Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Thị trường lao dốc nhưng cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, VN-Index mất mốc 1.280 điểm

Thị trường lao dốc nhưng cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, VN-Index mất mốc 1.280 điểm

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai tiếp đà “thăng hoa” khi có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp trong ngày chỉ số VN-Index mất mốc 1.280 điểm.

Cụ thể, kết phiên 16/10, giá cổ phiếu QCG ở mức 9.130 đồng/cổ phiếu, tăng 6,91% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt 372 nghìn đơn vị.

Đáng chú ý, đây là phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp của mã cổ phiếu bất động sản này. Cùng khoảng thời gian này, thị trường chứng khoán chứng kiến nhịp điều chỉnh đi xuống, thị trường có 3 phiên rực lửa liên tiếp, chỉ số VN-Index mất mốc 1.280 điểm.

Thị trường lao dốc nhưng cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, VN-Index mất mốc 1.280 điểm- Ảnh 1.

Ngược dòng thị trường, cổ phiếu QCG có phiên tăng trần thứ 3 liên tiếp. (Nguồn: Cafef)

Như vậy, cổ phiếu QCG đã có phiên thứ 6 tăng điểm liên tiếp (gồm 3 phiên tăng trần), thị giá mã cổ phiếu này đã tăng 34,1%, tương ứng tăng 2.320 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường, cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị nhà đầu tư “xả” mạnh, khi loạt mã cổ phiếu bluechip của nhóm này chìm trong sắc đỏ như VIC -0,36%, VRE -0,53%, NVL -2,39%, DIG -1,72%, KDH -1,22%, NLG -2,05%, PDR -1,99%, …

Các cổ phiếu VHM, SJS, VPI, TCH, DXG, … may mắn giữ được sắc xanh, với thị giá tăng dưới 1%.

VN-Index mất mốc 1.280 điểm

Thị trường chứng khoán tiếp đà “lao dốc”, đà bán vẫn áp đảo hoàn toàn dòng tiền mua của các nhà đầu tư, đặc biệt là trong phiên chiều.

Kết phiên 16/10, chỉ số VN-Index giảm 1,6 điểm, xuống 1.279,48 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 0,69 điểm, xuống 228,26 điểm. Ngược chiều, chỉ số UPCoM-Index tăng 0,15 điểm, lên 92,32 điểm.

Hôm nay, thanh khoản trên toàn thị trường xuống thấp kỷ lục, tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn chỉ đạt hơn 14.600 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt hơn 13.300 tỷ đồng.

Thị trường lao dốc nhưng cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, VN-Index mất mốc 1.280 điểm- Ảnh 2.

Sắc đỏ bao phủ thị trường, VN-Index mất mốc 1.280 điểm.

Tương tự cổ phiếu bất động sản, hôm nay các nhà đầu tư vẫn tiếp tục “xả” mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng với SSB -4,02%, LPB -1,4%. Theo sau là các cổ phiếu MBB, MSB, HDB, STB, TCB, ACB, VIB, SHB, BID, … đều giảm dưới 1%.

Ngược dòng, tăng mạnh nhất tại nhóm ngân hàng trong phiên 16/10 là cổ phiếu EIB của Eximbank, khi tăng 1,37% lên 18.450 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu khớp lệnh đạt hơn 10,7 triệu đơn vị.

Thị trường lao dốc nhưng cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai (QCG) vẫn tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp, VN-Index mất mốc 1.280 điểm- Ảnh 3.

Cổ phiếu EIB của ngân hàng Eximbank tăng điểm trở lại ngay sau khi nhà băng này lên tiếng phủ nhận “tin đồn”. (Nguồn: Cafef)

Động thái này xảy ra sau khi nhà băng này lên tiếng về thông tin “hệ thống Eximbank có nguy cơ sụp đổ”, khẳng định văn bản không xuất phát từ phía ngân hàng.

Theo sau là các cổ phiếu VCB, TPB, CTG may mắn giữ được sắc xanh với đà tăng dưới 1%.

Tại các nhóm ngành khác, một số mã cổ phiếu bluechip may mắn ngược dòng thị trường trong phiên hôm nay gồm MWG +1,71%, SAB +1,23%, VNM +1,05%, GVR +0,98%, BVH +0,23%, …

Trong khi, các cổ phiếu FPT, HPG, MSN, VJC, GAS, PLX, … chìm trong sắc đỏ.

Khối ngoại duy trì đà bán ròng trên sàn HoSE lên phiên thứ 4 liên tiếp, với giá trị bán ròng hơn 330 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại bản ra nhiều nhất cổ phiếu FPT với giá trị 69,9 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu HDB (54,06 tỷ đồng), cổ phiếu VHM (48,77 tỷ đồng), cổ phiếu DBC (45,79 tỷ đồng), cổ phiếu VCB (35,07 tỷ đồng), …

Ở chiều mua vào, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu STB của Sacombank với giá trị 67,16 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu MWG (48,61 tỷ đồng), cổ phiếu MSN (23,07 tỷ đồng), cổ phiếu EIB (22,76 tỷ đồng), cổ phiếu TPB (22,13 tỷ đồng), …

Tòa tuyên án bà Trương Mỹ Lan

TP HCMTòa sẽ đưa ra phán quyết đối với bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm về sai phạm trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, đồng thời xử lý khối tài sản kê biên để bồi thường cho 35.824 trái chủ.

** Tiếp tục cập nhật*

Sáng 17/10, sau gần một tháng xét xử và nghị án, TAND TP HCM bắt đầu công bố bản án đối với bà Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, và 33 bị cáo.

Hồ sơ và lời khai của các bị cáo tại tòa thể hiện, bà Lan và đồng phạm đã thực hiện hàng loạt hành vi: Lừa đảo chiếm đoạt 30.081 tỷ đồng của 35.824 trái chủ thông qua việc phát hành trái phiếu khống; Rửa tiền 445.747 tỷ và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (4,5 tỷ USD - tương đương 106.730 tỷ đồng).

Bà Trương Mỹ Lan trước giờ tuyên án, sáng 17/10. Ảnh: Quỳnh Trần

Bà Trương Mỹ Lan trước giờ tuyên án, sáng 17/10. Ảnh: Quỳnh Trần

Ở tội lừa đảo, từ năm 2018 đến năm 2020, bà Lan cùng các nhân sự chủ chốt tại Ngân hàng SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) đã họp bàn sử dụng 4 công ty thuộc tập đoàn (Công ty An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra) để phát hành 25 mã trái phiếu khống, không có tài sản đảm bảo. Bằng các thủ đoạn gian dối, bà Lan và đồng phạm đã bán trái phiếu cho gần 36.000 bị hại, chiếm đoạt hơn 30.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt các bị cáo sử dụng vào việc chi trả nợ, chi dự án, chuyển trái phép ra nước ngoài.

Đối với tội Rửa tiền, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, bà Lan nhằm che giấu nguồn gốc và hợp thức số tiền hơn 415.000 tỷ tham ô của SCB (ở giai đoạn một vụ án), đã chỉ đạo các thuộc cấp thực hiện nhiều thủ đoạn chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB; hoặc chuyển khoản cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản. Hành vi này nhằm tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền.

Tổng hợp với số tiền lừa đảo chiếm đoạt của các trái chủ (hơn 30.000 tỷ đồng), bà Lan và đồng phạm đã thực hiện hành vi Rửa tiền tổng cộng 445.747 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong vòng 10 năm (từ 27/10/2012 đến 7/10/2022) đã có 21 công ty thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ USD. 21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nhận tiền từ nước ngoài chuyển về trái quy định, với 152 giao dịch (tổng cộng hơn 3 tỷ USD). Như vậy, bà Lan và đồng phạm đã Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới hơn 4,5 tỷ USD.

Quá trình xét xử, bà Lan không kêu oan, nhiều lần nhắc lại quan điểm "tôn trọng nội dung VKS truy tố. Song, bà cho rằng không phải là người đề ra chủ trương phát hành trái phiếu, không chiếm đoạt tiền của các trái chủ. Tuy nhiên, bà cam kết dùng toàn bộ tài sản của mình để bồi thường cho 35.824 trái chủ.

Trong phần tự bào chữa và nói lời sau cùng, bà Lan nhiều lần khóc, tỏ ra ân hận trước những việc đã xảy ra, và nói đã phải trả giá quá đắt. Bà không nghĩ rằng cuộc đời của mình cuối cùng lại kết thúc như vậy, song bà coi như “đây là định mệnh nên chấp nhận”. Bà cũng bày tỏ hối hận vì tham gia vào công việc tái cơ cấu SCB, “không ngờ cỗ máy SCB lại tốn nhiều tiền thế”, cũng như khiến hàng chục nghìn bị hại phải khổ, gần 100 người khác phải rơi vào vòng lao lý.

Các bị cáo khác đều thừa nhận hành vi phạm tội, song cho rằng lúc thực hiện hành vi không nhận thức được sai phạm, hoặc thực hiện theo chỉ đạo của bà Lan và cấp trên. Hầu hết đều tỏ ra ăn năn hối hận về những việc làm của mình và xin lỗi các trái chủ. Họ xin tòa xem xét bối cảnh để có phán quyết nhân văn, khoan hồng.

Ông Chu Lập Cơ - chồng bà Lan, ở khu vực ngoài phòng xử chính, luôn dán mắt vào màn hình trực tuyến các diễn biến xảy ra bên trong phòng xử. Ảnh: Như Quỳnh

Ông Chu Lập Cơ - chồng bà Lan, ở khu vực ngoài phòng xử chính, luôn dán mắt vào màn hình trực tuyến các diễn biến xảy ra bên trong phòng xử. Ảnh: Như Quỳnh

Phát biểu quan điểm luận tội trước đó, đại diện VKS đánh giá bà Lan giữ vai trò chính trong vụ án, các bị cáo còn lại giữ vai trò đồng phạm, giúp sức cho bà Lan thực hiện các hành vi phạm tội. Mỗi bị cáo là một mắt xích, hành vi của bị cáo này là tiền đề cho bị cáo khác thực hiện.

VKS ghi nhận quá trình điều tra, xét xử giai đoạn 2, dưới sự hỗ trợ của luật sư, bà Lan đã hết sức phối hợp với luật sư, gia đình tìm giải pháp, có nguồn tiền khắc phục. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những biện pháp đó chỉ là phương án, giải pháp, chưa thể hiện thực tế, cần thêm thời gian để có kết quả.

Cơ quan công tố ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, thái độ chuyển biến của bị cáo Lan, ý thức khắc phục hậu quả nhưng do tính chất, mức độ của vụ án là đặc biệt nghiêm trọng vẫn cần thiết áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc đối với bà. Từ đó, VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bà Lan mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12-13 năm tù về tội Rửa tiền; 8-9 năm tù về tội Vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Căn cứ vào tính chất, vai trò, hành vi và mức độ sai phạm, nhận thức, 33 người khác bị VKS đề nghị mức án từ 2 năm tù đến 27 năm tù.

