Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Ủng hộ Ad cho AD 1 like nhá

UBCKNN: Việc kiểm tra giao dịch cổ phiếu TCH là hoạt động định kỳ

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết sẽ có văn bản chấn chỉnh, gửi đến công ty chứng khoán có cá nhân đã lan truyền ảnh chụp, cắt ghép công văn về hoạt động kiểm tra giao dịch cổ phiếu TCH của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy.

Trong phiên giao dịch ngày 8/8, cổ phiếu TCH của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy và cổ phiếu HHS của công ty con - Công ty cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (Tài chính Hoàng Huy chi phối 51,06% vốn điều lệ) bất ngờ chịu áp lực bán tháo mạnh.

Kết phiên giao dịch, thị giá cổ phiếu TCH giảm kịch biên độ, chỉ còn 16.600 đồng/cổ phiếu với lượng dư bán sàn lên đến hơn 12,8 triệu đơn vị. Tương tự, thị giá cổ phiếu HHS giảm sàn về mức 8.610 đồng/cổ phiếu với lượng dư bán hơn 2 triệu đơn vị.

Diễn biến trên được cho là phản ứng của thị trường khi loạt hội, nhóm trên mạng lan truyền thông tin về việc cổ phiếu TCH đang bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước điều tra giao dịch chứng khoán trong giai đoạn 2021 - 2022 với ảnh chụp một phần công văn có liên quan.

Nhiều hội, nhóm đưa ra khuyến nghị với nhà đầu tư là nên bán bớt lượng cổ phiếu TCH đang có nhằm tránh rủi ro giảm giá khi thị trường vừa trải qua đợt điều chỉnh mạnh.

Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức cho biết, việc thanh kiểm tra hoạt động giao dịch đối với cổ phiếu TCH của Tài chính Hoàng Huy là hoạt động định kỳ đối với các doanh nghiệp niêm yết, chứ không phải riêng Tài chính Hoàng Huy. Việc sao chụp, cắt ghép không đầy đủ công văn dễ khiến nhà đầu tư hiểu nhầm, gây hoang mang trên thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng nhấn mạnh sẽ có văn bản chấn chỉnh, gửi đến công ty chứng khoán có cá nhân đã lan truyền ảnh chụp, cắt ghép công văn trên.

Đây không phải lần đầu những văn bản nội bộ gửi sang công ty chứng khoán này bị lan truyền trên các hội, nhóm đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết.

Trước đó, TCH là cổ phiếu được nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị mua bởi tiềm năng và triển vọng tăng trưởng. Tài chính Hoàng Huy được kỳ vọng là doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp từ việc huyện Thuỷ Nguyên được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc TP.Hải Phòng sau năm 2030.

Doanh nghiệp này đang triển khai 3 dự án bất động sản quy mô lớn tại huyện Thủy Nguyên, bao gồm Khu đô thị Đỗ Mười (50 ha), Hoàng Huy New City (65 ha) và Hoàng Huy Green River (33 ha).

Trong đó, theo đánh giá của hãng Chứng khoán Vietcap, quỹ đất của hai dự án - Hoàng Huy New City và Hoàng Huy Green River - được Tài chính Hoàng Huy sở hữu với chi phí ưu đãi thông qua các hợp đồng BT với UBND TP.Hải Phòng. Nhờ vậy, hai dự án này được kỳ vọng sẽ mang lại biên lợi nhuận gộp lên đến trên 40%, phù hợp với các dự án trước đây của Tài chính Hoàng Huy được phát triển trên quỹ đất theo hợp đồng BT.

Xét về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 1 niên độ 2024 - 2025 (1/4/2024 - 30/3/2025), Tài chính Hoàng Huy ghi nhận doanh thu thuần đạt 828 tỷ đồng, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh mảng kinh doanh bất động sản lẫn kinh doanh ô tô đầu kéo, linh kiện tăng tốc.

Trong đó, bán bất động sản đem về cho Tài chính Hoàng Huy khoản doanh thu trị giá 673 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Còn doanh thu từ mảng bán ô tô đầu kéo và linh kiện thu hồi đạt 123 tỷ đồng, tăng 120% so với cùng kỳ niên độ trước.

Kết quả, doanh nghiệp này ghi nhận 229 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 35% so với cùng kỳ niên độ trước.

1 Likes

Đại diện Deustche Bank chỉ ra yếu tố để hướng đến mục tiêu nâng hạng chứng khoán, hút dòng vốn FDI vào thị trường Việt Nam

Bà Uri Juliana Lee tin tưởng sự chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý với các tổ chức đầu tư sẽ hỗ trợ hiệu quả cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam.

Tiếp sau sự thành công của Diễn đàn đầu tư “Từ chính sách đến thực tiễn hướng tới nâng hạng thị trường vốn Việt Nam lên thị trường mới nổi” tại Singapore, sáng ngày 8/8/2024, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương và Đoàn công tác đã có buổi làm việc với Hiệp hội Lưu ký toàn cầu (AGC) thảo luận về giải pháp nhằm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Cùng dự buổi làm việc còn có đại diện Ngân hàng nhà nước, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc UBCKNN.

Về phía Hiệp hội Lưu ký toàn cầu, có sự tham dự của đại diện lãnh đạo một số ngân hàng lớn như: Citibank, Deutsche Bank, Ngân hàng New York Mellon (BNY Mellon), Ngân hàng J.P Morgan Chase NA (J.P.Morgan)…

Toàn cảnh buổi làm việc

Chia sẻ tại buổi làm việc, đại diện các ngân hàng lưu ký, bà Uri Juliana Lee - Giám đốc điều hành trung tâm nghiên cứu kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương (APAC) thuộc Deustche Bank đã có những đánh giá tích cực về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian gần đây. Để tiếp tục tăng sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán, thu hút vốn vào Việt Nam, bà Uri Juliana Lee cho rằng Việt Nam đã và đang triển khai những giải pháp mang tính dài hạn, cùng những nỗ lực của cơ quan quản lý để thị trường chứng khoán của Việt Nam cải thiện tính minh bạch, tăng cường thông tin, dữ liệu cho nhà đầu tư nước ngoài, từ đó được đưa vào rổ chỉ số của thị trường mới nổi.

Về phía Ngân hàng nhà nước, bà Uri Juliana Lee đề xuất cần có cơ chế chia sẻ thông tin về quản lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại tạo điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài có những đánh giá khách quan về thị trường tài chính Việt Nam.

Bà Uri Juliana Lee tin tưởng sự chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý với các tổ chức đầu tư sẽ hỗ trợ hiệu quả cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán của Việt Nam, theo đó, luồng vốn FDI sẽ tiếp tục được đầu tư vào thị trường Việt Nam trong thời gian tới.

Cũng tại buổi làm việc ông Doris Tio, Phó Chủ tịch phụ trách khối dịch vụ quản lý tài sản thị trường toàn cầu, Ngân hàng New York Mellon đề xuất đơn giản hoá thêm các thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp và việc xây dựng trung tâm dữ liệu của khách hàng để các thành viên thị trường tiếp cận được thông tin khách hàng nhanh nhất, tạo thuận lợi cho việc mở tài khoản giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương ghi nhận những đề xuất từ đại diện các ngân hàng lưu ký và chia sẻ thời gian qua các cơ quan quản lý của Việt Nam đã tích cực trao đổi các thông tin với các tổ chức quốc tế nhằm tìm kiếm những giải pháp cho mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương tại buổi làm việc

Chủ tịch UBCKNN cho biết trong thời gian tới, UBCKNN sẽ tổ chức các cuộc trao đổi để lắng nghe thêm những ý kiến đóng góp về chu trình thanh toán và mô hình CCP; thủ tục mở tài khoản vốn gián tiếp, cấp mã số giao dịch (trading code); tỷ lệ ký quỹ cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm giải đáp các vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất để cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường trên tinh thần phù hợp quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ của quốc tế.

