Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Đi khắp Hà Nội không mua nổi 1 chỉ vàng nhẫn để mừng cưới :flushed:

Tại các cửa hàng như Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Bảo Tín Mạnh Hải,… đều thông báo không bán vàng nhẫn. Tuy nhiên, người mua vẫn bất chấp chờ từ sáng sớm đến tối muộn dù có tiệm yêu cầu phải đặt trước 20 ngày.
Ghi nhận của PV. VietNamNet cho thấy, hai ngày qua, các cửa hàng như Bảo Tín Minh Châu, Bảo Tín Mạnh Hải, PNJ,… luôn trong tình trạng khan hiếm vàng. Các cửa hàng liên tục thông báo tạm ngừng bán vì chưa có hàng.

Trong ngày hôm qua (24/10) các cửa hàng trên “phố vàng” Trần Nhân Tông (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đều thông báo “tạm ngừng bán” vì chưa có vàng. Nhân viên liên tục từ chối và phân luồng giao thông vì người mua tập trung quá đông trước cửa tiệm, chờ mở bán.

Tuy nhiên, sáng nay (25/10), PV hỏi nhân viên các tiệm vàng trên, ở những chi nhánh khác nhau nhưng đều nhận được câu trả lời là “không bán vàng nhẫn”. Tại tiệm vàng Bảo Tín Minh Châu (Cầu Giấy, Hà Nội), người mua đến tập trung từ 7h sáng, nhiều người còn mang theo đồ ăn dự phòng để chờ đợi.

Từ sáng sớm, khách hàng đã ngồi chờ, mua cơm nắm dự phòng để canh thời điểm tiệm mở bán vàng. Ảnh: Tiến Anh
Chia sẻ với PV, ông Hà (Đống Đa, Hà Nội) nói: “Tôi đi mua 2 lượng vàng để trả nợ do năm ngoái xây nhà thiếu tiền nên vay vàng của bạn bè. Tuy nhiên, chờ 2 ngày nay vẫn chưa mua được”.

“Vì vay bằng vàng nên trả cũng phải bằng vàng, giá đang cao quá tôi cũng lo lắm nhưng phải chấp nhận chờ mua bằng được để trả nợ”, ông Hà tâm sự.

Bà Minh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay, một số cửa hàng nhỏ lẻ bên ngoài cũng bán vàng, nhưng phần lớn khách hàng như bà đều thích mua ở các cửa hàng thương hiệu uy tín.

“Tôi có đứa cháu sắp cưới, định mua chỉ vàng để mừng cho nó như đã hứa từ trước. Phải mua vàng có thương hiệu, có giấy tờ đàng hoàng để sau này nó cần muốn bán cũng dễ. Thế mà hai hôm nay ra đây vẫn chưa mua được. Tôi đang nhờ con chạy vòng vòng các tiệm vàng ở phố khác xem thế nào, chứ đám cưới diễn ra đến nơi rồi”, bà Minh kể.

Bên ngoài tiệm vàng xuất hiện một số người đi mua để “ôm vàng”, hễ có ai muốn bán vàng là lập tức tiếp cận, chào mua với giá cao hơn so với giá niêm yết trong tiệm vàng. Giá chênh dao động từ 1-2 triệu đồng/lượng.

Còn tại cửa hàng vàng PNJ ở Cầu Giấy, nhân viên thông báo đã ngừng bán vàng nhẫn tròn trơn gần một tháng qua vì chưa có hàng. Rất nhiều người đến hỏi mua nhưng đều phải quay về.

Tại cửa hàng vàng Bảo Tín Mạnh Hải (Trần Duy Hưng), khi thấy khách đến, nhân viên liền chạy ra thông báo cửa hàng ngừng bán vàng nhẫn tròn trơn. Nếu khách muốn mua phải đặt trước, 20 ngày sau mới được nhận vàng.

Tương tự, nhiều cửa hàng vàng tại Cầu Giấy cũng vắng hoe, nhân viên ngồi chơi điện thoại. Khi PV hỏi muốn mua vàng nhẫn tròn trơn thì được thông báo là hết vàng, cửa hàng chưa nhập về và cũng chưa rõ khi nào có vàng nhẫn để bán.

Ngược lại, trên “chợ mạng” giao dịch vàng lại rất rầm rộ. Người mua, kẻ bán nhộn nhịp, liên tục đăng bài rao mua - bán, trả giá chênh cao so với giá chính thức trên thị trường.

Trong vai người muốn bán 2 lượng vàng, PV đăng bài trên diễn đàn mua bán vàng, chưa đầy 5 phút sau đã có rất nhiều người tiếp cận hỏi mua. Họ sẵn sàng trả giá cao chênh 1-2 triệu đồng/lượng, nếu đồng ý thì ngay lập tức người mua đó sẽ tới tận nhà giao dịch, tiền chuyển khoản.

Còn khi hỏi mua vàng, PV cũng được chào mời nhiệt tình, giá bán từ 90-91 triệu đồng/lượng, muốn mua bao nhiêu cũng có và nhận giao dịch tại nhà. Tuy nhiên, khi thắc mắc về chất lượng vàng thì nhiều người không trả lời.

Giá vàng hôm nay (25/10) trong nước vẫn giữ ở mức cao kỷ lục dù giá vàng thế giới đảo chiều giảm. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 87-88,5 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn trơn 9999 tại Doji có giá 88-89 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trong khi đó, giá vàng miếng SJC vẫn duy trì mức 87-89 triệu đồng/lượng (mua - bán) vài ngày nay.

Công ty mẹ của Ngân hàng Shinhan Việt Nam xin lỗi cổ đông vì giao dịch chứng khoán lỗ tương đương 2.400 tỷ đồng

Ông Jin Ok-dong, Chủ tịch Shinhan Financial Group, gần đây đã gửi lời xin lỗi đến các cổ đông về khoản lỗ tài chính đáng kể tại Shinhan Investment Corp., lên tới 130 tỷ won (tương đương khoảng 2.400 tỷ đồng).

Công ty mẹ của Ngân hàng Shinhan Việt Nam xin lỗi cổ đông vì giao dịch chứng khoán lỗ tương đương 2.400 tỷ đồng- Ảnh 1.

Ông Jin Ok-dong, Chủ tịch Shinhan Financial Group.

Khoản lỗ này xảy ra vào ngày 5/8 trong quá trình giao dịch hợp đồng tương lai KOSPI200 giữa lúc thị trường chứng khoán châu Á lao dốc mạnh. Sự cố này đã được Shinhan Investment Corp. xác nhận vào ngày 11/10 và sau đó báo cáo với Shinhan Financial Group, và thông báo cho các cơ quan tài chính.

Trong email gửi cho các cổ đông vào ngày 17/10, ông Jin cam kết rằng cả hội đồng quản trị và ban quản lý công ty đều đang nỗ lực hết sức để xác minh sự việc chính xác và chuẩn bị các biện pháp đối phó. “Chúng tôi sẽ một lần nữa xem xét và tăng cường kiểm soát nội bộ”, ông Jin nói thêm.

Vào ngày 21/10, ông Jin đã tham dự “Hội nghị bảo vệ người tiêu dùng” được tổ chức tại trụ sở chính của tập đoàn tại Jung-gu, Seoul. Sự kiện có sự tham dự của các CEO của 10 công ty trong tập đoàn, bao gồm các ngân hàng và công ty thẻ, và khoảng 150 nhân viên chịu trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng tài chính.

Hội nghị nhằm mục đích xem xét các thành tựu bảo vệ người tiêu dùng của tập đoàn, thảo luận về các biện pháp cải tiến để tạo sự thuận tiện cho khách hàng và bày tỏ lòng biết ơn đối với những khách hàng đã đề xuất nhiều đề xuất cải tiến khác nhau.

Trong hội nghị, ông Jin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tự phản ánh và cải thiện dựa trên phản hồi của khách hàng.

“Việc tăng cường bảo vệ người tiêu dùng bắt đầu từ tư duy ‘chẩn đoán’ và ‘cải thiện’ bản thân dựa trên tiếng nói của khách hàng”, ông tuyên bố. Ông cũng nhấn mạnh nhu cầu nhân viên phải xác định sự tự mãn của chính mình, ông nói rằng, “Tôi hy vọng tất cả nhân viên sẽ tiếp tục phấn đấu để nhìn lại bản thân và xác định sự tự mãn của chính mình”.

Là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất Hàn Quốc, các hành động và tuyên bố của Shinhan Financial Group có sức nặng đáng kể trong lĩnh vực tài chính. Cách tiếp cận chủ động của tập đoàn đối với việc bảo vệ người tiêu dùng và đánh giá nội bộ nhằm mục đích khôi phục niềm tin giữa các cổ đông và khách hàng.

Bằng cách thúc đẩy văn hóa cải tiến liên tục và trách nhiệm giải trình, Shinhan Financial Group đặt mục tiêu vượt qua những thách thức do các sự cố tài chính gần đây gây ra và củng cố vị thế của mình trên thị trường.

Shinhan Financial Group chính là công ty mẹ của Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc và Ngân hàng TNHH Một Thành Viên Shinhan Việt Nam là ngân hàng trực thuộc. Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc có mặt tại 20 quốc gia với mạng lưới 168 chi nhánh/phòng giao dịch.

Riêng tại khu vực Đông Nam Á, Ngân hàng Shinhan Hàn Quốc đang hoạt động tại các thị trường như sau: Việt Nam, Indonesia, Singapore, Philipines, Myanmar, Campuchia.

Tại thị trường Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2024, Shinhan Bank báo lãi trước thuế 2.534 tỷ đồng, tăng 5,94% so với mức lãi trong cùng kỳ năm trước là gần 2.392 tỷ đồng. Trước đó, kết thúc năm 2023, ngân hàng từng ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 22% so với năm trước lên gần 4.525 tỷ đồng.

Hủy hợp đồng của hàng trăm khách hàng dự án Gem Riverside, Đất Xanh nói gì?

Sau 6 năm ký hợp đồng nguyên tắc về quyền mua căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án Gem Riverside, hơn 300 khách hàng bị chủ đầu tư Đất Xanh đơn phương hủy hợp đồng.

Hủy hợp đồng của hàng trăm khách hàng dự án Gem Riverside, Đất Xanh nói gì? - Ảnh 1.

