Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Hoà Phát chịu thêm 7749 “kiếp nạn” mới với Thép cuộn cán nóng :joy:

image

Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng từ Việt Nam, 2 cái tên bị khiếu nại là Hoà Phát và Formosa Hà Tĩnh.

Ngày 30/7/2024, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam.

Danh sách các nhà sản xuất bị khiếu nại bao gồm CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG) và Thép Formosa Hà Tĩnh. Đây cũng là 2 doanh nghiệp duy nhất có thể sản xuất Thép cuộn cán nóng tại Việt Nam.

Trong trường hợp khởi xướng điều tra vụ việc, Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ gửi cho các bên liên quan các tài liệu gồm Đơn yêu cầu, Quyết định khởi xướng điều tra và Bản câu hỏi điều tra.

Trước thông báo trên, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm bị yêu cầu điều tra theo dõi vụ việc và có phương án ứng phó phù hợp.

Đây là “kiếp nạn” mới đánh vào các doanh nghiệp sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) của Việt Nam trong bối cảnh các doanh nghiệp này đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt của thép HRC nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo thống kê của hải quan, tính riêng tháng 6/2024, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép cuộn cán nóng, bằng 151% sản lượng sản xuất trong nước, trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 77%.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, sản lượng thép HRC nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại là từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác.

Kim ngạch nhập khẩu thép HRC 6 tháng đạt 3,46 tỷ USD, riêng Trung Quốc chiếm 2,5 tỷ USD. Sản phẩm thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc có giá bình quân 560 USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác 45 - 108 USD/tấn.

Với riêng Hoà Phát, trước sự tràn vào thị trường của thép nhập giá thấp, Tập đoàn này ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong tiêu thụ HRC tại nội địa. Sản lượng thép cuộn cán nóng của Hoà Phát trong Q2/2024 giảm 10% so với Q1/2024.

Về giá bán, giá HRC tại thị trường Việt Nam tuy có tăng lên một nhịp ngắn trong tháng 2/2024 nhưng đã giảm liên tục từ tháng 3 đến hết Q2/2024.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thử thách đến từ tình trạng dư thừa thép cuộn cán nóng và việc tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia nhập khẩu.

Hoà Phát và Formosa Hà Tĩnh đã nộp đơn lên Bộ Công thương yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc đang bán phá giá sản phẩm này sang Việt Nam, gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Động thái này gặp phải sự phản đối dữ dội của các doanh nghiệp tôn mạ - nhóm doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu đầu vào là HRC. Tuy nhiên, ngày 26/7, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1985/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.

Căn cứ quyết định điều tra, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá hành vi bán phá giá là từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước là 3 năm, từ 1/7/2021 đến 30/6/2024.

Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, việc điều tra sẽ kết thúc trong vòng 12 tháng kể từ khi có quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, thời gian này có thể được gia hạn nhưng tổng thời gian điều tra không quá 18 tháng.

1 Likes

Nắm giữ gần 10.000 tỷ tiền mặt, một “đại gia” phân bón báo lợi nhuận quý 2 cao gấp đôi cùng kỳ

image

Sau nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành được 57% mục tiêu doanh thu và 93% mục tiêu lợi nhuận.

Theo báo cáo tài chính quý 2/2024 mới công bố, Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (Đạm Phú Mỹ; mã: DPM) ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ đạt giá trị 3.948 tỷ đồng. Khấu trừ giá vốn, Đạm Phú Mỹ báo lợi nhuận gộp đạt 545 tỷ đồng, tăng mạnh 40% so với thực hiện quý 2/2023. Đồng thời, biên lãi gộp cũng cải thiện từ 10% ghi nhận cùng kỳ lên 14% trong quý 2/2024.

Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính bị sụt giảm tới 72% so với cùng kỳ giảm còn 53 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tài chính cũng tiết giảm 58% ghi nhận khoảng 7 tỷ đồng. Đạm Phú Mỹ đã tiết giảm chi phí bán hàng (giảm 5%) và chi phí quản lý doanh nghiệp (giảm 7%) còn ghi nhận 219 tỷ và 120 tỷ đồng. Khoản lãi trong công ty liên doanh, liên kết gần như đi ngang đạt vỏn vẹn 1 tỷ đồng.

Nắm giữ gần 10.000 tỷ tiền mặt, một

Kết quả, doanh nghiệp phân bón này báo lợi nhuận sau thuế đạt gần 236 tỷ đồng, tăng trưởng 124% so với cùng kỳ. Phần lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt xấp xỉ 231 tỷ đồng, tăng gần 129% so với cùng kỳ 2023.

Tính chung 6 tháng đầu năm, DPM ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.255 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 4% và 37% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, Đạm Phú Mỹ lên kế hoạch doanh thu đạt 12.755 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến ở mức 542 tỷ đồng. Sau nửa đầu năm, công ty đã hoàn thành được 57% mục tiêu doanh thu và 93% mục tiêu lợi nhuận.

Tại thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản của Đạm Phú Mỹ ghi nhận 15.740 tỷ đồng, tăng 18% so với hồi đầu năm (tương ứng tăng 2.431 đồng). Trong đó, chủ yếu là tài sản ngắn hạn ghi nhận giá trị 12.250 tỷ đồng. Khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi đạt hơn 9.700 tỷ đồng; chiếm 62% tổng tài sản. Con số này cao hơn gần 3.100 tỷ so với đầu năm.

Phía bên kia bảng cân đối, tổng nợ phải trả của Đạm Phú Mỹ đạt 3.758 tỷ đồng, cao gấp đôi hồi đầu năm. Công ty bắt đầu vay nợ ngắn hạn 1.682 tỷ đồng trong quý 2 khi hồi đầu năm không có dư nợ này. Vốn chủ sở hữu đạt 11.982 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến hết quý 2/2024 đạt 3.268 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DPM hiện dừng ở mốc 35.300 đồng/cp, tương ứng tăng nhẹ 7% kể từ đầu năm.

Nắm giữ gần 10.000 tỷ tiền mặt, một

Cổ phiếu đã từng tăng gần 30 lần xuyên suốt từ 2009 đến 2016 nay bất ngờ nổi sóng, tạo nên điều chưa từng có trong lịch sử :money_mouth_face:

image

Giá trị giao dịch của riêng cổ phiếu Vinamilk đã chiếm tới 15% tổng giá trị giao dịch cả nhóm VN30 trong phiên.

Sau giai đoạn đi ngang tích luỹ, cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã bất ngờ giao dịch bùng nổ trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7. Cổ phiếu này tăng bốc 5,8% qua đó leo lên mức 71.600 đồng/cp, cao nhất trong vòng 5 tháng. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt 149.640 tỷ đồng (~6 tỷ USD).

Đáng chú ý, dòng tiền đổ vào cổ phiếu đầu ngành sữa rất mạnh đẩy khối lượng giao dịch tăng đột biến lên trên 21 triệu đơn vị, gấp gần 6 lần bình quân phiên trong 10 phiên gần nhất. Đây cũng là khối lượng giao dịch cao kỷ lục trong lịch sử của cổ phiếu VNM. Giá trị giao dịch tương ứng đạt 1.490 tỷ, cao nhất toàn thị trường và tương đương 15% tổng giá trị giao dịch nhóm VN30 trong cả phiên.

hồinqfinwJFIW.png

Chưa dừng lại, khối ngoại cũng mạnh tay gom Vinamilk. Thống kê cho thấy cổ phiếu VNM đã được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 8 phiên liên tiếp với tổng giá trị đạt khoảng 764 tỷ đồng.

Bứt phá mạnh cùng thanh khoản cao khiến giới đầu tư kỳ vọng vào một con sóng mới của cổ phiếu VNM. Nền tảng cơ bản là tình hình kinh doanh của doanh nghiệp vẫn là bệ phóng vững chắc nhất cho cổ phiếu. Doanh nghiệp ngành sữa này vừa hé lộ bức tranh kinh doanh 6 tháng tương đối khả quan.

Riêng trong quý 2/2024 Vinamilk đạt 16.656 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức doanh thu cao kỷ lục từng ghi nhận trong 1 quý. Đây cũng là quý có mức tăng trưởng cao nhất của Vinamilk tính từ đầu năm 2022. Kết quả, Vinamilk báo lợi nhuận sau thuế đạt 2.696 tỷ, trong đó lãi ròng đạt 2.670 tỷ, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất trong 11 quý.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, hãng sữa lớn nhất Việt Nam đạt doanh thu 30.790 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 19% lên khoảng 4.309 tỷ đồng.

