Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Chủ tịch HĐQT một công ty trên HOSE đột ngột qua đời ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

image

Theo kế hoạch, 23/11 sẽ là ngày doanh nghiệp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024, dự kiến trình việc ký kết đồng mua bán xe ô tô và dịch vụ cho thuê pin với Vinfast

Mới đây, vào ngày 23/11, Công ty Cổ phần Tập đoàn 911 (mã: NO1) thông báo ông Lưu Đình Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm Người đại diện pháp luật đã từ trần vào ngày 22/11/2024.

Theo kế hoạch, 23/11 sẽ là ngày Tập đoàn 911 tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024. Trong đó, nội dung đáng chú ý có việc HĐQT dự kiến trình cổ đông thông qua việc ký kết đồng mua bán xe ô tô và dịch vụ cho thuê pin với Công ty TNHH kinh doanh thương mại và dịch vụ Vinfast. Giá trị hợp đồng dự kiến là 500 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2025.

Trước đó, ngày 21/10, Tập đoàn 911 đã công bố Nghị quyết HĐQT về việc thông qua ký kết hợp đồng mua bán xe ô tô và dịch vụ cho thuê pin với VinFast có giá trị gần 45 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong quý 4/2024.

Ngày 26/10, Tập đoàn 911 ký biên bản ghi nhớ hợp tác với CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh GSM về việc thuê, mua 2.200 chiếc ô tô điện VinFast, với mục tiêu thành lập thương hiệu “911 Taxi”. Theo thỏa thuận, trong số 2.200 xe, 200 chiếc đầu tiên sẽ được GSM bàn giao cho Tập đoàn 911 để đưa vào vận hành ngay trong quý IV/2024, số xe còn lại sẽ tiếp tục được bàn giao đến hết năm 2025.

Theo tìm hiểu, Tập đoàn 911 tiền thân là Công ty cổ phần Thiết bị Nền móng 911, được thành lập ngày 22/03/2011. Tập đoàn 911 đang kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực mua bán thiết bị xây dựng, trạm trộn bê tông, xe nâng … trong đó các sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc với nhiều thương hiệu lớn như XCMG, Zton, Ep Equip…

Tại cuộc gặp gỡ 70 doanh nhân đại diện cho 50 hãng xe trong lĩnh vực vận tải tại Hà Nội trong tháng 9/2024 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Lưu Đình Tuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn 911 chia sẻ, kế hoạch phát triển dịch vụ taxi mang nhãn hiệu “ 911 taxi ” với mục tiêu đến cuối năm 2024 sẽ phát triển hơn 200 xe, tới cuối năm 2025 sẽ mở rộng lên hơn 2.200 xe, tập trung ban đầu phủ kín ở tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và sau đó sẽ mở rộng sang các khu vực và thành phố khác trên cả nước.

Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu NO1 liên tục leo dốc thời gian gần đây. Đóng cửa phiên 22/11, thị giá cổ phiếu NO1 chứng kiến đà tăng mạnh, cao gấp đôi sau 3 tháng lên 13.300 đồng/cp, thiết lập mức đỉnh lịch sử kể từ khi niêm yết.

Chủ tịch HĐQT một công ty trên HOSE đột ngột qua đời ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường- Ảnh 1.

Trong diễn biến mới nhất, bà Nguyễn Thị Hải, vợ ông Lưu Đình Tuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn 911 (NO1 – HOSE) thông báo mua vào hơn 763.000 cổ phiếu NO1 từ ngày 15/10 đến 13/11 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Hải đã nâng sở hữu tại NO1 lên hơn 1,74 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,28%) và chính thức trở thành cổ đông lớn của công ty.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu thuần quý 3/2024 của doanh nghiệp đạt hơn 226 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Kết quả, Tập đoàn 911 báo lợi nhuận sau thuế tăng 26%, ghi nhận gần 5 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm , công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 672 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 19 tỷ đồng, tăng lần lượt 63% và 211% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, doanh nghiệp đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm (kế hoạch lãi sau thuế 18 tỷ đồng).

Lý do ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động

Trong bối cảnh nhu cầu vốn tăng mạnh dịp cuối năm, nhất là vốn trung và dài hạn, nhiều ngân hàng đã chạy đua tăng lãi suất huy động. Mức lãi suất tiền gửi cao nhất lên tới 6,4%/năm kỳ hạn 18 tháng trở lên.

Tính từ đầu tháng 11, có 14 ngân hàng tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn, bao gồm Eximbank, BaoViet Bank, HDBank, GPBank, LPBank, Nam A Bank, Indovina, Viet A Bank, VIB, MB, Agribank, Techcombank, ABBank và VietBank.

Hôm nay (23/11), Ngân hàng Eximbank vừa tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên mức 5,6%/năm. Thậm chí, lãi suất ngân hàng kỳ hạn 15 tháng còn tăng mạnh hơn với mức tăng 0,6%/năm lên 6,3%/năm.

Đáng chú ý, lãi suất huy động các kỳ hạn từ 18 đến 36 tháng được điều chỉnh tăng thêm 0,1%/năm lên mức 6,4%/năm.

Ngân hàng Nam Á Bank là ngân hàng áp dụng mức lãi suất huy động cao nhất đối với kỳ hạn 3 tháng, ở mức 4,7%/năm.

Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động của Bắc Á Bank cao nhất thị trường, 5,6%/năm.

Lý do ngân hàng ồ ạt tăng lãi suất huy động- Ảnh 1.

Lãi suất huy động các ngân hàng bước vào đợt tăng mới (ảnh: Như Ý).

Đối với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng Saigonbank, ABBank… huy động với lãi suất cao nhất 5,8%/năm và 24 tháng là Bắc Á Bank với lãi suất 6,35%/năm.

Đề cập tới làn sóng tăng lãi suất huy động tại các ngân hàng, báo cáo của Công ty Chứng khoán MBS cho biết: “Không riêng tháng 11, xu hướng tăng lãi suất huy động sẽ tiếp tục duy trì cho tới cuối năm nay khi tăng trưởng tín dụng đang tăng nhanh hơn gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của huy động vốn”.

Theo chuyên gia của MBS, nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống đến cuối tháng 9 năm nay đã tăng 4,55% so với cuối năm 2023, gần bằng mức cuối năm 2023 và tăng gấp đôi so với mức 2% của năm 2022. Đây là những yếu tố góp phần thúc đẩy các ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút vốn mới, qua đó giúp đảm bảo thanh khoản.

Sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh sản xuất và đầu tư tăng tốc mạnh hơn trong những tháng cuối năm cũng sẽ phần nào gây áp lực lên thanh khoản hệ thống và có thể dẫn đến việc tăng lãi suất đầu vào. Tính đến cuối tháng 10, tăng trưởng tín dụng đã tăng 10,08%, cao hơn so với mức 7,4% ghi nhận vào cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, việc lạm phát ở mức thấp và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất được kỳ vọng sẽ tạo thêm dư địa cho việc nới lỏng chính sách tiền tệ tại Việt Nam. Các chuyên gia MBS dự báo, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn sẽ có thể nhích thêm 20 điểm cơ bản, dao động quanh mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.

Tại cuộc họp báo của Ngân hàng Nhà nước mới đây, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - cho biết, tính đến hết tháng 9, tín dụng toàn hệ thống đạt 14,7 triệu tỷ đồng, trong khi huy động vốn chỉ đạt 14,5 triệu tỷ đồng (tín dụng cao hơn huy động vốn 200.000 tỷ đồng). Do đó, để đáp ứng nhu cầu vay vốn từ nay đến cuối năm, các ngân hàng đang tích cực đẩy mạnh huy động vốn.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tín dụng tăng mạnh vào cuối năm, ước đạt 15% cả năm. Như vậy, trong 2 tháng cuối năm, tín dụng tăng khoảng 2%/tháng, đồng nghĩa hơn nửa triệu tỷ đồng được bơm ra nền kinh tế.

Trao đổi với PV Tiền Phong , chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho biết, từ nay đến cuối năm nền kinh tế sẽ phát triển tích cực hơn với nhiều điểm sáng trong sản xuất, kinh doanh nên các ngân hàng cũng cần chuẩn bị nguồn vốn cho thúc đẩy tăng trưởng tín dụng vào thời điểm cuối năm.

“Trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp cần rất nhiều tiền để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu hàng hoá trong nước và nước ngoài. Đây là hoạt động rất sôi động và là những điểm sáng của nền kinh tế”, ông Hiếu cho hay.

Ô ng Hiếu cho rằng, việc tăng lãi suất huy động sẽ giúp các ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản, đảm bảo dòng vốn cho các hoạt động cho vay và duy trì tính ổn định cho hệ thống tài chính. Ngoài nhu cầu tăng trưởng tín dụng, lãi suất huy động tăng cũng là cách để ngân hàng cạnh tranh với các kênh đầu tư khác.

Phá vỡ kỷ lục chính mình, Elon Musk giàu chưa từng có với khối tài sản lớn hơn vốn hoá công ty top đầu thế giới

Tỷ phú Elon Musk vừa phá vỡ kỷ lục của chính mình nhờ cổ phiếu Tesla tăng giá sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Theo Bloomberg Billionaires Index, tính đến ngày 24/11, Elon Musk sở hữu khối tài sản 348 tỷ USD. Số tiền tăng lên khi cổ phiếu công ty Tesla của ông tăng 3.8% trong phiên giao dịch ngày 22/11. Ngoài ra, một vòng gọi vốn mới huy động được 5 tỷ USD đã nâng định giá công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk lên 50 tỷ USD.

Khối tài sản khổng lồ này vượt qua kỷ lục trước đó Musk lập được vào năm 2021 là khoảng 340,4 tỷ USD.

Tính riêng trong năm nay, tài sản của CEO Tesla tăng chưa từng có 117,8 tỷ USD, đưa ông vượt lên hơn 128 tỷ USD so với người đứng thứ hai là nhà sáng lập Amazon - Jeff Bezos.

Giá cổ phiếu Tesla đã tăng vọt kể từ sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hiện cổ phiếu này ở mức 352,56 USD/cp. Các nhà đầu tư đang cược rằng nhà sản xuất xe điện này sẽ được hưởng lợi từ mối quan hệ thân thiết của Elon Musk với ông Trump.

Tỷ phú công nghệ này đã công khai ủng hộ ông Trump trên nền tảng X và chi khoảng 200 triệu USD để hỗ trợ cựu tổng thống trở lại Nhà Trắng.

