Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Các CTCK đồng thuận “hô” VN-Index lên 1.400-1.500 điểm trong năm 2025, điều gì đang diễn ra?

image

Hầu hết các tổ chức đều cho rằng VN-Index có thể bứt phá mạnh về mặt điểm số, thậm chí có đơn vị dự báo chỉ số có thể vượt mốc 1.660 điểm trong năm nay.

Khép lại một năm đầy biến động, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.266 điểm, tăng 12% so với hồi đầu năm. Dù vậy, mức tăng trưởng hai chữ số chủ yếu nhờ vào sự bùng nổ của thị trường trong quý 1, trong khi chỉ số lại lình xình ảm đạm trong ba quý cuối năm.

Bước sang 2025, bức tranh thị trường chứng khoán được đa số các CTCK, tổ chức nhận định lạc quan. Hầu hết các tổ chức đều cho rằng VN-Index có thể bứt phá mạnh về mặt điểm số, thậm chí có đơn vị dự báo chỉ số có thể vượt mốc 1.660 điểm trong năm nay.

Động lực của thị trường năm 2025 được các CTCK nhìn nhận đến từ kỳ vọng nền tảng vĩ mô ổn định dưới những chính sách điều hành của cơ quan quản lý, kỳ vọng nâng hạng thị trường đón dòng tiền lớn, khả năng tăng trưởng doanh nghiệp tích cực và định giá duy trì hấp dẫn.

Các CTCK đồng thuận “hô” VN-Index lên 1.400-1.500 điểm trong năm 2025, điều gì đang diễn ra?- Ảnh 1.

Đơn cử như Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dự báo VN-Index có thể kết thúc năm 2025 ở mức 1.486 điểm trong kịch bản cơ sở với P/E mục tiêu 13,8 lần. Điều này diễn ra trong bối cảnh lãi suất toàn cầu được kỳ vọng tiếp tục giảm giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn ngoại quay trở lại thị trường cận biên và mới nổi. Triển vọng nâng hạng thị trường theo FTSE và cải cách theo MSCI cũnggiúp tăng sức hấp dẫn với nhà đầu tư quốc tế.

Bên cạnh đó, VDSC cho rằng doanh thu và lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục tăng, EPS VN-Index dự báo tăng 12,2% và việc dòng tiền nội địa tiếp tục đóng vai trò dẫn dắt với tỷ trọng giao dịch duy trì trên 90% sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong năm 2025.

Tương tự, Chứng khoán KBSV kỳ vọng chỉ số VN-Index đạt mức 1.460 điểm, tương ứng mức tăng trưởng EPS toàn thị trường 16,7% và định giá P/E ở mức 14,6 lần. Động lực đến từ dự báo nền tảng vĩ mô Việt Nam ổn định dưới góc độ tỷ giá (USD/VND tăng 1-2%), mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế vẫn sẽ duy trì ở mức thấp so với lịch sử (với mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ 0,3- 0,5%, trong khi lãi suất cho vay đi ngang hoặc tăng nhẹ) và Việt Nam được nâng hạng thị trường theo FTSE.

Dù thị trường có thể biến động và giằng co trong quý đầu năm trước những chính sách mới của ông Trump, song KBSV cho rằng bất cứ nhịp điều chỉnh đáng kể nào trong giai đoan này sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tích luỹ cổ phiếu ở vùng giá thấp.

Triển vọng thị trường chứng khoán năm 2025 cũng được Chứng khoán VCBS nhận định tích cực nhờ xu hướng nới lỏng tiền tệ thế giới, dư địa nới lỏng tài khoá trong nước tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng và động thái quyết liệt từ Chính Phủ trong việc cải cách khuôn khổ pháp lý sẽ tác động tích cực đến tâm lý nhà đầu tư.

Thêm vào đó, vĩ mô Việt Nam đã và đang dần cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ trong nỗ lực tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 2024 được dự báo đứng đầu khu vực ASEAN, đem đến kỳ vọng lớn cho năm 2025. Cùng với đó là triển vọng nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi khi Việt Nam đã hoàn thành 7/9 tiêu chí nâng hạng của FTSE.

VCBS dự báo lợi nhuận toàn thị trường tiếp tục tăng trưởng trong năm 2025, ở mức 12%, với động lực từ ngân hàng và bất động sản. Với kịch bản cơ sở, chỉ số VN-Index được dự báo có thể đạt 1.555 điểm với P/E của VN-Index đạt 14,6x và EPS thị trường +12%. Với kịch bản khả quan, chỉ số có thể đạt 1.663 điểm với kỳ vọng nâng hạng thị trường.

Cũng đưa ra kịch bản cho năm 2025, Chứng khoán PHS lạc quan nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) sẽ khởi sắc mạnh mẽ với ba kịch bản cụ thể. Ở kịch bản cơ sở, VN-Index sẽ đạt 1.330 điểm với tăng trưởng thu nhập 10% và GDP tăng 6%. Trong kịch bản lạc quan hơn, chỉ số có thể đạt 1.420 điểm nếu tăng trưởng thu nhập đạt 18% và GDP tăng 7%. Với kịch bản tốt nhất, CTCK này dự báo VN-Index có thể sẽ chạm mốc 1.540 điểm với tăng trưởng thu nhập 25% và GDP tăng 7,5%.

Bên cạnh tổ chức trong nước, các quỹ đầu tư nước ngoài cũng lạc quan cho rằng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện và định giá hấp dẫn sẽ yếu tố nòng cốt dẫn dắt đà tăng của thị trường chứng khoán năm 2025.

Pyn Elite Fund tin rằng P/E VN-Index sẽ giảm xuống còn 10,1 nhờ tăng trưởng lợi nhuận của các cổ phiếu niêm yết tại Việt Nam tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2025. Dù VN-Index đang bị giới hạn trong phạm vi giao dịch 1.200 - 1.300 điểm, nhưng Pyn Elite vẫn giữ nguyên quan điểm về dài hạn VN-Index có thể cán mốc 2.500 điểm. Quỹ tin rằng các yếu tố rủi ro sẽ lùi lại phía sau và sự chú ý sẽ tập trung vào sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các công ty niêm yết tại Việt Nam cùng với mức định giá rất hấp dẫn của thị trường.

VinaCapital dự đoán năm 2025 sẽ là một năm biến động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam vì trong nửa đầu năm tới tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND có thể bị ảnh hưởng, nhưng cả hai khả năng này có thể sẽ đảo chiều vào cuối năm. Nhóm quỹ này xem sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán là cơ hội để mua vào, động lực đến từ định giá thị trường chứng khoán vẫn hấp dẫn với hệ số P/E dự phóng là 12x, so với mức tăng trưởng EPS dự báo là 17%.

Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng sẵn sàng tham gia siêu dự án 8,6 tỷ USD vừa được Thủ tướng gửi gắm?

Quốc Trung • 06/01/2025 - 10:27

Đây là dự án khu đô thị có quy mô dân số tối đa hơn 228.000 người, tổng diện tích 2.870ha với tổng vốn đầu tư lên đến 217.000 tỷ đồng.

Thủ tướng nói về việc tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm metro TPHCM

Lần đầu tiên tại Việt Nam, quỹ hơn 2.000 tỷ đồng của vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm điều này để góp phần nâng tầm lĩnh vực khoa học

Chiều ngày 4/1/2025, UBND TP. HCM tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch thành phố giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hội nghị có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, lãnh đạo các Bộ, ngành và lãnh đạo TP. HCM.

Vingroup và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng sẵn sàng tham gia siêu dự án 8,6 tỷ USD vừa được Thủ tướng gửi gắm?
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị

Thủ tướng nhấn mạnh, một trong những thách thức lớn nhất mà TP. HCM đang đối mặt là dân số đông trong khi quỹ đất hạn chế. Do đó, quy hoạch thành phố cần mở rộng không gian theo các chiều hướng mới, bao gồm không gian vũ trụ, không gian biển và đặc biệt là không gian ngầm. Ông đề xuất, trong tương lai, TP. HCM nên chú trọng khai thác không gian ngầm để phát triển hạ tầng giao thông hiện đại.

Thủ tướng chia sẻ thêm rằng ông đã trao đổi với ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, về ý tưởng xây dựng hệ thống tàu điện ngầm nối trung tâm TP. HCM đến huyện Cần Giờ. Ý tưởng này nhận được sự đồng tình và sự hứng thú từ phía ông Vượng. Theo Thủ tướng, sự đổi mới và sáng tạo trong tư duy quy hoạch cần được đặt lên hàng đầu, và các doanh nghiệp lớn như Vingroup nên được giao nhiệm vụ cụ thể để tham gia tích cực vào quá trình phát triển thành phố.

Một trong những điểm nhấn trong quy hoạch lần này là dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Khu đô thị có quy mô dân số tối đa hơn 228.000 người, tổng diện tích 2.870ha với tổng vốn đầu tư lên đến 217.000 tỷ đồng (tương đương 8,56 tỷ USD). Dự án được chia thành 4 phân khu chức năng gồm khu quảng trường, sân golf, resort, sân vận động và tòa tháp cao 108 tầng mang tính biểu tượng.

Đơn vị lập quy hoạch chi tiết cho khu đô thị là CTCP Đô thị Du lịch Cần Giờ, một công ty con của Tập đoàn Vingroup. Hiện tại, Vingroup sở hữu 69,28% tỷ lệ lợi ích và 99,99% tỷ lệ biểu quyết tại công ty này. Với tiềm lực mạnh mẽ, Vingroup tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong các dự án phát triển lớn của TP. HCM.