Nhà nước sẽ can thiệp khi giá nhà đất tăng hơn 20% trong 3 tháng

Các bộ ngành cùng địa phương sẽ đề xuất giải pháp điều tiết thị trường khi giá bất động sản tăng hoặc giảm trên 20% trong ba tháng, theo Nghị định 96.

Nghị định 96 quy định một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ 1/8, đưa ra 6 biện pháp điều tiết thị trường. Trong đó, cơ quan quản lý có thể điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chương trình phát triển nhà ở; cơ cấu sản phẩm của các dự án nhằm điều chỉnh nguồn cung; gia hạn nộp thuế; hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi hoặc điều hành chính sách tài chính, tín dụng.

Như vậy, so với quy định cũ, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Nghị định 96 đã bổ sung cơ chế điều tiết thị trường địa ốc, nêu rõ vai trò của từng cơ quan liên quan. Theo đó, biện pháp điều tiết thị trường bất động sản được thực hiện khi chỉ số giá giao dịch tăng hoặc giảm trên 20% trong ba tháng hoặc khi thị trường có các biến động khác ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội.

Biến động trên thị trường được Bộ Xây dựng đánh giá dựa theo chỉ số giá, lượng giao dịch và các chỉ số về kinh tế - xã hội thuộc các lĩnh vực khác liên quan bất động sản.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, cho rằng quy định mới đã tăng vai trò quản lý của các cơ quan bộ ngành khi địa ốc biến động mạnh. Bởi một thập kỷ qua, hiện tượng một số nhóm nhà đầu cơ và môi giới “tạo sóng, làm giá” diễn ra phổ biến. Song song đó, việc quản lý lỏng lẻo khiến giá bất động sản nhiều khu vực biến động mạnh, gây nhiều hệ lụy, theo ông Thịnh.

Thị trường bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thị trường bất động sản khu Đông TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

Thực tế, 5 năm trở lại đây, thị trường bất động sản trải qua nhiều đợt “sốt nóng” do một số nhóm đầu cơ và môi giới gom hàng, đẩy giá và lướt sóng. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, giai đoạn 2020-2022, thị trường chứng kiến nhiều đợt tăng giá bất thường, nhất là đất nền vùng ven. Nhiều khu vực huyện ven Hà Nội hay các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên… giá đất tăng cục bộ 40-50% so với trước dịch bệnh.

Ở phân khúc chung cư, giá cũng tăng đột biến. Theo số liệu của hãng dịch vụ, tư vấn bất động sản CBRE, tới cuối năm 2023, giá bán căn hộ tại Hà Nội đã tăng 14,6% theo năm, bằng với mức đã ghi nhận ở TP HCM giai đoạn 2020-2021. Giá chung cư Hà Nội liên tục leo thang nửa đầu năm nay, đạt bình quân 60 triệu đồng một m2 giá sơ cấp.

Đất, nhà ở tăng giá tại nhiều địa phương, kéo theo nhiều nhóm nhà đầu tư đổ xô đi đấu giá, đầu cơ. Tình trạng này diễn ra phổ biến nhưng nhà chức trách thiếu công cụ, biện pháp khống chế, dẫn nhiều phân khúc tăng đột biến, nhất là nhà ở, vượt khả năng chi trả của phần đông người dân. CBRE cho biết giá chung cư Hà Nội ngang Kuala Lumpur nhưng thu nhập bình quân đầu người ít hơn 4 lần, cho thấy khả năng mua nhà của người dân Thủ đô thấp hơn.

Tuy nhiên, ông Định Trọng Thịnh cho rằng việc Nhà nước can thiệp khi giá bất động sản tăng hay giảm trên 20% trong 3 tháng “còn mang tính hành chính”. Bởi khác với các sản phẩm như xăng, dầu, vàng, Nhà nước có thể can thiệp bằng công cụ thuế hay đẩy nguồn cung lớn ra thị trường, bất động sản có tính đặc thù hơn. Đó là giá trị lớn, nguồn cung khan hiếm và giá giao dịch không công khai như các sản phẩm tiêu dùng trên.

“Biến động giá trên thị trường địa ốc được quyết định bởi cung - cần nên không thể can thiệp bằng mệnh lệnh để thay đổi giá giao dịch”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói. Chưa kể, hiện cơ quan quản lý chưa xây dựng cơ sở dữ liệu giao dịch toàn quốc - yếu tố quyết định việc giá có tăng hay giảm trên 20% trong ba tháng hay không.

Cùng quan điểm, ông Phạm Đức Toản, CEO EZ Property (công ty chuyên quản lý đơn vị môi giới, phát triển dự án), cho biết chỉ số giá giao dịch một số phân khúc bất động sản chủ yếu do các đơn vị độc lập thu thập và công bố. Trong khi thị trường địa ốc gồm nhiều khu vực và phân khúc khác biệt. Ông Toản ví dụ đầu năm nay, tại Hà Nội, chung cư cũ ghi nhận biến động tăng giá đến 30-40% so với cuối năm ngoái, nhưng đất nền huyện ven lại ảm đạm, thậm chí giảm giá nhẹ.

Chuyên gia cho rằng việc xác định biến động giá bất động sản cần thống kê cho từng khu vực và phân khúc cụ thể. “Giải pháp này cần một nguồn lực lớn để có thể bao quát toàn thị trường”, ông Toản lưu ý.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mất hơn 3,7 tỷ đồng vì chứng khoán

“Tôi vốn không biết chơi đâu nhưng tại người đó cứ khoe thắng hoài nên tôi tin rồi nghe theo” – Quang Lê nói.

Mới đây, tại một livestream, ca sĩ Quang Lê đã tiết lộ chuyện mình bị mất 150 ngàn đô la vì chứng khoán.

Anh nói: "Tôi cũng thích chơi chứng khoán nhưng nguy hiểm lắm nên không chơi. Trước đây tôi có gửi cho một người tôi rất thân giữ hộ 150 ngàn đô (hơn 3,7 tỷ đồng).

Một nam ca sĩ bị mất trắng gần 4 tỷ đồng: "Người đó khoe với tôi mua được cả nhà" - Ảnh 1.

Thúy Nga và Quang Lê

Người đó cầm 150 nghìn đô của tôi rồi bảo: "Em dùng tiền này mua cổ phiếu được không, nếu thắng thì em gửi cả tiền lời cho anh. Tôi nghĩ người đó thân với tôi mà chơi cổ phiếu thì khó mà thua lắm nên đồng ý.

Đến một ngày đẹp trời, tôi hỏi về số tiền đó thì người ấy bảo thua trắng rồi, bản thân người ấy cũng mất 500 ngàn đô. Tức là khi giá cổ phiếu xuống là sàn tự bán luôn nên tôi mất trắng. Lúc đó là trước mùa dịch một chút.

Tôi vốn không biết chơi đâu nhưng tại người đó cứ khoe thắng hoài nên tôi tin rồi nghe theo. Đến lúc mất trắng thì không đòi lại được.

Chính người đó còn khoe với tôi lúc thắng mua được cả nhà, vậy mà lúc thua thì mất hết. Tôi thấy chứng khoán như cờ bạc, phụ thuộc may rủi.

Một nam ca sĩ bị mất trắng gần 4 tỷ đồng: "Người đó khoe với tôi mua được cả nhà" - Ảnh 2.

Tôi có một bà chị ở San Jose, hôm nọ gặp tôi hào phóng lắm nên tôi hỏi thăm thì biết chồng bà chị đó làm công ty chứng khoán, năm nay chứng khoán lên nên bà ấy có tiền nhiều. Tôi cũng muốn chơi nhưng lại nghĩ chứng khoán như cờ bạc cao cấp vậy nên thôi".

Danh hài Thúy Nga nghe vậy cũng nói: "Thường thì người ta cứ khoe thắng hoài, đến lúc tới lượt mình chơi là thua. Hồi xưa tôi mới qua Mỹ cũng bị người ta rủ chơi một loại hình đầu tư. Người ta chơi chán chê không sao, tôi vừa bỏ tiền vào chơi một tháng thì mất bay 10 ngàn đô. Cũng may hạn mức của nó chỉ cho bỏ vào 10 ngàn đô chứ không là tôi mất nhiều nữa.

