Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

70% thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng trong tháng 3/2025

Nhật Hà • 12/01/2025 11:00

Với 9 tiêu chí nâng hạng mà FTSE Russell đưa ra, Việt Nam chỉ còn chưa đáp ứng được 2 tiêu chí, bao gồm thanh toán bù trừ và chu kỳ thanh toán (DvP).

Chứng khoán Việt Nam lỡ hẹn nâng hạng trong năm 2024

Trong báo cáo xếp hạng thị trường tháng 10/2024 của FTSE Russell, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi để nâng hạng lên “thị trường mới nổi hạng 2” (Secondary Emerging Market). Cụ thể, FTSE Russell cho rằng lý do chưa được nâng cấp là Việt Nam vẫn chưa đáp ứng tiêu chí “Chu kỳ thanh toán (DvP)”, hiện đang được xếp loại là “Hạn chế” do thực tế thị trường yêu cầu kiểm tra trước giao dịch để đảm bảo có sẵn vốn trước khi thực hiện giao dịch. Ngoài ra, cần có sự cải thiện trong quy trình đăng ký tài khoản mới, vì thực tế thị trường hiện tại đang kéo dài quá trình đăng ký. Việc tạo điều kiện cho hoạt động giao dịch giữa các nhà đầu tư nước ngoài ở các cổ phiếu đã cạn room hoặc sắp cạn room nước ngoài cũng được coi là quan trọng.

Đặt kỳ vọng vào năm 2025

Tại hội thảo VPBankS Talk 04 với chủ đề “Vững vàng vượt sóng gió” do Chứng khoán VPBank phối hợp với VTV Money, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược Thị trường VPBankS, nhận định chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến tích cực nhằm hiện thực hóa mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi. Cụ thể, trong buổi họp với Bloomberg Businessweek vừa qua, FTSE Russell đánh giá cao những nỗ lực cải cách của cơ quan chức năng Việt Nam, đặc biệt là Thông tư 68/2024/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 18/9/2024. Theo đó, thông tư đã tháo gỡ rào cản về ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư nước ngoài, cũng như thúc đẩy lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh, đảm bảo bình đẳng thông tin giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

FTSE sẽ tiếp tục thu thập ý kiến phản hồi từ các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài trong vài tháng tới để đánh giá tính hiệu quả và ổn định của quy định mới này. Bên cạnh đó, FTSE Russell vẫn đang đánh giá quy trình xử lý các giao dịch non pre-funding (mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền) không thành công sau khi áp dụng việc loại bỏ yêu cầu ký quỹ.

Theo chuyên gia VPBankS, FTSE Russell cũng đang hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nhằm tiếp tục hoàn thiện thị trường chứng khoán Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế để tiến tới mục tiêu nâng hạng trong năm 2025. Trong đó, việc thành lập Trung tâm Thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) là yếu tố quan trọng nhất hiện thực hóa mục tiêu này. Ngoài ra còn các vấn đề cần cải thiện như đơn giản hóa quy trình mở tài khoản, triển khai cơ chế tài khoản tổng và nâng cấp hạ tầng giao dịch để gia tăng năng lực xử lý lệnh.


Nguồn: Dragon Capital

Tại sự kiện Investor Day 2025 – “Tăng trưởng cùng Rồng” do Dragon Capital Việt Nam tổ chức vào ngày 11/1, chuyên gia dự báo, 70% khả năng thị trường sẽ được nâng hạng vào tháng 3/2025. Bên cạnh đó, hệ thống KRX năm ngoái khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng song, chuyên gia kỳ vọng trong năm nay sẽ có bước tiến mới. Được biết, KRX có hệ thống thanh toán bù trừ sẽ là nền tảng để phát triển nhiều sản phẩm mới như thanh toán bù trừ, giao dịch trong ngày và là tiền đề cực lớn giúp khả năng nâng hạng MSCI cao hơn.

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 72/QĐ-TTg ngày 10/1/2025 thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân.

Quyết định nêu rõ, thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân (Ban Chỉ đạo) để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành, liên quan đến công việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Thủ tướng Chính phủ là Trưởng Ban Chỉ đạo

Theo Quyết định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Phó Trưởng ban Thường trực là Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn. Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Phó Trưởng ban.

