Ad cho em xin thông tin về vài quỹ nữa đi ạ
cảm ơn ạ
thị trường chứng khoán thực ra ko thể so sánh với các thị trường lâu năm như Mỹ được, vì vậy đợt nâng hạng thị trường tới của VN rất đáng đề chờ đợi
Người từng được ông Trịnh Văn Quyết ủy quyền điều hành FLC khi vướng vòng lao lý đã xin từ nhiệm, nối gót hàng loạt lãnh đạo khác
FLC đã thông báo sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường bất thường vào 8h ngày 15/10/2024.
CTCP Tập đoàn FLC (mã chứng khoán: FLC) ngày 30/9 công bố đơn từ nhiệm vị trí Phó Chủ tịch thường trực và Thành viên HĐQT của bà Vũ Đặng Hải Yến. Trong đơn, bà Vũ Đặng Hải Yến cho biết do có các kế hoạch, định hướng cá nhân khác, bà làm đơn từ nhiệm để không ảnh hưởng tới định hướng, mục tiêu hoạt động và quan điểm điều hành của HĐQT.
Bà Vũ Đặng Hải Yến đề nghị HĐQT thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch thường trực từ ngày 29/9, đồng thời thực hiện ngay thủ tục triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ để thông qua việc miễn nhiệm bà Vũ Đặng Hải Yến khỏi vị trí thành viên HĐQT FLC.
“Với sự gắn bó và đồng thành trong thời gian đã qua, tôi rằng Tập đoàn FLC sẽ sớm vượt qua giai đoạn tái cơ cấu và sẽ phát triển bền vững, ” bà Vũ Đặng Hải Yến chia sẻ trong đơn từ nhiệm.
Bà Vũ Đặng Hải Yến sinh năm 1978, có trình độ tiến sĩ Luật kinh tế. Bà từng là giảng viên khoa Pháp luật Kinh tế – Trường Đại học Luật Hà Nội. Bà Yến gia nhập FLC vào tháng 11/2016, đảm nhận vị trí phó tổng giám đốc kiêm trưởng ban pháp chế.
Bà Yến cũng từng là thành viên HĐQT tại hai doanh nghiệp có liên quan đến FLC là CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) và CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD (AMD), nay là FLC Stone.
Bà Vũ Đặng Hải Yến là người được ông Trịnh Văn Quyết ủy quyền điều hành FLC khi ông này vướng vào vòng lao lý. Theo một thông báo năm 2022 của FLC, bà Vũ Đặng Hải Yến sẽ thay mặt và đại diện thực hiện toàn bộ các quyền liên quan đến tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết.
Đến ngày 15/2/2022, bà Yến xin thôi chức Phó Tổng giám đốc FLC. Tại HĐCĐ bất thường tổ chức ngày 4/3/2023, bà được bầu vào HĐQT FLC, đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch thường trực cho đến nay.
Bà Vũ Đặng Hải Yến không phải là thành viên duy nhất của HĐQT FLC nộp đơn từ nhiệm thời gian gần đây. Cũng trong ngày 29/9, ông Ngô Đặng Hoàng Anh nộp đơn từ nhiệm vị trí Thành viên HĐQT vì lý do cá nhân.
Sau khi 2 người từ nhiệm, HĐQT FLC sẽ chỉ còn 2 Thành viên HĐQT gồm ông Lê Bá Nguyên và ông Lê Tiến Dũng. Trước đó, vào ngày 22/8, bà Trần Thị Hương nộp đơn từ nhiệm chức Phó tổng giám đốc thường trực, người phụ trách quản trị công ty và thành viên HĐQT FLC.
Mới đây, FLC đã thông báo sẽ tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường bất thường vào 8h ngày 15/10/2024, tại phòng họp tầng 5 tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Nội dung cuộc họp sẽ xoay quanh việc lấy ý kiến miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát; sửa đổi quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, ban kiểm soát; các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông bất thường.
Doanh nghiệp giá cổ phiếu chỉ bằng cốc trà đá nhưng chia cổ tức khủng, bằng 540% thị giá
Kể từ khi lên sàn cuối năm 2017 đến nay, đây là doanh nghiệp chia cổ tức với tỷ lệ cao và đều đặn cho nhà đầu tư.
Công ty cổ phần cơ khí Phổ Yên (Fomeco - FBC) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền trả cổ tức năm 2023. Theo đó, tổng tỷ lệ chỉ trả cổ tức là 200% mệnh giá (20.000 đồng/cổ phiếu). Hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Công ty dự kiến thanh toán cổ tức vào ngày 7/11.
Kể từ khi lên sàn cuối năm 2017 đến nay, Fomeco là doanh nghiệp chia cổ tức với tỷ lệ cao và đều đặn cho nhà đầu tư. Mức chi trả cổ tức của công ty là từ 30 - 65% lên 120% vào năm 2022 và 200% vào năm 2023.
Mặc dù tỷ lệ trả cổ tức của công ty cao so với mặt bằng chung của thị trường nhưng trên thực tế, giá cổ phiếu của doanh nghiệp này khá èo uột, chỉ ngang ngửa cốc trà đá. Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, FBC ở mức 3.700 đồng.
Như vậy, mức chia cổ tức của công ty còn cao gấp 540% so với mệnh giá cổ phiếu. Điều này cũng lý giải lý do cổ phiếu công ty mặc dù vẫn có lệnh mua nhưng không có lệnh bán đối ứng, do vậy mã này không có thanh khoản.
Fomeco kinh doanh ra sao?
Theo thông tin được đăng tải trên website chính thức của công ty thì doanh nghiệp này nằm trong top các doanh nghiệp dẫn đầu về gia công cơ khí chính xác tại Việt Nam. Sản phẩm của công ty bao gồm các loại vòng bi, phụ tùng xe máy, phụ tùng ô tô, con lăn băng tải, phụ tùng cho ngành xây dựng và các sản phẩm cơ khí khác.
Trụ sở chính của công ty đặt tại phường Bãi Bông, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Công ty có tổng diện tích là 200.000 m2, với trên 90.000 m2 nhà xưởng. Nhân sự trực tiếp khoảng 1.000 người làm việc tại 10 xí nghiệp sản xuất. Nhân sự gián tiếp với 9 phòng ban, trung tâm. Văn phòng đại diện của công ty được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty Cơ khí Phổ Yên đã tham gia cung cấp thiết bị, phụ tùng cho rất nhiều khách hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các nước trên thế giới. Công ty luôn chú trọng đến việc đầu tư thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, có tính tự động hóa cao.
“Với năng lực có được từ trên 1.000 thiết bị sản xuất, trong đó có trên 50% là các thiết bị có chương trình điều khiển kỹ thuật số, Fomeco có thể đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất về chất lượng từ khách hàng”, Fomeco cho hay.
Theo báo cáo thường niên 2023, cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp này khá cô đặc. Các lãnh đạo khác trong Hội đồng quản trị công ty cũng đang sở hữu lượng lớn cổ phiếu.
Cụ thể, bà Lê Minh Phương - Chủ tịch HĐQT nắm giữ 20% cổ phần công ty. Ông Nguyễn Đức Chung, Thành viên Hội đồng quản trị năm 18,105% cổ phần. Các thành viên Hội đồng quản trị còn lại là ông Hoàng Công Toán, ông Đàm Duy Đức và ông Vương Quốc Chính lần lượt nắm giữ 13,743%, 13,0% và 6,044% cổ phần công ty.
Về hoạt động kinh doanh, trong năm 2023, công ty đạt 1.049,7 tỷ đồng doanh thu, bằng 80% thực hiện của năm 2022 và 92% kế hoạch. Lý giải về kết quả này, Fomeco cho biết, năm 2023, doanh thu đạt 92% so với kế hoạch, giảm 20% so với năm 2022 do khách hàng FDI trong nước giảm sản lượng lắp ráp do không tiêu thụ được xe máy. Hàng xuất sang Mỹ giảm do ảnh hưởng của bão tuyết và tình hình suy thoái kinh tế.
Tuy vậy, Fomeco vẫn ghi nhận lãi sau thuế đạt 72,7 tỷ đồng, tăng 10,3% so với năm trước và vượt 20,8% so với kế hoạch đặt ra. Lợi nhuận tăng chủ yếu từ hoạt động SXKD và hoạt động tài chính. Năm 2023 mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng về cơ bản Công ty đã hoàn thành vượt mức các kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 đề ra.
Nhà đầu tư chưa kịp vỡ òa trong sự sung sướng khi VNINDEX lại ‘lỡ hẹn’ mốc 1.300 điểm
Dù chưa thể vỡ oà sung sướng nhưng ít nhất thị trường vẫn giữ được đà tăng điểm tích cực.
Thị trường khởi đầu phiên giao dịch đầu tiên của tháng 10 với sự hồ hởi của nhà đầu tư khi đón nhận thông tin lạc quan chốt quý III của thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc.
Nhập cuộc với sự tự tin, bên mua không ngần ngại đẩy lệnh ở mức giá trên tham chiếu, giúp bảng điện phủ kín trong sắc xanh tăng giá. Đến thời điểm gần cuối phiên sáng, với số điểm tăng đạt 2 con số, VN Index đã tái lập được mốc 1.300 điểm trong sự phấn khích của nhà đầu tư.
Mốc 1.300 điểm tiếp tục được giữ vững trong nửa đầu phiên chiều khi dòng tiền liên tục được đẩy vào thị trường. Tuy nhiên, ở nửa sau phiên chiều, lệnh bán chốt lời bất ngờ xuất hiện trên bảng điện, đặc biệt là nhóm cổ phiếu lớn khiến cho đà tăng của chỉ số bị khựng lại.
Kết phiên hôm nay, VN Index chỉ tăng hơn 4 điểm (tương đương 0,33%) lên 1.292,2 điểm. Toàn sàn HoSE có 270 mã tăng, 125 mã giảm và 76 mã đứng giá.
