Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Fed còn cắt giảm lãi suất thì loại tài sản này còn tăng, dự báo lập kỷ lục chưa từng có vào đầu năm sau

Theo một lưu ý từ Goldman Sachs, giá vàng được dự đoán sẽ lập đỉnh mọi thời đại vào đầu năm 2025.

Fed còn cắt giảm lãi suất thì loại tài sản này còn tăng, dự báo lập kỷ lục chưa từng có vào đầu năm sau- Ảnh 1.

Bên cạnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, hai yếu tố khác sẽ giúp thúc đẩy giá vàng tiếp tục tăng. Các yếu tố đó là lãi suất giảm (đặc biệt là động thái từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ - Fed) và nhu cầu từ các ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi.

Goldman đã nâng dự đoán giá vàng từ 2.700 USD/ounce lên 2.900 USD/ounce, tăng khoảng 9% so với mức hiện tại. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 29%.

Chuyên gia Lina Thomas của Goldman Sachs cho biết: "Chúng tôi nhắc lại khuyến nghị mua vàng dài hạn do: Lãi suất toàn cầu dần dần giảm, nhu cầu của ngân hàng trung ương cao và lợi ích phòng ngừa của vàng trước các rủi ro địa chính trị, tài chính và suy thoái”.

Goldman nhấn mạnh rằng ngân hàng trung ương tại các thị trường mới nổi như Trung Quốc là nguyên nhân thúc đẩy giá vàng tăng mạnh kể từ năm 2022.

Ngân hàng ước tính nhu cầu của các tổ chức đối với kim loại quý trên thị trường OTC London vẫn mạnh mẽ cho đến tháng 7. Các giao dịch mua tính đến thời điểm hiện tại đạt mức trung bình hàng năm là 730 tấn. Con số này chiếm khoảng 15% ước tính sản lượng hàng năm trên toàn cầu.

Ngoài lãi suất thấp hơn và nhu cầu vững chắc từ các ngân hàng trung ương, vàng nên là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư do có nhiều rủi ro trên thị trường hiện nay. Đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, khả năng bùng nổ chiến sự giữa Israel và Iran cũng như tình hình kinh tế bất ổn do cuộc đình công tại cảng Bờ Đông của nước Mỹ.

Theo MI

Rót hơn 1.000 tỷ đồng, doanh nghiệp 1 tháng tuổi thành cổ đông lớn VIB

Chỉ mới thành lập cách đây 1 tháng với vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng UNICAP đã mạnh tay chi số tiền gấp 10 lần vốn để trở thành cổ đông lớn tại VIB.

Công ty Cổ phần UNICAP vừa có báo cáo về ngày trở thành nhóm nhà đầu tư nắm giữ từ 5% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB).

Theo đó, trong phiên ngày 24/9 đã thực hiện mua vào gần 66,8 triệu cổ phiếu VIB, tương đương 2,241% vốn ngân hàng. Qua đó, tổ chức này chính thức nâng tỉ lệ sở hữu tại VIB từ 5,229% lên 7,47%, trở thành cổ đông lớn tại ngân hàng.

Theo công bố, trước đó, UNICAP không sở hữu cổ phiếu tại VIB. Tuy nhiên, 2 cá nhân liên quan tổ chức này gồm bà Nguyễn Thùy Nga, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc nắm giữ hơn 70 triệu cổ phiếu, tỉ lệ 2,351% vốn và bà Tống Ngọc Mỹ Trâm, thành viên HĐQT nắm gần 98 triệu cổ phiếu, tương đương 3,288% vốn tại VIB.

Tính theo thị giá chốt phiên cổ phiếu VIB ngày 24/9 là 19.100 đồng, ước tính, UNICAP đã phải chi khoảng 1.276 tỷ đồng để nâng tỉ lệ sở hữu tại VIB.

Rót hơn 1.000 tỷ đồng, doanh nghiệp 1 tháng tuổi thành cổ đông lớn VIB - Ảnh 1.

Rót hơn 1.000 tỷ đồng, doanh nghiệp 1 tháng tuổi thành cổ đông lớn VIB - Ảnh 2.

Danh sách cổ đông sáng lập CTCP UNICAP (Nguồn: Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).

Đáng chú ý, theo cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, CTCP UNICAP được thành lập vào ngày 4/9/2024, nghĩa là mới chỉ cách đây 1 tháng.

Công ty có địa chỉ trụ sở chính tại toà nhà Mê Linh Point, số 2 đường Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là bán buôn thực phẩm. Cụ thể là thực hiện quyền xuất nhập khẩu, phân phối buôn bán các hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Nhóm cổ đông sáng lập bao gồm ông Đặng Khắc Cường nắm 100.000 cổ phần, giá trị 1 tỷ đồng, tỉ lệ 1% vốn.

Theo tìm hiểu, ông Đặng Khắc Cường hiện đang là cổ đông lớn tại chứng khoán KAFI. Chủ tịch Chứng khoán KAFI hiện nay là ông Lê Quang Trung, người từng đảm nhiệm vị trí phó Tổng Giám đốc tại VIB.

2 cá nhân khác là cổ đông sáng lập UNICAP bao gồm bà Nguyễn Thuỳ Nga và bà Tống Ngọc Mỹ Trâm đều sở hữu hơn 4,95 triệu cổ phần, giá trị 49,5 tỷ đồng, góp 49,5% vốn. Bà Nguyễn Thuỳ Nga sinh năm 1978 là người đại diện pháp luật của công ty này.

Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện trường hợp doanh nghiệp mới thành lập trở thành cổ đông lớn tại VIB.

Trước đó, trong khoảng thời gian từ 21/7-20/82023, CTCP Funderra, tổ chức có liên quan đến ông Đặng Khắc Vỹ - Chủ tịch HĐQT VIB đã đăng ký mua 124,7 triệu cổ phiếu VIB để đầu tư.

Đến ngày 21/8, VIB thông báo về kết quả giao dịch, Funderra chính thức nắm giữ 118,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,68% vốn ngân hàng.

Ước tính theo thị giá lúc đó là 19.850 đồng/cổ phiếu, công ty này đã chi khoảng 2.356 tỷ đồng để trở thành cổ đông ngân hàng.

Thời điểm đó, CTCP Funderra cũng mới chỉ có vài ngày tuổi. Cụ thể, doanh nghiệp này thành lập ngày 14/7/2023, vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, với Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông nguyễn văn Phong.

Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà xưởng sản xuất, cho thuê, điều hành, quản lý văn phòng, cửa hàng, trung tâm thương mại, khu triển lãm…

Theo Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập Funderra gồm 3 người, trong đó ông Đặng Khắc Vỹ góp gần 2.000 tỷ đồng, tương đương 80%, vốn. Ông Nguyễn Văn Phong sở hữu 1.000 cổ phần và bà Trần Thị Thảo Hiền góp 500 tỷ đồng, tương ứng 20% vốn còn lại.

Cùng thời điểm UNICAP thông báo, VIB cũng ra thông tin về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu ngân hàng. Theo đó, cổ đông lớn nhất tại ngân hàng là Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã bán ra 148 triệu cổ phiếu trong phiên ngày 26/9, giảm tỉ lệ sở hữu xuống còn 440,2 triệu cổ phiếu, tương đương 14,78% vốn VIB.

1 Likes

Đất Đông Anh có gì mà giá hơn 200 triệu đồng/m2

Sau khi tăng mạnh từ đầu năm đến nay, giá bất động sản Đông Anh hiện ngang ngửa Gia Lâm, xấp xỉ Hoài Đức và một số khu vực thuộc quận Long Biên, Hà Đông.

Đông Anh nằm ở khu Đông Hà Nội, kết nối với trung tâm TP bởi 2 cây cầu là Thăng Long và Nhật Tân. TP Hà Nội đang nghiên cứu triển khai thêm nhiều dự án hạ tầng sau khi đưa Đông Anh lên quận, trong đó có 2 cây cầu bắc qua sông Hồng, nối Đông Anh với vùng lõi Thủ đô là cầu Thượng Cát và cầu Tứ Liên.

Theo quy hoạch, nơi đây sẽ có nhiều dự án lớn như Thành phố thông minh, Công viên Kim Quy, Vinhomes Cổ Loa… Tuy nhiên đến nay, mới chỉ Vinhomes Cổ Loa được triển khai trên thực tế.

Dù vậy, dự án của Vinhomes vẫn tạo nên cú hích lớn cho bất động sản Đông Anh, khiến giá chung cư, đất nền, đất thổ cư đồng loạt thiết lập mặt bằng mới.

ĐẤT ĐÔNG ANH TĂNG CAO NHẤT VÙNG VEN HÀ NỘI

Dữ liệu của Batdongsan.com.vn cho thấy trong 6 tháng đầu năm, giá rao bán đất nền tại Đông Anh đã tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong số các huyện vùng ven Thủ đô như Quốc Oai (+20%), Hoài Đức (+19%), Thạch Thất (+13%) hay Gia Lâm (+4%).

Cùng với đó, mức độ quan tâm - chỉ số phản ánh nguồn cầu - đối với bất động sản Đông Anh cũng tăng đột biến hơn gấp đôi, cao nhất trong các huyện của Hà Nội.

