Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

VinFast huy động thêm 4.000 tỷ đồng từ trái phiếu với lãi suất 13,5%/năm

Từ đầu tháng 10 đến nay, VinFast đã huy động thành công 6.000 tỷ đồng từ trái phiếu với lãi suất 13,5%/năm

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Sản xuất và Kinh doanh VinFast vừa phát hành lô trái phiếu VIFCB2429002 và thu về 4.000 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào ngày 18/10/2029, lãi suất cố định 13,5%/năm.

Tổ chức phát hành có quyền mua lại trước hạn toàn bộ hoặc một phần số trái phiếu đang lưu hành vào bất kỳ thời điểm nào sau ngày phát hành. Người sở hữu trái phiếu có thể toàn quyền bán lại một phần hoặc toàn bộ số trái phiếu theo chào mua hoặc không bán lại cho tổ chức phát hành.

Đây là lô trái phiếu thứ 2 của VinFast trong năm 2024. Trước đó, vào ngày 10/10, VinFast cũng đã phát hành thành công 20.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, thu về 2.000 tỷ đồng. Thời gian đáo hạn vào ngày 10/10/2026, lãi suất cố định 13,5%/năm.

Trong một động thái liên quan, Vingroup (mã VIC) mới đây đã thông quan nghị quyết HĐQT về việc cấp bảo lãnh thanh toán và sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Vingroup để đảm bảo cho các trái phiếu do công ty con này phát hành riêng lẻ trong năm nay, với tổng mệnh giá tối đa không quá 6.500 tỷ đồng.

Trước đó, Vietcap cập nhật, tính đến ngày 30/6, VinFast vay khoảng 71.300 tỷ đồng (khoảng 2,9 tỷ USD), giảm 4% so với ngày đầu năm, bao gồm khoản vay chuyển đổi từ các bên cho vay thứ ba. Trong đó, nợ vay ngắn hạn là 1,9 tỷ USD và nợ vay dài hạn là 915 triệu USD. Công ty còn tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt khoảng 2.400 tỷ đồng. Vietcap ước tính nhu cầu vốn xây dựng cơ bản của VinFast trong năm 2024 - 2025 là 20.900 tỷ đồng/năm.

Về nguồn huy động vốn, ban lãnh đạo VinFast cho biết rằng hai kênh chính dự kiến tại tháng 6/2024 bao gồm: (1) thỏa thuận phát hành vốn cổ phần trị giá 968 triệu USD với Yorkville; (2) các khoản tài trợ dự kiến 1 tỷ USD đến từ chủ tịch, tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Đối với nghĩa vụ nợ vay đến hạn trong nửa cuối năm 2024, công ty đã có thỏa thuận tái cấp vốn với các bên cho vay.

VinFast mới đây đã công bố bàn giao hơn 9.300 xe cho khách hàng trong tháng 9. Con số này cao gần gấp rưỡi so với hãng xe xếp thứ hai và vươn lên thành vị trí số 1 Việt Nam trong tháng 9. Đồng thời, đây là lần đầu tiên một thương hiệu ô tô điện vươn lên dẫn đầu thị trường và đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, đánh dấu bước tiến mới của công nghiệp ô tô nội địa.

Quá khủng: Lãi quý III của doanh nghiệp bất động sản này tăng đến 200 lần

Báo cáo tài chính quý III của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (HoSE: NHA) cho thấy doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh ấn tượng so với cùng kỳ năm trước.

►► Trong quý III vừa qua, NHA đã ghi nhận doanh thu gần 25 tỷ đồng [tăng gấp 3 lần so với quý III/2023]. Mặc dù doanh thu tăng mạnh, giá vốn bán hàng không thay đổi nhiều, dẫn đến biên lợi nhuận gộp của công ty được cải thiện đáng kể, từ 19,29% lên 69,44% trong cùng kỳ năm nay.

Sau khi trừ các khoản chi phí và thuế, NHA đạt lãi ròng 12 tỷ đồng, gấp 200 lần so với kết quả cùng kỳ năm ngoái. Theo doanh nghiệp, kết quả này chủ yếu nhờ vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản, thay vì mảng công trình và cung cấp dịch vụ như năm trước. Trong quý III năm ngoái, công ty chỉ đạt 7,9 tỷ đồng từ mảng này, vốn có biên lợi nhuận gộp thấp hơn nhiều so với bất động sản.

[Dự án Mộc Bắc nằm tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, có quy mô 8,1 ha và vốn đầu tư 80 tỷ đồng]

Theo kế hoạch của Đại hội đồng cổ đông, NHA tiếp tục bán và bàn giao các lô đất thuộc dự án Khu dân cư Mộc Bắc, với doanh thu ước tính đạt 90 tỷ đồng. Bên cạnh đó, doanh thu từ mảng xây dựng và cho thuê nhà xưởng dự kiến khoảng 60 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, NHA ghi nhận 120 tỷ đồng doanh thu và 53 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hàng nghìn phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu và vượt mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Tính đến cuối quý III, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty vượt mức 64 tỷ đồng.

-----//

Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội được thành lập năm 2004 với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Thành Mỹ, chuyên về xây dựng, khai thác đá và kinh doanh vật liệu xây dựng. Sau đó, công ty đổi tên thành CTCP Thành Mỹ và chính thức mang tên hiện tại từ năm 2010. Hiện nay, NHA hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, nhà xưởng công nghiệp, xây dựng công trình, hạ tầng kỹ thuật, cùng với nhà hàng và khách sạn.

Ngày mai, thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam sẽ chính thức được thực hiện

CTCP Vinhomes (mã VHM) sẽ tiến hành giao dịch mua 370 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 23/10 đến 21/11/2024.

Mục đích mua lại do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.

Giá cổ phiếu sẽ được xác định theo điều 8 thông tư 120/2020/TT-BTC quy định giao dịch cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán.

Dự kiến, doanh nghiệp này sẽ phải chi số tiền lên đến 17.000 tỷ đồng để mua lại số cổ phiếu trên. Nếu được thực hiện thành công, đây là thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trước thương vụ lịch sử, cổ phiếu VHM đã có những phiên liên tiếp tăng giá dù giao dịch trên thị trường liên tục giảm giá.

Kết phiên ngày 22/10, VN-Index giảm gần 10 điểm, lùi tiếp về mốc 1.269,89 điểm với thanh khoản thấp. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường hơn 19.090 tỷ đồng.

Trong khi đó, VHM tiếp tục có 1 phiên tăng giá thêm 450 đồng mỗi cổ phiếu, dừng lại ở mốc 48.250 đồng/cổ phiếu.

Tính từ thời điểm Vinhomes công bố kế hoạch mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, trị giá cổ phiếu doanh nghiệp này đã tăng khoảng 40%. Nhờ diễn biến tích cực về giá, vốn hóa thị trường cũng theo đó vượt 210.000 tỷ đồng khi kết phiên ngày 22/10.

Trong một diễn biến khác, Vinhomes mới đây đã ra mắt dự án Vinhomes Global Gate với tổng mức đầu tư 35.000 tỷ đồng. Theo nghị quyết lấy ý kiến cổ đông bằng văn vản mới đây, CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC – mã VEF) sẽ hợp tác cùng Vinhomes thực hiện dự án này, trong đó VEFAC sẽ được hưởng 95% toàn bộ lợi ích thu được từ dự án còn Vinhomes được hưởng 5%.

Thời điểm 30/9, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang liên quan việc thực hiện đầu tư dự án Vinhomes Global Gate lên đến 22.000 tỷ đồng, chủ yếu là tiền đất phải nộp theo các thông báo nộp tiền đất của cơ quan quản lý Nhà nước. Người mua trả tiền trước cho dự án này phát sinh gần 12.200 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua.

PNJ ghi nhận doanh thu 7.130 tỷ đồng trong quý III

image

Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) công bố kết quả kinh doanh quý III/2024 với doanh thu thuần đạt 7.130 tỷ đồng.

Theo báo cáo vừa công bố, trong quý III/2024, PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.130 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 216 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp trung bình trong quý III năm 2024 đạt 17,5%, tăng so với mức 17,3% cùng kỳ năm 2023. Quý III/2024, kênh trang sức bán lẻ tăng trưởng tích cực với mức tăng 20,1% so với cùng kỳ, chiếm 69,8% trong cơ cấu doanh thu trong khi đó doanh thu vàng 24K giảm 46% so với cùng kỳ.

Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024 PNJ ghi nhận doanh thu thuần đạt 29.242 tỷ đồng (tăng 25,1% so với cùng kỳ), và lợi nhuận sau thuế đạt 1.382 tỷ đồng.

Báo cáo kinh doanh của PNJ cũng thể hiện doanh thu tăng trưởng đều ở các kênh. Doanh thu trang sức bán lẻ tăng 15,9% trong 9 tháng đầu năm nhờ khai thác hiệu quả các phân khúc thị trường, phát triển mạng lưới cửa hàng và các chiến dịch marketing đa dạng; số lượng khách hàng mới và khách hàng cũ tiếp tục tăng trưởng. Đồng thời, doanh thu kênh sỉ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng 30,2% nhờ vào nhu cầu của khách hàng dịch chuyển về các nhà sản xuất uy tín.

PNJ ghi nhận doanh thu 7.130 tỷ đồng trong quý III- Ảnh 1.

PNJ triển khai nâng cao năng lực vận hành trong sản xuất (Ảnh: Việt Hùng)

Lũy kế 9 tháng năm 2024, biên lợi nhuận gộp trung bình đạt 16,7%, giảm so với mức 18,4% cùng kỳ năm 2023. Trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, biên lợi nhuận gộp trung bình được duy trì ở mức khá nhờ vào các yếu tố như: (i) mức biên lợi nhuận ổn định của kênh lẻ và sỉ; (ii) triển khai hiệu quả các biện pháp tối ưu nguồn lực và nâng cao năng lực vận hành trong sản xuất, bù trừ cho sự giảm lợi nhuận gộp do tăng tỷ trọng từ vàng 24K trong cơ cấu doanh thu.

Bên cạnh đó, PNJ liên tục gia tăng sự hiện diện, mức độ gợi nhớ thương hiệu và tương tác với khách hàng thông qua việc mở rộng mạng lưới cửa hàng. Trong 9 tháng đầu năm nay, PNJ đã nâng tổng số lên 418 cửa hàng phủ khắp 57 tỉnh thành.

