Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

VinFast dự kiến hết lỗ gộp trong năm 2025, hòa vốn EBITDA vào năm 2026

Hải Băng • 06/12/2024 - 09:38

Biên lợi nhuận gộp của VinFast cải thiện từ mức âm 67,2% trong quý II/2024 còn âm 24% trong quý III/2024. Công ty dự kiến sẽ đạt điểm hòa vốn gộp vào năm 2025.

Chứng khoán ACB cập nhật nội dung thảo luận Hội thảo nhà đầu tư Vingroup 2024. Đối với VinFast, doanh nghiệp dự kiến đạt điểm hòa vốn gộp vào năm 2024 và điểm hòa vốn EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) vào năm 2026.

Trước đó, trong tháng 11/2024, VinFast đã công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán quý III/2024 với kết quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, công ty đã bàn giao tổng cộng 21.912 xe điện, tăng 66% so với quý II/2024 và tăng 115% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng doanh thu đạt 12.326 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 42,2% so với quý II/2024 và 49,3% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty ghi nhận lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong kỳ, giảm 45,6% so với quý II/2024. Biên lợi nhuận gộp cải thiện còn âm 24%, từ mức âm 62,7% trong quý trước và âm 27% cùng kỳ năm 2023. Lỗ ròng ở mức 13.251 tỷ đồng, giảm đáng kể 29,4% so với quý II/2024 và giảm 14,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 10 tháng của năm 2024, VinFast đã bàn giao 51.000 xe điện, hoàn thành 63% kế hoạch năm là 80.000 xe điện. VinFast kỳ vọng sẽ về đích, chủ yếu nhờ vào việc bàn giao các mẫu xe VF 3 và VF 5.

Đối với việc xây dựng nhà máy, mới đây, Hà Tĩnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư và nhà đầu tư cho dự án xây dựng Nhà máy sản xuất ô tô điện của Vingroup (công ty mẹ của VinFast). Dự án được triển khai trên diện tích hơn 36ha thuộc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp trung tâm Khu kinh tế Vũng Áng, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Với tổng mức đầu tư 7.300 tỷ đồng, nhà máy được thiết kế với công suất 400.000 xe/năm và dự kiến hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa vào vận hành từ tháng 6/2026.

Đối với các nhà máy CKD tại Indonesia và Ấn Độ, với vốn đầu tư giai đoạn 1 từ 150 - 200 triệu USD mỗi nhà máy, công suất 50.000 xe điện/năm, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025. Lợi thế về chi phí lắp ráp xe điện tại các quốc gia này chủ yếu đến từ ưu đãi thuế.

Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

Ông Jensen Huang nói Nvidia mua lại VinBrain - công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup - để phát triển một trung tâm thiết kế tương lai lớn ở Việt Nam.

Thông tin này được ông Jensen Huang - CEO Nvidia nêu sau lễ ký thỏa thuận với Chính phủ thành lập hai trung tâm AI tối 5/12 ở Hà Nội. Sự kiện được người đứng đầu Nvidia khẳng định một cột mốc quan trọng, cũng một ngày rất vui - ngày khai sinh Nvidia Việt Nam.

Theo ông Jensen Huang, Nvidia rất may mắn có được sự hợp tác với Vingroup khi mua lại VinBrain - một công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo của tập đoàn này.

“Đây là một startup phi thường và tuyệt vời tại Việt Nam. Với VinBrain, giờ đây chúng tôi có điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế tương lai lớn”, CEO Nvidia chia sẻ.

Tiến trình cụ thể của thương vụ M&A này chưa được đề cập.

Xem toàn màn hình

CEO Nvidia Jensen Huang tại sự kiện tối 5/12 ở Hà Nội. Ảnh: VGP

Tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng ghi nhận VinBrain là công ty liên kết với tỷ lệ sở hữu hơn 49,7%. Tỷ lệ biểu quyết và tỷ lệ lợi ích đều ở mức 49,74%.

VinBrain được giới thiệu là công ty tiên phong phát triển các sản phẩm ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế. Công ty đã và đang triển khai các giải pháp này tại hơn 182 bệnh viện ở Việt Nam, Mỹ, Ấn Độ, Australia… giúp các chuyên gia y tế nâng cao hiệu quả làm việc.

Sáng 6/12, website của VinBrain cũng cập nhật giao diện với dòng thông báo VinBrain hiện là một phần của Nvidia, được Nvidia mua lại vào tháng 12/2024 và không còn là một thực thể độc lập.

Theo kế hoạch, Nvidia sẽ lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (Vietnam Research and Development Center - VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam. Hai cơ sở này được kỳ vọng là nền tảng giúp Nvidia cùng các đối tác trong nước triển khai AI tiên tiến.

CEO Jensen Huang đánh giá đây là thời điểm lý tưởng để Việt Nam xây dựng tương lai của trí tuệ nhân tạo. Theo ông, sự thông minh của AI được đào tạo từ dữ liệu, và dữ liệu của Việt Nam là tài nguyên của quốc gia. Đồng thời, Nvidia cũng cam kết thúc đẩy sự phát triển của AI, hỗ trợ đào tạo nhân tài cũng như các dự án khởi nghiệp trong nước.

Google mở công ty tại Việt Nam

Google xác nhận mở công ty Google Việt Nam, trong đó hỗ trợ các chương trình về chuyển đổi số trong nước.

Website của Google cập nhật thông tin rằng các nhà quảng cáo trong nước sẽ thực hiện thủ tục về thuế thông qua Công ty TNHH Google Việt Nam, thay cho Google Asia Pacific trước đây. Việc chuyển đổi sẽ thực hiện từ ngày 1/4. Trong khi đó, các đối tác thực hiện mức thuế 10% theo quy định của Việt Nam từ 1/3.

“Chúng tôi hiện có đội ngũ nhân viên tại chỗ để phục vụ khách hàng quảng cáo ở Việt Nam tốt hơn và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia”, đại diện truyền thông Google nói và xác nhận sự hiện diện của công ty tại Việt Nam sáng 6/12.

Logo Google tại sự kiện của hãng tại Việt Nam, tháng 7/2024. Ảnh: Lưu Quý

Logo Google tại sự kiện của hãng tại Việt Nam, tháng 7/2024. Ảnh*: Lưu Quý*

Theo thông tin trên trang tra cứu về mã số thuế, Google Việt Nam được thành lập từ tháng 5/2023, có địa chỉ tại TP HCM.

Marc Woo, Giám đốc điều hành Google phụ trách thị trường Việt Nam và châu Á - Thái Bình Dương, cũng cho biết ông đã chuyển từ Singapore đến sống tại TP HCM. Một văn phòng với logo Google cũng được thiết lập tại Quận 1, TP HCM. Hãng cũng đang tuyển dụng nhiều vị trí công việc liên quan đến Google Cloud, Ứng dụng và Game.

Việt Nam được Google đánh giá là thị trường có nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, thuộc nhóm đầu khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, người dùng và Chính phủ cũng quan tâm rất lớn về AI trong năm 2024.

Báo cáo e-Conomy SEA 2024 do Google, Temasek và Bain & Company công bố tháng 11 cho thấy tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 16%, chạm mốc 36 tỷ USD năm 2024. Riêng ngành truyền thông trực tuyến trong nước trên đà chạm mốc 6 tỷ USD, với tỷ lệ tăng trưởng kép tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán đạt 11 tỷ USD vào năm 2030.

“Nền kinh tế số Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số, dù trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu nhiều bất ổn”, Marc Woo nhận định. Theo ông, lĩnh vực truyền thông trực tuyến tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á và ngày càng có nhiều nhà phát triển Việt Nam tạo ảnh hưởng toàn cầu với các ứng dụng phổ biến cho người dùng trên toàn thế giới.

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế người nhiều nhà, đất

Để chống lãng phí, Bộ Tài chính đang nghiên cứu chính sách thuế với trường hợp nhiều diện tích bất động sản bỏ hoang; chậm đưa đất vào sử dụng.

Bộ Tài chính cho biết đang nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc trong quá trình thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản. Trong đó, nhà chức trách cũng nghiên cứu về chính sách thuế với các trường hợp sử dụng nhiều diện tích đất, nhà ở, đất bỏ hoang, đất đã giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng.

Sau khi nghiên cứu, cơ quan này sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp. Việc này nhằm bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước, thông lệ quốc tế và tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bất động sản. Ngoài ra, việc cải cách các chính sách thuế này cũng được đặt trong tổng thể thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế của Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng duyệt.

Kiến nghị về chính sách thuế áp dụng với người sở hữu nhiều nhà đất, bỏ hoang bất động sản cũng được đoàn giám sát của Quốc hội đưa ra cuối tháng trước. Nhiều địa phương hiện nay dư thừa các sản phẩm như shophouse, biệt thự không người ở. Trong khi đó, nhà ở bình dân, vừa túi tiền ngày càng khan hiếm, nhất là tại Hà Nội và TP HCM ghi nhận tình trạng lệch pha trên thị trường bất động sản trầm trọng.