Năm 2024, Vinamilk lên kế hoạch tổng doanh thu kỷ lục 63.163 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 9.376 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, “gã khổng lồ” ngành sữa đã thực hiện được 49% kế hoạch doanh thu và 52% chỉ tiêu lợi nhuận năm.

photo-1722448125125

Kỳ vọng sáng cửa trong năm 2024

Vinamilk hiện là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa, nắm giữ hơn 50% thị phần ngành sữa Việt Nam. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn nhất cả nước, sở hữu 15 trang trại công nghệ cao với tổng đàn bò hơn 140 nghìn con và 16 nhà máy có công suất 1 tỷ lít sữa mỗi năm. Hiện nay hơn 80% doanh thu của VNM vẫn đang đến từ thị trường nội địa, doanh nghiệp đang nỗ lực để tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới.

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho rằng trong bối cảnh ngành FMCG nói chung và ngành sữa nói riêng tiếp tục gặp khó với tăng trưởng âm, Vinamilk vẫn duy trì tăng trưởng doanh thu tốt hơn toàn ngành sữa, cho thấy tín hiệu tiếp tục chiếm được thị phần. Động lực tăng trưởng đến từ các ngành hàng sữa đặc, sữa chua uống và sữa hạt.

Ngược lại, thị trường nước ngoài vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ. Xuất khẩu đi các thị trường truyền thống đóng góp tăng trưởng chính, các thị trường tiềm năng Châu Phi, Nam Mỹ đang nghiên cứu đẩy mạnh xâm nhập thị trường. Các chi nhánh nước ngoài ở Campuchia và Mỹ đều ghi nhận tăng trưởng tích cực nhờ cải thiện vị thế thương hiệu.

KBSV dự phóng KQKD năm 2024 của VNM có thể đạt doanh thu thuần 62.516 tỷ đồng (tăng 4%) và lợi nhuận gộp đạt 25.936 tỷ, tương ứng biên LNG đạt 41,5%. LNST công ty mẹ dự báo đạt 9.343 tỷ đồng (+5.3% YoY).

Đồng quan điểm, Chứng khoán DSC cho rằng năm 2024 VNM sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn so với giai đoạn 2020-2023 nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào đã hạ nhiệt. Diễn biến giá nguyên vật liệu thuận lợi kỳ vọng giúp ổn định biên lợi nhuận gộp năm 2024 của các doanh nghiệp sữa, trong đó VNM có thể cải thiện biên lợi nhuận gộp lên mức 42%.

Đồng thời, nhu cầu tiêu dùng có thể được cải thiện trong nửa cuối năm khi sức mua nội địa hồi phục và thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng

Ngoài ra, các dự án lớn sẽ được VNM đẩy mạnh trở lại kể từ quý 3/2024, trong đó đáng chú ý là việc khởi công dự án Nhà máy sữa Hưng Yên. DSC kỳ vọng các dự án này sẽ mang lại động lực mới cho VNM trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng chững lại trong các năm gần đây.

Screen Shot 2024-08-01 at 00.50.45.png

Screen Shot 2024-08-01 at 00.50.53.png

Nguồn: DSC

Anh trai ông Lê Viết Hải bất ngờ muốn gom thêm cổ phiếu khi HBC vào diện bị huỷ niêm yết
image

Động thái nâng sở hữu tại HBC của ông Hưng là khá bất ngờ khi cổ phiếu HBC nằm trong diện bị HoSE hủy niêm yết bắt buộc.

Trong thông báo mới đây, ông Lê Viết Hưng, Cố vấn cao cấp của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã: HBC) đăng ký mua vào 500 nghìn cổ phiếu HBC để bổ sung danh mục đầu tư. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 5/8 đến ngày 3/9/2024 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Nếu hoàn tất giao dịch, ông Hưng dự kiến nâng lượng cổ phiếu HBC nắm giữ lên gần 1,4 triệu đơn vị (tương ứng 0,39% vốn). Ông Lê Viết Hưng là anh ruột ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình. Hiện, ông Hải đang nắm giữ gần 47 triệu cổ phiếu HBC (tương ứng 13,53% vốn cổ phần).

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HBC đang “trôi” về vùng đáy hàng chục năm, hiện giao dịch ở mức 5.850 đồng/cp. Ước tính theo mức thị giá này, ông Hưng phải chi khoảng 3 tỷ đồng cho giao dịch trên.

Động thái nâng sở hữu tại HBC của ông Hưng là khá bất ngờ khi cổ phiếu HBC nằm trong diện bị HoSE hủy niêm yết bắt buộc. HoSE đã quyết định huỷ niêm yết bắt buộc với cổ phiếu của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) do BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 ghi nhận lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/12/2023 âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty là 2.741 tỷ đồng.

Liên quan tới sự việc trên, Tập đoàn Hòa Bình đã có công văn phúc đáp tới HoSE, qua đó khẳng định không đồng ý với các căn cứ HOSE áp dụng để xem xét hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC.

Thứ nhất, về việc xem xét điều kiện lỗ lũy kế trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất hay trên báo cáo tài chính kiểm toán riêng. Hiện nay, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền nào hướng dẫn áp dụng hay giải thích pháp luật đối với trường hợp này.

Thứ hai, HBC cho rằng việc HOSE căn cứ vào tiền lệ trước đây (lịch sử áp dụng) để xem xét hủy niêm yết cổ phiếu HBC là không phù hợp với pháp luật hiện hành.

“Ban lãnh đạo Công ty ý thức được các hệ lụy vô cùng nghiêm trọng của việc hủy bỏ niêm yết đối với cổ phiếu của Công ty. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 39.000 cổ đông và hàng ngàn người lao động đang phụ thuộc kinh tế vào Công ty, đồng thời ảnh hưởng đến hơn 1.400 Nhà cung cấp; Nhà thầu phụ với hằng trăm ngàn nguời lao động của các doanh nghiệp này”, văn bản của Hoà Bình cho biết.

Trong trường hợp bị buộc phải niêm yết cổ phiếu HBC trên sàn UpCOM, ông Hải cho biết Hoà Bình có kế hoạch đưa cổ phiếu HBC quay lại niêm yết trên sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện, không để cổ đông bị ảnh hưởng. Đồng thời, Công ty cũng cam kết vẫn thực hiện công bố thông tin như đã làm trên sàn HoSE, dù những quy định về công bố thông tin trên UpCOM không chặt chẽ bằng.

Về tình hình kinh doanh quý 2/2024, doanh nghiệp xây dựng này báo lãi sau thuế quý 2/2024 đạt 684 tỷ đồng, cải thiện đáng kể khi cùng kỳ năm 2023 lỗ hơn 268 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ đạt hơn 682 tỷ đồng. Đây cũng là mức lãi kỷ lục trong một quý mà doanh nghiệp này đạt được kể từ khi đi vào hoạt động.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, HBC ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.811 tỷ đồng, giảm 10% cùng kỳ năm trước. Khoản lợi nhuận sau thuế tăng vọt lên 741 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ tới 713 tỷ). Nhờ kết quả trên, HBC đã vượt 71% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm 2024.

image

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HBC đang “trôi” về vùng đáy hàng chục năm, hiện giao dịch ở mức 5.870 đồng/cp.

Kinh tế Việt Nam năm 2024: Trở lại vị thế dẫn đầu khu vực ASEAN

Trao đổi với Mekong ASEAN, ông Đào Ngọc Thắng, Giám đốc Khách hàng Doanh nghiệp, Khối Ngoại hối, Thị trường vốn và Dịch vụ Chứng khoán, HSBC Việt Nam chia sẻ góc nhìn lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2024 với dự báo Việt Nam sẽ trở lại vị thế nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN với nhiều tín hiệu tích cực.

Mekong ASEAN: Ông có thể đánh giá những nét nổi bật về tình hình kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu năm cũng như dự báo về tăng trưởng cuối năm 2024?

Ông Đào Ngọc Thắng: Việt Nam đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ và lan rộng của kinh tế thời gian qua, với mức tăng trưởng của quý 2 vượt ngoài mong đợi là 6,9%, đưa tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,42%, mức tăng cao thứ hai trong 5 năm gần đây. Trong đó, xuất khẩu, FDI và du lịch đã có nhiều thành tích nổi bật.

Đầu tiên, xuất khẩu hàng hóa nửa đầu năm phục hồi mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 190 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước, với điện tử dẫn đầu và các ngành hàng không phải điện tử cũng đã cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD. Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Nhật tiếp tục là các thị trường xuất khẩu chủ lực. Xuất khẩu tăng trưởng cũng sẽ thúc đẩy sản xuất tăng trưởng. Chỉ số PMI tiếp tục cho thấy hoạt động sản xuất đang mở rộng khi tăng lên 54,7 vào tháng 6, mức cao nhất trong 2 năm gần đây.

