Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Cổ phiếu Eximbank bất ngờ bị bán tháo, điều gì đang xảy ra?

VN- Index trong phiên sáng 14-10 vẫn xanh nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm giá, trong đó cổ phiếu Eximbank giảm hơn 5,7%, bị áp lực bán tháo mạnh

Cổ phiếu Eximbank bất ngờ bị bán tháo, điều gì đang xảy ra?- Ảnh 1.

Trong phiên sáng 14-10, cổ phiếu Eximbank giảm từ 19.150 đồng xuống 18.000 đồng

Lúc 11 giờ, nhiều cổ phiếu thuộc ngành ngân hàng đồng loạt rớt giá. Đáng chú ý nhất là mã cổ phiếu của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã bị đầu tư bán tháo.

Kết quả, cổ phiếu Eximbank giảm từ 19.150 đồng xuống 18.000 đồng/cổ phiếu (-5,76%), khối lượng giao dịch lên tới hơn 25 triệu cổ phiếu.

Anh C.T.C, một cổ đông của Eximbank, cho biết đầu ngày 14-10, thị trường tiếp nhận tin đồn Ban Kiểm soát Eximbank có văn bản kiến nghị và phản ánh gửi các cơ quan chức năng về việc ngân hàng này cho vay không an toàn.

“Có thể thông tin này khiến nhiều người lo ngại cổ phiếu Eximbank sẽ còn giảm giá nhiều hơn nữa. Việc nắm giữ mã chứng khoán này sẽ gặp rủi ro, dẫn đến động thái bán tháo. Ngay cả tôi cũng bất an và đã bán cắt lỗ hàng ngàn cổ phiếu Eximbank với giá 18.000 đồng”- anh C.T.C nói.

Trao đổi với báo chí, một lãnh đạo của Eximbank cho biết ngân hàng đã kiểm tra và đến thời điểm này không nhận được văn bản kiến nghị, phản ánh liên quan đến hoạt động cho vay từ Ban Kiểm soát Eximbank.

Liên quan đến Eximbank, một trong những thay đổi lớn mà ngân hàng này dự kiến trong thời gian tới là dời trụ sở chính hiện nay đến một địa điểm khác

Cụ thể, Eximbank sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường năm 2024 vào ngày 28-11 tại Hà Nội nhưng chưa công bố địa điểm cụ thể. Đồng thời, địa điểm mới được chọn làm trụ sở mới chính cũng chưa được Eximbank đề cập

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên hồi tháng 4-2024, Eximbank đã có tờ trình chuyển trụ sở chính từ Tầng 8, tòa nhà Vincom Center, số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM sang tòa nhà Văn phòng (Fideco Center) tại số 28 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM. Tuy nhiên, tờ trình này không được đại hội đồng cổ đông thông qua.

Những thay đổi của Eximbank phát sinh sau khi cổ đông mới - Công ty CP Tập đoàn Gelex (doanh nghiệp có trụ sở chính tại Hà Nội) trở thành cổ đông lớn của ngân hàng này - với tỉ lệ cổ phần nắm giữ 10%.

Ngoài Gelex, theo danh sách đến ngày 13-8, Eximbank còn có các cổ đông nắm trên 1% vốn gồm: công ty CP Chứng khoán VIX nắm 62,3 triệu cổ phiếu, tương đương 3,58% vốn điều lệ; bà Lê Thị Mai Loan nắm 17,9 triệu cổ phiếu, tương đương 1,03% vốn và bà Lương Thị Cẩm Tú nắm 19,5 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,12% vốn.

Một số thành viên của Hội đồng quản trị Eximbank từng là lãnh đạo của các doanh nghiệp trú đóng ở khu vực phía Bắc.

1 Likes

Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam có động thái mới với cổ phiếu KBC sau ‘cú bắt tay’ 1,5 tỷ USD giữa ông Đặng Thành Tâm và tập đoàn Trump

Dragon Capital mới trở thành cổ đông lớn tại Kinh Bắc (KBC) cách đây 4 tháng, trước cú bắt tay lịch sử với The Trump Organization.

Ngày 11/10, các tổ chức nước ngoài liên quan Dragon Capital đã bán 300.000 cổ phiếu KBC của tổng công ty Phát triển Đô Thị Kinh Bắc, giảm sở hữu từ 5,04% xuống còn 4,99% vốn điều lệ, tương ứng 38,37 triệu cổ phiếu - chính thức không còn là cổ đông lớn tại Kinh Bắc.

Trước đó, vào ngày 28/5, nhóm quỹ liên quan đến Dragon Capital đã mua thêm 100.000 cổ phiếu KBC, nâng tỷ lệ sở hữu từ 4,99% lên hơn 5% vốn điều lệ, trở thành cổ đông lớn tại Kinh Bắc.

Như vậy, sau hơn 4 tháng trở thành cổ đông lớn tại Kinh Bắc, Dragon Capital đã quay lại bán ra cổ phiếu và không còn là cổ đông lớn. Tuy vậy có thể thấy lượng cổ phiếu giao dịch khá nhỏ.

screenshot-2024-10-14-141412.png

Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn của Kinh Bắc City sau khi doanh nghiệp này vừa có “cú bắt tay” lịch sử với tập đoàn The Trump Organization của nhà Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cụ thể, The Trump Organization ngày 25/9 đã thông báo sẽ cùng CTCP Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên - công ty con của KBC triển khai dự án phát triển sân golf và khách sạn tại tỉnh Hưng Yên.

Dự án này có tổng vốn đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD, bao gồm hai hệ thống sân golf 54 lỗ cùng với các khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp. Ngoài ra, dự án còn phát triển một khu dân cư hiện đại, nhằm mang lại những dịch vụ nghỉ dưỡng và giải trí đẳng cấp quốc tế cho thị trường Việt Nam.

Ở một diễn biến khác, ngày 9/10, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Đô thị Kinh Bắc báo cáo chuyển nhượng không thành công 86,55 triệu cổ phiếu KBC ((tương đương 11,27% vốn điều lệ Kinh Bắc) cho công ty CP Đầu tư và Phát triển DTT trong thời gian từ 9/9 đến 8/10. Lí do là chưa hoàn tất thủ tục tại cơ quan có thẩm quyền.

Trước đó, khoảng cuối tháng 8, ông Đặng Thành Tâm đăng ký chuyển quyền sở hữu 86,55 triệu cổ phiếu KBC cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển DTT để góp vốn vào công ty DTT bằng cổ phiếu KBC. Phương thức giao dịch là “chuyển quyền sở hữu qua Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam”.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển DTT, là công ty thành lập vào tháng 1/2024, ngành nghề kinh doanh bất động sản có vốn điều lệ 490 tỷ đồng. Khi đó, ông Tâm giữ chức Chủ tịch HĐQT và sở hữu 90,4% vốn điều lệ công ty này. Phần còn lại do con gái Đặng Nguyễn Quỳnh Anh và bà Sầm Thị Hường nắm giữ.

1 Likes

Tăng gần 70% từ đầu năm, tài sản của ông Trương Gia Bình và các lãnh đạo chủ chốt FPT cán mốc 1 tỷ USD

Trong số 7 người, có 4 người có hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, tài sản của ông Trương Gia Bình chiếm hơn 1 nửa với 14.526 tỷ đồng.

Tăng gần 70% từ đầu năm, tài sản của ông Trương Gia Bình và các lãnh đạo chủ chốt FPT cán mốc 1 tỷ USD- Ảnh 1.

Phiên giao dịch ngày 10/10, cổ phiếu FPT bất ngờ tăng tốc ngoạn mục, kết phiên, cổ phiếu đã tăng 4,65% lên 141.700 đồng/cp, đây là mức thị giá (đã điều chỉnh) cao nhất mà FPT từng chạm đến trong lịch sử 18 năm niêm yết. Từ đầu năm đến nay, FPT đã có 35 lần vượt đỉnh.

Sau phiên hưng phấn, FPT đã quay đầu giảm 1,5% trong phiên thứ Sáu, chốt tuần ở mức 139.600 đồng.

So với thời điểm đầu năm 2024, FPT đã tăng gần 70% thị giá. Vốn hóa thị trường của tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam cũng theo đó lập kỷ lục gần 207.000 tỷ đồng. Con số này đưa FPT trở thành công ty tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán, chỉ sau 3 cái tên do Nhà nước chi phối là Vietcombank, BIDV và ACV.

