Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Thứ ba, 31/12/2024, 16:04 (GMT+7)

Cựu tổng giám đốc Vàng bạc SJC Lê Thúy Hằng bị bắt

Bà Lê Thúy Hằng, cựu tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) bị bắt với cáo buộc “lợi dụng việc mua bán vàng bình ổn giá, lập khống chứng từ sổ sách để chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 31/12, thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên (Phó chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an) cho biết 6 người đã bị bắt tạm giam trong vụ án xảy ra tại SJC và các đơn vị liên quan. Tất cả đều là cán bộ của SJC.

Trong đó, bà Lê Thúy Hằng, 54 tuổi; Mai Quốc Uy Viễn (Giám đốc xưởng vàng), Trần Tấn Phát (Phó giám đốc xưởng vàng), bà Nguyễn Thị Huệ (Giám đốc chi nhánh Hải Phòng) cùng bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bà Hoàng Lệ Huê (Giám đốc chi nhánh miền Trung), Nguyễn Thị Lộc (Kế toán chi nhánh miền Trung) bị khởi tố về tội Tham ô tài sản.

Xem toàn màn hình

Bà Lê Thúy Hằng tại cuộc họp báo chiều 16/5/2024. Ảnh: An Phương

Vụ án xảy ra tại SJC và các đơn vị liên quan bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố hôm 16/9. Kết quả điều tra ban đầu cáo buộc “các bị can đã lợi dụng việc mua bán vàng bình ổn giá, lập khống chứng từ sổ sách, chiếm đoạt tiền, hưởng lợi bất chính”.

Nhiều năm qua, doanh nghiệp này đóng góp hàng chục tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. SJC nằm trong nhóm 27 doanh nghiệp mà Nhà nước sẽ nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không sở hữu sau cổ phần hóa.

Công ty này là đơn vị duy nhất được Ngân hàng Nhà nước cho phép độc quyền sản xuất vàng miếng từ năm 2014 đến nay. Những năm gần đây, giá vàng SJC chênh lệch cao so với quốc tế, cũng như các loại vàng miếng khác, trang sức, mỹ nghệ. Từ cuối năm 2023, thị trường vàng biến động mạnh đã khiến Ngân hàng Nhà nước đề xuất thay đổi phương án sản xuất, bỏ tình trạng độc quyền.

Đưa cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư: Cuộc đại “di dời” của ngành nông nghiệp

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá quy định di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư như là một cuộc đại “di dời” của ngành nông nghiệp.

Luật Chăn nuôi có hiệu lực từ năm 2020 nghiêm cấm hành vi chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư. Như vậy, hàng chục nghìn cơ sở chăn nuôi trên cả nước sẽ phải di dời ra khỏi các khu dân cư. Việc di dời một trang trại chăn nuôi không hề đơn giản, vì liên quan đến quy hoạch, quỹ đất, hạ tầng và vốn đầu tư. Vì thế lộ trình di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi dân cư phải phù hợp, nhằm xây dựng nền chăn nuôi hiện đại và bền vững.

Như tại Đồng Nai, hơn 3.000 cơ sở chăn nuôi, bao gồm cả các nông hộ tại nhiều huyện của tỉnh này - nơi được xem là thủ phủ chăn nuôi của cả nước, chuẩn bị di dời ra khỏi khu vực dân cư và những nơi không được phép chăn nuôi, theo quy định của Luật chăn nuôi hiện hành. Việc di dời các cơ sở chăn nuôi là thực hiện theo quy định của Luật chăn nuôi, lần đầu tiên được ban hành vào cuối năm 2018, với mục đích là bảo vệ môi trường.

Theo quy định của Luật, các địa phương có 5 năm kể từ khi Luật có hiệu lực, tức là đến ngày 1/1/2025 các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư sẽ phải di dời. Luật Chăn nuôi được ban hành từ năm 2018, có nghĩa là chính quyền các địa phương có gần 7 năm để thực hiện quy định này. Đã hơn 3 năm trôi qua, đến nay những thủ phủ chăn nuôi như Đồng Nai mới bắt đầu chuẩn bị.

Đưa cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư: Cuộc đại di dời của ngành nông nghiệp - Ảnh 1.

Nhiều hộ chăn nuôi “kêu khó” với quy định phải di dời ra khỏi các khu dân cư

Ghi nhận cho tới thời điểm này, nhiều trang trại chăn nuôi tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết vẫn chưa nhận được hướng dẫn cụ thể nào từ các sở ban ngành có liên quan, trong khi lộ trình di dời rất ngắn. Với trang trại 6.000 con gà, chị Linh đang rất bối rối vì không biết xử lý thế nào vì nguồn vốn để tái sản xuất và địa điểm di dời đang là bài toán khó với nhà chị và nhiều cơ sở chăn nuôi trong diện buộc phải di dời.

“Vốn liếng vay ngân hàng đã đầu tư hết vào đây. Đã là luật thì không thể cưỡng chế nhưng rất mong muốn là nhà nước thể cho hộ dân chúng tôi có thể kéo dài quá trình sản xuất. Hoặc nếu phải di dời thì cho chúng tôi biết di dời đi đâu”, chị Nguyễn Thị Xuân Linh, Xã Quang Trung, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá quy định di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư như là một cuộc đại “di dời” của ngành nông nghiệp. Ông Dương đánh giá việc di dời các cơ sở chăn nuôi trong 3 năm qua là chậm.

“Nhiều địa phương vẫn đang bàng quan, vẫn đang lo giải quyết giá thức ăn thế nào, vấn đề thị trường ra sao. Tuy nhiên việc di dời các sơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi là vấn đề vô cùng lớn. Vấn đề này một mình ngành nông nghiệp không thể giải quyết được. Nhìn chung các địa phương chưa ý thức hết được khó khăn của vấn đề này”, ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nhận định.

Đưa cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư: Cuộc đại di dời của ngành nông nghiệp - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư 3 năm qua là chậm

Cũng theo ông Dương, theo Luật Chăn nuôi thì các sở chăn nuôi không đủ điều kiện có 5 năm và đang ở vùng không được phép chăn nuôi phải di chuyển. Nhà nước đã giao cho các địa phương ban hành quy định khu nào không được phép chăn nuôi.

“Khoảng năm 2021, 63 tỉnh thành đã đưa ra quy hoạch khu vực không được phép chăn nuôi. Như vậy còn thời gian khoảng 4 năm để người chăn nuôi chuyển đi. Nếu chúng ta quyết tâm làm thì thời gian này không phải quá ngắn”, ông Dương đánh giá.

Cần có quỹ đất riêng cho chăn nuôi?

Chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán đã không còn phù hợp, nhất là trong điều kiện có nhiều dịch bệnh và tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường ngày càng đòi hỏi cao hơn. Vì vậy việc di dời các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư là xu thế tất yếu. Đây cũng là cơ hội để nước ta hình thành một nền chăn nuôi lớn, hiện đại, có thể tham gia nhiều hơn vào chuỗi sản xuất thực phẩm của thế giới.

Trong Luật Chăn nuôi có đưa ra khái niệm về đơn vị vật nuôi, mật độ nuôi. Đây là những khái niệm mới, phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng việc cụ thể hoá lại bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tiễn.

Theo quy định tại Luật Chăn nuôi:

  • Đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống.

  • Mật độ chăn nuôi được tính bằng tổng số đơn vị vật nuôi trên 01 ha đất nông nghiệp.

  • Việc xác định quy mô chăn nuôi phải căn cứ vào mật độ chăn nuôi.

  • Chính phủ quy định mật độ chăn nuôi cho từng vùng căn cứ vào chiến lược phát triển chăn nuôi, công nghệ chăn nuôi, môi trường sinh thái.

