Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Reuters: Vietnam Airlines đang lên kế hoạch huy động 22.000 tỷ đồng từ việc phát hành cổ phiếu để trả nợ

image

Xét về tình hình tài chính của Vietnam Airlines, tại thời điểm 30/9, hãng bay này vẫn đang lỗ lũy kế 35.225 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của công ty âm hơn 11.000 tỷ đồng

Theo thông tin từ Reuters , các cơ quan chức năng tại Việt Nam đang thảo luật về phương án cho phép Vietnam Airlines huy động 22.000 tỷ đồng. Phương án được đưa ra là phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu.

“Khoản vốn huy động được sẽ giúp Vietnam Airlines trả các khoản nợ phát sinh từ đại dịch Covid-19 và khôi phục năng lực tài chính của công ty” , nguồn tin của Reuters cho biết. Tuy nhiên vị này không đưa ra thời gian cụ thể hãng hàng không này sẽ chào bán cổ phiếu.

Hiện nay, Vietnam Airlines đang có 3 cổ đông lớn, trong đó các cổ đông Nhà nước gồm SMBC và SCIC đang năm giữ tổng cộng hơn 86%. Cổ đông lớn còn lại là ANA Holdings từ Nhật Bản nắm 5,6% vốn.

Trước đó, theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 25/11, Quốc hội sẽ bàn giải pháp để gỡ khó cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Trước đó, trong năm 2020, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 135 nhằm tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gồm: Cho vay tái cấp vốn và phát hành cổ phiếu với tổng quy mô 12.000 tỷ đồng.

Xét về tình hình tài chính của Vietnam Airlines, tại thời điểm 30/9, hãng bay này vẫn đang lỗ lũy kế 35.225 tỷ đồng. Do vậy, vốn chủ sở hữu của công ty âm hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng nợ vay tài chính ở mức hơn 22.000 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, hãng hàng không này ghi nhận doanh thu 26.600 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Trừ giá vốn, doanh nghiệp lãi gộp 2.744 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp ở mức 10,3%. Đây cũng là mức lãi gộp cao nhất mà hãng bay này đạt được kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Khấu trừ chi phí, Vietnam Airlines mang về 975 tỷ đồng lãi trước thuế, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 2.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 768 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp công ty này có lãi.

Vốn hóa FPT bằng 5 ngân hàng cộng lại, giá trị cổ phiếu ông Trương Gia Bình nắm giữ gần chạm ngưỡng 15.000 tỷ

Cổ phiếu vượt đỉnh, vốn hóa của FPT cũng lập kỷ lục mới hơn 212.000 tỷ đồng, lớn hơn cả 5 ngân hàng tầm trung là SHB, MSB, VIB, Eximbank, TPBank cộng lại.

Vốn hóa FPT bằng 5 ngân hàng cộng lại, giá trị cổ phiếu ông Trương Gia Bình nắm giữ gần chạm ngưỡng 15.000 tỷ

Cổ phiếu FPT vừa có phiên bứt phá mạnh 3,5% lên mức 143.300 đồng/cp, qua đó lập đỉnh lịch sử mới. Giá trị vốn hóa thị trường cũng theo đó lập kỷ lục 212.000 tỷ đồng (8,5 tỷ USD), tăng gần 74% từ đầu năm 2024.
Con số này đưa FPT trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam, giá trị chỉ sau 4 cái tên Nhà nước là Vietcombank, BIDV, ACV và Viettel Global. Thậm chí, vốn hóa của FPT còn lớn hơn cả 5 ngân hàng tầm trung là SHB, MSB, VIB, Eximbank, TPBank cộng lại.

Vốn hóa FPT bằng 5 ngân hàng cộng lại, giá trị cổ phiếu ông Trương Gia Bình nắm giữ gần chạm ngưỡng 15.000 tỷ- Ảnh 1.

Cổ phiếu FPT bứt phá có động lực lớn đến từ sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại sau khi hở room trên 3%. Chỉ trong 6 phiên từ ngày 22/11 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài đã liên tục mua ròng cổ phiếu công nghệ này với tổng khối lượng gần 13 triệu đơn vị, giá trị mua ròng vào khoảng 1.200 tỷ đồng.

Cổ phiếu FPT lên đỉnh đem lại niềm vui lớn cho cổ đông. Vui nhất có lẽ là những người sáng lập tập đoàn như Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình cùng 2 cộng sự lâu năm Bùi Quang Ngọc và Đỗ Cao Bảo khi phần lớn tài sản trên sàn chứng khoán đều nằm tại FPT. Ước tính theo thị giá FPT, khối tài sản của 3 cổ đông này lên đến gần 20.200 tỷ đồng, tăng 8.600 tỷ từ đầu năm 2024.

Là những “khai quốc công thần” của FPT, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán chưa hẳn điều mà các cổ đông sáng lập FPT quan tâm nhất. Sự phát triển lớn mạnh và bền vững của tập đoàn có lẽ mới là điều đem lại niềm vui lớn hơn cho những người cống hiến cho tập đoàn từ những ngày đầu thành lập như ông Trương Gia Bình, ông Bùi Quang Ngọc hay ông Đỗ Cao Bảo.

Vốn hóa FPT bằng 5 ngân hàng cộng lại, giá trị cổ phiếu ông Trương Gia Bình nắm giữ gần chạm ngưỡng 15.000 tỷ- Ảnh 2.

Không chỉ tài sản trên sàn tăng lên, các cổ đông của FPT còn “túc tắc” nhận cổ tức bằng tiền đều đặn hàng năm. Ngày 3/12 tới đây, FPT sẽ chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền với tỷ lệ 10%. Với gần 1,5 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, FPT dự kiến sẽ chi khoảng 1.500 tỷ. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 13/12/2024, tức là chỉ sau đúng 10 ngày chốt quyền.

Đây là đợt cổ tức thứ 2 cổ đông FPT được nhân từ đầu năm 2024. Trước đó vào giữa tháng 6, doanh nghiệp đã chi trả nốt cổ tức còn lại của năm 2023 với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt. Ngoài ra, FPT còn thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 15% (cổ đông nắm 20 cổ phiếu được nhận thêm 3 cổ phiếu mới).

Về kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm, FPT ghi nhận doanh thu đạt 50.796 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 9.226 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,6% và 20% so với cùng kỳ 2023. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 6.566 tỷ đồng và 4.494 đồng/cổ phiếu, tăng khoảng 21% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2024, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng (~2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau 10 tháng đầu năm, tập đoàn đã thực hiện 82% kế hoạch doanh thu và 85% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Vốn hóa FPT bằng 5 ngân hàng cộng lại, giá trị cổ phiếu ông Trương Gia Bình nắm giữ gần chạm ngưỡng 15.000 tỷ- Ảnh 3.

Hồi giữa tháng 11 vừa qua, FPT đã chính thức cùng NVIDIA ra mắt nhà máy AI cung cấp dịch vụ AI, Cloud tại Việt Nam và Nhật Bản. Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán Agriseco đánh giá triển vọng dài hạn của FPT khả quan với động lực thúc đẩy từ mảng dịch vụ công nghệ nước ngoài.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật, trong đó có Luật Chứng khoán

Kết quả biểu quyết cho thấy, có 445/450 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 92.90% tổng số đại biểu Quốc hội. Như vậy, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật.

Chiều 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế và Luật Dự trữ quốc gia (1 luật sửa 7 luật).

Lãnh đạo Quốc hội bấm nút thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật

Trước đó, Quốc hội đã nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 7 luật.

Theo đó, trong quá trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, một số nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Kiểm toán độc lập liên quan đến các quy định Luật Xử lý vi phạm hành chính; sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế liên quan đến các quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) báo cáo Quốc hội xem xét bổ sung nội dung sửa đổi 2 Luật trên và sửa đổi tên gọi của dự thảo Luật này là “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính”.

Đối với Luật Chứng khoán: Trong quá trình thẩm tra nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán cũng như các ý kiến của ĐBQH phát biểu tại Tổ và Hội trường, có 02 nội dung còn có ý kiến nhiều chiều, đó là nội dung về: (1) Báo cáo về vốn điều lệ và (2) việc ngân hàng thương mại tham gia làm thành viên bù trừ, thanh toán giao dịch cho các chứng khoán giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan, tiếp thu, chỉnh lý quy định về 02 nội dung này tại dự thảo Luật, theo hướng quy định trong luật mang tính nguyên tắc và giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể bảo đảm tính khả thi. Nội dung tiếp thu, chỉnh lý được thể hiện tại khoản 7, điểm b khoản 12 và khoản 18 Điều 1 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

Đối với Luật Kiểm toán độc lập: Trong quá trình thẩm tra nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Kiểm toán độc lập, cũng như các ý kiến của ĐBQH có 02 nội dung còn có ý kiến nhiều chiều. Cụ thể là, về đơn vị được kiểm toán, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan giải trình, tiếp thu đầy đủ ý kiến ĐBQH theo hướng bỏ đối tượng“tổ chức khác có quy mô lớn phải kiểm toán báo cáo tài chính” để bảo đảm tính khả thi. Đồng thời, đề nghị Chính phủ đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận trọng để quy định tại dự thảo Nghị định về quy mô của doanh nghiệp phải kiểm toán bắt buộc hằng năm.

Về xử phạt vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập: Có ý kiến đề nghị: (i) làm rõ cơ sở mức xử phạt hành chính, bảo đảm tính răn đe; (ii) chỉ nên tăng mức xử phạt tối đa gấp 2 lần so với hiện nay và thời hiệu xử phạt tối đa là 2 năm do nhu cầu về nhân sự kiểm toán còn thiếu so với quy mô thị trường.

UBTVQH thấy rằng, đây là mức phạt tiền tối đa và chỉ áp dụng đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, có thể xem xét quy định như tại dự thảo Luật để bảo đảm tính răn đe đối với doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên, nhất là thời gian vừa qua, xảy ra một số vụ việc doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Trong quá trình hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn, đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá tác động cụ thể và có mức xử phạt hợp lý đối với từng hành vi như ý kiến của ĐBQH.

Đối với Luật Ngân sách nhà nước: Sửa đổi, bổ sung khoản 10 Điều 8 Luật NSNN về việc bổ sung quy định các chương trình, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn (điểm a khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật): Nhiều ý kiến đề nghị không sửa đổi quy định này; Nhiều ý kiến đề nghị làm rõ “những dự án nằm ngoài KHĐTCTH nhưng được triển khai theo Luật NSNN”; Một số ý kiến đề nghị trong trường hợp đặc biệt cần rút ngắn quy trình, Quốc hội giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm quyền xem xét bổ sung danh mục trong thời gian giữa hai kỳ họp và báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp gần nhất.