Ngoài ra, công ty cũng trình làng nhiều bộ sưu tập mới và đa dạng danh mục sản phẩm theo hướng may đo riêng cho từng phân khúc khách hàng tuỳ theo nhu cầu, phong cách, sở thích. PNJ không ngừng nâng cấp không gian và trải nghiệm mua sắm để xây dựng gắn kết bền chặt với nhóm khách hàng cũ, đồng thời thu hút thêm nhiều đối tượng khách hàng mới.

PNJ ghi nhận doanh thu 7.130 tỷ đồng trong quý III- Ảnh 2.

Chiến dịch Có nhau. Mình cưới! thu hút sự quan tâm của khách hàng (Ảnh: PNJ)

Đặc biệt, mức độ tin cậy của thương hiệu cũng được gia tăng khi PNJ tiếp tục ghi danh tại giải thưởng uy tín như: Doanh nghiệp niêm yết phi tài chính có vốn hoá lớn được nhà đầu tư yêu thích nhất năm 2024 (IR Awards); vinh danh tại giải thưởng Phát triển bền vững quốc tế JWA 2024 (hạng mục “Social Empowerment”); Top 100 Thương hiệu Giá trị nhất Việt Nam (Brand Finance công bố); Doanh nghiệp Xanh TP.HCM (UBND Thành phố trao tặng);… Đây sẽ là động lực cho công ty duy trì vị thế hệ thống bán lẻ Lifesyle lớn nhất cả nước và vươn tầm khu vực.

PNJ ghi nhận doanh thu 7.130 tỷ đồng trong quý III- Ảnh 3.

PNJ nằm trong Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất (Ảnh: Việt Hùng)

Điều tra vụ vỡ nợ ‘tín dụng đen’ lên đến hàng trăm tỷ đồng ở Nghệ An

Rất đông người dân đã gửi tiền để hưởng lãi suất cao với quy mô lên đến hàng trăm tỷ. Bất ngờ, những người cầm đầu “tín dụng đen” tuyên bố vỡ nợ khiến mọi người rơi vào cảnh mất tiền.

Làng quê chấn động do vỡ nợ "tín dụng đen"

Tối 18/10, hàng trăm người dân tập trung trước căn nhà của bà Trần Thị Hoan (57 tuổi) xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, sau khi nghe tin vỡ nợ “tín dụng đen”.

Bà Hoan là một trong những người cầm đầu đường dây tín dụng tại xã Quỳnh Long. Để đòi được tiền, người dân mang loa tới trước cổng nhà bà Hoan, phát nhạc đám ma, hò hét ầm ĩ… Tuy nhiên, cánh cổng sắt vẫn đóng kín mít.

Không dừng ở đó, người dân tiếp tục kéo đến nhà của một đầu mối khác là bà Bùi Thị Nhung (56 tuổi, thôn Cộng Hòa, xã Quỳnh Long). Tuy nhiên, tình trạng vẫn tương tự như trên.

Rất đông người dân kéo đến nhà bà Hoan để đòi tiền nhưng không được. Ảnh Quỳnh Lưu.

Theo người dân, đường dây huy động vốn này do một nhóm người có họ hàng với nhau tại xã Quỳnh Long cầm đầu. Ban đầu, nhóm người này trả tiền lãi suất rất lớn, cao hơn ngân hàng, nên dần dần người dân bắt đầu tin tưởng gửi tiền.

Thống kê chưa đầy đủ, số tiền huy động của người dân lên đến hàng trăm tỷ đồng. Bởi ngoài những người khá giả thì có rất đông những hộ dân khó khăn cũng tin tưởng tham gia gửi tiền.

Vụ việc gây chấn động làng quê, rất đông người đến theo dõi. Ảnh Quỳnh Lưu.

Đơn cử như bà Bùi Thị Nhọn (74 tuổi, xã Quỳnh Long). Chồng mất cách đây không lâu, bà Nhọn phải một mình nuôi cậu con trai mắc bệnh tâm thần. Ít năm trước, bà Nhọn phải bán mảnh đất để trả nợ.

Sau khi trang trải xong, còn dư 150 triệu đồng, cũng như những hàng xóm khác, bà mang hết tiền để gửi cho bà Trần Thị Hoan nhằm lấy lãi suất, lo cho cuộc sống của 2 mẹ con hàng tháng.

“Cứ mỗi tháng, tôi nhận tiền lãi được 2,1 triệu đồng để mua gạo, mua thức ăn cho 2 mẹ con. Giờ hết tuổi lao động rồi, cũng không có trợ cấp gì nên chỉ trông chờ vào khoản tiền ấy”, bà Nhọn kể.

Khi đường dây tuyên bố vỡ nợ, bà cũng tới nhà khóc lóc, chỉ xin bà Hoan thương tình là hàng xóm lâu đời, viết giấy cam kết khi nào sẽ trả lại tiền, nhưng cũng bị từ chối.

Có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

Ông Trần Văn Dũng (56 tuổi, trú xã Quỳnh Long) là một trong những nạn nhân tố cáo, đường dây “tín dụng đen” này có dấu hiệu liên kết với nhau để lừa đảo.

“Những đầu mối huy động vốn từ người dân đều là chị em ruột hoặc là anh em họ hàng với nhau cả. Trước khi tuyên bố vỡ nợ, họ ráo riết gọi điện rồi tìm đến nhiều nhà dân để huy động. Gửi bao nhiêu tiền họ cũng nhận”, ông Dũng bức xúc nói.

Liên quan đến vụ việc, ông Trần Văn Nguyện, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long xác nhận, thông tin đường dây “tín dụng đen” vỡ nợ đã gây chấn động cả xã. Chính quyền địa phương đã phải cắt cử lực lượng chức năng để đảm bảo an ninh trật tự, tránh xảy ra xô xát.Theo Chủ tịch xã Quỳnh Long, qua nắm tình hình ban đầu thì ít nhất hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã đã gửi tiền vào đường dây tín dụng đen này, với số tiền ước tính hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa kể, còn có nhiều nạn nhân khác ở khắp các xã khác trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.“Mấy ngày nay, chính quyền địa phương cũng rất vất vả trong việc đảm bảo an ninh trật tự khi người dân kéo đến nhà của những đầu mối trong đường dây tín dụng đen này”, ông Nguyện nói.

Chưa thể thống kê số người tham gia nhưng ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Ảnh Quỳnh Lưu.

Ông Nguyễn Văn Thưởng, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu cho biết, lãnh đạo huyện cũng đã nắm được thông tin vỡ đường dây “tín dụng đen” liên quan trên địa bàn.“Hiện nay, chúng tôi đã giao cho Công an huyện vào cuộc. Nếu có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ khởi tố vụ án, xử lý nghiêm theo pháp luật”, ông Thưởng nói.

Theo: Người Đưa Tin Pháp luật

VNDirect (VND) gồng lỗ 55% với cổ phiếu của doanh nghiệp có quy mô 12.000 tỷ đồng

Khoản đầu tư tại cổ phiếu này đã liên tục suy giảm kể từ đầu năm. Tuy nhiên VNDirect vẫn không cắt lỗ khoản đầu tư này.

Kết phiên giao dịch ngày 22/10, cổ phiếu LTG của CTCP Tập đoàn Lộc Trời (sàn UPCoM) đã giảm sàn 13,8%, xác lập mức đáy lịch sử ở mức 8.100 đồng/cp. Khối lượng giao dịch tăng đột biến, gấp 3 lần phiên trước, đạt 4,3 triệu đơn vị - một trong những mức cao nhất trong lịch sử giao dịch của mã này.


Diễn biến cổ phiếu LTG

Phiên giảm mạnh này đến ngay sau thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về quyết định đưa 100,7 triệu cổ phiếu LTG vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 24/10 do doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính quý II và báo cáo soát xét bán niên 2024 đúng hạn.

Trước khi rơi vào tình trạng này, cổ phiếu Lộc Trời đã trải qua chuỗi giảm giá liên tục kể từ tháng 10/2023, khiến thị giá giảm hơn 70%. Dù Lộc Trời vẫn là một tên tuổi lớn trong ngành kinh doanh gạo, sở hữu tài sản gần 12.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong năm 2023 gần như biến mất, dẫn đến áp lực tài chính gia tăng. Các vấn đề trong quản trị doanh nghiệp trong vài tháng gần đây đã góp phần đẩy doanh nghiệp vào tình thế khó khăn.

Cú rơi này cũng ảnh hưởng đến CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã VND - HoSE), cổ đông đang sở hữu gần 3,8 triệu cổ phiếu LTG. Danh mục đầu tư này hiện tạm lỗ 55%, với giá trị gốc đầu tư ban đầu là 115,3 tỷ đồng, nhưng đến cuối tháng 9/2024 chỉ còn 52,3 tỷ đồng.

Bên cạnh hoạt động tự doanh gặp khó, VNDirect cũng chứng kiến sụt giảm trong các mảng cho vay và môi giới, với lợi nhuận sau thuế giảm 21% trong quý III, còn 505 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu đạt 4.113 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.467 tỷ đồng, hoàn thành 73% kế hoạch năm

Diễn biến lạ trên thị trường trong ngày đầu tiên thực hiện thương vụ lớn nhất lịch sử ngành chứng khoán VN

image

Để thực hiện được thương vụ này, công ty dự kiến phải chi ra số tiền khoảng 17.000 tỷ đồng.

Hôm nay, ngày 23/10, CTCP Vinhomes (VHM) - công ty con của Tập đoàn Vingroup (VIC) chính thức tiến hành giao dịch mua 370 triệu cổ phiếu quỹ. Thời gian thực hiện trong khoảng 1 tháng, kết thúc vào ngày 21/11. Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch.

Mục đích mua lại do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.

Phía Vinhomes cũng khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án. Do đó, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ có tác động hạn chế đến các chỉ tiêu về thanh khoản và nợ vay của công ty.

Nếu được thực hiện thành công, mua lại được toàn bộ số cổ phiếu quỹ trên thì đây là thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi lẽ, nếu tính theo thị giá, thương vụ này Vinhomes sẽ chi ra khoảng 17.000 tỷ đồng.

Tính từ thời điểm Vinhomes công bố kế hoạch mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, trị giá cổ phiếu doanh nghiệp này đã tăng khoảng 40%. Nhờ diễn biến tích cực về giá, vốn hóa thị trường cũng theo đó vượt 210.000 tỷ đồng khi kết phiên ngày 22/10.