Bên cạnh động lực từ quy hoạch hạ tầng, giá bất động sản nơi đây đang hưởng lợi lớn nhờ “cơn sốt” từ đại dự án Vinhomes Cổ Loa. Trong vài tháng gần đây, giá đất tại một số xã thuộc Đông Anh như Mai Lâm, Đông Hội… đã tăng rất mạnh.

Vingroup đang triển khai dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh. Ảnh: Việt Linh.

Tại các khu vực phát triển sớm như thị trấn Đông Anh và xã Vĩnh Ngọc, hiện giá đất trên các trục đường lớn dao động quanh mức 150-250 triệu đồng/m2. Đất ngõ được rao bán với giá khoảng 60-130 triệu đồng/m2, tùy chiều rộng mặt đường.

Tại các xã như Mai Lâm, Đông Hội, Xuân Canh, Uy Nỗ, Tàm Xá… giá đất cũng được rao bán dao động 50-200 triệu đồng/m2, tùy theo vị trí.

Đất vị trí đẹp thuộc các xã có thị trường bất động sản phát triển sau như Bắc Hồng, Liên Hà, Xuân Nộn, Nguyễn Khê, Thuỵ Lâm… hiện cũng được giao dịch quanh mức 50-60 triệu đồng/m2, đất ngõ nhỏ có giá từ 20 triệu đồng/m2 trở lên.

Đáng chú ý, giá chung cư trên địa bàn này cũng đã tăng “nóng” trong một năm qua. Cả 2 dự án căn hộ tại huyện này là Intracom Riverside và Eurowindow River Park cùng tăng 50-70%, lên 50-55 triệu đồng/m2. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng bình quân của thị trường chung cư Hà Nội trong cùng giai đoạn.

Thực tế, Đông Anh là khu vực có quỹ đất lớn với khoảng 18.562 ha và được đánh giá còn nhiều tiềm năng khai thác. Tuy nhiên, tốc độ phát triển thị trường nhà đất giữa các xã, các khu vực trên địa bàn có phần khác nhau, với mức giá chênh lệch rất lớn.

XẤP XỈ HOÀI ĐỨC, TƯƠNG ĐƯƠNG GIA LÂM

Giới đầu tư nhà đất Hà Nội có xu hướng so sánh bất động sản Đông Anh với các huyện cùng được quy hoạch lên quận như Hoài Đức và Gia Lâm. Ba thị trường này có nhiều điểm tương đồng như cùng khoảng cách đến trung tâm Hà Nội, cùng là các thị trường vùng ven với nhiều dự án đang triển khai.

Một số khu đất tại xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh đã được phân lô, xây dựng hạ tầng. Ảnh: Việt Linh.

Với Gia Lâm, huyện này cũng thuộc khu Đông Hà Nội. Bất động sản tại đây lên “cơn sốt” mạnh nhất hồi 2019 khi Vingroup triển khai đại dự án Vinhomes Ocean Park.

Đến nay, giá đất tại các khu vực sầm uất thuộc huyện này như Đa Tốn, Trâu Quỳ dao động 90-180 triệu đồng/m2. Các khu vực còn lại giá phổ biến 30-60 triệu đồng/m2 đối với đất ngõ ôtô không vào được và 60-100 triệu đồng/m2 đối với các lô đất ngõ ôtô.

Gia Lâm hiện có nhiều dự án đã đi vào hoạt động và đang xây dựng. Ngoài Vinhomes Ocean Park, nơi đây còn có Khu đô thị Đặng Xá, khu biệt thự Hoa Viên, dự án ​​Eurowindow Twin Parks…

Với sự tham gia của Vingroup, Gia Lâm có nhiều dự án chung cư trải rộng ở hầu hết phân khúc, giá hiện nay khoảng 45-70 triệu đồng/m2.

Trong khi đó, Hoài Đức ở phía Tây Hà Nội. Khác với Đông Anh hay Gia Lâm, bất động sản Hoài Đức phát triển sớm từ giai đoạn 2008-2010, khi Hà Nội công bố phương án mở rộng địa giới hành chính của Thủ đô.

Một loạt dự án đổ về Hoài Đức như Khu đô thị Bắc An Khánh, Kim Chung Di Trạch (nay là Hinode Royal Park), Khu đô thị mới Lideco - Bắc Quốc lộ 32…

Giá bất động sản tại đây cũng liên tục biến động và hiện neo ở mức cao. Hồi tháng 8, huyện Hoài Đức tổ chức phiên đấu giá với 19 lô đất thuộc xã Tiên Yên, mức trúng cao nhất ghi nhận được là 133,3 triệu đồng/m2. Mức giá này gây tranh cãi bởi cao gấp 18 lần mức khởi điểm.

Tại Tiên Yên, đây là mức giá chưa từng có. Tuy nhiên, xét chung trên toàn địa bàn Hoài Đức, không ít khu vực có giá đất trên 150 triệu đồng/m2, chẳng hạn các khu trung tâm thuộc xã An Khánh, thị trấn Trạm Trôi, Vân Canh, Kim Chung… Một số lô nằm ở vị trí đẹp, giá thậm chí vượt 200 triệu đồng/m2.

Còn ở các xã xa trung tâm hơn như Dương Liễu, Vân Côn, Đắc Sở… đất làng giao dịch phổ biến trong mức 30-60 triệu đồng/m2.

Thị trường căn hộ chung cư ở Hoài Đức cũng phát triển sôi động với nhiều dự án, chủ yếu nằm ven Quốc lộ 32 giáp quận Nam Từ Liêm và khu vực đại lộ Thăng Long. Ở các dự án cũ, giá căn hộ hiện nay khoảng 40-45 triệu đồng/m2, dự án mới như Moonlight 1 có giá khoảng 60 triệu đồng/m2.

Ngoài ra, mức giá hiện tại của bất động sản Đông Anh cũng có thể so sánh với khu vực Yên Nghĩa thuộc quận Hà Đông hay phần lớn khu vực thuộc quận Long Biên.

Giá đất Đông Anh tăng cao nhưng không có nhiều giao dịch. Mức giá thường được chủ đất rao bán với tầm nhìn 5-7 năm tới

Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch VARS

Về giá bất động sản của Đông Anh, theo nhìn nhận của ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), là đã phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư về tương lai của huyện này.

Ông cho rằng bất động sản Đông Anh hiện nay cũng tương tự nhiều khu vực từng “nóng sốt” khác khi giá tăng cao nhưng không có nhiều giao dịch. Mức giá thường được chủ đất rao bán với tầm nhìn 5-7 năm tới.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Batdongsan.com.vn cũng cho rằng giá đất Đông Anh đã tăng nhanh thời gian qua. Việc đầu tư ngắn hạn, lướt sóng ở thị trường này tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi bất động sản tại đây chủ yếu ăn theo các dự án sắp triển khai. Ông nhấn mạnh với đặc điểm của Đông Anh, đầu tư dài hạn sẽ là phương án an toàn.

Tự doanh CTCK trở lại mua ròng gần 500 tỷ trong phiên cuối tuần, tâm điểm “gom” loạt mã ngân hàng

Top 3 cổ phiếu được tự doanh CTCK mua ròng trong phiên 4/10 đều thuộc nhóm ngân hàng.

Thị trường chứng khoán giao dịch kém sắc trong phiên 4/10. Chỉ số VN-Index dưới áp lực bán mạnh đã quay đầu giảm mạnh về sát 1.270 điểm, đóng cửa thấp nhất phiên. VN-Index kết phiên giảm 7,5 điểm xuống 1.270,6. Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi quay đầu bán ròng với giá trị 706 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng 476 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK mua ròng 511 tỷ đồng, trong đó mua ròng 486 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh cộng và mua ròng 25 tỷ đồng tại kênh thoả thuận.

Cụ thể, giao dịch của các CTCK mua ròng 62 tỷ tại cổ phiếu ngân hàng MBB. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như STB, VPB, VNM… cũng được mua ròng trong phiên 4/10.

Ngược lại, nhóm CTCK bán ròng mạnh nhất tại HPG và HCM với giá trị lần lượt là 24 tỷ và 17 tỷ. Các cổ phiếu bị bán ròng trong phiên hôm nay còn có FUEVFVND, TCH, GVR…

Trên HNX, tự doanh CTCK bán ròng 44 tỷ đồng trong đó DNP bị bán ròng 54 tỷ, ngược lại IDC được mua ròng 15 tỷ.

Trên UPCoM, tự doanh CTCK mua ròng 9 tỷ, với giao dịch mua ròng 6 tỷ tại MCH và 2 tỷ tại BSR.

1 Likes

Cảm ơn thông tin của ad nhiều ạ

1k3 vượt hoài không qua, khổ quá

Một doanh nghiệp thủy điện sắp trả nốt cổ tức bằng tiền năm 2023 ngay trong tháng 10, tổng tỷ lệ hơn 135%, công ty con EVN thu về hơn trăm tỷ

image

Với hơn 75 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Thủy điện A Vương dự kiến chi khoảng 128 tỷ đồng để thanh toán nốt cổ tức năm 2023 cho cổ đông.

Mới đây, CTCP Thủy điện A Vương (mã: AVC) thông báo ngày 22/10 tới sẽ là ngày đăng ký cuối cùng thanh toán cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền, tỷ lệ 17% (1 cổ phiếu được nhận 1.700 đồng). Ngày thanh toán dự kiến vào 31/10, ngày giao dịch không hưởng quyền vào 21/10.