Đất Xanh đơn phương hủy thỏa thuận với 300 khách hàng mua nhà tại dự án Gem Riverside và có kế hoạch phát triển dự án từ trung cấp lên cao cấp

Thời gian gần đây, hơn 300 khách hàng đã mua căn hộ dự án Gem Riverside (TP Thủ Đức, TP.HCM) phản ánh về việc chủ đầu tư đơn phương hủy hợp đồng nguyên tắc về việc đảm bảo quyền mua căn hộ hình thành trong tương lai tại dự án Gem Riverside sau 6 năm khách hàng đóng tiền cho doanh nghiệp.

Đất Xanh đơn phương hủy thỏa thuận với 300 khách hàng

Trả lời Tuổi Trẻ Online tối 25-10, Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (chủ đầu tư dự án Gem Riverside) xác nhận đã có thông báo chấm dứt hợp đồng nguyên tắc dự án Gem Riverside với tất cả các giao kết trước đây do “không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành”.

Cụ thể, Đất Xanh giải thích đến nay “sản phẩm thuộc dự án vẫn chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023”.

Theo Đất Xanh, trước đây chủ đầu tư đưa sản phẩm vào kinh doanh thông qua hình thức giao kết “hợp đồng nguyên tắc về việc đảm bảo quyền mua căn hộ hình thành trong tương lai” với khách hàng tới thời điểm Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực đã không còn phù hợp, tuân thủ pháp luật hiện hành.

Với hơn 300 khách hàng đã gắn bó với dự án, phía Đất Xanh đưa ra hai phương án để xử lý. Trường hợp khách hàng muốn nhận lại số tiền ủy thác thanh toán trên biên bản thỏa thuận về việc chấm dứt “thỏa thuận tư vấn” sẽ được hoàn trả 100% số tiền ủy thác thanh toán.

Đồng thời, nếu khách hàng ký thanh lý trước ngày 1-11-2024 sẽ nhận thêm lãi suất 15%/năm trên số tiền ủy thác thanh toán tính từ ngày khách hàng ký hợp đồng nguyên tắc đến ngày 31-10-2024.

Nếu khách hàng ký thanh lý từ ngày 1-11-2024 sẽ nhận lãi suất 10%/năm tính từ ngày khách hàng ký hợp đồng nguyên tắc đến ngày chủ đầu tư ra thư thông báo chấm dứt hợp đồng nguyên tắc lần 1.

Còn với phương án 2, nếu khách hàng có nhu cầu tiếp tục mua dự án, hai bên sẽ ký thanh lý hợp đồng nguyên tắc. Đồng thời, khách hàng được nhận thêm voucher chiết khấu 15% trên giá trị sản phẩm khi dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.

Ban đầu làm dự án trung cấp, nay muốn phát triển thành cao cấp

Hủy hợp đồng của hàng trăm khách hàng dự án Gem Riverside, Đất Xanh nói gì? - Ảnh 2.

Khu vực phát triển dự án Gem Riverside (phần khoanh vàng) đến nay vẫn là bãi đất trống - Ảnh: NGỌC HIỂN

Đại diện Đất Xanh cho hay đến hết ngày 25-10, đã có hơn 100 khách hàng đồng ý thanh lý hợp đồng và nhận 100% số tiền đã đóng cộng với lãi suất 15%/năm.

Do thời gian còn dài nên các khách hàng vẫn đang trong thời gian chọn lựa các phương án. Hiện đã có một số khách hàng đồng hành tiếp với dự án và chủ đầu tư giảm 15% trên giá bán mới (khi đủ điều kiện đưa vào kinh doanh) thông qua hình thức voucher chiết khấu 15%.

Theo vị này, 6 năm trước, khi đưa ra thị trường, dự án thuộc phân khúc trung cấp, song đến nay cơ cấu thay đổi để phù hợp với hạ tầng xung quanh theo hướng mô hình cao cấp.

Dự án Gem Riverside nằm trong khu dân cư Nam Rạch Chiếc thuộc phường An Phú (TP Thủ Đức), tiếp giáp với vòng xoay An Phú, nằm gần trục song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; quy mô 12 block cao 32 - 34 tầng với hơn 3.175 căn hộ.

Năm 2018, Đất Xanh đã thông qua một công ty cho phép khách hàng đặt cọc giữ chỗ bằng hợp đồng “thỏa thuận tư vấn bất động sản” với khách hàng (khoảng 250 triệu đồng/căn) nhưng sau đó bị cơ quan chức năng “tuýt còi” nên “đắp chiếu” cho đến nay.

Vào thời điểm đưa ra thị trường, giá căn hộ trung bình 30 triệu đồng/m². Hiện tại, giá các dự án lân cận Gem Riverside đã ở ngưỡng trên dưới 100 triệu đồng/m² nên các đơn vị tài chính dự báo giá bán mới của Gem Riverside tối thiểu 85 triệu đồng.

Trả lời về tiến độ xây dựng, đại diện Đất Xanh cho hay hiện dự án Gem Riverside đã có giấy phép xây dựng và tiếp tục làm các thủ tục pháp lý để đủ điều kiện mở bán. Vị này không trả lời thời điểm đưa các căn hộ vào kinh doanh trở lại vì cho rằng phụ thuộc vào tiến trình xử lý của các cơ quan nhà nước.

Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà ở và thu nhập của người dân còn quá lớn

“Hiện chúng ta không thiếu nhà ở, cung nhiều, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người mua nhà là khó vì giá”, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu.

Vấn đề nào đã chín, đã rõ thì thông qua

Chiều 26/10, phát biểu tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, cử tri và nhân dân rất kỳ vọng vào Kỳ họp thứ 8 để Quốc hội quyết sách những vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của đất nước.

Theo Chủ tịch Quốc hội, tại Kỳ họp này, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Điện lực (sửa đổi) với mong muốn Quốc hội sẽ xem xét, thông qua tại một Kỳ họp.

Chủ tịch Quốc hội: Chênh lệch giữa giá nhà ở và thu nhập của người dân còn quá lớn- Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên thảo luận. Ảnh: Như Ý

Nếu Bộ Công Thương, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đảm bảo đủ điều kiện thì chúng ta sẽ quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực trên tinh thần những vấn đề nào đã chín, đã rõ thì thông qua, vấn đề nào chưa chín, chưa rõ thì để lại, không cầu toàn cũng không nóng vội.

“Chúng ta sửa những nội dung để thực hiện được ngay chứ không phải sửa để tiếp tục nghiên cứu, sửa mà chưa làm được” – ông Trần Thanh Mẫn nêu rõ.

"Quốc hội phải lan tỏa tinh thần của Hội nghị Trung ương 10, Khóa XIII", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Theo Chủ tịch Quốc hội, trong thị trường tài chính, ngân hàng , thời gian tới cần tiếp tục có một số biến động cần phải được theo dõi chặt chẽ, nhất là trong những tháng cuối năm nay và đầu năm sau.

Lưu ý thị trường bất động sản , nhà ở còn nhiều bất cập, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, kết quả giám sát chuyên đề về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội của Quốc hội cho thấy nhiều vấn đề cần khắc phục.

Điển hình như mức chênh lệch giữa giá nhà ở và thu nhập của người dân còn quá lớn, giá nhà ở bình quân bằng 25 lần thu nhập bình quân đầu người của người dân khu vực đô thị.

“Hiện chúng ta không thiếu nhà ở, cung nhiều, nhu cầu cũng có nhưng khả năng thanh toán của người mua nhà là khó vì giá”, lãnh đạo Quốc hội cho hay.

Mặc dù nguồn cung bất động sản dồi dào, nhưng theo Chủ tịch Quốc hội, cơ cấu sản phẩm bất động sản không hợp lý. Tại thời điểm cuối năm 2023, đối với phân khúc căn hộ chung cư thị trường gần như không có dự án căn hộ giá bình dân (dưới 25 triệu/m2). Cùng với đó là các vấn đề về cấp tín dụng cho thị trường bất động sản, phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản, phát triển nhà ở xã hội…

Khẳng định “điểm sáng” là vấn đề xuất khẩu, nhập khẩu, nhưng theo Chủ tịch Quốc hội, cần lưu ý triển vọng kinh tế toàn cầu còn khó khăn, thiếu bền vững, đặc biệt sức mua tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Trung Quốc… lúc tăng, lúc giảm và cũng còn yếu.

Bên cạnh đó, nhiều nước gia tăng các hàng rào kỹ thuật, biện pháp bảo hộ thương mại, điều tra chống bán phá giá. Những vấn đề này sẽ tác động tới cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian tới…

Còn tồn đọng nhiều dự án đất đai

Về giải pháp trong thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh rằng, cần tăng cường điều chỉnh chính sách tài khoá phù hợp, hiệu quả hơn trong năm 2025.

Đồng thời, cần ngăn chặn xu hướng suy giảm của thị trường bất động sản kết hợp với kiểm soát tốt số lượng nhà ở được xây dựng mới. “Đây là vấn đề Bộ Xây dựng, các bộ, ngành, địa phương phải quan tâm, tính toán”, Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Cũng theo ông Trần Thanh Mẫn, vấn đề quan trọng khác là phải quan tâm tới thị trường vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp để vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.

“Ngân hàng có tạo điều kiện thuận lợi hay không? Người dân và doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, làm thủ tục vay vốn có dễ không?”, theo Chủ tịch Quốc hội, đây là vấn đề các đại biểu Quốc hội ở địa phương cũng phải tăng cường giám sát.

Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý đến việc tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đang gặp khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

“Doanh nghiệp tư nhân phát triển góp phần rất lớn cho nền kinh tế chúng ta phát triển. Một số địa phương còn tồn đọng nhiều dự án đất đai. Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở đã có hiệu lực nhưng đến nay nhiều địa phương chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.

Luật có rồi, nghị định có rồi, thông tư có rồi, bây giờ ở địa phương, HĐND phải ban hành những văn bản thuộc thẩm quyền để kịp thời thực hiện, phải hướng dẫn cho nhanh”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Nói thật khách mua bds của nó sau này chắc gì nó đã ra xổ nó xây dc 1/2 nó hết ■■■ tiền dự án đắp chiếu thì còn khồ nữa thằng thìn này nó bựa lắm

Ôm núi tiền gửi ngân hàng, một doanh nghiệp ung dung thu lời “khủng” gần 20 tỷ mỗi ngày

Chỉ sau 9 tháng, doanh nghiệp này đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.

Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được thành lập từ những năm 70 của thế kỷ XX với 2 sản phẩm chính là Đường RS và Cồn.

Năm 2005, doanh nghiệp này được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đến nay, sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp này đã trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất đường lớn nhất Việt Nam.

