Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Chứng khoán Việt bị định giá thấp nhất 10 năm, ‘cực kỳ vô lý’?

Chứng khoán Việt Nam đang có mức định giá thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, thấp hơn cả lúc đại dịch COVID-19. Trái ngược với bối cảnh lợi nhuận của doanh nghiệp niêm yết được dự báo tăng vững chắc.

Định giá chứng khoán Việt thấp nhất 10 năm, cơ hội hấp dẫn? - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Hoài Thu chia sẻ trong khuôn khổ hội nghị nhà đầu tư năm 2024 diễn ra vào hôm 8-10.

Từ đầu năm đến nay, chỉ số VN-Index liên tục chênh vênh, có hơn 5 lần nỗ lực vượt ngưỡng 1.300 điểm nhưng đều bất thành.

Diễn biến này cũng thách thức lòng kiên nhẫn của không ít nhà đầu tư. Hiện tại VN-Index đang neo ở mốc 1.271,98 điểm.

Định giá cổ phiếu thấp, nhưng chất lượng lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện rõ rệt

Chia sẻ góc nhìn về thị trường chứng khoán Việt Nam, bà Nguyễn Hoài Thu, tổng giám đốc điều hành khối đầu tư chứng khoán - VinaCapital, dẫn ra nhiều dữ liệu đáng chú ý.

Theo đó, mặt bằng định giá P/E (giá thị trường so với thu nhập) của chứng khoán Việt Nam dự phóng năm 2025 nằm mốc 10x. Cả giá cổ phiếu so với giá trị sổ sách (P/B) cũng rất thấp. “Đây là điều cực kỳ vô lý”, bà Thu nói.

So sánh với các đối thủ trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang thấp nhất. Đồng thời thấp hơn mức trung bình trong một thập kỷ trở lại đây, thấp hơn cả thời kỳ COVID-19.

Đáng chú ý, giữa bối cảnh đó, lợi nhuận cốt lõi của các doanh nghiệp niêm yết được dự báo tăng vững chắc.

Năm ngoái bị âm 0,2% khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản, nhưng năm 2024 - 2025 - 2026 được dự báo tăng xấp xỉ 11,5%, 23,2% và 20%.

Mức lợi nhuận trên tăng vượt trội, cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philippines, Malaysia, bình quân của khối ASEAN, Indonesia.

Nếu như năm ngoái một số nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận âm, thì năm nay tất cả đều tăng từ 12 - 105% trở lên, bao gồm: khu công nghiệp, hàng không, tiện ích, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, dầu khí, ngân hàng, công nghệ, cảng và logistics, chứng khoán, tiêu dùng, vật liệu xây dựng, bất động sản.

Kể cả chất lượng lợi nhuận cũng được cải thiện rõ rệt. Dự báo tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trong năm nay và hai năm tới lần lượt 14%, 15,6% và 16,5%.

Tích cực hơn so với đợt COVID-19 và đợt khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp, trở về giai đoạn trước đại dịch.

So với các thị trường khác ở châu Á, mức ROE trên của doanh nghiệp Việt khá tốt. Chỉ đứng sau Ấn Độ, cao hơn Đài Loan, Indonesia, Philippines, Singapore, Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản.

Song song đó, nợ ròng/vốn chủ sở hữu (của nhóm phi tài chính) ở ngưỡng an toàn và thấp hơn 10 năm trước. Chất lượng tài sản các ngân hàng có phần cải thiện.

Tăng trưởng vĩ mô tích cực, cẩn trọng với các rủi ro tiềm ẩn

Đối với các nhà đầu tư chứng khoán, việc đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô là một trong những điểm quan trọng, từ đó đưa ra chiến lược phù hợp. Chuyên gia đến từ quỹ đầu tư VinaCapital dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam triển vọng tích cực.

Cụ thể, GPD dự báo tăng trưởng 6,5% trong năm nay. Động lực tiếp theo là tỉ giá USD - VND ổn định, không biến động quá 2%/năm. Kiểm soát lạm phát tốt dưới 4% do giá dầu và giá thực phẩm giảm.

Thị trường bất động sản cũng phục hồi dần, giá trị giao dịch tăng 30% so với cùng kỳ trong ba quý đầu năm 2024. Chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất ở mức thấp kỷ lục 5%/năm.

Chưa kể khách du lịch vào Việt Nam tăng mạnh trong 5 năm, nhờ vào lượng khách từ Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.

Ngoài ra nhiều chính sách cũng được cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng. Điển hình như thông qua Luật Các tổ chức tín dụng (tăng tính minh bạch của hệ thống, đồng bộ tốt hơn với Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai).

Hay việc bỏ yêu cầu ký quỹ 100% trước giao dịch, hướng tới thành lập hệ thống Bù trừ trung tâm (CCP), cải thiện việc tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy nâng hạng thị trường chứng khoán…

Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 2,6 tỉ USD từ đầu năm đến nay, nhưng đây là xu hướng chung trên toàn thế giới.

Nhà đầu tư ngoại rút ròng ở nhiều thị trường, chuyển về Mỹ khi lãi suất tiền gửi đạt 5,5%/năm, an toàn hơn. Tuy nhiên, về dài hạn khối ngoại vẫn để ý và chờ cơ hội vào lại chứng khoán Việt.

Bên cạnh những điểm thuận lợi, chuyên gia chứng khoán cho biết nhà đầu tư cũng cần lưu ý thêm một số rủi ro tiềm ẩn từ bên ngoài.

Nổi bật là việc tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại. Trung Quốc xuất khẩu mạnh hàng hóa, mang đi bán rẻ ở thị trường thế giới, khiến Việt Nam gặp áp lực. Đồng thời có rủi ro địa chính trị.

Rủi ro trong nước bao gồm việc tiêu dùng nội địa vẫn yếu, thị trường bất động sản được dự báo hồi phục nhưng vẫn cần quan sát thêm.

Lạm phát cao hơn có thể tác động đến chính sách tiền tệ. Trì hoãn trong việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể gây thất vọng cho nhà đầu tư.

Theo ghi nhận, giữa lúc thị trường chứng khoán đầy rẫy biến động, bên cạnh nhà đầu tư thua lỗ nặng, vẫn có không ít người lãi đậm, đặc biệt là các “cá mập” vận hành các quỹ mở, đạt lãi tới hơn 34% trong vòng ba quý đầu năm 2024, cao hơn mức tăng của VN-Index.

SSI ước tính lợi nhuận của 46 DN ‘hot’ quý 3/2024: Công ty của một tỷ phú được dự báo lãi tăng hơn 1.200%, hàng loạt cái tên ‘quen mặt’ có thể giảm

Có 33 doanh nghiệp và ngân hàng được SSI Research nhận định là có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước.

SSI Research vừa ra bản báo cáo ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2024 của 46 doanh nghiệp - ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Đây chỉ là dự báo (miễn trừ trách nhiệm) của các chuyên gia nghiên cứu phân tích, và các con số này thậm chí có thể khác xa thực tế khi doanh nghiệp chính thức công bố.

Trong số này, có 33 doanh nghiệp và ngân hàng được SSI Research nhận định là có kết quả tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Các công ty được dự báo tăng trưởng gồm ACB, BCM, BID, CTG, CTR, DCM, DGW, DPR, FPT, DMG, GVR, HAH, HDB, HDG, HPG, KBC, MBB, MSB, MSN, PAN, POW, PTB, PVD, PVT, STB, STK, TCB, TPB, VCB, VNM, VPB,…



Theo SSI Research, một loạt các ngân hàng có vốn hóa lớn trên thị trường như ACB, CTG, VCB, TCB, VPB, BID, TPB, MBB… sẽ tiếp tục có lợi nhuận tăng trưởng trong quý 3/2023 với câu chuyện chung là NIM tiếp tục duy trì mức ổn định. Thậm chí có ngân hàng NIM sẽ tiếp tục cải thiện.Ngoài nguyên nhân trên, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng này tiếp tục ổn định ở mức thấp.

Trong số những công ty được khảo sát, Masan Group (MSN) là cái tên ghi nhận mức tăng trưởng LNST mạnh nhất với 1.250% lên 650 tỷ đồng. Theo SSI Research, Masan Consumer và Techcombank là 2 nguồn đóng góp chính vào lợi nhuận của Masan Group. Trong khi đó, quý 3/2024 nhiều khả năng WinCommerce có thể có quý đầu tiên báo lãi, MHT giảm lỗ cũng đóng góp tích cực vào lợi nhuận của Masan Group. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của tập đoàn này cũng giảm.

Những cái tên SSI Research dự báo LNST sẽ tăng trưởng 3 chữ số bao gồm DCM, KBC, POW, STK, SZC. FPT, CTR, VNM hay HPG được dự báo cũng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của mình như một thói quen.

Bên cạnh những công ty tăng, SSI Research cũng dự đoán 13 cái tên sẽ báo lợi nhuận giảm hoặc không tăng gồm GAS, HHV, NT2, IMP, KDH, BSR, DRC, HSG, NLG, OCB, PLX, PNJ, VIB…


BSR, GAS, PLX là 3 doanh nghiệp ngành dầu khí được SSI Research dự báo lợi nhuận giảm trong quý 3/2024. Theo CTCK này, việc giá xăng dầu giảm mạnh trong thời gian gần đây sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty kể trên.

PNJ bất ngờ được dự báo lợi nhuận giảm 22%-25% dù giá vàng đang ở mức cao. SSI Research cho rằng chi phí đầu vào cao cùng việc thay đổi cơ cấu sản phẩm ảnh hưởng đến LNST của PNJ.

Siêu bão sức gió 270km/h sắp đổ bộ, Mỹ kêu gọi 1 triệu người sơ tán

Siêu bão cấp 5 Milton sắp đổ bộ vào Florida, Mỹ được dự báo sẽ có sức gió 270km/h, khiến giới chức bang đề nghị 1 triệu người di tản.

Công nhân gia cố phần cửa của một công trình tại Tampa, Florida trước khi bão Milton đổ bộ (Ảnh: AFP).

Bão Milton tiến về bờ biển Florida với sức mạnh của một cơn bão cấp 5 vào ngày 8/10, gây ra tình trạng tắc đường nghiêm trọng và thiếu nhiên liệu khi các quan chức yêu cầu hơn 1 triệu người phải sơ tán trước khi nó đổ bộ vào khu vực Vịnh Tampa.

Đường đi dự kiến của bão Milton (Ảnh: Fox News).

Milton là một trong những cơn bão dữ dội nhất từng được ghi nhận ở Đại Tây Dương, được dự báo sẽ đổ bộ vào cuối ngày 9/10 hoặc sáng 10/10 (giờ Mỹ), đe dọa một phần bờ biển phía tây của Florida vẫn đang phải vật lộn khắc phục hậu quả của bão Helene cách đây chưa đầy 2 tuần.

Scott Pepperman mang theo đồ đạc chuẩn bị di tản khi bão Milton sắp đổ bộ vào New Port Richey, Florida (Ảnh: Reuters).

Đây là lần đầu tiên vịnh Tampa bị bão đổ bộ kể từ năm 1921, thời điểm mà khu vực này còn hẻo lánh. Ngày nay, đây là nơi sinh sống của hơn 3 triệu người.

Thị trưởng Tampa Jane Castor đã cảnh báo những người không muốn di tản, nhấn mạnh Helene là lời cảnh tỉnh.

“Nếu bạn chọn ở lại một trong những khu vực cần phải sơ tán, bạn có thể sẽ mất mạng”, ông Castor nói.

Giao thông bắt đầu đông đúc trên xa lộ Liên tiểu bang 275 khi người dân sơ tán khỏi St. Petersburg, Florida (Ảnh: Reuters).

Tại Tampa, Estephani Veliz Hernandez cho biết cô và gia đình đang mang vật nuôi, các tài liệu quan trọng và tiền mặt trước khi đến nhà một người họ hàng xa hơn trong đất liền.

“Chúng tôi bỏ lại mọi thứ phía sau. Chúng tôi chỉ cố gắng đến nơi an toàn. Nếu có chuyện gì xảy ra - nếu Chúa nói thế - thì ít nhất chúng ta vẫn ở bên nhau”, cô cho biết.

