Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Nhà đầu tư nước ngoài bất ngờ “tung” hơn 2.000 tỷ đồng mua ròng khớp lệnh

Loại trừ giao dịch bán ròng đột biến tại kênh thoả thuận, dòng vốn ngoại ghi nhận mua ròng mạnh trong tuần cuối tháng 9.

Thị trường chứng khoán ghi nhận tuần giao dịch 23-27/9 đầy sôi động. Chỉ số chính tăng điểm ấn tượng, hướng lên trên mốc 1.300 điểm. Tâm điểm ghi nhận tại cổ phiếu ngân hàng, kéo VN-Index đi lên. Tuy nhiên áp lực bán mạnh khiến chỉ số gặp khó tại ngưỡng 1.300 và buộc phải quay đầu giảm điểm. Kết tuần, VN Index tăng 18,88 điểm (+1,48%) so với tuần trước lên mức 1.290,92 điểm.

Đặc biệt, dòng tiền khối ngoại mua ròng mạnh trên kênh khớp lệnh với giá trị tăng dần qua các phiên góp phần củng cố đà tăng cho chỉ số chung. Tuy nhiên lệnh bán đột biến trên kênh thoả thuận tại một cổ phiếu ngân hàng khiến giá trị giao dịch chuyển sang bán ròng.

Luỹ kế sau 5 phiên, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 499 tỷ đồng, tuy nhiên mua ròng 2.014 tỷ trên kênh khớp lệnh và bán ròng 2.512 tỷ qua thoả thuận.

photo-1727460354857

Xét riêng từng sàn , nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 482 tỷ đồng trên HoSE, mua ròng 43 tỷ đồng trên HNX và bán ròng 59 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Thống kê theo các mã chứng khoán, cổ phiếu chứng khoán MWG tuần này trở lại thu hút dòng vốn khối ngoại chảy vào, được mua ròng mạnh nhất với 216 tỷ đồng. Khối ngoại cũng giải ngân mua ròng 205 tỷ tại cổ phiếu TPB, đồng thời mua ròng tại VCI với 184 tỷ đồng. Lực mua ròng trong tuần qua còn ghi nhận tại HCM, TCB, SSI, FPT,… trong 5 phiên tuần qua.

photo-1727460355727

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh nhất tại cổ phiếu ngân hàng VIB với giá trị đột biến 2.664 tỷ, toàn bộ là bán thoả thuận. Trong một diễn biến mới nhất, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận VIB điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nước ngoài (room ngoại) tối đa giảm xuống còn 4,99% (tương ứng 126,6 triệu cổ phiếu), có hiệu lực từ ngày 1/7.

Trở lại với giao dịch khối ngoại, tiếp theo sau, VPB bị “xả” mạnh với giá trị gần 261 tỷ sau 5 phiên. Hai mã HPG và VND lần lượt bị bán ròng 211 tỷ và 86 tỷ. Danh sách bán ròng của khối ngoại trong tuần qua còn ghi nhận PVD, FUESSVFL, VRE, OCB…

1 Likes

'Nhà tiên tri chứng khoán’ Lã Giang Trung dự báo VN-Index khả năng vượt mốc 1.300 điểm là rất cao

Theo ông Lã Giang Trung, năm nay là thời điểm rất tốt để VN-Index quay lại vùng 1.500 điểm, và sang đến đầu năm sau có thể vượt đỉnh lên mức cao mới.

Trong phiên 27/9 vừa qua, VN-Index đã một lần nữa “nhá hàng” 1.300 điểm, nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ sau 5 phút ngắn ngủi, chỉ số này đã nhanh chóng “bốc hơi” và quay đầu về sát mốc 1.290 điểm, để lại nuối tiếc cho nhà đầu tư.

Mốc 1.300 điểm như một “cái bóng” ám ảnh thị trường Việt Nam suốt từ đầu năm đến nay. Mỗi lần chạm đến, chỉ số lại nhanh chóng quay đầu, khiến nhà đầu tư không khỏi lo lắng. Áp lực chốt lời sau giai đoạn tăng nóng và tâm lý e dè trước ngưỡng kháng cự mạnh đã khiến VN-Index khó lòng bứt phá.


