Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Cục diện ngành thép 2024: Miếng bánh thị phần đang rơi vào tay ai?

Long Vũ • 14/02/2025 - 06:20

Thị trường thép ghi nhận diễn biến tích cực trong năm 2024, đồng thời các “ông lớn” cũng đang liên tục gia tăng thị phần.

Năm 2024, kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia diễn ra gay gắt, xung đột quân sự và bất ổn chính trị gia tăng, tạo ra những tác động đa chiều đến sự phát triển kinh tế của nhiều khu vực. Trong bối cảnh đó, kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn duy trì xu hướng tích cực, các lĩnh vực chủ chốt đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP cả năm.

Sản xuất thép tăng trưởng tích cực

Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thô trong năm 2024 đạt 21,98 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Tiêu thụ thép thô nội địa và xuất khẩu đạt 21,41 triệu tấn, cũng tăng 14% so với năm trước.

Sản xuất thép thành phẩm các loại đạt 29,443 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2023. Trong đó, thép tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng 23,1%, thép xây dựng tăng 10,1%, ống thép tăng 3,5% và HRC tăng 1,5%. Duy nhất sản xuất thép cuộn cán nguội ghi nhận mức giảm 19,4%.

Bán hàng thép thành phẩm đạt 29,09 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, mức tăng trưởng ghi nhận ở hầu hết các mặt hàng, trong đó cuộn cán nguội tăng 34,6%, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng 26,9%, thép xây dựng tăng 9,3% và ống thép tăng 5,5%. Riêng thép cuộn cán nóng giảm 3,3% so với cùng kỳ 2023.


Sản lượng thép các loại năm 2024

Miếng bánh thị phần rơi vào tay ai?

Về thép xây dựng, năm 2024, sản xuất thép xây dựng đạt 11,73 triệu tấn, tăng 10,1%. Lượng bán hàng đạt 11,9 triệu tấn, tăng 9,3%. Hòa Phát (HPG) tiếp tục dẫn đầu thị phần với gần 38%, theo sau là VNSteel (TVN) với 10,43%, Việt Đức 4,96%.

Lượng bán hàng thép xây dựng bình quân mỗi tháng của năm 2024 gây ấn tượng khi đạt 979.318 tấn/tháng, mức cao thứ hai trong vòng 10 năm qua, chỉ xếp sau năm 2022.


Thị phần thép xây dựng

Đối với thép cuộn cán nóng (HRC), sản xuất đạt 6,829 triệu tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2023. Bán hàng đạt 6,581 triệu tấn, giảm nhẹ 3,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu đạt 2,254 triệu tấn, giảm 33,8% so với mức cùng kỳ 2023.

Đối với thép cuộn cán nguội (CRC), sản xuất đạt 2,718 triệu tấn, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm 2023. Bán hàng đạt 2,619 triệu tấn, tăng 34,6% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu đạt 533 nghìn tấn, tăng 18,8%.

Tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ. Sản xuất mặt hàng này đạt 5,695 triệu tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Hoa Sen (HSG) dẫn đầu với 29,2% thị phần, tiếp theo là Nam Kim (NKG) 16,5%, Tôn Đông Á (GDA) 16%. Hòa Phát đứng thứ năm với 8,2%.

Sản lượng bán hàng đạt 5,418 triệu tấn, tăng 26,9% so với năm 2023. Hoa Sen tiếp tục đứng đầu với 26,6%, vị trí thứ 2 thuộc về Tôn Đông Á với 14,69%, Nam Kim xếp thứ 3 với 10,79%. Xuất khẩu đạt 2,993 triệu tấn, tăng 34,7%.


Thị phần bán hàng tôn mạ kim loại và sơn phủ

Về ống thép, sản xuất năm 2024 đạt 2,464 triệu tấn, tăng 3,5% so với năm trước. Bán hàng đạt 2,554 triệu tấn, tăng 5,5%. Xuất khẩu đạt 318 nghìn tấn, tăng 16% so với cùng kỳ 2023.

Hòa Phát dẫn đầu về thị phần sản xuất với 27,73%, theo sau là Hoa Sen với 14,69%. Các doanh nghiệp khác như Minh Ngọc, TVP, SeAh Việt Nam có thị phần xung quanh 7%.

Về bán hàng ống thép, Hòa Phát gia tăng thị phần lên 30,2%, Hoa Sen đạt 15,64%, Minh Ngọc đạt 8,32%…


Thị phần bán hàng ống thép

Trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 12,62 triệu tấn thép, tăng 13,47% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 9,08 tỷ USD, tăng 8,78% so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong năm 2024 là: khu vực ASEAN (26,39%), khu vực EU (22,63%), Hoa Kỳ (13,23%), Ấn Độ (6,09%) và Đài Loan (3,95%).

Việc phát triển đa dạng xuất khẩu sản phẩm là một mặt, nhưng đồng thời cơ cấu thị trường xuất khẩu các sản phẩm thép Việt Nam cũng có thay đổi, điều này cho thấy sự linh hoạt thích ứng của các doanh nghiệp thép Việt Nam.

Alibaba bất ngờ hồi sinh nhờ AI, vốn hóa tăng vọt 87 tỷ USD

Ngọc Hân • 14/02/2025 - 07:49

Sau nhiều năm bị siết chặt quy định và chịu ảnh hưởng từ đà suy giảm tiêu dùng, cổ phiếu của gã khổng lồ thương mại điện tử đã tăng 46% kể từ tháng 1.