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào mật độ chăn nuôi của vùng quy định mật độ chăn nuôi của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ngoài ra, một khái niệm trong Luật Chăn nuôi và Nghị định 13, hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi đó là khái niệm về khu dân cư, để quy định khu vực nào được chăn nuôi chưa rõ ràng nên doanh nghiệp, hộ chăn nuôi lúng túng trong triển khai thực hiện.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, không gian chăn nuôi của đang hẹp và ngày càng hẹp dần hơn. Việt Nam với diện tích không lớn nhưng mật độ chăn nuôi đang ở mức cao: Đầu lợn thứ 7 thế giới, thuỷ cầm thứ nhì…

“Chúng ta có khoảng 27 triệu ha đất nông nghiệp nhưng không có quỹ đất nào dành cho đất chăn nuôi. Chúng tôi đang kiến nghị phải có một chương nói về đất dành cho chăn nuôi. Đất cho trang trại cho chăn nuôi tập trung phải chỉ ra được. Phải có một quỹ đất dành cho chăn nuôi”, ông Dương nhấn mạnh.

Đưa cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư: Cuộc đại di dời của ngành nông nghiệp - Ảnh 3.

Cần có quỹ đất cụ thể cho ngành chăn nuôi?

Ngành chăn nuôi nước ta thời gian qua luôn được duy trì được mức tăng trưởng trung bình 5-6%/năm, tạo sinh kế gần 10 triệu hộ gia đình trên cả nước. Chăn nuôi hiện đóng góp khoảng 1/4 vào GDP ngành nông nghiệp. Đóng góp quan trọng là vậy nhưng rõ ràng ngành chăn nuôi đang đứng trước rất nhiều thách thức từ cả thị trường, lẫn những yếu tố nội tại.

Chiến lược phát triển chăn nuôi hiện đại - công nghiệp và chuyên nghiệp đã có. Vấn đề là cách thức tổ chức triển khai thực hiện. Di dời không chỉ đơn thuần là chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Mà đây cũng là cơ hội để chính quyền các địa phương xác định rõ đặc trưng, lợi thế cạnh tranh của từng vùng để điều chỉnh, tập trung nguồn lực và để bắt đầu hình thành nên ngành chăn nuôi bền vững, qua đó nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chăn nuôi để từ đó mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho bà con nông dân.

Novaland (NVL) chốt giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD: 36.000 đồng/cp, gấp 3,5 lần giá thị trường

Hải Băng • 01/01/2025 17:25

Novaland (NVL) điều chỉnh giá chuyển đổi lô trái phiếu 300 triệu USD sang cổ phiếu phổ thông ở mức 36.000 đồng/cp, gấp 3,5 lần giá thị trường. Động thái này nằm trong kế hoạch tái cấu trúc tài chính của tập đoàn, dự kiến áp dụng từ 5/1/2025.
Ngày 31/12/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - HoSE: NVL) thông qua việc điều chỉnh giá chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi cho lô trái phiếu trị giá 300 triệu USD, lãi suất 5,25%/năm, đáo hạn năm 2026, có quyền chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Thỏa thuận dàn xếp đã được Tòa Thương mại Quốc tế Singapore (SICC) chấp thuận vào ngày 26/4/2024.

Theo nội dung điều chỉnh, giá chuyển đổi là 36.000 đồng/cổ phiếu, tỷ giá cố định tại thời điểm chuyển đổi là 24.960 VND/USD và có thể được điều chỉnh theo các sự kiện liên quan. Tỷ lệ chuyển đổi được xác định là 149.038 cổ phiếu/trái phiếu. Thời gian hiệu lực áp dụng từ ngày 5/1/2025.

Mức giá chuyển đổi này gấp 3,5 lần thị giá NVL trên thị trường chứng khoán, ghi nhận ở mức 10.250 đồng/cổ phiếu tại phiên giao dịch ngày 31/12/2024.


Giá cổ phiếu chuyển đổi cao gấp 3,5 lần giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán

Trước đó, vào ngày 5/7/2024, Novaland thông báo đã hoàn thành tái cấu trúc lô trái phiếu trên. Theo đó, thời điểm thanh toán sẽ là ngày đáo hạn trái phiếu vào tháng 6/2027 hoặc đợt mua lại trước hạn trong tương lai (nếu có). Dư nợ gốc sau khi nhập lãi tính đến ngày 5/7/2024 là 320,9 triệu USD.

Giá trị mua lại trái phiếu sẽ được tính bằng 115% số tiền gốc (sau khi trừ phần chuyển đổi thành cổ phiếu), cộng với lãi trả chậm và lãi phát sinh, trong đó lãi trả chậm được tính với mức 5,25%/năm.

Các trái chủ có quyền chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu NVL với giá chuyển đổi ban đầu là 40.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, mức giá mới đã giảm xuống 36.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 4.000 đồng/cổ phiếu so với phương án công bố vào tháng 7/2024.

Liên quan đến trái phiếu, ngày 27/12/2024, Novaland phê duyệt phương án mua lại trái phiếu trước hạn với giá trị tối đa 7.000 tỷ đồng (tính theo mệnh giá). Danh sách bao gồm 21 mã trái phiếu đáo hạn vào năm 2025. Thời gian mua lại dự kiến từ ngày 27/12/2024 đến 30/1/2025, theo phương thức thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và người sở hữu trái phiếu. Giá mua lại sẽ tính bằng 100% mệnh giá cộng với tiền lãi phát sinh đến ngày mua lại.

Thấy chồng định rút tiền tiết kiệm để đầu tư tiền ảo, người phụ nữ lập tức báo công an ngăn chặn thành công vụ lừa đảo lớn tại tỉnh Đồng Nai

Theo cơ quan công an, đây là vụ ngăn chặn thành công số tiền lừa đảo lớn nhất trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua.

Theo Báo Đồng Nai , Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an tỉnh vừa giúp một người dân dừng giao dịch số tiền 2,1 tỷ đồng cho các đối tượng lừa đảo bằng chiêu thức kêu gọi đầu tư tiền ảo.

Cơ quan Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đây là vụ ngăn chặn thành công số tiền lừa đảo lớn nhất trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua.

Trước đó ngày 29/12, PA05 Công an tỉnh nhận được tin trình báo của chị N.T.N.H. (ngụ phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa) về việc chồng chị là anh L.Q.H. đang có những giao dịch nghi bị các đối tượng lừa đảo dụ dỗ và yêu cầu công an vào cuộc ngăn chặn.

Ngay sau đó, PA05 đã cử cán bộ đến nhà chị N.T.N.H. để nắm thông tin sự việc. Qua xác minh, các cán bộ công an xác định, thời gian gần đây, anh L.Q.H. được một người quen qua mạng xã hội kết bạn làm quen và mời gọi đầu tư tiền ảo trên không gian mạng.

Thời gian đầu, anh L.Q.H. đã chuyển số tiền 8 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng cho người này để đầu tư. Sau đó, anh L.Q.H. được báo có tiền lời và rút ra được số tiền 9,6 triệu đồng. Thấy đầu tư có lời, anh L.Q.H. tiếp tục đầu tư 68 triệu đồng và cũng được báo có tiền lời và anh H. đã rút ra được số tiền 73 triệu đồng.

Thấy việc đầu tư tiền ảo sinh lợi nhuận nên anh L.Q.H. đã quyết định đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm có 2,1 tỷ đồng để đầu tư toàn bộ vào tiền ảo.

Quá trình trao đổi với anh L.Q.H., cán bộ PA05 Công an tỉnh đã tuyên truyền, giải thích, đó chỉ là “kịch bản”, chiêu thức dụ dỗ các nạn nhân đầu tư tiền ảo của nhóm đối tượng lừa đảo trên không gian mạng. Thấy thông tin từ các cán bộ, chiến sĩ công an cung cấp là chính xác, anh L.Q.H. đã dừng ngay việc chuyển tiền.

Cảm kích trước sự hỗ trợ, ngăn chặn vụ chuyển số tiền lớn cho đối tượng lừa đảo, anh L.Q.H. đã viết thư cảm ơn các cán bộ, chiến sĩ PA05 Công an tỉnh.