Phá vỡ kỷ lục chính mình, Elon Musk giàu chưa từng có với khối tài sản lớn hơn vốn hoá công ty top đầu thế giới- Ảnh 1.

Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Tesla đã tăng 42%, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh 410 USD vào ngày 4/11/2021. Vốn hoá thị trường của nhà sản xuất xe điện này đã tăng vọt lên hơn 1.100 tỷ USD, khiến công ty có giá trị vượt cả tập đoàn Berkshire Hathaway của Warren Buffett.

Nhờ đó, 13% cổ phần của Elon Musk trong Tesla đã tăng giá trị. Con số 348 tỷ USD tài sản cá nhân của Elon Musk còn lớn hơn cả vốn hoá 327 tỷ USD của công ty phần mềm Salesforce.

Theo BI

Lãi suất ngân hàng hôm nay 25.11: 4 ngân hàng trên mốc 7%

Lãi suất ngân hàng hôm nay 25.11: 4 ngân hàng có lãi suất trên mốc 7%. Tổng hợp lãi suất tiết kiệm Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV… cao nhất.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 25.11: 4 ngân hàng trên mốc 7%

4 ngân hàng áp dụng mức lãi suất đặc biệt trên 7%. Ảnh minh họa: Hà Vy

Lãi suất đặc biệt cao nhất 7-9,5%

Lãi suất nhiều ngân hàng niêm yết ở mức cao, lên đến 7-9,5%. Tuy nhiên, để được nhận mức lãi suất này, cần đáp ứng những điều kiện đặc biệt.

PVcomBank hiện đang dẫn đầu về lãi suất đặc biệt khi khách hàng gửi tiền tại quầy, với 9,5% cho kỳ hạn 12-13 tháng. Tuy nhiên, điều kiện để được trả mức lãi suất này là khách hàng phải có số dư tiền gửi tối thiểu 2.000 tỉ đồng.

Tiếp theo là HDBank với lãi suất đặc biệt khá cao, lên đến 8,1%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 7,7% cho kỳ hạn 12 tháng, điều kiện duy trì số dư tối thiểu 500 tỉ đồng. Ngân hàng này cũng áp dụng mức lãi suất 6% đối với kỳ hạn 18 tháng.

MSB áp dụng lãi suất tiền gửi tại quầy lên tới 8%/năm cho kì hạn 13 tháng và 7% cho kỳ hạn 12 tháng. Điều kiện áp dụng là sổ tiết kiệm mở mới hoặc sổ tiết kiệm mở từ ngày 1.1.2018 tự động gia hạn có kỳ hạn gửi 12 tháng, 13 tháng và số tiền gửi từ 500 tỉ đồng.

Dong A Bank có lãi suất tiền gửi, kỳ hạn 13 tháng trở lên, lãi cuối kỳ với khoản tiền gửi 200 tỉ đồng trở lên áp dụng mức lãi suất 7,5%/năm. Nhà băng này cũng áp dụng lãi suất 6,1% đối với kỳ hạn 24 tháng.

Bac A Bank áp dụng mức lãi suất 6,35% cho kỳ hạn 24 tháng, áp dụng với số tiền gửi trên 1 tỉ đồng. Bên cạnh đó, mức lãi suất trên 6%/năm cũng đang được một số ngân hàng niêm yết cho các kỳ hạn tiền gửi dài nhưng không yêu cầu về số tiền gửi tối thiểu.

Lãi suất trên 6% không kèm điều kiện đặc biệt

Hiện Cake by VPBank áp dụng lãi suất 6,1% cho kỳ hạn 12 tháng; OceanBank áp dụng lãi suất 6,1% cho kỳ hạn 24 tháng; ABBank áp dụng lãi suất 6,3% cho kỳ hạn 24 tháng; IVB áp dụng mức lãi suất 6,3%/năm cho kỳ hạn từ 24 tháng trở lên và mức 6,1%/năm cho kỳ hạn 18 tháng; GPBank áp dụng mức lãi suất 6,05% cho các kỳ hạn từ 13-36 tháng.

BVBank và Cake by VPBank cũng áp dụng lãi suất 6%, kỳ hạn 24 tháng và 12 tháng; VRB và Dong A Bank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 24 tháng; VietABank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 36 tháng; SaigonBank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 13, 18 và 24 tháng, mức 6,1% cho kỳ hạn 36 tháng; HDBank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 15 tháng và 6,1% cho kỳ hạn 18 tháng; BAOVIET Bank áp dụng mức lãi suất 6% cho kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng.

Eximbank áp dụng lãi suất huy động vào các ngày cuối tuần (thứ Bảy và Chủ nhật) kỳ hạn 15 tháng ở mức 6,3%/năm; kỳ hạn từ 18 lên đến 6,4%/năm.

Thống kê các ngân hàng có lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất hiện nay:

Top ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường hiện nay. Đồ họa: Hà Vy

Top ngân hàng có lãi suất cao nhất thị trường hiện nay. Đồ họa: Hà Vy

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 3 tháng

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 3 tháng. Đồ họa: Hà Vy

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 3 tháng. Đồ họa: Hà Vy

Lãi suất gửi tiết kiệm tại các ngân hàng kỳ hạn 6 tháng

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng. Đồ họa: Hà Vy

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 6 tháng. Đồ họa: Hà Vy

Muốn gửi tiết kiệm 12 tháng, lãi suất ngân hàng nào cao nhất?

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng. Đồ họa: Hà Vy

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 12 tháng. Đồ họa: Hà Vy

Cập nhật mới nhất lãi suất ngân hàng Agribank, lãi suất Sacombank, lãi suất SCB, lãi suất Vietcombank… cao nhất kỳ hạn 24 tháng.

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 24 tháng. Đồ họa: Hà Vy

So sánh lãi suất ngân hàng cao nhất ở kỳ hạn 24 tháng. Đồ họa: Hà Vy

1 Likes

Thị trường giảm mạnh, lãnh đạo và người thân đua nhau “gom hàng”

1 giờ trước

Chứng kiến thị trường điều chỉnh giảm điểm mạnh trong tuần trước (từ ngày 11-15/11/2024), thống kê giao dịch trong tuần từ ngày 18-22/11/2024 cho thấy lãnh đạo và người thân ồ ạt “bắt đáy” cổ phiếu cả chiều giao dịch lẫn đăng ký.

Nhận hơn 11 triệu cp thừa kế, tân Chủ tịch DIG nâng tỷ lệ sở hữu lên gần 12%

Ông Nguyễn Hùng Cường - Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HOSE: DIG) thông báo đã nhận hơn 11 triệu cp trên gần 20.8 triệu cp được thừa kế (tương đương 53%) từ cố Chủ tịch Nguyễn Thiện Tuấn.

Việc chuyển nhượng không thông qua hệ thống giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán. Thời gian nhận số cổ phiếu trên kéo dài từ ngày 21/10-19/11/2024. Chiếu theo thời gian giao dịch, ước tính hơn 11 triệu cp tân Chủ tịch DIG đã nhận có giá trị 226.5 tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ sở hữu của ông Cường tại DIG tăng từ 10.16% lên 11.96%, tương đương gần 73 triệu cp.

Ông Cường cho biết lý do chưa thể nhận toàn bộ gần 20.8 triệu cp được thừa kế là vì vẫn còn đang thực hiện thủ tục chuyển nhượng tại cơ quan có liên quan. Theo kế hoạch, nếu nhận thừa kế toàn bộ gần 20.8 triệu cp, tỷ lệ sở hữu của ông Cường sẽ được nâng lên 13.56%, tương đương hơn 82.7 triệu cp.

Con gái Chủ tịch Masan Group đã mua gần 8.5 triệu cp MSN

Nguyễn Yến Linh, con gái ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Masan (HOSE: MSN), đã mua gần 8.5 triệu cp MSN trong tổng số 10 triệu cp đăng ký trong thời gian từ 29/10-18/11/2024.

Lý do bà Linh chỉ mua được gần 85% số lượng đăng ký là vì “không đạt được thỏa thuận”.

Phương thức giao dịch bằng cả khớp lệnh và thỏa thuận. Chiếu theo giá bình quân cổ phiếu MSN trong thời gian đăng ký giao dịch là 73,640 đồng/cp, ước tính bà Nguyễn Yến Linh đã chi xấp xỉ 626 tỷ đồng để sở hữu 0.59% vốn MSN.

Bên cạnh bà Linh, ông Nguyễn Đăng Quang- Chủ tịch HĐQT MSN đang sở hữu 18 cp MSN và vợ là bà Nguyễn Hoàng Yến - Thành viên HĐQT MSN đang sở hữu gần 50.9 triệu cp MSN (3.54%). Tổng nhóm có liên quan Chủ tịch HĐQT MSN hiện sở hữu gần 59.4 triệu cp MSN, tương đương 4.13%.

DNP Hawaco muốn mua gần 25% vốn BGW

CTCP DNP Hawaco đăng ký mua gần 4.54 triệu cp của CTCP Nước sạch Bắc Giang (UPCoM: BGW) trong thời gian từ 26/11-25/12/2024 nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.

Hiện, DNP Hawaco chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu BWG nào. Nếu mua thành công, tổ chức này sẽ nắm gần 25% vốn tại đây.

Ngồi ghế chưa lâu, Chủ tịch Armephaco liên tiếp đăng ký mua cổ phiếu

Sau lần mua bất thành, ông Phạm Công Đoàn - Chủ tịch HĐQT CTCP Armephaco (UPCoM: AMP) tiếp tục đăng ký mua 3 triệu cp AMP (tỷ lệ 23%) để đầu tư, theo hình thức thỏa thuận và khớp lệnh, dự kiến từ ngày 20/11-18/12/2024.

Giá cổ phiếu AMP trong phiên 22/11, đóng cửa tại mức 13,000 đồng/cp. Nếu giao dịch tại giá này, ông Đoàn dự chi số tiền khoảng 39 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu lên 23%, trở thành cổ đông của Công ty.

Đây là lần thứ 2 ông Đoàn đăng ký mua cổ phiếu AMP trong năm nay, lần đầu tiên ông muốn mua gần 1.8 triệu cp khoảng đầu tháng 10 nhưng không thành công do diễn biến thị trường chưa phù hợp.