Trương Huệ Vân. Ảnh: Quỳnh Trần

Trương Huệ Vân. Ảnh: Quỳnh Trần

Ở giai đoạn một đại án, bà Trương Mỹ Lan bị xác định trong 10 năm thâu tóm SCB đã chỉ đạo đồng phạm giải ngân cho nhóm công ty trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát tổng cộng hơn 2.500 khoản vay. Đến tháng 10/2022, nhóm bà Lan và Vạn Thịnh Phát còn gần 1.300 khoản vay dư nợ 677.000 tỷ đồng gốc và lãi. Tuy nhiên, đến thời điểm xét xử sơ thẩm, đã có một số khoản vay được tất toán, bị cáo Lan cũng nộp thêm một số tiền khắc phục hậu quả nên còn bồi thường hơn 673.800 tỷ đồng.

TAND TP HCM tuyên phạt bà Lan 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản. Tổng hợp hình phạt, bà Lan phải chấp hành án tử hình.

Hiện, bà Lan và các bị cáo đã kháng cáo bản án này, tòa phúc thẩm chưa ấn định ngày xét xử.

Theo Vnexpress

Nhóm doanh nghiệp bất động sản đầu tiên công bố lợi nhuận quý 3/2024

Một số doanh nghiệp bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến so với cùng kỳ, nhờ tình hình bán hàng tích cực hoặc chuyển nhượng dự án.


Khu đô thị mới Pruksa Town tại Hải Phòng. Ảnh: Hoàng Huy Group

Đến thời điểm 17/10, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã công bố báo cáo tài chính quý 3/2024.

CTCP Vạn Phát Hưng (mã VPH) báo lãi ròng đột biến 183 tỷ đồng; trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp lỗ gần 20 tỷ đồng. Đây cũng là con số lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp.

Doanh thu trong kỳ của VPH đạt 18 tỷ đồng, gấp gần 7 lần quý 3/2023. Phần lợi nhuận tăng đột biến là nhờ đóng góp từ doanh thu tài chính 356 tỷ đồng, gấp 50 lần cùng kỳ.

Giải trình về sự tăng đột biến trong lợi nhuận, doanh nghiệp thông tin, trong kỳ công ty đã hoàn thành pháp lý chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư Nhơn Đức Nhà Bè 16,7 ha. Từ đó, công ty thực hiện chuyển nhượng 99% cổ phần tại công ty con là CTCP Bất động sản Nhà Bè cho đối tác.

Luỹ kế 9 tháng, VPH ghi nhận doanh thu giảm 27% so với cùng kỳ còn 34 tỷ đồng; lãi ròng 145 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2023 lỗ 18 tỷ đồng.

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã NHA) cũng ghi nhận lãi đột biến trong quý 3/2024.

Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu đạt gần 25 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong chủ yếu là đóng góp từ mảng kinh doanh bất động sản với hơn 24 tỷ đồng, trong khi mảng xây dựng công trình không ghi nhận một đồng doanh thu nào.

Lý giải về doanh thu quý 3 tăng mạnh, theo ban lãnh đạo doanh nghiệp, chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản có biên lợi nhuận gộp cao hơn nhiều so với các hoạt động xây dựng công trình và cung cấp dịch vụ. Trong khi đó, quý 3/2023 vẫn chưa có doanh thu từ kinh doanh bất động sản, chỉ ghi nhận doanh thu từ xây dựng công trình với doanh thu cả quý khoảng 7,9 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với quý 3 năm nay.

Nhờ doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế của NHA trong quý 3/2024 đạt gần 12 tỷ đồng, so với cùng kỳ chỉ đạt hơn 60 triệu đồng.

Lũy kế 9 tháng, công ty mang về 120 tỷ đồng doanh thu, gấp 2,6 lần cùng kỳ năm ngoái; lãi sau thuế hơn 53 tỷ đồng, gấp 61 lần con số 870 triệu đồng của cùng kỳ năm ngoái. So với kế hoạch cả năm, doanh nghiệp đã vượt 6% chỉ tiêu lợi nhuận sau 9 tháng.

Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres, mã SGR) ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 58 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, giá vốn bán hàng lại thấp hơn gần 9% giúp lợi nhuận gộp đạt hơn 45 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ. Trừ đi chi phí, doanh nghiệp báo lãi sau thuế 42,5 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với kết quả quý 3/2023.

Theo giải trình của doanh nghiệp, kết quả tích cực của quý 3/2024 đến từ việc tăng doanh thu từ các dự án. Trước đó, Saigonres thua lỗ liên tục trong 2 quý đầu năm với tổng lỗ 23,4 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh nghiệp đạt doanh thu hợp nhất 118 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt hơn 19 tỷ đồng, giảm 62%. So với kế hoạch năm (doanh thu 628 tỷ đồng và lợi nhuận 190 tỷ đồng), công ty mới chỉ hoàn thành 19% mục tiêu doanh thu và 10% mục tiêu lợi nhuận.

Với CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR), lợi nhuận tiếp tục được “cứu nguy” bằng doanh thu tài chính.

Cụ thể, công ty chỉ mang về 2,6 tỷ đồng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, so với cùng kỳ năm ngoái đạt 355 tỷ đồng. Nhờ doanh thu tài chính 194 tỷ đồng nên sau khi trừ đi các chi phí, PDR vẫn có lãi 51 tỷ đồng - giảm 50% so với quý 3/2023.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, Phát Đạt mang về 173 tỷ đồng từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm 69% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu của công ty chủ yếu đến từ quý đầu năm, khi quý 2 cũng chỉ đạt hơn 8 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế của Phát Đạt trong 9 tháng đạt 154 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm 2023; cũng được đóng góp lớn bởi doanh thu tài chính, với gần 400 tỷ đồng.

Hồi cuối tháng 6/2024, HĐQT Phát Đạt đã thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ hơn 111,7 triệu cổ phần tại công ty liên kết CTCP Đầu tư Bất động sản BIDICI, giá trị theo mệnh giá là hơn 1.117 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng không thấp hơn 130% mệnh giá, qua đó công ty có thể thu về ít nhất gần 1.500 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ.

Theo thuyết minh báo cáo tài chính quý 3/2024, phần vốn góp 1.117 tỷ đồng của PDR tại Bất động sản BIDICI không còn, cho thấy Phát Đạt đã thoái vốn thành công.

Năm 2024, Phát Đạt đặt mục tiêu doanh thu 2.982 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 880 tỷ đồng. Như vậy sau 9 tháng, công ty mới hoàn thành gần 6% mục tiêu doanh thu và 18% mục tiêu lợi nhuận năm.

CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã TCH) công bố sơ bộ kết quả kinh doanh quý 2 năm tài chính 2024 (giai đoạn 1/7 - 30/9/2024) với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 1.345 tỷ đồng, gấp 5,3 lần cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp cũng tăng vọt lên 519 tỷ đồng, gấp gần 12 lần cùng kỳ.

Theo TCH, đóng góp chính trong kết quả kinh doanh quý 2 tới từ doanh số bán hàng và bàn giao gần 300 sản phẩm căn hộ, nhà liền kề tại các dự án; giúp doanh số từ bất động sản tăng mạnh và đạt hơn 1.207 tỷ đồng. Doanh số bán xe ô tô tải DongFeng (Trung Quốc) và đầu kéo Navistar (Hoa Kỳ) cũng tăng và đạt 138 tỷ đồng.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, TCH đạt trên 2.173 tỷ đồng doanh thu và 870 tỷ đồng lợi nhuận gộp.

Nhân viên FPT và người thân được giảm giá hơn nửa tỷ đồng khi mua xe VinFast

Nhân viên FPT và người thân được giảm giá hơn nửa tỷ đồng khi mua xe VinFast

Chính sách này áp dụng cho cán bộ nhân viên FPT và cả người thân, bao gồm vợ/chồng, cha mẹ và anh chị em ruột.

Thông tin từ Tập đoàn FPT, hãng xe VinFast vừa triển khai chương trình khuyến mại lớn nhất từ trước đến nay cho nhân viên FPT và người nhà, nằm trong chiến dịch “Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì tương lai Xanh” mà Vingroup đang đẩy mạnh triển khai. Chính sách này áp dụng cho cán bộ nhân viên FPT và cả người thân, bao gồm vợ/chồng, cha mẹ và anh chị em ruột.

Cụ thể, VinFast giảm thêm 4% vào giá bán (trên chính sách ưu đãi bán lẻ chung hiện hành) cho các dòng sản phẩm ô tô, xe máy và xe đạp điện. Trong đó, hơn 550 triệu đồng là mức giá ưu đãi lớn nhất dành cho cán bộ nhân viên FPT và người thân khi mua xe VinFast VF9 (bản plus, mua pin).

Nhân viên FPT và người thân được giảm giá hơn nửa tỷ đồng khi mua xe VinFast- Ảnh 1.

Đặc biệt, ngoài chính sách giảm giá, tất cả các dòng xe (trừ VinFast VF3) còn cho phép người mua quy đổi ưu đãi thành tiền mặt, giúp khách hàng linh hoạt hơn trong việc mua sắm. Các ưu đãi dành cho cán bộ nhân viên FPT và người thân có thể kể đến như: gói sức khoẻ Vinmec, miễn phí sạc xe & gửi xe miễn phí tại các cơ sở thuộc hệ sinh thái Vingroup, tặng phụ kiện dành cho xe… (tuỳ dòng xe).

Với các dòng xe máy điện, ưu đãi lên đến 3 triệu đồng tích điểm Vinclub hoặc được lựa chọn trừ thẳng vào giá mua xe (mua thuê pin), ưu đãi đến 12 triệu đồng tích điểm Vinclub hoặc được lựa chọn trừ thẳng vào giá mua xe (mua kèm pin).

VinFast cũng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc mua sắm với chính sách vay ngân hàng và mua trả góp với lãi suất ưu đãi.

Nhân viên FPT và người thân được giảm giá hơn nửa tỷ đồng khi mua xe VinFast- Ảnh 2.

Trước đó, vào ngày 10/4, Tập đoàn Vingroup và Tập đoàn FPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh tại Việt Nam, tạo cơ hội cho các công ty thành viên hợp tác cùng phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. Đây cũng là mô hình hợp tác chuyển đổi xanh tiên phong giữa các doanh nghiệp hàng đầu trong nước nhằm chung tay hành động vì một Việt Nam xanh cho hiện tại và tương lai.

Nhân viên FPT và người thân được giảm giá hơn nửa tỷ đồng khi mua xe VinFast- Ảnh 3.