Theo cơ quan công an, thời gian gần đây, chiêu thức lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư tiền ảo được các đối tượng lừa đảo tung ra và nhiều người mắc bẫy. Để tránh “sập bẫy” các đối tượng lừa đảo, người dân cần nâng cao cảnh giác.

Giá vàng và ngoại tệ ngày 2/1: Vàng ít biến động, USD vẫn trên mốc 108

Print

(THPL) - Giá vàng trên thị trường quốc tế bất động do đang trong kỳ nghỉ năm mới, Tết Dương lịch ở các nước phương Tây. Trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đang ngang bằng nhau.

Trên thế giới, lúc 8h33’ hôm nay (ngày 2/1, giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 2.631,3 USD/ounce, tăng 6,3 USD/ounce so với đêm qua. Giá vàng giao tương lai tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.647,3 USD/ounce.

Sáng nay 2/1, vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức hơn 81,8 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 3 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước.

Trước đó, tính tới 19h tối 1/1 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới ở mức 2.625 USD/ounce. Vàng giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York ở mức 2.641 USD/ounce.

Giá vàng thế giới đêm 1/1 cao hơn khoảng 27,2% (562 USD/ounce) so với đầu năm 2024. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng ở mức 81,6 triệu đồng/lượng, đã bao gồm thuế và phí, thấp hơn khoảng 2,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 1/1.

Trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đang ngang bằng nhau. Ảnh minh họa

Giá vàng trên thị trường quốc tế bất động do đang trong kỳ nghỉ năm mới, Tết Dương lịch ở các nước phương Tây. Trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn đang ngang bằng nhau.

Gần đây, thị trường vàng không còn giữ được xu hướng tăng mạnh mẽ như trong gần 10 tháng đầu năm 2024 khi mà nhiều yếu tố hỗ trợ suy giảm, như kỳ vọng lãi suất giảm mạnh, yếu tố địa chính trị, lạm phát cao, lo ngại về nền kinh tế Mỹ…

Việc ông Donald Trump trúng cử đã làm thay đổi nhiều kỳ vọng trên thị trường. Thị trường đang băn khoăn về xu hướng giá vàng đầu năm mới, đặc biệt sau khi ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1.

Cũng trong tháng này, đây là mùa cao điểm tiêu thụ vàng tại châu Á, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ. Sức cầu năm nay sẽ như thế nào và hoạt động mua vàng của ngân hàng trung ương nhiều nước thuộc nhóm BRICS có tác động như thế nào tới vàng?

Mặc dù chịu khá nhiều áp lực, trong đó có hoạt động chốt lời và kỳ vọng không còn nhiều điểm tươi sáng trong năm 2025, nhưng giá vàng vẫn đứng khá vững trên ngưỡng 2.600 USD/ounce. Trong phiên cuối cùng của năm 2024, có lúc áp lực đã khiến giá vàng xuống dưới ngưỡng 2.600 USD/ounce nhưng hoạt động bắt đáy tăng nhanh trở lại, kéo giá lên ngưỡng 2.625 USD.

Dự báo về biến động của vàng trong tháng đầu tiên năm nay, chuyên gia phân tích tiền tệ Justin Low của ForexLive cho rằng, vàng thường hoạt động tốt nhất vào tháng 1, nhưng trong năm mới này có nhiều yếu tố khiến kim loại màu vàng trở nên khác biệt. Ông cho rằng, năm nay sẽ khó khăn một chút đối với vàng khi giá kim loại quý đã tăng gần 27% trong năm 2024. Giá đã hạ nhiệt vào tháng 11 và 12 nhưng chủ yếu là do kết quả bầu cử tại Mỹ tác động phần nào đến triển vọng của Fed trong năm nay.

Hiện tại, giới đầu tư đang theo dõi sát các động thái chính sách tiền tệ của Mỹ cũng như diễn biến lạm phát và căng thẳng địa chính trị trên thế giới để đưa ra các quyết định mua-bán trên thị trường vàng.

Tại thị trường trong nước, mở cửa phiên giao dịch 2/1, giá vàng 9999 của SJC tăng 1,1 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua vào và đắt hơn 600 nghìn đồng mỗi lượng ở chiều bán ra so với kết phiên giao dịch 31/12/2024, lên mức 84,8 triệu đồng/lượng (bán ra).

Giá vàng 9999 được Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết lúc 8h41’ và giá vàng 9999 được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết lúc 8h41’ đang ở mức 83,3 – 84,8 triệu đồng/lượng mua vào – bán ra.

Trước đó, chốt phiên trước kỳ nghỉ lễ, ngày 31/12/2024, giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji được niêm yết ở mức 82,2-84,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 300.000 đồng so với phiên liền trước.

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,2-84 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 83,3-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), không đổi so với phiên liền trước.

Tỷ giá ngoại tệ ngày 2/1/2025:

Sáng 2/1 (theo giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) giữ nguyên, hiện ở mức 108,48.

Chỉ số DXY đang giao dịch ở mức 108,48 USD, tiếp tục duy trì đà tăng trước đó, báo hiệu sức mạnh của đồng bạc xanh trong bối cảnh tâm lý thị trường trở nên thận trọng. Mốc 108,53 đóng vai trò quan trọng, với mức kháng cự là 108,90 USD và tiếp theo là 109,35 USD. Trong khi đó, mức hỗ trợ đối với chỉ số DXY là 107,97 USD, tiếp theo là 107,58 USD.

Việc phá vỡ trên mốc 108,53 USD có thể thúc đẩy đà tăng. Trường hợp chỉ số DXY không vượt qua được mức này có thể dẫn đến sự thoái lui về các vùng hỗ trợ.

Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD chốt phiên giao dịch năm ở mức 1,03549 USD, giảm 0,49% khi đồng bạc xanh mạnh lên. Mức kháng cự đối với đồng EUR là 1,03923 USD, trong khi mức hỗ trợ nằm ở 1,03101 USD.

Trên thị trường trong nước, vào đầu phiên giao dịch ngày 2/1, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giữ nguyên, hiện ở mức 24.335 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 23.400 đồng - 25.450 đồng.

Tỷ giá EUR tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra tăng nhẹ, hiện ở mức: 24.101 đồng – 26.638 đồng. Tỷ giá yên Nhật tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giữ nguyên, hiện ở mức: 146 đồng – 162 đồng.

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN

Hải Băng • 02/01/2025 14:41

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị truy tố vì lợi dụng chức vụ, cố ý xin cơ chế giá ưu đãi cho dự án điện của Trung Nam, gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra bổ sung vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.

Đây là lần thứ 3 Cơ quan An ninh điều tra ra kết luận bổ sung và giữ nguyên quan điểm đề nghị truy tố 12 bị can về các tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.


Ông Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”

Trong đó, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hoàng Quốc Vượng bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cơ quan điều tra xác định, ông Vượng “vì động cơ vụ lợi” đã tạo cơ chế và lợi dụng chức vụ, quyền hạn để “cố ý xin cơ chế giá” cho các dự án điện mặt trời

Ông còn bị cáo buộc “cố ý điều chỉnh câu chữ, thay đổi diện đối tượng được hưởng chính sách giá điện ưu đãi”, không đúng với Nghị quyết số 115. Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam do đó đã được đưa vào diện hưởng giá điện ưu đãi trong Quy hoạch điện VII, với mức giá là 2.086 đồng/kWh, chưa bao gồm VAT. Ngoài ra, Nhà máy điện mặt trời Solar Farm Nhơn Hải, một công ty khác không đủ điều kiện, cũng được hưởng lợi từ chính sách này.

Từ tháng 7/2020 đến tháng 1/2023, EVN đã mua điện và thanh toán cho 2 nhà máy điện mặt trời trên hơn 3.300 tỷ đồng với giá ưu đãi, gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng.

Quỹ 100 triệu USD của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố 1 chương trình lần đầu triển khai toàn quốc

Đây là lần đầu tiên Quỹ 100 triệu USD mở rộng chương trình kết nối ra toàn quốc.