Diễn biến của VN-Index trong phiên 27/9

Trước khi VN-Index chạm đến 1.300 điểm, thị trường chứng chứng khoán Việt Nam đã có nhịp đi lên mạnh mẽ từ giữa tháng 9. Lực kéo chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng cùng với luồng thông tin hỗ trợ tương đối tích cực cả trong và ngoài nước.

Tại chương trình Khớp lệnh của VTV diễn ra vào trưa ngày 27/9, theo ông Lã Giang Trung - CEO Passion Investment, xác suất VN-Index chinh phục thành công mốc 1.300 điểm là rất rất cao. Từ đầu năm đến giờ, có nhiều lần thị trường chạm mức 1.300 điểm nhưng lại quay về mức 1.200 điểm. Nếu nhìn vào đồ thị, chúng ta thấy các đáy dần nâng cao trong khi các đỉnh thì hạ dần xuống, tạo thành một biên ngày càng hẹp. Khi biên hẹp này bị phá vỡ, thị trường sẽ có khả năng dịch chuyển mạnh mẽ.

“Trong bối cảnh tình hình vĩ mô thế giới khá ổn và vĩ mô trong nước rất tốt. Nếu thanh khoản quay trở lại, cơ hội để vượt qua ngưỡng 1.300 điểm sẽ rất cao”, ông Trung đánh giá.

Nhìn về bức tranh cả năm 2024, trước đó, CEO Passion Investment kỳ vọng VN-Index có thể về lại vùng 1.500 điểm. Ông Trung lý giải, hiện VN-Index đang ở vùng định giá khá thấp, P/E dưới 15 lần, trong khi giai đoạn 2018-2022, P/E đều trên 20 lần. Lãi suất đang ở mức thấp nhất lịch sử, thấp hơn cả dịch Covid-19 và khả năng còn tiếp tục đi xuống. Bên cạnh đó, các thị trường chứng khoán thế giới phần lớn đều vượt đỉnh, trong khi thị trường Việt Nam vẫn loay hoay ở mức thấp.

“Theo quan điểm của tôi thì năm nay là năm rất tốt để VN-Index quay lại vùng 1.500, và sang đến đầu năm sau có thể vượt đỉnh lên mức cao mới”, vị chuyên gia nhận định.

Dự báo về lĩnh vực dẫn dắt tăng trưởng của thị trường, ông Lã Giang Trung đặt kỳ vọng vào ngành ngân hàng, bởi định giá ngành này đang ở mức thấp và còn nhiều dư địa tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc lãi suất huy động hạ xuống sẽ giúp NIM các ngân hàng tăng lên. Kết quả kinh doanh của nhóm ngành này cũng đang khá tốt.

2 Likes

SCB dừng hoạt động phòng giao dịch, giảm hạn mức rút tiền, chuyển khoản của khách hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tiếp tục dừng hoạt động hàng loạt các phòng giao dịch trên cả nước, đồng thời giảm hạn mức rút tiền, chuyển tiền đối với khách hàng.

SCB mới đây dừng hoạt động thêm 4 điểm giao dịch trên cả nước. Cụ thể, SCB dừng hoạt động Phòng giao dịch Kim Liên (chi nhánh Hà Nội) tại địa chỉ 318 Xã Đàn, P.Phương Liên, Q.Đống Đa, Hà Nội; Phòng giao dịch Trần Khát Chân (chi nhánh Hai Bà Trưng) tại 482 Trần Khát Chân, P.Phố Huế, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội; Phòng giao dịch Hoàng Quốc Việt (chi nhánh Cầu Giấy) tại 156 Hoàng Quốc Việt, P.Cổ Nhuế 1, Q.Bắc Từ Liêm, TP.Hà Nội; Phòng giao dịch Hà Đông (chi nhánh Cầu Giấy) tại Khu đô thị Mỗ Lao, P.Mộ Lao, Q.Hà Đông, TP.Hà Nội.

