Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Ngoài Vingroup, những doanh nghiệp niêm yết nào đang tham gia vào quá trình phát triển ngành xe điện?

Thu Huyền • 16/12/2024 13:54

Cùng với xu hướng chuyển đổi xanh toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư mạnh vào công nghệ xe điện và giải pháp năng lượng sạch.

CTCP MaSan High - Tech Materials (MSR): Phát triển pin vonfram

Ngày 1/12 vừa qua, CTCP Tập đoàn Masan đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc góp bổ sung 510 tỷ đồng vào vốn điều lệ của Công ty TNHH The Sherpa (công ty con do Masan nắm 100% vốn). Việc góp vốn này nhằm thực hiện giao dịch mua cổ phần của Nyobolt Limited, 1 công ty chuyên cung cấp giải pháp pin li-ion sạc nhanh. Đây cũng là công ty duy nhất trong lĩnh vực chế tạo pin ứng dụng vonfram.

Vonfram là 1 kim loại cứng gần bằng kim cương và có mật độ năng lượng cao hơn, được sử dụng trong các ngành công nghiệp như ô tô, năng lượng và linh kiện bán dẫn.


Sản phẩm pin của Nyobolt

Hiện nay, Masan High-Tech Materials (MHT) đang sở hữu nguồn cung ổn định từ mỏ vonfram đa kim Núi Pháo và là 1 trong những nhà sản xuất vonfram và vật liệu tích hợp lớn nhất trên toàn cầu (ngoài Trung Quốc), với các nhà máy chế biến và tái chế vonfram chất lượng cao đặt tại Đức, Việt Nam, Canada và Trung Quốc.

Riêng với mỏ Núi Pháo, sản lượng vonfram từ địa điểm này chiếm khoảng 33% sản lượng vonfram toàn cầu (không tính nguồn cung từ Trung Quốc), có quy mô lớn thứ 2 thế giới.
Hòa Phát (HPG): Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu cho ngành xe điện

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Hòa Phát - ông Trần Đình Long đã tiết lộ kế hoạch sản xuất tôn silic, 1 nguyên liệu chiến lược trong ngành công nghiệp điện, đặc biệt là động cơ ô tô điện.

Đối với ngành ô tô điện, tôn silic giữ vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất và tuổi thọ của động cơ. Tuy nhiên, hiện tại, Việt Nam chỉ có 1 doanh nghiệp sản xuất tôn silic nhưng chỉ dừng ở việc nhập khẩu nguyên liệu và gia công khâu cuối cùng.

Hòa Phát quyết định bước vào lĩnh vực này với tham vọng tự sản xuất từ gốc, đảm bảo kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị. Việc này không chỉ giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Để thực hiện giấc mơ mới này, trong tháng 11/2024, Thép Hòa Phát Dung Quất đã phối hợp với Trường Vật liệu - Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về các loại sản phẩm thép chất lượng cao.

Đối với thép kỹ thuật điện (tôn silic), khóa học trang bị các kiến thức cơ bản và nâng cao, các đặc tính cơ học và hóa học giúp thép kỹ thuật điện trở thành vật liệu lý tưởng trong sản xuất máy biến áp và các thiết bị điện tử; công nghệ nấu luyện, tinh luyện và đúc phôi thép. Học viên cũng được học công nghệ cán tôn silic và phương pháp xử lý nhiệt để tối ưu hóa các tính chất vật lý và hóa học, đảm bảo sản phẩm đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật.

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (POW): Phát triển trạm sạc

Ngày 22/11, Tập đoàn Vingroup và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo thông qua hệ thống điện mặt trời áp mái.

Với thế mạnh trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng, PV Power sẽ nghiên cứu giải pháp cung cấp điện xanh và giải pháp tiết kiệm năng lượng cho Tập đoàn Vingroup, xây dựng phương án bán và cung cấp điện cho Tập đoàn Vingroup cùng các đơn vị thành viên với mức giá cạnh tranh.


Đại diện Tập đoàn Vingroup và đại diện PV Power ký kết thoả thuận hợp tác

Trước đó, PV Power đã đưa vào vận hành thí điểm trạm sạc xe điện đầu tiên và đang chuẩn bị đưa vào vận hành thí điểm trạm thứ 2 cùng tại Hà Nội. PV Power dự kiến đến năm 2035 sẽ phát triển hệ thống 1.000 trạm sạc xe điện trên toàn quốc.

Đặc biệt, PV Power đã ký thỏa thuận hợp tác với EN Technologies Inc. (Hàn Quốc) trong việc phát triển các trạm sạc xe điện. Được biết, đơn vị này là doanh nghiệp thứ 3 có thể sản xuất và cung cấp nguồn điện plasma bên cạnh những doanh nghiệp Hoa Kỳ và Đức. Gần đây, EN Technologies Inc. mở rộng hoạt động kinh doanh sang bộ sạc ESS và pin xe điện.

CTCP Pin Ắc quy miền Nam (PAC): Cung cấp độc quyền ắc quy chì acid cho VinFast

CTCP Pin Ắc quy miền Nam (Pinaco) được biết đến với việc chuyên sản xuất pin, ắc quy, bao quy gồm các loại pin carbon kẽm thông dụng và các loại ắc quy cho nhiều mục đích sử dụng như: Ắc quy khởi động dùng cho xe ô tô, xe máy, tàu thuyền; ắc quy dân dụng dùng thắp sáng, xe điện; ắc quy công nghiệp các loại.

Thương hiệu tiêu biểu là Pin Con Ó và Ắc quy Đồng Nai - pin phụ tùng ô tô. Hiện nay, khách hàng công ty là những tên tuổi lớn Ford Vietnam, Thaco, VinFast, Vietnam Suzuki, Honda, Piaggio, Yamaha, Mercedes – Benz Vietnam, Hyundai Thành Công.

Đáng chú ý, Pinaco cho biết công ty đã sản xuất được ắc quy chì acid cho xe đạp và xe máy điện, đã đưa ra thị trường. Lãnh đạo PAC cũng lưu ý mỗi chiếc xe hơi điện đều có 1 ắc quy chì acid và hiện công ty đã cung cấp 100% ắc quy chì acid cho xe điện VinFast.

Giám đốc chiến lược VPBankS: Chuẩn bị đón sóng lớn, VN-Index có thể vượt 1.400 điểm trong năm tới

THỨ 3 , 17/12/2024, 00:03

1 CHIA SẺ

Theo chuyên gia, TTCK đang chuẩn bị cho con sóng lớn, dòng tiền sẽ trở lại thị trường với dự báo lợi nhuận 2025 sẽ tiếp tục phục hồi cùng với mức định giá hợp lý.

Tại Hội thảo VPBankS Talk 4 “Vững vàng vượt sóng gió” do Chứng khoán VPBank tổ chức mới đây, ông Trần Hoàng Sơn – Giám đốc Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank đánh giá kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2024 vẫn vững vàng và đang đi đúng định hướng của Chính Phủ với động lực chính từ tăng trưởng sản xuất công nghiệp, lượng khách du lịch hồi phục, dòng vốn FDI tiếp tục tích cực và xuất khẩu duy trì tăng trưởng dương. Chuyên gia dự báo GDP Việt Nam năm quý 4 sẽ đạt 7,5-7,7%, tổng hợp cả năm đạt 6,8-7%

Nhìn sang năm 2025, chuyên gia đánh giá có thể đối diện nhiều rủi ro, thách thức nhưng cũng có những lợi thế đặc biệt khi nước ta có nền kinh tế mở và phụ thuộc lớn vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, điều này có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động từ các nền kinh tế lớn và các thị trường mới nổi. VPBankS dự báo GDP của Việt Nam năm 2025 sẽ đạt 6,6-6,8%.

Chứng khoán đang ở giai đoạn phản ứng

Vậy thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở đâu trong chu kỳ kinh tế? Theo ông Sơn, thị trường chứng khoán đã qua đáy và đang ở giai đoạn “phản ứng” và có thể đối mặt với các “bẫy giảm giá”. Thị trường giai đoạn này đang ở thời kỳ đầu tăng trưởng khi niềm tin gia tăng, kinh tế tăng trưởng tích cực và lạm phát ổn định. Mặt khác, lãi suất ngắn hạn trung bình, lợi suất trái phiếu ổn định, hàng hoá cơ bản tăng và giá bất động sản bắt đầu tăng.

Thị trường có thể gặp những nhịp rung lắc trong năm 2024 và tiếp diễn trong cả đầu năm 2025. Trong quá khứ, thị trường có ba giai đoạn tích luỹ chặt chẽ là 2004-2005 trước con sóng WTO, giai đoạn thứ hai là 2014-2016 trước con sóng thoái vốn và chúng ta đang ở vùng tích luỹ mới 2023-2024 chờ con sóng nâng hạng thị trường vào nửa cuối 2025”, chuyên gia VPBankS cho biết.

Giám đốc chiến lược VPBankS: Chuẩn bị đón sóng lớn, VN-Index có thể vượt 1.400 điểm trong năm tới- Ảnh 2.

Theo chuyên gia, tỷ giá là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường vì mỗi khi tỷ giá biến động trên 2% thì VN-Index đều giảm 7-10%. Khối ngoại cũng là yếu tố tác động mạnh đến thị trường khi họ bán ròng mạnh nhất trong lịch sử khiến chỉ số rung lắc và điều chỉnh. Tuy chịu nhiều yếu tố nhiễu động, song TTCK vẫn rất vững vàng xây nền dao động quanh vùng 1.200-1.300 điểm chờ thời điểm bứt phá với kỳ vọng con sóng mới trong năm 2025.

Một điểm sáng được chuyên gia đề cập là TTCK Việt Nam luôn có xu hướng nghịch pha với chính sách tiền tệ và chu kỳ nới lỏng chính sách tiếp tục hỗ trợ thị trường có nhịp tăng tích cực. Khi lãi suất tiếp tục đi xuống thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục đi lên.

Tăng trưởng lợi nhuận cũng sẽ là yếu tố thúc đẩy dòng tiền tiếp tục tham gia vào thị trường. Bức tranh lợi nhuận năm 2025 vẫn tiếp tục được dự báo khả quan với tốc độ tăng trưởng có thể đạt 25-30% với xu hướng hồi phục của kinh tế vẫn là động lực giúp các nhóm ngành tăng trưởng.

Giám đốc chiến lược VPBankS: Chuẩn bị đón sóng lớn, VN-Index có thể vượt 1.400 điểm trong năm tới- Ảnh 3.

VN-Index có thể lên cao nhất trên 1.400 điểm trong năm 2025

Song hành với tăng trưởng lợi nhuận, định giá TTCK Việt Nam cũng tương đối hấp dẫn so với nhiều nước trong khu vực và Emerging Market, trong khi đó ROE của Việt Nam ở mức cao. Theo đó, P/E hiện của chỉ số đang ở mức gần 15 lần, thấp hơn trung vị 10 năm gần đây. “Chúng ta đang chuẩn bị cho con sóng lớn, dòng tiền sẽ trở lại thị trường với dự báo lợi nhuận 2025 sẽ tiếp tục phục hồi, mức định giá hợp lý”, Giám đốc Chiến lược VPBankS cho biết.