Đây là Quỹ VinFuture. Quỹ này được thành lập vào ngày 20/12/2020 từ tỷ phú Phạm Nhật Vượngvà phu nhân là bà Phạm Thu Hương, với kinh phí hoạt động ban đầu được cam kết là 100 triệu USD.

Hôm nay (ngày 2/1/2025), Quỹ VinFuture công bố sẽ tiến hành mở rộng quy mô chương trình cầu nối khoa học InnovaConnect dành cho tất cả viện, trường, tổ chức nghiên cứu trên toàn quốc có mong muốn thiết lập mối quan hệ với những nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu thế giới. Chương trình này nhằm thúc đẩy hợp tác thực tiễn và phát triển bền vững trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Trên thực tế, từ năm 2024, Chuỗi hoạt động kết nối InnovaConnect được Quỹ VinFuture triển khai thí điểm tại một số trường đại học trọng điểm ở khu vực Hà Nội, như: ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và trường ĐH Y tế Công cộng. Theo đó, các hội thảo chuyên đề về các chủ đề “nóng” nhất toàn cầu của InnovaConnect đã thu hút hàng nghìn nhà khoa học và mang những trí tuệ hàng đầu thế giới đến với cộng đồng khoa học Việt Nam.

Đặc biệt, chương trình InnovaConnect còn mở ra cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam và thế giới tiến tới những hợp tác thiết thực, như xây dựng đề án hợp tác nghiên cứu giữa các đơn vị, hợp tác nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy, các chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên… Trong đó, một số đề án hợp tác nghiên cứu của các đơn vị đã được Quỹ VinFuture tài trợ kinh phí ban đầu để triển khai.

Quỹ 100 triệu USD của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng công bố 1 chương trình lần đầu triển khai toàn quốc- Ảnh 1.

Chương trình InnovaConnect được kỳ vọng giúp các viện, trường đại học và cơ sở nghiên cứu ở Việt Nam mở rộng các kết nối với cộng đồng khoa học quốc tế, nhằm tiến tới những hợp tác thực chất và bền vững.

Trong năm 2025, với mục tiêu mở rộng chương trình InnovaConnect ra phạm vi toàn quốc, Quỹ VinFuture sẽ tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia từ các viện, trường, cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam có nhu cầu thúc đẩy hợp tác khoa học quốc tế.

Để đăng ký tham gia, các đơn vị quan tâm truy cập vào website Quỹ VinFuture tại địa chỉ Quỹ VinFuture mở rộng chương trình kết nối InnovaConnect ra toàn quốc - VinFuture Prize để tải các biểu mẫu và hồ sơ đăng ký cần thiết. Thời hạn tiếp nhận đăng ký bắt đầu từ ngày 2/1/2025 và sẽ diễn ra 4 đợt trong năm, vào các ngày 02/01, 02/4, 02/7, và 02/10. Các tổ chức đối tác có 60 ngày để hoàn thành hồ sơ và gửi đăng ký (dạng bản mềm) về địa chỉ email: secretariat@vinfutureprize.org .

Sau đó, Quỹ VinFuture sẽ tiến hành tổ chức đánh giá để lựa chọn hồ sơ đăng ký phù hợp với tiêu chí của chương trình InnovaConnect và thông báo kết quả đến đối tác trong vòng 60 ngày, kể từ ngày kết thúc giai đoạn tiếp nhận đăng ký.

Dựa trên nhu cầu kết nối của đơn vị, định hướng phát triển khoa học công nghệ trong nước và xu thế của thế giới, cũng như tôn chỉ và sứ mệnh của Quỹ VinFuture, Quỹ sẽ tài trợ chi phí mời các nhà khoa học quốc tế đến tham gia các hoạt động trong khuôn khổ được thống nhất giữa đối tác và Quỹ. Các sự kiện kết nối sẽ triển khai và hoàn thành trong vòng 06 tháng, kể từ ngày được Quỹ phê duyệt tài trợ.

Điểm nhấn của Quỹ VinFuture trong năm 2025

TS Lê Thái Hà, Giám đốc Điều hành Quỹ VinFuture, cho biết: "Chương trình InnovaConnect đã dần khẳng định vị thế là cầu nối quan trọng, kiến tạo không gian trao đổi chuyên môn, giao lưu học thuật, và mở ra những cơ hội hợp tác tiềm năng, cùng khám phá những thành tựu tiên phong trong lĩnh vực khoa học công nghệ.

Trong năm nay, chúng tôi quyết định mở rộng quy mô, đưa cầu nối khoa học này đến với tất cả các viện, trường trên khắp cả nước, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về học hỏi, hợp tác và chuyển giao công nghệ, cũng như tiếp cận các tri thức tinh hoa từ thế giới, góp phần nâng tầm hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam".

Chương trình InnovaConnect mở rộng toàn quốc là một trong những hoạt động điểm nhấn của Quỹ VinFuture trong năm 2025 nhân dịp kỷ niệm năm thứ 5 hoạt động. Những hoạt động kết nối khoa học do Quỹ VinFuture triển khai trong thời gian qua không chỉ giúp các nhà khoa học trong nước nâng cao trình độ chuyên môn mà còn mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng khoa học. Đồng thời, chương trình cũng góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền tảng nghiên cứu vững chắc, khơi dậy niềm đam mê và sáng tạo ở thế hệ các nhà khoa học nước nhà trong tương lai.

Novaland tiếp tục giảm vốn 1 công ty con, từ hơn 2,200 tỷ còn hơn 200 tỷ

Sau doanh nghiệp liên quan đến cựu diễn viên Chi Bảo, HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) ngày 31/12/2024 tiếp tục thông qua giảm vốn góp tại 1 công ty con khác là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Tân Kim Yến.

Cụ thể, NVL giảm giá trị phần vốn góp tại Tân Kim Yến từ gần 2,205 tỷ đồng xuống còn 204.8 tỷ đồng. Trong khi, tỷ lệ sở hữu của NVL tại công ty này vẫn giữ nguyên 99.993%.

NVL cho biết lý do của động thái này là vì Tân Kim Yến hoàn trả một phần vốn cho các thành viên tham gia góp vốn. Điều này đồng nghĩa vốn điều lệ của Tân Kim Yến cũng sẽ giảm tương tự từ gần 2,205 tỷ đồng xuống còn 204.8 tỷ đồng.

Tân Kim Yến thành lập vào tháng 1/2019, trụ sở ban đầu tại tòa nhà HM Town, quận 3, TPHCM. Ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ ban đầu 20 tỷ đồng, được góp bởi Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật ông Trần Tuấn Vinh (99.99%), còn lại là do bà Lê Nguyễn Diễm My góp (0.01%).

Bà My từng là Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản Cửu Long – đơn vị nhận chuyển nhượng dự án khu nhà ở (giai đoạn 1), quy mô gần 91,000m2 tại phường Long Trường, TP. Thủ Đức, TPHCM của CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) vào năm 2018. Tổng giá trị chuyển nhượng hơn 284 tỷ đồng.

Báo cáo thường niên 2023 của NVL cho biết Cửu Long là công ty con do Công ty sở hữu 99.99%, đồng thời là chủ đầu tư dự án Palm City tại TP Thủ Đức.

Tháng 2/2020, bà My rút khỏi danh sách thành viên góp vốn của Cửu Long, đồng thời chức danh Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật được giao cho ông Bùi Đạt Chương – em trai của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT NVL. Sau nhiều lần thay đổi, người đang giữ chức vụ này là ông Trần Ngọc Đại.

Cổ đông sáng lập còn lại của Tân Kim Yến là ông Trần Tuấn Vinh là nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Novahome Madison - đơn vị liên quan đến vụ án Vũ “nhôm” trong sai phạm tại dự án Madison số 15 Thi Sách, quận 1, TPHCM.