Trung tâm Bão quốc gia Mỹ cho biết Milton có sức gió mạnh nhất liên tục lên tới 270 km/h, đưa cơn bão này lên mức cao nhất trong thang bão Saffir-Simpson gồm 5 bậc.

Đồ đạc bắt đầu được di tản ở New Port Richey (Ảnh: Reuters).

“Lực gió của Milton dự kiến sẽ gia tăng khi tiến gần đến Florida. Trên thực tế, dự báo chính thức cho thấy sức gió của cơn bão sẽ tăng gấp đôi vào thời điểm nó đổ bộ vào đất liền”, trung tâm bão cho biết.

Mặt khác, bão cũng mang tới gió lớn và lượng mưa có thể gây ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cho các khu vực trong đất liền.

Một trạm xăng thông báo hết nhiên liệu (Ảnh: Reuters).

Khoảng 2,8% tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ nằm trên đường đi trực tiếp của Milton, Ryan Sweet, chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics, ước tính.

Các hãng hàng không, các công ty năng lượng và một công viên giải trí nằm trong số các công ty bắt đầu dừng hoạt động tại Florida.

Tại một số khu vực người dân bị cấm ra biển (Ảnh: Reuters).

Isaac Longley, nhà khí tượng học của công ty dự báo thương mại AccuWeather, cho biết cơn bão Helene đã khiến khu vực Vịnh Tampa dễ bị tổn thương hơn trước khi bão Milton đổ bộ.

Thống đốc Florida Ron DeSantis cho biết 5.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai, cùng với 3.000 người khác sẵn sàng ứng phó hậu quả của cơn bão.

Tàn tích từ bão Helene cách đây vài tuần (Ảnh: Reuters).

Tổng thống Joe Biden, người đã hoãn chuyến công du nước ngoài để giám sát công tác ứng phó bão, đã kêu gọi những người nhận được yêu cầu sơ tán phải rời đi ngay lập tức, nói rằng đây là vấn đề sống còn.

Hàng dài người đã bắt đầu xếp hàng để đổ nhiên liệu ở các cây xăng. Một số điểm đã đối mặt với tình trạng hết nhiên liệu và cảnh sát bang đã hộ tống cho các xe tải chở nhiên liệu đến các trạm xăng, ông DeSantis cho biết.

Theo công ty theo dõi thị trường GasBuddy, khoảng 17% trong số gần 8.000 trạm xăng ở Florida đã hết nhiên liệu vào ngày hôm qua.

Các quầy hàng giấy vệ sinh gần như trống trơn khi người dân đổ xô đi mua ở Tampa, Florida (Ảnh: Reuters).

Tới ngày 8/10, các dòng xe ùn ùn rời đi đã làm tắc nghẽn các con đường dẫn ra khỏi Tampa.

Milton được dự báo sẽ là cơn bão cực kỳ nguy hiểm sau khi đổ bộ vào Florida, có thể gây ra thiệt hại thảm khốc và mất điện kéo dài nhiều ngày.

Tăng trưởng tín dụng 9 tháng đạt 9%, mục tiêu tăng trưởng cả năm 15% có khả thi?

Tín dụng là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, với vai trò cung cấp nguồn vốn cho tiêu dùng, đầu tư và sản xuất.

Nguyên nhân giúp tín dụng tăng trưởng đột biến

Theo báo cáo từ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) và Trung Tâm Phân Tích - CTCP Chứng khoán Tân Việt (TVS Research), mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm 2024 mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra là hoàn toàn khả thi khi mà tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 9/2024 đạt 9%, đồng thời các ngân hàng đã bơm ra hơn 200.000 tỷ đồng vào thị trường.

\ 0x0
Biểu đồ: Xu hướng tăng trưởng tín dụng qua các năm từ 2020 - 2024 - Nguồn: NHNN, GSO, VBMA.

Việc mở rộng tín dụng vào cuối năm không phải là điều bất thường trong nền kinh tế Việt Nam. Nhu cầu vốn thường tăng cao vào các tháng cuối năm để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là dịp lễ Tết. Điều này phản ánh đặc thù chu kỳ kinh tế của Việt Nam, khi doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư vào nguyên vật liệu và hàng hóa phục vụ tiêu dùng cuối năm.

Một trong những yếu tố then chốt giúp tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ là mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh. Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), lãi suất liên ngân hàng trong tháng 9/2024 đã giảm trên hầu hết các kỳ hạn, trong đó lãi suất OMO được NHNN điều chỉnh xuống 4% - mức thấp nhất kể từ tháng 4/2024​. Điều này cho thấy NHNN đã linh hoạt trong việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng.


Biểu đồ: Giá trị lưu hành của Tín phiếu NHNN và OMO năm 2024 - Nguồn: NHNN, VBMA.

Lượng vốn bơm ra qua các nghiệp vụ thị trường mở (OMO) giúp duy trì thanh khoản ổn định, đồng thời hạ áp lực lãi suất liên ngân hàng, kích thích tín dụng. Thanh khoản hệ thống ngân hàng được đảm bảo nhờ lượng vốn bơm vào từ NHNN lên tới hơn 70.000 tỷ đồng trong tháng 9.

Việc tăng trưởng tín dụng đã đóng góp tích cực vào sự phục hồi của nền kinh tế. GDP quý III/2024 tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ quý IV/2022​.


Biểu đồ: Tốc dộ Tăng trưởng GDP theo ngành qua các Quý giai đoạn 2021 - 2024 - Nguồn: GSO, VBMA.

Theo báo cáo từ VBMA và TVS Research, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo GDP tăng trưởng, trong khi lĩnh vực dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng ấn tượng. Điều này cho thấy sự phục hồi rõ rệt của nền kinh tế sau giai đoạn khó khăn do đại dịch và các yếu tố bên ngoài tác động.

Áp lực lạm phát và quản lý rủi ro

Một trong những lo ngại khi tín dụng tăng trưởng mạnh là áp lực lạm phát. Tuy nhiên, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 cho thấy mức lạm phát toàn phần chỉ tăng 0,29% so với tháng trước, cho thấy NHNN đang kiểm soát tốt tình hình​. Điều này là kết quả của sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, nhằm duy trì ổn định giá cả trong bối cảnh mở rộng tín dụng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tín dụng mở rộng mạnh mẽ, quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề cần được chú trọng. Các ngân hàng cần thận trọng trong việc phân bổ vốn vào các lĩnh vực có tính rủi ro cao, đồng thời tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm soát chất lượng tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Với mức tăng trưởng tín dụng 9% đến cuối tháng 9 và việc bơm tiền mạnh mẽ vào cuối năm, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% dường như hoàn toàn khả thi. Các yếu tố mùa vụ như nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp cuối năm sẽ là động lực chính giúp tín dụng tiếp tục tăng trưởng trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng​. Chính sách tiền tệ linh hoạt, cùng với mặt bằng lãi suất thấp và nhu cầu vốn lớn từ các doanh nghiệp, đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được mục tiêu này.

Khổ vì… vàng :face_holding_back_tears:
Nhiều người mua vàng từ nhiều năm trước nhưng mất hóa đơn nên khó bán lại được

Vàng đang lên giá từng ngày, nhưng người có vàng chưa chắc đã vui nếu họ mua tích trữ từ nhiều năm trước và không may bị mất hóa đơn. Nhiều trường hợp chỉ vì mất hoá đơn mà bây giờ khó bán lại được.

Giữ vàng mà lo

Cầm 5 lượng vàng SJC mua để dành từ hơn 20 năm trước, bà Hoàng Thị Mai (60 tuổi, quê Nha Trang) đem vào TPHCM cho con gái mang đi bán để mua nhà. Đi hơn chục tiệm vàng, qua hết quận này đến quận kia, người phụ nữ này vẫn chưa bán được vàng.

Lý do các tiệm từ chối mua là số vàng của bà Mai không còn hóa đơn chứng từ. Mặc dù cùng là vàng miếng SJC có ép vỉ nhựa, bên trên cũng có in hình rồng vàng nhưng nhân viên một tiệm vàng ở quận 3 (TPHCM) khẳng định, đây không phải là vàng do Công ty SJC bán ra.

“Họ nói vàng miếng SJC của tôi do tiệm vàng tư nhân chế tác. Một số tiệm vàng khác như Doji, PNJ… cũng cho hay chỉ mua lại vàng do chính công ty bán ra, nếu mất hóa đơn thì nhân viên sẽ kiểm tra kỹ xem vàng có phải được mua từ doanh nghiệp (DN) hay không, nếu đúng mới mua lại” - bà Mai cho hay.

Có vàng nhưng không bán được vàng cũng là câu chuyện “dở khóc dở cười” của chị Nguyễn Thị Nhi (42 tuổi, quê Cà Mau). Trò chuyện với PV Tiền Phong , chị Nhi cho biết, ngày chị lấy chồng hơn 15 năm trước, gia đình hai bên cho nhiều vàng trang sức lẫn vàng miếng. Khi lên TPHCM lập nghiệp, chị mang theo toàn bộ vốn liếng, nay cần tiền làm ăn nên mang vàng đi bán.

“Cầm gần chục lượng vàng miếng, vàng nhẫn, dây chuyền đến phố vàng bạc ở quận 5, quận 11, quận 1… tiệm nào cũng lắc đầu không mua vì vàng không chính chủ. Họ bảo nếu mua vàng của tôi sẽ bị phạt. Mang vào tiệm vàng có thương hiệu cũng bị từ chối vì không phải hàng do họ bán ra. Không bán được vàng, không biết lấy đâu ra tiền để làm ăn, sinh sống” - chị Nhi lo lắng.

Với không ít người, chưa bao giờ giữ vàng trong tay mà lại cảm thấy bất an như lúc này, bởi nếu chẳng may mất giấy tờ, hoặc khi mua vàng không lấy hóa đơn thì việc bán vàng sẽ rất khó khăn. Nếu tiệm đồng ý thu mua lại, khách hàng phải chấp nhận bán rẻ hơn so với thị trường ít nhất từ 1 - 2 triệu đồng/lượng. Thực tế nhiều tiệm dù thiếu trầm trọng vàng nguyên liệu để chế tác nữ trang nhưng họ vẫn phải từ chối khi khách mang vàng đến bán.

Khổ vì… vàng- Ảnh 1.

Người dân đến mua bán vàng tại tiệm vàng Mi Hồng, quận Bình Thạnh, TPHCM. Ảnh: U.P

“Muốn mua bán vàng miếng thì phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước. Theo tôi biết, hầu như không có tiệm vàng nào ở phố vàng bạc quận 5 có giấy phép này, vì vậy không thể mua lại vàng miếng SJC từ người dân. Những năm trước, việc mua bán lén lút vẫn diễn ra. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng quản lý chặt nên các tiệm hầu như không dám mua vào và cũng chẳng có vàng để bán ra. Tiệm của tôi cũng vừa bị thu giữ vàng không có hóa đơn” - ông Ngọc, chủ một tiệm vàng ở quận 5 cho hay.

Doanh nghiệp tự làm khó mình

Trưa 8/10, chúng tôi đến tiệm vàng Mi Hồng trên đường Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thạnh) để hỏi bán vàng. Nhân viên cho biết vàng nào cũng mua. “Nếu không phải vàng của tiệm bán ra thì chúng tôi sẽ kiểm tra chất lượng vàng rồi mới báo giá, việc còn hóa đơn hay không cũng không sao” - người này nói.

Trao đổi với PV Tiền Phong , đại diện Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, đơn vị này vẫn thu mua bình thường với vàng miếng SJC; còn vàng trang sức thì chỉ mua lại hàng do PNJ sản xuất.

Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho rằng, việc DN không đồng ý mua vàng miếng SJC vì không có hóa đơn là điều không nên vì thực tế có những người đã mua vàng cách đây 10, 20 năm… khó có thể giữ được hóa đơn suốt thời gian dài như vậy. “Theo tôi, chiều bán ra cần phải xuất hóa đơn điện tử, còn chiều mua vào cũng xuất hóa đơn nhưng với những loại vàng đã được người dân tích trữ từ nhiều năm trước đây, chỉ cần có căn cước công dân của người bán, số seri vàng… để thực hiện kê khai theo hướng dẫn là được” - ông Thịnh cho biết.

Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Huân - giảng viên Đại học Kinh tế TPHCM, vàng miếng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng xuất hiện tình trạng khó mua, khó bán có thể làm giảm lòng tin của người dân vào loại vàng này. Ông Huân nói rằng, việc mua đâu, bán đó trên thị trường vàng hiện nay gây ra tình trạng méo mó, không tạo ra uy tín của sản phẩm. Chưa kể, việc người dân không mua bán được vàng trên thị trường chính thức sẽ chuyển qua giao dịch ở các hội, nhóm hoặc trên mạng. Do đó cần có giải pháp nếu không sẽ khó kiểm soát thị trường tự do một khi thị trường này lớn mạnh.

Tại TPHCM, gần đây số lượng DN đăng ký trong lĩnh vực sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tăng nhanh, nhất là sau khi các cơ quan, ban, ngành liên quan vừa qua tăng cường thanh tra, kiểm tra. Điều này đã gây ra áp lực đối với công tác quản lý. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM đã có văn bản đề nghị các cơ quan trên địa bàn như thuế, công an, quản lý thị trường… tiếp tục phối hợp trong việc phổ biến thông tin, quy định pháp luật về điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ…

Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các DN hoạt động trong lĩnh vực này phải đáp ứng các điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ… Đặc biệt, chấp hành nghiêm quy định về nhãn mác, chất lượng sản phẩm, hóa đơn chứng từ, thuế, nguồn gốc sản phẩm… Theo quy định hiện hành, việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ là thủ tục hành chính, Ngân hàng Nhà nước giao cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện.

“Trong điều kiện hiện nay, giá vàng thế giới biến động, tác động nhất định đến tình hình thị trường trong nước. Vì vậy, các DN cần chấp hành nghiêm quy định, đặc biệt là hóa đơn chứng từ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, đảm bảo hoạt động công khai minh bạch, hiệu quả góp phần ổn định thị trường và sự phát triển chung của nền kinh tế” - đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM khuyến cáo.

FPT lần thứ 35 vượt đỉnh từ đầu năm, vốn hóa tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam vượt 200.000 tỷ

image

Từ đầu năm 2024, FPT đã tăng gần 70% thị giá qua đó đẩy vốn hóa thị trường lên trên 200.000 tỷ, chỉ xếp sau Vietcombank, BIDV và ACV trên sàn chứng khoán.

Sau giai đoạn đi ngang tích luỹ, cổ phiếu FPT bất ngờ tăng tốc ngoạn mục phiên 10/10. Cổ phiếu này tăng gần 4% lên trên 140.000 đồng/cp với giao dịch rất sôi động. Đây là mức thị giá (đã điều chỉnh) cao nhất mà FPT từng chạm đến trong lịch sử 18 năm niêm yết. Từ đầu năm đến nay, FPT đã có 35 lần vượt đỉnh, một con số vô tiền khoáng hậu.

So với thời điểm đầu năm 2024, FPT đã tăng gần 70% thị giá. Vốn hóa thị trường của tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam cũng theo đó lập kỷ lục 205.000 tỷ đồng (~8,4 tỷ USD). Con số này đưa FPT trở thành công ty tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán, chỉ sau 3 cái tên do Nhà nước chi phối là Vietcombank, BIDV và ACV.

FPT lần thứ 35 vượt đỉnh từ đầu năm, vốn hóa tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam vượt 200.000 tỷ- Ảnh 1.

Nền tảng để cổ phiếu bứt phá vẫn là kết quả kinh doanh tăng trưởng đều đến mức đáng kinh ngạc của FPT. 8 tháng đầu năm 2024, tập đoàn ghi nhận doanh thu đạt 39.664 tỷ đồng và LNTT đạt 7.077 tỷ đồng, lần lượt tăng 20,8% và gần 20% so với cùng kỳ. LNST đạt 6.029 tỷ đồng, tăng 20,7% so với cùng kỳ 2023, trong đó lãi ròng đạt hơn 5.000 tỷ, tăng gần 23%.

Năm 2024, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau 8 tháng đầu năm, tập đoàn đã thực hiện 64% kế hoạch doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

FPT lần thứ 35 vượt đỉnh từ đầu năm, vốn hóa tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam vượt 200.000 tỷ- Ảnh 2.

Mảng Dịch vụ CNTT thị trường nước ngoài tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, đạt doanh thu 19.934 tỷ đồng, tương đương với mức tăng 30,4%, dẫn dắt bởi sức tăng đến từ cả 4 thị trường. Trong đó, thị trường Nhật Bản và APAC tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao, tăng lần lượt 34,4% (tương đương tăng trưởng 37,2% theo Yên Nhật) và 36,9%. Khối lượng đơn hàng ký mới tại thị trường nước ngoài đạt 22.774 tỷ đồng, tăng 19%; LNTT tăng gần 27% lên 3.182 tỷ đồng.

Trong 8 tháng năm 2024, FPT thắng thầu 29 dự án lớn với quy mô trên 5 triệu USD, cho thấy nhu cầu đầu tư cho công nghệ ngày càng cao trên toàn cầu và khẳng định năng lực cung ứng công nghệ của FPT. Chứng khoán ABS kỳ vọng FPT tiếp tục duy trì phong độ tăng trưởng 2 chữ số khi tập trung triển khai các dự án chuyển đổi số, đặc biệt với mảng dịch vụ CNTT nước ngoài hướng tới 5 tỷ USD doanh thu vào năm 2030 khi nhóm này chiếm 80% cơ cấu DT công nghệ.

FPT lần thứ 35 vượt đỉnh từ đầu năm, vốn hóa tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam vượt 200.000 tỷ- Ảnh 3.

Bên cạnh đó, FPT còn mở rộng thêm văn phòng thứ 2 tại Đức, khai trương văn phòng đầu tiên tại Thụy Điển, bám sát chiến lược triển khai DC5 (Digital Conglomerate 5.0) và đầu tư mạnh mẽ vào AI, Automotive, Chip bán dẫn, Cloud trong giai đoạn 2024 – 2026 tại hai quốc gia trên.

Ngoài ra, FPT còn hợp tác thành lập liên doanh PT FPT Metrodata Indonesia (FMI) với chiến lược cùng đầu tư và nghiên cứu giải pháp an ninh mạng, AI, Cloud, giúp Indonesia trở thành quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi số và AI tại khu vực Đông Nam Á. ABS cho rằng liên doanh sẽ giúp FPT IS đạt được mục tiêu về chuyển đổi số tại thị trường nước ngoài, mở rộng thị phần và phát triển hệ sinh thái công nghệ đạt chuẩn quốc tế.

Về mảng Viễn thông , hiện tại FPT đang có khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang Trung tâm dữ liệu quận 9 (Data center) với mục đích nhằm nâng cấp chất lượng hạ tầng viễn thông và các hệ thống Trung tâm dữ liệu, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động cuối năm 2024. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các nội dung cung cấp bản quyền cũng là động lực giúp mảng Viễn thông tiếp đà phát triển.

ABS nhận định thị trường băng thông rộng dần bão hòa, do đó việc FPT chủ động cập nhật, đón bắt nhu cầu phát triển AI, bigdata,… sẽ giúp doanh nghiệp có thêm cơ sở để phát triển hơn trong tương lai. Ngoài ra FPT cũng sẽ tập trung mở rộng các mô hình về nội dung số cho cộng đồng thông qua nền tảng xã hội trực tuyến và trực tiếp.

Với mảng Giáo dục , Tổ hợp giáo dục FPT tại Thanh Hóa và Khuôn viên đại học FPT tại Quy Nhơn cũng thuộc khoản chi phí cơ bản dở dang doanh nghiệp đang triển khai nhằm đầu tư mở rộng về chiều ngang và chiều sâu các cơ sở đào tạo, giáo dục mới, mở thêm các chuyên ngành đào tạo, phục vụ theo nhu cầu phát triển nhân sự trong lĩnh vực như Chip bán dẫn, Automotive, Game Design,…

EVN vừa công bố lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất điện năm 2023, bất chấp 2 lần tăng giá điện!

Chi phí sản xuất điện vẫn cao hơn giá bán lẻ bình quân khiến EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện năm ngoái, theo kiểm tra của Bộ Công Thương.

Ngày 10/10, Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Số liệu này được đưa ra sau khi Bộ lập đoàn kiểm tra thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm ngoái của tập đoàn này. Đây sẽ là cơ sở để Bộ và EVN tính toán, đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện.

Theo đó, tổng chi phí sản xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là hơn 528.600 tỷ đồng. Mức này tương đương giá sản xuất 2.088,9 đồng một kWh, tăng 2,79% so với năm 2022. Trong đó, các khoản thu của tập đoàn và các đơn vị thành viên từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, vật tư thu hồi và thu từ cho thuê cột điện đã được giảm trừ.

Như vậy, với giá bán lẻ điện bình quân duy trì ở mức 2.006,79 đồng một kWh từ tháng 11/2023 đến nay, EVN lỗ hơn 82,1 đồng mỗi kWh điện bán ra. Mức lỗ này giảm một nửa so với ghi nhận năm 2022.

Tính chung cả năm ngoái, tập đoàn này lỗ hơn 34.245 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện, nếu trừ thu nhập tài chính khác, số lỗ giảm về 21.822 tỷ đồng. Đây là năm thứ hai liên tiếp tập đoàn này lỗ sản xuất kinh doanh điện. Trước đó, năm 2022 “ông lớn” ngành điện cũng lỗ gần 36.300 tỷ đồng từ hoạt động này.

Tuy nhiên, khoản lỗ của EVN chưa gồm 18.032 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá của hợp đồng mua bán điện treo từ 2019 đến 2023.

Công nhân Điện lực Hà Nội sửa chữa đường dây. Ảnh: Ngọc Thành

Công nhân Điện lực Hà Nội sửa chữa đường dây. Ảnh: Ngọc Thành

Chi phí sản xuất điện của EVN từ 4 khâu: phát điện, truyền tải, phân phối bán lẻ và dịch vụ phụ trợ. Tương tự các năm trước, giá sản xuất điện của EVN tăng chủ yếu do khâu phát điện, khoảng 441.356 tỷ đồng, tăng 7% so với 2022. Mức này tương ứng giá thành khâu phát điện là 1.744,12 đồng mỗi kWh, chiếm 83,5% trong giá thành điện của tập đoàn này.

Các khâu còn lại, truyền tải, phân phối bán lẻ và phụ trợ tương ứng lần lượt 74,61 đồng; 263,87 đồng và 6,31 đồng trong mỗi kWh.

Ngoài ra, tiền bù giá cho chi phí sản xuất điện ở các huyện, xã đảo chưa có điện lưới là trên 428,5 tỷ đồng.

Đầu năm nay, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc EVN cho biết 2024 tiếp tục là năm khó khăn về tài chính, cung ứng điện với tập đoàn này nếu không có thay đổi về chính sách, giá.

Năm ngoái, sau hai lần được tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 7,5%, ông Tuấn cho biết doanh nghiệp này vẫn không đủ bù đắp chi phí sản xuất do các thông số đầu vào duy trì ở mức cao. Tổng giám đốc EVN cho biết số lỗ của tập đoàn này chủ yếu do giá bán ra vẫn thấp hơn giá thành.

Tại phiên chất vấn tháng 8, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết có thời điểm chênh lệch chi phí đầu vào và giá bán ra của EVN khoảng 208-216 đồng một kWh.

Hiện EVN và các Tổng công ty phát điện (các Genco) chiếm khoảng 37,5% nguồn điện; 62,5% còn lại phụ thuộc vào PVN, TKV và nhà đầu tư bên ngoài (BOT, tư nhân). Như vậy, tỷ trọng mua điện của EVN hiện chiếm 82% chi phí giá thành mua điện - cao gấp đôi các nước. Doanh nghiệp này còn khoảng 17% để điều tiết các khâu còn lại như truyền tải, phân phối, nên khó khăn trong tối ưu tài chính.

Theo quyết định thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ 15/5, thời gian điều chỉnh giá điện được rút ngắn từ 6 xuống 3 tháng. Tức là, mỗi năm sẽ có 4 đợt thay đổi giá. Trong khi đó, cơ cấu biểu giá điện đang được Bộ Công Thương rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp để tăng cạnh tranh trong ngành điện.

Cổ phiếu Masan vừa ghi nhận điều chưa từng có trong lịch sử

Khối lượng cổ phiếu này được “sang tay” trong phiên hôm nay còn cao gấp 5 lần so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên gần nhất.

