Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không làm công nghệ, làm công nghiệp, Việt Nam không thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước thu nhập cao

là nhận định của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại Hội nghị “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” diễn ra chiều nay.

Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. Nguồn ảnh: VGP

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, các động lực tăng trưởng truyền thống đang dần tới hạn. Theo đó, kinh tế Việt Nam vừa tăng trưởng trên 7%. Song, theo Bộ trưởng, nếu Việt Nam muốn tăng thêm từ 7-10% thì phải có các động lực tăng trưởng mới. Điều này chỉ có thể đến từ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

“Nông nghiệp đã giúp cho Việt Nam thoát nghèo, FDI, công nghiệp giúp cho Việt Nam thành nước thu nhập trung bình. Để trở thành nước thu nhập cao thì phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”, Bộ trưởng cho hay.

Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất cùng với phương thức quản trị quốc gia phát triển kinh tế-xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, tiến tới bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

Lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền thông phân tích, khoa học công nghệ chỉ có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế nếu như các kết quả nghiên cứu được thương mại hoá. Do đó, để thúc đẩy thương mại hoá thì các kết quả nghiên cứu nên thuộc sở hữu của các cơ sở nghiên cứu thay vì của Nhà nước.

Nhà nước thu được thuế, tạo công ăn việc làm khi kết quả nghiên cứu được thương mại hoá. Viện nghiên cứu nhận tiền từ Nhà nước để nghiên cứu dựa trên cơ sở của một hoạt động nghiên cứu, nhưng tiền mà cơ sở nghiên cứu nhận được từ Nhà nước để nghiên cứu thì phải chi như tiền ngân sách của một đơn vị hành chính nhà nước, như một cơ quan nhà nước.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Cơ quan nhà nước làm những việc đã biết, đã định nghĩa nhưng nghiên cứu là việc chưa biết, chưa có nên phải theo một cơ chế khác. Chẳng hạn, để kích thích sự sáng tạo của các nhà khoa học, kỹ sư thì nên cho họ hưởng một phần (khoảng 30-50%) kết quả thương mại hoá kết quả nghiên cứu.

“Hãy để các viện nghiên cứu chi tiền mà họ nhận được từ Nhà nước để nghiên cứu theo cơ chế chi của doanh nghiệp, cơ chế khoán. Nhà nước quản lý theo kết quả nghiên cứu, tức là theo mục tiêu, thay vì quản lý cách làm, quy trình”, Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông gợi mở.

Bên cạnh đó, muốn phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số cần nhân lực chất lượng cao. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trường đại học cần thu hút được nghiên cứu. Điều này cần Nhà nước, các doanh nghiệp đặt hàng nghiên cứu. Trường đại học phải trở thành trung tâm nghiên cứu, muốn vậy, trường đại học cần trở thành thỏi nam châm hút các nghiên cứu. Thỏi nam châm đó là các phòng thí nghiệm mà các doanh nghiệp không đủ sức đầu tư, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, nhà nước cần có chương trình lớn đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm cho các trường đại học. Trong 75.000 tỷ năm 2025 chia cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nên dành 5.000 tỷ cho đầu tư các phòng thí nghiệm trọng điểm cho các trường đại học.

“Chúng ta làm liên tục việc này trong 5 năm sẽ hình thành căn bản hạ tầng nghiên cứu của các trường đại học. Hiện nay, mỗi năm chúng ta đầu tư cho các phòng thí nghiệm chưa đến 500 tỷ”, ông Hùng cho hay.

Muốn phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số thì các doanh nghiệp lớn phải đi đầu. Muốn có doanh nghiệp lớn thì Nhà nước phải giao việc lớn cho họ, có vậy doanh nghiệp Việt Nam mới lớn lên được. Doanh nghiệp sau khi đã thành công cần có những việc lớn, thách thức lớn để tạo nên tự hào Việt Nam. Giao việc lớn, nếu họ chưa đủ công nghệ thì họ sẽ thuê các đơn vị nước ngoài làm cho họ hơn là để các doanh nghiệp nước ngoài thuê chúng ta làm các dự án trong nước.

Các doanh nghiệp lớn phải nhận các nhiệm vụ quốc gia, làm chủ công nghệ chiến lược, các dự án trọng điểm quốc gia. Đây là trách nhiệm của doanh nghiệp lớn đối với đất nước và đây cũng là nhiệm vụ mà Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã giao cho các doanh nghiệp, với mục tiêu hình thành các doanh nghiệp Việt Nam ngang tầm các nước tiên tiến.

Nghị quyết 57 đặt mục tiêu đến năm 2025 hình thành 5 tập đoàn công nghệ số lớn ngang tầm các nước tiên tiến.

Các doanh nghiệp lớn phải đi đầu về ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số, từ đó dẫn dắt các doanh nghiệp Việt Nam khác ứng dụng công nghệ vào chuyển đổi số, khơi dậy làn sóng khoa học công nghệ của cả nước. Các doanh nghiệp lớn nên chi cho đổi mới công nghệ và chuyển đổi số, từ đó tạo thị trường cho các doanh nghiệp chuyển đổi số của Việt Nam, phát triển các doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp lớn phải có trách nhiệm đi đầu về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phải nhận lấy trách nhiệm đổi mới công nghệ và chuyển đổi số của Việt Nam, góp phần vào tăng trưởng GDP.

Các tập đoàn thương mại dịch vụ lớn nên chuyển dịch thành các tập đoàn công nghệ công nghiệp thương mại và dịch vụ.

“Không làm công nghệ, không làm công nghiệp thì Việt Nam không thể vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước có thu nhập cao”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Các doanh nghiệp công nghệ lớn phải ra nước ngoài để chinh phục thế giới, thông qua đó học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội thông qua một số chính sách đặc biệt như cho phép chỉ định thầu các dự án chuyển đổi số 2 năm 2025-2026, tăng ngân sách chi thường xuyên cho thuê dịch vụ công nghệ thông tin, đầu tư trung tâm điện toán đám mây dùng chung của Chính phủ, hỗ trợ các dự án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương, xây dựng trung tâm tính toán AI…

Chủ tịch TPBank đề xuất không tính room tín dụng với các dự án BOT

Nói về mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% của năm nay, Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú cho rằng, con số 18 triệu tỷ đồng bơm ra nền kinh tế trong năm 2025 là nhiệm vụ khó khăn với các NHTM, nhưng hoàn toàn có cơ sở đạt được.

Chủ tịch TPBank đề xuất không tính room tín dụng với các dự án BOT- Ảnh 1.

Chủ tịch Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) Đỗ Minh Phú

Sáng ngày 11/2/2025, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.

Là một trong những đại diện ngân hàng được phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) Đỗ Minh Phú cho biết, với chủ đề của Hội nghị là tăng tốc, bứt phá, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, thì trách nhiệm của NHTM chủ yếu là vấn đề tăng trưởng tín dụng. Đây cũng là nhiệm vụ rất quan trọng.

Vậy cơ sở nào để chúng ta có thể hoàn thành mục đích mục tiêu trong năm 2025?

Năm 2025, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%. Quy mô tín dụng toàn ngành kinh tế là 15,5 triệu tỷ trong năm 2024, tăng 2,1 triệu tỷ so với năm 2023. Theo tính toán của chủ tịch TPBank, mục tiêu tăng trưởng 16% trong năm nay tương đương với việc có thêm 2,5 triệu tỷ đồng dư nợ đưa ra nền kinh tế, như vậy tổng dư nợ trong toàn ngành khoảng 18 triệu tỷ đồng.

“Chúng ta hiểu rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn, nặng nề, đặt trên vai của các NHTM. Tuy nhiên nhìn vào thực tế chúng ta thấy có những cơ sở để đánh giá rằng có thể hoàn thành được. Và chỉ có thể hoàn thành được mục tiêu này thì mới góp phần vào mục tiêu mà Thủ Tướng, Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước mong muốn là đất nước ta sẽ tăng trưởng GDP với ít nhất 8 %” – ông Phú nói.

Hai yếu tố nền tảng để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%

Theo đánh giá của lãnh đạo TPBank, với con số khoảng 18 triệu tỷ cung cấp vốn cho nền kinh tế thì xuất phát từ 2 yếu tố.

Thứ nhất, năm 2024, GDP đã tăng trưởng khoảng 7,09% với 3 trụ cột giúp cho nền kinh tế hồi phục phát triển: xuất khẩu – đầu tư – tiêu dùng. Trong đó xuất khẩu đạt khoảng 405 tỷ USD và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước khoảng 786 tỷ USD. Đây là một nền tảng vô cùng quan trọng. Điều đó cho thấy, sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng, sự quyết liệt của các Bộ ngành, đặc biệt là nền kinh tế vì nhân dân và chỉ có như vậy thì các doanh nghiệp mới có khả năng có nhu cầu vốn. Bởi vì nếu như nền kinh tế không phát triển được thì dù có bất cứ những nỗ lực nào kể cả lãi suất cho vay rất thấp, các doanh nghiệp, người dân cũng không chắc chắn sử dụng nguồn vốn ngân hàng. Đây là nền tảng quan trọng để tin tưởng nhu cầu vốn phục vụ tăng trưởng trong năm 2025 sẽ tiếp tục gia tăng.

Hai là sự quyết tâm của ngành ngân hàng. Trong đó đầu tiên phải kể tới sự thay đổi về cơ chế cấp tín dụng. Hai năm vừa rồi, NHNN đã áp dụng cơ chế cấp hạng mức tín dụng cho các ngân hàng, trên cơ sở đánh giá xếp hạng, theo chương trình quốc tế CAMELS, các ngân hàng tự tính toán được dư địa, room tín dụng của mình có thể có được bao nhiêu. Theo chủ tịch TPBank đây là điều vô cùng quan trọng bởi các ngân hàng sẽ có ngay được kế hoạch từ đầu năm. Như năm 2024, NHNN đã cho phép TPBank (một ngân hàng được xếp loại A) được điều chỉnh 2 lần, tổng dư nợ tăng trưởng đạt được là 20,25%.

Yếu tố thứ hai thể hiện sự quyết tâm của ngành ngân hàng, trong đó có TPBank để góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng chung đó là 3 giảm.

Giảm đầu tiên là giảm lãi suất cho vay. Trong năm 2024, TPBank đã giảm khoảng 1.900 tỷ đồng cho khoảng 92.000 khách hàng trên tổng dư nợ 183.000 tỷ để hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp.

Giảm thứ hai là giảm thủ tục, đơn giản hóa các thủ tục, các điều kiện cho vay không cần thiết, nhưng vẫn phải gọi là kiểm soát rủi ro.

Giảm thứ ba là giảm các quy trình nội bộ chưa phù hợp và áp dụng công nghệ sử dụng dữ liệu lớn để ngân hàng ứng dụng có thể đánh giá được luôn mức độ tín nhiệm doanh nghiệp vay, xác định giá trị tài sản đảm bảo nhanh chóng.

Với 3 giảm trên, TPBank đã tiến tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao mà vẫn kiểm soát được nợ xấu ở mức thấp chỉ 1,4%. Nền tảng này cũng sẽ được TPBank triển khai tiếp trong năm 2025.

Ngoài ra, các ngân hàng luôn đồng hành và sẵn sàng chia sẻ với những khó khăn doanh nghiệp. Chủ tịch TPBank tin rằng, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, NHNN, đồng thời nền kinh tế đã có bước vào một giai đoạn hồi phục thì mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% là hoàn toàn khả thi.

Chủ tịch TPBank đề xuất không tính room tín dụng với các dự án BOT- Ảnh 2.

Theo lãnh đạo TPBank, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% năm 2025 của ngành ngân hàng hoàn toàn có cơ sở đạt được

TPBank sẽ tăng cường tín dụng cho nhà ở xã hội, tín dụng xanh và dự án BOT

Ông Đỗ Minh Phú cho biết, năm 2025, Ngân hàng Tiên Phong đã đặt ra một số những mục tiêu nhất định để thúc đẩy tăng trưởng.

Thứ nhất, về cho vay nhà ở xã hội. TPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên khi tham gia vào cho vay NOXH. TPBank đã cam kết rằng sẽ tham gia 5 nghìn tỷ và đến thời điểm này đã giải ngân gần 800 tỷ đồng.

Thứ hai là tham gia vào tín dụng xanh. TPBank hiểu rằng các tổ chức quốc tế và đặc biệt sự phát triển bền vững với mục tiêu Chính phủ đề ra, thì nhà băng này cần tham gia vào các dự án tín dụng xanh. Đến cuối năm 2024, TPBank đã giải ngân và cấp tín dụng các dự án với khoảng 7.378 tỷ đồng.

Ba là cấp tín dụng cho các dự án BOT để xây dựng hạ tầng. Theo chủ tịch TPBank, đây là vấn đề không hề dễ dàng. Bởi vì việc cho vay trong thời hạn khá dài, việc thu hồi nợ chủ yếu dựa trên dòng tiền. Tuy nhiên TPBank đã tham gia dự án BOT ngay từ những dự án đầu tiên như Cao Lâm – Vĩnh Hảo, sau này là Hữu Nghị - Chi Lăng.

Tại Hội nghị, lãnh đạo TPBank cũng báo cáo thêm và giải trình về câu hỏi của Thủ tướng, khi Thủ tướng hỏi TPBank khó khăn gì không? Đầu tiên, đối với dự án của Hữu Nghị - Chi Lăng, ngay từ đầu đã phê duyệt với phương án vốn nhà nước là 49,3%, còn lại là vốn nhà đầu tư và vốn huy động. Sau khi tính toán, TPBank đã phê duyệt.