Điểm sáng thứ hai trong bức tranh kinh tế những tháng đầu năm là vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Việt Nam đang duy trì rất tốt vị thế là một trong những thị trường nhận nhiều FDI nhất trong khối ASEAN. 6 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Các dòng vốn gia tăng tập trung trong lĩnh vực sản xuất và bất động sản, với các nhà đầu tư lớn nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Lợi thế của Việt Nam trong thu hút FDI chính là nhờ độ mở của nền kinh tế, số lượng FTA đa dạng với nhiều thị trường trên thế giới, lợi thế chi phí, và nguồn nhân lực.

Cuối cùng, du lịch tiếp tục ghi dấu ấn khi Việt Nam thành công thu hút 8,8 triệu lượt khách quốc tế trong nửa đầu năm 2024, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn cả thời điểm trước đại dịch (2019) và dẫn đầu khu vực về thu hút du lịch trong năm 2024.

Với những kết quả tươi sáng này, HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay lên 6,5%. Với mức tăng trưởng này, nhiều khả năng Việt Nam sẽ trở lại vị thế nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2024.

Mekong ASEAN: Với mục tiêu tăng trưởng cả năm Việt Nam đạt 6,5-7%, phấn đấu đạt mức cao 7%, HSBC nhận định như thế nào về mục tiêu này? Đâu là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, theo HSBC?

Ông Đào Ngọc Thắng: Như đã chia sẻ ở trên, HSBC cho rằng Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay. Trong đó, xuất khẩu, FDI và du lịch sẽ vẫn tiếp tục là những động lực mạnh mẽ.

Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất trong thời gian qua cũng cho thấy sự phục hồi đáng ngạc nhiên. Chỉ số PMI tăng lên 54,7 trong tháng 6 và tiếp tục duy trì trong tháng 7, cho thấy ngành sản xuất đã sôi động trở lại. Số lượng đơn hàng và việc làm cũng tăng lên đáng kể thời gian vừa qua cho thấy động lực tăng trưởng và triển vọng tươi sáng của ngành, đặc biệt khi về thời điểm mùa lễ hội và mua sắm cuối năm, lúc các đơn đặt hàng thường tăng cao.

Một động lực nữa không nên bỏ qua, chính là kinh tế số. Việt Nam có một nền kinh tế số rất tiềm năng, nhờ vào lực lượng dân số trẻ, gần 80% dân số sử dụng Internet nhờ tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh đã tăng hơn gấp đôi so với cách đây một thập kỷ.

Theo báo cáo về kinh tế điện tử của Đông Nam Á (e-Conomy SEA) năm 2023, Việt Nam là nền kinh tế số phát triển nhanh nhất ở ASEAN với tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 20%. Xét về tổng giá trị giao dịch, Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia.

Trong 6 tháng đầu năm, kinh tế số Việt Nam ước đạt 18,3% GDP, tăng 22,4%. Hiện Việt Nam cũng đang soạn thảo Luật phát triển công nghiệp công nghệ số, dự kiến có thể được thông qua vào năm 2025. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm của Chính phủ trong lĩnh vực này, và tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành.

Cuối cùng là lĩnh vực đầu tư công. Đây là ưu tiên hàng đầu, là dòng vốn quan trọng đối với sự tăng trưởng, đặc biệt là về phát triển cơ sở hạ tầng. Theo Bộ Tài chính, ước tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của cả nước đến hết tháng 7 đạt 32,22% tổng kế hoạch, đạt 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Do đó, chìa khóa để bứt phá tăng trưởng những tháng cuối năm là cần đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công.

Mekong ASEAN: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý 2/2024 tăng 4,39%, 6 tháng đầu năm tăng 4,08%, chuyên gia HSBC nhận định như thế nào về sức nóng lạm phát 6 tháng cuối năm?

Ông Đào Ngọc Thắng: Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số CPI 6 tháng đầu năm 2024 tăng 4,08% chủ yếu là do chỉ số giá nhóm giáo dục, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng. Bình quân nửa đầu năm, lạm phát cơ bản đã tăng 2,75% so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian qua, chúng ta cũng chứng kiến giá dầu có giảm, nhưng bù lại giá thịt lợn tăng do dịch tả lợn châu Phi từ đầu năm nay. Tuy nhiên, HSBC vẫn khá lạc quan về bức tranh lạm phát trong thời gian tới.

HSBC nhận thấy rằng ngoại trừ diễn biến xấu của dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến nguồn cung thịt lợn, lạm phát khả năng đã đạt đỉnh. Khi hiệu ứng cơ sở thuận lợi bắt đầu có tác động trong nửa cuối năm 2024, chúng tôi dự báo lạm phát bình quân 6 tháng cuối năm sẽ còn hơn 3% một chút, nhiều khả năng đưa lạm phát bình quân của cả năm 2024 xuống 3,6%.

Mekong ASEAN: Liên quan đến vấn đề tỷ giá, từ đầu năm đến nay, tỷ giá đã biến động gần 5%. Theo chuyên gia, tỷ giá năm 2024 sẽ diễn biến như thế nào và cần có kịch bản ứng phó biến động ra sao?

Ông Đào Ngọc Thắng: HSBC cho rằng tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục chịu áp lực khi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài chưa có dấu hiện chuyển biến tích cực. Thu nhập sơ cấp thâm hụt 7,7 tỷ USD, là mức thâm hụt lớn nhất trong lịch sử. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn chưa cắt giảm lãi suất, giá trị đồng USD vẫn neo cao.

Tính đến giữa tháng 7, trên thị trường chứng khoán, khối ngoại liên tục bán ròng kể từ đầu năm do áp lực tỷ giá và sự dịch chuyển dòng vốn về nơi có mức độ sinh lời tốt hơn. Ngoài ra, kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới cũng như các căng thẳng địa chính trị trên toàn cầu vẫn còn hiện diện, tất cả sẽ tạo nên nhiều biến động trên thị trường tài chính và thách thức cho tỷ giá.

Tuy vậy, vẫn có điểm tích cực. Kinh tế Mỹ vừa có kết quả tăng trưởng quý 2 vượt dự báo, ở mức 2,8%, gấp đôi quý 1/2024, nhờ ba động lực chính là tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu công. Lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lương thực tế tăng, đây là những yếu tố có thể thúc đẩy Fed có động thái giảm lãi suất trong thời gian sắp tới.

Trước khi có bất cứ chuyển biến tích cực thực tế nào đối với tỷ giá, chính sách điều hành tỷ giá cần được duy trì linh hoạt, chủ động. Với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu, các chính sách phòng vệ rủi ro tỷ giá thông qua việc tham gia các sản phẩm phòng vệ như kỳ hạn, hoán đổi theo quy định của pháp luật là cần thiết để chủ động quản lý dòng tiền, chi phí.

Mekong ASEAN: Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

:no_entry::no_entry::no_entry: Tuyên án Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo trong vụ FLC

(Dân trí) - HĐXX Tòa án nhân dân TP Hà Nội đánh giá, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết là chủ mưu chỉ đạo việc nâng khống vốn của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên hơn 4.300 tỷ đồng.

14h ngày 5/8, Hội đồng xét xử (HĐXX) Tòa án nhân dân TP Hà Nội bắt đầu tuyên án sơ thẩm cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo khác trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC.

HĐXX đánh giá, hành vi vi phạm của các bị cáo Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga,… là đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

Ngoài bị cáo Trịnh Văn Quyết từng bị xử phạt hành chính, 49 bị cáo còn lại đều là những người phạm tội lần đầu, có nhân thân tốt. Trong vụ án, nhiều bị cáo là anh em ruột hoặc có quan hệ họ hàng.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC, 3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tổng hợp hình phạt 21 năm tù.

Quá trình xét xử, HĐXX đánh giá, Trịnh Văn Quyết là người chủ mưu chỉ đạo việc nâng khống, sử dụng vốn góp khống của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên hơn 4.300 tỷ đồng; thu lời bất chính hơn 3.600 tỷ đồng.

Hai bị cáo Trịnh Thị Minh Huế (cựu cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC) và Trịnh Thị Thúy Nga (cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) đã giúp anh trai Trịnh Văn Quyết nâng khống vốn của Công ty Faros; qua đó giúp Quyết thu lời bất chính hơn 3.600 tỷ đồng.

“Bị cáo Trịnh Văn Quyết là chủ mưu tổ chức, các bị cáo Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế là đồng phạm giúp sức tích cực”, HĐXX đánh giá.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết được dẫn giải đến phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Hải).

Trước đó tại tòa, đối diện với những chất vấn của chủ tọa để làm rõ vụ án, ông Quyết không đưa ra bất kỳ lời bào chữa, bao biện nào mà nhiều lần gói gọn trong cụm từ: “Đúng trong cáo trạng”.

12h50 ngày 5/8, các bị cáo được dẫn giải đến phiên tòa (Ảnh: Nguyễn Hải).

Ông Trịnh Văn Quyết khẳng định chưa bao giờ có mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.

Bị cáo Trịnh Văn Quyết xin được dùng tài sản cá nhân trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng của mình để khắc phục. 4.300 tỷ đồng là số tiền mà cơ quan công tố buộc ông Quyết phải chịu trách nhiệm.