Cổ phiếu Masan vừa ghi nhận điều chưa từng có trong lịch sử

Giữa lúc chứng khoán Việt Nam khởi sắc, cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan bất ngờ tăng mạnh 3,9% trong phiên 10/10, tiến lên mốc 80.000 đồng/cp. Đây cũng là vùng giá cao nhất trong vòng 7 tháng qua, vốn hóa thị trường của MSN theo đó tăng lên gần 115.100 tỷ đồng (~4,6 tỷ USD).

Không những tăng giá tích cực, thanh khoản trên cổ phiếu này cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh ghi nhận gần 20 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 1.580 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này.

Thậm chí, khối lượng cổ phiếu MSN được “sang tay” trong phiên hôm nay còn cao gấp 5 lần so với khối lượng giao dịch trung bình 20 phiên gần nhất.

Cổ phiếu MSN khớp lệnh kỷ lục phiên 10/10

Cũng trong một câu chuyện liên quan tới thị giá MSN, ông Michael Hung Nguyen – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan đã có chia sẻ tại Talk show The Investors.

Khi được hỏi về định giá của cá nhân cho Masan, Phó TGĐ Tập đoàn mô tả: “Mức vốn hóa trên thị trường của các công ty con của Masan, chẳng hạn như Masan Consumer cũng gần 6 tỷ USD. Masan cũng là cổ đông chiến lược của ngân hàng Techcombank với vốn hoá gần 7 tỷ USD.

Cộng 2 con số này lại và nhân với tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, trừ đi khoản vay của Tập đoàn thì mỗi cổ phiếu Masan Group sẽ rơi vào khoảng hơn 80.000 đồng. Giả sử nhà đầu tư mua cổ phiếu Masan ở giá 80.000 đồng thì sẽ có thêm WinCommerce, Masan MEATLife, Phúc Long… miễn phí”.

Masan có thể đạt mức tăng 1.250% về lợi nhuận quý 3/2024?

Mới đây, Chứng khoán SSI đã đưa ra ước tính kết quả kinh doanh quý 3/2024 của Masan Group. Đây cũng là cái tên ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế ấn tượng nhất với 1.250%. SSI dự phóng MSN có thể lãi lớn 650 tỷ trong quý 3 năm nay.

Theo SSI, động lực tăng trưởng lãi ròng của Masan đến từ Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (mã cổ phiếu MCH) và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Ngân hàng Techcombank, mã cổ phiếu TCB). Hiện tại, Masan đang sở hữu 14,88% vốn tại Techcombank, tương ứng hơn 1 tỷ cổ phiếu TCB.

Trong khi đó, quý 3/2024 nhiều khả năng WinCommerce có thể có quý đầu tiên báo lãi, MHT giảm lỗ cũng đóng góp tích cực vào lợi nhuận của Masan Group. Bên cạnh đó, chi phí lãi vay của tập đoàn này cũng giảm.

Bên cạnh đó, SSI cũng dự báo lợi nhuận sau thuế của Techcombank trong quý 3/2024 sẽ dao động từ 5.900 tỷ đồng đến 6.100 tỷ đồng. SSI cho rằng lợi suất tài sản sinh lãi của Techcombank có thể chịu áp lực, do ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng.

Do đó, NIM sẽ bị ảnh hưởng, làm thu hẹp tăng trưởng lợi nhuận trước thuế quý 3/2024 xuống mức 1% đến 4,4% so với cùng kỳ.

Giới trẻ Trung Quốc điên cuồng lao vào thị trường chứng khoán: Có sinh viên dành toàn bộ tiền học bổng để mua cổ phiếu, ai cũng sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời

THỨ 4 , 09/10/2024, 14:52

hình ảnh

Giới trẻ Trung Quốc đã đổ xô đi giao dịch chứng khoán trong suốt hai tuần qua. Đầu tư căn hộ Bình Dương, lợi nhuận cho thuê tới 12%/năm Đất Xanh Miền Bắc Tài trợ Giới trẻ Trung Quốc điên cuồng lao vào thị trường chứng khoán: Có sinh viên dành toàn bộ tiền học bổng để mua cổ phiếu, ai cũng sợ bỏ lỡ cơ hội kiếm lời Kể từ khi Bắc Kinh thực hiện những bước đi mạnh mẽ nhất kể từ trước tới nay để phục hồi tăng trưởng kinh tế và thuyết phục người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu, giới trẻ Trung Quốc đã đổ xô đi giao dịch chứng khoán trong suốt hai tuần qua. Trên một ứng dụng giao dịch chứng khoán trực tuyến phổ biến, số lượng tài khoản mới tăng đột biến ở những người dưới 30 tuổi. Một nhân viên quản lý tài khoản tại một công ty môi giới ở đông bắc Trung Quốc phải trả lời vô số các câu hỏi từ những nhà đầu tư mới. Sinh viên đại học đã dành kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng vào tuần trước để đọc các lời khuyên về đầu tư. Những nhà đầu tư mới này đang cố gắng kiếm một phần lời trong đợt tăng giá chứng khoán lớn nhất trong gần hai thập kỷ. Nhưng họ cũng đang chấp nhận rủi ro lớn: Lợi nhuận được thúc đẩy bởi những thay đổi trong chính sách và có khả năng phụ thuộc vào các hành động tiếp theo của chính phủ để hỗ trợ nền kinh tế. Và thị trường cũng ở trong tình trạng dễ biến động hơn. Vào thứ tư tuần trước, sau khi tăng 6% vào ngày trước đó – tức là ngày tăng thứ 10 liên tiếp, các cổ phiếu ở Trung Quốc đã giao dịch thấp hơn.

Bà Trương Mỹ Lan ‘thỏa thuận miệng’ với Chủ tịch Bitexco bán dự án The Spirit of Saigon trên ‘đất vàng’ quận 1 với giá 22.000 tỷ đồng

image

Trong phiên tòa hôm 10/10, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty Bitexco đề nghị HĐXX không thu hồi hơn 15.712 tỷ đồng mà tập đoàn đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan.

Ngày 10/10, phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Vạn Thịnh Phát, và 33 bị cáo tiếp tục với phần tranh luận của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và bị hại. Tại đây, liên quan đến dự án The Spirit of Saigon, bị cáo Trương Mỹ Lan khai “có thỏa thuận miệng với Chủ tịch của Bitexco” là sẽ tìm đối tác chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng.

Trước đó, kết quả điều tra xác định, năm 2018, bà Lan và Tập đoàn Bitexco thỏa thuận chuyển nhượng Dự án khu Tứ giác Bến Thành (The Spirit of Sài Gòn) cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với giá 22.000 tỷ đồng. Đến nay, bà Lan đã chuyển cho Bitexco 15.712 tỷ, hai bên chưa thực hiện thủ tục chuyển giao công ty. Do đó, cơ quan điều tra kiến nghị tòa xem xét thu hồi số tiền này.

Quá trình điều tra, Bộ Công an đã phong tỏa, ngăn chặn nhiều tài khoản của Bitexco và công ty trong hệ sinh thái.

Trong phiên tòa hôm 10/10, luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty Bitexco đề nghị HĐXX không thu hồi hơn 15.712 tỷ đồng mà tập đoàn đã nhận từ bà Lan. Vị luật sư này cho biết nhắc lại quan điểm đã trình bày trước đó, thỏa thuận của hai bên là giao dịch dân sự hợp pháp.

Bitexco nhận tiền một cách hợp pháp và không biết có liên quan đến vụ án hay không. Số tiền 15.712 tỷ đồng đã hòa chung vào tiền của tập đoàn, không thể tách rời và doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế.

Phía Bitexco cũng cho rằng đã tìm hiểu và xác định “nguồn gốc số tiền trên không liên quan tới SCB cũng như phát hành trái phiếu”. Việc bà Lan bị bắt trong quá trình thực hiện hợp tác chuyển nhượng đã khiến công ty đang phải gánh chịu thiệt hại hơn 12.000 tỷ đồng.

Từ đó, luật sư của Bitexco đề nghị tòa giải tỏa các lệnh phong tỏa, ngăn chặn nhiều tài khoản… để các công ty có điều kiện tiếp tục hoạt động, phát triển

Bà Trương Mỹ Lan 'thỏa thuận miệng' với Chủ tịch Bitexco bán dự án The Spirit of Saigon trên 'đất vàng' quận 1 với giá 22.000 tỷ đồng- Ảnh 1.

The Spirit of Saigon là phức hợp rộng 8.600 m2 tại khu tứ giác Bến Thành, đối diện chợ Bến Thành (quận 1, TP HCM). Đây là một trong những vị trí đắc địa nhất Sài Gòn khi sở hữu 4 mặt tiền đường Phạm Ngũ Lão - Calmette - Lê Thị Hồng Gấm - Phó Đức Chính.

Dự án gồm hai tòa tháp 46 tầng và 55 tầng, 214 căn hộ ở đã được cấp phép mở bán và 250 phòng khách sạn 6 sao. Chủ đầu tư của dự án kể trên là công ty TNHH Saigon Glory.

Sau khi xây dựng phần hầm giai đoạn 2012-2013, dự án ngừng thi công. Đến giữa năm 2020, The Spirit of Saigon được khởi động lại và xây các tầng tháp. Đây cũng là thời điểm Saigon Glory liên tục huy động vốn qua kênh trái phiếu.

Giai đoạn 2021 đến tháng 11/2022, dự án lần lượt qua tay nhiều nhà các nhà phát triển địa ốc lớn tại Việt Nam. Sau đó, dự án đổi tên thành One Central HCM và Pearl nhưng vẫn “đắp chiếu” cho đến nay.

Trong một thông báo vào cuối tháng 9/2024, tập đoàn Bitexco muốn chuyển nhượng chuyển nhượng 100% vốn góp tại Saigon Glory. Bên nhận chuyển nhượng là Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội.

Trước đây, Bitexco đã thế chấp toàn bộ vốn góp tại Saigon Glory cho Techcombank để làm tài sản đảm bảo của 10 lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng do Saigon Glory phát hành. Các lô trái phiếu này sẽ đáo hạn từ tháng 6/2025 đến tháng 11/2026.

Cũng trong thông báo của Bitexco, việc chuyển nhượng này không làm ảnh hưởng hay thay đổi bất lợi nào đến người sở hữu trái phiếu của Saigon Glory.

Với thương vụ thoái vốn trên, Bitexco cam kết tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi của 10 lô trái phiếu Saigon Glory từ 1/9/2024 đến hết kỳ ngày 12/6/2025 và số tiền lãi của kỳ 18/6/2025.

Còn bên nhận chuyển nhượng là Công ty Phương Đông Hà Nội sẽ tiếp tục thanh toán số tiền gốc của kỳ thanh toán ngày 18/6/2025, cũng như nghĩa vụ trả gốc và lãi của 10 lô trái phiếu sau mốc thời gian trên.

Công ty mẹ Circle K phát giá 47 tỷ USD ‘thâu tóm’ 7-Eleven

Nếu công ty mẹ của Circle K thông qua thỏa thuận mua lại Seven & i Holdings, đây là thương vụ mua lại công ty Nhật Bản lớn nhất từ trước đến nay đến từ doanh nghiệp nước ngoài.

Theo Reuters, Couche-Tard (ACT) - công ty mẹ của Circle K - đưa ra giá thầu mới để mua lại Seven & i Holdings (Seven & i) - chủ sở hữu của 7-Eleven. Theo đó, công ty của Canada tăng giá thầu lên đến 22%, tương đương 47 tỷ USD.

Nếu thỏa thuận thông qua, đây là thương vụ mua lại công ty Nhật Bản lớn nhất từ trước đến nay đến từ doanh nghiệp nước ngoài. Hiện, Couche-Tard và Seven & i Holdings từ chối bình luận, giữ bí mật đề xuất mới.

Manoj Jain - đồng sáng lập và đồng giám đốc thông tin quỹ đầu tư Maso Capital - cho biết lời đề nghị tăng giá mới của ACT hấp dẫn hơn nhiều so với đề xuất ban đầu.

“Trong khi vẫn còn rào cản về pháp lý, hội đồng quản trị Seven & i Holdings nên tham gia để xem xét việc sớm thông qua thỏa thuận”, Manoj Jain nói.