Với hơn 75 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Thủy điện A Vương dự kiến chi khoảng 128 tỷ đồng để thanh toán nốt cổ tức năm 2023 cho cổ đông.

Trước đó, năm 2023, Công ty đã tạm ứng 3 đợt cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 70,65%. Đến ngày 12/01/2024, Công ty tiếp tục tạm ứng cổ tức đợt 4 với tỷ lệ 47,89%, ngày chi trả là 15/05/2024.

Như vậy, tính cả đợt cổ tức lần này, AVC đã thực hiện chi trả cổ tức 2023 với tổng tỷ lệ lên tới 135,54%, mức kỷ lục từ trước đến nay. Ước tính số tiền AVC cần chi ra để thanh toán cổ tức 2023 khoảng 1.017 tỷ đồng, đúng bằng kế hoạch phân phối lợi nhuận thông qua tại ĐHĐCĐ năm 2024. Đây cũng là toàn bộ lợi nhuận giữ lại tại ngày 31/12/2023 của AVC.

Thủy điện A Vương chia cổ tức “khủng”, vui nhất phải kể tới Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) - công ty con của EVN, hiện nắm giữ 87,45% vốn. EVNGENCO 2 dự kiến nhận về 112 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức tới đây.

Về tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 , AVC ghi nhận 58 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 78% so với cùng kỳ. Lãi ròng đạt gần 47 tỷ đồng. Nguyên nhân do thời tiết không thuận lợi, lưu lượng nước về không tốt nên sản lượng điện thấp, dẫn đến doanh thu thấp và lợi nhuận giảm.

Năm 2024, Công ty đề ra kế hoạch thận trọng với lãi trước thuế 118 tỷ đồng, giảm 70% so với năm 2023. Cổ tức dự kiến tỷ lệ tổi thiểu 10%.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu AVC đang giao dịch ở mức 54.200 đồng/cp, giảm khoảng 10% so với vùng giá hồi đầu năm.

Một doanh nghiệp thủy điện sắp trả nốt cổ tức bằng tiền năm 2023 ngay trong tháng 10, tổng tỷ lệ hơn 135%, công ty con EVN thu về hơn trăm tỷ- Ảnh 1.

GDP Việt Nam quý III gây bất ngờ, ghi nhận tăng 7,4%

Sáng 6/10, Tổng cục Thống kê (GSO) tổ chức họp báo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024.

Kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực

Tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết: Trong quý III/2024, GDP Việt Nam ghi nhận mức tăng 7,4% so với năm ngoái. Tính chung 9 tháng của năm 2024, GDP ước tăng 6,82% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Hương thông tin: Trong giai đoạn quý III/2024, tình hình thế giới và Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, tác động tới kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, cơn bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại về người, tài sản, hạ tầng kinh tế – xã hội và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản ở các tỉnh phía Bắc.

gdp viet nam quy iii gay bat ngo ghi nhan tang 74 hinh 1

Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. (Ảnh: QK)

“Trước tình hình đó, cơ quan chức năng đã theo dõi chặt chẽ những biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, đồng thời nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, giải pháp đặt ra. Nhờ vậy, kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng tích cực, các ngành, lĩnh vực đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo đà tăng trưởng cho những tháng còn lại của năm”, bà Hương nhấn mạnh.

Cũng theo báo cáo của GSO, một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế tăng trưởng nhanh. Cụ thể, về sản xuất công nghiệp trong quý III/2024 tăng trưởng tích cực hơn quý trước, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp ước đạt 9,59% so với quý III/2023.

Tính chung 9 tháng năm 2024, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 8,34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,76%.

Về FDI, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 30/9 đạt 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam chín tháng năm 2024 ước đạt 17,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất nhập khẩu, tính chung chín tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,4%; nhập khẩu tăng 17,3%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 20,79 tỷ USD.

Bên cạnh đó, trong 9 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt người, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số 12,7 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam chín tháng năm nay, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 10,8 triệu lượt người, chiếm 84,9% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh

Theo GSO, tính chung 9 tháng năm 2024, cả nước có gần 121,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là hơn 1.158,5 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký hơn 735,0 nghìn lao động, tăng 3,4% về số doanh nghiệp, tăng 3,4% về vốn đăng ký và giảm 3,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong chín tháng năm 2024 đạt 9,5 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm 2024 là 2.310,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm 2023. Bên cạnh đó, cả nước có hơn 61,1 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 25,0% so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong chín tháng năm 2024 lên hơn 183,0 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân một tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cũng trong 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 86,9 nghìn doanh nghiệp, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước; gần 61,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 33,4%; gần 15,4 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 18,9%. Bình quân một tháng có 18,2 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Ông Hoàng Nam Tiến: 70% lao động có nguy cơ trở thành “tầng lớp vô dụng mới" trong tương lai

Theo ông Hoàng Nam Tiến, với sự bùng nổ của công nghệ này, nhiều lao động có nguy cơ rơi vào tình trạng thất nghiệp trong tương lai.

Ông Hoàng Nam Tiến: 70% lao động có nguy cơ trở thành “tầng lớp vô dụng mới" trong tương lai

Ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT. Ảnh: MS

Đó là do sự bùng nổ và phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) và robot.

Theo đó, tại “Diễn đàn mở cơ hội nghề nghiệp sinh ra từ công nghiệp mới” diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc) ngày 2/10 vừa qua, các chuyên gia đã phân tích về những khó khăn cũng như thách thức mà người lao động phải đối mặt trong thời chuyển đổi số, đồng thời đưa ra các cơ hội tiềm năng cho giới trẻ.

Đáng chú ý, theo ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT nhận định rằng, thế giới luôn có những ngành nghề mới, đồng thời cũng sẽ có các ngành nghề cũ bị mất dần đi. Ông Tiến trích dẫn một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào đầu năm 2024, vào năm 2030, có khoảng 40% lao động trên toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng bởi AI.

Trong đó, giáo viên sẽ là một trong những nghề chịu tác động đầu tiên. Lấy dẫn chứng, ông Tiến cho biết, ĐH FPT đã tiến hành thử nghiệm sử dụng công cụ AI như ChatGPT để phân tích bài văn, trình bày đình lý toán học. Kết quả, AI có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của một giáo viên và thậm chí là cá nhân hóa bài giảng dựa trên năng lực của từng học sinh. Đây là điều chỉ có AI mới thực hiện được.

Ngoài giáo viên, kế toán cũng là ngành nghề bị đe dọa mạnh bởi sự phát triển của AI. Phó Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH FPT khẳng định, trong số 100 người làm kế toán thì chỉ có khoảng 20% sẽ được giữ lại, mặc dù những người mất việc có thể có kinh nghiệm và chuyên môn tốt. Trên thực tế, AI có khả năng thực hiện công việc của kế toán nhanh, chính xác và tiết kiệm chi phí hơn so với con người.

Với tốc độ phát triển của AI và robot, có khoảng 20 – 30% lực lượng lao động sẽ được trả lương cao hơn, nhờ vào khả năng thích nghi với công nghệ mới. Tuy nhiên, 70% số lao động còn lại có nguy cơ bị rơi vào tình trạng “tầng lớp vô dụng trong tương lai” vì không còn phù hợp với thị trường lao động hiện tại. Tương lai này có thể đến sớm vào năm 2030”, ông Hoàng Nam Tiến cho biết.

Vậy, các bạn trẻ phải làm gì trước tốc độ phát triển của AI?

Ông Hoàng Nam Tiến: 70% lao động có nguy cơ trở thành “tầng lớp vô dụng mới

Theo các chuyên gia, trong tương lai, AI có thể thay thế nhiều công việc của con người, nhưng đồng thời cũng tạo ra không ít việc làm mới. Ảnh minh họa

Theo ông Hoàng Nam Tiến, ở thời điểm hiện tại, thế giới đang thay đổi quá nhanh. Do đó, nếu các bạn trẻ không xây dựng khả năng tự học suốt đời để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, thì sẽ trở thành “tầng lớp vô dụng mới” trong tương lai. Các bạn trẻ làm ngành gì cũng được nhưng phải làm các ngành nghề có sự tò mò, sáng tạo và cảm xúc thì AI mới không thể thay thế được.

Hãy nhớ rằng, sẽ có hàng trăm triệu công việc bị thay thế bởi AI và robot nhưng cũng có hàng trăm triệu công việc nữa sẽ ra đời” ông Hoàng Nam Tiến nhấn mạnh.

Đồng quan điểm với ông Tiến, ông Lê Ngọc Anh – Giám đốc Dữ liệu của Viện Dầu khí Việt Nam, nhấn mạnh rằng các bạn sinh viên cần nuôi dưỡng tính tò mò và sự sáng tạo. Bởi đây cũng là hai kỹ năng mà AI khó có thể thay thế con người, nhất là trong các lĩnh vực về nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, việc hiểu biết về lịch sử, văn hóa sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trẻ khi làm việc với AI, vì nó cung cấp nền tảng để sáng tạo cũng như giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Không nằm ngoài “cuộc chơi” về AI, Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong việc phát triển AI, nhờ vào thị trường, nguồn nhân lực và hệ sinh thái khởi nghiệp…

Trên thực tế, Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo từ năm 2021. Đặc biệt, Ngày 21/9/2024 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Mặt khác, Việt Nam đã hình thành được một hệ sinh thái bán dẫn, AI có quy mô lớn trong khu vực, với sự tham gia của Google, Meta, Qualcomm, Intel… và rất nhiều doanh nghiệp công nghệ cao trong ngành điện tử.