Thanh khoản thị trường cuối 2024-2025 đi ngang trên nền trung bình và thấp với những lo ngại về khối ngoại bán ròng và tỷ giá. Tuy nhiên, thanh khoản sẽ tăng cao vào giai đoạn từ tháng 8/2025 với kỳ vọng nâng hạng kích hoạt dòng tiền trở lại thị trường. Chuyên gia dự báo thanh khoản năm tới sẽ đạt trên 23.000 tỷ đồng và VN-Index có thể đạt trên 1.400 điểm trong năm 2025.

Giám đốc chiến lược VPBankS: Chuẩn bị đón sóng lớn, VN-Index có thể vượt 1.400 điểm trong năm tới- Ảnh 4.

Tầm nhìn trung hạn, với việc tỷ giá vẫn neo cao, áp lực bán ròng khối ngoại vẫn diễn ra mạnh mẽ và những chính sách thuế mới của ông Trump trong nửa đầu 2025, chuyên gia cho rằng cuối năm nay và đầu năm sau VN-Index vẫn sẽ tiếp tục lình xình và chưa thể vượt 1.300 điểm.

“Vùng trũng” có thể rơi vào tháng 4, tháng 5, tháng 6 năm 2025 và tạo điều kiện cho nhà đầu tư giải ngân mạnh mẽ để chốt lời vào thời điểm cuối năm khi kịch bản nâng hạng được kích hoạt giúp thanh khoản gia tăng mạnh mẽ.

Tâm sự cổ đông ‘đu đỉnh’ HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin

THỨ 3 , 17/12/2024, 00:04

17 CHIA SẺ

Cổ phiếu HAG bị cảnh báo, Hoàng Anh Gia Lai khắc phục ra sao?Hoàng Anh Gia Lai (HAG) báo lãi sau thuế quý 3 hơn 350 tỷ đồng, bán trái cây 2 đồng thu 1 đồng lờiBầu Đức hưởng 200 triệu/tháng tại Hoàng Anh Gia Lai, đem 90 triệu cổ phiếu HAG thế chấp cho LPBank

“Nhiều người nói HAGL báo lãi 1.000 tỷ nhưng đi đâu? Tiền đó Tập đoàn đầu tư trồng cây. Nếu đi đúng kế hoạch, dự kiến HAGL sẽ xoá được hết lỗ luỹ kế từ năm 2025. Năm 2026 sẽ là điểm rơi lợi nhuận và bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông” - đại diện công ty này nói.

Trong 3 ngày từ 13/12 (thứ Sáu) đến 17h ngày 15/12/2024 (Chủ Nhật), CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã chứng khoán HAG) đã dẫn đoàn 51 cổ đông sở hữu trên 200.000 cổ phiếu HAG tham gia chuyến đi thực tế tham quan các dự án nông nghiệp của Tập đoàn tại Việt Nam và Lào.

Chuyến đi nhằm mục đích cập nhật tình hình kinh doanh cũng như phát triển nông trại của HAGL. Trong chuyến tham quan đợt này, Công ty cũng đã gửi tặng mỗi cổ đông 1 thùng chuối Bolaven (trọng lượng 10kg/thùng).

Ghi nhận, tổng diện tích chuối và sầu riêng của Tập đoàn đang được mở rộng theo như kế hoạch công bố. HAGL vừa trồng thêm vườn sầu riêng mới bên Lào, tăng số lượng chuyên gia chăm sóc từ Thái Lan song song trồng thêm một vài cây ngắn ngày (xen canh) nhằm đáp ứng dòng tiền ngắn hạn….

Trong đó, với sầu riêng - cây trồng tỷ đô của Việt Nam và cũng là sản phẩm “đắt giá” nhất hiện nay của Tập đoàn, HAGL cho biết đang cố gắng hoàn thiện tổng diện tích 2.000ha như kế hoạch đã công bố. Năm 2024, HAGL thu hoạch sầu riêng khoảng 560ha, bao gồm 70ha tại Gia Lai (còn lại tập trung ở Lào).

Với sầu riêng, giá bán năm 2024 là 80.000 đồng/kg. Tương đương, sầu riêng hiện 1 đồng vốn bỏ ra thu về hơn 6 đồng lời. HAGL đang thuê 20 chuyên gia Thái Lan chăm sóc vườn sầu riêng, nhằm đảm bảo năng suất và chất lượng, bởi sầu riêng tuy dễ trồng nhưng để ra trái thì rất khó, đòi hỏi phải có kỹ thuật chăm sóc.
Với nhu cầu tiêu thụ sầu riêng ở mức cao, đặc biệt là Trung Quốc, HAGL dự kiến sầu riêng sẽ là cây cho lợi nhuận chính trong tương lai, với hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 1.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 2.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 3.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 4.

Ảnh: Sầu riêng HAGL đã bắt đầu đơm hoa cho vụ mới.

Về Chuối, HAGL đang phát triển 7.000ha chuối, giá bán hiện tại là 20.000 đồng/kg. Ngoài Trung Quốc, HAGL cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật và Hàn Quốc.

Trong đó, Nhật Bản đã nâng số lượng đơn hàng từ 2 container mỗi tháng lên 70 container mỗi tuần và mua với mức giá ổn định. Tương tự, số lượng xuất sang Hàn Quốc và Trung Quốc cũng tăng mạnh vài chục lần so với thời gian đầu.

Mới nhất, hồi tháng 11/2024, Tập đoàn đã ký kết với KingFood Mart để phân phối sản phẩm giữa hai bên. Đây theo HAGL là dấu mốc Tập đoàn chính thức bước vào thị trường nội địa.

Mặt khác, chuối (cụ thể là chuối thải) hiện còn là đầu vào để HAGL làm thức ăn chăn nuôi.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 5.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 6.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 7.

Ảnh: Công nhân HAGL đang đóng gói chuối xuất khẩu.

Về Heo (heo ăn chuối) , Công ty cho biết đang có 15.000 con heo nái, mục tiêu tăng đàn nái lên 18.000 con trong năm sau. Theo tính toán của Tập đoàn, 1 con heo nái trung bình cho khoảng 28 con heo, tương đương đàn nái mục tiêu 18.000 nái sẽ cho tổng cung ứng 500.000 con heo/năm.

Dự kiến, năm 2025 Tập đoàn sẽ ghi nhận doanh thu lợi nhuận từ mảng heo trở lại.

“Nhiều người nói HAGL báo lãi 1.000 tỷ nhưng đi đâu? Tiền đó Tập đoàn đầu tư trồng cây. Những cổ đông phải đi nông trại mới thấy được diện tích các loại cây trồng đang càng lúc càng rộng ra . Nếu đi đúng kế hoạch, dự kiến HAGL sẽ xoá được hết lỗ luỹ kế từ năm 2025. Năm 2026 sẽ là điểm rơi lợi nhuận và bắt đầu chia cổ tức cho cổ đông ”, đại diện công ty nói.

HAGL từng là doanh nghiệp đa ngành và được săn đón trên sàn chứng khoán. Sau sự cố cao su năm 2015 đến nay, vẫn còn không ít cổ đông đồng hành.

Trong đó, một cổ đông lâu năm là anh Q (giấu tên) cho biết bản thân mua HAG từ hồi đỉnh cao. Kỳ vọng nhiều song thời gian đó, bản thân anh Q cũng đã bán ra không ít nhằm “cắt lỗ”. Song, với niềm tin vào người đứng đầu và tài sản của Tập đoàn, cổ đông này chia sẻ bản thân ngay sau đó mua lại dần ở vùng giá 2.000-3.000 đồng/cp.

“Nhìn tài sản thì tôi nghĩ HAG không thể giảm thêm nữa , nên mua vào. Đến sau này khi HAG làm nông nghiệp, niềm tin tăng dần nên tôi mua lại nhiều hơn”, anh Q nói. Cổ đông này kỳ vọng HAG nếu trả xong nợ, cải thiện dòng tiền sẽ tăng mạnh trở lại. Có sự thay đổi rất lớn trong HAGL , trong khi nói ra thì mọi người không tin , anh nói thêm.

Tâm sự cổ đông 'đu đỉnh' HAG, cắt lỗ và mua lại vùng 2.000-3.000 đồng/cp: HAGL đang thay đổi rất lớn mà nói ra thì mọi người không tin- Ảnh 8.

Ảnh: Chủ tịch HAGL là ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) chia sẻ thông tin với cổ đông tại Văn phòng Công ty TNHH MTV PTNN Khăn Xay (Lào).

Đồng quan điểm, chị Th (giấu tên) – cổ đông đầu tư HAG được 3 năm, nhấn mạnh so với những chuyến đi trước đó, cụ thể là chuyến đi 3 nước năm 2022, thì HAGL đang c ó sự thay đổi đi lên rõ rệt. Chị Th tâm sự bản thân biết đến HAG thông qua một đội nhóm có tiếng trên thị trường, tuy nhiên sau khi mua vào thì giá cổ phiếu giảm và bản thân chị cũng không còn được nhận thông tin từ đội nhóm của mình khiến chị hoang mang.

Lúc bấy giờ, chị Th cho biết bắt đầu tự tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, tham gia đi nông trại với Tập đoàn và đến bây giờ cảm thấy yên tâm hơn với khoản đầu tư của mình. Bản thân chị hiện cũng là một thành viên chủ chốt trong cộng đồng đầu tư mã HAG (từ 300 người hiện đã hơn 1.000 người), theo chị HAG là cổ phiếu được rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường quan tâm.

“Dù vậy, cũng cần nói là cổ phiếu HAG còn phụ thuộc vào tâm lý nhà đầu tư , nhiều nguồn thông tin thật giả lẫn lộn . Đặc biệt, những kỳ vọng ảo khiến nhà đầu tư tự tin đầu tư mạnh, khi cổ phiếu giảm thì mất niềm tin ”, cổ đông này nói.

Chị này đánh giá, doanh nghiệp hoạt động bình thường, đi đúng với lộ trình công bố. Chị Th nhận xét dù HAGL có nhiều sản phẩm mới chưa ghi nhận quá nhiều doanh thu lợi nhuận, nhưng cổ đông thấy được có sự đầu tư bài bản hơn từ Tập đoàn. HAGL theo đó là công ty có tiềm năng, đội ngũ có sự tìm tòi và biết khai thác được lợi thế là quỹ đất.

Một cổ đông khác là anh Đ (giấu tên) chia sẻ năm 2020 biết đến HAG với nhiều thồng tin không tốt, trồng gì cũng không thành… và bắt đầu tìm hiểu. Tuy nhiên, bản thân anh Đ cho biết rất thích ngành nông nghiệp, và có niềm tin vào tương lai ngành nông nghiệp khi Chính phủ cũng có rất nhiều chính sách phát triển ngành.

Đó là lý do anh Đ tìm đến “bầu Đức” và đầu tư dài hạn vào HAG, người theo anh Đ là làm nông nghiệp quy mô lớn duy nhất tại Việt Nam.

Chuyện gì đây: MB “bắt tay” F88 biến 850 cửa hàng tài chính thành phòng giao dịch ngân hàng

17/12/2024 13:46 PM | Ngân hàng - Tài chính

Nghe đọc bài

1:56

1x

MB và F88 chính thức ký kết hợp tác cung cấp giải pháp tài chính toàn diện.

Chuyện gì đây: MB “bắt tay” F88 biến 850 cửa hàng tài chính thành phòng giao dịch ngân hàng- Ảnh 1.

MB và F88 chính thức ký kết hợp tác.