Mấy thứ tiền ảo này lúc tăng lên thì nhìn thấy ham lắm. Từ đó về sau tôi không bao giờ dính vào những thứ đầu tư trên mạng này.

Nếu hồi đó mà tôi được tiền chắc tôi sẽ chuyển qua chơi cả chứng khoán, không chừng bây giờ tôi còn mất nhiều hơn nữa. Cũng may là tôi mất 10 ngàn đô nên biết dừng lại. Bạn tôi cũng chơi chứng khoán, bỏ 28 ngàn đô vào đó mà cũng mất trắng, nhờ tôi tìm luật sư giúp vì tan nhà nát cửa nhưng tôi cũng bó tay".

DPM: Sắp chi hơn 782 tỷ đồng trả cổ tức 20% cho cổ đông

image

Với hơn 391 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến DPM sẽ chi khoảng hơn 782 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) vừa quyết định chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi cổ phiếu nhận được 2.000 đồng/cp. Nguồn chi cổ tức này từ lợi nhuận chưa phân phối năm 2023.
Với hơn 391 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến DPM sẽ chi khoảng hơn 782 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức này.
Được biết, tại thời điểm cuối năm 2023, DPM ghi nhận hơn 2.838 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, Quỹ đầu tư phát triển cũng lên tới 4.599. tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 503 tỷ đồng, tương đương 93% so với kế hoạch năm, và tăng trưởng 37% so với cùng kỳ. Việc tăng cường kiểm soát chặt chẽ chi phí góp phần giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp lên 15,8% so với mức 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tình hình tài chính của DPM tiếp tục được duy trì lành mạnh với lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đạt hơn 9.700 tỷ đồng, chiếm gần 62% tổng tài sản. Tính đến hết quý 2, tổng tài sản của doanh nghiệp đạt hơn 15.700 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối, vốn chủ sở hữu tăng lên 12.000 tỷ đồng, nợ vay tài chính ngắn hạn ở mức thấp 1.682 tỷ đồng.

2 Likes

Nghe lời hướng dẫn của “bạn mới quen”, người đàn ông mất gần 900 triệu đồng

Có người lạ nhắn tin làm quen và hướng dẫn kiếm tiền, ông B. không mảy may nghi ngờ mà nhiều lần chuyển tiền vào một ví điện tử để làm nhiệm vụ và bị lừa hơn 850 triệu đồng.

Ngày 10-8, Công an huyện Long Điền (tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu), cho biết đang điều tra vụ một người đàn ông 54 tuổi bị lừa đảo trên mạng xã hội với số tiền lên tới hơn 850 triệu đồng.

Trước đó, ngày 6-8, ông L.X.B (SN 1970, ngụ huyện Long Điền) đã đến công an để trình báo về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo trình bày của ông B., vào ngày 6-7, trong lúc đang truy cập mạng xã hội Facebook thì một tài khoản có tên “Thuỳ Linh” nhắn tin làm quen với ông B.

Người này sau đó hướng dẫn ông B. kiếm tiền bằng cách thực hiện nhiệm vụ mở cửa hàng trên Công ty E.B và bán hàng online để kiếm lời.

Nghe lời hướng dẫn của “bạn mới quen”, người đàn ông mất gần 900 triệu đồng- Ảnh 1.

Tin vào kẻ lạ, người đàn ông đã bị lừa đảo số tiền lớn - Ảnh AI: Ngọc Giang

Không mảy may nghi ngờ, ông B. liền làm theo hướng dẫn, thực hiện các giao dịch bán hàng online như đối tượng quảng cáo.

Các đối tượng tạo cho ông B. ví điện tử E.B để chuyển tiền lời mà ông kiếm được từ việc bán hàng.

Ban đầu, ông B. chuyển hơn 1,2 triệu đồng vào ví và nhận được tiền lời, số tiền thể hiện trên ví điện tử.

Tuy nhiên, sau đó trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 29-7, ông B. nhiều lần chuyển tiền vào ví điện tử E.B theo yêu cầu của các đối tượng với tổng số tiền hơn 850 triệu đồng nhưng họ vẫn yêu cầu nộp thêm tiền thì mới có thể rút số tiền đã đóng trước đó.

Biết bản thân đã bị lừa, ông B. đã lên công an để trình báo.

thks thông tin của ad ạ

Cước vận tải biển dựng đứng, doanh nghiệp tốn chục nghìn USD mỗi chuyến hàng

Cước vận tải biển từ Việt Nam đi châu Âu hay Mỹ tăng dữ dội khiến nhiều doanh nghiệp tốn thêm chục nghìn USD khi xuất khẩu hàng, lợi nhuận vì thế giảm sút mạnh.

Gần đây, cước tàu trên các tuyến trọng điểm tăng cao. Có thời điểm giá mỗi container đi châu Âu khoảng 4.000 - 5.000 USD, hơn gấp đôi cuối năm ngoái. Cước tàu đi Mỹ tăng tương tự, lên mức 6.000 - 7.000 USD/container. Giá cước đi khu vực gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á cũng tăng từ 1.000 - 2.000 USD/container.

Tình trạng này khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phải chấp nhận trả thêm tiền cho mỗi chuyến hàng khi rời biển, xót xa nhìn cảnh lợi nhuận hao hụt và đứng trước mối lo khó cạnh tranh với các đối thủ.

Cước vận tải biển dựng đứng, doanh nghiệp tốn thêm chục nghìn đô mỗi chuyến hàng. (Ảnh minh họa: Tin nhanh chứng khoán)

Mỗi tháng tốn thêm hàng trăm nghìn USD

Trả lời Báo điện tử VTC News, lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây ở Đồng Nai cho biết, từ đầu năm đến nay, mỗi chuyến hàng xuất khẩu không còn là niềm vui trọn vẹn với ông. Nguyên nhân là lãi thì chưa thấy đâu nhưng chi phí tốn thêm thì lên đến hàng trăm nghìn USD mỗi tháng. Ông cho biết, mỗi tháng doanh nghiệp của ông xuất khẩu gần 100 chuyến hàng. Hiện, cước vận tải đưa hàng đi châu Âu tăng khoảng 2.500 USD/container, còn đi Mỹ tăng 3.500 - 4.500 USD/container.

“Tính rẻ nhất với mức tăng 2.500 USD/container thì mỗi tháng chúng tôi cũng phải mất thêm khoảng 250.000 USD so với trước. Đó là chưa kể những chi phí phát sinh do các tuyến đường biển kéo dài hơn trong bối cảnh ngành hàng hải bị ảnh hưởng bởi các xung đột địa chính trị. Trong khi đó, nếu muốn cạnh tranh thì giá hàng hóa không thể điều chỉnh tăng cao tương ứng, doanh nghiệp đành chấp nhận bù lỗ”, ông nhẩm tính.

Vẫn còn nhiều mối lo nhưng ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T Group vẫn tỏ rõ sự vui mừng khi một vài ngày nay, giá cước tàu biển đã giảm so với những ngày trước đó.

“Tuần trước, cước tàu biển cho một container từ Việt Nam vận chuyển đi Mỹ có thời điểm lên đến 8.600 - 8.700 USD/container, nhưng sang tuần này đã giảm xuống khoảng hơn 6.000 USD/container. Dù giá vẫn còn cao gần gấp đôi so với mức 3.500 USD/container thời điểm cuối năm 2023 nhưng cũng giúp doanh nghiệp “dễ thở” hơn đôi chút", ông chia sẻ.

Theo ông Tùng, mỗi ngày doanh nghiệp xuất khẩu 2 - 3 container. Như vậy, mỗi chuyến hàng tiêu tốn thêm đến hơn chục nghìn USD. Nếu doanh nghiệp không thể thương lượng với đối tác, phải ký kết hợp đồng bán hàng và bao cước vận chuyển thì chi phí này sẽ “đổ” lên doanh nghiệp, khó khăn là rất lớn.