Động thái bất ngờ của Hòa Phát và các nhà sản xuất thép sau khi Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế “khủng”

Một loạt doanh nghiệp thép trong nước vừa tiến hành điều chỉnh tăng giá bán mặt hàng này sau thời gian dài giữ ổn định. Hiện giá thép xây dựng dao động quanh mức 13-14 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa công bố loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế, quy mô lớn nhất từ đại dịch Covid 19. Lãi suất điều hành, cho vay được điều chỉnh. Lãi vay mua nhà, tỷ lệ chi trả tối thiểu khoản vay mua nhà thứ hai đều giảm.

Ngoài ra, PBOC cũng cho phép các công ty chứng khoán, bảo hiểm, các quỹ đầu tư tiếp cận nguồn vốn để mua cổ phiếu, trái phiếu.

Đồng thời, chính phủ Trung Quốc cũng cam kết ngăn chặn sự suy giảm của thị trường bất động sản đưa ra các chính sách nới lỏng quy định mua nhà, giúp cải thiện nhu cầu trong lĩnh vực này.

Điều này giúp cho giá thép Trung Quốc hồi phục, từ đó làm giảm bớt những lo ngại về tình trạng đình trệ của ngành công nghiệp chủ chốt tại quốc gia tỷ dân này.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu trên 170 tỷ USD năm ngoái. Đây cũng là thị trường mua nhiều hàng hóa thứ hai của Việt Nam, với trên 38 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.

Với vị thế là trung tâm của chuỗi cung ứng thép toàn cầu, sự khởi sắc của giá thép Trung Quốc không chỉ thúc đẩy nhu cầu nội địa mà còn tác động tích cực đến các thị trường thép khác, trong đó có Việt Nam.

Loạt doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá thép đầu tháng 10/2024

Mới đây, một số doanh nghiệp trong nước như Hòa Phát, Việt Ý, Việt Đức, Vina Kyoei… điều chỉnh giảm khoảng tăng giá thép đối với 2 dòng thép cuộn và thép thanh vằn.

Cụ thể, thương hiệu thép Hòa Phát tăng 100.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 ở cả 3 miền. Sau điều chỉnh, giá bán mới nhất của nhà sản xuất này đang ở mức 13,58-13,79 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thép Việt Ý tại Miền Bắc cũng tăng 100.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, đưa giá bán mặt hàng này lên mức 13,53 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, thép thanh vằn D10 CB300 tăng 110.000 đồng/tấn bán so với lần điều chỉnh trước đó, ở mức 13,64 triệu đồng/tấn.

Mức tăng 100.000 đồng/tấn cũng được các hãng Việt Đức, Kyoei Việt Nam áp dụng đối với mặt hàng thép xây dựng. Hiện giá bán mới nhất của các nhà sản xuất ngày trong ngày 10/5 đang ở mức 13-14 triệu đồng/tấn.

rong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán MB (MBS) cho biết nhu cầu nội địa trở thành điểm sáng trong bối cảnh tiêu thụ nội địa tăng trưởng 20% so với cùng kỳ nhờ đóng góp của Thép xây dựng với mức tăng 25%.

Những con số này không chỉ đến từ sự phát triển của nguồn cung nhà ở mà còn nhờ vào việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, đặc biệt là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.

MBS đánh giá, biên lợi nhuận gộp toàn ngành có thể cải thiện trong quý 3 nhờ giá nguyên vật liệu như than, quặng giảm lần lượt 17% và 12% trong khi giá Thép xây dựng giảm 9% so với cùng kỳ.

6 năm đi làm, miệt mài tiết kiệm đến 60% thu nhập mỗi tháng, cuối cùng có 700 triệu và 2 mảnh đất

Thu nhập tối thiểu 18 triệu, mỗi tháng, Thanh Bình tiết kiệm ít nhất 11 triệu, chỉ tiêu 7 triệu.

Thanh Bình (30 tuổi) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Hồi bé, Bình đau ốm nhiều, nên thành ra đi học chậm hơn 1 năm so với các bạn cùng tuổi. Thế nên 30 tuổi mà mới chỉ có hơn 5 năm thâm niên đi làm kiếm tiền.

Dẫu vậy, những gì mà anh bạn này tích góp được lại khiến không ít người đã đi làm cả chục năm phải hổ thẹn.

Mỗi tháng tiết kiệm ít nhất 11 triệu, sau 6 năm, mua được 2 mảnh đất

Bình làm việc trong lĩnh vực IT. Thu nhập có tháng lên tới 30-40 triệu, tính trung bình, thu nhập một tháng bao gồm cả “job trong lẫn job ngoài” rơi vào khoảng 18-20 triệu. Với mức thu nhập như vậy, Bình cho biết mỗi tháng, anh chỉ tiêu khoảng 7-8 triệu, còn lại bao nhiêu đều tiết kiệm hết.

“Mình thuê nhà cùng 2 thằng bạn thân, 3 đứa thuê 1 nhà nguyên căn 3 phòng ngủ, hết có 6 triệu. Điện nước giá dân nữa nên khoản tiền nhà mình không tốn lắm. Tốn nhất là tiền ăn với tiền xăng vì công việc bận nên mình chủ yếu ăn ngoài, nhà thuê ở xa công ty nên đi lại cũng tốn. May là công ty mình bao ăn sáng với ăn trưa, mình chỉ tốn tiền ăn bữa tối thôi nên tầm 8 triệu/tháng thì cũng đủ tiêu, chứ không đến mức phải sống khổ quá”.


Ảnh minh họa

Bình còn cho biết thêm bản thân anh cũng không nghiêm túc với việc quản lý tài chính cá nhân. Việc duy nhất Bình duy trì chỉ là tháng nào cũng tiết kiệm trước, chi tiêu sau.

Một mực khẳng định bản thân không giỏi quản lý chi tiêu, nhưng thực tế, những gì mà Bình làm được lại trái ngược hoàn toàn.

Sau gần 6 năm cần kiệm tích góp, đến giờ này, Bình đã mua được 2 mảnh đất, 1 mảnh ở quê - Hải Dương, 1 mảnh ở Hải Phòng.

“Năm 2020, mình mua mảnh đất đầu tiên ở Hải Dương quê mình. Hồi đấy giá đất thổ cư chưa tăng như bây giờ, thêm nữa là đất trong ngõ, ở huyện nhỏ chứ không phải thị trấn hay tỉnh, cũng không phải đất mặt đường nên không đắt. Diện tích trên sổ là 31m2, giá 17 triệu/m2. Vì cùng quê, nên chủ đất ra lộc cho 2 triệu, còn 525 triệu. Lúc đó, mình mới có khoảng 320 triệu thôi, mình vay ngân hàng thêm 80 triệu, 125 triệu còn lại, mình vay bố mẹ mà đến giờ vẫn chưa trả luôn” - Bình vừa cười vừa kể.

Vẫn còn nợ bố mẹ 125 triệu chưa trả, nhưng cuối năm 2022, Bình lại mạnh dạn cùng bạn mua thêm 1 mảnh đất nữa ở Hải Phòng.

“Mảnh ở Hải Phòng thì đắt hơn, không phải trung tâm thành phố nhưng gần khu công nghiệp nên cũng 27 triệu/m2. Mảnh đó 40m2, giá 1 tỷ 80 triệu; thì mình góp 450 triệu; còn lại bạn mình góp 630 triệu” - Bình chia sẻ và cho biết khi mua mảnh đất thứ 2 này, anh đã phải cắm sổ đỏ mảnh đất đầu tiên để vay ngân hàng 200 triệu.

Khoản vay 200 triệu này, đến hiện tại, Bình cũng đã trả hết.

Sau 2 năm, 2 mảnh đất ở quê sinh lời gần 4 tỷ

Chia sẻ về lý do mua đất thổ cư ở Hải Dương và Hải Phòng thay vì gom tiền mua nhà ở Hà Nội, Bình cho biết: “Thực ra, ban đầu mình không định sống ở Hà Nội nên không tính chuyện mua nhà Hà Nội làm gì. Sau này thì cuộc sống cũng có nhiều chuyện không tiện chia sẻ, nên mình vẫn chưa thực hiện được dự định của mình, nên vẫn đang ở Hà Nội. Còn lý do mình mua đất ở quê, chứ không mua đất ở Hà Nội thì đơn giản là vì mình không đủ tiền”.

Mua đất từ thời BĐS còn đang “ngủ đông” vì tình hình dịch bệnh, đến giờ này, khi BĐS đang ở giai đoạn “nóng” hơn bao giờ hết, Bình cho biết, 2 mảnh đất của anh đã sinh lời gần 4 tỷ.


Ảnh minh họa

“Mảnh đất ở Hải Phòng, mình không nghĩ là nó tăng giá đến thế. Hồi mình mua là 27 triệu/m2, thì giờ nó tăng gần 80 triệu/m2 rồi. Hai đứa mình (Bình và người bạn mua chung mảnh đất ở Hải Phòng - PV) cũng đang tính bán mảnh ấy đây, vì bạn mình thì muốn mua nhà Hà Nội, còn mình thì không, nhưng vì bạn góp vốn nhiều hơn, nên từ đầu chúng mình đã thỏa thuận là nếu được giá, thì quyết định giữ hay bán thuộc về bạn mình” - Bình kể.