Ngày 16/12, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) và CTCP Kinh doanh F88 đã chính thức ký kết hợp tác cung cấp giải pháp tài chính toàn diện. Theo đó, tại buổi ký kết, đại diện MB cho biết khách hàng có thể thực hiện cập nhật thông tin Căn cước công dân (CCCD) tại hơn 850 điểm giao dịch của F88 trên toàn quốc, tiết kiệm thời gian và công sức so với việc thực hiện tại các điểm giao dịch truyền thống.

Ông Phùng Anh Tuấn, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của F88 cũng chia sẻ, F88 không chỉ đem lại lợi thế ở quy mô mạng lưới trên toàn quốc, mà còn giúp MB cung cấp dịch vụ đến khách hàng một cách hiệu quả.

MB cũng cho biết, trong thời gian tới, MB và F88 sẽ tiếp tục triển khai và đưa đến nhiều giải pháp tài chính toàn diện với những trải nghiệm tiết kiệm thời gian và dễ tiếp cận hơn tới đông đảo khách hàng như: Hỗ trợ khách hàng nộp/rút tiền mặt tại bên giao đại lý, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, chuyển tiền, thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thu hộ, chi hộ,…
Trước đó, VPBank và Thế giới Di động cũng đã có ký kết hợp tác. Ông Đoàn Văn Hiểu Em - CEO Thế giới Di động thông báo trên trang cá nhân rằng, hơn 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc sẽ chính thức trở thành điểm giao dịch tiện lợi, hoạt động như cây ATM. Khách hàng chỉ cần CCCD để thực hiện nạp, rút, chuyển tiền cho tất cả ngân hàng một cách nhanh chóng và đơn giản.

Đây là mô hình đại lý thanh toán lần đầu tiên chính thức có mặt tại Việt Nam, theo quyết định số 666/QĐ-TTGSNH2 của Ngân hàng Nhà nước, kết quả hợp tác giữa CTCP Thế Giới Di Động và Ngân hàng VPBank.

Trong đó, VPBank đóng vai trò là bên giao đại lý, cung cấp các dịch vụ tài chính trong phạm vi hoạt động đại lý thanh toán tới khách hàng. Thế Giới Di Động đảm nhiệm vai trò đại lý kết nối hệ thống với VPBank.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sắp vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới

Ánh Nguyệt • 17/12/2024 - 15:34

UBCKNN giao nhiệm vụ cho VNX đẩy nhanh vận hành hệ thống công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu giao dịch khi nâng hạng thị trường.

Cổ phiếu VNDirect ngấm đòn sau 8 tháng ‘sập’ hệ thống, rủi ro từ danh mục trái phiếu Trung Nam

Câu chuyện hệ thống KRX vận hành và bước ngoặt sau 12 năm chờ đợi

Vào ngày 12/12/2024, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của bà Vũ Thị Chân Phương, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN); đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và UBCKNN; lãnh đạo Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC), Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Về phía VNX, hội nghị có sự tham gia của Ban lãnh đạo cùng cán bộ, người lao động của đơn vị.

Tại hội nghị, lãnh đạo VNX đã báo cáo kết quả công tác năm 2024 và trình bày kế hoạch nhiệm vụ năm 2025. Trong năm 2024, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và UBCKNN cùng sự phối hợp đồng bộ từ các đơn vị liên quan, VNX đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Cụ thể, VNX đã điều hành thị trường giao dịch an toàn, ổn định và thông suốt; hoàn thiện các quy chế, quy trình về niêm yết, đăng ký giao dịch và công bố thông tin; nghiên cứu, cải tiến các bộ chỉ số chứng khoán và phát triển sản phẩm như hợp đồng tương lai VN100. Công tác quản lý thành viên được triển khai chặt chẽ, đúng quy định, kịp thời xử lý các vi phạm. Đồng thời, VNX đã phối hợp với UBCKNN trong giám sát giao dịch và đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) mới. Tổ chức bộ máy được kiện toàn, đảm bảo hiệu quả trong quản lý tài chính và bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại VNX và các công ty con.

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được và các vướng mắc còn tồn tại, VNX đã đưa ra một số kiến nghị với Bộ Tài chính và UBCKNN, trong đó tập trung vào việc đầu tư xây dựng hạ tầng CNTT chuyên biệt và phối hợp chặt chẽ triển khai dự án CNTT mới cho thị trường chứng khoán.

Phát biểu tại Hội nghị, đại diện Vụ Tài chính Ngân hàng, VSDC, HoSE và HNX đánh giá cao kết quả hoạt động của VNX trong năm 2024, ghi nhận sự phối hợp tích cực với các cơ quan quản lý và đơn vị liên quan. Đồng thời, các đại biểu cũng chỉ ra những khó khăn và hạn chế cần khắc phục để thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sắp vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới

Chia sẻ tại Hội nghị, Chủ tịch UBCKNN ghi nhận và đánh giá cao các kết quả mà VNX đã đạt được trong năm 2024. Những thành tựu này đã góp phần quan trọng giúp thị trường chứng khoán Việt Nam gặt hái được nhiều thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụ mà Bộ Tài chính giao.

Về kế hoạch triển khai trong năm 2025, bà Vũ Thị Chân Phương đề nghị VNX tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, cần bảo đảm việc vận hành giao dịch tại các Sở GDCK an toàn, ổn định và thông suốt. Bên cạnh đó, VNX, HoSE, HNX và VSDC cần chủ động tham gia góp ý sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật như Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán sửa đổi. Đồng thời, VNX rà soát và hoàn thiện để ban hành các quy chế theo chức năng.

Các Sở Giao dịch Chứng khoán và VSDC phải khẩn trương đưa hệ thống CNTT mới vào vận hành. Song song với đó là việc nghiên cứu, nâng cấp và phát triển hệ thống CNTT, hệ thống giao dịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu giao dịch khi nâng hạng thị trường. Chủ tịch UBCKNN cũng yêu cầu VNX và các công ty con tăng cường tính chủ động, báo cáo cụ thể về những khó khăn, vướng mắc và dự đoán các vấn đề phát sinh khi hệ thống CNTT mới đi vào hoạt động.

Ngoài ra, VNX cùng các công ty con cần nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới cho thị trường. Cụ thể, các đơn vị sẽ triển khai, đưa chỉ số VN30 và hợp đồng tương lai VN100 vào hoạt động trong quý I/2025; báo cáo UBCKNN và Bộ Tài chính về phương án phân loại cổ phiếu niêm yết; phát triển các sản phẩm chỉ số mới và xây dựng thị trường mới như thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), thị trường khởi nghiệp sáng tạo.

Từ 1/1/2025, các tài khoản chứng khoán sau sẽ bị tạm ngừng cung cấp dịch vụ giao dịch online

Từ ngày 01/01/2025, Công ty chứng khoán chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến đối với các tài khoản đã hoàn tất việc cập nhật, chuẩn hóa thông tin.

Theo Công văn 6435/UBCK-CNTT ngày 30/09/2024 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc rà soát, chuẩn hóa dữ liệu nhà đầu tư, người hành nghề chứng khoán theo Đề án 06/CP, từ ngày 01/01/2025, Công ty chứng khoán chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến đối với các tài khoản có thông tin nhà đầu tư khớp đúng với CSDLQGDC/hệ thống định danh và xác thực điện tử/CCCD gắn chip/căn cước.

Các trường hợp nhà đầu tư đã hoàn tất việc đối soát cập nhật, chuẩn hóa thông tin tài khoản, các đơn vị thực hiện cung cấp dịch vụ bình thường. Các trường hợp không phối hợp để cập nhật, chuẩn hóa thông tin, UBCKNN đề nghị các đơn vị yêu cầu nhà đầu tư đến giao dịch chứng khoán trực tiếp tại quầy và tiếp tục có biện pháp chuẩn hóa thông tin dữ liệu khi nhà đầu tư giao dịch trực tiếp tại quầy.

Trước đó, tại Công văn 4501/UBCK-CNTT ngày 19/7/2024 của UBCK có nêu, kể từ ngày 1/10/2024, để đảm bảo nguyên tắc giao dịch điện tử trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Điều 4 Thông tư 134/2017/TT-BTC; Các đơn vị chỉ cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán trực tuyến đối với các tài khoản có thông tin nhà đầu tư khớp đúng với CSDLQGDC/hệ thống định danh và xác thực điện tử/CCCD gắn chip/căn cước.

Tuy nhiên, tại Công văn 6435/UBCK-CNTT, UBCK đã lùi lại thời hạn nêu trên. Các công ty chứng khoán được đề nghị khẩn trương liên hệ và yêu cầu nhà đầu tư cá nhân xác thực và cập thông tin tài khoản, hoàn thành trước ngày 01/1/2025.

Theo yêu cầu của UBCK, các công ty chứng khoán đã thông báo gửi tới các nhà đầu tư về việc thực hiện cập nhật/điều chỉnh thông tin thông qua các hình thức trực tuyến, bưu điện cũng như trực tiếp tại Trụ sở/Chi nhánh/Phòng giao dịch/ Trung tâm Dịch vụ Khách hàng của công ty chứng khoán… với thời hạn trước ngày 1/1/2025 nhằm tránh bị ảnh hưởng đến quá trình sử dụng dịch vụ trực tuyến.

Số liệu của VSDC ghi nhận đến cuối tháng 11/2024, nhà đầu tư cá nhân trong nước có tổng cộng gần 9,1 triệu tài khoản chứng khoán, tương đương khoảng 9% dân số, hoàn thành mục tiêu trước thời hạn 2025 và đang hướng đến 11 triệu tài khoản vào năm 2030. Tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đạt 47.598 tài khoản.

Hiện tại, giao dịch chứng khoán online là phương thức phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán. Chỉ cần có mạng Internet, nhà đầu tư có thể truy cập tài khoản, tra cứu danh mục, đặt lệnh mua bán, nạp/rút tiền thông qua nền tảng website trực tuyến hoặc các ứng dụng trên thiết bị di động.

Masan (MSN) ‘chốt lời’ khoản đầu tư vào Masan High-Tech Materials (MSR), thu về hơn 1.000 tỷ đồng

Nhật Hà • 18/12/2024 - 11:49

Masan High-Tech Materials (MSR) - công ty con của Masan (MSN) - đã hoàn tất chuyển nhượng H.C. Starck Holding cho Mitsubishi với giá 134,5 triệu USD và thu về khoản lãi 40 triệu USD (khoảng 1.018 tỷ đồng theo tỷ giá ngày 18/12).

‘Gà đẻ trứng vàng’ sắp trả cổ tức tỷ lệ 95% bằng tiền, Masan (MSN) thu về gần 6.300 tỷ đồng

Cựu CEO Starbucks Việt Nam đầu quân cho Tập đoàn Masan (MSN), thử sức với ‘đế chế’ Phúc Long

CTCP Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) thông báo hoàn tất việc chuyển nhượng 100% cổ phần tại H.C. Starck Holding (CHLB Đức) cho Mitsubishi Materials Corporation (MMC Group). Thương vụ chuyển nhượng này đã được công bố lần đầu vào tháng 5/2024.

Ngày 30/5, Masan (MSN) công bố nội dung bản hợp đồng được công ty con của Tập đoàn là MSR ký kết với MMC Group. Theo đó, MSR bán 100% H.C. Starck Holding (Germany) GmbH (“HCS”) cho MMC Group với giá 134,5 triệu USD và thu về khoản lãi 40 triệu USD (khoảng 1.018 tỷ đồng theo tỷ giá ngày 18/12). Đồng thời, 2 bên ký kết thỏa thuận bao tiêu APT và oxit vonfram - đây là sản phẩm đầu ra của MSR. Bên cạnh đó, Masan ​sẽ giữ phần sở hữu tại Nyobolt, một công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh chuyên cung cấp giải pháp pin sạc nhanh sử dụng vonfram và niobium ở cực anode. Tập đoàn cũng được giữ đặc quyền hưởng một phần lợi nhuận tiềm năng khi công nghệ tái chế “black mass” do HCS phát triển được thương mại hóa.