Diễn biến lạ trên thị trường trong ngày đầu tiên thực hiện thương vụ lớn nhất lịch sử ngành chứng khoán VN- Ảnh 1.

Biến động giá cổ phiếu VHM. Nguồn: Chứng khoán Ngân hàng Đông Á.

Từ đầu tháng 10 đến nay, mã cổ phiếu này đã liên tục tăng giá mạnh. Đặc biệt, từ ngày 16/10, VHM đã có chuỗi 5 ngày liên tiếp tăng giá mạnh với mức tăng tổng cộng hơn 8% thị giá.

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, trong phiên giao dịch bắt đầu mua lại cổ phiếu quỹ của Vinhomes, VHM sẽ tiếp tục leo dốc, về gần với “giá trị thực của công ty”. Tuy nhiên, trên thực tế, phiên giao dịch sáng hôm nay, VHM lại đang giảm giá mạnh.

Bắt đầu phiên giao dịch, VHM đã tăng giá nhẹ, lên mức 48.350 đồng mỗi cổ phiếu, tăng 100 đồng/cổ phiếu so với chốt phiên hôm qua.

Thế nhưng, đà tăng này lại không giữ được lâu khi ít phút sau đó, mã này giảm sâu, có những thời điểm lùi sâu xuống mức 46.500 đồng/cổ phiếu, tương đương mất giá khoảng 1.750 đồng/cổ phiếu (3,8%).

Khép lại phiên 23/10 cũng là ngày đầu tiên trong quá trình mua lại cổ phiếu quỹ kéo dài 30 ngày. Giao dịch rất sôi động với khối lượng khớp lệnh hơn 33,3 triệu đơn vị, cao thứ 2 lịch sử, chỉ sau phiên 7/8. Giá trị khớp lệnh tương ứng đạt gần 1.600 tỷ đồng, cao nhất toàn sàn.

Ngoài ra, cổ phiếu VHM còn xuất hiện 2 giao dịch thoả thuận với tổng khối lượng hơn 4,1 triệu đơn vị đều tại mức giá tham chiếu (48.250 đồng/cp). Tổng giá trị thoả thuận xấp xỉ 200 tỷ đồng. Đáng chú ý, khối ngoại đã quay đầu bán ròng trên cổ phiếu này với khối lượng hơn 1,8 triệu đơn vị, giá trị bán ròng khoảng 87 tỷ đồng.

Cổ phiếu VHM đóng cửa phiên 23/10 giảm 2,6% về mức 47.000 đồng/cp. Vốn hóa thị trường cũng theo đó giảm xuống dưới 205.000 tỷ đồng. Con số này vẫn đủ để Vinhomes đứng thứ 3 trong danh sách doanh nghiệp niêm yết giá trị nhất Việt Nam.

Theo kế hoạch, Vinhomes sẽ mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% tổng khối lượng lưu hành. Giao dịch sẽ được thực hiện thông qua phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận từ ngày 23/10 đến ngày 21/11. Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch.

Mục đích mua lại Vinhomes đưa ra là do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.

Ước tính số tiền Vinhomes có thể phải chi ra cho thương vụ này lên đến hơn 17.000 tỷ. Phía công ty khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án. Do đó, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ có tác động hạn chế đến các chỉ tiêu về thanh khoản và nợ vay của công ty.

Theo báo cáo mới nhất, Chứng khoán SSI, công ty chứng khoán này khuyến nghị mua cổ phiếu VHM với giá mục tiêu là 55.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn hơn 19% so với mức giá hiện tại.

Chứng khoán ACB (ACBS) khuyến nghị mua cổ phiếu VHM, giá mục tiêu 54.600 đồng/cổ phiếu, cao hơn 17% so với giá đóng cửa phiên giao dịch 22/10. ACBS cũng nhận thấy VHM là 1 trong 8 cổ phiếu đón dòng vốn lớn khi TTCK Việt Nam được nâng hạng.

Diễn biến lạ trên thị trường trong ngày đầu tiên thực hiện thương vụ lớn nhất lịch sử ngành chứng khoán VN- Ảnh 2.

Doanh số bán hàng ước tính trong năm 2024 - 2025 của Vinhomes. Nguồn: SSI

Trái ngược với VHM, VIC lại có phiên tăng giá mạnh sáng nay. Mở phiên 23/10, VIC đã tăng “bốc đầu”, có thời điểm hơn 4%.

Một cổ phiếu khác có liên quan đến Vingroup là VinFast đã có cú bứt phá ngoạn mục trên sàn chứng khoán Mỹ với mức tăng 12%, đạt mức giá 4,3 USD/cổ phiếu. Đây cũng là mức giá cao nhất của cổ phiếu này trong vòng 3 tháng qua. Ở mức giá này, vốn hóa của VinFast đạt mức hơn 10 tỷ USD, xếp thứ 7 trong các công ty xe điện trên toàn cầu.

Kinh tế Việt Nam tăng mạnh nhất trong 2 năm, nhiều doanh nghiệp “về đích” sớm chỉ sau 9 tháng

Thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), cho thấy trong 9 tháng của năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận.

Dù đối mặt với nhiều thách thức từ vĩ mô, vốn đến cả thiên tai, song thống kê 9 tháng đầu năm cho thấy nhiều bên đã hoàn thành chỉ tiêu, thậm chí vượt kế hoạch cả năm 2024.

Nhiều DN đã cán đích kinh doanh chỉ sau 9 tháng

Đầu tiên phải kể đến PVOIL (mã chứng khoán OIL), lũy kế 9 tháng đầu năm, sản lượng kinh doanh xăng dầu của PVOIL đạt gần 4,2 triệu m3/tấn, tăng 11% so với cùng kỳ. Tương ứng, doanh thu hợp nhất đạt hơn 94.000 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ và đã vượt 13% kế hoạch năm.

Thông tin từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban), cho thấy trong 9 tháng của năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận. Cụ thể, Uỷ ban ước doanh thu đạt 971.593 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch năm và tăng 15% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế của các tập đoàn, tổng công ty thu về 50.360 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch năm.

Trong đó, nổi trội là Tập đoàn PVN với doanh 9 tháng ước đạt 736.500 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch năm, về đích trước 3 tháng và tăng 12% so với cùng kỳ 2023; nộp ngân sách nhà nước ước đạt 115.200 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch năm, về đích trước 4 tháng và tăng 9% cùng kỳ.

Cũng trong ngành dầu khí, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) thậm chí vượt chỉ tiêu lợi nhuận chỉ sau nửa đầu năm. Năm nay, Petrolimex đặt kế hoạch nhuận trước thuế đạt 2.900 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc nửa đầu năm, Tập đoàn đã vượt 1,5% chỉ tiêu lãi trước thuế với 2.955 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.407 tỷ đồng, tăng 59%.

Hay CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (mã chứng khoán TCM), 7 tháng thì Công ty đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024 với hơn 7 triệu USD, tăng 32% so với cùng kỳ. TCM cũng cho rằng, từ giờ đến cuối năm nếu không xảy ra biến động quá lớn về kinh tế hay địa chính trị, ngành dệt may sẽ tốt lên thêm do thông thường mùa cao điểm dệt may rơi vào quý 4, nhu cầu mua sắm tăng cao.

Ngoài ra, không ít doanh nghiệp đã suýt soát khi đạt 80-90% kế hoạch. Đơn cử, Tập đoàn PAN (mã chứng khoán PAN) đã thực hiện 81% kế hoạch lãi sau 9 tháng 363 tỷ đồng. PAN cho biết ngay cả khi không tính khoản lợi nhuận đột biến từ việc giải quyết tranh chấp tại VFG, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn vẫn đạt mức cao nhất từ trước đến nay với tăng trưởng trên 70%.

Hay CTCP Phát hành sách Tp.HCM Fahasa (mã chứng khoán FHS), Công ty vừa có ước doanh thu 9 tháng hơn 3.200 tỷ đồng, thực hiện đến 80% kế hoạch năm dù thị trường được nhận định khó khăn, sức mua giảm mạnh. Để kích cầu tiêu dùng, Công ty được biết vừa lên chương trình Đón Giáng sinh và khuyến mãi cuối năm với tổng ngân sách đầu tư cho quà tặng, chương trình giảm giá lên đến 10 tỷ đồng…

Kinh tế Việt Nam bất ngờ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm

Ở góc độ vi mô, nền kinh tế Việt Nam cũng đang chứng kiến nhiều cơ hội, thậm chí được đánh là là cửa ngõ đón đầu dòng vốn của ASEAN.

Báo cáo mới nhất từ UOB ghi nhận Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm trong quý 3/2024. Cụ thể, GDP thực tế của Việt Nam trong quý 3 năm 2024 tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo của UOB là 5,7%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3/2022, khi các hoạt động phục hồi mạnh mẽ sau thời kỳ suy thoái do đại dịch.

Theo UOB, kết quả bất ngờ này đã phản ánh khả năng phục hồi của nền kinh tế, bất chấp sự tàn phá của siêu bão Yagi. Việt Nam ước tính sẽ chịu thiệt hại kinh tế hơn 3 tỷ USD do cơn bão Yagi quét qua miền Bắc đất nước, gây ra lũ lụt lớn và 345 người tử vong. UOB cũng vừa tổ chức giải chạy UOB Heartbeat thường niên với hơn 1.500 nhân viên, khách hàng và đối tác kinh doanh tham dự, thu về số tiền kỷ lục gần 700 triệu sẽ chi hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão Yagi tại miền Bắc Việt Nam.

Bão Yagi được biết ảnh hưởng hàng loạt lĩnh vực kinh doanh chính tại Việt Nam, song điểm sáng là sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3 vẫn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc đạt 11,4% so với cùng kỳ; khu vực dịch vụ tăng 7,5%.

Ảnh: Kinh tế Việt Nam tăng nhanh nhất trong 2 năm.

Nhìn chung trong quý 3 năm 2024, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm phần trăm, hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,4%. Cùng với đó, sự gia tăng doanh số ngành bán dẫn kể từ giữa năm 2023 cho thấy đà tăng trưởng có khả năng sẽ được duy trì trong 1-2 quý tới.

