lớn nhất trải qua 6 quý tăng trưởng liên tiếp. Mức tăng trong hai quý gần đây đạt quanh 21.000 tỷ đồng, tương đương quý thứ hai năm ngoái.

Việc nhóm 25 công ty chứng khoán lớn nhất thường xuyên chiếm trên 90% dư nợ của ngành có thể phản ánh bức tranh chung về margin của cả thị trường chứng khoán Việt Nam.

Sau khi vượt mức đỉnh thiết lập trước đó (hơn 160.000 tỷ đồng vào cuối quý 1/2022) trong quý đầu năm nay, dư nợ margin tiếp tục gia tăng xuất phát từ nhu cầu vốn lớn của nội khối. Đây là hiện tượng dễ đoán bởi nhà đầu tư trong nước đã chi ra hơn 2 tỷ USD mua ròng cổ phiếu, đóng vai trò nâng đỡ khi khối ngoại bán ra. Một phần vốn được sử dụng từ nguồn vay margin tại các công ty chứng khoán.

Miếng bánh margin của thị trường không ngừng lớn, song cơ hội lại không chia đều cho các bên. Những vận động trong nghiệp vụ cho vay tại các doanh nghiệp đang cho thấy một diễn biến khác lạ so với hình dung của số đông.

Doanh nghiệp lớn chi phối cuộc chơi margin
Hơn 90% dư nợ của thị trường nằm trong 25 công ty chứng khoán lớn nhất, gần 10% còn lại chia phần cho khoảng 45 tổ chức. Trong số 25 công ty chứng khoán này, thị phần của 10 cái tên dẫn đầu có phần áp đảo khi thường xuyên chiếm trên 2/3 giá trị giải ngân cho vay của cả nhóm.

Tại ngày 30/6, thị trường có 5 công ty chứng khoán có giá trị dư nợ đạt trên 10.000 tỷ đồng, tiếp tục là những cái tên quen thuộc như TCBS, SSI, HSC, VNDirect, VPS. Đây cũng là 5 tổ chức dẫn đầu về thị phần môi giới.

Số công ty có dư nợ trong khoảng 5.000 – 10.000 tỷ đồng tăng, song không mấy đột phá ngoại trừ “tân binh” là công ty con của ngân hàng như VPBankS, MBS, ACBS, VCBS.

Hiện dư nợ cho vay của VPBankS và MBS lần lượt là 9.823 tỷ đồng và 9.079 tỷ đồng. Đây có thể là hai nhân tố góp mặt vào nhóm đạt dư nợ trên 10.000 tỷ đồng những quý tới. Đặc biệt khi MBS thực hiện kế hoạch nâng vốn điều lệ.

Dòng tiền dồi dào từ ngân hàng

Sự vươn lên của nhóm doanh nghiệp trong hệ sinh thái ngân hàng đặt trong bối cảnh tiềm lực vốn của tập đoàn mẹ dồi dào đi kèm với thanh khoản lớn của toàn hệ thống.

Trong quý vừa qua, TCBS tiếp tục gia tăng khoảng cách với doanh nghiệp thứ hai về dư nợ margin – Chứng khoán SSI. Dư nợ cuối tháng 6 tại công ty con của Techcombank đạt 24.198 tỷ đồng, vượt qua kỷ lục 22.746 tỷ đồng của SSI ghi nhận cuối tháng 3/2022.

TCBS nằm trong số ít tổ chức trên thị trường duy trì phong độ tăng trưởng margin trong 4 quý liên tiếp, bất chấp những sóng gió của thị trường. 5 doanh nghiệp cũng đạt được kết quả này là HSC, VPBankS, ACBS, Kafi và Bảo Việt. Ngoài HSC, 4 cái tên còn lại đều thuộc hệ sinh thái tài chính – ngân hàng.

Kafi là mảng ghép mới liên quan gia đình ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch Ngân hàng VIB. Xuất hiện trên thị trường không lâu nhưng công ty chứng khoán này sớm điền tên vào Top 20 nhờ việc liên tục tăng vốn chủ. Tương tự, tăng trưởng của HSC và ACBS cũng là hệ quả từ việc tăng vốn.

Cẩm nang dành cho doanh nghiệp mới

Trở lại với xu hướng chung, tổng margin toàn thị trường tăng, nhưng ẩn sau bức tranh sáng là xu hướng phân hóa rõ nét. Nếu như 4 tổ chức dẫn đầu thị trường (TCBS, SSI, HSC, Mirae Assets) đã giải ngân thêm gần 14.400 tỷ đồng để cho vay thêm trong quý vừa qua, số khác lại đi lùi như VPS, Vietcap, KIS Việt Nam, BSC, SHS, Rồng Việt, VietinBank Securities.

Những đơn vị vừa kể trên đều là những tên tuổi lớn, hoạt động nhiều năm trong ngành. Việc đuối sức trên sân chơi thị phần môi giới là một trong những nguyên nhân chính khiến các đơn vị không thể đẩy mạnh được hoạt động margin.

Hiện, cấu trúc từ hoạt động margin của công ty chứng khoán có thể được chia gồm hai mảng là cho vay cá nhân (bán lẻ) hoặc cho vay tổ chức, thương vụ (deal).

Margin và thị phần môi giới có tính chất bình thông nhau, còn hoạt động cho vay deal phụ thuộc lớn vào định hướng chiến lược tổ chức, khẩu vị giới chủ, lịch sử quan hệ và chất lượng tài chính doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao các tổ chức thực hiện đồng thời giải pháp đẩy mạnh mảng bán lẻ nhờ phí giao dịch và lãi vay.

Khi những tổ chức lớn xu hướng xa rời mảng cho vay deal để tập trung mảng bán lẻ thì nghiệp vụ này lại được nhóm tầm trung tận dụng để tìm kiếm dư địa tăng trưởng. Đây chính là hệ quả của việc margin của một số doanh nghiệp không đồng pha thị phần.