Cùng với đà tăng của cổ phiếu, tài sản của các cổ đông FPT cũng tăng mạnh. Là những người hiểu rõ doanh nghiệp nhất cũng như nắm giữ nhiều cổ phiếu FPT, tài sản của 7 lãnh đạo chủ chốt của FPT đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay và đạt gần 24.900 tỷ đồng (tương đương khoảng 1 tỷ USD).

Tăng gần 70% từ đầu năm, tài sản của ông Trương Gia Bình và các lãnh đạo chủ chốt FPT cán mốc 1 tỷ USD- Ảnh 3.

Trong số 7 người, có 4 người có hơn 1.000 tỷ đồng. Trong đó, tài sản của ông Trương Gia Bình chiếm hơn 1 nửa với 14.526 tỷ đồng, tăng 69% so với hồi đầu năm. Đứng thứ 2 là ông Bùi Quang Ngọc - Phó Chủ tịch FPT với gần 3.400 tỷ đồng.

Bên cạnh cổ phiếu FPT, bà Trương Thị Thanh Thanh - chị gái ông Trương Gia Bình và ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc còn nắm giữ cổ phiếu FOX của CTCP Viễn thông FPT, cổ phiếu này cũng đã tăng hơn 74% so với hồi đầu năm.

Nền tảng để cổ phiếu bứt phá vẫn là kết quả kinh doanh tăng trưởng đều đến mức đáng kinh ngạc của FPT. 8 tháng đầu năm 2024, tập đoàn ghi nhận doanh thu đạt 39.664 tỷ đồng và LNTT đạt 7.077 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,8% và gần 20% so với cùng kỳ. LNST đạt 6.029 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó lãi ròng đạt hơn 5.000 tỷ, tăng gần 23%.

Năm 2024, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau 8 tháng đầu năm, tập đoàn đã thực hiện 64% kế hoạch doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Mảng Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, đạt doanh thu 19.934 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 30,4%, dẫn dắt bởi sức tăng đến từ cả 4 thị trường. Trong đó, thị trường Nhật Bản và APAC tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, tăng lần lượt 34,4% (tương đương tăng trưởng 37,2% theo Yên Nhật) và 36,9%. Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 22.774 tỷ đồng, tăng 19%; LNTT tăng gần 27% lên 3.182 tỷ.

Trong 8 tháng năm 2024, FPT thắng thầu 29 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD, cho thấy nhu cầu đầu tư cho công nghệ ngày càng cao trên toàn cầu và khẳng định năng lực cung ứng công nghệ của FPT.

Mới đây, FPT đã chính thức khai trương văn phòng đầu tiên tại Stockholm, Thụy Điển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyển đổi số và nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các lĩnh vực quan trọng như chăm sóc sức khỏe, ô tô, ngân hàng -tài chính, chuyển đổi xanh của Thụy Điển, cũng như khu vực Bắc Âu. Văn phòng nằm ở vị trí đắc địa giúp FPT tiếp cận, kết nối với các doanh nghiệp lớn của thế giới trong các lĩnh vực như ô tô, năng lượng và sản xuất; đồng thời cho phép FPT tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ và tư vấn cho các tập đoàn lớn tại khu vực Bắc Âu và toàn châu Âu.

Mảng Dịch vụ CNTT trong nước ghi nhận doanh thu đạt 4.591 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 10,6%, thúc đẩy bởi nhu cầu đầu tư cho công nghệ từ khối ngân hàng và tài chính.

Mảng Dịch vụ viễn thông duy trì mức tăng trưởng tốt với doanh thu đạt 11.228 tỷ đồng trong 8 tháng, tăng gần 9% và LNTT đạt 2.378 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.

Trong mảng giáo dục, đầu tư và khác , doanh thu tăng trưởng 28% lên 3.911tỷ đồng trong 8tháng đầu năm 2024, LNTT ghi nhận 1.330 tỷ đồng.

1 Likes

DBC: Báo lãi quý 3 hơn 312 tỷ đồng, tăng trưởng 2.100%, tự tin hoàn thành kế hoạch cả năm

9 tháng đầu năm, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 530 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 17% và 2750% so với cùng kỳ 2023.

CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã DBC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 với doanh thu thuần hơn 3.500 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ 2023. Giá vốn tăng chậm hơn giúp biên lãi gộp được cải thiện đáng kể từ 10,4% cùng kỳ lên mức 17,7%. Lợi nhuận gộp tương ứng đạt gần 624 tỷ đồng, gấp 2,2 lần quý 3/2023.

Các chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh trong quý 3 đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn được kiểm soát tốt. Kết quả, Dabaco lãi sau thuế hơn 312 tỷ đồng trong quý 3/2024, gấp 25 lần cùng kỳ 2023 và là mức cao nhất trong vòng 5 quý.

Theo giải trình từ phía công ty, quý 3/2024, tình hình giá thức ăn chăn nuôi trong nước và nhập khẩu ổn định; công ty tích cực nghiên cứu áp dụng nhiều giải pháp, đồng bộ về kỹ thuật, quản lý và phát triển thị trường… Do đó, lợi nhuận của các công ty chăn nuôi tăng trưởng so với cùng kỳ.

Trong quý 3, ngành chăn nuôi trong nước tiếp tục chịu áp lực dịch bệnh. Tuy nhiên, do áp dụng hiệu quả các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, an toàn sinh học và đặc biệt là tiêm phòng vaccine… nên các công ty chăn nuôi của Dabaco đã kiểm soát được dịch bệnh. Mặt khác, giá lợn hơi trên thị trường tăng cũng hỗ trợ lợi nhuận của tập đoàn.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 530 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 17% và 2750% so với cùng kỳ 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã hoàn thành gần 73% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Năm 2024, Dabaco đặt mục tiêu đầy tham vọng với doanh thu (bao gồm cả doanh thu nội bộ) đạt 25.380 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với thực hiện năm ngoái. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế dự kiến gần 730 tỷ đồng, gấp 29 lần kết quả đạt được năm 2023.

Hiện tại, tổng đàn của Dabaco có khoảng hơn 1 triệu con lợn, trong đó có gần 60 nghìn nái. Ông Nguyễn Như So - Chủ tịch HĐQT Dabaco cho biết lợi nhuận quý 4 có thể tiếp tục khả quan, tương đương với quý 3 và doanh nghiệp tự tin hoàn thành kế hoạch đề ra. “Lợi nhuận năm sau sẽ khả quan hơn năm nay”, Chỉ tịch Dabaco chia sẻ.

Trong quý 3 vừa qua, Dabaco đã đón nhận một thông tin quan trọng liên quan đến dự án vaccine do công ty nghiên cứu. Cụ thể vào ngày 2/8/2024, đại diện Cục thú y – Ông Nguyễn Văn Long – Cục trưởng đã công bố và trao Giấy chứng nhận Thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP-WHO) cho Công ty TNHH Dược và Thú ý Dacovet thuộc Dabaco.

Dabaco cho biết đã thực hiện tiêm thử nghiệm trên tổng đàn và cho kết quả bảo hộ tốt. Hiện tại, tập đoàn đang khẩn trương các công đoạn cuối cùng để hoàn tất thủ tục đồng bộ hóa Nhà máy sản xuất và công tác thử nghiệm trước khi thương mại hóa sản phẩm ra thị trường trong thời gian sớm nhất. Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So cho biết, vaccine tả lợn châu Phi do Dabaco nghiên cứu có thể công bố thương mại vào cuối năm nay.

Trong một diễn biến liên quan, Dabaco mới đây đã hoàn tất tăng vốn từ 2.400 tỷ đồng lên hơn 3.300 tỷ đồng thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tổng số tiền huy động là 1.330 tỷ đồng sẽ được công ty dùng toàn bộ để đầu tư vào Công ty TNHH Dầu thực vật Dabaco, nhằm thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành.

Trong giai đoạn 2024-25, Dabaco còn đang có kế hoạch chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Theo đó, tập đoàn dự kiến sẽ chào bán 48,4 triệu cổ phiếu (tương đương 20% số lượng cổ phiếu lưu hành tại thời điểm trình ĐHĐCĐ thường niên 2024) với giá không thấp hơn 28.000 đồng/cp. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Chủ tịch Dabaco cho biết, đối tác chiến lược sẽ được hé lộ vào đầu năm 2025.

Số tiền huy động từ đợt chào bán riêng lẻ tối thiểu 1.355 tỷ đồng, sẽ được Dabaco dùng để đầu tư vào khu trang trại sản xuất, kinh doanh giống lợn và chăn nuôi lợn thương phẩm chất lượng cao tại xã Đồng Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá (hơn 930 tỷ đồng), trả nợ vay ngân hàng cho Dự án Khu chăn nuôi lợn giống và thương phẩm ứng dụng công nghệ cao Dabaco Thanh Hoá tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá (gần 425 tỷ đồng).