Các thành viên là lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương; ông Đỗ Thành Trung, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; ông Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ; ông Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Phạm Minh Hà, Thứ trưởng Bộ Xây dựng; ông Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính; bà Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải; ông Bùi Hoàng Phương, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Nguyễn Sỹ Hiệp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Quốc hội; ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam; ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Căn cứ nhu cầu, nhiệm vụ trong quá trình hoạt động, Trưởng Ban quyết định việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo.

Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, sau khi thực hiện sắp xếp theo chỉ đạo của Trung ương, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công Thương về sự thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo. Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo sau khi các bộ được sát nhập, hợp nhất.

Bộ Công Thương là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo có Tổ giúp việc do lãnh đạo Bộ Công Thương làm Tổ trưởng. Thành phần Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo bao gồm các công chức thuộc các bộ, cơ quan liên quan tham gia làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và các chuyên gia; Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định thành lập Tổ giúp việc. Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định lựa chọn thành viên Tổ giúp việc là các chuyên gia.

Bộ Công Thương là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của bộ để thực hiện nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tổng hợp nội dung và dự thảo kết luận cho các kỳ họp của Ban Chỉ đạo; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo

Quyết định nêu rõ, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc thực hiện và tham mưu, đề xuất giải pháp để giải quyết các vướng mắc trong quá trình triển khai xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đồng thời, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu phát triển điện hạt nhân, đảm bảo chất lượng, an toàn, an ninh và hiệu quả; chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển điện hạt nhân của Việt Nam để báo cáo cấp thẩm quyền phê duyệt.

Chỉ đạo thực hiện hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong phát triển điện hạt nhân.

Ban Chỉ đạo thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và các nhiệm vụ được giao.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đàm phán với ông Donald Trump, Elon Musk cùng loạt tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ: Thêm nhiều deal lớn?

image

Hiện tại, Vietjet đang có những thoả thuận chiến lược với những tập đoàn hàng đầu như Boeing, GE, CFM, Pratt & Whitney, Honeywell… với tổng giá trị gần 50 tỷ USD.

Từ ngày 9/1 đến 11/1/2015, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Mỹ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới. Trong đoàn có cả tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Vietjet.

Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của Vietjet tới Mỹ.

Theo thông tin từ Vietjet, hãng này đang có những thoả thuận chiến lược với những tập đoàn hàng đầu như Boeing, GE, CFM, Pratt & Whitney, Honeywell… với tổng giá trị gần 50 tỷ USD. Bên cạnh đó các hợp tác trị giá khoảng 14 tỷ USD cũng đang được thảo luận.

Bên cạnh đó, Vietjet còn hợp tác với các tập đoàn công nghệ như Microsoft, Amazon Web Service, Apple, Google… Vietjet cũng đang đàm phán với SpaceX của tỷ phú Elon Musk và một số nhà cung cấp giải pháp công nghệ internet trên tàu bay để phục vụ đội máy bay hàng trăm chiếc.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đàm phán với ông Donald Trump, Elon Musk cùng loạt tập đoàn hàng đầu Hoa Kỳ: Thêm nhiều deal lớn?- Ảnh 1.

Hình ảnh tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo gặp ông Donald Trump.

Có thể nói, những thương vụ tỷ đô của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng như Vietjet đã và đang đóng góp vào việc cân bằng thương mại với Mỹ, tránh việc Việt Nam bị nước này đưa vào danh sách theo dõi, giám sát.

Năm 2023, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt 83,2 tỷ USD, giảm 12,3% so với năm 2022.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ về “Chính sách Kinh tế Vĩ mô và Tỷ giá của các Đối tác Thương mại Chính của Hoa Kỳ” trong 4 quý tính đến tháng 6/2024, Việt Nam ghi nhận mức thặng dư thương mại 113,3 tỷ USD với Mỹ (so với 32 tỷ USD năm 2016), xếp thứ ba trong số 21 đối tác thương mại chính của Mỹ, sau Trung Quốc (247 tỷ USD) và Mexico (159 tỷ USD).

Với thặng dư thương mại lớn, Việt Nam có thể chịu rủi ro bị áp mức thuế cao hơn so với các quốc gia khác. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu, sản xuất, và FDI của Việt Nam. Trong trường hợp này, Chính phủ sẽ cần triển khai các biện pháp hỗ trợ mạnh để giảm thiểu tác động tiêu cực của việc bị áp thuế cao hơn. Các biện pháp tiềm năng bao gồm khuyến khích nhập khẩu từ Mỹ, mở rộng thị trường xuất khẩu…

Theo các chuyên gia, một nguyên tắc căn bản trong Tổ chức Thương mại thế giới là cân bằng thương mại. Trong khi đó, nhiều năm qua, quan hệ thương mại Việt Nam với Mỹ luôn duy trì thặng dư về phía Việt Nam. Đây là một việc khó chấp nhận đối với Mỹ.