Trung Quốc tuyên bố tăng cường hỗ trợ lĩnh vực bất động sản, dự kiến “bơm” 561 tỷ USD để hoàn thiện nhà xây dở

Cơ quan phụ trách nhà ở của Trung Quốc khẳng định sẽ mở rộng số lượng các dự án bất động sản thuộc cái gọi là “danh sách trắng” đồng thời đẩy mạnh giải ngân khoản vay cho với các dự án chưa hoàn thành với số tiền lên tới 4.000 tỷ tệ (561,8 tỷ USD) vào cuối năm.

Ông Ni Hong, Bộ trưởng bộ Nhà ở và Phát triển đô thị-nông thôn Trung Quốc, đã công bố thông tin này trong cuộc họp báo chung với các quan chức từ Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính và Cục Quản lý Tài chính Quốc gia của Trung Quốc.

Tổng cộng, 2,23 nghìn tỷ tệ đã được phê duyệt cho các khoản vay của những dự án nằm trong “danh sách trắng”. Con số này sẽ tăng gấp đôi lên 4 nghìn tỷ tệ vào cuối năm 2024.

Được công bố hồi tháng Giêng, sáng kiến sách trắng trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc cho phép các chính quyền địa phương đề xuất các dự án nhà ở tới các ngân hàng để giải ngân cho vay nhanh hơn. Mục đích của việc này nhằm đảm bảo hoàn thành những dự án nhà ở còn giang dở để sớm bàn giao nhà cho người mua.

Hiện tại, Trung Quốc đang đẩy mạnh quy mô của các dự án nằm trong sách trắng, đồng nghĩa với nhiều dự án sẽ được tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thông tin này trở thành cú hích mới nhất với nền kinh tế Trung Quốc trong bối cảnh nhà chức trách liên tục đưa ra các gói kích thích. Cuối tháng 9, Pan Gongsheng, thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, đã công một loạt chính sách nhằm bơm tiền ra thị trường. Vài ngày sau, cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì đã nêu rõ nhiệm vụ “ngăn chặn sự suy giảm của thị trường bất động sản và thúc đẩy phục hồi ổn định”.

Tham khảo: CNBC

Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên

Ngày 15/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên UBND thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT), theo quy định của Luật Thủ đô.

Ảnh phối cảnh minh họa

Dự án cầu Tứ Liên là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thành phố Hà Nội, nằm trong Quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự án kết nối bờ phía tây sông Hồng dọc tuyến đường Âu Cơ - Nghi Tàm thuộc địa phận các phường Yên Phụ, Tứ Liên (Quận Tây Hồ) với bờ đông sông Hồng thuộc địa phận huyện Đông Anh, đồng thời kết nối trực tiếp đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đường Vành đai 3.

Hiện tại, bờ phía tây sông Hồng là đường vành đai chính kết nối cầu Nhật Tân với cầu Long Biên, Chương Dương nên chịu áp lực giao thông rất lớn. Khi đi vào hoạt động, cầu Tứ Liên không chỉ san sẻ áp lực cho các cầu hiện hữu mà còn gia tăng hiệu quả phân luồng giao thông, đồng thời giảm thiểu tình trạng ùn tắc tại các tuyến đường chính.

Cầu Tứ Liên khi hoàn thành sẽ giúp san sẻ áp lực cho các cây cầu hiện hữu, giảm trình trạng ùn tắc tại những tuyến đường chính.

Với kinh nghiệm đầu tư xây dựng dự án công trình hạ tầng giao thông như dự án xây dựng tuyến đường bộ trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn từ cầu Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở, Vingroup cam kết sẽ hoàn thành cầu Tứ Liên đúng tiến độ và chất lượng, xứng tầm là một trong những công trình biểu tượng mới của Thủ Đô.

Trước đó, Vingroup đã báo cáo lên Chính phủ về tiến độ hoàn thành kế hoạch đầu tư xây dựng dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại xã Đông Hội và xã Xuân Canh, huyện Đông Anh trong tháng 7/2025 nhằm chào mừng Lễ kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh (02/9/1945 - 02/9/2025).

Mới 9 tháng, một doanh nghiệp Việt Nam đã có doanh thu gần 30 tỷ USD, hoàn thành xong kế hoạch cả năm

image

Doanh nghiệp này đã nộp ngân sách 115.200 tỷ đồng trong 9 tháng đầu 2024.

Trong tháng 9, sản lượng khai thác dầu thô toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đạt 786.000 tấn, vượt 25,2% kế hoạch tháng, lũy kế 9 tháng đạt 7,43 triệu tấn, vượt 20,7% kế hoạch; sản lượng điện tháng 9 đạt 1,65 tỷ kWh, lũy kế 9 tháng đạt 20,88 tỷ kWh, tăng 18,4% so với cùng kỳ 2023. Sản lượng sản xuất Urê, xăng dầu (không bao gồm NSRP) tháng 9 lần lượt đạt 141.000 tấn và 626.800 tấn; tính chung 9 tháng vươn lên mốc 1,39 triệu tấn và 4,9 triệu tấn. Hai lĩnh vực này được dự kiến khả năng sẽ về đích vượt mức kế hoạch đề ra cả năm.

PVN đã tiết kiệm chống lãng phí được 2.117 tỷ đồng trong 9 tháng qua, đạt 94% kế hoạch tiết giảm năm 2024. Trong đó, tiết kiệm từ nguyên nhiên vật liệu, chi phí quản lý, bán hàng, tài chính,… đạt 1.782 tỷ đồng, bằng 96% kế hoạch năm; tiết kiệm từ quản lý đầu tư, tối ưu vận hành khai thác, mua sắm trang thiết bị đạt 334,8 tỷ đồng, bằng 83% kế hoạch năm.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn trong 9 tháng qua ước đạt 736.500 tỷ đồng (khoảng 29,2 tỷ USD) , hoàn thành 100% kế hoạch năm, về đích trước 3 tháng, tăng 12% so với cùng kỳ; nộp ngân sách ước đạt 115.200 tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch năm, về đích trước 4 tháng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Mới 9 tháng, một doanh nghiệp Việt Nam đã có doanh thu gần 30 tỷ USD, hoàn thành xong kế hoạch cả năm- Ảnh 1.

Theo đó, Tập đoàn PVN đã hoàn thành toàn diện 6 chỉ tiêu tài chính cả năm 2024 theo kế hoạch pháp lệnh Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Hội đồng thành viên giao, về đích trước từ 3-5 tháng. Trong đó, 5/6 chỉ tiêu tăng trưởng từ 9-31%: doanh thu toàn Tập đoàn tăng 12%; nộp ngân sách tăng 9%; doanh thu hợp nhất tăng 14%.

Báo Nhân Dân dẫn lời lãnh đạo PVN cho biết dù 2 chỉ tiêu lớn đã hoàn thành, nhưng trong bối cảnh thị trường đang có nhiều thách thức và có chiều hướng gia tăng, tác động tiêu cực đến sản lượng sản xuất, chỉ tiêu kinh doanh với tất cả các lĩnh vực trong toàn Tập đoàn, do vậy, cần tìm giải pháp vượt khó và chuẩn bị cho đà tăng trưởng 2025.

Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn nhìn nhận, mặc dù Tập đoàn đã đạt được những kết quả tích cực, với nhiều chỉ tiêu tài chính tăng so với cùng kỳ, nhưng trước bối cảnh đầy thách thức, các khó khăn nổi cộm đã xuất hiện, đòi hỏi sự quyết tâm toàn Tập đoàn để hoàn thành mục tiêu đề ra cho cả năm 2024 và chuẩn bị đà phát triển cho năm 2025. Các đơn vị tập trung cao độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, cắt giảm tối đa các hoạt động không trọng yếu. Đồng thời, các đơn vị chuẩn bị sớm cho kế hoạch 2025 với các kịch bản dự kiến thực hiện, bảo đảm có đủ động lực và khát vọng cho năm tới.

Mới 9 tháng, một doanh nghiệp Việt Nam đã có doanh thu gần 30 tỷ USD, hoàn thành xong kế hoạch cả năm- Ảnh 2.

Tổng Giám đốc PVN Lê Ngọc Sơn nhìn nhận, mặc dù Tập đoàn đã đạt được những kết quả tích cực, với nhiều chỉ tiêu tài chính tăng so với cùng kỳ, nhưng trước bối cảnh đầy thách thức, các khó khăn nổi cộm đã xuất hiện, đòi hỏi sự quyết tâm toàn Tập đoàn để hoàn thành mục tiêu đề ra cho cả năm 2024 và chuẩn bị đà phát triển cho năm 2025. Các đơn vị tập trung cao độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, cắt giảm tối đa các hoạt động không trọng yếu. Đồng thời, các đơn vị chuẩn bị sớm cho kế hoạch 2025 với các kịch bản dự kiến thực hiện, bảo đảm có đủ động lực và khát vọng cho năm tới.

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - Petrovietnam là doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước, với nhiệm vụ quản lý và triển khai các hoạt động dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư ra nước ngoài.

Năm ngoái, PVN cũng về đích sớm

Hồi 2023, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 942.800 tỷ đồng, vượt 39% kế hoạch năm, cao hơn 11.600 tỷ đồng so với kỷ lục năm 2022 Tập đoàn thiết lập (931.200 tỷ đồng), tương đương 9,2% GDP cả nước.

Nộp ngân sách Nhà nước toàn Tập đoàn đạt 151.800 tỷ đồng, vượt 94% lần kế hoạch năm, chiếm khoảng 9,4% tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2023.

Mới 9 tháng, một doanh nghiệp Việt Nam đã có doanh thu gần 30 tỷ USD, hoàn thành xong kế hoạch cả năm- Ảnh 3.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng, năm 2023 đạt 54.500 tỷ đồng, vượt 57,0% kế hoạch năm.

Theo website của công ty, qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Petrovietnam đã trở thành Tập đoàn kinh tế nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Quy mô Tập đoàn với Tổng tài sản hợp nhất đến nay là 42,2 tỷ USD; Nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất đến nay là 22,3 tỷ USD; liên tục đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách Quốc gia.

Đội ngũ gần 60.000 thành viên của Petrovietnam với năng lực chuyên môn cao cùng tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, sự chuyên nghiệp và khả năng sáng tạo không ngừng, đã xây dựng cho đất nước một hệ thống công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ chuỗi khép kín các hoạt động từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác tới tồn trữ, vận chuyển và chế biến với 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí, Công nghiệp khí, Chế biến dầu khí, Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.

Thương vụ huy động 3.000 tỷ đồng của DIC Corp có diễn biến mới

So với kế hoạch đã thông qua đầu năm, kế hoạch giải ngân mới đã tăng đầu tư vào dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh thêm 461 tỷ đồ Ngoài ra, công ty cũng điều chỉnh thời gian chào bán cổ phiếu dự kiến trong quý II- IV/2024 sang quý IV/2024.