1 Likes

Toàn cảnh dự án dở dang hàng chục năm có trị giá cả “100.000 tỷ đồng” đối diện chợ Bến Thành mà Trương Mỹ Lan mua bán miệng với Bitexco

“The Spirit of Saigon” là dự án được bà Trương Mỹ Lan thỏa thuận miệng với chủ tịch Bitexco với giá 22.000 tỷ đồng trước khi bị bắt. Theo bà, hiện giá trị của dự án đã lên hơn 100.000 tỷ đồng.

“Siêu dự án” The Spirit of Saigon (Tứ giác Bến Thành) là khu phức hợp rộng 8.600m2 do Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco - một trong những tập đoàn bất động sản lớn tại Việt Nam là chủ đầu tư.

Đây là một trong những vị trí đắc địa nhất Thành phố Hồ Chí Minh khi sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính.

Bên cạnh đó, dự án còn đối diện chợ Bến Thành (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) và cách nhà ga Metro Bến Thành chưa tới 300m.

Năm 2018, bà Trương Mỹ Lan và chủ tịch tập đoàn Bitexco thỏa thuận miệng chuyển nhượng Dự án khu Tứ giác Bến Thành cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với giá 22.000 tỷ đồng. Đến nay, bà Lan đã chuyển cho Bitexco 15.712 tỷ. Hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển giao.

Hiện tại theo bà Lan, giá trị của dự án The Spirit of Saigon đã lên tới hơn 100.000 tỷ đồng. Thiết kế của dự án gồm hai tòa tháp 46 tầng và 55 tầng nối với nhau bằng khối đế và bố trí cách xa nhau. Bên cạnh đó còn có 214 căn hộ ở đã được cấp phép mở bán và 250 phòng khách sạn 6 sao.

Thực chất dự án đã được Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp thuận cho Tập đoàn Bitexco đầu tư từ năm 2013. Tuy nhiên tới năm 2018 dự án mới xong phần cọc móng và 6 tầng hầm sau đó dự án ngừng thi công.

Theo Bitexco, đây là công trình đầu tiên xây 6 tầng hầm và trên thế giới cũng hiếm có dự án làm từng đó tầng hầm. Do đó, dự án The Spirit of Saigon đã gặp những khó khăn phức tạp kéo dài không thể tránh khỏi, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan để thi công xong 6 tầng hầm.

Đến giữa năm 2020, The Spirit of Saigon được khởi động lại và xây các tầng tháp. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm dự án vẫn chưa được hoàn thành dù đã nhiều lần được “thay tên đổi chủ”.

Hiện tại, công trình vẫn đang dang dở, không có công nhân làm việc. Nhiều khối bê tông được xây lên rồi bỏ dở, vật liệu xây dựng ngổn ngang bên trong dự án.

Dù đã chuyển cho Bitexco hơn 70% số tiền thỏa thuận mua bán ban đầu nhưng nếu có nhà đầu tư nào mua lại dự án, bà Lan chỉ xin lại 7.000 tỷ đồng và 30% giá trị của 7.000 tỷ để bà Trương Mỹ Lan khắc phục hậu quả của vụ án.

Chủ đầu tư Bitexco dự kiến năm 2017 sẽ hoàn thành dự án khu Tứ giác Bến Thành song đã hơn 10 năm trôi qua kể từ ngày khởi công thì dự án vẫn “đắp chiếu” chờ ngày thi công trở lại.

1 Likes

Bị Thanh tra Chính phủ gọi tên, cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn

Không lâu sau khi phiên sáng 14/10 mở cửa, hai cổ phiếu TCH của CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH) và HHS của CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HOSE: HHS) – công ty con của TCH đều đã nằm sàn và “trắng” bên mua.

Kết phiên sáng 14/10, cổ phiếu TCH giảm về mức 16,350 đồng/cp. Khối lượng giao dịch ghi nhận hơn 21.6 triệu cp, cao nhất trong một tháng qua, kể từ phiên 12/08, bên cạnh đó khối lượng dư bán gần 6.3 triệu cp.

Diễn biến giá cổ phiếu TCH từ đầu năm 2024 đến nay

Tương tự, giá cổ phiếu HHS cũng giảm sàn về 7,450 đồng/cp. Khối lượng giao dịch đạt hơn 4.7 triệu cp, cũng cao nhất kể từ phiên 12/08, đi cùng với đó là khối lượng dư bán ở mức 3.1 triệu cp.

Diễn biến giá cổ phiếu HHS từ đầu năm 2024 đến nay

Việc hai cổ phiếu họ “Hoàng Huy” nằm sàn diễn ra trong bối cảnh TCH bị Thanh tra Chính phủ nhắc đến trong kết luận ngày 11/10/2024 do liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất, kinh doanh sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011-2019 của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ phát hiện một số sai phạm ở khu đất 23,380m2 tại số 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Theo Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội đã thu hồi khu đất trên của CTCP Cơ khí Chính xác Số 1 (Công ty Cơ khí Số 1) và giao cho CTCP Thương mại Hưng Việt (Công ty Hưng Việt) theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở, không thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2003. Mặt khác, hai công ty ký Phụ lục hợp đồng liên doanh, trong đó có việc hỗ trợ di dời và đền bù tài sản trên đất của chính Công ty Cơ khí số 1.

UBND TP. Hà Nội giao Công ty Hưng Việt 3,557m2 đất (thuộc quỹ đất 20% của thành phố) theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án nhà ở bán cho cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là vi phạm Luật Đất đai năm 2003. Trách nhiệm thuộc về UBND TP. Hà Nội, các sở, ngành có liên quan.

Về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, khối đế công trình nhà ở N01 được chấp thuận điều chỉnh bổ sung 2 thang máy ngoài tòa nhà với diện tích 16.8m2; bổ sung diện tích sàn tầng lửng 547m; diện tích tầng kỹ thuật 1,888m2 nhưng chưa xác định và thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung. Trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND TP. Hà Nội và Công ty Hưng Việt.

Trong đó, Công ty Hưng Việt thông báo, yêu cầu Công ty Cơ khí số 1 nộp hơn 48 tỷ đồng để nộp tiền sử dụng đất của dự án khu trung tâm thương mại, dịch vụ và nhà ở là không đúng thỏa thuận tại Phụ lục của Hợp đồng liên doanh đã ký kết. Trách nhiệm thuộc cả 2 doanh nghiệp này.

Đối với việc góp vốn và chuyển nhượng cổ phần, Thanh tra Chính phủ xác định Công ty Cơ khí Số 1 góp vốn liên doanh bằng tiền nhưng thực chất bằng giá trị quyền sử dụng đất thể hiện qua việc góp vốn bằng một phần kinh phí hỗ trợ di dời và đền bù tài sản trên đất là tài sản của Công ty Cơ khí Số 1 là không đúng quy định pháp luật. Sau đó, các bên không xác định lại giá trị góp vốn vào liên doanh để tính toán lại lợi ích được hưởng của phần vốn Nhà nước trong liên doanh.

Sau đó, Công ty Cơ khí Số 1 lại chuyển nhượng 3.2 triệu cp tại Công ty Hưng Việt cho TCH theo mệnh giá, không đấu giá, không thẩm định giá cổ phần khi chuyển nhượng, qua đó vi phạm Nghị định 9/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc, là Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Cơ khí số 1 cùng các bộ phận chuyên môn có liên quan.

Từ những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND TP. Hà Nội cần chỉ đạo các sở ngành chức năng rà soát quy hoạch xây dựng chi tiết, công năng sử dụng của nhà ở N01 dự án trung tâm thương mại, dịch vụ và nhà ở tại số 275 đường Nguyễn Trãi; xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung trong việc điều chỉnh bổ sung diện tích khối đế công trình nhà ở NO1.

UBND thành phố cũng cần xử lý, thu hồi diện tích 3,557m2 đất (ô đất N02) của dự án đã giao cho Công ty Hưng Việt không đúng quy định rồi quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Chính phủ cũng chuyển hồ sơ, đề nghị Bộ Công an tiếp nhận để xem xét, điều tra 2 nội dung liên quan dự án 275 Nguyễn Trãi và xử lý theo quy định.