Đường Quảng Ngãi là công ty mẹ của Vinasoy (thương hiệu Fami) và sở hữu nhiều nhà máy đa ngành như bia Dung Quất, bánh kẹo Biscafun, nước khoáng Thạch Bích và các nhà máy sản xuất đường lớn.

Theo báo cáo tài chính quý 3/2024, Đường Quảng Ngãi ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực. Theo đó, doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần 2.727 tỷ đồng, lợi nhuận gộp 912 tỷ, lần lượt tăng 10,5% và 6% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu và chi phí tài chính đều giảm 31% và 30%, còn 60 tỷ và 20 tỷ đồng. Công ty báo lãi trước thuế 587 tỷ đồng, tăng 4% so với quý 3/2023. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này thu về 531 tỷ đồng, tăng nhẹ 25 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng năm 2024, doanh thu thuần của chủ thương hiệu sữa đậu nành Fami đạt 8.069 tỷ đồng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong cơ cấu doanh thu của Đường Quảng Ngãi ghi nhận, mảng đường và sữa đậu nành đều chiếm khoảng 33% tổng doanh thu.

Công ty báo lãi sau thuế gần 1.755 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, trung bình mỗi ngày, doanh nghiệp này ghi nhận lãi 6,5 tỷ đồng.

Năm 2023 vừa qua là năm hoàng kim của QNS khi doanh thu thuần gần 10.023 tỷ đồng và lãi ròng 2.190 tỷ đồng. Năm nay, Đường Quảng Ngãi đặt mục tiêu kinh doanh đi lùi so với năm 2023, với tổng doanh thu 9.000 đồng và lãi sau thuế 1.341 tỷ đồng, giảm mạnh so với nền cao kỷ lục của năm 2023. Như vậy, sau 9 tháng, doanh nghiệp này đã hoàn thành 90% mục tiêu doanh thu và 131% mục tiêu lợi nhuận năm.

Tại thời điểm cuối quý 3/2024, tổng tài sản của Đường Quảng Ngãi đạt hơn 13.000 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là tiền gửi ngân hàng với 7.064 tỷ đồng, tương đương 54% tổng tài sản, tăng 15% so với đầu năm. Đây chủ yếu là khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn từ 6 tháng đến không qua một năm.

Với số tiền khổng lồ này, công ty ghi nhận lãi tiền gửi gần 175 tỷ đồng trong 9 tháng, tương đương lãi gần 650 triệu đồng mỗi ngày. Dù gia tăng tiền gửi ngân hàng, nhưng tổng doanh thu tài chính trong kỳ vẫn giảm 64 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn 192 tỷ đồng - chủ yếu do giảm thu lãi tiền gửi.

Trong năm nay, Đường Quảng Ngãi sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư. Công ty cũng công bố kế hoạch đầu tư tổng cộng 2.000 tỷ đồng để nâng công suất hệ thống chế biến đường từ mía tại Nhà máy An Khê (Gia Lai) lên 25.000 tấn/năm và Nhà máy điện sinh khối An Khê lên mức 135 MW. Đường Quảng Ngãi đang trong quá trình nghiên cứu để xây dựng dự án sản xuất Ethanol từ mật rỉ - phụ phẩm từ quá trình sản xuất đường với tổng vốn đầu tư 1.500 - 2.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Đường Quảng Ngãi đang trong quá trình đẩy mạnh mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 3.000 ha/năm, dự kiến đạt 40.000 ha vào niên vụ 2027/2028.

Về cổ tức, năm 2023 khi đạt mức lợi nhuận cao kỷ lục, Đường Quảng Ngãi đã chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ lên đến 40%. Theo kế hoạch năm 2024, công ty dự kiến chia tỷ lệ cổ tức ở mức 15% hoặc cao hơn, chi trả bằng tiền mặt. Vào tháng 9 vừa qua, công ty đã tạm ứng đợt cổ tức đầu tiên với tỷ lệ 10%.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu QNS kết phiên cuối tuần tại 48.600 đồng, giảm 0,41% so với tham chiếu. So với đầu năm, giá cổ phiếu này đã tăng 7% so với vùng giá 45.500 đồng hồi đầu năm.

VN-Index hồi phục, cổ phiếu thép đồng loạt nổi sóng sau quyết định của Bộ Công Thương

VN-Index phục hồi sau nhịp điều chỉnh của tuần trước, nhiều cổ phiếu tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh khả quan.

9h30: VN-Index tăng hơn 1 điểm lên mốc 1.253. Sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường với 225 mã tăng và 136 mã giảm.

Nhóm thép ghi nhận sự đồng thuận khi nhiều cổ phiếu bật tăng mạnh như SMC tăng trần, DTL (+6,5%), GDA (+2,5%), HSG (+1,5%), HPG (+1,1%), NKG (+1,5%). Đà tăng này diễn ra sau quyết định áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng, được sơn xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Ở nhóm viễn thông ghi nhận mức tăng mạnh của YEG với 3,6% sau khi công bố kết quả kinh doanh đột biến trong quý III/2024. Doanh thu thuần của công ty đạt hơn 345 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ. Trừ đi chi phí và thuế, công ty mang về 34,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp 10,7 lần so với cùng kỳ.

Tại nhóm bất động sản ghi nhận sự phân hóa rõ nét. Trong đó, NVL bật tăng 1,5% sau khi Bộ Tài chính xem xét về kiến nghị của Novaland tái cấu trúc nợ trái phiếu, kéo dài thời hạn thêm 4 năm. Ngoài ra, HPX cũng tăng hết biên độ sau khi ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 tăng 177%, dòng tiền kinh doanh dương gần 1.000 tỷ đồng. Ngược lại, VHM, PDR, DIG đang gặp áp lực điều chỉnh.

Công ty con của Vinhomes đầu tư dự án Khu đô thị sân golf 6.600 tỷ đồng tại Bắc Giang

CTCP Đầu tư Xây dựng Thái Sơn (Công ty con của Vinhomes) vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án Khu đô thị mới sân golf núi Nham Biền tại xã Đồng Sơn, TP Bắc Giang và xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, Bắc Giang

image

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án Khu đô thị mới sân golf núi Nham Biền được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật trên khu đất có diện tích khoảng 134,01ha/601,63ha thuộc đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị sân Golf núi Nham Biền.

Dự án có vị trí tại xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang và xã Tân Liễu, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/500) được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 27/3/2022.

Phạm vi ranh giới của dự án: Phía Bắc tiếp giáp phần đất canh tác xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang; Phía Tây tiếp giáp tuyến đường quốc lộ QL17, đoạn qua địa phận huyện Yên Dũng; Phía Đông và phía Nam tiếp giáp dãy núi Nham Biền và xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng.

Công trình nhà ở bao gồm: 979 căn nhà ở thấp tầng xây thô, hoàn thiện mặt tiền với quy mô dự kiến tổng diện tích đất khoảng 88.810 m2, chiều cao xây dựng 05 tầng; Nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 42.600 m2, với quy mô cao 6 tầng (căn hộ ở), tổng diện tích xây dựng nhà ở khoảng 16.424 m2.

Bên cạnh đó, còn có khu vực phát triển du lịch thể thao - sân golf, diện tích 803.789,90 m2; Sân golf 18 hố…

Về tính chất, đây sẽ là khu đô thị kết hợp sân golf với quy mô dân số 5.800 người. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 6.600 tỷ đồng. Trong cơ cấu sử dụng đất, dự án bố trí 45,8 ha phát triển các công trình đô thị và hơn 88 ha phát triển du lịch thể thao - sân golf.

Về tiến độ thực hiện dự án, dự kiến hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng; hoàn thành xây dựng công trình 72 tháng kể từ ngày chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án.

Trong đó, thời gian hoàn thành các thủ tục về đất đai, xây dựng và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật bàn giao đưa vào sử dụng 36 tháng kể từ ngày lựa chọn được nhà đầu tư thực hiện dự án hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhà đầu tư.

Thời gian xây dựng thô, hoàn thiện các căn nhà ở, xây dựng nhà ở xã hội, công trình thương mại – dịch vụ và các công trình giáo dục là 36 tháng.

Thời gian xây dựng sân Golf trong thời hạn không quá 36 tháng kể từ ngày được quyết định cho thuê đất

Đưa dự án vào khai thác, kinh doanh từ tháng thứ 73 đến hết thời hạn thực hiện dự án.

Nhật Anh

Nhịp sống thị trường

Cho khách yêu cầu hoàn tiền mà không cần phải trả lại hàng: Thực trạng ‘cạnh tranh ác ý’ đáng sợ trên thị trường TMĐT Trung Quốc

image

Đầu tháng này, khi Eleven nhận được một món hàng đã đặt mua từ Taobao, cô thấy một ghi chú đính kèm trên gói hàng: “Nếu bạn kích hoạt hoàn tiền không trả lại mà không có sự chấp thuận của người bán, bạn sẽ bị kiện ngay lập tức và phải bồi thường khoảng 2.000 nhân dân tệ (280 USD)”.

Lúc đầu, Eleven khá sốc vì cô chưa bao giờ đích thân yêu cầu hoàn tiền không trả lại. Nhưng sau đó cô gái bắt đầu mỉm cười.

Các nền tảng bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc đang thấy khó có thể cười khi họ phải vật lộn với hậu quả của việc hoàn tiền không trả lại, một chính sách do Pinduoduo tiên phong cho phép người mua hàng yêu cầu hoàn lại tiền cho các giao dịch mua của họ mà không phải trả lại các mặt hàng đã đặt mua.

Chính sách này đã gây ra phản ứng dữ dội từ các thương gia và sự giám sát của các cơ quan chức năng, kêu gọi các công ty kiềm chế “cạnh tranh ác ý”. Trong khi đó, bất kỳ lợi ích nào cho các nền tảng, dù trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ là không đáng kể.

Hiện nay, một số nhà bán lẻ trực tuyến đang thắt chặt các điều khoản và điều kiện khi cuộc đấu tranh lâu dài nhằm cân bằng giữa sự hài lòng của khách hàng với lợi nhuận và bảo vệ người bán vẫn đang tiếp diễn.

Ví dụ, tuần trước Taobao đã thông báo rằng họ đã chặn được hơn 400.000 giao dịch hoàn tiền “vô lý” mỗi ngày kể từ khi sửa đổi chính sách vào tháng 8, đồng thời cho biết họ đã bồi thường hơn 300 triệu nhân dân tệ cho các thương gia đã kháng cáo thành công sau khi người mua nhận được khoản hoàn tiền không trả lại.