Còn với những tổ chức mới, tăng vốn là giải pháp thứ yếu để nâng cao sự cạnh tranh, đánh chiếm thị phần. Giải pháp ấy đã được minh chứng với VPBankS, Kafi, ACBS.

“Siêu dự án” 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tiến thêm bước quan trọng, triển vọng nào cho cổ phiếu các “đại gia” dầu khí?

KBSV đánh giá nhóm dầu khí thượng nguồn có triển vọng KQKD tích cực và cổ phiếu vẫn còn dư địa tăng giá.

Trong những tháng đầu năm 2024, dự án Lô B Ô Môn đã đạt được một số bước tiến khi nhà đầu tư MOECO đã đưa ra FID và PVN cũng đã ký kết được các thỏa thuận nền tảng bao gồm: GSPA (thỏa thuận mua bán khí giữa thượng nguồn và trung nguồn); GTA (thỏa thuận vận chuyển khí); GSA (thỏa thuận bán khí) cho riêng nhà máy Ô Môn 1. Các hợp đồng vẫn còn một ssoo vướng mắc khiến FID cho dự án đến chậm hơn so với kỳ vọng, trong đó, hợp đồng PPA là khó giải quyết nhất do giá khí mỏ Lô B quá cao, khiến giá điện quy đổi lên tới 2.500-3.000 VND/kWh.

Vào tháng 4/2024, Bộ Công Thương đã đưa ra Dự thảo đề xuất cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện cho các dự án trọng điểm gồm LNG Thị Vải, Lô B Ô Môn và Cá Voi Xanh. Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng cơ chế này nếu được thông qua sẽ giải quyết được vướng mắc mấu chốt cho dự án, giúp mở đường cho việc ký kết FID chính thức trong nửa sau năm 2024.

Dự án Lô B Ô Môn có tổng mức đầu tư khoảng 12 tỷ USD, trong đó lượng công việc cho nhóm thượng nguồn chiếm khoảng 7 tỷ USD, trung nguồn chiếm 1,3 tỷ USD và nhóm hạ nguồn (các nhà máy nhiệt điện) chiếm khoảng 3,7 tỷ USD. KBSV kỳ vọng các doanh nghiệp thượng nguồn sẽ có thể ghi nhận khối lượng công việc sớm nhất, ngay từ giai đoạn 2024-2025, với các gói thầu EPCI, dịch vụ giếng khoan và bọc ống.

Cùng với đó, giá dầu vẫn duy trì cao trong giai đoạn tới. Nguồn cung tàu xăng dầu toàn cầu vẫn đang trong trạng thái thắt chặt trong giai đoạn 2024 - 2025. KBSV duy trì giả định giá dầu Brent bình quân cho năm 2024 đạt 83 USD/thùng.

Về triển vọng các nhóm cổ phiếu dầu khí trong nửa cuối năm 2024, KBSV đánh giá nhóm thượng nguồn có triển vọng KQKD tích cực và vẫn còn dư địa tăng giá. Trong đó, KBSV nhận định PVD có triển vọng tươi sáng nhờ cung cầu giàn khoan toàn cầu thuận lợi giúp hỗ trợ giá cước cho thuê, giàn khoan mới kỳ vọng đi vào hoạt động từ quý 1 năm sau và thị trường E&P nội địa sôi động giúp mảng dịch vụ kỹ thuật giếng tăng trưởng mạnh. PVS thì sẽ hưởng lợi từ tăng trưởng mảng M&C nhờ các dự án lớn trong giai đoạn 2024-2028, tiềm năng trúng các gói thầu Fso/FPSO cho các dự án nội địa sắp tới và tiềm năng ghi nhận thêm backlog và cải thiện BLNG cho các dự án điện gió ngoài khơi.

Ngoài ra, giá cổ phiếu PVD và PVT đều chưa phản ánh hết tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. KBSV kỳ vọng các chỉ số định giá của 2 doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại do ngành dầu khí thế giới và tại Việt Nam đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới sau giai đoạn 10 năm trầm lắng.

Đối với nhóm trung nguồn, các doanh nghiệp có yếu tố cơ bản thuận lợi, nhưng thị giá đã dần phản ánh triển vọng tăng trưởng. Riêng PVT được KBSV đánh giá sẽ có động lực tăng trưởng từ kế hoạch mở rộng đội tàu tới năm 2025, mảng tàu dầu thô quốc tế có thể bù đắp sự suy giảm sản lượng nội địa và mảng tàu hóa chất/thành phẩm hưởng lợi từ căng thẳng tại kênh đào Suez.

Ngược lại, nhóm hạ nguồn được dự báo có kết quả kinh doanh không khả quan trong năm 2024. KBSV nhận định KQKD của nhóm hạ nguồn nhìn chung chưa cải thiện trong năm 2024. GAS bị ảnh hưởng bởi triển vọng tiêu thụ khí khô tiêu cực trong khi nguồn thu từ dự án LNG là chưa đáng kể trong năm 2024. Điểm sáng trong triển vọng đầu tư đối với GAS nằm ở mức tỷ suất cổ tức cao đột biến 7,4%, song có thể duy trì trong dài hạn. BSR cũng có khả năng bị tác động tiêu cực bởi kỳ bảo dưỡng lớn NMLD Dung Quất khiến sản lượng tiêu thụ giảm khoảng 12% và biên lọc dầu các sản phẩm chủ lực suy giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc NMLD Dung Quất có thể nâng công suất tối đa lên mức 114% sau kỳ bảo dưỡng và mức nền KQKD thấp trong năm 2024 hứa hẹn có thể tạo ra tăng trưởng lớn cho BSR từ năm sau.!

Làn sóng hàng nghìn nhà khởi nghiệp quay về làm nhân viên: Cuộc sống quá mệt mỏi, trở về đi làm thuê cho đời đỡ khổ

Tranh cãi đang nổ ra khi nhiều nhà khởi nghiệp không cảm thấy hối hận khi trở về làm nhân viên, trong khi số khác thì nằm chờ thời cho qua giai đoạn khó khăn, nung nấu ý định quay về làm ông chủ.