Trước đó trong phiên 08/08/2024, cả hai cổ phiếu TCH và HHS cũng đồng loạt nằm sàn với thanh khoản đột biến. Diễn biến này được cho là phản ứng của thị trường trước thông tin cổ phiếu TCH đang bị điều tra giao dịch trong giai đoạn 2021-2022. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau đó cũng đã lên tin cho biết đây chỉ là hoạt động kiểm tra định kỳ đối với các doanh nghiệp niêm yết.

Trong bản cáo bạch niêm yết, TCH cho biết đang sở hữu dự án đầu tư trung tầm thương mại – dịch vụ - nhà ở cao cấp Golden Land Building với diện tích 2.33ha tại số 275 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, thông qua công ty con là CTCP Thương mại Hưng Việt. Vốn điều lệ của Hưng Việt tại thời điểm 30/06/2016 là 1 ngàn tỷ đồng, trong đó TCH góp 99.99%.

Năm 2020, Công ty Hưng Việt đổi tên thành CTCP – Tập đoàn Bất động sản CRV. Tại thời điểm 30/06/2024, tỷ lệ biểu quyết của TCH tại CRV là 81.67%, tuy nhiên tỷ lệ lợi ích chỉ 60.33%.

1 Likes

“Biến” mới tại Quốc Cường Gia Lai (QCG): Cổ phiếu bất ngờ tăng trần, đã tăng hơn 40% sau hơn 2 tháng

Đây là mức giá cao nhất của QCG kể từ ngày 23/7/2024.

Kết phiên giao dịch ngày 14/10, cổ phiếu QCG của CTCP Quốc Cường Gia Lai đã tăng trần 6,96% lên 7.990 đồng/cổ phiếu, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh gần 1,2 triệu đơn vị.

Đây là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp của QCG, với mức giá 7.990 đồng/cp, giá cổ phiếu QCG đã tăng hơn 40% so với vùng đáy hồi đầu tháng 8.

![“Biến” mới tại Quốc Cường Gia Lai (QCG): Cổ phiếu bất ngờ tăng trần, đã tăng hơn 40% sau hơn 2 tháng- Ảnh 2.](https://cafebiz.cafebizcdn.vn/162123310254002176/2024/10/14/vgt7ztxt-1728911467093-1728911467255301415290.png ““Biến” mới tại Quốc Cường Gia Lai (QCG): Cổ phiếu bất ngờ tăng trần, đã tăng hơn 40% sau hơn 2 tháng- Ảnh 2.”)

Cổ phiếu QCG ghi nhận nhiều biến động sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng giám đốc công ty bị khởi tố và tạm giam hôm 19/7 để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đáng chú ý, cổ phiếu đã giảm sàn 6 phiên giảm sàn liên tiếp từ phiên 19/7 – 26/7.

Doanh nghiệp này đã bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nguyễn Quốc Cường (biệt danh “Cường Đô la”, sinh năm 1982) chính thức giữ vai trò người đại diện theo pháp luật của công ty, thay thế cho mẹ là bà Như Loan.

Trở lại với việc bà Loan bị khởi tố, vào ngày 19/7, Bộ Công an cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai.

Được biết, bà Loan bị cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM. Sự việc diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (rộng hơn 6.000m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).

Tới chiều 5/8, tại họp báo Chính phủ thường kỳ, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, người phát ngôn Bộ Công an cho biết: " Bà Loan có dấu hiệu thông đồng với Lê Y Linh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Retro Harvest Finance), Đặng Phước Dừa (nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư thương mại Việt Tín) và các cá nhân thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa ký kết các văn bản thỏa thuận, hợp tác đầu tư, chuyển nhượng vốn góp để thâu tóm 100% vốn góp tại khu đất từ Tập đoàn Cao su Việt Nam không qua đấu giá, trái với quy định pháp luật để bán cho Công ty Cổ phần bất động sản Thịnh Vượng. Việc này gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng ".

Ông Tuyên cũng cho biết, đến nay Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 17 bị can. Các bị can bị khởi tố về các tội danh: Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Về tình hình kinh doanh, nửa đầu năm, doanh thu của Quốc Cường Gia Lai giảm 69% chỉ còn 65 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp chính là mảng thuỷ điện với hơn 37 tỷ đồng, mảng cao su với gần 19 tỷ đồng. Ngược lại, mảng bất động sản chỉ còn đóng góp 8,6 tỷ doanh thu trong khi cùng kỳ đóng góp 137,7 tỷ đồng.

Kết quả, Quốc Cường Gia Lai lỗ sau thuế gần 17 tỷ, lỗ ròng hơn 15 tỷ đồng.

Với kế hoạch năm 2024 doanh thu thuần 1.300 tỷ đồng và lãi trước thuế 100 tỷ đồng, 6 tháng qua, công ty mới thực hiện được 5% mục tiêu doanh thu.

Trong phiên sáng nay, QCG tiếp tục tăng trần.

1 Likes

Chứng khoán “người anh em” Mỹ lại thiết lập kỷ lục mới

Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones Industrial Average thiết lập kỷ lục mới trong phiên giao dịch đầu tuần khi nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu lạc quan đầu tiên trong mùa báo cáo tài chính quý III.

463386465_979640780846621_5856724383145361358_n

Cụ thể, chốt phiên giao dịch 14/10, chỉ số Dow Jones tăng 201,36 điểm, tương đương 0,47% lên 43.065,22 điểm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chỉ số này chốt phiên trên 43.000 điểm qua đó thiết lập đỉnh lịch sử mới. Cũng đạt được thành tựu này, chỉ số S&P 500 tăng 0,77% lên 5.859,85 điểm. Cùng chung diễn biến tích cực, chỉ số Nasdaq Composite cũng ghi nhận mức tăng 0,87% lên 18.502,69 điểm.

McDonald’s, UnitedHealth Group và Apple là ba cổ phiếu trụ giúp đẩy chỉ số Dow Jones lên cao. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu công nghệ tiếp tục thăng hoa khi dẫn đầu đà tăng trong chỉ số S&P 500.

Trong tuần này, Bank of America, Goldman Sachs và Johnson & Johnson sẽ công bố kết quả kinh doanh quý III vào ngày 15/10 trong khi Morgan Stanley, United Airlines sẽ thực hiện điều này một ngày sau đó. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đáng chú ý cũng đã lên kế hoạch công bố báo cáo tài chính giai đoạn tháng 7-9 trong tuần này bao gồm Walgreens Boots Alliance, Netflix và Procter & Gamble.

Trước đó, hai ngân hàng lớn PMorgan Chase và Wells Fargo đã khởi động mùa BCTC quý III với kết quả đầy tích cực, qua đó cho thấy những tín hiệu hồi phục sớm của lợi nhuận ngành ngân hàng. Đây chính là động lực giúp chỉ số S&P 500 khép lại tuần giao dịch trước đó trên đỉnh lịch sử với thành tích lần đầu vượt mốc 5.800 điểm.

Hiện tại, có 30/500 doanh nghiệp S&P đã công bố kết quả với lợi nhuận bình quân được dự báo cao hơn khoảng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt lên trên mức tăng 3% ghi nhận vào quý trước đó.

Dù thị trường liên tục chạm tới các đỉnh cao mới, nhà đầu tư vẫn phần nào mang tâm lý thận trọng khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong chưa đầy một tháng nữa. Bên cạnh đó, đà tăng lợi suất trái phiếu chính phủ, sự bất định trong lộ trình hạ lãi suất của Fed và tình hình căng thẳng tại Trung Đông là những rủi ro tiềm tàng. Thời gian gần đây, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ liên tục neo cao với kỳ hạn 10 năm vượt 4,1% hồi tuần trước.

“Đà tăng có thể kéo dài nhưng nhà đầu tư cũng không nên bất ngờ nếu thị trường rung lắc, đặc biệt trong giai đoạn trước bầu cử. Nhưng trong vòng 6 tháng tới, chúng tôi vẫn duy trì quan điểm lạc quan dựa trên các cơ sở lãi suất thấp, nền kinh tế hạ cánh mềm và tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp tốt”, Ross Mayfield, Chiến lược gia đầu tư tại Baird, nhận định.

Tính từ đầu năm nay, chỉ số S&P 500 đã tăng gần 23%, giúp thị kéo dài thời gian tồn tại của thị trường giá lên sang năm thứ ba. Nếu tính từ tháng 10/2022, thời điểm xác nhận đáy của chu kỳ giá xuống gần nhất, chỉ số này hiện cao hơn khoảng 63%.