Hai lãnh đạo SC5 muốn gom thêm hơn 40% vốn

Ông Nguyễn Đình Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Xây dựng Số 5 (HOSE: SC5) đăng ký mua hơn 4.6 triệu cp. Và ông Phạm Văn Tư - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc đăng ký mua hơn 1.37 triệu cp. Cả 2 giao dịch đều theo phương thức thỏa thuận, thời gian thực hiện dự kiến từ 22/11-16/12/2024.

Nếu thành công, ông Dũng sẽ nâng tỷ lệ sở hữu Công ty từ 24.23% lên 55.33%, tương đương gần 8.3 triệu cp. Ông Tư nâng tỷ lệ sở hữu từ 10.17% lên 19.33%.

Bên cạnh đó, em trai ông Dũng là Nguyễn Duy Tùng đang nắm 5,000 cp SC5, chiếm 0.03% vốn. Còn bà Phạm Thị Liên - Phó Tổng Giám đốc SC5 và cũng là vợ ông Tư đang sở hữu 1 triệu cp, tỷ lệ 6.67%.

Phiên sáng 20/11, giá cổ phiếu SC5 đang giao dịch quanh mức 21,000 đồng/cp, tăng 13% so với đầu năm. Tạm tính theo giá này, ông Dũng và ông Tư cần chi lần lượt 98 tỷ đồng và gần 29 tỷ đồng để hoàn tất thương vụ.

Danh sách lãnh đạo công ty và người thân giao dịch từ ngày 18-22/11/2024

Nguồn: VietstockFinance

Danh sách lãnh đạo công ty và người thân đăng ký giao dịch từ ngày 18-22/11/2024

1 Likes

Sắp ‘bơm’ gần 670.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong 2 tháng cuối năm sẽ có thêm gần 670.000 tỷ đồng vốn được bơm ra nền kinh tế, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay. Hiện các ngân hàng ra sức chạy đua tăng trưởng tín dụng.

Nhiều ngân hàng chuẩn bị tăng vốn

Dự kiến ngày 30/11/2024, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong đó có quyết định về: Chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Vietcombank .

Trước đó, Chính phủ đề xuất cho phép Vietcombank được sử dụng lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập để tăng vốn điều lệ thông qua hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu. Với phương án này, phần lợi nhuận được chia cho cổ đông Nhà nước bằng cổ phiếu là 20.695 tỷ đồng (làm tròn). Đây được xem là phần đầu tư bổ sung vốn nhà nước vào Vietcombank.

Nếu được Quốc hội thông qua, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, tăng vốn điều lệ thêm 27.666 tỷ đồng (gồm cả vốn của Nhà nước và cổ đông khác), tương ứng với tỷ lệ chi trả 49,5%. Sau khi phát hành, vốn điều lệ của Vietcombank sẽ đạt 83.557 tỷ đồng – vươn lên đứng đầu hệ thống ngân hàng, bỏ xa hai ngân hàng đang dẫn dầu là VPBank (79.339 tỷ đồng) và Techcombank (70.450 tỷ đồng).

Cùng với Vietcombank, NHNN cũng đang phối hợp với các Bộ ngành liên quan để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại BIDV và VietinBank từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế các năm trước theo quy định.

Với BIDV , lần chia cổ tức gần nhất của ngân hàng này diễn ra vào tháng 12/2023 với nguồn chi trả lấy từ lợi nhuận còn lại sau thuế và trích lập các quỹ năm 2021.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, BIDV đã thông qua phương án phát hành thêm gần 1,2 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức năm 2022, tương ứng tỷ lệ 21% số cổ phiếu đang lưu hành vào cuối năm 2023. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 - 2025.

Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ BIDV sẽ tăng từ mức hơn 57.004 tỷ đồng hiện tại lên trên gần 69.000 tỷ đồng – ngang ngửa với Techcombank.

Với VietinBank , mặc dù đã trình phương án và đề xuất khá lâu nhưng tiến trình tăng vốn cũng diễn ra khá chậm. Lần chia cổ tức gần nhất của “ông lớn” này là vào tháng 12/2023 với nguồn chi trả là lợi nhuận còn lại của năm 2020, giúp vốn điều lệ tăng lên 53.700 tỷ đồng.

Ở đại hội cổ đông vừa qua, Chủ tịch Trần Minh Bình cho biết VietinBank đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 (11.678 tỷ đồng) để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu.

Bên cạnh đó, ngân hàng còn kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 12.330 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận còn lại từ năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2016.

Nếu được chấp thuận và thực hiện xong hai kế hoạch nêu trên, vốn điều lệ của VietinBank sẽ tăng lên trên 77.700 tỷ đồng, vượt Techcombank và ngang ngửa với vốn điều lệ của VPBank hiện tại.

Ngoài nhóm Big3, HDBank mới đây cũng đã nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Theo đó, HDBank được tăng vốn điều lệ thêm tối đa hơn 5.825 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông 2024 thông qua.

Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, vốn điều lệ HDBank sẽ tăng lên hơn 34.900 tỷ đồng. Qua đó giúp HDBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, các chỉ tiêu an toàn được đảm bảo và hiệu quả hoạt động cao.

Tại ĐHĐCĐ bất thường mới đây, cổ đông LPBank đã phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ năm 2024 thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 16,8%. Dự kiến vốn điều lệ của LPBank sau phát hành sẽ tăng lên tối đa là 29.873 tỷ đồng, đưa ngân hàng này vào nhóm 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trên sàn.

Như vậy, dự kiến trong thời gian tới, khi các ngân hàng thực hiện xong các phương án tăng vốn, bảng xếp hạng vốn điều lệ của ngành ngân hàng sẽ có nhiều thay đổi.

TOP10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất

Hiện tại, ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất toàn hệ thống hiện nay là VPBank, với vốn điều lệ đạt 79.339 tỷ đồng, không thay đổi so với cuối năm 2023.

Sắp có xáo trộn mạnh trên bảng xếp hạng vốn điều lệ ngân hàng: Vietcombank chuẩn bị vươn lên dẫn đầu, HDBank và LPBank rục rịch tăng vốn mạnh- Ảnh 2.

Đứng thứ 2 là Techcombank với có vốn điều lệ đạt 70.450 tỷ đồng, tăng 100% so với cuối năm 2023.

Ở vị trí thứ 3 và thứ 4 là BIDV và Vietcombank, với vốn điều lệ lần lượt đạt 57.004 tỷ đồng và 55.891 tỷ đồng, đều không biến động so với cuối năm 2023. VietinBank giữ vị trí thứ 5, với vốn điều lệ đạt 53.700 tỷ đồng.

Ngoài 5 vị trí dẫn đầu, trong Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất còn có: MB (52.871 tỷ đồng), Agribank (51.615 tỷ đồng), ACB (44.667 tỷ đồng), SHB (36.629 tỷ đồng) và VIB (29.791 tỷ đồng).

Các ngân hàng có vốn điều lệ thấp nhất là Saigonbank (3.388 tỷ đồng), Kienlongbank (3.653 tỷ đồng) và PGBank (4.200 tỷ đồng).

1 Likes

Kiến nghị thua lỗ chứng khoán không phải nộp thuế thu nhập cá nhân

THỨ 3 , 26/11/2024, 14:09

0 CHIA SẺ

Bộ Tài chính ghi nhận kiến nghị nghiên cứu bổ sung quy định riêng về thuế TNCN đối với chứng khoán phái sinh để đảm bảo phù hợp với thực tiễn cũng như đặc thù của hoạt động này.

Kiến nghị thua lỗ chứng khoán không phải nộp thuế thu nhập cá nhân

Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật thuế TNCN (thay thế). Trong đó, một trong những giải pháp thực hiện chính sách được lựa chọn là việc rà soát sửa đổi, bổ sung quy định đối với thu nhập của cá nhân từ hoạt động đầu tư/chuyển nhượng chứng khoán phái sinh; sửa đổi, bổ sung quy định về thu nhập chịu thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân.
Cụ thể, về sửa đổi, bổ sung quy định về thu nhập chịu thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân , tờ trình ghi rõ, hiện hành thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các chi phí liên quan, thu nhập chịu thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định là giá chuyển nhượng từng lần và cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải nộp thuế TNCN theo tỷ lệ phần trăm trên giá chuyển nhượng. Quy định này đảm bảo sự đơn giản, minh bạch của chính sách, giảm chi phí tuân thủ cho cả cơ quan thuế và người nộp thuế.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có ý kiến cho rằng việc thu thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần kể cả trường hợp cá nhân bị lỗ là chưa phù hợp, cần xác định phương pháp thu thuế trên thu nhập của cá nhân, nếu có lãi thì mới nộp thuế.

Mặt khác, đối với chuyển nhượng vốn thì các cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn phải nộp thuế với mức thuế suất 20% trên thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Theo đó, nếu cá nhân cố tình kê khai giá bán bằng với giá mua thì sẽ không phát sinh thu nhập nên không phải nộp thuế.

Từ thực tiễn thực hiện thời gian qua, cũng như xu hướng, kinh nghiệm của các nước thời gian gần đây, cần thiết nghiên cứu để quy định rõ thu nhập chịu thuế, tỷ lệ thu thuế (trên doanh thu chuyển nhượng từng lần) đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Việc điều chỉnh theo hướng này cũng sẽ đảm bảo tính thống nhất, tương thích với nội dung sửa đổi, bổ sung phương pháp thu thuế theo tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.

Cũng theo tờ trình của Bộ Tài chính, về rà soát sửa đổi, bổ sung quy định đối với thu nhập của cá nhân từ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh, Khoản 4 Điều 3, Điều 13, khoản 2 Điều 21, Điều 23 Luật thuế TNCN hiện đang quy định: Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần với thuế suất 0,1%.

Mặc dù Luật Chứng khoán năm 2019 quy định chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác. Tuy nhiên có sự khác biệt về bản chất giữa chứng khoán cơ sở và chứng khoán phái sinh (CKPS), cụ thể: Giá trị của CKPS phụ thuộc vào giá trị của một hoặc nhiều loại tài sản cơ sở; nhà đầu tư nắm giữ CKPS không được hưởng các quyền cổ đông như khi nắm giữ chứng khoán cơ sở. Trên thị trường phái sinh không diễn ra các giao dịch chuyển nhượng toàn bộ giá trị giao dịch và chuyển giao tài sản từ bên bán cho bên mua như thị trường cơ sở. Việc thanh toán chuyển giao giữa các nhà đầu tư chỉ là giá trị chênh lệch giá (lãi/lỗ).