Các quy tắc mới cung cấp cho các thương gia có xếp hạng đánh giá cửa hàng cao nhiều không gian hơn để thương lượng với người mua và nền tảng này cũng đang sử dụng một mô hình để xác định “người tiêu dùng bất thường”, chẳng hạn như những người bị nghi ngờ trả lại quá nhiều và yêu cầu chỉ hoàn lại tiền, để khiến họ khó nhận được “đồ miễn phí”.

Đáng nói, chính sách chỉ hoàn lại tiền không chỉ có ở Trung Quốc. Ví dụ, người mua sắm trên Amazon từ lâu đã có thể được hoàn lại tiền mà không phải trả lại hàng đối với một số đơn hàng nhất định, chủ yếu là đối với các mặt hàng có giá trị thấp khiến chi phí gửi lại đồ còn cao hơn cả giá trị đơn hàng. Trang web mỹ phẩm Glossier của Mỹ và chi nhánh bán lẻ trực tuyến Target cũng cung cấp dịch vụ hoàn tiền không trả lại theo từng trường hợp cụ thể.

Nhưng tại nền kinh tế lớn nhất châu Á, nơi cạnh tranh thương mại điện tử đặc biệt khốc liệt, các chính sách như vậy đã được đưa đến mức cực đoan. Pinduoduo, công ty mẹ chung với ứng dụng mua sắm giá hời Temu, đã tung ra phiên bản giới hạn của chính sách chỉ hoàn tiền vào năm 2021.

Nền tảng này đã tạo dựng được danh tiếng về hàng hóa giá rẻ - theo cả hai nghĩa của từ này - và muốn người tiêu dùng mua sắm một cách tự tin. Họ đã sớm đưa phương pháp “người mua là trên hết” của mình tiến thêm một bước nữa bằng cách hoàn lại toàn bộ tiền cho nhiều đơn hàng hơn, chỉ kèm theo một vài điều kiện.

Cho khách yêu cầu hoàn tiền mà không cần phải trả lại hàng: Thực trạng 'cạnh tranh ác ý' đáng sợ trên thị trường TMĐT Trung Quốc- Ảnh 1.

Nền tảng này thậm chí còn theo dõi các cuộc trò chuyện theo thời gian thực giữa người mua và người bán và can thiệp bằng cách hoàn lại tiền ngay lập tức mà không cần trả lại nếu họ cho rằng người bán “không phản hồi một cách lịch sự”.

Khi Pinduoduo bắt đầu tích cực thu hút người mua từ các đối thủ lâu đời hơn, nhiều người khác cũng nhanh chóng làm theo với các chính sách tương tự. Douyin, Taobao, JD.com và Kuaishou đều đã đưa ra các chính sách chỉ hoàn tiền trong năm qua.

Hiệu quả của các chính sách này trong việc cải thiện mức độ chất lượng và nâng cao lòng tin của khách hàng vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

“Một số thương gia thực sự có vấn đề về chất lượng sản phẩm hoặc mô tả sản phẩm không khớp”, Cao Lei, giám đốc trung tâm nghiên cứu thương mại điện tử tại 100 EC nói với Nikkei. “Trong những trường hợp như vậy, chính sách chỉ hoàn tiền sẽ buộc các thương gia phải nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng”. Tuy nhiên, người bán cho biết các điều khoản có thể quá hào phóng với người mua và cáo buộc các nền tảng giành được người mua bằng cái giá phải trả của người bán.

Một thương gia ở tỉnh Chiết Giang, người bán hộp mẫu trang điểm trên cả Taobao và Pinduoduo, nói với Nikkei rằng cô ấy nhận được nhiều yêu cầu hoàn tiền không trả lại hơn trên cửa hàng Pinduoduo của mình - tương đương với khoảng 5% tổng doanh số của cô ấy vào năm ngoái mặc dù cô ấy cung cấp chính xác cùng một sản phẩm trên cả hai nền tảng.
“Một số người mua sẽ yêu cầu hoàn lại tiền mà không trả lại, với lý do ‘chất lượng kém’ và nền tảng sẽ hoàn lại tiền ngay lập tức cho họ. Tôi đã cố gắng kháng cáo, nhưng mỗi lần kháng cáo sẽ mất bảy đến 10 ngày và hầu hết đều kết thúc trong thất bại”, cô nói.

Trong một cuộc khảo sát của 100 EC với hơn 2.000 người bán trên các nền tảng bao gồm Taobao, Tmall, JD.com, Pinduoduo, Vipshop, Douyin, Kuaishou và Xiaohongshu, 8% cho biết khoảng 80% tổng số đơn hàng của họ phải được hoàn lại tiền mà không được trả lại trong năm qua, trong khi chỉ có 1% cho biết họ không gặp phải bất kỳ yêu cầu hoàn lại tiền không trả lại nào.

Trong một báo cáo, 100 EC cho biết rằng tỷ lệ hoàn lại tiền không trả lại cao làm giảm lợi nhuận. Trong số các doanh nghiệp đang chịu tổn thất nghiêm trọng, khoảng 21% báo cáo tỷ lệ hoàn lại tiền không trả lại là 80%.

“Quan sát của chúng tôi cho thấy việc hoàn tiền không trả lại đối với các nhà bán lẻ điện tử khá rõ ràng trong nửa đầu năm nay và đạt đỉnh vào tháng 7. Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 8, sau khi có khiếu nại từ các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý của chính phủ, nhiều nền tảng đã có sự điều chỉnh”, Cao cho biết.

Mặc dù một số người có thể cho rằng tỷ lệ hoàn tiền cao chỉ đơn giản là cho thấy chất lượng kém, nhưng cũng có những dấu hiệu đáng lo ngại về việc lạm dụng chính sách này một cách cố ý và rộng rãi. Ví dụ, các nhóm xuất hiện trên mạng xã hội đề nghị dạy mọi người cách gian lận hệ thống. Với mức phí từ 4 đến 40 USD, các nhóm này cung cấp các mẹo như cách nộp đơn khiếu nại với người bán và cách phản ứng với các cuộc gọi kiểm tra của dịch vụ đường dây nóng.

Trong ngành, cảm giác cấp bách về vấn đề này đang gia tăng. Một giám đốc điều hành cấp cao tại Alibaba cho biết trong sự kiện mua sắm Ngày độc thân của công ty vào tháng này rằng chính sách chỉ hoàn tiền đang tạo ra “sự hoảng loạn và gánh nặng đáng kể cho các thương gia”, đặc biệt là những người bán sản phẩm giá rẻ.

Theo một cuộc khảo sát trực tuyến do hãng truyền thông Yicai có trụ sở tại Thượng Hải thực hiện trong tháng này, 72,64% trong tổng số các yêu cầu hoàn tiền không trả lại đã xảy ra trên Pinduoduo, tiếp theo là 38,68% trên Taobao và 11,32% trên JD.com.

Một số người bán đang thực hiện hành động pháp lý. Từ năm 2021 đến tháng 7/2024, tòa án Trung Quốc đã giải quyết khoảng 500 tranh chấp về hoàn tiền không trả lại, đạt đỉnh là 249 vào năm ngoái.

Trong khi đó, quy định tạm thời mới của Trung Quốc về chống cạnh tranh không lành mạnh trên Internet, quy định rằng các nền tảng không được áp đặt các hạn chế vô lý đối với giao dịch và giá cả của người bán, đã có hiệu lực vào ngày 1/9.

Ngay sau đó, Pinduoduo đã gửi một lá thư cho những người bán của mình nêu bật các chiến lược chính để nâng cao hiệu quả của các kháng cáo sau bán hàng. Những rắc rối trong nước không làm nản lòng các nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc xuất khẩu chính sách chỉ hoàn tiền ra nước ngoài, mặc dù một số người mua cho biết họ không thoải mái với thông điệp cơ bản mà chính sách này gửi đi.

Một phụ nữ sống tại Seoul, yêu cầu không nêu tên, đã đặt mua một bộ đồ liền quần từ một nền tảng thương mại điện tử Trung Quốc vào cuối tháng 8, nhưng thấy chất liệu không đáp ứng được kỳ vọng của mình. Cô đã liên hệ với nền tảng để có thể trả lại và được thông báo rằng cô có thể giữ lại sản phẩm và vẫn được hoàn lại toàn bộ tiền.

“Chính sách chỉ hoàn tiền khiến tôi hơi khó chịu, cảm giác như họ đang sản xuất hàng loạt các mặt hàng giá rẻ mà không quan tâm đến sở thích của người mua sắm, tập trung nhiều hơn vào số lượng hơn là chất lượng”, cô gái này nói và nói thêm rằng vì chất liệu của bộ đồ liền quần quá rẻ để tặng nên cô đã vứt nó đi.

“Mặc dù với tư cách là người mua sắm, tôi thấy thuận tiện vì không phải đóng gói lại và trả lại sản phẩm, nhưng tôi cảm thấy tội lỗi về tác động đến môi trường. Tôi sẽ cảm thấy tốt hơn nếu sản phẩm có thể được bán lại thông qua nền tảng này”, cô nói.

Quay trở lại Trung Quốc, cũng có cuộc tranh luận về chính sách này. Eleven đã đăng một hình ảnh trên mạng xã hội về bức thư cô nhận được, gây ra cuộc tranh luận sôi nổi về ưu và nhược điểm của việc hoàn tiền không trả lại.

“Thật sự rất khó để đạt được sự đồng thuận”, cô nói với Nikkei. “Là một người tiêu dùng, tôi rất buồn khi thấy cảnh báo. Nếu không có vấn đề gì về chất lượng, tôi sẽ không trả lại hàng. Nhưng trong bối cảnh hiện tại, tôi cũng hiểu được sự thất vọng của người bán”.

Theo: Nikkei

Hàng nhập qua Shopee, Lazada, TikTok trên 800 tỉ đồng mỗi ngày, cần đánh thuế VAT

Đại biểu Quốc hội cho rằng hàng nhập nhập qua thương mại điện tử ngày càng tăng, nếu không thu thuế sẽ thất thu ngân sách

Ngày 29-10, thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) đồng tình với việc không quy định miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử có giá trị nhỏ.

Hàng nhập qua Shopee, Lazada, TikTok trên 800 tỉ đồng mỗi ngày, cần đánh thuế VAT- Ảnh 1.