Công ty mẹ Circle K phát giá 47 tỷ USD 'thâu tóm' 7-Eleven ảnh 1
Hình ảnh chụp từ bên ngoài cửa hàng 7-Eleven.

Cổ phiếu của Seven & i tăng gần 12% sau khi có tin tức về tăng giá thâu tóm. Tuy nhiên, kết thúc ngày giao dịch, giá cổ phiếu dừng lại ở mức tăng 4,7%. Điều này khiến giới đầu tư nghi ngờ thỏa thuận không được thông qua.

Tháng trước, Seven & i cho biết giá thầu ban đầu của Couche-Tard “đánh giá thấp” công ty và nhấn mạnh kế hoạch tự tăng giá trị doanh nghiệp. Công ty đồng thời đưa ra chiến lược mang lại lợi nhuận tốt hơn cho các nhà đầu tư.

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Seven & i nên tập trung vào hoạt động kinh doanh cửa hàng tiện lợi cốt lõi với hơn 80.000 cửa hàng 7-Eleven toàn thế giới. Các hoạt động khác của công ty bao gồm siêu thị, ngân hàng, nhà hàng Denny và Tower Records.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi thông tin chi tiết về kế hoạch tăng giá trị tiềm năng trong báo cáo thu nhập quý II năm nay của tập đoàn này dự kiến sắp ​​công bố. Theo Nikkei, báo cáo này sẽ cho thấy lợi nhuận hoạt động giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái do lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng.

Nguồn tin của Reuters cho biết, Seven & i đang cân nhắc bán cổ phần trong đơn vị siêu thị, điều này đồng nghĩa với việc công ty đẩy nhanh kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Theo TV Tokyo, tập đoàn này cũng đang cân nhắc đổi tên để phản ánh mục tiêu tập trung nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là cửa hàng tiện lợi*.*

Nga đối mặt khủng hoảng thanh khoản: Ngân hàng lớn ở Đông Nam Á ngừng giao dịch, hàng tỷ USD bị ‘giam lỏng’ ở nước ngoài

Oversea-Chinese Banking Corp sẽ ngừng xử lý các giao dịch của Nga kể từ tháng 11.

Thêm một ngân hàng đã quay lưng lại với Nga khi các bên cho vay ngày càng lo ngại về các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Ngân hàng Oversea–Chinese Banking Corp (OCBC), ngân hàng lớn thứ hai tại Singapore, đã thông báo với khách hàng của mình rằng kể từ đầu tháng 11, họ sẽ ngừng xử lý bất kỳ giao dịch nào liên quan đến Nga.

Điều này bao gồm các giao dịch liên quan đến vận chuyển hoặc bán hàng hóa và dịch vụ tại Nga, với lý do là “những thách thức về hoạt động” liên quan đến quản lý và tuân thủ quy định.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty

Những hạn chế mới này không được cho là sẽ ảnh hưởng nhiều đến OCBC, bởi ngân hàng này đã ngừng mở tài khoản mới cho khách hàng Nga từ 2 năm qua, theo các nguồn tin.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều ngân hàng do dự khi giao dịch với khách hàng Nga, sau khi phương Tây đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các công ty kinh doanh với quốc gia này.

Một cơ quan truyền thông Nhà nước Nga đã đưa tin rằng gần như tất cả các ngân hàng Trung Quốc đã ngừng xử lý các khoản thanh toán từ Nga vì lo ngại bị nhắm tới.

Trong khi đó, Nga gần như đã cạn kiệt dự trữ nhân dân tệ và các doanh nghiệp nước này đã bị chặn tiếp cận hàng tỷ USD do các vấn đề thanh toán ở nước ngoài từ đầu năm nay, theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga.

Theo Business Insider

Lợi nhuận quý III có thể tăng gấp 13 lần, một cổ phiếu VN30 lọt vào danh mục đầu tư hàng đầu của J.P Morgan

Trong ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, J.P Morgan lựa chọn cổ phiếu VN30 này là mục tiêu ưu tiên hàng đầu với tiềm năng tăng giá gần 20%.

Đóng cửa phiên giao dịch 10/10, cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan tăng 3,9% lên 80.000 đồng/cp. Đây cũng là vùng giá cao nhất trong vòng 7 tháng qua, vốn hóa thị trường của MSN theo đó tăng lên gần 115.100 tỷ đồng (tương đương 4,6 tỷ USD).

Đáng chú ý, thanh khoản trong phiên ghi nhận gần 20 triệu đơn vị, tương đương giá trị giao dịch đạt xấp xỉ 1.580 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử niêm yết của cổ phiếu này.

Đồng thuận với diễn biến cổ phiếu, khối ngoại mua ròng đột biến MSN với 355 tỷ đồng (hơn 4,1 triệu đơn vị), cao nhất trong 3,5 năm trở lại đây, kể từ hồi tháng 2/2021.


Diễn biến giá cổ phiếu MSN

Chứng khoán SSI vừa đưa ra dự báo về kết quả kinh doanh quý III/2024 của một số doanh nghiệp niêm yết.

Trong đó, Masan với vị thế doanh nghiệp đầu ngành bán lẻ tiêu dùng được nhận định lãi khoảng 650 tỷ đồng, gấp gần 13 lần cùng kỳ. SSI cũng chỉ ra 4 động lực tích cực của Masan bao gồm:

(1) Việc đang sở hữu 14,88% vốn tại Techcombank (HoSE: TCB), tương ứng hơn 1 tỷ cổ phiếu. Trong quý III, lợi nhuận sau thuế của Techcombank được kỳ vọng dao động từ 5.900 - 6.100 tỷ đồng, qua đó giúp Techcombank duy trì lợi nhuận trên 6.000 tỷ đồng, tương tự hai quý đầu năm.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu TCB đã tăng mạnh gần 20% trong hai tháng qua, giá hiện tại gần mốc 25.000 đồng/cp, tiệm cận mức cao nhất lịch sử.

(2) Kỳ vọng lớn từ CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer, UPCoM: MCH). Đây là nguồn lợi nhuận chính của tập đoàn. Năm 2023, doanh nghiệp này đạt lợi nhuận gần 7.200 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2024, Masan Consumer ghi nhận doanh thu gần 14.000 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 3.400 tỷ đồng.

Mới đây, ngày 2/10, MCH đã thông qua nghị quyết về việc chuyển cổ phiếu từ sàn UPCoM sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE).

Theo lộ trình, Masan Consumer sẽ tiến hành đăng ký danh sách cổ đông để lập sổ đăng ký với Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), đồng thời hoàn thiện và nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE. Dự kiến, cổ phiếu MCH sẽ chính thức được niêm yết trên HoSE vào năm 2025.

Công ty cũng ủy quyền cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị và/hoặc Tổng Giám đốc thực hiện các thủ tục liên quan đến hồ sơ, tài liệu và thời điểm nộp hồ sơ. Thời gian chốt danh sách cổ đông sẽ được công bố sau.

(3) SSI dự báo CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (WCM) có thể đạt mức lãi nhẹ trong khi Masan High-Tech Materials (MHT) sẽ giảm lỗ, góp phần vào tăng trưởng lợi nhuận chung.

(4) Chi phí lãi vay giảm so với cùng kỳ năm trước cũng hỗ trợ cho sự tăng trưởng của Tập đoàn Masan.

J.P Morgan khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu MSN với giá mục tiêu 98.000 đồng/cp

J.P. Morgan (Hoa Kỳ) vừa công bố báo cáo phân tích chiến lược đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam và khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu MSN.

J.P. Morgan cho rằng các động thái thúc đẩy kinh tế của Chính phủ và chu kỳ kinh doanh sẽ là chất xúc tác thúc đẩy hoạt động kinh tế trong suốt nửa cuối năm 2024, và điều này sẽ lan tỏa đến hiệu suất của thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ quý IV/2024 đến quý I/2025.

J.P. Morgan nhận định nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng tốc trong quý IV do chu kỳ kinh doanh (các nhà xuất khẩu tăng tốc trước kỳ nghỉ lễ), đầu tư công (Chính phủ thúc đẩy giải ngân trước cuối năm) và dòng khách du lịch sôi động. Sự tích cực này có xu hướng lan sang thị trường chứng khoán với độ trễ một quý.


Nguồn: J.P. Morgan

Tập đoàn tài chính này cho rằng chu kỳ này sẽ tiếp tục lặp lại trong năm nay vì dữ liệu kinh tế gần đây chỉ ra sự tăng tốc liên tục trong nửa cuối năm 2024. Bên cạnh đó, Chính phủ đã và đang nỗ lực đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và mở rộng hạn ngạch tín dụng để hỗ trợ tăng trưởng. Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% (tăng từ 6-6,5% vào đầu năm). Đáng chú ý, trong 4 quý vừa qua, tăng trưởng của Việt Nam đã vượt xa các nước trong khối ASEAN.

Trong bối cảnh trên, J.P. Morgan đánh giá: “Ngành hàng tiêu dùng thiết yếu (+7% từ đầu năm) đã có mức tăng thấp hơn so với thị trường chung. Chúng tôi tin rằng động lực thuận lợi trong ngắn hạn đang ủng hộ cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu với: Dòng tiền tiềm năng từ nâng hạng thị trường chứng khoán; Đồng USD thấp hơn giúp giảm chi phí đầu vào; và tăng trưởng doanh thu ổn định. Chúng tôi khuyến nghị tăng tỷ trọng ngành này, với cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan là một trong những lựa chọn hàng đầu của chúng tôi.”

Masan được J.P. Morgan đánh giá là tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, với danh mục sản phẩm tiêu dùng đa dạng và mạng lưới bán lẻ hiện đại đang liên tục được mở rộng. Đồng thời, Masan đang ở vị thế dẫn đầu thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam, đặc biệt là trong phân khúc siêu thị mini.

So sánh với Trung Quốc và Thái Lan trước năm 2010, thị trường tiêu dùng tại Việt Nam được nhận định đang ở “thời điểm vàng” của sự phát triển thương mại hiện đại và có tiềm năng định giá lớn trong tương lai. Với dân số gần 100 triệu người, trong đó một nửa dưới 32 tuổi, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng GDP bình quân đầu người ấn tượng 7,1% CAGR từ năm 2017, lên đến hơn 4.200 USD vào năm 2023, thuộc nhóm cao nhất trong số các nước ASEAN/các thị trường mới nổi. Việt Nam hiện đặt mục tiêu nâng mức GDP bình quân đầu người lên 7.500 USD vào năm 2030 và 10.000 USD vào năm 2035.

Trong bối cảnh đó, thông qua các hoạt động M&A và mở rộng tự nhiên, Masan đã và đang xây dựng hệ sinh thái công nghệ tiêu dùng theo chiến lược “Point of Life”, nhằm tối đa hóa thị phần chi tiêu của người tiêu dùng.

Cổ phiếu MSN được J.P. Morgan định giá ở mức 94.640 đồng/cp, cao hơn 18,3% so với giá đóng cửa phiên 10/10.

Một ngân hàng trong nhóm Big4 được duyệt tăng vốn điều lệ lên hơn 51.600 tỷ

Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) từ 40.963 tỷ đồng tăng lên 51.639 tỷ đồng. Dù có mức tăng vốn lớn nhưng Agribank vẫn có vốn điều lệ thấp nhất trong nhóm Big4 và đang xếp thứ 7 toàn ngành.

Ngân hàng Nhà nước vừa có quyết định về việc sửa đổi nội dung về vốn điều lệ tại giấy phép thành lập và hoạt động của Agribank.

Theo đó, vốn điều lệ của Agribank được tăng từ 40.963 tỷ đồng lên 51.639 tỷ đồng từ 4/10 vừa qua. Việc tăng vốn này giúp Agribank cải thiện năng lực tài chính và đảm bảo khả năng mở rộng hoạt động.

Agribank hiện vẫn duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) hợp nhất ở mức trên 9,2% vào cuối năm 2023. Với mức vốn điều lệ mới, ngân hàng này sẽ có thêm nguồn lực để duy trì tăng trưởng và mở rộng hoạt động trong tương lai.

Một ngân hàng được duyệt tăng vốn điều lệ lên hơn 51.600 tỷ ảnh 1
Dù có mức tăng vốn lớn nhưng Agribank vẫn có vốn điều lệ thấp nhất trong nhóm Big4 và đang xếp thứ 7 toàn ngành.