1 Likes

“Ông lớn” Aeon Mall, Vincom Plaza khiến thị trường bất động sản thương mại bán lẻ quý III/2024 “dậy sóng”

Aeon Mall, Vincom Plaza đang là những ông lớn trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay.

Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam của Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) nêu rõ tính chung 9 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước tính đạt 4.703 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.

“Ông lớn” Aeon Mall, Vincom Plaza khiến thị trường bất động sản thương mại bán lẻ quý III/2024 “dậy sóng”- Ảnh 2.

Theo đó, 9 tháng đầu năm 2024 nguồn cung BĐS thương mại - bán lẻ được bổ sung thêm khoảng 71 nghìn m2 diện tích bán lẻ mới từ trung tâm thương mại (TTTM) Aeon Mall Huế (51.000 m2), Vincom Plaza Bắc Giang (13.372 m2), Aeon Mall Tạ Quang Bửu (7.000 m2). Các TTTM mới đều đạt tỷ lệ lấp đầy cao, khoảng 90% ngay tại thời điểm khai trương.

“Ông lớn” Aeon Mall, Vincom Plaza khiến thị trường bất động sản thương mại bán lẻ quý III/2024 “dậy sóng”- Ảnh 3.

Nguồn cung này có thể tăng lên trong thời gian tới khi trước đó, chiều 22/9 tại Hội nghị công bố Quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh năm 2024, Công ty TNHH Aeon Mall Việt Nam được trao biên bản ghi nhớ về nghiên cứu phát triển dự án thương mại Aeon Mall trong giai đoạn 2024 - 2025 tại tỉnh Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư dự kiến 190 triệu USD.

Trong khi đó, Vincom Retail đặt mục tiêu năm 2024 tiếp tục tăng độ phủ tại các tỉnh thành khắp cả nước, khai trương 6 TTTM mới, bao gồm 2 TTTM Vincom Mega Mall và 4 TTTM Vincom Plaza, với khoảng 171.000 m2 diện tích sàn bán lẻ, nâng tổng số TTTM lên 89 TTTM tại 48 tỉnh thành tới cuối năm 2024. Bên cạnh đó, Vincom Retail tiếp tục xây dựng và phát triển sản phẩm Vincom Mega Mall thế hệ mới – mô hình Life-Design Mall tích hợp mua sắm, ẩm thực và giải trí.

Ghi nhận của VARS cũng cho biết các TTTM mới đều xây dựng theo hướng hiện đại, “all-in-one”, tích hợp mua sắm – vui chơi – thưởng thức nghệ thuật – trải nghiệm… với tỷ lệ lấp đầy lên đến 90% ngay tại thời điểm khai trương. Trong khi các TTTM cũ ghi nhận tỷ lệ mặt bằng bán lẻ trống vắng tăng nhẹ do sức cầu đổ xô sang các TTTM mới.

“Ông lớn” Aeon Mall, Vincom Plaza khiến thị trường bất động sản thương mại bán lẻ quý III/2024 “dậy sóng”- Ảnh 4.

“Phân khúc BĐS thương mại bán lẻ cao cấp tại các thành phố trực thuộc Trung ương đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh so với các nước trong khu vực ASEAN với nhiều tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn” , báo cáo nêu rõ.

Báo cáo thị trường bất động sản Việt Nam quý III/2024 của VARS cho biết thêm, giá thuê tăng với nguồn cung mới chất lượng cao và các TTTM đã hoàn thiện cải tạo.

Cụ thể, ở Hà Nội giá thuê ngoài trung tâm từ 40 70 USD/m2/tháng, tăng 3% theo quý, còn giá thuê khu vực trung tâm khoảng 100 – 150 USD/m2/tháng. Còn tại TP.HCM, ghi nhận khu vực ngoại trung tâm tăng nhẹ, đạt mức 48 USD/m2/tháng, khu vực trung tâm vẫn duy trì giá thuê ở mức cao từ 150 – 300 USD/m2/tháng.

1 Likes

Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đây là lần thứ 2 trong khoảng 3 tháng qua, Thủ tướng có cuộc gặp Chủ tịch của tập đoàn Hyosung để thúc đẩy hơn nữa các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam.

Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam- Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Hyosung là tập đoàn lớn của Hàn Quốc, hoạt động trong lĩnh vực vật liệu công nghiệp, công nghệ thông tin, hệ thống điện công nghiệp, xây dựng, hóa chất, thương mại…, với doanh thu năm 2023 đạt 16 tỷ USD.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự tin tưởng, nỗ lực và quyết tâm của Tập đoàn Hyosung trong quá trình triển khai hoạt động tại Việt Nam; ghi nhận hoạt động đầu tư kinh doanh hiệu quả của Tập đoàn trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, thương mại, công nghệ thông tin…cũng như các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Trên nền tảng quan hệ rất tốt đẹp giữa hai nước, Thủ tướng mong muốn Tập đoàn Hyosung tiếp tục phát huy kết quả hoạt động kinh doanh và mở rộng đầu tư hướng đến những mục tiêu mới cao hơn trong thời gian tới.

Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành và tạo điều kiện thuận lợi để các dự án của Tập đoàn đầu tư kinh doanh hiệu quả và phát triển lành mạnh, bền vững, có lợi nhuận tại Việt Nam với quan điểm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng chiến lược theo hướng thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp.

Tập đoàn Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam- Ảnh 2.

Chủ tịch Hyosung khẳng định môi trường đầu tư của Việt Nam rất đáng tin cậy và tin rằng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất của châu Á. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Theo Chủ tịch Cho Hyun-joon, Hyosung là đối tác FDI lớn thứ 3 của Hàn Quốc tại Việt Nam, với tổng vốn đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD, tạo ra khoảng 10.000 việc làm. Trong đó, tập đoàn đang đầu tư nhà máy sản xuất công nghệ sinh học và nhà máy sản xuất sợi carbon với tổng vốn đầu tư 2 dự án là 1,3 tỷ USD tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, dự kiến khởi công vào đầu năm sau.

Chủ tịch Hyosung khẳng định môi trường đầu tư của Việt Nam rất đáng tin cậy và tin rằng Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất của châu Á. Hyosung đang thực hiện cam kết đặt tương lai 100 năm tới tại Việt Nam, tự định vị mình không chỉ là công ty Hàn Quốc mà còn là công ty Việt Nam.

Hyosung dự kiến sẽ đầu tư thêm 4 tỷ USD, tạo thêm khoảng 10.000 việc làm mới, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam và đóng góp thực hiện trách nhiệm xã hội.

Trước mắt, Hyosung có kế hoạch tiếp tục mở rộng đầu tư các dự án trong lĩnh vực: Trung tâm dữ liệu, sản xuất sản phẩm vật liệu công nghiệp cao, nhà máy nhiên liệu bay sinh học bền vững và sản xuất sợi carbon.

Hiện Hyosung đang làm việc với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) để mời làm đối tác đồng hành cùng đầu tư các dự án tại Việt Nam. Chủ tịch Cho Hyun-joon mong nhận được sự ủng hộ của Việt Nam để Hyosung và ADNOC triển khai hiệu quả các dự án đầu tư, trở thành mô hình hợp tác kinh doanh mới giữa Việt Nam, Hàn Quốc, UAE và Hyosung sẽ phát huy vai trò kết nối đẩy mạnh thu hút đầu tư từ khu vực Trung Đông vào Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh các dự định mở rộng đầu tư của Tập đoàn, đề nghị Hyosung luôn quan tâm bảo vệ môi trường, thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp trong nước, bảo đảm chế độ an sinh cho người lao động.

Cho biết, Việt Nam khuyến khích nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật liệu mới theo công nghệ cao, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh, ủng hộ kế hoạch hợp tác giữa Hyosung và Tập đoàn ADNOC để triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam; mong muốn Hyosung phát huy kinh nghiệm đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam cùng với nguồn lực mạnh, mạng lưới đối tác rộng lớn và công nghệ hiện đại của ADNOC cũng như các nhà đầu tư lớn tại khu vực Trung Đông phát triển các dự án sử dụng công nghệ cao, xanh, sạch, đồng thời hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ, đổi mới sáng tạo gắn với chuyển giao công nghệ và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.Về các đề xuất, kiến nghị của tập đoàn trong triển khai các dự án, Thủ tướng khẳng định sẽ giao các bộ, ngành giải quyết theo thẩm quyền.

1 Likes

Chỉ cần bỏ ra 600 triệu đồng, 200 cán bộ nhân viên Golden Gate sắp được mua số cổ phần trị giá lên tới gần 116 tỷ đồng?