Đối với nhà đầu tư là Đèo Cả - một tập đoàn rất quyết tâm và có nhiều năng lực triển khai, TPBank thấy rằng đây là một dự án cần tiếp sức. Sau đó Đèo Cả làm việc và đề xuất với Thủ tướng và tỉnh Lạng Sơn, nâng vốn công lên 70%, vì vậy họ cũng chưa sẵn sàng nhận vốn. Nhưng nếu muốn đảm bảo năm 2025 có 3 nghìn km đường cao tốc, thì theo Chủ tịch TPBank, việc này cần phải tháo gỡ. Sau đó TPBank đã chủ động làm việc với Đèo Cả, cấp vốn lên đến 2.500 tỷ và nhận giải ngân ngay trong tuần này. Vì vậy không cần chờ đợi điều chỉnh tỷ lệ 70:30 vẫn có thể thực hiện xử lý được. Đến thời điểm này TPBank đã cho vay cho các dự án BOT là 7.897 tỷ đồng, không phải chỉ Hữu Nghị Chi Lăng, mà còn các dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo, dự án đường ven biển Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng và các dự án của tỉnh Long An – đường 830.

“Như vậy có thể nói rằngchúng tôi được tham gia vào dự án BOT là một lĩnh vực khá khó nhưng với tinh thần quyết tâm góp phần cùng đất nước giải quyết được 3 đột phá, trong đó có đột phá quan trọng là hạ tầng thì TPBank đã rất cố gắng tham gia” – ông Đỗ Minh Phú báo cáo với Thủ tướng và hội nghị.

Kiến nghị không tính room tín dụng với các khoản giải ngân vào dự án BOT

Tại Hội nghị, chủ tịch TPBank cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị, trong đó tập trung vào dự án BOT.

Thứ nhất, theo ông Đỗ Minh Phú, tại thời điểm này có một số dự án khó khăn, là dự án Đồng Đăng -Trà Lĩnh thì Thủ tướng đã cho phép điều chỉnh vốn công lên 70% nhưng với Dự án Hữu Nghị - Chi Lăng thì tại thời điểm này chưa giải quyết được mặc dù Ngân hàng rất chủ động giải ngân luôn. Ông đề xuất, nếu đồng ý nâng vốn công của dự án Hữu Nghị - Chi Lăng lên 70% thì chắc chắn là nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn và ngân hàng cũng thấy rằng việc đồng hành đảm bảo hơn trong việc thu hồi vốn.

Thứ hai, khi cấp tín dụng, Ngân hàng đã phải sử dụng vốn tín dụng khá lớn cho các dự án BOT. Vì vậy chủ tịch TPBank đề xuất NHNN xem xét đối với ngân hàng có tham gia cấp tín dụng cho các dự án BOT thì có thể cho phép được sử dụng vốn, không tính vào room tín dụng để các ngân hàng yên tâm đưa dòng vốn vào các dự án trọng điểm cũng như thực hiện tốt nhiệm vụ góp phần thúc đẩy các trụ cột đột phá tăng trưởng cho nền kinh tế.

Elon Musk tinh giản bộ máy chính phủ Mỹ thế nào?

Được ông Trump trao quyền, Elon Musk đang thực hiện một cuộc chiến chống lại bộ máy quan liêu liên bang - một cuộc chiến có thể gây ra những tác động sâu rộng.

Hai tuần đầu tiên Elon Musk làm việc trong chính phủ, các cấp dưới của ông được tiếp cận những hệ thống dữ liệu và tài chính được bảo vệ nghiêm ngặt nhất. Những viên chức nhà nước cố gắng cảnh báo hoặc cản trở họ bị gạt sang một bên.

Nhóm của Musk cũng nhanh chóng đóng cửa các chương trình cụ thể, kể cả USAID - cơ quan hàng đầu của chính phủ về viện trợ nhân đạo và hỗ trợ phát triển. Toàn bộ cơ quan này lọt vào tầm ngắm. Họ tấn công bằng việc ám chỉ những nhân viên liên bang lười biếng và khuyến khích nghỉ việc.

Được Tổng thống Trump trao quyền, Musk đang chống lại bộ máy quan liêu liên bang - một cuộc chiến có thể gây ra những tác động sâu rộng.

Elon Musk tinh giản bộ máy chính phủ Mỹ thế nào?- Ảnh 1.

Elon Musk.

"Kẻ đơn độc" trong không gian vô hạn

Những động thái nhanh chóng của Musk, người có nhiều lợi ích tài chính trước chính phủ, thể hiện sự phô trương quyền lực phi thường của một cá nhân. Các công chức điên cuồng trao đổi thông tin khi đến cả các nhân viên cấp cao của Nhà Trắng cũng thấy mình không hiểu chuyện gì đang diễn ra.

Người đứng đầu SpaceX, Tesla và X đang làm việc với nguồn năng lượng điên cuồng vốn quen thuộc với các nhân viên của ông. Hỗ trợ ông là một nhóm kỹ sư trẻ, một phần đến từ Thung lũng Silicon. Theo một người hiểu rõ tình hình, Musk chuyển giường vào trụ sở của văn phòng nhân sự liên bang cách Nhà Trắng vài dãy nhà để ông và nhân viên của mình có thể làm việc đến tận đêm khuya, và ngủ lại. Đây cũng là chiến thuật mà ông đã triển khai tại Twitter và Tesla.

Tuy nhiên, lần này, Musk mang theo thẩm quyền từ Tổng thống Trump, người dù nổi giận trước một số hành động bốc đồng của Musk nhưng sẵn sàng khen ngợi ông trước công chúng.

Musk từng hãnh diện rằng việc ông sẵn sàng làm việc vào cuối tuần là một “siêu năng lực” giúp ông có lợi thế hơn đối thủ. Đối thủ mà ông nhắc đến là lực lượng lao động liên bang. " Rất ít người trong bộ máy hành chính thực sự làm việc vào cuối tuần. Vì vậy, chúng tôi không giống như đội đối thủ rời khỏi sân trong 2 ngày”, ông Musk đăng trên X.

Elon Musk tinh giản bộ máy chính phủ Mỹ thế nào?- Ảnh 2.

Tòa nhà Văn phòng điều hành Eisenhower, nơi Musk và đội nhóm tiếp cận từ sớm trong chiến dịch. (Ảnh: New York Times)

Chưa có quan chức chính phủ nào lại liên quan đến nhiều nguy cơ xung đột lợi ích như ông Musk, bao gồm cả các khoản nắm giữ trong nước và các mối quan hệ nước ngoài như các mối quan hệ kinh doanh ở Trung Quốc. Và việc một người không phải là nhân viên nhà nước toàn thời gian lại có khả năng định hình lại lực lượng lao động liên bang như vậy cũng là lần đầu tiên.

Nhà sử học Douglas Brinkley mô tả Musk là một*“kẻ đơn độc”* với không gian hoạt động vô hạn. Ông lưu ý rằng tỷ phú này hoạt động ngoài sự giám sát. “Không có một cơ chế nào để Musk phải chịu trách nhiệm. Đây là điềm báo về sự hủy hoại các thể chế cơ bản của chúng ta”.

Một số cựu quan chức chính phủ cấp cao và hiện tại ngay cả những người thích những gì Musk đang làm cũng bày tỏ cảm giác bất lực về cách giám sát ông Musk. Lần lượt từng quan chức của ông Trump đã nhượng bộ, trong khi một số người hy vọng Quốc hội sẽ thay đổi tình hình.

Bản thân ông Trump đưa ra một cảnh báo đáng chú ý: “Elon không thể làm và sẽ không làm bất cứ điều gì nếu không có sự chấp thuận của chúng tôi. Chúng tôi sẽ chấp thuận khi thích hợp, khi không thích hợp thì không. Nếu có xung đột (lợi ích), chúng tôi sẽ không để ông ấy động vào”.

Thách thức thẩm quyền chưa từng có

Hành động của ông Musk khiến đảng Dân chủ và các nhóm giám sát chính phủ kinh ngạc và lo ngại. Họ đặt câu hỏi liệu ông Musk có vi phạm luật liên bang hay không. Luật này trao cho Quốc hội quyền lực cuối cùng để thành lập hoặc bãi bỏ các cơ quan liên bang và lập ngân sách cho họ, yêu cầu công khai các hành động của chính phủ và cấm các cá nhân thực hiện các hành động có thể mang lại lợi ích cá nhân.

Ít nhất bốn vụ kiện được đệ trình lên tòa án liên bang liên quan đến thẩm quyền của Musk và các động thái của chính quyền mới.

Bản thân Musk cho rằng đáng ra ông phải thực hiện các cải cách từ lâu. Cho đến nay, nhóm của ông đã tuyên bố giúp chính phủ liên bang tiết kiệm được hơn 1 tỷ USD mỗi ngày thông qua các nỗ lực như hủy bỏ hợp đồng cho thuê tòa nhà liên bang và các hợp đồng liên quan đến sự đa dạng, công bằng và hòa nhập, mặc dù họ cung cấp rất ít thông tin cụ thể.

Elon Musk tinh giản bộ máy chính phủ Mỹ thế nào?- Ảnh 3.

Viện trợ của USAID ở Nam Sudan. Ông Musk đang nhắm đến đóng cửa cơ quan này. (Ảnh: New York Times)

Cắt trước sửa sau, kiểm soát hệ thống

Sau ngày ông Trump nhậm chức, những người làm việc tại tòa nhà văn phòng Dịch vụ số Mỹ đến và thấy một tờ giấy nhớ có dòng chữ “DOGE” trên cửa phòng làm việc họ từng dùng.

Đó là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy nhóm của ông Musk đã đến. Bên trong, những chiếc ba lô màu đen nằm rải rác khắp nơi và những thanh niên xa lạ đi lang thang trên hành lang mà không có thẻ an ninh như các nhân viên liên bang thường mang theo để vào văn phòng.

Việc tiếp quản nhanh chóng này là chiến lược ông Musk đã sử dụng nhiều lần trong khu vực tư nhân. Ông Musk tuân thủ theo triết lý rằng cứ cắt giảm sâu và giải quyết mọi vấn đề phát sinh sau. Ông thường xuyên thúc đẩy nhân viên của mình bỏ qua các quy định mà họ coi là “ngu ngốc”. Musk cũng được biết đến với việc chấp nhận rủi ro ở cực độ, đẩy cả Tesla và SpaceX từng đến bờ vực phá sản trước khi giải cứu.

Ông Musk nói với các viên chức chính quyền Trump rằng để hoàn thành nhiệm vụ cắt giảm mạnh mẽ quy mô của chính quyền liên bang, họ cần phải tiếp cận được các máy tính - “đường ống” lưu trữ dữ liệu và thông tin chi tiết về nhân sự chính phủ, cũng như hệ thống phân phối tiền thay mặt cho chính quyền liên bang.

Ông Musk suy nghĩ rất nhiều về các cách để cắt giảm mạnh chi tiêu của liên bang trong toàn bộ quá trình chuyển giao quyền lực của tổng thống. Sau khi tham khảo ý kiến ​​của các chuyên gia về ngân sách, cuối cùng ông tập trung vào một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng: hệ thống thanh toán của Bộ Tài chính giải ngân hàng nghìn tỷ USD mỗi năm thay mặt cho chính quyền liên bang.

Theo một viên chức đã thảo luận vấn đề này, ông Musk nói với chính quyền rằng họ có thể cân bằng ngân sách nếu loại bỏ các khoản thanh toán gian lận khỏi hệ thống.

Khi một viên chức cấp cao của Bộ Tài chính, David Lebryk, phản đối việc cho phép đại diện của nhóm cắt giảm tiếp cận hệ thống thanh toán liên bang, ông Lebryk bị đe dọa cho nghỉ hành chính và sau đó nghỉ hưu. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent sau đó chấp thuận cho nhóm Musk tiếp cận.

Hệ thống độc quyền của Bộ Tài chính là một hoạt động theo truyền thống do nhóm nhỏ các công chức sự nghiệp có chuyên môn kỹ thuật sâu rộng điều hành. Việc những người bên ngoài như ông Musk và nhóm của ông xâm nhập vào hệ thống, khiến các viên chức Bộ Tài chính hiện tại và trước đây lo ngại rằng nếu có sự cố xảy ra, các chi tiêu quan trọng của chính phủ không được thanh toán, có thể gây ra hậu quả như vỡ nợ liên bang.

Hiện Thư ký báo chí Leavitt cho biết nhóm của Musk mới có quyền “đọc”, chứ không thể thay đổi các khoản thanh toán.

Elon Musk tinh giản bộ máy chính phủ Mỹ thế nào?- Ảnh 4.

Ông Musk, người đàn ông giàu nhất thế giới, đang tìm cách đặt dấu ấn tư tưởng lên bộ máy quan liêu và loại bỏ những người mà ông và tổng thống Trump chế giễu là “bộ máy nhà nước ngầm” khỏi hệ thống. (Ảnh: New York Times)

Một “ống dẫn” quan trọng khác là cơ sở dữ liệu nhân sự của chính phủ, do Văn phòng Quản lý Nhân sự quản lý, nơi ông Musk nhanh chóng khẳng định ảnh hưởng của mình. Theo những người hiểu rõ vai trò của họ, ít nhất năm người từng làm việc cho ông Musk ở một số vị trí hiện đang nắm giữ các vai trò quan trọng trong văn phòng.

Ông Musk cũng đang nghiên cứu hoạt động của GSA, đơn vị quản lý các tài sản liên bang. Trong chuyến thăm cơ quan vào tuần trước, cùng với cậu con trai nhỏ, người mà ông Musk đặt tên là “X Æ A-12” và một bảo mẫu, ông đã nói chuyện với quyền quản trị viên mới của cơ quan, Stephen Ehikian.