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, sửa đổi điều này theo hướng giữ nguyên quy định hiện hành tại khoản 10 Điều 8 và thẩm quyền phân bổ nguồn dự phòng và tăng thu, tiết kiệm chi NSNN hằng năm theo quy định tại Điều 10, Điều 59 Luật hiện hành đối với chương trình, nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn và bổ sung quy định: “Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện chương trình, nhiệm vụ, dự án đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, đúng mục đích”.

Bổ sung khoản 10a Điều 8 Luật NSNN về chi đầu tư công, chi thường xuyên thực hiện một số nhiệm vụ, dự án (điểm b khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật): Nhiều ý kiến nhất trí bổ sung quy định này, tuy nhiên đề nghị thu hẹp phạm vi nhiệm vụ sử dụng chi thường xuyên hoặc giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể và chịu trách nhiệm bảo đảm cơ cấu chi NSNN; Một số ý kiến đề nghị không bổ sung quy định này.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh

Tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan rà soát, chỉnh lý. Đồng thời, Chính phủ đề nghị cần bổ sung quy định này để có căn cứ ban hành, triển khai Nghị định hướng dẫn. Nội dung này đã được thể hiện tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý. Bổ sung điểm d khoản 5 Điều 19 và điểm d khoản 2 Điều 30 Luật NSNN về phân bổ dự toán chi NSNN chưa phân bổ chi tiết: Nhiều ý kiến không nhất trí sửa đổi nội dung này do chưa phù hợp thẩm quyền theo quy định; Nhiều ý kiến đề nghị quy định thẩm quyền cho UBTVQH xem xét, quyết định; Một số ý kiến đề nghị có thể xử lý nội dung này bằng cách sửa đổi quy định về sử dụng dự phòng
Do việc sửa đổi quy định này liên quan đến cách hiểu khác nhau, UBTVQH đã chỉ đạo các cơ quan rà soát các quy định pháp luật có liên quan. Trên cơ sở kết quả rà soát, để bảo đảm chặt chẽ đúng thẩm quyền của Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thống nhất trong các điều, khoản của Luật NSNN; đồng thời, UBTVQH xin Quốc hội cho phép sửa đổi quy định này và cho sửa đổi, bổ sung thêm điểm a khoản 5 Điều 19 Luật NSNN về nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội và điểm a khoản 2 Điều 30 Luật NSNN về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND các cấp như nội dung thể hiện tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

Đối với Luật quản lý, sử dụng tài sản công: Về nội dung phân cấp, phân quyền trong quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công, nhiều ý kiến nhất trí sửa đổi từ cơ chế “phân cấp” sang “phân quyền” trong quản lý, sử dụng tài sản công; Nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc, chưa sửa đổi, bổ sung các điều khoản này, cần đánh giá kỹ lưỡng tác động; rà soát bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ để tránh mâu thuẫn, chồng chéo ngay trong nội bộ luật này và các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các pháp luật chuyên ngành.

UBTVQH đã đề nghị các Cơ quan rà soát kỹ lưỡng các nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến phân cấp, phân quyền để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tiếp thu ý kiến ĐBQH theo đó thu hẹp phạm vi đề xuất sửa đổi nội dung tại khoản 2 Điều 17 về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp tỉnh và các nội dung liên quan đến thẩm quyền phê duyệt đề án sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Nội dung này được thể hiện cụ thể tại khoản 1, khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 5 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý. Bổ sung hình thức xử lý tài sản công tại cơ quan nhà nước “chuyển giao về địa phương quản lý”: Một số ý kiến nhất trí bổ sung hình thức “chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý” theo đề xuất của Chính phủ; Một số ý kiến cho rằng không cần sửa đổi các điều, khoản này vì thực tế đang triển khai thực hiện và không có vướng mắc.

UBTVQH cho biết, việc bổ sung quy định này làm căn cứ để triển khai thực hiện hình thức chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý. Do đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung hình thức “chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý” và không Luật hóa các nội dung quy định cụ thể tại Nghị định.

Về sắp xếp lại nhà, đất theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công của DNNN: Một số ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo Luật, bổ sung cụm từ “Không phải thực hiện sắp xếp lại nhà, đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công”; Một số ý kiến cho rằng, việc sắp xếp nhà đất của doanh nghiệp là rất cần thiết, nếu bỏ quy định này tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công sẽ tạo ra một lỗ hổng lớn do không có Luật nào khác quy định việc sắp xếp lại nhà, đất của doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung quy định này sẽ không tạo ra khoảng trống pháp lý trong quản lý, sử dụng nhà, đất tại các DNNN. Theo đó, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép sửa đổi, bổ sung quy định này như nội dung thể hiện tại khoản 22 Điều 5 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

Đối với Luật quản lý thuế: Sửa đổi bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” của các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hoặc trên cơ sở nền tảng số (khoản 4 Điều 42 Luật hiện hành): Một số ý kiến cho rằng, việc bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” của các nhà cung cấp nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hoặc trên cơ sở nền tảng số là chưa phù hợp.

Để làm rõ ý kiến của ĐBQH, cơ quan chủ trì soạn thảo đã rà soát và khẳng định việc sửa đổi bỏ cụm từ “không có cơ sở thường trú tại Việt Nam” là phù hợp với xu hướng quốc tế, đảm bảo việc quản lý thuế hiệu quả, công bằng giữa các quốc gia; đồng thời tạo cơ sở, hành lang pháp lý để cơ quan thuế đôn đốc các nhà cung cấp ở nước ngoài “có cơ sở thường trú” đăng ký, khai, nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho Nhà cung cấp ở nước ngoài, đảm bảo bao quát đầy đủ, mở rộng cơ sở thuế, chống thất thu thuế; nhất là, trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho phép sửa đổi nội dung này thể hiện tại khoản 5 Điều 6 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

Về quy định cho phép người nộp thuế được bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi đã có quyết định thanh tra, kiểm tra: Có ý kiến đề nghị xem xét để sửa đổi Điều 47 Luật hiện hành về bổ sung hồ sơ khai thuế để bảo đảm hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra hậu kiểm. Tiếp thu ý kiến ĐBQH và để chủ động phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực, UBTVQH thống nhất với Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nội dung sửa đổi, bổ sung chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, theo hướng, bỏ quy định cho phép người nộp thuế được bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi đã có quyết định thanh tra, kiểm tra. Nội dung tiếp thu, chỉnh lý thể hiện tại khoản 6 Điều 6 dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý.

Ngoài các vấn đề nêu trên, UBTVQH đã chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến ĐBQH để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật cả về nội dung và kỹ thuật văn bản trình Quốc hội xem xét, thông qua. Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, dự thảo Luật có 11 điều, bổ sung 02 Điều so với dự thảo Luật đã trình Quốc hội đầu Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 2/12

Sáng 2/12, giá vàng trong nước giảm so với cuối tuần trước. Mức điều chỉnh khoảng 500-800 nghìn đồng/lượng.

Lúc 9h00, giá vàng SJC trên thị trường được niêm yết ở mức 82,8-85,3 triệu đồng/lượng, giảm 500 nghìn đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Giá vàng nhẫn cũng đồng loạt giảm 400-800 nghìn đồng/lượng. Trong đó, Công ty SJC giảm 200 nghìn đồng/lượng chiều mua và 400 nghìn đồng/lượng chiều bán xuống 82,5-84,3 triệu đồng/lượng. Tương tự, Tập đoàn DOJI giảm 700 nghìn đồng/lượng chiều mua và 800 nghìn đồng/lượng chiều bán xuống 82,9-83,9 triệu đồng/lượng.

Bảo Tín Minh Châu và PNJ lần lượt niêm yết 83,18-84,28 triệu đồng/lượng và 82,9-84,4 triệu đồng/lượng. Mức giảm so với phiên trước là khoảng 400-700 nghìn đồng/lượng.

Giá vàng SJC, giá vàng nhẫn hôm nay ngày 2/12- Ảnh 1.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng giao ngay hiện ở mức 2.629 USD/ounce, tương đương với khoảng 81 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD/VND hiện hành, chưa bao gồm thuế, phí.

Theo kết quả khảo sát dự báo giá vàng của Kitco News, thị trường vàng có thể vẫn gặp khó khăn trong ngắn hạn. Mặc dù tuần trước có sự tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng đà giảm mạnh vào đầu tuần đã làm dấy lên sự lo ngại trong cộng đồng đầu tư kim loại quý. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá vàng tuần này bao gồm các chỉ số kinh tế Mỹ, các quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), và những sự kiện kinh tế vĩ mô khác.

14 nhà phân tích đã tham gia vào Khảo sát Vàng của Kitco News, với tâm lý trên Phố Wall vẫn chia rẽ giữa thái độ lạc quan và thận trọng. Sáu chuyên gia, chiếm 43%, dự đoán giá vàng sẽ tăng trong tuần này; trong khi 7 nhà phân tích, chiếm 50%, cho rằng vàng sẽ tiếp tục dao động ổn định. Chỉ có 1 chuyên gia, chiếm 7% tổng số, dự báo giá vàng sẽ giảm.

Trong khi đó, 199 phiếu đã được bỏ trong cuộc khảo sát trực tuyến của Kitco, với tâm lý trên Main Street cũng giảm nhiệt sau màn biểu diễn giá vàng trong tuần. 96 nhà đầu tư bán lẻ, chiếm 48%, kỳ vọng giá vàng sẽ tăng vào tuần này, trong khi 61 người, chiếm 31%, dự đoán giá vàng sẽ giảm. 42 nhà đầu tư còn lại, chiếm 21%, dự báo giá vàng sẽ dao động ngang trong ngắn hạn.

Việt Nam trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

TPO - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, tính đến cuối tháng 11 vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD, tăng 15,3%, xuất siêu trên 23 tỷ USD; ước cả năm đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là điểm sáng và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới…

Sáng 1/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế .

Tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính truyền đạt chuyên đề “Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025”.

image

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Như Ý.

Thủ tướng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm nay đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực. Dự kiến 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, nhất là mục tiêu tăng trưởng. Tăng trưởng cả năm ước đạt trên 7% (thuộc nhóm số ít các nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới); kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%.

Tính đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt khoảng 715 tỷ USD, tăng 15,3%, xuất siêu trên 23 tỷ USD; ước cả năm đạt 807,7 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Thu hút vốn FDI là điểm sáng và nằm trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới. Cụ thể, trong 11 tháng, thu hút FDI đạt 31 tỷ USD, vốn FDI thực hiện đạt 20,4 tỷ USD, tăng 7%, cao nhất trong nhiều năm qua.

Nhấn mạnh năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Thủ tướng yêu cầu tất cả các cấp, ngành, địa phương phải có tư duy đổi mới, đột phá với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, tổ chức thực hiện kịp thời, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần “dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung”; “đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”; “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.