Cô Mehak Vohra là một nhà khởi nghiệp trẻ, đã bắt đầu xây dựng startup từ năm 2016 khi bỏ ngang đại học. Dự án Jamocha Media chuyên về truyền thông và Skillbank, chuyên về đào tạo marketing online là những thành quả mà Vohra xây dựng nên.

Thế nhưng đầu năm 2024, Vohra đã đóng cửa các startup của mình để trở về làm nhân viên marketing cho một tập đoàn công nghệ lớn. Đây là lần đầu tiên Vohra cảm nhận được việc không còn làm ông chủ nữa mà trở về làm nhân viên.

“Tôi chỉ muốn tạm nghỉ xả hơi thôi mà. Việc chỉ cần làm theo những nhiệm vụ được giao khá thoải mái so với thời khởi nghiệp trước đây”, cô Vohra cười nói.

Trên thực tế cô Vohra chỉ là một trong số hàng nghìn nhà khởi nghiệp từ bỏ startup của mình để quay về làm nhân viên trong năm qua. Thậm chí con số này còn được dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm nay vì tình hình khó khăn của nền kinh tế.

Làn sóng hàng nghìn nhà khởi nghiệp quay về làm nhân viên: Cuộc sống quá mệt mỏi, trở về đi làm thuê cho đời đỡ khổ- Ảnh 2.

Khởi nghiệp vì cái gì?

Số liệu của Pitchbook cho thấy nguồn vốn đầu tư của các quỹ mạo hiểm vào startup đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 10 năm qua, khiến hàng loạt nhà khởi nghiệp phải suy nghĩ lại về hướng đi của mình.

Năm 2023, khoảng 3.200 dự án startup được hỗ trợ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm đã phá sản và con số này dự kiến sẽ còn nhiều hỡn nữa trong năm nay.

Thậm chí một số chuyên gia còn nhận định viễn cảnh tươi đẹp của bong bóng khởi nghiệp đã bắt đầu chấm dứt từ năm 2022 và đây là giai đoạn khó khăn mới cho những startup.

“Ý tưởng trở thành ông chủ, tự mình khởi nghiệp chỉ đẹp khi bạn chưa thực sự bắt tay vào làm”, nhà sáng lập Ishita Arora của Dayslice từng gọi vốn được 6 triệu USD, cảnh báo những người mới muốn tham gia thị trường.

Tháng 12/2023, cô Arora cảm thấy startup của mình không thể đạt được những mục tiêu tăng trưởng như các nhà đầu tư và quỹ mạo hiểm kỳ vọng nên đã quyết định đóng cửa Dayslice, đồng thời hoàn lại số vốn còn lại cho mọi người.

“Tôi có rất nhiều bạn bè cũng khởi nghiệp và hầu hết bọn họ đều đang phải khốn khổ, mong ước được quay trở về làm nhân viên. Rõ ràng nếu nhìn từ góc độ hưởng thụ cuộc sống và có đủ giấc ngủ thì làm nhân viên sẽ dễ dàng hơn nhiều”, cô Arora thừa nhận khi quay trở về làm nhân viên cho hãng Instrument.

Tương tự, nhiều nhà khởi nghiệp trả lời BI rằng họ ưa thích cuộc sống nhân viên thoải mái và chẳng hề muốn trở lại những đêm mất ngủ với áp lực cực lớn khi còn làm khởi nghiệp.

“Tôi không thể cân bằng cuộc sống khi làm khởi nghiệp, có quá nhiều áp lực. Giờ đây khi làm nhân viên thì tôi lại có cuộc sống thoải mái hơn và chắc chắn là tôi chẳng hề hối hận khi từ bỏ đời startup”, cô Vohra cho biết.

Làn sóng hàng nghìn nhà khởi nghiệp quay về làm nhân viên: Cuộc sống quá mệt mỏi, trở về đi làm thuê cho đời đỡ khổ- Ảnh 3.

Thế rồi mức thu nhập của những người từ bỏ khởi nghiệp quay về làm nhân viên cũng khiến họ hài lòng thay vì phải đốt hết tiền cá nhân vào dự án startup của mình. Cho dù được định giá triệu USD, tỷ USD thì tài sản của những nhà sáng lập này chỉ nằm trên cổ phiếu mà không hiện thực hóa được bằng tiền hay chi tiêu thoải mái được.

“Giờ đây tôi có thể sống đời thoải mái, tiết kiệm tiền nghỉ hưu và trân trọng bản thân hơn. Chỉ một thứ đơn giản như chi tiền để đi massage thôi cũng đủ khiến tôi cảm thấy hạnh phúc hơn so với thời khởi nghiệp đầy áp lực, phải chi li đến từng đồng”, cô Vohra nói.

Đồng quan điểm, anh Jacek Prus, nhà sáng lập 2 startup về ẩm thực tại San Francisco cho biết mình không hối hận khi từ bỏ vị thế làm sếp để về làm nhân viên.

“Làm khởi nghiệp cô đơn lắm. Bạn là người duy nhất ở vị thế phải đưa ra các quyết định cuối cùng và tất cả mọi người đều trông chờ vào quyết định đó của bạn”, anh Prus than thở.

Hiện nhà sáng lập Prus đã trở thành nhân viên của Farmed Animal Funders với quan điểm mới rằng bản thân có thể đóng góp nhiều hơn nếu tham gia vào một tổ chức lớn thay vì khởi nghiệp đơn độc một mình.

Làn sóng hàng nghìn nhà khởi nghiệp quay về làm nhân viên: Cuộc sống quá mệt mỏi, trở về đi làm thuê cho đời đỡ khổ- Ảnh 4.

Nhiều nhà khởi nghiệp bỏ cuộc chơi để sống đời nhân viên thoải mái

“Trước khi khởi nghiệp thì bạn nên tự hỏi rằng mình làm điều này vì ý tưởng của mình thực sự khả thi và sáng tạo hay là chỉ vì bạn muốn chứng minh cho mọi người thấy cái tôi của bản thân, rằng mình có thể làm ông chủ?”, anh Prus khuyên nhủ.