Thời gian qua, với sự hoàn thiện về khung khổ pháp lý, thị trường CKPS trong nước đã có sự phát triển nhanh trên nhiều mặt, bao gồm cả quy mô giao dịch, các loại hình công cụ giao dịch và thị trường CKPS đã trở thành một bộ phận quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Do vậy, kiến nghị cần nghiên cứu bổ sung quy định riêng về thuế TNCN đối với CKPS để đảm bảo phù hợp với thực tiễn cũng như đặc thù của hoạt động này, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế cũng như cơ quan thuế trong quá trình tổ chức thực hiện. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước đều dần chuyển sang đánh thuế dựa trên thu nhập thực đối với CKPS (Anh, Pháp, Đức, Lucxembourg, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Canada, Thái Lan).

1 Likes

Ở tuổi 94, Warren Buffett tiết lộ kế hoạch phân chia khối tài sản 148 tỷ USD

50 phút trước

“Nhà hiền triết xứ Omaha” Warren Buffett - người đang sở hữu khối tài sản khổng lồ 148 tỷ USD ở tuổi 94, vừa hé lộ kế hoạch di sản đầy ý nghĩa và những lời khuyên quý giá về việc để lại tài sản cho thế hệ sau.

Tiếp tục sứ mệnh từ thiện

Trong thông báo ngày 25/11, Berkshire Hathaway cho biết ông Buffett tiếp tục tặng 1,600 cổ phiếu loại A (trị giá 1.15 tỷ USD) cho 4 quỹ gia đình. Sau đợt quyên góp này, ông vẫn nắm giữ 206,363 cổ phiếu loại A, với giá trị khoảng 148 tỷ USD. Được biết, mỗi cổ phiếu Berkshire Hathaway loại A có giá 716,399 USD.

Giống như dịp Lễ Tạ ơn năm ngoái, nhà đầu tư huyền thoại này đã chuyển đổi 1,600 cổ phiếu loại A này thành 2.4 triệu cổ phiếu loại B (có ít quyền biểu quyết hơn) trước khi chuyển cho quỹ từ thiện. Số cổ phiếu này được quyên góp cho Quỹ Susan Thompson Buffett - đặt theo tên người vợ đầu của ông - và các quỹ do con cái ông điều hành.

Đây là một phần trong cam kết từ thiện mà Warren Buffett đã thực hiện từ năm 2006, khi ông tuyên bố sẽ dành phần lớn tài sản cho hoạt động từ thiện. Điều đáng chú ý là vào tháng 6/2024, ông thông báo sẽ ngừng tài trợ cho Quỹ Bill & Melinda Gates sau khi qua đời, khác với các quỹ do gia đình ông điều hành.

Warren Buffett

Trong thông điệp đi kèm, Buffett tiết lộ kế hoạch cho ba người con - Susie, Howard và Peter Buffett (hiện ở độ tuổi 60-70) - phân phối số cổ phiếu Berkshire sau khi ông qua đời. Điểm đặc biệt là cả ba sẽ cần phải đồng thuận về mục đích từ thiện mà số tiền được sử dụng.

Trong thư, Buffett bày tỏ lo ngại về việc những người có khả năng phân phối số tiền khổng lồ sẽ luôn là “mục tiêu của những kẻ cơ hội” (targets of opportunity) - ám chỉ việc con cái ông sẽ thường xuyên phải đối mặt với vô số đề nghị xin tài trợ. Để bảo vệ con cái khỏi áp lực này, ông đã đưa ra điều khoản “quyết định đồng thuận”, yêu cầu cả ba người con phải cùng nhất trí về việc phân bổ tài sản.

“Đây là thực tế khó chịu đi kèm với địa vị”, Buffett viết. “Do đó có điều khoản ‘quyết định đồng thuận’. Hạn chế này cho phép một câu trả lời ngay lập tức và dứt khoát với những người xin tài trợ: ‘Đó không phải là điều mà anh em tôi sẽ đồng ý’. Và câu trả lời đó sẽ cải thiện cuộc sống của con cái tôi”.

Buffett viết rằng mặc dù các ủy viên quản trị kế nhiệm tiềm năng đã được chọn, nhưng ông hy vọng chính Susie, Howard và Peter Buffett sẽ là những người phân phối toàn bộ tài sản của ông.

“Tôi hiểu rõ ba người con và hoàn toàn tin tưởng họ”, ông khẳng định.

Lời khuyên quý giá về di chúc cho mọi gia đình

Trong lá thư này, ông Buffett cũng đưa ra một gợi ý cho tất cả các bậc cha mẹ, dù giàu hay nghèo: “Khi con cái bạn đã trưởng thành, hãy cho chúng đọc di chúc của bạn trước khi ký”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc để con cái có thể đặt câu hỏi khi cha mẹ vẫn còn có thể trả lời.

Với vị thế khổng lồ tại Berkshire, việc bán ra cổ phiếu của ông Buffett có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Berkshire Hathaway. Buffett dặn dò con cái nên phân phối cổ phiếu dần dần, theo cách “không phản bội lòng tin đặc biệt mà các cổ đông Berkshire đã trao cho Charlie Munger và tôi”.

Khi thảo luận về tài sản, Buffett một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của lãi kép: “Tác động thực sự của lãi kép diễn ra trong 20 năm cuối đời. Bằng cách không mắc sai lầm nào, giờ đây ở tuổi 94 tôi vẫn còn hoạt động với khoản tiết kiệm khổng lồ - gọi đó là các đơn vị tiêu dùng trì hoãn - có thể chuyển cho những người không may mắn ngay từ khi sinh ra”.

Cổ phiếu loại B của Berkshire đã tăng 34% trong năm nay, vượt xa mức tăng 26% của S&P 500. Đầu năm nay, công ty đã gia nhập câu lạc bộ danh giá các doanh nghiệp Mỹ có giá trị hơn 1,000 tỷ USD.

Vũ Hạo (Theo WSJ)

1 Likes

Indonesia: Apple đã rót hơn 15 tỷ USD vào sản xuất tại Việt Nam

Nhà chức trách Indonesia cho rằng đề xuất đầu tư 100 triệu USD của Apple không công bằng nếu xét tới những gì mà nhà sản xuất iPhone đã rót vào các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan.

Hôm 25/11, trả lời báo giới, Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Agus Gumiwang Kartasasmita cho biết, sau khi đánh giá, Bộ xác định đề xuất đầu tư 100 triệu USD của Apple không đáp ứng các nguyên tắc “công bằng”. Nó thấp hơn nhiều những gì mà “táo khuyết” đầu tư vào các nước khác.
Theo Bloomberg, Bộ trưởng Kartasasmita dẫn số liệu Apple đã đầu tư hơn 244 tỷ rupiah (15 tỷ USD) cho các cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Để so sánh, tại Indonesia, nhà sản xuất iPhone mới đầu tư 1,5 tỷ rupiah cho học viện dành cho nhà phát triển.

Hãng công nghệ Mỹ mở các học viện này từ năm 2018 như một cách để đáp ứng yêu cầu nội địa hóa trên sản phẩm.

Hiện tại, Indonesia vẫn cấm Apple bán iPhone 16 do không đáp ứng yêu cầu này. Bình luận của ông Kartasasmita báo hiệu khó khăn phía trước cho công ty của Tim Cook trong việc dỡ bỏ lệnh cấm.

Theo bộ trưởng Kartasasmita, các đối thủ như Samsung Electronics và Xiaomi đã đầu tư tương ứng 8.000 tỷ và 55 nghìn tỷ rupiah để sản xuất thiết bị của họ tại đây.

Chúng tôi muốn Apple quay lại kinh doanh ở đây nhưng cần giải pháp công bằng”, ông Kartasasmita bổ sung. Ông cũng muốn Apple gửi các nhóm đàm phán sang làm việc.

Một trong các yêu cầu của Indonesia là Apple hoàn tất 10 triệu USD cam kết đầu tư còn lại từ năm 2023 và đưa ra đề xuất tốt hơn cho giai đoạn 2024 – 2026. Ưu tiên hàng đầu của nước này là Apple mở một nhà máy trong nước.

Indonesia là thị trường hấp dẫn với Apple và các hãng điện tử khác nhờ dân số trẻ, thành thạo công nghệ.

Apple vẫn chưa thoát khỏi lệnh cấm bán iPhone 16 của Indonesia. Ảnh: GSM Arena

Sáng ngày 26/11/2024, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã tổ chức Lễ khởi công dự án Newtown Diamond với tổng giá trị gói thầu gần 1.000 tỷ đồng.

Tại dự án, Hòa Bình là nhà thầu chính thi công kết cấu phần thân cho ba tòa tháp cao 38 tầng và 6 tầng khối đế thuộc Dự án Khu đô thị thương mại và dịch vụ thể thao cao cấp Newtown (Newtown Diamond).

Dự án do Công ty TNHH Phát triển Newtown đầu tư, tọa lạc trên quỹ đất 1,4ha tại thành phố Đà Nẵng.

Trước đó, ngày 29/10/2024, Xây dựng Hòa Bình đã trúng thầu dự án Eaton Park trị giá gần 1.900 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Địa ốc Tâm Lực thuộc Tập Đoàn Gamuda Land làm chủ đầu tư.

Cũng trong tháng 10, Hòa Bình cho biết vừa trúng thầu dự án Phú Quốc Park tại TP Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang, dự án do BIM Group làm chủ đầu tư. Theo đó Hòa Bình là thầu chính thi công các hạng mục công trình như kết cấu, kiến trúc, MEP, đá ốp lát, đường dạo, sân thể thao, cấu kiện trang trí,…

Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2024, Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.787 tỷ đồng, giảm gần 11% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 837 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 880 tỷ đồng.

Tỷ phú Warren Buffett tính phân chia khối tài sản ‘khổng lồ’ sau khi qua đời

Bảo Anh - 27/11/2024 13:45 (GMT+7)

(VNF) - “Sói già Phố Wall” Warren Buffett đã chia sẻ kế hoạch chi tiết nhất từ ​​trước đến nay cho lượng lớn tài sản sau khi qua đời, đồng thời tuyên bố ông sẽ tiếp tục cho đi khối tài sản khổng lồ của mình.

Từ chối để lại tài sản cho các con

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett, người đang nằm trong top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản lên đến 150 tỷ USD, đã quyên góp thêm 1,1 tỷ USD cho 4 quỹ từ thiện của gia đình mình.