Kết quả mới nhất này đã góp phần nới rộng mức tăng 7,09% (đã điều chỉnh) trong quý 2/2024, tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2024 là 6,82% so với cùng kỳ năm trước. UOB cũng đưa ra dự báo tăng trưởng năm 2025 vẫn được duy trì ở mức 6,6%.

Ảnh: Dự báo năm 2025.

Chia sẻ mới đây, đại diện cũng chỉ ra 3 rủi ro chính sẽ tác động đến nền kinh tế và thị trường Đông Nam Á trong phần còn lại của năm 2024 và đến năm 2025:

(i) có thể làm gia tăng hơn nữa rủi ro địa chính trị và đẩy giá năng lượng lên cao;

(ii) không chắc liệu biện pháp kích thích trên diện rộng của Trung Quốc có đủ để thúc đẩy nền kinh tế của nước này hay không;

và (iii) sự bất ổn có tác động lớn nhất – cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5/11. Kết quả của cuộc bầu cử có thể có tác động đáng kể đến nền kinh tế Hoa Kỳ và theo đó là chính sách tiền tệ, lãi suất và đồng đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed). Các nền kinh tế trên toàn thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng.

Bà Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo sắp hầu tòa phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1

image

Bị cáo Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm giai đoạn 1

Ngày 4/11 tới đây sẽ diễn ra phiên tòa phúc thẩm xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan và 47 bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1.

Dự kiến ngày 4/11 tới đây, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1. Phiên tòa được mở theo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bà Trương Mỹ Lan và 47 đồng phạm, trong đó có chồng và cháu gái của bị cáo Lan.

Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 4-25/11, do thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên làm chủ tọa, cùng các Thẩm phán Phạm Công Mười và Lê Thành Long.

Đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM gồm kiểm sát viên cao cấp Võ Phong Lưu, Đặng Quốc Việt và Đỗ Phước Trung.

Trong 48 bị cáo có kháng cáo, bị cáo Trương Mỹ Lan bị tuyên phạt mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Bị cáo Đỗ Thị Nhàn bị TAND TP HCM tuyên án chung thân về tội “Nhận hối lộ”. Bị cáo Nguyễn Cao Trí bị TAND TP HCM tuyên án 8 năm tù về tội “Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Trương Huệ Vân bị TAND TP HCM tuyên án 17 năm tù về tội “Tham ô tài sản”. Bị cáo Chu Lập Cơ bị TAND TP HCM tuyên phạt 9 năm tù về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, bị hại là Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn (SCB); người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan là Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, Công ty CP T&H Hạ Long, Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh có kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND TP HCM.

Theo bản án sơ thẩm, từ năm 2012 đến tháng 10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần tuyệt đối của Ngân hàng SCB (từ 85-91,5% cổ phần).

Qua đó, bị cáo Lan đã chỉ đạo, thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.

Bị cáo Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi hành vi gồm: Tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB; Thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của bị cáo Lan; Thành lập, sử dụng hàng nghìn công ty “ma”, thuê nhiều cá nhân; câu kết với các cá nhân đứng đầu nhiều doanh nghiệp liên quan để thực hiện tội phạm.

Đồng thời, bị cáo Lan cùng đồng phạm còn thông đồng với nhiều công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, “cắt đứt” dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu nhằm che giấu sai phạm, mua chuộc, tác động người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước làm trái công vụ.

Từ ngày 1/1/2012 đến 31/12/2017, bị cáo Lan đã chỉ đạo lập khống 368 hồ sơ vay vốn để rút tiền của SCB sử dụng vào các mục đích khác nhau. Tính đến 17/10/2022, còn dư nợ 132.247 tỷ đồng, không có khả năng thu hồi.

Hành vi của bị cáo Trương Mỹ Lan đã gây hậu quả thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 64.621 tỷ đồng.

Từ ngày 9/2/2018 đến 7/10/2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn, chiếm đoạt của Ngân hàng SCB hơn 304.096 tỷ đồng, gây thiệt hại số tiền hơn 129.372 tỷ đồng.

Lợi nhuận ròng quý 3/2024 của Masan tăng gần 1.400% so với cùng kỳ, WinCommerce lần đầu báo lãi trong một quý

Masan ghi nhận kết quả khả quan từ mảng tiêu dùng bán lẻ và tiết kiệm được chi phí lãi vay

Trong qúy 3/2024, doanh thu thuần của Masan Group đạt 21.487 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có được nhờ sự tăng trưởng từ các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ giúp bù đắp lại hoạt động tái cấu trúc mảng gà trang trại của Masan MeatLife và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn tạm thời của Masan High-Tech Materials.

Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng gần 1.400% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này là thành quả của khả năng sinh lời từ các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ. Ngoài ra công ty còn ghi nhận chi phí lãi vay ròng giảm và việc không phát sinh chi phí do biến động tỷ giá hối đoái. Masan đã phòng ngừa rủi ro 100% khoản vay USD dài hạn kể từ đầu năm.

Đáng chú ý, WinCommerce ghi nhận doanh thu tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8.603 tỷ đồng trên toàn mạng lưới Đóng góp chủ yếu bởi các mô hình cửa hàng mới WIN (phục vụ người mua sắm ở thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ cho người mua sắm ở nông thôn). Mô hình cửa hàng truyền thống đạt tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

LNST của WCM đạt 20 tỷ đồng trong quý 3/2024, lần đầu tiên kể từ thời kỳ COVID. Đây là dấu hiệu rõ ràng của một lộ trình gặt hái lợi nhuận bền vững trong thời gian tới.

Masan Consumer Corporation (UpCOM: MCH) ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 10,4% lên 7.987 tỷ đồng. Con số này được đóng góp bởi chiến lược cao cấp hóa được triển khai trong ngành hàng Thực phẩm tiện lợi và Gia vị giúp đạt tăng trưởng lần lượt 11% và 6,7% so với cùng kỳ. Hoạt động đổi mới trong ngành hàng Đồ uống và Chăm sóc gia đình & cá nhân giúp đạt tăng trưởng lần lượt 18,8% và 12,4% so với cùng kỳ.

Masan MEATLife (MML) ghi nhận mức tăng EBIT 43 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 105 tỷ đồng so với cùng kỳ cho LNST trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) trong quý 3/2024. Đây là quý thứ ba liên tiếp MML báo cáo EBIT dương và quý đầu tiên đạt NPAT Pre-MI dương (20 tỷ đồng) kể từ năm 2023.

Doanh thu thuần của Phúc Long Heritage tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 425 tỷ đồng trong quý 3/2024, chủ yếu nhờ đóng góp từ 21 cửa hàng mới ngoài WCM được mở trong cùng quý. Phúc Long Heritage hiện vận hành 174 cửa hàng trên toàn quốc. Doanh thu LFL hàng ngày của các cửa hàng ngoài WCM tăng 2% so với quý II/2024.

Đại dự án sẽ mang về 30 tỷ USD, là cú hích lớn cho ngành dầu khí Việt Nam năm 2025

Dự án dầu khí Lô B đang nổi lên như một cú hích lớn cho ngành dầu khí Việt Nam vào năm 2025. Được kỳ vọng là “trái tim” của ngành năng lượng quốc gia, dự án này không chỉ giúp ổn định nguồn cung khí đốt mà còn là động lực phát triển kinh tế, tạo ra lợi ích khổng lồ cho các doanh nghiệp dầu khí trong nước.

Lô B – Ngọn hải đăng cho tương lai ngành dầu khí

Dự án dầu khí Lô B, nằm trong chuỗi giá trị dầu khí của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực lớn cho toàn ngành trong giai đoạn 2024-2025. Theo Báo cáo Triển vọng ngành dầu khí 2024-2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí (PSI), đây là một trong những dự án đầu tư thượng nguồn quan trọng với tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 6,7 tỷ USD. Dự án này không chỉ góp phần bù đắp nguồn cung khí tự nhiên đang giảm sút mà còn tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dầu khí trong nước.

\ 0x0
Một số dự án dầu khí lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2024 - 2030. Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí (PSI).

Dự án Lô B - Ô Môn được chính thức khởi công vào tháng 9 năm 2024, với các gói thầu EPCI 1 và EPCI 2 thuộc khâu thượng nguồn đã được triển khai. Theo PSI, dự án này đang trên đà phát triển và khi hoàn thành sẽ cung cấp khí cho các nhà máy điện tại Ô Môn. Dự án này đóng góp vào nguồn cung năng lượng quốc gia với tổng doanh thu dự kiến đạt hơn 30 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2027 đến 2050.

Theo dự phóng của PSI, doanh thu từ thượng nguồn của dự án sẽ vượt qua 1 tỷ USD, đồng thời các mảng dịch vụ khoán và thăm dò có thể mang lại hơn 500 triệu USD từ năm 2025 đến 2050. Ngoài ra, các hợp đồng cho thuê kho nổi chứa dầu (FSO) và dịch vụ vận hành và bảo dưỡng (O&M) cũng dự kiến đóng góp từ 200 triệu đến 300 triệu USD trong giai đoạn này. Những số liệu này cho thấy tiềm năng tài chính mà dự án Lô B mang lại là rất đáng kể.


Doanh thu ước tính và tiến độ thực hiện dự án dầu khí Lô B. Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Dầu Khí (PSI).

Động lực cho phát triển kinh tế vĩ mô

Dự án Lô B đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn khí nhập khẩu, giúp Việt Nam giảm áp lực từ thị trường năng lượng quốc tế vốn luôn biến động. Một nguồn cung khí nội địa ổn định từ dự án này sẽ giúp kiểm soát giá năng lượng trong nước, yếu tố quan trọng để duy trì sự phát triển kinh tế bền vững.

Việc đảm bảo nguồn cung năng lượng nội địa ổn định sẽ giúp giảm thiểu lạm phát chi phí đẩy, một trong những yếu tố gây bất ổn kinh tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh giá dầu toàn cầu có xu hướng dao động mạnh, và Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, dự án còn tạo ra hàng loạt cơ hội việc làm mới trong ngành dầu khí, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua các hiệu ứng lan tỏa mà ngành dầu khí mang lại. Không chỉ cung cấp năng lượng, Lô B còn kích thích đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ như dịch vụ kỹ thuật, vận tải và hạ tầng dầu khí.