Một góc dự án biệt thự, liền kề phía Tây Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Một góc dự án biệt thự, liền kề phía Tây Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

Gần đây, trong bối cảnh giá nhà ở tăng không ngừng, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất đánh thuế với trường hợp sở hữu, sử dụng nhiều nhà, đất nhằm hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại trong thời gian ngắn để kiếm lời. Bộ Tài chính được yêu cầu cùng nghiên cứu, tham mưu chính sách thuế với nhà đất thứ hai hoặc bỏ hoang, không sử dụng.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đề xuất chính sách thuế bất động sản áp cho hai đối tượng, gồm người mua căn nhà thứ hai trở lên và chủ sở hữu bỏ hoang dự án. Mức thuế sẽ tăng dần với giao dịch mà người bán có thời gian sở hữu ngắn.

Tại tờ trình đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính còn đề cập việc có thể thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng nhà đấttheo thời gian sở hữu, tương tự một số quốc gia. Bộ này cho rằng đánh thuế theo thời gian sở hữu sẽ giảm tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản - vốn là nguyên nhân khiến giá nhà, đất tăng cao vừa qua.

Song, giới phân tích lo ngại việc thu thuế này khó giúp hạ giá nhà nhưng lại tác động “rất lớn đến thị trường”. Một số ý kiến cho rằng việc đánh thuế người sở hữu nhiều nhà đất ở thời điểm này chưa phù hợp. Do đó, nhà điều hành cần nghiên cứu kỹ về thời điểm, cách thức để tránh gây sốc, dẫn đến việc bán tháo ồ ạt trên thị trường.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có khoản thu với nhà trong quá trình sử dụng và chuyển nhượng bất động sản (gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân, giá trị gia tăng).

Nghị quyết 18/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện chính sách, nâng hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa Việt Nam trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

“Do đó, cần phải có giải pháp phù hợp, đồng bộ, gồm nghiên cứu về thu thuế với nhà nói chung và với sở hữu nhiều nhà, đất nói riêng”, Bộ Tài chính cho biết.

Ngoài ra, cơ quan quản lý ngành tài chính cũng đánh giá chính sách thuế thu nhập cá nhân với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản cần sửa phù hợp với bối cảnh mới, thông lệ ở một số quốc gia. Qua đó, việc sử dụng nhà, đất sẽ tiết kiệm, hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ, thúc đẩy thị trường minh bạch, bền vững.

Giá cà phê hôm nay 8-12: Lên mức cao, nhiều nông dân thành tỉ phú
1 giờ trước

Trong ngày giá cà phê trên sàn London (Anh) nghỉ cuối tuần, giá cà phê trong nước bình quân ở mức từ 124.000 – 127.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay (8-12) tại thị trường trong nước được nông dân Tây Nguyên thông báo quanh mức 30.000 đồng/kg (cà phê tươi) và 124.000 – 127.000 đồng/kg (cà phê nhân), tăng khoảng 4.000 – 6.000 đồng/kg so với hôm trước.

Ðây là mức giá cao lịch sử ở ngay thời điểm thu hoạch.

Giá tăng 3 ngày liên tục khiến nông dân phấn khởi, có người còn vẽ cả chiếc ô tô trên sân phơi cà phê.

Với mức giá này, nhiều nông dân có thể lãi từ 300 – 400 triệu đồng/ha, cao nhất từ trước đến nay.

Ông Nguyễn Văn Mười, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, kể có nông dân từ Đắk Nông gọi điện khoe vừa thu tiền tỉ khi bán cà phê ở mức giá 131.000 đồng/kg, mức giá không tưởng trong nhiều năm trước. Cách đây 3 năm, giá cà phê nhân xô còn chưa đến 40.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, ông cũng khuyên việc trúng giá cà phê như hiện nay, bà con Tây Nguyên cần nhớ đến bài học của cây hồ tiêu trước đây khi cao, đã mở rộng diện tích khá nóng và khi giá giảm đã gây nên tình trạng nợ nần hàng loạt.

Do đó, với nguồn tiền lớn từ bán cà phê hiện nay, nông dân nên biết tích lũy, chi tiêu hợp lý và cân nhắc khi mở rộng diện tích để bảo vệ thành quả đã có.

Tháng 12 là tháng Việt Nam thu hoạch cà phê rộ nhất với khoảng 50% sản lượng của toàn vụ (kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau) nên theo thông lệ giá sẽ giảm.
Tuy nhiên, với những gì đã diễn ra trong tuần đầu tiên của tháng 12 thì khó đoán được điều gì sẽ xảy ra, nhất là khi nông dân cà phê đã có nguồn tiền tích lũy nên không bị áp lực phải bán ra để có tiền trang trải như nhiều mặt hàng khác.

Khoảng 50% sản lượng cà phê Việt Nam sẽ được thu hoạch trong tháng 12

Vụ năm nay, cà phê Việt Nam mất mùa, sản lượng thu hoạch không cao trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng, đặc biệt là thị trường nội địa và cả Trung Quốc khi giới trẻ nước này có xu huống chuộng cà phê hơn trà như các thế hệ trước.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 11 tháng năm 2024, xuất khẩu cà phê chỉ mới được gần 1,2 triệu tấn, giảm đến 15,4% về lượng nhưng mang về giá trị 4,84 tỉ USD, tăng 32,8% về giá trị nhờ giá tăng nóng.

Giá cà phê hôm nay 8-12: Lên mức cao, nhiều nông dân thành tỉ phú- Ảnh 3.

Xuất khẩu cà phê Việt Nam thấp bất thường trong tháng 11 vừa qua, nguồn Cục Xuất nhập khẩu

Đáng chú ý, trong tháng 11, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm rất sâu so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như sản lượng khi cuối vụ là điều rất bất thường. Nếu nguồn cung của Việt Nam giảm sâu thì giá sẽ tăng cao còn nếu cà phê đang được trữ ở đâu đó thì sẽ gây áp lực tiêu thụ ở những tháng sau.

Lần đầu sau 14 năm, Trung Quốc chuyển sang nới lỏng tiền tệ, đẩy mạnh kích thích kinh tế

4 giờ trước

Trong một bước ngoặt đáng chú ý, Bộ Chính trị Trung Quốc vừa công bố kế hoạch nới lỏng chính sách tiền tệ và mở rộng chi tiêu tài khóa cho năm 2025, đánh dấu sự thay đổi quan trọng nhất về định hướng tiền tệ của nước này kể từ năm 2011.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị đối phó với nguy cơ xảy ra cuộc chiến thương mại mới dưới thời Donald Trump.

Trong ngày 09/12, Bộ Chính trị, gồm 24 thành viên do Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, thông báo sẽ áp dụng chiến lược “nới lỏng vừa phải” với chính sách tiền tệ trong năm 2025, đánh dấu sự thay đổi lớn đầu tiên về lập trường kể từ năm 2011.

Theo Tân Hoa Xã, bên cạnh việc điều chỉnh chính sách tiền tệ, Bộ Chính trị cũng thể hiện thái độ mạnh mẽ hơn về chính sách tài khóa khi sử dụng cụm từ “chủ động hơn” (more proactive), thay vì “chủ động” (proactive) như trước đây.

Để củng cố niềm tin, các quan chức cũng cam kết “ổn định thị trường bất động sản và chứng khoán” cũng như sẵn sàng sử dụng các công cụ chính sách “phản chu kỳ” để kích thích kinh tế.

“Lời lẽ trong tuyên bố cuộc họp Bộ Chính trị này là chưa từng có”, Zhaopeng Xing, Chiến lược gia cao cấp tại Ngân hàng ANZ nhận định. Theo ông, những tín hiệu này cho thấy khả năng cao Trung Quốc sẽ thực hiện mở rộng tài khóa mạnh mẽ, cắt giảm lãi suất đáng kể và đẩy mạnh mua tài sản. Đặc biệt, “giọng điệu chính sách thể hiện sự tự tin mạnh mẽ” trước đe dọa áp thuế 60% từ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

Lập trường chính sách tiền tệ của Trung Quốc qua các giai đoạn

Diễn biến của các công cụ chính sách tiền tệ của Trung Quốc

Thị trường tài chính đã phản ứng tích cực trước những tín hiệu mới này. Đồng nhân dân tệ ngoài nước đảo chiều tăng 0.1%, trong khi lợi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1.938%. Hiệu ứng tích cực còn lan tỏa ra các đồng tiền trong khu vực, với đồng Đô la Úc tăng 0.3%.

Bruce Pang, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Đại Trung Hoa tại Jones Lang LaSalle Inc nhận định: “Các công cụ chính sách bổ sung dự kiến sẽ có cải thiện đáng kể về số lượng, chất lượng và hiệu quả”. Ông cũng cho rằng khả năng mục tiêu tăng trưởng GDP được đặt ở mức khoảng 5% đã tăng lên đáng kể.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy dấu hiệu ổn định sau gói kích thích được triển khai từ cuối tháng 9. Tuy nhiên, nguy cơ thuế quan từ Mỹ đang tạo áp lực lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, buộc Bắc Kinh phải chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi cú sốc có thể xảy ra từ cuộc chiến thương mại tiềm tàng.

Sau cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc - nơi sẽ hoạch định các ưu tiên và mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025 - dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11/12, theo Bloomberg News.