Thủ tướng cho biết, Trung ương xác định mục tiêu tổng quát năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức; lấy ổn định làm tiền đề thúc đẩy phát triển và phát triển để làm cơ sở cho ổn định; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025; tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trên cơ sở giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng chống chịu và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh, phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thực hiện kế hoạch cả giai đoạn 2021-2030, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc, cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành , các công trình lớn; xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước…; trên cơ sở đó tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình để trở thành quốc gia giàu mạnh, thịnh vượng và nhân dân ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế

Sáng 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã quán triệt chuyên đề “Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế”, cụ thể là thông qua cách thức tổ chức và kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, thực tiễn phát triển của đất nước hiện đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá.

Việt Nam trong nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới- Ảnh 2.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao đổi tại hội nghị. Ảnh: Như Ý.

Theo Chủ tịch Quốc hội, cần tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân.

Đáng chú ý, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu quán triệt nghiêm yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới; gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ, tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội.

“Đảng đoàn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Quốc hội đã thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, họp bàn phân công cụ thể. Quốc hội và các đại biểu Quốc hội sẽ thống nhất cao và gương mẫu, đi đầu. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quan hệ giữa các cơ quan, nhất là các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm chặt chẽ, hài hòa trong quy trình quản trị quốc gia. Sắp xếp, kiện toàn Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Vỡ hụi nghìn tỷ GFDI, khám xét tất cả chi nhánh trên toàn quốc

Khánh Hồng - 02/12/2024 13:45 (GMT+7)

(VNF) - Phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an TP. Đà Nẵng) đã hoàn tất việc khám xét tại tất cả các chi nhánh của Công ty TNHH MTV Tư vấn đầu tư GFDI (gọi tắt là Công ty GFDI) trên cả nước.

Theo đó, Công an TP. Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương liên quan như TP. HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu tiến hành khám xét tại các trụ sở mà công ty GFDI đặt chi nhánh để thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến việc huy động vốn trái phép và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp.

Qua khám xét, cơ quan công an thu giữ nhiều giấy tờ, tài liệu quan trọng để phục vụ công tác điều tra, làm rõ vụ án.

Lực lượng công an tiến hành khám xét các chi nhánh của GFDI trên toàn quốc.

Trước đó, ngày 18/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP. Đà Nẵng) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Hoàng – Tổng giám đốc Công ty GFDI để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Cùng hành vi trên, công an còn khởi tố các bị can gồm Nguyễn Đỗ Đạt – Giám đốc Tài chính; Trần Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng ngân quỹ; Tô Hồng Trà và Trần Thị Kiều Trang – Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Sở giao dịch.
Quá trình điều tra, công an xác định, Công ty GFDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động tư vấn quản lý, tư vấn đầu tư (không bao gồm hoạt động đầu tư chứng khoán).

Công ty thành lập hội sở tại số 92 đường 29/3, Hòa Xuân, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng và 12 chi nhánh ở nhiều tỉnh, thành.

Từ tháng 5/2018 đến nay, công ty này tiến hành huy động vốn bằng hình thức ký hợp đồng vay tiền của khách hàng tại Đà Nẵng và một số địa phương khác.

Để khách hàng tin tưởng và cho công ty vay tiền, ông Nguyễn Quang Hoàng chỉ đạo cho các chi nhánh, phòng kinh doanh, nhân viên kinh doanh quảng cáo, đưa ra thông tin gian dối rằng toàn bộ dòng tiền của khách hàng sẽ được Công ty GFDI sử dụng đầu tư các dự án có khả năng sinh lời cao như nhà hàng, sản xuất hàng tiêu dùng và thương mại… đồng thời cam kết với khách hàng sẽ hoàn trả tiền gốc, lãi đúng theo hợp đồng đã ký.

Để tăng sự tin tưởng và thu hút khách hàng, ông Hoàng chỉ đạo Công ty GFDI xuất bản các ấn phẩm quảng cáo, chạy nhiều chương trình marketing giới thiệu về các dự án đầu tư trên, đồng thời đưa ra các hạn mức lãi suất cho vay hấp dẫn, cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng như gói 1 tháng (lãi suất 1,5% - 2%), 3 tháng (lãi suất 2,5%/tháng), 6 tháng (lãi suất 3%/tháng), từ 9 tháng trở lên (lãi suất 3,5%/tháng).

Tuy nhiên, sau khi nhận được tiền từ khách hàng, Hoàng sử dụng sai mục đích và sử dụng chính vào các chi phí cho hoạt động kêu gọi vay tiền cũng như trả lãi cho các hợp đồng đến hạn.

Quá trình điều tra ban đầu xác định, ông Hoàng đã chiếm đoạt của 7.541 khách hàng với tổng số tiền hơn 3.700 tỷ đồng.

Hành vi phạm tội của ông Hoàng có sự hỗ trợ, giúp sức của Nguyễn Đỗ Đạt, Trần Thị Mỹ Hạnh, Tô Hồng Trà và Trần Thị Kiều Trang.

Hai công ty “họ” FLC chuẩn bị họp ĐHĐCĐ bất thường

ĐHĐCĐ bất thường của CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone (FLC Stone, UPCoM: AMD) và CTCP Nông dược H.A.I (UPCoM: HAI) đều bàn vấn đề nhân sự.

Ảnh minh họa

FLC Stone sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 3 vào sáng 24/12 tại Hà Nội sau 2 lần tổ chức bất thành do không đủ số lượng tham gia. Nội dung cuộc họp xoay quanh việc miễn nhiệm, bầu bổ sung Thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027.

Thời gian qua, FLC Stone trải qua nhiều biến động nhân sự thượng tầng. Ngày 04/09, HĐQT Công ty chấp thuận đề nghị thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT của bà Trần Thị Hương do có đơn từ nhiệm. Người kế nhiệm bà Hương là ông Bùi Văn Ngọc - Thành viên HĐQT. Sau đó một ngày (05/09), Thành viên BKS Nguyễn Thị Mỹ Lệ nộp đơn từ nhiệm.

Ngày 07/10, HĐQT FLC Stone bầu ông Trịnh Quốc Thi giữ chức Phó Tổng Giám đốc FLC Stone. Đến ngày 10/10, Công ty miễn nhiệm chức Tổng Giám đốc của ông Lê Anh Tuấn do có đơn từ nhiệm. Người thay thế vị trí này là bà Đinh Thị Kim Oanh.

Trước thềm Đại hội, ngày 20/11, Công ty nhận được đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT của ông Nguyễn Công Lãi.

FLC Stone cũng từng mất tới lần thứ 3 mới tổ chức thành công ĐHĐCĐ bất thường năm 2023. Tại đây, cổ đông đã thông qua chủ trương tái cơ cấu, xử lý các vấn đề tồn đọng trong hoạt động tài chính giai đoạn 2015 đến nay.

Nông dược H.A.I thông báo ĐHĐCĐ bất thường dự kiến diễn ra vào tháng 4/2025 tại Hà Nội, thời gian cụ thể thông báo sau. Nội dung họp là bầu lại Thành viên HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2023-2028 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ.

Trước đó, ĐHĐCĐ bất thường 2024 của HAI tổ chức sáng ngày 04/06 bất thành do không đủ điều kiện (chỉ 27.9% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự).

Theo tài liệu họp, danh sách ứng cử viên được đề cử tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 5 cá nhân Nguyễn Chí Công, Phan Thanh Điệp, Đinh Thị Kim Oanh, Hoàng Duy Tiến và Mai Phương Nam; danh sách ứng viên BKS nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 3 cá nhân Nguyễn Lê Thành, Nguyễn Mạnh Tiến và Lê Thùy Mai.

FLC Stone và Nông dược HAI có liên quan tới vụ án thao túng chứng khoán của ông Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC, loạt bê bối này đã tác động tiêu cực đến tình hình kinh doanh của 2 doanh nghiệp.

Gần hết quý 4/2024, FLC Stone vẫn chưa thể phát hành BCTC năm 2023. Công ty chỉ mới công bố BCTC quý 2/2023, ghi nhận lỗ ròng 2.6 tỷ đồng, giảm so với mức lỗ 23.6 tỷ đồng cùng kỳ. Năm 2022, Công ty lỗ ròng kỷ lục 150 tỷ đồng, chủ yếu do trích lập bổ sung dự phòng một số khoản nợ phải thu.

Năm 2022, FLC Stone lần đầu báo lỗ từ khi niêm yết

Ảnh hưởng từ COVID từng khiến Nông dược HAI lỗ đậm tới 606 tỷ đồng năm 2021, sau đó có lãi trở lại, năm 2022 lãi 24 tỷ đồng, năm 2023 lãi 71 tỷ đồng, chủ yếu nhờ khoản thu nhập khác.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Công ty lãi ròng gần 2 tỷ đồng, bốc hơi 98% so với cùng kỳ, do không còn khoản thu nhập khác giá trị 139 tỷ đồng như cùng kỳ 2023. Tính đến ngày 30/09/2024, Nông dược HAI còn lỗ lũy kế hơn 150 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của HAI từ khi công bố thông tin

Trên thị trường chứng khoán, 2 cổ phiếu AMD và HAI đều thuộc diện hạn chế giao dịch (chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần), riêng HAI dính “combo” cảnh báo. Hiện, thị giá AMD đang ở mức 1,100 đồng/cp, còn HAI ở mức 1,500 đồng/cp - chưa bằng “cốc trà đá”.

Cổ phiếu AMD, HAI bất ngờ nổi sóng, tạo ra cơn sốt kéo dài từ năm 2021 đến đầu năm 2022. Nguồn: VietstockFinance

Ngày 29-11, một lãnh đạo Sở Lao động – Th:ương b:inh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk cho biết Trường trung cấp Bình Minh (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đã có chủ mới, hiệu trưởng mới.

Các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân khởi kiện ra tòa để xử lý việc hiệu trưởng cũ dùng con dấu vay nợ hơn 5 tỉ đồng rồi âm thầm sang nhượng trường.

Hiệu trưởng đóng dấu đỏ của nhà trường trên giấy vay nợ

Trước đó, khoảng 20 người dân, giáo viên tại Trường trung cấp Bình Minh có đơn kêu c:ứu, đề nghị ngành chức năng tạm dừng thay đổi hiện trạng cơ sở vật chất của trường này do đang vướng nợ nần.

Theo các giáo viên, cuối năm 2018 bà Từ Thị Hồng Hòa - hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng quản trị Trường trung cấp Bình Minh - vay mượn nhiều người hơn 5 tỉ đồng để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, trả nợ vay ngân hàng…

Đáng chú ý, trong các giấy vay, phiếu thu tiền từ người dân, giáo viên đều dùng biên lai, dấu đỏ của Trường trung cấp Bình Minh nên nhiều người đã tin tưởng đầu tư.

Trong số này, giấy vay tiền đề ngày 2-1-2019 do bà Từ Thị Hồng Hòa - chủ tịch hội đồng quản trị, đại diện cho Trường trung cấp Bình Minh - vay của bà .N. (huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) 500 triệu đồng.

Hai bên thỏa thuận mức lãi suất 2%/tháng, thời điểm thanh toán lãi mỗi tháng tính từ ngày vay.