Ở thời điểm cuối tháng 9/2024, Vingroup là tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản hơn 791.000 tỷ đồng. Tập đoàn không chỉ dẫn đầu trong các lĩnh vực như bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và sản xuất mà còn đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Theo báo cáo Private 100 năm 2024, Vingroup đã nộp ngân sách khoảng 30.900 tỷ đồng, trong khi Vinhomes đóng góp 18.100 tỷ đồng và VinFast là 2.000 tỷ đồng. Tổng cộng, các doanh nghiệp liên quan đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã nộp hơn 51.000 tỷ đồng, chiếm hơn 1/4 tổng số nộp ngân sách của top 100 doanh nghiệp tư nhân.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, với khối tài sản 4,1 tỷ USD, hiện trong top 712 người giàu nhất thế giới theo Forbes. Với tiềm lực tài chính vững mạnh, ông đang tập trung xây dựng Vingroup và VinFast trở thành những thương hiệu kỳ lân toàn cầu. Tập đoàn tiếp tục chứng minh vai trò quan trọng không chỉ trong nền kinh tế Việt Nam mà còn trong các chiến lược phát triển lâu dài của TP. HCM và quốc gia.

Quy hoạch mới của TP. HCM mở ra một chương mới trong việc phát triển bền vững và hiện đại hóa đô thị, với sự tham gia của những tập đoàn lớn như Vingroup. Sự kết hợp giữa nguồn lực nhà nước và tư nhân hứa hẹn mang lại những bước tiến dài cho thành phố trong tương lai.

Nói là làm, Novaland chi hơn 1.500 tỷ đồng mua lại trước hạn 5 lô trái phiếu một lúc

image

Theo công bố từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, NVL) đã mua lại 5 lô trái phiếu trước hạn với tổng giá trị 1.550 tỷ đồng trong ngày 31/12/2024. Cả 5 lô trái phiếu Novaland mua lại đều được phát hành trong năm 2020, đáo hạn vào tháng 8/2025.

Trước đó, Novaland đã công bố phương án mua lại trái phiếu trước hạn với giá trị tối đa tính theo mệnh giá là 7.000 tỷ đồng. Danh sách dự kiến mua lại gồm 21 lô trái phiếu. Như vậy, sau khi mua 5 lô nói trên, doanh nghiệp này vẫn còn 5.450 tỷ đồng trái phiếu cần mua.

Nói là làm, Novaland chi hơn 1.500 tỷ đồng mua lại trước hạn 5 lô trái phiếu một lúc- Ảnh 1.

Thời gian mua lại theo công bố là dự kiến từ 27/12/2024 - 30/1/2025, theo phương thức thỏa thuận giữa tổ chức phát hành và người sở hữu trái phiếu. Giá mua lại sẽ được tính bằng 100% mệnh giá cộng với tiền lãi phát sinh tính đến ngày mua.

Trong một diễn biến khác, Novaland vừa thông qua nghị quyết HĐQT về việc điều chỉnh giá chuyển đổi và tỷ lệ chuyển đổi cho lô trái phiếu trị giá 300 triệu USD.

Theo đó, giá chuyển đổi là 36.000 đồng/cổ phiếu, tỷ giá cố định tại thời điểm chuyển đổi là 24.960 VND/USD và có thể được điều chỉnh theo các sự kiện liên quan. Tỷ lệ chuyển đổi được xác định là 149.038 cổ phiếu/trái phiếu. Thời gian hiệu lực áp dụng từ ngày 5/1/2025.

Tại thời điểm 30/9/2024, Novaland ghi nhận 59.215 tỷ đồng nợ vay tài chính. Lớn nhất trong các khoản nợ của Novaland là trái phiếu doanh nghiệp với 38.396 tỷ đồng, chiếm gần 65% tổng dư nợ. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn vay hơn 7.500 tỷ từ các ngân hàng trong nước và hơn 7.000 tỷ vay các chủ nợ nước ngoài.

NVL uy tín vậy là tốt quá rồi

Thủ tướng chỉ đạo sắp xếp 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sau khi “siêu uỷ ban” kết thúc hoạt động

THỨ 3 , 07/01/2025, 09:19

0 CHIA SẺ

Thủ tướng chỉ đạo việc sắp xếp mô hình, tổ chức với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải trên tinh thần “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết” để vốn Nhà nước được quản lý tốt nhất và phát triển tốt nhất, phục vụ cho phát triển đất nước thời kỳ mới.

Chiều 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về “Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp thứ Tám của Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc, Bùi Thanh Sơn; các Bộ trưởng là thành viên Ban Chỉ đạo; lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và đại diện 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hiện đang giao Ủy ban quản lý.
Phiên họp tập trung thảo luận việc kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và việc chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty; việc sắp xếp, tổ chức bộ máy của Tổng cục Thống kê.

Thủ tướng chỉ đạo sắp xếp 19 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sau khi “siêu uỷ ban” kết thúc hoạt động- Ảnh 1.

Phiên họp thứ 8 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Sau khi nghe các ý kiến, phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong quá trình phát triển, chúng ta đã áp dụng các mô hình khác nhau trong quản lý doanh nghiệp Nhà nước, quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phù hợp theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, mô hình hiện nay vẫn có những hạn chế, một phần do quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13). Do đó, cần tiếp tục sắp xếp, đổi mới theo hướng tách bạch nhiệm vụ quản lý Nhà nước và quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Theo Thủ tướng Chính phủ, năm 2025, cả nước phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt ít nhất 8%, tạo đà cho thời kỳ phát triển 2 con số tiếp theo. Do đó các bộ, ngành, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp phải tăng trưởng ít nhất 8%; việc sắp xếp mô hình, tổ chức với các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải trên tinh thần “đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, trước hết” để vốn Nhà nước được quản lý tốt nhất và phát triển tốt nhất, phục vụ cho phát triển đất nước thời kỳ mới.

Về phương án kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và việc chuyển quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với 19 tập đoàn, tổng công ty, Thủ tướng nhấn mạnh, cần lựa chọn phương án tối ưu nhất trong các phương án có thể trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng, thấu đáo, khách quan, khoa học, phù hợp với tình hình đất nước để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nhấn mạnh vấn đề quan trọng nhất là hiệu quả, thực sự vì nhiệm vụ chung, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, Thủ tướng cho rằng với một số tập đoàn, tổng công ty thực hiện vai trò bảo đảm các cân đối lớn, được giao các nhiệm vụ chiến lược quốc gia thì nghiên cứu, đề xuất mô hình thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Đồng thời, phải phân cấp phân quyền nhiều hơn nữa cho doanh nghiệp, tăng cường tính chủ động, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường.

Các nội dung này đều liên quan quy định tại Luật số 69/2014/QH13. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp thay thế Luật số 69/2014/QH13 để Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 2 sắp tới nhằm giải quyết các nút thắt, vướng mắc hiện nay.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tập trung xây dựng quy hoạch, chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động, thiết kế công cụ để giám sát kiểm tra.

Thủ tướng lưu ý, công tác cán bộ tại các doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và việc đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp cần tổng thể.

Đối với mô hình tổ chức cơ quan thống kê, nhấn mạnh vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu với việc hoạch định chính sách và yêu cầu không trùng chéo chức năng nhiệm vụ với các cơ quan khác, giảm khâu trung gian, giảm đầu mối, giảm thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp thu ý kiến của thành viên Ban Chỉ đạo và căn cứ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, tham khảo mô hình quốc tế, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất mô hình phù hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.

VinFast muốn tăng gấp đôi công suất trong năm 2025, tổng công suất toàn cầu có thể sớm đạt 1 triệu xe/năm

image

Theo thông tin từ Nikkei Asia , VinFast dự kiến tăng gấp đôi sản lượng toàn cầu trong năm nay dù phải đối mặt với những thách thức như việc nhu cầu thị trường chững lại và cạnh tranh về giá ngày càng khốc liệt.

Hãng xe điện này đang xây dựng nhà máy thứ hai tại tỉnh Hà Tĩnh. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 7 năm nay. Giai đoạn đầu, nhà máy sẽ có công suất 300.000 xe điện mỗi năm.

Ông Nguyễn Việt Quang, Tổng giám đốc Vingroup, cho biết đây là bước tiến quan trọng để VinFast bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Ông đã chia sẻ điều này trong lễ khởi công nhà máy mới vào tháng 12 năm ngoái. Gần đó là cảng Vũng Áng thuận lợi cho việc xuất khẩu xe.

VinFast còn đang mở rộng quy mô sản xuất với các nhà máy mới tại Indonesia và Ấn Độ. Ba nhà máy này sẽ giúp VinFast sản xuất thêm 400.000 xe/năm, nâng tổng sản lượng lên 700.000 xe. Trong tương lai, nhà máy tại Hà Tĩnh sẽ tăng công suất lên 600.000 xe.

Hãng cũng dự kiến xây dựng nhà máy tại Mỹ với công suất 150.000 xe vào năm 2028. Khi hoàn thành, VinFast có đạt công suất khoảng 1 triệu xe mỗi năm từ 5 nhà máy trên toàn cầu.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup và CEO VinFast đã nhiều lần khẳng định rằng sản xuất xe điện là một dự án quan trọng đối với Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện kinh doanh mà còn mang ý nghĩa to lớn. Chính phủ đã hỗ trợ VinFast bằng các ưu đãi thuế và những chính sách khác.