Trung Quốc điều tra Nvidia

Trung Quốc cho biết đã mở cuộc điều tra Nvidia vì nghi ngờ công ty của Jensen Huang vi phạm luật chống độc quyền ở nước này.

Thông báo ngày 9/12 của Cục Quản lý thị trường nhà nước (SAMR) không nêu chi tiết Nvidia sai phạm về chống độc quyền thế nào. Hãng chip Mỹ được cho là vi phạm cam kết khi mua lại công ty thiết kế chip Mellanox Technologies của Israel.

Theo Reuters, đây được xem là động thái đáp trả biện pháp kiểm soát mới của Mỹ đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Sau thông báo, cổ phiếu Nvidia giảm 2,2%.

Xem toàn màn hình

Logo Nvidia tại Triển lãm Computex 2024 diễn ra ở Đài Bắc, Đài Loan tháng 6/2024. Ảnh: Khương Nha

Cuộc điều tra diễn ra sau khi Mỹ áp đặt biện pháp hạn chế xuất khẩu với ngành công nghiệp chip Trung Quốc lần thứ ba trong vòng ba năm. Việc này ảnh hưởng đến 140 công ty ở nước này.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc cũng tuyên bố cấm xuất khẩu một số khoáng sản quý hiếm được sử dụng trong ứng dụng quân sự và sản xuất tế bào quang điện mặt trời cùng cáp quang sang Mỹ.

Tuần trước, bốn hiệp hội công nghiệp hàng đầu Trung Quốc, đại diện cho nhiều ngành lớn về viễn thông, kinh tế số, ôtô và bán dẫn, với tổng cộng 6.400 thành viên đồng loạt cảnh báo các công ty trong nước nên thận trọng khi mua chip từ Mỹ. Họ nhận định chip Mỹ “không còn an toàn”, nên ưu tiên sản phẩm sản xuất nội địa.

Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ đánh giá lời kêu gọi hạn chế mua chip không hữu ích và không chính xác. Đồng thời nhấn mạnh các biện pháp kiểm soát xuất khẩu cần thu hẹp hơn nữa để đáp ứng các mục tiêu an ninh quốc gia cụ thể.
Nvidia là một trong những công ty bị ảnh hưởng nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Lệnh hạn chế khiến họ không thể bán chip AI tiên tiến nhất cho Trung Quốc, phải phát triển phiên bản đặc thù cho thị trường tỷ dân để phù hợp quy định kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Nvidia từng chiếm 90% thị phần chip AI ở Trung Quốc trước khi lệnh cấm được ban hành. Hãng cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các công ty nội đia, như Huawei. Trong năm tài chính 2023, Trung Quốc chiếm 17% doanh thu của Nvidia, giảm so với mức 26% hai năm trước đó.

Lần gần nhất Trung Quốc tiến hành điều tra chống độc quyền đối với một công ty công nghệ lớn của nước ngoài là năm 2013, liên quan tới việc tính phí quá cao và lạm dụng vị thế về tiêu chuẩn viễn thông không dây của Qualcomm. Hãng chip Mỹ đồng ý nộp phạt 975 triệu USD, mức lớn nhất Trung Quốc từng áp dụng cho một công ty khi đó.

Nvidia chưa bình luận về vấn đề trên.

Loạt ‘đại bàng’ bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ gồm Intel, Marvell, Ampere, Cirrus Logic… sang Việt Nam

Mới đây, Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) đã tổ chức đoàn doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của Hoa Kỳ, bao gồm Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon, Skyworks thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 10-11/12/2024.

Loạt 'đại bàng' bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ gồm Intel, Marvell, Ampere, Cirrus Logic... sang Việt Nam- Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA). Nguồn ảnh: VGP

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp đón ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của nước này.

Cụ thể, trong chuyến thăm Việt Nam lần này, SIA tổ chức đoàn doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của Hoa Kỳ, bao gồm Intel, Ampere, Marvell, Cirrus Logic, Infineon, Skyworks thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 10-11/12/2024.

Là chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3, Chủ tịch SIA John Neuffer bày tỏ vui mừng khi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam và quan hệ tốt đẹp hơn bao giờ hết giữa hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ, khẳng định Việt Nam là đích đến quan trọng, hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Ông cũng đánh giá cao các sáng kiến, nỗ lực của Việt Nam trong phát triển ngành bán dẫn, đặc biệt là chiến lược phát triển ngành này đã được Chính phủ ban hành và chương trình đào tạo ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn.

“Việt Nam cũng đã đạt rất nhiều tiến triển về lĩnh vực này trong thời gian qua, nhất là trong đa dạng hóa, phát triển mạnh chuỗi cung ứng”, Chủ tịch SIA John Neuffer khẳng định

Ông chia sẻ thêm về những lợi thế của Việt Nam, như người Việt Nam là những lao động cần cù hàng đầu thế giới; cùng với việc xây dựng các hạ tầng quan trọng, như điện nước, viễn thông, các trung tâm dữ liệu… và các đối tác trong nước có tiềm lực như Viettel.

Đồng thời, vị lãnh đạo SIA nêu rõ đang có nhiều cơ hội mới, lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam và cho biết sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành bán dẫn, xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ.

Với triển vọng của Việt Nam và vai trò ngày càng quan trọng với ngành bán dẫn của Hoa Kỳ, trong chiến lược của các doanh nghiệp SIA, Chủ tịch SIA cho biết sẽ còn nhiều lần trở lại Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy củng cố, tăng cường quan hệ song phương giữa hai quốc gia.

Cũng tại cuộc tiếp, các doanh nghiệp trong đoàn đều khẳng định rất coi trọng thị trường Việt Nam, thông báo về tình hình hoạt động và kế hoạch mở rộng hợp tác, đầu tư tại Việt Nam thời gian tới.

Về phía Việt Nam, Thủ tướng khẳng định luôn hoan nghênh Chủ tịch John Neuffer tới thăm, làm việc tại Việt Nam; đánh giá cao Chủ tịch và và SIA đã có nhiều hoạt động, sáng kiến ủng hộ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, kết nối nhiều doanh nghiệp thành viên SIA tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cho biết, về chủ trương, chính sách, tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trong thúc đẩy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chíp bán dẫn, Việt Nam sẽ có chính sách hỗ trợ với các nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực này với tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, “cùng lắng nghe và thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng, cùng phát triển, cùng chung niềm vui, hạnh phúc và niềm tự hào”.

Đồng thời, Thủ tướng đề nghị SIA tiếp tục kêu gọi các tập đoàn Hoa Kỳ hợp tác, đầu tư sâu rộng hơn, hiệu quả hơn với Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây… là những lĩnh vực rất quan trọng với tương lai của nhân loại cũng như sự phát triển của mỗi nước; đặc biệt là phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đầu tư hạ tầng, xây dựng các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu và phát triển bán dẫn.

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị Chủ tịch, các doanh nghiệp SIA có tiếng nói với chính quyền Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Việt Nam ngày càng sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn, sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và bãi bỏ các hạn chế liên quan xuất khẩu công nghệ cao với Việt Nam.

Oceanbank đổi tên và có lãnh đạo mới từ MB

Oceanbank sẽ đổi tên thành MBV từ 18/12 và vừa bầu chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự của Ngân hàng Quân đội.

Ngân hàng Quân đội (MB) vừa thông báo về việc đổi tên và bổ nhiệm nhân sự đối với Ngân hàng Đại dương (Oceanbank), sau gần một tháng nhận chuyển giao bắt buộc nhà băng 0 đồng này.

Oceanbank sẽ được đổi tên thành Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Nam hiện đại, gọi tắt là MBV, từ ngày 18/10.

Đồng thời, các lãnh đạo của MB cũng đã đảm nhiệm vị trí chủ tịch và tổng giám đốc tại Oceanbank từ ngày 10/12.

Cụ thể, Hội đồng quản trị Ngân hàng Quân đội bổ nhiệm ông Vũ Thành Trung - người đang là Phó chủ tịch kiêm thành viên ban điều hành MB - làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đại dương (Oceanbank). Đồng thời, ông Trung vẫn sẽ đồng thời là Phó chủ tịch MB và phụ trách khối ngân hàng số của MB.

Ông Trung sinh năm 1981, là cử nhân kinh tế đối ngoại đại học ngoại thương, thạc sỹ quản trị kinh doanh International University of Japan. Theo giới thiệu, ông Trung đã gắn bó 14 năm với Tập đoàn MB. Ông có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đầu tư, bán lẻ, phụ trách các khối trọng yếu của MB. Ông là nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ngân hàng này tiên phong về chuyển đổi số.

Cùng ngày 10/12, ông Lê Xuân Vũ cũng được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Oceanbank. Trước đây, ông Vũ là Thành viên ban điều hành MB kiêm Phó tổng giám đốc Oceanbank.

Ông Lê Xuân Vũ cũng mới được giao đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc thường trực OceanBank từ giữa tháng 10. Ông có gần 30 năm kinh nghiệm và nhiều năm đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại các tổ chức tín dụng uy tín, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi, hiện đại hóa ngân hàng.