Sau khi hoàn tất giao dịch, Masan sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế một lần. Toàn bộ số tiền thu được từ giao dịch sẽ được sử dụng để giảm nợ của Masan High-Tech Materials.

Ông Danny Le, Tổng Giám đốc MSN kiêm Chủ tịch MSR, chia sẻ: “Việc chuyển nhượng H.C. Starck Holding là bước đi quan trọng trong chiến lược tái định hướng nhằm tập trung vào những ngành kinh doanh cốt lõi nơi chúng tôi có thể tạo ra giá trị vượt trội cho cổ đông. Chúng tôi đồng thời tập trung tối ưu hóa hoạt động tại Masan High-Tech Materials để tận dụng các yếu tố thuận lợi, bao gồm bảng cân đối tài chính lành mạnh hơn, giúp giảm gánh nặng lãi vay và nhu cầu ngày càng tăng đối với các ứng dụng vonfram nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu".


Sản phẩm pin của Nyobolt

Mới đây, ngày 1/12, Masan đã công bố nghị quyết HĐQT thông qua việc góp bổ sung 510 tỷ đồng vào vốn điều lệ của Công ty TNHH The Sherpa (công ty con do Masan nắm 100% vốn). Việc góp vốn này nhằm thực hiện giao dịch mua cổ phần của Nyobolt Limited, công ty chuyên cung cấp giải pháp pin li-ion sạc nhanh. Đây cũng là công ty duy nhất trong lĩnh vực chế tạo pin ứng dụng vonfram. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, tại ngày 30/9, MSR sở hữu 21,5% vốn của Nyobolt với giá trị ghi sổ đạt 1.440 tỷ đồng.

Được biết, Masan High-Tech Materials là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về vật liệu vonfram công nghệ cao, được sử dụng trong các lĩnh vực quan trọng như điện tử, hóa chất, ô tô, hàng không vũ trụ và năng lượng. Công ty sở hữu các cơ sở sản xuất tại Việt Nam, Đức, Canada và Trung Quốc, cùng hai trung tâm R&D đặt tại Đức và Việt Nam.

H.C. Starck Holding GmbH (HCS) là doanh nghiệp chuyên sản xuất bột vonfram chất lượng cao, với thế mạnh trong tái chế và công nghệ tiên tiến. HCS sở hữu các nhà máy tại Đức, Canada, Trung Quốc và cung cấp sản phẩm cho thị trường toàn cầu.

Mitsubishi Materials Corporation (MMC) là tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu tích hợp, chuyên cung cấp kim loại màu, linh kiện cơ khí, vật liệu điện tử và giải pháp tái chế. MMC cam kết thúc đẩy tầm nhìn bền vững thông qua các sản phẩm và công nghệ tiên tiến, góp phần vào xã hội tuần hoàn và giảm thiểu carbon.

TCBS chốt phương án tăng vốn vượt 20 ngàn tỷ, cao nhất thị trường chứng khoán

2 giờ trước

Không lâu sau khi đợt tăng vốn “khủng” lên 19,613 tỷ đồng, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) lại gây chú ý khi được ĐHĐCĐ thông qua phương án chào bán riêng lẻ gần 1.2 triệu cp, tương ứng tăng vốn vượt 20,800 tỷ đồng, cao nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Phương án chào bán được ĐHĐCĐ TCBS thông qua vào ngày 17/12, sau khi thực hiện lấy ý kiến với sự tham gia của 69 trên tổng số 73 cổ đông của Công ty.

Theo đó, TCBS dự kiến chào bán riêng lẻ gần 1.2 triệu cp cho 25 nhà đầu tư chuyên nghiệp, với các tiêu chí khắt khe như phải là lãnh đạo cấp cao, thành viên Ban Tổng Giám đốc (BOM), Giám đốc các mảng chức năng, các chức danh trọng yếu, khó tuyển dụng đã/sẽ đóng góp quan trọng vào quá trình thực thi chiến lược của Công ty và đạt A2 trở lên cho năm xét điều kiện tham gia; hoặc các tổ chức/cá nhân là đối tác quan trọng có đóng góp to lớn cho sự phát triển của TCBS do Chủ tịch HĐQT đề xuất.

TCBS cho biết, việc phát hành nhằm mục đích tri ân và giữ chân những người quản lý, cán bộ nhân viên và các đối tác quan trọng của Công ty. Đồng thời, với giá chào bán 11,585 đồng/cp, TCBS dự kiến thu về gần 1,377 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh và đa dạng hóa cơ cấu sở hữu.

Đợt chào bán dự kiến diễn ra trong quý 1 - 2 /2025. Nếu phát hành thành công, Công ty sẽ nâng số lượng cổ phiếu từ hơn 1.96 tỷ cp lên hơn 2.08 tỷ cp, tương đương quy mô vốn điều lệ gần 20,802 tỷ đồng, cao nhất thị trường chứng khoán trong trường hợp từ nay đến lúc TCBS tăng vốn thành công không xuất hiện thêm công ty chứng khoán nào có hành động tăng vốn đủ lớn để phá vỡ con số kỷ lục này.

Quyết định của TCBS gây chú ý đối với giới đầu tư khi chính Công ty mới tăng vốn “khủng” từ 2,177 tỷ đồng lên 19,613 tỷ đồng trong trong tháng 11 vừa qua, tức gấp 9 lần.

TCBS muốn tăng vốn vượt 20 ngàn tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Hay chỉ mới đầu tháng 12, Công ty còn công bố kế hoạch huy động vốn lên đến 5,000 tỷ đồng thông qua 5 lô trái phiếu phát hành ra công chúng, trải từ quý 4/2024 đến quý 4/2025, nhằm phục vụ chủ yếu cho hoạt động môi giới, margin và tự doanh. Trong trường hợp sớm nhất, TCBS có thể huy động tối đa 2,000 tỷ đồng trong quý cuối năm 2024.

TCBS có kế hoạch chào bán 5 trái phiếu quy mô 5,000 tỷ đồng

Nguồn: TCBS, người viết tổng hợp

Trước đó, tại thời điểm cuối quý 3/2024, TCBS ghi nhận dư nợ phải trả gần 24,280 tỷ đồng, chiếm 49% tổng tài sản, trong đó có hơn 3,870 tỷ đồng trái phiếu dài hạn, cao gấp 4 lần đầu năm, bên cạnh hơn 750 tỷ đồng trái phiếu ngắn hạn. Các trái phiếu có lãi suất 7.1 - 11.6%/năm.

TCBS cũng ghi nhận dư nợ vay ngắn hạn hơn 18,250 tỷ đồng, trong đó vay hơn 7,030 tỷ đồng bằng USD, phần lớn là khoản vay hợp vốn với Ngân hàng Quốc tế Taishin làm đại lý. Đồng thời, TCBS cũng vay tổng cộng hơn 6,610 tỷ đồng bằng Việt Nam Đồng (VND) tại BIDV - Chi nhánh Hà Thành, VIB, các ngân hàng khác.

Về kết quả kinh doanh, TCBS báo lãi trước thuế gần 3,870 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 80% so với cùng kỳ năm trước và đã vượt 5% kế hoạch năm đề ra. Sau cùng, TCBS lãi ròng hơn 3,100 tỷ đồng.

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết thuê 7 luật sư bào chữa

HÀ NỘIChuẩn bị cho phiên phúc thẩm ngày 26/12 xin giảm án và tiền bồi thường, ông Trịnh Văn Quyết mời thêm 3 luật sư, tổng cộng có 7 luật sư bảo vệ quyền lợi.

Phiên phúc thẩm vụ án thao túng chứng khoán gây thiệt hại 4.300 tỷ đồng sẽ diễn ra ở TAND Cấp cao tại Hà Nội.

Cả 50 bị cáo của vụ án đều kháng cáo. Trong đó, ba anh em ông Quyết xin giảm án tù, mức tiền bồi thường hoặc xin được miễn trách nhiệm bồi thường. 45 bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin chuyển án tù sang án treo và miễn, giảm tiền bồi thường.

Xem toàn màn hình

Trịnh Văn Quyết sau khi nghe tuyên án, ngày 5/8/2024. Ảnh: Giang Huy

Hai người kháng cáo toàn bộ bản án là bị cáo Lê Văn Tuấn (kiểm toán viên Công ty CPA) và Đỗ Như Tuấn (cựu tổng giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros - Công ty Faros).

Tòa phúc thẩm sẽ triệu tập 134 bị hại và 384 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan cùng có kháng cáo về phán quyết sơ thẩm.

Mức án sơ thẩm của 50 bị cáo

Tại phiên sơ thẩm mở tháng 8, ông Quyết bị TAND Hà Nội tuyên 18 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 3 năm tù do Thao túng thị trường chứng khoán, tổng 21 năm tù - hình phạt cao nhất trong 50 bị cáo của vụ án.

Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ Ban kế toán Tập đoàn FLC) và Trịnh Thị Thúy Nga (cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS) bị tuyên lần lượt 14 và 8 năm tù.

Tòa tuyên ông Quyết và hai em gái còn phải liên đới bồi thường cho các bị hại có yêu cầu, và 27.866 người liên quan (tức các nhà đầu tư đã mua cổ phiếu ROS bị nâng khống giá trị, có yêu cầu bồi thường) theo đơn giá 5.466 đồng cho mỗi cổ phiếu ROS.

Với tội Thao túng thị trường chứng khoán, cơ quan công tố cáo buộc ông Quyết và đồng phạm nhờ người thân đứng tên 20 công ty, 500 tài khoản chứng khoán sau đó dùng để mua bán qua lại số lượng lớn 5 mã cổ phiếu họ FLC gồm GAB, HAI, FLC, AMD và ART, qua đó thu lợi hơn 700 tỷ đồng.

Ông Quyết được VKS ghi nhận đã nộp khắc phục 237 tỷ đồng, khoảng 5% thiệt hại vụ án (hơn 4.300 tỷ đồng). Các bị cáo khác nộp tổng cộng 6 tỷ đồng.

Em gái ông Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Thúy Nga, cựu phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán BOS bị xét xử tháng 7/2024. Ảnh: Ngọc Thành

Hàng nghìn bị hại và người liên quan được tòa sơ thẩm tuyên được nhận tiền bồi thường tương ứng số lượng và thời điểm mua cổ phiếu ROS bị nâng khống giá.

Tòa sơ thẩm xác định, ông Quyết khi làm Chủ tịch tập đoàn FLC đã xây dựng hệ sinh thái 82 công ty, trong đó có Faros được mua lại năm 2011 với vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng. Ông Quyết và đồng phạm sau đó dùng thủ đoạn gian dối, khống vốn lên 4.300 tỷ đồng, đưa lên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).

VKS đánh giá đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi cổ phiếu ROS của Faros đã được hơn 25.000 nhà đầu tư bỏ tiền mua, tổng giá trị hơn 3.620 tỷ đồng.