Các chuyên gia góp ý Việt Nam cần chủ động hơn trong việc kêu gọi các doanh nghiệp (DN) trong nước sử dụng sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao của Mỹ. Chẳng hạn, trong ngành năng lượng, với chủ trương đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư vào điện tái tạo, DN Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn công nghệ của Mỹ - nước sản xuất công nghệ về năng lượng tái tạo lớn thứ hai, sau Trung Quốc.

Với các hợp đồng có giá trị lớn, “trách nhiệm” thu hẹp thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ hiện đang đặt lên vai ngành hàng không và lọc hoá dầu.

Quỹ thành viên VinaCapital tiếp tục muốn xả hàng triệu cổ phiếu PVS

12:16 | 13/01/2025Chia sẻ

Ước tính Vietnam Investment Property Holding Limited thu khoảng 257 tỷ đồng nếu bán 8 triệu cp PVS.

Vietnam Investment Property Holding Limited, đăng ký bán 8 triệu cp Tổng Công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC - Mã: PVS) để cơ cấu danh mục đầu tư.

Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 13/1 đến 11/2. Chiếu theo giá 32.100 đồng/cp vào kết phiên sáng 13/1, lượng cổ phiếu muốn thoái ra trị giá khoảng 257 tỷ đồng. Nếu hoàn tất, quỹ ngoại sẽ hạ sở hữu từ 11,7 triệu cp (2,45% vốn) về 3,7 triệu cp (0,77% vốn).

Trước đó, thành viên của VinaCapital đã bán gần 4 triệu cp từ 2 - 31/12/2024, chiếm gần 50% lượng đăng ký (8 triệu cp). Lý do không bán hết là diễn biến thị trường chưa phù hợp
Về mối liên hệ, ông Hoàng Xuân Quốc, Thành viên HĐQT độc lập của PTSC, đang đảm nhiệm Giám đốc Dự án Năng lượng của Tập đoàn VinaCapital. Ông Quốc hiện không nắm giữ cổ phiếu PVS.
Theo cơ cấu sở hữu tại PTSC, cổ đông lớn nhất vẫn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với 51,4% vốn (tại 30/6/2024). Nhóm cổ đông Dragon Capital đang nắm giữ 7,02% vốn (tại 22/11/2024).

Về tình hình kinh doanh, vào tháng 12/2024, tại buổi làm việc với PVN, lãnh đạo PTSC cho biết năm qua công ty ghi nhận doanh thu ước đạt 24.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng, tăng 24% về doanh thu song giảm 14% về lợi nhuận so với cùng kỳ. Doanh nghiệp đã vượt 55% chỉ tiêu doanh thu và 28% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Ngoại trừ lĩnh vực dịch vụ cơ khí dầu khí có doanh thu tương đương năm 2023, tất cả các lĩnh vực hoạt động khác đều có sự tăng trưởng.

Về kế hoạch năm 2025, PTSC đặt mục tiêu tổng doanh thu 22.500 tỷ đồng, tăng khoảng 40% so với kế hoạch năm 2024. Doanh nghiệp tiếp tục định hướng tăng đầu tư nên lợi nhuận giữ ở mức ổn định.

Trên thị trường, cổ phiếu PVS giảm 20% qua một quý (đến sáng 13/1) với khối lượng giao dịch bình quân phiên khoảng 2 triệu cp. So với đỉnh một năm là vùng 45.000 đồng/cp lập vào tháng 5/2024, thị giá đã giảm 29%.

Vinhomes (VHM) sắp mở bán 2 siêu dự án tại Hà Nội và Long An, kỳ vọng thu về hơn 26.500 tỷ đồng trong năm 2025

Ánh Nguyệt • 14/01/2025 13:30

Theo Chứng khoán Vietcap, Vinhomes (VHM) dự kiến ra mắt 2 dự án bất động sản này trong quý I-II/2025.

Hà Nội phê duyệt loạt dự án nhà ở của Vinhomes (VHM) và nhiều doanh nghiệp bất động sản niêm yết

ACBS: Quỹ ngoại sẽ mua lượng lớn cổ phiếu VIC, VHM, HPG, SSI, VND, VIX, SHB khi TTCK Việt Nam được nâng hạng

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Chứng khoán Vietcap cho biết các môi giới bất động sản đã bắt đầu quảng cáo giới thiệu 2 dự án Wonder Park (133ha, Hà Nội) và Hậu Nghĩa (197ha, Long An) của CTCP Vinhomes (HoSE: VHM), dự kiến ra mắt trong quý I-II/2025.