Sau cuộc họp, các viên chức đã thảo luận về một kế hoạch cắt giảm 50% chi tiêu, theo những người biết rõ về các cuộc thảo luận. Và ông Ehikian đã nói với các nhân viên trong một cuộc họp riêng rằng ông muốn họ áp dụng một kỹ thuật gọi là “ngân sách dựa trên số không”, một phương pháp mà ông Musk đã triển khai trong quá trình tiếp quản Twitter và tại các công ty khác của ông. Ý tưởng là giảm chi tiêu của một chương trình hoặc hợp đồng xuống mức không, sau đó tranh luận để khôi phục khoản nào cần thiết.

Các đồng minh của ông Musk hiện cũng đang nhắm đến việc đưa các công cụ trí tuệ nhân tạo vào các hệ thống chính phủ, sử dụng chúng để đánh giá các hợp đồng và đề xuất cắt giảm.

Gây tổn thương và văn hóa bí mật

Elon Musk tinh giản bộ máy chính phủ Mỹ thế nào?- Ảnh 5.

Ông Russell T. Vought, được lựa chọn để lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách.

Russell T. Vought, người từng phục vụ trong chính quyền đầu tiên của ông Trump và một lần nữa được ông lựa chọn để lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách, đã công khai nói về kế hoạch giải thể công chức của nhóm ông Trump.

“Chúng tôi muốn các viên chức quan liêu bị ảnh hưởng một cách đau thương”, ông Vought nói trong bài phát biểu năm 2023. “Khi họ thức dậy vào buổi sáng, chúng tôi muốn họ không muốn đi làm vì họ ngày càng bị coi là những kẻ phản diện”.

Ông Musk cũng lặp lại lời lẽ đó, mô tả các viên chức nhà nước chuyên nghiệp và các cơ quan mà họ làm việc là kẻ thù.

Musk cũng sử dụng cùng một chiến thuật trong quá trình tiếp quản Twitter năm 2022, trong đó ông mô tả ban quản lý trước đây của công ty là độc ác và nhiều nhân viên của công ty là kém cỏi và phản đối các mục tiêu của ông. Khi sa thải các giám đốc điều hành của Twitter “có lý do chính đáng” và giữ lại các gói trợ cấp thôi việc của họ, cáo buộc một số người trong số họ tham nhũng và tấn công cá nhân họ trong các bài đăng công khai.

Chiến thuật của ông Musk và nhóm của ông khiến các công chức mất cân bằng, sợ lên tiếng và không chắc chắn về tương lai và sinh kế của họ.

Ngoài ra, nhóm của ông Musk ưu tiên tính bí mật, chia sẻ rất ít thông tin bên ngoài khoảng 40 người đã làm việc như một phần của nỗ lực này kể từ ngày ông Trump nhậm chức.

Sự thiếu minh bạch làm tăng thêm sự lo lắng trong công chức. Một số nhân viên trên khắp chính phủ cho biết đại diện của ông Musk phỏng vấn họ, những người từ chối chia sẻ tên và cũng không trả lời các câu hỏi ngược lại. Các phiên họp giống như “các cuộc phỏng vấn một chiều”. Một số tham gia phỏng vấn được hỏi họ đang làm dự án gì và ai nên bị sa thải khỏi cơ quan.

Nhiều cấp dưới của ông Musk đang làm việc trên nhiều dự án tại nhiều cơ quan khác nhau cùng lúc, sử dụng các địa chỉ email khác nhau và xuất hiện tại các văn phòng khác nhau.

Trong các cuộc trò chuyện riêng tư, ông Musk nói với bạn bè rằng ông coi thước đo cuối cùng cho thành công của mình là số USD tiết kiệm được mỗi ngày và ông đang sắp xếp các ý tưởng dựa trên thứ hạng đó.

“Tôi càng hiểu rõ về Tổng thống Trump, tôi càng thích ông ấy. Thành thật mà nói, tôi yêu ông ấy. Đây là cơ hội của chúng tôi. Đây là ván bài tốt nhất mà chúng tôi từng có”.

‘Quả đấm thép’ 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát (HPG) được gỡ khó ngay sau cuộc gặp với Thủ tướng

Ánh Nguyệt • 11/02/2025 - 17:49

Quảng Ngãi tổ chức cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát (HPG) ngay sau buổi làm việc với Thủ tướng.

Ngày 9/2 vừa qua, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính đã đến thăm và làm việc với CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất (thành viên của Tập đoàn Hòa Phát - HPG) trong chuyến công tác tại Quảng Ngãi. Đi cùng với Thủ tướng có lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Quảng Ngãi, thành viên đoàn công tác.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và biểu dương những thành tựu của Hòa Phát sau 8 năm đầu tư tại Quảng Ngãi, đồng thời đánh giá cao sự đồng hành, hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phương, tạo điều kiện triển khai dự án.

Thủ tướng nêu rõ: “Nếu không có các ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp thép, hóa chất thì sẽ luôn bị động trong quá trình thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chúng ta không thể không phát triển ngành thép và phải phát triển theo hướng số hóa, tự động hóa. Do đó, có các doanh nghiệp như Hòa Phát thì chúng ta sẽ chủ động hơn về mặt chiến lược”.

image

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 tại Quảng Ngãi

Sau buổi gặp gỡ với Thủ tướng, vào sáng ngày 11/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền đã chủ trì cuộc họp nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2. Trong đó, vấn đề cấp nước cần được giải quyết khi nguồn nước từ sông Trà Bồng hiện tại không thể đáp ứng nhu cầu, đồng thời kênh B7 cũng không thể cải tạo, nâng cấp kịp thời.

Trước tình hình này, chủ đầu tư đề xuất phương án dẫn nước từ kênh chính Bắc của hệ thống thủy lợi Thạch Nham về sông Trà Bồng nhằm bổ sung nguồn nước ổn định cho dự án Dung Quất 2.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Trần Phước Hiền đồng thuận với đề xuất và giao Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Ngãi làm đầu mối hoàn thiện thủ tục, đầu tư cống đầu kênh, đảm bảo cấp nước cho dự án. Đồng thời, các địa phương có tuyến kênh đi qua được yêu cầu cải tạo, nâng cấp trục tiêu hiện trạng và quản lý vận hành kênh theo quy chế phối hợp. Chủ đầu tư cũng cần ký hợp đồng mua nguồn nước thô từ hệ thống thủy lợi Thạch Nham nhằm đảm bảo vận hành ổn định cho dự án.

Quảng Ngãi gỡ khó về vấn đề cấp nước cho dự án Dung Quất 2 của Hòa Phát (Ảnh: Báo Quảng Ngãi)

Được biết, Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 có diện tích lên tới 280ha và tổng vốn đầu tư lên đến 85.000 tỷ đồng. Sản phẩm đầu ra của nhà máy này chủ yếu là thép cuộn cán nóng với công suất thiết kế đạt 5,6 triệu tấn thép/năm.

Theo kế hoạch, lò cao số 1 của Dung Quất 2 sẽ chính thức vận hành vào năm 2025 với công suất 50%, tương đương 1,4 triệu tấn thép. Đến năm 2026, lò cao số 2 sẽ đi vào hoạt động với công suất 50%, trong khi lò số 1 sẽ được nâng công suất lên 80%. Nếu tiến độ không thay đổi, toàn bộ hệ thống sẽ đạt công suất tối đa vào năm 2028.

Trong báo cáo gần đây, Chứng khoán Bảo Việt nhận định khi đi vào hoạt động với công suất tối đa, Dung Quất 2 được ước tính sẽ mang về cho Hòa Phát thêm 70.000 - 80.000 tỷ đồng doanh thu (tương đương 3,25 tỷ USD), đóng góp 25-30% vào biên lợi nhuận của Tập đoàn.

1 Likes

Pi Network thông báo ‘mở mạng’ ngày 20/2

Dự án tiền ảo Pi Network cho biết sẽ chuyển sang giai đoạn Open Network tuần tới, động thái được đánh giá là “chờ đợi từ lâu”.

“Pi Network sẽ chính thức chuyển sang giai đoạn Open Network của Mainnet vào lúc 8:00 UTC (15h, giờ Hà Nội) ngày 20/2”, Pi Core Teams, đội ngũ phát triển dự án Pi Network, thông báo sáng 12/2. “Nhờ sự nỗ lực và cam kết của cộng đồng Pi trong 6 năm qua, chúng tôi đang thực hiện bước tiến lớn tiếp theo trong việc hiện thực hóa tầm nhìn xây dựng hệ sinh thái ngang hàng và trải nghiệm trực tuyến toàn diện nhất thế giới”.

Thông báo Open Mainnet của Pi Network trên giao diện smartphone. Ảnh: Duy Phong

Thông báo Open Mainnet của Pi Network trên giao diện smartphone. Ảnh: Duy Phong

Pi Network cho biết đã đạt 10,14 triệu lượt di chuyển Mainnet, vượt mục tiêu ban đầu là 10 triệu. Dự án cũng đã có hơn 19 triệu người đã xác minh danh tính (KYC).

“Open Network mang đến thay đổi quan trọng, kết nối bên ngoài cho blockchain Pi Layer 1, tạo ra môi trường nơi Pi có thể kết nối an toàn với hệ thống bên thứ ba, mở rộng cơ hội cho người tiên phong và doanh nghiệp”, thông báo nêu. “Việc chuyển sang Open Network cũng cho phép Pi giao tiếp với các mạng và hệ thống blockchain bên ngoài. Nghĩa là, người dùng Pi sẽ có thể tham gia vào các giao dịch ngoài hệ sinh thái Pi, mở rộng tiện ích và phạm vi tiếp cận của Pi”.

Sau thông báo, các cộng đồng liên quan đến dự án đều đưa ra phản ứng tích cực. “Vậy là công sức nhiều năm ‘điểm danh’ đã có kết quả. Tôi sắp hái quả ngọt”, tài khoản Facebook Nguyễn Hải chia sẻ.

Tuy nhiên, một số lo ngại Pi Network sớm “sập” khi mở mạng. “Nhiều người chỉ chờ khoảnh khắc này để bán số Pi đã kiếm được. Tôi nghĩ sẽ có một ‘cú xả’ lớn sau Open Network, vì ai cũng chờ bán Pi”, Thế Anh, quản trị viên một nhóm Pi Network chia sẻ.

Pi Network là dự án ra đời từ năm 2019, được quảng cáo là giúp người dùng sở hữu tiền ảo Pi miễn phí bằng cách vào ứng dụng trên điện thoại điểm danh mỗi ngày. Tuy nhiên, dự án gây tranh cãi khi duy trì thời gian dài “mainnet kín”, tức người chơi tự trao đổi Pi với nhau, chưa thể giao dịch với tiền số khác trên các sàn tập trung.

Cuối tháng 6/2023, Bộ Công an cho biết đã phối hợp với công an địa phương để điều tra hoạt động liên quan đến tiền ảo Pi. Theo đại diện Bộ, các hoạt động liên quan đến Pi tại Việt Nam có dấu hiệu của việc lôi kéo, tiền người trước trả cho người sau trong mô hình kinh doanh dạng nhị phân, đa cấp, do đó người dân cần thận trọng trước hành vi lôi kéo tham gia mô hình tiền ảo có lợi nhuận cao bất thường.

Nhờ đâu Eximbank lãi trước thuế kỷ lục hơn 4 ngàn tỷ trong năm 2024?

image

Cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đa dạng hóa nguồn thu, phát triển đa dạng danh mục sản phẩm, dịch vụ tài chính tới khách hàng… giúp Eximbank đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2024.

Khả năng tăng trưởng

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, Eximbank đã có sự tăng trưởng vượt bậc. Ngân hàng này báo thu nhập lãi thuần 2024 đạt 5.923 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2023. Lãi trước thuế đạt hơn 4.188 tỷ đồng, tăng 54% so với năm trước. Lãi sau thuế đạt 3.326 tỷ đồng, tăng 54% so với năm ngoái.

Điểm sáng về kết quả kinh doanh của Eximbank đến từ các hoạt động cơ cấu danh mục cho vay theo hướng an toàn và hiệu quả, đặc biệt ở phân khúc khách hàng SME, cá nhân và các nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.

Năm qua, Eximbank tăng mạnh lãi suất ở các kỳ hạn và tiếp tục triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm khác như: Chương trình Tri ân khách hàng, Tiết kiệm Eximbank VIP, Tiết kiệm kỳ hạn tự chọn, Sinh nhật trọn niềm vui cùng Eximbank; Tiết kiệm online,… Eximbank cũng đã ra mắt dịch vụ Visa Direct, một bước đột phá trong việc định nghĩa lại các giao dịch tài chính xuyên biên giới.

Đồng thời, chủ động đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng như dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, vàng và xử lý nợ xấu hiệu quả…

Kết thúc 2024, tổng tài sản của Eximbank tăng trưởng 18,9%, đạt 239.532 tỷ đồng. Dư nợ cấp tín dụng tăng 19,72%. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 110,1% so với năm 2023, đạt 1.080 tỷ đồng, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 38,7%, đạt 674 tỷ đồng.

Nhìn vào báo cáo, có thể thấy, Eximbank đã kiểm soát tốt các chỉ số an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước diễn biến phức tạp của nền kinh tế: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn duy trì quanh mức 24% - 25%, thấp hơn so với mức giới hạn của NHNN tối đa 30%.

Tỷ lệ LDR duy trì quanh mức 82% - 84% so với quy định NHNN là 85%; tỷ lệ an toàn vốn CAR dao động quanh ngưỡng 12%-13%, cao hơn mức quy định của NHNN là 8%.

