Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Thị trường chứng khoán vẫn trong giai đoạn tích lũy dài hạn

Triển vọng thị trường chứng khoán đang gặp khó khăn hơn giai đoạn gần đây do thiếu vắng những thông tin hỗ trợ tích cực đủ mạnh. Mặc dù vậy, nền tảng cơ bản là kinh tế trong nước tiếp tục quá trình hồi phục tốt, trở thành bệ đỡ cho thị trường trong dài hạn.

Các công ty chứng khoán đều chung nhận định, chỉ số VN-Index vẫn nằm trong xu hướng tăng, nhịp điều chỉnh ngắn hạn là cơ hội mua bổ sung cho danh mục những cổ phiếu lợi nhuận tích cực.

Trong báo cáo cập nhật mới nhất về triển vọng vĩ mô và thị trường chứng khoán tháng 8, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) nhấn mạnh, kinh tế trong nước đang tiếp tục quá trình hồi phục nhờ sức tiêu dùng mạnh, xuất khẩu hồi phục và dòng vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Song song đó, vẫn có những cơn gió ngược như lạm phát tháng 7 tiếp tục tăng, tỷ giá hạ nhiệt nhưng vẫn còn chậm, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng vẫn ở mức cao.

Thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy dài hạn. Ảnh: T.L

Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng so với tháng trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Điểm đáng chú ý là số đơn hàng mới và đơn hàng xuất khẩu đều tăng mạnh, đặc biệt là đơn hàng trong nước, bất chấp giá bán tăng và áp lực chi phí đầu vào.

Trên thị trường chứng khoán, Yuanta cho rằng, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy dài hạn, cho thấy đồ thị giá có thể sẽ còn đi ngang dưới mức 1.300 điểm và phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu trong tháng tới.
Nhu cầu lao động tăng trở lại hứa hẹn tạo sức tiêu dùng tăng mạnh hơn trong thời gian tới. Trong khi nhu cầu hàng hóa từ các nước xuất khẩu chính đã tăng trở lại khi nền kinh tế tại các nước xuất khẩu chủ lực đang hồi phục tốt hơn, xuất siêu tiếp tục cao ở mức 2,1 tỷ USD. Nhập khẩu đang tăng mạnh với nhiều bằng chứng cho thấy, phần lớn là do nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất tăng. Theo đó, kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng trưởng tốt trong những tháng tới và xuất siêu sẽ tiếp tục tăng theo.

Hoạt động đầu tư vẫn là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, trong khi vốn đăng ký và giải ngân FDI tháng 7 mặc dù chậm hơn tháng 6 nhưng vẫn tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ thì hoạt động đầu tư công vẫn đang được đốc thúc mạnh mẽ.

Dòng vốn FDI có thể chưa tăng mạnh khi chờ đến kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, song các chuyên gia của Yuanta kỳ vọng, dòng vốn FDI sẽ tăng trưởng tích cực hơn trong giai đoạn cuối năm. Các dữ liệu vĩ mô cho thấy, điều kiện kinh doanh đa phần ổn định nhưng vẫn có những cơn gió ngược.

Tỷ giá hạ nhiệt nhờ sự can thiệp và điều tiết của Ngân hàng Nhà nước và đồng USD cũng hạ nhiệt trên thị trường thế giới do kỳ vọng FED sẽ giảm lãi suất trong tháng 9. Giá vàng đã thu hẹp khoảng cách với giá vàng thế giới sau nhiều biện pháp từ Chính phủ; mặt bằng lãi suất mặc dù đã tăng lên nhưng với sự hạ nhiệt liên tục của tỷ giá USD/VND, có thể kỳ vọng lãi suất sẽ giảm nhẹ trở lại khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu mua lại USD để tăng dự trữ ngoại hối.

Riêng lạm phát vẫn là một yếu tố cần phải theo dõi do áp lực từ chi phí đầu vào, chi phí vận tải tăng, bên cạnh việc tăng lương cơ bản áp dụng từ 1/7/2024 cũng phần nào tạo thêm gánh nặng lên lạm phát.

“Tốc độ tăng trưởng GDP trong quý III sẽ tiếp tục cao hơn quý II, giảm nhẹ trong quý IV do mức nền quý IV/2023 khá cao và tăng trưởng kinh tế cả năm đạt khoảng 6,2%, tương đương mức điều chỉnh hồi cuối quý I” - các chuyên gia của Yuanta cho hay.

Công ty Chứng khoán Thiên Việt (TVS) cũng cho rằng, các yếu tố vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát vẫn đi sát mục tiêu của Chính phủ và tỷ giá USD/VND đang được kiểm soát là yếu tố tích cực tác động đến thị trường.

Định giá tiệm cận mức bình quân 5 năm

Về mặt định giá, theo các chuyên gia của Yuanta, định giá P/E của chỉ số VN-Index giảm về mức đáy tháng 4/2024 và rơi vào trạng thái quá bán cho thấy, định giá đang ở mức hấp dẫn. Đồng thời, đà tăng trưởng trong quý II/2024 của các doanh nghiệp niêm yết sẽ củng cố thêm cho mức định giá hấp dẫn của thị trường. Do đó, Yuanta kỳ vọng vùng 1.200 điểm của chỉ số VN-Index là vùng giải ngân thích hợp.

P/E của VN-Index tiệm cận mức P/E bình quân 5 năm. Ảnh: T.L

“Rủi ro tỷ giá giảm khi chỉ số USD tiếp tục giảm mạnh cùng với lợi suất trái phiếu USD hạ nhiệt, nên chúng tôi kỳ vọng các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ dừng bán và sớm quay trở lại mua ròng” - chuyên gia của Yuanta cho hay.

“Xu hướng dài hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng, do đó các nhà đầu tư có thể duy trì vị thế mua và nắm giữ với tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục” - các chuyên gia này khuyến nghị.

Tuy nhiên, trong tháng 8 này, nhóm phân tích của TVS đánh giá, rủi ro giảm điểm của thị trường sẽ tăng lên chủ yếu do ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh tế vĩ mô của các nền kinh tế lớn, cũng như căng thẳng địa chính trị leo thang tại khu vực Trung Đông./.

Về định giá, P/E của VN-Index sau khi phản ánh lợi nhuận quý II/2024 của các doanh nghiệp là 13,7 lần, giảm 1,7 điểm phần trăm so với tháng trước, tiệm cận mức P/E bình quân 5 năm.

Một cổ phiếu ngành hóa chất lập đỉnh lịch sử sau phiên kịch trần, cổ đông “hốt bạc” với mức tăng 170% từ đầu năm

image

Việc thị giá bứt phá mạnh mẽ giúp vốn hóa thị trường theo đó lần đầu chạm mức gần 4.700 tỷ đồng trong lịch sử 9 năm niêm yết.

Sau gần 1 tháng đi ngang quanh vùng đỉnh, cổ phiếu CSV của CTCP Hóa chất Cơ bản miền Nam nhanh chóng lấy lại đà tăng quen thuộc. CSV một lần nữa lập đỉnh lịch sử với mức tăng kịch trần 6,92% trong phiên 13/8, dừng tại mức giá 42.500 đồng/cp.

Tính từ đầu năm 2024, cổ phiếu đầu ngành hóa chất này đã tăng tới 168%. Việc thị giá bứt phá mạnh mẽ giúp vốn hóa thị trường theo đó lần đầu chạm mức 4.696 tỷ đồng trong lịch sử 9 năm niêm yết.

Một cổ phiếu ngành hóa chất lập đỉnh lịch sử sau phiên kịch trần, cổ đông “hốt bạc” với mức tăng 170% từ đầu năm- Ảnh 1.

Lãi quý 2/2024 tăng mạnh

Động lực thúc đẩy giá cổ phiếu CSV chủ yếu tới từ kết quả kinh doanh khởi sắc. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 của Hóa chất Cơ bản miền Nam, doanh thu thuần đạt gần 481 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Chi phí giá vốn tăng ít hơn mức tăng doanh thu giúp lợi nhuận gộp của CSV cải thiện mạnh 46%, ghi nhận 135 tỷ đồng.

CSV cho biết doanh thu thuần gia tăng nguyên nhân do giá bán các sản phẩm chính giảm, nhưng sản lượng tiêu thụ lại tăng (NaOH tăng 42%, HCL tăng 36%, Clo lỏng tăng 27%, H2SO4 tăng 38%…).

Khấu trừ các khoản chi phí khác, Hóa chất Cơ bản miền Nam báo lãi trước thuế đạt gần 97 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với mức lãi cùng kỳ năm trước. Lũy kế 6 tháng đầu 2024, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của CSV lần lượt đạt 832 tỷ và 159 tỷ đồng; tương ứng tăng 11% và 1% so với cùng kỳ 2023.

Năm 2024, CSV lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 1.640 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm trước nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 10% so với thực hiện 2023, xuống mức 261 tỷ đồng- mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 4 năm của. Sau nửa năm, doanh nghiệp hóa chất này đã hoàn thành được lần lượt 51% và 61% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đề ra.

Một cổ phiếu ngành hóa chất lập đỉnh lịch sử sau phiên kịch trần, cổ đông “hốt bạc” với mức tăng 170% từ đầu năm- Ảnh 2.

Tình hình tài chính lành mạnh

Thêm vào đó, CSV được nhận định có tình hình tài chính lành mạnh khi lượng tiền mặt dồi dào và đòn bẩy tài chính ở mức rất thấp.

Tại ngày 30/6/2024, CSV có hơn 627 tỷ đồng tiền gửi và các khoản tiền gửi ngân hàng, chiếm gần 35% cơ cấu tổng tài sản. Chứng khoán An Bình (ABS) trong báo cáo mới đây đánh giá lượng tiền dồi dào sẽ giúp CSV có thể chủ động trong các hoạt động kinh doanh.

Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng gia tăng, ghi nhận gần 303 tỷ đồng vào cuối quý 2/2024, tương ứng tăng 28% so với hồi đầu năm. Trong khi đó, khoản mục hàng tồn kho trị giá 364,9 tỷ đồng (-0,1% so với thời điểm cuối năm 2023) và chiếm 20,2% cơ cấu tổng tài sản. Cả 2 khoản mục phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều có trích lập dự phòng rất thấp.

Về phía nguồn vốn, công ty có khoảng 74 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, hệ số D/E ở mức rất thấp 0,05 lần. Nhìn chung, ABS đánh giá CSV duy trì đòn bẩy tài chính thấp và nợ vay có xu hướng giảm dần trong 5 năm trở lại đây khi D/E giảm từ 0,22 lần (2019) xuống mức 0,07 lần (2023). Việc duy trì đòn bẩy thấp sẽ giúp cho CSV không phải chịu gánh nặng lãi.

Bên cạnh đó, công ty có lịch sử chi trả cổ tức tiền mặt khá đều và tối thiểu 10%/năm trên mệnh giá (năm 2022 là 35%, năm 2023 là 25% và kế hoạch 2024 là 10% bằng tiền).

Triển vọng lợi nhuận 2024 dự báo khả quan

Theo các chuyên viên phân tích ABS, triển vọng lợi nhuận năm 2024 của CSV dự báo khả quan hơn năm 2023.

Thứ nhất, sản lượng tiêu thụ dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt khi các ngành sản xuất công nghiệp trong nước đang trên đà phục hồi, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các hóa chất, đặc biệt là NAOH và phốt pho vàng.

Thứ hai, giá các hóa chất cơ bản như NAOH, HCl, Clor lỏng, Phốt pho vàng… đã có sự sụt giảm tương đối trong thời gian qua, ABS kỳ vọng đà giảm có thể chững lại.

Mặt khác, ABS cho biết CSV cũng phải đối diện với một số khó khăn như việc di chuyển 3 nhà máy tại KCN Biên Hòa 1 sang KCN Nhơn Trạch 6 có thể khiến việc sản xuất bị gián đoạn trong thời gian ngắn. Dù vậy, công ty cũng đã có kế hoạch và lộ trình di dời theo từng giai đoạn nhằm duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Đồng thời, nhóm phân tích chỉ ra rằng hạn ngạch muối công nghiệp nhập khẩu bị hạn chế, trong khi đây là nguyên vật liệu chính của CSV và đang phải nhập khẩu hoàn toàn.