Để có thể thực hiện cam kết trên, cựu Chủ tịch FLC mong được tạo điều kiện thuận lợi để được xử lý khối tài sản cá nhân đã và đang bị cơ quan điều tra phong tỏa hơn 2 năm qua.

Bị cáo Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HOSE được dẫn giải đến phiên tuyên án chiều 5/8 (Ảnh: Nguyễn Hải).

Trong vụ án này, cơ quan công tố xác định hơn 25.000 nhà đầu tư mua cổ phiếu (lần bán ra ban đầu) ROS (cổ phiếu của Công ty Faros) là bị hại trong vụ án.

Cáo trạng thể hiện, với mục đích chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư để sử dụng vào mục đích cá nhân, bị cáo Trịnh Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện hành vi gian dối nhằm tăng khối vốn góp chủ sở hữu tại công ty này từ 1,5 tỷ lên 4.300 tỷ đồng.

Cáo buộc cho rằng, các bị cáo thuộc Công ty Faros, một số công ty kiểm toán, người thân quen của ông Trịnh Văn Quyết, bà Trịnh Thị Minh Huế… đã thực hiện chỉ đạo của ông Phương và bà Huế ký hợp thức các thủ tục nâng khống vốn góp và hợp thức sử dụng vốn góp khống; ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán…

Với động cơ, mục đích, thủ đoạn nêu trên, ông Trịnh Văn Quyết đã sử dụng sàn HOSE làm phương tiện để bán hơn 391 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, trước khi tòa tuyên án, các chủ sở hữu FLC Hạ Long đã có đơn gửi cơ quan xét xử liên quan tới xác minh tài sản để khắc phục thiệt hại.

Theo đó, có khoảng hơn 120 người chủ sở hữu FLC Hạ Long có đơn gửi Tòa án nhân dân TP Hà Nội.

Những người này cho rằng, họ đã mua căn hộ FLC Grand hotel Hạ Long do Tập đoàn FLC mở bán, sau đó Công ty FLC Hạ Long thuê lại.

Vì Công ty FLC Hạ Long phá vỡ cam kết hợp đồng, không trả tiền thuê căn hộ nên những người này đã kiện ra TAND TP Hạ Long và TAND tỉnh Quảng Ninh từ năm 2022 tới nay.

Những người có đơn cho rằng, việc bị cáo Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản gần 5.000 tỷ đồng, trong đó tính cả các căn hộ FLC Grandhotel Hạ Long đã bán cho khách hàng là xâm phạm quyền lợi của chủ sở hữu.

Những người này kiến nghị xem xét xác minh lại tài sản của bị cáo Trịnh Văn Quyết; phân định rạch ròi tài sản thuộc công ty, tài sản nào đã bán để tránh xung đột lợi ích của các nạn nhân và bị hại trong vụ án khác.

Những người này kiến nghị xử lý nghiêm khắc các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC.

"Chúng tôi kiến nghị với HĐXX, lãnh đạo TAND TP Hà Nội, VKS nhân dân TP Hà Nội xem xét lại toàn bộ giá trị tài sản của Trịnh Văn Quyết một cách cẩn trọng để thu hồi số tiền chiếm đoạt và hưởng lợi bất chính.

Phân định rạch ròi tài sản nào thuộc công ty nào, tài sản nào để bán để tránh xung đột lợi ích của các nạn nhân và bị hại trong những vụ án khác có liên quan đến Tập đoàn FLC và các công ty con", nội dung đơn gửi cơ quan xét xử của các chủ sở hữu FLC Hạ Long.

1 Likes

Tên anh sẽ còn được nhắc đến như 1 giai thoại

khi tt còn giảm mn còn nhắc đến anh

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) mức án 18 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; 3 năm tù tội “Thao túng thị trường chứng khoán”. Tổng hợp chung, ông Quyết bị đề nghị 21 năm tù, bắt đầu từ 29/3/2022.

Vụ án Trịnh Văn Quyết: Bị hại nhận bồi thường 7.215 đồng trên một cổ phiếu ROS

image

Chiếu theo mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng, HĐXX ước tính ông Quyết và các bị cáo cần bồi thường 7.215 đồng/cp, nhân với khối lượng bị hại đang sở hữu.

Chiều 5/8, TAND TP Hà Nội tuyên xong vụ án 50 bị cáo trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán”, xảy ra tại Tập đoàn FLC. Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Quyết mức án 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán, tổng hợp hình phạt 21 năm tù.

Theo HĐXX hơn 25.800 nhà đầu tư được xác định là người bị hại, vì đây là những người đã bỏ tiền thật đểmua cổ phiếu ROS mà không biết mã này đã bị nâng khống giá trị. Do đó, tội phạm đã hoàn thành với thời điểm bị cáo Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của nhà đầu tư.

Trên nguyên tắc, các bị cáo cần bồi thường cho những nhà đầu tư bỏ tiền mua cổ phiếu ban đầu bị nâng khống. Song, tòa án phân tích, nhiều nhà đầu tư sau khi mua cổ phiếu ROS đã bán đi, có người mua bán nhiều lần trong nhiều thời điểm hoặc mua với các mức giá khác nhau.

Do đó, HĐXX cho rằng để đảm bảo công bằng cần buộc bị cáo Quyết và đồng phạm bồi thường cho các nhà đầu tư số tiền bị chiếm đoạt trên giá trị nâng khống của mỗi cổ phiếu đã bán ra trên thị trường, tương ứng với lượng cổ phiếu mà bị hại đang sở hữu.

Hơn 430 triệu cổ phiếu đã phát hành theo vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng của Faros, trong đó giá trị bị cáo nâng khống là 3.102 tỷ đồng. Như vậy, mỗi cổ phiếu ROS đã được phát hành trên thị trường có đến 72,15% nâng khống. Chiếu theo mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000 đồng, HĐXX ước tính ông Quyết và các bị cáo cần bồi thường 7.215 đồng/cp, nhân với khối lượng bị hại đang sở hữu.

Trong số 133 bị hại đang nắm giữ cổ phiếu ROS phát hành lần đầu có 85 người có đơn gửi toà án xác nhận đã nhận tiền bồi thường từ gia đình bị cáo Trịnh Văn Quyết. Vì vậy, HĐXX yêu cầu các bị cáo bồi thường cho những bị hại còn lại theo phương án nêu trên.

Với những người có liên quan, trong hơn 63.000 nhà đầu tư (không bao gồm bị cáo) đang sở hữu cổ phiếu ROS có hơn 27.800 nhà đầu tư yêu cầu bồi thường thiệt hại. HĐXX cho rằng hành vi nâng khống vốn sở hữu của Faros để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến cổ phiếu ROS, khiến mã này bị huỷ niêm yết bắt buộc, ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư. Do đó, các bị cáo cần chịu trách nhiệm về hành vi này.

Tuy nhiên, việc mua bán cổ phiếu được xác lập trên hàng triệu tài khoản chứng khoán trên thị trường nên việc xác định nhà đầu tư mua cổ phiếu của ai và thời điểm nào là không thể xác định.

Bên cạnh đó, giá trị cổ phiếu còn ảnh hưởng bởi các yếu tố từ thị trường, tâm lý nhà đầu tư. Mặt khác, Công ty Faros vẫn đang có giá trị lưu hành nên không thể buộc các bị cáo bồi thường toàn bộ số tiền nhà đầu tư đã bỏ ra mua cổ phiếu. Do đó, Toà cho rằng chỉ có thể buộc bị cáo bồi thường phần bị nâng khống trên mỗi cổ phiếu.

Đáng chú ý, tại phiên toà, HĐXX cho biết, sau khi phát hành 430 triệu cổ phiếu ROS trên HoSE, cơ quan điều tra xác định, Faros có thêm hai lần tăng vốn (lần 6 và 7) dẫn đến số vốn điều lệ cuối cùng là 5.675 tỷ đồng.

Cả 2 lần tăng vốn này đều dưới hình thức phát hành thêm cổ phiếu, tăng vốn điều lệ để chi trả cổ tức cho các cổ đông hiện hữu, và là hệ quả tiếp theo của 5 lần nâng khống vốn trước đó.

Số tiền tăng vốn lần 6 và 7 không được tính là nâng khống nên sau lần tăng vốn thứ 7, số vốn thật của Faros là 2.573 tỷ đồng, vốn khống là 3.102 tỷ đồng. Tổng vốn điều lệ 5.675 tỷ đồng.

Như vậy, tỷ lệ vốn khống trên tổng vốn điều lệ là 54,66%. Mỗi cổ phiếu giá 10.000 đồng, thì các bị cáo phải bồi thường số tiền tương đương 5.466 đồng/cổ phiếu.