Động thái này phù hợp với kỳ vọng của công ty chứng khoán về dự báo 2 dự án trên sẽ mở bán trong năm 2025 và đóng góp đáng kể vào tổng giá trị hợp đồng bán hàng của Vinhomes. Cụ thể, dự án Wonder Park (Hà Nội) dự kiến sẽ chiếm 23% tổng doanh số bán hàng trong khi dự án Hậu Nghĩa (Long An) đóng góp khoảng 9%. Tổng cộng, 2 dự án này sẽ mang lại 32% trong tổng giá trị hợp đồng bán hàng của VHM năm 2025 với con số ước tính hơn 26.500 tỷ đồng

Trước đó, tại hội thảo VPBankS Talk#04 diễn ra vào tháng 12/2024 với chủ đề “Vững vàng vượt sóng gió”, ông Phạm Anh Khôi, Giám đốc Đầu tư Vinhomes, đã đưa ra những đánh giá về thị trường bất động sản và triển vọng sắp tới. Theo ông Khôi, năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất khi hầu hết doanh nghiệp trong ngành đối mặt với áp lực về cung – cầu và lãi suất. Sang năm 2024, thị trường bắt đầu ghi nhận những tín hiệu hồi phục, song mức độ cải thiện chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang… Bước sang năm 2025, ông Khôi kỳ vọng đà phục hồi sẽ lan tỏa mạnh hơn đến thị trường phía Nam, đặc biệt tại TP. HCM, Long An và Hóc Môn.

Lãnh đạo VHM cũng nhấn mạnh nhu cầu nhà ở tại Việt Nam vẫn rất lớn, trong khi nguồn cung còn hạn chế. Đáng chú ý, chi phí xây dựng năm 2024 đã giảm so với năm 2023, tạo ra lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp bất động sản.

Nắm bắt tín hiệu tích cực này, Vinhomes dự kiến sẽ đẩy mạnh nguồn cung ra thị trường trong năm 2025, tập trung vào các khu vực trọng điểm phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng và phía Nam như Long An, Cần Giờ.

Vinhomes sắp mở bán 2 siêu dự án tại Hà Nội và Long An, kỳ vọng mang về 83.000 tỷ đồng doanh số bán hàng
Phối cảnh dự án Vinhomes Hậu Nghĩa (Long An)

Được biết, Wonder Park (hay còn gọi là Vinhomes Đan Phượng) có quy mô 133ha, tọa lạc tại xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội. Dự án được chia thành 3 phân khu, gồm: Ánh Dương, Hoàng Gia và Thời Đại. Ngoài 2.356 căn nhà ở thấp tầng, Vinhomes Wonder Park còn được quy hoạch thêm tòa văn phòng và căn hộ.

Đối với Vinhomes Hậu Nghĩa, dự án có quy mô 197ha, tọa lạc tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khu đô thị có tổng mức đầu tư hơn 28.000 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD) và phát triển các loại hình nhà ở như biệt thự, nhà phố, căn hộ cao cấp đi kèm hệ thống tiện ích như trường đại học, bệnh viện… Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được công bố, chủ đầu tư cho biết dự án sẽ bắt đầu san nền, thi công các hạng mục chính từ năm 2025 và có thể vận hành từ tháng 2/2028.

Novaland lên tiếng về tin đồn ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch công ty

THỨ 3 , 14/01/2025, 20:58

6 CHIA SẺ

Con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: 25 tuổi, làm Tổng giám đốc công ty cho thuê xe số một tại Việt NamÁ hậu Phương Nhi làm lễ dạm ngõ con trai tỷ phúLãnh đạo Khu công nghiệp Hiệp Phước (HPI): Đã sẵn sàng 240ha đất đón các nhà đầu tư

Hiện tại, Novaland vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và không có bất kỳ sự xáo trộn nào trong đội ngũ Ban Lãnh đạo.

Novaland lên tiếng về tin đồn ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch công ty

Theo thông tin từ Novaland, ngày 14/1, trên phương tiện truyền thông đã đăng tải thông tin sai sự thật liên quan đến Ban Lãnh đạo công ty. Cụ thể, đề cập đến việc ông Bùi Thành Nhơn vừa có đơn xin thôi chức vụ Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland, đồng thời từ nhiệm khỏi HĐQT Tập đoàn từ ngày 20/01.