Ông Vũ Thành Trung (bên trái) - Chủ tịch Oceanbank và ông Lê Xuân Vũ (bên phải) - Tổng giám đốc Oceanbank. Ảnh: MB

OceanBank xuất thân là Ngân hàng nông thôn Hải Hưng. Sau khi được ông Hà Văn Thắm tham gia mua lại cổ phần, nhà băng này chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị, đổi tên thành Ngân hàng Đại Dương vào 2007. Sau sự kiện ông Thắm bị bắt, OceanBank được Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng và VietinBank hỗ trợ quản trị. Tới giữa tháng 10, Oceanbank được chuyển giao bắt buộc về MB.

Tại đại hội cổ đông thường niên các năm gần đây, lãnh đạo của MB cho biết việcnhận chuyển giao bắt buộc không yêu cầu nhà băng nhận chuyển giao phải bỏ tiền mua, do đây là đơn vị yếu kém trong diện tái cơ cấu đã được mua lại 0 đồng.

Để xử lý khoản lỗ lũy kế của ngân hàng 0 đồng, lãnh đạo MB nói biện pháp quan trọng nhất vẫn là sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được vay với lãi suất 0% trong thời gian tái cơ cấu, được phép tăng trưởng quy mô cao hơn.

Nếu tái cơ cấu không thành công, ngân hàng nhận chuyển giao không thể trả lại ngân hàng 0 đồng cho Nhà nước, nhưng có thể bán đi như một khoản đầu tư hoặc IPO chuyển thành ngân hàng cổ phần, lãnh đạo MB từng chia sẻ.

Sẽ xóa bỏ Tổng cục thuế, Hải quan, Thống kê và Ủy ban chứng khoán

Khi Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hợp nhất, dự kiến, bỏ cả 6 tổng cục gồm Hải quan, Thuế, Thống kê, Ủy ban chứng khoán, Kho bạc và Dự trữ Nhà nước.

Theo kế hoạch định hướng, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính hợp nhất, lấy tên là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển. Bộ này quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực đang giao cho Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Xem toàn màn hình

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc họp ngày 11/12. Ảnh: VGP

Tại cuộc họp về sắp xếp bộ máy với Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc ngày 11/12, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết tổng số đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của hai bộ trước khi sắp xếp là 56 đầu mối. Trong đó, mỗi bộ có 28 đầu mối, gồm 47 đầu mối hành chính (6 tổng cục, 14 cục, 27 vụ, văn phòng, thanh tra), 9 đơn vị sự nghiệp công lập.

Sau khi sắp xếp lại hai bộ thành Bộ Kinh tế, Tài chính sẽ có 35 đầu mối, giảm 22 so với hiện nay. Trong đó, 34 đầu mối được sắp xếp từ hợp nhất hai bộ (17 cục, 13 vụ, văn phòng, thanh tra, 4 đơn vị sự nghiệp công lập). Một đầu mối là đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập Bảo hiểm xã hội.

Như vậy tất cả 6 tổng cục thuộc hai bộ sẽ không còn. Hiện, Bộ Tài chính có 5 đơn vị tổng cục và tương đương gồm Tổng cục Thuế, Hải quan, Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Bộ Kế hoạch & Đầu tư có một tổng cục là Tổng cục Thống kê.

Theo Kế hoạch sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, mô hình tổng cục thuộc bộ sẽ không còn. Trường hợp cần thiết, các bộ phải báo cáo để Ban Chỉ đạo Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Hiện, Bộ Công Thương cũng đề xuất xóa bỏ Tổng cục Quản lý thị trường. Tương tự, Ngân hàng Nhà nước cũng chuyển cơ quan thanh tra giám sát từ mô hình tổng cục xuống thành các cục.

Ngoài ra, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia sẽ chuyển giao nhân sự về Bộ Kinh tế, Tài chính, theo kế hoạch sắp xếp. Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi, Bộ sẽ rà soát cụ thể từng trường hợp gắn với nhiệm vụ được giao, phù hợp với vị trí việc làm và tình hình sắp xếp bộ máy.

Cùng đó, Bộ Tài chính cũng thống nhất chủ trương sáp nhập, tổ chức Bảo hiểm xã hội thành một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Kinh tế, Tài chính. Tức là, mô hình Bảo hiểm xã hội thuộc Chính phủ như hiện nay sẽ được chấm dứt. Đơn vị mới sẽ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng tổ chức, thực hiện các chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, hưu trí bổ sung. Họ cũng quản lý các quỹ, đảm bảo thông suốt, liên kết toàn hệ thống.

Với 9 đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan quản lý dự kiến giữ nguyên như hiện nay. Sau đó, họ sẽ sắp xếp theo chỉ tiêu chung, chỉ giữ lại các đơn vị thuộc bộ, ngành phục vụ nhiệm vụ chính trị ở các đơn vị đầu ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ. Đồng thời, nhà điều hành sẽ rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các đơn vị này để đảm bảo tiêu chí thành lập tổ chức và yêu cầu tinh gọn bộ máy.

Với các cơ sở giáo dục đại học, Bộ sẽ sắp xếp theo quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục, đào tạo. Việc này gắn với tăng mức độ tự chủ tài chính, phù hợp với lộ trình tính đủ giá dịch vụ công theo ngành, lĩnh vực. Với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, tổng cục, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục rà soát, sắp xếp nhằm nâng hiệu quả hoạt động, mức độ tự chủ tài chính.

Kết luận, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, việc sắp xếp của Bộ Tài chính tương đối hợp lý. Ông gợi ý việc đặt tên mới cần nghiên cứu phù hợp với thông lệ quốc tế và vai trò đảm nhiệm định hướng tham mưu về mặt kinh tế vĩ mô.

Phó thủ tướng yêu cầu việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải “quyết liệt, nhanh gọn, nhưng phải đảm bảo bộ máy hoạt động bình thường”. Hai bộ phải hoàn thành việc hợp nhất trong tháng 12 và đi vào hoạt động ổn định trước 25/2/2025. Tháng 2/2025, Quốc hội sẽ họp cho ý kiến liên quan đến các quy định về bộ máy, để bộ máy mới đi hoạt động đúng theo quy định của pháp luật.

Nóng: ChatGPT ‘sập’ trên toàn cầu

Nối tiếp Facebook, Instagram và Threads, ChatGPT OpenAI vừa ghi nhận sự cố nghiêm trọng khiến hàng chục nghìn người dùng không thể truy cập vào khoảng 6 giờ sáng ngày 12/12 (giờ Việt Nam).

Thống kê từ Down Detector, nền tảng theo dõi các sự cố dựa trên báo cáo của người dùng, một lượng lớn báo cáo về việc người dùng không thể sử dụng ChatGPT. 88% người dùng báo cáo sự cố với dịch vụ, 5% gặp sự cố với ứng dụng và 7% gặp sự cố với trang web của OpenAI.

Khi cố gắng hỏi đáp với ChatGPT bằng ứng dụng, người dùng sẽ nhận được thông báo lỗi như hình dưới. Nếu sử dụng nền tảng web, một số còn không thể truy cập.

Nóng: ChatGPT 'sập' trên toàn cầu- Ảnh 2.

Trên trang chủ “chatgpt.com”, OpenAI cho biết đang tìm cách khắc phục, song vẫn khiến không ít người dùng trên mạng xã hội hoang mang. Nguyên do bắt nguồn từ các giao diện lập trình ứng dụng (API - Application Programming Interface) của OpenAI.

“Chúng tôi nhận được báo cáo lỗi về API. Chúng tôi đã xác định được vấn đề và đang triển khai bản sửa lỗi nhanh nhất có thể để khôi phục dịch vụ về trạng thái bình thường. Chúng tôi xin lỗi về thời gian ngừng hoạt động này”, đại diện OpenAI chia sẻ.

Việc ChatGPT ngừng hoạt động ảnh hưởng lớn tới nhiều cá nhân, công việc. Những người này đã quen với việc lên ChatGPT để tìm kiếm thông tin.

“Kể từ khi có ChatGPT, tôi đã bỏ thói quen tìm kiếm trên Google, thay vào đó tôi thường nhờ ChatGPT tìm kiếm thông tin giúp tôi”, một người chia sẻ.

“OpenAI API và ChatGPT đã ngừng hoạt động. Bây giờ chúng ta phải… tự viết mọi thứ sao?”, một người viết.

Một người khác thì bình luận châm biếm trên X: “ChatGPT ngừng hoạt động trong vài giờ, sinh viên đại học sẽ phải tự viết bài của mình. ChatGPT đang đưa người dùng quay trở lại thời kỳ 500 năm trước”.

Sự cố cho thấy sự phụ thuộc vào các dịch vụ AI, đồng thời đặt ra dấu hỏi về tính tin cậy của các dịch vụ trực tuyến. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Reuters và Đại học Oxford, ChatGPT có thể không được người dùng phổ thông sử dụng thường xuyên, nhưng hàng triệu người vẫn dựa vào nó để lập trình, lên ý tưởng, viết báo cáo…

“Liệu điều này có thường xuyên xảy ra không? Độ tin cậy rất quan trọng và là một lợi thế cạnh tranh của dịch vụ trực tuyến ngày nay”, một người dùng bình luận.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên ChatGPT gặp sự cố nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Vào đầu tháng 6, chatbot này cũng đã bị “sập” trên phạm vi toàn cầu; kéo dài trong hơn 3 ngày mới được khắc phục. Tình trạng lỗi xảy ra với cả người dùng ChatGPT phiên bản miễn phí, cũng như ChatGPT Plus, phiên bản chuyên nghiệp có trả phí.