Là người tay ngang đầu tư BĐS, và đầu tư cùng bạn, Bình cho rằng có 2 điều rất đáng lưu tâm trong việc đầu tư BĐS nói chung và đầu tư BĐS cùng bạn nói riêng.

1 - Không mua vì rẻ, mua vì thấy ưng

“Mình mua đất với mục đích sinh lời, nói thế mới đúng chứ bảo là đầu tư BĐS thì mình nghĩ mình chưa đủ tầm. Nhưng ngay từ đầu, mình đã xác định là phải mua mảnh đất nào mình ưng 100%, không có lấn cấn gì về mặt pháp lý hay phong thủy, thì sau này mới dễ bán. Chứ với số vốn mà mình dành để mua mảnh đất ở Hải Dương quê mình, thì ở thời điểm ấy, mình có thể mua mảnh với diện tích lớn hơn, nhưng vì lấn cấn nhiều yếu tố, nên mình không tham làm gì.

Đến giờ, mình vẫn thấy tư duy này là đúng” - Bình chia sẻ.

2 - Làm hợp đồng thỏa thuận riêng với người cùng mình mua đất và mang đi công chứng

“Mảnh đất ở Hải Phòng, cả mình và bạn mình đều đứng tên trên sổ. Nhưng để hạn chế việc bất đồng hoặc anh em lừa nhau, nên ngay từ đầu chúng mình đã thỏa thuận rất rõ về việc ủy quyền giao dịch, tỉ lệ góp vốn, quyền bán và tỷ lệ chia tiền lãi.

Mọi thỏa thuận của chúng mình đều được công chứng và cả hai cũng thấy như vậy là hợp lý, không có gì mích lòng. Đụng đến tiền nong đã dễ mâu thuẫn, chứ nói gì đến đất đai, nên phải cẩn thận, rõ ràng ngay từ đầu mới yên tâm được” - Bình nhấn mạnh.

Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh đến năm 2030

Việc vận hành thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh đã đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hoàn thiện cấu trúc TTCK Việt Nam. Đến nay, sau 7 năm hoạt động, TTCK phái sinh đã có bước tăng trưởng ấn tượng và ổn định, thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia giao dịch. Với kết quả ấn tượng đó, Việt Nam đặt mục tiêu TTCK phái sinh tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 30% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2030.

Tại thời điểm cuối tháng 9, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh đạt 1.764.649 tài khoản, tăng 1,17% so với cuối tháng 8/2024.

Tại thời điểm cuối tháng 9, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh đạt 1.764.649 tài khoản, tăng 1,17% so với cuối tháng 8/2024.

Thị trường chứng khoán phái sinh tăng trưởng lớn mạnh, vượt cả kỳ vọng

Ngày 10/8/2017, TTCK phái sinh chính thức được khai trương và đi vào vận hành tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) với sản phẩm đầu tiên được đưa vào giao dịch là hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Trên quan điểm phát triển TTCK phái sinh theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp, trong giai đoạn đầu vận hành, thị trường chỉ tập trung vào một số sản phẩm dễ thực hiện, phù hợp với nhu cầu thị trường và thông lệ quốc tế.

Thống kê từ nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, công cụ phái sinh trên chỉ số chứng khoán thường được lựa chọn ưu tiên làm sản phẩm phái sinh tài chính cho việc xây dựng TTCK phái sinh. Ở Việt Nam, tại thời điểm khai trương, sản phẩm chứng khoán đầu tiên được đưa vào giao dịch là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Theo lộ trình phát triển TTCK phái sinh, sau khi triển khai thành công sản phẩm Hợp đồng tương lai chỉ số VN30, năm 2019, HNX tiếp tục đưa vào giao dịch sản phẩm Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm và năm 2021, là Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm.

Sau 7 năm hoạt động, TTCK phái sinh đã có sự tăng trưởng lớn mạnh, vượt cả kỳ vọng đặt ra và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường tài chính trong nước và quốc tế nhiều biến động. Điều này thể hiện rõ qua quy mô thị trường ngày càng được cải thiện, giao dịch sôi động và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia thị trường. Tăng trưởng quy mô giao dịch hàng năm của TTCK phái sinh đạt bình quân 28,21%/năm trong giai đoạn từ năm 2018 đến cuối năm 2023. Đặc biệt, năm 2020 tăng 79,9% so với năm 2019 và năm 2022 tăng 44,03% so với năm 2021.

Hệ thống thành viên giao dịch chứng khoán phái sinh cũng liên tục đón nhận các thành viên mới, từ 7 công ty chứng khoán (CTCK) thành viên khi mới khai trương thị trường, đến nay hệ thống đã có 24 CTCK thành viên. Các CTCK thành viên này đều có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu tối thiểu 900 tỷ đồng và đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ giao dịch chứng khoán phái sinh.

Một điểm sáng trong quá trình phát triển của TTCK phái sinh, đánh dấu một bước phát triển quan trọng của thị trường sau 7 năm hoạt động, đó là cơ cấu nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường đã có sự thay đổi theo hướng cân bằng hơn. Mặc dù, hoạt động giao dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các nhà đầu tư cá nhân trong nước, tuy nhiên đã có sự dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, tăng tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức. Trong giai đoạn đầu của thị trường, gần 99% giao dịch được thực hiện bởi các nhà đầu tư cá nhân. Tỉ trọng này đã giảm xuống còn khoảng 67% vào cuối năm 2023 và còn 63,15% vào cuối tháng 7/2024, tỉ trọng giao dịch của nhà đầu tư tổ chức chiếm 36,85%.

TTCK phái sinh đã từng bước trở thành công cụ phân tán và phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường cơ sở nhiều biến động. Khi thị trường cơ sở biến động mạnh, thì khối lượng trên TTCK phái sinh tăng cao, cho dù biến động đó là tăng hay giảm. Đặc biệt, khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh, TTCK phái sinh còn góp phần làm giảm áp lực bán tháo trên thị trường cơ sở vì khi thị trường cơ sở giảm, nhà đầu tư thay vì phải bán cổ phiếu trên thị trường cơ sở để quản trị rủi ro danh mục đầu tư thì nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán (short) trên TTCK phái sinh.

Bên cạnh đó, chứng khoán phái sinh còn là một kênh đầu tư sinh lời quan trọng đối với các nhà đầu tư. Với lợi thế giao dịch 2 chiều và có thể mua, bán liên tục ngay trong phiên, nhà đầu tư có thể kiếm lợi nhuận ngay cả khi thị trường cơ sở giảm mạnh. Nhờ đó, TTCK phái sinh không ngừng thu hút nhà đầu tư mới đến với thị trường, qua thống kê cho thấy số lượng tài khoản giao dịch phái sinh được mở mới của các nhà đầu tư liên tục tăng. Tại thời điểm cuối tháng 9, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh đạt 1.764.649 tài khoản, tăng 1,17% so với cuối tháng 8/2024.

Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030

Tại Chiến lược phát triển TTCK đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đặt mục tiêu TTCK phái sinh tăng trưởng trung bình khoảng 20% - 30% mỗi năm trong giai đoạn 2021 - 2030. Để hiện thực hóa mục tiêu này, trong thời gian tới, cần tập trung triển khai một số giải pháp trọng tâm liên quan đến TTCK phái sinh gồm:

Một là, tiếp tục triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số chứng khoán và hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ; từng bước triển khai hợp đồng quyền chọn chỉ số chứng khoán, các sản phẩm hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn dựa trên cổ phiếu đơn lẻ hoặc nhóm cổ phiếu;

Hai là, cải tiến chất lượng chỉ số hiện hành, sửa đổi bộ quy tắc chỉ số phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời phát triển thêm các chỉ số cơ sở để làm tài sản cơ sở cho TTCK phái sinh…; hướng tới phát triển đa dạng các sản phẩm phái sinh dựa trên nhiều tài sản cơ sở khác nhau.

Ba là, triển khai hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán cơ sở theo mô hình đối tác bù trừ trung tâm (CCP); cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán theo mô hình CCP cho các chứng khoán phái sinh trên thị trường phi tập trung (OTC). Nghiên cứu và tiến tới liên kết giữa Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam với các tổ chức đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán trong khu vực để cung cấp dịch vụ cho các giao dịch xuyên biên giới.

Bốn là, rà soát, sửa đổi các quy định về cấp phép để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi tham gia giao dịch, triển khai các sản phẩm, nghiệp vụ trên TTCK cơ sở và TTCK phái sinh.

SJC tạm đóng 2 cửa hàng làm người dân muốn bán vàng phải chạy quanh tìm chỗ bán mà không có

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC đã tạm thời đóng cửa hai cửa hàng tại TP. Đà Nẵng, gây khó khăn cho một số khách hàng có nhu cầu mua bán vàng. Cụ thể, bà B.S, cư dân TP. Đà Nẵng, đã phản ánh về việc không thể bán 11 chỉ vàng nhẫn mua trước đó do cửa hàng SJC miền Trung tại địa chỉ 193 Hùng Vương đã đóng cửa từ tuần trước. Bà cho biết, là một công ty nhà nước, SJC nên có thông báo rõ ràng về việc tạm ngừng hoạt động và thời điểm mở cửa trở lại.

sjc-tam-dong-2-cua-hang-lam-nguoi-dan-muon-ban-vang-phai-chay-quanh-tim-cho-ban-ma-khong-co-1728292218.webp

Đến trưa 7.10, SJC xác nhận hai cửa hàng tại Đà Nẵng, trên đường Hùng Vương và Nguyễn Văn Linh đang tạm ngừng hoạt động nhưng chưa có thông tin cụ thể về thời gian mở cửa lại. Trong khi đó, trên các diễn đàn và hội nhóm liên quan đến vàng, nhiều người đã rao mua vàng nhẫn SJC với giá hấp dẫn, nhưng khi khách hàng muốn bán trực tiếp tại các cửa hàng thì hầu hết đều bị từ chối, ngay cả tại các doanh nghiệp lớn.