Vào ngày 25/11, ông Buffett đã chuyển đổi 1.600 cổ phiếu loại A thành 2.400.000 cổ phiếu loại B để quyên góp cho 4 quỹ từ thiện của gia đình, lần lượt là 1.500.000 cổ phiếu cho Quỹ Susan Thompson Buffett và các quỹ Sherwood, Quỹ Howard G. Buffett, Quỹ NoVo, mỗi quỹ 300.000 cổ phiếu.
Thay vì để lại cho 3 người con khối tài sản thừa kế khổng lồ, tỷ phú 94 tuổi này đã cam kết sẽ trao tặng 99% tài sản mà ông có được từ Tập đoàn Berkshire Hathaway, nơi ông bắt đầu điều hành từ năm 1965. Tính từ thời điểm tuyên bố cho đi gần như toàn bộ tài sản cá nhân vào năm 2006, ông Buffett đã làm từ thiện tổng cộng 56,6% cổ phần Berkshire.

Tập đoàn Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett đã đạt mức vốn hóa thị trường 1.000 tỷ USD trong năm nay. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng sở hữu một loạt các doanh nghiệp lâu đời, từ công ty bảo hiểm Geico danh giá đến BNSF Railway, hay các thương hiệu tiêu dùng như Dairy Queen và See’s Candies…

Tỷ phú Warren Buffett

Ông Buffett từng nhiều lần lên tiếng phản đối việc tạo ra khối tài sản khủng truyền đời, thay vào đó, ông uỷ thác cho các con mình trở thành những người giám sát các quỹ từ thiện của gia đình sau khi ông ra đi.

Tỷ phú Warren Buffett tin rằng việc tạo ra một gia đình giàu nhiều thế hệ có thể gây ra những hậu quả tiêu cực như làm xói mòn sự phát triển cá nhân, hay làm phức tạp các mối quan hệ. Bên cạnh đó, việc để lại tài sản thừa kế cũng có thể đem lại những bất ổn xã hội khi không thể lường trước được những thế hệ tương lai sẽ lựa chọn phân phối khối tài sản đó theo cách nào.

“Tôi chưa bao giờ muốn tạo ra một khối tài sản truyền đời, hay theo đuổi bất kỳ kế hoạch nào vượt ra ngoài phạm vi con cái. Tôi biết rõ về con của mình và hoàn toàn tin tưởng chúng. Thế hệ tương lai là một câu chuyện hoàn toàn khác. Không ai có thể lường trước cách thế hệ kế tiếp phân phối một khối tài sản khổng lồ”, ông Buffett nói rõ trong bức thư viết ngày 25/11 vừa qua.

Ai là “người được chọn”?

“Nhà tiên tri xứ Omaha” đang sở hữu khoảng 37,6% cổ phiếu Berkshire loại A, ông cho rằng việc phân phối khối tài sản thậm chí có thể kéo dài hơn cả tuổi thọ của các con mình, những người đã ngoài 60 tuổi.

Chính vì vậy, ông Buffett đã chỉ định 3 người uỷ thác cho các quỹ từ thiện để kế nhiệm các con ông trong trường hợp có chuyện không mong muốn xảy ra. Danh tính của cả 3 đều được giữ kín và không tiết lộ với truyền thông.

Ông Buffett cũng tiết lộ bất kỳ quyết định phân bổ tiền nào được đưa ra bởi bộ 3 này cũng phải đạt được sự nhất trí của cả 3. “Những quyết định của ngày mai có thể sẽ được đưa ra tốt hơn với ba bộ não hoạt động thay vì một bàn tay vô hồn”, ông Buffett giải thích.

“Ba người kế nhiệm tiềm năng đã được chỉ định. Các con tôi đều biết rõ về 3 người này. Họ trẻ hơn các con tôi một chút. Tuy nhiên những người kế nhiệm này đều đang nằm trong danh sách dự phòng. Tôi hy vọng Susie, Howie và Peter sẽ tự mình giải ngân tất cả tài sản của tôi”, tỷ phú Warren Buffett bày tỏ.

Ông Buffett cùng 3 người con Susie, Howie và Peter

Được biết, ông Buffett đã quyên góp đều đặn hàng năm cho 4 quỹ từ thiện của gia đình kể từ năm 2006. Sau nhiều năm quan sát, ông Buffett cho biết bản thân đặt niềm tin mạnh mẽ vào khả năng quản lý và khát khao muốn làm từ thiện của các con mình.

“Giai đoạn 2006 – 2024, tôi đã có cơ hội quan sát từng đứa con của mình trong từng hành động, và tôi thấy rằng chúng đã học được nhiều điều về hoạt động từ thiện quy mô lớn.

Cũng như bao người khác, chúng thích tài chính thoải mái, nhưng chúng không bận tâm đến sự giàu có. Mẹ của chúng, người đã dạy cho chúng những giá trị này, sẽ rất tự hào về chúng. Tôi cũng vậy”, ông Buffett chia sẻ.

Sai phạm của nhóm cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận giúp Công ty Rạng Đông hưởng lợi hơn 300 tỷ đồng

Theo cơ quan truy tố, nhóm cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận phê duyệt giá với hơn 10ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng và định giá hơn 25ha nhà thấp tầng tại dự án của Công ty Rạng Đông, đã gây thiệt hại 308 tỷ đồng cho Nhà nước.

Biến đất sân golf thành đất ở đô thị

Sau gần một tháng ra kết luận điều tra, Viện KSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Cùng tội, Viện kiểm sát còn truy tố các bị can Nguyễn Ngọc và Nguyễn Văn Phong, đều là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Xà Dương Thắng, cựu Giám đốc Sở Xây dựng, cựu Bí thư Huyện ủy Bắc Bình; Hồ Lâm, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh; Đỗ Ngọc Điệp, cựu Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết; Lê Quang Vinh, cựu Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý; Nguyễn Văn Phong, cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính, cựu Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất của tỉnh Bình Thuận…

Khi ban hành cáo trạng, Viện KSND Tối cao đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương.

Theo cáo buộc, Công ty Regent International OverSeas Corp (Hong Kong) được Chính phủ đồng ý cho đầu tư dự án Ocean Dunes Golf Club (sân golf Phan Thiết), với quy mô 62ha. Năm 2013, Công ty Rạng Đông mua lại toàn bộ cổ phần của Regent International OverSeas Corp tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết, với giá 2,5 triệu USD.

Sau khi mua dự án, Công ty Rạng Đông được tiếp tục thực hiện, đồng thời, nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Tháng 11/2013, trên cương vị Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, bị can Lê Tiến Phương cấp giấy chứng nhận cho Công ty Rạng Đông kế thừa toàn bộ nghĩa vụ quyền và lợi ích của chủ đầu tư cũ. Doanh nghiệp này đề nghị tỉnh xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club.

Từ đề nghị của Công ty Rạng Đông và ý kiến tham mưu của các sở, ngành, ngày 13/3/2014, bị can Phương ký công văn báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét cho chủ trương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị. Chỉ hai tháng sau, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức họp, thống nhất đồng ý để UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích 62ha đất sân golf sang xây dựng khu đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club của Rạng Đông.

Đến tháng 10/2014, Thủ tướng Chính phủ có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND tỉnh Bình Thuận về việc điều chỉnh sân golf Phan Thiết với nội dung, đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. UBND tỉnh Bình Thuận cần giải quyết các vấn đề liên quan theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo phát huy hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Được sự đồng ý của Thủ tướng, UBND tỉnh Bình Thuận báo cáo xin chủ trương và được Ban Thường vụ Tỉnh ủy đồng ý. Sau đó, UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các sở, ngành tham mưu, làm thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Phan Thiết, cấp giấy phép quy hoạch khu đô thị tại khu vực dự án sân golf Phan Thiết ; hướng dẫn Công ty Rạng Đông lập quy hoạch chi tiết; điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất…

Tháng 3/2015, theo đề nghị của Sở KH&ĐT tỉnh Bình Thuận, bị can Lê Tiến Phương ký giấy chứng nhận đầu tư (thay đổi lần thứ 6) điều chỉnh nội dung đầu tư từ Dự án Ocean Dunes Golf Club, thành Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Sai phạm của nhóm cựu lãnh đạo tỉnh Bình Thuận giúp Công ty Rạng Đông hưởng lợi hơn 300 tỷ đồng- Ảnh 1.

Bị can Lê Tiến Phương.

Ngoài ra, ông Lê Tiến Phương ký ban hành quyết định về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, tỷ lệ 1/500 đối với khu đất sân golf. Trong đó, cơ cấu sử dụng đất gồm 363.534m2 đất ở kết hợp thương mại dịch vụ, còn lại là diện tích đất công cộng, công trình giao thông, công viên, cây xanh, không bố trí 20% quỹ đất ở để xây dựng nhà ở xã hội.

Tiếp đến, cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận và các bị can tại các sở, ngành của tỉnh thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc xây dựng, thẩm định phương án giá đất và phê duyệt giá đất cụ thể để tính tiền sử dụng đất của Dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước.

Công ty Rạng Đông được hưởng lợi

Giám định thể hiện, hành vi phê duyệt giá với hơn 10ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng tại dự án trái quy định, gây thiệt hại hơn 154 tỷ đồng; việc định giá với hơn 25ha nhà thấp tầng cũng gây thiệt hại 154 tỷ đồng.

Viện kiểm sát kết luận, sai phạm của ông Phương cùng đồng phạm làm thiệt hại tổng cộng 308 tỷ đồng và Công ty Rạng Đông được hưởng số tiền này.

Theo lời khai của cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, vì mong muốn đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá đất, sớm thu tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước, để dự án nhanh chóng triển khai, tạo điểm nhấn cho du lịch của thành phố, góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương nên đã phạm tội. Cạnh đó, phương án giá đất tại dự án được làm đi làm lại nhiều lần nên bị can không muốn đùn đẩy trách nhiệm phê duyệt giá đất cho người kế nhiệm.

Cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận - Nguyễn Ngọc, khai nguyên nhân phạm tội là do áp lực công việc khi Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo phải đẩy nhanh tiến độ phê duyệt giá đất, sớm thu tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước để dự án nhanh chóng được thực hiện, tạo điểm nhấn cho du lịch của thành phố…

Theo Hoàng An

Thước đo lạm phát then chốt được công bố: Fed sẽ làm gì với lãi suất vào tháng sau?