Theo bản án, 430 triệu cổ phiếu đã phát hành theo vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng của Faros, trong đó giá trị nâng khống là 3.102 tỷ đồng. Như vậy mỗi cổ phiếu ROS được niêm yết phát hành có 72,15% nâng khống. Mệnh giá cổ phiếu ROS được chào bán trên thị trường khi đó là 10.000 đồng. Do đó trên mỗi cổ phiếu, các bị cáo đã nâng khống 7.215 đồng.

“Các bị cáo sẽ phải đền bù 7.215 đồng cho mỗi cổ phiếu bán cho bị hại, nhân với khối lượng cổ phiếu bị hại đang sở hữu”, bản án nêu.

Tính đến ngày ROS bị hủy niêm yết trên sàn HoSE, 5/9/2022, 63.075 nhà đầu tư (không bao gồm các bị cáo) đang giữ tổng cộng hơn 567 triệu cổ phiếu ROS. Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, 27.866 nhà đầu tư có yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Những người này được tòa xác định tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, do quyền lợi và tính thanh khoản của cổ phiếu ROS họ đã mua bị ảnh hưởng sau khi cổ phiếu này bị hủy niêm yết. Vì thế, các bị cáo cũng phải chịu trách nhiệm một phần, quy ra 5.466 đồng/cổ phiếu.

Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

Luật sửa đổi, bổ sung 09 luật vừa thông qua quy định rõ hơn về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Luật vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định rõ hơn về hành vi thao túng thị trường chứng khoán.

Cụ thể, thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện một trong các hành vi như sau:

  1. Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.

  2. Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán.

  3. Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó.

  4. Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.

Luật cũng chính thức cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cá nhân được mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với điều kiện nhất định. Dự thảo ban đầu của Chính phủ chỉ cho phép nhà đầu tư tổ chức mua bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Nhà đầu tư chuyên nghiệp cá nhân chỉ được giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ do tổ chức tín dụng phát hành.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, trừ một số quy định cụ thể . Trong đó, quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, quy định về vốn chủ sở hữu có hiệu lực từ ngày 1/1/2026. Quy định về sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước áp dụng từ năm ngân sách 2025.

Cổ phiếu của công ty đứng sau cơn sốt Labubu, túi mù tăng 370%

Trong một video gần đây của Vanity Fair, Lisa - thành viên của nhóm nhạc đình đám Blackpink - đã không giấu được niềm đam mê với đồ chơi của công ty Pop Mart International Group Ltd đến từ Trung Quốc.

“Tôi thực sự phát cuồng vì nó. Cứ như thể tôi đã tiêu sạch tiền để mua vậy”, Lisa chia sẻ với nụ cười rạng rỡ khi mở các túi mù từ bộ sưu tập PUCKY Roly Poly Kitty. “Tôi tìm đến Pop Mart ở bất cứ đâu có thể. Dù là New York hay Paris, tôi đều cố gắng ghé thăm. Giống như một cuộc săn tìm kho báu vậy”.

Hiện tượng toàn cầu

Lisa không phải người duy nhất bị mê hoặc bởi những món đồ chơi độc đáo từ Pop Mart. Trong năm nay, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này đã vươn mình từ thương hiệu được thế hệ Gen Z Trung Quốc yêu thích trở thành hiện tượng toàn cầu.

Tại Mỹ và Úc, người hâm mộ sẵn sàng xếp hàng hàng giờ đồng hồ, thậm chí giữa đêm, để sở hữu các sản phẩm mới. Các cửa hàng Pop Mart đã hiện diện tại nhiều thành phố lớn như Paris, Milan và New York, với doanh số bán hàng quốc tế tăng gấp 5 lần. Cơn sốt này cũng lan sang Việt Nam từ giữa năm 2024.

Cổ phiếu của công ty đứng sau cơn sốt Labubu, túi mù tăng 370%

Cửa hàng Pop Mart tại một trung tâm thương mại quận 7

Đặc trưng của Pop Mart là mô hình bán búp bê trong túi mù - nơi người mua chỉ biết được nhân vật cụ thể khi mở gói. Sức hút của những món đồ chơi này nằm ở thiết kế đặc biệt và các nhân vật gây được đồng cảm về mặt cảm xúc. Điển hình như Molly - nhân vật biểu tượng với mái tóc ngắn và nét mặt hay bĩu môi đặc trưng. Molly có thể xuất hiện dưới nhiều hình dạng như Space Molly - một phi hành gia, hay Baby Molly - phiên bản 3 tuổi đáng yêu. Đối với thị trường quốc tế, công ty còn phát triển các thiết kế riêng biệt, như phiên bản quái vật Mona Lisa được bán độc quyền tại cửa hàng ở bảo tàng Louvre, Paris.

Cổ phiếu của công ty đứng sau cơn sốt Labubu, túi mù tăng 370%

Búp bê Space Molly

Giá bán lẻ thông thường của các món đồ chơi này dao động từ 69 Nhân dân tệ (tương đương 9.5 USD), trong khi các phiên bản giới hạn có kích thước lớn hơn có thể lên đến vài ngàn Nhân dân tệ. Một thị trường xám sôi động cũng hình thành trên các ứng dụng Trung Quốc và nền tảng thương mại điện tử Đông Nam Á, nơi những búp bê hiếm được bán với giá cao gấp nhiều lần.

Citigroup Inc dự báo doanh thu toàn cầu của Pop Mart sẽ chiếm một nửa tổng doanh số trong năm tới khi công ty đẩy mạnh mở rộng tại thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Tính đến cuối tháng 6, Pop Mart đã có 92 cửa hàng và hơn 160 máy bán hàng tự động tại thị trường nước ngoài.

Cổ phiếu của công ty đứng sau cơn sốt Labubu, túi mù tăng 370%

Một cửa hàng của Pop Mart ở Bắc Kinh

Được thành lập năm 2010, Pop Mart tạo ra phần lớn doanh thu từ các sản phẩm sở hữu trí tuệ (IP) độc quyền. Công ty hợp tác với các nghệ sĩ, đối tác IP uy tín và đội ngũ thiết kế nội bộ để sáng tạo búp bê, đồng thời cũng có quan hệ cấp phép thương hiệu với các tập đoàn lớn như Disney và Universal Studios.

Khác với Mickey Mouse của Walt Disney hay Pokémon của Nintendo Co Ltd, các IP của Pop Mart như Molly không dựa trên cốt truyện hay nội dung cụ thể. Thay vào đó, công ty tập trung vào việc liên tục cho ra mắt các phiên bản mới để duy trì sức hút.

Nghi ngại dài hạn

Tại Trung Quốc, chính phủ đã cấm bán túi mù cho trẻ em dưới 8 tuổi do lo ngại về tính gây nghiện của các loại đồ chơi này. Trước khi quy định này được áp dụng vào năm 2023, rủi ro pháp lý là mối quan ngại hàng đầu của giới đầu tư. Mặc dù có đà tăng trưởng mạnh mẽ, thành tích ngắn hạn của Pop Mart khiến nhiều nhà đầu tư còn e ngại về tiềm năng phát triển dài hạn.

Shuyan Feng, Phó Tổng Giám đốc quản lý đầu tư tại Huatai Asset Management (Hồng Kông) nhận định kinh doanh IP mang tính chu kỳ, và các nhân vật của Pop Mart vẫn còn khá mới. “Cạnh tranh ở Trung Quốc có thể rất khốc liệt, bởi khi có cơ hội sinh lời, mọi người đều sẽ đổ xô vào”, bà chia sẻ.

Đợt tăng giá trong năm nay khiến cổ phiếu công ty trở nên đắt đỏ hơn, với chỉ số P/E hiện ở mức 32.4 lần, cao hơn mức trung bình 3 năm.

Giá cổ phiếu Pop Mart tăng vượt mặt Walt Disney, Nintendo

“Pop Mart vẫn còn là một công ty non trẻ và cần thêm thời gian để chứng minh khả năng duy trì và làm mới IP”, Chris Gao, Chuyên gia phân tích nghiên cứu tiêu dùng tại CLSA ở Hồng Kông nhận định. “Khi trở thành một phần ký ức của cả thế hệ, nhu cầu chắc chắn sẽ bền vững hơn”.

Tuy nhiên, hiện tại, cơn sốt Pop Mart vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt tại thị trường nội địa. Đến tháng 6, công ty đã có 39 triệu khách hàng thành viên đăng ký tại Trung Quốc đại lục, với tỷ lệ mua lặp lại đạt 43.9%. Thị trường này chiếm khoảng 70% tổng doanh số trong nửa đầu năm 2024. Trên TikTok, hashtag #popmart xuất hiện trong hơn 667,000 bài đăng và tài khoản chính thức của công ty thu hút 1.8 triệu người theo dõi.

Labubu - nhân vật quái vật nhỏ với đôi tai nhọn và hàm răng cưa - đã trở nên phổ biến đến mức truyền cảm hứng cho cả hình xăm, hàng nhái, thậm chí cả thuốc lắc mang hình dáng nhân vật này tại Thái Lan.

Cổ phiếu của công ty đứng sau cơn sốt Labubu, túi mù tăng 370%

Labubu

“Việc săn tìm nhân vật mình yêu thích tạo ra cảm giác phấn khích và dopamine tức thì”, chuyên gia Gabriella Joma - một người hâm mộ Pop Mart - chia sẻ. “Tôi mong được ghé thăm nhiều cửa hàng Pop Mart hơn nữa trên khắp thế giới. Cho đến nay tôi đã mua sắm tại Ý, Pháp, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản”.

Chip Nvidia bị điều tra

Vũ Anh | 14:30 20/12/2024

Bộ Thương mại Mỹ đã yêu cầu Nvidia kiểm tra các sản phẩm xuất xưởng sang thị trường Trung Quốc trong năm nay.

Chip Nvidia bị điều tra

Theo The Information, Bộ Thương mại Mỹ đã yêu cầu Nvidia kiểm tra các sản phẩm xuất xưởng sang thị trường Trung Quốc trong năm nay sau khi có thông tin về một vụ buôn lậu chip. Ngay lập tức, phía Nvidia đã đề nghị một số nhà phân phối lớn như Supermicro Computer và Dell tiến hành rà soát ngẫu nhiên đối tác đã mua hàng ở Đông Nam Á. Hiện tại, chip AI của Nvidia đang được lắp đặt trong nhiều máy chủ do Supermicro và Dell sản xuất.

The Information đưa tin thêm rằng có 5 đối tác khác nhau đã tham gia vào việc buôn lậu chip Nvidia. Các đơn vị này cho biết họ đã tìm cách “trốn tránh” cuộc thanh tra gần đây của Supermicro.

“Chúng tôi yêu cầu khách hàng và đối tác của mình tuân thủ nghiêm ngặt mọi hạn chế xuất khẩu. Bất kỳ sự gian lận nào đối với các sản phẩm đã qua sử dụng, bao gồm cả hoạt động bán lại trên thị trường chợ đen sẽ gây tổn hại đến doanh nghiệp chúng tôi”, một phát ngôn viên của Nvidia cho biết.

Báo cáo t trích dẫn lời một người có mối quan hệ thân cận với Supermicro khi cho biết một số khách hàng đã sao chép số sê-ri của máy chủ sử dụng chip Nvidia. Sau đó, họ gắn mã này vào các thiết bị khác để tái sử dụng. Trong một số trường hợp, những “kẻ buôn lậu” còn thay đổi số sê-ri trong hệ điều hành của máy chủ.