Bên cạnh đó, DIC Corp cũng điều chỉnh toàn bộ số tiền huy động dự kiến 3.000 tỷ đồng. Trong đó, công ty dự kiến dùng 1.135 tỷ đồng để đầu tư dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques (CSJ) giai đoạn 2&3; 1.426 tỷ đồng để đầu tư dự án Vị Thanh. Số tiền 439 tỷ đồng còn lại dự kiến dùng để thanh toán trái phiếu mã DIGH2124003 (trái phiếu đáo hạn ngày 26/11/2024).

So với kế hoạch đã thông qua đầu năm, kế hoạch giải ngân mới đã tăng đầu tư vào dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh thêm 461 tỷ đồng; ở chiều ngược lại, số tiền dùng để trả nợ trái phiếu bị giảm 461 tỷ đồng.

DIC Corp cho biết thêm, sẽ ưu tiên số tiền huy động để đầu tư dự án CSJ – giai đoạn 2&3, sau đó đầu tư dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh và cuối cùng là trả nợ trái phiếu đến hạn.

Trong trường hợp không chào bán hết cổ phiếu hoặc chỉ đạt tối thiểu 70% số cổ phiếu dự kiến chào bán để thực hiện dự án (119.513.334 cổ phiếu), dẫn đến số tiền thu được từ đợt chào bán không đủ để sử dụng cho phương án trên, HĐQT sẽ cân nhắc và sử dụng riêng lẻ một cách tuần tự hoặc đồng thời các giải pháp gồm: sử dụng vốn tự có; bổ sung từ vốn vay ngân hàng; tìm kiếm nhà đầu tư tham gia góp vốn vào dự án; phát hành trái phiếu hoặc các giải pháp khác.

Khu dân cư thương mại Vị Thanh với quy mô 83,46ha, tổng vốn đầu tư 5.649,27 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, dự án Khu dân cư thương mại Vị Thanh nằm tại phường 4, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang với quy mô 83,46ha, tổng vốn đầu tư 5.649,27 tỷ đồng. Đây là 1 trong 4 dự án trọng điểm của Tập đoàn DIC giai đoạn 2022 - 2025. Tính tới cuối năm 2023, dự án mới giải phóng mặt bằng được 75,68ha/83,46ha.

Liên quan đến dự án này, hồi đầu tháng 7/2024, DIC Corp đã thông qua chuyển nhượng 3.560,5 m2 khu đất thương mại dịch vụ 1 thuộc Dự án cho CTCP Đầu tư Phát triển Tầm nhìn DIC (Viết tắt: DIC Vision), thời gian chuyển nhượng sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép chuyển nhượng một phần dự án.

Được biết, khu đất được quy hoạch để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh 1 tổ hợp công trình có chiều cao từ 1 - 2 tầng theo quy hoạch, công trình cấp 3 và có công suất phục vụ từ 300 - 500 người.

Theo tìm hiểu, tính tới 31/3/2024, DIC Corp đang sở hữu 98,67% vốn tại DIC Vision, hạch toán là khoản đầu tư vào công ty con và đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó, DIC Corp đã đầu tư 59,2 tỷ đồng vào DIC Vision, trích lập dự phòng 4,33 tỷ đồng (khoản đầu tư đang có lỗ luỹ kế).

DIC Vision mới thành lập ngày 6/7/2021; địa chỉ tại số 15 Thi Sách, phường Thắng Tam, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và do con gái cố Chủ tịch HĐQT DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn là bà Nguyễn Thị Thanh Huyền (sinh năm 1985) làm đại diện pháp luật.

Ngoài ra, dự án Khu phức hợp Cap Saint Jacques nằm tại số 169 Thuỳ Vân, phường 8, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, dự án triển khai trên diện tích 11.311,6 m2, tổng vốn đầu tư 3.577 tỷ đồng. Trong đó, tính tới cuối năm 2023, giai đoạn 1 gồm 372 căn hộ du lịch đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng; giai đoạn 2 và 3 (khối khách sạn 5 sao và căn hộ du lịch, khách sạn), hiện tại hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi đang được Bộ Xây dựng thẩm định.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm 2024, DIC Corp ghi nhận doanh thu đạt 635,22 tỷ đồng, tăng 76,8% so với cùng kỳ; lãi trước thuế của DIC Corp là 21,53 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 3,9 tỷ đồng, giảm 95,5% so với nửa đầu năm 2023.

Năm 2024, DIC Corp đặt kế hoạch doanh thu 2.300 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế dự kiến 1.010 tỷ đồng, tăng 508,9% so với thực hiện trong năm 2023 và vốn đầu tư dự kiến 7.211,8 tỷ đồng, tăng 541% so với cùng kỳ.ng.

Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG) vừa thông qua điều chỉnh thứ tự đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu được thực hiện trước đợt phát hành khác. Được biết, đây là thương vụ DIC Corp chào bán thêm 200 triệu cổ phiếu với giá 15.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động 3.000 tỷ đồng.

Theo DIC Corp, lý do để ưu tiên tập trung thực hiện thương vụ này là để kịp tiến độ huy động vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư theo đúng mục đích sử dụng vốn.

4 hãng taxi lâu đời tại Hà Nội bắt tay Xanh SM chuyển đổi xanh với 1.000 xe điện

image

Thanh Nga, Bắc Á, Quê Lụa và Long Biên – bốn hãng taxi lâu đời tại Hà Nội – vừa ký hợp đồng mua và thuê 1.000 xe điện VinFast.

Các hãng sẽ vận hành trên nền tảng ứng dụng của Xanh SM, đánh dấu sự hợp tác chiến lược và tiên phong trong việc phát triển mạng lưới taxi điện, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xanh hóa giao thông tại thủ đô.

Theo thỏa thuận, các hãng taxi sẽ mua và sử dụng dịch vụ thuê 1.000 xe điện VinFast từ Xanh SM. Xanh SM sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các dòng xe điện chất lượng cao, cùng các dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp, giúp các đối tác taxi dễ dàng triển khai hệ thống xe điện và dần thay thế đội xe xăng truyền thống. Việc chuyển đổi sang sử dụng xe điện sẽ giúp các hãng taxi lâu đời bậc nhất tại Hà Nội tiết kiệm được chi phí vận hành, bảo dưỡng và phù hợp với xu thế phát triển giao thông bền vững.

Nhờ vào hợp tác với Xanh SM, bên cạnh việc gọi xe theo cách truyền thống mà các hãng đang vận hành, khách hàng của Thanh Nga, Bắc Á, Quê Lụa và Long Biên từ nay còn có thể gọi xe ngay trên ứng dụng Xanh SM. Việc này sẽ giúp tối ưu hóa quy trình đặt xe và tăng khả năng tiếp cận khách hàng, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của các hãng, đồng thời tạo sự thuận tiện cho hành khách.

Trước đó, tổng số xe điện mà cả bốn hãng taxi sở hữu mới chỉ chạm mốc 20 xe, có những hãng chưa từng đưa xe điện vào khai thác. Chuỗi hội thảo doanh nghiệp với chủ đề “Mãnh liệt tinh thần Việt Nam” đã truyền cảm hứng để các hãng sẵn sàng gia nhập mạng lưới giao thông xanh tại Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc hãng Taxi Long Biên đại diện bốn hãng taxi phát biểu, đây là bước đi cần thiết để các hãng taxi đi đầu trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao trải nghiệm của người dùng. “Chúng tôi rất tin tưởng vào sự hợp tác với Xanh SM. Việc chuyển đổi sang xe điện không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh, giúp tiết kiệm chi phí vận hành mà còn đáp ứng nhu cầu sử dụng xe điện ngày càng cao của cả khách hàng và tài xế”, bà Thủy bày tỏ.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc GSM Toàn cầu, nhấn mạnh: “Sự hợp tác với các hãng taxi lâu đời nhất Hà Nội và Xanh SM thể hiện tinh thần đồng lòng, chung tay vì sứ mệnh phát triển mạng lưới taxi điện của các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, các đối tác đều lựa chọn xe điện VinFast thay vì chọn các hãng xe điện nước ngoài là chỉ dấu rõ nét cho sự uy tín, chất lượng sản phẩm và chính sách tốt nhất của chúng tôi. Xanh SM tự hào đồng hành cùng các đối tác chiến lược, mang lại giá trị bền vững và góp phần tích cực vào việc giảm thiểu khí thải, xây dựng một Việt Nam xanh hơn”.

4 hãng taxi lâu đời tại Hà Nội bắt tay Xanh SM chuyển đổi xanh với 1.000 xe điện- Ảnh 1.

Từ nay, khách hàng của bốn hãng taxi Thanh Nga, Bắc Á, Quê Lụa và Long Biên có thể đặt xe điện ngay trên ứng dụng Xanh SM

Trước đó, Xanh SM đã đồng hành, hợp tác chuyển đổi xanh cùng hơn 40 doanh nghiệp trên khắp cả nước, nâng tổng số xe điện trong mạng lưới của Xanh SM lên hơn 80.000 ô tô điện, xe máy điện và xe của các đối tác.

Mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Xanh SM và các hãng taxi lớn tại Hà Nội không chỉ thể hiện cam kết trong việc phát triển giao thông bền vững mà còn là minh chứng cho việc đổi mới mô hình kinh doanh, tạo đà cho quá trình chuyển đổi xanh trong ngành vận tải hành khách. Qua đó, sự hợp tác này mở ra cơ hội xây dựng một hệ sinh thái giao thông thông minh và thân thiện với môi trường, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xanh hóa giao thông thủ đô và cả nước./.

Hoàng Anh Gia Lai lãi gần 4 tỷ đồng mỗi ngày

Quý III năm nay, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai lãi ròng gần 332 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ (bình quân mỗi ngày lãi 3,6 tỷ đồng). 9 tháng đầu năm, lãi ròng của công ty ở mức 809 tỷ đồng, tăng 15% và đã thực hiện được 64% kế hoạch năm.

Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với doanh thu tất cả các mảng đều giảm.

Cụ thể, doanh thu thuần của HAG đạt gần 1.432 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm lớn nhất ở doanh thu bán heo (lợn), khi chỉ đạt 234 tỷ đồng (giảm 52%), doanh thu bán trái cây đạt 912 tỷ đồng (giảm 11%).

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận hơn 50 tỷ đồng, tăng 43%. Công ty ghi lỗ khác hơn 39 tỷ đồng nhưng không thuyết minh cụ thể, trong khi cùng kỳ khoản này lãi 119 tỷ đồng, chủ yếu do thanh lý tài sản cố định.

Kết quả, HAG lãi ròng gần 332 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi ngày, công ty lãi 3,6 tỷ đồng. 9 tháng đầu năm, lãi ròng HAG ở mức 809 tỷ đồng, tăng 15% và đã thực hiện được 64% kế hoạch năm.