Những thách thức và triển vọng phát triển

Dù dự án Lô B có nhiều tiềm năng, vẫn tồn tại một số thách thức đáng lưu ý. Theo PSI, khâu hạ nguồn của dự án vẫn còn một số vướng mắc, đặc biệt trong việc ký kết các hợp đồng PPA cho các nhà máy điện Ô Môn I, II, III và IV. Đây là các bước quan trọng để dự án đi vào giai đoạn triển khai chính thức. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của dự án trong việc thay thế các mỏ khí đang cạn kiệt, PSI lạc quan rằng các vấn đề này sẽ sớm được giải quyết.

Một yếu tố khác cần cân nhắc là xu hướng toàn cầu dịch chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo. Mặc dù nhu cầu dầu và khí vẫn duy trì mức cao trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, năng lượng tái tạo và công nghệ mới như xe điện có thể làm giảm nhu cầu đối với dầu khí. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt là tại Việt Nam, năng lượng hóa thạch vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu năng lượng quốc gia.

Dự án dầu khí Lô B được coi là động lực lớn nhất cho ngành dầu khí Việt Nam trong năm 2025, với những lợi ích kinh tế rõ rệt và tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Không chỉ cung cấp nguồn khí ổn định cho các nhà máy điện, Lô B còn đóng góp vào sự phát triển kinh tế thông qua các cơ hội việc làm và tăng trưởng trong các ngành công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên, để tận dụng được toàn bộ tiềm năng của dự án, Việt Nam cần giải quyết những thách thức hiện tại và tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng dầu khí.

Một doanh nghiệp đem hơn 10% tài sản mua xe VinFast lập hãng taxi mới, cổ phiếu trên sàn tăng vọt 50% sau 2 tháng

image

Việc ký kết hợp đồng với VinFast để mua xe điện trong bối cảnh doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh thêm lĩnh vực mới.

Mới đây, CTCP Tập đoàn 911 (mã: NO1) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua ký kết hợp đồng mua bán xe ô tô và dịch vụ cho thuê pin với VinFast có giá trị gần 45 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý 4/2024.

Theo giới thiệu trên website công ty, việc ký kết hợp đồng với VinFast để mua xe điện trong bối cảnh Tập đoàn 911 đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh thêm lĩnh vực mới với mục tiêu đa dạng hoá nguồn thu bên cạnh kinh doanh thiết bị xây dựng, trạm trộn bê tông, xe nâng,…

Ngày 28/10 tới đây, Tập đoàn 911 sẽ chốt danh sách cổ đông tham gia Đại hội đồng cổ đông bất thường với nội dung đáng chú ý dự kiến bổ sung một số ngành nghề kinh doanh để có thể chính thức mở rộng lĩnh vực kinh doanh mới.

Vượt mục tiêu lợi nhuận sau 9 tháng

Báo cáo tài chính quý 3/2024 của NO1 mới công bố cho biết, doanh thu thuần đạt hơn 226 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, lợi nhuận gộp ghi nhận gần 15 tỷ đồng, tăng gần 150% so với thực hiện quý 3/2023.

Ngoài ra, các khoản chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp được tiết giảm lần lượt 60% và 30%. Kết quả, Tập đoàn 911 báo lợi nhuận sau thuế tăng 26%, ghi nhận gần 5 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Một doanh nghiệp đem hơn 10% tài sản mua xe VinFast lập hãng taxi mới, cổ phiếu trên sàn tăng vọt 50% sau 2 tháng- Ảnh 1.

Nguồn: BCTC quý 3/2024 NO1

Lũy kế 9 tháng đầu năm , công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 672 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 19 tỷ đồng, tăng lần lượt 63% và 211% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, doanh nghiệp đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm (kế hoạch lãi sau thuế 18 tỷ đồng).

Tại thời điểm 30/9/2024, tổng tài sản đạt gần 467 tỷ đồng, tăng gần 7% so với cùng kỳ. Lượng tiền nắm giữ hiện đạt gần 54 tỷ đồng. Như vậy, giá trị hợp đồng Tập đoàn 911 ký kết với VinFast chiếm gần 10% tổng tài sản.

Về phía nguồn vốn, vốn chủ sở hữu gần 328 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận lũy kế chưa phân phối đạt 88 tỷ đồng. Khoản nợ phải trả có giá trị 139 tỷ đồng, chủ yếu là nợ vay 61 tỷ đồng (chiếm 44%).

Kế hoạch lập hãng taxi mới, phát triển hơn 2.200 xe tới cuối năm 2025

Được biết, Tập đoàn 911 tiền thân là Công ty cổ phần Thiết bị Nền móng 911, được thành lập ngày 22/03/2011. Tập đoàn 911 đang kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực mua bán thiết bị xây dựng, trạm trộn bê tông, xe nâng … trong đó các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc với nhiều thương hiệu lớn như XCMG, Zton, Ep Equip …

Trở lại với kế hoạch mở rộng kinh doanh lĩnh vực mới, tại cuộc gặp gỡ 70 doanh nhân đại diện cho 50 hãng xe trong lĩnh vực vận tải tại Hà Nội trong tháng 9/2024 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Lưu Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 chia sẻ, kế hoạch phát triển dịch vụ taxi mang nhãn hiệu “ 911 taxi ” với mục tiêu đến cuối năm 2024 sẽ phát triển hơn 200 xe, tới cuối năm 2025 sẽ mở rộng lên hơn 2.200 xe, tập trung ban đầu phủ kín ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và sau đó sẽ mở rộng sang các khu vực và thành phố khác trên cả nước.

Lý giải về việc hợp tác toàn diện với VinFast để phát triển dịch vụ taxi “xanh”, ông Lưu Đình Tuấn cho biết, với định hướng Net Zero vào năm 2050, Chính phủ đang và tiếp tục tạo hành lang pháp lý khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, đây là cơ sở cho nhóm doanh nghiệp đi đầu tận dụng cơ hội chiếm lĩnh thị phần.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu NO1 đang chứng kiến mức tăng mạnh gần 50% trong vòng 2 tháng trở lại đây. Đóng cửa phiên 22/10, thị giá cổ phiếu dừng ở mức 9.820 đồng/cp.

Một doanh nghiệp đem hơn 10% tài sản mua xe VinFast lập hãng taxi mới, cổ phiếu trên sàn tăng vọt 50% sau 2 tháng- Ảnh 2.

Ở một diễn biến liên quan, Tập đoàn 911 đã ký thêm hợp đồng hợp tác với PMK Construction Sole Co. với mục tiêu cung cấp các thiết bị ngành điện lực tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hợp đồng dự kiến sẽ được triển khai từ cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, với quy mô xuất khẩu trung bình hàng năm đạt khoảng hơn 30 triệu USD.

Bao lâu để cán mốc 5 tỷ USD vốn hóa: FPT “cặm cụi” gần 17 năm, Hòa Phát, Masan, Vingroup,… mất cả chục năm còn Vinhomes sinh ra ở vạch đích

Tính đến ngày 23/10/2024, thị trường chứng Việt Nam đã có tổng cộng 16 doanh nghiệp và ngân hàng có vốn hóa trên 5 tỷ USD.

Trải qua 24 năm hình thành và phát triển, khởi đầu chỉ với 2 công ty đến nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã có hàng nghìn doanh nghiệp niêm yết với tổng vốn hóa khoảng 280 tỷ USD, bằng 65% GDP. Trong đó, tính đến tháng 23/10/2024 đã có tổng 16 doanh nghiệp và ngân hàng có vốn hóa trên 5 tỷ USD.

Nếu không tính các ngân hàng, hiện đang có 10 công ty phi tài chính trên sàn có vốn hóa trên 5 tỷ USD.

Thực tế trong quá khứ, một số doanh nghiệp khác đã từng chạm đến vốn hóa 5 tỷ USD nhưng sau này lại giảm xuống như Masan Group, Novaland, Sabeco…

CHỤC NĂM CHINH PHỤC

Có doanh nghiệp đã mất hàng chục năm kể từ ngày lên sàn để chạm cột mốc vốn hóa 5 tỷ USD. Tuy nhiên lại có một số công ty tiến đến mức đó với thời gian ngắn không tưởng.

FPT là doanh nghiệp trải qua quãng thời gian dài nhất để đến được cột mốc 5 tỷ USD vốn hóa, trong 16 năm 8 tháng. FPT lên sàn vào ngày 13/12/2006 với vốn hóa 1,51 tỷ USD và đạt mức 5 tỷ USD vào ngày 30/8/2023.

Kể từ đó cho đến ngày 15/10/2024, vốn hóa của FPT vẫn liên tục tăng và đã có hơn 30 lần phá đỉnh. Giá trị thị trường của tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam rơi vào khoảng 8 tỷ USD, trong top 10 trên sàn chứng khoán Việt.

Một loạt các công ty khác cũng phải mất nhiều năm khi lên sàn mới có thể đạt được 5 tỷ USD như Hòa Phát (13 năm), Masan Group (11 năm 6 tháng), Vinamilk (9 năm 8 tháng), Vingroup (9 năm)…

SINH RA Ở VẠCH ĐÍCH

Có những DN chỉ cần một thời gian ngắn đã đạt 5 tỷ USD vốn hóa khi lên sàn có khi là vài tháng, thậm chí là vài ngày. Ví dụ như ACV chỉ mất 25 ngày hay Sabeco chỉ mất 7 ngày. Đây là những doanh nghiệp được định giá cao ngay từ thời điểm IPO.

Vinhomes (VHM) ngay phiên giao dịch đầu tiên đã cán mốc 12,7 tỷ USD.

Thương vụ IPO Vinhomes vào năm 2018 được Finance AsiaThe Asset đánh giá là thương vụ IPO thành công nhất hành công nhất khu vực châu Á và Việt Nam trong năm đó. Sau nhiều thăng trầm, tính đến ngày 15/10/2024 vốn hóa của Vinhomes ở quanh mức 8 tỷ USD.

BCTC quý 3: ACB lãi hơn 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận của một DN thủy điện bất ngờ tăng bằng lần

Quý 3/2024, FPT Telecom lãi trước thuế và lãi sau thuế đạt lần lượt 907 tỷ đồng và 717 tỷ đồng trong quý 3, tăng 16% và 14% so với quý 3/2023.

Những DN mới công bố BCTC quý 3/2024 ngày 24/10:

BCTC quý 3/2024 tối ngày 24/10: ACB lãi hơn 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận của một DN thủy điện bất ngờ tăng bằng lần- Ảnh 1.