ABS Research dự phóng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2024 của CSV dự kiến đạt hơn 253 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 21% so với cùng kỳ.

Anh An: “Tôi đã săn hàng giảm giá từ phiên 5/8”

Phiên giao dịch ngày 5/8 đã gây bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư khi VNINDEX giảm xấp xỉ 50 điểm. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của không ít nhà đầu tư có kinh nghiệm, đây lại là cơ hội.

Cú sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư bất ngờ bởi trước đó, VNINDEX đã điều chỉnh trong suốt tháng 7, còn mức độ tăng giá và độ rộng của các mã cổ phiếu có kết quả vượt trội so với mức tăng 10% của VNINDEX từ đầu năm đến nay không nhiều. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới đều đã vượt đỉnh.

Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lo lắng khi thị trường giảm điểm mạnh, nhà đầu tư Lê Như An cho rằng, nhờ những yếu tố thế giới khá tiêu cực mà nhà đầu tư có cơ hội săn hàng giảm 10 - 15% từ phiên 5/8.

Luận điểm mà nhà đầu tư này đưa ra là các doanh nghiệp đã công bố đầy đủ báo cáo tài chính quý II, nhà đầu tư có thêm những căn cứ để ước tính lợi nhuận quý III và IV.

“Thế giới có thế nào thì vẫn có những ngành nghề thiết yếu, những doanh nghiệp tăng trưởng bền bỉ, không ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Với tôi, VNINDEX chỉnh mạnh lúc này là cơ hội lớn để túc tắc gom và nắm giữ. Đơn giản khi sự lạc quan trở lại thì việc bạn phải đua mua giá tím với một số cổ phiếu là bình thường!”, ông An bày tỏ quan điểm.

Sự biến động trên các thị trường chứng khoán hiện nay, dưới góc nhìn của chuyên gia Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, là rất nhanh. Điều này không chỉ ở thị trường Việt Nam, mà cả những thị trường lớn như Mỹ. Nếu như vào những ngày đầu tháng 8, kinh tế Mỹ có khá nhiều tin tiêu cực như tăng trưởng việc làm trong tháng 7 đã chậm lại, trong khi tỷ lệ thất nghiệp đi lên. Số người lần đầu nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2023. Chỉ số sản xuất ISM, thước đo hoạt động của nhà máy ở Mỹ tệ hơn dự báo và là tín hiệu về sự suy giảm kinh tế. Phản ứng của thị trường tài chính sau báo cáo này khá tiêu cực. Hợp đồng tương lai trên thị trường chứng khoán giảm sâu hơn, trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng giảm mạnh. Đến cuối tuần qua, dữ liệu lại cho thấy thị trường việc làm Mỹ đã có những cải thiện đáng kể, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp giảm mạnh. Sau các phiên giảm điểm, thị trường chứng khoán Mỹ cũng có phiên hồi phục ấn tượng, tương tự là các thị trường chứng khoán châu Á.

Trong khi đó, góc nhìn của môi giới Công ty Chứng khoán SSI lại tỏ ra thận trọng. Theo đó, thị trường chứng khoán tháng 8 có khoảng trống thông tin về doanh nghiệp sau báo cáo tài chính quý II đã công bố, vì vậy, thị trường sẽ phụ thuộc lớn vào triển vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp vốn hóa lớn, tăng trưởng GDP. Các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt hoặc câu chuyện tăng trưởng ở thời gian qua sẽ là tâm điểm lớn của dòng tiền.

Điểm tích cực là hơn 50% số lượng cổ phiếu trên sàn HOSE giữ được đường trung bình 200 ngày (MA200) và các cổ phiếu lớn ở nhóm VN30 vẫn duy trì được sức mạnh. Dù vậy, các phiên phục hồi tuần qua vẫn chưa thể phản ánh đầy đủ dấu hiệu tạo đáy, chỉ mang tính chất hồi phục T+. Nhà đầu tư nên tránh mua đuổi và an toàn nhất là nên mua lại khi thị trường có dấu hiệu tạo đáy rõ ràng.

Lợi nhuận của 27 ngân hàng bằng gần 1.000 công ty niêm yết cộng lại

1.108 công ty niêm yết trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM mang về 129.441 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý II/2024. Trong đó, 27 ngân hàng đóng góp tới 60.322 tỷ đồng.

Tính đến ngày 14/8, 1.108 công ty niêm yết trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, đại diện cho khoảng 99% vốn hóa thị trường đã công bố kết quả kinh doanh quý II/2024. Doanh thu ghi nhận đạt 1.171.665 tỷ đồng, với lợi nhuận sau thuế là 129.441 tỷ đồng.

Top 5 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất là PLX (73.879 tỷ đồng), VIC (43.304 tỷ đồng), HPG (39.556 tỷ đồng), OIL (34.755 tỷ đồng), và MWG (34.134 tỷ đồng). Top 5 doanh nghiệp dẫn đầu về lợi nhuận sau thuế là VHM (10.784 tỷ đồng), VCB (8.119 tỷ đồng), BID (6.369 tỷ đồng), TCB (6.193 tỷ đồng) và MBB (6.027 tỷ đồng).


Lợi nhuận sau thuế nhóm ngân hàng chiếm gần 50% lợi nhuận toàn thị trường

Đáng chú ý, dù chỉ có 27 ngân hàng niêm yết trên 3 sàn, nhưng lợi nhuận sau thuế của nhóm này đạt 60.322 tỷ đồng, chiếm 46% tổng lợi nhuận sau thuế, gần bằng tổng lợi nhuận của gần 1.000 doanh nghiệp còn lại. Lũy kế 6 tháng đầu năm, các công ty niêm yết ghi nhận 249.755 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó 27 ngân hàng đóng góp 47%, tương đương 117.792 tỷ đồng.

Các nhóm ngành đóng góp lợi nhuận tiếp theo là bất động sản dân cư, hàng không, thép, chứng khoán và bất động sản khu công nghiệp.

Kết quả kinh doanh của 27 ngân hàng


Nguồn: Tổng hợp

Tất cả các ngân hàng niêm yết đều ghi nhận lợi nhuận dương và tăng trưởng trong quý II/2024. Các ngân hàng lớn như VCB, BID, TCB, MBB, và CTG dẫn đầu về lợi nhuận, trong khi nhóm ngân hàng có lợi nhuận thấp nhất bao gồm NVB, BVB, SGB, PGB và BAB.

Mức tăng trưởng lợi nhuận lớn nhất thuộc về NVB (+698%), ABB (+453%), BVB (+492%), LPB (+242%) và VBB (+96%).

Trong nhóm ngân hàng có lợi nhuận trên 1.000 tỷ đồng, 5 ngân hàng có mức tăng trưởng mạnh nhất là LPB, SSB (+83%), HDB (+44%), TCB (+39%) và MBB (+23%).

Triển vọng nửa cuối năm nhóm ngân hàng

Trong phân tích gần đây, Agriseco Research kỳ vọng thu nhập lãi thuần của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2024 sẽ tăng trưởng tốt nhờ vào việc tín dụng được đẩy mạnh với room còn khoảng 9% trong nửa cuối năm. Các yếu tố hỗ trợ tăng trưởng tín dụng bao gồm: (1) Mặt bằng lãi suất thấp sẽ thúc đẩy tiến độ giải ngân cho vay các công ty sản xuất; (2) Các chỉ số vĩ mô có dấu hiệu khởi sắc, thể hiện qua số liệu PMI, kim ngạch xuất nhập khẩu và thị trường bất động sản ấm lên; (3) Các chính sách và biện pháp hỗ trợ từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, các khoản thu ngoài lãi thuần khó tăng trưởng mạnh do mảng bancassurance và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn và xu hướng miễn giảm phí để thu hút nguồn tiền gửi không kỳ hạn.

Agriseco ghi nhận rằng, tính đến ngày 30/6/2024, tổng nợ nhóm 2 đã tăng 12% so với thời điểm 31/12/2023. Một số ngân hàng có mức nợ nhóm 2 tăng nhanh so với đầu năm như MSB (+33%), VPB (+25%), OCB (+23%), TCB (+9%), làm gia tăng áp lực nợ xấu. Ngược lại, một số ngân hàng có quy mô nợ nhóm 2 giảm bao gồm: VAB (-96%), BAB (-37%) và ABB (-34%).

Công ty phân tích này đánh giá rằng hầu hết các ngân hàng sẽ đạt được chỉ tiêu kết quả kinh doanh năm 2024 đã đề ra tại cuộc họp đầu năm.

Tập đoàn trăm tỉ nhân dân tệ phá sản gây rúng động Trung Quốc

Truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập đoàn Đông Lĩnh (Dongling Group) từng đứng thứ 205 trong “Top 500 doanh nghiệp Trung Quốc năm 2023” với doanh thu 125,7 tỉ nhân dân tệ, hiện đã đi vào con đường phá sản.

Công ty lớn phá sản, 18 ngàn công nhân thất nghiệp gây xôn xao dư luận (Ảnh: Sohu).
Công ty lớn phá sản, 18 ngàn công nhân thất nghiệp gây xôn xao dư luận (Ảnh: Sohu).

Tập đoàn Đông Lĩnh có hơn 100 công ty thành viên, tổng tài sản 40 tỉ NDT và hơn 18.000 nhân viên đang đối mặt với việc bị sa thải. Các chuyên gia trong ngành cho rằng sự phá sản của Tập đoàn Đông Lĩnh chủ yếu là do mở rộng quá mức, thay đổi thị trường và quản lý kém. Việc phá sản, các vụ kiện tư pháp, tổng số tiền thi hành án và hạn chế về pháp nhân liên quan đến Tập đoàn Đông Lĩnh cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc trả nợ và không có khả năng trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán.

Được biết, Lý Hắc Ký (Li Heiji), “người lãnh đạo số 1” của Tập đoàn Đông Lĩnh từng là người giàu nhất tỉnh Thiểm Tây, cũng đã thu hút sự chú ý của dư luận. Dựa trên hành vi mở rộng trong quá khứ của tập đoàn, một số người trong Douyin đã so sánh Lý Hắc Ký với Hứa Gia Ấn. Tuy nhiên, một chủ doanh nghiệp tư nhân trong ngành ống hợp kim của thành phố Bảo Kê đã bày tỏ trên nền tảng xã hội: “Lý Hắc Ký vẫn là hình mẫu cho các doanh nhân tư nhân ở Bảo Kê”.

Lo cao ngung hoat dong.png

Lò cao các nhà máy luyện thép của Tập đoàn Đông Lĩnh đã ngừng hoạt động.

Làm thủ tục phá sản

Tiền thân ban đầu là một doanh nghiệp tập thể cấp thôn được thành lập vào năm 1980. Năm 1994, doanh thu của nó vượt quá 100 triệu NDT. Năm 1996, Tập đoàn Đông Lĩnh được thành lập. Sau nhiều năm phát triển, đã có nhiều công ty trực thuộc. Hoạt động kinh doanh chính liên quan đến luyện thép và kim loại màu, năng lượng khoáng sản, chuỗi cung ứng dịch vụ…đây là một doanh nghiệp luyện kẽm tư nhân quy mô lớn ở miền Tây Trung Quốc.

Làng Đông Lĩnh, nơi Tập đoàn Đông Lĩnh tọa lạc, còn được gọi là "Tây bộ đệ nhất thôn” (Ngôi làng hàng đầu miền Tây Trung Quốc). Thu nhập bình quân đầu người của dân làng vượt quá 100.000 NDT/năm (350 triệu VND) và tài sản trung bình của mỗi hộ gia đình vượt quá 5 triệu NDT (17,5 tỉ VND). Tòa nhà văn phòng 40 tầng của Tập đoàn Đông Lĩnh, là tòa nhà cao nhất ở thành phố Bảo Kê.