Tôi muốn làm ông chủ

Tuy nhiên theo Business Insider (BI) một số nhà khởi nghiệp khác thì lại cảm thấy khó quay lại làm nhân viên vì đã quen với cuộc sống hối hả.

Giám đốc Sri Chandrasekar của Point72 Ventures cho biết áp lực khởi nghiệp và cuộc sống vội vã khiến việc trở thành nhân viên cực kỳ buồn chán với những người như anh.

“Khi bạn đã quen với guồng công việc khởi nghiệp thì rất khó để tái hòa nhập trở lại làm nhân viên. Mọi thứ trong tập đoàn lớn trở nên quá chậm với bạn, từ các cấp xét duyệt đến việc ra từng quyết định. Tôi đã chứng kiến nhiều bạn về làm nhân viên rồi lại trở lại khởi nghiệp vì không chịu nổi cuộc sống ở các công ty lớn. Họ thà làm ông chủ chứ không muốn phải phục vụ ai nữa”, anh Chandrasekar cho biết.

Đồng quan điểm, một số nhà cựu khởi nghiệp cho biết họ nhớ cuộc sống cũ và dự định sẽ xây dựng dự án mới sau quãng thời gian nghỉ ngơi làm nhân viên. Trong khoảng thời gian này, các nhà sáng lập sẽ học hỏi thêm kỹ năng mới và chờ đợi thị trường vốn đầu tư cho khởi nghiệp nóng trở lại.

Một nhà khởi nghiệp giấu tên khác thì nói với BI rằng anh nhớ cảm giác adrenalin chạy trong huyết quản khi áp lực công việc dồn dập trong quá trình làm startup, đồng thời cảm thấy buồn chán với việc làm nhân viên hiện nay.

“Làm nhân viên rất thoải mái và tôi có thể hiểu tại sao nhiều người bị dính vào cái bẫy này không thoát ra được”, nhà khởi nghiệp giấu tên cho biết.

Làn sóng hàng nghìn nhà khởi nghiệp quay về làm nhân viên: Cuộc sống quá mệt mỏi, trở về đi làm thuê cho đời đỡ khổ- Ảnh 5.

Một số khác thì nằm chờ thời để quay lại làm ông chủ

Hiện người đàn ông này dù có mức lương khá cao nhưng vẫn giữ cuộc sống đạm bạc như thời làm khởi nghiệp.

“Tôi không muốn bị dính bẫy cuộc sống thoải mái này dù kiếm được nhiều tiền. Tôi muốn khởi nghiệp, mở công ty và làm ông chủ”, người đàn ông nói với BI.

*Nguồn: BI

Công ty chuyên dạy làm giàu báo lỗ kỷ lục, dạy đầu tư BĐS nhưng mua trúng dự án vướng mắc pháp lý

Công ty của diễn giả chuyên dạy làm giàu báo lỗ kỷ lục, 3 đồng chi phí bán hàng đổi được 1 đồng doanh thu. Dự án bất động sản mới mua không thể sang tên, buộc phải tìm cách chuyển nhượng để thu hồi vốn.

CTCP Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang (HoSE: VLA) công bố kết quả kinh doanh quý II/2024 với doanh thu 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng lên tới 4,4 tỷ đồng (gấp hơn 3 lần doanh thu) khiến doanh nghiệp báo lỗ sau thuế 5,3 tỷ đồng - kỷ lục trong lịch sử hoạt động.

Năm 2024, VLA đặt mục tiêu 20 tỷ đồng doanh thu và 3 tỷ đồng lợi nhuận ròng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VLA mang về doanh thu 2,4 tỷ đồng và lỗ sau thuế 6,9 tỷ đồng, cách xa kế hoạch đề ra.


Nguồn: Tổng hợp

Về tình hình tài chính, tại thời điểm ngày 30/6, quy mô tài sản của VLA là 37,8 tỷ đồng, giảm 7,6 tỷ đồng so với ngày đầu năm. Trong đó, tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 13,2 tỷ đồng (giảm 6,8 tỷ đồng so với ngày đầu năm - bằng đúng khoản lỗ); 26,2 tỷ đồng phải thu, đều là thu từ cá nhân do cầm tiền tạm ứng kinh doanh và tài sản khác.

Ở phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu còn 36,7 tỷ đồng, công ty không có nợ vay.

Dạy làm giàu nhưng thua lỗ, dạy đầu tư BĐS nhưng mua đúng dự án dính pháp lý

Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Văn Lang tiền thân là công ty thành viên của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, được thành lập từ năm 2007.

Hiện nay, hoạt động chính của VLA là mở các khóa học dạy làm giàu, học phí từ học viên là nguồn thu chính của doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thành Tiến và ông Đặng Trọng Khang là 2 cổ đông lớn tại đây khi lần lượt sở hữu 11,47% và 24,95% cổ phần. Đây cũng là 2 diễn giả thường xuyên xuất hiện trên các trang mạng xã hội quảng bá về các khóa học đầu tư của mình.

Tháng 6 vừa qua, ông Tiến đã mua lại toàn bộ cổ phần của ông Khang cùng nhiều cá nhân khác để nâng tỷ lệ sở hữu lên 48,73% vốn điều lệ.


2 diễn giả dạy làm giàu Nguyễn Thành Tiến và Đặng Trọng Khang là cổ đông lớn tại VLA

Trước đó, doanh nghiệp này cũng trải qua năm 2023 kinh doanh kém sắc với doanh thu 11 tỷ đồng và lãi ròng 130 triệu đồng. Lý do được đưa ra bởi công ty vắng học viên, các khóa học đã tổ chức là: Chiến lược đầu tư bất động sản, Trí tuệ đầu tư 5.0, Bí quyết huy động vốn hiệu quả…

Dạy đầu tư bất động sản nhưng năm 2022 VLA có mua 1 khách sạn ở Quảng Ninh giá 18 tỷ đồng để làm văn phòng đại diện, đồng thời kinh doanh nhà hàng, khách sạn nhưng gặp vấn đề pháp lý. Dự án không thể sang tên về VLA, đồng thời hoạt động kinh doanh gặp khó khăn. Công ty phải thanh lý hợp đồng, thu hồi vốn và giải quyết các thủ tục bồi thường theo quy định.