Góp điểm nhiều nhất cho VN Index phiên hôm nay là các mã VHM, HPG, TCB, FPT, MSN, VIC, VIB, GVR, VRE, SSB, BVH, HVN, NVL. Phía ngược lại, chỉ số chịu tác động tiêu cực nhất từ 3 mã ngân hàng là CTG, VPB, HDB.
Sau phiên bán ròng hôm qua, khối ngoại “quay xe” gom hàng ở phiên hôm nay. Cụ thể, nhà đầu tư ngoại mua ròng 690 tỷ đồng. Trong đó có 4 mã được mua ròng hơn 100 tỷ đồng là TCB, FPT, VHM và MWG. Chiều ngược lại, khối ngoại bán mạnh 2 mã nhà băng là HDB (-94 tỷ đồng) và VPB (-88 tỷ đồng).
Thanh khoản phiên hôm nay trở lại mốc 20.000 tỷ đồng với 982 triệu cổ phiếu khớp lệnh, tương đương giá trị giao dịch đạt 21.892 tỷ đồng. Thống kê, 2 mã cổ phiếu hút dòng tiền mạnh nhất sàn HoSE là HPG (1.016 tỷ đồng) và TCB (999 tỷ đồng).
Giám đốc Phòng Công nghệ Thông tin vừa được lên chức Phó Tổng Giám đốc HOSE
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) đã bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Giám đốc đối với bà Đặng Thị Thanh Hương.
Cụ thể, vào ngày 27/9/2024 HOSE đã bổ nhiệm Bà Hương sẽ giữ chức vụ này kể từ ngày 01/10/2024. Được biết bà Hương đang đảm nhiệm Giám đốc Phòng Công nghệ Thông tin của HOSE.
Theo đó, hiện tại ban điều hành của HOSE sẽ có 3 thành viên gồm:
-
Bà Trần Anh Đào - Phó Tổng Giám đốc phụ trách ban điều hành.
-
Bà Ngô Viết Hoàng Giao - Phó Tổng Giám đốc.
-
Bà Đặng Thị Thanh Hương - Phó Tổng Giám đốc.
Trước đó, cuối năm 2023 ông Nguyễn Vũ Quang Trung đã xin thôi chức vụ để đi học có thời hạn ở nước ngoài.
Sau khi các lãnh đạo cấp cao vướng lùm xùm, HOSE hiện tại các điều hành chủ chốt đều là nữ.
Theo BCTC 2023 của HoSE, bà Đặng Thị Thanh Hương là Giám đốc Phòng Công nghệ Thông tin.
Đáng chú ý, vào năm 2012 HoSE đã ký kết hợp đồng dịch vụ công nghệ thông tin với Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) với giá trị 600 tỷ. Sau 12 năm, hệ thống KRX sẽ được bấm nút vận hành sau Tết 2025?
Sau chuyến gặp mặt tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhiều doanh nghiệp vận tải cho biết sẵn sàng đền cọc mua xe xăng để chuyển sang xe điện
Chủ tịch tập đoàn Vingroup giao lưu cùng các doanh nhân vận tải
Mỗi ngành nghề luôn có những điều thú vị riêng của nó và vận tải cũng vậy, tôi rất may mắn vì được nghe rất nhiều câu chuyện, được hỗ trợ và tiếp bước cho rất nhiều các chủ DN cùng chuyển đổi xanh và viết tiếp câu chuyện của riêng họ nhưng theo một chiều hướng tươi sáng hơn và dĩ nhiên là xanh hơn
Hôm qua, Chủ Tịch tập đoàn Vingroup kiêm TGĐ VinFast - ông Phạm Nhật Vượng cùng TGĐ GSM và các lãnh đạo VinFast đã có buổi gặp gỡ 70 doanh nhân đại diện cho 50 hãng quy tụ về Hà Nội cùng tham gia đóng góp ý kiến để cùng nhau xây dựng một thương hiệu xe điện mạnh, một ứng dụng và một hãng vận tải kết nối được nhiều nguồn lực với nhau
Mỗi người mỗi câu chuyện, có nhiều câu chuyện ssu này có dịp tôi sẽ kể chi tiết từng câu chuyện để lan toả nhiều hơn, nhưng tựu chung các câu chuyện đó là một tinh thần rất “vận tải” và rất chất
Còn có 3 tháng cuối năm thôi VinFast, GSM cùng các đối tác đang cố gắng chạy nước rút cùng nhau để tạo nên những thành quả, kì tích và kỉ lục mới chỉ ngay trong năm nay!
Phát biểu tại buổi gặp gỡ giữa VinFast - GSM và hơn 50 doanh nghiệp vận tải hành khách tại Việt Nam sáng 30/9, ông Hồ Chương, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam kể lại câu chuyện mới đây, công ty đã ký hợp đồng mua xe ô tô chạy xăng của Toyota nhưng sau đó sẵn sàng hủy, mất tiền cọc để chuyển đổi sang dùng xe điện VinFast.
Ông Hồ Chương, Tổng giám đốc Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam chia sẻ về việc sẵn sàng hủy cọc hợp đồng mua xe xăng để chuyển đổi sang dùng xe điện.
Đây là quyết định không dễ dàng thời điểm đó nhưng ông tính toán, một chiếc Toyota Vios vận hành trong thành phố tiêu hao tới 1.750 đồng/km. Trong khi đó, với xe điện VinFast, chi phí trung bình chỉ khoảng 600 đồng/km, đồng nghĩa, chỉ riêng chi phí năng lượng, xe điện đã tiết kiệm hơn xe xăng tới 60%.
Theo ông chủ hãng taxi MaiLove, ngoài chi phí tiết kiệm, việc chuyển đổi sang xe điện cũng phù hợp với định hướng của Chính phủ về phát triển phương tiện giao thông công cộng xanh - sạch. Bởi thế, đây là hướng đi mang tính lâu dài, bền vững. Ý kiến của ông Hồ Chương nhận được sự ủng hộ của hàng chục doanh nghiệp vận tải có mặt tại sự kiện.
Còn ông Nguyễn Ngọc Đồng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đồng Thúy, đơn vị vận hành hãng Lado Taxi là một trong những doanh nhân hiểu rõ nhất sự thay đổi sau khi chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện VinFast. Ông nhớ lại thời gian năm 2022, Lado đã phải loay hoay tìm hướng đi sau thời gian khó khăn vì dịch bệnh. Xe điện là hướng đi ông Đồng đặt niềm tin để giữ thương hiệu cũng như rất nhiều lao động của hãng, với đội ngũ ban đầu là những chiếc VF e34.
Ông Nguyễn Ngọc Đồng đại diện Lado Taxi chia sẻ sự hài lòng về chế độ hậu mãi “tốt khủng khiếp” của VinFast.
Mọi thứ dần tốt lên, thậm chí là khởi sắc. Cái tên Lado gắn với dàn taxi điện ngày càng được người dân, du khách tìm tới nhiều hơn với dàn xe điện chất lượng. “Bà con đáp xuống sân bay Liên Khương chỉ đi tìm xe điện”, ông Đồng nhớ lại.
Doanh thu của Lado ngày càng tăng lên, cùng với đó là thu nhập của tài xế. “Doanh thu của mỗi chiếc VF e34 mỗi ngày không dưới 1,8 triệu đồng. Tài xế khi gặp nhau không hỏi doanh thu bao nhiêu nữa, họ giơ bàn tay lên, nói về việc tiền lương của mình được bao nhiêu”, vị lãnh đạo Lado Taxi nói.
Ngoài việc chất lượng xe điện làm hài lòng đông đảo khách hàng cùng chi phí sử dụng tiết kiệm, điều khiến ông Đồng ấn tượng là chất lượng hậu mãi. Ông kể, từng mua hàng nghìn xe xăng của các hãng nhưng chưa từng được hưởng chế độ hậu mãi “tốt khủng khiếp” như của VinFast và GSM.
Riêng về Lado Taxi, ông Đồng cho biết, hãng hiện đã chuyển đổi hơn 800 xe sang xe điện. Ông cam kết tới hết năm, Lado Taxi sẽ chuyển đổi sang taxi điện 100% với khoảng 1.100 xe.
Ông kêu gọi các hãng vận tải cũng chuyển đổi xanh. “Tôi vẫn nói vui với các doanh nghiệp là cứ chuyển đổi đi, lỗ tôi chịu vì tôi quá tự tin vào khả năng tiết kiệm chi phí của xe điện VinFast”, ông nói.
Ông Trần Bá Thắng mong muốn các doanh nghiệp cùng nhau chuyển đổi xanh để phát triển đất nước.
Đồng tình quan điểm trên, ông Trần Bá Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Nam Thắng cho biết, đơn vị ông đã có đội ngũ 800 xe điện hoạt động ở 4-5 tỉnh, thành phố. Lộ trình là tới hết năm, đội ngũ này sẽ tăng lên 999 xe. Vị lãnh đạo doanh nghiệp cũng lên tiếng mong các doanh nghiệp cùng nhau chuyển đổi xanh. Không chỉ giúp tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều người, việc chuyển đổi xanh theo ông còn góp phần giúp địa phương có thêm nền tảng xanh cũng như nhiều khoản thu để phát triển đất nước.
Về phần mình, ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc GSM Toàn cầu bày tỏ sự tự hào khi tại Việt Nam, các doanh nghiệp vận tải hành khách đang đoàn kết, chung tay cùng nhau chuyển đổi sang phương tiện xanh.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng Giám đốc GSM Toàn cầu bày tỏ sự tự hào khi các doanh nghiệp vận tải hành khách đang chung tay chuyển đổi sang phương tiện xanh.
Ông tổng kết về 3 giai đoạn của ngành vận tải Việt Nam. Một là giai đoạn những doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, đơn cử như Grab, Uber. Hai là giai đoạn khó khăn khi cả thị trường gặp phải dịch bệnh. Thứ ba và cũng là giai đoạn hiện tại là “bão xanh”.
Trong hai giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp vận tải trong nước khó thích ứng và thay đổi vì liên quan tới những doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, giai đoạn hiện tại rất khác khi VinFast, GSM và các doanh nghiệp đang tiên phong cùng chung tay liên kết, trở thành liên minh lớn hơn, rộng hơn, không chỉ một doanh nghiệp đứng lên mà là hàng chục, hàng trăm doanh nghiệp.