Vào ngày 20/9/2023, tài khoản WeChat chính thức của tập đoàn thông báo đã lần thứ 19 liên tiếp lọt vào “Top 500 doanh nghiệp Trung Quốc”, đứng thứ 205 trong danh sách “Top 500 doanh nghiệp Trung Quốc” với 125,7 tỉ NDT; tập đoàn cũng đứng thứ 69 trong danh sách “Top 500 doanh nghiệp dịch vụ Trung Quốc” được công bố đồng thời.

Tru so tap doan.png

Trụ sở Tập đoàn Đông Lĩnh (phải) cao 40 tầng nổi bật ở thành phố Bảo Kê.

Tập đoàn Đông Lĩnh từng rất giỏi “cứu người”. Từ năm 2000 đến năm 2009, tập đoàn này đã tham gia tái cơ cấu hơn 10 doanh nghiệp nhà nước bên bờ vực phá sản. Đến năm 2017, Tập đoàn này vẫn đang thực hiện tâm niệm “thành công và mang lại lợi ích cho thế giới”. Trong kế hoạch tái cơ cấu Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Diệu Huy Vô Tích, Tập đoàn Đông Lĩnh được xác định là nhà đầu tư tái cơ cấu.

Việc Tập đoàn Đông Lĩnh phá sản khiến nhiều người kinh ngạc. Ấn tượng của nhiều người về Tập đoàn Đông Lĩnh vẫn còn đọng lại với những danh hiệu như “doanh nghiệp tư nhân 100 tỉ NDT” và “Top 500 công ty”. Cập nhật mới nhất của tài khoản công khai WeChat của tập đoàn là vào ngày 9/2 năm nay.

Nguyên nhân nào khiến Đông Lĩnh phá sản?

Về mặt kinh doanh, nhiều người chỉ ra rằng việc Tập đoàn Đông Lĩnh phá sản là do mối liên hệ quá sâu với bất động sản. Năng lực sản xuất thép của Tập đoàn Đông Lĩnh từng bán được hơn 10 triệu tấn sản phẩm thép/năm, đứng đầu trong danh sách bán thép xây dựng của Trung Quốc. Tập đoàn đã công khai tuyên bố vào năm 2022: “51% chi phí sản xuất sắt là từ than cốc và than đá, lợi nhuận của chuỗi ngành luyện kim sẽ bị các mỏ than lấy đi”.

Nha may bo khong.png

Các nhà xưởng ngừng hoạt động, 18 nghìn nhân viên thất nghiệp.

Đồng thời, bất động sản cũng là một trong những hướng kinh doanh được Tập đoàn Đông Lĩnh tham gia. Thông tin công khai cho thấy năm 2018, công ty này cũng đóng vai trò là nhà đầu tư tái cơ cấu, bơm 1,3 tỉ NDT để hồi sinh dự án Trung tâm Ngân Huy ở địa phương đã bỏ dở trong 8 năm.

Năm 2020, tài khoản của tập đoàn bị tòa án đóng băng do tranh chấp hợp đồng với nhà cung cấp thang máy. Sau đó, còn xảy ra tranh chấp tài chính với một công ty xây dựng.

Trước khi tuyên bố phá sản và tổ chức lại, Tập đoàn Đông Lĩnh đã vướng vào các vụ kiện tụng. Dữ liệu giám sát của trang Tianyancha cho thấy tính đến ngày 2/8/2024, Tập đoàn Đông Lĩnh đang phải đối mặt với các vấn đề kiện tụng tư pháp nghiêm trọng, liên quan đến 145 vụ án tư pháp, bao gồm tranh chấp hợp đồng mua bán và tranh chấp hợp đồng cho vay…số tiền bị cưỡng chế thực hiện đã lên tới 1,27 tỉ NDT.

Ngoài ra, điều đáng chú ý là trên trang web Đấu giá tư pháp Alibaba, quyền cổ phần của Ngân hàng Trường An do Tập đoàn Đông Lĩnh nắm giữ đã bị Tòa án Nhân dân quận Bi Lâm, thành phố Tây An bán đấu giá công khai. Giá khởi điểm là 110.754.955,5 NDT, tương đương 2,17 NDT mỗi cổ phiếu và ngày mở bán là 22/8.

Ông Bách Văn Hỉ, Phó chủ tịch Liên minh vốn doanh nghiệp Trung Quốc, cho biết việc phá sản, các vụ kiện tụng, tổng số tiền thực hiện và hạn chế về pháp nhân liên quan đến Tập đoàn Đông Lĩnh cho thấy công ty đang gặp khó khăn trong việc trả nợ, không có khả năng trả nợ hoặc mất khả năng thanh toán.

Ly Hac Ky duoc ton vinh.png

Lý Hắc Ký, ông chủ Đông Lĩnh từng là doanh nhân được tôn vinh.

Tác động đến nền kinh tế địa phương và cả nước

Nhà kinh tế và chuyên gia tài chính mới Dư Phong Huệ cho rằng sự phá sản của Tập đoàn Đông Lĩnh chủ yếu là do mở rộng quá mức, thay đổi thị trường và quản lý kém.

Khi thị trường tốt, Tập đoàn Đông Lĩnh áp dụng chiến lược cấp tiến và vay mượn nhiều để mở rộng quy mô, dẫn đến tỷ lệ nợ cao; môi trường kinh tế thay đổi, nhu cầu trong ngành thép giảm và giá cả giảm, cùng với áp lực tài chính nội bộ càng trầm trọng hơn; cộng thêm các vấn đề quản lý nội bộ, chẳng hạn như sai sót trong việc ra quyết định và chuỗi vốn bị gián đoạn cuối cùng đã dẫn đến khó khăn về tài chính.

Dư Phong Huệ cho rằng với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân lớn, việc Tập đoàn Đông Lĩnh phá sản sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương và thậm chí cả quốc gia, đặc biệt là các chuỗi công nghiệp thượng hạ nguồn. Thứ hai, 18.000 nhân viên sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp. Thứ ba, thị trường tài chính cũng có thể sẽ có biến động; các tổ chức tài chính và nhà đầu tư liên quan sẽ bị ảnh hưởng. Sự kiện này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho các công ty khác, nhắc nhở họ chú ý quản lý rủi ro và duy trì sự ổn định tài chính.

Tờ Hoa Hạ Thời báo cho hay Tập đoàn Đông Lĩnh đang làm thủ tục phá sản và tái tổ chức. Mục đích không phải là “thanh toán” mà là “tái sinh”; thông qua gọi vốn đầu tư, giảm nợ nần để giúp công ty giải quyết nợ, tập trung vào phân phối lại lợi ích của chủ nợ được để đạt được tình thế các bên cùng có lợi cho chủ nợ, con nợ, nhà đầu tư, cổ đông.

2 Likes

Ô dạy ngành thép sắp lên ngôi lại rồi phải không Ad

Thấy giờ vô HPG, HSG tầm này vô là ổn luôn

Thị trường như này thì sắp tới sao đây các bác nhỉ?

1 Likes

Có gì đâu mà lo chị nhỉ? Sớm hay muộn gì thì cũng tăng lại thôi

Nâng hạng thị trường sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các công ty chứng khoán

Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương - Techcom Securities (TCBS) là công ty chứng khoán (CTCK) đầu tiên huy động thành công khoản vay tín chấp không tài sản đảm bảo lớn nhất trong ngành Chứng khoán Việt Nam trị giá 175 triệu USD, nâng tổng giá trị lũy kế những khoản vay hợp vốn tín chấp quốc tế TCBS đã tiếp cận được từ cuối năm 2020 đến nay lên tới hơn 760 triệu USD (tương đương hơn 19.380 tỷ đồng). Vậy bí quyết nào đã giúp Công ty gặt hái được thành công này? Tạp chí Chứng khoán đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng Giám đốc TCBS xoay quanh những kết quả mà công ty đã đạt được, đồng thời chia sẻ nhận định về khả năng và những lợi ích mang lại cho các bên khi thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam được nâng hạng.

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS)

PV: Vừa mới đây TCBS hoàn tất giải ngân hợp đồng vay hợp vốn lớn nhất dành cho một CTCK tại Việt Nam trị giá lên tới 175 triệu USD (tương đương hơn 4.450 tỷ đồng). Nhờ đâu TCBS làm được điều này, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền: Có 4 lí do để TCBS là CTCK đầu tiên tại Việt Nam có được lòng tin và sự đồng hành của các định chế tài chính quốc tế như vậy:

Thứ nhất là uy tín và định mức tín nhiệm tín dụng

Uy tín và định mức tín nhiệm tín dụng của TCBS là yếu tố quyết định để các định chế tài chính quốc tế cân nhắc cấp vốn vay. Có một lịch sử huy động vốn thành công, từ cuối năm 2020 đến nay, TCBS đã tiếp cận được tổng giá trị lũy kế những khoản vay hợp vốn tín chấp quốc tế lên tới 761 triệu USD (hơn 19.380 tỷ đồng). Điều này chứng tỏ TCBS được đánh giá cao về chiến lược kinh doanh, đường lối quản trị cũng như chất lượng tài chính, tạo niềm tin vững chắc cho các đối tác quốc tế.

TCBS tổ chức Roadshow tại Đài Loan

Thứ hai là chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn và hiệu quả kinh doanh

Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn từ cả trong và ngoài nước của TCBS là bước đi chiến lược để trở thành công ty công nghệ tài chính Wealthtech lớn nhất Việt Nam về vốn chủ sở hữu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh. Trong 5 năm liên tục từ 2019 - 2023, TCBS là CTCK dẫn đầu về hiệu quả trong ngành. Nửa đầu năm 2024, TCBS tiếp tục là CTCK có kết quả lợi nhuận cao nhất lên tới 2,722 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tại 30/6/2024 đã đạt 9% và 16%, tăng lần lượt 3% và 4% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ ba là tiềm lực tài chính và triển vọng phát triển

Tiềm lực tài chính, sự ổn định và triển vọng phát triển trong tương lai đã giúp TCBS có được sự tín nhiệm từ các tổ chức tài chính lớn trên thị trường quốc tế. Sự tăng trưởng bền vững và hiệu quả kinh doanh cao là những yếu tố quan trọng giúp TCBS đạt được các khoản vay hợp vốn quốc tế lớn. Nhờ những yếu tố này, TCBS đã thành công trong việc giải ngân hợp đồng vay hợp vốn lớn nhất dành cho một CTCK tại Việt Nam, chứng minh được vị thế và năng lực vượt trội của mình trong ngành tài chính.

Thứ tư là định hướng công nghệ tài chính Wealthtech

TCBS đặt mục tiêu trở thành công ty công nghệ tài chính Wealthtech lớn nhất Việt Nam và vươn tầm khu vực, không chỉ về quy mô mà còn về khả năng cung cấp các sản phẩm Wealth tiên tiến với việc ứng dụng các công nghệ fintech hiện đại nhất. Chiến lược định hướng phát triển của TCBS tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng, sử dụng các công nghệ tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Việc theo đuổi định hướng Wealthtech giúp TCBS nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí vận hành, tăng cường trải nghiệm khách hàng và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

PV: Xin bà cho biết TCBS dự kiến sẽ phân bổ nguồn vốn vay như thế nào và để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới gì?

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền: Trong bối cảnh TTCK Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ và ghi nhận sự sôi động trở lại, TCBS có những kế hoạch chiến lược cụ thể để phân bổ nguồn vốn mới và phát triển các dịch vụ, sản phẩm Wealthtech mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và giữ vững vị thế cạnh tranh trên thị trường.

TCBS sẽ sử dụng nguồn vốn mới để đầu tư vào nền tảng hạ tầng kỹ thuật và chủ động áp dụng những công nghệ hiện đại giúp TCBS phát triển năng lực nội bộ, tiết kiệm chi phí vận hành và tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, TCBS sẽ tiếp tục tận dụng lợi thế tiềm lực tài chính vững mạnh để duy trì các chính sách với mức chi phí tốt nhất cho khách hàng.