Về kết quả kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, Agribank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 13.269 tỷ đồng, giảm 1,7% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 49,2% kế hoạch cả năm (26.960 tỷ đồng).

Báo cáo của Chính phủ mới đây cho biết, nhóm ngân hàng quốc doanh thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật thuế hiện hành. Đến cuối năm 2023, nhóm Big 4 đã nộp vào ngân sách nhà nước 37.238 tỷ đồng, trong đó Agribank nộp 12.282 tỷ đồng.

Với mức vốn điều lệ mới, Agribank hiện là ngân hàng có vốn điều lệ cao thứ 7 trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. So với nhóm Big4, Agribank vẫn có mức vốn điều lệ thấp nhất và đứng sau ba ngân hàng thương mại cổ phần là MB (hơn 52.100 tỷ đồng) và Techcombank (70.450 tỷ đồng) và VPBank (hơn 79.300 tỷ đồng).

Vì sao EVN liên tục lỗ lớn?

Qua số liệu Bộ Công Thương công bố, có thể thấy EVN liên tục bị lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện trong những năm gần đây. Vậy căn nguyên dẫn đến thực trạng này là gì?

Lý giải về vấn đề này, tại Tọa đàm “Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, nếu như giá bán điện thấp hơn giá mua vào và giá thành sản xuất thì với tư cách là cơ quan phân phối điện, EVN bị lỗ là điều nhìn thấy trước, chênh lệch càng lớn thì lỗ càng lớn và cho dù EVN có tiết giảm chi phí đến mức độ nào đi nữa nhưng vẫn chênh lệch lớn giữa giá mua vào và giá bán ra thì cũng không thể bù cho khoản lỗ đó. Chưa kể việc tiết kiệm chi phí này có thể ảnh hưởng đến hoạt động vận hành hệ thống điện.

Nếu EVN tìm cách giảm giá mua điện đầu vào, khiến cho các nhà sản xuất điện thiếu đi động lực thì sẽ tác động đến đầu tư cho ngành điện.

Vì sao EVN liên tục bị lỗ lớn?
Số liệu mà Bộ Công Thương công bố cho thấy EVN liên tục bị lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện trong những năm gần đây.

Nếu giá bán điện không hợp lý thì không khuyến khích tiêu dùng tiết kiệm, chuyển đổi sang năng lượng tiết kiệm và năng lượng khác.

Vô hình trung, đôi khi lợi ích của người khác lại biến thành thiệt hại của người này. Về mặt lâu dài chúng ta không thể duy trì câu chuyện này.

Nguyên nhân là tính giá bán điện có vấn đề và không hợp lý vì chúng ta dùng giá điện để hài hòa lợi ích tất cả các bên gồm người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà sản xuất điện và đặt mục tiêu nhiều hơn cho người tiêu dùng.

Về lâu dài ông Hiếu kiến nghị, đối với giá điện, phải tách bạch các nhóm chính sách. Để hài hòa hóa lợi ích giữa ba bên, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng thì chúng ta phải phối hợp các nhóm chính sách chứ không thể thông qua việc xác định giá điện mà hài hòa hóa lợi ích các bên.

Chúng tra nên phối hợp chính sách về ưu đãi thúc đẩy cạnh tranh, cắt giảm thủ tục hành chính, thuế… chi phí giảm tối thiểu, như vậy chúng ta mới có thể giảm giá sản xuất và giá bán.

Tương tự như vậy, với đơn vị phân phối cũng tính đến nhóm chính sách để thúc đẩy cạnh tranh trong phân phối điện như là thúc đẩy cắt giảm chi phí ở mức hợp lý có giá bán điện phù hợp để đảm bảo cho các bên phân phối điện.

Còn nhóm chính sách đối với người tiêu dùng thì theo nguyên tắc đặt bài toán giá bán điện trung bình ít nhất bằng hoặc lớn hơn giá mua vào thông qua người phân phối. Để hài hòa hóa lợi ích người tiêu dùng thì phải phối hợp chính sách.

Phân chia giá điện với những mức khác nhau giữa các nhóm người dùng khác nhau. Trong trường hợp những người nghèo hoặc người có thu nhập thấp thì chúng ta phải phối hợp với chính sách an sinh xã hội và trợ cấp chứ chúng ta không thể thực hiện cách hiện nay.

Để thúc đẩy sản xuất điện, tiêu dùng, sản xuất xanh thì buộc phải có nhóm chính sách thúc đẩy tiêu dùng tiết kiệm điện, ví dụ thông qua các chính sách về thuế, chính sách về thúc đẩy KHCN, kinh tế tuần hoàn… biểu thang giá điện cũng phải thiết kế hợp lý để thúc đẩy tiêu dùng điện tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả.

Bổ sung phân tích của ông Hiếu, TS Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho rằng nhiều yếu tố đầu vào của sản xuất điện hiện nay nằm ngoài tầm tay EVN. EVN không tự tạo được mà phải mua của người khác, đây là những yếu tố rất khách quan, mà nó biến động thì sẽ phản ánh hoàn toàn vào giá điện.

Tất cả những yếu tố đó khiến giá thành tăng cao mà giá cả thì không bù đắp được chi phí hợp lý đã chi ra để sản xuất điện.

Chúng ta đang điều hành theo cách chia sẻ khó khăn cho các đối tượng tiêu dùng cũng như khó khăn của nền kinh tế để thực hiện đa mục tiêu, như đảm bảo kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh năng lượng…

Nếu không có trợ lực của nhà nước bằng các công cụ khác thì khoản lỗ sẽ tích lũy lại, cứ dồn tích lỗ thì khó có thể thu hút đầu tư, phát triển bền vững như chúng ta mong muốn, làm gì có nhiều lưới điện như chúng ta mong chờ.

TS Nguyễn Tiến Thỏa nhấn mạnh chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, những yếu tố khách quan để xử lý và mong muốn mọi người tiêu dùng điện chia sẻ khó khăn đó để có nguồn điện cho sản xuất và tiêu dùng cho cả nền kinh tế.

Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Nguyễn Thế Hữu có cùng quan điểm với các chuyên gia. Ông cho rằng, việc đảm bảo an sinh xã hội có nhiều biện pháp, chúng ta sẽ tạm thời có những chính sách với giá điện trong từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như dịch COVID-19, thiên tai bão lụt… Đó là những chính sách ngắn hạn còn trong dài hạn, nếu chúng ta không đảm bảo phát triển lành mạnh bền vững của ngành điện thì sẽ khiến ngành điện không thể đảm bảo cho phát triển kinh tế, mà đó cũng là mục đích để đảm bảo an sinh xã hội.

Theo quan điểm của TS Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, câu chuyện giá thành điện liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, nếu chúng ta tiếp tục duy trì giá điện mức thấp thì hậu quả là không thu hút đầu tư cho ngành điện, thứ hai là không có động lực nào cho doanh nghiệp để sử dụng năng lượng tiết kiệm, thay đổi công nghệ.

Có doanh nghiệp nói giải pháp của họ đều ngắn hạn và lượng tiết giảm điện không nhiều, muốn doanh nghiệp đầu tư dài hạn hơn với hiệu quả cao hơn thì cần 7-10 năm. Với giá điện này thì không có công ty nào làm được vì không hoàn vốn được. Như vậy chúng ta đã không tạo động lực cho tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Chúng ta đang đặt cho EVN nhiều gánh nặng, thay vì chỉ sản xuất và cung ứng điện thì EVN phải gánh 3, 4 nhiệm vụ trong đó hơn một nửa về an sinh xã hội. EVN chỉ nên tập trung vận hành hệ thống tốt nhất có thể với giá thành cung ứng điện hợp lý còn lại các yếu tố khác thì sử dụng nguồn lực khác, những chính sách hỗ trợ khác nhau.

Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia hiện cũng tách ra khỏi EVN, có nghĩa là trách nhiệm liên quan đảm bảo vận hành hệ thống tốt nhất có thể thì cũng không thuộc EVN, chúng ta không thể đặt trên vai EVN những trách nhiệm như trước đây.

Trách nhiệm của EVN lớn nhất là làm sao phải ký kết những hợp đồng mua bán điện để thu hút đầu tư phát triển nguồn điện và trong tương lai là cả lưới điện, làm sao EVN có được điều kiện tốt nhất để đàm phán, làm sao để bên bán điện cảm thấy hài lòng.

Người dân kêu khó mua vàng, một nhà băng vừa quyết định mở rộng thêm 6 điểm bán

Ngân hàng BIDV vừa thông báo triển khai thêm 6 điểm bán vàng miếng SJC tại TP. Hà Nội và TP.HCM.

Người dân kêu khó mua vàng, một nhà băng vừa quyết định mở rộng thêm 6 điểm bán- Ảnh 1.

Theo thông báo từ ngân hàng BIDV, nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, nhà băng này triển khai thêm các điểm bán vàng miếng SJC tại TP. Hà Nội và TP.HCM. Các điểm bán vàng này sẽ hoạt động từ ngày 14/10/2024.

Theo đó, tại Hà Nội, BIDV mở thêm 4 điểm bán vàng bao gồm: Chi nhánh Sở Giao dịch 1, địa chỉ Tháp A Vincom, 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng; Chi nhánh Hà Thành, địa chỉ 74 Thợ Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm; Chi nhánh Ngọc Khánh Hà Nội, địa chỉ Tòa nhà Thái Nam Building, lô E2 đường Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy; Chi nhánh Quang Trung, địa chỉ: Toà nhà Prime Center, Số 53, Phố Quang Trung, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng;

Các điểm bán vàng tại TP.HCM bao gồm: chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, địa chỉ 134 Nguyễn Công Trứ, Q1; Chi nhánh Phú Nhuận, địa chỉ Tòa nhà SkyGate, 36-38 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 15, Quận Phú Nhuận.

photo-1728619043333

BIDV mở thêm 6 điểm bán vàng miếng. (Ảnh minh họa)

Trước đó, không ít người dân phản ánh về tình trạng khó mua vàng tại các ngân hàng cũng như tại một số cửa hàng. Ngoài ra, số lượng điểm mua vàng miếng SJC không nhiều khiến người dân có nhu cầu chật vật mua.

Hiện nay, đối với hình thức đăng ký mua vàng miếng online, khách hàng cần đăng ký qua website hoặc ứng dụng (app) của Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn và 4 ngân hàng (NH) thương mại quốc doanh gồm Vietcombank, BIDV, Agribank và VietinBank.

Điều kiện để mua vàng miếng online tại các ngân hàng thương mại là khách hàng phải có tài khoản tại ngân hàng đó và số tiền tối thiểu trong tài khoản tại thời điểm đăng ký phải đủ mua 1 lượng vàng miếng SJC. Đặc biệt, mỗi người chỉ được đăng ký mua 1 lượng vàng miếng SJC. Sau khi đáp ứng đủ điều kiện và đăng ký thành công, khách hàng sẽ nhận được một mã xác nhận, thời gian và địa điểm giao dịch.

2035 Việt Nam sẽ có trung tâm tài chính quy mô khu vực, sàn giao dịch tiền số

Đề án vừa được Bộ KH-ĐT trình lên Chính phủ xác định mục tiêu đến năm 2035, Việt Nam thành lập và phát triển được trung tâm tài chính quy mô khu vực; năm 2045 thành lập được trung tâm tài chính quy mô quốc tế.

Trong Tờ trình dự thảo Đề án Xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế vừa gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) đề xuất xây dựng và phát triển trung tâm tài chính quy mô quốc tế tại TPHCM một cách toàn diện (TPHCM muốn đặt trung tâm tài chính tại quận 1 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm).

Còn trung tâm tài chính quy mô khu vực ở Đà Nẵng đi trước phát triển các dịch vụ tài chính quốc tế, trọng điểm, gắn với Khu thương mại tự do Đà Nẵng và cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) trong lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính) gắn với đổi mới sáng tạo.

Việc xây dựng các trung tâm tài chính khu vực, hướng đến trung tâm tài chính quốc tế đặt ra nhiều thách thức với Việt Nam, nhưng nếu thành công, theo Bộ KH-ĐT, sẽ đem lại nhiều kết quả như: Kết nối thị trường tài chính toàn cầu; thu hút các tổ chức tài chính nước ngoài; tận dụng cơ hội dịch chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế; thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam hiệu quả,…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị áp dụng ngay cơ chế sandbox với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Ảnh: Minh Ngọc.