Ông Nguyễn Văn Kịch - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex (Cần Thơ), doanh nghiệp chuyên xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và châu Âu - cũng thông tin, doanh nghiệp Việt Nam đang phải oằn mình gánh cước tàu biển. Với mỗi container 40 feet đóng được 15 - 22 tấn hàng sẽ bị đội giá gần 100 triệu đồng. “Không ít doanh nghiệp phải chật vật tìm cách xoay xở để tồn tại như nhờ đối tác hỗ trợ hoặc chuyển thị trường mới. Nhưng việc này không hề dễ, có doanh nghiệp đã phải tính đến phương án hạn chế xuất khẩu”, ông nói.

Doanh nghiệp tốn thêm hàng trăm nghìn USD mỗi tháng vì cước vận tải biển tăng cao. (Ảnh minh họa)

"Cháy" container, trả giá cao cũng khó có chỗ

Ông Kịch cho biết, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đang phải chấp nhận trả cước vận tải biển cao ngất do không có lựa chọn thay thế, khi mà nguồn cung container đang rất khan hiếm. “Tăng cước mà có chỗ trên tàu là còn may, có hãng còn không còn chỗ, nghĩa là có trả giá cao chưa chắc book được tàu. Lý do là thị trường Trung Quốc nhu cầu quá lớn và họ sẵn sàng trả cước cao hơn để chiếm chỗ”, ông Kịch nói.

Theo bà Ngô Tường Vy, Giám đốc Công ty Chánh Thu (Bến Tre), vài năm gần đây, mỗi năm giá cước tàu biển đều trải qua những đợt tăng cao và nguyên nhân chính là do thiếu container rỗng trong bối cảnh ảnh hưởng của COVID-19 hoặc xung đột chính trị leo thang.

“Container rỗng tập trung hết về Trung Quốc do chi phí cao hơn, nên sắp tới dự đoán ở Việt Nam sẽ rất thiếu container rỗng, đẩy giá cước tàu biển tiếp tục tăng”, bà Vy dự báo.

Đồng quan điểm, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, cùng với giá cước vận chuyển tăng cao, sự tắc nghẽn tại các cảng trung chuyển đã làm đảo lộn hoạt động của cả chuỗi cung ứng, nhất là hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, bởi hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường lớn như Mỹ và khu vực EU…phần lớn phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài.

Bên cạnh các xung đột diễn ra ở Trung Đông, việc khách hàng Trung Quốc đang tăng cường giữ container và đặt chỗ trước, khiến giá cước vận tải biển tăng vọt. Nhu cầu container rỗng tại Trung Quốc rất cao vì đây là quốc gia xuất khẩu lớn. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải đối diện với thách thức lớn.

Còn ông Trương Quốc Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam cho biết, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường lớn như Mỹ và khu vực EU…phụ thuộc vào hãng tàu nước ngoài. Vì thế, khó tránh khỏi hiện tượng một số hãng tàu tận tình hình khan hiếm tàu hiện nay để đẩy giá cước dịch vụ tăng cao.

“Khi tình hình khó khăn thì họ lại rút bớt tàu đi gây nên cảnh khan hiếm. Điều này dẫn đến giá cước càng bị đẩy lên. Trong khi đó, việc thỏa thuận và trao đổi với các hãng tàu để cùng “chia sẻ” khó khăn với doanh nghiệp xuất khẩu lúc này là hoàn toàn bất khả thi”, ông Hòe nói.

Khó tìm tuyến đường thay thế

Bộ Công Thương mới đây khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu nên phân luồng hàng hóa và tuyến đường thay thế để tiết giảm chi phí. Ví dụ có thể đưa hàng đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó dùng đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ để tiếp tục vận chuyển sang châu Âu.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng đây là điều không dễ thực hiện.

Ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam phân tích: Theo truyền thống, các doanh nghiệp Việt Nam ký kết với đối tác vài tháng trước khi xuất khẩu hàng sang thị trường châu Âu. Do đó, khuyến cáo của Bộ Công Thương chỉ phù hợp trong trường hợp doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán sang tay, mua bán thời vụ, khi vận tải biển không thực hiện được với giá quá cao thì doanh nghiệp sẽ chọn đi đường khác.

Lấy ví dụ các doanh nghiệp ngành điều ký hợp đồng thường cách thời điểm giao hàng ít nhất 3-4 tháng. Quá trình ký kết, đối tác nước ngoài mua, bán hàng đã đảm nhận trách nhiệm vận chuyển, thuê tàu biển, thuê container và họ chỉ định hãng vận tải. Rất ít trường hợp chúng ta được chủ động trong việc chỉ định các hãng vận tải.

Cũng theo ông Nhựt, một lô hàng điều xuất khẩu từ Việt Nam sang Anh bằng tàu biển khi cập cảng biển các nước để làm thủ tục thì đã được bảo lãnh bởi các doanh nghiệp với chính quyền nước sở tại.

“Nếu theo khuyến cáo của Bộ Công Thương là vận chuyển hàng bằng đường biển đến Trung Đông rồi chuyển đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ để tiếp tục vận chuyển sang châu Âu thì sẽ phải qua nhiều cảng, cửa khẩu, lúc đó thủ tục quá cảnh sẽ thế nào? Thậm chí là một số nước còn khui hàng ra để kiểm soát. Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho việc này? Trong khi nếu vận chuyển bằng tàu biển thì các hãng sẽ chịu trách nhiệm giao nhận hàng hóa với các đối tác và đảm bảo về mặt thời gian”, ông Nhựt nêu vấn đề.

Bà Ngô Tường Vy cũng e ngại: Hàng nông sản có thời gian bảo quản đông lạnh không được lâu, việc vận chuyển bằng đường biển khoảng 30 - 40 ngày là phù hợp. Nếu doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó dùng đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ để tiếp tục vận chuyển sang châu Âu thì thời gian trung chuyển có thể kéo dài thêm khoảng 10 - 20 ngày.

“Chưa kể việc vận chuyển từ Trung Đông sang các nước châu Âu bằng đường sắt hoặc đường bộ đều phải qua các cửa khẩu và bị kiểm soát rất chặt chẽ khiến hàng hóa dễ hư hỏng”, bà Vy nói.

Còn ông Nguyễn Văn Kịch nhận định: “Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc thì có thể thay đường biển bằng đường bộ, còn doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu, sang Mỹ thì không có cách vận tải nào khác thay thế đường biển".

Thị trường như này chắc sắp về bờ rồi các ad nhỉ?

2 Likes

còn phụ thuộc vị thế của bác ntn, nk chắc là ngon

1 Likes

Thị trường lên lại rồi thì đánh BĐS với chứng các bác nhỉ

1 Likes

DIG: Lãi năm nay sẽ vượt 1.000 tỷ đồng, tăng 509% so với thực hiện năm ngoái

Ông Nguyễn Quang Tín - Tổng Giám đốc DIC Corp (mã cổ phiếu DIG) cho biết tổng công ty đã có sự chuẩn bị nhân sự kế nhiệm vị trí Chủ tịch sau khi ông Nguyễn Thiện Tuấn qua đời.

Đã có phương án nhân sự kế nhiệm vị trí Chủ tịch

Dưới sự lãnh đạo của ông Nguyễn Thiện Tuấn trong 34 năm qua, DIC Corp đã trở thành doanh nghiệp bất động sản hàng đầu trong nhóm vốn hoá vừa niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Như Tạp chí Công Thương đã thông tin, ông Nguyễn Thiện Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã cổ phiếu DIG - sàn HoSE) đã qua đời vào ngày 10/8.

Liên quan đến vấn đề trên, ông Nguyễn Quang Tín - Tổng Giám đốc DIC Corp cho biết mặc dù cựu Chủ tịch DIC Corp đã trải qua thời gian đau ốm kéo dài, việc ông Nguyễn Thiện Tuấn ra đi là cú sốc lớn đối với tập thể tổng công ty.