Mặt khác, TCBS sẽ tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như: Tập trung phát triển các dịch vụ quản lý tài sản cá nhân và doanh nghiệp, giúp khách hàng tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro hiệu quả…

Những kế hoạch chiến lược của TCBS trong việc phân bổ nguồn vốn mới và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới không chỉ giúp công ty duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành Chứng khoán mà còn đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh thị trường đang phát triển mạnh mẽ. Việc đầu tư vào công nghệ và duy trì các chính sách chi phí cạnh tranh sẽ là nền tảng vững chắc để TCBS phát triển bền vững trong tương lai.

PV: Được biết 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận trước thuế của TCBS đã vượt 2.772 tỷ đồng, hoàn thành 75% kế hoạch của năm. Điều gì giúp lợi nhuận của TCBS 6 tháng qua đạt cao như vậy, thưa bà?

Bà Nguyễn Thị Thu Hiền: Có được kết quả trên là nhờ TCBS dựa trên các yếu tố nền tảng cốt lõi:

Thứ nhất, năng lực cạnh tranh quan trọng của TCBS là công nghệ . Khác biệt với những CTCK truyền thống tại thị trường Việt Nam, TCBS tiên phong theo đuổi mô hình Wealthtech, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại vững chắc. Chiến lược Wealthtech đã dẫn dắt sự thay đổi trong hệ thống công nghệ của TCBS và là nền tảng để chứng tôi bứt phá mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi số. Chúng tôi đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Machine Learning (máy học) và GenAI (trí tuệ nhân tạo) và phân tích dữ liệu lớn giúp khách hàng có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư kịp thời và hiệu quả.

Với công nghệ vượt trội, TCBS đã triển khai chính sách Zero Fee tích hợp với nền tảng giao dịch hiện đại, loại bỏ các rào cản về phí giao dịch và khuyến khích các nhà đầu tư tham gia vào TTCK. Chính sách này không chỉ thu hút một lượng lớn khách hàng mới, với gần 60.000 khách hàng mới trong 6 tháng đầu năm 2024 mà còn khuyến khích các khách hàng hiện tại gia tăng mức độ giao dịch, góp phần làm tăng thị phần môi giới chứng khoán của TCBS trên thị trường.

Thứ hai, với lợi thế vượt trội là CTCK có vốn chủ sở hữu lớn nhất thị trường, dư địa cho vay ký quỹ của TCBS luôn dồi dào khi chúng tôi luôn bám sát các biến động của thị trường và sẵn sàng nguồn vốn để cung cấp cho nhu cầu vay của khách hàng lên mức tối đa trong phạm vi khẩu vị rủi ro chấp nhận của chúng tôi. Trong năm 2024, TCBS đã triển khai các gói lãi suất cho vay ký quỹ linh hoạt và hấp dẫn, giúp nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Dư nợ cho vay ký quỹ và ứng trước tiền bán cuối quý II/2024 nhờ đó cùng đạt hơn 24.000 tỷ đồng, giữ vị trí quán quân về thị phần cho vay ký quỹ.

Một số chỉ tiêu tài chính cuối quý 2/2024 của TCBS

Thứ ba, TCBS phát huy thế mạnh ở thị trường trái phiếu khi luôn duy trì vị trí số 1 trong nhiều năm ở nghiệp vụ tư vấn phát hành và môi giới trái phiếu. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, chúng tôi tiếp tục giữ vị trí quán quân về thị phần tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp (ngoại trừ trái phiếu ngân hàng). Tận dụng nền tảng về công nghệ, TCBS cũng phát triển mạng lưới môi giới và phân phối trái phiếu với các sản phẩm đa dạng phù hợp với nhu cầu đầu tư của khách hàng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, TCBS đã thành công phân phối hơn 33 nghìn tỷ đồng trái phiếu sơ cấp đến các nhà đầu tư, đem đến một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả, từ đó tăng cường sự hài lòng và gắn bó của khách hàng.

Cuối cùng, sự tăng trưởng của TTCK và kinh tế nói chung trong giai đoạn này cũng là một yếu tố thuận lợi, góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi tin rằng, với những chiến lược và nỗ lực hiện tại, TCBS sẽ tiếp tục hoàn thành và vượt các mục tiêu kinh doanh đề ra trong năm 2024.

Với đà tăng trưởng hiện tại và kết quả ấn tượng trong 6 tháng đầu năm 2024 (đã hoàn thành 75% kế hoạch năm), cùng những triển vọng tích cực của thị trường và các sáng kiến chiến lược đã và đang triển khai, chúng tôi tự tin rằng TCBS có thể vượt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đã đề ra.

PV: Bà đánh giá thế nào về khả năng TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng trong thời gian tới? Nếu được nâng hạng sẽ mang lại lợi ích gì đối với các CTCK cũng như với TTCK Việt Nam, thưa bà?

Việc nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là một mục tiêu quan trọng mà Chính phủ và các Cơ quan quản lý đang hướng tới.

Có nhiều yếu tố để xem xét việc nâng hạng, trong đó có: Cải thiện hệ thống giao dịch; Tính minh bạch và quản trị doanh nghiệp; Quy mô và thanh khoản của thị trường; Tự do hóa thị trường vốn… Bên cạnh đó, một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với lạm phát và tỷ giá hối đoái được kiểm soát tốt sẽ làm tăng khả năng nâng hạng.

Các tổ chức xếp hạng quốc tế như MSCI và FTSE thường theo dõi sát sao các tiến bộ và sẽ xem xét nâng hạng khi các tiêu chí nâng hạng được đáp ứng. Dù tiến trình này có thể mất thời gian, nhưng với những nỗ lực hiện tại, khả năng nâng hạng TTCK trong tương lai là khả thi.

Việc được công nhận là thị trường mới nổi sẽ mang lại nhiều lợi ích cho TTCK Việt Nam như giúp tăng tính thanh khoản, đa dạng hóa nhà đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý, gia tăng vốn hóa thị trường, thúc đẩy cải cách kinh tế, cải thiện hình ảnh, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, mở ra cơ hội hợp tác và đầu tư từ nhiều quốc gia…

Đối với các CTCK, việc nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng như: giúp CTCK tăng cường dòng vốn thông qua thu hút nhiều nhà ĐTNN hơn, từ đó tăng doanh thu cho các CTCK thông qua phí giao dịch và dịch vụ; CTCK có cơ hội phát triển và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ; Có cơ hội hợp tác với các đối tác quốc tế, qua đó giúp CTCK nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp cận các công nghệ và quy trình quản lý tiên tiến hơn. Ngoài ra, sự mở rộng và phát triển của thị trường sẽ tạo ra nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy các CTCK đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực…

Có thể thấy việc nâng hạng TTCK Việt Nam không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn như tăng dòng vốn và tính thanh khoản mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững và dài hạn của nền kinh tế. Điều này sẽ tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và năng động hơn, thúc đẩy sự phát triển của các CTCK cũng như toàn bộ TTCK Việt Nam.

Vốn điều lệ Vinhomes sẽ giảm xuống dưới mốc 40.000 tỷ đồng sau khi mua lại 370 triệu cổ phiếu VHM

Theo kế hoạch, tổng số cổ phiếu mua lại dự kiến của Vinhomes là tối đa 370 triệu cổ phiếu VHM, chiếm 8,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông do giá cổ phiếu hiện đang thấp hơn giá trị thực.

Ngày 15/8, Công ty CP Vinhomes (HoSE: VHM) công bố thông tin về việc tổ chức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Bên cạnh tờ trình thông qua việc sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của công ty, Vinhomes sẽ trình ĐHĐCĐ một nội dung quan trọng là thông qua phương án mua lại cổ phiếu để giảm vốn điều lệ và các công việc liên quan.

Theo kế hoạch, tổng số cổ phiếu mua lại dự kiến của Vinhomes là tối đa 370 triệu cổ phiếu VHM, chiếm 8,5% tổng số cổ phiếu đang lưu hành nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông do giá cổ phiếu hiện đang thấp hơn giá trị thực. Nguồn vốn sẽ được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối tại ngày 30/6 là 146.584 tỷ đồng.

Doanh nghiệp cho biết thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu là để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông.

Trên thị trường, trong phiên 15/8, VN-Index giảm -6,8 điểm, nhưng cổ phiếu VHM tăng 1,75% lên 37.850 đồng/cp, với khối lượng giao dịch đạt gần 18 triệu đơn vị, dẫn đầu cả thị trường, giá trị giao dịch tương ứng đạt 672 tỷ đồng. Mở cửa phiên sáng 16/8, giá VHM tiếp đà tăng hơn 1% lên 38.250 đồng/cp, thanh khoản tạm tính đạt hơn 1,2 triệu đơn vị.

Diễn biến giá cổ phiếu VHM

VHM kết phiên 15/8 tại mốc 37.850 đồng/cp, thấp hơn khoảng 14% so với giá trị sổ sách trên một cổ phiếu theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 (khoảng 44.200 đồng/cp). Ước tính theo thị giá cổ phiếu ngày 15/8, Vinhomes sẽ phải bỏ ra hơn 14.000 tỷ đồng để mua lại số cổ phiếu quỹ nói trên. Đây cũng là thương vụ lớn nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thời gian dự kiến thực hiện là sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hồ sơ đăng ký mua lại cổ phiếu.

Theo quy định, sau khi mua lại cổ phiếu, vốn điều lệ của Vinhomes dự kiến giảm từ gần 43.544 tỷ xuống 39.844 tỷ đồng. Số lượng cổ phiếu đang lưu hành giảm đi sẽ giúp thu nhập trên 1 cổ phiếu (EPS) tăng lên. Cổ đông có thể gửi phiếu lấy ý kiến đã được trả lời trong phong bì dán kín hoặc fax, gửi thư điện tử hoặc cách thức khác về Vinhomes trước 12h ngày 3/9.

Tờ trình này được đưa ra sau khi bản nghị quyết HĐQT về cùng vấn đề được công bố vào ngày 7/8. Đến ngày 12/8, Vinhomes đã chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền lấy ý kiến, với tỷ lệ 1:1 (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền bình chọn). Cùng ngày, Vinhomes trình cổ đông thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số ngành nghề kinh doanh, chủ yếu liên quan đến buôn bán, lắp đặt, và tư vấn thiết kế các thiết bị, vật tư phòng cháy, chữa cháy.

Trước đó, vào cuối năm 2019, Vinhomes cũng chi ra 5.547 tỷ đồng để mua vào 60 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cổ đông. Sau đó, doanh nghiệp đã chốt lời vào năm 2021, thu về khoản lãi gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo quy định hiện tại, các doanh nghiệp khi mua lại cổ phiếu phải hủy số cổ phiếu đó và không được phép bán lại.

Xem chi tiết tài liệu lấy ý kiến cổ đông cổ đông bằng văn bản của Vinhomes tại đây.

Khối ngoại có tuần thứ 3 kể từ đầu năm 2024 mua ròng trên nghìn tỷ, một mã ngân hàng được “gom” mạnh nhất

image

Đây mới chỉ là tuần thứ 3 trong suốt từ đầu năm 2024 tới nay thị trường ghi nhận khối ngoại mua ròng nghìn tỷ trên cả 3 sàn.

Thị trường chứng khoán giao dịch với xu hướng chính là giằng co trong tuần 12-16/8. Chỉ số chính dao động biên độ hẹp cùng thanh khoản sụt giảm mạnh phần nào phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Ngoại trừ phiên cuối tuần (16/8), thị trường bất ngờ chứng kiến sự bứt phá với điểm số tăng ấn tượng gần 29 điểm cùng lực cầu tích cực quay trở lại. Kết tuần, VN-Index tăng 28,59 điểm (+2,34%) so với tuần trước lên 1.252,23 điểm.

Trong bối cảnh đó, dòng vốn ngoại trở lại mua ròng mạnh trong 4 phiên đầu và quay đầu bán ròng trong ngày cuối tuần. Luỹ kế sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1.088 tỷ đồng trên toàn thị trường – ghi nhận tuần thứ 3 kể từ đầu năm 2024 vốn ngoại mua ròng nghìn tỷ trên toàn sàn.