Sau hơn 1 năm thành lập, tháng 3/2020, bà My rút khỏi Tân Kim Yến, người thay thế là bà Lê Thị Hồng Xuân. Địa chỉ Công ty dời về 141 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TPHCM.

5 tháng sau đó, tháng 6/2020, cơ cấu cổ đông tiếp tục có sự thay đổi lớn khi NVL thế chân ông Vinh, còn bà Huỳnh Phương Thảo thay bà Xuân. Đồng thời, ông Bùi Đạt Chươngcũng trở Tổng Giám đốc kiêm đại diện pháp luật của Tân Kim Yến.

Trong vòng 4 tháng sau khi tái cấu trúc, từ tháng 6-10/2020, vốn điều lệ Công ty được tăng lên 2,684.8 tỷ đồng, trong đó NVL vẫn giữ tỷ lệ 99.993%, còn bà Thảo giữ 0.007% và trở thành Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật Công ty. Mặt khác, trụ sở cũng được dời về khu Sunrise City, quận 7, TPHCM.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2022, vốn điều lệ của Tân Kim Yến giảm còn 2,204.75 tỷ đồng như hiện nay. Tháng 10/2023, ông Nguyễn Ngọc Tuấn thay bà Thảo nắm 0.007% vốn và trở thành Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của Tân Kim Yến.

SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam

1 giờ trước

Nhằm tiếp lửa Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam tại trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024, Ngân hàng SHB quyết định thuê một số chuyến bay đưa cổ động viên, gia đình các cầu thủ sang Thái Lan sát cánh cùng “những chiến binh sao vàng”.

Cụ thể, hậu phương của các cầu thủ, các khách hàng thân thiết sẽ được SHB tài trợ toàn bộ chi phí (vé máy bay, ăn ở đi lại, vé vào sân) để cổ vũ đội tuyển ở trận chung kết lượt về tại Thái Lan.

Bên cạnh đó, các khách hàng gửi mới tiền gửi không kỳ hạn tối thiểu 200 triệu đồng hoặc tiền gửi tiết kiệm tối thiểu 2 tỷ đồng, kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng từ nay đến trước 12h ngày 04/01/2025 cũng có cơ hội tham gia hành trình vô cùng đặc biệt và ý nghĩa này.

Sự có mặt của những người hâm mộ nước nhà sẽ là nguồn động viên to lớn giúp đội tuyển bóng đá nam Việt Nam có thêm sức mạnh, quyết tâm, tự tin hướng đến chức vô địch ngay trên sân khách Thái Lan.

Đại diện SHB chia sẻ Ngân hàng mong muốn có thêm thật nhiều cổ động viên đến cổ vũ trực tiếp tại sân Rajamangala, một lần nữa khẳng định tình yêu bóng đá cháy bỏng và niềm tự hào dân tộc của người Việt.

Quyết định này cũng một lần nữa khẳng định sự đồng hành của SHB trong việc lan tỏa tinh thần thể thao nói riêng và đóng góp vào các hoạt động xã hội nói chung.

Trước đó, SHB công bố sẽ dành 2 tỷ đồng trao thưởng đội tuyển bóng đá nam Việt Nam khi vô địch ASEAN Cup 2024. Ngân hàng do doanh nhân Đỗ Quang Hiển lãnh đạo cũng từng là một trong các đơn vị tài trợ chính kinh phí để mua bản quyền FIFA World Cup 2022 bóng đá nam và đồng hành cùng truyền hình Quốc hội phát sóng các trận đấu của FIFA World Cup 2023 bóng đá nữ.

Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển được biết đến là người yêu bóng đá cháy bỏng và thuần khiết, luôn đồng hành và có những đóng góp quan trọng cho bóng đá nước nhà. Ông đã đầu tư vào các câu lạc bộ bóng đá với định hướng phát triển bền vững qua đào tạo lứa cầu thủ trẻ tài năng của đất nước. “Bầu” Hiển SHB luôn mang tâm huyết, niềm tin và khát khao đưa nền bóng đá Việt Nam lên đỉnh cao, vươn tầm châu lục.
Trong những năm tháng rực rỡ nhất của bóng đá Việt Nam, Chủ tịch HĐQT SHB Đỗ Quang Hiển là một trong những người được ghi công đầu. Từ rất lâu, ông xác định không có con đường thành công và bền vững hơn đầu tư cho tương lai. Từ sự đầu tư hợp lý, bài bản và bền bỉ của vị doanh nhân Đỗ Quang Hiển, những lứa cầu thủ tài năng như Quang Hải, Hùng Dũng, Đoàn Văn Hậu, Thành Chung, Duy Mạnh, các nhân tố chính làm nên chiến tích Thường Châu, danh hiệu vô địch AFF Cup 2018, bán kết Asian Games 2018, tứ kết Asian Cup 2019 rồi vòng loại thứ ba World Cup 2022 cùng 2 lần liên tiếp đoạt huy chương Vàng SEAGames. Với thế hệ tài năng mới, vị thế bóng đá Việt đã bứt khỏi tầm khu vực, bắt đầu mơ những giấc mơ lớn.

Khi lứa cầu thủ Duy Mạnh, Hùng Dũng đang ở độ chín, lứa kế cận đã ra đời, gồm Hai Long, Tuấn Hải, Bùi Hoàng Việt Anh, Văn Tùng hay Văn Trường. Họ tạo ra sự tiếp nối, đảm bảo đội tuyển luôn tiến bước. Hiện tại, CLB của “bầu” Hiển vẫn cung cấp cầu thủ chính yếu cho “những chiến binh Sao Vàng”. Trong chiến dịch ASEAN Cup 2024, với 5 tuyển thủ, không CLB nào đóng góp nhiều quân số hơn đội bóng của “bầu” Hiển SHB.

Xuyên suốt quá trình phát triển của bóng đá Việt Nam nói chung và hành trình tại ASEAN Cup 2024 nói riêng, Ngân hàng SHB và Chủ tịch HĐQT Đỗ Quang Hiển luôn kiên tâm, đồng hành cùng bóng đá Việt Nam với tình yêu, niềm tin và khát vọng đưa bóng đá Việt Nam vươn tầm châu lục.

Viettel báo lãi 51.000 tỷ đồng cao nhất lịch sử, giữ ‘ngôi vương’ thị phần tại 7 thị trường quốc tế

Huy Hoàng • 04/01/2025 - 07:02

Tập đoàn đã nộp ngân sách Nhà nước 44.300 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên cũng tăng 6% so với năm trước.

Vì sao gần 6.000 cửa hàng của Thế giới Di động, Viettel, F88 được hoạt động như ‘cây ATM’?

Viettel ​​​​​​​đề xuất cơ chế đặc biệt mua bí mật công nghệ cao

Ngày 3/1, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tổ chức Hội nghị quân chính, tổng kết năm 2024 với những thành tựu vượt trội trong nhiều lĩnh vực.

Doanh thu và lợi nhuận đạt kỷ lục

Năm 2024, Viettel ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 190.000 tỷ đồng, vượt 103% kế hoạch đề ra và tăng trưởng 10,3% so với năm trước, mức tăng cao nhất trong ngành viễn thông. Lợi nhuận trước thuế đạt 51.000 tỷ đồng, hoàn thành 111% kế hoạch với mức tăng trưởng 11,3%, đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước tới nay của tập đoàn. Đồng thời, Viettel cho biết đã nộp ngân sách Nhà nước 44.300 tỷ đồng, tăng 17%.

Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên theo đó cũng tăng 6% so với năm trước.Động lực tăng trưởng của Viettel đến từ việc tập trung đẩy mạnh hoạt động viễn thông trong nước, đồng thời phát triển kinh doanh quốc tế và các lĩnh vực công nghệ cao như AI, an ninh mạng, điện toán đám mây và logistics.