Nhà máy VinFast tại Hải Phòng.

Trong bối cảnh VinFast mở rộng công suất sản xuất, Nikkei Asia lại nhận định nhu cầu xe điện trên toàn cầu đang có dấu hiệu chững lại. Trong năm 2024, lần đầu tiên trong lịch sử Tesla ghi nhận doanh số giảm. Hãng đã hoãn kế hoạch xây dựng nhà máy tại Đông Nam Á. Ngành xe điện đang gặp nhiều thách thức, bao gồm việc phá sản của hãng Fisker ở Mỹ và nhà sản xuất pin Northvolt ở Thụy Điển.

Trong khi đó, BYD, nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc, đã giảm giá bán trên nhiều thị trường. Điều này giúp hãng tăng mạnh doanh số tại Thái Lan và Indonesia.

Trong tình hình đó, VinFast vẫn kiên định với kế hoạch mở rộng. Điểm sáng lớn là sự thành công của mẫu xe điện cỡ nhỏ VF3, với hiệu suất vượt mong đợi. Nhờ thiết kế nội thất đơn giản và chính sách giảm phí trước bạ, mẫu VF3 có thể được mua với giá dưới 10.000 USD. Điều này áp dụng khi khách hàng chọn gói thuê pin, trong đó chi phí pin được tính riêng dựa trên quãng đường di chuyển. Trong khi đó, xe điện sản xuất tại Trung Quốc có giá trung bình khoảng 30.000 USD.

BYD hiện bán xe điện tại Trung Quốc với giá thấp nhất 69.800 nhân dân tệ (khoảng 9.500 USD), cùng quãng đường tối đa 305 km mỗi lần sạc. VF3 chỉ đạt quãng đường tối đa 215 km mỗi lần sạc, nhưng VinFast kỳ vọng mẫu xe này có thể trở thành sản phẩm chủ lực tại các thị trường mới nổi. Điều này còn phụ thuộc vào việc nâng cấp hiệu suất trong tương lai và các mức thuế mà Mỹ áp lên xe điện Trung Quốc.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, VinFast đã giao 67.000 xe tại Việt Nam. Sản lượng này có khả năng vượt mục tiêu 80.000 xe trong cả năm. Nếu đạt được, doanh số sẽ gấp đôi năm trước, đồng thời giúp VinFast vượt qua Toyota và Hyundai để dẫn đầu thị phần.

VPS, VNDirect tiếp tục mất thị phần môi giới vào tay đối thủ trong quý IV/2024

Hải Băng • 07/01/2025 - 15:26

VPS, VNDirect sụt giảm thị phần trong quý IV/2024 và cả năm 2024. Ngược lại, TCBS, HSC và Vietcap tăng trưởng mạnh trong cùng khoảng thời gian.

HoSE vừa công bố thông tin về giá trị giao dịch môi giới của 10 công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất quý IV/2024 và cả năm 2024.


10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới trên HoSE lớn nhất quý IV/2024 (Nguồn: HoSE)

Trong quý IV/2024, Top 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất không thay đổi so với quý III/2024, gồm: VPS, SSI, TCBS, Vietcap, HSC, MBS, VNDirect, MAS, KIS và FPTS.

VPS tiếp tục dẫn đầu với 16,45% thị phần, nhưng giảm so với quý III/2024 (17,63%), đánh dấu chuỗi 3 quý giảm liên tục. Công ty đạt đỉnh thị phần vào quý I/2024 với 20,29%.

Cùng cảnh ngộ với VPS là VNDirect, với thị phần giảm còn 5,08% so với 5,7% của quý III/2024 và FPTS, chiếm 2,84%, giảm nhẹ so với quý trước (2,97%).

Các công ty còn lại đều ghi nhận mức tăng thị phần so với quý III/2024, cụ thể: SSI (+0,35%), TCBS (+0,61%), Vietcap (+0,25%), HSC (+0,1%), MBS (+0,47%), MAS (+0,17%) và KIS (+0,21%). Trong đó, TCBS là công ty có mức tăng thị phần mạnh nhất.


10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới trên HoSE lớn nhất năm 2024 (Nguồn: HoSE)

Cả năm 2024, Top 10 công ty có thị phần môi giới lớn nhất trên HoSE gồm: VPS, SSI, TCBS, HSC, Vietcap, VNDirect, MBS, MAS, KIS và VCBS. So với danh sách năm 2023, FPTS rời khỏi Top 10, nhường chỗ cho VCBS.

VPS tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với 18,26% thị phần, nhưng giảm 0,8% so với năm 2023.

VNDirect ghi nhận sự sụt giảm mạnh, từ Top 3 với 7,01% năm 2023 xuống Top 6 với 5,87% năm 2024, mất 1,14% thị phần.

SSI vẫn giữ vững vị trí Top 2 nhưng thị phần cũng giảm từ 10,44% năm 2023 xuống 9,18% năm 2024.

Ngược lại, nhiều công ty khác ghi nhận tăng trưởng thị phần, nổi bật là TCBS (+0,86%), HSC (+1,09%) và Vietcap (+1,61%).

:vietnam: Chào mừng doanh nhân Nicolas Berggruen (Nhà sáng lập, Chủ tịch Công ty đầu tư Berggruen Holdings và Viện Berggruen) sang thăm và làm việc tại Việt Nam và gặp lại GS. Nguyễn Thị Liên Hằng (Giám đốc Viện Nghiên cứu Đông Á Weatherhead, Đại học Columbia, Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao đóng góp tích cực của GS. Nguyễn Thị Liên Hằng trong việc tổ chức, tham gia các buổi đối thoại chính sách của lãnh đạo cấp cao Việt Nam thời gian gần đây.

Thủ tướng cho biết, là một trong những nước chịu mất mát, đau thương, khó khăn nhất trên thế giới trong thế kỷ 20 do chiến tranh, cấm vận, Việt Nam đang xây dựng đất nước dựa trên 3 trụ cột chính là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Xuyên suốt quá trình đó, lấy người dân là trung tâm, chủ thể, động lực và động lực cho sự phát triển; không hy sinh công bằng, tiến bộ, an sinh xã hội, môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Việt Nam đang tập trung thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập sâu rộng.

Nhờ đó, sau gần 40 năm đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam đạt nhiều thành tựu có tính chất lịch sử.

Năm 2024, GDP tăng trưởng khoảng 7%, đưa quy mô kinh tế đạt khoảng 470 tỷ USD. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới 4%. Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm và có thặng dư cao.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kỷ lục khoảng gần 800 tỷ USD. Thu hút vốn FDI đạt khoảng 40 tỷ USD, thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút vốn FDI lớn nhất thế giới, với vốn FDI thực hiện khoảng 25 tỷ USD.

Thủ tướng Chính phủ cho biết, sau khi nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu, thực chất, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và hợp tác trong các lĩnh vực khác giữa hai bên.

Trong năm 2024, nhiều doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ như NVIDIA, Apple, Google… có đề xuất đầu tư và mở rộng đầu tư tại Việt Nam; hợp tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học giữa hai nước được thúc đẩy.

Theo Thủ tướng, Việt Nam đang làm mới các động lực truyền thống và bổ sung, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm; cho rằng cùng với nỗ lực trong nước, Việt Nam cần sự hỗ trợ, hợp tác của bạn bè quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, nhất là về vốn, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, quản trị thông minh, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển xanh…

Nhấn mạnh hợp tác giáo dục, đào tạo là điểm sáng trong quan hệ hai nước, với ngày càng nhiều học sinh Việt Nam sang học tại Hoa Kỳ, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Berggruen Holdings nghiên cứu đầu tư vào một số dự án có ý nghĩa văn hóa, lịch sử; góp phần quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài, quốc tế hoá nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hoá; hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực.

Cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dành thời gian tiếp, ông Nicolas Berggruen bày tỏ ấn tượng trước những đổi thay vô cùng lớn lao của Việt Nam sau những hy sinh, mất mát, khi được tận mắt chứng kiến Hà Nội tươi đẹp, đầy sức sống và háo hức sắp được tới thăm TPHCM, Đà Nẵng, Huế…

Ông cho rằng Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và có thể làm tốt hơn nữa, Việt Nam đang vươn lên với sự tự tin, kiên cường, với các mục tiêu vừa giàu hoài bão, vừa thực tiễn và khả thi; với hơn 100 triệu người dân, dân số trẻ và khát khao phát triển; với nền văn hóa sâu sắc, phong phú, truyền thống lịch sử hào hùng được khẳng định qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, vượt qua những ảnh hưởng từ bên ngoài.

Việt Nam cũng đang có vị thế tốt không chỉ về chính trị mà còn về cả chuỗi cung ứng trên thế giới.

Nhất trí với đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, ông Nicolas Berggruen cho biết, Tập đoàn Berggruen Holdings sẵn sàng hợp tác, đầu tư, hỗ trợ Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực, trước mắt hỗ trợ tư vấn cho Việt Nam thành lập một quỹ để đầu tư phát triển, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam, với sứ mệnh mà Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là mang lại cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn cho người dân.