Trên DownDetector, trang web chuyên giám sát tình trạng hoạt động của các dịch vụ internet lớn, lượng người dùng khi ấy phản ánh lỗi của ChatGPT tăng đột biến, cho thấy ứng dụng này bị sập trên phạm vi toàn cầu thay vì chỉ ở một vài quốc gia nhất định.

“Chỉ khi ChatGPT ngừng hoạt động, tôi mới nhận ra rằng mình đã phụ thuộc rất nhiều vào công cụ AI này để phục vụ cho công việc của mình. Giờ đây tôi mới nhận ra được điều đó”, một người dùng chia sẻ trên X. trước đây là Twitter, nói.

Bà Trương Mỹ Lan kháng cáo bản án chung thân giai đoạn 2

TP HCMBà Trương Mỹ Lan kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm về 3 tội danh ở giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, trong đó có cáo buộc chiếm đoạt 30.000 tỷ đồng của trái chủ.

Ngày 12/12, TAND TP HCM cho biết, ngoài bà Lan còn 20 người khác xin giảm nhẹ hình phạt. Trong đó, Trương Huệ Vân (cháu bà Lan, Tổng giám đốc Công ty tập đoàn quản lý bất động sản Windsor); Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB và nhiều người xin xem xét lại một số nội dung và giảm nhẹ hình phạt.

Nội dung kháng cáo của bà Lan chưa được công bố. Ông Chu Lập Cơ, chồng bà Lan chấp nhận mức án 2 năm tù về tội Rửa tiền, không kháng cáo.

Trong 6 đơn vị và người có quyền, nghĩa vụ liên quan kháng cáo, SCB đề nghị tòa phúc thẩm xử lý các vật chứng liên quan đến ngân hàng; Công ty chứng khoán Tân Việt và một số người khác đề nghị xem xét việc kê biên tài sản, thu hồi cổ phần và giải tỏa ngăn chặn giao dịch.

Hồ sơ vụ án đã được chuyển cho TAND Cấp cao tại TP HCM thụ lý theo thủ tục phúc thẩm.

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên phúc thẩm đầu tháng 12. Ảnh: Quỳnh Trần

Bà Trương Mỹ Lan tại phiên phúc thẩm đầu tháng 12. Ảnh: Quỳnh Trần

Trong phạm vi giai đoạn 2 đại án xảy ra tại Vạn Thịnh Phát, bản án sơ thẩm xác định bà Lan và đồng phạm đã thực hiện loạt hành vi: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (30.081 tỷ đồng của 35.824 trái chủ) thông qua việc phát hành trái phiếu khống; Rửa tiền (445.747 tỷ đồng) và Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới (4,5 tỷ USD - tương đương 106.730 tỷ đồng).

Về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tòa xác định bà Lan nắm giữ phần lớn cổ phần của tập đoàn Vạn Thịnh Phát và SCB. Nhằm xử lý khó khăn về tài chính cho SBC, bị cáo đã họp với các lãnh đạo chủ chốt của Vạn Thịnh Phát và SCB đưa ra chủ trương phát hành trái phiếu thông qua 4 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát (An Đông, Sunny World, Quang Thuận và Setra); đồng thời chọn 5 công ty khác thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát ký hợp đồng mua sơ cấp số trái phiếu của 4 công ty trên và Công ty cổ phần đầu tư Sai Gon Peninsula (đối tác) để lên phương án tạo dòng tiền khống tại SCB, hợp thức tư cách trái chủ sơ cấp.

Các cá nhân được thuê lập, ký khống các chứng từ giao dịch (nộp, rút tiền mặt, chuyển khoản) và hạch toán khống giao dịch trên hệ thống SCB trong cùng một ngày, nhằm tạo nguồn tiền 30.869 tỷ đồng cho các trái chủ sơ cấp chuyển tiền cho 4 công ty phát hành để mua gần 309 triệu trái phiếu. Sau khi hợp pháp hóa tư cách trái chủ sơ cấp, bà Lan và đồng phạm hoàn thành việc tạo lập 25 gói trái phiếu khống và bán cho 35.824 nhà đầu tư thứ cấp, chiếm đoạt hơn 30.869 tỷ đồng.

Ở tội Rửa tiền, tòa xác định, từ 1/1/2018 đến 7/10/2022, bà Lan nhằm che giấu nguồn gốc và hợp thức số tiền hơn 415.000 tỷ tham ô của SCB (ở giai đoạn một vụ án), đã chỉ đạo các thuộc cấp thực hiện nhiều thủ đoạn chuyển tiền ra khỏi hệ thống SCB; hoặc chuyển khoản cho cá nhân, pháp nhân rút tiền mặt ra khỏi tài khoản. Hành vi này nhằm tránh việc các cơ quan chức năng phát hiện, truy vết dòng tiền.

Tổng hợp với số tiền lừa đảo chiếm đoạt của các trái chủ (hơn 30.000 tỷ đồng), bà Lan và đồng phạm đã thực hiện hành vi Rửa tiền tổng cộng 445.747 tỷ đồng.

Đối với tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, bản án xác định, từ 27/10/2012 đến 7/10/2022 có 21 công ty thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái quy định với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ USD. 21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã nhận tiền từ nước ngoài chuyển về trái quy định, với 152 giao dịch (tổng cộng hơn 3 tỷ USD). Như vậy, bà Lan và đồng phạm đã vận chuyển trái phép hơn 4,5 tỷ USD qua biên giới.

Hôm 17/10, HĐXX tuyên phạt bà Lan mức án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12 năm tù tội Rửa tiền và 8 năm tù tội Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Tổng hợp hình phạt, bà Lan phải chịu án chung thân.

Về trách nhiệm dân sự, tòa xác định toàn bộ tiền chiếm đoạt từ hành vi phát hành trái phiếu, các bị cáo đều chuyển cho bà Lan sử dụng vào các mục đích cá nhân, nên bà Lan phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tòa tiếp tục kê biên các tài sản của bà Lan và gia đình, có liên quan đến hành vi sai phạm, để đảm bảo cho việc thi hành án.

Đối với Võ Tấn Hoàng Văn, HĐXX cho rằng bị cáo có vai trò chỉ đạo mạng lưới điều hành, giúp sức tích cực cho bà Lan trong việc chiếm đoạt tiền của các bị hại. Bị cáo còn lợi dụng nghiệp vụ ngân hàng để chỉ đạo, giúp sức bà Lan trong việc chuyển tiền qua biên giới. Từ đó, tòa tuyên phạt ông Văn 17 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sảnVận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Với vai đồng phạm ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trương Huệ Vân bị phạt 5 năm tù.

Các bị cáo khác bị tuyên phạt từ 2 năm đến 23 năm với vai trò đồng phạm về một hoặc các tội trên.

Liên quan đến các sai phạm ở giai đoạn một vụ án, hôm 3/12, bà Lan bị TAND Cấp cao tại TP HCM bác kháng cáo, tuyên y án tử hình về tội Tham ô tài sản; 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; chấp nhận giảm nhẹ hình phạt từ 20 năm xuống 16 năm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp hình phạt, bà Lan phải chịu án tử hình.

Truyền thông Indonesia cảm thán: “Thật trớ trêu khi NVIDIA chọn Việt Nam, chúng ta tụt hậu so với họ rồi”

Nếu không hành động ngay lập tức, Indonesia sẽ tiếp tục mất đi những cơ hội lớn như Nvidia vào tay Việt Nam.

"Thật trớ trêu"

Trong bài viết đăng tải trên trang Indonesia Business Post, tác giả Renold Rinaldi giải thích lý do vì sao Nvidia lựa chọn Việt Nam thay vì Indonesia trong bước phát triển chiến lược ở Đông Nam Á.

Trước đó, trong thỏa thuận hôm 5/12, Nvidia tuyên bố sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu này sẽ tập trung vào phát triển phần mềm AI, tận dụng nguồn tài nguyên kỹ thuật, khoa học, công nghệ và toán học dồi dào của Việt Nam, cũng như các hệ sinh thái địa phương như ngành công nghiệp, công ty khởi nghiệp, trường đại học và các cơ quan chính phủ.

Tác giả Rinaldi nhận định, động thái của tập đoàn công nghệ Mỹ đã củng cố vị thế của Việt Nam như một điểm đến đầu tư công nghệ tại Đông Nam Á. Nhưng ông cũng cho rằng điều này “thật trớ trêu” khi CEO của Nvidia chỉ vừa mới đến thăm Indonesia hôm 14/11 để làm diễn giả chính tại sự kiện Indonesia AI Day 2024.

![Truyền thông Indonesia cảm thán: “Thật trớ trêu khi NVIDIA chọn Việt Nam, chúng ta tụt hậu so với họ rồi”- Ảnh 2.](https://cafefcdn.com/203337114487263232/2024/12/12/p10-nvdia-afp12122023-17339936357621700413566-1734027462442-1734027462491184697582.jpg “Truyền thông Indonesia cảm thán: “Thật trớ trêu khi NVIDIA chọn Việt Nam, chúng ta tụt hậu so với họ rồi”- Ảnh 2.”)