Viettel ghi nhận lợi nhuận cao kỷ lục trong năm 2024

>> Vì sao gần 6.000 cửa hàng của Thế giới Di động, Viettel, F88 được hoạt động như ‘cây ATM’?
Thiết lập nhiều thành tựu ấn tượng

Bên cạnh kết quả kinh doanh tích cực, Viettel còn ghi dấu ấn mạnh mẽ khi chuyển đổi thành công 6,5 triệu thuê bao 2G lên 4G trong vòng 10 tháng, tốc độ nhanh gấp ba lần so với nhiều nhà mạng quốc tế. Tập đoàn cũng lắp đặt thêm hơn 6.000 trạm BTS, giúp vùng phủ 4G tương đương 2G, đảm bảo kết nối ổn định cho toàn dân.

Tại thị trường nước ngoài, Movitel – mạng viễn thông tại Mozambique đã vươn lên vị trí số 1, giúp Viettel giữ vững vị trí số 1 thị phần tại 7 thị trường quốc tế. Đây là năm thứ 8 liên tiếp khối thị trường nước ngoài của Viettel ghi nhận mức tăng trưởng hai con số, cao gấp 7 lần trung bình thế giới.

Trong năm 2024, Viettel cũng đã đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu Viettel Hòa Lạc – trung tâm dữ liệu lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam. Hiện nay, Viettel vận hành 14 trung tâm dữ liệu với 230.000 máy chủ, 81.000m2 mặt sàn, 11.500 rack và 87MW điện, khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu và điện toán đám mây.

Viettel cũng tiên phong trong phát triển mạng 5G với độ phủ lớn nhất Việt Nam, đạt 95% thủ phủ các tỉnh/thành phố. Tập đoàn thuộc top 5% nhà mạng toàn cầu có kiến trúc 5G hiện đại nhất và đặt mục tiêu phát triển thêm 12.000 trạm 5G trong năm 2025.

Bên cạnh đó, Viettel còn đưa vào khai thác tuyến cáp quang biển ADC kết nối Trung Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á, sở hữu dung lượng kết nối quốc tế lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn cũng có kế hoạch mở thêm tuyến cáp quang biển Việt Nam – Singapore nhằm củng cố hạ tầng kết nối quốc tế.

Trong lĩnh vực logistics, Viettel giữ vai trò chủ lực phát triển hạ tầng logistics quốc gia, ứng dụng công nghệ tự động hóa và tối ưu quy trình. Tập đoàn cũng xúc tiến đầu tư logistics tại Myanmar, Lào, Campuchia, Trung Quốc và Thái Lan, góp phần thúc đẩy thương mại trong khu vực.

Chính thức công bố xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Lê Mỹ • 04/01/2025 08:22

Trung tâm tài chính quốc tế sẽ thực hiện theo lộ trình, được kỳ vọng là “cú hích” lớn cho kinh tế TP HCM và cả nước.

Sáng ngày 4/1, tại TP HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Cùng tham dự có Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, cùng lãnh đạo bộ, ngành, TP HCM và Đà Nẵng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Theo Kết luận 47/2024, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Theo đó, thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TP HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng.

Thành lập các cơ quan để quản lý trung tâm tài chính gồm: cơ quan quản lý, điều hành; cơ quan giám sát; cơ quan giải quyết tranh chấp.

Về áp dụng các chính sách xây dựng trung tâm tài chính và lộ trình triển khai, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương từ nay đến năm 2030: ban hành và tổ chức thực hiện ngay 8 nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần áp dụng ngay.

Đồng thời thí điểm 6 nhóm chính sách thông dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới, nhưng cần có lộ trình áp dụng để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố Kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh hội nghị hết sức có ý nghĩa, đánh dấu một bước quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển đất nước; tạo ra một “cú hích”- động lực mới thúc đẩy phát triển không chỉ đối với TP HCM và Đà Nẵng mà còn đối với cả nước, góp phần quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo nền tảng để đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng của dân tộc.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thời gian qua, với bối cảnh kinh tế và các biến động khó lường như hiện nay, các Trung tâm tài chính mới nổi như Việt Nam có cơ hội vàng để tham gia vào “cuộc chơi” phát triển thị trường, thông qua việc thiết lập hành lang pháp lý mở, ban hành các chính sách ưu đãi vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế để trở thành “sân chơi” cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, quyết tâm xây dựng Trung tâm tài chính tại TP HCM và Đà Nẵng không chỉ phản ánh khát vọng của Việt Nam, mà còn đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu.

Toàn cảnh hội nghị

Trong kế hoạch hành động, Chính phủ phân công 49 nhóm nhiệm vụ giải pháp cụ thể cho 12 bộ ngành, địa phương, gắn với các sản phẩm đầu ra, chuẩn bị khung pháp lý và điều kiện nền tảng.

Đồng thời, Thủ tướng đã ban hành các quyết định thành lập và phê duyệt quy chế hoạt động của ban chỉ đạo liên ngành về trung tâm tài chính khu vực và quốc tế nhằm thống nhất định hướng, đưa ra các quyết sách lớn, điều phối bảo đảm vận hành các trung tâm tài chính thông suốt, nhất quán theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Trong đó, tập trung 5 nhóm: phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút nhân tài quốc tế, thúc đẩy đổi mới tài chính và phát triển các công cụ tài chính mới, mở rộng hội nhập với các tổ chức tài chính toàn cầu, bảo đảm an ninh tài chính.

Chính phủ cũng thành lập ban chỉ đạo do Thủ tướng Phạm Minh Chính là Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực là Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình. 5 phó Trưởng ban còn lại, gồm: Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng.

Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị công bố quy hoạch TP HCM nhiệm kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Trung tâm ra đời thì k ai chơi chứng khoán nữa đâu. Đơn giản do ckvn ít mã Kỳ lân quá

Ở ĐN phải mời @DuyVinhFC về làm cố vấn cấp cao rùi. Tha hồ hốt bạc nhé!

Mình đang dự định mở chuỗi cà phê tài chính đây bác, ly cà phê tầm 5k, giúp đào tạo người bán vé số và bảo vệ thành những pro trader

1 Likes

vào buổi sáng, kèm theo bill có lời gợi ý sẽ mua con gì, chốt lãi con gì trong ngày thì có mà hốt bạc.
@DuyVinhFC thành đệ nhất anh tài Thành phố đáng sống luôn!

Thay vì mời người ta mua vé số, người bán vé số sẽ mời người ta mua cổ phiếu Kỳ lân ạ, công cán lý cà phê thôi ạ. Còn bảo vệ thì mời khách hàng đến các công ty mua cổ phiếu Rồng thần ạ

Ông Phạm Nhật Vượng được Thủ tướng đề nghị làm tàu điện ngầm từ trung tâm TP.HCM đi Cần Giờ

Thủ tướng cho biết đã đề nghị tỉ phú Phạm Nhật Vượng - chủ tịch Tập đoàn Vingroup, xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm từ trung tâm TP.HCM đến huyện Cần Giờ.

Ông Phạm Nhật Vượng được Thủ tướng 'giao' làm tuyến tàu điện ngầm đi Cần Giờ - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch TP.HCM - Ảnh: HỮU HẠNH

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thông tin này tại hội nghị công bố quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng nhìn nhận quy hoạch TP.HCM lần này đã thể hiện sự kiên nhẫn, tìm tòi, khiêm tốn của TP.HCM và các cơ quan liên quan để nhận ra những mâu thuẫn, thách thức của TP.HCM và tìm giải pháp giải quyết.

Ví dụ trong quy hoạch đã chỉ ra mâu thuẫn, thách thức lớn của TP về thu hút nguồn lực, đào tạo nguồn lực chất lượng cao phục vụ cho phát triển giai đoạn mới và vấn đề tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, môi trường…

Đây là ba điểm nghẽn rất lớn phải tập trung tháo gỡ.

“Những trăn trở của chúng ta, lo toan của chúng ta được gói ghém, gửi gắm trong bản quy hoạch. Rất quan trọng, tôi rất tâm đắc. Quy hoạch đã xác định tầm nhìn chiến lược, các vấn đề ưu tiên cho sự phát triển TP.HCM”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng: “Điểm nghẽn, thách thức lớn của TP.HCM là thành phố đông dân nhưng đất chật người đông. Do vậy quy hoạch TP.HCM phải định hướng mở rộng không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm”.