Động lực chính đằng sau đà tăng này là niềm tin của nhà đầu tư vào nỗ lực phát triển nền tảng AI của Alibaba, đặc biệt sau khi startup AI DeepSeek của Trung Quốc công bố công nghệ mới khiến thị trường Phố Wall chao đảo.

Andy Wong, Giám đốc đầu tư và ESG khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Solomons Group, nhận định: “Sự xuất hiện của DeepSeek đã tạo ra một làn sóng AI mới cho cổ phiếu công nghệ Trung Quốc. Trong lĩnh vực này, Alibaba có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận rõ ràng và vững chắc hơn trong trung hạn”.

Đặt cược lớn vào AI

Sự phục hồi của Alibaba trong năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng dưới sự lãnh đạo của Joe Tsai và Eddie Wu, 2 cộng sự thân cận lâu năm của Jack Ma. Sau khi tiếp quản Alibaba vào năm 2023, họ đã đưa công ty quay trở lại chiến lược cốt lõi, tập trung củng cố mảng thương mại điện tử vốn bị phân mảnh.

Quan trọng hơn, Alibaba đã quyết định đầu tư mạnh vào AI. Từ khi ChatGPT ra mắt, công ty đã rót vốn vào một loạt startup triển vọng như Moonshot và Zhipu, đồng thời mở rộng mảng điện toán đám mây – nền tảng cốt lõi cho AI.

Bên cạnh đó, Alibaba cũng chủ động giảm giá dịch vụ để giành lại khách hàng từng rời đi trong giai đoạn khó khăn.

Những nỗ lực này đã bắt đầu mang lại kết quả. Tháng 1 vừa qua, Alibaba công bố kết quả thử nghiệm cho thấy mô hình Qwen 2.5 Max của họ có điểm số vượt trội so với Llama của Meta và DeepSeek V3 trong nhiều bài kiểm tra.

Công ty hiện được xem là một trong những tên tuổi dẫn đầu về AI tại Trung Quốc, bên cạnh Tencent, ByteDance, Minimax và Zhipu.

Cơ hội và thách thức phía trước

“Nhiều quỹ đầu cơ và nhà đầu tư dài hạn coi AI là bước ngoặt tiềm năng của Alibaba, với sự quan tâm đặc biệt đến định giá mảng điện toán đám mây và cơ hội từ mô hình ngôn ngữ lớn”, nhóm phân tích của JPMorgan Chase & Co bình luận. “AI có thể giúp Alibaba định giá lại cổ phiếu, nhưng vẫn còn nhiều lo ngại về khả năng kiếm tiền từ công nghệ này”.

Báo cáo tài chính của Alibaba tuần tới sẽ là cơ hội để giới đầu tư đánh giá tiến độ phát triển AI và triển vọng mảng đám mây của công ty.

Cổ phiếu Alibaba vẫn hấp dẫn?

Ngay cả sau đợt tăng mạnh gần đây, Alibaba vẫn được xem là một khoản đầu tư hấp dẫn.

Manish Bhargava, CEO Straits Investment Management tại Singapore, nhận xét: “Bất chấp đà tăng vừa qua, Alibaba vẫn bị định giá thấp hơn so với các công ty công nghệ Mỹ nếu xét về tiềm năng tăng trưởng và vị thế thị trường. Họ cũng đang mở rộng mạnh mẽ các nền tảng thương mại điện tử ở nước ngoài, giúp công ty giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tạo động lực tăng trưởng dài hạn”.

Theo The Straits Times

Dow Jones tăng gần 350 điểm khi ông Trump không áp thuế đối ứng ngay lập tức

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Năm (13/02), khi những thông tin mới về kế hoạch thuế quan của Mỹ dường như làm giảm bớt một số lo ngại về căng thẳng thương mại toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/02, chỉ số Dow Jones tăng 342.87 điểm (tương đương 0.77%) lên 44,711.43 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 1.04% lên 6,115.07 điểm, và chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.50% lên 19,945.64 điểm.

Dow Jones đạt mức đỉnh trong phiên sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng các quốc gia nước ngoài, nhưng chưa có hiệu lực ngay lập tức. Reuters đưa tin, ông Trump cũng ám chỉ rằng cắc mức thuế bổ sung, bao gồm cả thuế nhập khẩu ô tô, đang được áp dung.

Đà tăng của các cổ phiếu công nghệ lớn đã thúc đẩy thị trường trong ngày 13/02. Cổ phiếu Nvidia tiến 3.2% sau khi Hewlett Packard Enterprise chi biết đã xuất xưởng giải pháp đầu tiên sử dụng con chip Blackwell của Nvidia. Cổ phiếu AppLovin, cổ phiếu công nghệ Mỹ có hiệu suất tốt nhất trong năm 2024, đã leo dốc 24% sau khi công bố báo cáo lợi nhuận. Cổ phiếu Tesla vọt 5.9%.

Chứng khoán Mỹ tăng sau khi công bố chỉ số giá sản xuất PPI tăng 0.4% trong tháng 1, cao hơn dự báo tăng 0.3% từ cuộc thăm dò của Dow Jones. PPI cốt lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, đã tăng 0.3% trong tháng 1 và phù hợp với dự báo.

Mặc dù số liệu lạm phát tổng thể cao hơn dự báo, nhưng các chi tiết trong báo cáo PPI báo hiệu một số áp lực giá cả đã dịu bớt và chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) sẽ hạ nhiệt. PCE là thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm sau dữ liệu lạm phát và gần đây đã mất 10 điểm còn 4.531%.