Sự kiện này được tổ chức bởi công ty viễn thông Indosat Ooredoo Hutchison tại Jakarta – một đối tác tiềm năng của Nvidia. Tại sự kiện, ông Huang thậm chí còn nhận được cuộc gọi đặc biệt từ Tổng thống Prabowo Subianto, trao đổi về các cơ hội đầu tư tại Indonesia.

Khi ấy truyền thông trong và ngoài Indonesia đều rầm rộ đưa tin rằng Nvidia đang có kế hoạch xây dựng một trung tâm trí tuệ nhân tạo trị giá 200 triệu USD tại Indonesia, hợp tác với Indosat Ooredoo Hutchison, trong bối cảnh công ty công nghệ hàng đầu thế giới muốn mở rộng vào Đông Nam Á.

Theo Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Truyền thông Indonesia, Budi Arie Setiadi, cơ sở mới sẽ đặt tại thành phố Surakarta thuộc tỉnh Trung Java và sẽ củng cố cơ sở hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và nhân tài kỹ thuật số địa phương.

Tuy nhiên, Indosat khi ấy đã không trả lời về thông tin này, trong khi Nvidia cũng từ chối bình luận.

Để rồi sau chưa đầy một tháng, mọi thứ không như lời đồn khi Nvidia lựa chọn Việt Nam, còn trung tâm AI tại Indonesia vẫn còn là câu hỏi để ngỏ.

Indonesia tụt hậu so với Việt Nam?

Với diễn biến nói trên, tác giả Rinaldi cho rằng Indonesia có vẻ như đang tụt hậu so với Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

![Truyền thông Indonesia cảm thán: “Thật trớ trêu khi NVIDIA chọn Việt Nam, chúng ta tụt hậu so với họ rồi”- Ảnh 3.](https://cafefcdn.com/203337114487263232/2024/12/12/nvidia-and-foxconn-unite-to-create-ai-factories-1-1-17339936356761431120294-1734027463049-17340274631081631820515.jpg “Truyền thông Indonesia cảm thán: “Thật trớ trêu khi NVIDIA chọn Việt Nam, chúng ta tụt hậu so với họ rồi”- Ảnh 3.”)

Ông đã dẫn quan điểm của nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Xã hội (LPEM UI) của Đại học Indonesia, Teuku Riefky, chỉ ra một số trở ngại chính khiến Indonesia tụt hậu trong đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong phát triển AI, cụ thể là các điều kiện trong lĩnh vực việc làm, tài chính, đổi mới, tính chắc chắn về mặt pháp lý.

“Quy trình hành chính ở Indonesia dài hơn nhiều so với Việt Nam. Để khởi nghiệp, Indonesia cần 11 loại giấy tờ, trong khi ở Việt Nam chỉ cần 8 loại. Về thuế, Indonesia yêu cầu nhà đầu tư nộp 26 loại giấy tờ thuế, trong khi Việt Nam chỉ cần 6”, Riefky trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Selular tại Jakarta hôm 5/12.

Ông cũng nhấn mạnh đến chất lượng nguồn nhân lực của Indonesia đang suy giảm và hiện đang tụt hậu so với Việt Nam. “Chất lượng nhân lực của Indonesia vốn từng vượt trội hơn Việt Nam hiện đang bắt đầu tụt hậu và điều này sẽ tiếp tục trong vài năm tới”, ông nói.

Vấn đề cởi mở với đầu tư nước ngoài cũng được chú ý. Dựa trên chỉ số, Indonesia là một trong những quốc gia G20 “khép cửa nhất” với đầu tư nước ngoài, chỉ tốt hơn Philippines.

Riefky đánh giá rằng nếu các cải cách lớn không được thực hiện ngay lập tức, Indonesia sẽ tiếp tục mất đi những cơ hội lớn như hiện đang xảy ra với Nvidia. “Việt Nam ngày càng vượt trội trong việc thu hút đầu tư, trong khi Indonesia phải đối mặt với những thách thức về mặt cấu trúc cần phải được giải quyết ngay lập tức”, ông nói.

Với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt ở Đông Nam Á, Indonesia cần phải thực hiện các bước cụ thể để đơn giản hóa các quy trình hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo ra sự chắc chắn về mặt pháp lý.

Riefky kết luận: “Những cải cách này rất quan trọng để tăng sức hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng”.

Coin được Shark Bình rót vốn ‘vẽ lại chart’, vẫn giảm 99%

  • Hùng Phi
  • Thứ sáu, 13/12/2024 09:59 (GMT+7)

Dự án AntEX đổi thương hiệu sang Rabbit bất chấp phản đối của nhà đầu tư, không thể hồi phục trong mùa up-trend.

Dự án blockchain AntEX nổi tiếng sau khi được Shark Bình rót vốn.


Dự án blockchain AntEX nổi tiếng sau khi được Shark Bình rót vốn.

Dự án tiền số AntEX, nổi tiếng sau khi được quỹ NextTech100 của ông Nguyễn Hòa Bình (Shark Bình) rót vốn trong giai đoạn “up-trend” 2021. Sau thời gian đầu tăng trưởng lúc mới lên sàn, đồng tiền số rớt giá thảm. Dự án thay tên, đổi định hướng phát triển, bất chấp phản đối từ phía nhà đầu tư.

Sau giai đoạn đầu, ông Bình không còn nhắc gì đến AntEX. Trên danh mục quỹ đầu tư do người này khởi xướng, dự án tiền số cũng âm thầm biến mất.

‘Vẽ lại chart’ vẫn giảm tiếp 95%

Khi tìm kiếm token AntEX hay các thông tin liên quan trên Internet, không còn dấu vết của dự án này. Website chính thức, trang truyền thông mạng xã hội đều đã biến mất. Ông Nguyễn Hòa Bình, một trong những nhà đầu tư chiến lược của start-up này cũng ngừng chia sẻ về nó từ cuối 2021.

Hiện tại, chỉ còn dữ liệu của các sàn giao dịch, thông báo việc chuyển đổi token ANTEX sang dự án Rabbit vào tháng 3/2023. Theo đó, tỉ lệ chuyển đổi là 1.000 ANTEX bằng 1 RAB. Động thái đổi thương hiệu dạng này được giới đầu tư tiền số gọi là “vẽ lại chart (biểu đồ)”. Theo đó, lịch sử biến động giá token bị xóa đi, xem như khởi đầu lại.

Đổi tên, “vẽ lại chart” cũng không giúp Rabbit (AntEX) đảo chiều. Ảnh: CoinMarketCap.


Đổi tên, “vẽ lại chart” cũng không giúp Rabbit (AntEX) đảo chiều. Ảnh: CoinMarketCap.

Khác với những dự án cũng được đổi thương hiệu, đội ngũ phát triển AntEX đã xóa sạch dấu vết trước đó. Trong phần giới thiệu của Rabbit, không có thông tin gợi ý nào cho thấy sự liên quan đến start-up Việt Nam. Định hướng phát triển, road-map (lộ trình) cũng bị xóa bỏ.

Theo CoinMarketCap, RAB đang được giao dịch quanh mốc 0,003 USD/đồng. So với đỉnh được lập sau khi đổi nhận diện, đồng tiền số đã giảm đến 95% giá trị. Dựa trên tỉ lệ quy đổi 1 RAB=1.000 ANTEX, token nói trên đã giảm 99,98% so với đỉnh hồi 2021, gần như mất hết giá trị.

Khối lượng giao dịch của RAB cũng ở mức thấp, khoảng 300.000-700.000 USD/ngày. Tổng vốn hóa dự án chỉ ở mức 211.000 USD, bằng phần nhỏ của ANTEX từng đạt. Nó hiện xếp thứ 3.417 trong danh sách tiền số lớn nhất, theo CoinMarketCap.

Bất chấp phản đối từ nhà đầu tư

Sự chuyển đổi từ ANTEX sang Rabbit không được nhà đầu tư chấp nhận. Các sản phẩm launchpad, stablecoin dựa trên VND, ứng dụng ví và dịch vụ swap như lời hứa của dự án cũng bị hủy bỏ. Đặc biệt, mối quan hệ với hệ sinh thái NextTech của “Shark Bình” không còn.

Rabbit ban đầu được giới thiệu là một ví blockchain, công cụ lưu trữ tài sản số phi tập trung. Tuy nhiên hiện tại khi truy cập trang web, họ tự giới thiệu bản thân là một nền tảng launchpad (mở bán) các dự án tiền số. Chi tiết đội ngũ phát triển, nhà đầu tư sớm hay chuyên gia tư vấn, bảo trợ cũng không có.

Tiền số RAB xóa sạch dấu vết liên quan đến AntEX. Ảnh: Rabbit.

Ngoài giá trị giảm sút, các sản phẩm của Rabbit hay AntEX không thu hút được người dùng, dự án tiềm năng. Kênh mạng xã hội của họ sở hữu tương tác nhỏ giọt.