“Tại phiên tòa, bị cáo Quyết đề nghị ghi nhận toàn bộ trách nhiệm dân sự, nhưng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bị hại và người liên quan, cần buộc các bị Quyết và Huế liên đới bồi thường cho các nhà đầu tư số tiền đã lừa đảo chiếm đoạt”, HĐXX tuyên bố.

Tổng mức bồi thường hơn 1.700 tỷ đồng

Theo phương án HĐXX phân tích, vụ án xác định được 133 bị hại còn giữ cổ phiếu F0, trong đó có 95 bị hại yêu cầu bồi thường. Gia đình Trịnh Văn Quyết đã bồi thường cho 85 bị hại. Như vậy, HĐXX xác định, số tiền 2,5 tỷ đồng bồi thường cho 133 bị hại ban đầu và 1.783 tỷ đồng bồi thường cho hơn 25.800 người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Ngoài ra, các bị cáo khác giữ vai trò thấp hơn, không hưởng lợi mà làm theo chỉ đạo của Quyết, Huế và đã nộp lại tiền hoặc cổ phiếu được chia, tài sản đang bị phong tỏa thi hành án nên HĐXX không buộc bồi thường.

Về các tài sản bị kê biên được ông Trịnh Văn Quyết và nhiều luật sư yêu cầu gỡ phong toả, tuy nhiên HĐXX tuyên vẫn giữ nguyên biện pháp này để đảm bảo thi hành án.

1 Likes

‘Đỉnh’ như Warren Buffett: Chốt lời cổ phiếu, tích trữ 277 tỷ USD tiền mặt ngay trước khi thị trường toàn cầu ‘rực lửa’.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, Berkshire bán ra số cổ phiếu trị giá 97 tỷ USD nhưng ông chỉ mua vào 4,3 tỷ USD.

Trong thế giới tài chính đầy biến động, ít ai có thể sánh được với Warren Buffett về tài năng cũng như sự kính trọng mà giới đầu tư dành cho ông. Nổi tiếng với các chiến lược đầu tư dài hạn và sự nhạy bén đáng kinh ngạc, ngày hôm qua “nhà tiên tri xứ Omaha” lại một lần nữa khiến cộng đồng tài chính phải “ngả mũ thán phục”.

Phiên hôm qua (5/8) là một ngày đen tối với chứng khoán toàn cầu với sắc đỏ bao trùm từ Á sang Âu và cả chứng khoán Mỹ. Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 12%, đánh dấu ngày giảm mạnh nhất kể từ năm 1987. Các thị trường khác trong khu vực, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, cũng ghi nhận mức giảm đáng kể. Các thị trường châu Âu cũng không ngoại lệ, với các chỉ số chính giảm mạnh, phản ánh sự lo lắng của nhà đầu tư trên toàn cầu.

Phiên 5/8, chứng khoán toàn cầu ‘đỏ lửa’

Tại Hoa Kỳ, chỉ số Dow Jones Industrial Average giảm 1.033,99 điểm (2,6%), chỉ số Nasdaq Composite giảm 3,43%, và chỉ số S&P 500 giảm 3%. Đây là ngày tồi tệ nhất của Dow Jones và S&P 500 kể từ tháng 9/2022. Báo cáo việc làm kém khả quan, cùng với dự báo lợi nhuận yếu từ các công ty công nghệ lớn, đã góp phần đáng kể vào đợt bán tháo này.

Điều đáng nói là ngay trước đó, vào sáng 3/8, báo cáo tài chính quý II của tập đoàn Berkshire Hathaway cho thấy Buffett đã bán ra gần một nửa số cổ phiếu Apple mà họ đang nắm giữ, xuống còn khoảng 400 triệu cổ phiếu. Lượng tiền mặt mà Berkshire đang cầm tăng mạnh 80 tỷ USD so với quý trước, lên mức cao kỷ lục 277 tỷ USD.

Hiện tiền mặt chiếm khoảng 30% nếu so với giá trị vốn hóa hơn 900 tỷ USD của Berkshire. Trong quý II, tập đoàn cũng mua vào rất ít cổ phiếu, giá trị vỏn vẹn 345 triệu USD, giảm mạnh so với mức 2,6 tỷ USD trong quý I và 2,2 tỷ USD trong quý IV/2023.

Ngoài cổ phiếu Apple, Berkshire cũng bán ra khoảng 3,8 tỷ USD cổ phiếu của Bank of America chỉ tính riêng trong tháng 7.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, Berkshire bán ra số cổ phiếu trị giá 97 tỷ USD nhưng ông chỉ mua vào 4,3 tỷ USD.

Lời cảnh tỉnh cho nhà đầu tư?

Từ năm 1965 đến 2023, giá trị sổ sách của Berkshire Hathaway đã tăng với tốc độ trung bình hàng năm khoảng 19,8%, trong khi S&P 500, bao gồm cổ tức tái đầu tư, chỉ tăng khoảng 10,2% mỗi năm. Trong giai đoạn này, lợi nhuận tích lũy của Berkshire Hathaway là hơn 3.600.000%, so với mức tăng 30.000% của S&P 500.

Với thành tích đầu tư đáng nể, lịch sử cho thấy, các hành động của Buffett thường cung cấp những hiểu biết quan trọng về điều kiện thị trường, và động thái gần đây cũng không ngoại lệ. Lần này, động thái bán mạnh cổ phiếu và tăng cường lượng tiền mặt đáng kể của Buffett được cho là báo hiệu sự thận trọng, có thể ngụ ý rằng thị trường đang được định giá quá cao hoặc dự đoán trước sự bất ổn kinh tế sắp tới.

Các hành động của Buffett thường cung cấp những hiểu biết quan trọng về điều kiện thị trường

Ông đã biến Berkshire từ một công ty dệt may thành một tập đoàn đa ngành khổng lồ. Với hàng chục công ty con hoạt động trong mọi lĩnh vực, có thể coi Berkshire chính là “nền kinh tế Mỹ thu nhỏ”. Do đó, xu hướng hành động của Berkshire cũng phản ánh góc nhìn của Buffett về nền kinh tế số 1 thế giới.

Đợt bán tháo vừa qua, bị trầm trọng hóa bởi căng thẳng địa chính trị, lãi suất tăng, và những lo ngại về nền kinh tế Mỹ, đã làm nổi bật những điểm yếu và sự bấp bênh của kinh tế thế giới cũng như thị trường tài chính ở thời điểm hiện tại. Một lần nữa, việc Buffett ưu tiên các tài sản có tính thanh khoản cao trong thời kỳ không chắc chắn nhấn mạnh một nguyên tắc đầu tư cơ bản: tiền mặt là vua.

Trong các giai đoạn bất ổn, lượng tiền mặt dự trữ lớn sẽ mang đến sự linh hoạt và khả năng nắm bắt những cơ hội mới có thể xuất hiện trong khi thị trường hỗn loạn. Đối với các nhà đầu tư cá nhân, điều này là một lời nhắc nhở hãy duy trì một danh mục đầu tư cân bằng, đảm bảo đủ thanh khoản để vượt qua các đợt suy thoái tiềm năng.

Ngoài ra, hành động của Buffett còn mang đến một số bài học không bao giờ cũ. Đó là các nhà đầu tư nên theo dõi các xu hướng thị trường và sẵn sàng điều chỉnh chiến lược của mình để đối phó với những rủi ro mới nổi. Bên cạnh đó, đánh giá và quản lý rủi ro đúng cách là rất quan trọng. Đa dạng hóa đầu tư và duy trì thanh khoản sẽ giúp giảm thiểu tổn thất tiềm năng trong các đợt suy thoái thị trường. Và cuối cùng, dù trong hoàn cảnh nào, sự kiên nhẫn và tính kỷ luật là 2 yếu tố sống còn mà nhà đầu tư nhất định phải tuân thủ.

2 Likes

Bao giờ mới thấy lại 1500 đây

NÓNG 🔥
Đã có Danh sách cổ đông ROS được nhận lại tiền

Danh sách tải cổ đông Ros được nhận lại tiền đây các bác:
image

https://drive.google.com/file/d/1gv6vMPBVSUqrZqIEIq8ZzMG9f5SpkV71/view

Danh sách 30.403 bị hại và 63.092 người có nghĩa vụ liên quan vụ FLC
image

Nguồn: Công bố Quyết định xét xử sơ thẩm Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm

Chứng khoán Nhật Bản: Hôm qua giảm mạnh nhất 50 năm, hôm nay tăng mạnh nhất từ năm 2008

Chứng khoán Nhật Bản đồng loạt phục hồi trong phiên giao dịch 6/8.

Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 tăng 10,23% lên 34.675, 46 điểm. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 10/2008. Và với 3.217,04 điểm tăng thêm, chỉ số này vừa ghi nhận kỷ lục điểm số tăng trong một ngày.

Bên cạnh đó, chỉ số Topix cũng ghi nhận mức tăng 9,3% lên 2.434,21 điểm.