Về phía ông Tiến, ông này nhận thù lao 110 triệu đồng trong 6 tháng, tương đương hơn 18 triệu đồng/tháng.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị đề nghị 24-26 năm tòo

Cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC - ông Trịnh Văn Quyết bị xác định là “chủ mưu” với “thủ đoạn mới, tinh vi, lợi dụng sơ hở của pháp luật để trục lợi đặc biệt lớn” song khắc phục "không đáng kể.

Chiều 26/7, tại TAND TP. Hà Nội, Viện Kiểm sát công bố bản luận tội, sau 4 ngày xét xử vụ án cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 đồng phạm.

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, 49 tuổi, bị Viện Kiểm sát đề nghị 19-20 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán và 5-6 năm về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hình phạt tổng hợp bị đề nghị 24-26 năm tù.

Hai em gái của ông Quyết bị truy tố cả hai tội danh trên, trong đó Trịnh Thị Minh Huế - cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC bị đề nghị tổng mức án 17-19 năm tù và Trịnh Thị Thúy Nga - cựu Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán BOS bị đề nghị 10-12 năm.

Bà Huế bị Viện Kiểm sát đánh giá “thực hành tích cực nhất”, giúp sức anh trai trong cả hai tội. Bà Huế trực tiếp nhận chỉ đạo của anh trai để thực hiện hoặc chỉ đạo lại các bị can khác thực hiện hành vi phạm tội. Bà Nga “thực hành tích cực” trong vai trò đồng phạm, giúp sức tích cực cho chủ mưu.

Ở tội Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán, ông Lê Công Điền - cựu Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước bị đề nghị 36-24 tháng tù; Dương Văn Thanh - cựu Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam bị đề nghị 24-30 tháng tù; Phạm Trung Minh - cựu Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, 18-24 tháng.

Ba cựu cán bộ này bị cáo buộc “biết rõ” hồ sơ của FLC Faros chưa đủ cơ sở xác định vốn 4.300 tỷ đồng nhưng vẫn chấp thuận là công ty đại chúng, đăng ký 430 triệu cổ phiếu ROS và đăng thông tin sai lệch này lên thị trường chứng khoán, khiến hơn 30.000 nhà đầu tư mua và bị thiệt hại 3.621 tỷ đồng.

Với bốn cựu cán bộ của sàn HoSE bị truy tố về Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Viện Kiểm sát đề nghị phạt 8-9 năm tù với ông Trần Đắc Sinh - cựu Chủ tịch HĐQT HoSE; 6-7 năm với ông Lê Hải Trà - cựu Phó Tổng Giám đốc thường trực HoSE; Trầm Tuấn Vũ - cựu Phó Tổng Giám đốc HoSE; 3-4 năm tù với bà Lê Thị Tuyết Hằng - Giám đốc Phòng quản lý và Thẩm định niêm yết HoSE.

Vụ FLC Faros niêm yết trót lọt: ‘Anh Trà’ chỉ đạo ‘không làm khó doanh nghiệp’

Các bị cáo này bị cáo buộc biết rõ các bất thường trong 4.300 tỷ đồng vốn của FLC Faros nhưng vì ông Sinh “có quan hệ” với ông Quyết nên đã đồng ý niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn HoSE trái pháp luật.

Về dân sự, Viện Kiểm sát kiến nghị tiếp tục duy trì các biện pháp kê biên phong tỏa tài sản của các bị cáo để đảm bảo thi hành án. Ông Quyết có trách nhiệm chính trong bồi thường thiệt hại, 7 đồng phạm bị cáo buộc cả hai tội danh như ông, phải liên đới chịu trách nhiệm.

Viện Kiểm sát đồng thời khuyến khích các bị cáo tiếp tục vận động gia đình nộp khắc phục hậu quả vụ án. Đến nay, ông Quyết đã nộp khoảng 237 tỷ đồng, các bị cáo còn lại nộp tổng cộng 6 tỷ đồng.

Từng tăng 2.700% sau 10 năm, một cổ phiếu bất ngờ quay đầu trượt dài sau khi hé lộ kết quả kinh doanh thất vọng

image

Một sản phẩm từng đem về hàng trăm tỷ doanh thu cho CAP trong mỗi quý, tuy nhiên gần đây mức doanh thu sụt mạnh còn vài tỷ đồng.
CTCP Lâm Nông sản Thực phẩm Yên Bái (mã chứng khoán: CAP) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 niên độ tài chính 2023-2024 (từ 1/10/2023 đến 30/9/2024). Riêng trong quý 3 NĐTC 23-24, doanh thu thuần giảm mạnh 66% so với cùng kỳ năm trước xuống 69 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính của sự sụt giảm doanh thu tới từ sản phẩm tinh bột sắn. Doanh thu từ sản phẩm này trong quý 3 chưa tới 8 tỷ đồng, giảm hơn 95% so với cùng kỳ niên độ trước và sụt gần 83% so với quý 2 liền trước đó. Xu hướng giảm doanh thu tinh bột sắn đã kéo dài trong 2 quý gần nhất. Giai đoạn trước, mảng này từng đem về hàng trăm tỷ doanh thu cho CAP trong mỗi quý.