Ngày 27/11, Bộ Thương mại Mỹ công bố báo cáo chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) của tháng 10. Đây chính là thước đo lạm phát mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ưa dùng để cân nhắc các quyết định về lãi suất.

Cụ thể, PCE tháng 10 đã tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước và tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đúng với dự báo của Dow Jones. Trong khi đó, PCE lõi, loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, ghi nhận mức tăng 0,3% so với tháng 9 và tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cả hai con số này cũng đúng như dự đoán.

Phần lớn yếu tố thúc đẩy lạm phát trong tháng 10 là giá dịch vụ với mức tăng 0,4%. Còn lại, giá hàng hoá giảm 0,1%, giá năng lượng giảm 0,1% và giá thực phẩm gần như không thay đổi.

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đặt mục tiêu lạm phát ở mức 2%. Kể từ tháng 3/2021, PCE luôn cao hơn mức này, thậm chí đạt đỉnh 7,2% vào tháng 6/2022. Điều này đã khiến Fed phải tăng lãi suất một cách mạnh mẽ.
Chứng khoán trái chiều sau khi PCE được công bố. Dow Jones tăng khoảng 100 điểm còn S&P 500 và Nasdaq Composite đều giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc giảm.

Dù lạm phát toàn phần tăng, các nhà giao dịch vẫn cược rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Theo công cụ FedWatch của CME Group, thị trường dự đoán 66% khả năng Fed cắt giảm 0,25% vào tháng cuối năm.

Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm đáng kể từ khi Fed bắt đầu thắt chặt chính sách, đây vẫn là một nỗi trăn trở của các hộ gia đình và là vấn đề trọng tâm trong cuộc đua vào Nhà Trắng vừa qua. Các tác động tích luỹ của lạm phát đã ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng, đặc biệt là những người thu nhập thấp.

Chi tiêu bằng USD của người tiêu dùng tăng 0,4% trong tháng 10, đúng như dự báo. Còn thu nhập cá nhân tăng 0,6%, cao hơn nhiều so với ước tính 0,3%.

Fed vốn theo dõi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đánh giá lạm phát, nhưng ưa dùng số liệu PCE cho mục đích dự báo và cân nhắc các quyết định chính sách của mình. Chỉ số này rộng hơn CPI và điều chỉnh theo hành vi của người tiêu dùng.

Dữ liệu kinh tế mới nhất được đưa ra sau hàng loạt các đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và tháng 11. Các quan chức Fed tại cuộc họp tháng 11 đã bày tỏ sự tin tưởng rằng lạm phát đang tiến tới mục tiêu 2%. Dù vậy, các quan chức ủng hộ việc giảm dần dần lãi suất vì họ thừa nhận sự không chắc chắn cần cắt giảm bao nhiêu là đủ.

Theo CNBC

NHTW Hàn Quốc bất ngờ hạ lãi suất vì lo rủi ro từ Trump

38 phút trước

Trong một động thái đầy bất ngờ, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ hai liên tiếp vào hôm thứ Năm. Quyết định này đến sau khi ngân hàng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống còn 1.9%, thấp hơn mức 2.1% được đưa ra hồi tháng 8.

Động thái này đã đẩy lợi suất trái phiếu giảm xuống, đẩy nhẹ chứng khoán tăng và tác động đến tỷ giá.

Cụ thể, BOK đã hạ lãi suất repo 7 ngày 0.25 điểm phần trăm, về mức 3%. Đây được xem như một phản ứng sớm trước những lo ngại ngày càng tăng về thương mại và kinh tế sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Thị trường tài chính đã phản ứng nhanh chóng với tin tức này. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 3 năm lao dốc xuống mức thấp 2.65%, trong khi chứng khoán tăng nhẹ 0.4%. Đồng Won cũng chịu áp lực, yếu đi so với đồng USD và chạm mức 1,396.25 đổi 1 USD trong thời gian ngắn trước khi phục hồi một phần.

“Đây là phản ứng chủ động trước sự sụt giảm không thể tránh khỏi trong đầu tư và tiêu dùng”, Lee Seung-suk, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Hàn Quốc nói. Ông nhấn mạnh rằng nền kinh tế có thể sẽ “hạ nhiệt” vào năm tới khi Trump nhắm mục tiêu vào các đối tác thương mại của Mỹ, từ Trung Quốc đến Hàn Quốc.

"BOK có lẽ cũng đã cân nhắc đến gánh nặng nợ ngày càng tăng trong các hộ gia đình và doanh nghiệp. Vì vậy đây là một đợt cắt giảm bất ngờ, nhưng không nhất thiết là quá sớm”, ông nhận định.

Quyết định này của BOK đã đi ngược lại kỳ vọng của đa số chuyên gia. Trong cuộc khảo sát của Bloomberg, chỉ 4 trong số 22 nhà kinh tế dự đoán được động thái này. Phần còn lại cho rằng BOK sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức 3.25% để đánh giá tác động của đợt cắt giảm trước đó vào tháng 10 - lần đầu tiên sau hơn 4 năm.
Nhiều yếu tố đã tạo nền tảng cho quyết định này, bao gồm sự chậm lại của thị trường nhà ở, áp lực lạm phát hạ nhiệt và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chững lại. Đặc biệt, chiến thắng của Trump đã buộc các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách bảo vệ nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại của Hàn Quốc trước nguy cơ thuế quan tăng vọt.

Trong tuyên bố sau quyết định, BOK nhấn mạnh động thái này nhằm “giảm thiểu rủi ro giảm phát đối với nền kinh tế”. NHTW Hàn Quốc cũng bày tỏ lo ngại về những bất ổn gia tăng trong tăng trưởng và lạm phát toàn cầu, chủ yếu do các chính sách dự kiến của chính quyền mới tại Mỹ.

BOK cũng lưu ý sự biến động tăng cao của tiền tệ và cho biết sẽ theo dõi sát sao đồng won. “Điều quan trọng là phải thận trọng về khả năng biến động tỷ giá hối đoái cao”, BOK nói.

Đáng chú ý, quyết định này đi ngược lại quan điểm truyền thống của BOK về việc tránh cắt giảm lãi suất liên tiếp trừ khi có khủng hoảng kinh tế. Điều này cho thấy mức độ khẩn cấp trong nhận định của các thành viên hội đồng và ý định trở nên linh hoạt hơn của BOK trước những biến động có thể xảy ra trong nền kinh tế thế giới.

Nỗi lo của các nhà hoạch định chính sách không phải không có cơ sở. Những lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Trump bao gồm tăng thuế với đối tác thương mại và khả năng cắt giảm trợ cấp cho các công ty nước ngoài hoạt động tại Mỹ, trong đó có những tên tuổi lớn của Hàn Quốc như Samsung Electronics và Hyundai Motor.

“Kể từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, trong bối cảnh xuất hiện những trở ngại đối với xuất khẩu, chúng tôi kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách đã chuyển trọng tâm”, nhà kinh tế Jeong Woo Park của Nomura Holdings nhận định. Park dự đoán trước về việc cắt giảm lãi suất do "triển vọng kinh tế xấu đi và lo ngại về ổn định tài chính”.

ĐHĐCĐ bất thường Eximbank: Thông qua miễn nhiệm 3 nhân sự, đổi trụ sở chính ra Hà Nội

Sáng ngày 28/11/2024, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường nhằm thông qua việc chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ TPHCM ra Hà Nội, nóng với kiến nghị từ nhóm cổ đông trước thềm Đại hội.

Tiếp tục cập nhật…

Đại hội Eximbank công bố kết quả biểu quyết với 2 nội dung không được thông qua là: Sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Chấm dứt chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở chính tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm.

Các vấn đề được thông qua gồm:

  • Đổi trụ sở chính từ TPHCM ra Hà Nội với tỷ lệ thông qua 58.73%.

  • Miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú, tỷ lệ 53.85%.

  • Miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với ông Nguyễn Hồ Nam, tỷ lệ 53.85%.

  • Miễn nhiệm Thành viên BKS đối với ông Ngo Tony, tỷ lệ 53.85%.

Eximbank không tăng lượng khách hàng trong 10 năm

“Lý do của việc chuyển trụ sở chính hiện nay? Có ảnh hưởng đến quyền lợi nhân viên ngân hàng phía Nam không?”, một cổ đông đặt câu hỏi.

Ông Nguyễn Hoàng Hải - Quyền TGĐ cho biết: "Eximbank hoạt động tại TPHCM năm thứ 35, và không tăng lượng khách hàng trong 10 năm. Trong khi ngân hàng khác đã tăng trưởng và đi khắp mọi miền tổ quốc.

Chúng tôi mong muốn đưa thương hiệu Eximbank phủ kín toàn quốc. Tăng độ nhận diện thương hiệu miền Bắc, phát triển các mảng kinh doanh, logistics, hạ tầng, không riêng tài chính.

Ngoài ra, các công tác đã phát triển tại miền Nam đã đến đoạn bão hòa, cần cố gắng duy trì và mở rộng ra miền Bắc. Mong muốn ngành nghề mới để theo kịp ngân hàng bạn trong ít nhất 3 năm nữa, không chỉ dừng lại ở 2.4 triệu khách hàng.

Dời trụ sở chính ra Hà Nội là nhân đôi nhân sự, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Còn ai có tâm địa xấu, làm ảnh hưởng đến quyền lợi Eximbank sẽ tự động loại bỏ.

Ngoài ra, thị trường có nhiều thông tin lan truyền vô cớ, gây tâm lý không tốt cho cán bộ Eximbank, tạo ra thiệt hại có thật đã được ghi nhận. Eximbank đang nhờ cơ quan có thẩm quyền xác định thiệt hại và ai gây ra. Mong cổ đông tin tưởng cơ quan pháp luật.

Đối với dự án tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm với tổng mức đầu tư 3-4 ngàn tỷ, chúng tôi chọn phương án tốt hơn là kinh doanh trước khi nghĩ đến thương hiệu. Do đó tạm dừng xây trụ sở chính tại đây".

Về chi phí đã đầu tư vào Lê Thị Hồng Gấm, Phó Chủ tịch Trần Tấn Lộc cho biết, chi phí liên quan xây dựng số 7 Lê Thị Hồng Gấm trước đây thuộc các nhiệm kỳ HĐQT trước. Nếu dời trụ sở và không tiếp tục xây dựng thì HĐQT sẽ rà soát hồ sơ với đối tác thời gian qua, nếu phát sinh chi phí sẽ thương lượng mức chi phí hợp lý nhất, tránh tổn thất cho Ngân hàng.