Cùng ngày, giá vàng thế giới giảm 6 USD/ounce, còn 2.644 USD/ounce, nhưng giá vàng trong nước vẫn duy trì ở mức cao. Vàng miếng SJC có giá mua vào 82 triệu đồng và bán ra 84 triệu đồng. Giá mua vàng nhẫn 4 số 9 của các đơn vị như SJC, PNJ, và Bảo Tín Minh Châu dao động từ 82 - 82,7 triệu đồng/lượng, còn giá bán ra là 83,4 - 83,6 triệu đồng/lượng.

►TÌNH HÌNH KINH DOANH

Năm 2023, SJC ghi nhận doanh thu thuần đạt 28.408 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2022. Con số này đã được trừ hơn 4.326 tỷ đồng thu nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc và trụ sở chính.

=> Lợi nhuận của SJC vẫn khá khiêm tốn khi so sánh với doanh nghiệp cùng ngành như PNJ.

[Từ năm 2014 đến nay, lợi nhuận sau thuế của SJC chưa từng vượt mức 100 tỷ đồng. Đỉnh cao lợi nhuận sau thuế là 137 tỷ đồng vào năm 2013, tuy nhiên những năm sau đó không có sự bứt phá lớn, với lợi nhuận cao nhất đạt 81 tỷ đồng vào năm 2017, và thấp nhất chỉ 28 tỷ đồng vào năm 2018.]

Trong năm 2023, SJC đạt lợi nhuận sau thuế 61 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

FTSE Russell chuẩn bị công bố thông tin nâng hạng thị trường chứng khoán

image

Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, SSI Research ước tính dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động.

Kết thúc kỳ đánh giá xếp hạng tháng 9/2024, tổ chức xếp hạng thị trường FTSE Russell sẽ đưa ra công bố chính thức sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên ngày 08/10 sắp tới.

Theo FTSE Russell, việc phân loại thị trường trong các chỉ số cổ phiếu toàn cầu FTSE được đánh giá liên tục. Để đảm bảo tính minh bạch, các thị trường đang được xem xét để phân loại lại/chuyển sang trạng thái thị trường phát triển, thị trường mới nổi tiên tiến, thị trường mới nổi thứ cấp, hoặc thị trường cận biên sẽ được đưa vào danh sách theo dõi của tổ chức này.

Tại báo cáo xếp hạng thị trường hồi tháng 3/2024, FTSE Russell vẫn giữ Việt Nam trong danh sách theo dõi để nâng hạng (được thêm vào từ hồi tháng 9/2018). Tuy nhiên, tổ chức này cũng nhấn mạnh, thị trường chứng khoán Việt Nam có khả năng được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market).

Thông báo cuối tháng 8/2024 cho biết, FTSE Russell duy trì các đánh giá về tiêu chí “Chu kỳ thanh toán (DvP)”, quá trình đăng ký tài khoản mới, và việc tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài ở các cổ phiếu đã cạn giới hạn sở hữu nước ngoài (room ngoại) hoặc sắp cạn room nước ngoài.

Theo đó, Việt Nam đã đạt 7/9 tiêu chí nâng hạng thị trường. Còn lại hai vấn đề cần tháo gỡ là yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (pre-funding) và giới hạn sở hữu nước ngoài.

Tới ngày 18/9 vừa qua, Bộ Tài chính chính thức thông qua Thông tư 68/2024/TT-BTC. Thông tư mới có nội dung đáng chú ý liên quan đến việc nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền (non pre-funding) và lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/11/2024.

Cụ thể, Thông tư mới quy định, nhà đầu tư (NĐT) phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua chứng khoán, ngoại trừ các trường hợp sau: NĐT giao dịch ký quỹ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này; Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam ((sau đây gọi là NĐT nước ngoài (NĐTNN) là tổ chức)) mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh theo quy định tại Điều 9a Thông tư này. Thông tư 68 đã bổ sung Điều 9a vào sau Điều 9 của Thông tư 120/2020/TT-BTC quy định về “Giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của NĐTNN là tổ chức”.

Loạt động thái này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam của các tổ chức xếp hạng thị trường như FTSE Russell. Theo SSI Research, đây là một bước tiến gần hơn để thị trường chứng khoán Việt Nam đáp ứng các yêu cầu nâng hạng lên thị trường mới nổi của FTSE Russell.

Với việc nâng hạng lên thị trường mới nổi, SSI Research ước tính dòng vốn từ các quỹ ETF có thể lên đến 1,7 tỷ USD, chưa tính đến dòng vốn từ các quỹ chủ động (FTSE Russell ước tính tổng tài sản từ các quỹ chủ động gấp 5 lần so với các quỹ ETF).

Trong một đánh giá khác, Chứng khoán ACBS kỳ vọng FTSE sẽ thêm Việt Nam vào danh sách Thị trường mới nổi Thứ cấp sớm nhất vào kỳ đánh giá tháng 3/2025. Việc nâng hạng lên Thị trường mới nổi sẽ là cột mốc đáng kể để TTCK Việt Nam được công nhận là thị trường có khả năng tiếp cận đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Dự kiến, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng 0,7-0,9% danh mục Thị trường mới nổi Thứ Cấp của FTSE và Việt Nam sẽ thu hút được dòng vốn 500-600 triệu USD từ các quỹ mô phỏng chỉ số, chưa kể dòng vốn từ các quỹ chủ động ”, nhóm phân tích ACBS nêu rõ.

Người bán vé số khuyết tật ‘ôm’ 11 tờ ế, bất ngờ trúng giải đặc biệt 22 tỉ đồng

Người bán vé số giữ lại 11 tờ vé số bán không hết và bất ngờ trúng số đặc biệt mỗi tờ 2 tỉ đồng với tổng số tiền là 22 tỉ đồng.

Mạng xã hội xuất hiện hình ảnh 11 tờ vé số trúng giải đặc biệt trị giá 22 tỉ đồng khiến nhiều người trầm trồ. Ai nấy đều cho rằng chủ nhân những tờ vé số này quá may mắn khi trúng giải độc đắc, nhận được số tiền trúng số “khủng”.

Cư dân mạng để lại vô số bình luận chúc mừng cho người trúng số may mắn và gia đình. Nhiều người nhiệt tình “xin vía” hy vọng sẽ trúng số như người may mắn nói trên.

Người bán vé số khuyết tật ‘ôm’ 11 tờ ế, bất ngờ trúng giải đặc biệt 22 tỉ đồng- Ảnh 1.

Hình ảnh 11 tờ vé số trúng giải độc đắc được chia sẻ trên mạng xã hội

Tài khoản Mai Phạm bình luận: “Chúc mừng chủ nhân và gia đình. Hy vọng số tiền sẽ giúp mọi người có cuộc sống đủ đầy, ấm no hơn nữa”. Bạn Tiến Nguyễn viết: “Trời thương cho người có được sự may mắn, trúng 1 tờ đã may rồi đây lại còn trúng hẳn 11 tờ”.

Trao đổi với Thanh Niên, ông Sang, chủ đại lý vé số Lý Sang ở H.Hóc Môn, TP.HCM cho biết vừa có người trúng 11 tờ vé số giải đặc biệt. Cả 11 tờ vé số trúng giải thuộc đài Đà Lạt mở thưởng hôm 6.10 với dãy số là 934750. Tổng số tiền trúng thưởng là 22 tỉ đồng, mỗi tờ trúng thưởng sẽ trừ 10% tiền thuế theo quy định.

Người trúng số là một người đàn ông bán vé số dạo, bán không hết nên giữ lại 11 tờ đó. Người này bị khuyết tật ở chân, không có vợ con, thuê trọ và bán vé số quanh khu vực cầu Đức Hòa (Long An). Người này lấy vé số ở đại lý của ông Sang khoảng 1 năm nay. Vì lý do bảo mật thông tin nên ông Sang không thể tiết lộ danh tính của người đàn ông này.

Người bán vé số khuyết tật ‘ôm’ 11 tờ ế, bất ngờ trúng giải đặc biệt 22 tỉ đồng- Ảnh 2.

Dãy số trúng giải đặc biệt 934750 mở ở đài Đà Lạt

Ông Sang đã chuyển tiền thưởng cho người trúng số và sau đó đổi thưởng ở đại lý cấp 1 sau. Sau khi xem kết quả, người đàn ông khuyết tật đã cho một người bạn đi bán cùng 1 tờ trúng số đặc biệt.

“Ngày thường người này đi bán quanh khu vực nơi tôi sống, hôm đó ế nên ôm lại 11 tờ. Tôi nghe người này kể mẹ mất rồi, hiện còn cha, cuộc sống khá vất vả. Người đàn ông thuê trọ ở Long An, sau khi nhận tiền đã cho mỗi người bán vé số dạo 5 triệu đồng”, ông Sang nói.