Hoàng Anh Gia Lai lãi gần 4 tỷ đồng mỗi ngày- Ảnh 1.

Tại thời điểm ngày 30/9, nợ phải trả cuối kỳ của HAG là hơn 13.500 tỷ đồng, giảm gần 700 tỷ đồng so với đầu năm.

Tại thời điểm ngày 30/9, tổng tài sản của HAG đạt gần 22.500 tỷ đồng, tăng thêm 1.600 tỷ đồng. Công ty có khoản phải thu về cho vay hơn 3.600 tỷ đồng và gần 4.900 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang, chủ yếu chi phí phát triển vườn cây ăn quả và một phần ở dự án chăn nuôi, nhà xưởng…

Nợ phải trả cuối kỳ của HAG là hơn 13.500 tỷ đồng, giảm gần 700 tỷ đồng so với đầu năm. Riêng dư nợ vay hơn 7.300 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu hơn 4.100 tỷ đồng, còn lại chủ yếu là vay ngân hàng .

HAG chậm thanh toán lãi trái phiếu HAGLBOND16.26 số tiền gần 137 tỷ đồng tại kỳ 30/9, nâng số lãi chậm thanh toán lũy kế lên hơn 3.486 tỷ đồng. Trái phiếu còn 1.015 tỷ đồng tiền gốc HAG chưa thể thanh toán. Như vậy, cả gốc và lãi chưa thanh toán hiện lên hơn 4.500 tỷ đồng.

Theo HAG, việc chậm thanh toán là do chưa thu đủ nguồn tiền từ khoản nợ của Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HNG), hiện đã thỏa thuận lộ trình trả nợ 3 bên và chưa thanh lý được một số tài sản không sinh lợi của công ty. HAG cho biết, dự kiến sẽ thanh toán phần còn lại trong quý IV năm nay.

Trái phiếu HAGLBOND16.26 được phát hành vào ngày 30/12/2016 với tổng trị giá 6.596 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại các khoản nợ gốc và lãi phát sinh từ các khoản nợ của HAG tại BIDV. Trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, trả lãi định kỳ mỗi 3 tháng, lãi suất phát hành là 9,7%/năm.

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan

Theo thông báo của Bitexco, việc chuyển nhượng dự án The Spirit of Saigon không làm ảnh hưởng hay thay đổi bất lợi nào đến người sở hữu trái phiếu của Saigon Glory.

Ngày 4/10, theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tập đoàn Bitexco đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng vốn góp tại công ty TNHH Saigon Glory. Bên nhận chuyển nhượng là công ty TNHH Phương Đông Hà Nội. Ông Vũ Quang Bảo cũng sẽ không còn là Chủ tịch HĐTV kiêm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Ngày 9/10, Saigon Glory cũng thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Vũ Hải (SN 1973) làm Tổng giám đốc và ông Trần Thanh Tú (SN 1986) làm Chủ tịch HĐTV. Cả hai vị này cũng sẽ là người đại diện theo pháp luật của Saigon Glory.

Trong thông báo trước đó của Bitexco, tập đoàn này đã thế chấp toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory cho Techcombank để làm tài sản đảm bảo của 10 lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng do Saigon Glory phát hành. Các lô trái phiếu này sẽ đáo hạn từ tháng 6/2025 đến tháng 11/2026.

Cũng trong thông báo của Bitexco, việc chuyển nhượng này không làm ảnh hưởng hay thay đổi bất lợi nào đến người sở hữu trái phiếu của Saigon Glory.

Với thương vụ thoái vốn trên, Bitexco cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi của 10 lô trái phiếu Saigon Glory từ 1/9/2024 đến hết kỳ ngày 12/6/2025 và số tiền lãi của kỳ 18/6/2025.

Còn bên nhận chuyển nhượng là Công ty Phương Đông Hà Nội sẽ tiếp tục thanh toán số tiền gốc của kỳ thanh toán ngày 18/6/2025, cũng như nghĩa vụ trả gốc và lãi của 10 lô trái phiếu sau mốc thời gian trên.

Saigon Glory được biết đến là chủ của dự án The Spirit of Saigon. Dự án phức hợp rộng 8.600 m2 tại khu tứ giác Bến Thành, đối diện chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM). Đây là một trong những vị trí đắc địa nhất Sài Gòn khi sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính.

Dự án gồm hai tòa tháp 46 tầng và 55 tầng, 214 căn hộ ở đã được cấp phép mở bán và 250 phòng khách sạn 6 sao. Sau khi xây dựng phần hầm giai đoạn 2012-2013, dự án ngừng thi công. Đến giữa năm 2020, The Spirit of Saigon được khởi động lại và xây các tầng tháp. Đây cũng là thời điểm Saigon Glory liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Giai đoạn 2021 đến tháng 11/2022, dự án lần lượt qua tay nhiều nhà các nhà phát triển địa ốc lớn tại Việt Nam. Sau đó, dự án đổi tên thành One Central HCM và Pearl nhưng vẫn “đắp chiếu” cho đến nay.

Bitexco hoàn tất chuyển nhượng The Spirit of Saigon trước khi hồ sơ của dự án được chuyển qua C03 tiếp tục điều tra sau phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan- Ảnh 1.

Dự án The Spirit of Saigon.
Dự án The Spirit of Saigon còn liên quan đến câu chuyện giữa bà Trương Mỹ Lan - bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát và tập đoàn Bitexco. Vào ngày 17/10, sau gần một tháng xét xử và nghị án, Hội đồng xét xử của phiên sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án xảy ra tại CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB đã tuyên án đối với các bị cáo.

Trong phiên tòa hôm đó, để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường toàn bộ hậu quả của vụ án của bị cáo Trương Mỹ Lan, HĐXX đã nêu quan điểm xử lý về món nợ mà bà Lan từng yêu cầu Bitexco trả. Món nợ có nguồn gốc từ thương vụ Bitexco chuyển nhượng dự án The Spirit of Saigon làm chủ đầu tư cho Vạn Thịnh Phát với giá 22.000 tỷ đồng. Sau đó, bà Lan chuyển cho Bitexco 15.712 tỷ đồng nhưng hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển giao công ty.

Tại toà, bị cáo Lan khai nhận chỉ thoả thuận miệng với Chủ tịch Bitexco sẽ giới thiệu khách hàng nhận chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng. Bà Trương Mỹ Lan đề nghị cơ quan chức năng không thu hồi số tiền 15.712 tỷ đồng. Thay vào đó, bị cáo yêu cầu nếu đối tác thứ 3 vào triển khai dự án thì phải trả cho bị cáo 7.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án này.

Trong khi đó, đại diện Bitexco thừa nhận đã nhận 15.712 tỷ đồng từ bà Lan. Mặc dù Saigon Glory thuộc Bitexco nhưng bà Lan đã điều hành Saigon Glory, phát hành 10.000 tỉ đồng trái phiếu và vay 13.000 tỷ đồng. Ngân hàng quản lý tài sản thế chấp và số tiền này bị bà Lan sử dụng cá nhân, gây hậu quả với nghĩa vụ thanh toán 33.330 tỉ đồng.

Từ đó, để đảm bảo quyền lợi của các trái chủ, quyền lợi của ngân hàng, Bitexco đề nghị chuyển giao toàn bộ Saigon Glory, dự án The Spirit of Saigon cho công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội để thanh toán trái phiếu và khoản vay, đồng thời không thu hồi 15.712 tỷ đồng.

Liên quan thương vụ này, C03 xác định bà Trương Mỹ Lan mới thanh toán 15.712/22.000 tỷ đồng cho Bitexco, việc chuyển nhượng dự án chưa hoàn thành nên Bitexco vẫn là chủ sở hữu Saigon Glory.

Nếu không hoàn thành thoả thuận, hai bên phải hoàn trả tài sản. Tuy nhiên, Bitexco và Saigon Glory đã dùng tài sản công ty để bảo lãnh khoản vay và phát hành trái phiếu 23.000 tỷ đồng cho mục đích cá nhân của bị cáo Lan, hiện số nợ đã lên tới 33.000 tỷ đồng và bà Lan không thể thanh toán.

Ngày 29/8/2024, đại diện gia đình bị cáo Lan cùng Bitexco thống nhất để Bitexco đại diện giải quyết nghĩa vụ nợ chuyển nhượng Saigon Glory và toàn bộ hiện trạng của dự án, tài sản dự án, quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của dự án cho Công ty TNHH Đông Phương Hà Nội.

Tuy nhiên, HĐXX xét thấy dự án The Spirit of Saigon hiện còn nhiều tài liệu, chứng cứ chưa được làm rõ và mâu thuẫn với nhận thức của bị cáo Lan. Vì vậy, HĐXX chuyển cho C03 tiếp tục xác minh để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chứng khoán Tiên Phong (TPS) báo lãi quý 3 cao kỷ lục, hoàn thành vượt kế hoạch năm sau 9 tháng

image

Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 132 tỷ đồng, tăng 123% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm nay đạt gần 308 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ 2023.

Trong quý 3/2024, CTCP Chứng khoán Tiên Phong (Mã chứng khoán ORS-HOSE) tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận trước thuế đạt 166 tỷ đồng, tăng trưởng 132% so với cùng kỳ 2023.

Lợi nhuận kỷ lục của quý 3 đã giúp lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt 385 tỷ đồng, hoàn thành 108% mục tiêu cả năm. Lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 132 tỷ đồng, tăng 123% so với cùng kỳ năm ngoái, đưa lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm nay đạt gần 308 tỷ đồng, tăng 82% so với cùng kỳ 2023.

Sự tăng trưởng mạnh của lợi nhuận đến từ sự cải thiện trong hiệu quả quản lý chi phí của công ty. Cụ thể, doanh thu hoạt động trong quý 3/2024 chỉ giảm 14,1% so với cùng kỳ nhưng chi phí hoạt động lại giảm với tốc độ nhanh hơn đáng kể là 47,3%.

Trong 9 tháng đầu năm, tổng doanh thu hoạt động đạt 1.580 tỷ đồng, giảm 29,8% so với cùng kỳ, nhưng chi phí hoạt động đã được tối ưu hóa một cách hiệu quả, ở mức 761 tỷ đồng, giảm mạnh 54,1% so với cùng kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng lợi nhuận, trong đó hầu hết các hoạt động kinh doanh cốt lõi đều có sự cải thiện đáng kể.

TPS thể hiện khả năng kiểm soát tốt chi phí qua từng quý khi chi phí quản lý công ty chứng khoán quý 3 tương đương với quý 2, chỉ ở mức 28 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ.