Trường hợp có gây ra tổn thất sẽ tính toán và xử lý theo quy định pháp luật dù chủ quan hay khách quan.

“Loại bỏ người dám nói chính kiến ra khỏi HĐQT là tiền lệ nguy hiểm”

Đại hội đến phần thảo luận, đại diện cho hơn 10% cổ phần Eximbank - ông Nguyễn Hồ Nam ý kiến: “Có 3 nhân sự bị đề nghị miễn nhiệm, ảnh hưởng đến quyền cổ đông, nên phải để cho 3 nhân sự này ý kiến, tránh thông tin 1 chiều. Bản thân tôi đại diện hơn 10% vốn”.

Ông Nam cho rằng 95% cổ đông cần được nghe ý kiến từ 3 thành viên HĐQT thay vì tờ trình hời hợt.

Theo ông Nam, nên tôn trọng cổ đông từ mọi miền, càng minh bạch càng thể hiện ngân hàng không ngại gì. “Tôi tôn trọng minh bạch trong quản trị điều hành. Tôi bất ngờ khi có nhóm cổ đông trên 5% đòi miễn nhiệm vì tôi tham gia thiếu cuộc họp HĐQT”.

Tôi đi công tác nước ngoài, có ủy quyền cho bà Tú tham dự thay. Nên lý do tham gia không đủ cuộc họp HĐQT là khiên cưỡng. HĐQT sau khi nghe tôi giải trình cũng không thẩm tra mà đưa vào nội dung họp.

Ngân hàng không chỉ phục vụ cho cổ đông, mà còn cho nền an ninh, minh bạch của quốc gia. Do đó sử dụng diễn giải không tuân thủ pháp luật, mang ý trù dập, loại bỏ người dám nói chính kiến ra khỏi HĐQT là tiền lệ nguy hiểm.

Tôi đang đại diện cho 10% cổ phần, là quyền bất khả xâm phạm, trong quá trình tôi làm việc ở Eximbank luôn hợp tác, tuân thủ pháp luật.

Kính mong ĐHĐCĐ cân nhắc trước khi bỏ phiếu. Kính mong quý cơ quan đưa vấn đề không tuân thủ pháp luật vào nội dung họp, sẽ tạo tiền lệ xấu cho Eximbank”, ông Nam trình bày.

Trưởng BKS: Tôi đã kiến nghị, tiết kiệm cho Eximbank hàng ngàn tỷ đồng

Ông Ngo Tony ý kiến: “Sau quá trình làm việc, phát hiện rủi ro, tôi đã kiến nghị, tiết kiệm cho Eximbank hàng ngàn tỷ đồng. Tôi thấy bên cạnh các mặt đã đạt được thì Eximbank đối mặt chất lượng tài sản giảm sút, thứ hai cấp tín dụng mới có 1 số việc cần phải làm thể hiện qua nợ xấu, nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn.

Vấn đề này tôi đã nhiều lần đề cập với thành viên HĐQT nhưng chưa nhận được hành động nghiêm túc khắc phục. Do đó, cá nhân tôi đã có kiến nghị gửi đến cơ quan chức năng, làm rõ dấu hiệu, rủi ro làm sao có giải pháp đảm bảo Ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả.

Tôi bất ngờ khi nhận được đề nghị của nhóm cổ đông 5% đề nghị miễn nhiệm tôi. Căn cứ nào xác minh tôi lạm dụng chức quyền ảnh hưởng Eximbank? Căn cứ đó có kết luận của cơ quan chức năng trước khi miễn nhiệm tôi hay không?

Trong thời gian chờ, không hiểu vô tình hay cố ý, HĐQT lại đồng ý đưa tờ trình miễn nhiệm tôi vào nội dung họp thiếu kết luận từ cơ quan chức năng”.

Có dấu hiệu một số thành viên cố tình trì hoãn công tác quản lý rủi ro

Bà Lương Thị Cẩm Tú ý kiến, việc miễn nhiệm theo đề nghị của nhóm cổ đông trên 5% là quyền của họ. Tuy nhiên, khi đó HĐQT phải xem xét có phù hợp đưa nội dung này vào họp ĐHĐCĐ hay không.

Theo quy định Ngân hàng, tôi cũng tham gia đầy đủ cuộc họp, không có “không tham gia liên tục 6 tháng”.

Thông thường, khi nghỉ hoặc có 4 lần vắng mặt, là do tôi đi công tác nước ngoài, có báo cáo HĐQT và ủy quyền lại. Về việc có ủy quyền lại hay không do tôi cảm thấy có tin tưởng hay không, có mang lại bất lợi cho cá nhân tôi hay Ngân hàng không. Điều này Luật có quy định.

Tôi là cổ đông sở hữu cá nhân trên 1% và đại diện cho nhóm cổ đông trên 10% tham gia Eximbank từ 2018 đến nay. Năm 2022 tôi cũng có đóng góp, phát triển lại Ngân hàng theo hoạt động thanh toán quốc tế đúng nghĩa.

Bản thân tôi đang giữ vai trò Chủ tịch Ủy ban quản lý rủi ro Ngân hàng nhưng bị xem xét miễn nhiệm liên quan đến nhóm lợi ích đang diễn ra tại Ngân hàng. Có dấu hiệu một số thành viên cố tình trì hoãn công tác quản lý rủi ro, thiếu minh bạch. Do đó, những đề nghị này vi phạm luật nhưng vẫn được đưa ra xem xét tại Đại hội. Đề nghị quý cổ đông cân nhắc”, bà Tú nói.

Cơ sở pháp lý đưa tờ trình miễn nhiệm thành viên HĐQT

Chủ tịch Nguyễn Cảnh Anh nêu cơ sở pháp lý đưa tờ trình miện nhiệm thành viên HĐQT.

Theo đó, ngày 01/11, Eximbank nhận được văn bản kiến nghị của nhóm cổ đông trên 5%, đề nghị bổ sung tờ trình miễn nhiệm ông Ngo Tony – Trưởng BKS, đồng thời đề xuất miễn nhiệm ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú khỏi HĐQT.

Căn cứ quy chế nội bộ Eximbank, cổ đông trên 5% có quyền đưa kiến nghị vào chương trình họp trước 3 ngày làm việc. Theo quy định, người triệu tập họp là HĐQT, chỉ được từ chối khi vấn đề kiến nghị thuộc thẩm quyền.

Theo Chủ tịch, các kiến nghị đều được lập thành văn bản, gửi trước ít nhất 3 ngày, đã xác minh tư cách cổ đông tại ngày có đơn kiến nghị. Vấn đề cổ đông đưa ra là miễn nhiệm thành viên BKS hoặc HĐQT thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ, do đó HĐQT đưa nội dung vào chương trình họp bất thường.

Việc lấy ý kiến bằng văn bản đã tuân thủ đúng nghị quyết HĐQT, đã thực hiện công bố thông tin đầy đủ. Việc thông qua nghị quyết HĐQT chỉ là chấp thuận đưa nội dung vào chương trình họp chứ không làm mất tư cách HĐQT hay BKS của các thành viên.

Nếu HĐQT không đưa kiến nghị đã đáp ứng điều kiện vào họp là vi phạm pháp luật. Do đó, nội dung họp đã được thông qua trên đa số.

ĐHĐCĐ mới có thẩm quyền miễn nhiệm hay không các nhân sự có liên quan. Khi đã nghe ý kiến từ các bên, đề nghị cổ đông cẩn trọng, đưa ra biểu quyết.

ĐHĐCĐ bất thường Eximbank đang diễn ra sáng 28/11 tại Hà Nội. Ảnh: Cát Lam

Dời trụ sở chính về tòa Gelex Tower

Tính đến 8h45, tổng số 209 cổ đông tham dự với hơn 985 triệu cp có quyền biểu quyết, tương đương tỷ lệ 52.9%. Do đó, Đại hội có thể tiến hành.

Theo tài liệu ĐHĐCĐ công bố hôm 05/11, Eximbank muốn dời trụ sở chính từ TPHCM ra Hà Nội. Cụ thể là từ địa chỉ là tầng 8, văn phòng số L8-01-11+16 Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM về địa chỉ số 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Eximbank nêu lý do: “Bên cạnh việc tiếp tục củng cố vị thế tại thị trường miền Nam, Eximbank xác định miền Bắc là thị trường năng động, còn nhiều dư địa để khai thác. Vì thế, Ngân hàng đặt mục tiêu mở rộng mạng lưới phân phối và tiếp cận khách hàng tiềm năng tại khu vực này để nắm bắt các cơ hội thị trường, giúp gia tăng doanh thu, lợi nhuận và sức ảnh hưởng của thương hiệu”.

Ngoài ra, Eximbank còn có tờ trình chấm dứt chủ trương xây dựng trụ sở chính tại số 7 lê Thị Hồng Gấm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM.

Chỉ mới hồi ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức ngày 26/04, Eximbank đã trình ĐHĐCĐ kế hoạch dời trụ sở chính từ Tòa nhà Vincom Center, số 7 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, quận 1, TPHCM sang tòa nhà Văn phòng (Fideco Center) tại số 28 Phùng Khắc Khoan, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM. Tuy nhiên, tờ trình này có tỷ lệ không thông qua là 90.62% số cổ phần dự họp.

Miễn nhiệm 2 Thành viên HĐQT

Ngày 06/11, Eximbank cập nhật tài liệu, bổ sung tờ trình kiến nghị của nhóm cổ đông theo văn bản ngày 29/10/2024, nhóm cổ đông sở hữu trên 5% tổng số cổ phần phổ thông của Eximbank: "Miễn nhiệm chức danh thành viên Ban Kiểm soát Eximbank đối với ông Ngô Tony” với lý do: “Ông Ngô Tony đã có hành vi lạm dụng/lợi dụng chức vụ quyền hạn, vi phạm nghiêm trọng các quy định của Điều lệ Eximbank và Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm soát Eximbank, gây ảnh hưởng nặng nề đến quyền lợi của cổ đông".

Tiếp đó, ngày 25/11, Eximbank tiếp tục bổ sung tờ trình, kiến nghị của nhóm cổ đông sở hữu trên 5% khác “miễn nhiệm chức danh thành viên HĐQT đối với bà Lương Thị Cẩm Tú và ông Nguyễn Hồ Nam” với lý do không tham gia đủ các cuộc họp HĐQT và các lần lấy ý kiến bằng văn bản.