Quỹ Berggruen Holdings là một công ty đầu tư tư nhân toàn cầu được thành lập bởi Nicolas Berggruen vào năm 1986. Đây là một quỹ đầu tư nổi tiếng với chiến lược tập trung vào các lĩnh vực đa dạng như bất động sản, công nghệ, tài chính, truyền thông, và các ngành công nghiệp sáng tạo.

Đặc điểm nổi bật của Berggruen Holdings:

  1. Tầm nhìn dài hạn:
    • Quỹ đầu tư không chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn mà hướng tới các dự án mang lại giá trị bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
    • Nicolas Berggruen nổi tiếng với triết lý “tạo giá trị lâu dài” thay vì tập trung vào tài sản cá nhân, đến mức ông được gọi là “Tỷ phú không nhà” vì đã bán hết bất động sản cá nhân để tập trung vào các dự án phát triển toàn cầu.

  2. Danh mục đầu tư đa dạng:
    • Hoạt động trên nhiều lĩnh vực và khu vực khác nhau, từ bất động sản ở Bắc Mỹ, châu Âu, đến các dự án công nghệ và tài chính tại châu Á.
    • Quỹ có mối quan tâm đặc biệt đến các ngành công nghiệp liên quan đến đổi mới sáng tạo và công nghệ cao.

  3. Tác động xã hội và giáo dục:
    • Nicolas Berggruen còn sáng lập Viện Berggruen vào năm 2010, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào nghiên cứu và đối thoại về các vấn đề toàn cầu, như quản trị, triết học và trí tuệ nhân tạo.
    • Viện Berggruen hợp tác với nhiều trường đại học danh tiếng, bao gồm Đại học Oxford và Harvard, để thúc đẩy các nghiên cứu và sáng kiến toàn cầu.

  4. Cam kết với phát triển bền vững:
    • Berggruen Holdings ưu tiên đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường, phát triển xanh, và công nghệ sạch nhằm tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng và hành tinh.

Triết lý đầu tư của Nicolas Berggruen:

Ông luôn đặt con người và giá trị cốt lõi làm trung tâm trong các khoản đầu tư. Nicolas tin rằng một quốc gia chỉ phát triển bền vững khi sự đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội.

Sự hợp tác với Việt Nam là một cơ hội để Berggruen Holdings kết nối triết lý đầu tư của mình với chiến lược phát triển quốc gia, đặc biệt trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang cần vốn và công nghệ.

Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế mua vàng trở lại

ĐTCK) Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tiếp tục mua vàng trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 12/2024, sau khi tạm dừng mua vào năm ngoái khi giá tăng vọt.

Trung Quốc tiếp tục duy trì vị thế mua vàng trở lại

Theo dữ liệu công bố hôm thứ Ba (7/1), lượng vàng thỏi do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) nắm giữ đã tăng lên 73,29 triệu ounce vào tháng 12, từ mức 72,96 triệu ounce vào tháng 11. Trước đó, Trung Quốc đã lần đầu tiên bổ sung dự trữ vàng vào tháng 11 sau 6 tháng tạm dừng.

Việc mua vào cho thấy PBOC vẫn muốn đa dạng hóa dự trữ ngay cả khi giá vàng vẫn ở mức đắt đỏ theo tiêu chuẩn lịch sử. Đợt tăng giá lên mức kỷ lục của vàng vào năm 2024 được hỗ trợ bởi chính sách nới lỏng tiền tệ ở Mỹ, nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua liên tục của các ngân hàng trung ương toàn cầu.
PBOC được ghi nhận là đơn vị mua vàng chính thức lớn nhất thế giới vào năm 2023, nhưng xu hướng đó đã chậm lại sau khi PBOC tạm dừng chuỗi mua kéo dài 18 tháng vào tháng 5.

Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) dự báo thị trường vàng Trung Quốc sẽ ổn định vào năm 2025, với nền kinh tế nước này dự kiến ​​sẽ an toàn hơn và có tiềm năng cho các gói kích thích kinh tế của chính phủ.

×

Ray Jia, Giám đốc nghiên cứu của WGC tại Trung Quốc cho biết, với việc lãi suất giảm và đồng nhân dân tệ có khả năng yếu hơn, nhu cầu đầu tư vàng sẽ tiếp tục được thúc đẩy đẩy.

Trong khi báo cáo của WGC dự báo nhu cầu trang sức vàng sẽ giảm, đầu tư vào vàng thỏi và vàng xu dự kiến ​​sẽ vẫn duy trì ở mức lành mạnh vào năm 2025, mặc dù có thể không đạt được tốc độ tăng trưởng như năm 2024.

Vàng đã tăng 27% vào năm ngoái và đạt mức cao kỷ lục khi tăng vọt lên gần 2.800 USD/ounce. Ba yếu tố chính thúc đẩy đợt tăng giá là việc các ngân hàng trung ương mua vào với số lượng lớn, đặc biệt là Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác; chính sách nới lỏng tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và vai trò lịch sử của vàng như một nơi trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị đang diễn ra.

Những động lực này dự kiến sẽ tiếp tục tồn tại trong năm 2025. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cũng đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống đắc cử Donald Trump và tác động tiềm tàng của vị tổng thống mới đối với dòng chảy thương mại, lạm phát và nền kinh tế toàn cầu. Triển vọng đó tiếp tục thúc đẩy hoạt động mua vàng như một cách để bảo vệ tài sản và phòng ngừa những cú sốc tiêu cực tiềm tàng.

Các chiến lược gia tại các ngân hàng Phố Wall cũng lạc quan về xu hướng của vàng. Bank of America và JPMorgan dự báo vàng thỏi sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào cuối năm nay, trong khi UBS dự báo vàng sẽ đạt mức giá 2.900 USD/ounce. Goldman Sachs mặc dù đã cắt giảm dự báo tăng giá nhưng vẫn dự báo giá vàng sẽ đạt 3.000 USD/ounce vào giữa năm 2026.

“Nếu quan hệ thương mại xấu đi với chính sách mới của chính quyền ông Trump, chúng ta có thể thấy thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực… Vàng sẽ là một tài sản tốt để nắm giữ để phòng ngừa rủi ro như vậy”, Darwei Kung, người đứng đầu bộ phận hàng hóa tại DWS Group cho biết và dự báo ​​giá vàng thỏi sẽ tăng lên 2.800 USD vào cuối năm nay.

Đối với phần còn lại của thế giới, các cuộc chiến tranh thương mại có thể xảy ra với Mỹ có thể thúc đẩy các ngân hàng trung ương đẩy nhanh tốc độ nới lỏng tiền tệ. Theo Aline Carnizelo, đối tác quản lý tại công ty Frontier Commodities cho biết đó sẽ là một kịch bản sẽ thúc đẩy đà tăng của vàng.

Xét xử cựu phó trưởng phòng ngân hàng lừa đảo hơn 47 tỷ đồng

Do làm ăn thua lỗ, bà Nguyễn Thị Kiều Nga, Phó Trưởng phòng quản lý khách hàng bán lẻ của một ngân hàng lớn có chi nhánh ở Nghệ An, đã lừa đảo, chiếm đoạt hơn 47 tỷ đồng.

Ngày 6/1, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Kiều Nga (sinh năm 1984), trú phường Hà Huy Tập, TP Vinh về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, theo Báo Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Kiều Nga nguyên là Phó Trưởng phòng quản lý khách hàng bán lẻ tại một ngân hàng có chi nhánh ở Nghệ An.

Bà Nguyễn Thị Kiều Nga tại phiên xét xử. (Ảnh: Báo Pháp luật Việt Nam)

Từ năm 2022 do làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ, bà Nga nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người. Theo đó, bà Nga đã đưa thông tin gian dối về việc vay tiền để xác nhận số dư tài khoản, chứng minh tài chính cho công ty riêng của chồng bà Nga và đảo khế cho ngân hàng để tiếp cận nhiều người.

Bằng thủ đoạn trên, bà Nga đã lừa đảo, chiếm đoạt 4 bị hại với tổng số tiền hơn 47 tỷ đồng. Trong đó, người bị lừa nhiều nhất với số tiền gần 24 tỷ đồng.

Ngày 2/8/2023, bà Nga bị bắt tạm giam sau khi các bị hại làm đơn tố cáo do đòi nợ không thành.

Tại phiên tòa, bà Nga thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố, do đầu tư làm ăn thua lỗ nên đã lừa vay tiền của người này để trả cho người kia. Việc bà Nga nói với các bị hại vay tiền để đảo khế ngân hàng là gian dối.

Bà Nga cho biết từng tham gia “lướt sóng” bất động sản ở Phú Quốc và một số địa phương khác. Trong quá trình làm ăn, bị cáo cho rằng đã bị lừa mất hàng chục tỷ đồng, nhưng không cung cấp chứng cứ nào để chứng minh lời khai này.

Các bị hại có mặt tại tòa yêu cầu bị cáo hoàn trả số tiền đã vay. Theo đó, bà Nga cho biết sẽ cố gắng nhờ người thân, gia đình khắc phục hậu quả.

Sau một ngày xét xử, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa để xác minh thêm thông tin về việc bà Nga đã trả tiền cho một bị hại.