“Tại sao họ đổi biểu tượng từ kiến sang thỏ. Rồi các sản phẩm đã hứa trước đó đâu, việc kết nối vào hệ sinh thái NextTech ra sao khi quan hệ với Shark Bình biến mất. Đây có phải một phi vụ lừa đảo”, nhà đầu tư đặt câu hỏi trong cộng đồng Rabbit (AntEX) nhưng không nhận được phản hồi.

Khi mới lên sàn, đồng tiền số liên quan đến Shark Bình đã vấp không ít tranh cãi. Đội ngũ phát triển AntEx và ông Nguyễn Hòa Bình bị nhiều nhà đầu tư nghi ngờ, cáo buộc đã rút gần hết thanh khoản chỉ sau vài giờ niêm yết. Cụ thể, theo số liệu từ Poocoin, sau khi được lên sàn, thanh khoản của token ANTEX giảm còn 85.900 USD.

Một số người mua sớm cho biết họ không nhận được tiền số như đã hứa.

Theo mô tả từng có trên website, AntEx là một hệ sinh thái tài chính phi tập trung. Dự án phát triển cổng thanh toán tài chính và xây dựng stablecoin VNDT.

Ông Nguyễn Hòa Bình trong danh sách cố vấn của AntEX. Ảnh: AntEX.


Ông Nguyễn Hòa Bình trong danh sách cố vấn của AntEX. Ảnh: AntEX.

Năm 2021, khi được hỏi về những lời chê bai với dự án, ông Nguyễn Hòa Bình cho rằng đó là những người cố tình nói xấu dự án với mục đích tiêu cực. Trái với phản ứng trên các nhóm về tiền mã hóa, ông Bình khẳng định đa số người dùng trong cộng đồng ví Antex và VNDT vẫn ủng hộ.

Ông Bình cũng có cùng quan điểm là không quan tâm nhiều đến diễn biến giá của token ANTEX, vì cho rằng dự án tầm nhìn cung cấp dịch vụ DeFi lâu dài. Tuy nhiên theo thời gian, giá AntEX ngày càng xuống. Trong khi đó, các sản phẩm theo lộ trình cũng không được ra mắt như đã hứa.

Tỷ phú Trần Đình Long và tỷ phú Phạm Nhật Vượng ‘bắt tay’ tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á

Sản phẩm của Hòa Phát được sử dụng tại dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia là các loại ống thép cỡ lớn để gia công kết cấu thép.

Tỷ phú Trần Đình Long và tỷ phú Phạm Nhật Vượng 'bắt tay' tại dự án trung tâm triển lãm lớn nhất Đông Nam Á

Tập đoàn Hòa Phát thông báo sẽ cung cấp 10.000 tấn ống thép cỡ lớn vào dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á tại Đông Anh, Hà Nội. Được khởi công từ tháng 8/2024, dự án do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025.

Với tổng quy mô lên tới 90ha, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ trở thành trung tâm triển lãm lớn nhất khu vực Đông Nam Á, lớn thứ 5 châu Á và thuộc Top 10 thế giới. Đây sẽ là nơi tổ chức các sự kiện thương mại, triển lãm lớn của Việt Nam và toàn cầu.

Sản phẩm được sử dụng tại dự án là các loại ống thép cỡ lớn để gia công kết cấu thép. Các loại ống gồm: ống tròn đường kính phi 141, 168, 219, 273, 323mm và ống thép vuông 250x250mm. Tổng khối lượng ống thép Hòa Phát cấp vào dự án khoảng 10.000 tấn.

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia được chủ đầu tư giao cho 3 nhà thầu kết cấu thép lớn tại Việt Nam là Đại Dũng, ATAD và QH Plus. Đây đều là những đối tác lâu năm của Hòa Phát, trong đó, nhà thầu Đại Dũng nhận cung cấp khối lượng lớn nhất, chiếm tới 60-70% dự án. Nhà thầu này cũng từng tham gia xây dựng sân vận động Lusail Iconic và 974 phục vụ cho World Cup 2022 tại Qatar.

Năng lực sản xuất ống thép của Hòa Phát hiện đạt 1 triệu tấn/năm, số 1 Việt Nam. Ống thép Hòa Phát chất lượng cao, đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn khắt khe nhất như ASTM A500 Grade B (Mỹ), hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 và ISO 14001: 2015.

Với chất lượng ổn định, trọng lượng đủ đầy, Ống thép Hòa Phát là lựa chọn hàng đầu của các công trình cầu đường, khung kết cấu thép hay giàn chịu lực cho các siêu công trình quốc gia, nhà ga, sân bay, hệ thống ống dẫn khí, dẫn dầu….

Gần đây, ống thép Hòa Phát đã cung cấp vào nhiều dự án trọng điểm quốc gia như dự án Nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Sân bay quốc tế Long Thành….

‘Nvidia dịch chuyển sản xuất, cam kết đầu tư hơn 4 tỷ USD vào Việt Nam’

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết Nvidia thông qua các đối tác sẽ dịch chuyển chuỗi sản xuất từ nước khác sang Việt Nam, dự kiến đầu tư 4-4,5 tỷ USD.

Thông tin được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chia sẻ tại phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, sáng 14/12.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua các cơ quan của Việt Nam đã tiếp xúc, làm việc với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu như Qualcomm, Google, Meta, Lam Research, Qorvo, AlChip và có các công ty “đã có kế hoạch cụ thể chuyển dịch chuỗi cung ứng sang Việt Nam”.

Riêng với Nvidia, Bộ cho biết đã được Thủ tướng giao phối hợp với cơ quan liên quan thành lập hai tổ, bao gồm Tổ công tác triển khai hợp tác và Tổ đàm phán với Nvidia, nhằm thu hút đầu tư, cụ thể hóa phương án hợp tác và “đã đạt được nhiều kết quả đột phá”.

“Nvidia đã ký thỏa thuận với một số đối tác về việc dịch chuyển chuỗi sản xuất từ các nước khác sang Việt Nam, với cam kết đầu tư từ 4-4,5 tỷ USD trong 4 năm tới”, ông Dũng cho biết. “Việc này dự kiến giúp tạo thêm khoảng 4.000 việc làm trực tiếp và khoảng 40.000-50.000 việc làm gián tiếp trong những năm tới”.

Trong hai tuần qua, Nvidia cũng liên tục tuyển dụng các vị trí kỹ sư, quản lý tại Việt Nam.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tự buổi họp. Ảnh: MPI

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại buổi họp. Ảnh: MPI

Ngoài ra, trong lĩnh vực thu hút đầu tư bán dẫn, Việt Nam hiện có 174 dự án FDI trong lĩnh vực bán dẫn với tổng vốn đăng ký gần 11,6 tỷ USD. Các bên phát triển trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam. Trong đó, Samsung có kế hoạch đầu tư hai nhà máy kiểm định, đóng gói bán dẫn tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4,1 tỷ USD.

Theo Bộ trưởng, những kết quả này này đem lại tiếng vang lớn và nâng tầm vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới, là điểm đến của công nghệ cao, công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Trước đó, ngày 05/12/2024, Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn Nvidia ký kết hợp tác thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển và Trung tâm dữ liệu AI tại Việt Nam. Thỏa thuận được đánh giá là “cú hích” quan trọng giúp Việt Nam có được bước nhảy vọt về công nghệ thời gian tới, đồng thời tạo hiệu ứng lan tỏa lớn, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư công nghệ cao khác trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực AI, bán dẫn

Logo Nvidia tại triển lãm Computex 2024, hôm 4/6 tại Đài Loan. Ảnh: Khương Nha

Logo Nvidia tại triển lãm Computex 2024, hôm 4/6 tại Đài Loan. Ảnh: Khương Nha

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu năm 2024 tiếp tục tăng tốc mạnh mẽ và đạt giá trị gần 600 tỷ USD, trong đó nhu cầu chip phục vụ AI tăng cao. Ngành công nghiệp xe điện phát triển nhanh và trở thành xu hướng toàn cầu. Sự phủ sóng mạng 5G tiếp tục làm tăng nhu cầu về chip. Ngoài ra, các công nghệ sản xuất mới và đóng gói tiên tiến bắt đầu được áp dụng dưới sự dẫn dắt của một số tập đoàn công nghệ như TSMC và Samsung.

Mỹ yêu cầu Apple, Google ‘sẵn sàng’ xóa TikTok

Hạ viện Mỹ gửi thư tới Apple, Google để nhắc nhở rằng việc duy trì TikTok trên App Store và Play Store sau ngày 19/1/2025 là phạm pháp.

Theo Reuters, ngày 13/12, Chủ tịch Ủy ban Hạ viện về Trung Quốc John Moolenaar và hạ nghị sĩ Raja Krishnamoorthi đã gửi thư đến Apple, Google đề cập vấn đề TikTok sẽ bị cấm tại Mỹ trừ khi thoái vốn.

Xem toàn màn hình

Logo ứng dụng TikTok hiển thị trên màn hình điện thoại một người dùng hồi tháng 8/2022. Ảnh: Reuters

“Quốc hội đã cung cấp thời gian được 233 ngày và tiếp tục cho công ty mẹ của TikTok là ByteDance tìm bên mua ứng dụng. Như các ngài đã biết, nếu không thoái vốn đúng điều kiện, việc giữ TikTok trên các cửa hàng ứng dụng là bất hợp pháp”, thư có đoạn. “Theo luật pháp Mỹ, Apple và Google phải thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo tuân thủ đầy đủ yêu cầu này trước 19/1/2025”.