Về mặt hoạt động kinh doanh, trong nhiều năm qua, DIC Corp đã có sự chuẩn bị về nhân sự kế nhiệm, tiến hành chuyển giao điều hành cho thế hệ sau và ông Nguyễn Thiện Tuấn đa phần tập trung vào phát triển các mối quan hệ.

Thông tin về nhân sự sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT sẽ được công bố sau khi HĐQT họp, ông Nguyễn Quang Tín cho biết.

Sau khi ông Nguyễn Thiện Tuấn mất, HĐQT DIC Corp hiện gồm ông Nguyễn Hùng Cường - Phó Chủ tịch thường trực HĐQT, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phó Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Quang Tín - Thành viên HĐTQ kiêm Tổng Giám đốc, ông Đinh Hồng Kỳ - Thành viên độc lập HĐQT.

Trong đó, ông Nguyễn Hùng Cường là con trai và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền là con gái của ông Nguyễn Thiện Tuấn.

Ông Nguyễn Hùng Cường cũng là cổ đông cá nhân lớn nhất của DIC Corp khi nắm giữ gần 62 triệu cổ phiếu DIG, tương ứng 10,16% vốn điều lệ DIC Corp. Trong khi đó, ông Nguyễn Thiện Tuấn sở hữu 46,8 triệu cổ phiếu DIG, tỷ lệ 7,68%, và bà Nguyễn Thị Thanh Huyền nắm giữ 18,2 triệu cổ phiếu DIG, tỷ lệ 2,98% vốn điều lệ DIC Corp.

Điểm rơi lợi nhuận vào cuối năm nay

Vừa qua, DIC Corp đã công bố kết quả kinh doanh quý 2/2024 với doanh thu đạt 821,2 tỷ đồng, tăng 408% so với cùng kỳ, và lãi đạt 125 tỷ đồng, gấp gần 14 lần so với mức nền thấp cùng kỳ và là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 10 quý gần đây.

Kết quả trên chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng căn hộ tại dự án Cap Saint Jacques (CSJ), chuyển nhượng nhà xây thô dự án Đại Phước và Hậu Giang.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu hơn gấp đôi cùng kỳ đạt 822 tỷ đồng. Tuy nhiên do hụt thu từ hoạt động tài chính cũng như tăng mạnh chi phí hoạt động nên lợi nhuận sau thuế chỉ còn gần 4 tỷ đồng, giảm 95% so với bán niên 2023.

Năm nay, DIC Corp lên kế hoạch đầy tham vọng với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 2.300 tỷ đồng, tăng 72% so với thực hiện năm 2023. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế ở mức 1.010 tỷ đồng, tăng 509% so với thực hiện năm ngoái. Với kết quả đạt được sau nửa năm, doanh nghiệp bất động sản này mới chỉ hoàn thành 26% kế hoạch về doanh thu nhưng chưa đến 5% kế hoạch về lợi nhuận cả năm.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu DIG của DIC Corp từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Ban lãnh đạo DIC Corp cho biết, doanh nghiệp đã tiếp tục nỗ lực giải quyết các thủ tục pháp lý trong quý 2/2024 làm cơ sở hạch toán các chỉ tiêu vào 6 tháng cuối năm để đảm bảo lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.010 tỷ đồng.

Lợi nhuận năm 2024 của DIC Corp dựa trên kế hoạch kinh doanh và hạch toán từ việc chuyển nhượng sản phẩm tại các dự án: Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước (Đồng Nai); Khu nhà ở Lam Hạ Center Point (Hà Nam); Khu đô thị mới DIC Nam Vĩnh Yên City Vĩnh Phúc; Khu đô thị DIC Victory City Hậu Giang; Dự án Khu dân cư Hiệp Phước; Dự án Chung cư Vũng Tàu Gateway; Dự án CSJ giai đoạn 1.

Tại thời điểm ngày 30/6/2024, tổng tài sản của DIC Corp đạt 18.444 tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm, trong đó có 2.975 tỷ đồng tiền gửi và các khoản tương đương. Chiếm phần lớn trong tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn (5.874 tỷ đồng) và hàng tồn kho (7.654 tỷ đồng).

Tính đến cuối quý 2, DIC Corp đã bỏ ra 3.824 tỷ đồng tạm ứng đền bù loạt dự án bất động sản như dự án Long Tân (2.401 tỷ đồng), dự án Bắc Vũng Tàu (851 tỷ đồng), dự án Chí Linh (140 tỷ đồng)… Ngoài ra, doanh nghiệp này còn rót 2.414 tỷ đồng cho dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước, tăng 83% so với con số ghi nhận ở đầu năm.

Thị trường dễ thở hơn rồi, sàng lọc cổ phiếu mà làm vòng mới thôi

2 Likes

Bác xem giúp em GEX với PDR còn ổn trong giai đoạn sắp tới không?

1 Likes

Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời

Trong công văn, Cơ quan An ninh điều tra yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời để phục vụ công tác điều tra

Ngày 12-8, theo nguồn tin, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp thông tin, tài liệu về 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời để phục vụ điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.

Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời- Ảnh 1.

Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ 32 nhà máy điện gió, điện mặt trời. Ảnh minh hoạ

Đây là vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

Để phục vụ quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp toàn bộ hồ sơ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện; hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu, công nhận ngày vận hành thương mại; hồ sơ kiểm định, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hệ thống đo đếm điện năng và kiểm tra công suất lắp đặt thực tế tại các nhà máy điện trên.

Riêng tại tỉnh Gia Lai có nhà máy điện gió Hưng Hải (huyện Kông Chro); nhà máy điện gió Cửu An (thị xã An Khê); nhà máy điện gió Ia Le 1 (huyện Chư Pưh) và nhà máy điện gió Ia Bang 1 (huyện Chư Prông). Ở Ninh Thuận có nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam; nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Bắc (công suất 204 MW); nhà máy điện mặt trời Thuận Nam 19…

DIG: Hai CTCK đã bán giải chấp hơn 5 triệu cổ phiếu DIG của Cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn

Trước khi qua đời, ông Nguyễn Thiện Tuấn còn nắm giữ 46,8 triệu cổ phiếu DIG, tương ứng 7,7% vốn và là cổ đông lớn thứ 2 của DIC Corp.

Trong ngày 12/8, đã có hai công ty chứng khoán công bố bán hàng triệu cổ phiếu DIG được nắm giữ bởi Cố Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn. Cụ thể, Chứng khoán Shinhan công bố đã bán giải chấp 2,35 triệu cổ phiếu DIG. Còn Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đã bán gần 3 triệu đơn vị trên 4,7 triệu đơn vị đăng ký. Như vậy, hai công ty đã bán khoảng 5,3 triệu cổ phiếu DIG.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/8, cổ phiếu DIG giảm gần 4% về mức 22.300 đồng/cp. Có lúc trong phiên cổ phiếu này còn giảm sàn. Thị giá của DIG đã giảm 32% kể từ đầu tháng 4 cho tới nay. Nếu còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, rất có thể các cổ đông của DIC Corp sẽ tiếp tục bị bán giải chấp.

Sáng ngày 11/8, DIC Corp thông báo ông Nguyễn Thiện Tuấn đã qua đời tại nhà riêng. Trước khi qua đời, vị doanh nhân này còn nắm giữ 46,8 triệu cổ phiếu DIG, tương ứng 7,7% vốn và là cổ đông lớn thứ 2. Như vậy, sau khi hai CTCK bán giải chấp số cổ phần còn lại đứng tên ông còn khoảng hơn 40 triệu đơn vị.

Ông Nguyễn Thiện Tuấn, sinh năm 1957 tại tỉnh Thanh Hóa, trình độ chuyên môn thạc sĩ kinh tế. Ông bắt đầu sự nghiệp từ năm 21 tuổi, sau 10 năm làm việc, ông Tuấn được thăng tiến lên các vị trí quan trọng và làm giám đốc nhà nghỉ Bộ Xây dựng vào năm 1990.