Liên danh Vinaconex (VCG) trúng gói thầu xây lắp hơn 4.300 tỷ đồng của EVN

Thu Huyền • 14/02/2025 - 09:42

Liên danh các nhà thầu xây dựng Vinaconex (VCG), LILAMA 10 (L10), SCI E&C (SCI),… vừa trúng gói thầu xây lắp chính tại dự án thủy điện có tổng vốn đầu tư 21.100 tỷ đồng.

Ngày 13/2/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban Quản lý dự án Điện 3 và Liên danh các Nhà thầu đã tổ chức Lễ ký kết Gói thầu 02XL-BA “Thi công xây lắp công trình Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái – giai đoạn 2, đợt 1 thuộc dự án Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái – tỉnh Ninh Thuận”.


EVN và liên danh các nhà thầu ký kết hợp đồng thi công xây lắp công trình nhà máy thủy điện Tích năng Bắc Ái – giai đoạn 2, đợt 1 (Ảnh: Báo Chính phủ)

Dự án Nhà máy thủy điện tích năng Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Dự án có quy mô 1.200MW, gồm 4 tổ máy Tuabin/bơm – Máy phát/động cơ có công suất 300MW/tổ máy. Tổng mức đầu tư của dự án thủy điện tích năng Bác Ái khoảng 21.100 tỷ đồng, nguồn vốn cho dự án được thu xếp từ vốn vay và vốn do EVN bố trí. Dự kiến đến tháng 12/2029 sẽ phát điện tổ máy đầu tiên và hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 5/2031.

Gói thầu số 02XL-BA là gói thầu xây lắp chính của dự án với phạm vi công việc bao gồm các hạng mục chủ yếu: Thi công và lắp đặt thiết bị công trình chính gồm đường hầm áp lực, tháp điều áp thượng lưu, nhà máy ngầm và trạm phân phối 500kV, hầm xả, tháp điều áp hạ lưu, tháp van hạ lưu. Cùng với đó là các hầm, ngách thi công ngầm; các đường phục vụ thi công vận hành; hệ thống cấp điện thi công 22kV; hệ thống cấp nước thi công và sinh hoạt; các công trình phụ trợ, lán trại phục vụ thi công.

Qua quá trình đấu thầu rộng rãi trong nước qua mạng, Liên danh Nhà thầu: Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Tổng công ty Sông Đà, CTCP LILAMA 10 (L10), CTCP SCI E&C (SCI), CTCP Xây dựng 47 (C47), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn và Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - VCG) đã trúng thầu gói thầu 02XL-BA với giá trị 4.334 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện hợp đồng khoảng 81 tháng, trong đó tiến độ phát điện tổ máy số 1 vào tháng 12/2029, tổ máy số 2 vào tháng 4/2030, tổ máy số 3 vào tháng 8/2030, tổ máy số 4 vào tháng 12/2030 và hoàn thành toàn bộ hợp đồng vào tháng 5/2031.

Lịch họp ĐHCĐ thường niên 2025 của 13 công ty chứng khoán

Quốc Trung • 14/02/2025 - 11:12

ĐHCĐ năm 2025 dự kiến tiếp tục xoay quanh các vấn đề trọng tâm gồm: Kết quả kinh doanh 2024, kế hoạch phát triển năm 2025, phương án chi trả cổ tức, kế hoạch tăng vốn, cùng những diễn biến liên quan đến hệ thống KRX và lộ trình nâng hạng thị trường.

Tính đến ngày 13/2, đã có 13 công ty chứng khoán công bố kế hoạch tổ chức và ngày chốt quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025. Trong đó, một số đơn vị lớn như Vietcap (VCI), Rồng Việt (VDS) và Agriseco đã cập nhật chi tiết thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện.

Như thường lệ, ĐHCĐ năm nay dự kiến tiếp tục xoay quanh các vấn đề trọng tâm gồm: kết quả kinh doanh 2024, kế hoạch phát triển năm 2025, phương án chi trả cổ tức, kế hoạch tăng vốn, cùng những diễn biến mới nhất liên quan đến hệ thống KRX và lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán.

Với bối cảnh thị trường đầy biến động trong năm qua, giới đầu tư đang chờ đợi những quyết sách quan trọng từ các công ty chứng khoán nhằm thích ứng với xu hướng mới và đón đầu cơ hội trong năm 2025.


Lịch chốt quyền, thời gian và địa điểm họp ĐHCĐ thường niên 2025 dự kiến của một số công ty chứng khoán

Xét về kết quả kinh doanh, bức tranh hoạt động quý IV/2024 phản ánh sự phân hóa rõ rệt trong ngành chứng khoán. Nhóm top đầu như VPS, SSI và TCBS tiếp tục thể hiện sự ổn định và khả năng tăng trưởng, trong khi nhóm nhỏ hơn chịu ảnh hưởng mạnh bởi thị trường kém thanh khoản. Các công ty tăng trưởng mạnh như SHS và LPBS, cho thấy sự hồi phục của các mảng kinh doanh cốt lõi.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn, đặc biệt đối với nhóm báo lỗ khi phải đối mặt với áp lực từ chi phí và biến động thị trường.