Tới hiện tại, ông Thanh tính toán trong năm nay có khoảng 10 hãng vận tải chuyển đổi hoàn toàn sang xe điện. Ông hy vọng trong năm 2025, con số này sẽ lên tới 40-50 hãng, qua đó giúp xe điện phủ xanh khắp các tỉnh, thành Việt Nam.
Lắng nghe những ý kiến của các hãng vận tải trong buổi gặp, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng bày tỏ mong muốn đồng hành và là đối tác của các doanh nghiệp để cùng phát triển, mang lại lợi ích chung.
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup nhấn mạnh mong muốn đồng hành và là đối tác của các doanh nghiệp để cùng phát triển, mang lại lợi ích chung.
Vị tỷ phú nhấn mạnh 2 mục tiêu lớn: “Một là xây dựng tương lai cho con em chúng ta, để các thế hệ sau có môi trường sống xanh, sạch, an toàn hơn. Hai là có một thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế. “VinFast có thể là thương hiệu đầu tiên nhưng từ sự truyền cảm hứng đó, chúng ta sẽ có hàng chục, hàng trăm thương hiệu khác. Đó cũng sẽ là niềm tự hào, là tương lai của con em chúng ta”.
Chỉ trong 1 ngày số iPhone 16 chính hãng bán tại Việt Nam lên đến 37.000 chiếc, với tổng doanh thu trên 1,1 nghìn tỷ đồng
Số iPhone 16 chính hãng bán tại Việt Nam riêng ngày 27/9 đạt 37.000 chiếc, phần lớn là dòng Pro giúp doanh thu vượt nghìn tỷ.
Nhận nhiều ý kiến trái chiều về các nâng cấp nhưng iPhone 16 vẫn đem đến doanh thu khổng lồ cho các hệ thống bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Dựa theo số lượng máy kích hoạt (active), đại diện một đơn vị nhập khẩu ước tính có ít nhất 37.000 chiếc iPhone 16 đã tới tay người dùng chỉ trong ngày đầu mở bán, đa số là iPhone 16 Pro Max và iPhone 16 Pro, với tổng doanh thu trên 1,1 nghìn tỷ đồng.
Những người đầu tiên sở hữu iPhone 16 hàng chính hãng tại Việt Nam. Ảnh: Quang Anh
Đại diện FPT Shop cho biết đã giao 10.000 máy trong ngày đầu, doanh thu 300 tỷ đồng. Mục tiêu của hệ thống là trả 20.000 máy đến khách hàng ngay trong tháng 9.
Đơn vị được đánh giá bán tốt nhất thị trường là Top Zone (Thế Giới Di Động) kích hoạt 3.000 máy ngay trong đêm mở bán và dự kiến trong tháng 9 giao 30.000 máy. Hệ thống chưa cung cấp số liệu của riêng ngày 27/9 nhưng ước tính trên 10.000 chiếc.
Các đại lý bán lẻ lớn khác như CellphoneS, Viettel Store, ShopDunk, Hoàng Hà Mobile xác nhận mức doanh số khả quan, từ 2.000 đến 7.000 máy trong ngày đầu.
Năm nay, tất cả hệ thống lớn đều mở bán iPhone 16 từ nửa đêm. Những người đặt trước sẽ được cửa hàng gọi điện thông báo và đăng ký nhận máy từ 0h ngày 27/9 nếu có nhu cầu. Ngay trong đêm, các hệ thống giao tổng cộng 10.000 máy tới tay người dùng.
Đại diện một đơn vị phân phối cho biết lượng hàng iPhone 16 được phân bổ cho thị trường Việt Nam đợt đầu tiên gần tương tự năm ngoái, tức khoảng 55.000-60.000 máy. Tính tới cuối tháng 10, tổng lượng máy có thể đạt 120.000 chiếc.
Trong đợt đầu, iPhone 16 Pro và 16 Pro Max chiếm tỷ trọng đặt hàng lớn nhất, đặc biệt là phiên bản titan sa mạc. Tỷ lệ mua dòng Pro tại các hệ thống thực tế tùy thuộc vào lượng máy được Apple phân bổ, nhưng đều ở mức cao, từ 60% đến 85%. Người dùng hiện có thể phải chi thêm 3-4 triệu đồng để sở hữu sớm bản màu vàng sa mạc trong khi các lựa chọn khác như đen, titan tự nhiên vẫn còn.
Người dùng nhận iPhone 16 Pro Max titan sa mạc lúc 0h30 ngày 27/9 tại một cửa hàng trên phố Hàng Bài (Hà Nội). Ảnh: Phương Đông
Năm nay, việc thay đổi kích cỡ màn hình, cũng như nâng cấp về cấu hình của iPhone 16 Pro được cho là đã tác động đáng kể đến lựa chọn của người dùng. Thay vì mua 16 Pro Max, nhiều người chuyển sang 16 Pro vì kích thước 6,3 inch không quá lớn, trong khi chip, camera tương tự bản Pro Max. CellphoneS xác nhận lượng đặt bản 16 Pro Max tại hệ thống giảm từ 70% xuống 60%, nhường chỗ cho 16 Pro, trong khi bản tiêu chuẩn iPhone 16 và 16 Plus chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong đợt đầu.
Các hệ thống chung nhận định thị hiếu người Việt với iPhone không thay đổi khi luôn ưa chuộng model đắt tiền hơn. Hai mẫu iPhone 16 và 16 Plus cơ bản được giới chuyên gia đánh giá cao với nhiều nâng cấp hấp dẫn nhưng chưa tăng trưởng như kỳ vọng.
Tại Việt Nam, iPhone 16 có giá khởi điểm 23 triệu cho dung lượng 128 GB, còn 16 Pro Max từ 35 triệu cho bộ nhớ 256 GB, cao nhất 47 triệu đồng cho bản 1 TB.
Bộ bốn iPhone 16 được Apple công bố ngày 9/9. Trong đó, iPhone 16 và 16 Plus thay đổi thiết kế camera, trang bị nút Action thay cho phím gạt chế độ âm lượng, camera chính nâng lên 48 megapixel. Hai mẫu Pro có màn hình lớn hơn trước 0,2 inch, camera góc siêu rộng nâng độ phân giải lên 48 megapixel. Cả bốn đều có nút chụp mới. Apple trang bị chip A18 cho iPhone 16 tiêu chuẩn và A18 Pro cho iPhone 16 dòng Pro.
Tin vui về siêu dự án 67,3 tỷ USD, dài 1.541km: Năng lực Việt Nam đủ sức làm chủ công nghệ 350km/h
Với tinh thần độc lập, tự lập tự cường và tự chủ, Bộ Chính trị quyết định không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc.
Việt Nam sẽ làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao
Vào chiều ngày 1/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã tổ chức buổi gặp mặt để thảo luận và cung cấp thông tin về dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Tại đây, nhiều vấn đề liên quan đến siêu dự án trị giá 67,34 tỷ USD, dài khoảng 1.541km của Việt Nam đã được làm sáng tỏ.
Về công nghệ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy khẳng định rằng Việt Nam sẽ tự chủ hoàn toàn trong xây dựng hạ tầng như cầu, đường, hầm và trong vận hành, bảo trì, sửa chữa. Quá trình triển khai sẽ tiếp tục nghiên cứu các yếu tố khác nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường, giúp đất nước bước vào một kỷ nguyên mới với sự tự tin.
Mặc dù dự án có quy mô lớn và tiến độ gấp rút, Thứ trưởng cho biết để giải quyết những thách thức này, cơ quan thực hiện sẽ hợp tác với các tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu trong nước lẫn quốc tế, đồng thời huy động cả hệ thống chính trị tham gia.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy chủ trì buổi gặp mặt, cung cấp thông tin cho báo chí. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh rằng kể cả khi có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, họ buộc phải sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mà Việt Nam có khả năng sản xuất, tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tham gia.
Bộ Giao thông Vận tải đánh giá rằng với năng lực hiện tại, Việt Nam có thể làm chủ công nghệ cho các dải tốc độ 250 km/h, 300 km/h, và 350 km/h tương đương nhau. Nghiên cứu cho thấy nếu được chuyển giao công nghệ và có các cơ chế chính sách phù hợp, Việt Nam có thể tự chủ trong xây dựng hạ tầng, vận hành và bảo trì, cũng như dần dần nội địa hóa sản xuất các linh kiện, phụ tùng thay thế.
Ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chuyên gia Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao, nhận định rằng việc chuyển giao và phát triển công nghệ là một vấn đề trọng yếu.
“Công nghệ đường sắt tại Việt Nam chưa phát triển do nhu cầu thấp, khiến các doanh nghiệp ít quan tâm đến việc nghiên cứu và đầu tư”, ông Đông nhấn mạnh và khẳng định nhu cầu về đường sắt cần được Nhà nước đưa ra, vì nhu cầu từ xã hội không đủ lớn.
Khi có nhu cầu cao, các doanh nghiệp sẽ có động lực nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất toa xe đường sắt tốc độ cao. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần thông qua cơ chế đặt hàng.
Việc điều hành đường sắt tốc độ cao không phải là vấn đề phức tạp, chỉ cần tiếp cận được công nghệ. Tuy nhiên, điều này cần phải được nghiên cứu sâu hơn để đánh giá đầy đủ.
Sẽ không không vay vốn nước ngoài cho dự án này
Theo báo cáo tiền khả thi của Bộ Giao thông Vận tải, tổng mức đầu tư cho dự án đường sắt tốc độ cao lên tới hơn 67 tỷ USD, dự kiến sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, được bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Thời gian phân bổ vốn kéo dài trong khoảng 12 năm, với trung bình mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD.
Ông Nguyễn Ngọc Đông cho biết, theo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, việc phát triển đường sắt tốc độ cao và hạ tầng giao thông vận tải nói chung là trách nhiệm của Nhà nước, do đó đầu tư công sẽ là phương thức chính trong quá trình phát triển đường sắt tốc độ cao.