Yeah1 (YEG) chốt ngày chào bán 55 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 66% so với thị trường

Nhật Hà • 08/01/2025 - 13:33

Sau chuỗi tăng trần, cổ phiếu Yeah1 (YEG) giảm mạnh còn 16.600 đồng/cp (giá giao dịch tại thời điểm 10h40 phiên 8/1), tương ứng giảm hơn 27% so với mức đỉnh 23.200 đồng/cp. Song, nếu so với giá chào bán cho cổ đông hiện hữu, thị giá YEG hiện cao hơn 70%.

CTCP Tập đoàn Yeah1 (HoSE: YEG) vừa thông báo 20/1 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền mua cổ phiếu trong đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.

Theo kế hoạch, công ty dự kiến chào bán hơn 54,8 triệu cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện quyền là 100:40 (tương đương cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được mua 40 cổ phiếu mới). Giá chào bán là 10.000 đồng/cp, theo đó tổng số tiền dự kiến huy động là 548 tỷ đồng, dùng để nâng cao năng lực về vốn, bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể, công ty sẽ dùng 211 tỷ đồng thanh toán góp vốn cho Công ty TNHH 1Production, 127 tỷ đồng để thanh toán hoàn trả tiền vay để mua cổ phần Yeah1 Edigital, 100 tỷ đồng thanh toán hoàn trả tiền vay để mua cổ phần CTCP Truyền thông Công nghệ Netlink Việt Nam, 62 tỷ đồng thanh toán nợ vay ngân hàng và 47 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh thường xuyên.

Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ ngày 3-20/2, quyền mua được chuyển nhượng một lần. Thời gian đăng ký đặt mua và nộp tiền từ ngày 3/2-3/3, chứng khoán đặt mua là loại tự do chuyển nhượng.

Được biết, kế hoạch chào bán cổ phiếu ra công chúng của Yeah1 được ĐHĐCĐ thường niên thông qua vào tháng 5/2024, nhằm nâng cao năng lực về vốn và bổ sung nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.


Diễn biến giá cổ phiếu YEG

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu YEG thu hút sự chú ý của nhà đầu tư với sự biến động mạnh mẽ về giá. Trong 7 phiên liên tiếp ( từ 17-25/12/2024), cổ phiếu YEG tăng từ mức 14.600 đồng/cp lên 23.200 đồng/cp, tương ứng tăng 59%. Đây cũng là mức giá cao nhất của YEG trong hơn 3 năm qua.

Trong văn bản giải trình gửi HoSE ngày 24/12/2024, Chủ tịch HĐQT Lê Phương Thảo cho biết việc cổ phiếu YEG tăng trần liên tiếp do diễn biến khách quan của thị trường chứng khoán và nằm ngoài sự kiểm soát của công ty. Các hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường và không có bất kỳ biến động bất thường nào. Theo Chủ tịch YEG, thời gian qua công ty đã tích cực tái cấu trúc hoạt động, tập trung phát triển các mảng kinh doanh chủ lực, trong đó có mảng sản xuất và phát sóng các chương trình trên nền tảng kỹ thuật số, các chương trình truyền hình chất lượng cao và nhận được sự ủng hộ từ đông đảo khán giả, tạo được hiệu ứng truyền thông lớn.

Tuy nhiên, sau chuỗi tăng trần, cổ phiếu YEG giảm mạnh còn 16.600 đồng/cp (giá giao dịch tại thời điểm 10h40 phiên 8/1), tương ứng giảm hơn 27% so với mức đỉnh 23.200 đồng/cp. Song, nếu so với giá chào bán cho cổ đông hiện hữu, thị giá YEG hiện cao hơn 70%.

Chứng khoán bước vào tháng có xác suất tăng điểm cao, CTCK chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu tiềm năng “đón sóng” BCTC quý 4

Agriseco Research cho rằng các nhịp điều chỉnh là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy các vị thế trung hạn ngay trước thềm công bố BCTC quý 4.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán Agireco nhận định thị trường chứng khoán trong các phiên giao dịch đầu năm 2025 chưa có sự khởi sắc rõ nét. Tỷ giá trong nước tiếp tục gia tăng và gây áp lực lên tâm lý chung trong khi SBV đã bán ra USD để hỗ trợ thị trường ngoại hối. VN-Index chưa thể thoát khỏi cản tâm lý 1.280 điểm và dần lùi xuống hỗ trợ sâu hơn để tìm lực cầu mới tham gia.

Tuy nhiên, Agirseco cho rằng thị trường chứng khoán có xác xuất tăng khá cao trong tháng 1. Thống kê nhanh về tháng 1 từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập vào tháng 8/2000 cho tới nay. Tháng 1 có 14/24 năm tăng điểm, tương ứng xác suất 58,3%, hiệu suất bình quân tháng đầu năm là +4,9%, cao nhất trong các tháng.

Thêm vào đó, tháng 1 có 8 lần tăng trên +10%, nhiều nhất các tháng trong năm, trong khi chỉ có một lần giảm hơn -10%. Nhìn rộng hơn, Quý 1 là quý có xác suất thắng cao nhất ở 66,7% và hiệu suất bình quân cao nhất ở +8,5%; xác suất quý 1 có hiệu suất cao nhất các quý một năm là 45,8%.

Thống kê cho thấy hiệu ứng tháng 1 vẫn đang hoạt động tốt tại thị trường chứng khoán Việt Nam do xác suất thắng ổn định, phần bù tốt và tạo lợi thế giá vốn cho các vị thế ngắn-trung hạn khi có đà tăng nhờ mức đồng pha cao.

Đội ngũ phân tích cho rằng diễn biến tích cực trên tới từ các yếu tố: (1) Tháng 1 là thời điểm các doanh nghiệp công bố BCTC Q4 năm trước, với động lực ghi nhận lợi nhuận tích cực theo mùa vụ. (2) Giai đoạn đầu năm là thời điểm bắt đầu áp dụng nhiều chính sách mới được thông qua từ kỳ họp Quốc hội giữa-cuối năm trước. (3) Thời điểm giới đầu tư quay lại giải ngân sau khi đã xác định chiến lược đầu tư cho năm mới.

Ba nhóm ngành tiềm năng

Do đó, Agriseco Research cho rằng các nhịp điều chỉnh là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy các vị thế trung hạn ngay trước thềm công bố BCTC quý 4. Danh mục tháng 1/2025 tập trung lựa chọn các nhóm ngành có triển vọng tích cực trong năm 2025 gồm Ngân hàng, Bất động sản và Công nghệ thông tin.

Với ngân hàng , Agirseco kỳ vọng tốc độ tăng trưởng tín dụng dự báo tiếp tục duy trì mức 14 - 15% trong năm 2025 với động lực đến từ mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp hỗ trợ tạo lực đẩy cho nhu cầu vay vốn. Phân khúc bán lẻ được kỳ vọng sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn nhờ hoạt động kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cá nhân, đặc biệt cho vay mua nhà ở đã có dấu hiệu hồi phục khả quan trong Q3/2024. Phân khúc bán buôn tiếp tục duy trì ổn định nhờ hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu tích cực, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, và thị trường bất động sản tiếp đà hồi phục.

Biên lãi ròng (NIM) kỳ vọng được cải thiện tích cực hơn trong năm 2025 nhờ chi phí vốn thấp (tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn CASA có xu hướng hồi phục) và chênh lệch mức giảm của tỷ suất sinh lời nhỏ hơn so với mức giảm của chi phí vốn. Tiềm năng mở rộng tỷ lệ NIM tập trung ở nhóm ngân hàng tư nhân có thế mạnh về bán lẻ và CASA, có chất lượng tài sản tốt.

Chất lượng tài sản toàn ngành có xu hướng cải thiện theo đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả chính sách nối tiếp của Chính phủ & ngân hàng nhà nước nhằm hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn. Kỳ vọng nợ xấu toàn ngành đã đạt đỉnh trong Q3/2024 khi các thông tin vĩ mô tiêu cực đã được phản ánh và dự báo xu hướng giảm vào Q2/2025 (nợ xấu phân khúc tiêu dùng cá nhân và bất động sản đã giảm trong Q3/2024).

Ngoài ra, phần lớn các ngân hàng sẽ tập trung củng cố bộ đệm dự phòng trong năm 2025, gia tăng tỷ lệ LLR trên mức 90% vào năm 2025, cao hơn nhiều so với mức LLR bình quân ngành 2024 là 75-85%.

Ngành bất động sản dự báo sẽ hồi phục trong năm 2025 nhờ doanh thu ước tăng 5% yoy, lợi nhuận tăng trưởng 18% yoy nhờ nhu cầu bất động sản để ở bao gồm ở thực và đầu tư sẽ tiếp tục tăng ở các phân khúc nhà vừa túi tiền, căn hộ cao tầng và dần cải thiện ở các phân khúc đất nền, nhà thấp tầng có đầy đủ pháp lý, giá bán dự án dự kiến tăng.

Nguồn cung gia tăng ở phân khúc căn hộ, nhà thấp tầng (biệt thự liền kề, nhà liền thổ) tại các dự án khu đô thị trong bối cảnh các dự án trọng điểm được tháo gỡ vướng mắc pháp lý, các chủ đầu tư sẽ đẩy mạnh ra mắt các dự án bất động sản mới và các yếu tố vĩ mô thuận lợi (lãi suất thấp, tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, thể chế/pháp lý đang được triển khai) giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch.