SCB dừng hoạt động phòng giao dịch, giảm hạn mức rút tiền, chuyển khoản của khách hàng- Ảnh 1.

SCB đóng cửa nhiều phòng giao dịch

ẢNH: T.XUÂN

Trước đó, vào giữa tháng 9, SCB đã cho dừng hoạt động 11 phòng giao dịch tại TP.Đà Nẵng, TP.HCM, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đồng Tháp. Vào cuối tháng 8, nhà băng này đóng cửa 13 phòng giao dịch trên cả nước. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng qua, SCB đã đóng cửa 25 phòng giao dịch. Từ sau khi SCB được Ngân hàng Nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt (tháng 10.2022), nhà băng này đã thực hiện đóng cửa hàng trăm phòng giao dịch trên cả nước.

Mới đây, SCB điều chỉnh phí thanh toán trễ hạn thẻ tín dụng SCB đối với Khách hàng tổ chức. Theo đó, phí phạt chậm thanh toán số tiền tối thiểu là 4% nhân trên số tiền chưa thanh toán, tối thiểu 100.000 đồng/lần, tối đa 999.000 đồng/lần. Ngoài ra, SCB điều chỉnh hạn mức rút tiền trong nước thẻ thanh toán cá nhân (bao gồm cả nội địa và quốc tế) chỉ được rút tối đa 10 triệu đồng/thẻ/ngày ở trong nước.

Trước đó, SCB cũng đã điều chỉnh hạn mức chuyển tiền nhanh qua Napas là 50 triệu đồng mỗi ngày, giảm 50 triệu đồng so với lần điều chỉnh cách đó 1 tuần. Các giao dịch trên kênh SCB eBanking, khách hàng chuyển tiền nhanh xác thực bằng vân tay/Face ID có hạn mức tối đa 2 triệu đồng/lần và tối đa 50 triệu đồng/ngày. Khách hàng chuyển tiền nhanh xác thực bằng SMS OTP có hạn mức tối đa là 50 triệu đồng/lần và tối đa 50 triệu đồng/ngày. Khách hàng chuyển tiền nhanh xác thực bằng Soft OTP, Token Keypass có hạn mức tối đa là 50 triệu đồng/lần và tối đa 50 triệu đồng/ngày.

đón chờ thị trường ngày mai thôi bác ơi

Theo t là với việc khối ngoại mua ròng mạnh vậy thì khả năng break 1300 sẽ là điều khả thi

Nhưng nhiều NĐT vẫn có hiện tượng bán tháo trước khi chạm 1300

Xem 1300 như là vùng kháng cự mạnh không thể vượt qua

Ông Petri Deryng: “Thật đáng kinh ngạc, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam vượt trội hơn công ty công nghệ Mỹ”

“Những câu chuyện tăng trưởng vẫn có thể được tìm thấy ở lĩnh vực “không quá hấp dẫn” nếu chọn đúng quốc gia để đầu tư. Những ngành này có thể mang lại mức tăng trưởng kinh doanh hàng năm lên tới 20%”, người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund cho hay.

Ông Petri Deryng: "Thật đáng kinh ngạc, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam vượt trội hơn công ty công nghệ Mỹ"

Trong thư gửi nhà đầu tư mới đây, người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund - Petri Deryng cho rằng những khoản đầu tư thành công nhất thường là đầu tư tăng trưởng. Trong đó, thời điểm là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng kỳ vọng tăng trưởng chưa được phản ánh vào định giá cổ phiếu.

Theo ông Petri Deryng, quỹ PYN Elite tìm kiếm lợi nhuận đáng kể bằng cách tập trung đầu tư vào các lĩnh vực có đà tăng trưởng mạnh mẽ, hướng tới các quốc gia có triển vọng. Điều này đồng nghĩa với việc quỹ thực hiện phân bổ phần lớn danh mục vào các doanh nghiệp cụ thể với mục tiêu tạo ra lợi nhuận hấp dẫn nhất so với rủi ro được đánh giá.