Tương tự, doanh thu sản phẩm vàng mã cũng giảm hơn 4% so với cùng kỳ niên độ trước xuống hơn 10 tỷ. Trong khi đó, giấy đế xuất khẩu đem về hơn 50 tỷ trong kỳ này, tăng 74% so với cùng kỳ niên độ trước và tăng gần 4% so với quý liền trước.

photo-1721929709037

Giá vốn hàng bán giảm chậm hơn khiến biên lãi bị thu hẹp từ mức 34% trong quý 3 niên độ trước xuống 20% trong quý 3 niên độ này. Khấu trừ các chi phí liên quan, CAP báo lãi trước thuế 4 tỷ, giảm mạnh 92% so với cùng kỳ niên độ trước. LNST tương ứng giảm 94% xuống 3 tỷ.

Luỹ kế 9 tháng đầu niên độ tài chính 2023-2024, doanh thu thuần sụt giảm 34% so với cùng kỳ xuống 357 tỷ đồng. LNTT giảm 75% xuống 30 tỷ.

Niên độ tài chính 2023-2024, CAP lên mục tiêu doanh thu tăng trưởng cao lên 500 tỷ đồng (+26%) nhưng lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ khiêm tốn ở mức 70 tỷ, giảm gần 39% so với niên độ trước. Như vậy sau 3 quý đầu, công ty đã hoàn thành 71% kế hoạch doanh thu và gần 43% mục tiêu lợi nhuận.

Screen Shot 2024-07-26 at 00.48.42.png

photo-1721929681671

CAP được biết tới là doanh nghiệp sản xuất vàng mã hiếm hoi trên sàn chứng khoán, bên cạnh những cái tên như Hapaco (mã HAP), Fishipco (mã FSO) cũng có mảng kinh doanh vàng mã. CAP vẫn là cái tên được “săn đón” nhiều nhờ kết quả kinh doanh ổn định và cổ tức đều đặn với tỷ lệ cao. Đặc biệt, cổ phiếu CAP được biết tới là một trong những mã cổ phiếu tăng trưởng bền bỉ. Theo tính toán, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm (CAGR) giai đoạn 10 năm đạt khoảng 30%, thị giá tính trong 10 năm gần nhất đã tăng tới 2.700%. Cộng thêm cổ tức tiền mặt đều đặn, việc đạt mức sinh lợi nhuận đều đặn được đánh giá hoàn toàn có thể giúp nhà đầu tư có cả gia tài khổng lồ sau nhiều năm đầu tư.

Dù vậy, việc kết quả kinh doanh có xu hướng lao dốc một phần đã được phản ánh lên giá cổ phiếu. Lợi nhuận sau thuế của CAP đã giảm trong 2 quý gần nhất so với quý liên trước. Giá cổ phiếu sau khi băng băng lên đỉnh lịch sử vào giữa tháng 3 cũng bất ngờ quay đầu trượt dài cho tới hiện tại. Thị giá giảm gần 20% sau hơn 3 tháng về vùng 55.600 đồng/cp (đóng phiên 25/7).

Screen Shot 2024-07-26 at 00.16.22.png

Đáng nói, hoạt động chi trả cổ tức của CAP cũng ghi nhận khác biệt. Giai đoạn trước năm 2018 CAP chủ yếu trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ hàng chục phần trăm. Tuy nhiên vài năm trở lại đây bên cạnh duy trì cổ tức tiền mặt, CAP đồng thời chi trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông. Điều nay khiến lượng cổ phiếu lưu hành tăng lên nhanh chóng, áp lực cung lớn hơn dễ khiến cổ phiếu điều chỉnh mạnh.

photo-1721929652629

HBC và HNG bị hủy niêm yết bắt buộc

Ngày 26/07, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và cổ phiếu HNG của CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai.

Theo BCTC kiểm toán của HBC tại ngày 31/12/2023, Công ty đã lỗ lũy kế hơn 3,240 tỷ đồng, trong khi vốn điều lệ hơn 2,741 tỷ đồng. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020, cổ phiếu HBC của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ bị hủy bỏ niêm yết.

Trong khi đó, HNG của ông Trần Bá Dương bị hủy niêm yết bắt buộc là do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ thua lỗ trong 3 năm liên tiếp. Cụ thể, theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2021, 2022 và năm 2023, HNG lỗ ròng lần lượt hơn 1,119 tỷ đồng, hơn 3,576 tỷ đồng và hơn 1,098 tỷ đồng.

Do đó, HOSE sẽ thực hiện hủy niêm yết đối với cổ phiếu HBC và HNG theo quy định.

16 năm làm không bằng 2 năm “phá”

Tập đoàn Hòa Bình là một trong những công ty niêm yết sớm trên HOSE vào cuối năm 2006, Doanh nghiệp của ông Lê Viết Hải thời đó chỉ mang về doanh thu khoảng hơn 200 tỷ đồng. Chỉ 3 năm sau, công ty xây dựng này đã có doanh thu lần đầu vượt ngàn tỷ đồng vào năm 2009 và đỉnh cao lên tới hơn 18.6 ngàn tỷ vào năm 2019 trước khi có sự tụt dốc còn hơn 7.5 ngàn tỷ vào năm 2023.

Trong suốt giai đoạn từ năm 2006-2021 (16 năm), HBC lãi ròng tổng cộng hơn 3,353 tỷ đồng, trước khi có năm thua lỗ đầu tiên vào năm 2022 với khoản lỗ khủng gần 2,567 tỷ đồng và tiếp tục lỗ 1,111 tỷ đồng trong năm 2023.

KQKD HBC từ 2006-2023

Đáng chú ý, chỉ 2 năm HBC thua lỗ tới gần 3,678 tỷ đồng làm “bay màu” khoản lợi nhuận hơn 3,353 tỷ đồng có được trong suốt 16 năm qua của công ty xây dựng này.

Giá cổ phiếu HBC cũng ở mức thấp chỉ còn 7,250 đồng/cp, giảm 8% so với đầu năm, thanh khoản bình quân hơn 1.5 triệu cp/phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu HBC từ đầu năm 2024

Đối với HNG niêm yết HOSE vào tháng 07/2015, sau khi được ông Trần Bá Dương mua lại từ bầu Đức (Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HAGL) cũng không thể cứu vớt tình hình kinh doanh bết bát đến mức bầu Đức tuyên bố “HNG chỉ còn xương”. Ở thời điểm niêm yết (năm 2015) cũng là năm HNG có doanh thu cao nhất đạt hơn 4,700 tỷ đồng, lãi ròng hơn 724 tỷ đồng.