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu

Theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, với sự phát triển của thương mại điện tử, hàng hóa có giá trị nhập khẩu có giá trị nhỏ có khối lượng ngày càng lớn. Số liệu thống kê vào thời điểm tháng 3-2023, ông Hiếu cho biết mỗi ngày có từ 4 - 5 triệu đơn hàng nhập về Việt Nam qua sàn thương mại điện tử. Giá trị mỗi đơn hàng bình quân khoảng 200 ngàn đồng, tổng giá trị nhập khẩu đối với các hàng hóa giá trị nhỏ này mỗi ngày lên tới trên 800 tỉ đồng.

Ông Hoàng Minh Hiếu nhấn mạnh con số này không ngừng tăng lên khi Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử nhanh. Nếu xét về từng đơn hàng thì giá trị nhỏ, nhưng theo ông Hiếu, xét về tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu thì không hề nhỏ.

Do đó, nếu tiếp tục miễn thuế đối với loại hàng hóa này sẽ dẫn đến việc không thu được một lượng thuế khá lớn. Cùng với đó, ông lo ngại có tình trạng “xé nhỏ” giá trị đơn hàng để tránh thuế.

Vị đại biểu đoàn Nghệ An cũng đặt vấn đề khi miễn thuế hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất và ngành bán lẻ trong nước do hàng hóa nhập khẩu được hưởng nhiều lợi thế.

Lợi thế trước hết là giá rẻ hơn so với hàng hóa trong nước khi họ không phải chịu thuế khi nhập khẩu. Đồng thời, do không phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, nên việc thực hiện thủ tục hải quan đối với loại hàng hóa này cũng nhanh hơn, có tính cạnh tranh cao hơn.

Ông Hoàng Minh Hiếu cũng nêu thời gian gần đây, có một số sàn thương mại điện tử nước ngoài bán hàng với giá rất rẻ, rất cạnh tranh. “Nếu không có các giải pháp kịp thời, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành sản xuất trong nước”- đại biểu Hiếu lo ngại.
Về kinh nghiệm quốc tế, đại biểu Hoàng Minh Hiếu cho biết nhiều nước trên thế giới cũng đã bỏ quy định miễn thuế đối với hàng hóa có giá trị nhỏ được nhập khẩu qua các sàn thương mại điện tử.

Theo đó, Liên minh châu Âu từng áp dụng chính sách miễn thuế đối với hàng có giá trị dưới 150 euro, nhưng đã bãi bỏ từ 1-7-2021 với lý do chống thất thu thuế và đảm bảo công bằng trong kinh doanh. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng đã có những bước đi tương tự.

Từ những yếu tố nêu trên, đại biểu Hoàng Minh Hiếu đề nghị không miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ. Theo ông Hiếu, Luật hiện hành và dự thảo Luật không quy định về vấn đề này nhưng việc miễn thuế đang được thực hiện theo Quyết định số 78 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.

“Đây là điểm chưa phù hợp với chính sách do luật định, đề nghị cần quy định rõ trong Nghị quyết chung của kỳ họp Quốc hội này về việc cần sớm chấm dứt hiệu lực của Quyết định này”- ông Hiếu nhấn mạnh.

Hoạt động của các sàn thương mại điện tử là vấn đề được các đại biểu Quốc hội rất quan tâm tại kỳ họp này, trong bối cảnh xuất hiện một số sàn như Temu, Shein ồ ạt bán hàng giá rẻ vào Việt Nam. Trong đó sàn Temu mới xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian ngắn đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, miễn phí vận chuyển để thu hút người tiêu dùng.

Ở Việt Nam hiện nay, người tiêu dùng đã rất quen thuộc với các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, TikTok Shop… Với giá cả cạnh tranh, thuận tiện trong việc mua và giao hàng nhanh, thương mại điện tử đang dần trở thành kênh mua sắm quen thuộc của người dân.

Song thương mại điện tử cũng đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý chất lượng hàng hoá, quản lý thuế, bảo vệ người tiêu dùng và bảo đảm công bằng trong kinh doanh. Với “cơn lốc” hàng giá rẻ, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cũng đặt ra lo ngại cho các ngành sản xuất trong nước.

“Họ tạo ra những kho khổng lồ ngay sát biên giới, có thể thần tốc đưa hàng vào sâu trong nội địa để chiếm lĩnh thị trường. Khi nguồn cung hàng dồi dào, lại đảm bảo được cả phần hậu cần, chắc chắn họ sẽ đánh bại các sàn khác, vì họ nhanh hơn, nhiều hơn và rẻ hơn. Điều này tạo ra mối lo đối với các doanh nghiệp, sàn thương mại điện tử trong nước”- ông nhìn nhận và nêu thêm, Temu sử dụng biện pháp cạnh tranh cực kỳ quyết liệt, thậm chí có phần tiêu cực, khi dùng biện pháp giảm giá mạnh và tập trung vào mặt hàng giá rẻ, thông dụng.

‘Bảo vật quốc gia’ được trả giá 5.000 tỷ yên mà Nhật Bản không muốn bán: Phần lớn sản phẩm được sản xuất độc quyền, phía cung ứng phải đổi công thức mỗi năm

Theo Minh Chiến - Văn Duẩn

Người lao động

Quỹ đầu tư 830 tỷ USD muốn triển khai các dự án tại Việt Nam ‘nhanh nhất có thể’

Sáng 29/10, tại Abu Dhabi, trong chương trình thăm chính thức UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sheikh Hamed Bin Zayed Al Nahyan, Giám đốc Quỹ Đầu tư quốc gia Abu Dhabi (ADIA).

ADIA (1976) là cơ quan đại diện cho Chính phủ Abu Dhabi, UAE trong việc quản lý các quỹ đầu tư của Abu Dhabi. ADIA đang quản lý tài sản khoảng 830 tỷ USD, là quỹ đầu tư lớn thứ tư trên thế giới.

Tại Việt Nam, ADIA đã đầu tư vào Công ty cổ phần The CrownX (TCX) thông qua Công ty Platinum Orchid (thuộc sở hữu của ADIA), cùng với TPG (Quỹ đầu tư được thành lập tại San Francisco, Hoa Kỳ, quản lý và đầu tư khối tài sản trị giá 108 tỷ USD) và SeaTown Holdings International (Quỹ đầu tư có trụ sở tại Singapore) để mua lại cổ phần (khoảng 19%) của Masan tại đây.

Tại cuộc gặp, Giám đốc ADIA giới thiệu về Quỹ, trình bày kế hoạch của ADIA trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư, mở rộng quan hệ với phía Việt Nam; khẳng định chiến lược của ADIA là đầu tư với cam kết dài hạn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết trong chuyến thăm lần này, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện và ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA); hai bên cần tận dụng tối đa “thời gian và trí tuệ” để triển khai ngay các công việc cụ thể, mang lại lợi ích cho hai đất nước, hai dân tộc.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững, lâu dài - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với vị thế và vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam và UAE có vai trò quan trọng tại khu vực ASEAN và vùng Vịnh (GCC). Việt Nam là quốc gia đang phát triển, dân số đông, có nhu cầu lớn trong thu hút đầu tư từ các quốc gia, trong đó có UAE.

Đánh giá cao hiệu quả các hoạt động của ADIA, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đầu tư của Abu Dhabi nói riêng và của UAE nói chung, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã ban hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài, ADIA có thể tham khảo, nghiên cứu danh mục dự án nêu trên, để xem xét, đầu tư tại Việt Nam vào các dự án trọng điểm quốc gia.

Cụ thể hơn, Thủ tướng cho biết Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số; đang xây dựng các cảng biển lớn, sân bay Long Thành với vai trò trung chuyển quốc tế; chuẩn bị đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam với tổng vốn khoảng 67 tỷ USD, cùng nhiều dự án đường sắt khác có nguồn vốn lên tới hàng tỷ USD; xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng khai thác các không gian phát triển mới.

Thủ tướng đề nghị ADIA hợp tác, hỗ trợ Việt Nam xây dựng quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo…; hợp tác xây dựng, phát triển các trung tâm tài chính tại TPHCM và Đà Nẵng, các khu thương mại tự do, các trung tâm trung chuyển hàng hóa như trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu tại Việt Nam; phát triển du lịch, giao lưu con người.

Bên cạnh đó, ADIA có thể hợp tác với các Tổng công ty Lương thực của Việt Nam để góp phần bảo đảm an ninh lương thực cho UAE.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam cam kết bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả, ổn định, bền vững, lâu dài.

Ông Sheikh Hamed Bin Zayed Al Nahyan nhất trí cao và cho biết ADIA sẵn sàng triển khai các ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong thực hiện các dự án hợp tác, đầu tư tại Việt Nam, nhất là những lĩnh vực mà Thủ tướng đề cập, đây cũng là những lĩnh vực hàng đầu của ADIA với nhiều kinh nghiệm. ADIA cũng sẵn sàng đưa ra các khuyến nghị, giúp đỡ phía Việt Nam xây dựng, phát triển các quỹ đầu tư. Ông cho biết sẽ nhanh chóng cử đoàn công tác tới Việt Nam để sớm biến các ý tưởng hợp tác này thành hiện thực nhanh nhất có thể.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối để hỗ trợ, cung cấp thông tin cho ADIA; hai Đại sứ quán kết nối thông tin giữa hai bên; Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và các tổng công ty lương thực trao đổi cụ thể về các dự án tiềm năng mà hai bên có thể triển khai hợp tác trong thời gian tới.

Nhật Quang

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: ‘Thổi’ giá BĐS là do làm trái quy luật bình thường

Trong phần phát biểu kết luận phiên thảo luận chiều 28/10 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thẳng thắn nhìn nhận các vấn đề còn tồn tại, yếu kém trong quản lý liên quan đến nhà ở, đất đai, trong đó có thực trạng “thổi” giá bất động sản.

“Quản lý về thị trường bất động sản nói chung và nhà ở xã hội đang có sự mất cân đối về các sản phẩm cung-cầu” , Phó Thủ tướng đặt vấn đề. Cụ thể, có nhiều nơi số lượng nhà ở xã hội hiện nay còn quá thấp, cũng có nơi đã xây dựng nhưng lại để không. Nhà ở chung cư, nhà ở tái định cư cũng có những nơi đang để lãng phí, không sử dụng, ngay cả ở TP.HCM và Hà Nội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: 'Thổi' giá BĐS là do làm trái quy luật bình thường- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại phiên họp Quốc hội chiều 28/10.

Nói về vấn đề giá nhà đất cao quá mức bình thường, hiện tượng đấu giá cao rồi bỏ cọc… Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này là chúng ta đã làm trái các quy luật bình thường và cơ quan quản lý chưa quản lý được.