"Những câu chuyện tăng trưởng vẫn có thể được tìm thấy ở lĩnh vực “không quá hấp dẫn” nếu chọn đúng quốc gia để đầu tư. Những ngành này có thể mang lại mức tăng trưởng kinh doanh hàng năm lên tới 20% ", người đứng đầu quỹ Pyn Elite Fund cho hay.

Vị này còn cho biết, khi so sánh 10 ngân hàng lớn nhất của Việt Nam với 10 công ty công nghệ lớn nhất ở Mỹ, kết quả thật đáng kinh ngạc cho ra rằng trong giai đoạn 2019–2025, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam nhỉnh hơn so với các công ty công nghệ Mỹ.

Ông Petri Deryng chia sẻ, quỹ Pyn Elite đã theo dõi sự phát triển của xã hội và nền kinh tế Việt Nam trong suốt 20 năm qua, trong đó có 10 năm tham gia đầu tư. Trong 2 thập kỷ, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 8 lần và không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ này sẽ chậm lại trong 10 năm tới. Nhìn vào giai đoạn 5 năm gần nhất, dòng vốn FDI liên tiếp đạt mức cao kỷ lục và những khoản đầu tư này được thực hiện cho thời gian mục tiêu từ 5–20 năm.

Thêm vào đó, Việt Nam sở hữu cơ cấu dân số trẻ, hệ thống giáo dục tốt, các chương trình đầu tư dài hạn; nhiều hiệp định liên quan đến quan hệ thương mại tự do được ký kết và cán cân nợ ngoại tệ thấp của Việt Nam. Tổng hoà những điều trên được cho sẽ tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.

Về hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund, đồng Việt Nam mất giá đã làm xói mòn đáng kể lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quỹ ngoại đến từ Phần Lan này vẫn vượt trội hơn thị trường chung, NAV tăng 17% tính từ đầu năm đến nay - vượt trội hơn so với VN-Index (tăng 13%) - nhờ sự thằng hoa của các mã ACV, HDB và FPT.

1 Likes

Phiên hôm nay sẽ làm rõ hơn kịch bản, hi vọng anh lái không úp bô

1 Likes

Điều ai cũng thấy rồi bác

1 Likes

hôm nay không biết có chỉnh không ta

Chắc là sẽ có đấy bác, không biết chỉnh ít hay nhiều thôi

1 Likes

hóng quá bác ơi

1 Likes

sợ mấy anh lái làm phép thôi

cùng đón xem

1 Likes

Giờ này chắc cũng hết phép rồi bác, hấp thụ cho hết cung rồi đánh lên thôi

Ông Nguyễn Đức Tài thẳng thừng “xoá sổ” 200 nhà thuốc chỉ trong vòng 3 tháng, điều gì đang diễn ra?

Chuỗi nhà thuốc đóng hàng trăm cửa hàng trong thời gian ngắn, đưa chuỗi tiến gần tới “cột mốc quan trọng” mà ban lãnh đạo MWG từng chia sẻ.

Báo cáo cập nhật tình hình kinh doanh gần nhất của đế chế bán lẻ Đầu tư Thế Giới Di Động (mã: MWG) tiếp tục ghi nhận số lượng cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc An Khang sụt giảm mạnh. Tính đến cuối tháng 8/2024, quy mô An Khang co lại còn 326 cửa hàng, giảm tròn 200 cửa hàng so với thời điểm đầu tháng 6.

Hàng trăm nhà thuốc bị “xoá sổ” trong thời gian ngắn đưa An Khang tiến gần tới cột mốc " thu hẹp chỉ còn 300 cửa hàng vào cuối năm nay" như ban lãnh đạo MWG từng chia sẻ.

Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em, Thành viên HĐQT kiêm CEO Dược phẩm An Khang Pharma, chuỗi An Khang đang trải qua quá trình tái cấu trúc, xem xét từng nhà thuốc và đóng những điểm hoạt động kém hiệu quả, không đóng góp nhiều doanh thu cũng như lợi nhuận.