Hiện nay, thay vì chỉ dựa vào việc triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất, Eximbank đã chủ động cơ cấu lại cấu trúc tài sản và nguồn vốn để cải thiện NIM (thu nhập từ lãi/tổng tài sản có sinh lời). Điều này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất kinh doanh, tăng cường lợi nhuận mà còn giảm thiểu rủi ro và góp phần tạo ra một môi trường tài chính ổn định cho khách hàng và hệ thống.

Chiến lược tập trung vào xuất nhập khẩu

Với đặc thù là ngân hàng chuyên hỗ trợ các giao dịch xuất nhập khẩu, lợi nhuận này có thể phản ánh nhu cầu cao đối với các dịch vụ tài chính phục vụ thương mại quốc tế.

Eximbank đã tung nhiều sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn như: Eximbank EBiz - nền tảng số giúp doanh nghiệp SME có thể đề nghị phát hành bảo lãnh online mọi lúc với công nghệ tự động, tối ưu bảo mật, góp phần giảm áp lực tài chính.

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hoạt động hiệu quả trong bối cảnh thị trường toàn cầu còn nhiều biến động, Eximbank triển khai chương trình ưu đãi lãi suất vay USD với các doanh nghiệp chưa từng phát sinh quan hệ tín dụng tại Eximbank sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi chỉ 3,7%/năm. Đối với các doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng tại Eximbank, mức lãi suất vay USD áp dụng từ 3,8%/năm.

Với các giải pháp trọng tâm này, Eximbank có thể hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường khả năng cạnh tranh, tối ưu chi phí tài chính, từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn sắp tới.

Lấy công nghệ là động lực

Từ 2023, Eximbank đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống công nghệ với mục tiêu hiện đại - xanh - an toàn - bảo mật. Ngân hàng này đã ưu tiên triển khai các dự án số trên toàn hệ thống, chuẩn hoá và tối ưu quy trình quản lý, vận hành và kinh doanh nâng cao chất lượng dịch vụ. Song song đó, ngân hàng cũng ứng dụng công nghệ đổi mới sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và khách hàng.

Eximbank đang bước vào cuộc đua số hoá với mục tiêu cung cấp các sản phẩm tài chính đa dạng, chất lượng cao với đích đến là liên tục nâng cao trải nghiệm khách hàng và phát triển nền tảng khách hàng.

Các sản phẩm dịch vụ số ra mắt liên tục, nhận được sự đón nhận của thị trường trong những năm qua, cùng với quá trình nâng cấp trải nghiệm khách hàng một cách mạnh mẽ chính là những thành quả bước đầu của quá trình đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số tại Eximbank.

Tiềm năng bứt phá

Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tăng vốn điều lệ Eximbank lên 18.688 tỷ đồng, giúp ngân hàng củng cố năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn vốn theo thông lệ quốc tế.

Đây cũng là năm Eximbank trả cổ tức bằng tiền sau 10 năm, và ra một quyết định đột phá: “Bắc tiến” để đưa thương hiệu Eximbank phủ kín toàn quốc.

Sau 35 năm, với những tư duy mới, chiến lược mới, thị trường mới, Eximbank đang dần định hình một chiến lược mới cho sự phát triển của mình. Bằng nhiều giải pháp đồng bộ, linh hoạt giúp ngân hàng nắm bắt cơ hội, nâng cao sức cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả hơn.

Tổng thống Donald Trump thêm “vũ khí” cho cơ quan của tỉ phú Elon Musk

Sắc lệnh mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu người đứng đầu các cơ quan cắt giảm lực lượng trên diện rộng với một số ngoại lệ.

Theo The Guardian, thông qua một sắc lệnh hành pháp mới hôm 11-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trao cho Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE) của tỉ phú Elon Musk nhiều quyền kiểm soát hơn đối với chính quyền liên bang.

Sắc lệnh mới có tên là “Thực hiện sáng kiến tối ưu hóa lực lượng lao động DOGE”, nêu rõ mục tiêu là “khôi phục trách nhiệm giải trình với công chúng Mỹ”, yêu cầu người đứng đầu các cơ quan phải hợp tác với DOGE trong việc cắt giảm lực lượng lao động.

“Sắc lệnh này bắt đầu một cuộc chuyển đổi quan trọng của bộ máy hành chính liên bang bằng cách loại bỏ sự lãng phí, sự phình to và sự cô lập” - sắc lệnh nêu rõ.
image

Tỉ phú Elon Musk xuất hiện cạnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phòng Bầu dục hom 11-2 - Ảnh: WASHINGTON POST

Người đứng đầu các cơ quan được lưu ý phải thực hiện các kế hoạch cắt giảm biên chế trên diện rộng và xác định những thành phần nào của cơ quan - hoặc chính cơ quan đó - có thể bị loại bỏ hoặc kết hợp vì chức năng của họ không bắt buộc theo luật định.

Tài liệu này cũng nêu rõ rằng các cơ quan không nên “thuê quá 1 nhân viên cho mỗi 4 nhân viên rời khỏi dịch vụ liên bang” và “sẽ không lấp đầy bất kỳ vị trí tuyển dụng nào mà trưởng nhóm DOGE đánh giá là không nên lấp đầy”.

Sẽ có ngoại lệ đối với quân nhân và các cơ quan liên quan đến nhập cư, thực thi pháp luật và an toàn công cộng.

Ông Trump cho rằng các hành động này “sẽ trao quyền cho các gia đình, người lao động, người nộp thuế và chính hệ thống chính phủ của chúng ta”.

Ông Trump và ông Musk đang khuyến khích các nhân sự liên bang từ chức để đổi lấy các ưu đãi tài chính, mặc dù một thẩm phán hiện xem xét tính hợp pháp của các lệnh này.

“Người dân đã bỏ phiếu cho cải cách chính phủ lớn và đó là những gì người dân sẽ nhận được. Đó chính là bản chất của nền dân chủ” - ông Musk bình luận.

Ông Musk cũng mô tả mình là một cuốn sách mở mặc dù bị chỉ trích vì thiếu minh bạch trong việc định hình lại chính phủ liên bang.

Tỉ phú này nói rằng tiền thuế của người dân Mỹ “cần được chi tiêu một cách khôn ngoan, cho những thứ quan trọng”.

Đầu tuần này, chính quyền ông Trump cũng cố gắng cắt giảm hàng tỉ USD tiền tài trợ cho nghiên cứu y tế, trước khi bị một thẩm phán chặn lại vài ngày sau đó.

Doanh nghiệp Việt nắm loại khoáng sản được cả thế giới “săn lùng”: Cổ phiếu tăng dựng đứng lên đỉnh lịch sử, chuẩn bị “dốc hầu bao” trả cổ tức 3.000 đồng/cp

image

Đây đã là phiên tăng thứ 9 liên tiếp của cổ phiếu này trong đó có 3 phiên tăng trần.

Bất chấp thị trường chung giằng co kéo dài, nhóm cổ phiếu khoáng sản lại ngược dòng bứt phá. Không nằm ngoài sóng tăng giá, cổ phiếu HGM của CTCP Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang cũng “bốc đầu” tăng hết biên độ lên mốc 346.500 đồng/cp - mức giá cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết. Khối lượng khớp lệnh mỗi phiên của HGM chỉ vài chục nghìn đơn vị nhưng cũng có phần cải thiện so với thời gian trước.

Đây đã là phiên tăng thứ 9 liên tiếp của cổ phiếu này trong đó có 3 phiên tăng trần. Đà tăng tốc đưa thị giá HGM tăng 73% trong hơn nửa tháng qua và tăng gấp gần 6 lần trong nửa năm qua, vốn hóa thị trường cũng nhanh chóng tăng tốc vượt 4.300 tỷ đồng. Với mức giá trên, HGM giữ vững vị trí top 3 cổ phiếu có thị giá cao nhất trên sàn chứng khoán, chỉ xếp sau VNZ và WCS.

Nắm l oại khoáng sản thế giới đang săn lùng

Không chỉ HGM, các cổ phiếu khoáng sản cũng liên tục “làm mưa làm gió” trên thị trường với kỳ vọng hưởng lợi sau thông tin Trung Quốc thông báo hạn chế xuất khẩu các khoáng sản then chốt trong sản xuất quân sự và công nghệ cao sang Mỹ. Theo đó, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu antimon được cho là thông tin tích cực hỗ trợ đà tăng giá của HGM.

Antimon là khoáng sản quan trọng được Canada, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Vương quốc Anh và các quốc gia khác trên toàn cầu “săn đón”. Đây là kim loại mang tính chiến lược được sử dụng trong quân sự như đạn dược, tên lửa cũng như pin lưu trữ axit chì được sử dụng trong ô tô và má phanh nhờ đặc tính chịu nhiệt của nó.

Nguồn tài nguyên quan trọng này cũng được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ cao, là thành phần chính trong chất bán dẫn, bảng mạch, công tắc điện, ánh sáng huỳnh quang, kính trong suốt chất lượng cao và pin lithium-ion. Các sản phẩm quen thuộc như điện thoại thông minh, TV độ phân giải cao, thiết bị nhà bếp hiện đại hay thậm chí cả ô tô sử dụng mạch kỹ thuật số đều cần tới Antimon.

Với sự gia tăng nhu cầu trong các ngành công nghiệp quan trọng, các quốc gia phương Tây hiện đang đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt về Antimon. Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 50% hoạt động khai thác và 80% sản lượng Antimon toàn cầu. Điều này khiến các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trở nên phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc.

HGM hiện là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có thể sản xuất Antimon thành phẩm ở quy mô công nghiệp. Chính sách hạn chế xuất khẩu Antimon của Trung Quốc được kỳ vọng đem lại lợi thế tăng giá bán cho doanh nghiệp.

Hiện tại, công ty có quyền khai thác mỏ Antimon Mậu Duệ ở tỉnh Hà Giang gồm ba thân quặng và đang khai thác thân quặng II với trữ lượng khoảng 372.000 tấn quặng với hàm lượng Antimon đạt gần 10%. Ngoài ra, với trữ lượng của thân quặng I và III được ước tính xấp xỉ thân quặng II, công ty cho biết sẽ có nguồn quặng dồi dào, đủ sức đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất trong tương lai.

Chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt 30%

Bên cạnh sức nóng từ cơn sốt khoáng sản, cổ phiếu HGM cũng thu hút dòng tiền bởi kết quả kinh doanh khởi sắc và chính sách cổ tức hấp dẫn.

Ngày 20/2 tới đây, doanh nghiệp sẽ chốt danh sách cổ đông để thực hiện chi trả tạm ứng cổ tức đợt 2/2024 bằng tiền với tỷ lệ 30%, tương ứng mỗi cổ phiếu nhận 3.000 đồng. Với 12,6 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty dự kiến chi 38 tỷ đồng để thanh toán cổ tức. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/2, và cổ tức sẽ được thanh toán vào 20/3.

Kể từ khi lên sàn HNX vào năm 2009, Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang luôn trả cổ tức bằng tiền "đều như vắt tranh”. Trong đó, năm 2012 là năm mà doanh nghiệp chi trả cổ tức cao kỷ lục, ở mức 12.000 đồng/cp. Gần đây, giai đoạn 2021-2023, doanh nghiệp khai thác khoáng sản này đã “dốc hầu bao” trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ từ 40% đến 45%.

Mới đây nhất, vào cuối tháng 11/2024, HGM đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 với tỷ lệ 20% bằng tiền. Như vậy, tổng tỷ lệ chia cổ tức năm 2024 đạt 50%, vượt xa kế hoạch ban đầu chỉ ở mức 15%.

Doanh nghiệp khoáng sản mạnh tay trả cổ tức sau khi ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lập kỷ lục trong năm 2024. Cụ thể, công ty ghi nhận doanh thu đạt hơn 370 tỷ đồng, lãi trước thuế 233 tỷ đồng, lần lượt tăng 111% và 232% so với năm 2023. Biên lợi nhuận trước thuế đạt 63%, tức doanh nghiệp này cứ thu 3 đồng thì lãi 2 đồng. So với kế hoạch năm 2024, Khoáng sản Hà Giang đã vượt tới 105% và hơn 365% mục tiêu doanh thu và lợi nhuận đề ra.

Việt Nam sắp có siêu cảng 162.000 tỷ đồng, được kỳ vọng là cửa ngõ lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Siêu cảng này có tổng vốn đầu tư dự kiến 162.000 tỷ đồng và được kỳ vọng là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

image

Mới đây, UBND tỉnh Sóc Trăng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải về những đề xuất có liên quan đến dự án xây dựng cảng biển Trần Đề. Theo văn bản này, dự án cảng biển Trần Đề có tổng vốn đầu tư lên tới hơn 162.000 tỷ đồng. Dự án này sẽ được triển khai ở cửa Trần Đề, thuộc địa phận xã Trung Bình, huyện Trần Đề và cách bờ biển hiện hữu khoảng 25 km về phía Đông.

Cụ thể, tỉnh Sóc Trăng kiến nghị rằng, trong giai đoạn từ năm 2025 – 2030, tỉnh sẽ tập trung vào việc đầu tư các hạng mục quan trọng bao gồm cầu cảng dài 5.300 m, có khả năng tiếp nhận tàu tổng hợp, tàu container có trọng tải lên đến 100.000DWT (tương đương từ 6.000 - 8.000TEU), tàu hàng rời 160.000DWT và đê chắn sóng dài 9.800 m. Trong đó, giai đoạn khởi động, tỉnh sẽ xây dựng 4.000 m đầu tiên và cây cầu vượt biển dài 17,8 km để kết nối cảng với đất liền. Dự kiến, đây cũng là cây cầu vượt biển dài nhất Việt Nam và thuộc top dài nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Ngoài ra, dự án cảng Trần Đề sẽ triển khai cả khu dịch vụ hậu cần cảng, logistics trên diện tích khoảng 4.000 ha. Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, khu vực này sẽ bao gồm những hạng mục như san lấp mặt bằng, cấp thoát nước, xây dựng hệ thống giao thông nội bộ, điện động lực, phòng cháy chữa cháy và thông tin liên lạc.