Sau đó, doanh nghiệp này bước vào thời gian lao dốc không phanh khi từ năm 2016 – 2023 (8 năm) chỉ duy nhất 2 năm có lãi vào năm 2017 (hơn 527 tỷ đồng) và năm 2020 (gần 21 tỷ đồng) còn lại là thua lỗ.

KQKD HNG từ 2015-2023

Trên thị trường, giá cổ phiếu HNG chỉ bằng ly trà đá, ở mức 4,660 đồng/cp, thanh khoản bình quân đạt hơn 4.4 triệu cp/phiên.

Diễn biến giá cổ phiếu HNG từ đầu năm 2024

DIC Corp (DIG) báo lãi cao nhất 10 quý nhưng dòng tiền kinh doanh âm hơn 1.200 tỷ

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp lãi trước thuế gần 48 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do quý đầu năm nay lỗ nặng.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã DIG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 với doanh thu thuần 821 tỷ đồng, tăng gần 410% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ hoạt động kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng căn hộ dự án CSJ, chuyển nhượng nhà xây thô dự án Đại Phước và Hậu Giang.

Sau khi trừ giá vốn và chi phí, DIC Corp lãi trước thhuế 168,8 tỷ đồng trong quý 2, gấp 9,8 lần cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 123 tỷ đồng, gấp gần 14 lần quý 2/2023 và là mức cao nhất trong vòng 10 quý, kể từ quý đầu năm 2022.

Mặc dù có lãi nhưng dòng tiền kinh doanh của DIC Corp lại âm nặng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản này ấm đến hơn 1.200 tỷ đồng trong quý 2, đột biến so với mức âm 108 tỷ cùng kỳ năm ngoái.

photo-1722107600309

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần đạt 822 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại giảm gần 60% so với nửa đầu năm ngoái, đạt 48 tỷ đồng, chủ yếu do quý đầu năm nay lỗ nặng. Với kết quả đạt được, DIC Corp đã thực hiện 26% kế hoạch doanh thu và 5% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Năm 2024, DIC Corp lên kế hoạch đầy tham vọng với mục tiêu doanh thu 2.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.010 tỷ đồng, lần lượt tăng 72% và 509% so với thực hiện 2023. Năm ngoái, doanh nghiệp bất động sản này cũng đặt mục tiêu kinh doanh rất cao nhưng sau đó đã vỡ kế hoạch đề ra.

Ban lãnh đạo DIC Corp cho biết, doanh nghiệp đã tiếp tục nỗ lực giải quyết các thủ tục pháp lý trong quý 2/2024 làm cơ sở hạch toán các chỉ tiêu vào 6 tháng cuối năm để đảm bảo lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.010 tỷ đồng.

Lợi nhuận năm 2024 của DIC Corp dựa trên kế hoạch kinh doanh và hạch toán từ việc chuyển nhượng sản phẩm tại các dự án: Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước (Đồng Nai); Khu nhà ở Lam Hạ Center Point (Hà Nam); Khu đô thị mới DIC Nam Vĩnh Yên City Vĩnh Phúc; Khu đô thị DIC Victory City Hậu Giang; Dự án Khu dân cư Hiệp Phước; Dự án Chung cư Vũng Tàu Gateway; Dự án CSJ giai đoạn 1.

Tại thời điểm ngày 30/6, tổng tài sản của DIC Corp đạt 18.444 tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm, trong đó có 2.975 tỷ đồng tiền gửi và các khoản tương đương. Chiếm phần lớn trong tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn (5.874 tỷ đồng) và hàng tồn kho (7.654 tỷ đồng).

Tính đến cuối quý 2, DIC Corp đã bỏ ra 3.824 tỷ đồng tạm ứng đền bù loạt dự án bất động sản như dự án Long Tân (2.401 tỷ đồng), dự án Bắc Vũng Tàu (851 tỷ đồng), dự án Chí Linh (140 tỷ đồng)… Ngoài ra, doanh nghiệp này cònrót 2.414 tỷ đồng cho dự án KĐT du lịch sinh thái Đại Phước, tăng 83% so với con số ghi nhận ở đầu năm.

Trên thị trường, cổ phiếu DIG đang dừng ở mức 24.300 đồng/cp, giảm 9% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt 14.800 tỷ đồng.

photo-1722107614064

1 Likes

‘Sướng’ như bankers: Nhân viên VIB được thưởng cổ phiếu trị giá 230 tỷ đồng, người Nam A Bank và Techcombank được mua cổ phiếu ESOP giá rẻ

VIB, Nam A Bank và Techcombank đồng loạt lên kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) nhằm tăng vốn điều lệ, đồng thời, khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

'Sướng' như bankers: Nhân viên VIB được thưởng cổ phiếu trị giá 230 tỷ đồng, người Nam A Bank và Techcombank được mua cổ phiếu ESOP giá rẻ- Ảnh 1.

Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB) vừa thông báo về chính sách phát hành cổ phiếu thưởng cho cán bộ nhân viên.

Nhà băng này sử dụng hơn 110 tỷ đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu để phát hành cổ phiếu thưởng cho nhân viên (ESOP), tương ứng tổng 11 triệu cổ phiếu. Nếu tính theo vùng giá 21.000 đồng mỗi cổ phiếu VIB duy trì từ đầu năm đến nay, số cổ phiếu thưởng này có trị giá hơn 230 tỷ đồng.

Danh sách cán bộ được nhận cổ phiếu thưởng của VIB bao gồm 1.918 người. Trong đó, số cổ phiếu mỗi người được thưởng dao động 1.000 đến 600.000 cổ phiếu, tùy chức vụ và hiệu quả làm việc. Tính trên 12.000 nhân sự đang làm việc tại VIB, khoảng 16% nhân sự nhà băng này được phát thưởng cổ phiếu trong đợt này.