Doanh số bán hàng chưa ghi nhận đang gia tăng sẽ thúc đẩy lợi nhuận của các doanh nghiệp khi thị trường hồi phục. Đối với các doanh nghiệp môi giới bất động sản, triển vọng kinh doanh có thể sẽ khôi phục dần nhờ giao dịch trên thị trường bất động sản có tín hiệu tăng nhẹ, số lượng môi giới bất động sản tăng trở lại.

Đặc biệt, định giá nhóm cổ phiếu bất động sản thấp so với bình quân quá khứ, thích hợp để đầu tư nắm giữ cho chu kỳ mới.

Với ngành công nghệ , Agriseco Research ước tính doanh thu và lợi nhuận duy trì tăng trưởng hai chữ số nhờ xuất khẩu phần mềm tiếp tục tăng nhờ các thị trường nước ngoài gia tăng nhu cầu chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong nước phục hồi cùng với xu hướng chuyển đổi số của Chính phủ và các DN ngày càng gia tăng và nền tảng hạ tầng số phát triển khi mạng 4G, 5G đang được thương mại hóa và nhiều trung tâm dữ liệu đi vào hoạt động trong vài năm tới.

Ngoài ra, Việt Nam có các cơ hội để phát triển ngành công nghệ thông tin và thu hút dòng vốn FDI công nghệ cao tại các lĩnh vực AI, chất bán dẫn, chips trong dài hạn nhờ các yếu tố (1) Cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh, mạng 5G thương mại hóa, trung tâm dữ liệu đẩy mạnh triển khai; (2) Việt Nam đẩy mạnh hợp tác xây dựng trung tâm nghiên cứu AI và nhà máy AI với Nvidia, quy mô kinh tế số Việt Nam dự kiến đạt 36 tỷ USD vào năm 2024 và dự báo có thể tăng lên 90 - 200 tỷ USD vào 2030, tăng trưởng bình quân 16 - 30%/năm; (3) Sự hỗ trợ của Chính phủ tập trung vào phát triển hạ tầng số, chất bán dẫn, AI và nguồn nhân lực sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số.

Phát Đạt (PDR) giải thích lý do nhiều lãnh đạo đồng loạt bán ra cổ phiếu

Hải Băng • 08/01/2025 - 17:41

Một số lãnh đạo của Phát Đạt đăng ký bán cổ phiếu ESOP. Công ty khẳng định đây là giao dịch bình thường, phục vụ nhu cầu cá nhân và đã công bố thông tin theo quy định pháp luật.

‘Vũ khí đặc biệt’ giúp hãng xe công nghệ 8 tỷ USD mới đặt chân đến Việt Nam thách thức Grab, Be và Xanh SM

Trả tiền bồi thường siêu dự án hơn 90.000 tỷ đồng của Vinhomes: Nhiều nông dân bỗng thành ‘tỷ phú’

Ngày 8/1, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR) cho biết việc một số lãnh đạo đăng ký bán cổ phiếu ESOP là giao dịch bình thường, nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân.

Trước đó, ngày 3/1, Phát Đạt công bố thông tin Tổng Giám đốc Bùi Quang Anh Vũ sẽ bán ra toàn bộ 1,4 triệu cổ phiếu đang sở hữu, giảm tỷ lệ từ 0,16% về 0% cổ phần. Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Khắc Sinh và Phó Tổng Giám đốc Trương Ngọc Dũng cùng đăng ký bán khoảng 62.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu từ 0,019% về 0,011% cổ phần - tương đương 100.000 cổ phiếu.

Tất cả các giao dịch được thực hiện từ ngày 9/1 đến ngày 7/2 theo hình thức khớp lệnh trên sàn hoặc giao dịch thỏa thuận.


Từ trái sang: ông Trương Ngọc Dũng, ông Bùi Quang Anh Vũ và ông Nguyễn Khắc Sinh (Nguồn: VNExpress)

Kết phiên ngày 8/1, PDR có thị giá 19.300 đồng/cổ phiếu. Tạm tính, ông Bùi Quang Anh Vũ có thể thu về khoảng 27 tỷ đồng, trong khi hai Phó Tổng Giám đốc thu về khoảng 1,2 tỷ đồng mỗi người.

Phát Đạt cho biết các lãnh đạo đăng ký giao dịch bán cổ phiếu ESOP đã mua từ 3 năm trước để phục vụ nhu cầu cá nhân dịp cuối năm. Công ty đã thực hiện công bố thông tin theo đúng quy định pháp luật.

Theo kế hoạch, trong 3 năm tới, Phát Đạt dự kiến mang về 50.000 tỷ đồng doanh thu từ 6 dự án: Quy Nhơn Iconic (Khu đô thị Bắc Hà Thanh) tại Bình Định; Khu nhà ở phức hợp cao tầng Thuận An 1 và 2 tại Bình Dương; Q1 Tower tại Quy Nhơn; Khu phức hợp thương mại dịch vụ Như Nguyệt tại Đà Nẵng; Khu phức hợp nghỉ dưỡng Poulo Condor và Khu phức hợp nghỉ dưỡng Serenity Phước Hải tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Xuất hiện “ông Tây” đu theo sóng Anh trai vượt ngàn chông gai: Quản lý khối tài sản 22.000 tỷ, nắm cổ phần loạt ngân hàng lớn

THỨ 5 , 09/01/2025, 15:08

0 CHIA SẺ

Không những tạo ra cơn sốt giá với nhà đầu tư trong nước, cổ phiếu YEG còn lọt vào tầm ngắm của một quỹ ngoại.

Anh trai vượt ngàn chông gai, một chương trình truyền hình thực tế về âm nhạc tạo ra sức hút cực kỳ lớn cho hàng vạn khán giả, tạo làn sóng yêu thích rộng khắp. Đứng sau sản xuất chương trình là Tập đoàn Yeah1 (mã: YEG).

Sự bùng nổ của các đêm concert diễn ra sau chương trình góp phần giúp cổ phiếu YEG “làm mưa, làm gió” trên sàn chứng khoán. Đỉnh điểm trong khoảng thời gian từ 17/12/2024 tới 25/12/2024, cổ phiếu YEG chứng kiến đà tăng kịch trần 7 phiên liên tiếp, thị giá qua đó leo một mạch lên đỉnh gần 4 năm, tăng tương ứng gần 59%.

Không những tạo ra cơn sốt giá với nhà đầu tư trong nước, cổ phiếu YEG còn lọt vào tầm ngắm của một quỹ ngoại.

Theo báo cáo hoạt động mới đây, hiệu suất đầu tư của Pyn Elite Fund đạt 4% trong tháng 12/2024, trong khi VN-Index tăng 1,3%.

Đóng góp đáng kể vào hiệu suất của quỹ trong tháng 12/2024 bất ngờ xuất hiện cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 với mức tăng trên 68%. Theo sau, CRE ghi nhận hiệu suất 13% và DSE của Chứng khoán DNSE là 12,5%. Đáng chú ý, YEG và CRE chưa từng xuất hiện trong các khoản đầu tư lớn tại các báo cáo trước đó.

Tính chung cả năm, hiệu suất của quỹ ngoại vẫn dương 21,8% trong năm qua, vượt trội so với mức tăng của VN-Index (+12,1%). Pyn Elite Fund cho biết, các cổ phiếu cốt lõi trong danh mục như STB (+32%), FPT (+85%), ACV (+91%), HVN (+134%) đã đóng góp đáng kể vào hiệu suất của quỹ trong năm 2024.

Thời điểm 31/12/2024, quy mô danh mục của quỹ lên đến hơn 829 triệu EUR (~22.000 tỷ đồng). Trong đó, cổ phiếu tài chính (ngân hàng, chứng khoán) vẫn chiếm áp đảo cả về số lượng và tỷ trọng. Top 5 khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite Fund có đến 4 cổ phiếu ngân hàng là STB, MBB, TPB và CTG với tổng tỷ trọng 46,7%. Trong đó, riêng STB đã chiếm đến hơn 1/5 quy mô danh mục của quỹ ngoại này.

Trở lại với cổ phiếu Yeah1, sau đà tăng mạnh hồi cuối tháng 12/2024, thị giá YEG bất ngờ “quay đầu” điều chỉnh. Chốt phiên 9/1/2025, YEG giảm kịch sàn về mức 15.850 đồng/cp, tương ứng mức giảm gần 32% sau 2 tuần, mô hình “cây thông” dần hình thành trên đồ thị.

Trong một diễn biến khác, Yeah1 đã công bố kế hoạch chào bán 54,8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 40%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được quyền mua 40 cổ phiếu mới. Thời gian đăng ký mua từ ngày 3/2 – 3/3/2025, trong khi thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 3/2 – 20/2/2025.

Với giá chào bán 10.000 đồng/cp, Yeah1 dự kiến thu về 548 tỷ đồng từ đợt chào bán nói trên. Sau khi hoàn tất thương vụ, công ty này sẽ nâng vốn điều lệ từ 1.370 tỷ đồng lên 1.918 tỷ đồng. Lãnh đạo doanh nghiệp này từng chia sẻ việc phát hành thêm cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực về vốn và bổ sung nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

10.000 lao động giúp HAGL của bầu Đức chắc chân tại sân chơi nông sản gần 3,6 tỷ USD

Quốc Trung • 09/01/2025 18:34

Với khoảng 7.000ha chuối xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cung ứng nội địa, cùng trên dưới 2.000ha sầu riêng - diện tích lớn nhất Việt Nam - HAGL của ông Đoàn Nguyên Đức đang trong Top đầu sân chơi xuất khẩu nông sản năm 2024.