6 công ty chứng khoán báo lợi nhuận nghìn tỷ trong năm 2024

- Nhóm dẫn đầu: Trong quý IV/2024, Chứng khoán VPS tiếp tục giữ vị trí dẫn đầu với lợi nhuận sau thuế đạt 837 tỷ đồng, tăng 329% so với cùng kỳ. Sự đột biến này nhờ vào chi phí hoạt động giảm mạnh và doanh thu từ các khoản cho vay tăng cao. Lũy kế cả năm, VPS ghi nhận 3.156 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 278% YoY.

Chứng khoán SSI (SSI) theo sau với lãi ròng quý IV đạt 367 tỷ đồng, giảm 25%, nhưng cả năm vẫn ghi nhận 2.680 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 23%.

Chứng khoán TCBS cũng không kém cạnh khi báo lãi trước thuế cả năm 4.802 tỷ đồng, tăng 59%.

- Nhóm tăng trưởng mạnh: Một số công ty chứng khoán ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý IV/2024. FPTS (FTS) đạt lãi ròng 160 tỷ đồng, gấp 4 lần so với cùng kỳ nhờ đánh giá lại tài sản tài chính.

Chứng khoán LPBank (LPBS) báo lãi sau thuế quý IV đạt 40 tỷ đồng, gấp 15 lần so với quý IV/2023. SHS (SHS) cũng có kết quả tích cực với lãi sau thuế quý IV tăng 32% đạt 282 tỷ đồng; cả năm đạt 1.012 tỷ đồng, tăng 81%. Chứng khoán Vietcap (VCI) báo lãi ròng quý IV tăng 78% lên 218 tỷ đồng nhờ doanh thu từ tự doanh và cho vay margin tăng trưởng tốt.

- Nhóm báo lỗ: Ở Top dưới, nhiều công ty chứng khoán gặp khó khăn và báo lỗ. Đáng chú ý nhất là trường hợp Chứng khoán VDSC (VDS) lỗ gần 21 tỷ đồng quý IV do doanh thu tự doanh và môi giới giảm mạnh. Dù vậy, xét trong cả năm, công ty vẫn lãi 286 tỷ đồng.

Chứng khoán CVS (CVS) tiếp tục chuỗi lỗ với mức lỗ gần 4 tỷ đồng trong quý IV/2024, nâng lỗ lũy kế cả năm lên 27 tỷ đồng. Chứng khoán VNSC cũng báo lỗ 5 tỷ đồng do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao. Chứng khoán APEC (APS) lỗ 27 tỷ đồng, quay lại tình trạng thua lỗ sau ba quý liên tiếp có lãi.

Lỗ nặng nhất trong quý IV là Chứng khoán APG với mức âm 51 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 400 tỷ. Lũy kế năm 2024, công ty này lỗ sau thuế 149 tỷ đồng, đảo chiều so với khoản lãi 140 tỷ của năm trước đó.

Vietnam Airlines (HVN) chính thức mở đường bay mới tới sân bay lớn nhất thế giới

Thu Huyền • 14/02/2025 - 09:44

Từ ngày 30/3, Vietnam Airlines (HVN) sẽ chính thức khai thác đường bay thẳng tới sân bay quốc tế Đại Hưng - một trong những công trình hàng không hiện đại bậc nhất thế giới.

Theo báo Chính phủ, từ ngày 30/3/2025, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines - HoSE: HVN) sẽ chính thức khai thác đường bay thẳng từ TP. HCM tới Bắc Kinh (Trung Quốc) thông qua sân bay lớn nhất thế giới, Bắc Kinh Đại Hưng (PKX).

Đường bay mới TP. HCM - Đại Hưng (Bắc Kinh) sẽ được khai thác với tần suất 5 chuyến/tuần vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Năm, thứ Sáu và Chủ Nhật bằng máy bay Airbus A321.


Sân bay quốc tế Đại Hưng là một trong những công trình hàng không hiện đại bậc nhất thế giới (Ảnh: Báo Chính phủ)

Bên cạnh đường bay mới, Vietnam Airlines cũng tăng tần suất trên đường bay Hà Nội - Bắc Kinh lên 7 chuyến/tuần. Những hoạt động này sẽ giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn thuận tiện hơn khi đi từ khu vực phía Nam Việt Nam đến thủ đô Trung Quốc mà không cần nối chuyến, qua đó tối ưu hóa thời gian di chuyển và nâng cao trải nghiệm bay.

Sân bay quốc tế Đại Hưng (hay Bắc Kinh Đại Hưng) là một trong những công trình hàng không hiện đại bậc nhất thế giới, được thiết kế nhằm giảm tải cho sân bay quốc tế Bắc Kinh và trở thành trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực.

Với hệ thống giao thông kết nối nhanh chóng, hành khách chỉ mất khoảng 40 - 50 phút để di chuyển từ sân bay Đại Hưng về trung tâm thủ đô Bắc Kinh. Đây là lợi thế lớn giúp hành trình đến Bắc Kinh trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

Với việc mở thêm đường bay mới, Vietnam Airlines sẽ khai thác tổng cộng 6 đường bay kết nối Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm Hà Nội – Bắc Kinh, TP. HCM - Đại Hưng (Bắc Kinh), Hà Nội – Thượng Hải, TP. HCM – Thượng Hải, Hà Nội – Quảng Châu và TP. HCM – Quảng Châu. Tổng số chuyến bay giữa 2 quốc gia cũng đạt 40 chuyến mỗi tuần, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách 2 nước.