Khi nào cần lấy lại tiền gốc, bà N. báo trước cho Trường trung cấp Bình Minh 1 tháng, bà Hòa có trách nhiệm trả đủ số tiền trên.

Giấy vay đều có đầy đủ chữ ký của hai bên, có đóng dấu mộc Trường trung cấp Bình Minh.

Bà N. nói ban đầu mỗi tháng bà Hòa vẫn trả lãi, nhưng hơn 1 năm nay thì không còn nữa. Riêng phần tiền gốc bà N. cũng đã đòi nhiều lần nhưng bà Hòa không thanh toán, trong khi chủ mới tại Trường trung cấp Bình Minh nói “không liên quan”.

“Nghe tin trường đang chuẩn bị chuyển cho một đơn vị mới, buộc tôi và nhiều người khác phải làm đơn gửi tới UBND tỉnh Đắk Lắk để tránh t:ẩu t:án tài sản khi chưa giải quyết vấn đề thỏa đáng”, bà N. lo lắng.

Trao đổi về vấn đề này, bà Từ Thị Hồng Hòa thừa nhận có dùng danh nghĩa chủ tịch hội đồng quản trị và con dấu của Trường trung cấp Bình Minh vay mượn một số tiền lớn từ một số cá nhân để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trường.

“Các khoản nợ tôi vẫn trả lãi bữa giờ, nhưng gần đây không còn khả năng nên chưa trả lãi cho họ. Làm ăn đ:ổ b:ể do mấy năm COVID-19, trường vay n:óng, vay ng:uội để xoay xở. Còn nợ thì tất nhiên tôi phải cố gắng làm để trả dần”, bà Hòa cho hay.

Chủ đầu tư mới: “Chúng tôi không liên quan”

Liên quan đến vấn đề này, hiệu trưởng mới tại Trường trung cấp Bình Minh cho biết ông mới được giao làm hiệu trưởng về mặt chuyên môn, phần mua bán tài sản ông không liên quan.

Theo : Tuổi Trẻ

Vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất Sóc Sơn rồi bỏ: Công an có thể sẽ giám định tâm thần với một số khách hàng

Trước đó, anh T. nói việc trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất Sóc Sơn thể hiện ý chí và tầm nhìn chiến lược của bản thân. Tuy nhiên mới đây, người đàn ông lại nói rằng mình bị nhầm.

Liên quan đến vụ việc nhóm khách hàng trả giá cao bất thường, trong đó có người trả đến 30 tỷ đồng/m2 trong buổi đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn hôm 29/11, chính quyền sở tại đã xin ý kiến Công an TP.Hà Nội về hướng giải quyết. Công an TP.Hà Nội cũng đã cử cán bộ Phòng Cảnh sát kinh tế về làm việc với huyện Sóc Sơn.

Cơ quan công an sẽ xem xét dấu hiệu tội gây rối trật tự công cộng trong vụ việc này. Cạnh đó có thể giám định pháp y tâm thần để xác định năng lực hành vi dân sự đối với một số khách hàng”, nguồn tin trên báo Thanh Niên cho hay.

Khách hàng trả 30 tỷ đồng/m2 nói… ghi nhầm

Về phía khách hàng Phạm Ngọc T. (33 tuổi, ở huyện Đông Anh, Hà Nội) - người đã đưa ra mức giá 30 tỷ đồng/m2 cho 03 thửa đất rồi bỏ cuộc, trước đó nói trên báo Dân Việt, anh T. cho hay việc đưa ra mức giá nói trên là xuất phát từ ý chí cá nhân và tầm nhìn chiến lược, cũng như quyết tâm xây dựng thương hiệu cá nhân. “Khi ở ngưỡng nào đó, cách nhìn của mình không giống người khác”, người trả 30 tỷ đồng/m2 đất Sóc Sơn nói.

Anh T. thích thửa đất mình đã trả giá vì hợp phong thủy và có nhu cầu mua để sử dụng thực sự. Tuy nhiên, vì cảm thấy áp lực, tự ái khi bị một số khách hàng khác có mặt ở buổi đấu giá “xúc phạm” nên anh T. bỏ cuộc.

Tuy nhiên hôm nay (2/12), trao đổi với báo Người lao động, anh T. lại nói mình bị nhầm. Người đàn ông giãi bày trong buổi đấu giá, anh đã mua nhiều hồ sơ đấu giá. Tuy nhiên, khi đấu giá đến vòng thứ 5 thì “bản thân anh mệt mỏi dẫn đến nhầm lẫn”.

Anh Phạm Ngọc T. (Ảnh: Báo Dân Việt)

Theo anh T., lúc đầu anh viết trong phiếu khoảng 300 triệu, sau đó gạch đi ghi lại nhưng vẫn bị nhầm.

Tôi sơ ý chỉ viết bằng số mà không viết bằng chữ. Những cái phiếu khác ghi 17 triệu/m2 đến 20 triệu/m2 thì viết đúng, chỉ nhầm 3 lô. Đến bây giờ tôi cũng không nhớ lúc đó là viết bao nhiêu, sau mới biết là nhầm lẫn lên tới 30 tỷ đồng/m2", anh T. nói, đồng thời chia sẻ nếu lúc đó biết nhầm đã sửa lại. Người đàn ông khẳng định lại bản thân không có ý định phá hoại buổi đấu giá.

Anh T. trả giá 30 tỷ đồng/m2 đất sau đó xin rút với lý do “sợ quá”. (Ảnh: UBND huyện Sóc Sơn)

Như đã đưa tin, vào sáng ngày 29/11, huyện Sóc Sơn tổ chức đấu giá 58 lô đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến. Các thửa đất được đem ra đấu giá có diện tích từ 90 - 224m2, giá khởi điểm là 2,4 triệu đồng/m2, đấu giá bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp tối thiểu 5 vòng theo phương thức trả giá lên. Tiền đặt trước đấu giá từng thửa đất bằng 20% giá trị thửa đất đấu giá theo giá khởi điểm đã được phê duyệt.

Tại vòng 5, có một số thửa đất được khách hàng trả giá cao bất thường, đặc biệt là trường hợp của anh Phạm Ngọc T. trả giá 30 tỷ đồng/m2 cho 03 thửa đất. Một số khách hàng khác trả mức giá từ 50,4 triệu đồng - 101,4 triệu đồng/m2.

Tại vòng 6, có 36 thửa đất khách hàng không tiếp tục trả giá dẫn đến những thửa đất này đấu giá không thành. Chỉ có 22/58 thửa đất được đấu giá thành công, giá trúng thấp nhất là 32,4 triệu đồng/m2; cao nhất là 50,4 triệu đồng/m2.

Nhận thấy buổi đấu giá có dấu hiệu bị phá, UBND huyện Sóc Sơn đã giao Công an huyện Sóc Sơn điều tra, làm rõ động cơ của nhóm khách hàng trả giá bất thường. 36 thửa đất chưa được đấu giá thành công sẽ được huyện Sóc Sơn tổ chức đấu giá lại trong thời gian tới.

Thông tin liên quan đến vụ việc được dư luận quan tâm, bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn bất động sản trên MXH.

Hôm nay, tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm

Sau thời gian dài đưa vụ án ra xét xử, dư luận lẫn các bị cáo đều đang hồi hộp chờ đợi phán quyết của tòa án cấp phúc thẩm

Hôm nay (3-12), TAND Cấp cao tại TP HCM tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, cùng 47 đồng phạm. Phiên xét xử thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận khi bị cáo Lan đã bị tuyên án tử hình ở cấp sơ thẩm với các tội danh “Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. Phiên phúc thẩm diễn ra với nhiều diễn biến bất ngờ, kéo dài đến phút cuối.

Căng thẳng trong tranh luận

Trước đó, phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 4 đến 25-11 nhưng đã kéo dài do xuất hiện thêm nhiều chứng cứ, lời khai mới. Bào chữa cho bản thân, bị cáo Lan cho rằng kể từ khi bản án sơ thẩm được công bố, bị cáo không có đủ tài liệu để làm rõ số tiền bị cáo buộc chiếm đoạt, do hồ sơ vụ án quá lớn (hơn 6 tấn), khiến luật sư không thể sao chép hết. Khi được tiếp cận thêm tài liệu, bị cáo Lan “phát hiện” bị cáo buộc về việc chiếm đoạt số tiền dư nợ gốc của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trong đó có khoản nợ gốc 125.000 tỉ đồng từ các khách hàng để lại trước khi SCB tái cơ cấu. Bị cáo Lan khẳng định những khoản vay này không liên quan đến bị cáo và không thể quy kết bị cáo chiếm đoạt.

Một tình tiết bất ngờ được bị cáo Lan đưa ra là bị cáo đã cho SCB mượn 3 tòa nhà trị giá khoảng 67.000 tỉ đồng để cơ cấu khoản nợ 65.000 tỉ đồng và yêu cầu tòa đối chất về việc SCB đã sử dụng số tiền này vào mục đích gì. Bị cáo Lan cho rằng để xác định thiệt hại thực sự, các tài sản thế chấp của SCB phải được thanh lý hoặc bán hết nhưng SCB chưa thực hiện điều này. Bị cáo lập luận rằng tổng tài sản của SCB hiện tại là 714.000 tỉ đồng, nếu trừ đi khoản tiền bị cáo buộc chiếm đoạt (hơn 673.000 tỉ đồng), thì không còn thiệt hại thực tế. Theo bị cáo Lan, “gốc rễ” vấn đề xuất phát từ việc SCB cung cấp số liệu không rõ ràng cho cơ quan điều tra, dẫn đến những quy buộc như bản án sơ thẩm đã tuyên. Đến nay, khi đã đưa ra xét xử phúc thẩm, dù được yêu cầu làm rõ nhưng SCB lại không cung cấp thêm thông tin.

Trong những lời bào chữa của mình, bị cáo Lan không chỉ xoáy sâu vào số liệu không rõ ràng mà còn bày tỏ khát vọng chuộc lỗi, mong muốn được đóng góp cho cộng đồng. Trong gần 30 phút nói lời sau cùng, bị cáo khẩn thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt và đánh giá lại tội danh của mình, đặc biệt là thiệt hại vụ án. Bị cáo Lan chia sẻ nỗi tiếc nuối về những dự án quan trọng bị đình trệ và mong muốn có “cơ chế đặc biệt” để khắc phục hậu quả, trả nợ cho nhà nước. Bị cáo Lan cam kết dùng tài sản còn lại để hoàn thành các dự án thiện nguyện như xây bệnh viện, trường học, nhà ở xã hội và đầu tư hạ tầng vì lợi ích cộng đồng. Bị cáo Lan chia sẻ: “Tham ô tài sản nghe kinh khủng lắm. Bị cáo thấy xấu hổ nếu bị buộc tội này”.