Bằng thông báo này, Novaland khẳng định đây là thông tin bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật, gây hiểu lầm nghiêm trọng cho khách hàng, đối tác, cổ đông, nhà đầu tư của Novaland, gây xôn xao dư luận.

Hiện tại, Novaland vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định và không có bất kỳ sự xáo trộn nào trong đội ngũ Ban Lãnh đạo. Ông Bùi Thành Nhơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Novaland vẫn đang đảm nhiệm vị trí, trực tiếp chỉ đạo, định hướng cho các hoạt động của Tập đoàn.

Novaland đang quyết liệt phục hồi, nỗ lực thực hiện các cam kết để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các bên liên quan, vì sự phát triển bền vững. Tập đoàn xin thông báo tới toàn thể quý khách hàng, các cổ đông, các nhà đầu tư và các đối tác của công ty được rõ về thông tin liên quan đến vụ việc.

Hiện ông Bùi Thành Nhơn đang là Chủ tịch HĐQT của Novaland, nắm giữ 96,8 triệu cổ phiếu NVL. Nhóm cổ đông có liên quan đến ông Nhơn hiện đang sở hữu 38,6% vốn của doanh nghiệp này và là nhóm cổ đông lớn nhất của công ty.

Novaland lên tiếng về tin đồn ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch công ty- Ảnh 1.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/1, thanh khoản của cổ phiếu NVL trong phiên đạt 16,3 triệu đơn vị, dẫn đầu thị trường. Với đà bán này, cổ phiếu NVL hôm nay đã giảm 5,7% và hiện về mức 8.950 đồng/cổ phiếu.

Thị giá NVL hiện đã giảm 12% trong một tháng qua và 45% qua một năm. Vốn hóa thị trường của Novaland đến thời điểm này chỉ còn hơn 17.450 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với Khang Điền (KDH), thậm chí thấp hơn so với Sunshine Homes (SSH), Kinh Bắc (KBC), Văn Phú (Mã VPI) hay Idico (IDC).

Nếu so với đỉnh lịch sử đồng hồi tháng 6/2021 (giá đã điều chỉnh), thị giá của NVL hiện thấp hơn 90%, tương đương với vốn hóa “bốc hơi” gần 163.000 tỷ đồng.

TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

THỨ 4 , 15/01/2025, 07:01

1 CHIA SẺ

TPBank nhận khoản tín dụng với tổng giá trị 220 triệu USD từ hai tổ chức lớn DFC(Mỹ) và JICA (Nhật Bản), thúc đẩy tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam

TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA- Ảnh 1.

TPBank nhận khoản vay 220 triệu USD từ DFC và JICA

Chiều ngày 14/1 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank -mã chứng khoán TPB) thực hiện thành công một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển với Lễ ký kết khoản vay vốn dài hạn với tổng giá trị 220 triệu USD từ 2 đối tác quốc tế uy tín: Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).

Khoản vay này không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng bền vững của TPBank, mà còn hỗ trợ mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (MSMEs) cộng đồng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam và các khách hàng thu nhập thấp

Khoản tín dụng trị giá 220 triệu USD, bao gồm 100 triệu USD từ DFC và 120 triệu USD từ JICA, sẽ được TPBank sử dụng để triển khai các chương trình tài chính linh hoạt và nâng cao năng lực số hóa.

Khoản vay được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội cho hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng có thu nhập thấp, giúp họ nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng quy mô và cải thiện sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Một phần của khoản vay sẽ được đầu tư vào các dự án do phụ nữ lãnh đạo hoặc có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng phụ nữ, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế.

Thêm vào đó, TPBank cũng chú trọng phát triển các sản phẩm tài chính số, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi người dân vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Khoản vay sẽ góp phần phát triển các kênh cho vay số của TPBank, giúp người vay dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn.

TPBank kỳ vọng điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời mở rộng cơ hội tài chính cho những đối tượng khách hàng chưa tiếp cận được các nguồn tài chính truyền thống.

Phát biểu tại sự kiện, ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT TPBank chia sẻ: “Đề cao phát triển bền vững, TPBank luôn chú trọng và dành sự quan tâm lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có phụ nữ lãnh đạo và cộng đồng người dân có thu nhập thấp. Khoản vay này là cơ hội lớn để TPBank thúc đẩy phát triển kinh tế, đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng các sản phẩm tài chính số và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính, từ đó mang lại lợi ích trực tiếp cho khách hàng và nền kinh tế”.