Tại Hội nghị giới thiệu Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa, quả (HortEx Vietnam 2025) ngày 8/1, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) - khẳng định Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn của khu vực.


HAGL hiện sở hữu nông trại sầu riêng lớn nhất thế giới tại Lào

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt kỷ lục 7,2 tỷ USD, tăng hơn 1,6 tỷ USD so với năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sầu riêng ghi nhận mức doanh thu ấn tượng 3,2 tỷ USD, chiếm 45% tổng kim ngạch, còn chuối tươi đạt 380 triệu USD, tăng trưởng 30%, vượt qua các đối thủ như Philippines và Ecuador tại thị trường Trung Quốc.

HAGL Agrico (HNG): Đột biến vừa xuất hiện sau nhiều năm, ‘2025 chắc chắn có lãi’

HAGL - vị thế doanh nghiệp hàng đầu

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã HAG) là doanh nghiệp nổi bật với hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược này. Chuối và sầu riêng cũng là hạt nhân trong mô hình “hai cây, một con” của HAGL, bao gồm chuối, sầu riêng và chăn nuôi heo.

9 tháng đầu năm 2024, HAGL đạt doanh thu gần 4.200 tỷ đồng, lãi sau thuế 851 tỷ đồng. Trong đó, trái cây chiếm 70% doanh thu (2.950 tỷ đồng) và mang về lợi nhuận gộp hơn 1.330 tỷ đồng, biên lãi gộp hơn 46%. Trong khi đó, mảng bán heo giảm xuống còn 845 tỷ đồng doanh thu với biên lãi gộp 16,7%. Sầu riêng, với biên lợi nhuận 80-90%, tiếp tục là điểm sáng trong cơ cấu kinh doanh của HAGL.


Nguồn: BCTC hợp nhất quý III/2024 của HAGL

Với khoảng 7.000ha chuối xuất khẩu sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và cung ứng nội địa, cùng trên dưới 2.000ha sầu riêng - diện tích lớn nhất Việt Nam - HAGL đang dẫn đầu trong ngành. Quý IV/2024, 300-400ha sầu riêng tại Lào bắt đầu thu hoạch vụ bói, mang lại doanh thu khoảng 200 tỷ đồng.

Tầm nhìn và trách nhiệm xã hội

Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT HAGL, chia sẻ: “Sầu riêng không chỉ là cây trồng giá trị cao mà còn góp phần thúc đẩy thương hiệu nông sản Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng tôi cam kết phát huy thế mạnh, mở rộng sản xuất, nâng cao giá trị nông sản Tây Nguyên và Việt Nam”.

HAGL đã tạo hơn 10.000 việc làm tại Việt Nam, Lào và Campuchia, góp phần thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Ông Đoàn Nguyên Đức mong muốn chính quyền tỉnh Gia Lai hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, để tăng cường khả năng vận chuyển và xuất khẩu.

Dự báo, năm 2025, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam có thể đạt 8 tỷ USD và tiến tới 10 tỷ USD vào năm 2030, sánh ngang ngành thủy sản hiện nay.

Điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam lỗ gần 600 tỷ năm 2023

2 giờ trước

Theo công bố tình hình tài chính định kỳ gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty TNHH Điện Mặt trời Trung Nam Thuận Nam – chủ đầu tư Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, lỗ nặng trong năm 2023 trong khi cùng kỳ có lãi.

Nguồn: Cbonds

Cụ thể, Trung Nam Thuận Nam lỗ gần 593 tỷ đồng trong năm 2023 (cùng kỳ lãi hơn 81 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu cũng giảm mạnh 32%, còn hơn 1.8 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2022.

Hệ số nợ phải trả tăng từ 3.68 lần lên gần 5 lần, tương ứng tổng nợ hơn 9.1 ngàn tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu trên vốn chủ cũng tăng từ 2 lần lên 2.6 lần, tức tổng cộng gần 4.8 ngàn tỷ đồng nợ trái phiếu vào cuối năm 2023.

Điện Mặt Trời Trung Nam Thuận Nam thành lập vào tháng 4/2018, hiện tại là công ty con của CTCP Điện Mặt trời Trung Nam Trà Vinh – thành viên thuộc CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trungnam Group). Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án Điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam tại Bình Thuận, có tổng công suất 450 MW. Dự án vướng phải lùm xùm liên quan đến cơ chế hưởng giá ưu đãi, khiến EVN thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Thực tế, các thành viên khác của Trungnam Group cũng kinh doanh kém thuận lợi trong năm 2023. Như CTCP Năng lượng Tái tạo (NLTT) Trung Nam lỗ sau thuế gần 513 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 281 tỷ đồng). Bản thân Tập đoàn cũng lỗ gần 2.9 ngàn tỷ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Nam Thuận Nam còn lưu hành 10 lô trái phiếu phát hành năm 2020, đáo hạn vào 29/05/2029. Các lô trái phiếu có điều khoản tương tự nhau, ngoại trừ 2 lô TRUNGNAMSOLAR_BOND2020_09 và 10 áp dụng lãi suất 10.1%/năm (các lô còn lại 10.5%/năm). Trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng, hiện còn hơn 51.4 ngàn trái phiếu lưu hành, tương đương tổng nợ khoảng hơn 5.1 ngàn tỷ đồng.

Vingroup thành lập công ty nghìn tỷ chuyên nghiên cứu và ứng dụng người máy đa năng

Tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn Vingroup là 51% vốn điều lệ của Công ty VinMotion.

Ngày 10/01/2025, Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần (mã chứng khoán: VIC) đã ban hành Nghị quyết số thông qua việc Tập đoàn Vingroup tham gia góp vốn thành lập công ty con.

Cụ thể, tên công ty con dự kiến thành lập là CTCP Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng Người máy Đa năng VinMotion (Công ty VinMotion), vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn của Tập đoàn Vingroup là 51% vốn điều lệ của Công ty VinMotion.

Địa chỉ trụ sở chính của VinMotion đặt tại Tòa nhà văn phòng Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu đô thị Vinhomes Riverside, Phường Phúc Lợi, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Trong mảng công nghệ, Vingroup có ‘hệ sinh thái’ nhiều công ty nổi bật. Trong đó, CTCP Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo VinAI (VinAI) tiền thân là Viện Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo VinAI. Công ty này được thành lập vào ngày 4/8/2021 với vốn điều lệ ban đầu là 425 tỷ đồng sau đó tới tháng 9/2021 nâng lên gần 635 tỷ đồng. Các sản phẩm của VinAI hiện đang ứng dụng vào xe ô tô điện thông minh của VinFast và các đại dự án nhà ở phức hợp của Vinhomes.

Trước đó, Vingroup từng thành lập VinBrain hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp với vốn điều lệ ban đầu 30 tỷ đồng. Tuy nhiên đầu tháng 12/2024, Nvidia đã công bố đã mua lại VinBrain và thay đổi đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ hơn 627 tỷ đồng. Sau chuyển nhượng, Công ty cổ phần VinBrain không còn là công ty liên kết của Tập đoàn Vingroup.

Ngày 3/2 tới đây, Vingroup sẽ chốt danh sách cổ đông xin ý kiến bằng văn bản. Thời gian lấy ý kiến dự kiến trong tháng 2/2025.

CEO MB: ‘Novaland, Trung Nam vẫn đang trả nợ bình thường, không có gì đáng ngại’

THỨ 7 , 11/01/2025, 00:05

0 CHIA SẺ

Ông Phạm Như Ánh – Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB) cho biết, khoản nợ của Trung Nam và Novaland đề thuộc nợ nhóm I và các doanh nghiệp này vẫn đang trả nợ bình thường.

MB vài năm qua là một trong những tổ chức tín dụng trong nước cho Novaland, Trung Nam group vay dài hạn, đầu tư trái phiếu nhiều nhất. Do đó, trong một số Đại hội thường niên của nhà băng gần đây, ban lãnh đạo MB nhiều lần nhận các câu hỏi của cổ đông về tình hình trả nợ, rủi ro thanh khoản với các khoản vay của đối tác lớn.

Tại hội nghị Cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng tăng trưởng năm 2025 của MB, chiều ngày 10/1, ông Phạm Như Ánh - CEO MB tiếp tục trả lời chất vấn cổ đông về các khoản vay tại Novaland, Trung Nam

Theo CEO MB, nợ của hai doanh nghiệp đều là thuộc nhóm 1, tức khoản nợ trong hạn thanh toán và được ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi.

“Trong 6 tháng đầu năm 2025, các dự án như Aqua City Đồng Nai và Phan Thiết đang trong tiến trình tháo gỡ pháp lý đang được triển khai với sự đồng hành của Chính phủ” , ông Ánh nói.

Bổ sung, bà Phạm Thị Trung Hà – Thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc MB cho biết, khoản nợ của Trung Nam và Novaland đều có tài sản đảm bảo gấp từ 2-2,5 dư nợ.

“Hiện, các doanh nghiệp này vẫn trợ nợ bình thường”, bà Hà nói thêm.

Trước đó, trong các cuộc họp với nhà đầu tư, Chủ tịch MB Lưu Trung Thái cũng nhiều lần trấn an cổ đông về khoản nợ của Nam Trung và Novaland.