Xét riêng từng sàn, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 1.066 tỷ đồng trên HoSE, mua ròng 44tỷ đồng trên HNX và bán ròng 22 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Thống kê theo các mã chứng khoán, cổ phiếu ngân hàng HDB được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 755 tỷ đồng, tập trung trong 2 phiên đầu tuần. Dòng vốn ngoại cũng chảy vào cổ phiếu KDC với 428 tỷ, đồng thời mua ròng FPT với 380 tỷ đồng. Lực mua ròng trong tuần qua còn ghi nhận VNM, MWG, MSN, CTG với giá trị trên 200 tỷ đồng trong 5 phiên tuần qua.

photo-1723802594407

Chiều ngược lại, tâm điểm bán ròng tuần này ghi nhận tại cổ phiếu đầu ngành thép HPG với giá trị bán ròng 605 tỷ đồng. Cũng tại chiều bán, thị trường ghi nhận hai cổ phiếu là VHM và TCB bị bán ròng lần lượt 499 tỷ và 345 tỷ.

Danh sách bán ròng còn ghi nhận cổ phiếu VJC và HSG lần lượt bị “xả” ròng 282 tỷ và 108 tỷ đồng. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn có VPB, NLG, FRT,…

DIC Corp bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu

Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam bán gần 3 triệu cổ phiếu DIG trên 4,7 triệu đơn vị đăng ký. Công ty Chứng khoán Shinhan bán giải chấp 2,35 triệu cổ phiếu DIG của Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng.

Tuần qua, chỉ số VN-Index tăng 28,58 điểm, lên mức 1.252,22 điểm. Thanh khoản trên sàn HoSE giảm 12,5% so với tuần trước, đạt 74.674 tỷ đồng. HNX-Index kết tuần ở mức 235,15 điểm, tăng 5,77 điểm. Thanh khoản giảm 10% so với tuần trước, đạt 5.567 tỷ đồng.

Thống kê trên sàn HoSE, khối ngoại mua ròng gần 11,5 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng hơn 1.075,6 tỷ đồng. Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 357.500 đơn vị, tổng giá trị mua ròng hơn 40 tỷ đồng.

Trên thị trường Upcom, khối ngoại mua ròng 394.120 đơn vị nhưng tổng giá trị vẫn là bán ròng 21,54 tỷ đồng. Như vậy, tuần giao dịch từ ngày 12 - 16/8 trên toàn thị trường, khối ngoại mua ròng hơn 12,24 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng hơn 1.094 tỷ đồng.

Hơn 5,3 triệu cổ phiếu DIG bị bán giải chấp

Tổng Công ty CP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - mã chứng khoán: DIG) vừa bị các công ty chứng khoán bán giải chấp 5.309.500 cổ phiếu DIG.

DIC Corp bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu- Ảnh 1.

Hai công ty chứng khoán đã bán giải chấp khoảng 5,3 triệu cổ phiếu DIG trong tuần qua.

Trong đó, Công ty Chứng khoán Shinhan bán giải chấp 2,35 triệu cổ phiếu DIG. Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đã bán gần 3 triệu cổ phiếu trên 4,7 triệu đơn vị đăng ký. Như vậy, hai công ty đã bán khoảng 5,3 triệu cổ phiếu DIG.

Quý II năm nay, DIG đạt doanh thu thuần 821 tỷ đồng (tăng gần 410% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt hơn 123 tỷ đồng, gấp gần 14 lần quý II/2023 và là mức cao nhất trong vòng 10 quý, kể từ quý đầu năm 2022.

Tuy nhiên, dù có lãi nhưng dòng tiền kinh doanh của DIC Corp lại âm nặng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong quý II của DIG âm hơn 1.200 tỷ đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, DIC Corp ghi nhận doanh thu thuần đạt 822 tỷ đồng, tăng 130% so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế lại giảm gần 60% so với nửa đầu năm ngoái, đạt 48 tỷ đồng.

Cổ đông lớn liên tục bán PPC

Công ty TNHH Năng lượng REE - công ty con của Công ty CP Cơ Điện Lạnh (mã chứng khoán: REE) đã không bán được cổ phiếu nào trong tổng số lượng đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu PPC của Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại. Như vậy, Công ty TNHH Năng lượng REE vẫn sở hữu sở hữu 66,49 triệu cổ phần, tương ứng 20,74% vốn điều lệ PPC.

Lý do không bán cổ phiếu đã đăng ký được đơn vị này đưa ra là do điều kiện thị trường không thuận lợi.

Từ đầu năm tới nay, Năng lượng REE liên tục bán ra cổ phiếu PPC để giảm sở hữu. Cụ thể, từ ngày 19/1 - 26/2 Năng lượng REE đã bán ra 665.300 cổ phiếu PPC. Từ ngày 4/3 - 1/4, công ty tiếp tục bán thêm 1.900 cổ phiếu PPC. Từ ngày 12/4 - 10/5, Năng lượng REE bán thêm 2 triệu cổ phiếu PPC. Từ ngày 21/5 đến ngày 4/6, doanh nghiệp tiếp tục bán thêm 3 triệu cổ phiếu PPC. Từ ngày 12/6 - 10/7, Năng lượng REE tiếp tục bán thêm 3.260.000 cổ phiếu PPC.

Như vậy, từ ngày 19/1 - 14/8, Năng lượng REE đã giảm sở hữu tại Nhiệt điện Phả Lại từ 23,5% về 20,74% vốn điều lệ.

DIC Corp bị bán giải chấp hàng triệu cổ phiếu- Ảnh 2.

Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.

Đáng chú ý, trong báo cáo tài chính bán niên 2024 soát xét của PPC, Công ty Kiểm toán Deloitte Việt Nam đã lưu ý về việc năm 2023 Nhiệt điện Phả Lại chịu mức nộp phạt hành chính về vi phạm môi trường, cùng với hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động trong vòng 12 tháng kể từ ngày Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao nhiệm vụ, đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác cung ứng điện thay thế nguồn điện huy động từ PPC.

Tại thời điểm lập báo cáo này, PPC đang thực hiện các biện pháp khắc phục và tiếp tục hoạt động sản xuất theo kế hoạch huy động nguồn điện cho năm 2024. Khả năng hoạt động liên tục của công ty phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án khắc phục vi phạm môi trường.

Kiểm toán nhận thấy, những điều kiện này cùng với các vấn đề khác trình bày tại thuyết minh số 2 cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của PPC.

Năm 2023, Nhiệt điện Phả Lại đã có các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ trường, như thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền I. Ngoài ra, PPC còn thải bụi, khí thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải tại ống khói dây chuyền II.

Do đó, Bộ Công an đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với Nhiệt điện Phả Lại với tổng mức tiền phạt hơn 3,92 tỷ đồng, đồng thời đình chỉ hoạt động của công ty trong thời hạn 12 tháng.

Nửa đầu năm nay, PPC ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 4.465 tỷ đồng, tăng 65% và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 251 tỷ đồng, tăng gần 25% so với cùng kỳ.

POW thu hơn 2.100 tỷ đồng từ bán điện trong tháng 7, tuyên bố gia nhập ‘cuộc chơi’ xây trạm sạc xe điện

image

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power, mã: POW) vừa có báo cáo ước tính kết quả kinh doanh trong tháng 7/2024.

Cụ thể, tổng sản lượng điện của các nhà máy điện (NMĐ) của PV Power ước đạt khoảng 1.042 triệu kWh. Doanh thu bán điện tháng 7 ước đạt 2.064 tỷ đồng, trong đó NMĐ Cà Mau 1&2 mang về 1.012 tỷ đồng, chiếm 49% doanh thu; NMĐ Vũng Áng 1 đem lại gần 600 tỷ đồng, chiếm 29% doanh thu.

PV Power (POW) thu hơn 2.100 tỷ đồng từ bán điện trong tháng 7, tuyên bố gia nhập 'cuộc chơi' xây trạm sạc xe điện- Ảnh 1.

Luỹ kế 7 tháng đầu năm, tổng sản lượng điện của các NMĐ của công ty khoảng 9.412 triệu kWh, doanh thu ước đạt 17.997 tỷ đồng.

PV Power cho biết, nắng nóng vẫn tiếp diễn trên cả nước trong tháng 7 với nhiệt độ trung bình trên cả nước phổ biến cao hơn từ 0,5-1% so với trung bình nhiều năm. Từ giữa tháng 7 xảy ra mưa lớn gây lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc làm giá điện giảm thấp, giá thị trường toàn phần (FMP) bình quân tháng 7 đạt 1.135 đồng/kWh.

Về tình hình sản xuất của các nhà máy điện trong tháng 7, NMĐ Cà Mau 1&2 được giao sản lượng điện hợp đồng (Qc) là 470 triệu kWh, khả năng cấp khí thực tế của PV GAS hiện tại đáp ứng yêu cầu vận hành. NMĐ Cà Mau chào giá vận hành bám sát Qc và xem xét vận hành sản lượng ngoài Qc với mục tiêu giảm khả năng phát sinh nghĩa vụ khí trả trước.

Do giá thị trường thấp, NMĐ Vũng Áng 1 chào giá với mục tiêu vận hành bám sát Qc và tăng sản lượng vào các thời điểm giá thị trường cao để tối ưu hiệu quả. Tuy nhiên, NMĐ Vũng Áng 1 không được A0 huy động vận hành hết sản lượng Qc được giao.

Giá điện thị trường thấp, đồng thời hạn chế về nguồn khí vùng Đông Nam Bộ nên NMĐ Nhơn Trạch 1 không được huy động vận hành. Trong khi đó, NMĐ Nhơn Trạch 2 chào giá vận hành bám sát Qc được giao để đảm bảo hiệu quả.

Tại nhóm thuỷ điện, tháng 7 là thời điểm bước sang mùa mưa tại lưu vực hồ chứa nhà máy thủy điện Hủa Na. Mực nước hồ chứa đang ở MNC, nhà máy chào giá vận hành tối đa sản lượng có thể phát để tận dụng lượng nước về trước, đầu mùa lũ để chuẩn bị tích nước cho năm vận hành tiếp theo. NMĐ Đakđrinh được giao Qc hơn 52 triệu kWh. NMĐ Đakđrinh chào giá để vận hành tối đa sản lượng để đưa hồ chứa về MNC, tận dụng tối đa hiệu quả hồ chứa cuối mùa khô.

Về tình hình đầu tư dự bán mới, PV Power cho biết đã ký hợp đồng thuê đất với Tổng Công ty Tín Nghĩa ngày 27/5 đối với phần diện tích 30,8 ha và đã được Sở Tài nguyên - Môi trường cấp sổ đỏ ngày 29/5.

Tính đến cuối tháng 7, tiến độ tổng thể của gói thầu EPC hoàn thành ước đạt 90%. PV Power cho biết sẽ tiếp tục thực hiện công tác thu xếp vốn, đàm phán hợp đồng mua bán khí và hợp đồng mua bán điện cho dự án theo đúng tiến độ.

Về kế hoạch trong tháng 8, công ty đặt mục tiêu sản lượng cho các nhà máy là 1.012 triệu kWh, tương ứng doanh thu đạt 2.193 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, PV Power đạt doanh thu thuần 15.650 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 667 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6/2024, công ty có tổng giá trị tài sản gần 81.000 tỷ đồng.

Gia nhập ‘cuộc chơi’ xây trạm sạc

Trong một diễn biến liên quan cập nhật gần đây, POW cho biết doanh nghiệp đang nghiên cứu và tiến hành đầu tư xây dựng trạm sạc xe điện thí điểm đầu tiên.

Theo đó, doanh nghiệp đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với EN Technologies Inc. để nghiên cứu và phát triển hệ thống trạm sạc tại Việt Nam. Trạm sạc xe điện thí điểm đầu tiên sẽ đặt tại phố Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội. Tổng chi phí đầu tư của dự án khoảng hơn 1,8 tỷ đồng.