Cũng theo chủ đại lý vé số, đây không phải là lần đầu tiên đổi giải độc đắc cho các trường hợp trúng số. Trước đây ông đã từng chứng kiến nhiều người đổi đời vì trúng số, có người trúng 12 tờ giải đặc biệt.

Vì sao VN-Index không vượt được mốc 1.300?

VN-Index nhiều lần chinh phục không thành công ngưỡng cản kỹ thuật và tâm lý mạnh 1.300 điểm. Chuyên gia cho rằng cần một gói kích thích kinh tế đủ mạnh cùng chính sách nới lỏng tiền tệ để thị trường bứt phá.

Thị trường chứng khoán (TTCK) trong nửa đầu tháng 9 đã có sự điều chỉnh do những thông tin tiêu cực từ bão Yagi, sau đó phục hồi tốt vào nửa cuối tháng khi liên tiếp đón nhận thông tin tích cực từ việc cắt giảm lãi suất của các ngân hàng lớn trên thế giới, chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản của Trung Quốc.

Thế nhưng qua đến đầu tháng 10, thị trường lại rơi vào tình trạng lình xình. VN-Index một lần nữa không chinh phục thành công mốc 1.300 điểm – ngưỡng cản kỹ thuật và tâm lý mạnh. Theo nhiều chuyên gia, đây mà mốc quan trọng như một chỉ báo để nhà đầu tư có thể tham gia thị trường với tâm thế tích cực hơn.

Đáng lưu ý, dữ liệu vĩ mô quý III và 9 tháng được công bố với nhiều điểm tích cực hơn dự báo cũng không khiến thị trường khả quan hơn.

Ông Trần Hoàng Sơn chia sẻ tại chương trình. Nguồn: VPBankS

Tại chương trình Khớp lệnh – Tài chính thịnh vượng với chủ đề Nhiễu động ngày 7/10, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank (VPBankS) đánh giá dữ liệu kinh tế GDP quý III gây ấn tượng với nhiều nhà đầu tư cũng như tổ chức tài chính. Bởi trước đó, nhiều tổ chức tài chính đưa ra dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn nhiều so với con số thực hiện 7,4% do đánh giá ảnh hưởng bảo Yagi. Lũy kế 9 tháng, GDP tăng khoảng 6,8% cao hơn nhiều so với con số cùng kỳ 2023 chỉ khoảng 4,4%. Mức tăng cao của GDP cho thấy ảnh hưởng của bão Yagi không quá lớn và kinh tế đang trong đà phục hồi mạnh mẽ.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán còn bị ảnh hưởng bởi những thông tin nhiễu động trên thị trường quốc tế. Đồng USD và lãi suất chính phủ Mỹ 10 năm tăng mạnh trước tác động của 2 thông tin. Thứ nhất, cuộc họp vừa qua, ông Jerome Powell, Chủ tịch Fed đưa ra lộ trình khá thận trọng, không xác nhận sẽ hạ tiếp 0,5% lãi suất trong kỳ tháng 11 tới. Đây là một trong thông tin hạ kỳ vọng của giới đầu tư.

Thứ 2, dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp Mỹ tăng lên mức cao trong vòng 4 tháng gần đây, cho thấy nền kinh tế Mỹ đang tạo ra nhiều việc so với kỳ vọng. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 4,2% xuống 4,1% cho thấy kinh tế Mỹ đang vững chắc. Trước đó nữa, con số GDP quý II và III của Mỹ được giữ nguyên ở mức 3%.

Như vậy, GDP, doanh số bán lẻ và thị trường lao động phục hồi, giới đầu tư cho rằng Fed có thể không cần hạ lãi suất mạnh tay trong tháng 11. Từ mức kỳ vọng Fed hạ thêm 50 điểm cơ bản, nay chỉ còn 25 điểm cơ bản. USD - Index tăng trở lại nhưng không quá nóng, song lợi suất trái phiếu Mỹ tăng nóng trở lại có thể tác động đến các thị trường khác. Như ở Việt Nam, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm bắt đầu nhích trở lại. Trong lịch sử, khi lợi suất trái phiếu Chính phủ tăng lên thì thị trường lình xình.

Đối với xu hướng dòng vốn ở khu vực Đông Nam Á, dòng vốn có dấu hiệu chốt lời ở một số thị trường tăng nóng trước đây như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc… để sang Trung Quốc. Goldman Sach dự báo TTCK Trung Quốc có thể tăng thêm 20% nữa, điều này làm giảm sức hút của các thị trường Đông Nam Á và dòng vốn có thể chảy thêm vào Trung Quốc.

Chiến lược đầu tư trong bối cảnh sideway

Chuyên gia VPBankS chia sẻ, nhìn lại quá khứ, giai đoạn 2013 – 2015, thị trường cũng có khung đi ngang (sideway) trước khi bật lên vào 2016 – 2017. Đây là giai đoạn đi ngang điển hình khi mà thị trường chưa có 1 gói hỗ trợ hay gói kích thích đủ mạnh để thị trường đi lên. Như giai đoạn 2016 – 2017, các câu chuyện hỗ trợ thị trường có thể kể đến như tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và làn sóng thoái vốn Nhà nước. Chu kỳ tăng thứ 2 sau Covid-19 thì có gói hỗ trợ về mặt lãi suất, chính sách tiền tệ nới lỏng.

Như vậy, TTCK Việt Nam thường phản ứng mạnh mẽ với các chính sách nới lỏng tiền tệ, đặc biệt là gói kích thích kinh tế. Trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư kỳ vọng gói hỗ trợ chính sách như Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất chính sách, dòng vốn hỗ trợ bơm vào thị trường tốt hơn, tác động tích cực trong năm 2025. “Nếu lãi suất hạ thì TTCK chắn chắn có con sóng rất mạnh”, ông Sơn nói.

Giám đốc chiến lược thị trường VPBankS nhận định lãi suất điều hành có dư địa giảm thêm được 25 điểm cơ bản. Fed vừa hạ lãi suất 50 điểm cơ bản, thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất VND so với USD, áp lực lên tỷ giá giảm tạo dư địa để NHNN đưa ra chính sách tiền tệ linh hoạt hơn.

Mặt khác, trong cuộc họp ngày 4/10 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành nên đưa ra gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, cho người lao động tiếp cận được các chương trình mua nhà. Ông Sơn cho rằng đây là vốn mồi rất quan trọng. Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ đạo thì gói này có thể xuất hiện cuối năm nay hoặc đầu năm sau. “Gói hỗ trợ kết hợp với chính sách tiền tệ nới lỏng là điều kiện cần và đủ cho đợt sóng tăng mạnh”.

Còn ở thời điểm hiện tại, ông Sơn đánh giá TTCK đang có nhiều thông tin gây nhiễu động. Ví dụ như trong tháng 10 có sự nhiễu động liên quan đến luân chuyển vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Tiếp theo là biến động của TTCK quốc tế khi mà Mỹ đang bước vào giai đoạn bầu cử. Dữ liệu gần đây cho thấy lần nào vào chu kỳ bầu cử Mỹ, thị trường có nhịp rung lắc mạnh, tăng cao vào cuối tháng 10 đầu tháng 11. Sau khi bầu cử Mỹ xong, thị trường thường có nhịp xuống đáy kỹ thuật và phục hồi vào giai đoạn cuối năm.

Do vậy, nếu VN-Index có sự điều chỉnh thì đều là cơ hội giải ngân cho trung hạn. Chuyên gia VPBankS nhận định trong bối cảnh sideway liên tục, biên trên VN-Index ở 1.295 – 1.305, biên dưới khoảng 1.175 – 1.200, biên giao động khoảng 100 điểm thì chiến lược giao dịch là cứ chạm cản trên thì chốt lời dần, thị trường xuống gần sát 1.200 thì cân nhắc giải ngân cho trung hạn.

1 Likes

Rạng sáng ngày mai, FTSE sẽ công bố quyết định có nâng hạng thị trường Việt Nam lên thị trường mới nổi hay không? - Việt Nam hiện đạt khoảng 7/9 tiêu chí, còn lại khoảng 2 tiêu chí nhỏ liên quan tới việc thanh toán bù trừ. Một số bên nhận định rằng lần này Việt Nam có thể được nâng lên thị trường mới nổi hạng 2. Theo như nhận định, việc nâng hạng có thể mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam thu hút từ 500 - 600 triệu USD vốn từ các quỹ ETFs bị động, và có thể lên tới 1.7 tỷ USD theo một số dự báo từ SSI. Ngoài ra, dòng vốn từ các quỹ chủ động có thể cao gấp 2 - 3 lần so với con số này, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.

Tập đoàn nhà ông Donald Trump ‘bắt tay’ với ông Đặng Thành Tâm thực hiện dự tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf, khu dân cư với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ$

The Trump Organization đã đầu tư và sở hữu một loạt khách sạn, sân golf, bất động sản thương mại và nhà ở khắp nước Mỹ, cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tập đoàn nhà ông Donald Trump 'bắt tay' với ông Đặng Thành Tâm thực hiện dự tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf, khu dân cư tại Hưng Yên với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD

Ngày 25/9, tập đoàn Trump Organization và CTCP Dịch vụ Khách sạn Hưng Yên - công ty con của Đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc City -KBC) - đã công bố sự hợp tác thực hiện tổ hợp dự án tổ hợp khách sạn 5 sao, sân golf theo tiêu chuẩn quốc tế, khu dân cư sang trọng và các tiện ích đẳng cấp tại Việt Nam.