Năm 2008, từ đơn vị trực thuộc Bộ Xây Dựng, DIC được cổ phần hóa thành Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Xây dựng (DIC Corp), đồng thời tăng vốn điều lệ lên 370 tỷ đồng và trên 30 công ty thành viên.

Vào thời điểm đó, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Nguyễn Thiện Tuấn là người đại diện cho 32,5% vốn nhà nước tại DIC Corp. Tháng 8/2009, công ty chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán với mã giao dịch là DIG.

Ông Nguyễn Thiện Tuấn là lãnh đạo và điều hành DIC Corp, giúp công ty có được những bước phát triển đột phá trong thời gian qua, tạo được nền tảng vững chắc làm tiền đề cho DIG phát triển bền vững.

Trải qua 34 năm thành lập và phát triển dưới thời của ông Nguyễn Thiện Tuấn, DIC Corp mang lại nhiều dấu ấn và trở thành một trong những doanh nghiệp bất động sản có tiếng tại Việt Nam. Hiện nay, công ty đang sở hữu nhiều dự án quy mô lớn.

Cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn: 34 năm “chèo lái” DIC Corp thành công ty BĐS lớn với quỹ đất hơn 800ha, tham vọng mới trong mảng KCN còn dang dở.

SSI Research: Lợi nhuận 2024 của FPT có thể vượt 9.000 tỷ, AI Factory sẽ “mang tiền về cho mẹ” từ năm 2025

SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế của FPT trong năm 2024 và 2025 lần lượt đạt 9.300 tỷ đồng và 11.100 tỷ đồng, cùng đạt mức tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

Tiếp tục đà tăng trưởng ấn tượng trong nửa đầu năm 2024

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán SSI cho biết đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích của Tập đoàn FPT (mã: FPT) nửa đầu năm 2024. FPT cho biết doanh thu và lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu 2024 đạt lần lượt 29.300 tỷ đồng và 4.400 tỷ đồng, cùng tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu nhờ mảng công nghệ.

Tại mảng công nghệ thông tin (CNTT), kết quả từ mảng này ở nước ngoài và trong nước ghi nhận kết quả trái chiều trong nửa đầu năm. Trong khi mảng CNTT nước ngoài gây ấn tượng với mức tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 30% và 25% so với cùng kỳ, mảng CNTT trong nước chỉ ghi nhận tăng trưởng về doanh thu tăng 18%, ngược chiều, lãi trước thuế lại giảm 8% so với cùng kỳ.

Đối với mảng CNTT nước ngoài, tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở tất cả các thị trường, bao gồm Nhật Bản (+35% YoY), Châu Mỹ (+15% YoY), Châu Âu (+54% YoY) và Châu Á Thái Bình Dương (không gồm Nhật Bản, +32% YoY).

Đối với mảng CNTT trong nước, biên lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 4,5% (từ mức 5,7% trong nửa đầu năm 2023), chủ yếu là do tỷ trọng doanh thu từ phần cứng cao hơn (vì biên lợi nhuận của phần cứng tương đối thấp hơn so với dịch vụ CNTT và phần mềm).

Tại mảng viễn thông, SSI đánh giá mảng băng rộng cố định là động lực tăng trưởng chính cho doanh thu mảng viễn thông trong nửa đầu năm 2024. Mảng này đạt doanh thu 8.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.800 tỷ đồng, lần lượt tăng 7,3% và 16,2% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ băng rộng cố định chiếm hơn 50%.

Tại mảng giáo dục, đẩu tư và các mảng khác, doanh thu mảng giáo dục đạt mức tăng trưởng 24% so với cùng kỳ trong nửa đầu 2024. SSI cho biết mảng giáo dục đã có mức tăng trưởng ấn tượng trong khoảng 30-50% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2021-2023.

Thêm vào đó, do khoảng cách giữa cung và cầu trong giáo dục tại Việt Nam vẫn còn cao, SSI Research kỳ vọng mảng này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong trung hạn, nhưng mức tăng trưởng sẽ thấp hơn đôi chút. Tập đoàn FPT cũng chia sẻ kế hoạch đầu tư của công ty trong năm 2024 chủ yếu tập trung vào việc đầu tư vào các trường K-12.

photo-1723519387613

Mục tiêu dịch vụ đám mây GPU từ AI Factory sẽ tạo ra doanh thu 100 triệu USD vào năm 2027

Theo SSI, một nội dung quan trọng tại cuộc họp là Tập đoàn FPT đặt mục tiêu dịch vụ đám mây GPU từ AI Factory dự kiến sẽ tạo ra doanh thu lên tới 100 triệu USD vào năm 2027.

AI Factory (với chi phí đầu tư dự kiến là 200 triệu USD) là một phần trong mối quan hệ hợp tác AI với NVIDIA để cung cấp dịch vụ đám mây GPU, cho phép FPT tiếp cận GPU NVIDIA H100 Tensor Core và triển khai máy chủ từ dòng chipset và đẩy nhanh tốc độ ứng dụng AI ở Châu Á, bao gồm cả ở Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đối với chipset, theo NVIDIA, loại chip dòng H100 yêu cầu phải có giấy phép xuất khẩu sang Việt Nam (theo quy định của chính phủ Hoa Kỳ) và FPT đang chờ được phê duyệt giấy phép này.

Để cung cấp dịch vụ này tại thị trường Nhật Bản, FPT cho biết đang nghiên cứu thị trường để cân nhắc việc phát triển AI Factory tại quốc gia này. FPT có thể thuê các trung tâm dữ liệu tại chính Nhật Bản để triển khai dịch vụ thay vì xây dựng một trung tâm dữ liệu mới.

Liên quan đến tính khả thi về mặt hiệu quả, FPT đặt mục tiêu đạt được doanh thu từ dịch vụ từ năm 2025 và kỳ vọng doanh thu sẽ tăng lên tới 100 triệu USD mỗi năm vào năm 2027. Biên lợi nhuận trước thuế là 20-30% và công suất hoạt động đạt trên 80%. Nhóm phân tích SSI đánh giá rằng vẫn cần thời gian để quan hệ Đối tác chiến lược giữa FPT và NVIDIA tạo ra tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của FPT.

Về việc đồng JPY tăng giá thời gian gần đây, lãnh đạo FPT nhận định biến động này sẽ không có tác động đáng kể đến biên lợi nhuận ròng của công ty. Trên thực tế, công ty đã vay nợ bằng đồng JPY (8,3 triệu JPY tính đến cuối quý 2/2024) để phòng ngừa cho doanh thu bằng đồng JPY (35,9 triệu JPY trong nửa đầu năm 2024). FPT ước tính biên lợi nhuận của công ty chỉ có thể cải thiện 50 điểm cơ bản cho mỗi 10% tăng giá của đồng JPY.

Tựu chung lại, SSI Research ước tính lợi nhuận sau thuế của FPT trong năm 2024 và 2025 lần lượt đạt 9.300 tỷ đồng và 11.100 tỷ đồng, cùng đạt mức tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

SSI Research: Lợi nhuận 2024 của FPT có thể vượt 9.000 tỷ, AI Factory sẽ

Nguồn: SSI Rereach

Nhà thầu đầu tiên niêm yết, mất cả thập kỷ để “soán ngôi” Coteccons về vốn hoá với 5.500 tỷ sắp về giao dịch trên UPCOM

Hiện, cổ phiếu HBC đã quay về mốc 4.000 đồng/cp, tương đương giá điều chỉnh từ thưở ban đầu sau 18 năm niêm yết.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE), cổ phiếu HBC của CTCP Xây dựng Hòa Bình bị huỷ niêm yết bắt buộc từ ngày 6/9/2024.

Nguyên nhân, theo BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến 31/12/2023 của HBC âm 3.240 tỷ đồng, vượt quá vốn điều lệ thực góp của Công ty là 2.741 tỷ đồng.