Ông Nguyễn Ngọc Đông - Nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, chuyên gia Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao cung cấp thông tin tới báo chí. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản
Về khả năng hoàn vốn, không thể hoàn vốn riêng cho dự án này, nhưng có thể thu lại từ hiệu ứng lan tỏa của sự phát triển kinh tế - xã hội và tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Đây cũng là cách tiếp cận mà các nước trên thế giới áp dụng. Vì vậy, phương án tài chính cho toàn bộ dự án sẽ có thâm hụt, không thể đạt điểm hòa vốn.
Khi tách riêng phần trang thiết bị để tổ chức vận tải khai thác (khoảng 20% chi phí) thì có thể thu hồi vốn. Trên thế giới, hạ tầng được Nhà nước đảm trách, trong khi phần trang thiết bị vận hành thường do tư nhân tham gia và họ thu hồi vốn từ việc khai thác.
Trả lời về nguồn lực đầu tư, ông Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XIV, cho biết theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, thời điểm hiện tại là thích hợp để triển khai đường sắt tốc độ cao khi GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD và dự kiến sẽ tăng lên 7.500 USD vào năm 2030.
Quy mô nền kinh tế năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010, và nợ công đã giảm xuống mức thấp, chỉ khoảng 37% GDP. Dự kiến, khi bắt đầu xây dựng đường sắt tốc độ cao vào năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ tăng lên khoảng 564 tỷ USD, do đó nguồn lực tài chính để đầu tư sẽ không còn là trở ngại lớn.
Ông Phúc cũng khẳng định rằng Trung ương và Chính phủ đã quyết định đầu tư công, và không cần lo ngại về “bẫy nợ”. Việt Nam có thể huy động vốn từ ngân sách, trái phiếu chính phủ, vốn địa phương và các nguồn vốn khác của Nhà nước.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy nhấn mạnh với tinh thần tự chủ, độc lập và tự cường, Việt Nam sẽ không phụ thuộc vào nguồn vay nước ngoài, vì vay bất kỳ quốc gia nào đều sẽ đi kèm với các ràng buộc.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy. Ảnh: Báo Giao thông
Giải thích thêm về việc huy động vốn cho dự án, ông Huy cho rằng, theo Luật Đầu tư công, dự án sẽ sử dụng 100% vốn ngân sách, và theo Luật Ngân sách nhà nước, có nhiều nguồn vốn có thể cân đối thu chi. Nếu thu chưa đủ, có thể phát hành trái phiếu trong nước hoặc vay vốn từ nước ngoài, nhưng vay nước ngoài phải đi kèm với điều kiện ưu đãi và yêu cầu chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
Về tác động của dự án đến các nguồn vốn đầu tư khác, Thứ trưởng Huy khẳng định đây là công trình thể hiện quyết tâm chính trị lớn của Đảng, là một dự án động lực cần được ưu tiên về nguồn lực đầu tư. Bộ Giao thông Vận tải đang tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan để nhận diện rõ hơn các vấn đề và đảm bảo tính khả thi của dự án.
Công ty tài chính, chứng khoán đối diện với rủi ro lớn về an ninh mạng
Các công ty tài chính, công ty chứng khoán đang đối diện với những thách thức, rủi ro như an ninh mạng, nợ xấu…
Ngày 2.10, Vietnam Report công bố danh sách top 10 công ty uy tín ngành tài chính năm 2024, bao gồm nhóm công ty chứng khoán như SSI, chứng khoán Kỹ thương, VPS, HSC, VNDIRECT… và nhóm công ty tài chính như FE Credict, Home Credit, EVN Finance…
Sau năm 2023 đầy khó khăn, trong 6 tháng đầu năm 2024, nhóm doanh nghiệp tài chính nói chung đã có sự hồi phục. Thống kê đối với nhóm 20 công ty chứng khoán lớn nhất có tổng lợi nhuận sau thuế đã ngang bằng với tổng lợi nhuận trước thuế cả năm 2022 và gần 75% số tương ứng năm 2023; tổng tài sản tăng 18,4% so với đầu năm. Đối với các công ty tài chính, hiện có 16 đơn vị đang được cấp phép hoạt động. Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tài sản các công ty tài chính đạt 303.000 tỉ đồng. Đây là con số còn nhỏ so với hơn 18,18 triệu tỉ đồng của nhóm ngân hàng thương mại Việt Nam.
Các công ty chứng khoán đối diện với thách thức hàng đầu là an ninh mạng
ẢNH: M.P
Theo khảo sát của Vietnam Report, ngành tài chính đang đối diện 4 thách thức. Trong đó, dẫn đầu là rủi ro công nghệ như an ninh mạng, rò rỉ dữ liệu, tội phạm tài chính gia tăng. Kế đến là nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống; thị trường yêu cầu các sản phẩm tài chính chất lượng hơn và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành.
An ninh mạng đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đối với các công ty chứng khoán. Các công ty chứng khoán thường lưu trữ và xử lý lượng lớn thông tin nhạy cảm như dữ liệu khách hàng, giao dịch tài chính và thông tin chiến lược đầu tư. Điều này khiến họ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng nhằm đánh cắp dữ liệu, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hoặc thậm chí phá hoại hệ thống giao dịch. Rủi ro an ninh mạng không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng. Trong năm 2024, sự việc tiêu biểu là chứng khoán VNDIRECT đã bị tấn công bởi mã độc ransomware - loại phần mềm độc hại được thiết kế để mã hóa dữ liệu trên hệ thống và đòi tiền chuộc để giải mã. Sự việc trên đã khiến hoạt động giao dịch bị tê liệt hoàn toàn trong gần 10 ngày, tuy tài sản của khách hàng vẫn được đảm bảo nhưng sự việc trên cũng để lại hậu quả vô cùng nặng nề trong tâm lý nhà đầu tư.
Cũng từ đây, những yêu cầu cao hơn đối với tính bảo mật của hệ thống giao dịch cần được đảm bảo. Hai phần ba số công ty chứng khoán trả lời khảo sát của Vietnam Report đang có kế hoạch tăng 6 - 14% ngân sách cho chương trình bảo mật và an ninh mạng trong 3 năm tới, một phần ba trong số đó lên kế hoạch tăng chi ngân sách trên 10%…
Hơn 23.000 người đang tranh cãi cực căng: “Lương 10 triệu, thuê trọ giá rẻ để tiết kiệm hay thuê chung cư 6 triệu để nâng cao mức sống?”
Đây là câu hỏi đang khiến hơn 23.000 người tranh cãi trên nền tảng MXH Threads.
Với những người chưa mua được nhà, đang phải đi thuê nhà để ở, khỏi cần nói cũng biết tiền thuê nhà chính là một trong những khoản chi tốn kém nhất. Giá BĐS đang tăng chóng mặt khiến giá thuê nhà cũng tăng lên đáng kể.
Trong bối cảnh ấy, hẳn nhiều người sẽ tìm đủ cách để cắt giảm khoản tiền thuê nhà. Người dạt ra vùng ven, người kiếm bạn ở ghép, tất cả chỉ vì một mục đích: Tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy.
Tuy nhiên mới đây, câu hỏi của một cô gái về việc nên chi bao nhiêu tiền để thuê nhà lại khiến không ít người “ngơ ngác, bật ngửa”.
Ví dụ lương 10 triệu, thì nên thuê nhà trọ giá rẻ (khoảng 2-3 triệu) để tiết kiệm chi phí, hay thuê chung cư 6 triệu để nâng cao mức sống?
Giả thuyết mà cô bạn này đưa ra đang chia CĐM thành 2 phe ở 2 “chiến tuyến” đối ngược hoàn toàn.
“Thuê trọ giá rẻ, lụp xụp xong suốt ngày đi cà phê làm việc, đi ăn ngoài thì thà chi tiền thuê chỗ ở chỉn chu còn hơn”
Đây là quan điểm của những người ủng hộ việc dành 6 triệu/10 triệu tiền lương để thuê nhà. Thực ra, suy nghĩ của họ cũng không hẳn là vô nghĩa. Phòng trọ giá rẻ, đương nhiên không thể thoáng đãng, đẹp bằng những phòng trọ có giá trung bình - cao.
Ở mãi trong một không chật hẹp, bí bách không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn dìm cả tâm trạng xuống. Tiết kiệm được “vài đồng” tiền thuê nhà, nhưng lại tốn bộn tiền chi phí đi cà phê làm việc, đặt đồ ăn ngoài, đến cuối cùng, cũng chẳng tiết kiệm hơn là mấy?
Không gian sống là đầu mục đáng để đầu tư, không nên tiếc tiền
“Chất lượng nơi ở ảnh hưởng đến chất lượng công việc và sức khỏe của bản thân lắm”
Thuê nhà đắt hay rẻ so với thu nhập, thực ra, là sự đánh đổi của mỗi cá nhân. Chưa kể, đó cũng là một phần động lực để họ chăm chỉ cày cuốc, kiếm tiền, vì nếu không thì lấy tiền đâu ra mà trả tiền thuê nhà?
Tựu trung lại, cái lý của hội những người ủng hộ việc chi tới 60% tiền lương để thuê nhà có thể gói gọn trong 2 gạch đầu dòng dưới đây:
Đi làm đã mệt rồi, tối về mà nơi ăn chốn ở còn chẳng chỉn chu thì stress gấp bội. Đặc biệt là với những người đang làm freelancer - phần lớn thời gian làm việc là ở nhà, thì việc chi tiền cho một không gian sống chỉn chu lại càng quan trọng.
Thuê nhà đẹp, giá cao đồng nghĩa với việc phải hạn chế tụ tập, ăn uống bên ngoài; thay vì đi cà phê làm việc thì ở nhà làm việc. “Cắt” đúng việc, chi đúng thứ, thế mới là thông minh.
“Lương 10 triệu mà thuê nhà hết 6 triệu thì là đang giảm mức sống, chứ nâng cao chỗ nào?”