Nhân dịp mở đường bay mới, hãng cho biết sẽ triển khai ưu đãi hấp dẫn với mức giá vé khứ hồi TP. HCM - Đại Hưng chỉ từ 7.499.000 đồng (bao gồm thuế, phí). Hành khách có thể đặt vé từ nay đến ngày 24/10 cho các chuyến bay khởi hành từ 30/3 đến 24/10.

Đặc biệt, hội viên Bông Sen Vàng của Vietnam Airlines thực hiện chuyến bay từ TP. HCM tới sân bay quốc tế Đại Hưng trong thời gian từ 30/3 đến 30/4 sẽ nhận được 750 dặm thưởng/chiều cho hạng vé Phổ thông và 1.500 dặm thưởng/chiều cho hạng Thương gia.

Chương trình áp dụng cho khách hàng đặt vé từ nay đến 31/3. Vé được mở bán trên hệ thống phòng vé, đại lý, website và ứng dụng di động của Vietnam Airlines.

Việc mở mới và tăng tần suất các chuyến bay tới Bắc Kinh không chỉ mở ra cơ hội du lịch và giao thương, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Đồng thời, điều này cũng khẳng định vị thế của Hãng hàng không Quốc gia trong việc kết nối Việt Nam với thị trường trọng điểm Trung Quốc và khu vực châu Á.

KBC lên kế hoạch lãi năm 2025 gấp 7 lần năm trước

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) dự kiến cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) năm 2025 có thể đạt hơn 200ha, đến từ KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Tân Phú Trung, cụm công nghiệp Hưng Yên, KCN Tràng Duệ 3. Do đó, Doanh nghiệp này lên kế hoạch lợi nhuận 2025 cao gấp 7 lần năm trước.

HĐQT KBC vừa thông báo sẽ họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 lần 1 vào sáng ngày 06/03 theo hình thức tổ chức trực tiếp tại trụ sở Công ty ở Bắc Ninh, kết hợp họp trực tuyến và bỏ phiếu điện tử.

Theo tài liệu gửi cổ đông đợt này, KBC cho biết tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn đối mặt nhiều thách thức do biến động về chính trị và thương mại. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thương mại quốc tế và dễ bị ảnh hưởng trước các phản ứng chính sách của Mỹ.

Tuy nhiên, triển vọng kinh tế năm 2025 của Việt Nam sẽ khởi sắc hơn năm 2024, trong đó thu hút FDI vẫn là điểm sáng. Vì vậy, HĐQT Công ty thống nhất tiến hành triệu tập ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 lần 1 để trình ĐHĐCĐ thông qua sớm các kế hoạch hoạt động trong năm 2025.

Cụ thể, KBC tiếp tục trình kế hoạch 2025 tham vọng với tổng doanh thu hợp nhất dự kiến 10,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3,200 tỷ đồng, lần lượt gấp 3 lần và 7 lần so với thực hiện năm 2024.

Nguồn: VietstockFinance

Nói về mục tiêu tham vọng trong năm nay, KBC cho hay các KCN của Công ty đều đón nhận tín hiệu tích cực về pháp lý của các dự án và thu hút đầu tư ngay từ đầu năm 2025, trong đó KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, cụm công nghiệp Hưng Yên đã ký kết được các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận đặt cọc với diện tích cho thuê lớn.

Do đó, KBC dự kiến tổng diện tích cho thuê năm 2025 có thể đạt hơn 200ha, đến từ KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Tân Phú Trung, cụm công nghiệp Hưng Yên, KCN Tràng Duệ 3. Đồng thời, ghi nhận doanh thu từ nhà ở xã hội (NOXH) thị trấn Nếnh, NOXH khu đô thị Tràng Duệ và tiếp tục xây dựng các tòa NOXH tại 2 dự án.

Ngoài ra, khu đô thị Tràng Cát đã đền bù, nộp tiền sử dụng đất đang tiến hành đầu tư hạ tầng và đã đạt được giấy tờ pháp lý quan trọng, dự án dự kiến đưa vào kinh doanh từ năm 2025; KCN Lộc Giang - Long An có quy mô 466ha đã đền bù được 110ha, đang tiếp tục đầu tư hạ tầng, có thể sớm được đưa vào kinh doanh.

Đặc biệt, trong tháng đầu năm, KCN Tràng Duệ 3 (diện tích hơn 652.7ha), dự án khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát (gần 585ha) tại Hải Phòng và dự án KCN Kim Thành 2 giai đoạn 1 (gần 235ha) tại Hải Dương đã được phê duyệt chủ trương đầu tư.

“Các dự án này sẽ được đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng ngay từ đầu năm 2025 và dự kiến đem lại kết quả kinh doanh đột biến cho KBC ngay từ 2025 và những năm tiếp theo”, theo tờ trình của KBC.

Năm trước, ông lớn KCN miền Bắc này cũng lên kế hoạch cao với doanh thu 9,000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4,000 tỷ đồng, nhưng kết quả Doanh nghiệp chỉ thực hiện được lần lượt 31% và gần 12% mục tiêu.

Nguyên nhân được KBC đưa ra là do trong năm 2024, hầu hết dự án mà Công ty kỳ vọng đưa vào đầu tư kinh doanh và ghi nhận doanh thu như KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, KCN Tràng Duệ 3, khu đô thị Tràng Cát, khu đô thị Phúc Ninh,… đều chưa được tháo gỡ các thủ tục pháp lý kịp thời.