Theo số liệu công bố Tổng cục Hải quan ngày 10/1, trong năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 41,9 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của vùng đạt 28,1 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2023 và nhập khẩu đạt 13,8 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Về xuất khẩu, các tỉnh, thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều tăng trưởng dương về kim ngạch xuất khẩu. Đáng chú ý, Trà Vinh là địa phương có mức tăng lớn nhất với 25,8% so với năm 2023; Sóc Trăng có mức tăng lớn thứ hai, với 25,6%.

Trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Sóc Trăng ước đạt 7,07%, đứng thứ 8 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 42 cả nước. GRDP bình quân đầu người của Sóc Trăng đạt 66,5 triệu đồng/người/năm.

Theo UBND tỉnh Sóc Trăng, sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhưng năng suất vận chuyển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung còn thấp, kh chủ yếu bằng phương tiện thủy nội địa và đường bộ. Chính vì vậy, vùng cần có một cảng đầu mối Trần Đề để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, từ đó giúp giảm chi phí vận tải và khối lượng hàng hóa tiếp chuyến lên cảng biển Đông Nam Bộ.

Sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động, dự án cảng Trần Đề được kỳ vọng sẽ trở thành cảng cửa ngõ lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự án này góp phần nâng cao năng lực vận tải hàng hóa, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Siêu cảng Trần Đề sẽ được triển khai thế nào?

Việt Nam sắp có siêu cảng 162.000 tỷ đồng, được kỳ vọng là cửa ngõ lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long- Ảnh 2.

Cảng Trần Đề được kỳ vọng là cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: ST

Dự án cảng Trần Đề dự kiến được phân kỳ thành 2 giai đoạn. Trong đó, thứ nhất, giai đoạn khởi động có tổng mức đầu tư khoảng 44.695 tỷ đồng. Cụ thể, vốn đầu tư công là 19.403 tỷ đồng (chiếm 43%) được đề xuất từ ngân sách Trung ương để tiến hành xây dựng đường kết nối, cầu vượt biển, đê chắn sóng, luồng tàu và vũng quay tàu. Số còn lại là 25.292 tỷ đồng (chiếm 57%) sẽ được huy động từ nguồn vốn tư nhân nhằm phát triển khu dịch vụ hậu cần và các bến cảng.

Thứ hai, giai đoạn hoàn thiện có tổng mức đầu tư dự kiến đạt 162.731 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư công là 46.476 tỷ đồng (chiếm 29%), còn lại là vốn tư nhân, với 116.255 tỷ đồng (chiếm 71%).

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, siêu cảng Trần Đề được quy hoạch ngoài khơi nhằm đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Cảng này có chức năng phục vụ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp địa phương và vận chuyển hàng hoá, hành khách tuyến bờ ra đảo.

Ngoài ra, cảng Trần Đề sẽ có các bến tổng hợp, container, hàng rời và bến cảng khách, phát triển theo định hướng xã hội hoá để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và năng lực của nhà đầu tư.

Cảng Trần Đề được quy hoạch tiếp nhận tàu trọng tải đến 5.000 DWT cho các bến trong sông, tàu tổng hợp, container trọng tải đến 100.000 DWT hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện cũng như tàu hàng rời trọng tải đến 160.000 DWT ngoài khơi cửa Trần Đề.

Viettel, FPT, VNPT đều công bố sở hữu Trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam: Ai nói “thật”?

image

Những “tay chơi” mới còn có vẻ “khủng” hơn, đơn cử như Vingroup và Benya Technologies (Trung Đông) với kế hoạch trung tâm dữ liệu siêu lớn 3,5 tỷ USD.

Báo cáo về thị trường trung tâm dữ liệu (data center) của Savill cho biết, tính đến cuối quý 1/2024, Việt Nam có 33 trung tâm dữ liệu do 48 nhà cung cấp dịch vụ vận hành, nằm chủ yếu tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh.

Theo CTCK VNDIRECT, 4 doanh nghiệp nội địa là Viettel, VNPT, FPT Telecom và CMC Telecom - nắm giữ 97% thị phần, nhờ việc tận dụng lợi thế từ nền tảng trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.

Các nhà cung cấp quốc tế như AWS, Microsoft và Google chiếm 77,8% thị trường điện toán đám mây nhưng thiếu cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

CUỘC ĐUA TRUNG TÂM DỮ LIỆU: ĐÂU LÀ TRUNG TÂM LỚN NHẤT VIỆT NAM?

Theo thông tin tại lễ khai trương trung tâm dữ liệu thứ 14 của Viettel hồi tháng 4/2024, tổng số tủ rack của các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam là 20.000, tổng công suất thiết kế là 145 MW.

Viettel đang là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường Việt Nam với 14 trung tâm dữ liệu, tổng công suất là 87MW, song quy mô này là mức nhỏ so với trung tâm dữ liệu lớn trên thế giới, vốn ở mức 100-200 MW. Theo sau đó về số lượng là VNPT và FPT.

Một điều thú vị là các doanh nghiệp đều công bố mình sở hữu “trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam”.

Cụ thể, tháng 4/2024, trung tâm dữ liệu thứ 14 của Viettel tại Hoà Lạc khai trương, có hơn 60.000 máy chủ, hơn 2.400 racks, 21.000 m2 mặt sàn, tổng công suất điện 30 MW, được giới thiệu lớn nhất Việt Nam. Thực tế chi tiết hơn, đây là trung tâm dữ liệu có CÔNG SUẤT ĐIỆN lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Bởi vì trước đó, vào tháng 10/2023, VNPT khai trương Trung tâm dữ liệu VNPT IDC Hòa Lạc với lời giới thiệu là quy mô lớn nhất Việt Nam. VNPT IDC Hòa Lạc có tổng diện tích sử dụng 23.000 m2 với quy mô 2.000 tủ racks. Tại thời điểm khai trương, đây đúng là trung tâm dữ liệu lớn nhất tính cả về diện tích và số tủ racks (không công bố công suất điện). Nhưng đến thời điểm hiện tại, VNPT IDC Hòa Lạc chỉ còn lớn nhất về TỔNG DIỆN TÍCH sử dụng.

Một doanh nghiệp khác là FPT Telecom, vào ngày 4/5/2020, đã khởi công Trung tâm dữ liệu tại Khu Công nghệ cao, quận 9, TP HCM, được giới thiệu là lớn nhất Việt Nam sau khi hoàn thành.

Trung tâm dữ liệu này theo công bố ban đầu có diện tích 10.000 m2 và cung cấp 3.600 Racks. Như vậy có thể hiểu đây là trung tâm dữ liệu có LƯỢNG TỦ RACK lớn nhất Việt Nam.

Mặc dù vậy, đó là trong tương lai, bởi vì dự án đã bị hoãn lại cho đến năm 2025, thay vì ra mắt vào quý 3/2024 như kế hoạch (kế hoạch đầu tiên là ra mắt năm 2021) và được bổ sung thêm 476 tủ mạng, tương đương với mức tăng 13% công suất hiện tại.

Theo thông tin của FPT Telecom, bên cạnh trung tâm dữ liệu đang được xây dựng tại TP. Hồ Chí Minh, họ có 3 trung tâm dữ liệu đang vận hành (FPT Duy Tân - Hà Nội, FPT Tân Thuận - Q7, tp.HCM và FPT Fornix - Hà Nội). Tổng năng lực đáp ứng hiện tại (chưa bao gồm Trung tâm dữ liệu FPT tại Quận 9, TP.HCM) là 8.000 m2 và 3.400 racks.

Cũng trong năm 2024, VNG và ST Telemedia Global Data Centres (STT GDC) hợp tác thành lập Liên doanh để xây dựng và vận hành 2 Trung tâm dữ liệu tại TP.HCM.

Hợp tác này bao gồm việc tiếp tục vận hành Trung tâm dữ liệu STT VNG Ho Chi Minh City 1 (tên mới của VNG Data Center, khai trương năm 2022) và thành lập 1 Trung tâm dữ liệu mới với tên gọi STT VNG Ho Chi Minh City 2, cũng đặt tại TP.HCM và cách cơ sở đầu tiên 1,5 km.

Dự kiến đi vào hoạt động trong nửa đầu năm 2026, STT VNG Ho Chi Minh City 2 có khả năng cung cấp công suất điện lên đến 60 MW sau khi hoàn thiện. Nếu đạt được, đây sẽ là trung tâm dữ liệu mới lớn nhất Việt Nam về công suất điện.

Bên cạnh đó, GreenNode, đơn vị kinh doanh AI Cloud thuộc VNG đã hợp tác cùng NVIDIA và STT GDC khai trương trung tâm xử lý dữ liệu Trí tuệ nhân tạo (AI) tại Bangkok (Thái Lan). Đây là một trong những hạ tầng AI Cloud quy mô lớn đầu tiên của Đông Nam Á, do đội ngũ GreenNode tự vận hành.

Theo chuyên gia, trong bối cảnh ứng dụng AI phát triển và có mức tiêu thụ năng lượng vượt trội ứng dụng truyền thống, công suất điện và khả năng làm mát là chỉ số mà các trung tâm dữ liệu hướng tới, thay vì số lượng tủ rack.

Rack : dùng để chỉ một khung hoặc tủ để chứa và sắp xếp các thiết bị phần cứng như máy chủ, thiết bị mạng (switch, router), thiết bị lưu trữ và các thiết bị khác.

Công suất điện (MW): tổng công suất điện mà trung tâm dữ liệu đó tiêu thụ. Nó cho biết khả năng cung cấp điện cho tất cả các thiết bị và hệ thống trong trung tâm dữ liệu. Một trung tâm dữ liệu có công suất lớn hơn có thể chứa nhiều thiết bị hơn và xử lý khối lượng công việc lớn hơn.

Diện tích: cho biết không gian mà trung tâm dữ liệu có để chứa các thiết bị phần cứng, hệ thống làm mát, hệ thống điện và các thành phần khác. Diện tích lớn hơn cũng cho phép trung tâm dữ liệu có khả năng mở rộng trong tương lai. Khi nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu tăng lên, trung tâm dữ liệu có thể dễ dàng thêm các thiết bị mới mà không cần phải xây dựng một trung tâm dữ liệu mới.

Khi đánh giá công suất điện của một trung tâm dữ liệu, cần xem xét cả các yếu tố khác như hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE), khả năng làm mát và khả năng mở rộng trong tương lai.

Trong khi Viettel, VNPT và FPT quảng cáo về độ lớn của trung tâm dữ liệu thì CMC Corp “đánh” vào tiêu chuẩn an toàn. Tính đến hiện tại, CMC Corp có 3 trung tâm dữ liệu và quảng bá là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn An toàn Hệ thống thông tin Cấp độ 4.

Trong đó, với quy mô diện tích sàn 10.000m2, gồm 1200 tủ racks, trung tâm dữ liệu CMC Tân Thuận được giới thiệu là an toàn và hiện đại nhất Việt Nam năm 2022, do tạp chí IBM bình chọn. Công ty cũng cho biết đang nắm 40% thị phần trung tâm dữ liệu của các ngân hàng, hơn 60% doanh nghiệp OTT là khách hàng thường niên.

NHỮNG TAY CHƠI MỚI SẼ “KHỦNG” HƠN?

Theo Research and Markets, thị trường trung tâm dữ liệu của Việt Nam đã tạo ra doanh thu 685 triệu đô la vào năm 2023 và dự kiến sẽ tăng lên 1,44 tỷ đô la vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 13,1%.

Được xếp vào 1 trong 10 thị trường DC mới nổi trên thế giới, nhưng quy mô Việt Nam vẫn nhỏ hơn nhiều so với các nước lân cận như Singapore, Indonesia, Thái Lan.

Mặc dù vậy, thị trường đang thu hút những “tay chơi” mới đang ngấp nghé.

Tháng 10/2024, Vingroup và Benya Technologies, doanh nghiệp đại diện cho một nhóm các nhà đầu tư đến từ Trung Đông và châu Phi đã ký biên bản ghi nhớ sẽ cùng đánh giá tính khả thi và xây dựng kế hoạch triển khai các dự án.

Một dự án được đề cập là dự án trung tâm dữ liệu siêu lớn với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 3,5 tỷ USD. Dự án trung tâm dữ liệu siêu lớn sẽ được phát triển trong ba giai đoạn với quy mô ước tính lên đến 300 MW.

Ngày 11/12/2024, tại trụ sở UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, CTCP Đầu tư Xây dựng DCH (DCH) đã trình bày phương án, kế hoạch triển khai Dự án Siêu Trung tâm Dữ Liệu - Digital Hub với tổng vốn đầu tư lên tới 35.000 tỷ đồng, gồm 5 tòa nhà DC Hall với 20MW/tòa, tổng công suất toàn bộ 5 DC Hall lên đến 6.000 tủ racks.

Hãng Reuters đưa tin ngày 29/8/2024 cho biết, Alphabet, công ty mẹ của Google, đang cân nhắc xây dựng một trung tâm dữ liệu “siêu quy mô” gần Thành phố Hồ Chí Minh. Đây sẽ là khoản đầu tư đầu tiên của một công ty công nghệ lớn của Mỹ vào Việt Nam. Không rõ Google sẽ đưa ra quyết định đầu tư nhanh như thế nào, nhưng nguồn tin cho biết các cuộc đàm phán nội bộ đang diễn ra và trung tâm dữ liệu có thể sẵn sàng vào năm 2027.