IMG_0664

Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trước những lời bào chữa của bị cáo Lan cùng các luật sư, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM khẳng định vẫn giữ nguyên quan điểm về hành vi phạm tội của bị cáo này. Đại diện VKS nhấn mạnh với vai trò là cổ đông lớn, chiếm 91,5% cổ phần và quyền hạn cao nhất tại SCB, bị cáo Lan đã chỉ đạo, bố trí các bị cáo khác như Đinh Văn Thành, Võ Tấn Hoàng Văn, Trần Thị Mỹ Dung (các cựu lãnh đạo, cán bộ cao cấp của SCB) thực hiện hành vi phạm pháp, rút tiền từ SCB phục vụ cho mục đích cá nhân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng này.

Dù luật sư cho rằng hành vi của bị cáo chỉ là “đảo nợ” nhưng VKS khẳng định số tiền vay đã được sử dụng cho nhiều mục đích cá nhân như mua dự án, chi tiêu và đã rời khỏi sự kiểm soát của ngân hàng. Quá trình điều tra cũng xác định 84% trong 1.169 tài sản bị kê biên được mua sau năm 2012, trùng thời điểm bị cáo phạm tội.

Theo hồ sơ vụ án, trong tổng số 1.284 khoản vay tại SCB, nhóm của bị cáo Lan chiếm tới 93% tổng nợ gốc, trong đó phần lớn là nợ nhóm 5, tức là những khoản nợ không có khả năng thu hồi. Để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, bị cáo Lan đã thành lập các pháp nhân, nhờ người đứng tên hộ để vay vốn. Các hồ sơ vay vốn đều là giả mạo, tài sản bảo đảm được nâng khống giá trị và tiền giải ngân sau đó được bị cáo Lan chiếm đoạt.

VKS khẳng định hành vi phạm tội của bị cáo Lan xuyên suốt, kéo dài và có tác động nghiêm trọng đối với SCB cũng như nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, VKS khẳng định việc xử lý hình sự đối với bị cáo Lan, đặc biệt là mức án tử hình, là hoàn toàn phù hợp với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra.

Theo VKS, trước ngày 1-1-2018, do quy định pháp luật không có tội “Tham ô tài sản” trong doanh nghiệp tư nhân, hành vi của bị cáo Lan chỉ cấu thành tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Sau khi Bộ Luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018, hành vi của bị cáo Lan đã đủ yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản, khi bị cáo đã chỉ đạo một số bị cáo khác vận chuyển một phần tiền giải ngân về chỗ ở, chỗ làm việc của mình để sử dụng. VKS nhấn mạnh nếu gộp hai giai đoạn lại, tổng số tiền mà bị cáo Lan chiếm đoạt sẽ tăng lên rất nhiều, gây bất lợi cho bị cáo.

Bên cạnh đó, VKS cũng đề nghị HĐXX ghi nhận những nỗ lực của bị cáo trong việc khắc phục hậu quả như việc đưa các dự án vào để đền bù thiệt hại, khai báo thành khẩn, không kêu oan và huy động người thân, đối tác tham gia khắc phục hậu quả, cũng như việc chủ động thi hành án…

Tuy nhiên, VKS nhấn mạnh rằng hậu quả của vụ án là rất nghiêm trọng, với số tiền tham ô lớn chưa từng có trong lịch sử tố tụng, chưa thể xác định được khi nào mới có thể khắc phục hết. Hành vi phạm tội của bị cáo đã ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là thị trường tài chính và nền kinh tế.

Có căn cứ xem xét giảm án?
Về quan điểm của luật sư cho rằng đủ cơ sở để xem xét giảm án tử hình cho bị cáo Trương Mỹ Lan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM đã đưa ra lập luận phản biện. Theo VKS, căn cứ Bộ Luật Hình sự hiện nay, người bị kết án tử hình về tội “Tham ô tài sản” nếu chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản, hợp tác tích cực hoặc lập công lớn, có thể được xem xét để giảm án tử hình. Tuy nhiên, việc xem xét giảm án sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như quá trình thi hành án, đặc biệt là sự hợp tác của bị cáo Lan với SCB… Do đó, VKS nhấn mạnh quyết định cuối cùng thuộc về HĐXX

Lãi suất tăng, người dân ùn ùn gửi tiền vào ngân hàng

Mỗi ngày có hơn 9.000 tỉ đồng tiền nhàn rỗi của người dân và doanh nghiệp chảy vào hệ thống ngân hàng, chỉ trong tháng 9.

Ngày 2-11, Ngân hàng Nhà nước công bố số liệu mới nhất về tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến tháng 9-2024.

Theo đó, số liệu đến hết tháng 9, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt hơn 7,07 triệu tỉ đồng, tăng 3,43%; tiền gửi của dân cư đạt hơn 6,95 triệu tỉ đồng, tăng 6,5% so với cuối năm ngoái.

So với cuối tháng trước, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng thêm hơn 238.000 tỉ đồng trong khi tiền gửi của dân cư tăng thêm hơn 32.700 tỉ đồng. Tính chung, chỉ trong tháng 9, trung bình mỗi ngày có hơn 9.000 tỉ đồng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng.

Lãi suất tăng, người dân ùn ùn gửi tiền vào ngân hàng- Ảnh 1.

Lãi suất tiền gửi nhích lên thúc đẩy dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng

Theo ghi nhận, tiền nhàn rỗi từ dân cư chảy vào hệ thống ngân hàng xấp xỉ mốc 7 triệu tỉ đồng trong bối cảnh lãi suất nhích lên gần đây.

Thống kê của Công ty chứng khoán Maybank cho thấy tính đến tháng 9-2024, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng đã tăng trung bình khoảng 0,6 điểm % từ mức đáy trong tháng 3-2024, chủ yếu được thúc đẩy bởi các ngân hàng tư nhân. Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh như Vietcombak, BIDV, VietinBank tiếp tục kiểm soát mức tăng lãi suất tiền suất tiền gửi nhằm duy trì mặt bằng lãi suất thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Hiện mức lãi suất huy động cao nhất ở một số kỳ hạn tại các ngân hàng như kỳ hạn 1 tháng lên tới 3,95%/năm tại Bac A Bank; kỳ hạn 3 tháng là 4,3%/năm tại Eximbank; kỳ hạn 9 tháng 5,65% tại NCB và kỳ hạn 24 tháng chạm mốc 6,3%/năm tại ABBANK…

VNBA dự báo đến hết tháng 10-2024, huy động vốn vào hệ thống ngân hàng có thể vượt 15 triệu tỉ đồng - mức cao nhất từ trước tới nay.

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình

Tòa án cấp phúc thẩm đã tuyên y án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan trong vụ án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1).

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình - Ảnh 1.

Bà Trương Mỹ Lan không thoát án tử hình - Ảnh: HỮU HẠNH

Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã tuyên y án tử hình đối với bà Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) về tội tham ô tài sản, 16 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, 20 năm tù về tội đưa hối lộ.

Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Chồng bà Trương Mỹ Lan được giảm 2 năm tù, y án bà Đỗ Thị Nhàn

Sáng 3-12, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM đã tuyên mức án đối với 48 bị cáo có kháng cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1). Theo đó, bị cáo Chu Lập Cơ, Trương Huệ Vân - chồng và cháu bà Trương Mỹ Lan - được giảm án.

Mức án của 48 bị cáo có kháng cáo như sau:

  • Nhóm tội tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng:
  • Trương Mỹ Lan (chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát): Tử hình về tội tham ô tài sản, 16 năm tù vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, 20 năm tù đưa hối lộ, tổng hợp hình phạt là tử hình.

  • Bùi Anh Dũng (cựu chủ tịch HĐQT SCB) chung thân tham ô tài sản, 19 năm tù vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoat động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, tổng hợp hình phạt là chung thân.

  • Tạ Chiêu Trung (cựu thành viên HĐQT SCB) 14 năm tù tham ô tài sản, 4 năm tù vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp hình phạt là 18 năm tù.

  • Võ Tấn Hoàng Văn (cựu tổng giám đốc SCB) chung thân tham ô tài sản, 16 năm tù vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổng hợp hình phạt là chung thân.

Bản án sơ thẩm tuyên tử hình với bà Lan là đúng người, đúng tội

Theo hội đồng xét xử, bà Trương Mỹ Lan là chủ của nhiều công ty khác nhau, hoạt động theo mô hình tập đoàn trong đó Công ty Vạn Thịnh Phát đóng vai trò trung tâm. Trước khi hợp nhất SCB, bà Lan đã vay ở 3 ngân hàng để thực hiện các dự án bất động sản.

Sau khi biết 3 ngân hàng trên mất khả năng thì bà Lan mua lại cổ phần của các ngân hàng này.

Đến tháng 10-2012, sau khi hợp nhất, bà Lan chiếm 91,5% cổ phần của SCB, bà Lan đã chỉ đạo lãnh đạo chủ chốt tại SCB và Vạn Thịnh Phát lập các hồ sơ khống, rút tiền ngân hàng.

Trong đó, từ năm 2012 - 2017, bà Lan đã chỉ đạo lập hồ sơ khống cho 304 khách hàng, vay 368 khoản. Đến năm 2022, các khoản vay này còn dư nợ hơn 132.000 tỉ đồng cả gốc và lãi.

Sau khi cấn trừ vào số tài sản đảm bảo các khoản vay này gây thiệt hại 64.600 tỉ đồng. Hành vi trong giai đoạn này của bà Lan phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Từ tháng 2-2018 đến tháng 10-2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB 545.000 tỉ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng; gây thiệt hại gần 130.000 tỉ đồng tiền lãi phát sinh.

Do Bộ luật Hình sự 2015 có sự thay đổi về đường lối xử lý đối với các sai phạm xảy ra tại thời điểm trước và sau ngày 1-1-2018 (Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực) nên hành vi này của bà Lan phạm tội tham ô tài sản.

Ngoài ra, để che giấu thực trạng yếu kém của SCB, giúp SCB thoát khỏi diện kiểm soát đặc biệt, bà Lan đã chỉ đạo thuộc cấp mua chuộc đoàn cán bộ thanh tra.

Trong đó, Võ Tấn Hoàng Văn (tổng giám đốc SCB) đã 4 lần đưa cho bà Đỗ Thị Nhàn (cục trưởng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) số tiền 5,2 triệu USD; đưa tiền và quà cho các thành viên đoàn thanh tra để bưng bít sai phạm, tạo điều kiện cho SCB được tiếp tục tái cơ cấu.

Hội đồng xét xử đánh giá bà Lan phạm tội với vai trò tổ chức, chỉ đạo các bị cáo khác, một lúc thực hiện 3 hành vi phạm tội, gây ra thiệt hại đặc biệt lớn.

Do đó, tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt hình phạt chung cho cả 3 tội là tử hình là đúng người, đúng tội.

Cụ thể mức án của các bị cáo như sau:

** Nhóm tội tham ô:*

  • Trương Khánh Hoàng (cựu quyền tổng giám đốc SCB) 17 năm tù.

  • Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó giám đốc SCB) 15 năm tù.

  • Hồ Bửu Phương (phó tổng giám đốc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 16 năm tù.

  • Nguyễn Phương Anh (phó giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Sài Gòn Peninsula) 15 năm tù.

  • Đặng Phương Hoài Tâm (phó chánh văn phòng HĐQT Vạn Thịnh Phát) 13 năm tù.

  • Trương Huệ Vân (tổng giám đốc Công ty CP đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) 13 năm tù.

  • Dương Tấn Trước (tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Tường Việt) 6 năm tù.

** Nhóm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng:*

  • Trần Thuận Hòa (cựu thành viên HĐQT SCB) 2 năm tù.

  • Lê Khánh Hiền (cựu tổng giám đốc SCB) 3 năm tù.

  • Phạm Văn Phi (cựu phó tổng giám đốc SCB) 6 năm tù.

  • Nguyễn Văn Thanh Hải (cựu phó chủ tịch HĐQT SCB) 11 năm tù.

  • Diệp Bảo Châu (cựu phó tổng giám đốc SCB) 8 năm tù.

  • Nguyễn Cửu Tính (cựu phó tổng giám đốc SCB) 10 năm tù.

  • Khổng Minh Thế (cựu giám đốc phòng tái thẩm định SCB) 5 năm tù.

  • Mai Hồng Chín (cựu giám đốc phòng tái thẩm định khối tài chính SCB) 8 năm tù.

  • Mai Văn Sáu Nhở (cựu giám đốc phòng tái thẩm định SCB) 11 năm tù.

  • Lương Thị Hồng Quế (cựu giám đốc phòng phê duyệt tín dụng khách hàng doanh nghiệp SCB) 1 năm 6 tháng tù.

  • Lê Anh Phương (cựu giám đốc SCB chi nhánh Sài Gòn) 5 năm tù.

  • Phan Tấn Khôi (cựu giám đốc SCB chi nhánh Đông Sài Gòn) 6 năm tù.

  • Hồ Bảo Ngọc (cựu giám đốc SCB chi nhánh Phạm Ngọc Thạch) 5 năm tù.

  • Nguyễn Anh Thép (cựu giám đốc SCB chi nhánh Sài Gòn) 5 năm tù.

  • Nguyễn Ngọc Tú (cựu phó giám đốc SCB chi nhánh Cống Quỳnh) 3 năm tù.

  • Phạm Thế Quảng (nguyên phó giám đốc SCB chi nhánh Bến Thành) 1 năm 6 tháng tù.

  • Lê Văn Chánh (cựu giám đốc phòng định giá và quản lý tài sản SCB) 2 năm tù.

  • Trần Thị Kim Chi (nguyên nhân viên Công ty cổ phần Natural Land) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

  • Đặng Quang Nguyên (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Lavifood) 3 năm tù.

  • Bùi Đức Khoa (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Natural Land) 9 năm tù.

  • Nguyễn Thị Khánh Vân (nguyên nhân viên Công ty cổ phần Natural Land) 3 năm tù.

  • Chu Lập Cơ (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Times Squre) 7 năm tù.

  • Nguyễn Thanh Tùng (chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương) 5 năm tù.

  • Đào Chí Kiên (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần dầu khí Đông Phương) 3 năm tù.

  • Hồ Bình Minh (nguyên phó giám đốc Công ty TNHH thẩm định giá MHD) 5 năm tù.

  • Trần Văn Nhị (phó giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và định giá ATC) 2 năm tù.

  • Đỗ Phú Huy (cựu chủ tịch UBKD và đầu tư SCB) 13 năm tù.

** Nhóm tội nhận hối lộ:*

  • Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) chung thân.
  • Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ:
  • Nguyễn Thị Phụng (cựu phó cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước) 3 năm tù.

  • Lê Thanh Hà (cựu phó chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước) 2 năm tù.

  • Nguyễn Tuấn Anh (cựu công chức Vụ Thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong nước) 2 năm tù.

  • Nguyễn Duy Phương (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo Ngân hàng Nhà nước) 1 năm 9 tháng tù.

  • Nguyễn Văn Dũng (cựu phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM) 8 năm tù.

  • Nguyễn Thị Phi Loan (cựu phó chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước TP.HCM) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.

  • Võ Văn Thuần (cựu phó chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước TP.HCM) 6 năm tù.

  • Phan Tấn Trung (cựu phó chánh thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước TP.HCM) 6 năm tù.

  • Nguyễn Cao Trí (chủ tịch HĐQT Công ty Capella) 6 năm tù tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trung Nam Group lỗ gần 3 ngàn tỷ năm 2023, tổng nợ hơn 65 ngàn tỷ

58 phút trước

Số nợ của CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) ở thời điểm cuối năm 2023 là hơn 65 ngàn tỷ đồng, gấp 2.68 lần vốn chủ.

Các chỉ tiêu kinh doanh của Trung Nam Group trong năm 2023

Nguồn: HNX

Cụ thể, theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Trung Nam Group lỗ gần 2.9 ngàn tỷ đồng trong năm 2023. Đây là khoản lỗ rất nặng của Trung Nam Group, bởi năm trước doanh nghiệp còn lãi 252 tỷ đồng, và năm 2021 thậm chí lãi hơn 1.6 ngàn tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu đi lùi 13%, còn hơn 24 ngàn tỷ đồng. Hệ số nợ trên vốn chủ tăng từ 2.44 lần lên 2.68 lần, tương đương tổng nợ gần 65.1 ngàn tỷ đồng. Trong đó, hơn 18 ngàn tỷ đồng là nợ trái phiếu. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại Doanh nghiệp đã sạch nợ trái phiếu.

Trung Nam Group được thành lập vào tháng 11/2004, hoạt động chính là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, do 2 anh em doanh nhân Nguyễn Tâm Thịnh (sinh năm 1973) và Nguyễn Tâm Tiến (1967) lập ra. Ông Thịnh hiện đang là Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật Công ty.

20 năm hoạt động với nhiều thay đổi, Trung Nam Group hiện là một tập đoàn kinh doanh đa ngành với 5 mảng cốt lõi gồm năng lượng, hạ tầng – xây dựng, bất động sản, công nghiệp thông tin điện tử. Trong đó, nổi bật nhất là mảng năng lượng, nơi Trung Nam Group sở hữu 9 dự án điện với tổng công suất hơn 1.4 ngàn MW, sản lượng gần 4 tỷ kWh/năm.

Một số dự án nổi bật nhất của Trung Nam Group là Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (450 MW, sản lượng 1.2 tỷ kWh/năm), Điện gió Ea Nam Đắk Lắk (sản lượng 1.1 tỷ kWh/năm)… cùng một số nhà máy thủy điện.

Tạm giữ đối tượng trả giá 30 tỷ/m2 để “phá” phiên đấu giá đất ở Sóc Sơn

VTV.vn - Ngày 3/12 ,Công an TP Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

Liên quan tới vụ việc trả giá 30 tỷ đồng/m2 tại phiên đấu giá diễn ra ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, ngày hôm nay (3/12), Cơ quan Cảnh sát điều tra - CATP Hà Nội đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, Quyết định tạm giữ đối với các đối tượng: Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân.

Tạm giữ đối tượng trả giá 30 tỷ/m2 để phá phiên đấu giá đất ở Sóc Sơn - Ảnh 1.

Theo lời khai, trước khi đấu giá, các đối tượng đã xác định mức giá chỉ khoảng trên 30 triệu đồng/m2 sẽ có thể bán chênh được nên để khống chế kết quả đấu giá, các đối tượng đã thỏa thuận với nhau về mức giá qua 6 vòng đấu bắt buộc.

Cụ thể là, nếu đến vòng 4, mức giá được các nhà đầu tư trả cao hơn 30 triệu đồng thì vào vòng 5 sẽ đưa ra một mức cao đột biến để thắng áp đảo. Rồi đến vòng 6 sẽ cùng thống nhất bỏ không tiếp tục tham gia nữa. Mục đích là phá không cho lô đất được trúng đấu giá thành công.

Với chiêu thức này đã có 36/58 lô đất bị các đối tượng trên thông đồng, trả cao tới gần 100 triệu đồng/m2 xong bỏ không đấu nữa. Cá biệt có Phạm Ngọc Tuấn trả tới mức 30 tỷ đồng/m2.

Căn cứ tài liệu, chứng cứ đã thu thập, các đối tượng được xác định có hành vi thông đồng nâng giá trong hoạt động bán đấu giá tài sản.

Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc

Các lãnh đạo Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) và Đảng Dân chủ (DP) Hàn Quốc đều phản đối quyết định ban bố tình trạng thiết quân luật của tổng thống.

Vào 22 giờ 30 phút tối 3-12 (giờ địa phương), Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol triệu tập một cuộc họp báo khẩn cấp và ban bố tình trạng thiết quân luật từ 23 giờ tối cùng ngày.

Thông báo trực tiếp trên truyền hình, Tổng thống Yoon đổ lỗi cho phe đối lập cản trở chính phủ hành động, bao gồm cắt giảm ngân sách và liên tục tìm cách luận tội quan chức chính phủ.

Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc- Ảnh 1.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol triệu tập một cuộc họp báo khẩn cấp và ban bố tình trạng thiết quân luật. Ảnh: Yonhap

22 giờ 49 phút, lãnh đạo Đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) Han Dong-hoon lên án quyết định của ông Yoon.

22 giờ 56 phút, lãnh đạo Đảng Dân chủ (DP) Lee Jae-myung cho biết quyết định thiết quân luật là bất hợp pháp và yêu cầu các nghị sĩ tập trung tại quốc hội.

DP là đảng đối lập chính, đang nắm thế đa số trong quốc hội Hàn Quốc.

23 giờ 50 phút, cảnh sát chặn lối vào tòa nhà Quốc hội khi các nghị sĩ và phóng viên cố gắng vào trong. Ngay sau đó, các binh sĩ vũ trang tiến vào tòa nhà Quốc hội.

0 giờ ngày 4-12 (giờ địa phương), có thêm nhiều binh sĩ tới khu vực Yeouido, phía Tây Seoul bằng trực thăng và cố gắng tiến vào tòa nhà quốc hội.

0 giờ 45 phút, khoảng 100 người biểu tình trước Quốc hội, kêu gọi bãi bỏ tình trạng thiết quân luật.

0 giờ 47 phút, các nghị sĩ DP tập trung tại quốc hội và thảo luận động thái bãi bỏ tình trạng thiết quân luật. Cùng lúc đó, binh sĩ đập vỡ cửa sổ tòa nhà chính của quốc hội và cố gắng xông vào phòng họp nơi diễn ra phiên họp.

Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc- Ảnh 2.

Binh sĩ đập vỡ cửa sổ tòa nhà chính của Quốc hội và cố gắng xông vào phòng họp nơi diễn ra phiên họp. Ảnh: Yonhap

0 giờ 57 phút, các nghị sĩ ngồi vào phòng họp Quốc hội nơi diễn ra phiên họp.