Điểm sáng trong báo cáo tài chính quý 3 là sự tăng trưởng của các tài sản tài chính. Cụ thể, tài sản tài chính tính đến ngày 30/9/2024 ở mức 11.337 tỷ đồng, tăng 15,9% so với cuối quý trước và tăng 65% so với đầu năm. Trong đó, tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) đạt 2.766 tỷ đồng, tăng 33,1% so với đầu năm và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) đạt 1.215 tỷ đồng, tăng 247% so với đầu năm.

Hoạt động cho vay ký quỹ tăng trưởng ấn tượng 113,9% so với đầu năm, đạt dư nợ cho vay 2.336 tỷ đồng. Nhờ vậy, lãi từ các khoản cho vay và phải thu trong 9 tháng đầu năm ghi nhận đạt 131 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh mẽ 62% so với cùng kỳ. Chi phí lãi vay ghi nhận 377 tỷ đồng, tăng 2,3% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Quy mô tổng tài sản tính đến cuối quý 3/2024 đã tăng 64,5% so với đầu năm, đạt 11.400 tỷ đồng. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền đạt 2.269 tỷ đồng giúp TPS duy trì tiềm lực tài chính vững chắc, đảm bảo thanh khoản và nhu cầu vốn cho các hoạt động kinh doanh.

Tỷ phú Trần Đình Long bán heo, bò, gà, trứng quý 3/2024 lãi tăng 80% so với cùng kỳ, chăn nuôi bò Úc khởi sắc trở lại

Hòa Phát cũng ra mắt thành công sản phẩm gà mái một ngày tuổi Sonia, với sản lượng bán ra cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo thông tin từ Tập đoàn Hoà Phát (mã chứng khoán HPG), trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận tăng 80% so với cùng kỳ.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 cho biết doanh thu mảng nông nghiệp của Hoà Phát đạt hơn 1.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 156 tỷ đồng. Như vậy ước tính, doanh thu năm quý 3 năm nay của mảng nông nghiệp đạt hơn 1.800 tỷ đồng và đem về lợi nhuận hơn 280 tỷ đồng.

Mức tăng trưởng này được lý giải là do giá heo ổn định và tăng sản lượng bán ra.

Sản lượng heo bán ra trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 443.000 con, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Hòa Phát hiện sở hữu gần 25.000 con heo nái, nằm trong top các doanh nghiệp chăn nuôi heo hàng đầu Việt Nam.

Trong chăn nuôi gia cầm, sản lượng trứng cung cấp ra thị trường của Hòa Phát đạt 243 triệu quả sau 9 tháng đầu năm, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn duy trì vị trí số 1 thị trường miền Bắc về sản lượng trứng, với công suất lên đến 900.000 quả mỗi ngày. Bên cạnh đó, Hòa Phát cũng ra mắt thành công sản phẩm gà mái một ngày tuổi Sonia, với sản lượng bán ra cao gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản lượng thức ăn chăn nuôi ghi nhận mức tăng trưởng 4%, Hòa Phát nằm trong top 15 doanh nghiệp cung cấp TACN lớn nhất Việt Nam. Hai nhà máy TACN của Hòa Phát tại Hưng Yên và Đồng Nai với công suất 600.000 tấn mỗi năm đã đáp ứng nhu cầu thức ăn cho hệ thống trang trại nội bộ và các đối tác.

Hoạt động chăn nuôi bò Úc cũng ghi nhận sự phục hồi tích cực, dù thị trường cạnh tranh vẫn rất khốc liệt. Qua 9 tháng, sản lượng bò bán ra tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.

Gần 10 năm gia nhập mảng nông nghiệp công nghệ cao, Hòa Phát đã đầu tư 3.100 tỷ đồng vào lĩnh vực này (tính đến tháng 9/2024), xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN), chăn nuôi heo, bò và gia cầm.

Dư nợ cho vay margin của thị trường chứng khoán lập đỉnh 191.000 tỷ đồng

Theo thống kê tại 30 công ty chứng khoán lớn nhất, dư nợ cho vay ký quỹ (margin) của thị trường chứng khoán Việt Nam đã lập đỉnh 191.000 tỷ đồng trong Quý 3/2024.

Dữ liệu thống kê mới đây của 30 công ty chứng khoán có dư nợ cho vay ký quỹ (margin) lớn nhất trên thị trường chứng khoán cho thấy tổng dư nợ đạt 191.000 tỷ đồng. So với quý 2 trước đó, dư nợ cho vay margin đã tăng thêm 5.500 tỷ đồng.

du no cho vay margin cua thi truong chung khoan lap dinh 191000 ty dong hinh 1

Dư nợ cho vay margin đạt đỉnh 191.000 tỷ đồng trong Quý 3/2024 (Ảnh TL)

Với cơ cấu lợi nhuận có đóng góp lớn từ hoạt động cho vay ký quỹ, kết quả kinh doanh các công ty chứng khoán cũng đã có sự hồi phục đáng kể. Tuy nhiên, đà tăng dư nợ đã có chiều hướng giảm tốc so xu hướng tăng mạnh của Quý 2/2024.

Cụ thể, Công ty chứng khoán SSI báo doanh thu đạt 1.994 tỷ đồng, tăng 5%. Lợi nhuận đạt 937 tỷ đồng, cũng tăng 5% so với cùng kỳ. Luỹ kế doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 6.452 tỷ đồng, lãi trước thuế đạt 2.981 tỷ đồng. Dư nợ cho vay margin của Chứng khoán SSI đạt 19.000 tỷ đồng, tăng gần 30% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Cùng chung xu hướng, Chứng khoán Vietcap (VCI) ghi nhận doanh thu trong Quý 3 đạt 974 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ. Lợi nhuận mang về đạt 215 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận VCI đạt 692 tỷ đồng, tăng 87,5% so với cùng kỳ. Dư nợ margin đạt tới 9.950 tỷ đồng, tăng 30,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) đang dẫn đầu thị trường về dư nợ margin, đạt gần 25.483 tỷ đồng, tăng 53% so với đầu năm. Tuy nhiên, đà tăng trưởng đã giảm trong Quý 3 khi chỉ tăng dư nợ 800 tỷ đồng, trong khi Quý trước đó tăng 5.100 tỷ.

Tăng trưởng dư nợ cho vay ký quỹ phần nào cho thấy sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán Việt Nam. Đây có thể là tín hiệu tích cực giúp VN-Index bứt phá sau một thời gian dài lận đận với mốc 1.300 điểm.

Cổ phiếu Vinhomes “bốc đầu” lên đỉnh một năm trước thềm thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam

image

Theo kế hoạch, Vinhomes sẽ thực hiện mua tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận từ ngày 23/10 đến 21/11/2024.

Thương vụ Vinhomes (mã VHM) thực hiện mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ đang là tâm điểm của thị trường chứng khoán tuần này. Theo kế hoạch, giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh và/hoặc thoả thuận từ ngày 23/10 đến 21/11/2024.

Theo quy định, mỗi ngày Vinhomes sẽ đặt mua tối thiểu 11,1 triệu cổ phiếu và tối đa 37 triệu cổ phiếu trong khoảng thời gian diễn ra giao dịch .

Mục đích mua lại do thị giá cổ phiếu VHM đang ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty nên việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Nguồn vốn thực hiện mua lại từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2024.

Hiệu ứng từ thương vụ mua cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam giúp VHM hút tiền mạnh mẽ. Ngay trong phiên sáng 21/10, tính đến thời điểm 10h45p, VHM đã khớp lệnh hơn 12 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại đã nhanh tay mua ròng gần 2,5 triệu cổ phiếu.

Tiền vào mạnh đẩy VHM tăng 4,5% trong phiên sáng 21/10 qua đó leo lên mức 47.300 đồng/cp, cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Tính từ đáy lịch sử cũng là thời điểm hé lộ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ hồi đầu tháng 8, VHM đã tăng gần 40% thị giá.

Vốn hóa thị trường cũng theo đó vượt 206.000 tỷ đồng, trở lại vị trí số 3 trong danh sách các doanh nghiệp niêm yết giá trị nhất Việt Nam, chỉ sau Vietcombank và BIDV.

Cổ phiếu Vinhomes “bốc đầu” lên đỉnh một năm trước thềm thương vụ lịch sử của chứng khoán Việt Nam- Ảnh 1.

Tạm tính tại mức thị giá hiện tại, Vinhomes có thể phải chi ra đến hơn 17.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu quỹ. Vinhomes khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án. Do đó, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ có tác động hạn chế đến các chỉ tiêu về thanh khoản và nợ vay của công ty.

Trong một diễn biến khác, Vinhomes mới đây đã ra mắt dự án Vinhomes Global Gate với tổng mức đầu tư 35.000 tỷ đồng. Theo nghị quyết lấy ý kiến cổ đông bằng văn vản mới đây, CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC – mã VEF) sẽ hợp tác cùng Vinhomes thực hiện dự án này, trong đó VEFAC sẽ được hưởng 95% toàn bộ lợi ích thu được từ dự án còn Vinhomes được hưởng 5%.

Thời điểm 30/9, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang liên quan việc thực hiện đầu tư dự án Vinhomes Global Gate lên đến 22.000 tỷ đồng, chủ yếu là tiền đất phải nộp theo các thông báo nộp tiền đất của cơ quan quản lý Nhà nước. Người mua trả tiền trước cho dự án này phát sinh gần 12.200 tỷ đồng trong quý 3 vừa qua.

Cổ phiếu Eximbank (EIB) tăng trần trong ngày đặc biệt, phe T+5 lãi ngay 16%

Bắt đáy cổ phiếu Eximbank (EIB) ngày 14/10, nhiều nhà đầu tư đã tạm lãi 14-16% chỉ sau 5 phiên.

Ngay đầu phiên giao dịch chiều ngày 21/10, cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank nhanh chóng được kéo lên mức giá trần 20.800 đồng/cp (đỉnh hai năm). Khối lượng giao dịch nhanh chóng đạt gần 30 triệu đơn vị, cao nhất thị trường.

Tạm tính, đây đã là phiên tăng giá thứ 4 liên tiếp (+14%) của cổ phiếu EIB kể từ phiên giảm 4,5% vào đầu tuần trước. Rộng hơn, nhà đầu tư mua vào tại mức giá thấp nhất phiên 14/10 (sau khi tin đồn về Eximbank xuất hiện trên một số diễn đàn) đã tạm lãi 16,4% trong phiên T+5.

Được biết, hôm nay là ngày gần 122 triệu cổ phiếu EIB chính thức được giao dịch bổ sung trên sàn chứng khoán. Đây là số cổ phiếu ngân hàng phát hành hồi tháng 9 để trả cổ tức cho cổ đông.

Hưởng lợi từ đà tăng của EIB, cổ phiếu GEX (Gelex) và VIX (Chứng khoán VIX) cũng tăng mạnh trong phiên hôm nay, đạt lần lượt 2% và 2,2% lúc 13h57.