Chỉ cần bỏ ra 600 triệu đồng, 200 cán bộ nhân viên Golden Gate sắp được mua số cổ phần trị giá lên tới gần 116 tỷ đồng?

Mỗi cổ phần của Golden Gate từng được một công ty định giá lên tới 2 triệu đồng. Sắp tới đây, Golden Gate sẽ phát hành gần 58.000 cổ phần cho hơn 200 cán bộ nhân viên.

Ngày 3/10/2024 vừa qua, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Golden Gate đã họp và thông qua phươn gán phát hành chi tiết cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động được thông qua tại Điều 7 và Điều 8 Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông ngày 27/6/2024.

Theo đó, để thực hiện Điều 7, Golden Gate sẽ phát hành 38.474 cổ phiếu cho 211 cán bộ nhân viên.

Đồng thời, để thực hiện Điều 8, Golden Gate sẽ phát hành 19.400 cổ phiếu cho 14 cán bộ nhân viên.

Đáng chú ý, ông Đào Thế Vinh, Tổng giám đốc Golden Gate cũng có tên trong đợt phát hành này và sẽ được mua 4.035 cổ phiếu. Cũng vì có lợi ích liên quan đối với đợt phát hành, ông Đào Thế Vinh không được tham gia biểu quyết Hội đồng quản trị dù là thành viên Hội đồng quản trị.

Chỉ cần bỏ ra 600 triệu đồng, 200 cán bộ nhân viên Golden Gate sắp được mua số cổ phần trị giá lên tới gần 116 tỷ đồng?- Ảnh 1.

Tổng cộng, Golden Gate sẽ phát hành 57.874 cổ phiếu đợt này. Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng số tiền thu về là gần 580 triệu đồng.

Golden Gate hiện chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nên cổ phiếu không có giá giao dịch. Tuy nhiên, theo chứng thư thẩm định giá do CTCP Định giá và Tư vấn Đầu tư Quốc tế ban hành ngày 30/8/2021, giá trị một cổ phần Golden Gate là gần 2 triệu đồng.

Golden Gate từng phát hành trái phiếu, đảm bảo bằng 573.372 cổ phần của công ty được nắm giữ bởi CTCP Golden Gate Partners. Số cổ phần này khi đó được ước tính có giá trị 1.120 tỷ đồng.

Tạm tính theo mức giá nói trên, số cổ phiếu Golden Gate sắp phát hành cho cán bộ công nhân viên có giá trị lên tới gần 116 tỷ đồng.

Năm 2024, Golden Gate đặt mục tiêu doanh thu thuần tăng 12,4% lên 7.066 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 16,5% lên 161 tỷ đồng.

Năm nay, Golden Gate vẫn tiếp tục tập trung phát triển và mở rộng mạng lưới nhà hàng trên toàn quốc một cách có chọn lọc, khai thác thế mạnh các thương hiệu mũi nhọn, phát triển các nhãn mới và xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp và áp dụng công nghệ nhằm tối ưu vận hành.

Trước đó, trong năm 2023, Golden Gate cũng đã đóng cửa 39 chi nhánh tại các tỉnh thành và đưa các địa điểm kinh doanh thuộc các chi nhánh này về quản lý tập trung tại 2 chi nhánh miền Bắc và miền Nam. Công ty đã thực hiện khởi công và hoàn thiện nhà máy thực phẩm mới tại khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Hà Nội. Nhà máy có công suất 15.000 tấn thực phẩm đã chính thức khánh thành tháng 2/2024.

1 Likes

Loạt “tin vui” có thể kích hoạt dòng tiền chảy vào chứng khoán trong thời gian tới

Theo chuyên gia, yếu tố mang tính biến động là một trong rào cản khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn giải ngân. VN-Index nhiều lần không vượt ngưỡng 1.300 phần nào làm thu hẹp dòng tiền.

Trong năm 2024, vàng có sóng tăng mạnh mẽ và là một trong những tài sản ưa thích đầu tư của người dân. Với mức tăng khoảng 28% từ đầu năm, vàng là kênh cạnh tranh lớn với đầu tư chứng khoán.

Tuy thấp hơn vàng, song hiệu suất VN-Index (12%) từ đầu năm vẫn cao hơn lãi suất tiết kiệm (bình quân ở mức 5% cho kỳ hạn 12 tháng). Đây là yếu tố khiến dòng tiền trong năm 2024 hơi lệch. Câu hỏi đặt ra là khi nào dòng tiền quay trở lại chứng khoán?

Chia sẻ tại chương trình Khớp lệnh, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc Chiến lược thị trường CTCP Chứng khoán VPBank cho biết tính từ đầu năm đến nay, VN-Index có mức tăng khoảng 12% nhưng có một vài nhịp điều chỉnh như tháng 4, tháng 8, hiệu suất 11 – 12% đã có lúc về chỉ còn 5%.

Vì vậy, yếu tố mang tính biến động là một trong rào cản khiến nhà đầu tư chưa mạnh dạn giải ngân. VN-Index nhiều lần không vượt ngưỡng 1.300 phần nào làm thu hẹp dòng tiền.

Một tín hiệu tích cực được chuyên gia VPBankS đề cập đến là nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu mua ròng trên TTCK, qua đó thu hẹp mức bán ròng từ đầu năm. Thêm vào đó, trong tuần vừa qua, theo báo cáo của Bank of America, dòng vốn vào thị trường mới nổi lên mức cao kỷ lục kể từ 2007. Điều này cho thấy có sự dịch chuyển dòng vốn khi Fed và ECB hạ lãi suất.

Vấn đề là khi nào dòng vốn đó phân bổ vào Việt Nam? Ông Sơn cho rằng trong ngắn hạn, quỹ Diamond ETF hút được khoảng 19 triệu USD. Đây là thông tin tích cực bởi con số này rất lớn trong nhiều tháng trở lại đây, việc giải ngân sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Nhìn dài hạn hơn, chuyên gia cho rằng có một số câu chuyện sẽ thúc đẩy dòng tiền chảy vào TTCK thời gian tới.

Đầu tiên câu chuyện tăng trưởng, mức tăng trưởng GDP trong 9 tháng đầu năm rất cao, dự báo cả năm 2024 có thể đạt mức 7%. Khi kinh tế phục hồi thì lợi nhuận doanh nghiệp chắn chắn phục hồi. Theo dự báo gần đây nhất của Bloomberg, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trong năm 2024 sẽ ở mức khoảng 16% so với 2023, sang năm 2025 đạt 26%. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng là yếu tố thúc đẩy dòng tiền quay trở lại thị trường để tìm đến cơ hội đầu tư tốt.

Yếu tố thứ 2 là chính sách tiền tệ. Thời gian gần đây, Trung Quốc đang tung ra nhiều gói kích thích như cho các quỹ đầu tư vay mượn tiền từ ngân hàng để đầu tư cổ phiếu, hạ các loại lãi suất điều hành giảm chi phí vốn, bơm tiền cho hộ gia đình ở diện chính sách. Đây là 3 động thái lớn giúp thị trường cổ phiếu cũng như bất động sản bớt khó khăn hơn. Nhờ đó, trong khoảng 3 tuần, các chỉ số lớn của thị trường Trung Quốc đã tăng khoảng 30%, gần như những tầng lớn nhà đầu tư đã về hưu, nhà đầu tư còn là sinh viên ngay lập tức mở tài khoản, quay trở lại đầu tư.

Trung Quốc là ví dụ về tác động của chính sách tiền tệ. Đối với Việt Nam, dữ liệu cho thấy trong 10 năm trở lại đây, khi lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh hạ dần xuống thì TTCK có xu hướng đi lên về mặt dài hạn.

Dữ liệu cho thấy, từ giai đoạn hạ lãi suất 2011 – 2016, lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm giảm rất nhanh thúc đẩy dòng tiền chạy vào TTCK. Giai đoạn thứ 2, Covid 2019 và năm 2020, lãi suất tái cấp vốn về đáy lịch sử, lợi suất trái phiếu Chính phủ về mức thấp và TTCK đi lên. Đến cuối 2022, lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu ở mức cao kỷ lục và bắt đầu đi xuống, lợi nhuận trái phiếu Chính phủ 5 năm cũng tạo đỉnh và đi xuống thì TTCK tạo đáy và đi lên.