Đây là quan điểm của những người không ủng hộ việc dành tới 60% tiền lương cho việc thuê nhà. Đành rằng không gian sống ảnh hưởng tới tâm trạng, sức khỏe và cả hiệu suất công việc, nhưng nếu hiện tại cứ tập trung dồn hết tiền để thuê nhà mà bỏ qua việc tiết kiệm, rõ ràng, mục tiêu mua nhà là quá xa vời. Chưa kể, nếu cuộc sống có biến cố, có việc đột xuất cần tiền, thì sao?
Đầu tư hết tiền để thuê nhà đẹp thì biết bao giờ mới có tiền mua được nhà?
Lương 10 triệu, dành 6 triệu thuê nhà, thì liệu 4 triệu có đủ trang trải tiền ăn, xăng xe,…?
Chi tới 60% lương để thuê nhà là sống hưởng thụ mà không biết nghĩ cho tương lai?
Ngắn gọn, súc tích!
Công tâm mà nói, những người không ủng hộ việc chi tới 60% lương để thuê nhà cũng có cái lý riêng của họ. Không phải tự nhiên mà các chuyên gia lại khuyên mọi người chỉ nên dành tối đa 30% thu nhập cho việc thuê nhà, vì phải như vậy, họ mới có thể tiết kiệm và xây dựng quỹ dự phòng.
Không muốn cắt giảm chi phí thuê nhà nhưng vẫn muốn tiết kiệm, có cách nào không?
Cách tiết kiệm thì không bao giờ là không có, vấn đề chỉ là bạn có sẵn sàng “ép” bản thân vào khuôn khổ để tiết kiệm hay không mà thôi.
1 - Hạn chế mua sắm
Mặc lại quần áo cũ không phải là điều hệ trọng đến mức có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc. Không những thế, nó còn giúp bạn tiết kiệm khối tiền. Ngân sách có hạn, đã chấp nhận đầu tư cho không gian sống mà vẫn muốn tiết kiệm, hiển nhiên là chúng ta phải cắt giảm các nhu cầu không cần thiết. Shopping online là một trong số đó.
Nếu vẫn còn quần áo để mặc, giày dép để đi, đừng mua mới. Mỗi khi lướt mạng mà thấy một món đồ “on trend” quá, thay vì chuyển khoản thanh toán để chốt đơn luôn, hãy thử chuyển số tiền tương ứng vào tài khoản tiết kiệm. Đến cuối tháng nhìn lại, có thể bạn sẽ thấy bất ngờ luôn đấy.
2 - Bớt ra quán cà phê để làm việc
Ra quán cà phê ngồi làm việc là thói quen của không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ đang làm việc tự do. Nhưng đặt trong bối cảnh bạn đã đang chi 1/3 tháng lương cho chi phí thuê nhà, thì chuyện tốn thêm tiền - dù ít, chỉ để có hứng làm việc cũng là điều không nên.
Ảnh minh họa
Thay vì ra quán cà phê, tự bật nhạc, bật tiếng ồn trắng ở nhà là cũng đủ để tạo cảm hứng làm việc rồi. Chứ nếu đã chi kha khá tiền thuê nhà rộng, nhà đẹp mà vẫn phải đi cà phê mới làm được việc, như vậy rõ ràng là chưa tối ưu tiền thuê nhà rồi.
3 - Tự nấu ăn tại nhà
Mua thực phẩm, nấu nướng đúng theo nhu cầu, sức ăn để tránh lãng phí, làm được như vậy, việc tự nấu ăn tại nhà chắc chắn sẽ đỡ tốn kém hơn là đặt đồ ăn qua app hoặc đi ăn ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nghĩ tới việc nhờ bố mẹ ở quê mua thịt thà, rau củ và mang ra thành phố. Giá thực phẩm ở quê thường rẻ hơn ở các thành phố lớn.
Tự doanh CTCK mua ròng đột biến gần 1.200 tỷ trong phiên 2/10
Cổ phiếu ngân hàng được tự doanh CTCK gom mạnh.
Thị trường chứng khoán diễn biến kém sắc trong phiên 2/10. VN-Index đóng cửa giảm 4,36 điểm xuống 1.287,84 điểm. Điểm sáng thuộc về giao dịch khối ngoại khi nhóm này tiếp đà mua ròng 240 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Tự doanh CTCK ghi nhận mua ròng 1.182 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Trên sàn HoSE, tự doanh CTCK mua ròng 1.117 tỷ đồng, trong đó mua ròng 260 tỷ đồng trên kênh khớp lệnh cộng và mua ròng 857 tỷ đồng tại kênh thoả thuận.
Cụ thể, giao dịch của các CTCK mua ròng 203 tỷ tại cổ phiếu ngân hàng MBB. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như HPG, VPB, VNM… cũng được mua ròng trong phiên 2/10.
Ngược lại, nhóm CTCK bán ròng mạnh nhất tại ACB và MSN với giá trị lần lượt là 80 tỷ và 27 tỷ. Các cổ phiếu bị bán ròng trong phiên hôm nay còn có PDR, FTS, VCB…
Trên HNX, tự doanh CTCK mua ròng 52 tỷ đồng trong đó IDC được mua ròng hơn 57 tỷ, ngược lại MBS bị bán ròng gần 5 tỷ.
Trên UPCoM, tự doanh CTCK mua ròng 13 tỷ, với giao dịch đột biến tại BSR khi mua ròng 49 tỷ, ngược lại VCR bị bán ròng 36 tỷ.
Trung Quốc nới lỏng hạn chế mua nhà, khách hàng nóng lòng kéo đến showroom từ nửa đêm
Các đô thị hàng đầu Trung Quốc vừa nới lỏng nhiều hạn chế mua nhà theo lời kêu gọi của chính phủ. Tâm lý của người mua nhà đã khởi sắc đi lên.
Khách mua nhà xem xét mô hình của một dự án bất động sản tại Trung Quốc. (Ảnh: VCG).
Nhu cầu tăng rõ rệt
Vào 23h12 ngày 29/9, Thâm Quyến - thành phố đắt đỏ bậc nhất Trung Quốc - đã nới lỏng các quy định đối với người mua nhà. Chưa đầy một giờ sau, nhóm khách hàng tiềm năng đầu tiên đã có mặt tại trung tâm bán hàng cho một dự án ngoại ô của nhà phát triển bất động sản Excellence Group.
Nhân viên môi giới họ Zhao của Excellence nói với Bloomberg: “May là chúng tôi đã sắp xếp một số nhân viên ở lại trực tại showroom. Chúng tôi đã làm việc thâu đêm”.
Quảng Châu là thành phố cấp một đầu tiên dỡ bỏ toàn bộ hạn chế về nhà đất. Chính quyền địa phương cho biết họ sẽ ngừng đánh giá hồ sơ của người mua nhà và không còn giới hạn số lượng nhà mà một người sở hữu.
Thượng Hải và Thâm Quyến sẽ mở rộng đối tượng được phép mua nhà dân cư ở ngoại ô và cho phép một số đối tượng được mua thêm nhà. Đến ngày 30/9, Bắc Kinh cũng nới lỏng điều kiện để những người không cư trú mua nhà ở thủ đô.
Tâm lý phấn khích bùng nổ sau khi các thành phố cấp một của Trung Quốc tiếp tục nới lỏng hạn chế mua nhà theo lời kêu gọi củng cố thị trường bất động sản của chính phủ. Các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng sự phục hồi tại các siêu đô thị sẽ lan rộng ra toàn quốc, khôi phục niềm tin vào nền kinh tế thứ hai thế giới.
Giống Excellence, các công ty bất động sản khác cũng cảm thấy sự quan tâm của người mua. Theo nhiều nhân viên môi giới ở Thượng Hải, một số khách hàng có ý định huỷ chuyến du lịch trong dịp nghỉ lễ quốc khánh để đi xem nhà.
Truyền thông địa phương đưa tin một số dự án ở Bắc Kinh đã hủy kế hoạch giảm giá nhà mà họ dự định sẽ triển khai trong kỳ nghỉ lễ.
Cổ phiếu các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc trên sàn Hong Kong tăng kỷ lục trong phiên 2/10, kéo dài đà tăng bắt đầu từ tuần trước sau khi chính phủ tung gói kích thích lớn.
Tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường chứng khoán đảo chiều, làm dấy lên hy vọng rằng cuối cùng cú “rơi tự do” của thị trường bất động sản sắp dừng lại.
Tác động tiêu cực
Rắc rối nghiêm trọng của thị trường nhà đất Trung Quốc được thể hiện bằng doanh số bán nhà của 100 doanh nghiệp lớn nhất đất nước. Theo số liệu của China Real Estate Information, doanh số tháng 9 sụt 37,7% so với một năm trước, trầm trọng hơn mức giảm 26,8% của tháng 8.
Các chuyên gia kinh tế cảnh báo Trung Quốc có thể sẽ bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2024. Giới chức Bắc Kinh được cho là đang phản ứng với lời cảnh báo đó. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ liệu các chính sách mới có đủ sức triệt tiêu áp lực giảm phát dài hạn của Trung Quốc hay không.
Việc nới lỏng hạn chế mua nhà tại các đô thị lớn có thể gây rắc rối cho những thành phố nhỏ. Nhiều thành phố nhỏ đã dùng hết công cụ chính sách, giữa lúc đó thì sự chú ý của người mua lại đang chuyển sang các vị trí đắc địa.
Nhà phân tích Kristy Hung của Bloomberg Intelligence bình luận: “Gói kích thích mới nhất có thể châm ngòi cho một cuộc phục hồi ngắn hạn giống như những đợt hỗ trợ trước đó. Nó có thể ngừng đà giảm giá bất động sản tại các thành phố cấp một nhưng nhiều khả năng sẽ không thể tác động đến các thành phố nhỏ hơn”.
Bà Zerlina Zeng, nhà phân tích cấp cao tại CreditSights, chỉ ra: “Tình trạng tồn kho nhà ở cao, đặc biệt là tại các thành phố nhỏ và cấp thấp, vẫn chưa được giải quyết. Các thành phố nhỏ sẽ càng khó thu hút người mua nhà và giá nhà sẽ phải chịu áp lực suy giảm kéo dài".