Trạm sạc nhanh có tổng công suất sử dụng 100-120kW. Diện tích đặt trạm khoảng 30-35m2. Trạm sạc gồm 2 cây sạc dạng tủ đứng, có trang bị 2 cổng sạc với công suất 50-60kW/cổng sạc.

Doanh thu sạc điện tính trên sản lượng sạc ước tính và đơn giá sạc dự kiến chia 3 mức đơn giá theo các khung giờ thấp điểm, bình thường và cao điểm. Trong đó, đơn giá sạc trung bình dự kiến khoảng 3.858 đồng/kWh, tương đương với trạm sạc do VinFast vận hành và thấp hơn một số đơn vị khác như EverCharge, EV One…

PV Power cho biết thông qua việc xây dựng trạm sạc thí điểm sẽ có cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư lắp đặt mở rộng hệ thống trạm sạc.

Nợ vay thấp kỷ lục, cổ phiếu PNJ tăng kịch trần, vốn hóa vượt 35.000 tỷ

Từ đầu năm, cổ phiếu PNJ đã tăng 23% qua đó đẩy vốn hóa thị trường vượt 35.000 tỷ đồng, lập kỷ lục mới.

Sau thời gian đi ngang tích luỹ, cổ phiếu PNJ bất ngờ có cú nhấn ga tăng tốc đầy ngoạn mục lên lập đỉnh mới. Chỉ ít phút sau khi mở phiên, PNJ đã tăng kịch trần trong tình trạng “trắng bên bán”, dư mua giá trần hàng triệu đơn vị. Với thị giá 104.900 đồng/cp, vốn hóa PNJ cũng lập kỷ lục hơn 35.000 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm.

photo-1724035967051

Cổ phiếu PNJ bất ngờ tăng vọt ngay trước thềm công bố kết quả kinh doanh tháng 7 (định kỳ theo lịch của doanh nghiệp nghiệp). Trước đó, trong 6 tháng đầu năm, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 21.113 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.167 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 7% so với cùng kỳ 2023. Đây là mức lợi nhuận cao nhất mà PNJ đạt được trong nửa đầu năm kể từ khi hoạt động.

photo-1724035921272

Sang năm 2024, PNJ lên kế hoạch kinh doanh với mục tiêu doanh thu 37.147 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng 6% so với thực hiện năm ngoái, lên mức 2.089 tỷ đồng. Đây đều là những con số cao kỷ lục đối với doanh nghiệp này. Cổ tức dự kiến cho năm 2024 tiếp tục là 20% bằng tiền. So với kế hoạch đề ra, PNJ đã hoàn thành 60% kế hoạch doanh thu và 56% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2024.

Đến cuối tháng 6, tổng số cửa hàng của PNJ đạt 405 có mặt tại 57/63 tỉnh thành, bao gồm 396 CH PNJ, 5 CH Style by PNJ , 3 CH CAO Fine Jewellery và 1 Trung tâm kinh doanh sỉ. Công ty cho biết đã mở mới 13 cửa hàng PNJ và đóng 8 cửa hàng từ đầu năm. Đáng chú ý, quy mô cửa hàng của PNJ tiếp tục được mở rộng nhưng nợ vay của PNJ lại giảm xuống thấp kỷ lục.

Tính đến cuối quý 2/2024, số dư nợ vay tài chính của doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức này chỉ vỏn vẹn chưa đến 250 tỷ đồng, giảm hơn 2.100 tỷ so với đầu năm và là mức thấp nhất kể từ khi niêm yết năm 2009. Trong số các doanh nghiệp tỷ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam, hiếm có doanh nghiệp nào vay nợ ít như PNJ ở thời điểm hiện tại.

photo-1724035893669

Tỷ lệ nợ vay/VCSH của PNJ tại thời điểm 30/6 cũng theo đó giảm xuống mức thấp kỷ lục, chỉ khoảng 2,3%. Trong quá khứ, tỷ lệ này từng có thời gian duy trì trên 100% vào giai đoạn 2014-2015 nhưng sau đó đã giảm mạnh. Từ giữa năm 2017 đến nay, PNJ thường xuyên duy trì tỷ lệ này trong khoảng 20-40% trước khi tiếp tục giảm mạnh trong nửa đầu năm nay.

Lãnh đạo PNJ từng chia sẻ kế hoạch mở rộng mạng lưới cửa hàng đến năm 2025 với hơn 500 tuy nhiên có thể thấy doanh nghiệp này cũng không vội vàng trong việc mở mới. Từng bước mở rộng mạng lưới cửa hàng một cách thận trọng, đồng thời nhu cầu đầu tư tài sản cố định không lớn trong khi dòng tiền dồi dào có thể là nguyên nhân khiến nợ vay của PNJ giảm mạnh xuống thấp kỷ lục.

photo-1724035909319

1 Likes

Sinh viên phát kiến công nghệ dự đoán giá cổ phiếu

Dựa vào mô hình học sâu tiên tiến, sinh viên Nguyễn Quốc Anh (Đại học RMIT) đã giải bài toán dự đoán giá cổ phiếu với độ chính xác cao.

Quốc Anh thuyết trình về sản phẩm dự đoán giá cổ phiếu.

Giảm thiểu rủi ro

Nguyễn Quốc Anh chia sẻ, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như tâm lý tiêu dùng, kinh tế vĩ mô và vi mô, cũng như chính sách tiền tệ. Tất cả khiến ngách tài chính này trở nên khó đoán đối với những nhà giao dịch tìm kiếm lợi nhuận ổn định với mức rủi ro thấp.

Vậy nên, câu hỏi “liệu có chỉ báo nào giúp giảm rủi ro trong giao dịch tài chính?” đã khơi gợi ở Quốc Anh hứng thú nghiên cứu giao dịch bằng thuật toán. Đây là khía cạnh vẫn chưa được khai phá nhiều ở Đông Nam Á bởi môi trường giao dịch thiếu linh động và độ thanh khoản thấp so với các nước Bắc Mỹ hoặc châu Âu.

Do đó, các mô hình học máy và học sâu ở khu vực này chưa tiến bộ đáng kể. “Trong tài chính, dù dữ liệu chuỗi giá trị (time series) khá phong phú, phương thức tiếp cận vẫn theo hướng truyền thống”, Quốc Anh nói.

Dưới sự hướng dẫn của TS Hà Xuân Sơn và TS Thái Trung Hiếu - giảng viên ngành Kinh doanh (chuyên ngành Kinh doanh trên ứng dụng Blockchain) tại RMIT Việt Nam, Quốc Anh đã hoàn thành nghiên cứu với tiêu đề: “Mô hình phương trình vi phân cùng Thuyết tái tạo không gian pha trong dự báo giá cổ phiếu”.

Theo đó, Quốc Anh đề xuất một ứng dụng mới của các phương trình vi phân (neural ODE hoặc NODE) trong dự báo giá cổ phiếu. NODE có thể được hiểu là một mô hình học sâu gồm nhiều mạng nơ-ron tinh vi cho mô hình dự đoán.

“Em đặt mục tiêu kiểm tra khả năng dự báo của mô hình dựa trên giá cổ phiếu hằng ngày của 6 công ty Mỹ trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính và dược phẩm từ năm 2003 đến năm 2023”, Quốc Anh cho biết.

“Mô hình tuân theo theo tỉ lệ 70:20:10. Trong đó, 70% dữ liệu được phân bổ cho việc huấn luyện, 20% để tinh chỉnh/xác nhận, và 10% còn lại dùng cho quá trình so sánh giữa giá trị thực và giá trị dự báo”, Quốc Anh chia sẻ.

Nghiên cứu đã sử dụng mô hình NODE, tức một mô hình học sâu dạng thần kinh (Neural) có khả năng xử lý các phương trình vi phân (Ordinary Differential Equations) theo thời gian liên tục. Nói một cách đơn giản, hãy tưởng tượng những thăng trầm về giá cổ phiếu hàng ngày như một đoàn tàu lượn siêu tốc.

Việc dự đoán tàu lượn sẽ đi tiếp đến đâu không dễ dàng, nhưng đó là những gì mọi người cố gắng làm khi họ đầu tư vào cổ phiếu. Các mô hình thuật toán có thể học hỏi từ những thăng trầm trong quá khứ của tàu lượn.

Nhưng thay vì chỉ nhìn vào các điểm riêng biệt trên tàu lượn siêu tốc (như giá của một cổ phiếu vào những ngày khác nhau, các đỉnh cổ phiếu…), mô hình NODE nhìn toàn bộ chuyến đi như một dòng chảy trơn tru theo thời gian.

Để tận dụng khả năng dự báo của mô hình, tác giả đã kết hợp một kỹ thuật tiền xử lý dữ liệu gọi là “tái tạo không gian pha” - Phase Space Reconstruction (PSR) từ lý thuyết hỗn loạn để chuyển đổi dữ liệu cổ phiếu ban đầu, gồm giá mở cửa, giá cao, giá thấp, giá đóng cửa, khối lượng giao dịch thành một không gian đa chiều.

Bằng cách đưa dữ liệu vào một không gian đa chiều, PSR cung cấp cho mô hình NODE một cái nhìn toàn diện hơn về thị trường, giúp nó có thể phát hiện ra những quy luật ẩn chứa trong dữ liệu mà người ta khó có thể tìm thấy nếu chỉ dùng phương pháp thống kê truyền thống để nhìn vào từng chỉ số riêng lẻ.

Dự đoán dài hạn chính xác vượt trội

Để kiểm tra khả năng của mô hình NODE, Nguyễn Quốc Anh đã so sánh mô hình của mình với 6 mô hình học sâu hiện đại khác, gồm: RNN, Transformer, SVR, LSTM, CNN và CNN-LSTM.

Tất cả các mô hình đều được lấy trực tiếp hoặc cảm hứng và sửa đổi từ các nghiên cứu hàng đầu đã công bố. Kết quả, NODE cho thấy độ dự đoán chính xác vượt trội so với đối thủ gần nhất LSTM trong việc dự đoán các giá trị dài hạn với sai số tối thiểu qua 1.000 bước thời gian, giảm lỗi hơn 70% cho mỗi cổ phiếu.

Quốc Anh chia sẻ, nhìn chung, có sự khác nhau giữa các ngành cổ phiếu. Cổ phiếu công nghệ được thúc đẩy bởi sự đổi mới sáng tạo, thường tăng trưởng nhanh và biến động cao, hấp dẫn các nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro.

Cổ phiếu tài chính ổn định hơn, hưởng lợi từ biến động lãi suất và chu kỳ kinh tế, khiến chúng phù hợp với các nhà đầu tư bảo thủ tìm kiếm cổ tức ổn định.

Cổ phiếu dược phẩm, phụ thuộc vào mức độ R&D của công ty sẽ mang lại những rủi ro riêng biệt liên quan đến quá trình phê duyệt theo quy định và hết hạn bằng sáng chế, nhưng có thể mang lại lợi nhuận đáng kể nếu có các lần ra mắt sản phẩm thành công. Những đặc điểm riêng biệt của từng lĩnh vực tạo ra những thách thức khác nhau đối với mô hình dựa trên học sâu trong việc dự đoán.

TS Hà Xuân Sơn cho biết mô hình này giải quyết những hạn chế của các phương pháp học sâu truyền thống trong việc nắm bắt các động lực thị trường chứng khoán phức tạp và phi tuyến.

“Mô hình cho thấy độ dự đoán chính xác dài hạn vượt trội và hiệu quả trong việc nắm bắt những biến động đột ngột trên thị trường như các vụ sụp đổ chớp nhoáng. Không chỉ dự đoán giá cổ phiếu, mô hình còn có triển vọng trong việc dự đoán các hệ thống hỗn mang khác, như được chứng minh qua những bài kiểm tra trên các tập dữ liệu Lorenz và Mackey-Glass”, TS Sơn chia sẻ.

Để tạo ra sản phẩm này, nhóm sinh viên phải tự học các ngôn ngữ như Python, SQL, LaTeX, sử dụng các công cụ GitHub, MongoDB, Lightning AI, kéo dữ liệu từ API, và nắm vững kỹ năng tìm kiếm và đọc hiểu nghiên cứu, chủ yếu qua các diễn đàn công nghệ hoặc các hướng dẫn trên YouTube.