Đại diện DFC, bà Maria Goravanchi, Giám đốc Điều hành khu vực Hạ lưu Mekong phát biểu: “DFC rất vinh dự khi được đồng hành cùng TPBank trong việc mở rộng cơ hội tiếp cận tài chính kỹ thuật số cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và các khách hàng có thu nhập thấp tại Việt Nam. Thông qua giao dịch lần này, chúng tôi mong muốn đóng góp vào việc giải phóng nguồn vốn cần thiết cho các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện. Đây cũng chính là mục tiêu của DFC, khi chúng tôi cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tạo ra những giải pháp thiết thực, góp phần vào sự phát triển kinh tế lâu dài”.

Ông Yuichi Sugano, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam nhấn mạnh: “Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng dự án này sẽ góp phần thúc đẩy sự hòa nhập tài chính cho các MSMEs, cũng như những người dân có thu nhập thấp tại Việt Nam. Các sản phẩm tài chính kỹ thuật số của TPBank sẽ là chìa khóa quan trọng, giúp nâng cao tính hiệu quả trong việc thực hiện các chiến lược và chính sách của Chính phủ Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi tin rằng dự án này sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong ngành tài chính của Việt Nam nói chung.”

Khoản vay trị giá 220 triệu USD từ DFC và JICA không chỉ là một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển của TPBank mà còn là một dấu ấn mạnh mẽ trong việc thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam. Với sự hỗ trợ của DFC và JICA, TPBank sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm tài chính số, tạo ra những cơ hội mới cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đóng góp vào sự phát triển toàn diện và lâu dài của đất nước.

Chủ tịch HĐQT FLC Faros từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

image

Ông Lê Tiến Dũng vừa có đơn xin từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT FLC Faros vì “kế hoạch dự định cá nhân”.

Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn xin từ nhiệm của ông Lê Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT kiêm Người đại diện theo pháp luật của FLC Faros.

Trong đơn từ nhiệm, ông Lê Tiến Dũng cho biết, vì “kế hoạch dự định cá nhân” nên trong khoảng thời gian sắp tới không thể tiếp tục đảm nhiệm các chức vụ nêu trên tại FLC Faros.

Vì vậy, để đảm bảo hoạt động ổn định của công ty, ông Dũng kính đề nghị ĐHĐCĐ và HĐQT công ty xem xét và tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để chấm dứt các chức vụ này kể từ thời điểm được ĐHĐCĐ chấp thuận thông qua.

Chủ tịch HĐQT FLC Faros từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ bất thường- Ảnh 1.

Ảnh minh họa
Được biết, hồi đầu tháng 12/2024, ông Dũng cũng có đơn xin từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện theo pháp luât của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (MCK: FLC, sàn UPCoM) vì một số lý do cá nhân.

Cùng chiều diễn biến, ông Nguyễn Công Lãi - Thành viên HĐQT và bà Nguyễn Phương Linh - Thành viên Ban Kiểm soát của FLC Faros cũng có đơn xin từ nhiệm các vị trí này vì kế hoạch dự định cá nhân.

Trong một diễn biến khác, mới đây FLC Faros vừa công bố thông báo mời họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 2. Đại hội dự kiến diễn ra vào sáng ngày 16/1/2025, địa điểm họp tại phòng họp tầng 5, Tòa nhà FLC Landmark Tower (đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Được biết, trước đó ĐHĐCĐ bất thường năm 2024 lần 1 của FLC Faros dự kiến tổ chức vào ngày 25/12/2024 không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại Khoản 1 điều 145 Luật doanh nghiệp năm 2020 và Điều 18 Điều lệ Công ty do số cổ đông dự họp đại diện không đủ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của công ty.

Đại hội dự kiến sẽ xem xét miễn nhiệm bà Nguyễn Bình Phương khỏi vị trí Thành viên HĐQT, đồng thời bầu bổ sung 5 Thành viên HĐQT cho nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ngoài ra, việc miễn nhiệm hai thành viên Ban Kiểm soát là ông Nguyễn Việt Hưng và bà Đặng Thị Nhài cũng được đưa ra để thông qua, kèm theo đề xuất bầu bổ sung 2 thành viên mới.

Công ty cũng dự kiến trình cổ đông phương án thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ số 265, đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội sang tầng 3, Tòa nhà FLC Landmark Tower.