Kết quả trên hoàn toàn trái ngược so với chỉ ngày hôm qua (5/8) khi Nikkei 225 giảm trên 12%, điều chưa từng xảy ra kể từ “Ngày thứ Hai đen tối” xảy ra vào năm 1987.

Với phiên tăng điểm này, cả hai chỉ số chính của chứng khoán Nhật Bản (Nikkei 225 và Topix) đều đã tiến vào vùng tăng điểm từ đầu năm sau khi đánh mất mốc này ngày hôm qua.

Nguồn: CNBC

1 Likes

MBB: “Đổ” gần 37.000 tỷ đồng vào chứng khoán đầu tư
Trong 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank, mã CK: MBB) đạt hơn 10.726 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, ngân hàng “rót” gần 37.000 tỷ đồng vào chứng khoán đầu tư.

MBBank “đổ” gần 37.000 tỷ đồng vào chứng khoán đầu tư (Ảnh minh họa)

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, MBBank ghi nhận hơn 10.531 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 11% so với cùng kỳ.

Trong quý II/2024, các nguồn thu ngoài lãi tăng trưởng tốt gồm: Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 1.354 tỷ đồng, tăng 57%; Mua bán chứng khoán kinh doanh lãi 447 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần so với quý II/2023; Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư và góp vốn đạt hơn 346 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ; Lãi từ hoạt động kinh doanh khác cũng tăng mạnh 65% so với cùng kỳ, lên mức hơn 1.035 tỷ đồng; Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt hơn 393 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, các khoản chi phí tại MBBank tăng so với cùng kỳ như chi phí hoạt động hơn 4.490 tỷ đồng, tăng gần 9%; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 67% lên gần 2.006 tỷ đồng.

Dù chi phí tăng cao song MBBank vẫn báo lãi sau thuế quý II/2024 gần 6.102 tỷ đồng, tăng 22%.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập lãi thuần tại MBBank đạt 19.593 tỷ đồng, giảm nhẹ so với 19.708 tỷ đồng trong quý II/2023. Trong cơ cấu thu nhập lãi thuần, thu nhập lãi và các khoản tương tự đạt 33.213 tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ; chi phí lãi và các khoản tương tự cũng giảm 9,9% xuống còn 13.620 tỷ đồng.

Tổng thu nhập lãi của MBBank giảm gần 5% trong bối cảnh tổng dư nợ cho vay khách hàng đến 30/6/2024 đạt 673.799 tỷ đồng, tăng 10% so với thời điểm đầu năm. Chi phí lãi cũng giảm 10% trong bối cảnh tổng tiền gửi khách hàng tính đến 30/6/2024 tăng 9% lên mức 618.617 tỷ đồng.

Có thể thấy, việc hạ lãi suất huy động đã kéo lãi suất cho vay giảm theo khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi tại MBBank bị ảnh hưởng. Do đó, thu nhập lãi thuần giảm nhẹ trong 6 tháng đầu năm.

Trong 6 tháng đầu năm, MBBank cũng đã phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hơn 4.700 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 10.726 tỷ đồng, chỉ tăng trưởng nhẹ 5% so với cùng kỳ.

Về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm 2024, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm hơn 13.500 tỷ đồng, con số này đã có cải thiện so với mức âm hơn 23.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2023.

image

Nguồn: BCTC hợp nhất quý II/2024 tại MBBank.

Đáng chú ý, tính đến 30/6/2024, MBBank còn “đổ” gần 167.200 tỷ đồng vào chứng khoán đầu tư, tăng 13% so với đầu năm. Trong đó, có hơn 5.013 tỷ đồng chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và 162.163 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.

Trong cơ cấu chứng khoán đầu tư, MBBank có hơn 36.913 tỷ đồng chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành, giảm 4% so với đầu năm. Theo thuyết minh, chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành bao gồm các trái phiếu có kỳ hạn từ 3 đến 16 năm và có lãi suất từ 6,1%/năm đến 11,6%/năm.

Tại Hội nghị nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh và triển vọng tăng trưởng 2024 của MBBank diễn ra ngày 5/8 vừa qua, bà Phạm Thị Trung Hà - Phó Tổng Giám đốc MBBank cho biết, nợ cơ cấu theo Thông tư 02 của MBBank chiếm 0.59% dư nợ cho vay và trái phiếu của MBBank. Dự thu rất nhỏ, không ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Quy mô cơ cấu nợ theo Thông tư 02 khá nhỏ.

Nợ xấu MBBank đến 30/06/2024 đến từ nhiều khách hàng, bình quân khoản vay nợ xấu khá nhỏ, đến từ KHCN là chính chiếm khoảng 80%, còn 20% đến từ KHDN (dàn trải ở nhiều khách hàng SME).

1 Likes

Thanh khoản lên tới 1 tỉ USD/ngày, thị trường chứng khoán Việt Nam “ngang hàng” với Singapore

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, thanh khoản thị trường chứng khoán Việt Nam lên tới khoảng 1 tỉ USD/ngày - đứng nhất, nhì trong khu vực ASEAN về thanh khoản. Bộ trưởng chia sẻ, có một điều thú vị, đó là thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam – Singapore là tương đương nhau.

Sáng ngày 6/8/2024, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư “Việt Nam của tôi – Điểm đến đầu tư của bạn” tại thủ đô Singapore.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, Việt Nam - Singapore sẽ còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực thị trường tài chính, thị trường vốn, chứng khoán.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu khai mạc Hội nghị

Bộ trưởng Bộ Tài chính đánh giá, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển ngày càng hiệu quả, chất lượng, bền vững, trở thành kênh dẫn vốn trung, dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Trong hơn 24 năm vận hành, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng tỏ được sức hấp dẫn, thông qua số lượng hàng hóa trên sàn, quy mô thanh khoản cao và sự tham gia mạnh mẽ của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Thống kê cho thấy, tính tới tháng 7/2024, trên thị trường có tổng cộng hơn 1.600 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và đăng ký giao dịch; vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 278 tỷ USD, tương đương 65% GDP năm 2023. Số lượng nhà đầu tư tăng trưởng mạnh mẽ với 8 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương hơn 10% dân số trưởng thành.

Bộ trưởng thông tin, trong khu vực ASEAN, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là một thị trường rất năng động với mức thanh khoản lên tới khoảng 1 tỉ USD/ngày, đứng nhất, nhì trong khu vực về thanh khoản. Và có một điều thú vị, đó là thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam – Singapore là tương đương nhau.

“Mặc dù đã có những thành công bước đầu, tuy nhiên, Việt Nam quyết tâm tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán công khai, minh bạch, an toàn, hiệu quả, toàn diện, hội nhập và bền vững, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể tham gia. Hiện nay, chúng tôi cũng đang nỗ lực hết mình để đáp ứng các tiêu chí nâng hạng thị trường chứng khoán và kỳ vọng sẽ được nâng hạng lên thị trường mới nổi trong thời gian tới” Bộ trưởng nhấn mạnh.

Chú trọng tăng trưởng xanh, tài chính xanh

Đặc biệt, về việc phát triển thị trường vốn xanh, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nêu thêm, đây là một trong các mục tiêu đã được đưa vào Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, và là một trong những giải pháp quan trọng để huy động được nguồn vốn phục vụ tăng trưởng xanh và bền vững.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Chính phủ Việt Nam luôn đánh giá khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là hợp phần quan trọng của kinh tế; vì thế, luôn tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Theo đó, Bộ trưởng khẳng định Bộ Tài chính Việt Nam cam kết đồng hành và tạo cơ hội thuận lợi cho các đối tác, doanh nghiệp và các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác đem lại hiệu quả cao nhất. Bộ Tài chính hoan nghênh các doanh nghiệp, nhà đầu tư Singapore nói riêng và khu vực nói chung, tăng cường đầu tư mới và mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam, phát huy hơn nữa hiệu quả hợp tác, đầu tư để cùng thành công và phát triển thịnh vượng chung.

Toàn cảnh Hội nghị

Chia sẻ về công tác nâng hạng thị trường chứng khoán, Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương cho biết, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là một trong những mục tiêu lớn mà Chính phủ Việt Nam đang hướng tới.

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương chia sẻ tại Hội nghị

Thời gian qua, Bộ Tài chính, UBCKNN đã triển khai nhiều hoạt động, trao đổi thông tin với các bên liên quan để triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chí để thị trường chứng khoán Việt Nam được nâng hạng. Hiện nay, Bộ Tài chính đã dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung 04 thông tư về giao dịch, về đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ, về hoạt động của công ty chứng khoán và về công bố thông tin.