" Cầu thì cao, hàng nghìn người đứng ra đấu giá xếp hàng cả ngày cả đêm nhưng chỉ đưa ra vài trăm, trong khi chúng ta đang có hàng nghìn thửa đất. Như vậy vô hình trung làm cho thị trường méo mó, tức là giữa cung và cầu không công khai, minh bạch. Người dân lo chỉ có chừng ấy thôi và mấy nghìn người có nhu cầu nhà ở", Phó Thủ tướng phân tích.

Vấn đề tiếp theo được nhắc đến là việc đưa ra đấu giá loại đất “chia lô, bán nền”. Theo Phó Thủ tướng, nếu chúng ta không đưa vào quy hoạch chi tiết, không xây dựng hạ tầng đồng bộ mà chúng ta chỉ chia lô, bán nền thì đây chính là nơi để người dân đưa tiền vào đầu tư, đưa tiền gửi vào đấy. “Điều này tôi cho rằng cũng là một điểm bất hợp lý” , Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng đồng tình với các giải pháp nhằm ngăn chặn việc “thổi giá” bất động sản mà các đại biểu đã nêu, trong đó có việc là làm sao xác định giá cả, xem xét thí điểm sớm sàn giao dịch trên thị trường.

“Tất cả những điều này chúng ta làm được thì chúng ta sẽ tiếp cận với giá thị trường”, Phó Thủ tướng nhận định.

Báo cáo giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cũng nhấn mạnh về tình trạng chênh lệch rất lớn giữa giá khởi điểm và giá trúng đấu giá đất tại một số địa phương, có biểu hiện đầu cơ thổi giá, tạo mặt bằng giá cao. Theo Bộ trưởng, hiện tượng này làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản.

Người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết Bộ đã kiểm tra, rà soát để xác định nguyên nhân, tìm giải pháp. Nguyên nhân đầu tiên, theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy là do việc lập, công khai quy hoạch các khu vực phát triển đô thị, nhà ở chưa được thực hiện bài bản, công khai, minh bạch, tạo cơ hội để các đối tượng lợi dụng đầu cơ đất đai.

Một số đối tượng tham gia đấu giá đất không thực sự có nhu cầu về đất ở, nhà ở mà chủ yếu vì mục đích đầu cơ, thao túng giá thông qua việc đẩy giá cao thổi giá và bán lại thửa đất vừa trúng đấu giá để thu lợi hoặc là tạo mặt bằng giá ảo đối với khu vực xung quanh.

Một số địa phương thiếu chủ động trong việc tạo quỹ đất để đấu giá đất dẫn đến nhu cầu đất ở, nhà ở của người dân khan hiếm và không đáp ứng đầy đủ trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, có trường hợp địa phương sử dụng giá đất trong bảng giá đất hiện hành chưa được điều chỉnh kịp thời, thấp hơn nhiều so với mặt bằng giá đất thực tế để làm giá khởi điểm dẫn đến giá trúng đấu giá và giá khởi điểm có sự chênh lệch lớn cũng thu hút nhiều đối tượng tham gia đấu giá để kiếm lời ”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phân tích.


Ngăn chặn “thổi” giá bất động sản thế nào?

Theo ông Duy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất một số giải pháp, được nêu ra trong báo cáo gửi Quốc hội. Theo đó, ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật có liên quan, Bộ đề nghị các địa phương khi tổ chức đấu giá cần công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.

Ngoài ra, địa phương cần điều chỉnh hợp lý giá đất trong bảng giá đất làm giá để tính giá khởi điểm.

Nhằm hạn chế các đối tượng lợi dụng đấu giá đất để trục lợi, thổi giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản, trong quy chế đấu giá có thể quy định rút ngắn thời gian nộp tiền thanh toán trúng đấu giá và bổ sung quy định về việc công khai các trường hợp trúng giá cao nhưng bỏ cọc.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cũng cho rằng cần có các biện pháp bảo đảm nguồn cung bất động sản, nhà ở, đất ở có giá cả hợp lý, phù hợp với khả năng tiếp cận và khả năng chi trả của đại đa số người dân có nhu cầu thực. Điều này sẽ khắc phục tình trạng mất cân đối cung cầu trên thị trường bất động sản, bao gồm các sản phẩm đấu giá quyền sử dụng đất.

Các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

Chúng tôi cũng xin tiếp thu ý kiến của một số đại biểu Quốc hội, đề xuất bổ sung một số giải pháp để tăng cường các biện pháp quản lý, chấn chỉnh công tác đấu giá đất và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định ”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nói.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: 'Thổi' giá BĐS là do làm trái quy luật bình thường- Ảnh 3.

Thị trường đất đấu giá tại Hà Nội thời gian qua có biểu hiện thổi giá. (Ảnh minh họa: Minh Đức)

Trước đó, Đại biểu Dương Văn Phước (đoàn Quảng Nam) đề xuất, để khắc phục tình trạng bỏ cọc, trục lợi thị trường bất động sản, ông Phước đưa ra giải pháp tăng giá tiền đặt cọc theo từng vòng, theo lũy tuyến để buộc người đấu giá phải cân nhắc khi bỏ cọc.

Trong khi đó, đại biểu Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng, không thể tăng tiền đặt cọc vì “nếu tăng sẽ hạn chế số người tham gia, mất đi tính cạnh tranh”.

Theo ông Cường để ngăn tình trạng thổi giá, bỏ cọc sau khi đấu thầu, cần phải đưa ra quy định là người tham gia đấu giá phải chứng minh đủ tiền để mua nếu trúng đấu giá, bằng việc xác nhận tài khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tài sản bảo đảm khác như nhà đất và phải cam kết nếu cố tình bỏ cọc sẽ bị phong tỏa các tài sản trên để xử lý.

Đồng thời cần công khai người bỏ cọc khi đấu giá đất để hạn chế trục lợi, “nếu có quy định như vậy những người có nhu cầu mua thật sẽ dễ dàng chứng minh được”. Cùng đó loại bỏ được những người không có nhu cầu sử dụng, tham gia đấu giá để mua đi bán lại hoặc những người cố tình bỏ giá cao rồi bỏ cọc như vừa qua.

Theo Minh Anh/VTC News

“Đại gia” dầu khí vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng, kỳ vọng hưởng lợi lớn từ siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam

“Đại gia” dầu khí vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng, kỳ vọng hưởng lợi lớn từ siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam

Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (mã PVS) đã công bố BCTC quý 3/2024 với doanh thu thuần tăng 15% so với cùng kỳ năm trước lên 4.820 tỷ đồng. Giá vốn tăng chậm hơn giúp công ty lãi gộp 334 tỷ, tăng 85%, biên LNG cải thiện mạnh từ mức 4% trong quý 3/2023 lên 7% trong kỳ này.

Doanh thu tài chính của PVS giảm 60% xuống 84 tỷ, trái lại chi phí tài chính gấp hơn 3 lần cùng kỳ lên 166 tỷ đồng. Khấu trừ các chi phí khác, PVS báo lãi trước thuế 209 tỷ đồng trong quý 3, giảm 4% so với cùng kỳ.

Nhờ khoản hoãn lại hơn 57 tỷ đồng thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế đạt 193 tỷ, tăng mạnh 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ (lãi ròng) giảm 4% xuống 135 tỷ.

“Đại gia” dầu khí vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng, kỳ vọng hưởng lợi lớn từ siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam- Ảnh 1.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần của PVS đạt 14.101 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. LNST giảm 17% xuống 707 tỷ đồng.

Năm 2024, công ty đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 660 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 38% so với mức nền kỷ lục. Với kết quả trên, PVS vượt 7% kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau ba quý.

“Đại gia” dầu khí vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng, kỳ vọng hưởng lợi lớn từ siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam- Ảnh 2.

Tính đến thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản của PVS đạt 27.342 tỷ đồng, tăng 926 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, tiền và tiền gửi ngân hàng đạt 11.488 tỷ, tương đương 42% tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng nhẹ, lên mức 4.256 tỷ đồng.

Xét trong 9 tháng đầu năm PVS thu về 176 tỷ đồng lãi tiền gửi, tiền cho vay. Tuy nhiên công ty lỗ tỷ giá hơn 176 tỷ đồng.

Tại ngày 30/9, PVS rót 4.779 tỷ đồng vào các công ty liên doanh, liên kết. Các công ty này hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác kho chứa nổi, xử lý và xuất dầu thô (FSO).

Kỳ vọng hưởng lợi lớn từ s iêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam
PVS là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và là công ty trong nước duy nhất cung cấp tất cả các dịch vụ kỹ thuật dầu khí (trừ dịch vụ khoan). PVS chiếm thị phần áp đảo ở các ngành liên quan, như thị phần dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí (97%), cơ khí dầu khí, dịch vụ căn cứ cảng (mảng cảng, 100%), và dịch vụ kho nổi (FSO/FPSO, 60%). PVS sở hữu và vận hành đội tàu gồm 21 tàu dịch vụ, 3 kho nổi FSO và 2 kho nổi FPSO.

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán VCB đánh giá tiềm năng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của PVS đến từ 2 phân khúc chính là dầu khí truyền thống khi tiến độ các dự án lớn như Lô B – Ô Môn và Lạc Đà Vàng vừa được chính phủ thông qua và năng lượng tái tạo như các công trình điện gió ngoài khơi và trên bờ khi Chính Phủ triển mạnh mẽ nguồn điện tái tạo để đáp ứng chuyển dịch năng lượng xanh. Tín hiệu tích cực từ việc khởi động lại các dự án dầu khí nội địa, kỳ vọng sẽ góp phần tăng trưởng KQKD của PVS. Đối với dự án Lạc Đà Vàng thì PVS dành được hợp đồng M&C 262 triệu USD và FSO 250 triệu USD.

Mặt khác, Lô B Ô Môn đạt nhiều bước tiến đáng kể, hứa hẹn ngày đón dòng khí về bờ (First gas) vào năm 2027. Vào ngày 3/9 vừa qua, Công ty Điều hành Dầu khí Phú Quốc đã chính thức trao hợp đồng EPCI 1 cho các nhà thầu McDermott của Mỹ và Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PVS có trị giá khoảng 1,1 tỷ USD với giá trị phần việc thuộc về PVS là 500 triệu USD.