Giới phân tích ước tính Trung Quốc cần 1.000 - 5.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 142 - 712 tỷ USD) để mua nhà ế từ các công ty phát triển bất động sản và chuyển chúng thành nhà ở xã hội.
Chưa kể, người mua vẫn còn lo ngại rằng các nhà phát triển bất động sản cạn tiền sẽ không thể bàn giao nhà. Ít nhất 48 triệu căn nhà được bán trước khi hoàn thiện vẫn còn dở dang, theo Bloomberg Intelligence. Do vậy, nhiều người tập trung vào các căn nhà cũ hoặc đã xây xong.
Bitexco thừa nhận đã nhận hơn 15.700 tỷ từ bà Trương Mỹ Lan
Tại phiên tòa ngày 1/10, bà Trương Mỹ Lan tiếp tục đề nghị dùng các tài sản bị thu giữ trong vụ án liên quan kèm theo Kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) của bà và các công ty con thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát để khắc phục hậu quả vụ án.
Trả lời Luật sư Phan Trung Hoài, bà Trương Mỹ Lan đồng ý tất cả các tài sản sẽ được ưu tiên thi hành cho các bị hại như Bản án giai đoạn 1 đã kết luận. Về nguồn tiền, nguồn tài sản để khắc phục hậu quả vụ án, bà Lan cho rằng toàn bộ tài sản đã bị kê biên, thu giữ, nộp lại trong cả hai giai đoạn.
Về cách xử lý tài sản để khắc phục hậu quả, bà Lan đề nghị Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo chức năng, thẩm quyền để sớm thu hồi tiền trả lại cho bị hại.
Liên quan đến dự án Khu Tứ giác Bến Thành của nhóm Bitexco, bà Lan cho biết bà có thỏa thuận miệng với chủ tịch Tập đoàn Bitexco về việc bà sẽ tìm đối tác chuyển nhượng dự án với giá 22.000 tỷ đồng. Trong đó, bà Lan đã nhiều lần chuyển cho Bitexco số tiền 7.000 tỷ đồng.
“Sau này bị cáo có nói với anh Hội (ông Vũ Quang Hội, chủ tịch Tập đoàn Bitexco) là nếu bán dự án cho ai thì bị cáo xin lại 7.000 tỷ đồng và 30% giá trị của 7.000 tỷ đồng”, bà Lan khai tại tòa.
Khu tứ giác Bến Thành do Công ty TNHH Saigon Glory, công ty con của Tập đoàn Bitexco, làm chủ đầu tư. (Ảnh tư liệu: Trường Nguyên).
Chủ tọa phiên tòa đã tiến hành xét hỏi đại diện Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco. Công ty Bitexco thừa nhận có nhận 15.712 tỷ đồng từ bà Trương Mỹ Lan để thực hiện dự án khu tứ giác Bến Thành, mục đích để triển khai dự án, hiện đã hòa nhập dòng tiền này vào hoạt động của tập đoàn.
Tập đoàn Bitexco dùng số tiền 15.712 tỷ đồng trên để trực tiếp thanh toán hoặc chuyển cho công ty con trong tập đoàn để hoàn trả các khoản vay ngân hàng, công nợ với nhà thầu, nhà cung cấp, đơn vị tư vấn của Bitexco và các công ty con đã phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng Khu tứ giác Bến Thành và một số dự án khác trong Tập đoàn Bitexco. Ngoài ra, tập đoàn còn chi cho hoạt động, chi đầu tư, chi phí quản lý chung của tập đoàn và các công ty con.
Công ty Bitexco có ý kiến không thu hồi số tiền 15.712 tỷ đồng vì đây là quan hệ dân sự giữa các bên. Bitexco nhận số tiền nêu trên một cách hợp pháp và hoàn toàn không biết số tiền này có liên quan đến vụ án hay không.
Trong diễn biến mới nhất, Bitexco đã ra thông báo sẽ chuyển nhượng 100% vốn góp tại Saigon Glory, chủ đầu tư Khu tứ giác Bến Thành cho Công ty TNHH Bất động sản Phương Đông Hà Nội, đơn vị thuộc Tập đoàn Masterise, mặc dù trước đó nhóm Bitexco đã mất quyền kiểm soát tại công ty dự án này.
Thời của Việt Nam đã đến: Nhà máy Apple từ Trung Quốc ào ạt chuyển về, công nhân giờ được “quý hơn vàng”
Hàng loạt nhà máy của Apple chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam đặt ra nhu cầu tuyển dụng công nhân lớn chưa từng có.
Đi làm còn được thưởng tiền
Đối với các nhà cung ứng của Apple ở Việt Nam, cuối hè là mùa tuyển dụng. Trong những tháng trước khi bước vào dịp mua sắm cuối năm, các công ty như Luxshare và Foxconn cố gắng lấp đầy hàng nghìn công việc lắp ráp cố định và tạm thời, phục vụ cho việc sản xuất các thiết bị như AirPods và iPad.
Cạnh tranh cho những công việc này từng rất khốc liệt. Nhưng trong vài năm trở lại đây, khi ngày càng nhiều nhà sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, quyền lựa chọn đã thuộc về tay người lao động.
“Có nhiều nhà máy cạnh tranh chỉ để có được một nhóm công nhân, và rất nhiều nhà máy phải tăng thêm phúc lợi cũng như tìm cách thu hút”, Tống Diệp Anh, giám đốc tiếp thị tại Việc 3 Miền, công ty tuyển dụng cho các nhà sản xuất của Apple, chia sẻ với Rest of World.
“Trước đây, khi nhu cầu tìm việc làm cao, công nhân phải trả tiền để có việc làm. Bây giờ thị trường việc làm bão hòa, công nhân được chọn lựa”.
Trên TikTok và Facebook, các nhà sản xuất và nhà tuyển dụng cố gắng thu hút sự chú ý của những người lao động tiềm năng bằng cách đăng video và tổ chức các buổi phát trực tiếp hàng ngày về công việc mà họ mang đến. Một số hứa hẹn mức lương hàng tháng lên tới 12 triệu đồng, cộng với tiền thưởng khi ký hợp đồng.
“Bạn tự mình đến hay được giới thiệu?”, người tuyển dụng hỏi ứng viên xin việc tại Foxconn trong một video đăng trên TikTok.
“Tôi tự đến”, người công nhân nói. “Được, công ty sẽ thưởng cho anh 500.000 đồng”, người chủ phát nói thêm rằng khoản tiền thưởng này sẽ dành cho những ai nộp đơn trong hai tháng tới. “Mỗi công nhân mà anh chị em, bạn bè giới thiệu cũng sẽ được thưởng 500.000 đồng”.
Chỉ riêng năm ngoái, sự suy thoái trong ngành sản xuất điện tử đã khiến hàng chục nghìn công nhân mất việc. Tuy nhiên, theo dữ liệu từ S&P Global, quý 2 năm 2024 đã chứng kiến mức tăng mạnh nhất về đơn đặt hàng cho các nhà sản xuất Việt Nam trong hơn một thập kỷ.
“Hiện tại những người lao động này, đặc biệt là người trẻ, đã có công việc khác, không dễ để đưa họ trở lại làm việc trong các nhà máy với những công việc đơn giản và khá nhàm chán cùng giờ làm việc kéo dài,” David Yuen-Tung Chan, nhà nghiên cứu tại Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, nói với Rest of World.
“Họ giờ có ý thức tốt hơn về cách lựa chọn nhà máy. Đó có thể là một tín hiệu tốt để ngành công nghiệp chăm chút cho môi trường làm việc nhằm thu hút người lao động.”
Việt Nam là địa điểm phổ biến nhất đối với các nhà sản xuất công nghệ muốn đa dạng hóa khỏi Trung Quốc để tránh áp lực từ Mỹ. Việt Nam ghi nhận đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn vào các dự án mới và mở rộng trong các lĩnh vực bán dẫn, năng lượng, sản xuất linh kiện và điện tử trong tám tháng đầu năm nay.
Các nhà cung ứng của Apple và các đối tác liên quan đã tăng đáng kể sự hiện diện tại Việt Nam, với Luxshare, Foxconn và Goertek đều mở các nhà máy mới. Năm 2015, Việt Nam chỉ có tám nhà cung cấp của Apple; đến năm 2023, con số này đã lên 35 nhà cung cấp lắp ráp AirPods, iPad và MacBook.
Một trong những lợi thế chính của Việt Nam đối với các nhà sản xuất công nghệ là lực lượng lao động tương đối rẻ và dồi dào. Chi phí nhân lực tại Việt Nam hiện tại vẫn thấp hơn một nửa so với Trung Quốc.
Tuyển dụng kiểu mới
Luxshare, công ty mở rộng sản xuất tại Nghệ An trong năm nay, đang gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Vào tháng 3, Luxshare đã đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ tuyển dụng 1.500 lao động mỗi tháng. Chính quyền đã kêu gọi các trường đại học và trường dạy nghề địa phương cung cấp thực tập sinh và lao động cho công ty.
Ba tháng sau, tài khoản TikTok của Luxshare đăng video thông báo họ sẽ tăng phần thưởng cho những nhân viên giới thiệu thành công người lao động mới từ 1 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng nếu người mới được tuyển dụng ở lại làm trong 60 ngày.
Video đưa ra các mẹo về cách tìm kiếm ứng viên tiềm năng, như đăng bài trên mạng xã hội, phát tờ rơi và khai thác mạng lưới cá nhân. Luxshare quảng cáo rằng “ngôi sao tuyển dụng” hàng đầu của họ đã giới thiệu thành công 37 người.
Vương Văn Hùng, nhân viên bảo vệ 25 tuổi làm việc tại một cơ sở của Luxshare ở Bắc Giang, đã đưa giới thiệu việc làm lên một tầm cao mới.
Trên tài khoản TikTok cá nhân, anh đăng các video về cuộc sống thường ngày khi làm việc ở nhà máy, bao gồm cả chuyến tham quan khu ký túc xá của công ty được trang bị bàn bóng bàn và bàn bi-a, phòng tập thể dục và phòng chơi game.