Gelex hiện là cổ đông lớn nhất của Eximbank, nắm giữ gần 174,7 triệu đơn vị (tỷ lệ 10%). VIX sở hữu hơn 62,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,58% vốn. Một tổ chức khác là ngân hàng Vietcombank (VCB) cũng nắm giữ 78,8 triệu đơn vị, tỷ lệ 4,51% vốn.

Công an đang rà soát năng lực tài chính công ty của “đại gia” trẻ sinh năm 2000 vừa trúng đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng – cao hơn 1.500% giá khởi điểm

Công an đang rà soát năng lực tài chính công ty của “đại gia” trẻ sinh năm 2000 vừa trúng đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng – cao hơn 1.500% giá khởi điểm

Việc điểm mỏ cát ĐB2B được đấu trúng với giá cao hơn 1.500% so với giá khởi điểm khiến nhiều người chú ý.

Thông tin mới nhất vụ đấu giá mỏ cát tại Quảng Nam, Công an đã vào cuộc rà soát năng lực tài chính doanh nghiệp của đại gia trẻ sinh năm 2000 khi hô giá mỏ cát này lên 370 tỷ đồng.

Theo như Đại tá Nguyễn Hà Lai - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam xác nhận, Cơ quan này đã vào cuộc điều tra và xác minh kết quả đấu giá quyền khai thác mỏ cát ĐB2B ở Điện Bàn, được CTCP MT Quảng Đà của Ông Nguyễn Sỹ Minh Tiến sinh năm 2000 đứng tên.

Điểm lại sự vụ, sáng ngày 19/10, theo thông tin của chính quyền địa phương, CTCP MT Quảng Đà tại Đà Nẵng đã trúng đấu giá điểm mỏ cát ĐB2B tại xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn với giá hơn 370 tỷ, cao hơn giá khởi điểm 1500% (giá khởi điểm của tổ chức đưa ra đấu giá là 1,2 tỷ đồng).

Việc điểm mỏ cát ĐB2B được đấu trúng với giá cao hơn 1.500% so với giá khởi điểm khiến nhiều người chú ý.

Theo thông tin mời đấu giá quyền khai thác cát tại điểm mỏ ĐB2B thì đây là mỏ cát xây dựng, có diện tích 6,04ha, trữ lượng theo kế hoạch phê duyệt là 159.000m3, giá khởi điểm R =5%, bước giá 0,8%. Trong khi đó, hiện nay trên thị trường tại Quảng Nam giá cát dao động chỉ vài trăm ngàn đồng/m3. Điều này làm cho nhiều người rất bất ngờ và tỏ ra choáng với kết quả trúng đấu giá điểm mỏ cát này, với kết quả này thì mỗi mét khối khối được khai thác bán ra thị trường sẽ đội lên tới vài triệu đồng.

Sau 200 vòng đấu kéo dài hơn một ngày, cho đến rạng sáng ngày 19/10 CTCP MT Quảng Đà đã trở thành đơn vị trúng đấu giá mỏ cát ĐB2B. Được biết, vị đại gia này là 2/6 doanh nghiệp liên tục bỏ giá cao trong vụ đấu giá mỏ cát ĐB2B tại tỉnh Quảng Nam.

Công an đang rà soát năng lực tài chính công ty của “đại gia” trẻ sinh năm 2000 vừa trúng đấu giá mỏ cát 370 tỷ đồng – cao hơn 1.500% giá khởi điểm- Ảnh 1.

Ảnh: Bảng kết quả buổi đấu giá hôm 19/10/2024.

CTCP MT Quảng Đà ra đời năm 2022, tại quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Sỹ Minh Tiến, được biết sinh năm 2000, quê ở xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn.

Vốn điều lệ của công ty là 100 tỷ đồng, trong đó ông Tiến nắm giữ 68% cổ phần, bà Võ Thị Hồng Nhung nắm 30%, và ông Lê Nguyễn Đồng Quân giữ 2% còn lại.

Doanh nghiệp đăng ký 41 mã ngành nghề kinh doanh, ngành chính là dịch vụ lưu trú ngắn ngày. Tháng 2/2023, Công ty đã thay đổi đăng ký kinh doanh và bổ sung thêm các ngành nghề không hoạt động tại trụ sở, bao gồm khai thác đá, cát, sỏi.

Đáng chú ý, 3 người nói trên còn đứng sau CTCP Nông Sơn Farm – cũng là 1 trong 6 doanh nghiệp đưa ra mức giá cao tại buổi đấu giá mỏ cát vừa rồi. Nông Sơn Farm được thành lập ngày 22/8/2022, có địa chỉ tại thôn Phước Hội, xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, với ngành nghề chính là chăn nuôi lợn. Vốn điều lệ của Nông Sơn Farm là 150 tỷ đồng, trong đó bà Võ Thị Hồng Nhung giữ 59%, ông Nguyễn Sỹ Minh Tiến giữ 40,9%, và ông Lê Nguyễn Đồng Quân giữ 0,1%.

Ngay sau khi buổi đấu giá diễn ra, Công an tỉnh Quảng Nam nhận thấy có nhiều dấu hiệu không đảm bảo, nên yêu cầu UBND thị xã Điện Bàn cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến buổi đấu giá mỏ cát ĐB2B để điều tra. Cơ quan điều tra (CQĐT) cũng nêu rằng, nếu phát hiện có sai phạm trong vụ đấu giá, cơ quan chức năng sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Đại tá Nguyễn Hà Lai chia sẻ: “Công an tỉnh sẽ rà soát xem năng lực tài chính của công ty trúng đấu giá mỏ cát ĐB2B với số tiền 370 tỷ đồng có đảm bảo không, và liệu việc trả giá như thế có hợp lý hay không. Việc này có thể ảnh hưởng đến quá trình tổ chức đấu giá và chi phí tổ chức. Ngoài ra, các công ty tham gia đấu giá đã bỏ tiền làm hồ sơ dự thầu nhưng vì lý do nào đó không trúng giá, cũng chịu thiệt hại và cần được xem xét”.

Một công ty BĐS đem gần 40% tài sản đi đầu tư vào HPG, TCB, BSR, MBB…, đang tạm lỗ

Một công ty BĐS đem gần 40% tài sản đi đầu tư vào HPG, TCB, BSR, MBB..., đang tạm lỗ

Trong đó, các khoản đầu tư đang có lãi là Hoà Phát, Sacombank, Techcombank, Lọc Hoá dầu Bình Sơn… Còn các khoản đầu tư bị lỗ là Vinhomes, Ngân hàng Quân Đội…

Theo BCTC quý 3/2024 của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (mã chứng khoán: NDN), tổng tài sản của công ty này đạt mức 1.277 tỷ đồng, giảm 48 tỷ so với số đầu năm. Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm hơn một nửa tài sản của doanh nghiệp này, đạt 630 tỷ đồng.

Công ty này hiện đang có 177,7 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra, Nhà Đà Nẵng còn chi 490 tỷ đồng (38,4% tài sản) để mua cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị hợp lý của khoản đầu tư này ở mức 487 tỷ đồng.

Trong đó, các khoản đầu tư đang có lãi là Hoà Phát, Sacombank, Techcombank, Lọc Hoá dầu Bình Sơn… Còn các khoản đầu tư bị lỗ là Vinhomes, Ngân hàng Quân Đội…

Công ty hiện trích lập dự phòng hơn 38 tỷ đồng tiền giảm giá chứng khoán, chủ yếu cho Vinhomes.

Một công ty BĐS đem gần 40% tài sản đi đầu tư vào HPG, TCB, BSR, MBB..., đang tạm lỗ- Ảnh 1.

Xét đến tình hình kinh doanh, Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận doanh thu đạt 23,7 tỷ đồng, giảm 57,8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2 tỷ đồng, giảm 92,6% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế Nhà Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 47,7 tỷ đồng, giảm 87,1% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản giảm 90% còn hơn 35 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 41,74 tỷ đồng, giảm 78,6% so với cùng kỳ năm trước.

Được biết, trong năm 2024, Nhà Đà Nẵng lên kế hoạch doanh thu 74,7 tỷ đồng, giảm 85% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế dự kiến 61 tỷ đồng, giảm 72% so với thực hiện trong năm 2023. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2024, Nhà Đà Nẵng mới hoàn thành 68,4% kế hoạch lợi nhuận năm 2024.

Cũng theo BCTC quý 3/2024 của Nhà Đà Nẵng các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 128,8 tỷ đồng, chiếm 10,1% tổng tài sản. Hàng tồn khoở mức gần 92 tỷ đồng, chiếm 7,2% tổng tài sản. Bất động sản đầu tư đạt 191,3 tỷ đồng, chiếm 15% tổng tài sản.

Một nhân viên ngân hàng tham ô 246 lượng vàng SJC để chơi chứng khoán

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong, đề nghị truy tố một nhân viên ngân hàng tham ô 246 lượng vàng SJC.
CQĐT đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Linh (SN 1986, cán bộ kho quỹ ngân hàng) về tội Tham ô tài sản. Theo kết kuận điều tra, kho quỹ tập trung Hội sở (HUB HO) TPBank lưu giữ các tài sản gồm vàng, tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng tài sản đảm bảo… Đối với vàng, trong kho được chia thành 3 trạng thái để quản lý.

Theo đó, TPBank nhận giữ hộ vàng SJC, DOJI có thu phí, bao gồm giữ nguyên series (khi hoàn trả sẽ nhận nguyên trạng số vàng đã gửi) và không series (khi hoàn trả sẽ nhận lại đủ số lượng đã giữ).

Về vàng giao dịch, vàng SJC được TPBank lưu trữ, sử dụng để giao dịch mua bán với khách hàng. Vàng cầm cố (là tài sản đảm bảo): TPBank cho khách hàng vay tiền và sử dụng tài sản đảm bảo là vàng miếng SJC. Sau khi nhận cầm cố, vàng được niêm phong theo quy định của TPBank và bảo quản trong kho tiền.

Riêng vàng giao dịch và vàng giữ hộ được Ban quản lý kho kiểm kê hàng ngày và định kỳ vào ngày 30/6 và 31/12 hàng năm.

Ảnh minh họa: Chí Hùng

Khoảng năm 2017, Nguyễn Văn Linh là thủ quỹ, thành viên Ban quản lý kho quỹ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TPBank. Linh nhận thấy vàng cầm cố trong kho tiền ít biến động, khách hàng thế chấp vàng có lịch tất toán, đáo hạn ghi trên sổ quản lý rõ ràng, việc kiểm tra đếm loại tài sản này chỉ diễn ra 2 lần/năm và được thông báo trước.