0 giờ 58 phút, lãnh đạo DP Lee Jae-myung đến phòng họp Quốc hội.

image
Các nghị sĩ ngồi vào phòng họp Quốc hội nơi diễn ra phiên họp. Ảnh: News

1 giờ sáng, cuộc bỏ phiếu về động thái bãi bỏ tình trạng thiết quân luật diễn ra.

1 giờ 01 phút, quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu chấm dứt tình trạng thiết quân luật. Tất cả 190 nghị sĩ tham dự đều bỏ phiếu chấm dứt tình trạng thiết quân luật.

Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc- Ảnh 4.

Tất cả 190 nghị sĩ tham dự đều bỏ phiếu chấm dứt tình trạng thiết quân luật. Ảnh: Yonhap

1 giờ 02 phút, Văn phòng Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc tuyên bố: “Tình trạng thiết quân luật là vô hiệu lực”.

1 giờ 06 phút, Chủ tịch Quốc hội Woo Won-shik tuyên bố Quốc hội sẽ bảo vệ nền dân chủ và yêu cầu binh sĩ và cảnh sát bên trong tòa nhà rời đi. Ngay sau đó, trực thăng quân sự bắt đầu rời khỏi quốc hội.

1 giờ 07 phút, các trợ lý quốc hội tiếp tục phong tỏa lối vào phòng họp quốc hội.

Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc- Ảnh 5.

Các trợ lý của Đảng Dân chủ (DP) chặn cửa vào phòng họp của Quốc hội để ngăn không cho binh sĩ tiến vào. Ảnh: Yonhap

1 giờ 14 phút, Văn phòng Tổng thống Yoon Suk-yeol vẫn chưa bình luận về cuộc bỏ phiếu trên của quốc hội. Dưới góc độ pháp lý, nếu quốc hội Hàn Quốc yêu cầu dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật với sự đồng ý của đa số thành viên — tối thiểu là 151 nghị sĩ — thì tổng thống phải dỡ bỏ thiết quân luật.

1 giờ 17 phút, nghị sĩ Cho Kuk, cựu thư ký cấp cao của tổng thống phụ trách các vấn đề dân sự và từng là bộ trưởng tư pháp, cho biết: “Nếu tổng thống không tuân thủ kết quả được thông qua tại quốc hội thì rõ ràng là hành vi bất hợp pháp. Việc ban bố tình trạng thiết quân luật là bất hợp pháp và là căn cứ để luận tội. Đây là cuộc khủng hoảng quốc gia”.

1 giờ 21 phút, lãnh đạo PPP Han Dong-hoon xác nhận tình trạng thiết quân luật đã mất hiệu lực.

1 giờ 23 phút, binh sĩ rời khỏi tòa nhà Quốc hội.

Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc- Ảnh 6.

Binh sĩ rời khỏi tòa nhà Quốc hội Hàn Quốc sáng 4-12. Ảnh: Yonhap

1 giờ 26 phút, trực thăng chở binh sĩ cất cánh từ bên ngoài cổng sau của tòa nhà Quốc hội.

1 giờ 27 phút, đám đông người biểu tình ngày càng đông bên ngoài quốc hội phản đối ông Yoon.

Toàn cảnh một đêm dậy sóng vì thiết quân luật ở Hàn Quốc- Ảnh 7.

Người biểu tình ngày càng đông bên ngoài Quốc hội. Ảnh: Yonhap

1 giờ 30 phút, Chủ tịch Quốc hội Woo Won-shik thông báo không còn binh sĩ nào ở lại Quốc hội.

Khoảng 4 giờ 30 sáng 4-12, Tổng thống Yoon Suk-yeol thông báo dỡ bỏ thiết quân luật sau cuộc bỏ phiếu của quốc hội.

1 Likes

Eximbank sắp họp cổ đông bất thường lần hai

Eximbank tiếp tục họp cổ đông bất thường vào cuối tháng 2 tại Hà Nội, để bầu bổ sung thành viên Ban kiểm soát.

Ngày 3/12, Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) thông báo tổ chức đại hội cổ đông bất thường vào 26/2/2025. Ngày đăng ký cuối cùng để cổ đông thực hiện quyền dự họp và biểu quyết là 26/12/2024.

Nội dung dự kiến của cuộc họp lần tới là bầu bổ sung 3 thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020 - 2025 và thông qua sửa đổi điều lệ ngân hàng.

Hiện Ban kiểm soát của Eximbank có hai thành viên, gồm bà Doãn Hồ Lan và Phạm Thị Mai Phương. Đồng thời, Hội đồng quản trị (HĐQT) nhà băng này có 5 thành viên, gồm ông Nguyễn Cảnh Anh - Chủ tịch HĐQT; Phó chủ tịch HĐQT là bà Đỗ Hà Phương và ông Trần Tấn Lộc. Hai thành viên còn lại là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng (thành viên độc lập).

Trưởng Ban kiểm soát của Eximbank, ông Ngo Tony, vừa bị miễn nhiệm tại cuộc họp bất thường vào cuối tháng 11, theo đề xuất của một nhóm cổ đông nắm trên 5% vốn. Ông Tony là người đã có thư kiến nghị tới cơ quan thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, nêu các dấu hiệu rủi ro của Eximbank.

Trưởng Ban kiểm soát cũ của Eximbank nhận định, nhà băng này đối mặt 3 vấn đề lớn. Đó là, chất lượng tài sản giảm sút, thể hiện qua nợ xấu, nợ quá hạn và nợ có khả năng mất vốn. Cấp tín dụng mới của nhà băng “có một số việc cần phải bàn”. Bên cạnh đó, ông đánh giá ngân hàng gia tăng một số hoạt động có rủi ro cao. Ông khẳng định nhiều lần đề cập với Ban điều hành, HĐQT nhưng chưa thấy “có hành động nghiêm túc khắc phục”. Do đó, ông gửi thư kiến nghị đến cơ quan thanh tra.

Ngoài ông Ngo Tony, hai phó chủ tịch Eximbank là ông Nguyễn Hồ Nam và bà Lương Thị Cẩm Tú cũng bị miễn nhiệm. Ông Hồ Nam là nhà sáng lập Bamboo Capital, người đại diện cho nhóm cổ đông sở hữu hơn 10% vốn ở Eximbank. Còn bà Tú là cựu Tổng giám đốc NamABank và được ủng hộ bởi nhóm cổ đông liên quan Tập đoàn Hoàn Cầu.

Đại hội cổ đông vừa qua cũng chốt việc chuyển trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội. Nhưng chủ trương chấm dứt đầu tư xây trụ sở tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm (TP HCM) và tờ trình sửa điều lệ ngân hàng để đổi tên địa chỉ trụ sở chính chưa được thông qua.

Nhiều năm qua, nhân sự thượng tầng của Eximbank thay đổi chóng mặt, xuất phát từ xung đột giữa các nhóm cổ đông. Nhiều thời điểm, ngân hàng không thể tổ chức được đại hội cổ đông, do không đủ tỷ lệ tham dự.

Từ giữa năm nay, Tập đoàn Gelex lộ diện và trở thành cổ đông lớn tại nhà băng này, sở hữu 10% cổ phần. Đồng thời, theo báo cáo của Eximbank đến 10/10, Công ty cổ phần chứng khoán VIX - doanh nghiệp từng có liên quan đến ông Nguyễn Văn Tuấn, CEO Gelex - sở hữu 3,58% vốn Eximbank.

Bên cạnh đó, Vietcombank nắm 4,51% vốn của ngân hàng này. Bà Lương Thị Cẩm Tú giữ 1,12% vốn, còn Phó tổng giám đốc Lê Thị Mai Loan nắm hơn 1%.

Việt Nam có khối lượng giao dịch tiền điện tử tháng 11 đạt 70 tỷ USD, đứng top 4 thế giới về sở hữu tài sản số

Thị trường tiền điện tử Việt Nam tiếp tục bùng nổ với khối lượng giao dịch 70 tỷ USD trong tháng 11/2024

vietnam-crypto

Tháng 11/2024 đánh dấu bước nhảy vọt ấn tượng của thị trường tài sản số tại Việt Nam khi khối lượng giao dịch đạt ước tính 70 tỷ USD. Con số này củng cố vị thế của Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về tiền điện tử.

Thêm vào đó, trong hội nghị Vietnam Tech Impact Summit 2024, theo chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng, các sàn Crypto lớn nhất đều thừa nhận rằng Việt Nam có mức độ giao dịch và sở hữu Crypto đứng top 4 thế giới.

Dữ liệu cho thấy sự phát triển vượt bậc của các lĩnh vực liên quan như NFT, DeFi, và blockchain tại đây. Điều này phản ánh xu hướng người dân Việt Nam ngày càng quan tâm đến tài sản số, đồng thời khẳng định sức hút của các nền tảng giao dịch tiền điện tử trong nước và quốc tế.

Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà cả tổ chức tài chính cũng đang tích cực tham gia vào thị trường này, đặc biệt trong bối cảnh các kênh đầu tư truyền thống đang đối mặt với khó khăn. Sự xuất hiện của các công ty công nghệ lớn trong ngành blockchain cùng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số mới đã tạo thêm động lực mạnh mẽ, mở rộng cánh cửa đầu tư cho cộng đồng trong nước.

Mặc dù tiềm năng của thị trường rất lớn, các chuyên gia cảnh báo rằng nhà đầu tư cần thận trọng trước sự biến động cao của giá tài sản số. Các hoạt động lừa đảo và thiếu minh bạch vẫn là nguy cơ hiện hữu, đặc biệt khi thị trường phát triển quá nhanh so với khả năng quản lý.

Để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, việc thiết lập một khung pháp lý chặt chẽ và minh bạch cho thị trường tiền điện tử là điều cần thiết. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo niềm tin cho người tham gia.

Thật vậy, hiện tại Việt Nam đang tăng cường thúc đẩy bộ luật quản lý thị trường này. Sáng 23/11, Chính phủ đã trình Quốc hội Dự luật Công nghiệp công nghệ số, với một chương quan trọng quy định về tài sản số và tài sản mã hóa. Đây là lần đầu tiên khái niệm về tài sản số được đưa vào hệ thống pháp luật Việt Nam, đánh dấu bước ngoặt trong việc xây dựng nền tảng quản lý cho các công nghệ số hiện đại như blockchain.

Trong phiên thảo luận tổ của Quốc hội về Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự cấp thiết phải xây dựng và ban hành bộ luật này. Ông khẳng định nguyên tắc “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm,” nhằm đảm bảo quá trình thực hiện không rơi vào tình trạng nóng vội hoặc quá cầu toàn, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển công nghệ số tại Việt Nam.