Chuyên gia kỳ vọng trong giai đoạn tiếp theo đây, khi Fed và các ngân hàng trung ương tiếp tục hạ lãi suất thì mức chênh lệch giữa VND và USD thu hẹp, câu chuyện tỷ giá không gây quá nhiều áp lực. Qua đó, NHNN có dư địa cắt giảm lãi suất tái cấp vốn khoảng 25 điểm cơ bản vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Khi động thái này diễn ra, TTCK sẽ có nhịp phục hồi tốt giống nhịp phục hồi từ tháng 3 đến tháng 5 năm ngoái.

Yếu tố thứ 3 là câu chuyện nâng hạng thị trường. Theo cập nhật mới nhất, FTSE Russell, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng từ cận biên lên mới nổi. Song, Việt Nam cũng đã đạt được một số đánh giá tích cực, đặc biệt là Thông tư 68 của Bộ Tài chính ban hành ngày 19/8, gỡ bỏ ràng buộc ký quỹ đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài. Tức là, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài không cần phải có sẵn tiền mặt và chỉ thực hiện thanh toán khi cổ phiếu về tài khoản.

2 Likes

Tks ad, thông tin hữu ích quá

2 Likes

Chỗ case chính sách của TQ trong dài hạn có bất lợi gì có khả năng xảy ra không ad nhỉ?

1 Likes

Chỗ câu chuyện nâng hạng chắc cũng cần tgian nữa mới có khả năng được

1 Likes

Em thấy chỗ BTC và UBCKNN cũng cố gắng để đưa ra những quy định mới phù hợp với tiêu chí nâng hạng nên cũng kỳ vọng sắp tới thôi nhỉ

1 Likes

TS. Cấn Văn Lực: Bảng giá đất mới dự kiến sẽ tăng từ 2 - 7 lần, thậm chí gấp 10 lần giá đất hiện tại

Theo TS. Cấn Văn Lực, định giá đất theo nguyên tắc thị trường là điểm mới quan trọng nhất, tạo điều kiện để định giá đất sát với giá thị trường. Tuy nhiên, việc áp dụng bảng giá đất mới có thể làm tăng giá đất, giá bán, giá cho thuê bất động sản.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV (Ảnh: Reatimes)

Ngày 15/10, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam phối hợp với Bộ TN-MT và Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị Đối thoại giữa cơ quan soạn thảo luật, các chuyên gia, doanh nghiệp và báo chí về cách hiểu và vận dụng Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp bất động sản.

Tại Hội nghị Đối thoại, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV cho biết, Luật Đất đai 2024 ghi nhận hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý, riêng những vấn đề liên quan tới giá đất đã thu tới 1 triệu lượt ý kiến. Những con số này là bảo chứng cho câu chuyện về bảng giá đất hàng năm nhận về sự quan tâm rất lớn từ dư luận.

Chia sẻ về những điểm mới quan trọng trong Luật Đất đai 2024, ông Lực nói về định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Đó là bỏ khung giá đất (ban hành 5 năm/lần như hiện nay) thay bằng Bảng giá đất được công bố hàng năm từ ngày 1/1/2026. Trong đó, cũng quy định rõ trách nhiệm của Tổ chức Tư vấn định giá đất, Hội đồng thẩm định bảng giá đất/giá đất cụ thể…

“Quy định lần này của Luật đã giúp tổ chức tư vấn định giá đất có cơ sở, căn cứ pháp lý để hoạt động an toàn, trách nhiệm và hiệu quả hơn. Tổ chức tư vấn theo đó không chịu trách nhiệm về tính chính xác của giá đất, mà chỉ có trách nhiệm tư vấn”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Vị này cũng khẳng định, có thể nói định giá đất theo nguyên tắc thị trường là điểm mới quan trọng nhất, tạo điều kiện để định giá đất sát với giá thị trường, tháo gỡ bất cập giá đất nhất là hiện tượng hai giá, làm cơ sở cho đền bù, giải phóng mặt bằng, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, xác định giá bất động sản, tính toán chi phí - hiệu quả đầu tư dự án, quy định rõ trách nhiệm các bên liên quan…

Tuy nhiên, ông Lực cũng nhấn mạnh rằng, việc áp dụng bảng giá đất sát với thị trường hơn có thể làm tăng chi phí sử dụng đất, tăng giá đất, giá bán, giá cho thuê bất động sản.

“Dự kiến, sau khi bảng giá đất chính thức được thực thi vào năm 2026, bảng giá đất tại một số địa phương có thể tăng 2-7 lần so với bảng giá đất hiện tại”, TS. Cấn Văn Lực nói.

Chưa từng có trong lịch sử, hơn 870.000 thanh niên Anh vô công rồi nghề, thất nghiệp, không được đào tạo

Chuyện gì đang diễn ra với nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới?

Tờ Financial Times (FT) cho hay nền kinh tế Anh đang phải vật lộn với tình trạng ngày càng nhiều thanh thiếu niên độ tuổi 16-24 không có việc làm, không được giáo dục. Số thanh niên trong tình trạng này đã tăng ¼ so với năm 2022 lên 870.000 người hiện nay.

Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân đến một phần từ khủng hoảng sức khỏe tâm thần hậu đại dịch, vốn ảnh hưởng đến người trẻ tuổi ở Anh cao hơn so với những bạn đồng trang lứa ở các nền kinh tế phát triển khác.

Tuy nhiên tờ FT cho rằng việc giảm tỷ lệ ốm đau cũng chẳng giúp giới trẻ Anh quay lại làm việc vì tình trạng thiếu kỹ năng của người lao động cũng như sự thu hẹp của thị trường việc làm hiện nay.

Tỷ lệ lao động trẻ không hoạt động, nghĩa là những người không tích cực tìm kiếm việc làm, đã tăng nhanh tại Anh so với toàn bộ lực lượng lao động nói chung trong vài năm trở lại đây.

Tình trạng này là điều đáng báo động cho nền kinh tế bởi ngay cả hậu khủng hoảng tài chính năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh của thanh niên chủ yếu là do những người trẻ tuổi bị mất việc nhưng vẫn tích cực tìm việc mới.

Kết thúc 3 tháng tính đến tháng 2/2024, tỷ lệ lao động trẻ không hoạt động trong độ tuổi 18-24 đã tăng 35%, mức cao nhất kể từ khi dữ liệu được ghi chép vào năm 1992.

Bệnh tâm thần

Theo FT, cứ 5 bạn trẻ 16-24 tuổi tại Anh thì có 1 người mắc bệnh về tâm thần, trong khi 11% khác mắc chứng tự kỷ hoặc khó học tập.

Riêng trong quý đầu tiên của năm nay, số bạn trẻ 16-24 không được giáo dục hay thất nghiệp vì mắc bệnh tật đã đạt 240.700 người, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây là một con số đáng báo động khi làm xói mòn lực lượng lao động, đồng thời suy yếu sức tiêu dùng và ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế về lâu dài.

Số lượng bạn trẻ độ tuổi 16-24 cần nhận trợ cấp tại Anh đã tăng 24% trong năm tài khóa tính đến tháng 7/2024, chủ yếu là các bệnh trầm cảm, tự lỷ, lo lắng quá độ.

“Đây là một xu hướng đáng lo ngại với những tác động tiêu cực tiềm ẩn đến nền kinh tế và có thể kéo dài nhiều năm”, chuyên gia kinh tế Sam Ray-Chaudhuri tại Viện Nghiên cứu Tài chính IFS cho hay.

Theo chuyên gia Sam, những bạn trẻ không được đào tạo hoặc thất nghiệp thường có nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao hơn so với những bạn đồng trang lứa.

Nghiên cứu của Health Foundation và Resolution Foundation cho thấy

Những người không tốt nghiệp có nguy cơ cao nhất phải trải qua những tác động tiêu cực lâu dài này vì họ chiếm phần lớn những người trẻ tuổi không hoạt động.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế học Christopher Rocks tại Health Foundation cho rằng sức khỏe kém khiến giảm sút kỹ năng và cơ hội việc làm, qua đó lại càng làm bệnh tình nặng hơn, qua đó tạo thành vòng luẩn quẩn.

Thị trường ảm đạm

Bên cạnh yếu tố sức khỏe thì việc thị trường lao động Anh co lại cũng là một nguyên nhân.

Tính đến tháng 9/2024, số lượng việc làm cho sinh viên mới ra trường tại Anh đã giảm 39% so với mức giảm chung 27% của tất cả các đầu vào công việc.

Giám đốc James Neave của Adzuna nhận định thị trường lao động toàn cầu đang khá cạnh tranh và yêu cầu ngày một cao về kỹ năng, trình độ đã khiến tỷ lệ thất nghiệp và không hoạt động của giới trẻ Anh đi lên.