Hiện, HĐQT Eximbank đang có 7 thành viên: Chủ tịch HĐQT Nguyễn Cảnh Anh, 4 Phó Chủ tịch HĐQT là ông Nguyễn Hồ Nam, bà Lương Thị Cẩm Tú, bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc, Thành viên HĐQT - ông Phạm Quang Dũng, thành viên HĐQT độc lập - ông Trần Anh Thắng.

ĐHĐCĐ bất thường lần này, các tờ trình bổ sung liên quan đến nhân sự và kiến nghị giữa các nhóm cổ đông sở hữu trên 5% vốn Ngân hàng bắt nguồn sau ý kiến di dời trụ sở chính. Địa chỉ 27-29 Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là nơi đặt Tòa nhà Gelex Tower.

Trước những tranh cãi, Eximbank khẳng định việc chuyển trụ sở sẽ được thảo luận công khai, minh bạch tại ĐHĐCĐ và chỉ được thông qua nếu đạt tỷ lệ tán thành trên 51% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp. Hồ sơ chuyển trụ sở chính cũng phải được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét chấp thuận theo quy định.

Bên cạnh đó, ngày 19/11 Eximbank cũng từng lên tiếng về câu hỏi của cổ đông và nhà đầu tư liên quan đến thông tin NHNN thanh tra hoạt động của Eximbank.

Eximbank nhấn mạnh rằng Ngân hàng không nhận được bất kỳ quyết định nào từ Ngân hàng Nhà nước về việc thanh tra hoạt động cấp tín dụng trong thời gian gần đây. Đồng thời, Ngân hàng đang hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu tài chính của khách hàng và đối tác.

Trước đó, vào giữa tháng 10, thị trường xuất hiện văn bản được cho là “kiến nghị và phản ánh khẩn cấp về rủi ro nghiêm trọng đe dọa an toàn hoạt động và nguy cơ sụp đổ hệ thống Eximbank”. Sự việc khiến Eximbank phải lên tiếng bác bỏ, khẳng định tài liệu này không do Ngân hàng phát hành và chưa được xác thực.

Nóng: Chứng khoán Mỹ sắp được giao dịch xuyên ngày đêm

image

Chỉ vài tuần trước, Sàn giao dịch chứng khoán New York cũng đã nộp đơn xin mở rộng ngày giao dịch của riêng mình lên 22 giờ.

Theo Financial Times, Sàn giao dịch khởi nghiệp 24 Exchange, được quỹ Point72 Ventures của Steve Cohen hỗ trợ, đã được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) chấp thuận cho một kế hoạch gồm hai phần vào thứ Tư.

Ban đầu, sàn sẽ hoạt động trong giờ làm việc thông thường, sau đó mở rộng để bao gồm một phiên giao dịch 24 giờ vào ban đêm từ Chủ Nhật đến thứ Năm khi cơ sở hạ tầng thị trường rộng hơn được thiết lập.

Trong khi Kho bạc và các loại tiền tệ chính, chẳng hạn như USD, được giao dịch gần như liên tục vào các ngày trong tuần, thì cổ phiếu lại chậm hơn một chút do các quy tắc chặt chẽ được thiết kế để bảo vệ các nhà đầu tư và do sự phức tạp và thời gian cần thiết để giải quyết các giao dịch.

Nhưng trong những năm gần đây, giao dịch 24 giờ đã được thúc đẩy bởi sự gia tăng của các nhà đầu tư bán lẻ, những người muốn giao dịch cổ phiếu ngoài giờ làm việc giống như họ giao dịch tiền điện tử, hoạt động mọi lúc.

Các công ty môi giới như Robinhood thực hiện lệnh mua cổ phiếu ngoài giờ của khách hàng trong cái gọi là “dark pool” mà các thành viên giao dịch với nhau và giá không được phổ biến trên toàn thị trường.

Một sàn giao dịch qua đêm được quản lý sẽ đánh dấu một sự thay đổi lớn vì nó đại diện cho thị trường “sáng” nơi các giao dịch và giá của chúng trở thành hồ sơ chính thức. Điều này được thiết kế để giúp các nhà đầu tư có được mức giá tốt nhất nhưng có thể khiến những người ngủ quên bất ngờ.

“Các nhà giao dịch có nguy cơ cao nhất khi thị trường đóng cửa tại vị trí địa lý của họ”, Dmitri Galinov, giám đốc điều hành và nhà sáng lập của 24X cho biết. “Chúng tôi sẽ tìm cách giảm bớt vấn đề này bằng cách tạo điều kiện cho giao dịch cổ phiếu Hoa Kỳ 24/7”, ông nói thêm, mô tả sự chấp thuận này là một “diễn biến thú vị”.

Đây là lần thứ hai 24X nộp đơn lên SEC, sau lần thử trước đó vào năm 2023 đã gặp phải sự phản đối và thắc mắc. Phiên bản được chấp thuận cũng đã sửa đổi một kế hoạch ban đầu để cung cấp dịch vụ giao dịch vào cuối tuần.

24X hiện phải làm việc với các sàn giao dịch đối thủ, những sàn này quản lý “băng” giá thị trường hợp nhất, về cách quản lý và tài trợ cho việc mở rộng của mình để bao gồm giao dịch từ 8 giờ tối đến 4 giờ sáng trước khi có thể ra mắt phiên giao dịch qua đêm.

Việc chấp thuận được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Sàn giao dịch chứng khoán New York nộp đơn xin mở rộng ngày giao dịch của riêng mình lên 22 giờ. Động thái này nhấn mạnh sức hấp dẫn ngày càng tăng của giao dịch ban đêm, ngay cả khi nhiều nhà đầu tư tổ chức lo ngại rằng khối lượng giao dịch qua đêm nhẹ có thể cho phép các giao dịch nhỏ có tác động quá mức đến giá.

Tyler Gellasch, giám đốc điều hành của nhóm ủng hộ nhà đầu tư Healthy Markets Association, đã cảnh báo: “Một động thái giá từ lệnh mua 5.000 hoặc 20.000 cổ phiếu qua đêm dẫn đến lệnh gọi ký quỹ cho vị thế 2 triệu cổ phiếu — đó không phải là điều mà một nhà đầu tư tổ chức điều hành quỹ hưu trí muốn thức dậy”.

Sifma, một cơ quan trong ngành đã kêu gọi SEC tiến hành đánh giá rộng hơn về những tác động của giao dịch 24 giờ, cho biết họ đang xem xét lệnh chấp thuận dài 106 trang của cơ quan quản lý.

Liên doanh quỹ nước ngoài công bố nhà đại diện và phân phối độc quyền Haus Da Lat tại Việt Nam

Khánh Huyền

Tại Haus Da Lat, 4 chuyên gia và cộng sự sẽ trở thành nhà đại diện và phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam…

Các chuyên gia đều là cố vấn đáng tin cậy cho nhiều thương vụ đầu tư cá nhân tỷ đô, có chiến lược điều hành doanh nghiệp để tạo nên đội ngũ các chuyên gia tư vấn dự án chuyên nghiệp, tận tâm, mang lại giá trị bền vững cho khách hàng.

Haus Da Lat là dự án của chủ đầu tư The One Destination - đơn vị tiên phong phát triển bất động sản ESG tại Việt Nam, đang nhận được sự quan tâm lớn của nhà đầu tư cũng như truyền thông trong nước và quốc tế. Haus Da Lat có quy mô 5ha, nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt, trước mặt hồ Xuân Hương, bao gồm khu căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao thương hiệu quốc tế vận hành.

Haus Da Lat nằm tại đất “kim cương” còn sót lại giữa trung tâm thành phố Đà Lạt.

Sau thông tin được Quỹ BTS Bernina và nhà đầu tư Terne Holdings Singapore đầu tư rót vốn, The One Destination công bố 4 nhà đại diện và phân phối độc quyền Haus Da Lat tại Việt Nam, thay mặt chủ đầu tư lan toả thông tin chính thống dự án, cố vấn về tiềm năng xứng tầm với vị trí “kim cương” còn sót lại cuối cùng của thành phố Đà Lạt.

Các nhà đại diện đều có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường bất động sản.

Các nhà đại diện đều là những chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường bất động sản, cố vấn cho nhiều thương vụ đầu tư cá nhân tỷ đô. Mỗi cá nhân đều là một mảnh ghép đặc biệt để trở thành 1 trong 4 đại diện thương hiệu Haus Da Lat tại Việt Nam, góp phần đưa bất động sản Việt Nam lên bản đồ ESG thế giới.

4 nhà đại diện và phân phối độc quyền gồm:

Bà Nguyễn Thị Liên Dung - Nhà cố vấn và chuyên gia đầu tư bất động sản cao cấp, nhạy bén và có tầm nhìn sâu sắc về xu hướng thị trường Việt Nam.

Ông Hoàng Đức Dũng - Nhà đào tạo và cố vấn giàu kinh nghiệm bất động sản hạng sang, cùng đội ngũ cộng sự nhiệt huyết và am hiểu tiên phong xu thế mới tại Việt Nam.

Bà Lê Thị Minh Trang - Nhà đại diện tinh tế và thấu hiểu khách hàng để mang đến trải nghiệm cá nhân hoá dành riêng cho từng khách hàng.

Ông Đặng Quốc Việt - Nhà chiến lược và lãnh đạo xuất sắc, với đội ngũ cộng sự trên cả nước sẵn sàng cung cấp dịch vụ bất động sản cao cấp và chuyên nghiệp đến khách hàng.

“Haus Da Lat với số lượng 68 căn Sky Villas và Sky Mansions duy nhất dành riêng cho khách hàng Việt Nam sở hữu lâu dài. Khách hàng và nhà đầu tư chỉ nên làm việc với các đại diện và phân phối độc quyền để có thông tin chính thống về sản phẩm và thời gian chính thức ra hàng của Haus Da Lat”, liên doanh quỹ đầu tư nước ngoài chia sẻ.

Chứng nhận Nhà đại diện và phân phối độc quyền Haus Da Lat tại Việt Nam.

Theo đánh giá của giới bất động sản, với tiềm năng vốn có của thành phố Đà Lạt, cùng việc rót vốn đầu tư từ quỹ nước ngoài và sự tham gia của những chuyên gia cố vấn thị trường hàng đầu Việt Nam sẽ định hình một cuộc cách mạng mới cho thị trường bất động sản Đà Lạt trong thời gian tới