Với các nhà thuốc An Khang đang hoạt động, doanh thu hiện đã đạt trên 500 triệu đồng/cửa hàng/tháng – tốt hơn con số 450 triệu đồng hồi cuối năm 2023. Ông Hiểu Em nhấn mạnh điểm hòa vốn đối với chuỗi nhà thuốc là trên 550 triệu đồng/cửa hàng/tháng.

“Hai mục tiêu chính cần nỗ lực đạt tới là đảm bảo đủ thuốc cho khách hàng và trình độ của dược sĩ. Về định hướng, đầu tiên sẽ thu hẹp số lượng cửa hàng để vận hành với chi phí thấp nhất, tiếp đó sẽ hoàn thiện mô hình kinh doanh để đạt được kết quả hòa vốn rồi mới đến tăng tốc mở rộng sau”, đại diện MWG cho biết.

Cuộc đại phẫu An Khang mới chỉ bắt đầu

Kết quả kinh doanh không như mong đợi đã khiến kế chiến lược của chuỗi An Khang buộc phải thay đổi. Sau khoảng 6 năm hoạt động, chuỗi An Khang vẫn đang tương đối “chật vật”. Giai đoạn 2022-2023, mỗi năm chuỗi An Khang lỗ hơn 300 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2024, An Khang lỗ 172 tỷ, nâng lỗ lũy kế tính tới cuối tháng 6/2024 lên gần 834 tỷ đồng.

Thậm chí, MWG đã không còn nhắc đến hai từ “lợi nhuận” khi nói về mục tiêu của An Khang. Không còn mở rộng ồ ạt, chuỗi nhà thuốc bắt đầu tập trung vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động, cắt giảm các điểm bán không sinh lời đồng thời điều chỉnh mô hình kinh doanh để phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Đây được xem là một phần trong chiến lược “dọn dẹp” lại các mảng kinh doanh kém hiệu quả, chấm dứt những thử nghiệm mà không có tiềm năng tăng trưởng đủ lớn trong tương lai của MWG.

Dù vậy, An Khang vẫn đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nhà thuốc thương mại hiện đại khác như Long Châu, Pharmacity hay hàng nghìn nhà thuốc bán lẻ đã có sẵn trên thị trường hàng chục năm. Mô hình hoạt động của An Khang có nhiều điểm tương đồng với chuỗi Long Châu, nhưng chưa đạt được kết quả như mong đợi. Một số trở ngại hiện tại có thể kể tới vị trí của An Khang không “đắc địa”, tập trung vào khu dân cư nên có thể kém thu hút khách hàng từ xa hơn. Thêm vào đó, cách bày trí cửa hàng chưa thực sự thuận tiện.

Ngoài ra, do An Khang không tập trung nhiều vào mảng thuốc kê đơn cho các bệnh mãn tính như Long Châu nên An Khang sẽ khó giành được thị phần từ kênh nhà thuốc bệnh viện.

Theo SSI Research, kết quả kinh doanh chững lại của chuỗi nhà thuốc An Khang do cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý. Biên LNTT âm 15% trong năm 2023 và tiếp tục âm khoảng 8-10% trong nửa đầu năm 2024. SSI dự báo chuỗi nhà thuốc An Khang sẽ chịu khoản lỗ lần lượt là 339 tỷ đồng và 243 tỷ đồng trong năm 2024-2025. Việc đóng cửa các nhà thuốc An Khang có thể không ảnh hưởng đáng kể đến tổng lợi nhuận ròng của MWG

1 Likes

NHNN bơm tiền mạnh nhất từ 2023

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đẩy mạnh hỗ trợ thanh khoản hệ thống trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng bật tăng. Nhà điều hành đã bơm ròng thanh khoản mạnh nhất kể từ đầu năm 2023.

Thị trường tiền tệ tuần qua chứng kiến hoạt động bơm ròng thanh khoản mạnh mẽ của NHNN thông qua kênh cho vay cầm cố giấy tờ có giá (OMO).

Trong phiên 27/9, NHNN đã cho 5 thành viên vay gần hơn 19.800 tỷ đồng thông qua kênh OMO với lãi suất 4%/năm, kỳ hạn 7 ngày.