Quốc Anh đặt mục tiêu khám phá các ứng dụng tiên tiến trong khoa học dữ liệu, nghiên cứu sâu hơn về tầm quan trọng của dữ liệu chuỗi thời gian và phát triển các mô hình tự động hoá nhằm giải quyết những nhu cầu xã hội đa dạng, từ nhận dạng mẫu đến phát hiện ung thư sớm.

QCG: “Sống” nhờ đâu trong nhiều năm qua?

Kinh doanh đa ngành, doanh thu phần lớn từ bất động sản

Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) bắt đầu hoạt động từ năm 1994, vốn là một doanh nghiệp khai thác chế biến gỗ xuất khẩu, mua bán và xuất khẩu nông lâm sản, cà phê, xuất nhập khẩu phân bón.

Đến năm 2005, công ty lấn sân sang mảng bất động sản, bắt đầu bằng 2 dự án khu căn hộ cao cấp Hoàng Anh 1 và 2 tại TPHCM. Năm 2007, doanh nghiệp này được cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án Thủy điện Ia Grai 1 và 2, Pleikeo, Ayun Trung (Gia Lai) và 4.000ha cao su.

Dựa trên các thế mạnh sẵn có, công ty bắt đầu thành lập các công ty con, góp vốn vào công ty liên kết làm dự án bất động sản. Năm 2007, công ty mở rộng quỹ đất dự án Phước Kiển, Nhà Bè, TPHCM từ 19ha lên 45ha.

2 năm sau đó, công ty đầu tư và xây dựng hàng loạt dự án tại TPHCM, khai hoang trồng mới thêm 1.000ha cao su, mở rộng dự án Phước Kiển lên 93ha. Đồng thời, nhà máy thủy điện Iagrai 1 (Gia Lai) được khởi công, công suất 10,8MW.

Từ đó đến nay, Quốc Cường Gia Lai tập trung vào các mảng kinh doanh như thủy điện, bất động sản, cao su, gỗ. Địa bàn kinh doanh chính tại TPHCM, Gia Lai, Đà Nẵng, Bình Dương, Vũng Tàu.

Dữ liệu trên báo cáo tài chính từ năm 2018 đến 2023 của Quốc Cường Gia Lai cho thấy, doanh thu công ty này tăng trưởng không đều đặn, có sự ngắt quãng. Từ năm 2018 đến 2020, doanh thu tăng qua các năm, đặc biệt năm 2020 ghi nhận kỷ lục, đạt 1.868 tỷ đồng.

Tuy nhiên năm 2021, doanh thu giảm đột ngột xuống 1.050 tỷ đồng, tương ứng giảm 44%. Đến năm 2023, con số này còn 432 tỷ đồng.

Cùng với đó, lợi nhuận của Quốc Cường Gia Lai cũng “mỏng” dần trong 2 năm gần đây. Năm 2023, công ty chỉ còn lãi hơn 3 tỷ đồng, giảm 90% so với năm trước. Lý do công ty giải trình là thị trường bất động sản đối mặt nhiều khó khăn, thủ tục pháp lý các dự án còn chồng chéo nên thủ tục triển khai các dự án không được giải quyết. Lãi suất ngân hàng tăng gây áp lực lớn cho doanh nghiệp và khách hàng.

Mảng bất động sản đem lại nguồn thu chủ yếu cho công ty này trong nhiều năm qua, chiếm phần lớn tỷ trọng doanh thu. Năm 2018, mảng này chiếm 56% cơ cấu nguồn thu của công ty. Năm 2020, tỷ lệ này đạt cao nhất, lên mức 91%. Đến năm 2021, con số còn 82% và giữ mức tương ứng cho năm sau đó. Nhưng đến năm 2023, bất động sản còn chiếm 48%.

Nửa đầu năm nay, Quốc Cường Gia Lai doanh thu hơn 65 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế âm gần 17 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu giảm 69% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận vẫn tiếp tục âm.

Trong đó mảng bất động sản chỉ ghi nhận 8,6 tỷ đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Con số này chiếm 13% tổng cơ cấu doanh thu.

Mảng bất động sản đóng góp trong cơ cấu doanh thu của Quốc Cường Gia Lai qua các năm (Nguồn: BCTC các năm).

Bất động sản của Quốc Cường Gia Lai có gì?

Quốc Cường Gia Lai có nhiều dự án bất động sản đã hoàn thành hoặc đang dang dở. Nhiều năm làm bất động sản và “sống” nhờ nguồn thu từ lĩnh vực này nhưng doanh nghiệp cũng đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn. Đây vừa là tài sản công ty, vừa là “gánh nặng” tài chính cần phải xử lý để không rơi vào trì trệ.

Tại ngày 30/6, công ty có hơn 7.028 tỷ đồng, chiếm 75% tổng tài sản. Số này phần lớn là bất động sản dở dang, hơn 464 tỷ đồng bất động sản hàng hóa.

Báo cáo tài chính quý II không có thuyết minh về số hàng tồn kho này. Tuy nhiên trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, với số tồn kho ghi nhận không quá chênh lệch (7.036 tỷ đồng), tài sản bất động sản của công ty được thuyết minh cụ thể hơn.

Với bất động sản dở dang (gồm các khoản chi phí tiền sử dụng đất, tư vấn thiết kế, xây dựng và chi phí khác), Quốc Cường Gia Lai có các dự án Khu dân cư Phước Kiển (TPHCM), Lavida (TPHCM), Central Premium (TPHCM), Marina Đà Nẵng và một số dự án khác.

Bất động sản hàng hóa (đã xây dựng hoàn thành) gồm Chung cư Quốc Cường Gia Lai II - Lô A (TPHCM), Dự án DeCapella (TPHCM), Chung cư Giai Việt (TPHCM) và một số dự án khác.

Trong đó, Marina Đà Nẵng cũng đang là dự án đáng chú ý với Quốc Cường Gia Lai, khi CEO Nguyễn Quốc Cường đánh giá có dự án pháp lý hoàn chỉnh nhất trong các dự án của công ty. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu năm nay tiếp tục hoàn thành điều chỉnh quy hoạch 1/500 và triển khai thủ tục, kịp bán hàng trong quý IV/2024 hoặc quý I/2025. Trong trường hợp không triển khai được Marina Đà Nẵng, công ty sẽ tiếp tục bán tài sản để thu hồi vốn. Ông Cường dự tính thu về 1.000 tỷ đồng từ dự án này.

Mảng điện góp doanh thu đều đặn nhưng công ty tính bán đi

Ngoài bất động sản, mảng điện cũng đều đặn góp vài trăm tỷ đồng doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp. Trong đó, năm 2023, doanh thu từ bán điện đạt gần 152 tỷ đồng, chiếm 35% cơ cấu.

Riêng 6 tháng đầu năm nay, mảng điện đem lại 37,3 tỷ đồng doanh thu, chiếm 57% tổng doanh thu của Quốc Cường Gia Lai.

Doanh thu từ các nhà máy thủy điện đem lại nguồn tiền ổn định cho Quốc Cường Gia Lai. Tuy nhiên hồi tháng 5, Hội đồng quản trị công ty thông qua nghị quyết chuyển nhượng dự án và các tài sản khác thuộc dự án Nhà máy Thủy điện Ia Grai 2 (Gia Lai) và Nhà máy Thủy điện Ayun Trung (Gia Lai).

Mục đích chuyển nhượng nhằm tái cơ cấu đầu tư, thời gian thực hiện đều trong quý II - III năm nay. Tổng giá trị chuyển nhượng là 615 tỷ đồng.

Trước đó, công ty cũng từng ký hợp đồng chuyển nhượng nhà máy thủy điện Ia Grai 1 trị giá gần 47,7 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Thủy điện Mặt trời. Tuy nhiên ngày 26/2/2024, công ty đã ký văn bản hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng này, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Nói về quyết định bán đi mảng thủy điện, tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2024 diễn ra hôm 30/7, ông Nguyễn Quốc Cường - Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai - xác nhận dự kiến thoái vốn 3 dự án thủy điện để thu xếp nguồn tiền trả khoản nợ 2.882 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan. Số tiền dự thu về khi bán 3 tài sản này khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì mang lại nguồn thu ổn định nên ban điều hành cũng đang cân nhắc phương án thoái vốn dự án bất động sản khác thay vì thủy điện.

Trong trường hợp thu xếp được khoản tiền 2.882 tỷ đồng trên, Quốc Cường Gia Lai sẽ nhận lại về dự án Phước Kiển (Nhà Bè, TPHCM). Công ty dự kiến sẽ tự phát triển dự án này hoặc hợp tác với đối tác xứng tầm. Ông Cường cho biết hiện nay, nhiều đối tác trong và ngoài nước đang ngỏ ý muốn cùng Quốc Cường Gia Lai thực hiện dự án này.

Song song với đó, nhiều đối tác sẵn sàng đàm phán với công ty về phương án triển khai. Tuy nhiên, ông Cường cho rằng để có thể ngồi vào bàn đàm phán, Quốc Cường Gia Lai phải mang dự án về.

1 Likes

“Tôi có 1-2 tỷ đồng nhàn rỗi, có nên đầu tư chứng khoán ?”

Theo chuyên gia Phan Dũng Khánh, trong bối cảnh kinh tế và thị trường hiện tại, việc đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ các nhóm ngành và phân bổ tài sản phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư.

image

Theo ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn đầu tư CTCK Maybank Investment Bank, từ nay đến cuối năm, trong bối cảnh kinh tế và thị trường hiện tại, việc đầu tư cần cân nhắc kỹ lưỡng, tìm hiểu kỹ các nhóm ngành và phân bổ tài sản phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của từng nhà đầu tư.

Đối với thị trường chứng khoán, vị chuyên gia nhận định, xét chung thì dòng tiền khá yếu và VN-Index khó có thể phục hồi về mức đỉnh cũ. Các số liệu kinh tế tốt lên, nhưng các doanh nghiệp nhìn chung còn khó khăn, chỉ trừ một số doanh nghiệp có xuất khẩu là khá hơn. Điều đáng lo là dòng tiền trên thị trường rất yếu, nên thực sự rất khó để kỳ vọng có sự bứt phá trong ngắn hạn. Nếu có kỳ vọng, theo ông sẽ xảy ra nhiều hơn vào năm 2025 hoặc sớm hơn thì cuối năm nay. Tuy nhiên, đầu tư chứng khoán vẫn sẽ mang lại lợi nhuận tốt nếu đầu tư vào đúng nhóm ngành.

Ông Khánh nói, thị trường chứng khoán Mỹ liên tục xác lập đỉnh lịch sử, còn thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn không vượt qua được 1.300 từ đầu năm đến nay. Đỉnh lịch sử mà chúng ta từng đạt được đã cách đây 2 năm. Vì vậy, nếu đánh giá tiềm năng theo chỉ số chung VNIndex thì không nhiều triển vọng. Tuy nhiên, một số ngành trong đó vẫn rất ổn. Ví dụ như cổ phiếu nhóm công nghệ đứng đầu, FPT đã có 30 lần lập đỉnh.

“Một số nhóm ngành mà tôi thấy có thể tăng tốt nửa cuối năm như năng lượng, tập trung vào nhóm năng lượng mới, năng lượng xanh, năng lượng tái tạo. Nhóm tiếp theo là nhóm vận tải, tập trung vào vận tải hàng không, vận tải đường biển. Ngoài ra, nhóm ngành hàng tiêu dùng, đặc biệt tiêu dùng thiết yếu cũng có triển vọng khả quan”, ông dự báo.

image

Ông Phan Dũng Khánh cho rằng vẫn VNIndex khó có sự bứt phá mạnh từ nay đến cuối năm, nhưng một số nhóm ngành vẫn có tiềm năng tốt.

Trong khi đó, các nhóm truyền thống như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản sẽ khó phục hồi về mức đỉnh cũ trong ngắn hạn. “Nhóm cổ phiếu bất động sản thì đã yếu trong 2-3 năm nay. Tôi kỳ vọng nhóm này sẽ tăng trong khoảng giai đoạn cuối năm, hoặc sang năm 2025 chứ không phải hiện tại”, ông nói thêm.