BCTC quý 3/2024 tối ngày 24/10: ACB lãi hơn 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận của một DN thủy điện bất ngờ tăng bằng lần- Ảnh 2.

Quý 3/2024, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) lãi trước thuế 4.844 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, nhà băng này lãi 15.300 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ, chủ yếu từ tăng trưởng quy mô tín dụng, phí dịch vụ và quản lý chi phí hiệu quả.

Trong qúy 3/2024, doanh thu thuần của Masan Group (MSN) đạt 21.487 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng gần 1.400% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này là thành quả của khả năng sinh lời từ các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ. Ngoài ra công ty còn ghi nhận chi phí lãi vay ròng giảm và việc không phát sinh chi phí do biến động tỷ giá hối đoái.

BCTC quý 3/2024 tối ngày 24/10: ACB lãi hơn 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận của một DN thủy điện bất ngờ tăng bằng lần- Ảnh 3.

Techcombank (TCB) lãi trước thuế 7.214 tỷ đồng trong quý 3/2024, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

FPT Telecom (FPT) vừa công bố báo cáo tài chính quý 3/2024 với doanh thu thuần đạt 4.555 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Kết quả, FPT Telecom lãi trước thuế và lãi sau thuế đạt lần lượt 907 tỷ đồng và 717 tỷ đồng trong quý 3, tăng 16% và 14% so với quý 3/2023.

BCTC quý 3/2024 tối ngày 24/10: ACB lãi hơn 4.800 tỷ đồng, lợi nhuận của một DN thủy điện bất ngờ tăng bằng lần- Ảnh 4.

PVI Holdings (PVI) báo lãi trước thuế giảm 44% còn 198 tỷ đồng. Giá vốn cùng chi phí hoạt động tăng cao là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của công ty này giảm.

CTCP Thaiholdings (THD) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2024 với doanh thu hơn 256 tỷ đồng, tăng gần 71% so với năm trước. Tuy nhiên, công ty này chỉ lãi gộp hơn 6 tỷ đồng trong quý vừa qua. Nhờ doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh, lợi nhuận trước thuế của Thaiholdings tăng 713% lên 33 tỷ đồng.

Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DNH) ghi nhận lãi trước thuế quý 3 giảm 11% đạt hơn 348 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, DNH lãi 615 tỷ, giảm 48% so với cùng kỳ.

The PAN Group (PAN) ghi nhận LNTT quý 3 đạt 361 tỷ, tăng 66% và LNTT 9 tháng đầu năm đạt 822 tỷ, tăng 54% so với cùng kỳ.

KienlongBank (KLB) lãi trước thuế 209 tỷ trong quý 3, giảm 12% và 761 tỷ trong 9 tháng đầu năm, tăng 19%.

Khử trùng Việt Nam (VFG) lãi trước thuế quý 3 tăng 146% đạt 205 tỷ, 9 tháng đầu năm tăng 86% đạt 418 tỷ.

Những DN đã công bố BCTC quý 3/2024 tính đến ngày 24/10:

Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Masan

Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Masan

Tạm tính tại mức thị giá cổ phiếu Masan hiện tại, con gái ông Nguyễn Đăng Quang có thể phải chi ra 785 tỷ đồng cho giao dịch lần này.

Nguyễn Yến Linh – con gái ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan (mã MSN) vừa đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu MSN nhằm mục đích tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 29/10 đến 18/11/2024.

Trước giao dịch, cá nhân này chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu MSN nào. Nếu mua thành công, con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ nâng tỷ lệ sở hữu tại Masan lên 0,66% vốn điều lệ.

Trên thị trường, cổ phiếu MSN đang dừng ở mức 78.500 đồng/cp, tăng hơn 17% so với đầu năm. Tạm tính tại mức thị giá này, con gái ông Nguyễn Đăng Quang có thể phải chi ra 785 tỷ đồng cho giao dịch lần này.

Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Masan- Ảnh 1.

Về kết quả kinh doanh quý 3/2024, doanh thu thuần của Masan đạt 21.487 tỷ đồng, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Điều này có được nhờ sự tăng trưởng từ các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ giúp bù đắp lại hoạt động tái cấu trúc mảng gà trang trại của Masan MeatLife và hoạt động kinh doanh bị gián đoạn tạm thời của Masan High-Tech Materials.

Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng gần 1.400% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này là thành quả của khả năng sinh lời từ các mảng kinh doanh tiêu dùng bán lẻ. Ngoài ra công ty còn ghi nhận chi phí lãi vay ròng giảm và việc không phát sinh chi phí do biến động tỷ giá hối đoái. Masan đã phòng ngừa rủi ro 100% khoản vay USD dài hạn kể từ đầu năm.

Con gái tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu Masan- Ảnh 2.

Đáng chú ý, WinCommerce ghi nhận doanh thu tăng trưởng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 8.603 tỷ đồng trên toàn mạng lưới Đóng góp chủ yếu bởi các mô hình cửa hàng mới WIN (phục vụ người mua sắm ở thành thị) và WinMart+ Rural (phục vụ cho người mua sắm ở nông thôn). Mô hình cửa hàng truyền thống đạt tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. LNST của WCM đạt 20 tỷ đồng trong quý 3/2024, lần đầu tiên kể từ thời kỳ COVID.

Giá căn hộ Gem Riverside tăng từ 30 triệu lên 70 triệu đồng/m2, DXG hủy toàn bộ hợp đồng đặt mua đã ký và tái khởi động dự án với giá mới

Theo báo cáo nhanh của Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) công bố hôm 24/10, DXG xác nhận mục tiêu hủy toàn bộ các hợp đồng đặt mua đã ký trước đây và tái khởi động dự án với mức giá mới.

Báo cáo công ty chứng khoán cho biết, trong cuộc họp ngày 22/10 của DXG lãnh đạo công ty chia sẻ về dự án Gem Riverside, xác nhận mục tiêu hủy toàn bộ các hợp đồng đặt mua đã ký trước đây và tái khởi động dự án với mức giá mới.

Trong đó có 300 hợp đồng đặt mua còn lại dự kiến sẽ được hủy trước khi dự án được tái khởi động vào quý 1/2025. Yuanta Việt Nam trích dẫn nội dung ban lãnh đạo DXG cho biết hai dự án mới nằm gần DXH Riverside (trước đây được biết đến là Gem Riverside, nằm gần khu vực Thủ Thiêm) hiện có giá trên 100 triệu đồng/m2. Việc xây dựng đã được tái khởi động, lễ khởi công diễn ra trong tháng 10. DXG đặt mục tiêu xây dựng xong phần móng và có giấy phép mở bán trước khi chính thức bán hàng, với kỳ vọng điều kiện thị trường trong quý 1/2025 sẽ thuận lợi hơn.

DXG không đưa ra câu trả lời rõ ràng về tác động dài hạn của việc đơn phương hủy hợp đồng đặt mua đối với uy tín thương hiệu của công ty và giá bán mới sau khi hủy các hợp đồng đặt mua. Ban lãnh đạo chỉ nói rằng đây là tình huống không mong muốn do sự kéo dài trong các thủ tục hành chính; và HĐQT đã đưa ra quyết định trên sau khi cân nhắc kỹ lưỡng về sự cân bằng lợi ích của Công ty và người mua nhà. Những người mua bị ảnh hưởng có hai lựa chọn: (1) nhận lại tiền đặt cọc (khoảng 250 triệu đồng) với lãi suất bồi thường 10-15%/năm, hoặc (2) mua căn hộ với giá mới với giá bán đã được giảm giá (mức giảm không được tiết lộ).

YSVN đánh giá việc DXG đơn phương hủy hợp đồng không hoàn toàn bất ngờ, vì trước đó DXG đã nhiều lần hối thúc khách hàng hủy các hợp đồng mở bán do những bất ổn của dự án. Vào thời điểm ký kết ban đầu, các căn hộ được định giá khoảng 30 triệu đồng/m2, nhưng hiện giá thị trường đã tăng lên hơn 70 triệu đồng/m2.

Thông tin giới thiệu dự án Gem Riverside vào năm 2019. Dự án Gem Riverside nằm đối diện dự án Palm City đầu tư bởi Liên doanh giữa Keppel Land - Trần Thái - Tiến Phước.

Gem Riverside có diện tích 6.7ha, tọa lạc tại TP. Thủ Đức, TPHCM. Báo cáo phát hành ngày 23/10 của CTCP Chứng khoán Vietcap cho biết DXG đã nhận được giấy phép xây dựng cho dự án này vào tháng 9/2024. DXG đang đàm phán với các khách hàng cũ (khoảng 300 căn) đã ký thỏa thuận mua nhà tại dự án với Công ty từ năm 2019. Công ty đặt kế hoạch hoàn thành phần móng và mở bán trong quý 1/2025. Vietcap cho biết dự án này sẽ bắt đầu mở bán trong năm 2025 và bàn giao từ năm 2027.

Ở diễn biến khác, YSVN thông tin đầu tháng 10, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu DXG giải quyết các nghĩa vụ đối với người mua nhà tại dự án Gem Sky World - như việc giao nhà chậm và các vấn đề tài chính—trước ngày 05/10. Nếu không tuân thủ, dự án có thể bị đình chỉ tất cả các thủ tục hành chính. Ngoài ra, một tài liệu lưu hành trên thị trường cho thấy cơ quan thuế đã mở ra một cuộc điều tra vào ngày 23/09 về các giao dịch nghi vấn liên quan đến ông Lương Trí Thìn, cựu Chủ tịch HĐQT DXG và hiện là Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của DXG.

YSVN trích dẫn trong buổi họp ngày 22/10, DXG cho biết đã hoàn thành tất cả cơ sở hạ tầng và sẵn sàng mở bán giai đoạn tiếp theo của dự án Gem Sky World. DXG hiện đang đàm phán với khoảng 700 người mua nhà để hoàn tất quy trình giao nhà và dự định sẽ sớm triển khai giai đoạn tiếp theo.

Vietcap cho biết khoảng 60% sản phẩm tại dự án Gem Sky World đã được bán (gần như đi ngang so với cuối năm 2023), với 40% đã được bàn giao, dẫn đến lượng backlog khoảng 700 căn còn có thể bàn giao và ghi nhận, trong đó DXG dự kiến khoảng 30-40 căn sẽ được ghi nhận trong quý 4/2024.