Tập đoàn lớn thứ 2 Hàn Quốc muốn đầu tư dự án năng lượng tại Việt Nam

SK Group muốn xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn, phát triển các dự án liên quan đến trung tâm dữ liệu AI, năng lượng hydro và lò phản ứng hạt nhân module nhỏ.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won. Ảnh: TTXVN.


Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won. Ảnh: TTXVN.

Tại buổi gặp Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 14/2, ông Chey Tae-won, Chủ tịch Tập đoàn SK kiêm Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KCCI), khẳng định doanh nghiệp có năng lực hàng đầu thế giới về ngành năng lượng và mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này.

Cụ thể, SK Group mong muốn triển khai các giải pháp năng lượng kết hợp phát triển các ngành công nghiệp chủ lực như đầu tư hạ tầng điện khí LNG tại Việt Nam, kết hợp phát triển các dự án hợp tác tiềm năng liên quan đến trung tâm dữ liệu AI, năng lượng hydro và lò phản ứng hạt nhân module nhỏ (SMR), nông nghiệp công nghệ cao và logistics.

Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá kế hoạch triển khai các dự án mới của Tập đoàn SK tại Việt Nam phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Vì vậy, Tổng Bí thư đề nghị Tập đoàn SK hợp tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan và địa phương Việt Nam để sớm triển khai các dự án một cách nhanh nhất, thực chất và hiệu quả.

Chủ tịch SK tiếp tục có cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng ngày 14/2. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.


Chủ tịch SK tiếp tục có cuộc làm việc với Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng ngày 14/2. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

Cùng ngày, Chủ tịch SK Group cũng gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Theo đó, tập đoàn đề xuất xây dựng các nhà máy điện LNG quy mô lớn, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển các trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, logistics, hydrogen, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch SK khẳng định các dự án này sẽ mang lại tác động tích cực, không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, bảo đảm điện, phát triển các ngành công nghiệp then chốt, thu hút đầu tư, giảm phát thải CO2, tạo việc làm mà còn có thể cải thiện cán cân thương mại với nhiều đối tác kinh tế lớn của Việt Nam thông qua việc nhập khẩu nguyên liệu.

Bên cạnh đó, SK Group cũng mong muốn tăng cường hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam (NIC) thông qua các chương trình đào tạo nhân lực, nghiên cứu về hydrogen, trí tuệ nhân tạo…, đồng thời tổ chức diễn đàn của giới kinh tế và học thuật của Hàn Quốc tại Hà Nội.

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, Việt Nam đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng, nhân lực, vì vậy đề nghị Tập đoàn SK tiếp tục tư vấn, hỗ trợ, đầu tư trong các lĩnh vực trọng tâm nêu trên, đồng thời tăng cường hỗ trợ vốn, chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, kết nối các doanh nghiệp Việt Nam tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu của SK, trong đó có chuỗi cung ứng trong mảng đóng gói, kiểm thử vi mạch bán dẫn.

Người đứng đầu Chính phủ cũng kỳ vọng SK tiếp tục hợp tác với NIC để hoạt động hiệu quả hơn, hỗ trợ hình thành hệ sinh thái khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của NIC và Việt Nam trên thế giới.

SK Group là tập đoàn kinh tế gia đình (chaebol) có giá trị vốn hoá thị trường gần 200 tỷ USD, lớn thứ 2 Hàn Quốc chỉ sau Samsung, và thuộc top 100 tập đoàn lớn nhất toàn cầu. SK hiện có khoảng 200 công ty con, tổng doanh thu năm 2024 đạt hơn 150 tỷ USD.

Tại Việt Nam, SK đã đầu tư khoảng 3,5 tỷ USD vào Vingroup, Masan, Imexpharm, dự án sản xuất vật liệu phân huỷ sinh học thân thiện môi trường… và đang tiếp tục mở rộng đầu tư trong các lĩnh vực thế mạnh như năng lượng, dược phẩm - y tế, logistics, công nghệ thông tin.

Đầu tư công 900.000 tỷ cho ‘đầu tàu’ kéo tăng trưởng


Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội

12 giờ trước213 liên quanGốc

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, đầu tư công năm 2025 xấp xỉ gần 900.000 tỷ đồng sẽ mang tính thúc đẩy, kéo các nguồn đầu tư khác lên để tạo động lực tăng trưởng.

Nội dung trên được đưa ra tại phiên thảo luận tổ chiều ngày 14/2 liên quan đến Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trong khuôn khổ chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV.

Thực tế, định mức tăng trưởng năm 2024 đạt 7,09% đã là rất cao và còn rất nhiều dư địa, tiềm năng chưa được khai thác hết. Có hai vấn đề quan trọng nhất tác động đến tăng trưởng là đầu tư và xuất khẩu.

Trong đó, đầu tư công năm 2025 được bố trí tăng lên so với năm 2024 khoảng 108.000 tỷ đồng, cộng với vượt thu ngân sách khoảng 331.000 tỷ đồng. Sau khi trích cho phần cải cách tiền lương, còn khoảng hơn 158.000 tỷ để bổ sung vào đầu tư của năm nay. Như vậy, đầu tư công năm 2025 xấp xỉ gần 900.000 tỷ đồng. Đây là động lực thúc đẩy, kéo các nguồn đầu tư khác để tạo động lực tăng trưởng.