Trong 4 ngày trước đó, nhà điều hành cũng đã cho các thành viên vay khoảng 48.000 tỷ đồng, với cùng mức lãi suất và kỳ hạn như trên.

Như vậy, tính chung trong tuần từ 23-27/9, NHNN đã chào thầu tổng cộng 79.000 tỷ đồng với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất giữ nguyên ở mức 4,0%. Trong đó, có 67.359,15 tỷ đồng trúng thầu và có 1.511,6 tỷ đồng đáo hạn trong tuần qua.

Cùng với đó, NHNN không chào thầu tín phiếu và cũng không có khối lượng đáo hạn trên kênh này. Như vậy, trong tuần qua, NHNN bơm ròng 65.847,55 tỷ đồng ra thị trường bằng kênh thị trường mở.

So với tuần trước đó, lượng OMO chào thầu của NHNN trong tuần qua đã tăng thêm 64.000 tỷ đồng và lượng OMO trúng thầu cao gấp gần 45 lần.

Tính đến cuối tuần trước, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 67.359,15 tỷ đồng, không còn khối lượng tín phiếu lưu hành, đánh dấu trạng thái bơm ròng thanh khoản mạnh nhất kể từ tháng 2/2023.

Nhà điều hành mạnh tay bơm thanh khoản trong bối cảnh lãi suất liên ngân hàng bật tăng trong những phiên gần đây.

Theo số liệu mới nhất được NHNN công bố, lãi suất VND bình quân liên ngân hàng tại kỳ hạn qua đêm trong phiên 26/9 đã tăng lên 4,22% từ mức 3,28% 1 tuần trước đó. Lãi suất các kỳ hạn khác như 1 tuần, 2 tuần và 1 tháng cũng đã tăng 0,6-0,8 điểm %.

Trong tuần từ 23-27/9, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng - giảm đan xen. Chốt phiên 27/9, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 24.118 đồng/USD, giảm 30 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Tỷ giá liên ngân hàng trong tuần từ 23-27/9 tăng mạnh phiên đầu tuần rồi giảm trở lại; kết thúc phiên 27/9, đóng cửa tại 24.608 đồng, chỉ giảm nhẹ 2 đồng so với phiên cuối tuần trước đó.

Việc tăng quy mô cho vay cầm cố giấy tờ có giá cho thấy NHNN đang tiếp tục có các động thái hỗ trợ thanh khoản cho thị trường, đặc biệt vào thời điểm cuối quý III, khi các ngân hàng đẩy mạnh giải ngân cho vay.

Cập nhật đến ngày 16/9, tăng trưởng tín dụng đạt 7,26% so với cuối năm 2023 (cùng kỳ đạt 5,73%). Trước đó, vào cuối tháng 7, tín dụng mới chỉ tăng trưởng 5,93%, thấp hơn so với kết quả 6,1% ghi nhận hồi tháng 6.

Ngoài tăng cường cho vay, gần đây, NHNN đã có loạt động thái mang tính nới lỏng.

NHNN đã giảm lãi suất OMO từ mức 4,25%/năm duy trì từ đầu tháng 8 xuống còn 4%/năm trong phiên 16/9. Trước đó, nhà điều hành cũng đã hạ lãi suất OMO từ 4,5%/năm xuống 4,25%/năm trong phiên giao dịch 5/8.

Ngoài ra, NHNN cũng đã chủ động ngừng phát hành trên kênh tín phiếu kể từ cuối tháng 8 nhằm hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng.

Giới phân tích cho rằng các động thái của NHNN cho thấy định hướng hỗ trợ thanh khoản hệ thống ngân hàng, qua đó thiết lập một mặt bằng lãi suất liên ngân hàng thấp hơn trong thời gian tới.

Sự điều chỉnh của NHNN được đánh giá là phù hợp trong bối cảnh tỷ giá giảm sâu trong những tuần gần đây và Fed đã giảm lãi suất cơ bản 0,5 điểm % trong cuộc họp tháng 9.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, hiện tại, áp lực về tỷ giá đã không còn quá lớn nên NHNN có thể tập trung vào mục tiêu hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và kích thích đầu tư, tiêu dùng trong nước.