Cùng ngày, UBND tỉnh Hưng Yên đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Tổ hợp các nhà đầu tư được Trump organization lựa chọn gồm tập đoàn Phát triển Hưng Yên, IDG (quỹ Đầu tư của Mỹ), Horitus – (quỹ đầu tư của Mỹ) để xây dựng tổ hợp cao cấp, hiện đại, quy mô lớn đủ tiêu chuẩn cao nhất của quốc tế với tổng vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ USD.

Tổ hợp bao gồm hệ thống sân golf Vvip 54 hố đồng bộ resorts cao cấp và hệ thống villa, để phục vụ cho những sự kiện đặc biệt, các hội nghị cấp cao. Ngoài ra còn có sân golf 54 hố phục vụ đại chúng và quần thể đô thị, nhà ở hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ, góp phần đưa tỉnh Hưng Yên lên thành phố trực thuộc Trung ương trong tương lai không xa.

“Chúng tôi vô cùng hào hứng khi chính thức bước chân vào thị trường đầy năng động này. Việt Nam sở hữu tiềm năng vượt trội trong ngành khách sạn và giải trí cao cấp, và chúng tôi rất phấn khích khi được hợp tác với gia đình tuyệt vời này để tái định nghĩa khái niệm xa hoa trong khu vực", ông Eric Trump, đại diện Trump Organzization và là con trai của Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết.

“Công ty Hưng Yên là một trong những nhà phát triển hạ tầng hàng đầu tại Việt Nam, với sự tập trung mạnh mẽ vào các dự án trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông và phát triển đô thị” ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, chia sẻ. “Gia đình Trump luôn tiên phong trong việc đặt ra những tiêu chuẩn cao nhất cho ngành khách sạn, và chúng tôi rất mong đợi sự hợp tác đầy tiềm năng này.”

Tập đoàn tư nhân đa ngành này thuộc sở hữu của gia đình cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. The Trump Organization đã đầu tư và sở hữu một loạt khách sạn, sân golf, bất động sản thương mại và nhà ở khắp nước Mỹ, cũng như tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở châu Á, công ty của gia đình Trump có sân golf ở Dubai (UAE), Indonesia, Oman và nhiều bất động sản ở Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ.

Tập đoàn được thành lập vào năm 1927 và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và phát triển bất động sản ở New York. Sau đó, khi tiếp quản vào năm 1971, ông Donald Trump đã mở rộng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác, bao gồm khách sạn, sân golf, giải trí, xuất bản, quản lý tài sản, môi giới, tiếp thị…Được biết, ông cũng đã trao lại quyền lãnh đạo cho các con vào năm 2017, sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

FTSE chưa nâng hạng cho Việt Nam, chờ đợi thông tin chi tiết của động thái gỡ prefunding

Trong báo cáo xếp hạng thị trường tháng 10/2024, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi để nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2 (Secondary Emerging Market).

FTSE Russell tiếp tục duy trì các đánh giá về tiêu chí “Chu kỳ thanh toán (DvP)", quá trình đăng ký tài khoản mới, và việc tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài ở các cổ phiếu đã cạn room hoặc sắp cạn room nước ngoài.

Chờ đợi quy tắc hoạt động chi tiết của mô hình thanh toán mới

Đáng chú ý, FTSE Russell cho biết mô hình thanh toán “Không cần ký quỹ trước” (NPF) đã được tinh chỉnh thêm thông qua quá trình trao đổi và làm việc giữa một nhóm đại diện ngành và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam (UBCKNN).

Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 68/2024/TT-BTC vào ngày 18/09/2024, đưa ra các sửa đổi đối với nhiều quy định. Thông tư này loại bỏ yêu cầu ký quỹ trước đối với nhà đầu tư quốc tế, bằng cách cập nhật các quy định về giao dịch chứng khoán, thanh toán bù trừ giao dịch, hoạt động của công ty chứng khoán và công bố thông tin.

“Thông báo quan trọng tiếp theo dự kiến sẽ là việc Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDCC) công bố các quy tắc hoạt động chi tiết hơn”, FTSE Russell cho biết.

Họ tiếp tục khuyến khích các cuộc trao đổi giữa các đơn vị Việt Nam và cộng đồng đầu tư quốc tế, nhằm đảm bảo các quy tắc này đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan quốc tế và địa phương sẽ sử dụng chúng.

“Điều quan trọng là phải duy trì tốc độ thay đổi nếu Việt Nam muốn đạt được thời hạn mục tiêu năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đặt ra đầu năm nay. Các quy tắc thị trường sửa đổi cần được xác nhận và truyền đạt rộng rãi trong thời gian tới, bao gồm việc hoàn thiện các vai trò và trách nhiệm cần thiết trong mô hình thanh toán, cùng với lộ trình và các mốc quan trọng để triển khai”, FTSE Russell cho biết.

FTSE Russell ghi nhận sự hỗ trợ liên tục của Chính phủ Việt Nam đối với các cải cách thị trường và đánh giá cao mối quan hệ xây dựng với UBCKNN, các cơ quan quản lý thị trường khác và Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), đơn vị đang hỗ trợ chương trình cải cách thị trường rộng lớn hơn.

Hòa Phát báo lãi cao nhất gần ba năm

Sản lượng thép tiêu thụ tăng mạnh giúp Tập đoàn Hòa Phát có hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong quý II, mức cao nhất gần ba năm.

Theo báo cáo tài chính mới công bố, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) có doanh thu khoảng 39.936 tỷ đồng, tăng 34% so với quý II/2023. Đây là con số cao nhất trong ba năm gần đây.

Kỳ này, biên lãi gộp cải thiện từ mức 10,8% lên 13,2%. Song song đó, công ty tiết giảm được 21% chi phí tài chính, chỉ tốn khoảng 1.065 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay sụt đến 45% về còn 564 tỷ trong quý II.

Tổng lại, HPG ghi nhận lợi nhuận sau thuế 3.320 tỷ đồng, gấp 2,3 lần cùng kỳ. Đây là mức lãi cao nhất mà doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long có được kể từ quý III/2022.

Ban lãnh đạo giải thích kết quả trên đến từ sản lượng thép thô tiêu thụ tăng mạnh, giá vốn giữ mức thấp và giá bán tốt. Trong kỳ, mảng này đóng góp 91% cho lợi nhuận sau thuế hợp nhất. Nông nghiệp đứng thứ hai với tỷ trọng 7%. Xếp cuối là bất động sản với 2%.

Sản lượng thép xây dựng quý II đạt 1,27 triệu tấn, tăng 33% so với quý trước. Thị phần trong nước vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 38%.

Tuy nhiên, tiêu thụ thép cuộn cán nóng (HRC) lại giảm 10% xuống 724.000 tấn. Nguyên nhân đến từ những khó khăn trong tiêu thụ tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Công ty cho biết lượng thép cuộn cán nóng nhập khẩu giá thấp tràn vào thị trường trong nửa đầu năm 2024 tăng mạnh (6 triệu tấn, tăng gấp rưỡi và vượt mức tăng trưởng toàn thị trường) gây nên sức ép lớn cho việc tiêu thụ của Hòa Phát.

Cùng với đó, giá HRC tại thị trường Việt Nam tăng một nhịp ngắn trong tháng 2 nhưng đã giảm liên tục từ tháng 3 đến hết quý II. Thị trường xuất khẩu cũng có nhiều thử thách đến từ tình trạng dư thừa thép cuộn cán nóng, việc tăng cường các biện pháp phòng vệ thương mại tại các quốc gia nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ tiêu thụ thép xây dựng tăng trưởng tốt đã bù đắp sự sụt giảm doanh thu của mặt hàng HRC, giúp doanh thu tổng thể vẫn đạt kết quả cao.

Tập đoàn đang dồn lực triển khai xây dựng dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2, quy mô 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng mỗi năm. Hiện nay, tiến độ đạt 80% phân kỳ 1 và 50% của phân kỳ 2. Dự kiến cuối năm nay sẽ có những sản phẩm đầu tiên của phân kỳ 1 đưa ra thị trường. Khi hoàn thành dự án Dung Quất 2, năng lực sản xuất thép thô của Hòa Phát sẽ vượt 14 triệu tấn mỗi năm, vào nhóm 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới.

Công nhân đang làm việc tại nhà máy thép Hòa Phát. Ảnh: HPG

Công nhân đang làm việc tại nhà máy thép Hòa Phát. Ảnh: HPG

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Phát bán gần 300.000 con heo trong 6 tháng đầu năm. Doanh thu từ mảng chăn nuôi tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sản lượng và giá heo hơi ổn định hơn.

HPG cũng tiếp tục đầu tư mở rộng các khu công nghiệp hiện có tại Hưng Yên và Hà Nam, tạo thêm quỹ đất sạch và hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra ở mảng điện máy, công ty ghi nhận lượng tiêu thụ tăng ở các sản phẩm điều hòa, tủ đông, tủ lạnh, máy rửa bát.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 71.029 tỷ doanh thu và 6.189 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 25% và 238% so với cùng kỳ. Công ty đã hoàn thành hơn một nửa chỉ tiêu doanh thu và khoảng 62% kế hoạch lợi nhuận cả năm.