“Nếu chưa có việc làm, hãy liên hệ với tôi. Tôi sẽ giúp bạn từ A đến Z”, anh nói với gần 14.000 người theo dõi. Đối với mỗi người được nhận vào, Luxshare hứa sẽ trả cho anh 5 triệu đồng.
Nguyễn Quang Nghiêm, quản lý tại Tri Thức Việt, công ty tuyển dụng có trụ sở tại trung tâm sản xuất của Bắc Ninh, nói với Rest of World rằng công ty của ông đã tập trung nhiều hơn vào mạng xã hội. Nếu “không đầu tư vào TikTok, không thể tìm được người lao động”, ông nói.
Tri Thức Việt điều hành nhiều tài khoản TikTok phổ biến. Chiến lược của công ty là cung cấp nhiều quyền lợi hơn, hoàn trả chi phí đi lại đến buổi phỏng vấn. Công ty cũng có những hỗ trợ khác biệt như cung cấp chỗ ở miễn phí cho người lao động tại ký túc xá.
Việc 3 Miền tặng cho người nộp đơn phần thưởng tiền mặt và quà tặng như ô và chăn. “Chúng tôi cung cấp dịch vụ vận chuyển với không gian chờ mát mẻ, chúng tôi cũng quan tâm mỗi khi họ lo lắng”, Diệp Anh cho biết.
Trong tám tháng đầu năm 2024, Trung Quốc đứng đầu về số lượng dự án FDI mới đăng ký tại Việt Nam, chiếm gần 30%. Nhưng các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải vật lộn để tìm kiếm các kỹ thuật viên lành nghề biết nói tiếng Quan Thoại, theo công ty tuyển dụng Navigos Search.
Pegatron, công ty có một nhà máy tại Hải Phòng, cung cấp trợ cấp cho những công nhân học tiếng Trung. Các buổi tuyển dụng trực tiếp của Foxconn trên TikTok đôi khi bao gồm các bài giới thiệu trực tiếp đến những công nhân nói tiếng Trung.
Đó là cách Dương Quang Khánh, 21 tuổi, tìm được việc làm tại Foxconn vào tháng 9 tại Bắc Giang. “Tôi thấy họ có khá nhiều chính sách phát triển nghề nghiệp cho nhân viên, như gửi sang Trung Quốc để đào tạo”, sinh viên mới tốt nghiệp, người đang học tiếng Quan Thoại, nói với Rest of World .
Hùng, nhà tuyển dụng TikTok cho Luxshare, cho biết anh đã nói chuyện với hơn 100 ứng viên tiềm năng và kết luận rằng người lao động quan tâm nhất đến mức lương và môi trường làm việc.
“Người lao động giờ có quá nhiều sự lựa chọn. Nhiều người gia nhập công ty, nhiều người cũng rời đi. Họ nhảy qua lại giữa Luxshare, Foxconn và các công ty khác”.
Lãnh đạo Nvidia: “Cam kết đưa Việt Nam trở thành ngôi nhà thứ hai của Nvidia ở châu Á”
Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) đã Khai mạc Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 và Lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
Sự kiện đánh dấu hành trình chuyển đổi mạnh mẽ của NIC trong 5 năm qua, thể hiện “Khát vọng - Tiên phong - Bứt phá” và khẳng định vai trò quan trọng trong việc nâng tầm hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia.
Innovate Viet Nam 2024 cũng diễn ra đúng dịp kỷ niệm một năm khánh thành NIC Hòa Lạc - một biểu tượng cho sứ mệnh hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo, tạo nên các giá trị đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp vươn xa và mở ra một không gian đổi mới sáng tạo lớn nhất Việt Nam.
Phát biểu khai mạc tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ: “Ngày 02/10/2019, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ thành lập với sứ mệnh là hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam, nhanh chóng nắm bắt thời cơ ngàn năm có một của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để Việt Nam bứt phá vươn lên.
Để hiện thực hóa sứ mệnh này, thời gian qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chỉ đạo NIC vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, tập trung triển khai 09 ngành lĩnh vực công nghệ trọng tâm đóng vai trò cốt lõi cho sự phát triển của thế giới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo NIC tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ được giao, phát huy vai trò là trung tâm đổi mới sáng tạo của Quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Châu Á vào năm 2045”
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc NIC khẳng định: “Đổi mới sáng tạo chính là động lực để cách mạng hóa mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Lễ kỷ niệm 5 năm của chúng tôi không chỉ là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được mà còn là bước đệm để tạo ra những đột phá trong tương lai, định hình nên bức tranh công nghệ của Việt Nam.”
Trong 5 năm qua, NIC đã và đang tạo ra một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp, startup và nhà nghiên cứu phát triển và ứng dụng những công nghệ tiên tiến. NIC phát huy mạnh mẽ vai trò kết nối và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đặc biệt là hệ sinh thái AI và bán dẫn cũng như vận hành và phát triển Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam. Không chỉ vậy, NIC tích cực thúc đẩy cơ chế hợp tác thực chất giữa Nhà nước – Nhà trường – Nhà doanh nghiệp, trong đó Nhà nước đóng vai trò trung tâm, kết nối nguồn lực, xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển chung, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đặc biệt là các startup trong các giai đoạn phát triển.
Để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, NIC triển khai nhiều chương trình đa dạng, bao gồm trao học bổng, chương trình đào tạo, và các sự kiện kết nối với sự tham gia của nhiều đối tác trong nước và quốc tế, đặc biệt là hai ngành công nghiệp bán dẫn và AI theo chủ trương của Chính phủ. Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới là chỉ số Nhập khẩu công nghệ cao, Xuất khẩu công nghệ cao và Xuất khẩu hàng hóa sáng tạo.
Đáng chú ý, những tên tuổi hàng đầu trong làng công nghệ gồm Ngài Nick Clegg - Chủ tịch Tập đoàn Meta phụ trách các vấn đề toàn cầu, ông Raymond Teh - Phó Chủ tịch cấp cao toàn cầu Tập đoàn Nvidia, bà Becky Fraser - Phó Chủ tịch phụ trách quan hệ chính phủ toàn cầu, Tập đoàn Qualcomm, và lãnh đạo cấp cao điều hành từ AMD, Intel, Qorvo, Samsung cũng xuất hiện tại Innovate Viet Nam 2024…
Những chuyên gia tầm cỡ thế giới này sẽ chia sẻ những thông tin chuyên sâu về các công nghệ mới nổi, chiến lược phát triển kinh doanh tại Việt Nam, đồng thời thảo luận những tiềm năng hợp tác để thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Raymond Teh - Phó Chủ tịch cấp cao toàn cầu Tập đoàn Nvidia cho biết, sau chuyển thăm của Chủ tịch Nvidia Jensen Huang hồi tháng 12/2023, điều mà lãnh đạo Nvidia nhìn thấy ở người Việt Nam đó chính là tinh thần và văn hoá đổi mới sáng tạo vô cùng mạnh mẽ.
“Chủ tịch Nvidia đã vô cùng ấn tượng với tinh thần nồng nhiệt của Chính phủ Việt Nam sau chuyến thăm vào cuối năm ngoái”, ông Raymond Teh chia sẻ.
Bên cạnh đó, vị lãnh đạo Nvidia cũng đã thấy được rằng Việt Nam đang sở hữu một nguồn nhân lực trẻ có kỹ năng về công nghệ phần mềm vô cùng dồi dào.
“Do đó, Nvidia cam kết sẽ đưa Việt Nam trở thành ngôi nhà thứ hai của công ty ở châu Á”, vị lãnh đạo nhấn mạnh.
Cụ thể, ông Raymond Teh cho biết, công ty muốn đầu tư một trung tâm nghiên cứu R&D ở Việt Nam để tận dụng năng lực và kỹ năng về công nghệ phần mềm của Việt Nam.
Vị lãnh đạo Nvidia cũng nhấn mạnh 4 điều công ty muốn hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy khát vọng phát triển AI của quốc gia. Thứ nhất, công ty sẽ hỗ trợ các công ty khởi nghiệp, cá nhân, học sinh tại Việt Nam tiếp cận với AI thông qua việc cung cấp các nền tảng đám mây, GPUs…
Thứ hai, công ty sẽ cung cấp các chương trình chuyên sâu để hỗ trợ học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp cận các kiến thức về AI một cách nhanh nhất. Thứ ba, Nvdia sẽ hợp tác với các công ty phần mềm, IT… để giúp họ hiểu được cách vận AI trong các lĩnh vực khác nhau. Cuối cùng, lãnh đạo Nvidia bày tỏ mong muốn được tiếp cận với các cơ hội đầu tư để từ đó hỗ trợ Việt Nam nắm bắt được những lợi thế về lĩnh vực AI trên toàn cầu.
OCB: Cổ phiếu bất ngờ tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa”
Cổ phiếu OCB bất ngờ “bùng nổ” thanh khoản, tăng trần trong ngày thị trường chứng khoán “rực lửa”.
Cụ thể, kết phiên 03/10, giá cổ phiếu OCB ở mức 12.750 đồng/cổ phiếu, tăng 6,69% so với phiên trước, khối lượng cổ phiếu giao dịch khớp lệnh đạt hơn 24,1 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, trong 10 phiên giao dịch gần nhất thị giá cổ phiếu OCB chỉ điều chỉnh nhẹ, với khối lượng giao dịch khớp lệnh trung bình 10 phiên đạt hơn 2,7 triệu đơn vị.
Như vậy, với việc “bùng nổ” thanh khoản, tăng trần trong phiên giao dịch hôm nay, vốn hóa thị trường của OCB đã “bay cao” đạt hơn 31.438 tỷ đồng.
Cổ phiếu OCB bất ngờ “bùng nổ” thanh khoản, tăng trần trong phiên 03/10. (Nguồn: Cafef)
Hôm nay, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục “gồng” chỉ số VN-Index. Bên cạnh cổ phiếu OCB, các cổ phiếu VPB +1,52%, BVB +2,56%, SSB +1,42%, VAB +1,05%, NVB +2,2%. Theo sau, các cổ phiếu STB, SHB, CTG, HDB, EIB, NAB, … đều giữ được sắc xanh, khi tăng dưới 1%.