Riêng với năm 2024, VCBS cho rằng KQKD của PVS sẽ tiếp tục khả quan với doanh thu sẽ tăng trưởng mạnh nhờ việc đẩy mạnh mảng công trình dầu khí và điện tái tạo với 24.323 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và lợi nhuận đạt 1.086 tỷ đồng, tăng 2% so với mức thực hiện năm trước và đều vượt xa kế hoạch.

“Đại gia” dầu khí vượt kế hoạch lợi nhuận năm chỉ sau 9 tháng, kỳ vọng hưởng lợi lớn từ siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam- Ảnh 3.

Tuệ Giang

Nhịp Sống Thị Trường

Giá vàng thế giới tăng trở lại, hướng tới 2.800 USD

Kim loại quý tăng hơn 30 USD phiên đầu tuần, hiện lên mức đỉnh mới là 2.778 USD một ounce.

Chốt phiên giao dịch 29/10, giá vàng thế giới giao ngay tăng 32,8 USD lên 2.774 USD một ounce. Đây là giá đóng cửa cao nhất đến nay của kim loại quý. Sang phiên sáng nay, giá tiếp tục đi lên, hiện chạm 2.778 USD.

Peter Grant - Phó giám đốc Zaner Metals cho rằng giá được hỗ trợ bởi nhu cầu trú ẩn trong bất ổn chính trị. Chính trường Nhật Bản đang rơi vào bất ổn sau cuộc bầu cử tại Hạ viện cuối tuần trước, khiến đảng cầm quyền LDP lần đầu tiên trong 15 năm không giành được đa số ghế.

Trong khi đó tại Mỹ, hai ứng cử viên Tổng thống là ông Donald Trump và bà Kamala Harris vẫn đang bám đuổi sát sao trong các cuộc thăm dò, chỉ một tuần trước bầu cử. Còn tại Trung Đông, ít nhất 93 người Palestine thiệt mạng trong một cuộc không kích của Israel vào phía Bắc Dải Gaza hôm 29/10, theo cơ quan y tế địa phương.

Giá vàng thế giới tăng cao trong phiên 29/10. Đồ thị: Kitco

Giá vàng thế giới tăng cao trong phiên 29/10. Đồ thị: Kitco

Từ đầu năm, giá vàng đã tăng hơn 34%, do xung đột tại Trung Đông, bầu cử Tổng thống Mỹ và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giảm lãi suất. Nhà đầu tư hiện chờ hàng loạt số liệu kinh tế Mỹ sẽ công bố tuần này, gồm báo cáo việc làm và chỉ số giá chi tiêu cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của Fed. Các số liệu này có thể tác động đến quyết định lãi suất của Fed trong cuộc họp ngày 7/11.

Các thị trường hiện đặt cược xác suất Fed giảm lãi 25 điểm cơ bản (0,25%) tháng tới là 98%. “Giá vàng vẫn sẽ có xu hướng tăng, thậm chí có thể lên 2.800 USD trong vài ngày tới, vì cuộc bầu cử tại Mỹ vẫn đang gây sức ép lên thị trường và khả năng Fed giảm lãi suất gần như là chắc chắn”, Han Tan - chiến lược gia thị trường tại Exinity Group cho biết.

Một khảo sát của Reuters gần đây cho thấy đà tăng của vàng có thể kéo dài sang năm 2025.

Trên thị trường vật chất, người mua tại Ấn Độ cũng đang mua vàng cho các dịp lễ Dhanteras và Diwali tại đây, bất chấp giá hiện ở mức kỷ lục. Các kim loại quý khác, từ bạc, bạch kim đến palladium đều tăng giá hôm qua, với mức 0,2-1,9%.
Hà Thu (theo Reuters, Kitco)

Vinhomes đã “rót” hơn 2.500 tỷ mua cổ phiếu quỹ trong 5 ngày đầu tiên của thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam

image

Vinhomes hiện đã thực hiện mua vào 15,43% tổng số lượng cổ phiếu quỹ đăng ký.

Theo cập nhật mới nhất từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE), tính đến cuối phiên 29/10/2024, Vinhomes (VHM) đã mua được tổng cộng hơn 57 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 15,43% tổng số lượng đăng ký. Con số này tăng thêm hơn 8,8 triệu đơn vị so với cuối phiên 28/10.

Cùng ngày, thị giá VHM đóng cửa đạt 42.750 đồng/cp, giảm khoảng 11% so với trước khi thương vụ mua cổ phiếu quỹ được triển khai. Tạm tính theo thị giá đóng cửa, Vinhomes đã chi ra hơn 2.500 tỷ đồng để mua cổ phiếu quỹ trong 5 phiên đầu tiên. Hầu hết lượng cổ phiếu được thực hiện thông qua kênh khớp lệnh do thị trường giai đoạn 23-29/10 chỉ ghi nhận hơn 4 triệu cổ phiếu VHM được giao dịch thỏa thuận.

image

Theo kế hoạch đã công bố trước đó, Vinhomes sẽ mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ (chiếm 8,5% tổng lượng cổ phiếu lưu hành) theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận từ ngày 23/10 đến 21/11/2024. Mục đích mua lại Vinhomes đưa ra là do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch.

Ước tính tổng số tiền Vinhomes có thể phải chi ra cho thương vụ này có thể lên đến hơn 17.000 tỷ. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam, đồng thời vốn điều lệ của Vinhomes sẽ giảm 3.700 tỷ đồng, từ 43.543 tỷ đồng về còn 39.843 tỷ đồng.

Phương Linh

Nhịp Sống Thị Trường

HAGL Agrico lỗ quý thứ 14 liên tiếp, vườn chuối trồng lâu năm không còn đạt hiệu quả

Hà My | 10:03 30/10/2024

HAGL Agrico cho biết, doanh thu cây ăn trái kỳ này chỉ đạt 50 tỷ đồng khi sản lượng giảm 56% so với cùng kỳ năm trước.

![HAGL Agrico lỗ quý thứ 14 liên tiếp, vườn chuối trồng lâu năm không còn đạt hiệu quả]

Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024.

Số liệu cho thấy doanh thu kỳ này của HAGL Agrico đạt 141 tỷ đồng, tăng trở lại so với 2 quý trước nhưng giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu HAGL Agrico tiếp tục thấp hơn so với giá vốn, khiến công ty lỗ gộp 46,6 tỷ đồng, qua đó lỗ sau thuế 183 tỷ đồng.

Công ty cho biết, doanh thu cây ăn trái kỳ này chỉ đạt 50 tỷ đồng khi sản lượng chỉ đạt 2.903 tấn, giảm 56% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ diện tích vườn chuối thu hoạch trong kỳ giảm so với cùng kỳ (từ 1.920ha giảm còn 494ha), do diện tích vườn chuối trồng lâu năm, chất lượng và năng suất không còn đạt hiệu quả nên công ty phải dừng chăm sóc để tập trung làm lại mặt bằng, cải tạo vườn cây để nâng cao chất lượng và hiệu quả.

Đồng thời, công ty đang triển khai mô hình xí nghiệp với việc đầu tư hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cơ giới hóa, áp dụng quy trình kỹ thuật mới để ổn định về sản lượng, nâng cao năng suất và chất lượng mang lại hiệu quả trong thời gian tới.

Về cây cao su, sản lượng quý 3 là 2.401 tấn, doanh thu đạt 89,8 tỷ đồng. Công ty cho biết tổng diện tích vườn cao su đã trồng hoàn thiện là 15.192ha, tuy nhiên diện tích có thể khai thác hiệu quả chỉ đạt 4.932ha.

Theo quy định của chuẩn mực kế toán, công ty đang hạch toán trích chi phí khấu hao cho toàn bộ diện tích vườn cây cao su đã hình thành tài sản cố định kể cả các vườn cây không cho thu hoạch, dẫn đến doanh thu không bù đắp đủ chi phí.

Một nguyên nhân khác khiến HAGL Agrico thua lỗ là chi phí tài chính phát sinh 116,4 tỷ đồng trong kỳ. Trong đó, lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản công nợ có gốc ngoại tệ là 54,2 tỷ đồng, chi phí lãi vay phát sinh từ gốc vay trước đây của các dự án cao su, cọ dầu là 62,2 tỷ đồng.

Tại thời điểm 30/9/2024, HAGL Agrico có tổng tài sản 15.948 tỷ đồng. Công ty hiện lỗ lũy kế 8.648 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu còn 1.859 tỷ đồng trong khi nợ phải trả là 14.089 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2024, Vietjet đã vận chuyển hơn 19,6 triệu khách trên 104 nghìn chuyến bay, lần lượt tăng hơn 6% và 2% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 9 tháng năm 2024, Vietjet ghi nhận doanh thu bay đạt 51,7 và 52,2 nghìn tỷ đồng doanh thu hợp nhất, tăng lần lượt 32% và 19% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận sau thuế riêng lẻ và hợp nhất lần lượt đạt 1.134 tỷ đồng và 1.405 tỷ đồng, lần lượt tăng 884% và 564% so với cùng kỳ năm 2023.

Doanh thu phụ trợ và vận chuyển hàng hóa được hãng đẩy mạnh phát triển, đóng góp 34% tổng doanh thu vận chuyển hàng không và đạt 17,6 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.

Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của Vietjet đạt gần 94.000 tỷ đồng, chỉ số nợ vay /vốn chủ sở hữu 2.25 lần và chỉ số thanh khoản 1.4 lần nằm ở mức an toàn trong ngành hàng không.

Số dư tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và các khoản tương đương tiền đạt gần 3.997 tỷ đồng, cộng với hạn mức vốn lưu động, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh của công ty.

Vietjet đã đóng góp các khoản thuế, phí trực tiếp và gián tiếp trong 9 tháng năm 2024 gần 5.565 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng năm 2024, Vietjet đã vận chuyển hơn 19,6 triệu khách trên 104 nghìn chuyến bay, lần lượt tăng hơn 6% và 2% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó hơn 2,54 triệu khách quốc tế, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Đội tàu bay của Vietjet có 85 tàu. Các chuyến bay của hãng đạt hệ số sử dụng ghế bình quân cao 87% và độ tin cậy kỹ thuật 99,7%.

Tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt 88.964 tấn, tăng 73% so với cùng kỳ, chiếm hơn 10% thị phần hàng hóa do các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển.

Đến hết quý III/2024, Vietjet khai thác tổng cộng 155 đường bay, bao gồm 43 đường bay nội địa và 112 đường bay quốc tế.