Các trung tâm dữ liệu siêu quy mô lớn trong ngành sẽ có mức tiêu thụ điện năng thường tương đương với một thành phố lớn.

Một trung tâm dữ liệu siêu lớn với công suất tiêu thụ điện năng 50 megawatt (MW) có thể có chi phí từ 300 triệu đến 650 triệu USD, theo ước tính dựa trên dữ liệu do công ty tư vấn bất động sản Jones Lang LaSalle công bố trong báo cáo năm nay về các trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

Hãng tin Nikkei của Nhật Bản cũng đã đưa tin vào tháng 5 rằng công ty thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba đang xem xét xây dựng một trung tâm dữ liệu tại Việt Nam.

Tin buồn của Fed: CPI Mỹ tăng nóng hơn dự báo

12/02/2025 21:53

Giá cả tiêu dùng ở Mỹ tăng mạnh hơn dự báo trong tháng 1, tạo thêm lý do để Fed giữ nguyên lãi suất.

Trong tháng 1/2025, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo tổng quát về chi phí hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ - đã tăng 0.5% so với tháng trước và tăng 3% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động công bố vào ngày 12/02. Con số này cao hơn so với dự báo của các chuyên gia lần lượt là 0.3% và 2.9%.

Nếu loại trừ giá thực phẩm và năng lượng, CPI lõi tăng 0.4% so với tháng trước và tăng 3.3% so với cùng kỳ, cũng cao hơn so với dự báo lần lượt là 0.3% và 3.1%.

Chi phí nhà ở tiếp tục là yếu tố gây áp lực lạm phát, tăng 0.4% so với tháng trước và đóng góp khoảng 30% tổng mức tăng của CPI.

Giá thực phẩm tăng vọt 0.4% so với tháng trước, chủ yếu do giá trứng tăng 15.2% liên quan đến các vấn đề về dịch cúm gia cầm buộc nông dân phải tiêu hủy hàng triệu con gà. Cục này cho biết giá trứng tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2015 và chiếm khoảng hai phần ba mức tăng giá thực phẩm tại nhà. Giá trứng đã tăng 53% trong năm qua.

Thị trường lao dốc sau thông tin này, với hợp đồng tương lai của chỉ số Dow Jones giảm hơn 400 điểm trong khi lợi suất trái phiếu tăng mạnh.

Báo cáo lạm phát nóng hơn dự báo được công bố sau khi Chủ tịch Fed khẳng định sẽ không vội giảm lãi suất vì lo sẽ ảnh hưởng tới tiến trình kiểm soát lạm phát và nền kinh tế Mỹ vẫn mạnh.

Trong bài phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện, ông Powell nhận định nền kinh tế đang “nhìn chung mạnh mẽ” với thị trường lao động "vững chắc”. Lạm phát đang hạ nhiệt nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Fed.

Trong điều kiện hiện tại, ông cho biết Fed không cần phải vội nới lỏng chính sách tiền tệ.

“Với lập trường chính sách hiện nay đã bớt thắt chặt đáng kể so với trước đây và nền kinh tế vẫn mạnh, chúng tôi không cần phải vội vã điều chỉnh lập trường chính sách”, Powell nói. "Chúng tôi hiểu rằng giảm thắt chặt chính sách quá nhanh hoặc quá nhiều có thể cản trở tiến trình kiểm soát lạm phát. Đồng thời, nới chính sách quá chậm hoặc quá ít có thể làm suy yếu không đáng có đối với hoạt động kinh tế và việc làm”.

Nhiều nhân viên Thế Giới Di Động sắp được mua cổ phiếu giá bằng một phần năm thị trường

Thế Giới Di Động sắp phát hành gần 20 triệu cổ phiếu ESOP cho cán bộ quản lý chủ chốt (trừ ông Nguyễn Đức Tài) với giá 10.000 đồng, bằng 18% thị giá.

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa thông qua phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2024. Công ty phát hành gần 19,94 triệu cổ phiếu, tương đương hơn 1,36% lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Người được mua là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý chủ chốt và người lao động nói chung có nhiều đóng góp cho MWG và các công ty con. Danh sách sẽ phải thông qua Hội đồng quản trị phê duyệt. Chủ tịch Nguyễn Đức Tài và các thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (ông Thomas Lanyi và ông Robert Alan Willett) không tham gia chính sách ESOP.

Giá bán là 10.000 đồng một cổ phiếu, chỉ tương đương gần 18% giá thị trường. Chốt phiên 12/2, MWG đi ngang 56.400 đồng. Những người mua ESOP sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong 2 năm. Thời gian phát hành dự kiến trong quý I năm nay.

Kế hoạch phát hành cổ phiếu giá thấp cho cán bộ chủ chốt được đưa ra sau một năm kết quả kinh doanh của Thế Giới Di Động phục hồi, nhờ động lực lớn nhất là Bách Hóa Xanh. Doanh thu thuần hợp nhất đạt hơn 134.341 tỷ đồng, tăng 13,6%. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận gần 3.722 tỷ đồng, gấp hơn 22 lần của năm 2023. Công ty vượt 7% chỉ tiêu doanh thu nhưng lại vượt tới 56% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa bằng mức trước giai đoạn tái cấu trúc.

tỷ đồngtỷ đồngKết quả kinh doanh của Thế Giới Di ĐộngDoanh thu (cột trái)Lợi nhuận sau thuế (cột phải)201920202021202220232024040k80k120k160k01.5k3k4.5k6kVnExpress

ESOP là chính sách Thế Giới Di Động duy trì khá đều đặn trong nhiều năm qua. Đây được xem như chiến lược quan trọng để giữ nhân tài bởi mức giá phát hành thường thấp hơn đáng kể thị giá. Công ty nhiều lần bỏ qua ý kiến của cổ đông rằng tỷ lệ phát hành quá lớn ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Năm trước, do kết quả kinh doanh không khả quan, lần đầu tiên MWG không đưa ra phương án ESOP.

Sở hữu cổ phiếu MWG giúp các lãnh đạo công ty nắm giữ khối tài sản lớn. Ước tính theo giá trị trường hiện tại, ông Nguyễn Đức Tài đang nắm trong tay gần 1.830 tỷ đồng. Các lãnh đạo khác cũng có tài sản tính bằng cổ phiếu từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu người lao động nghỉ việc trước thời hạn, họ sẽ phải hoàn trả lượng cổ phiếu ESOP cho công ty với mức giá đã quy định trước và thường rất rẻ so với thị trường. Năm trước, Thế Giới Di Động có 3 đợt thu hồi khi nhân viên thôi việc. Tổng cộng, họ đã gom lại hơn 914.000 đơn vị làm cổ phiếu quỹ.

Năm ngoái, họ thực hiện tái cấu trúc toàn diện theo hướng “giảm lượng, tăng chất” khi giảm 1.754 người còn 63.660 lao động. Họ tuyển dụng trở lại ở quý cuối năm, trong khi trước đó, quý I được xem như một trong những đợt sa thải nặng nề nhất của Thế Giới Di Động.

Vingroup trình cổ đông miễn nhiệm thành viên HĐQT

Thông tin mới cập nhật, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) đã công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Theo đó, HĐQT Công ty quyết định trình cổ đông về việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của bà Chun Chae Rhan. Trước đó, trong ngày 10/01, Vingroup đã công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm của bà Chun Chae Rhan.

Ý kiến cổ đông đợt này sẽ được thu thập thông qua văn bản. Phiếu lấy ý kiến được phía Vingroup gửi đi theo danh sách chủ sở hữu chứng khoán lập tại ngày đăng ký cuối cùng là 3/02.

Nếu được cổ đông thông qua, HĐQT nhiệm kỳ 2021-2026 của Vingroup sẽ còn 8 thành viên, bao gồm Chủ tịch Phạm Nhật Vượng cùng 4 Phó Chủ tịch và 3 Thành viên độc lập.

Vingroup trình cổ đông miễn nhiệm thành viên HĐQT- Ảnh 1.

Bà Chun Chae Rhan được bầu vào HĐQT Vingroup kể từ năm 2023, là đại diện cho cổ đông ngoại SK Group của Hàn Quốc.

Diễn biến liên quan, công ty con của SK Group, SK Investment Vina II vừa bán ra gần 51 triệu cổ phiếu Vingroup, không còn là cổ đông lớn khi chỉ nắm 4,72% vốn hồi giữa tháng 1/2025.

Được biết, Chaebol Hàn Quốc bắt đầu đầu tư vào Vingroup từ tháng 5/2019 khi rót 1 tỷ USD để đổi lấy 6,1% vốn tại VIC. Trong đó, SK Group mua 154,3 triệu cổ phiếu phát hành riêng lẻ từ Vingroup và mua lại 51,4 triệu cổ phiếu VIC thuộc sở hữu của VinCommerce - tiền thân của WinCommerce, doanh nghiệp đứng sau chuỗi siêu thị Winmart và cửa hàng Win.

Về tình hình kinh doanh lũy kế năm 2024, tổng doanh thu của Vingroup đạt 192.159 tỷ đồng, tăng 19% so với năm trước và là mốc doanh thu cao nhất lịch sử. Động lực tăng trưởng cho doanh thu đến từ các đại dự án, đặc biệt là Vinhomes Royal Island, song song với sự tăng trưởng từ mảng xe điện.

Lợi nhuận trước thuế của Vingroup đạt 16.724 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 5.251 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 21,5% và 155,4% so với cùng kỳ năm 2023, vượt kế hoạch đặt ra tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản Vingroup đạt 839.216 tỷ đồng, tăng 25,7 % so với cuối năm 2023.

Xử lý việc tăng giá, bán thuốc điều trị cúm không có đơn của bác sĩ

Nhật Dương

Bộ Y tế đề nghị thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp kinh doanh thuốc điều trị cúm không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý…

Ảnh minh họa.

Ngày 12/2/2025, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) tiếp tục có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc bảo đảm cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Theo Cục Quản lý Dược, trong thời gian gần đây, trên địa bàn một số tỉnh, thành phố, số ca cúm mùa, đặc biệt là cúm A có xu hướng gia tăng. Vì vậy, để bảo đảm việc cung ứng và kiểm soát giá các thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt đối với các thuốc điều trị cúm A (thuốc Tamiflu và các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir), Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế các địa phương khẩn trương chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản về việc bảo đảm cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh, thuốc điều trị bệnh cúm.

Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho người dân không tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị cúm A khi không có chỉ định của bác sĩ.

Cục nhấn mạnh Sở Y tế cần tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh các thuốc kháng virus dùng trong điều trị cúm mùa, các thuốc điều trị cúm A.

Đặc biệt là vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc (thực hiện kê khai giá không đúng quy định, không thực hiện niêm yết giá thuốc, bán cao hơn giá niêm yết,…), các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, bán thuốc kê đơn nhưng không có đơn của bác sĩ, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.

Đối với các bệnh viện, viện trực thuộc Bộ Y tế, cần chủ động bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm mùa, đặc biệt thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, thực hiện đúng các quy định về mua, bán thuốc và quản lý giá thuốc tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Với các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các thuốc điều trị cúm mùa, trong đó có các thuốc điều trị cúm A, Bộ Y tế đề nghị chủ động khẩn trương lên kế hoạch sản xuất, nhập khẩu thuốc để bảo đảm nguồn cung ứng phục vụ công tác điều trị và thực hiện các hợp đồng cung ứng thuốc với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo kết quả trúng thầu đã ký kết.

Các cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ đúng quy định về bán thuốc theo đơn, có trách nhiệm hướng dẫn đầy đủ cho người dân về việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Lưu ý tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.

Liên quan đến tình hình cung ứng thuốc điều trị cúm, đại diện Cục Quản lý Dược cho biết các thuốc chứa hoạt chất oseltamivir hiện vẫn đảm bảo về nguồn cung. Đối với thuốc Tamiflu, theo thông tin từ công ty nhập khẩu, hiện tại số lượng thuốc tồn kho là hơn 10.000 hộp, công ty vừa xuất bán cho công ty phân phối hơn 30.000 hộp.

Sắp tới công ty sẽ nhập thêm khoảng 50.000 hộp. Trong nước cũng sản xuất và cung ứng thuốc chứa oseltamivir, hiện đang có trên 300.000 viên. Giá bán buôn vẫn giữ nguyên.

Tổng thống Trump muốn ‘lập tức đóng cửa Bộ Giáo dục’

Tổng thống Mỹ tuyên bố muốn đóng cửa Bộ Giáo dục, sau nhiều lần đề cập khả năng giải thể cơ quan này bằng sắc lệnh hành pháp.

“Tôi muốn nó bị đóng cửa ngay lập tức. Bộ Giáo dục là một trò lừa đảo lớn”, Tổng thống Donald Trump nói tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng ngày 12/2, xác nhận đã giao nhiệm vụ này cho Linda McMahon, ứng viên Bộ trưởng Giáo dục.

Đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ ngay lập tức có thể gây gián đoạn hàng chục tỷ USD trợ cấp cho các trường theo hệ phổ thông 12 năm và những khoản vay học phí cho sinh viên đại học ở nước này.

Tổng thống Trump đang đẩy mạnh hàng loạt thay đổi lớn trong chính phủ, yêu cầu nhân viên liên bang trở lại làm việc tại văn phòng hoặc nghỉ việc, cắt giảm chi phí và nhân sự, đồng thời tìm cách đóng cửa các cơ quan tiêu tốn nhiều ngân sách như Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).