Tờ trình của Bộ KH-ĐT cho hay, cơ cấu tổ chức hoạt động của trung tâm tài chính gồm nhiều cơ quan. Trong đó, Ban Chỉ đạo trung tâm tài chính đóng vai trò điều phối, quản lý cao nhất, quyết định chiến lược phát triển, đầu tư… Trưởng Ban Chỉ đạo Trung tâm tài chính là Thủ tướng Chính phủ.

Cơ quan giám sát trung tâm tài chính gồm đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, UBND cấp tỉnh, thành phố nơi đặt trung tâm tài chính…

Để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp liên quan trung tâm tài chính, trước mắt thành lập Trung tâm Trọng tài quốc tế thuộc trung tâm tài chính như mô hình trung tâm trọng tài thương mại nhưng có một số đặc thù để đảm bảo niềm tin và sự thuận tiện cho các chủ thể.

Kiến nghị cơ chế ưu đãi đặc biệt với trung tâm tài chính

Về cơ chế, chính sách xây dựng trung tâm tài chính, Bộ KH-ĐT kiến nghị nhóm các chính sách áp dụng ngay, gồm: Xây dựng hệ thống và bộ tiêu chí đăng ký doanh nghiệp/đăng ký thành viên, chỉ áp dụng 1 thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện thủ tục đăng ký trực tuyến, không yêu cầu dự án, tài liệu bản gốc, hợp pháp hóa lãnh sự; cho phép thực hiện cơ chế sandbox với mô hình kinh doanh ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính, bao gồm cả sàn giao dịch đối với tài sản mã hóa, tiền mã hóa; thành lập sàn giao dịch chuyên biệt cho trung tâm tài chính;

Có chính sách ưu đãi cho các ngân hàng nước ngoài thành lập chi nhánh hoặc chuyển trụ sở, văn phòng đại diện đến trung tâm tài chính Việt Nam (như ưu đãi về thuế, phí,… );

Miễn thị thực nhập cảnh thời hạn tối đa 30 ngày đối với cá nhân nước ngoài đến làm việc theo giấy mời của tổ chức hoạt động trong trung tâm tài chính, tối đa 90 ngày cho các nhà đầu tư nước ngoài có tài khoản giao dịch tại các tổ chức hoạt động trong trung tâm tài chính; miễn giấy phép lao động/áp dụng quy trình cấp giấy phép lao động rút gọn (fast-track) đối với cá nhân nước ngoài làm việc trong trung tâm tài chính và áp dụng quy trình cấp thị thực nhập cảnh/thẻ tạm trú dài hạn rút gọn đối với vợ/chồng/con chưa thành niên của các cá nhân đó.

Các chính sách sẽ được tiếp tục nghiên cứu và cân nhắc sau năm 2035, gồm: Áp dụng pháp luật án lệ để điều chỉnh các hoạt động tài chính, thương mại trong phạm vi trung tâm tài chính và hình thành tòa án tài chính độc lập, cho phép thẩm phán là người nước ngoài tham gia hoạt động tố tụng; thiết lập khung pháp lý và vận hành tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương quốc gia (CBDC)…

Đề án Xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế xác định mục tiêu:
Năm 2035 thành lập và phát triển được trung tâm tài chính quy mô khu vực; năm 2045 thành lập được trung tâm tài chính quy mô quốc tế.
Về xếp hạng Chỉ số Trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI): Đến năm 2035, vào Top 75 trung tâm tài chính thế giới, Top 25 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Đến năm 2045, vào Top 20 trung tâm tài chính thế giới và Top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Về xếp hạng lĩnh vực fintech, đến năm 2035 vào Top 75 trung tâm tài chính thế giới, Top 25 khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xếp thứ 3 khu vực ASEAN; đến năm 2045 trong Top 20 trung tâm tài chính thế giới, Top 10 khu vực châu Á - Thái Bình Dương, “á quân” ASEAN.
Theo Báo cáo GFCI lần thứ 36 (tháng 9/2024), trong lĩnh vực fintech, TPHCM đạt 609 điểm, xếp hạng 100/116, tăng 4 bậc và tăng 6 điểm so với báo cáo trước. So với các trung tâm tài chính trong khu vực, TPHCM xếp sau Jarkarta - Indonesia (xếp hạng 94) nhưng đứng trên Manila - Philippines (101) và Bangkok - Thái Lan (102).

Góc nhìn chuyên gia: VN-Index có thể vượt cản 1.300 điểm trong tuần tới nhờ hiệu ứng mùa kết quả kinh doanh quý 3

Chuyên gia DSC cho rằng thị trường khả năng sẽ nhiều khởi sắc khi bước qua tuần mới với thông tin từ mùa KQKD quý 3 được dự báo tiếp tục tích cực từ mức nền thấp năm ngoái và nền kinh tế vẫn đang tiếp tục phục hồi.

Thị trường chứng khoán tuần 7-11/10 ghi nhận sắc xanh tích cực, tuy nhiên thanh khoản lại giảm sút gần 20% so với tuần trước. Sau phiên đầu tuần giảm sâu, thị trường lấy lại đà tăng lực cầu dần cải thiện với điểm nhấn khởi sắc của phiên ngày thứ Tư. Kết tuần, VN-Index tăng gần 18 điểm (tương ứng 1,4%) lên mức 1.288,4 điểm, HNX-Index giảm 0,6% xuống 231,4 điểm. Khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn trong tuần, tổng giá trị gần 700 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Các chuyên gia đều cho rằng thị trường vẫn đang hướng tới mốc 1.300 điểm và nhiều khả năng có thể chinh phục kháng cự này. Nhà đầu tư nên ưu tiên những cổ phiếu còn dư địa tăng và có triển vọng tăng trưởng tốt về lợi nhuận trong nửa cuối năm.

Góc nhìn chuyên gia: VN-Index có thể vượt cản 1.300 điểm trong tuần tới nhờ hiệu ứng mùa kết quả kinh doanh quý 3- Ảnh 1.

Thị trường chinh phục thành công ngưỡng 1 . 300 trong tuần mới, duy trì chiến lược phân bổ linh hoạt

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc CTCP Chứng khoán DSC Chi nhánh TPHCM đánh giá bối cảnh thế giới tương đối ổn định. Điều này sẽ là điều kiện cần để ổn định TTCK trong nước. Về bối cảnh trong nước, các yếu tố không có nhiều tác động, những gợn thông tin xấu gần như đã qua và thị trường không còn phải đối mặt với quá nhiều cản trở trong tuần mới này. Chuyên gia DSC cho rằng thị trường khả năng sẽ nhiều khởi sắc khi bước qua tuần mới với thông tin từ mùa KQKD quý 3 được dự báo tiếp tục tích cực từ mức nền thấp năm ngoái và nền kinh tế vẫn đang tiếp tục phục hồi. Các nhóm ngành trụ cột, hưởng lợi từ quá trình phục hồi như Ngân hàng, Bán lẻ, Tiêu dùng, Tài nguyên cơ bản,…

Góc nhìn chuyên gia: VN-Index có thể vượt cản 1.300 điểm trong tuần tới nhờ hiệu ứng mùa kết quả kinh doanh quý 3- Ảnh 2.

Dòng tiền của thị trường vẫn khá kém, biểu hiện qua thanh khoản và độ rộng vẫn duy trì ở vùng khá thấp. Tuy nhiên có thể thấy nhóm cổ phiếu lớn đã và đang diễn biến khá tốt và vượt qua kháng cự trước đó rất thuyết phục, do đó khả năng thị trường sẽ chinh phục ngưỡng 1.300 trong tuần tới là có cơ sở nhờ dẫn dắt của nhóm cổ phiếu lớn và hiệu ứng mùa kết quả kinh doanh. Nếu chỉ số vẫn đi ngang trong biên 1.270-1.300 cũng không thực sự đáng quan ngại.

Do đó, trong trường hợp VN-Index vượt 1.300, ông Huy lưu ý nhà đầu tư vẫn cần giữ chiến lược phân bổ linh hoạt, giao dịch theo từng nhóm cổ phiếu nhất định và quan trọng nhất vẫn là chọn mã trong giai đoạn này. Nhóm cổ phiếu nào đã tăng và hết dư địa thì có thể cân nhắc canh bán, tránh FOMO và chỉ nên mua ở các vùng thấp khi tâm lý thận trọng.

Bàn về giao dịch khối ngoại, qua đợt cao điểm rút vốn, xu hướng mua/bán khối ngoại sẽ cân bằng hơn. Fed hạ lãi suất, tiền sẽ vào thị trường mới nổi ít nhiều, đó là diễn biến đang xảy ra ở các thị trường Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên nếu tiền lớn thì cần câu chuyện lớn, như nâng hạng hoặc có thêm hàng mới chất lượng qua việc khuyến khích cách doanh nghiệp nhà nước và tư nhân lớn IPO.

Đối với câu chuyện nâng hạng FTSE, có thể nói việc chưa được nâng hạng trong năm 2024 đã nằm trong dự tính của nhiều NĐT và thị trường cũng đã chiết khấu thông tin này. Thị trường vẫn sẽ hưởng lợi từ quá trình đáp ứng các tiêu chí nâng hạng. Theo ông Huy, nâng hạng là hành trình chứ không phải điểm đến & câu chuyện cải thiện nền tảng thị trường sẽ tiếp tục ảnh hưởng tích cực cho thị trường chung.

Ưu tiên giải ngân những nhóm ngành có triển vọng kinh doanh cải thiện trong 2 quý cuối năm

Theo ý kiến của ông Ông Đinh Quang Hinh, Trưởng bộ phận vĩ mô và chiến lược thị trường, Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT, thị trường chứng khoán đang hướng đến nửa cuối tháng 10 với nhiều sự kiện quan trọng. Cụ thể, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 chuẩn bị bắt đầu sẽ phần nào trả lời cho nhà đầu tư về những lo ngại gần đây xung quanh ảnh hưởng của siêu bão Yagi đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chuyên gia kỳ vọng bức tranh lợi nhuận toàn thị trường quý 3 sẽ duy trì tích cực, được thúc đẩy bởi đà tăng trưởng của nền kinh tế trong quý vừa qua và mức nền so sánh thấp của cùng kỳ năm ngoái. Nếu bức tranh lợi nhuận của thị trường tích cực như kỳ vọng sẽ là cú hích tinh thần mạnh mẽ cho nhà đầu tư và xu hướng thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ nay tới cuối năm 2024.

Ngoài câu chuyện về kết quả kinh doanh, thị trường cũng hướng sự chú ý tới những diễn biến mới của nền kinh tế Mỹ cũng như cuộc họp chính sách của Ủy ban thị trường mở FOMC vào đầu tháng 11. Hiện tại, thị trường vẫn tin vào khả năng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm 0,25 điểm % lãi suất điều hành trong cuộc họp sắp tới. Hơn thế nữa, sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới cũng sẽ những tác động nhất định tới thị trường tài chính toàn cầu.

Trong bối cảnh nhà đầu tư đang nghe ngóng và chờ đợi những diễn biến quan trọng tới đây, việc thị trường giao dịch chậm và thận trọng có thể tiếp diễn trong tuần tới. Nhiều khả năng chỉ số VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm. Do đó, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu ở mức hợp lý, có thể cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số tiệm cận vùng cận trên quanh 1.300 điểm.

Ngược lại, nhà đầu tư có thể mua vào, gia tăng tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số lùi về hỗ trợ quanh 1.260 điểm, ưu tiên những nhóm ngành có triển vọng kinh doanh cải thiện trong 2 quý cuối năm, bao gồm ngân hàng, bất động sản nhà ở và nhóm xuất nhập khẩu (dệt may, thủy sản, đồ gỗ).