Đối với các kênh truyền thống, gửi tiết kiệm cũng là lựa chọn tốt với nhiều người, cần có trong danh mục. Hiện lãi suất tiết kiệm cũng đang có xu hướng tăng trở lại, thu hẹp chênh lệch với lãi suất cho vay.

Đầu tư bất động sản sẽ phù hợp với nhà đầu tư trung, dài hạn trở lên chứ để lướt sóng lúc này không phù hợp. Đầu tư trung dài hạn sẽ phải giữ sang năm sau, thậm chí là năm sau nữa thì mới ổn.

Đầu tư vàng cũng không hấp dẫn, mặc dù vàng đang liên tục lập đỉnh gần đây và được sự chú ý của thị trường. Trong giai đoạn nửa đầu năm, vàng thế giới đã lập đỉnh liên tục, tiềm năng đã được phản ánh, nên thời gian tới tốc độ tăng có thể chậm lại.

image

“Hơn nữa, giá vàng tại Việt Nam sẽ có độ trễ so với giá vàng thế giới. Vàng trong nước cũng có chênh lệch giá mua và giá bán đáng kể, ví dụ như hiện tại giá vàng SJC là 79-81 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn là 78,5-78,3 triệu đồng/lượng. Do đó, kể cả khi giá tăng thì nhà đầu tư vẫn phải chờ một thời gian cho mức tăng hơn mức chênh lệch đó thì mới có lãi. Chưa kể, tích trữ vàng không thuận tiện, gửi vàng ở ngân hàng còn bị mất phí”, vị chuyên gia không đánh giá cao việc đầu tư vào vàng trong thời gian tới.

Đối với số tiền nhàn rỗi 1-2 tỷ đồng, ông Khánh cho rằng, sẽ không có một công thức chung đầu tư ra sao, mà còn tùy thuộc vào bối cảnh thu nhập cũng như khẩu vị rủi ro của từng người. Ngoài ra, quyết định đầu tư còn phụ thuộc vào khả năng vay tiền, mượn tiền của bạn bè, người thân, ngân hàng.

Nếu bạn đang có cả nguồn thu nhập khác ổn định, có khẩu vị rủi ro cao thì có thể dành 70-80% dành cho chứng khoán, bất động sản, đầu tư an toàn khoảng 20-30%. Nếu bạn không ưa thích rủi ro thì dành phần lớn 70-80% để mua vàng, gửi tiết kiệm.

1 Likes

Một doanh nghiệp sắp “lăn chốt” trả cổ tức lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, số tiền lớn hơn vốn hóa DIC Corp, Đất Xanh, Hoàng Huy cùng loạt ngân hàng

image

Tỷ lệ này cao gấp 3 lần kế hoạch ban đầu đưa ra vào đầu năm 2023 đồng thời đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2024.
Theo thông báo mới nhất từ Tổng Công ty Khí Việt Nam - Công ty Cổ phần (PVGas, mã GAS), ngày 16/9 tới đây, doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt tỷ lệ 60%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận về 6.000 đồng. Tỷ lệ này cao gấp 3 lần KH đưa ra tại ĐHĐCĐ 2023 đồng thời đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Với gần 2,3 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, tổng số tiền doanh nghiệp dự tính trích ra 13.780 tỷ đồng. Đây không chỉ là tỷ lệ cổ tức cao kỷ lục của PVGas mà còn là số tiền cao kỷ lục một doanh nghiệp trên sàn chứng khoán từng chi ra để trả cổ tức cho cổ đông.

Để dễ hình dung quy mô của gần 14.000 tỷ đồng tiền cổ tức sắp chảy vào túi cổ đông GAS, con số này tương đương thậm chí vượt qua vốn hóa thị trường của một số ngân hàng trên sàn như NHTMCP Bắc Á, NHTMCP An Bình hay loạt doanh nghiệp niêm yết khác như Phát triển Bất động sản Phát Đạt, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp), Đất Xanh Group (DXG), Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH), Viettel Construction, Dược Hậu Giang, Chứng khoán SHS, Chứng khoán MBS, Vicostone, Tập đoàn Công nghệ CMC…

photo-1724127550182

Cần nói rằng, hầu hết số tiền (hơn 13.200 tỷ đồng) sẽ chảy về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – công ty mẹ của GAS, hiện đang sở hữu tới 95,76% vốn điều lệ Doanh nghiệp. Thời gian bắt đầu chi trả từ 28/11/2024.

Song song với phương án trả cổ tức khủng, PVGas cũng sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ phát hành là 50:1, tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 50 cổ phiếu sẽ nhận về 1 cổ phiếu thưởng, tương ứng phát hành mới gần 46 triệu cổ phiếu, qua đó tăng vốn điều lệ lên khoảng 23.420 tỷ đồng.

Việc sở hữu núi tiền mặt khổng lồ giúp PVGas có đủ khả năng trả cổ tức cao cho cổ đông. Doanh nghiệp là “vua” tiền mặt trên sàn chứng khoán tại thời điểm cuối quý 2/2024 với 43.900 tỷ (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn), tăng hơn 3.000 tỷ so với thời điểm đầu năm. Đây là lượng tiền mặt lớn nhất PV Gas từng nắm giữ tại ngày cuối quý kể từ khi hoạt động.

Về tình hình kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, PV Gas ghi nhận doanh thu thuần đạt 53.367 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 5.960 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và giảm 10% so với nửa đầu năm ngoái. Với kết quả đạt được, “gã khổng lồ” ngành khí Việt Nam đã thực hiên 75% kế hoạch doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

photo-1724126509119

Trên thị trường, chốt phiên 19/8, thị giá GAS đạt 84.500 đồng/cp, tăng 12% kể từ đầu năm, vốn hóa vượt 195.200 tỷ đồng.

Cổ phiếu bất động sản đua nhau “bốc đầu” tăng trần, điều gì đang diễn ra?

image

Dòng tiền trên nhóm cổ phiếu này cũng vô cùng sôi động, riêng DIG, NVL, DXG, PDR, VHM lọt top cổ phiếu có thanh khoản cao nhất trên toàn thị trường.

Thị trường chứng khoán bứt phá mạnh trong phiên 20/8 với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bất động sản. Hai “ông lớn” VHM, VIC bật tăng xấp xỉ 2%, đóng góp đáng kể cho đà tăng của chỉ số chung.

Tâm điểm là DXG, PDR khi đồng loạt tăng kịch trần, “trắng bên bán” trong khi dư mua giá trần lên đến 1,7 triệu và 4,1 triệu đơn vị. Trong nhóm vốn hóa nhỏ hơn, SGR và HPX cũng “nhuộm sắc tím” với thanh khoản cải thiện đáng kể.

Không kém cạnh, hàng loạt cổ phiếu bất động sản khác như CEO, DIG, NVL, DXS. NDN, KBC, NLG, đều khởi sắc với mức tăng cao từ 2%-8%.

Dòng tiền trên nhóm cổ phiếu này cũng vô cùng sôi động, riêng DIG, NVL, DXG, PDR, VHM lọt top cổ phiếu có thanh khoản cao nhất trên toàn thị trường.

Capture.PNG

Theo nhận định của chuyên gia phân tích ngành bất động sản Chứng khoán VNDirect trong phiên 20/8, dòng tiền trên thị trường trong nửa đầu năm không dành nhiều sự quan tâm đến nhóm cổ phiếu ngành bất động sản nhà ở và các cổ phiếu ngành bất động sản đều có một xu hướng điều chỉnh trong nửa đầu năm như là: NVL, DXG, DIG, CEO, …

Tuy nhiên, cổ phiếu các doanh nghiệp có khả năng duy trì khả năng bán hàng tốt, có câu chuyện như là tái cơ cấu doanh nghiệp thành công và tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ lợi thế đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng của các dự án và hoàn thành đóng tiền sử dụng đất theo khung giá đất cũ của chính phủ để giữ được biên lợi nhuận tốt trong giai đoạn sắp tới như là NLG, KDH, … đều giữ được mặt bằng giá tốt so với VN-Index. Một phần nguyên nhân diễn biến giá của các cổ phiếu ngành BĐS là do KQKD của nhóm BĐS thường chậm vào nửa đầu năm, do đó chưa tạo được đủ hiệu ứng tốt lên tâm lý NĐT.

Trong nửa cuối năm, chuyên gia VNDirect cho rằng tâm lý thị trường được hỗ trợ từ việc KQKD của các DN tăng tốc do đẩy mạnh hoạt động bàn giao nhà cho khách hàng. (Một số doanh nghiệp đã cho biết kế hoạch bàn giao sản phẩm tập trung vào nửa cuối năm nay như Vinhomes (Vinhomes Ocean Park 3, Sky Park, Golden Avenue), Nam Long (Akari, Cần Thơ, Southgate), Khang Điền (The Privia),…)

Dù vậy, cần nhiều thời gian hơn để các chính sách hỗ trợ và việc việc các Luật Bất động sản mới đi vào hiệu lực phát huy ảnh hưởng tích cực lên tâm lý NĐT trên thị trường chứng khoán. Do các luật mới, trước mắt, sẽ có những ảnh hưởng trái chiều lên thị trường BĐS trong ngắn hạn. Trong đó, một số địa phương bắt đầu áp dụng bảng giá đất mới (với rủi ro giá đất tăng cao so với giá đang áp dụng để phù hợp với mặt bằng giá trên thị trường), sẽ tạo thêm áp lực tài chính lên các DN và khiến giá nhà khó hạ nhiệt.

Mặt khác thì các quy định có lợi hơn cho người mua nhà như yêu cầu CĐT không được thu tiền cọc quá 5%, việc mở rộng phạm vi về quyền sở hữu nhà ở với người nước ngoài… sẽ hỗ trợ tâm lý người mua nhà.

Khó kỳ vọng đà tăng mạnh của nhóm BĐS trong nửa cuối năm nay

Nhìn chung, chuyên gia VNDirect cho rằng khó có thể kỳ vọng đà tăng mạnh ở nhóm BĐS trong nửa cuối năm nay, mà xu hướng phục hồi sẽ diễn ra chậm và dần rõ nét khi thị trường chứng kiến tình hình kinh doanh, tài chính của các DN được cải thiện.

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành BĐS sẽ phân hóa, những doanh nghiệp đã chứng minh được trong quá khứ là có năng lực triển khai dự án tốt, dự án đầy đủ pháp lý; bán được hàng trong thời gian qua (thể hiện qua doanh số bán trước – presales); cũng như có tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng đòn bẩy thấp… sẽ là những cơ hội đầu tư tiềm năng trong giai đoạn này.

Theo đánh giá, cổ phiếu KDH, NLG là các doanh nghiệp có triển vọng tăng trưởng tốt trong giai đoạn sắp tới nhờ vào nỗ lực đẩy mạnh hoạt động giải phóng mặt bằng, đóng tiền sử dụng đất tại các dự án lớn ở các vị trí dân cư đông đúc tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố vệ tinh lân cận. Các dự án của của các doanh nghiệp này đều có khả năng bán hàng tốt nhờ vào vị trí đắc địa và sự uy tín trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nhờ vậy sẽ mang lại nguồn thu lớn với biên lợi nhuận tốt cho KDH trong các năm sắp tới với kế hoạch phát triển dự án vững chắc.

Đối với các doanh nghiệp không có sản phẩm mở bán trong thời gian tới sẽ tiếp tục phải đối mặt với thách thức về tài chính cũng như thách thức liên quan tới thủ tục pháp lý để đủ điều kiện mở bán do các quy định của luật ngày càng chặt chẽ. Nhà đầu tư cần đánh giá kỹ các khía cạnh liên quan tới sức khỏe tài chính và khả năng hoàn thiện thủ tục pháp lý của các dự án đang triển khai để có được sự lựa chọn doanh nghiệp bất động sản phù hợp cho quyết định đầu tư của mình.