Tổng thống Donald Trump trả lời họp báo ngày 12/2 tại Nhà Trắng. Ảnh: AP

Tổng thống Trump trả lời họp báo tại Nhà Trắng ngày 12/2. Ảnh: AP

Bộ Giáo dục là một trong những mục tiêu tiếp theo trong cuộc đại cải tổ của Tổng thống Trump. Ông từng nhiều lần bày tỏ mong muốn giải thể cơ quan này bằng sắc lệnh hành pháp, song thừa nhận điều cản đường là thiếu đồng thuận từ Hạ viện và các công đoàn giáo viên.

Giải thể Bộ Giáo dục Mỹ không phải là ý tưởng mới. Tổng thống Trump từng đề xuất đóng cửa Bộ Giáo dục trong nhiệm kỳ 2017-2021 nhưng không nhận được sự chấp thuận từ Hạ viện.

Cơ quan này hiện có 4.245 nhân viên và đã sử dụng 251 tỷ USD trong năm tài chính 2024. Bộ Giáo dục Mỹ cũng quản lý các khoản vay cho sinh viên với tổng trị giá lên đến 1.600 tỷ USD. Đây là nguồn nợ lớn thứ ba tại Mỹ. Hơn 44 triệu người Mỹ đang có các khoản vay thuộc diện này và không ít người lo lắng đối diện tương lai bất định nếu Bộ Giáo dục bị giải thể.

Một số viện nghiên cứu bảo thủ, vốn thường kêu gọi bãi bỏ Bộ Giáo dục, đã đề xuất chuyển các chương trình hỗ trợ tài chính và nhiệm vụ giám sát giáo dục ở các bang sang những cơ quan khác.

Những chính sách mà ông Trump có thể triển khai để giải thể Bộ Giáo dục và giải quyết hệ lụy từ bước đi này vẫn là ẩn số lớn. Hệ lụy tất yếu là chấm dứt những chương trình giảm hoặc xóa nợ học phí được triển khai dưới thời cựu tổng thống Joe Biden.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông Biden đã xóa 188,8 tỷ USD nợ học phí đại học cho 5,3 triệu người vay, tập trung vào mở rộng hoặc cải cách các chương trình hiện có như Xóa Nợ Dịch vụ Công (PSLF) và điều chỉnh những kế hoạch trả nợ dựa trên thu nhập. Tuy nhiên, nỗ lực xóa nợ quy mô lớn của ông Biden đã bị chặn lại bởi hàng loạt vụ kiện do chính trị gia phe Cộng hòa khởi xướng.

Tổng thống Trump và các đồng minh đảng Cộng hòa cho rằng những chương trình này là lạm dụng quyền lực hành pháp, với một số chính trị gia đề xuất thu hồi khoản nợ đã được xóa.

Chủ sàn giao dịch từ chối niêm yết Pi

CEO Bybit, sàn giao dịch đứng thứ hai thị trường tiền số, từ chối niêm yết Pi Network, nhắc đến việc từng gặp rắc rối do bị người lớn tuổi đòi lại tiền khi thua lỗ.

“Hôm nay nhiều người hỏi tôi có tham gia Pi không. Tôi nói đừng làm trò cười nữa”, Ben Zhou, nhà sáng lập và CEO Bybit đăng trên X ngày 12/2. Bybit là sàn giao dịch tiền số có khối lượng giao dịch đứng thứ hai thị trường chỉ sau Binance, theo thống kê của CoinMarketCap.

Ngày 12/2, dự án Pi Network tuyên bố “mở mạng”, tức có thể giao dịch với các tiền số khác, vào 20/2 sau 6 năm phát triển. Nhiều sàn tiền số như OKX, Mexc, Biget cho biết sẽ niêm yết Pi, trong khi một số sàn lớn như Bybit chưa đưa ra thông báo về việc này.

Xem toàn màn hình

Một smartphone hiển thị giao dịch tiền ảo Pi thử nghiệm vào năm 2023. Ảnh: Bảo Lâm

Trong bài đăng, Ben Zhou nhắc đến việc trước đây ông từng làm giao dịch ngoại hối và rất khó khăn để kiếm tiền, nhưng sau đó thường xuyên bị những người lớn tuổi chăng biểu ngữ đòi lại. “Tôi thực sự không muốn tham gia thế giới của tiền số này. Hãy tránh xa”, Zhou nói thêm.

Bài đăng của CEO Bybit đi kèm theo một bài phân tích về dự án Pi Network từ chuyên gia Haotian CryptoInsight sau khi một số sàn niêm yết Pi.

Haotian cho rằng Pi Network đặc biệt phổ biến ở các thị trường có trình độ hiểu biết về tài chính chưa cao, cùng những khẩu hiệu kiểu “một Pi bằng một B.coin” đã góp phần khiến nhiều người hiểu sai về giá trị thực sự của nó. Phản ứng của thị trường với việc niêm yết một đồng tiền số càng dữ dội, càng cho thấy chúng có nhiều vấn đề.

Chuyên gia này cũng ám chỉ việc các sàn tiền số chọn niêm yết Pi, nhưng lại bỏ qua nhiều đồng tiền số có tính công nghệ, có thể là dấu hiệu của việc thanh khoản trên thị trường dần cạn kiệt và các sàn cần tìm những dự án thu hút người dùng mới.

“Về cơ bản, đây là trò chơi xem ai ‘rút nhanh’, và ai cũng nghĩ mình sẽ nhanh hơn người khác”, Haotian nói.

Trong bài đăng của Ben Zhou và Haotian, nhiều người cũng đưa ra ý kiến trái chiều. “Chắc Bybit không được Pi Network cho niêm yết nên mới nói vậy”, một tài khoản với ảnh đại diện là logo của Pi Network bình luận.

Pi Network là dự án ra đời từ năm 2019, được quảng cáo là giúp người dùng sở hữu tiền ảo Pi miễn phí bằng cách vào ứng dụng trên điện thoại “bấm tia sét” để điểm danh mỗi ngày. Việt Nam là một trong những thị trường có nhiều người tham gia “đào Pi”. Theo thống kê của Similarweb, Việt Nam liên tục trong top 3 lượng truy cập website dự án.

Tuy nhiên, dự án gây tranh cãi khi duy trì thời gian dài “mainnet kín”, tức người dùng không thể làm gì với đồng Pi đang sở hữu. Dự án tuyên bố có hơn 60 triệu người dùng.

Việc “mở mạng” vào ngày 20/2 có nghĩa số Pi trên điện thoại có thể di chuyển sang các nền tảng các để trao đổi, giao dịch. Tuy nhiên, nhiều người phản ánh việc xác minh danh tính, chuyển Pi thường xuyên gặp lỗi, yêu cầu người dùng chờ đợi nhiều tháng. Cơ quan chức năng trong nước cũng cảnh báo hoạt động của Pi có dấu hiệu của việc lôi kéo, tiền người trước trả cho người sau trong mô hình kinh doanh dạng đa cấp, khuyến nghị người dân cần thận trọng trước hành vi lôi kéo tham gia mô hình tiền ảo có lợi nhuận cao bất thường.

Tiền đổ vào đột biến, cổ phiếu của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã tăng 55% trong vài ngày sau động thái từ Trung Quốc, vốn hoá ‘mấp mé’ 20.000 tỷ

Dòng tiền đổ vào tạo nên giao dịch sôi động tại cổ phiếu này.

Tiền đổ vào đột biến, cổ phiếu của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã tăng 55% trong vài ngày sau động thái từ Trung Quốc, vốn hoá 'mấp mé' 20.000 tỷ

Ngày đầu ngày 13/2, cổ phiếu MSR của Công ty cổ phần Masan High-Tech Materials đã tăng mạnh trên 10% đạt mức giá 17.700 đồng/cp. Có lúc trong phiên thị giá của MSR đã đạt mức giá trần 17.900 đồng/cp. Khối lượng giao dịch sau hơn một tiếng đạt hơn 3,3 triệu đơn vị.

Tính từ ngày 4/2, sau động thái mới thông báo hạn chế xuất khẩu các khoáng sản then chốt sang Mỹ của Trung Quốc, cổ phiếu MSR đã tăng 55%.

Khối lượng giao dịch kể từ ngày này cũng tăng vọt từ vài trăm nghìn đơn vị mỗi phiên lên đến hàng triệu đơn vị. Trung bình 10 phiên trở lại đây, khối lượng giao dịch đạt hơn 2,2 triệu đơn vị.

Vốn hóa thị trường tại sáng 13/2 đạt hơn 19.455 tỷ đồng.

Tiền đổ vào đột biến, cổ phiếu của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã tăng 55% trong vài ngày sau động thái từ Trung Quốc, vốn hoá 'mấp mé' 20.000 tỷ- Ảnh 1.

Chia sẻ về tác động đến Masan High-Tech Materials, chiều ngày 7/2 trong cuộc gặp nhà đầu tư của Masan Group, lãnh đạo doanh nghiệp này cho biết Trung Quốc cấm xuất khẩu nhiều khoáng sản quan trọng cho sản xuất công nghiệp Mỹ, trong đó có cả Vonfram và Bismuth. Công ty đang chờ đợi chỉ số giá mới xuất hiện sau lệnh cấm này, có thể sẽ có những thuận lợi mà Masan High-Tech Materials khai thác được.

“Lệnh cấm của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh Vonfram và Bismuth trên thế giới nên chúng tôi sẽ có những lợi thế nhất định. Tuy nhiên, cũng cần thời gian để xem lệnh cấm này có thể tác động như thế nào đến chúng tôi trong năm nay”, đại diện Masan Group chia sẻ.

Một tin vui khác cũng được MSR báo cáo cổ đông trong cuộc họp đó là việc doanh nghiệp đã tìm được một đối tác trong nước mua 42.000 tấn đồng trong nỗ lực giải phóng hàng tồn kho đồng. Con số này tương đương 85% hàng tồn kho đồng với giá trị khoảng 50 triệu USD.

Tuy nhiên, hiện MSR cũng đang phải đối với nhiều khó khăn trong kết quả kinh doanh. Cụ thể, quý 4/2024, Masan High Tech Materials ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 3.868 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cùng kỳ 2024. Lợi nhuận sau thuế âm hơn 206 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ 830 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Năm 2024, Masan High-Tech Materials ghi nhận mức doanh thu thuần đạt 14.336 tỷ đồng, đi ngang so với năm trước. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp lỗ kỷ lục 1.587 tỷ đồng.

MSR là công ty con của Masan Group. Theo cập nhật mới nhất từ Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group vừa trở lại danh sách tỷ phú USD với khối tài sản 1 tỷ USD, xếp thứ 2.729 thế giới. Trước đó, ông Quang đã rớt khỏi danh sách này vào cuối năm ngoái. Với sự trở lại này, Việt Nam hiện có 6 tỷ phú USD theo tính toán của Forbes.

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo: Nhận định doanh nghiệp tư nhân èo ọt là ‘sai toét’

Kim Khánh • 13/02/2025 17:14

Sếp FPT Đỗ Cao Bảo đã phản bác quan điểm này bằng những số liệu thống kê rõ ràng, chứng minh vai trò trụ cột của khu vực tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam.

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, ông Đỗ Cao Bảo, thành viên HĐQT Tập đoàn FPT đã bày tỏ quan điểm về vai trò của doanh nghiệp tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Ông cho rằng suốt nhiều năm qua, các phương tiện truyền thông, chuyên gia kinh tế và cả một số KOL đã liên tục nhắc đi nhắc lại những thông tin như “doanh nghiệp tư nhân vừa yếu vừa èo ọt”, “doanh nghiệp tư nhân chỉ chiếm 10% GDP” hay “tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu dựa vào FDI”.

Theo ông Đỗ Cao Bảo, đây là những nhận định không chính xác, lạc hậu và không phản ánh đúng thực tế. Để chứng minh điều này, ông đã trích dẫn số liệu chính thống từ Niên giám Thống kê 2023, do Tổng cục Thống kê công bố tháng 12/2024. Những con số này cho thấy doanh nghiệp tư nhân đang đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam trên nhiều tiêu chí quan trọng.

Cụ thể, về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả kinh doanh, khu vực tư nhân có 735.500 doanh nghiệp, áp đảo so với 22.930 doanh nghiệp FDI và 1.861 doanh nghiệp nhà nước. Về doanh thu, năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đạt 20,68 triệu tỷ đồng, chiếm 57,5% tổng doanh thu toàn doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp FDI chỉ đạt 10,98 triệu tỷ đồng (30,52%) và doanh nghiệp nhà nước đạt 4,31 triệu tỷ đồng (11%).

Không chỉ dẫn đầu về doanh thu, khu vực tư nhân còn đóng góp lớn vào thu nhập của người lao động. Tổng thu nhập của người lao động từ khu vực tư nhân đạt 1.073.113 tỷ đồng, chiếm 51,89%, cao hơn hẳn so với 790.431 tỷ đồng từ khu vực FDI (38,22%) và 204.340 tỷ đồng từ khu vực nhà nước (9,88%).


Bài chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của ông Đỗ Cao Bảo

Đặc biệt, nếu xét về đóng góp vào GDP, doanh nghiệp tư nhân vẫn giữ vai trò trụ cột. Năm 2023, khu vực tư nhân đóng góp 4,82 triệu tỷ đồng, chiếm 50,46% GDP (trong đó, doanh nghiệp tư nhân đóng góp 29,46%, hộ gia đình đóng góp 21%). Trong khi đó, khu vực FDI đóng góp 1,95 triệu tỷ đồng (20,46%) và khu vực nhà nước đóng góp 1,96 triệu tỷ đồng (20,54%).