Vừa qua, Thủ tướng đánh giá cao việc TP.HCM hoàn thành và đưa vào khai thác tuyến đường sắt đô thị (metro số 1) trên cao, người dân rất háo hức.

Sắp tới TP.HCM sẽ tiếp tục khai thác không gian ngầm.

“Tôi có trao đổi anh Vượng Vingroup (tỉ phú Phạm Nhật Vượng - PV) xây dựng một hệ thống tàu điện ngầm từ trung tâm TP.HCM cho đến huyện Cần Giờ. Anh đồng tình và rất say sưa”.

Từ việc này, Thủ tướng gợi ý: “Mình phải giao nhiều việc cho các doanh nghiệp lớn, tôi hiện cũng giao một số việc để người ta hình thành tư duy. Nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới. Chúng ta phải quán triệt tinh thần này khi triển khai thực hiện quy hoạch”.

Tháng 7-2024, Sở Giao thông vận tải và Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đã thống nhất đề xuất nghiên cứu bổ sung tuyến đường sắt đô thị (loại hình phù hợp) từ trung tâm TP.HCM đi Cần Giờ vào hợp phần giao thông trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Tuyến đường sắt này xuất phát từ chỉ đạo của Thủ tướng sau chuyến đi khảo sát, kiểm tra, làm việc tại huyện Cần Giờ năm 2023 (ngày 18-7-2023), sau đó Thành ủy, UBND TP cũng có chủ trương và chỉ đạo.

Về hướng tuyến, hai sở thống nhất cần quy hoạch định hướng một số vị trí khống chế, để có thể nghiên cứu điều chỉnh cục bộ hướng tuyến trong các bước tiếp theo. Tương tự, việc đi trên cao hoặc đi ngầm cũng cần bổ sung nguyên tắc để có thể xem xét điều chỉnh ở các bước triển khai tiếp theo.

Trước đó từ năm 2023, các đơn vị nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM cũng đề xuất TP.HCM cần nghiên cứu mở thêm 3 tuyến metro mới, trong đó có tuyến đường sắt đô thị vượt sông Soài Rạp sang Cần Giờ, kết nối đến khu đô thị du lịch 2.870ha lấn biển Cần Giờ.

Làm tàu điện ngầm đi Cần Giờ có thể bảo vệ được rừng ngập mặn

Thời điểm tháng 7-2013, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã đi khảo sát dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Đến tháng 11-2023, trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết 98, Thủ tướng cho rằng để bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều cách, trong đó có thể làm đường trên cao hay làm tàu điện ngầm đến Cần Giờ.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Nguyên tắc khi làm dự án phải bảo vệ những gì thiên nhiên ban tặng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và TP.HCM. Bây giờ kỹ thuật có thể nghiên cứu làm đường trên cao, hay làm tàu điện ngầm dưới lòng sông. Chi phí làm có thể cao hơn nhưng đổi lại bảo vệ được rừng, khai thác được tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh của Cần Giờ”.

Nóng: Rộ tin đồn lãnh đạo đánh bạc, chuyển hàng chục triệu USD ra nước ngoài, ACB chính thức lên tiếng

Hồ Nga • 04/01/2025 - 19:36

ACB cho biết đã thu thập toàn bộ nội dung đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thực theo đúng trình tự pháp luật để báo cáo sự việc đến các cơ quan có thẩm quyền

Fanpage của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa ra thông báo phản bác về “thông tin sai sự thật, khẳng định uy tín và an toàn trong mọi hoạt động”.

Theo nội dung thông báo, ACB nhận được thông tin về một số cá nhân lợi dụng mạng xã hội để livestream đưa thông tin bịa đặt, thất thiệt về lãnh đạo ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài hàng chục triệu USD.

Nội dung thông báo đăng trên Fanpage của ACB

Theo ACB, các thông tin bịa đặt này đã xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của lãnh đọa và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh, uy tín của ACB. Đặc biệt, các thông tin sai sự thật này còn có nguy cơ gây xáo trộn, hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến an ninh tài chính, tiền tệ của ngành tài chính, ngân hàng Việt nam

ACB cho biết đã thu thập toàn bộ nội dung đăng tải, lan truyền thông tin sai sự thực theo đúng trình tự pháp luật để báo cáo sự việc đến các cơ quan có thẩm quyền.

ACB khẳng định sự minh bạch, an toàn và trách nhiệm cao trong mọi hoạt động để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, cổ đông và đối tác.

Về ACB, ngày cuối cùng của năm 2024, ngân hàng ra thông báo về việc ông Nguyễn Văn Hòa, thành viên HĐQT, thành viên Ban Tổng Giám đốc, sẽ chấm dứt kiêm nhiệm chức vụ Giám đốc Tài chính từ ngày 1/1/2025 do hết thời gian bổ nhiệm.

Mất 1.300 tỷ trong năm 2024, người đàn ông 55 tuổi tại tp.HCM từng chấp nhận bán rẻ tài sản nghìn tỷ trong cơn bĩ cực, dựng lại cơ đồ

image

Tài sản của ông Nguyễn Văn Đạt

Ông Nguyễn Văn Đạt, sinh năm 1970, hiện là Chủ tịch HĐQT của CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) được ghi nhận là người giàu thứ 12 trên sàn chứng khoán Việt Nam, theo số liệu cuối năm 2024. Ông Đạt quê tại Quảng Ngãi và sinh sống tại Tp.HCM.

Mất 1.300 tỷ trong năm 2024, người đàn ông 55 tuổi tại tp.HCM từng chấp nhận bán rẻ tài sản nghìn tỷ trong cơn bĩ cực, dựng lại cơ đồ- Ảnh 1.

Ông Đạt hiện sở hữu trực tiếp hơn 334,7 triệu cổ phiếu PDR, tương ứng với tỷ lệ sở hữu 38,34% và sở hữu gián tiếp gần 79,9 triệu cổ phiếu PDR với tỷ lệ 9,15% vốn điều lệ thông qua Công ty TNHH Phát Đạt Holdings. Với mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch cuối cùng của năm 2024 là 20.700 đồng/cp, lượng cổ phiếu của ông Đạt có giá trị gần 8.583 tỷ đồng.

Trong vòng 1 năm, tài sản của ông Đạt đã giảm đi khoảng 1.300 tỷ đồng ở tuổi 55. Thời kỳ đỉnh cao, cuối năm 2021, tài sản chứng khoán của ông Đạt từng lên hơn 28.300 tỷ đồng.

Mất 1.300 tỷ trong năm 2024, người đàn ông 55 tuổi tại tp.HCM từng chấp nhận bán rẻ tài sản nghìn tỷ trong cơn bĩ cực, dựng lại cơ đồ- Ảnh 2.

Cổ phiếu PDR so với hồi đầu năm 2024 cũng đã giảm 18%.

Giữa tháng 6, PDR đã kết thúc đợt chào bán hơn 134,3 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên hơn 8.731 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính quý 3/2024, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt 2,6 tỷ đồng, giảm đến 99% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, doanh thu tài chính 194 tỷ đồng, tăng mạnh so với 550 triệu đồng cùng kỳ, chủ yếu là lãi chuyển nhượng cổ phần công ty liên kết. Nhờ đó, PDR vẫn có lãi sau thuế 51 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, Phát Đạt ghi nhận doanh thu thuần đạt 173 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 154 tỷ đồng, giảm lần lượt gần 69% và 62% so với cùng kỳ năm 2023.

Mất 1.300 tỷ trong năm 2024, người đàn ông 55 tuổi tại tp.HCM từng chấp nhận bán rẻ tài sản nghìn tỷ trong cơn bĩ cực, dựng lại cơ đồ- Ảnh 3.