Cơ hội tìm kiếm các nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận cao dần khan hiếm hơn

Theo quan điểm của ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng - Nghiên cứu Chứng khoán Agriseco , v ề mặt thông tin hỗ trợ, việc các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới bước vào chu kỳ hạ lãi suất giúp tăng thêm dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ của Việt Nam, cộng hưởng cùng dự báo tăng trưởng lợi nhuận quý 3/2024 của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục duy trì trạng thái tích cực là các động lực quan trọng giúp chỉ số hồi phục tốt từ ngưỡng hỗ trợ quan trọng. Mặc dù dòng tiền vẫn liên tục xoay vòng giữa các nhóm ngành hút thanh khoản (ngân hàng, chứng khoán, thép), áp lực bán có dấu hiệu gia tăng vào các phiên cuối tuần khi Vn-Index tiến sát vùng kháng cự nhạy cảm 1.295-1.300 điểm. Tuy nhiên, với quy mô thanh khoản của thị trường đang có dấu hiệu cải thiện trong thời gian gần đây cùng nền kinh tế vĩ mô thế giới và trong nước tích cực, ông Khoa cho rằng xu hướng tăng điểm của thị trường vẫn sẽ được bảo toàn, nhưng trạng thái giằng co vẫn có thể tiếp diễn trong các phiên đầu tuần, đặc biệt khi chỉ số đang tiến gần hơn tới vùng kháng cự tâm lý 1.300 điểm.

Bước sang quý 3/2024, chuyên gia Agriseco nhận định cơ hội tìm kiếm các nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận cao dần khan hiếm hơn, yếu tố nền KQKD thấp cùng kỳ sẽ không còn là câu chuyện chính. Tuy nhiên ông Khoa vẫn duy trì đánh giá một số nhóm ngành có thể tăng trưởng tích cực trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang phát đi những tín hiệu khả quan. Một số nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý 3/2024 và 9 tháng năm 2024 có thể kể đến như phân bón, bán lẻ, chăn nuôi, ngân hàng và nhóm logistics. Trong đó, phân bón và bán lẻ là 2 nhóm ngành có lợi nhuận tăng trưởng đột biến trong quý 3 nhờ vào yếu tố nền thấp cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, ngành chăn nuôi đang có các yếu tố thuận lợi như giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đầu vào giảm thấp, ngược lại giá lợn đầu ra tăng mạnh từ đầu năm hỗ trợ biên lợi nhuận. Đối với nhóm ngành ngân hàng, đây là nhóm đang thu hút dòng tiền thị trường rất tốt trong giai đoạn gần đây và cũng là nhóm ngành kỳ vọng duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao hai chữ số trong quý 3/2024 nhờ tín dụng đẩy mạnh trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi.

Với trạng thái thị trường được dự báo sẽ giằng co trong ngắn hạn khi tiệm cận vùng kháng cự 1.300 điểm trong tuần giao dịch tới, ông Khoa cho rằng nhà đầu tư không nên vội vàng mở vị thế trading tại các nhịp tăng điểm sớm của thị trường. Tuy nhiên, việc chỉ số VN-Index vẫn duy trì tích cực trên đường hỗ trợ MA20 ngày cho thấy xu hướng tăng vẫn đang được bảo toàn, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với tỷ trọng phù hợp. Trong kịch bản VN-Index quay trở lại các ngưỡng hỗ trợ sâu hơn (khu vực 1.265 điểm) để kiểm định lại cực cầu, các nhà đầu tư năng động có thể cân nhắc mở vị thế trading ngắn hạn đối với các mã cổ phiếu thu hút dòng tiền trong thời gian gần đây như ngân hàng, chứng khoán, thép hoặc các nhóm cổ phiếu được dự báo có tăng trưởng lợi nhuận tích cực so với cùng kỳ như bán lẻ, chăn nuôi, vận tải biển,…

1 Likes

Nóng: UBCKNN nhận hồ sơ mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes, thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam tiến một bước quan trọng

Theo kế hoạch được cổ đông thông qua, Vinhomes sẽ mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Số tiền dự chi ước tính lên đến 13.000 tỷ đồng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa thông báo đã nhận được tài liệu báo cáo mua lại cổ phiếu theo Báo cáo số 02/2024/CV-VHM ngày 08/10/2024 của CTCP Vinhomes (mã VHM).

Phương án mua lại cổ phiếu của Công ty được thực hiện theo Nghị quyết ĐHĐCĐ số 03/2024/NQ-ĐHĐCĐ-VHM ngày 04/9/2024, Nghị quyết HĐQT số 15/2024/NQ-HĐQT-VH ngày 05/9/2024, Quyết định HĐQT số 04.10/2024/NQ-HĐQT-VH ngày 04/10/2024 và quy định của pháp luật hiện hành.

Đây là một bước tiến quan trọng để Vinhomes đến gần hơn với việc thực hiện thương vụ mua lại cổ phiếu quỹ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam. Theo kế hoạch được cổ đông thông qua, Vinhomes sẽ mua lại tối đa 370 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 8,5% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Số tiền dự chi ước tính lên đến 13.000 tỷ đồng .

Vinhomes nhấn mạnh rằng động thái này nhằm bảo vệ lợi ích của cả công ty lẫn cổ đông, trong bối cảnh giá cổ phiếu đang thấp hơn nhiều so với giá trị thực của doanh nghiệp. Theo một số đánh giá của giới phân tích, quá trình phê duyệt có thể cần thêm thời gian do giá trị giao dịch cao.

Tại BCTC hợp nhất kiểm toán bán niên năm 2024, Vinhomes hiện đang nắm giữ 17.200 tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn. Mirae Asset cho biết, trong cuộc trao đổi gần đây với khối IR, Vinhomes khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án. Do đó, việc mua cổ phiếu quỹ sẽ chỉ có tác động hạn chế đến các chỉ tiêu về thanh khoản và nợ vay của công ty.

Trên thị trường, cổ phiếu VHM thời gian qua cũng đã nổi sóng cùng câu chuyện mua cổ phiếu quỹ. Từ đáy lịch sử xác nhận vào đầu tháng 8, VHM đã tăng hơn 26% thị giá lên mức 43.600 đồng/cp. Vốn hóa thị trường của Vinhomes cũng theo đó tăng trở lại mức xấp xỉ 190.000 tỷ đồng (~7,7 tỷ USD).

Nóng: UBCKNN nhận hồ sơ mua cổ phiếu quỹ của Vinhomes, thương vụ lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam tiến một bước quan trọng- Ảnh 1.

Trong một diễn biến khác, CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF) mới đây đã thông qua việc ký kết hợp đồng BCC với Vinhomes để phát triển dự án Vinhomes Global Gate (Vinhomes Cổ Loa). Theo đó, Vinhomes sẽ nhận 5% tổng lợi nhuận từ dự án cùng với phí bán hàng và quản lý (theo tỷ lệ 4% và 2% doanh thu). Việc này dẫn đến những quan ngại của nhà đầu tư khi Vinhomes chỉ nắm tỷ lệ lợi ích thiểu số tại dự án.

Vinhomes ra mắt dự án Vinhomes Global Gate trong nửa cuối năm nay. Gần đây, Mirae Asset ghi nhận một số tiến triển khả quan trong việc triển khai dự án, bao gồm gửi hồ sơ lên Bộ Tài nguyên và Môi trường trong tháng 7/2024. Sau đó là khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia cuối tháng 8/2024 và tổ chức lễ giới thiệu dự án và trao quyền phân phối cho một số đơn vị môi giới BĐS lớn vào đầu tháng 9/2024.

1 Likes

Đầu tư vào Tập đoàn Lộc Trời thua lỗ 40%, VNDirect vừa bổ nhiệm chồng nữ đại gia Minh Hương làm Phó Chủ tịch

CTCP Chứng khoán VNDirect của nữ Chủ tịch Phạm Minh Hương vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Hiền, chồng bà Hương vào vị trí Phó Chủ tịch thường trực HĐQT. Trước đó, đơn vị này đang kinh doanh ra sao?

Vợ chồng nữ đại gia Minh Hương - Vũ Hiền giữ vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch của VNDirect

CTCP Chứng khoán VNDirect (Mã: VND) vừa tiến hành bổ nhiệm ông Vũ Hiền - Thành viên HĐQT làm Phó Chủ tịch thường trực HĐQT công ty từ ngày 11/10/2024.

Sau quyết định bổ nhiệm này, cơ cấu HĐQT của VND bao gồm 5 thành viên: Bà Phạm Minh Hương - Chủ tịch HĐQT; ông Vũ Hiền - Phó Chủ tịch thường trực; ông Mai Hữu Đạt - Phó Chủ tịch HĐQT; ông Nguyễn Vũ Long - Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc; ông Vũ Việt Anh - Thành viên HĐQT độc lập.

dau tu vao tap doan loc troi thua lo 40 vndirect vua bo nhiem chong nu dai gia minh huong lam pho chu tich hinh 1

VNDirect vừa bổ nhiệm chồng của bà Minh Hương - đại gia Vũ Hiền vào vị trí Phó Chủ tịch HĐQT (Ảnh TL)

Không chỉ nắm trong tay Chứng khoán VnDirect, vợ chồng đại gia Vũ Hiền - Minh Hương còn là người sáng lập CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (Mã: IPA) và ngồi ghế Chủ tịch HĐQT, người đại diện pháp luật công ty. Ông Hiền cũng đang là thành viên HĐQT của 2 công ty khác là Công ty TNHH Quản lý đầu tư H&H và vị trí Chủ tịch HĐQT CTCP Năng lượng Bắc Hà.

Dưới sự quản lý của đại gia Vũ Hiền, IPA cũng đang là cổ đông lớn nhất của của VNDirect, sở hữu 25,84% cổ phần. Riêng khoản đầu tư vào VNDirect cũng đã chiếm tới một nửa tài sản của IPA. Vừa qua, IPA của ông Vũ Hiền cũng được chú ý khi chi phí tài chính trong Quý 2/2024 "đội’ lên gấp 4 lần, gây áp lực lớn lên kết quả kinh doanh.

Thua lỗ gần 40% khi đầu tư cổ phiếu Tập đoàn Lộc Trời (LTG)

Được ra đời từ năm 2006, VNDirect được biết đến như công ty chứng khoán có tiếng tại thị trường Việt Nam. Về hoạt động kinh doanh, trong Quý 2/2024 vừa qua, VNDirect ghi nhận doanh thu 1.458 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng của công ty mẹ đạt 345 tỷ, giảm 18%. So với các quý trước đó, công ty đã có quý kinh doanh kém hiệu quả nhất trong 1 năm trở lại đây.

Theo giải trình, chi phí hoạt động trong kỳ gia tăng tới 42%, chiếm 803 tỷ đồng. Trong khi lỗ từ tài sản tài chính FVTPL tăng 36%, chiếm 538 tỷ đồng.

Các khoản chi phí dự phòng tài chính, tăng gấp 51 lần cùng kỳ, chiếm 98 tỷ đồng. Các khoản chi phí này đã bào mòn đáng kể doanh thu mang lại của VNDirect khiến lợi nhuận ròng bị suy giảm.

Đáng chú ý, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong kỳ cũng suy giảm 10%, chỉ còn 182 tỷ đồng. Rất may cho VND, lợi nhuận Quý 1 đã “gánh” cả Quý 2, từ đó kéo kết quả kinh doanh nửa đầu năm trở về quỹ đạo.

Hoạt động môi giới chứng khoán suy giảm, mảng tự doanh cũng đang cho thấy một số vấn đề bất cập. Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) chỉ còn 272 tỷ đồng, giảm 51% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, VNDirect cũng cầm khoảng hơn 8.600 tỷ đồng trái phiếu chưa niêm yết, 7.400 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi và 2.200 tỷ đồng trái phiếu niêm yết. So với đầu năm, lượng trái phiếu của VND sở hữu đã tăng đáng kể.

Lượng cổ phiếu nắm giữ trong danh mục đầu tư cũng tăng mạnh với cổ phiếu niêm yết chiếm 1.600 tỷ đồng, cổ phiếu chưa niêm yết chiếm 1.300 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản đầu tư vào cổ phiếu LTG của CTCP Tập đoàn Lộc Trời chiếm 115 tỷ đồng, tạm lỗ 39% tại cuối Quý 2/2024.

Trên thực tế, số lỗ này có thể còn cao hơn bởi cổ phiếu LTG đang có những nhịp lao dốc mạnh sau “lùm xùm” liên quan tới lãnh đạo và khó khăn về dòng tiền.

Tại cuối Quý 2/2024, tổng tài sản của VNDirect ghi nhận ở mức 45.153 tỷ đồng. Trong đó nợ phải trả chiếm 27.869 tỷ đồng, tương đương 61,7% tổng nguồn vốn.

1 Likes