Dell cho biết công ty đã yêu cầu các nhà phân phối và đại lý phải tuân thủ mọi quy định và kiểm soát nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu. Công ty cam kết sẽ thực hiện hành động thích hợp, bao gồm cả chấm dứt mối quan hệ làm ăn nếu đối tác không tuân thủ nghĩa vụ này.

Trong khi đó, Supermicro trả lời Reuters rằng họ sẽ điều tra và có hành động chống lại hoạt động xuất khẩu trái phép.

“Supermicro tuân thủ mọi yêu cầu kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với hoạt động kinh doanh GPU tới các khu vực trên toàn cầu”, công ty nói với Reuters.

Trước đó, Nvidia cũng bị phía Trung Quốc điều tra về khả năng vi phạm luật chống độc quyền, liên quan đến việc mua lại Mellanox và một số thỏa thuận được thực hiện trong quá trình mua lại. Nvidia đã mua lại công ty công nghệ Israel này - công ty tạo ra các giải pháp mạng cho các trung tâm dữ liệu và máy chủ vào năm 2020.

“Trong những ngày gần đây, do Nvidia bị nghi ngờ vi phạm luật chống độc quyền của Trung Quốc và các điều kiện hạn chế của Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước xung quanh việc mua lại cổ phiếu Mellanox … Cơ quan Quản lý Thị trường Nhà nước đang mở một cuộc điều tra đối với Nvidia theo luật định”, theo một tuyên bố được CNBC dịch.

Động thái đưa ra trong bối cảnh cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc nóng dần, được cho là phản ứng đáp trả trước thông tin Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị áp thuế quan cao đối với hàng hóa nước ngoài. Mỹ vốn đã tăng cường các hạn chế đối với việc bán chip cho Trung Quốc trong những năm gần đây, cấm Nvidia và các nhà sản xuất chất bán dẫn quan trọng khác bán chip trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất.

Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã gửi trát hầu tòa tới Nvidia và các công ty khác khi tìm kiếm bằng chứng cho thấy nhà sản xuất chip này đã vi phạm luật chống độc quyền - một động thái leo thang trong cuộc điều tra của nhà chức trách đối với công ty cung cấp bộ xử lý AI chiếm ưu thế. Phía quan chức chống độc quyền lo ngại rằng Nvidia đang khiến việc chuyển sang các nhà cung cấp khác trở nên khó khăn hơn.

Theo: Reuters, CNBC

Vợ ông Trịnh Văn Quyết đã nộp thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho chồng, nâng tổng số tiền khắc phục lên hơn 600 tỷ

THỨ 6 , 20/12/2024, 17:10

0 CHIA SẺ

Ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái chuẩn bị hầu tòa phúc thẩmVừa bị tuyên phạt 21 năm tù, ông Trịnh Văn Quyết vẫn là cổ đông lớn nhất của FLCCựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị tuyên phạt 21 năm tù

Giai đoạn sơ thẩm, Ông Trịnh Văn Quyết được ghi nhận đã nộp hơn 254 tỷ. Như vậy tổng số tiền, ông Quyết đã nộp khắc phục là hơn 607 tỷ.

IMG_0771
Theo Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh và An ninh thủ đô, trong ngày 13/12, vợ ông Trịnh Văn Quyết đã nộp 203 tỷ đồng để khắc phục hậu quả cho chồng. Đến ngày 19/12, vợ ông Quyết nộp tiếp 150 tỷ đồng. Tổng số tiền ông Trịnh Văn Quyết khắc phục thêm là 353 tỷ đồng.

Giai đoạn sơ thẩm, Ông Trịnh Văn Quyết được ghi nhận đã nộp hơn 254 tỷ. Như vậy tổng số tiền, ông Quyết đã nộp khắc phục là hơn 607 tỷ.

Ngày 26/12, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo của cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng nhiều bị cáo, bị hại và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trong vụ án này, bị cáo Trịnh Văn Quyết kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xem xét, giảm trách nhiệm bồi thường dân sự.

Hai em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga kháng cáo xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bản thân, đồng thời đề nghị Tòa cấp phúc thẩm không buộc phải bồi thường, khắc phục hậu quả.

23/50 bị cáo trong vụ án cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo, xin gỡ bỏ phong tỏa về tài sản hoặc kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Trước đó, ngày 5/8/2024, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân Hà Nội đã đưa ra phán quyết đối với cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng với 49 người khác trong vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Thao túng thị trường chứng khoán. Cụ thể, ông Trịnh Văn Quyết bị tòa tuyên phạt 3 năm tù về tội Thao túng thị trường chứng khoán và 18 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng mức hình phạt với ông Quyết là 21 năm tù.

Cùng bị truy tố với hai tội danh trên, các bị cáo: Trịnh Thị Minh Huế (cán bộ ban kế toán Tập đoàn FLC, em gái ruột của ông Quyết) bị phạt 14 năm tù; Trịnh Thị Thúy Nga (phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán BOS, em gái ruột của ông Quyết) bị phạt 8 năm tù; Hương Trần Kiều Dung (phó chủ tịch thường trực HĐQT FLC) bị phạt 8 năm 6 tháng tù và Trịnh Văn Đại (phó tổng giám đốc CTCP xây dựng FLC Faros, anh họ ông Quyết) bị phạt 11 năm tù.

Sở Giao dịch chứng khoán Singapore “bật đèn xanh” cho Vinhomes niêm yết trái phiếu, “át chủ bài” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp huy động 500 triệu USD từ quốc tế

THỨ 7 , 21/12/2024, 15:42

0 CHIA SẺ

Hàng chục nghìn tỷ huy động được thời gian qua sẽ giúp Vinhomes, một trong những “át chủ bài” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm nguồn lực để triển khai hàng loạt dự án lớn trong thời gian tới.

Vinhomes (mã VHM) vừa thông báo thực hiện nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu tại Sở Giao dịch chứng khoán Singapore vào ngày 19/12. Công ty cũng đã nhận được chấp thuận nguyên tắc của Sở Giao dịch chứng khoán Singapore về việc cho phép niêm yết trái phiếu.

Đây là một bước quan trọng để Vinhomes có thể tiến đến huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài qua kênh trái phiếu. Trước đó, vào cuối tháng 10, HĐQT Vinhomes đã thông qua kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế với tổng giá trị 500 triệu USD (~12.500 tỷ đồng). Trái phiếu không chuyển đổi, không kèm theo chứng quyền và không có bảo đảm. Kỳ hạn dự kiến 5 năm.

Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế để huy động vốn. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một vài doanh nghiệp lớn có thể làm được điều này.

Bởi, nhà đầu tư nước ngoài thường dựa vào xếp hạng tín nhiệm. Muốn phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp phải có uy tín lớn, có báo cáo tài chính kiểm toán chuẩn quốc tế, có sức khỏe tài chính tốt…

Huy động vốn thành công từ trái phiếu quốc tế sẽ khẳng định sức hút của Vinhomes đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ban lãnh đạo công ty cũng đánh giá đây là thời điểm thích hợp để phát hành trái phiếu quốc tế vì lãi suất thấp hơn đáng kể so với thị trường trong nước.

Không chỉ huy động vốn từ quốc tế, Vinhomes còn hút được lượng vốn khủng từ thị trường trong nước. Từ đầu năm đến nay, Vinhomes đã huy động 9 lô trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, tổng giá trị phát hành đạt 20.500 tỷ đồng. Tất cả đều có mức lãi suất 12%/năm.

Hàng chục nghìn tỷ vốn huy động sẽ giúp Vinhomes có thêm nguồn lực để triển khai hàng loạt dự án lớn trong thời gian tới. Theo báo cáo phân tích mới đây của VNDirect, dự án Vinhomes Apollo City hiện đã nhận được phê duyệt quy hoạch và hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho giai đoạn đầu tiên.

Ngoài ra, Vinhomes cũng đã nhận được phê duyệt quy hoạch 1/500 cho hai dự án ở Long An: Khu đô thị mới Tân Mỹ (huyện Đức Hòa; tổng diện tích 931ha; tổng mức đầu tư ước tính đạt 74.400 tỷ) và Phước Vĩnh Tây (huyện Cần Giuộc; tổng diện tích 1,090 ha; tổng mức đầu tư ước tính đạt 80.000 tỷ).

Trong năm 2025, Vinhomes đặt kế hoạch mở bán các dự án trong năm 2025 bao gồm Vinhomes Wonder Park (Hà Nội), Vinhomes Apollo City (Quảng Ninh) giai đoạn 1 và hai dự án khu đô thị mới Long An. Trong đó, Vinhomes Wonder Park dự kiến sẽ được mở bán vào ngay trong quý đầu năm.

Với việc huyện Đan Phượng đã được phê duyệt để lên quận vào năm 2025, VNDirect kỳ vọng dự án này sẽ nhận được phản ứng tích cực từ thị trường, thu hút cả người mua nhà để ở và các nhà đầu tư, tương tự như sự thành công của Vinhomes Global Gate tại Đông Anh.

Ngoài ra, Vinhomes International University Town (huyện Hóc Môn, TP.HCM; tổng diện tích dự án 924ha) và Vinhomes Green Paradise (huyện Cần Giờ, TP.HCM; tổng diện tích dự án 2.870ha) được dự kiến mở bán vào năm 2026. Hiện 2 dự án này đang hoàn tất thủ tục pháp lý.

VNDirect dự báo giá trị hợp đồng ký bán của Vinhomes sẽ lần lượt tăng 10,7%/7,2%/19,4% so với cùng kỳ, đạt 96.311 tỷ đồng/103.208 tỷ đồng/123.179 tỷ đồng trong các năm 2024-26.

Sở Giao dịch chứng khoán Singapore “bật đèn xanh” cho Vinhomes niêm yết trái phiếu, “át chủ bài” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp huy động 500 triệu USD từ quốc tế- Ảnh 1.

MBS Research: VN-Index sẽ đạt mức 1,400-1,420 điểm trong năm 2025

20/12/2024 18:37

Theo Khối Nghiên cứu CTCP Chứng khoán MB (MBS Research), Việt Nam đang tiến gần hơn đến cơ hội được tham gia vào nhóm các thị trường chứng khoán mới nổi. Tổng hợp các yếu tố cơ hội và rủi ro, dự báo VN-Index sẽ đạt mức 1,400-1,420 điểm trong năm 2025.

MBS Research cho rằng, năm 2025 sẽ thực sự mang lại cảm nhận là một năm đánh dấu cho sự khởi đầu của kỷ nguyên mới đối với Việt Nam. Ở trong nước, nỗ lực cải cách thể chế, tinh gọn bộ máy điều hành nhằm chuẩn bị cho một chu kỳ phát triển mạnh mẽ. Trong bối cảnh trật tự thế giới đang thay đổi, Việt Nam đã sẵn sàng nâng cao vị thế cạnh tranh chiến lược trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Sau năm 2024 chạy đà ấn tượng, Việt Nam sẽ tiếp tục bứt tốc tăng trưởng từ 7-7.5% trong 3 năm tới, là ngôi sao của khu vực ASEAN-6. MBS Research cho rằng, sẽ có 6 chủ đề chính định hình triển vọng vĩ mô 2025, bao gồm:

Thứ nhất, sản xuất vẫn duy trì triển vọng tích trong bối cảnh nhu cầu thế giới tiếp tục phục hồi, cầu đầu tư trong nước cũng đang khả quan. Hơn nữa, giai đoạn này có sự khác biệt khi Việt Nam đang sẵn sàng nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị, chuyển dịch sang mảng sản xuất dịch vụ sang lại giá trị gia tăng cao hơn.