Ngoài ra, xét về hiệu suất sinh lời trên vốn, hiệu suất sử dụng lao động và tốc độ tăng trưởng doanh thu, doanh nghiệp tư nhân cũng có kết quả khả quan hơn so với khu vực FDI. Chỉ duy nhất một chỉ số mà doanh nghiệp tư nhân thấp hơn FDI là thu nhập bình quân tháng của người lao động: 12,64 triệu đồng/tháng ở khu vực FDI so với 10,2 triệu đồng/tháng ở khu vực tư nhân. Tuy nhiên, con số này lại thấp hơn đáng kể so với 16,93 triệu đồng/tháng ở khu vực doanh nghiệp nhà nước.

Trước thực tế này, ông Đỗ Cao Bảo đặt câu hỏi rằng tại sao những thông tin vừa cũ, vừa sai như vậy vẫn tiếp tục được lan truyền năm này qua năm khác mà không có ai cải chính? Ông cho biết, mỗi khi đăng bài về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, ông lại nhận được những bình luận hoặc tin nhắn khẳng định rằng “tăng trưởng là nhờ FDI”, thậm chí có người trích dẫn cả phát biểu của các chuyên gia kinh tế, tiến sĩ hoặc KOL để củng cố quan điểm này. Tuy nhiên, ông khẳng định đây là những nhận định “sai toét”, không đúng với số liệu thực tế.

Ông Đỗ Cao Bảo cũng nhấn mạnh rằng, may mắn là những người làm chiến lược và hoạch định kinh tế quốc gia không bị ảnh hưởng bởi những thông tin sai lệch này. Họ dựa vào số liệu chính xác, đáng tin cậy để đưa ra các chính sách phát triển kinh tế bền vững, thay vì chạy theo những nhận định cảm tính và thiếu cơ sở.

CEO sàn Bybit thẳng thừng từ chối niêm yết Pi: ‘Làm ơn, đừng đùa với tôi!’

Thùy Dương • 13/02/2025 - 15:31

Phát biểu của ông được đưa ra sau khi OKX quyết định niêm yết Pi, token chính thức của dự án, gây tranh cãi về việc liệu các sàn giao dịch lớn có âm thầm tránh xa dự án này hay không.

Tranh cãi xoay quanh Pi Network lại một lần nữa trở nóng lên, khi CEO Bybit, Ben Zhou, thẳng thắn bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào đến token này.

Vào thứ Tư, Zhou đăng tải trên X rằng ông nhận được nhiều yêu cầu về việc niêm yết Pi Network trên Bybit, sàn giao dịch đứng thứ hai thị trường tiền số. Tuy nhiên, thay vì xem xét đề xuất này, ông đã thẳng thắn từ chối, nhắc lại những kinh nghiệm trước đây trong thị trường fo.rex, nơi ông bị những nhà đầu tư lớn tuổi chỉ trích vì thua lỗ.

CEO Bybit, Ben Zhou

CEO sàn Bybit thẳng thừng từ chối niêm yết Pi: ‘Làm ơn, đừng đùa với tôi!’

Thùy Dương • 13/02/2025 - 15:31

Phát biểu của ông được đưa ra sau khi OKX quyết định niêm yết Pi, token chính thức của dự án, gây tranh cãi về việc liệu các sàn giao dịch lớn có âm thầm tránh xa dự án này hay không.

‘Bong bóng’ tiền điện tử sắp nổ tung, chuyên gia cảnh báo nên chốt lời ngay trước khi quá muộn

Chuyên gia dự đoán một loại tiền điện tử chuẩn bị tăng vọt 600%, được ví như ‘vàng kỹ thuật số’ với tiềm năng tăng trưởng vượt bậc

Tranh cãi xoay quanh Pi Network lại một lần nữa trở nóng lên, khi CEO Bybit, Ben Zhou, thẳng thắn bác bỏ bất kỳ sự liên quan nào đến token này.

Vào thứ Tư, Zhou đăng tải trên X rằng ông nhận được nhiều yêu cầu về việc niêm yết Pi Network trên Bybit, sàn giao dịch đứng thứ hai thị trường tiền số. Tuy nhiên, thay vì xem xét đề xuất này, ông đã thẳng thắn từ chối, nhắc lại những kinh nghiệm trước đây trong thị trường fo.rex, nơi ông bị những nhà đầu tư lớn tuổi chỉ trích vì thua lỗ.

CEO Bybit, Ben Zhou

“Hôm nay nhiều người hỏi tôi có tham gia Pi không. Tôi nói, ‘Làm ơn, đừng đùa với tôi.’ Hồi tôi giao dịch fo.rex, tôi đã từng bị những nhà đầu tư lớn tuổi vẫy biểu ngữ yêu cầu hoàn tiền. Tôi không muốn tình trạng đó lặp lại trong crypto. Tôi sẽ giữ khoảng cách. Cảm ơn”, trích từ bài đăng của Zhou.

Bài đăng của CEO Bybit đi kèm theo một bài phân tích về dự án Pi Network từ chuyên gia Haotian CryptoInsight sau khi một số sàn niêm yết Pi.

Haotian cho rằng Pi Network đặc biệt phổ biến ở các thị trường có trình độ hiểu biết về tài chính hạn chế. Những khẩu hiệu như “một Pi bằng một B.coin” đã tạo ra những hiểu lầm về giá trị thực của đồng tiền này. Haotian cũng nhận định việc các sàn giao dịch chọn niêm yết Pi thay vì các dự án công nghệ có giá trị thực có thể là dấu hiệu của thị trường thanh khoản đang cạn kiệt.

“Về cơ bản, đây là trò chơi xem ai ‘rút nhanh’, và ai cũng nghĩ mình sẽ nhanh hơn người khác”, Haotian nói.

Việc từ chối Pi Network của Zhou không chỉ đơn thuần là tránh rắc rối mà còn cho thấy sự hoài nghi sâu sắc của ông đối với dự án này.

Pi Network, ra đời từ năm 2019, đã là một dự án gây tranh cãi trong lĩnh vực cryp.to, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi dự án này từng bị điều tra vì bị cáo buộc hoạt động như một mô hình kim tự tháp.

Trong khi cộng đồng của Pi ca ngợi đây là một dự án khai thác tiền số phi tập trung trên di động đầy đột phá, các nhà phê bình lại cho rằng mô hình phát triển của Pi giống một hệ thống đa cấp hơn là một blockchain hợp pháp.

Chính vì những tranh cãi này, nhiều sàn giao dịch đang giữ khoảng cách với Pi Network. Sáng nay, phóng viên crypto người Trung Quốc Colin Wu đã đăng tải rằng Bybit từ chối niêm yết Pi ngay sau khi OKX xác nhận sẽ hỗ trợ giao dịch token này.

Không chỉ Bybit, Bitget cũng có động thái tương tự. Sàn giao dịch này đã gỡ bỏ một số nội dung quảng bá về Pi sau khi từng tuyên bố sẽ hỗ trợ.

Sau khi Colin Wu đăng tải thông tin về việc Bybit từ chối Pi, nhiều thành viên trong cộng đồng crypto trên X tỏ ra đồng tình với quyết định này.

Tại Việt Nam, Pi Network thu hút đông đảo người dùng, đưa nước ta vào top 3 về lượng truy cập website dự án theo thống kê của Similarweb. Dự án quảng cáo cho phép người dùng sở hữu đồng Pi miễn phí bằng cách điểm danh hàng ngày trên ứng dụng điện thoại.

Tuy nhiên, việc duy trì “mainnet kín” trong thời gian dài, khiến người dùng không thể sử dụng đồng Pi, cùng với các vấn đề về xác minh danh tính và chuyển token thường xuyên gặp lỗi đã gây ra nhiều hoài nghi. Dù vậy, dự án vẫn tuyên bố có hơn 60 triệu người dùng và dự kiến triển khai mainnet chính thức vào ngày 20/2 lúc 8:00 UTC.

ACB tiên phong cho vay mua nhà đặc biệt dành cho người trẻ

(Chinhphu.vn) - Mới đây, tại hội nghị với các NHTM, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, các NHTM nghiên cứu, tiếp tục có gói tín dụng cho khách hàng trẻ. ACB nhanh chóng là ngân hàng đầu tiên công bố triển khai gói vay “Ngôi nhà đầu tiên” cho người trẻ với thời gian vay dài lên đến 30 năm, thời gian cố định lãi suất kỳ đầu tiên lên đến 5 năm, thủ tục đơn giản và linh hoạt cùng lãi suất vay ưu đãi chỉ từ 5,5%/năm.

Gói vay “Ngôi nhà đầu tiên” của ACB cho người trẻ với thời gian vay dài lên đến 30 năm, thời gian cố định lãi suất kỳ đầu tiên lên đến 5 năm, thủ tục đơn giản và linh hoạt cùng lãi suất vay ưu đãi chỉ từ 5,5%/năm

Cơ hội ‘vàng’ để người trẻ sở hữu căn nhà đầu tiên

Sáng 11/2 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các NHTM. Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, các NHTM nghiên cứu, tiếp tục có các gói tín dụng ưu đãi cho cả cung và cầu để phát triển nhà ở cho người trẻ từ 35 tuổi trở xuống.

“Đa số người trẻ có chí tiến thủ, còn một khoảng đời dài để phát triển sự nghiệp, và thông thường sau khoảng 10-15 năm sẽ có thu nhập tăng gấp đôi hoặc hơn gấp đôi, nên hầu như không có rủi ro cho các NHTM cho vay”, đại diện Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cũng nhận định.

Hiệp hội cũng đề xuất NHNN xem xét xây dựng cơ chế cho người trẻ (18-45 tuổi) mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý (khoảng 6-7%/năm được bảo đảm khoản vay bằng chính căn nhà đó) trong thời hạn 10-15 năm.

ACB tiên phong cho vay mua nhà đặc biệt dành cho người trẻ- Ảnh 2.

Cơ hội 'vàng" để người trẻ sở hữu căn nhà đầu tiên.

Đại diện NHTM cổ phần Á Châu (ACB) cũng cho biết, kỳ vọng cao về việc sở hữu “căn nhà của riêng mình” trong đời là hoàn toàn phù hợp tâm lý “an cư lạc nghiệp” và truyền thống của người Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ có công việc và thu nhập ổn định hằng tháng.

ACB nhận định, nhóm khách hàng trẻ từ 18-35 tuổi có công việc ổn định, thu nhập đều đặn hàng tháng hoàn toàn có thể nghĩ đến việc mua nhà. Với công việc ổn định và quỹ thời gian làm việc còn dài nên tính rủi ro của khoản vay là khá thấp.

Mặt khác “ngôi nhà đầu tiên” cũng có thể được xem là giải pháp tài chính để đáp ứng nhu cầu an cư, ổn định cuộc sống và tập trung phát triển sự nghiệp của người trẻ tuổi. Do đó, đây là cơ hội tốt để người trẻ tiếp cận các gói vay mua nhà từ ngân hàng.

ACB điều chỉnh tăng ưu đãi cho người trẻ khi vay mua căn nhà đầu tiên

Đơn cử như với ACB, ngân hàng đã tiên phong triển khai gói vay “Ngôi nhà đầu tiên” dành cho người trẻ mua nhà với các tính năng linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu an cư và phù hợp với nhu cầu, thu nhập của khách hàng.

Bên cạnh câu chuyện lãi suất, các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cũng khuyến cáo người mua nhà cần quan tâm đến các vấn đề khác như thời gian trả nợ, trả gốc và lãi phù hợp với năng lực tài chính và tính linh hoạt của gói vay.

ACB tiên phong cho vay mua nhà đặc biệt dành cho người trẻ- Ảnh 3.

Với chính sách vay ưu đãi của ACB, có thể nói, đây được coi là cơ hội tốt để người trẻ tiếp cận các gói vay mua nhà với mức lãi suất hợp lý, nhanh chóng hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp”

Hiện các ngân hàng đang cho vay với tỉ lệ cho vay từ 70-80% giá trị căn nhà. Với số tiền vay có giá trị lớn và thời gian dài, do đó, người mua nhà cần cân nhắc tổng thể dựa trên nhu cầu, phương án trả nợ định kỳ phù hợp với nguồn thu nhập để đảm bảo việc thanh toán nợ vay, lãi vay khi đến hạn.

Gói vay từ ACB cũng được thiết kế không chỉ với lãi suất hấp dẫn từ 5,5%/năm, mà còn chú trọng đến sự an tâm, như thời gian vay dài, phương thức trả vốn gốc phù hợp với thu nhập của khách hàng và lãi suất ưu đãi kỳ đầu tiên cố định lên đến 60 tháng (5 năm) với lãi suất thấp hơn đến 3% so với lãi suất công bố.

Theo đó, khách hàng có thể vay với thời gian dài lên đến 30 năm và thời gian cố định lãi suất kỳ đầu tiên đến 5 năm, cùng phương thức trả nợ gốc linh hoạt, chỉ cần trả từ 2% số vốn gốc/năm. Ngoài ra khách hàng còn được ân hạn thời gian trả nợ gốc trong tối đa 12 tháng kể từ khi khoản vay được giải ngân, miễn phí định giá tài sản bảo đảm và ưu đãi phí trả nợ trước hạn khi trả định kỳ hằng tháng.

Trong vai trò ngân hàng, bên cạnh việc cung cấp gói giải pháp tài chính phù hợp, ACB còn hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khác theo quy định pháp luật không chỉ để duy trì sự an tâm cho khách hàng, đưa ra những kế hoạch tài chính phù hợp khách hàng, đảm bảo quá trình cho vay và trả gốc được thông suốt, thuận lợi cho cả hai bên.