Ngược lại, một số cổ phiếu giảm giá như TCB -2,21%, VIB -1,53%, MBB -0,78%, BID -0,6%, ACB – 0,39%, VCB -0,11%, …
VN-Index “chìm” trong sắc đỏ
Thị trường chứng khoán tiếp tục ghi nhận đà điều chỉnh mạnh khi các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo trên toàn thị trường. Chỉ số VN-Index “bốc hơi” gần 10 điểm, mất mốc 1.280 điểm.
Kết phiên 03/10, chỉ số VN-Index giảm 9,74 điểm, xuống 1.278,1 điểm. Chỉ số HNX-Index giảm 1,7 điểm, xuống 233,35 điểm. Tương tự, chỉ số UPCoM-Index giảm 0,59 điểm, xuống 92,68 điểm.
Thanh khoản trên thị trường đạt kỷ lục, với tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt gần 25.600 tỷ đồng. Riêng trên sàn HoSE, thanh khoản đạt hơn 23.200 tỷ đồng.
Độ rộng của thị trường nghiêng hoàn toàn về bên bán, trên sàn HoSE số lượng mã giảm giá gấp hơn 3 lần mã tăng, với 251 mã giảm giá (gồm 1 mã giảm sàn) so với 80 mã tăng giá (gồm 1 mã tăng trần).
Rổ VN30 chìm trong sắc đỏ, với 20 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và chỉ có 8 mã tăng giá. Chỉ số VN30 giảm 8,05 điểm, xuống 1.346,46 điểm.
Trong đó, 6/8 mã cổ phiếu tăng giá là cổ phiếu nhóm ngân hàng gồm VPB, STB, SSB, SHB, HDB và CTG. 2 mã cổ phiếu còn lại là VJC +0,48% và VNM +0,29%.
Trong khi, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục “gồng” chỉ số VN-Index. Ngược lại, cổ phiếu bất động sản tiếp tục bị các nhà đầu tư bán tháo.
Loạt cổ phiếu bluechip của nhóm bất động sản tiếp tục bị nhà đầu tư bán tháo.
Hôm nay, loạt cổ phiếu bluechip của nhóm cổ phiếu ngân hàng bị các nhà đầu tư bán tháo mạnh như VHM -4,15%, NTL -4,42%, DXG -3,46%, KDH -3,11%, TCH -3,64%, DIG -2,23%, PDR -2,83%, VRE -2,61%, HDC -2,3%, VIC -1,66%, NVL -1,81%, KBC -1,63%, NLG -1,95%, ….
Loạt cổ phiếu bluechip của các nhóm ngành khác cũng chìm trong sắc đỏ như FPT -1,03%, HPG -0,38%, HSG -2,35%, MWG -1,63%, POW – 2,66%, DBC -2,03%, GVR -1,66%, PLX -1,22%, …
Hôm nay khối ngoại tiếp đà mua ròng lên phiên thứ 3 liên tiếp trên thị trường. Trong đó, khối ngoại mua vào nhiều nhất cổ phiếu FUEVFVND với giá trị gần 472 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu STB (136,02 tỷ đồng), cổ phiếu VHM (108,86 tỷ đồng), cổ phiếu TCB (86,38 tỷ đồng), cổ phiếu VPB (66,42 tỷ đồng), cổ phiếu VNM (62,93 tỷ đồn), cổ phiếu VCB (41,85 tỷ đồng), …
Ở chiều bán ra, khối ngoại bán ra nhiều nhất cổ phiếu OCB với giá trị 58,52 tỷ đồng. Theo sau là cổ phiếu FPT (54,2 tỷ đồng), cổ phiếu SHS (49,1 tỷ đồng), cổ phiếu MSB (42,86 tỷ đồng), cổ phiếu VRE (29,5 tỷ đồng), …
HoSE cắt margin với 85 mã chứng khoán trong quý 4/2024: Hàng loạt cổ hot đều góp mặt
Nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 85 mã cổ phiếu trong danh sách này.
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã công bố danh sách 85 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý 4/2024, tăng thêm 6 mã so với danh sách HOSE vừa công bố hồi đầu quý 3.
Cụ thể, danh sách cắt margin quý 4/2024 vẫn bao gồm những cổ phiếu quen thuộc nằm trong diện bị cảnh báo hoặc kiểm soát như AAT, AGM, APH, ASP, BCE, C47, CIG, CKG, CRE, DAG, DLG, DTL, DXV, EVG, FDC, GMC, HAG, HBC, HNG, ITA, ICT, JVC, KPF, LGL, MDG, NVT, OGC, PIT, PMG, PSH, RDP, SMC, TVB, TTF, VAF, VNE,…
Cổ phiếu cổ phiếu NVL của Novaland do công ty chậm công bố thông tin Báo cáo tài chính bán niên năm 2024 đã soát xét quá 5 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn công bố thông tin.
Đáng chú ý, kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2024 lao dốc cũng khiến nhiều mã cổ phiếu bị cắt margin trong quý 4, có thể kể tới như AAM, CMX, FCM, HAS, PGV, QGC, SGR, TMT,… Nguyên nhân đều do lợi nhuận của cổ đông công ty mẹ/LNST trên BCTC hợp nhất soát xét bán niên năm 2024 là số âm.
Theo quy định, nhà đầu tư sẽ không được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính-margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua 85 mã cổ phiếu bị xếp vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ này.
Mua nhà Hà Nội ‘khó chồng khó’: Căn hộ giá dưới 2 tỷ gần như ‘tuyệt chủng’, giá nhà chủ yếu trên 4 tỷ đồng
9 tháng đầu năm 2024, giá căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn được bán ra, tăng mạnh so với mức 2% năm 2020. Trong khi đó, căn hộ giá dưới 2 tỷ đồng chỉ chiếm 1%, theo Savills – công ty tư vấn dịch vụ bất động sản.
Savills – công ty tư vấn dịch vụ bất động sản vừa phát hành báo cáo thị trường Bất động sản Hà Nội quý III/2024, cung cấp thông về 6 phân khúc bất động sản gồm: bán lẻ, văn phòng, khách sạn, căn hộ dịch vụ, căn hộ để bán, biệt thự/liền kề.
Với phân khúc căn hộ, bà Đỗ Thi Hằng – Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội nhận định, về nguồn cung, so với quý trước, trong quý 3/2024, nguồn cung các dự án tăng mạnh 95%, đạt 5.265 căn.
Trong đó, dự án Lumi Hà Nội và QMS Top Tower mở bán 3.488 căn, tương đương 66%, phần nào giải “cơn khát” về nguồn cung nhà tại Hà Nội.
Về sức mua, quý này ghi nhận hơn 6.800 căn được bán, tăng 35% theo quý và 226% theo năm. Căn họ hạng B dẫn đầu, đóng góp 98% số lượng căn bán ra. Nguồn cung mới chiếm 65% số lượng căn được bán và có tỷ lệ hấp thụ 85%. Lợi thế của những dự án này nằm ở tính pháp lý cùng mức độ uy tín của đơn vị đầu tư.
Bà Đỗ Thi Hằng – Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn Savills Hà Nội
Theo báo cáo Savills, 9 tháng đầu năm, giá căn hộ trên 4 tỷ đồng chiếm 70% số lượng căn được bán ra, tăng mạnh so với mức 2% năm 2020. Căn hộ từ 2-4 tỷ đồng, chiếm 29% thị phần và chỉ có 1% căn hộ dưới 2 tỷ được bán ra.
Như vậy, nếu so với thu nhập trung bình của người Hà Nội là 6,4 triệu đồng/tháng, theo Tổng cục Thống kê, phải mất ít nhất 26 năm không chi tiêu, một người mới có thể mua nhà giá tối thiểu 2 tỷ đồng.
“Giá nhà tăng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng mua nhà của đại bộ phận người dân dù họ đã sử dụng đòn bẩy tài chính”, bà Hằng đánh giá.
Giá cao, song chuyên gia Savills cho rằng, căn hộ ở Thủ đô vẫn thu hút nhờ tính đa dụng và tiềm năng sinh lời tốt hơn so với các kênh đầu tư khác.
Trong tương lai, chuyên gia này đánh giá, giá nhà vẫn sẽ tiếp tục tăng. “Từ nay đến cuối năm, nguồn cung chủ yếu của thị trường là căn hộ hạng B, không quá nhiều lựa chọn cho khách hàng. Còn chi phí đầu vào vẫn sẽ tăng. Do đó, xu hướng giá sẽ có thể vẫn tiếp đà tăng từ nay đến cuối năm 2024 và trong năm 2025”, bà Hằng nói.
Dự báo, trong quý IV/2024, sẽ có 9.700 căn hộ được mở bán, trong đó 88% đến từ các giai đoạn tiếp theo của đại dự án. Từ năm 2025 trở đi, khoảng 110.000 căn từ 106 dự án sẽ được tung ra thị trường. Hạng B vẫn sẽ tiếp tục dẫn đầu vào 54% nguồn cung trong tương lai. Các quận, huyện gồm Đông Anh, Hoài Đức, Gia Lâm và Hoàng Mai sẽ đóng góp khoảng 62% thị phần.
Tuy nhiên, trước lo ngại thị trường có lặp lại kịch bản tăng nóng rồi đóng băng như hồi 2012-2013, bà Hằng cho rằng kịch bản này khó xảy ra. Khi nguồn cung mới dồi dào hơn, thị trường có thể điều chỉnh giá, nhưng sẽ không đóng băng.
Song, Giám đốc Cấp cao của Savills cũng cho rằng, thị trường sẽ không lặp lại kịch bản tăng nóng rồi đóng băng như hồi 2012-2013. “Thị trường có thể điều chỉnh giá khi có nguồn cung mới, nhưng sẽ không đóng băng”, chuyên gia nhận định.