Thứ hai, đẩy mạnh đầu tư công, tập trung vào các dự án hạ tầng lớn như hoàn thành cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc và sân bay Long Thành, nhằm đảm bảo cho tăng trưởng cũng như củng cố năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, lạm phát năm 2025 không phải là mối lo ngại lớn, phần nào tạo dư địa cho NHNN tung ra các chính sách thúc đẩy cầu tiêu dùng, đầu tư nội địa.

Thứ tư, sự không chắc chắn về chính sách điều hành của Trump 2.0 cũng như t hứ năm là ẩn số phục hồi của kinh tế Trung Quốc có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam.

Thứ sáu, mặc dù chu kỳ nới lỏng toàn cầu đã bắt đầu, song dư địa về chính sách tài chính của Việt Nam không còn quá lớn do áp lực tỷ giá. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cần cân đối giữa rủi ro tỷ giá trong ngắn hạn và mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

Về mặt đầu tư, kinh tế vĩ mô vững chắc, chính sách hỗ trợ tích cực, các nút thắt pháp lý được tháo gỡ, môi trường lãi suất thuận lợi kết hợp với yếu tăng trưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh sẽ là nền tảng vững chắc cho một chu kỳ tăng trưởng toàn diện của thị trường chứng khoán trong năm tới.

MBS Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết đạt 18-19% trong giai đoạn năm 2025 - 2026 đóng góp bởi sự ổn định của ngành ngân hàng, bán lẻ, cũng như từ phục hồi từ đáy của ngành bất động sản, xây dựng.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang tiến gần hơn đến cơ hội được tham gia vào nhóm các thị trường chứng khoán mới nổi. Tổng hợp các yếu tố cơ hội và rủi ro, dự báo VN-Index sẽ đạt mức 1,400-1,420 điểm trong năm 2025, dựa trên dự báo tăng trưởng lợi nhuận toàn thị trường 18% và P/E trong khoảng 12.5 - 13x.

MBS Research xác định 8 chủ đề đầu tư hấp dẫn cho năm 2025, bao gồm: (1) Bất động sản khởi động chu kỳ phát triển mới, (2) Cơ hội từ tăng cường giải ngân đầu tư công, (3) Câu chuyện riêng ngành ngân hàng, (4) Hiệu ứng kích thích kinh tế từ Trung Quốc, (5) Thiếu hụt nguồn cung điện, (6) Trump 2.0, (7) Sự xuất hiện các ngành công nghiệp mới, (8) Nâng hạng thị trường.

Mặt khác, các rủi ro có thể đến từ chính sách điều hành khó dự đoán của thời kỳ Trump 2.0 sẽ làm chậm lại quá trình cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed); Áp lực tỷ giá trong bối cảnh đồng VND yếu; Thị trường bất động sản nhà ở có thể phục hồi chậm hơn dự kiến.

Cập nhật lợi nhuận ngân hàng năm 2024: Ba nhà băng tư nhân lãi lớn, Big4 tự tin hoàn thành kế hoạch lợi nhuận tỷ USD

CHỦ NHẬT , 22/12/2024, 06:58

1 CHIA SẺ

Ngân hàng cuối cùng trả cổ tức trong năm 2024Sacombank ước tính lãi quý 4 tăng 68%, lợi nhuận cả năm đạt kỷ lục vượt 12.000 tỷ đồngNợ xấu, lợi nhuận các ngân hàng sẽ như thế nào trong năm 2025?

Nhiều ngân hàng dự kiến sẽ đạt và vượt kế hoạch lợi nhuận đã được cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.

TPBank ) vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 7.100 tỷ đồng, tăng gần 28% so với cuối năm trước. Như vậy, tổng lợi nhuận của TPBank trong 11 tháng đã cao hơn lợi nhuận cả năm 2023 và ngân hàng dự kiến cả năm 2024 sẽ tăng 34% so với năm 2023.

Tổng huy động tính đến 30/11 cán mốc 338.700 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm. Thu nhập hoạt động của nhà băng đạt hơn 16.300 tỷ đồng. Các mảng kinh doanh đều khởi sắc giúp tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) tiếp tục duy trì ở mức tương đối cao gần 18%.

Dư nợ tín dụng bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp của TPBank cán mốc 254.740 tỷ đồng, tăng 17% so với hồi đầu năm, vượt xa trung bình ngành.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín ( Sacombank ) mới đây cũng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ quý 4 và cả năm 2024

Cụ thể, lợi nhuận trước thuế của Sacombank trong quý 4/2024 ước đạt hơn 4.600 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ và cả năm 2024 ước đạt trên 12.700 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay và vượt chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao. Các chỉ tiêu sinh lời ROA ước đạt 1,46%, ROE ước đạt 20,23%, đều cao hơn cùng kỳ năm trước.

Tại thời điểm ngày 31/12/2024, tổng tài sản Sacombank ước đạt trên 29 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2023. Huy động vốn và dư nợ tín dụng ước đạt lần lượt 649 nghìn tỷ đồng và 542 nghìn tỷ đồng, đều tăng 12% so với cùng kỳ.

Sacombank tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hồi trong năm 2024 khi xử lý gần 10.000 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, góp phần củng cố chất lượng tài sản.

Năm 2024, kênh ngân hàng số tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng khách hàng mới và số lượng giao dịch, ước tăng lần lượt là 6,9% và 34,8% so với năm trước. Qua đó giúp Sacombank mở rộng hệ khách hàng lên đến 20 triệu, trải nghiệm khách hàng được nâng cao với tỷ lệ khách hàng hài lòng trên 90%.

Chia sẻ tại Hội nghị nhà đầu tư HDBank 2024 mới đây, ông Phạm Văn Đẩu – Giám đốc Tài chính HDBank cho biết, Ngân hàng tin tưởng sẽ vượt các chỉ tiêu lợi nhuận 15.852 tỷ cổ đông giao và dự kiến đạt tới trên 16.000 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh năm tới, Giám đốc Tài chính HDBank cho biết ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2024. Đồng thời ngân hàng sẽ tiếp nối truyền thống trả cổ tức cao và đều đặn như kế hoạch ĐHCĐ đã thông qua.

Trước đó, ngân hàng này đã ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong 9 tháng đầu năm với lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 12.655 tỷ đồng, tăng 47% và thực hiện 79,8% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Nếu đạt được kết quả như kỳ vọng, HDBank sẽ xác lập mức kỷ lục mới về quy mô lợi nhuận và nằm trong Top 5 ngân hàng tư nhân lãi lớn nhất năm 2024.

Tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 mới, lãnh đạo bốn ngân hàng lớn nhất hệ thống là Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ trong năm 2024. Trong đó, các ngân hàng này tự tin hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận được giao, ước tính đều vượt mốc tỷ USD.

Với Agribank , Tổng Giám đốc Phạm Toàn Vượng cho biết năm 2024, Agribank sẽ đạt kết quả kinh doanh cao nhất sau 4 năm triển khai Phương án cơ cấu lại. Cụ thể, tổng tài sản tăng 7%, nguồn vốn tăng trên 6%, dư nợ tăng 11%, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 1,6%, lợi nhuận trước thuế tăng 8%. Giai đoạn 2021-2024, các chỉ tiêu cơ bản đảm bảo tiến độ, trong đó một số chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra tại Phương án (tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, thu nợ sau xử lý và lợi nhuận).

Tại hội nghị, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, dự kiến kết thúc năm 2024, ngân hàng sẽ hoàn thành toàn diện, đồng bộ các mục tiêu, chỉ tiêu của NHNN và đại hội cổ đông giao. Theo đó, quy mô tổng tài sản sẽ vượt mốc 2,6 triệu tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt gần 2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 14%, vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch HĐQT Vietcombank thông tin rằng đến nay, ngân hàng đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch do NHNN và đại hội đồng cổ đông giao. Cụ thể, dự kiến đến cuối năm 2024, tăng trưởng tín dụng ở mức 13% đạt quy mô trên 1,4 triệu tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 2 triệu tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 1%…

Theo ông Tùng, trong năm 2024, Vietcombank triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để hỗ trợ nền kinh tế, khơi thông nguồn vốn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh…

Tại VietinBank , ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT ngân hàng này cho biết, tính đến hết tháng 11/2024, tổng tài sản của ngân hàng ước đạt hơn 2,3 triệu tỷ đồng, tăng 14,7% so với năm 2023; tín dụng tăng trưởng 14,2% so với năm 2023 (đến ngày 10/12 tăng 14,8%); nguồn vốn huy động đạt gần 1,7 triệu tỷ đồng, tăng 11,3% so với cuối năm 2023; tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,1%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tiếp tục duy trì ở mức cao.

Warren Buffett bước sang năm 2025 với “núi” tiền mặt lớn nhất trong hơn 30 năm
22 phút trước

Huyền thoại đầu tư Warren Buffett đang nắm trong tay khoản tiền mặt kỷ lục 325 tỷ USD tại Berkshire Hathaway - một con số chưa từng có trong 34 năm qua kể từ khi ông nắm quyền điều hành tập đoàn này.

Theo dữ liệu từ Oppenheimer, lượng tiền mặt này chiếm khoảng 30% tổng tài sản của Berkshire, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1990.

Buffett lần đầu nắm quyền kiểm soát Berkshire Hathaway vào năm 1965 và biến nó thành một tập đoàn đa ngành độc nhất vô nhị, với danh mục đầu tư đa dạng từ bảo hiểm cho tới đường sắt. Vậy điều gì khiến nhà đầu tư huyền thoại 94 tuổi này nắm giữ nhiều tiền mặt đến vậy? Lý giải rõ ràng nhất có thể là ông đơn giản không tìm thấy các lĩnh vực hấp dẫn để giải ngân.

Warren Buffett dường như đang phát đi tín hiệu cảnh báo về định giá thị trường thông qua việc tích lũy một lượng tiền mặt khổng lồ. “Chỉ số Buffett” - tỷ lệ giữa tổng giá trị thị trường của cổ phiếu Mỹ so với GDP - đã tăng vọt lên mức 209%, cao hơn nhiều so với đỉnh 140% trước khi bong bóng công nghệ vỡ đầu những năm 2000.

“Tôi nghĩ đó là vấn đề về định giá và việc không tìm thấy các thương vụ hấp dẫn”, Bill Stone, Giám đốc đầu tư tại Công ty Glenview Trust và là cổ đông lâu năm của Berkshire nói.
Trong năm 2024, “Oracle xứ Omaha” đã tích cực rút vốn khỏi hai khoản đầu tư lớn nhất là Apple và Bank of America, bán ra tổng cộng 133 tỷ USD cổ phiếu trong ba quý đầu năm.

Dù vậy, cổ phiếu của Berkshire Hathaway vẫn khép lại một năm ấn tượng với mức leo dốc khoảng 27%, đánh dấu năm tăng nhất kể từ năm 2021. Berkshire đạt được lợi nhuận cao ngất ngưởng này ngay cả khi ngừng mua lại cổ phiếu quỹ trong năm nay.

Những người tin rằng Warren Buffett đang kiên nhẫn chờ đợi thời điểm thích hợp để thực hiện một thương vụ quy mô lớn, bất chấp tuổi tác cao của ông. Việc tích lũy tiền mặt cũng có thể mang lại lợi ích cho người kế nhiệm được chọn của ông, Greg Abel.