Trong bài phát biểu, Thủ tướng đã đưa ra một nhận định đáng chú ý: “Đời thực như nào thì đời ảo như thế,” nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý các yếu tố trong thế giới số, bao gồm các tài sản kỹ thuật số như BTC. Ông chỉ ra thực tế rằng giá trị BTC đang tăng phi mã trên thế giới và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Mặc dù hiện nay, Việt Nam vẫn ghi nhận các giao dịch BTC, nhưng chưa có khung pháp lý rõ ràng để quản lý loại tài sản này.

Đề xuất của Thủ tướng đã làm nổi bật vấn đề cấp bách về việc xây dựng cơ chế quản lý cho các tài sản kỹ thuật số, đảm bảo không chỉ phù hợp với xu thế toàn cầu mà còn bảo vệ lợi ích quốc gia và nhà đầu tư trong nước.

Chân dung con trai thứ hai tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Thời gian gần đây, Phạm Nhật Minh Hoàng(sinh năm 2000) - con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đầu lộ diện trước truyền thông và nhận về nhiều sự chú ý. Mới nhất, vào ngày 26/11, doanh nhân trẻ đón tiếp Tổng thống Bulgaria tại nhà máy VinFast Hải Phòng.

Chân dung Phạm Nhật Minh Hoàng - con trai thứ 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Sinh năm 2000, đang là Tổng giám đốc- Ảnh 1.

Phạm Nhật Minh Hoàng (thứ 2 từ phải sang) tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev đến thăm và làm việc tại Tổ hợp Nhà máy VinFast Hải Phòng.

  • Con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đón tiếp Tổng thống Bulgaria thăm nhà máy VinFast

Con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đón tiếp Tổng thống Bulgaria thăm nhà máy VinFast

Chính vì vậy mà các thông tin liên quan đến Phạm Nhật Minh Hoàng cũng được công chúng quan tâm. Song giống như các thành viên trong gia đình, Phạm Nhật Minh Hoàng có cuộc sống khá kín đáo, không có nhiều thông tin được đăng tải cho đến mới đây.

Hiện tại, Phạm Nhật Minh Hoàng không giữ chức vụ trong HĐQT hay ban điều hành Tập đoàn Vingroup mà giữ nhiều vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp chiến lược của tập đoàn.

Cụ thể, doanh nhân trẻ từng giữ vai trò Giám đốc Marketing toàn cầu của VinFast và chủ trì nhiều chiến dịch ra mắt tại các thị trường trọng điểm.

Đến tháng 8/2024, Phạm Nhật Minh Hoàng đảm nhiệm vai trò Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của CTCP Thương mại và Dịch vụ FGF. Đây là chuyên về mua bán và cho thuê ô tô điện do ông Phạm Nhật Vượng thành lập vào tháng 7/2024, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng.
Chân dung Phạm Nhật Minh Hoàng - con trai thứ 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Sinh năm 2000, đang là Tổng giám đốc- Ảnh 3.

Phạm Nhật Minh Hoàng cũng đang là cổ đông lớn của Quỹ đầu tư công nghệ VinVentures - quỹ đầu tư công nghệ được tài trợ bởi Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Tập đoàn Vingroup. Tổng tài sản Quỹ đang quản lý là 150 triệu USD, trong đó 100 triệu USD là danh mục đã đầu tư kế thừa từ Vingroup và 50 triệu USD dự kiến giải ngân trong 3 - 5 năm tới. Phạm Nhật Minh Hoàng nắm 5% cổ phần của VinVentures.

Ngoài ra Phạm Nhật Minh Hoàng còn là cổ đông của Công ty cổ phần nghiên cứu phát triển và ứng dụng người máy VinRobotics. Công ty có vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, Tập đoàn Vingroup nắm 51% vốn và ông Phạm Nhật Vượng góp 39% cổ phần, Phạm Nhật Minh Hoàng và anh trai - Phạm Nhật Quân Anh mỗi người sở hữu 5% cổ phần.

Chân dung Phạm Nhật Minh Hoàng - con trai thứ 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Sinh năm 2000, đang là Tổng giám đốc- Ảnh 4.

Được biết ông Phạm Nhật Vượng có 3 người con, 2 trai 1 gái là Phạm Nhật Quân Anh (sinh năm 1993), Phạm Nhật Minh Hoàng và Phạm Nhật Minh Anh.

Năm 2019, tỷ phú giàu nhất Việt Nam giới thiệu con trai cả - Quân Anh với công chúng trong một bài phỏng vấn trên báo Tuổi trẻ. Ông cho biết khi còn ở bên Ukraine sân nhà rất rộng, đến mùa hè ông sẽ mua một xe gạch về đổ xuống sân. Sau đó, cậu con trai cả và các bạn sẽ bốc vác gạch từ đầu này đến đầu kia, sắp xếp xong là được 100 đô. Cứ vậy mà làm miệt mài cả mùa hè.

TIN LIÊN QUAN

Con trai thứ 2 của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đón tiếp Tổng thống Bulgaria thăm nhà máy VinFast

Cũng trong chia sẻ này, tỷ phú Phạm Nhật Vượng bày tỏ quan điểm trong công việc của các con

Thị trường chứng khoán rung lắc, số lượng tài khoản mở mới xuống thấp nhất 5 tháng

image

Tính đến cuối tháng 11, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng gần 9,1 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9% dân số.

Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm hơn 135.000 tài khoản trong tháng 11/2024, giảm mạnh hơn 20.000 tài khoản so với tháng trước. Đây là lượng tài khoản tăng thêm thấp nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây. Tài khoản tăng thêm chủ yếu đến từ cá nhân trong khi tổ chức chỉ có thêm 107 tài khoản.

Luỹ kế từ đầu năm, số lượng tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước đã tăng 1,86 triệu tài khoản. Tính đến cuối tháng 11, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng gần 9,1 triệu tài khoản, tương đương khoảng 9% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030.

Thị trường chứng khoán rung lắc, số lượng tài khoản mở mới xuống thấp nhất 5 tháng- Ảnh 1.

Tài khoản mở mới giảm trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động mạnh trong tháng 11. VN-Index liên tiếp giảm mạnh từ đầu tháng và có thời điểm nhúng xuống dưới 1.200 trước khi “rút chân”. Nhịp hồi cuối tháng đưa chỉ số leo trở lại lên trên 1.250 điểm, ghi nhận mức giảm 1,11% trong tháng.

Đáng chú ý, áp lực bán ròng từ khối ngoại tiếp tục gia tăng. Giá trị xả ròng trên HoSE lên đến hơn 12.000 tỷ trong tháng 11. Như vậy, sau giai đoạn giảm bán, nhà đầu tư nước ngoài đã mạnh tay xả hàng trở lại. Luỹ kế 11 tháng đầu năm, khối ngoại đã bán ròng tổng cộng 88.000 tỷ đồng trên HoSE, con số kỷ lục trong lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán rung lắc, số lượng tài khoản mở mới xuống thấp nhất 5 tháng- Ảnh 2.

Dù bán ròng nhưng số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoại tại Việt Nam vẫn tiếp tục tăng qua từng tháng. Cụ thể, số lượng tài khoản của khối ngoại đã tăng 162 tài khoản trong tháng 11, thấp hơn so với con số 230 của tháng trước. Cá nhân tăng 148 tài khoản trong khi tổ chức tăng 14 tài khoản. Tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài hiện đạt 47.598 tài khoản.

Trong báo cáo mới cập nhật công bố giữa tháng 11, Dragon Capital nhận định đồng USD tăng mạnh trong tháng 10 do kỳ vọng những thay đổi chính sách trong nhiệm kỳ mới của ông Trump, đều này có thể khiến lạm phát kỳ vọng cao hơn dự kiến, gây áp lực lên đồng tiền tại các thị trường mới nổi, khiến đồng VND giảm 2,9%. Dragon Capital đánh giá đồng USD mạnh lên có thể kéo dài việc rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi để chuyển về Mỹ.

Dòng vốn ngoại liên tục rút ròng nhưng nhiều quỹ ngoại lớn vẫn đánh giá cao triển vọng của chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là Pyn Elite Fund. Ông Petri Deryng - người đứng đầu quỹ dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20% trong năm nay và duy trì mức tương tự vào năm 2025. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được định giá ở mức hợp lý với chỉ số P/E dự phóng năm 2025 vào khoảng 10 lần.

Temu chính thức lên tiếng sau việc tạm dừng đột ngột tại Việt Nam

Long Vũ • 05/12/2024 - 18:20

Temu cho biết đã nộp đầy đủ các tài liệu cần thiết để tiến hành đăng ký pháp lý tại Việt Nam.

Đại diện Temu vừa đưa ra thông báo chính thức liên quan đến việc nền tảng này đột ngột tạm dừng hoạt động tại Việt Nam trong những ngày qua. Theo đó, Temu cho biết họ đang phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Bộ Công Thương để hoàn thiện thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Đồng thời, nền tảng này cũng đã nộp đầy đủ các tài liệu cần thiết để tiến hành đăng ký pháp lý tại Việt Nam.

Trước đó, chiều 4/12, Bộ Công Thương xác nhận rằng Temu đã tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau khi làm việc với Bộ và nhận được yêu cầu dừng hoạt động cho đến khi hoàn thiện các thủ tục pháp lý.

Temu chính thức lên tiếng sau việc tạm dừng đột ngột tại Việt Nam
Temu cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng Bộ Công Thương để hoàn thiện thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Theo quy định hiện hành, các sàn bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới có tên miền Việt Nam, giao diện tiếng Việt, hoặc có trên 100.000 lượt giao dịch một năm từ Việt Nam phải đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương. Tuy nhiên, từ đầu tháng 10/2024, dù chưa hoàn tất đăng ký, Temu vẫn cho phép người dùng tại Việt Nam tải ứng dụng, mua hàng và thanh toán trên nền tảng với phiên bản tiếng Việt.

Trước tình hình này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã chủ động liên hệ và làm việc với Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd, chủ sở hữu nền tảng Temu, yêu cầu tuân thủ các quy định về thương mại điện tử tại Việt Nam.

Theo yêu cầu của Cục, Công ty Elementary Innovation Pte. Ltd đã thực hiện một số biện pháp quan trọng:

  • Tạm dừng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam: Temu đã dừng hoạt động phiên bản tiếng Việt trên website và ứng dụng.

  • Nộp hồ sơ đăng ký hoạt động: Công ty đã gửi hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thông qua Cổng thông tin quản lý hoạt động thương mại điện tử (online.gov.vn), hiện đang được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số xem xét.

  • Gỡ bỏ các chương trình khuyến mại không tuân thủ pháp luật: Các chương trình giảm giá chưa đúng quy định, bao gồm khuyến mại trên 50%, đã bị gỡ bỏ theo quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP về xúc tiến thương mại.

Trước đó, Bộ Công Thương đã khuyến cáo người tiêu dùng không thực hiện giao dịch với các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký hoạt động để đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Đối với những trường hợp đã thanh toán trên Temu nhưng chưa nhận được hàng, người tiêu dùng có thể hủy đơn hàng và yêu cầu hoàn tiền.