Liên tục bán các tài sản

Vào ngày 24/6, Phát Đạt đã chuyển nhượng 25% cổ phần trong BĐS BIDICI cho ông Nguyễn Trà Giang, với giá trị gần 770 tỷ đồng.

Ngày 23/9, Phát Đạt đã chuyển nhượng 24% cổ phần trong BĐS BIDICI cho ông Phạm Thanh Điền, với giá trị gần 739 tỷ đồng.

Chủ trương chuyển nhượng vốn tại BIDICI đã được HĐQT Phát Đạt thông qua ngày 20/6. Theo đó, doanh nghiệp bất động sản này sẽ chuyển nhượng toàn bộ hơn 111,7 triệu cổ phần tại BIDICI (chiếm 49% vốn điều lệ) với giá chuyển nhượng công ty không thấp hơn 130% mệnh giá. Như vậy, sau thương vụ chuyển nhượng trên, tỷ lệ sở hữu của Phát Đạt tại BIDICI giảm từ 49% xuống 24%.

Trước đó, Phát Đạt cũng bán gần 100 triệu cổ phần, tương đương 99,8% vốn điều lệ tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Khu công nghiệp Phát Đạt (PDI). Đối tác nhận chuyển nhượng là công ty TNHH Phát Đạt Holdings. Nhờ đó, doanh thu tài chính quý 4/2023 của doanh nghiệp lên tới hơn 421 tỷ đồng, gấp 26 lần cùng kỳ năm 2022.

Được biết, giai đoạn khủng hoảng nửa cuối năm 2022, PDR bị giải chấp liên tục do dùng cổ phiếu để đảm bảo cho các khoản nợ trái phiếu.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra hôm 3/7/2023, Chủ tịch là ông Nguyễn Văn Đạt lần đầu chia sẻ về cơn bĩ cực này. Ông cho biết trong thời điểm khó khăn cực độ, giá cổ phiếu chỉ còn 13.000 đồng/cp, ban lãnh đạo Công ty đánh giá, nếu phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu lúc này, sẽ không có nhiều người mua. Thời điểm đó ngân hàng cũng không cho vay bất động sản.

Chủ tịch PDR nhấn mạnh rằng lúc khó khăn, cổ đông nói bị thiệt hại, nhưng “Tôi mới là người hi sinh nhiều, mang nhiều tài sản để đóng góp, hỗ trợ cho công ty”.

Ông Đạt cho biết, giai đoạn đó, thậm chí một tài sản trị giá 3.000 tỷ đồng cũng chấp nhận bán giá 2.000 tỷ để có được dòng tiền hỗ trợ Công ty.

“Ai thiệt, tôi thiệt nè, tài sản gia đình cũng bán, tài sản cá nhân cũng cho mượn để thế chấp thêm. Tôi là người thiệt nhất, nhưng tôi chấp nhận, mất bao nhiêu bỏ, phải bảo vệ uy tín, tồn tại đã, rồi tính đến phát triển”, ông Đạt nói.

Tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư hồi tháng 8/2024, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt chia sẻ rằng, trong bối cảnh thị trường bất động vẫn còn khó khăn, ưu tiên hàng đầu của Phát Đạt hiện tại là tồn tại và phát triển.

Chính vì vậy, ban lãnh đạo đã lựa chọn phương án bán tài sản nhằm duy trì được dòng tiền kinh doanh và chuẩn bị cho chu kỳ mới. “Thời điểm này, việc còn tài sản để bán và có thể bán được cũng là một lợi thế của PDR”, Chủ tịch Phát Đạt từng chia sẻ.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐQT PDR từng chia sẻ rằng công ty có ít nhất 6 dự án chắc chắn sẽ triển khai liên tục từ nay đến 2027. Bao gồm: Dự án Quy Nhơn Iconic (Khu Đô thị Bắc Hà Thanh) có quy mô 41,16 ha tại Bình Định, Dự án Khu phức hợp TMDV Ngô Mây Quy Nhơn (Q1 Tower) với tổng diện tích 5,47 ha, Dự án Khu Nhà ở Phức hợp Cao tầng Thuận An 1&2 rộng 4,46ha (Bình Dương), Dự án Khu Phức hợp Nghỉ dưỡng Poulo Condor có tổng diện tích 21,21 ha (Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu), Dự án Khu phức hợp Thương mại Dịch vụ Như Nguyệt lớn 7,62 ha (Đà Nẵng), Dự án Khu Phức hợp Nghỉ dưỡng Serenity Phước Hải có tổng diện tích 19,45ha (Bà Rịa - Vũng Tàu). Các dự án này với kỳ vọng sẽ mang lại cho Phát Đạt doanh thu dự kiến lên đến 50.000 tỷ đồng.

8 năm chưa xong dự án chống ngập 10.000 tỷ của Trung Nam, Thủ tướng chốt thời hạn gỡ vướng

Long Vũ • 05/01/2025 14:32

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần trình ban hành Nghị quyết gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ trước ngày 15/1.

Chiều 4/1, tại TP. HCM, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ban Chỉ đạo về rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo 1568) đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP. HCM nhằm tìm giải pháp tháo gỡ các dự án tồn đọng.

Gỡ khó tại hàng loạt dự án gặp vướng mắc kéo dài

Theo báo cáo của UBND TP. HCM, trong thời gian qua, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để rà soát và xử lý các vấn đề liên quan đến các dự án trên địa bàn theo Công điện 112, Quyết định 1568 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo TP. HCM nhằm tìm giải pháp tháo gỡ các dự án tồn đọng.

Danh mục này gồm 12 công trình, dự án lớn tồn đọng, vướng mắc kéo dài, trong đó có 6 dự án đầu tư thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cùng 3 dự án, 3 tài sản công vướng mắc thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ.

Chốt thời hạn trình Nghị quyết gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của Trung Nam

Đối với 6 dự án lớn thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng cho biết dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế tại xã Tân Thới Nhì (huyện Hóc Môn) đã được chỉ đạo giải quyết. Với 5 dự án còn lại, trong đó có dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng, các bộ, ngành, TP. HCM và các địa phương đang đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách. Chính phủ sẽ ban hành 1 nghị quyết để tháo gỡ, yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình ban hành Nghị quyết này trước ngày 15/1.


Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần trình ban hành Nghị quyết gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ trước ngày 15/1.

Dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng, do Trung Nam Group làm chủ đầu tư, khởi công từ ngày 26/6/2016 và dự kiến hoàn thành vào năm 2018. Tuy nhiên, đến năm 2020, dù đã hoàn thành hơn 90% khối lượng công việc, dự án phải tạm dừng tới nay do các vướng mắc pháp lý.

Mới đây, ông Nguyễn Tâm Thịnh – Chủ tịch HĐQT Trung Nam Group đã ký văn bản gửi Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ về vướng mắc lớn nhất của Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1).

Trước đó, Chính phủ có Nghị quyết 40/NQ-CP ngày 1/4/2021 đề cập nội dung phương thức thanh toán chưa phù hợp trong hợp đồng BT của dự án và nội dung chỉ đạo nêu rõ: “Vấn đề này thuộc trách nhiệm của UBND TP. HCM và các tổ chức, cá nhân có liên quan".

Trung Nam Group cho biết từ khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 40 đến nay, mặc dù nhà đầu tư nhiều lần báo cáo nhưng UBND TP. HCM vẫn chưa thực hiện điều chỉnh hợp đồng BT để hiện thực hóa chỉ đạo của Chính phủ. Trong các báo cáo gần đây, thành phố vẫn đang kiến nghị Chính phủ nội dung đề xuất không phù hợp với nội dung của Nghị quyết 40.

"Đây là vướng mắc tiên quyết và lớn nhất cần được giải quyết để tháo gỡ ách tắc của dự án, để có thể tiếp tục thực hiện các pháp lý liên quan khác”, văn bản của Trung Nam Group nêu. Do đó, nhà đầu tư mong nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan Trung ương để dự án được triển khai lại, sớm hoàn thành và đưa vào khai thác.