DGC và công ty “cháu” cùng tạm ứng cổ tức, nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch HĐQT DGC Đào Hữu Huyền dự thu gần 600 tỷ đồng.

Ông Đào Hữu Huyền và doanh nghiệp liên quan sắp nhận về 600 tỷ đồng

DGC và công ty “cháu” cùng tạm ứng cổ tức, nhóm cổ đông liên quan Chủ tịch HĐQT DGC Đào Hữu Huyền dự thu gần 600 tỷ đồng.

HĐQT CTCP Phốt Pho Apatit Việt Nam (UPCoM: PAT) vừa thông báo sẽ chốt danh sách tạm ứng cổ tức năm 2024 tỷ lệ 70% bằng tiền (7.000 đồng/cp), tương ứng dự chi 175 tỷ đồng. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/11 và ngày thanh toán vào 20/12/2024, tức 1 tháng sau ngày chốt danh sách.

Hóa Chất Đức Giang đang nắm quyền chi phối PAT thông qua công ty con sở hữu 100% vốn là CTCP Hóa chất Đức Giang - Lào Cai (DGL). Tại ngày 30/09/2024, DGL đang sở hữu 51% vốn PAT; ông Đào Hữu Huyền - Chủ tịch HĐQT PAT nắm 7,69% vốn và ông Đào Hữu Duy Anh - con trai ông Huyền nắm 9,04%.

Như vậy, với việc nắm quyền chi phối tới gần 68% vốn PAT, ước tính Chủ tịch Đào Hữu Huyền và các doanh nghiệp có liên quan nhận về 118 tỷ đồng cổ tức đợt này.


Cha con Chủ tịch Đào Hữu Huyền.

Trong diễn biến liên quan, HĐQT Hóa chất Đức Giang cũng thông báo 19/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền để tạm ứng cổ tức năm 2024 tỷ lệ 30% bằng tiền (3.000 đồng/cp). Với gần 380 triệu cp đang lưu hành, ước tính DGC cần chi 1.139 tỷ đồng tạm ứng cổ tức. Ngày thanh toán dự kiến 20/12/2024, trùng với ngày tạm ứng cổ tức với công ty con PAT.

Hiện, nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT DGC Đào Hữu Huyền nắm giữ tới 40,75% vốn DGC, dự kiến thu về tối thiểu 460 tỷ đồng tiền cổ tức đợt này. Như vậy, nhóm liên quan đến ông Đào Hữu Huyền được hưởng 578 tỷ đồng.

DGC mạnh tay tạm ứng cổ tức sớm trong bối cảnh số dư tiền nhàn rỗi tính đến ngày 30/09/2024 đạt gần 11.400 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản. Lãi sau thuế chưa phân phối lên tới 7.600 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc quý 3/2024, Hóa chất Đức Giang lãi ròng 706 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước, mặc dù doanh thu tăng 4% lên 2,558 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng, lãi ròng ở mức 2.329 tỷ đồng, giảm 6% và thực hiện được gần 75% kế hoạch năm.

Trong khi đó, công ty con gián tiếp là PAT lãi ròng hơn 67 tỷ đồng trong quý 3, giảm 19% so với cùng kỳ. Công ty cho biết ngoài việc hụt thu ở hoạt động tài chính, việc chịu áp lực tăng ở chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là tác nhân chính khiến lợi nhuận suy giảm. Tính chung 9 tháng, lãi ròng ở mức 184 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ và đạt 80% mục tiêu lợi nhuận năm.

Một chính sách quan trọng sắp được triển khai trên thị trường chứng khoán Việt Nam, mở rộng cánh cửa đón “sóng” đầu tư nước ngoài

Phó Chủ tịch UBCKNN chia sẻ Thông tư số 68/2024/TT-BTC là kết quả của quá trình xây dựng văn bản rất khẩn trương, minh bạch, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa cơ quan quản lý, cơ quan vận hành và các thành viên thị trường trong việc thực hiện mục tiêu nâng hạng và xây dựng một thị trường chứng khoán ngày càng an toàn, toàn diện, lành mạnh, hội nhập và phát triển bền vững.

Ngày 24/10/2024, tại trụ sở cơ quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC ngày 18/9/2024 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch chứng khoán; bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán; hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải dự và chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có đại diện Lãnh đạo các đơn vị thuộc UBCKNN, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Sở GDCK Tp. HCM, Sở GDCK Hà Nội, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam và gần 200 đại biểu là lãnh đạo của các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng thanh toán.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: TT&QHCC

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải cho biết dù mới phát triển trong 24 năm nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những cột mốc đáng ghi nhận với quy mô thị trường (bao gồm cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu) đã đạt gần 100% GDP, giao dịch bình quân phiên đạt hơn 01 tỷ USD/phiên. Thị trường có hơn 8 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư, chiếm khoảng 10% dân số Việt Nam hiện nay.

Phó Chủ tịch UBCKNN chia sẻ Thông tư số 68/2024/TT-BTC là kết quả của quá trình xây dựng văn bản rất khẩn trương, minh bạch, thể hiện sự phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa cơ quan quản lý, cơ quan vận hành và các thành viên thị trường trong việc thực hiện mục tiêu nâng hạng và xây dựng một thị trường chứng khoán ngày càng an toàn, toàn diện, lành mạnh, hội nhập và phát triển bền vững. Để tiếp tục hướng tới mục tiêu nâng hạng và duy trì kết quả nâng hạng, cũng như hướng tới các mục tiêu lâu dài trong việc phát triển thị trường chứng khoán, cơ quan quản lý cùng các thành viên thị trường cần chung tay để triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC.

“Hội nghị được tổ chức với mục tiêu để giới thiệu các điểm mới được quy định tại Thông tư số 68/2024/TT-BTC và quan trọng hơn là để cơ quan quản lý, vận hành cùng trao đổi, thảo luận với các thành viên thị trường về công tác chuẩn bị, triển khai áp dụng nhằm nâng cao tính hiệu quả, hiệu lực trong triển khai thi hành Thông tư trong thực tế”, Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TT&QHCC

Tại Hội nghị, đại diện Vụ Phát triển thị trường chứng khoán - UBCKNN giới thiệu các nội dung quy định tại Thông tư số 68/2024/TT-BTC. Tiếp đó, đại diện VSDC đã chia sẻ những nội dung sẽ sửa đổi, bổ sung tại Dự thảo các quy chế của VSDC liên quan gồm: Quy chế Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán tại VSDC, Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại VSDC, Quy chế thành viên lưu ký tại VSDC.

Hội nghị cũng được nghe ý kiến của nhiều ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán về công tác chuẩn bị triển khai Thông tư của đơn vị. Đại diện các Ngân hàng Lưu ký, CTCK đánh giá Thông tư số 68/2024/TT-BTC là căn cứ pháp lý quan trọng tiếp tục mở rộng cánh cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam và chia sẻ những phản hồi tích cực của các nhà đầu tư, các khách hàng. Từ các quy định này, NĐT nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận thông tin một cách bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước. NĐT nước ngoài là tổ chức có thể đầu tư vào TTCK Việt Nam với các điều kiện thuận lợi, cởi mở hơn, với chi phí thấp hơn, giảm thiểu các rủi ro về tỷ giá, hoán đổi danh mục đầu tư… Đồng thời, các công ty chứng khoán cũng cho biết đã và đang tích cực chuẩn bị đầy đủ về quy trình nghiệp vụ, nhân lực, hệ thống, cơ chế quản trị rủi ro và nguồn vốn để triển khai thực hiện Thông tư.

Hội thảo đã dành nhiều thời gian để cơ quan quản lý, vận hành và các thành viên thị trường cùng trao đổi, thảo luận về tính sẵn sàng của các ngân hàng lưu ký, công ty chứng khoán, khách hàng cũng như những công việc cần thiết cần tiếp tục thực hiện để triển khai các quy định mới tại Thông tư.

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch UBCKNN Bùi Hoàng Hải đánh giá cao sự ủng hộ, cố gắng, nỗ lực của các thành viên thị trường trong thời gian qua, cũng như tinh thần làm việc nghiêm túc, thống nhất trong buổi Hội nghị hôm nay. Đồng thời, Phó Chủ tịch đề nghị các thành viên thị trường tiếp tục duy trì sự phối hợp nghiêm túc, chặt chẽ, đồng hành cùng cơ quan quản lý thị trường để triển khai Thông tư số 68/2024/TT-BTC an toàn, hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu nâng hạng cũng như các mục tiêu lâu dài trong việc phát triển thị trường chứng khoán.

Thông tư 68/2024/TT-BTC có một số điểm đáng chú ý gồm: (1) Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (Non Pre-funding solution – NPS) và (2) Lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh. Đây được giới chuyên gia đánh gia là một bước tiến gần hơn để thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng các yêu cầu nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Ông Putin xuất hiện tại hội nghị BRICS với tờ tiền lạ trên tay: Sự thật tin đồn về đồng tiền thay thế USD

BRICS vẫn chưa chính thức công bố việc ra mắt đồng tiền riêng, tuy nhiên, nó đã là tâm điểm của các cuộc thảo luận trong khối trong nhiều năm qua.

Chuyên trang về tiền điện tử Crypto Times (Ấn Độ) đưa tin, trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra từ ngày 22-24/10 ở Kazan (Nga) là tìm kiếm các biện pháp để giảm sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ, đặc biệt là khi xét đến việc sử dụng đồng tiền này như một công cụ chính trị.

Tại hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh xa đồng đô la Mỹ, mà ông mô tả là được sử dụng như một “vũ khí”.

Theo số liệu của chính phủ Nga, gần 95% thương mại giữa Nga và Trung Quốc hiện đang được thực hiện bằng đồng rúp và nhân dân tệ, minh họa cho sự dịch chuyển trong thương mại song phương khỏi đồng đô la Mỹ.

Tổng thống Putin còn kêu gọi thiết lập một nền tảng thanh toán độc lập mà không cần tới hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, nhằm giảm thêm sự phụ thuộc vào các hệ thống tài chính phương Tây.

Cũng tại hội nghị, phát biểu với những người tham dự, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lý do tại sao hệ thống thanh toán mới của BRICS lại quan trọng đối với những nhóm tiếp tục tìm kiếm một thế giới đa cực.