18 năm Hoà Bình (HBC) trên sàn: Nhà thầu đầu tiên niêm yết, mất cả thập kỷ để “soán ngôi” Coteccons về vốn hoá với 5.500 tỷ trước khi “sóng gió” ập đến- Ảnh 1.

Nhà đầu tư đã chứng kiến những khó khăn của Hòa Bình suốt hơn 2 năm qua đến từ thị trường xây dựng nói chung, cùng với những sóng gió từ nội bộ công ty, mà khởi điểm là xung đột thượng tầng nổ ra ngay ngày đầu năm 2023.

Dù vậy, không ai có thể phủ nhận những tâm huyết với ngành cũng như nỗ lực “chèo lái” con thuyền HBC của ông Lê Viết Hải – Chủ tịch HĐQT. Từ nhà thầu nhỏ, sau hơn 35 năm Công ty đã vươn mình trở thành doanh nghiệp (DN) xây dựng Top 2 với quy mô doanh thu có lúc lên đến 18.000 tỷ đồng.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu HBC cũng chứng kiến bao lần thăng trầm khi có lúc giá rơi về sát mệnh giá (tính theo giá điều chỉnh hiện tại tương đương 2.000-3.000 đồng/cp) và có giai đoạn trở thành “hiện tượng” của sàn chứng khoán với cơn sóng tăng đến 6 lần.

Năm 2021, HBC từng “soán ngôi” Coteccons để trở thành nhà thầu có vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán với 5.700 tỷ đồng năm 2021.

18 năm Hoà Bình (HBC) trên sàn: Nhà thầu đầu tiên niêm yết, mất cả thập kỷ để “soán ngôi” Coteccons về vốn hoá với 5.500 tỷ trước khi “sóng gió” ập đến- Ảnh 2.

TỪ DOANH THU 1 TỶ TRỞ THÀNH DN ĐẦU NGÀNH, CHỦ TỊCH NHIỀU LẦN BÁN TÀI SẢN CÁ NHÂN ĐỂ NUÔI HBC

Nhìn lại CTCP Xây dựng Hòa Bình, Công ty ra đời từ năm 1987 với tiền thân là Văn phòng Xây dựng Hoà Bình, được sáng lập và điều hành bởi ông Lê Viết Hải – một người Thừa Thiên Huế tốt nghiệp Đại học Kiến trúc Tp.HCM.

Thuở ban đầu, HBC có vỏn vẹn 5 kỹ sư và 20 người thợ, Công ty chủ yếu nhận thiết kế và thi công công trình nhà ở tư nhân. Trong chia sẻ năm 2016, ông Hải tâm sự 10 năm đầu tiên của HBC là quá trình học hỏi những kỹ thuật thi công phức tạp.

Nhờ nỗ lực và tính ham học hỏi các nhà thầu ngoại, thập kỷ đầu tiên của HBC khép lại với mức doanh thu 30 tỷ đồng – gấp gần 30 lần so với con số 1,2 tỷ năm đầu tiên.

Tiếp nối thành công, HBC xác định 10 năm sau là nâng chất lượng đạt chuẩn mực quốc tế, dần thay thế các nhà thầu nước ngoài ở quy mô vừa. Và dấu mốc tiếp theo là giai đoạn 1997-2000, HBC được nhận làm nhà thầu phụ cho nhiều dự án ở Phú Mỹ Hưng. Từ năm 2004, DN chuyển sang làm dự án quy mô nhỏ cho nhà cao tầng, vừa xây dựng dưới hầm, vừa kết cấu phần thân.

18 năm Hoà Bình (HBC) trên sàn: Nhà thầu đầu tiên niêm yết, mất cả thập kỷ để “soán ngôi” Coteccons về vốn hoá với 5.500 tỷ trước khi “sóng gió” ập đến- Ảnh 3.

Ảnh: Văn phòng Xây dựng Hoà Bình năm 1987.

Sự tâm huyết với ngành, với Công ty khiến ông Hải không ít lần bán tài sản cá nhân để duy trì HBC. Chủ tịch Lê Viết Hải từng kể: Năm 1999, văn phòng Công ty đang thuê bị lấy lại, không xoay được vốn, ông quyết định bán nhà của cha mẹ để mua tòa nhà làm văn phòng mới ở Tp.HCM, cả gia đình ở trên tầng áp mái.

Một lần khác, năm 2008 khi khủng hoảng kinh tế bùng phát, ông Hải lại buộc phải bán dự án Hòa Bình Tower đầy tâm huyết và chịu lỗ gần một nửa, sau khi đầu tư 12,8 triệu USD cộng với tiền giải tỏa mặt bằng, giấy tờ sử dụng đất… để “cứu” HBC.

Ngoài HBC, tâm huyết với ngành của ông Hải còn thể hiện ở việc tham gia Hiệp hội các Nhà thầu Việt Nam (VACC) với vai trò chủ chốt. Bản thân ông cũng từng đưa ra rất nhiều tham mưu để nâng tầm ngành xây dựng nước nhà cũng như nâng tầm nhà thầu Việt. Từ lên từ việc học hỏi các nhà thầu ngoại, ông Hải cho rằng nhà thầu Việt Nam cũng có rất nhiều yếu tố nổi trội so với quốc tế nhưng chưa được phát huy.

CỔ PHIẾU XÂY DỰNG ĐẦU TIÊN NIÊM YẾT

Công ty cũng là đơn vị xây dựng đầu tiên niêm yết vào năm 2006.

Trên thị trường, giá cổ phiếu HBC đối mặt không ít biến động. Năm 2011, mã HBC rớt giá từ 31.000 đồng/cp xuống còn 18.700 đồng/cp. Lúc bấy giờ, ông Hải phải viết tâm thư gửi cán bộ công nhân viên dùng tiền nhàn rỗi để mua cổ phiếu HBC, hạn chế để HBC bị bên ngoài thâu tóm.

Sau những khó khăn, Công ty cũng dần ổn định đà tăng trưởng, với lợi nhuận sau thuế năm 2016 tăng vọt lên 567 tỷ, gấp nhiều lần so với mức 83 tỷ đồng năm trước đó. Sang năm 2017, con số này lên mức kỷ lục là 859 tỷ đồng, doanh thu thuần 16.034 tỷ đồng. Cổ phiếu cũng theo đà hồi phục.

Đỉnh cao doanh thu Hòa Bình đạt được là vào năm 2018 và 2019 với lần lượt là18.300 tỷ và 18.700 tỷ đồng.

Đỉnh điểm năm 2021, sau cả thập kỷ bị áp đảo, HBC chính thức vượt Coteccons và trở thành nhà thầu lớn nhất Việt Nam với giá trị vốn hóa khi đó là hơn 5.700 tỷ đồng. Cùng năm, HBC vượt Coteccons về cả doanh thu và lợi nhuận.

2022 cũng là năm HBC chuyển giao thế hệ cho F2 là con trai Lê Viết Hiếu với vai trò Tổng Giám đốc. Điều này theo HBC sẽ mang lại “làn gió mới” cho HBC song cũng đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Mới đây, ông Hiếu đã rời khỏi “ghế nóng” sau 2 năm được bổ nhiệm.

18 năm Hoà Bình (HBC) trên sàn: Nhà thầu đầu tiên niêm yết, mất cả thập kỷ để “soán ngôi” Coteccons về vốn hoá với 5.500 tỷ trước khi “sóng gió” ập đến- Ảnh 4.

Ảnh: HBC chuyển giao thế hệ ngay đỉnh cao kinh doanh.

NỘI CHIẾN VÀ SUY THOÁI KINH TẾ ĐẨY HBC VÀO CƠN BĨ CỰC

Đang trên đỉnh cao sự nghiệp, HBC bất ngờ vướng vào lùm xùm nội bộ. Ngày đầu tiên của năm 2023, HBC đã trở thành cái tên thu hút đông đảo chú ý do cuộc tranh chấp ở “thượng tầng”.

Sự việc bắt đầu kể từ khi ông Lê Viết Hải nộp đơn từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và rút khỏi HĐQT, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Chủ tịch mới dự kiến là ông Nguyễn Công Phú.