“Tốc độ đổi mới công nghệ nhanh chóng đang thúc đẩy yêu cầu về kỹ năng với người lao động trong các mảng trí thông minh nhân tạo, khoa học dữ liệu, an ninh mạng hay tiếp thị kỹ thuật số”, ông Neave cho hay.

Số liệu của Adzuna cho thấy ngày càng nhiều công việc ở Anh yêu cầu bằng thạc sĩ hơn là những vị trí chỉ cần cử nhân.

*Nguồn: FT

Một doanh nghiệp bất động sản KCN chuẩn bị “dốc hầu bao” hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức cao kỷ lục

Trước đây, các đợt chi trả được doanh nghiệp thực hiện với tỷ lệ dao động từ 4%-8%.

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã: BCM) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về việc chốt danh sách cổ đông thực hiện trả cổ tức năm 2023 và lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, ngày đăng ký cuối cùng là ngày 5/11.

Becamex IDC sẽ thực hiện trả cổ tức 2023 bằng tiền, tỷ lệ 10%/cổ phiếu (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Tổng số tiền chi trả cổ tức cho cổ đông là 1.035 tỷ đồng, tương ứng hơn 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành. Thời hạn thanh toán cổ tức vào 27/12/2024.

Về cơ cấu, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đang sở hữu 95,44% vốn tại Becamex IDC, ước tính sẽ thu về hơn 988 tỷ đồng tiền cổ tức.

Đáng chú ý, đây là đợt trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ cao kỷ lục từ khi niêm yết của BCM. Trước đây, các đợt chi trả được doanh nghiệp thực hiện với tỷ lệ dao động từ 4%-8%.

Ngoài ra, doanh nghiệp bất động sản KCN này cũng sẽ chốt danh sách lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, dự kiến vào cuối tháng 11/2024. Nội dung lấy ý kiến: Miễn nhiệm và bầu bổ sung Thành viên Ban kiểm soát cũng như các vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ khác.

Trên thị trường, thị giá BCM hiện đang giao dịch ở mức 67.900 đồng/cp, cao hơn 10% so với vùng giá hồi đầu năm.

Phát hành 5 lô trái phiếu chỉ trong 5 tháng

Ở một diễn biến liên quan, Becamex IDC vừa công bố kết quả phát hành mã trái phiếu BCMH2427005 có giá trị 320 tỷ đồng vào ngày 9/10 vừa qua. Lô trái phiếu này kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 9/10/2027. Kể từ tháng 6 đến nay, trong 5 tháng, đại gia Bình Dương đã phát hành tổng cộng 5 lô trái phiếu với giá trị 2.120 tỷ đồng. Còn 5 tháng đầu năm, công ty không có đợt phát hành mới.

Becamex IDC mới đây cũng thông qua nghị quyết việc rút bớt tài sản bảo đảm của mã trái phiếu BCMH2427001 là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số hiệu CY 3756299, thửa đất số 245, tờ bản đồ 44 tại phường Hoà Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Để thực hiện việc này, Becamex IDC sẽ triển khai lấy ý kiến người sở hữu trái phiếu mã BCMH2427001 để rút bớt tài sản bảo đảm và triển khai trong tháng 10/2024.

Một thông tin khác, Becamex IDC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt tổng số tiền 130 triệu đồng vì vi phạm công bố thông tin.

Cụ thể, Becamex IDC bị phạt tiền 65 triệu đồng do đã công bố thông tin không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật trên Chuyên trang thông tin về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội các tài liệu báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu năm 2021, bán niên 2022, năm 2022; Báo cáo tài chính bán niên 2022, báo cáo tình hình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu năm 2022, báo cáo tình hình sử dụng nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được kiểm toán năm 2023.

Đồng thời, Becamex IDC cũng bị phạt thêm 65 triệu đồng do đã công bố thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định pháp luật. Theo đó, báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, 2023, 6 tháng đầu năm 2024 của Becamex IDC đã không trình bày đầy đủ các giao dịch giữa công ty với người có liên quan hoặc với cổ đông lớn, người nội bộ, người có liên quan của người nội bộ. Tại tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, thông tin về các ứng viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát không được công bố đầy đủ.

Tân Chủ tịch DIC Corp thừa kế khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ đồng từ bố sau khi công ty hoàn tất các yêu cầu trong đợt thanh tra về cổ phần hoá

image

Hồi giữa tháng 9/2024, bà Lê Thị Hà Thanh đã nhận thừa kế hơn 20,8 triệu cổ phiếu DIG từ chồng là cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn.

Theo thông báo từ DIC Corp (mã chứng khoán: DIG), ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT công ty sẽ nhận thừa kế hơn 20,75 triệu cổ phiếu DIG từ ông Nguyễn Thiện Tuấn. Sau giao dịch, ông Nguyễn Hùng Cường sẽ nâng sở hữu từ 61,96 triệu đơn vị (10,16% vốn) lên 82,71 triệu cổ phiếu (13,56% vốn). Thời gian nhận thừa kế dự kiến từ ngày 21/10 đến ngày 19/11.

Ông Nguyễn Hùng Cường hiện đang là cổ đông lớn nhất của DIC Corp và là con trai ông Nguyễn Thiện Tuấn - Cố Chủ tịch HĐQT DIC Corp. Với giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/10 của cổ phiếu DIG là 20.000 đồng, ước tính số cổ phiếu ông Cường sẽ nhận thừa kế có giá trị khoảng 415 tỷ đồng.

Trước đó, hồi giữa tháng 9/2024, bà Lê Thị Hà Thanh cũng nhận thừa kế hơn 20,8 triệu cổ phiếu DIG từ chồng là cố Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn. Sau giao dịch, bà Lê Thị Hà Thanh dự kiến tăng sở hữu tại DIC Corp từ hơn 4.900 cổ phiếu lên 20,8 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,4% vốn.

Tân Chủ tịch DIC Corp thừa kế khối tài sản trị giá hơn 400 tỷ đồng từ bố sau khi công ty hoàn tất các yêu cầu trong đợt thanh tra về cổ phần hoá- Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hùng Cường được bầu vào vị trí Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của DIC Corp kể từ ngày 16/8. Ông Cường đã thay thế cho ông Nguyễn Thiện Tuấn, cựu Chủ tịch HĐQT của DIC Corp đã từ trần vào ngày 10/8.

Ông Nguyễn Hùng Cường sinh năm 1982, có trình độ Kỹ sư Xây dựng, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Ông là con trai của cố doanh nhân Nguyễn Thiện Tuấn và có thời gian dài gắn bó với DIC Corp.

Giai đoạn 2010 – 2012, ông Hùng Cường là Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long, kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Phát triển Du lịch Thể thao Vũng Tàu (DIC Sport). Ông Cường trở thành Phó Tổng giám đốc DIG từ năm 2012 – 2017, trước khi đảm nhận chức Phó Chủ tịch HĐQT từ năm 2018 đến nay.

Ở một diễn biến khác, ngày 14/10, ông Nguyễn Quang Tín - Tổng Giám đốc DIC Corp đã chủ trì cuộc họp giao ban tháng 10. Ông Tín cho biết trong quý 4/2024, DIC Corp sẽ ưu tiên tập trung hoàn thành pháp lý các dự án; tăng vốn điều lệ; hoàn thành chuyển nhượng dự án theo kế hoạch; xây dựng kế hoạch bán hàng và tập trung thu hồi công nợ tại các dự án.

Đối với công tác thanh kiểm tra, thực hiện kết luận thanh tra số 1288/KL-TTCP vào ngày 20/6 và Thông báo Kết luận thanh tra số 1764/TB-TTCP ngày 27/8 của Tổng Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn tại DIC Corp, lãnh đạo doanh nghiệp thông tin đã phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan ban ngành rà soát, kiểm điểm và thực hiện các nội dung theo kết luận thanh tra trong tháng 9.

Đến nay, DIC Corp đã hoàn tất toàn bộ nghĩa vụ tài chính theo Kết luận số 1288 của Thanh tra Chính phủ và hoàn thành việc kiểm điểm, xử lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan vào giai đoạn 2007 - 2008 và 2016 – 2017.

Đồng thời, doanh nghiệp đã hoàn tất báo cáo kết quả thực hiện toàn bộ các kiến nghị và kết luận thanh tra thuộc trách nhiệm của tập đoàn về Bộ Xây dựng và các cơ quan có liên quan.