Theo Forbes, Google, Apple, cùng các công ty hiện lưu trữ dữ liệu cửa hàng ứng dụng như Oracle và Amazon Web Service, có thể đối mặt khoản tiền phạt rất lớn nếu như tiếp tục làm việc với TikTok sau thời hạn. Trừ khi TikTok có thể thuyết phục tòa án thêm thời gian hoặc ngăn chặn luật có hiệu lực, ứng dụng video của ByteDance sẽ phải loại bỏ khỏi Play Store và App Store sau mốc thời gian trên.

Quốc hội đã hành động quyết đoán để bảo vệ an ninh quốc gia Mỹ và bảo vệ người dùng TikTok tại Mỹ. Chúng tôi kêu gọi TikTok ngay lập tức thực hiện thoái vốn có điều kiện", các nhà lập pháp Mỹ viết trong thư.

Apple, Alphabet (công ty mẹ của Google) và TikTok không đưa ra bình luận.

Ngày 9/12, ByteDance và TikTok đã đệ đơn khẩn lên Tòa án Phúc thẩm Mỹ tại quận Columbia, trong đó đề nghị thêm thời gian để phản hồi các yêu cầu lên Tòa án Tối cao Mỹ trong bối cảnh thời gian lệnh cấm đang đến gần. Tuy nhiên, ngày 14/12, Tòa án Phúc thẩm đã bác bỏ yêu cầu.

Ngày 12/12, công ty Trung Quốc cho biết nền tảng hiện có 170 triệu người dùng tại Mỹ. Khi lệnh cấm được triển khai, TikTok sẽ “không còn khả dụng với một nửa đất nước” nhưng cảnh báo việc chấm dứt dịch vụ sẽ “làm tê liệt và khiến nền tảng hoàn toàn không sử dụng được”.

Trước đó một ngày, vào 11/12, Bộ Tư pháp Mỹ nói khi có hiệu lực, lệnh cấm sẽ “không trực tiếp cấm tiếp tục sử dụng TikTok” đối với người dùng thiết bị Apple hoặc Google đã tải xuống TikTok. Dù vậy, theo thời gian, chính phủ sẽ có các hành động phù hợp và “cuối cùng khiến ứng dụng không thể hoạt động được”.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley nói ông hy vọng ByteDance sẽ bán TikTok. “Luật là luật”, ông nói với Reuters. “Ứng dụng chịu sự giám sát của Trung Quốc, và đó chính là vấn đề”.

CNBC đánh giá ByteDance và TikTok dường như đang cố kéo dài thời gian. Ngày 19/1/2025 sẽ là ngày cuối cùng trong nhiệm sở của Tổng thống Joe Biden, một ngày trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Ông Trump từng muốn cấm mạng video ngắn từ Trung Quốc, nhưng chuyển sang ủng hộ thời gian qua.

Nguồn tin riêng của Washington Post cho biết, ông Trump dự kiến cố gắng ngăn lệnh cấm sau khi nhậm chức. Long Le, chuyên gia về kinh doanh Trung Quốc tại Đại học Santa Clara, cho rằng với kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội, Trump có thể không muốn đưa ra quyết định khiến bản thân mất đi sự chú ý và ảnh hưởng đã tạo dựng trên TikTok.

Tuy nhiên, trong kịch bản muốn tung “phao cứu sinh”, Trump cũng không dễ thực hiện bởi phải đối mặt với những thách thức chính trị và pháp lý đáng kể, theo ABC News. Kết quả có thể phụ thuộc vào sự ủng hộ từ một loạt tổ chức lớn của quốc hội và Tòa án Tối cao đến các tập đoàn công nghệ như Google và Oracle.

Vinhomes muốn phát hành 4.000 tỷ trái phiếu sau thương vụ mua cổ phiếu quỹ ‘lịch sử’

Trước đó, ngày 20/11 Vinhomes đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu.

CTCP Vinhomes đã công bố nghị quyết chào bán tối đa 4.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ với kỳ hạn 36 tháng. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo.

Trước đó, ngày 20/11 Vinhomes đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100 triệu đồng. Ngày phát hành là 8/11/2024, đáo hạn vào ngày 8/11/2027, tương ứng với kỳ hạn 36 tháng.

Ngày 21/11, Vinhomes (VHM) đã chính thức khép lại chiến dịch mua cổ phiếu quỹ của mình. Trong ngày cuối cùng, số lượng cổ phiếu về tay doanh nghiệp tăng đột biến lên 35,7 triệu đơn vị. Phần lớn số cổ phiếu này được mua qua kênh khớp lệnh, còn lại gần 9 triệu cổ phiếu gom qua kênh thoả thuận từ khối ngoại.

Sau 22 phiên giao dịch (từ 23/10 đến 21/11), Vinhomes đã mua tổng cộng gần 247 triệu cổ phiếu quỹ, giá trị giao dịch ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng. Số cổ phiếu quỹ Vinhomes mua được chiếm 66,75% tổng khối lượng đăng ký. Như vậy, Vinhomes đã chính thức không mua đủ số cổ phiếu đăng ký, khối lượng còn lại khoảng 123 triệu đơn vị. Dù vậy, đây vẫn là thương vụ mua cổ phiếu quỹ có quy mô lớn nhất lịch sử chứng khoán Việt Nam.

Đáng chú ý, số lượng cổ phiếu quỹ Vinhomes vừa mua chiếm đến 5,7% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của công ty. Vốn điều lệ của Vinhomes sẽ giảm từ 43.544 tỷ đồng xuống còn hơn 41.000 tỷ đồng.

Về mục đích mua lại cổ phiếu quỹ, Vinhomes cho rằng thị giá VHM ở mức thấp hơn so với giá trị thực của công ty. Việc mua lại cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông. Công ty khẳng định rằng kế hoạch mua lại cổ phiếu sẽ được tài trợ bằng lượng tiền mặt có sẵn và dòng tiền hoạt động, nhờ vào doanh thu từ việc bán một số dự án.

Công ty mẹ Batdongsan.com.vn chính thức bán mình với giá 1,1 tỷ USD

Mới đây, EQT Private Capital Asia công bố thông tin cho biết đã hoàn tất thương vụ mua lại PropertyGuru Group Limited với giá 6,70 USD/mỗi cổ phiếu.

Tương đương định giá PropertyGuru ở mức khoảng 1,1 tỷ USD. PropertyGuru là công ty mẹ nền tảng Batdongsan.com.vn tại Việt Nam.

Sau thương vụ này, cổ phiếu của PropertyGuru sẽ ngừng giao dịch tại Sàn giao dịch chứng khoán New York. PropertyGuru sẽ hoạt động dưới hình thức một công ty tư nhân

Được thành lập vào năm 2007 và có trụ sở chính tại Singapore, PropertyGuru là nền tảng công nghệ bất động sản hàng đầu Đông Nam Á, kết nối hơn 31 triệu người tìm kiếm bất động sản với hơn 50.000 đại lý tại Singapore, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam mỗi tháng.

Khoản đầu tư của EQT vào PropertyGuru nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình phát triển công nghệ, mở rộng phạm vi thị trường và cải thiện hiệu quả hoạt động. Đồng thời, củng cố vị thế trong lĩnh vực PropTech tại khu vực Đông Nam Á.

Hari V. Krishnan, Tổng Giám đốc điều hành của PropertyGuru Group, cho biết: “Chúng tôi vui mừng thông báo về việc hoàn tất thành công giao dịch này và hoan nghênh EQT đến với PropertyGuru. Trong 17 năm qua, sự phát triển của chúng tôi đã được hỗ trợ bởi quan hệ hợp tác chặt chẽ với các cổ đông, dẫn đầu là TPG và KKR. Thay mặt cho đội ngũ PropertyGuru, tôi muốn cảm ơn họ vì sự ủng hộ của họ và tôi tự hào rằng chúng tôi đã mang lại một lợi ích tài chính vững chắc cho các nhà đầu tư dài hạn của mình”.

Được biết, EQT dự định sẽ tận dụng từ các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, với trọng tâm là các nền tảng thị trường và rao vặt để hỗ trợ PropertyGuru trong việc nâng cao dịch vụ và thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng tiếp theo của công ty, Đồng thời đóng góp vào sự phát triển của thị trường bất động sản tại Đông Nam Á.


Về tình hình kinh doanh, quý I/2024, PropertyGuru đã báo lỗ ròng là 6,3 triệu SGD (tương đương 4,8 triệu USD). Doanh thu trong quý đạt 27,7 triệu USD nhờ vào sự tăng trưởng của thị trường Singapore.

PropertyGuru được thành lập vào năm 2007 bởi Steve Mulhuish và Jani Rautiainen với khởi đầu là một cổng thông tin niêm yết bất động sản. Năm 2022, PropertyGuru lên sàn chứng khoán New York.

Tại Việt Nam, PropertyGuru trở thành công ty mẹ Batdongsan.com.vn từ tháng 10/2018 sau khi công bố hoàn tất sáp nhập doanh nghiệp này.