Đặc biệt, mục tiêu hoàn thành thêm 1.000 km đường cao tốc trong năm nay để đến 2030 đạt 5.000 km đường cao tốc; triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD; tuyến đường sắt từ TP.HCM xuống Cần Thơ để kết nối với các cảng; ba tuyến đường sắt phía Bắc kết nối với Trung Quốc… cũng là những yếu tố sẽ thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng GDP.

“Cha đẻ” DeepSeek vươn lên top những người giàu nhất thế giới, vượt mặt CEO Nvidia?

Liang Wenfeng, nhà sáng lập DeepSeek, đang trên đà trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới sau khi công ty của ông ra mắt mô hình AI đột phá. Với cổ phần chi phối, khối tài sản của ông có thể vượt qua cả Jensen Huang – CEO của Nvidia.

Wenfeng, nhà sáng lập và CEO của DeepSeek, đang nổi lên như một trong những tỷ phú công nghệ hàng đầu thế giới sau khi công ty của ông ra mắt mô hình AI DeepSeek R1. Với 84% cổ phần trong công ty, Liang Wenfeng có thể đã gia nhập hàng ngũ các ông trùm công nghệ giàu có nhất châu Á.

DeepSeek, được thành lập vào tháng 5/2023 tại Hàng Châu, Trung Quốc, đã thu hút sự chú ý toàn cầu khi công bố mô hình AI DeepSeek R1 với chi phí sử dụng thấp hơn từ 20 đến 50 lần so với các mô hình hiện có.

Sự đột phá này đã gây ra một “cơn địa chấn” trong lĩnh vực công nghệ, khiến các tỷ phú thế giới mất tổng cộng 108 tỷ USD chỉ trong một ngày do sự sụt giảm giá trị cổ phiếu của các công ty công nghệ lớn.

Đáng chú ý, tài sản của Jensen Huang, CEO của Nvidia, đã giảm 20,1 tỷ USD, tương đương 20% giá trị tài sản, do ảnh hưởng từ sự xuất hiện của DeepSeek.

Trong khi đó, Liang Wenfeng, với phần lớn cổ phần trong DeepSeek, đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể về giá trị tài sản, có thể vượt qua cả Jensen Huang để lọt vào danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Sự thành công của DeepSeek không chỉ đến từ việc phát triển mô hình AI hiệu quả về chi phí, mà còn từ chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng và nhân lực. Công ty đã đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD vào phát triển các mô hình AI, bao gồm chi phí cho phần cứng, nghiên cứu và phát triển, cũng như thu hút nhân tài.

Sự nổi lên của DeepSeek và Liang Wenfeng đã tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các “ông lớn” công nghệ Mỹ. Các công ty như Amazon, Meta, Microsoft và Alphabet đã công bố kế hoạch đầu tư hơn 300 tỷ USD vào phát triển trí tuệ nhân tạo trong năm 2025 để duy trì vị thế dẫn đầu.

■■■■ gây bức xúc vì thu phí xin cấp lại mật khẩu và đăng ký tài khoản mới

(Dân trí) - Nhiều người dùng đã bày tỏ sự bức xúc khi phát hiện ra ■■■■ sẽ thu phí 5.000 đồng để nhận mã xác thực mỗi khi đăng ký tài khoản mới.

Theo phản ánh của nhiều người dùng, khi họ đăng ký tài khoản ■■■■ từ số điện thoại mới, ứng dụng này sẽ yêu cầu người dùng phải gửi tin nhắn đến tổng đài để nhận mã xác nhận kích hoạt tài khoản, với mức phí nhắn tin 5.000 đồng.

Người dùng đăng ký tài khoản mới sẽ phải soạn tin nhắn với phí 5.000 đồng khi đăng ký tài khoản mới hoặc mất phí 1.000 đồng để nhận mã xác nhận khi xin cấp lại mật khẩu (Ảnh chụp màn hình).

Quảng cáo của DTads

Ngoài ra, trong trường hợp người dùng quên mật khẩu đăng nhập tài khoản ■■■■ và yêu cầu cấp lại mật khẩu mới, ■■■■ cũng sẽ buộc người dùng phải nhắn tin đến tổng đài để nhận mã xác nhận, với mức phí 1.000 đồng/tin nhắn.

Đáng chú ý, nhiều người dùng cho biết họ đã soạn tin nhắn theo cú pháp để gửi đến tổng đài như yêu cầu của ■■■■ nhưng lại không nhận được mã xác thực hoặc mã không chính xác, điều này khiến thuê bao của họ bị trừ tiền mà vẫn không thể đăng ký tài khoản ■■■■.

Trước đây, việc đăng ký tài khoản, xin cấp lại mật khẩu hay nhận mã xác nhận từ ■■■■ đều hoàn toàn miễn phí, do vậy việc mạng xã hội này bất ngờ thu phí đã khiến nhiều người dùng cảm thấy bức xúc.

“Tại sao ■■■■ không gửi tin nhắn SMS về số điện thoại đã đăng ký như trước đây, mà buộc người dùng phải gửi tin nhắn đến tổng đài để nhận mã xác nhận và thu phí người dùng?”, tài khoản Facebook V.Anh bình luận.

“Dẫu biết sử dụng dịch vụ miễn phí thì không được phép đòi hỏi nhiều và doanh nghiệp cũng cần phải kiếm tiền để duy trì dịch vụ, nhưng việc thu phí đăng ký tài khoản mới là điều không nên một chút nào, nhất là với dịch vụ có nhiều người dùng như ■■■■”, tài khoản Facebook C.Hiếu đưa ra ý kiến.