Do vậy, Linh nảy sinh ý định chiếm đoạt vàng ở trong kho tiền (cất giữ trong két vàng mua bán, giữ hộ) rồi lấy vàng ở két vàng cầm cố thay thế vào phần thiếu hụt để qua mặt việc kiểm kê hàng ngày.

Tinh vi chiếm đoạt vàng

Từ thông tin sổ sách, Linh xác định có khách hàng tên C. thế chấp 246 lượng vàng SJC nhưng chỉ tất toán trên giấy tờ và gửi lưu vàng cố định trong kho. Linh đã lên kế hoạch chiếm đoạt số vàng trên trong két vàng mua bán và thay thế bằng lượng vàng ông C. đang thế chấp.

Ngày 5/7/2017, sau khi hoàn tất việc kiểm kê vàng cuối ngày, lợi dụng sơ hở của các thành viên khác của Ban quản lý kho, Linh đã lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa “vàng mua bán, giữ hộ” cho vào túi nilon, để vào thùng tôn.

Sáng ngày 6/7/2017, quá trình mở kho tiếp quỹ đầu ngày cho các chi nhánh, Linh mang thùng tôn chứa 246 lượng vàng SJC ra để ở kho đệm (là không gian phía ngoài kho tiền, việc ra vào kho đệm không được quản lý và giám sát).

Vào thời gian cuối giờ sáng, lợi dụng thời điểm các nhân viên kho quỹ đi tiếp quỹ ở cây ATM, Linh vào kho đệm lấy 246 lượng vàng SJC, đem 246 lượng vàng đi bán được hơn 8,8 tỷ đồng. Số tiền trên, bị can nộp hết vào tài khoản chứng khoán.

Đến cuối ngày làm việc 6/7/2017, quán trình kiểm kê cùng Ban quản lý kho, quỹ, Linh đặt túi vàng chứa 246 lượng của ông C. vào két vàng “mua bán, giữ hộ” để thay thế vào sổ vàng mà Linh đã lấy. Vì vậy, trong quãng thời gian dài, các thành viên khác trong Ban quản lý kho không phát hiện tài sản bị thiếu hụt.

Đến ngày 22/3/2019, ông C. đã tất toán khoản vay và nhận đủ 246 lượng vàng từ TPBank. Để tiếp tục tránh sự phát hiện việc thiếu hụt số vàng đã chiếm đoạt, Linh cắt niêm phong bao đựng vàng của Công ty DOJI để trong kho tiền, lấy ra 246 lượng vàng SJC, sau đó để vào két sắt chứa vàng mua bán của ngân hàng.

Đến 15/1/2021, tại kho tiền do Linh có trách nhiệm quản lý phát sinh thêm 561 lượng vàng SJC, là tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng của bà H.

Nhận thấy việc dùng vàng cầm cố của bà H. bù vào 246 lượng vàng SJC đã chiếm đoạt an toàn hơn, Linh mang hòm tôn chứa vàng thế chấp của bà H. ra khỏi kho tiền để phá khóa, rút 246 lượng vàng SJC, đóng gói, niêm phong và để vào két vàng “mua bán, giữ hộ”. Số vàng còn lại Linh cất vào hòm tôn để trong “kho giữ hộ”.

Đến 9/8/2023, Linh hoàn trả 561 lượng vàng cầm cố cho bà H. vào kho tiền. Sau khi bà H. tất toán, trong kho không có số lượng vàng khác phù hợp để bù vào 246 lượng vàng đã chiếm đoạt, Linh không có khả năng trả lại nên đã ra đầu thú.

Từng bắt tay với Vingroup, DN có doanh thu gần 100 tỷ USD chi 7.500 tỷ đồng mua một công ty ở Việt Nam

Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc chi 300 triệu USD (khoảng hơn 7.500 tỷ đồng) để mua lại cổ phần của một công ty bán dẫn ở Việt Nam.

Từng bắt tay với Vingroup, DN có doanh thu gần 100 tỷ USD chi 7.500 tỷ đồng mua một công ty ở Việt Nam- Ảnh 1.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông tiếp, làm việc với lãnh đạo Tập đoàn SK Hàn Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Đây là Tập đoàn SK Group, tập đoàn kinh tế gia đình (Chaebol) lớn thứ ba của Hàn Quốc. Vừa qua, theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông đã có buổi tiếp và làm việc với ông Han Sung Won, Giám đốc điều hành Tập đoàn SK Hàn Quốc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, đại diện lãnh đạo SK thông tin, tập đoàn đã mua lại cổ phần của Công ty TNHH Sản xuất ISCVina đang hoạt động ở Khu công nghiệp Bá Thiện 2 (Bình Xuyên), với tổng mức đầu tư là 300 triệu USD. Được biết, ISCVina trước đây do một doanh nghiệp Hàn Quốc khác là ISC Co., Ltd. Đầu tư. Đây là công ty chuyên sản xuất cũng như kinh doanh trong lĩnh vực chất bán dẫn, đồng thời là đối tác cung ứng cho nhiều tập đoàn công nghệ cao.

Từng bắt tay với Vingroup, DN có doanh thu gần 100 tỷ USD chi 7.500 tỷ đồng mua một công ty ở Việt Nam- Ảnh 2.

Công ty TNHH Sản xuất ISCVina tại Vĩnh Phúc. Ảnh: TM

Ông Han Sung Won đánh giá cao môi trường đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc, nhất là các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, đại diện lãnh đạo của Tập đoàn SK cũng chia sẻ về một số khó khăn trong việc mở rộng quy mô đầu tư cũng như tìm kiếm nguồn lực đối với dự án đầu tư của tập đoàn ở Công ty TNHH Sản xuất ISCVina.

Tập đoàn SK đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc tiến hành hỗ trợ trong việc tuyển dụng nguồn lao động chất lượng cao để phục vụ sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện nhằm giúp doanh nghiệp nghiên cứu và mở rộng đầu tư tại Vĩnh Phúc.

Chào mừng Tập đoàn SK Hàn Quốc đến tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại địa phương, chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Hàn Quốc hiện đang là quốc gia có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở tỉnh. Cụ thể, có hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại Vĩnh Phúc, với tổng mức đầu tư hơn 3 tỷ USD.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc thông tin, hiện nay tỉnh đang ưu tiên thu hút đầu tư trong những lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn, điện, điện tử, hạ tầng khu công nghiệp, trung tâm thương mại… Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông mong muốn Tập đoàn SK tiếp tục nghiên cứu và chọn Vĩnh Phúc là điểm đến đầu tư trực tiếp đầu tiên của tập đoàn ở Việt Nam.

Đồng thời, để tạo điều kiện cho Tập đoàn SK tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc, Chủ tịch UBND tỉnh giao Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp với các sở, ngành liên quan cung cấp thông tin về môi trường đầu tư, các cơ chế chính sách của tỉnh cho doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh giao Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với công ty tháo gỡ khó khăn trong việc mở rộng quy mô đầu tư và tìm kiếm nguồn nhân lực.

Tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc có doanh thu gần 100 tỷ USD

Từng bắt tay với Vingroup, DN có doanh thu gần 100 tỷ USD chi 7.500 tỷ đồng mua một công ty ở Việt Nam- Ảnh 3.

Tập đoàn SK vừa đầu tư 300 triệu USD vào Công ty TNHH sản xuất ISCVina tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Nikkei Asia

SK Group là tập đoàn kinh tế gia đình lớn thứ ba ở Hàn Quốc, chỉ sau Samsung và Hyundai. Trong năm 2023, tập đoàn này ghi nhận doanh thu là 99,64 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2022 (102,53 tỷ USD).

SK là viết tắt của Sunkyong, công ty dệt may, tiền thân của tập đoàn. Công ty này bắt đầu nổi lên từ sau những năm 50 của thế kỷ 20, khi Chính phủ Hàn Quốc giao cho một vài công ty trọng trách để dẫn đầu những ngành công nghiệp trọng điểm.

SK bắt đầu đổi tên từ Sunkyong Group thành SK Group kể từ năm 1997. Tập đoàn này chủ yếu sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp hóa chất, viễn thông, dầu khí, năng lượng.

Trên thực tế, những doanh nghiệp lớn nhất của Tập đoàn SK chủ yếu tập trung vào các ngành hóa chất, dầu khí và năng lượng. Bên cạnh đó, Tập đoàn SK còn sở hữu SK Telecom, nhà cung cấp các dịch vụ về xây dựng, vận chuyển, tiếp thị, điện thoại nội địa cũng như Internet tốc độ cao và băng thông rộng không dây.

Đặc biệt, kể từ năm 2010, SK Group tiếp tục mở rộng phạm vi kinh doanh sang lĩnh vực chất bán dẫn với SK Hynix. Đây là nhà cung cấp chip nhớ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Samsung Electronics. Hiện nay, SK Hynix có giá trị vốn hóa thị trường 111,48 tỷ USD, lớn thứ hai Hàn Quốc, chỉ sau Samsung. Công ty này hiện đặt trụ sở chính tại Seoul (Hàn Quốc) và có những chi nhánh tại các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Singapore…

Từng bắt tay với Vingroup, DN có doanh thu gần 100 tỷ USD chi 7.500 tỷ đồng mua một công ty ở Việt Nam- Ảnh 4.

Tập đoàn SK đã đầu tư vào nhiều công ty tại Việt Nam. Ảnh: SCMP

Tại thị trường Việt Nam, Tập đoàn SK đã thực hiện nhiều thương vụ lớn. Trong đó, tập đoàn đã đầu tư 1 tỷ USD mua cổ phiếu của Vingroup vào giữa năm 2019 để trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trước đó, vào năm 2018, Tập đoàn SK cũng chi 470 triệu USD mua 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan. Đến năm 2021, tập đoàn này tiếp tục mua hơn 16% cổ phần của VinCommerce từ tay Masan, với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD. Ngoài ra, Tập đoàn SK đầu tư 340 triệu USD để sở hữu gần 5% cổ phần của The CrownX, đơn vị sở hữu WinMart và WinMart+ hiện tại.

Bên cạnh đó, Tập đoàn SK còn rót vốn vào ngành dược tại Việt Nam, với khoản đầu tư vào 2 công ty. Cụ thể, năm 2022, SK Group được cho là đã đầu tư khoảng 100 triệu USD vào CTCP Dược phẩm Pharmacity, thông qua việc sở hữu cổ phần của công ty mẹ Maroon Bells. Đồng thời, Tập đoàn SK cũng đầu tư vào cổ phiếu của CTCP Dược phẩm Imexpharm.

Theo báo cáo thường niên của Imexpharm, tính đến cuối năm 2023, nhóm SK Group và những bên liên quan sở hữu 65% vốn, từ đó trở thành cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này.

SK Group còn có mặt trong danh sách cổ đông của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil). Vào thời điểm cuối năm 2023, SK Group sở hữu hơn 5% vốn của doanh nghiệp.