Để việc áp dụng thông tư sau khi được ban hành khả thi, hiệu quả tốt nhất, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến rộng rãi đóng góp từ các thành viên thị trường, các chuyên gia, nhà khoa học và đã tập hợp, tiếp thu các ý kiến đóng góp, hoàn thành dự thảo cuối cùng và công bố trên Cổng TTĐT Bộ Tài chính và UBCKNN trước khi ban hành. Theo đánh giá của các chuyên gia trong và ngoài nước, các giải pháp, quy định mới trong dự thảo thông tư là phù hợp và có tính khả thi cao.

Chủ tịch UBCKNN cho biết, thông tư sẽ sớm được Bộ Tài chính ban hành.

1 Likes

Số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam bất ngờ tăng đột biến

Luỹ kế từ đầu năm 2024, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng gần 1,1 triệu tài khoản.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 330.000 tài khoản trong tháng 7/2024, gấp 3 lần tháng trước và là mức cao nhất trong vòng 2 năm. Đây là tháng ghi nhận số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam cao thứ 3 lịch sử, chỉ sau giai đoạn tháng 5-6/2022.

Xét về cơ cấu, số lượng tài khoản chứng khoán tăng thêm trong tháng 7 vẫn chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân với 329.836 tài khoản. Trong khi đó, tài khoản của nhà đầu tư tổ chức chỉ tăng thêm 146 tài khoản. Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng gần 1,1 triệu tài khoản.

photo-1723015430668

Tính đến cuối tháng 7, tổng số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đạt hơn 8,33 triệu tài khoản, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân có hơn 8,11 triệu tài khoản, tương đương khoảng 8% dân số. Con số này đưa chứng khoán Việt Nam đến gần mục tiêu đạt 9 triệu tài khoản vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Số lượng tài khoản tăng đột biến trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn trước ngưỡng kháng cự mạnh quanh 1.300 điểm. VN-Index khép lại tháng 7 vừa qua với mức giảm nhẹ, gần như không đáng kể. Lực đỡ chủ yếu đến từ dòng tiền nội trong khi khối ngoại vẫn miệt mài bán ròng dù mức độ đã có phần hạ nhiệt.

Sau 2 tháng liên tiếp xả mạnh, giá trị bán ròng của khối ngoại trên HoSE trong tháng 7 giảm xuống còn gần 8.400 tỷ đồng. Đà bán ròng đang có dấu hiệu chững lại trong những ngày đầu tháng 8 nhưng còn quá sớm để nhận định xu hướng đã đảo chiều hay chưa. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng hơn 60.000 tỷ đồng (2,4 tỷ USD) trên HoSE.

photo-1723015450065

Khối ngoại liên tục bán ròng nhưng số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng qua từng tháng. Cụ thể, số lượng tài khoản của khối ngoại đã tăng 217 tài khoản trong tháng 7, cao hơn so với tháng trước, trong đó cá nhân tăng 204 tài khoản, tổ chức tăng 13 tài khoản. Tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài hiện đạt 46.749 tài khoản.

Dragon Capital liên tục “lướt sóng” T+ không ngừng nghỉ cổ phiếu Tập đoàn Hoa Sen

Quỹ ngoại liên tục mua vào bán ra khi cổ phiếu CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG - sàn HoSE) khi cổ phiếu có dấu hiệu giảm trở lại và giao dịch dưới đường MA 200.

Ngày 30/7, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ra 600.000 cổ phiếu HSG để giảm sở hữu từ 8,03% về 7,93% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ thực hiện bán ra 600.000 cổ phiếu là Wareham Group Limited.

Tuy nhiên, tới ngày 31/7, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã mua trở lại thêm 574.100 cổ phiếu HSG để nâng sở hữu từ 7,93%, lên 8,02% vốn điều lệ. Trong đó, quỹ Hanoi Investments Holdings Limited mua vào 600.000 cổ phiếu; quỹ KB Vietnam Fucus Balanced Fund mua vào 10.000 cổ phiếu và quỹ Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (Equity) bán ra 35.900 cổ phiếu.

Trước đó, ngày 3/5, nhóm Dragon Capital đã mua vào 1 triệu cổ phiếu HSG; ngày 7/6, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã mua vào thêm 400.000 cổ phiếu HSG; ngày 19/6, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ra 1,25 triệu cổ phiếu HSG; ngày 11/7, nhóm quỹ liên quan Dragon Capital đã bán ròng 350.000 cổ phiếu HSG.

Ngoài ra, trong thời gian qua cũng ghi nhận xu hướng bán ra của người nội bộ. Trong đó, từ ngày 7/3 đến 2/4, ông Trần Ngọc Chu, Phó chủ tịch HĐQT thường trực - Điều hành vừa bán ra 1,5 triệu cổ phiếu HSG, giảm sở hữu từ 1.781.147 cổ phiếu (0,29% vốn điều lệ), về 281.147 cổ phiếu (0,046% vốn điều lệ).

Và ngày 17/4, ông Bùi Thanh Tâm, Phụ trách Quản trị đã thực hiện bán ra 390.900 cổ phiếu HSG, giảm sở hữu từ 390.964 cổ phiếu (0,06% vốn điều lệ), về 64 cổ phiếu (0% vốn điều lệ).


Cổ phiếu HSG đã giảm và giao dịch dưới đường MA 200

Bối cảnh giao dịch liên tục của khối ngoại, gần đây sau nhịp tăng đầu năm, cổ phiếu HSG có dấu hiệu thoái trào. Trong đó, từ ngày 8/7 đến ngày 7/8, cổ phiếu HSG đã giảm 16,8% từ đỉnh 25.350 đồng về 21.100 đồng/cổ phiếu và giao dịch dưới đường MA 200.

Vượt kế hoạch kinh doanh sau 9 tháng

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý III niên độ tài chính 2023 - 2024 (từ ngày 1/4/2024 đến ngày 30/6/2024), Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 10.840,4 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ghi nhận 273,41 tỷ đồng, tăng hơn 18,3 lần so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm cải thiện từ mức 10,3% lên 12,3%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 49,9% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 444,8 tỷ đồng, lên 1.336,9 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 141,1%, tương ứng tăng thêm 17,93 tỷ đồng, lên 30,64 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng nhẹ 0,6%, tương ứng tăng thêm 0,36 tỷ đồng, lên 64,51 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 23,2%, tương ứng tăng thêm 194,04 tỷ đồng, lên 1.030 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Như vậy, lãi quý III tăng trưởng nhờ lợi nhuận gộp tăng cao, doanh thu tài chính tăng và ngược lại các chi phí như tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ, mức tăng này thấp hơn nhiều mức tăng của lợi nhuận gộp và doanh thu tài chính.

Lý giải lợi nhuận tăng trưởng trong quý III, ông Vũ Văn Thanh, Tổng giám đốc Hoa Sen lý giải do doanh thu tăng hơn 25%, đồng thời lợi nhuận gộp tăng gần 50%.

Luỹ kế trong 9 tháng đầu năm niên độ tài chính 2023 - 2024 (từ ngày 1/10/2023 đến 30/6/2024), Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 29.163,2 tỷ đồng, tăng 23,9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 696 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 410,02 tỷ đồng, tức tăng thêm tới 1.106 tỷ đồng.

Trong niên độ tài chính 2023-2024 (từ ngày 1/10/2023 đến ngày 30/9/2024), Tập đoàn Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh với 2 kịch bản. Trong đó, kịch bản 1 với sản lượng tiêu thụ 1.625 nghìn tấn, tăng 13,3% so với cùng kỳ, doanh thu dự kiến 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 400 tỷ đồng, tăng 12,33 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.

Kịch bản 2, tổng sản lượng tiêu thụ ước tính 1.730 nghìn tấn, tăng 20,7% so với cùng kỳ, doanh thu ước tính 36.000 tỷ đồng, tăng 13,7% so với cùng kỳ, và lợi nhuận sau thuế dự kiến 500 tỷ đồng, tăng 15,67 lần so với thực hiện trong niên độ 2022-2023.

Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm niên độ tài chính 2023 - 2024, Hoa Sen đã hoàn thành 174% so với kế hoạch lãi 400 tỷ đồng và hoàn thành 139,2% so với kế hoạch lãi 500 tỷ đồng.

Có thể thấy, cho dù kịch bản tích cực nhất, sau 9 tháng đầu niên độ tài chính 2023-2024, Hoa Sen đã vượt kế hoạch năm tài chính.

Tăng vay nợ khi tăng tích trữ tồn kho trong 9 tháng

Trái với lợi nhuận tăng trở lại, trong 9 tháng đầu năm niên độ 2023 - 2024, Hoa Sen bất ngờ ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 2.745,97 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 375,2 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận âm 78,2 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận dương 2.700,2 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh.

Được biết, từ năm 2016 tới nay, chưa năm nào Hoa Sen ghi nhận dòng tiền kinh doanh âm kỷ lục 2.745,97 tỷ đồng như trong 9 tháng đầu năm niên độ 2023 - 2024. Trong đó, năm dòng tiền âm lớn nhất là năm 2017 với giá trị âm 2.173,4 tỷ đồng và Công ty đã trải qua giai đoạn 2018-2023 với dòng tiền kinh doanh dương liên tục.