Vietjet đã khai trương đường bay thẳng Đà Nẵng – Ahmedabad (Ấn Độ), đường bay Tây An (Trung Quốc) - TPHCM, tăng tần suất bay thẳng giữa TPHCM và Perth (Australia) và nhiều điểm đến khác trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, HongKong (Trung Quốc)…

Vinhomes muốn xin ý kiến cổ đông bổ sung ngành nghề kinh doanh trồng rau, hoa, vệ sinh công nghiệp

image

Vinhomes còn xin ý kiến cổ đông về việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty và niêm yết trái phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.

CTCP Vinhomes (mã VHM) vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Nội dung xin ý kiến gồm (1) Bổ sung ngành nghề kinh doanh; (2) Sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty; (3) Niêm yết trái phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài.

Theo đó, công ty muốn bổ sung thêm một số ngành nghề như: Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa; Trồng cây lâu năm khác; Hoạt động của trụ sở văn phòng; Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt; Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan. Thời gian lấy ý kiến từ ngày 23/10 đến 23/11/2024 .

Vinhomes muốn xin ý kiến cổ đông bổ sung ngành nghề kinh doanh trồng rau, hoa, vệ sinh công nghiệp- Ảnh 1.

Vinhomes hiện đang trong thời gian thực hiện thương vụ mua tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Mục đích mua lại Vinhomes đưa ra là do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông.

Giao dịch được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận từ ngày 23/10 đến 21/11/2024. Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch. Sau 6 phiên, Vinhomes (VHM) đã mua được tổng cộng hơn 65 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 17,62% tổng số lượng đăng ký .

Trên thị trường, cổ phiếu VHM đã giảm gần 15% từ khi bắt đầu mua cổ phiếu quỹ qua đó đóng cửa phiên 30/10 tại 41.150 đồng/cp. Dù vậy, mức thị giá này vẫn cao hơn 19% so với đáy lịch sử hồi đầu tháng 8 (cùng thời điểm hé lộ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ). Vốn hóa thị trường tương ứng ở mức 180.000 tỷ đồng.

Vinhomes muốn xin ý kiến cổ đông bổ sung ngành nghề kinh doanh trồng rau, hoa, vệ sinh công nghiệp- Ảnh 2.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2024, Vinhomes ghi nhận doanh thu thuần đạt 33.323 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 8.980 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vinhomes ghi nhận tổng doanh thu thuần hợp nhất đạt 69.910 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 20.600 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý 3/2024, Vinhomes ghi nhận quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lần lượt đạt 524.684 tỷ đồng và 215.966 tỷ đồng, tăng lần lượt 18% và 18,3% so với thời điểm cuối năm 2023 Trong đó, khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng có giá trị 22.055 tỷ đồng (~1 tỷ USD).

Cập nhật giá vàng sáng 1.11: Ồ ạt bán tháo, giá rơi tự do

Cập nhật giá vàng sáng 1.11: Thị trường vàng thế giới ghi nhận đà giảm mạnh. Trong nước, vàng nhẫn có nguy cơ giảm theo thị trường thế giới.

Cập nhật giá vàng sáng 1.11: Ồ ạt bán tháo, giá rơi tự do

Giá vàng thế giới vấp phải làn sóng chốt lời khi liên tục phá đỉnh cao nhất lịch sử. Ảnh minh họa: Phan Anh

Giá vàng miếng SJC

Tính đến 6h00 ngày 1.11, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 88-90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

So với đầu phiên giao dịch trước, giá vàng tại DOJI giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra.

Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC đầu giờ sáng 1.11. Đơn vị: Triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC đầu giờ sáng 1.11. Đơn vị: Triệu đồng/lượng

Diễn biến giá vàng miếng SJC những phiên gần đây. Biểu đồ: Khương Duy

Trong khi đó, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng SJC ở ngưỡng 88-90 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

So với đầu phiên giao dịch trước, giá vàng tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC giữ nguyên cả hai chiều mua vào và bán ra.

Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng.

Hiện chênh lệch giá vàng mua - bán được niêm yết quanh ngưỡng 2 triệu đồng/lượng. Giới chuyên gia nhận định, mức chênh lệch này rất cao khiến nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ khi đầu tư ngắn hạn.

Giá vàng nhẫn 9999

Tính đến 6h00 ngày 1.11, giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI niêm yết ở ngưỡng 88,65-89,65 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 50.000 đồng/lượng cả hai chiều so với đầu phiên giao dịch trước.

Diễn biến giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 trong nước. Biểu đồ: Khương Duy

Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 88,63-89,63 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 50.000 đồng/lượng cả hai chiều mua vào và bán ra so với đầu phiên giao dịch trước.

Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay với vàng nhẫn. Tuy nhiên, nhiều phiên gần đây, giá vàng nhẫn thường biến động cùng chiều với thị trường thế giới. Trong bối cảnh giá vàng thế giới giảm mạnh, vàng nhẫn trong nước đang đối diện nguy cơ giảm theo.

Giá vàng thế giới

Tính đến 22h38 ngày 31.10, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở ngưỡng 2.737,4 USD/ounce, giảm 50,6 USD/ounce so với đầu phiên giao dịch trước.

Diễn biến giá vàng thế giới. Nguồn: Kitco

Dự báo giá vàng

Giá vàng thế giới giảm sâu trong bối cảnh chỉ số USD tăng cao. Ghi nhận lúc 22h40 ngày 31.10, chỉ số US Dollar Index đo lường biến động của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt ở ngưỡng 104,245 điểm (tăng 0,16%).

Theo Neils Christensen - chuyên gia phân tích của Kitco News, nền kinh tế Mỹ tiếp tục tiến gần hơn đến kịch bản hạ cánh mềm khi thị trường lao động tiếp tục duy trì khả năng phục hồi. Số lượng người lao động Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã giảm đầy bất ngờ.

Bộ Lao động công bố vào thứ Năm rằng, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu của tiểu bang đã giảm xuống mức điều chỉnh theo mùa là 216.000 trong tuần kết thúc vào ngày 26.10.

Số lượng đơn xin trợ cấp đã giảm 12.000 so với ước tính của tuần trước là 228.000. Dữ liệu vượt xa kỳ vọng khi ước tính chung cho thấy số đơn xin trợ cấp là 229.000.

Thị trường vàng đã phản ứng mạnh với dữ liệu thị trường lao động Mỹ. Thị trường lập tức chịu áp lực bán kỹ thuật. Giá vàng tương lai tháng 12 được giao dịch lần cuối ở mức 2.784,1 USD/ ounce, giảm 0,59% trong ngày.

Việc bán tháo vàng đã tăng cường khi nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn khá kiên cường và áp lực lạm phát vẫn ổn định trong ba tháng qua.

Thực tế mức giảm của vàng đã được một số chuyên gia dự báo từ sớm. Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, nhà đầu tư hàng hóa nổi tiếng Dennis Gartman bày tỏ một số lo ngại về mức độ chú ý mà vàng đã thu hút trong vài tuần qua. Nhu cầu đầu tư mới đã đẩy giá lên rất cao.

“Tôi vẫn lạc quan về giá vàng trong dài hạn, nhưng trong ngắn hạn, tôi hơi lo ngại. Giá vàng có thể giảm thêm 50 USD/ounce trong thời gian tới khi các nhà đầu tư điều chỉnh kỳ vọng lạm phát của họ” - ông cho biết từ tuần trước.

Ông cho biết thêm rằng, khả năng điều chỉnh trên thị trường chứng khoán cũng có thể góp phần vào rủi ro ngắn hạn của vàng, có khả năng gây ra sự kiện thanh khoản.

Vinhomes (VHM) đã lấy lại vị trí đầu bảng từ Vietcombank (VCB) sau 2 quý.

Bảng xếp hạng 20 đơn vị lãi trước thuế lớn nhất sàn chứng khoán trong quý 3/2024:

Những cái tên lãi lớn nhất sàn chứng khoán quý 3/2024: Vinhomes 'đòi' lại ngôi vương, một cái tên gây bất ngờ- Ảnh 1.

Vinhomes (VHM) là đơn vị có lợi nhuận trước thuế lớn nhất trong quý 3/2024. Công ty này đã đòi lại vị trí đầu bảng từ Vietcombank (VCB) sau 2 quý.

Cụ thể, Vinhomes công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 33.323 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 2% so với cùng kỳ năm trước. Khấu trừ các khoản chi phí khác, Vinhomes báo lợi nhuận trước thuế quý 3/2024 đạt hơn 10.800 tỷ đồng.

Những cái tên lãi lớn nhất sàn chứng khoán quý 3/2024: Vinhomes 'đòi' lại ngôi vương, một cái tên gây bất ngờ- Ảnh 2.

Vietcombank (VCB) đứng ở vị trí “á quân” với ợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 3/2024 đạt 10.699 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và cao nhất hệ thống. Lũy kế 9 tháng, lãi trước thuế của nhà băng này đạt 31.533 tỷ đồng, tăng 7%. Cuối tháng 9, tổng tài sản của Vietcombank đạt 1,93 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm.

Những cái tên lãi lớn nhất sàn chứng khoán quý 3/2024: Vinhomes 'đòi' lại ngôi vương, một cái tên gây bất ngờ- Ảnh 3.

Các ngân hàng tiếp theo nằm trong Top 5 lợi nhuận lần lượt là MB (7.308 tỷ đồng), Techcombank (7.214 tỷ đồng) và Vietinbank (6.522 tỷ đồng). Trong top 10 công ty lãi lớn nhất trên sàn chứng khoán có tới 8 ngân hàng. Xét rộng ra top 20 con số này là 12 ngân hàng.

Công ty phi tài chính còn lại trong top 10 chính là Vingroup (VIC) - công ty mẹ của Vinhome và VinFast. Trong quý vừa qua, doanh nghiệp này mang về 62.851 tỷ đồng doanh thu - một kỷ lục mới của doanh nghiệp này. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.705 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Những cái tên phi tài chính còn lại trong nhóm đều là những cái tên quen mặt như Hòa Phát, PV Gas, Vinamilk, FPT, ACV…

Bất ngờ nhất trong top 20 lần này chính là sự góp mặt của Novaland (NVL) . Theo BCTC quý 3/2024, công ty lãi ròng kỷ lục 3. 120 tỷ đồng trong quý, gấp 18 lần cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận gộp đều tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng thực tế, nếu không có khoản doanh thu tài chính gần 3.900 tỷ đồng, Novaland sẽ lỗ.

Những cái tên lãi lớn nhất sàn chứng khoán quý 3/2024: Vinhomes 'đòi' lại ngôi vương, một cái tên gây bất ngờ- Ảnh 4.