“Cần phải cải cách cấu trúc tài chính quốc tế một cách cấp thiết”, ông Tập nói. "BRICS phải đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy một hệ thống mới phản ánh tốt hơn những thay đổi sâu sắc trong cán cân quyền lực kinh tế quốc tế.”

Theo Crypto Times, ngay lập tức xuất hiện tin đồn trên mạng xã hội, nói rằng tại hội nghị thượng đỉnh lần này, Tổng thống Nga Putin đã công bố đồng tiền BRICS để thay thế đồng đô la.

Theo đó, “tờ tiền” BRICS được nhìn thấy trên tay Tổng thống Nga có hình quốc kỳ của năm nước thành viên BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) được kết nối với nhau để tạo thành một vòng tròn. “Tờ tiền” có mệnh giá 100. Mặt sau của “tờ tiền” là quốc kỳ của các nước dường như đang muốn tham gia BRICS.

Ông Putin xuất hiện tại hội nghị BRICS với tờ tiền lạ trên tay: Sự thật tin đồn về đồng tiền thay thế USD- Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình tin đồn trên mạng xã hội X, cho rằng ông Putin đã “vén màn” đồng tiền mới của BRICS

Nhưng thực tế không phải vậy.

Theo trang tin lenta.ru của Nga, ông Putin đã được tặng “tờ tiền tượng trưng” của BRICS tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Kazan. Nhà lãnh đạo Nga xem xét “tờ tiền”, mỉm cười và trao nó cho Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina.

Hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) đưa tin, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, “tờ tiền BRICS” mang tính tượng trưng này “được in bởi người dân của chúng tôi, có lẽ từ Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc một tổ chức khác” và nó phản ánh “sự hợp tác trong khuôn khổ BRICS”.

Theo ông Peskov, bà Nabiullina không thích “tờ tiền BRICS” này và giải thích lý do rằng người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Nga chỉ đơn giản là giám sát tiền tệ quốc gia rất chặt chẽ.

Vẫn còn quá sớm để tạo ra một đồng tiền BRICS riêng

Lenta.ru đưa tin, vài ngày trước đó, trong cuộc gặp với người đứng đầu cơ quan truyền thông của các nước thành viên BRICS, Tổng thống Nga Putin đã nói rằng còn quá sớm để tạo ra một đồng tiền BRICS riêng. Theo ông Putin, vấn đề này vẫn chưa chín muồi và chưa cần phải vội vàng.

Ông Putin xuất hiện tại hội nghị BRICS với tờ tiền lạ trên tay: Sự thật tin đồn về đồng tiền thay thế USD- Ảnh 2.

Tổng thống Nga Vladimir Putin được tặng “tờ tiền BRICS” mang tính tượng trưng tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS diễn ra từ ngày 22-24/10 ở Kazan (Nga). Ảnh: brics-russia2024.ru

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cũng cho biết, việc tạo ra một đồng tiền BRICS riêng hiện chưa được xem xét; đồng thời nói về việc xem xét vấn đề tạo ra một hệ thống thanh toán tài chính thay thế.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Alexander Babakov gọi việc tạo ra một sàn giao dịch duy nhất của các nước BRICS là điều kiện để tạo ra một loại tiền tệ riêng của liên minh. Ngoài ra, theo ông Babakov, điều này sẽ cho phép các nước BRICS rời xa đồng đô la và tiến hành thanh toán bằng tiền tệ quốc gia. Nhờ đó, sự phụ thuộc vào biến động tiền tệ sẽ giảm bớt và chủ quyền tài chính của các nước thành viên BRICS sẽ được củng cố.

Chuyên gia công nghiệp người Nga Leonid Khazanov tin rằng đồng tiền BRICS riêng trong tương lai có thể thay thế đô la Mỹ trên thị trường tiền tệ toàn cầu và khu vực. Ông Khazanov nhận định, tổ chức phát hành nó có thể là Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), được BRICS thành lập vào năm 2014.

Ngân hàng Nhà nước có động thái mới, tỷ giá USD lập tức quay đầu giảm

Phản ứng sau động thái của Nhà điều hành, tỷ giá USD/VND trên cả thị trường liên ngân hàng và thị trường ngân hàng - dân cư đã quay đầu giảm.

Hôm nay (25/10), tỷ giá trung tâm tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 24.255 VND/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Đây là lần đầu tiên NHNN giảm tỷ giá trung tâm sau 8 phiên tăng liên tiếp.

Với biên độ 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch nằm trong khoảng từ 23.042 - 25.468 VND/USD.

Tỷ giá bán cũng được Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước tiếp tục niêm yết ở mức 25.450 VND/USD. Trước đó, trong chiều ngày hôm qua, NHNN đã tăng giá bán USD can thiệp niêm yết tại Sở Giao dịch từ mức 25.423 VND/USD lên 25.450 VND/USD. Đồng thời, theo một số nguồn tin trên thị trường liên ngân hàng, Nhà điều hành đã có thông báo tới các ngân hàng về việc nối lại hoạt động bán ngoại tệ can thiệp ngoại tệ theo hình thức giao ngay, tại mức tỷ giá 25.450 VND/USD.

Trước đó, từ ngày 19/4/2024, NHNN đã chính thức công bố việc bán can thiệp ngoại tệ cho các ngân hàng có trạng thái ngoại tệ âm để chuyển trạng thái ngoại tệ về 0, với mức bán tỷ giá can thiệp là 25.450 đồng. Khi đó, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết đây là biện pháp rất mạnh mẽ của NHNN nhằm đảm bảo giải tỏa tâm lý thị trường, đảm bảo nguồn cung thị trường, đảm bảo đầy đủ nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế. Và chỉ trong vòng từ tháng 4 đến đầu tháng 6, NHNN đã phải bán ra khoảng 6 tỷ USD để bình ổn thị trường ngoại tệ.

Phản ứng sau động thái của Nhà điều hành, tỷ giá USD trên thị trường liên ngân hàng chốt phiên 24/10 ở mức 25.400 VND/USD, giảm 35 đồng so với phiên 23/10 và về dưới giá bán can thiệp của NHNN. Dù vậy, tính từ đầu tháng 10 đến nay, giá USD trên thị trường liên ngân hàng đã tăng hơn 800 đồng, tương đương 3,2%.

Theo Bộ phận nghiên cứu thị trường của Ngân hàng ACB, thông tin Kho bạc Nhà nước (KBNN) tiếp tục mua thêm 240 triệu USD trong ngày thứ Sáu đã có những tác động nhất định đến tâm lý giao dịch trên thị trường. Tuy nhiên, việc NHNN vào chiều qua thông báo nối lại việc cung ứng USD kể từ ngày 24/10 tại mức giá 25.450 phần nào đã giúp gỡ nút thắt về nguồn cung ngoại tệ của thị trường lúc này.

“Dự báo tỷ giá USD liên ngân hàng có thể duy trì quanh mức 25.400 trong ngày hôm nay trước khi tín hiệu hạ nhiệt bắt đầu xuất hiện vào tuần tới”, nhóm nghiên cứu của ACB cho hay.

Chung xu hướng với thị trường liên ngân hàng, tỷ giá USD/VND niêm yết tại các ngân hàng cũng được điều chỉnh giảm trong sáng nay. Theo đó, tất cả ngân hàng lớn hiện đều niêm yết giá bán USD tại mức 25.467 VND/USD, giảm 6 đồng so với mức ghi nhận cùng thời điểm ngày hôm qua và tương đương mức điều chỉnh của tỷ giá trung tâm. Dù vậy, hiện giá bán USD vẫn được các ngân hàng niêm yết ở mức sát trần, chỉ thấp hơn 1 đồng so với giá tối đa được giao dịch.

Mặt khác, nhiều ngân hàng cũng giảm giá mua USD từ dân cư với mức điều chỉnh mạnh hơn giá bán, dao động trong khoảng 6 - 55 đồng/USD so với mức ghi nhận cùng thời điểm ngày hôm qua.

Tỷ giá USD niêm yết tại các ngân hàng lúc 9h30 sáng ngày 25/10

Tính từ đầu tháng 10 đến nay, giá USD tại các ngân hàng tăng khoảng 730 đồng, tương đương mức tăng gần 3%; qua đó đưa tổng mức mất giá từ đầu năm của đồng VND so với USD lên 4,3%. Đồng thời, giá USD niêm yết tại các ngân hàng đều đã tiến sát mức đỉnh lịch sử gần 25.500 đồng được tạo lập vào tháng 4/2024.

Trên thị trường tự do, giá USD đang được các điểm thu đổi ngoại tệ giao dịch tại mức 25.700 VND/USD ở chiều mua và 25.800 VND/USD ở chiều bán, không thay đổi so với mức khảo sát ngày hôm qua . Tính từ đầu tháng 10, giá USD tự do hiện đã tăng khoảng 700 đồng, tương đương tăng 2,8%.

Sau khi lao dốc vào tháng 8 và tháng 9, tỷ giá USD/VND đã bật tăng mạnh trở lại trong tháng 10. Diễn biến trên xuất hiện trong bối cảnh đồng bạc xanh chuẩn bị bước sang tuần tăng giá thứ tư liên tiếp. Theo đó, chỉ số đồng USD - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác đã tăng hơn 3% kể từ đầu tháng 10.

Đồng USD bật tăng sau khi các dữ liệu kinh tế khả quan của Mỹ khiến giới đầu tư giảm bớt kỳ vọng về khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất mạnh tay. Đồng USD cũng được cho là hưởng lợi nhờ nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn do lo ngại về xung đột leo thang ở Trung Đông và khả năng ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ .

Đối với thị trường trong nước, bên cạnh sức ép từ thị trường quốc tế, tỷ giá cũng chịu sức ép do nhu cầu ngoại tệ có xu hướng gia tăng.

Theo giới phân tích, nhu cầu ngoại tệ thanh toán của nhóm doanh nghiệp nhập khẩu và FDI phát sinh trong nửa đầu tháng 10 kết hợp với đà tăng mạnh của đồng USD trên thị trường thế giới là yếu tố chính hỗ trợ cho đà tăng của tỷ giá USD/VND trong tháng 10. Bên cạnh đó, nhu cầu mua ngoại tệ từ Kho bạc Nhà nước cũng là một trong những yếu tố khiến giá ngoại tệ tăng nhanh gần đây.

[Theo Nhịp sống Thị trường]