Về quy mô tài sản, tính tới 30/6/2024, tổng tài sản của Hoa Sen tăng 13,6% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.357,6 tỷ đồng, lên 19.722,9 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho ghi nhận 10.157,8 tỷ đồng, chiếm 51,5% tổng tài sản; tài sản cố định ghi nhận 4.282,8 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 2.422 tỷ đồng, chiếm 12,3% tổng tài sản…

Trong kỳ, tài sản tăng mạnh chủ yếu do tồn kho tăng 33,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 2.529,2 tỷ đồng, lên 10.157,8 tỷ đồng và đây cũng là nguyên nhân dòng tiền kinh doanh thâm hụt kỷ lục.

Hoa Sen thuyết minh việc tăng tồn kho trong 9 tháng chủ yếu đến từ việc tăng nguyên liệu, vật liệu, cũng như thành phẩm.

Thực tế, việc tăng tích trữ tồn kho đồng nghĩa trong kỳ Hoa Sen đã tăng trích lập dự phòng giảm giá tồn kho thêm 94,8 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, lên 212,2 tỷ đồng (đầu năm chỉ trích lập 117,4 tỷ đồng).

Về phần nguồn vốn, trong kỳ, tổng nợ vay tăng 102,4% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 3.007,8 tỷ đồng, lên 5.944,1 tỷ đồng và bằng 53,5% tổng vốn chủ sở hữu (đầu năm ghi nhận dư nợ 2.936,3 tỷ đồng, bằng 27,2% tổng vốn chủ sở hữu).

1 Likes

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương phân bổ 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công. HHV VCG LCG ngay lập tức tăng trần

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương phân bổ 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại; kiên quyết điều chuyển vốn sang các nhiệm vụ, dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn trước ngày 15/8.

Ngày 5/8, phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận định tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục có xu hướng tích cực, kết quả tháng 7 cao hơn tháng 6 và tính chung 7 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng chỉ rõ tình hình kinh tế - xã hội còn những khó khăn, thách thức, trong đó, sức ép lạm phát còn cao, nhất là do giá dầu thô, lương thực biến động mạnh; tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới còn nhiều rủi ro…

Bên cạnh đó, việc triển khai gói tín dụng 140.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội rất chậm; vẫn còn 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ…

Trước những thách thức trên, Thủ tướng nêu rõ quan điểm chỉ đạo chung là tháng sau phải đạt kết quả cao hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, thành quả năm 2024 nhiều hơn, bao trùm hơn, toàn diện hơn năm 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Làm việc nào dứt điểm việc đó

Về các nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các địa phương bám sát tình hình, tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nghị quyết của Đảng; kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt; các nghị quyết của Quốc hội; chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng…

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu làm việc có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; phân công “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời hạn, rõ sản phẩm, rõ hiệu quả”, tăng cường giám sát, kiểm tra, triển khai thi đua khen thưởng, xử lý vi phạm kịp thời.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Về chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước tập trung giữ ổn định tỷ giá, thị trường ngoại hối; tăng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung cho lĩnh vực ưu tiên, phấn đấu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 15%; tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Về chính sách tài khóa, Bộ Tài chính phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, quyết liệt triển khai chuyển đổi số, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; triển khai hiệu quả các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí.

Thủ tướng cũng lưu ý thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; chuẩn bị kỹ, đánh giá tác động, có lộ trình điều chỉnh giá phù hợp các dịch vụ do Nhà nước quản lý (giáo dục, y tế).

Đặc biệt, cần bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng trong mọi tình huống.

Khánh thành dự án đường dây 500kV dịp Quốc khánh 2/9

Thủ tướng yêu cầu tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới; nghiên cứu các gói chính sách với quy mô đủ lớn, phù hợp, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chip bán dẫn, AI…

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Các Bộ: GTVT, Công Thương, KH&ĐT, Xây dựng được Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia (nhất là dự án 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, tổ chức khánh thành trong dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9); hệ thống đường bộ cao tốc (phấn đấu đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3.000km).

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương phân bổ 26.500 tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại. Trong đó, Bộ KH&ĐT cần kiên quyết điều chuyển vốn sang các nhiệm vụ, dự án giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn trước ngày 15/8.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý việc đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Tập trung rà soát, đề xuất phương án xử lý các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn để sửa đổi, bổ sung; báo cáo Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật…

Ngoài ra, cần tiếp tục tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng, kéo dài; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương xây dựng Đề án chuyển đổi số kết nối với Đề án 06 ngay trong tháng 8.

Các báo cáo tại phiên họp cho thấy tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm đạt 13 kết quả nổi bật.

Cụ thể, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, các cân đối lớn được bảo đảm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 7 tháng tăng 4,12%, tăng 0,04% so với tháng 6, trong bối cảnh tăng lương cơ bản.

Thu ngân sách tăng mạnh, tổng ngân sách nhà nước 7 tháng ước đạt 69,8% dự toán năm, tăng 14,6% so với cùng kỳ (trong khi đã thực hiện miễn, giảm 87.200 tỷ đồng thuế, phí, lệ phí).

Nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài, bội chi ngân sách được kiểm soát thấp hơn giới hạn quy định.

Đặc biệt, đã triển khai đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội theo tiền lương mới từ ngày 1/7.

Tổng kinh phí trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng thêm hơn 5.300 tỷ đồng.

Trong tháng 7, có gần 96% số hộ gia đình được đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ.

Việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ tháng 7 nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước.

1 Likes

HOSE triển khai hiệu quả công tác giám sát thị trường

6 tháng đầu năm 2024, Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong đó phải kể đến điểm sáng về công tác giám sát thị trường, qua đó tạo niềm tin cho nhà đầu tư, góp phần giúp thị trường phát triển minh bạch, ổn định, bền vững.

image

6 tháng đầu năm 2024, bức tranh kinh tế toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng bởi tình hình địa chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, nền kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK.

Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm sâu sát, chỉ đạo kịp thời của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam cùng sự hỗ trợ tích cực của UBND TP. Hồ Chí Minh, sự đồng hành, chung tay của thành viên thị trường Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó, nổi bật là công tác giám sát thị trường.

Theo đó, HOSE thường xuyên theo dõi sát diễn biến của thị trường, giám sát chặt chẽ nghĩa vụ báo cáo, CBTT trước giao dịch của cổ đông lớn, người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ (số trường hợp vi phạm nghĩa vụ CBTT giảm 50,8% so với cùng kỳ năm 2023); kịp thời phát hiện và báo cáo UBCKNN các trường hợp có dấu hiệu bất thường hoặc chưa tuân thủ các quy định hiện hành (số trường hợp vi phạm giảm 73,9% so với cùng kỳ năm 2023); giám sát chặt chẽ các giao dịch bất thường, giao dịch nghi vấn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đề xuất kiểm tra, xử lý các hành vi thao túng, làm giá, trục lợi, ảnh hưởng quyền lợi của nhà đầu tư (số trường hợp vi phạm giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2023)…

Bên cạnh đó, HOSE cũng tập trung rà soát, đánh giá BCTC quý, BCTC kiểm toán bán niên, năm của các công ty niêm yết để kịp thời phát hiện các sai sót, báo cáo UBCKNN kiểm tra, xử lý; Rà soát duy trì điều kiện niêm yết của các công ty niêm yết để xử lý vi phạm theo thẩm quyền. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2024, công tác giám sát tại HOSE được thực hiện sát sao, chặt chẽ, số vụ vi phạm trên thị trường đã giảm so với cùng kỳ, tác động tích cực đến hoạt động của TTCK.

Sự tiến bộ trong công tác giám sát đã góp phần tạo nên môi trường giao dịch chứng khoán lành mạnh, tạo tâm lý ổn định để các nhà đầu tư “mạnh dạn” tham gia thị trường, số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư tính đến hết ngày 30/6/2024 đạt 8.044.825 tài khoản (tăng thêm 752.464 tài khoản so với cuối năm 2023). Nhờ đó, giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên HOSE tính đến hết ngày 30/6/2024 đạt hơn 5,08 triệu tỷ đồng, tương đương 50,26% so với GDP hiện hành, tăng 11,58% so với cuối năm 2023, chiếm 93,46% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường.

Trước đó, ngày 13/6, tại buổi làm việc với lãnh đạo HOSE, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã đánh giá cao những nỗ lực vượt qua được khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của HOSE, đồng thời giao tập thể Lãnh đạo, cán bộ HOSE tiếp tục chủ động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được Lãnh đạo Bộ Tài chính, UBCKNN giao.

1 Likes