“Một phần trong số 325 tỷ USD tiền mặt cuối cùng sẽ được sử dụng để đầu tư vào tình huống ‘khủng hoảng’, có thể là một ngành công nghiệp hoặc công ty riêng lẻ tương tự như những gì Berkshire Hathaway đã làm trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua”, Kevin Heal, Chuyên viên phân tích tại Argus Research theo dõi Berkshire Hathaway nói

Thành lập ban chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Hoàng Lan

Tại cuộc họp ngày 17/12 với lãnh đạo các bộ, ngành và TP. Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hoà Bình nhất trí với đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính để chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị…

Phó Thủ tướng chủ trì cuộc họp về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.

Ngày 17/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, địa phương (TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) về kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Báo cáo tại cuộc họp, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và lãnh đạo Chính phủ, trên cơ sở nội dung Đề án về thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam được Bộ Chính trị phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các cơ quan, địa phương và các đối tác liên quan triển khai một số nhiệm vụ theo chỉ đạo. Trong đó, bộ này đã trình lãnh đạo Chính phủ: Dự thảo Kế hoạch hành động về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.

Đồng thời, bộ cũng tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, tham khảo ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước có kinh nghiệm tư vấn phát triển trung tâm tài chính (Viện Tony Blair, TheCityUK…) để kết nối các tổ chức, nhà đầu tư tiềm năng chuẩn bị triển khai các nhiệm vụ được giao.

Theo kế hoạch dự kiến, trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh và trung tâm tài chính khu vực sẽ được thành lập tại Đà Nẵng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Hoà Bình.

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng bày tỏ thống nhất cao cao với dự thảo kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chínhkhu vực và quốc tế tại Việt Nam; khẳng định 2 thành phố đã và đang có sự chuẩn bị các điều kiện, sẵn sàng cho thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế, trong đó có sự chuẩn bị chu đáo, tập trung nghiên cứu về cơ chế chính sách; nghiên cứu lập các tổ chức liên quan; xác định các nhiệm vụ đầu tư về hạ tầng; xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; tổ chức các nhóm học tập kinh nghiệp quốc tế…

Về các nhiệm vụ, giải pháp, ông Nguyễn Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, nhất trí với đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính để chỉ đạo định hướng, chiến lược, điều phối bảo đảm vận hành thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị, đặc biệt là giai đoạn xây dựng cơ chế, chính sách. Phó Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất thành lập Tổ công tác xây dựng trung tâm tài chính tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để lãnh đạo, chỉ đạo việc thành lập và vận hành trung tâm tài chính.

Ngoài ra, ông Nguyễn Hoà Bình cũng đề nghị các bộ/ngành tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về trung tâm tài chính. Trong đó có các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính, dự thảo các văn bản quy định và hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính…

Quan tâm bố trí, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển trung tâm tài chính; chuẩn bị, đào tạo nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước phục vụ cho quản lý, vận hành trung tâm tài chính.

Song song, phải chuẩn bị, thực hiện tốt công tác truyền thông và xúc tiến kêu gọi đầu tư, tạo đồng thuận xã hội, trong các cấp, các ngành, các cơ quan về thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá, giới thiệu về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam trong kêu gọi, thu hút đầu tư.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng cho ý kiến cụ thể đối với dự thảo Kế hoạch hành động về các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam, lộ trình triển khai, phân công nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan liên quan; cho ý kiến về dự thảo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo về trung tâm chỉ đạo, Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo.

1 Likes

FLC Faros (ROS) họp ĐHĐCĐ bất thường ngay trước thềm phiên phúc thẩm vụ Trịnh Văn Quyết

Hồ Nga • 23/12/2024 15:03

ĐHĐCĐ dự kiến xem xét thông qua việc bầu bổ sung thành viên HĐQT, BKS và chuyển trụ sở chính của FLC Faros (ROS).

Ngày 25/12/2024, CTCP Xây dựng FLC Faros (ROS) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Danh sách cổ đông tham dự đã được chốt vào ngày 25/11/2024. Đại hội lần này nhằm giải quyết các nội dung quan trọng, bao gồm bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) và Ban Kiểm soát (BKS), cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

Bầu bổ sung HĐQT và BKS sau loạt biến động

Một trong những nội dung chính của Đại hội là miễn nhiệm và bầu bổ sung nhân sự cấp cao trong HĐQT và BKS.

  • HĐQT: HĐQT đề xuất miễn nhiệm bà Nguyễn Bình Phương khỏi vị trí thành viên HĐQT theo đơn từ nhiệm, đồng thời trình ĐHĐCĐ thông qua việc bầu bổ sung 5 thành viên mới. Các ứng viên có thể tự ứng cử hoặc được đề cử bởi nhóm cổ đông, đại diện cổ đông, hoặc HĐQT đương nhiệm. Danh sách ứng viên sẽ được công bố tại Đại hội trước thời điểm bầu cử.
  • BKS: Ông Nguyễn Việt Hưng và bà Đặng Thị Nhài đã nộp đơn từ nhiệm. Để đảm bảo hoạt động liên tục của BKS, HĐQT trình ĐHĐCĐ thông qua miễn nhiệm 2 thành viên BKS nói trên, và bầu bổ sung 2 thành viên BKS mới. Tương tự HĐQT, danh sách ứng viên bổ sung vào BKS cũng sẽ được công bố ngay tại Đại hội.

Liên quan đến nhân sự cấp cao, FLC Faros đã trải qua nhiều biến động trong những tháng gần đây. Đặc biệt, từ tháng 11/2024, hàng loạt vị trí lãnh đạo cấp cao đã được thay đổi. Cụ thể:

  • Tổng Giám đốc: Ông Mai Tiến Dũng được bổ nhiệm từ ngày 25/9/2024.
  • Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền thay thế bà Đoàn Thanh Thủy từ 4/11/2024.
  • Phó Tổng Giám đốc: Ông Trịnh Quốc Thi được bổ nhiệm từ ngày 8/11/2024 và ông Trịnh Văn Nam được bổ nhiệm từ 14/12/2024. Trong khi đó, bà Nguyễn Khánh Tâm được chấp thuận thôi giữ chức vụ vào ngày 15/12/2024.
  • Phó Tổng Giám đốc thường trực: Ông Lương Ngọc Lâm đảm nhận chức vụ này từ ngày 14/12/2024.

Một nội dung đáng chú ý khác trong Đại hội là đề xuất thay đổi trụ sở chính của FLC Faros. Hiện tại, trụ sở công ty đặt tại số 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Trụ sở mới dự kiến sẽ chuyển đến tầng 3, tòa nhà FLC Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Phiên họp ĐHĐCĐ bất thường của FLC Faros diễn ra chỉ 1 ngày trước phiên xét xử phúc thẩm vụ án liên quan đến Tập đoàn FLCcựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết. Theo kế hoạch, TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên xét xử phúc thẩm từ ngày 26-30/12/2024.

Sau phiên sơ thẩm, 26 bị cáo đã kháng án, trong đó ông Trịnh Văn Quyết kháng cáo, đề nghị được giảm mức án tù 21 năm phải chịu và trách nhiệm bồi thường dân sự.

Tại phiên sơ thẩm, ông Trịnh Văn Quyết cho biết đã nộp hơn 235 tỷ đồng để khắc phục hậu quả. Ngoài ra, ông cũng khẳng định rằng, tại thời điểm bị khởi tố và bắt tạm giam, toàn bộ số tài sản bị phong tỏa và kê biên ước tính khoảng 5.000 tỷ đồng. Bị cáo đề nghị cơ quan tố tụng cho phép bán các tài sản này, bao gồm cả cổ phiếu FLC, để tiếp tục khắc phục hậu quả.

Trước phiên phúc thẩm, gia đình ông Trịnh Văn Quyết đã 2 lần nộp thêm tiền khắc phục hậu quả với tổng số 353 tỷ đồng.

Như vậy, tổng số tiền ông Quyết và gia đình đã nộp để khắc phục hậu quả là gần 590 tỷ đồng.

Tập đoàn Đất Xanh (DXG) được phép chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu

24/12/2024 lúc 06:00 (GMT)Theo dõi Tạp chí công thương trên Tạp chí công thương trên Google news

TCCT Tập đoàn Đất Xanh (mã cổ phiếu DXG) kỳ vọng sẽ huy động thành công hơn 1.800 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu lần này cho cổ đông.

Tập đoàn Đất Xanh dự kiến thu về hơn 1.800 tỷ đồng từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (mã cổ phiếu DXG - sàn HoSE) vừa cho biết đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán thêm hơn 150 triệu cổ phiếu ra công chúng vào ngày 20/12/2024.

Đồng thời, Tập đoàn Đất Xanh thông báo ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu là ngày 7/1/2025. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 14/1/2025 - 5/2/2025. Thời gian đăng ký và đặt tiền mua cổ phiếu là từ 14/1/2025 - 14/2/2025.

Theo phương án chào bán, Tập đoàn Đất Xanh sẽ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện là 24:5, tức cổ đông sở hữu 24 cổ phiếu DXG được quyền mua 5 cổ phiếu mới. Kết thúc ngày 23/12, thị giá cổ phiếu DXG đạt 17.650 đồng/cổ phiếu, cao hơn khoảng 47% so với mức giá chào bán cổ phiếu đợt này.

Qua đó, Tập đoàn Đất Xanh dự kiến sẽ thu về hơn 1.800 tỷ đồng từ đợt chào bán. Số tiền huy động dự kiến sẽ được tập đoàn này phân bổ 1.559 tỷ đồng cho việc góp vốn vào Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An, phần còn lại gần 243 tỷ đồng sẽ dùng để trả nợ trái phiếu và đối tác. Bất động sản Hà An hiện là công ty con của Tập đoàn Đất Xanh với tỷ lệ chi phối 99,99% vốn điều lệ.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: “Giá bán tại dự án DXH Riverside của Tập đoàn Đất Xanh (DXG) có thể đạt 100 triệu/m2” trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Theo tài liệu chào bán cổ phiếu, Tập đoàn Đất Xanh cho biết Bất động sản Hà An là đơn vị đóng góp chính vào tổng doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn. Trong năm 2023, doanh thu hợp nhất mảng bán sản phẩm đất nền, căn hộ của Tập đoàn Đất Xanh chiếm hơn 75% doanh thu thuần, chủ yếu đến từ hoạt động phát triển bất động sản của Bất động sản Hà An.

Bất động sản Hà An cũng là chủ đầu tư loạt dự án trọng điểm của Tập đoàn Đất Xanh, gồm Gem Sky World, Opal Boulevard, và Opal Skyline.

Đáng chú ý, hồi tháng 8/2024, Bất động sản Hà An đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 1.559 tỷ đồng, lên hơn 11.477 tỷ đồng, thông qua việc chào bán cổ phiếu. Đối tượng chào bán là Tập đoàn Đất Xanh do các cổ đông hiện hữu còn lại của công ty từ bỏ quyền mua. Thời gian thực hiện là sau khi Tập đoàn Đất Xanh hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Xét về kế hoạch kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm nay, doanh thu của Tập đoàn Đất Xanh đạt 3.204 tỷ đồng và lãi ròng đạt 244 tỷ đồng, lần lượt tăng 39% và 63% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, hoàn thành 82% mục tiêu doanh thu và 108% mục tiêu lợi nhuận cả năm.