Pyn Elite Fund: “TTCK không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy”

Quỹ ngoại đến từ Phần Lan dự báo P/E của TTCK Việt Nam năm 2024 ở mức 9,9 lần và khẳng định thị trường không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy.


Ông Petri Deryng - quản lý quỹ Pyn Elite.

Trong thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng - người quản lý quỹ Pyn Elite (Phần Lan) bày tỏ quan điểm, những khoản đầu tư thành công nhất là đầu tư tăng trưởng. Trong đó, thời điểm là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng kỳ vọng tăng trưởng chưa được phản ánh vào định giá cổ phiếu.

Ông Petri Deryng cho biết, Pyn Elite đã theo dõi sự phát triển nền kinh tế xã hội của Việt Nam trong suốt 20 năm qua, trong đó có 10 năm tham gia đầu tư. “Trong hai thập kỷ, GDPbình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 8 lần và chúng tôi không thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ này sẽ chậm lại trong 10 năm tới,” ông Petri Deryng nêu nhận định.

Theo ông Petri Deryng, trong giai đoạn 5 năm gần nhất, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tiếp đạt mức cao và những khoản đầu tư này được thực hiện cho thời gian mục tiêu từ 5-20 năm. Thêm vào đó, Việt Nam sở hữu cơ cấu dân số trẻ, hệ thống giáo dục tốt, các chương trình đầu tư dài hạn; nhiều hiệp định liên quan đến quan hệ thương mại tự do được ký kết và cán cân nợ ngoại tệ thấp. Đây là những yếu tố cơ bản để tạo nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.

Về TTCK, theo người đứng đầu của quỹ Pyn Elite, giai đoạn 18 tháng qua được xem như đầy thách thức với TTCK Việt Nam khi không có nhiều lý do tạo tâm lý phấn khích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng thu nhập của các công ty niêm yết đang bắt đầu tăng tốc trở lại.

Dự báo đồng thuận cho năm 2024, P/E của thị trường chứng khoán lên mức 11,9 lần, và dự báo thu nhập cho năm 2025 kéo chỉ số này xuống 9,9 lần. “Thị trường chứng khoán không thể duy trì ở mức định giá thấp như vậy trong một thời gian dài, tăng trưởng thu nhập sẽ thúc đẩy thị trường chứng khoán đi lên," ông Petri dự báo.

Cơ sở được nhà quản lý quỹ đến từ Phần Lan đưa ra đó là những yếu tố không chắc chắn đang được thay thế bằng kỳ vọng tích cực về tăng trưởng thu thập của doanh nghiệp trong những năm tới. Đồng thời, các chính sách tiền tệ trên toàn thế giới đã có bước chuyển biến tích cực.


Dự báo của Pyn Elite về định giá thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trong giai đoạn chứng khoán Việt Nam gặp thách thức như vừa nêu, một số thị trường châu Á lại bật tăng mạnh với mức hiệu suất đáng kể, đơn cử như Ấn Độ. Đại diện đến từ quỹ Pyn Elite tin tưởng rằng hiệu suất tương tự có thể đạt được ở Việt Nam nhờ việc lợi nhuận của các công ty tăng trưởng mạnh và thị trường đang được định giá ở mức hợp lý.

Ông Petri Deryng tiết lộ thêm, đồng Việt Nam mất giá đã làm xói mòn đáng kể lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, quỹ ngoại đến từ Phần Lan này vẫn vượt trội hơn thị trường chung, NAV tăng 17% tính từ đầu năm đến nay - vượt trội hơn so với VN-Index (tăng 13%), nhờ hiệu suất của các mã ACV, HDB và FPT.

Tính đến thời điểm cuối tháng 8/2024, trong Top 10 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư của Pyn Elite, phần lớn vẫn là cổ phiếu ngân hàng. Ngoài HDB còn có STB, MBB, TPB, CTG, OCB. 4 mã khác trong Top 10 là ACV, FPT, DSE và DBC.

1 Likes

mong là lên chứ đừng có xuống là ngon rồi