Theo ông Thái, MB những năm qua đều giới hạn quy mô đầu tư vào nhóm doanh nghiệp này. Tài sản đảm bảo thường gấp ba lần quy mô dư nợ cho vay. Nên nhà băng luôn có biện pháp để kiểm soát khoản vay của các doanh nghiệp này.

Số phận ngân hàng 0 đồng: Hướng đi nào cho MBV?

Không chỉ quan tâm đến khoản nợ tại Novaland và Nam Trung, câu chuyện cơ cấu ngân hàng 0 đồng cũng là chủ đề nóng trong buổi tiếp xúc cổ đông của lãnh đạo MB hôm nay.

“Tương lai của OceanBank nay là MBV?”, “Cách MB tái cơ cấu nhà băng 0 đòng”, “Kết quả kinh doanh của MBV có gộp vào báo cáo tài chính hợp nhất của MB không?”… là chuỗi câu hỏi được cổ đông đặt ra.

Về tương lai của MBV, ông Ánh cho biết, khi vào tiếp quản ngân hàng 0 đồng hồi giữa tháng 10, MB đã tập trung nguồn lực về công nghệ cử đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm để kiện toàn bộ máy và đưa ra phương án chiến lược để tham gia tái cơ cấu.

Nội dung cụ thể về đề án tái cơ cấu không được CEO MB tiết lộ do liên quan đến bảo mật, song, người điều hành MB nói cơ chế giúp MBV có khả năng sinh lời. Theo đó, MB sẽ bán dư nợ sinh lời, dư nợ tốt cho MBV. MBV được dùng dư nợ này để vay Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước với mức lãi suất bằng 0, từ đó, tạo ra cơ chế sinh lời.

Cuối cùng, với quan tâm của cổ đông về việc có hợp nhất kết quả kinh doanh của MBV và MB hay không, ông Ánh cho biết, lợi nhuận báo cáo hợp nhất của MB không hợp nhất kết quả kinh doanh của MBV. Khoản bán nợ của MB cho MBV cũng không tính vào room tăng trưởng của MB.

CEO MB: 'Novaland, Trung Nam vẫn đang trả nợ bình thường, không có gì đáng ngại'- Ảnh 2.

Bên cạnh giải đáp thắc mắc của cổ đông, trong cuộc họp, lãnh đạo MB cũng cập nhật kết quả kinh doanh của ngân hàng trong năm nay. Năm 2024, tổng tài sản ngân hàng đạt 1 triệu tỷ, tăng hơn 18%. Tăng trưởng tín dụng đạt trên 760.000 tỷ đồng, tăng 25%. Trong khi, huy động tăng 18%, ghi nhận mức hơn 800.000 tỷ đồng.

Dự kiến, năm 2024, doanh thu MB tăng 21%, lợi nhuận đạt 27.600 tỷ đồng, tăng trưởng 12%.

“Ngân hàng MB tích cực trong việc trích lập dự phòng, để bảo vệ cho tương lai. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng đạt mức trên 100%”, Kinh tế trưởng MB nói với nhà đầu tư.

Trong năm 2025, MB đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản 22% lên mức hơn 1,3 triệu tỷ đồng. Ngoài ra, tín dụng, huy động vốn đều tăng trên 25%, đạt mức hơn 1 triệu tỷ. Ngân hàng đặt mục tiêu nhuận trước thuế tăng 8-10%, dự kiến đạt khoảng 32.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tối đa 1,7%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu 100%.

Vietcombank lãi trước thuế 41,000 tỷ đồng năm 2024, tổng tài sản vượt 2 triệu tỷ

10/01/2025 17:40

Sáng ngày 10/01/2025, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB) tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.

Đến 31/12/2024, tổng tài sản Vietcombank lần đầu vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với mức thực hiện cuối năm 2023. Tổng tài sản tăng trưởng tập trung vào hoạt động cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động điều tiết nguồn vốn hiệu quả trên thị trường liên ngân hàng. Huy động vốn từ thị trường 1 đạt 1.53 triệu tỷ đồng, tăng hơn 8% so với năm 2023, hoàn thành 100% kế hoạch.

Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt trên 1.44 triệu tỷ đồng, tăng gần 14%. Tín dụng bán buôn và bán lẻ đều tăng trưởng tốt, lần lượt hơn 15% và 12% so với năm 2023. Tăng trưởng tín dụng luôn đi đôi với công tác kiểm soát chất lượng tín dụng đảm bảo thực hiện theo đúng phương châm tăng trưởng an toàn, bền vững và hiệu quả. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0.97%. Thu nợ ngoại bảng tăng 79% so với năm 2023.

Nhờ thực hiện các giải pháp căn cơ tăng thu nhập và tiết giảm chi phí, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng số 1 về quy mô lợi nhuận với cơ cấu nguồn thu đa dạng. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 41,000 tỷ đồng.

Các chỉ số sinh lời NIM, ROA, ROE lần lượt là 3.04%; 1.7%; 18.5%. Doanh số thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại tăng 20% so với năm 2023, hoàn thành 108% kế hoạch; thị phần đạt 19.82%. Doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng trưởng mạnh 58% so với năm 2023, hoàn thành 140% kế hoạch.

Năm 2024, Vietcombank phát hành thành công 2,000 tỷ đồng trái phiếu xanh để tài trợ các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích về môi trường.

Ngân hàng cũng là đầu mối thu xếp vốn cho hàng loạt dự án trọng điểm quốc gia như Chuỗi dự án khí Lô B giữa PVN và EVN, Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc “Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành - Giai đoạn 1”; Dự án Mở rộng đoạn TPHCM - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây…

Tổng dư nợ tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên tăng 10% so với cuối năm 2023, chiếm 40% tổng quy mô tín dụng. Trong đó, tín dụng xanh đạt gần 48,000 tỷ đồng, tăng 3.6% so với cuối năm 2023.

Đến nay, đã có hơn 10 triệu khách hàng Vietcombank thực hiện xác thực sinh trắc học, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của NHNN về giao dịch ngân hàng điện tử.

Trong năm 2024, Vietcombank đã thực hiện 26 chương trình ưu đãi lãi suất cho vay với mức giảm từ 2%/năm đến 5%/năm tùy kỳ hạn. Hết năm 2024, ước tính có hơn 110,000 khách hàng được giảm lãi suất với quy mô dư nợ khoảng 900,000 tỷ đồng, chiếm 63% tổng dư nợ, tổng tiền lãi giảm ước hơn 6,000 tỷ đồng. Cuối năm 2024, Vietcombank đã cam kết 861 tỷ đồng và thực hiện được 571 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội tại nhiều địa phương. Vietcombank đóng góp lớn nhất cho ngân sách Nhà nước với mức đóng thuế trên 12,000 tỷ đồng.

VNDirect (VND) ước lãi khoảng 2.000 tỷ đồng, chuẩn bị phát hành hơn 300 triệu cổ phiếu

Ánh Nguyệt • 11/01/2025 - 09:34

Trong năm 2024, mảng cho vay ký quỹ của VNDirect (VND) ghi nhận mức tăng 18%, bù đắp cho sự sụt giảm của doanh thu môi giới và thị trường vốn.

Chứng khoán Vietcap mới đây đã có buổi gặp gỡ với CTCP Chứng khoán VNDirect (HoSE: VND) nhằm cập nhật tình hình hoạt động của công ty. Là một trong những công ty môi giới hàng đầu Việt Nam, VNDirect tiếp tục duy trì chiến lược tập trung vào khách hàng cá nhân với thị phần môi giới dao động trong khoảng 6-10% từ năm 2015 đến nay.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, bất chấp áp lực cạnh tranh và xu hướng giảm phí môi giới, VNDirect vẫn duy trì chiến lược định giá hợp lý, cân bằng giữa khả năng thu hút khách hàng và duy trì lợi nhuận. Ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 dự kiến đi ngang (đạt khoảng 2.000 tỷ đồng) trong bối cảnh doanh thu môi giới và thị trường vốn sụt giảm lần lượt 17% và 39% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng 18% của mảng cho vay ký quỹ đã bù đắp phần nào sự suy giảm này.

Bước sang năm 2025, Vietcap kỳ vọng VNDirect sẽ hưởng lợi từ sự khởi sắc của thị trường chứng khoán và hồi phục của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Công ty có kế hoạch phát hành hơn 300 triệu cổ phiếu và 2.000 tỷ đồng trái phiếu trong giai đoạn 2025-2026 nhằm gia tăng nguồn vốn phục vụ hoạt động cho vay ký quỹ cũng như tận dụng cơ hội đầu tư khi thị trường phục hồi.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VND tiếp tục xu hướng giảm từ cuối tháng 3/2024 sau khi gặp sự cố kỹ thuật về hệ thống an ninh. Theo đó, thị giá đã “bốc hơi” khoảng 45% giá trị từ 20.x về 11.x và chạm đáy 13 tháng.

Theo đánh giá của Vietcap, cổ phiếu VND đang giao dịch với P/B ở mức 0,9 lần - thấp hơn 54% so với mức trung vị 2 lần của các công ty cùng ngành. Việc định giá thấp này phần lớn đến từ lo ngại của thị trường về danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của VND và ảnh hưởng của các cuộc tấn công mạng gần đây. Tuy nhiên, với những động thái tích cực trong việc củng cố hoạt động kinh doanh cốt lõi và tăng cường hệ thống bảo mật, VNDirect có cơ sở để kỳ vọng vào sự phục hồi của giá cổ phiếu trong thời gian tới.