Hiện, người được thưởng nhiều nhất là ông Lê Quang Trung - Giám đốc Khối nguồn vốn nhà băng, với gần 620.000 cổ phiếu, gấp hơn 4 lần Tổng giám đốc Hàn Ngọc Vũ. Tính theo giá chốt phiên ngày 26/7 là 20.900 đồng/cổ phiếu, ước tính giá trị thị trường của số cổ phiếu ông Trung được nhận sẽ rơi vào khoảng 12,9 tỷ đồng.

Trong năm 2023, ngân hàng đã phát hành 7,6 triệu cổ phiếu cho 1.700 nhân viên. Còn vào năm 2019, VIB cũng thực hiện phát hành 7,8 triệu cổ phiếu thưởng cho người lao động.

Ngoài VIB, Techcombank cũng đang lên kế hoạch phát hành ESOP. Nội dung phát hành ESOP năm 2024 chưa được nhắc đến trong tài liệu và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay.

Tuy nhiên, ngân hàng này đang rục rịch kế hoạch ESOP sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 70.450 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu kế hoạch ESOP mới được thông qua, vốn điều lệ của Techcombank sẽ sớm vượt mốc 70.450 tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô tăng vốn từ phát hành ESOP có thể sẽ không quá lớn.

'Sướng' như bankers: Nhân viên VIB được thưởng cổ phiếu trị giá 230 tỷ đồng, người Nam A Bank và Techcombank được mua cổ phiếu ESOP giá rẻ- Ảnh 2.

Trước đó, Techcombank đã phát hành 5,27 triệu cổ phiếu ESOP, thu về 52 tỷ đồng và đưa vốn điều lệ lên mức 35.225 tỷ đồng trong năm 2023. Vào năm 2022, ngân hàng cũng đã chào bán 6,3 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động. Từ năm 2018 - 2021, Techcombank luôn duy trì chương trình này.

Bên cạnh đó, Nam A Bank cũng vừa thông qua quy chế phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Nam A Bank dự kiến phát hành 50 triệu cổ phiếu ESOP với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thêm 500 tỷ đồng.

Tỷ lệ phát hành tương đương 4,726% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian dự kiến thực hiện trong năm 2024.

Số lượng cổ phiếu ESOP trên bị hạn chế chuyển nhượng 100% trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành, trong năm thứ 2 sẽ giải tỏa 50% số cổ phiếu còn lại.

ESOP (phát hành cổ phiếu ưu đãi cho người lao động) được hiểu là việc các doanh nghiệp bán cổ phiếu cho các nhân viên xuất sắc, người lao động theo các tiêu chí được chọn với giá ưu đãi, thường thấp hơn nhiều so với giá giao dịch trên thị trường.

Giới tài chính đánh giá, đây là chính sách đảm bảo phúc lợi cho nhân viên ngân hàng nhưng không tốn quá nhiều chi phí. Theo chuẩn mực kế toán đang áp dụng tại Việt Nam, khoản chênh lệch giữa giá bán cổ phiếu ESOP và thị giá không bị phản ánh vào chi phí lương, thưởng. Do đó, chính sách phúc lợi không làm các ngân hàng phát sinh thêm chi phí, lợi nhuận trên báo cáo đẹp mắt hơn so với việc thưởng bằng tiền.

ESOP ngoài là chiến lược giúp giữ chân nhân sự giỏi của doanh nghiệp còn giúp các đơn vị này tăng vốn. Tuy nhiên, các đợt phát hành này có thể dẫn đến tình trạng pha loãng cổ phần.

1 Likes

Vừa nhận cổ tức xong, cổ đông FPT lại sắp “bỏ túi” gần 1.500 tỷ đồng tạm ứng cho năm 2024

image

HĐQT FPT cũng công bố danh sách 233 người lao động và lãnh đạo cấp cao mua cổ phiếu ESOP giá “siêu hời”.

Mới đây, CTCP FPT (mã: FPT) đã thông qua phương án tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận về 1.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến là quý 4/2024.

Với hơn 1,46 triệu cổ phiếu đang lưu hành, FPT dự kiến bỏ ra hơn 1.460 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Đồng thời, FPT công bố danh sách người lao động tham gia mua ESOP 2024 cho cán bộ công nhân viên có thành tích đóng góp trong năm 2023. Cụ thể, 226 người đăng ký mua tổng cộng 7.302.117 cổ phiếu và 7 cán bộ lãnh đạo cao cấp năm 2024 đăng ký mua 3.319.000 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Đáng chú ý, cổ đông doanh nghiệp công nghệ này tiếp tục nhận thêm cổ tức tiền mặt trong quý 4 sắp tới sau khi mới nhận cổ tức hồi tháng 6 vừa qua. Trước đó vào ngày 12/6, FPT vừa chốt danh sách cổ đông trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 10%, thanh toán vào ngày 20/6. Theo đó, FPT đã chi khoảng 1.460 tỷ đồng để thanh toán cổ tức.

Phiên giao dịch ngày 29/7, thị giá cổ phiếu FPT hiện tăng hơn 1% lên mức 129.800 đồng/cp, cao hơn 55% so với thời điểm đầu năm.

Cổ đông FPT sắp

Tập đoàn FPT vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với doanh thu đạt 29.338 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 5.198 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,4% và 19,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) cũng tăng 22,3% lên 3.672 tỷ đồng, tương ứng EPS ở mức 2.514 đồng/cổ phiếu.

Như vậy tính riêng trong quý 2/2024, LNTT của FPT đạt 2.664 tỷ đồng, tăng trưởng 20,1% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng tăng mạnh 24% so với cùng kỳ năm trước lên 1.874 tỷ đồng.

Năm 2024, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau nửa đầu năm, tập đoàn đã thực hiện 47% kế hoạch doanh thu và 48% mục tiêu lợi nhuận đề ra.