Nội bộ ban lãnh đạo DN sau đó chia làm 2 phe và liên tục đưa ra các thông tin trái chiều. Ông Phú tuyên bố sẽ khởi kiện nếu ông Hải không chịu lùi. Đáp lại, ông Hải cảnh báo sẽ gửi đơn tố giác đến cơ quan điều tra, đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự của ông Phú vì cung cấp ra công chúng các thông tin nội bộ và có tính bảo mật của Tập đoàn.

Cuối cùng vào tháng 2/2023, ông Phú rút khỏi HĐQT, ông Lê Viết Hải tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật của HBC.

Nội chiến diễn ra ngay khủng hoảng chưa từng có khiến HBC lao đao. Năm 2022, Công ty lỗ kỷ lục tới 2.594 tỷ đồng sau kiểm toán, vốn chủ sở hữu giảm 70,5% so với năm 2021 xuống còn 1.196 tỷ đồng.

Năm 2023, HBC tiếp tục lỗ hơn 1.115 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu chỉ còn hơn 93 tỷ đồng, giảm 92% so với năm 2022.

"Sự cạnh tranh trên thị trường trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Nhiều nhà thầu đã bỏ giá thấp hơn vốn lên đến vài chục phần trăm. Đồng thời, không ít nhà thầu lớn đã sử dụng những chiêu thức cạnh tranh không lành mạnh để giành được công trình", Chủ tịch Lê Viết Hải giải thích.

Ông cũng đính chính rằng theo BCTC do khối Tài chính kế toán của Công ty lập, vốn chủ sở hữu của HBC là 5.539 tỷ đồng, cao hơn gần 60 lần so với kết quả kiểm toán. Nguyên nhân dẫn đến chênh lệch giữa hai báo cáo là sự khác nhau về cách định giá bất động sản, cách tính khấu hao, các khoản phải trích lập dự phòng, các khoản phải thu.

Khó khăn chồng khó khăn khiến HBC có lúc phải chịu cảnh bị nhà thầu phụ treo biển đòi nợ mỗi ngày.

18 năm Hoà Bình (HBC) trên sàn: Nhà thầu đầu tiên niêm yết, mất cả thập kỷ để “soán ngôi” Coteccons về vốn hoá với 5.500 tỷ trước khi “sóng gió” ập đến- Ảnh 5.

Ảnh: Ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú trước khi xảy ra nội chiến.

ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM

Sang năm 2024, những tín hiệu tốt đầu tiên quay về với HBC. Bắt đầu từ việc Công ty thoả thuận được với các nhà cung cấp, chủ nợ sẽ hoán đổi cổ phần; song song DN cũng thông tin đã trả khoản nợ 1.327 tỷ đồng tại 7 ngân hàng.

Về đường lối kinh doanh, HBC cho biết sẽ cố gắng tăng thu (thu hồi nợ) và giảm chi. HBC vẫn tiếp tục chủ trương mở rộng thị trường bằng việc ra nước ngoài.

Năm 2024, HBC đã công bố kế hoạch doanh số 10.800 tỷ và LNST 433 tỷ đồng. Đây cũng chính là kế hoạch đề ra cho năm 2023 song nhiều khả năng năm nay HBC chưa thực hiện được.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của HBC ghi nhận đạt 3.810,82 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 740.9 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ hơn 713 tỷ đồng). Đóng góp chính vào kết quả kinh doanh là việc chuyển nhượng thành công cho Công ty TNHH Máy xây dựng Matec (Công ty thành viên) và CTCP cơ khí và nhôm kính Anh Việt (Công ty liên kết), giúp HBC lãi hơn 684 tỷ trong quý 2/2024.

Dù vậy, “án huỷ niêm yết” đưa ra khiến cổ phiếu HBC bị bán mạnh, giảm sàn. Hiện, cổ phiếu HBC đã quay về mốc 4.000 đồng/cp, ngang với thưở ban đầu! Trong tâm thư mới đây, ông Hải khẳng định DN sẽ có kế hoạch đưa HBC quay lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện, không để cổ đông bị ảnh hưởng.

VietinBank (CTG) đang ‘ôm’ hơn 24.600 tỷ đồng nợ xấu

Tổng nợ xấu của VietinBank (CTG) tăng 48% so với thời điểm đầu năm, trong đó riêng nợ có khả năng mất vốn là hơn 7.800 tỷ đồng.

Tình trạng nợ xấu đang trở thành vấn đề nóng trong ngành ngân hàng, với nhiều ngân hàng công bố tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với đầu năm. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã chứng khoán CTG) cũng không nằm ngoài xu hướng này. VietinBank đã công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với tình hình nợ xấu gia tăng đột biến.

Nợ xấu tăng đột biến 48%, vượt 24.600 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính, tính đến ngày 30/6/2024, tổng dư nợ cho vay khách hàng của VietinBank đạt hơn 1,57 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 6,66% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, chất lượng nợ vay của ngân hàng đã suy giảm đáng kể: Tổng nợ xấu nhóm 3, 4, 5 tăng mạnh 48% so với đầu năm, lên mức 24.645 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng gia tăng từ 1,12% lên 1,56%.

Cơ cấu nợ xấu của VietinBank như sau:

  • Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 33,33%, đạt 3.344 tỷ đồng.
  • Nợ nghi ngờ tăng gấp 2,85 lần so với cùng kỳ, lên 13.456 tỷ đồng.
  • Nợ có khả năng mất vốn giảm 17%, xuống còn 7.845 tỷ đồng.

Trước tình hình nợ xấu gia tăng, VietinBank đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Tổng số tiền trích lập dự phòng đạt 15.868 tỷ đồng, tăng 20% so với con số 13.202 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong bối cảnh ngân hàng phải đối mặt với sự gia tăng nợ xấu.


Cơ cấu nợ cho vay khách hàng của VietinBank

>> Vietcombank (VCB) có hơn 10.000 tỷ đồng nợ xấu khả năng mất vốn

VietinBank báo lãi đi ngang

Về tình hình kinh doanh, 6 tháng đầu năm 2024 lợi nhuận của VietinBank gần như đi ngang: Ngân hàng báo lãi sau thuế đạt 10.412 tỷ đồng, tăng 3,14% so với cùng kỳ.

Về hoạt động kinh doanh cốt lõi, đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận là thu nhập lãi thuần, đạt 30.513 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước.

Tính đến cuối quý II, tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,66% lên trên 1,57 triệu tỷ đồng, tuy vậy áp lực từ việc giảm lãi suất khiến tổng thu nhập từ lãi cho vay khách hàng giảm đến 9,9%.

Tổng tiền gửi khách hàng đạt gần 1,47 triệu tỷ đồng, tăng 3,96% so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí trả lãi tiền gửi giảm tới 28% so với cùng kỳ.


Kết quả kinh doanh của VietinBank

>> VietinBank (CTG) báo lãi 10.400 tỷ đồng, tổng nợ xấu tăng đột biến đến 48%

Những yếu tố chính tác động đến kết quả kinh doanh của VietinBank còn có các hoạt động kinh doanh khác. Trong đó, riêng hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư mang về khoản lỗ 139 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 17 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động khác đạt 1.865 tỷ đồng, giảm 33,3% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm hơn 100 tỷ đồng, về mức 3.665 tỷ đồng

Điểm sáng là hoạt động kinh doanh ngoại hối, mang về 2.530 tỷ đồng tiền lãi trong kỳ, tăng trưởng 7,7%.

Tình trạng nợ xấu gia tăng và mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao của VietinBank phản ánh những thách thức lớn mà ngân hàng đang phải đối mặt.

Dù vậy, trên thị trường, cổ phiếu CTG hiện vẫn neo ở vùng giá cao sau 2 phiên tăng điểm liên tiếp. Hiện CTG giao dịch quanh mức 31.700 đồng/cổ phiếu, đưa vốn hóa ngân hàng vượt 170.200 tỷ đồng.