“Mang tiếng là ứng dụng nhắn tin và gọi điện miễn phí qua Internet, nhưng bây giờ lại đi thu phí đăng ký tài khoản mới thì đâu thể gọi là ứng dụng miễn phí nữa? Thật khó chấp nhận”, tài khoản Facebook có tên T.Tài bày tỏ sự bức xúc.

Nhiều người dùng cho rằng ■■■■ nên thu phí các tính năng mở rộng và nâng cao từ người dùng, thay vì thu tiền tài khoản đăng ký mới như vậy.

Trước đó vào tháng 8/2022, ■■■■ cũng đã bắt đầu triển khai các gói thu phí người dùng, đồng thời cắt giảm tính năng đối với tài khoản miễn phí.

Cụ thể, nếu người dùng sử dụng tài khoản ■■■■ miễn phí thì danh bạ sẽ chỉ có tối đa 1.000 liên hệ; người lạ (những người chưa có trong danh bạ hoặc danh sách bạn bè) sẽ không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký; mỗi tài khoản miễn phí chỉ có 40 lần hiển thị/tháng khi người lạ tìm kiếm qua số điện thoại; chỉ được phép phản hồi 40 tin nhắn từ người lạ mỗi tháng.

Ngoài ra, tài khoản miễn phí sẽ không còn được dùng tên sử dụng riêng (username) và chỉ được tạo tối đa 5 mẫu tin nhắn nhanh để gửi phản hồi trong trường hợp chưa có thời gian soạn tin nhắn hoặc nghe cuộc gọi.

Trước thời điểm thu phí, tài khoản miễn phí trên ■■■■ không bị giới hạn về số lần trả lời tin nhắn hoặc số lần tìm kiếm thông qua số điện thoại từ người lạ, danh sách bạn bè cũng có thể đạt tối đa 3.000 người.

Để gỡ bỏ những hạn chế của tài khoản miễn phí, người dùng có thể đặt mua các gói cước của ■■■■.

Đến tháng 8 năm ngoái, ■■■■ tiếp tục âm thầm giảm dung lượng lưu trữ miễn phí của dịch vụ Cloud xuống một nửa, từ 1GB còn 500MB, điều này cũng đã khiến nhiều người dùng cảm thấy không hài lòng, nhưng vẫn không thể từ bỏ dịch vụ này do đã gắn bó từ lâu.

Hòa Phát (HPG) đạt sản lượng phát điện 3,18 tỷ kWh trong năm 2024, tự chủ hơn 90% nhu cầu sản xuất

Nhật Hà • 15/02/2025 - 11:19

Tổng lượng điện phát tự chủ của Hòa Phát (HPG) tại 2 khu liên hợp tương đương 1 nhà máy nhiệt điện tầm trung, quy đổi theo giá điện hiện hành, sản lượng phát điện năm 2024 có giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng.

Năm 2024, các nhà máy điện nhiệt dư thuộc 2 khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát tại Hải Dương và Dung Quất có tổng lượng điện phát đạt 3,18 tỷ kWh, tăng 29% so với cùng kỳ. Riêng tại Dung Quất, ngày 5/2/2025, Nhà máy Nhiệt điện – Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất chính thức cán mốc sản lượng điện lũy kế từ khi hoạt động đến nay là 10 tỷ kWh, góp phần tối ưu hóa chi phí sản xuất. Sản lượng điện tự phát của Hòa Phát Dung Quất đạt 2,39 tỷ kWh, tự chủ hơn 90% nhu cầu sản xuất gang thép toàn khu liên hợp. Trong khi đó, sản lượng phát điện tự dùng cung cấp cho Khu liên hợp Thép Hòa Phát Hải Dương đạt 788 triệu kWh.

Theo đó, tổng lượng điện phát tự chủ được của CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) tại 2 khu liên hợp Hải Dương và Dung Quất tương đương một nhà máy nhiệt điện tầm trung, quy đổi theo giá điện hiện hành, sản lượng phát điện năm 2024 có giá trị khoảng 5.400 tỷ đồng.


Hòa Phát đạt sản lượng phát điện 3,18 tỷ kWh trong năm 2024

Việc thu hồi và sử dụng nhiệt dư, khí dư để phát điện là giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, tăng tính cạnh tranh cho giá thành sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giảm tải áp lực điều độ hệ thống điện lưới quốc gia. Các khu liên hợp gang thép của Hòa Phát được đầu tư dây chuyền thiết bị hiện đại của các nước G7 giúp tối ưu hóa sản xuất, tận dụng mọi nguồn nhiệt, khí dư thừa trong quá trình luyện gang thép để nâng cao hiệu suất phát điện, tiết kiệm chi phí sản xuất, phát triển bền vững.

Hiện nay, Hòa Phát đang áp dụng 5 giải pháp sản xuất thép tiết kiệm năng lượng, bao gồm: (1) thu hồi nhiệt dư, khí nóng lò cốc, lò cao, lò thổi sản xuất điện. Nhiệt dư phát sinh từ quá trình sản xuất than cốc, khí dư từ quá trình luyện gang, luyện thép được thu hồi, tận dụng phục vụ cho phát điện để cung cấp cho sản xuất, (2) sử dụng công nghệ dập cốc khô thân thiện với môi trường để sản xuất điện, (3) công nghệ tuabin thu hồi năng lượng Quạt gió lò cao (BPRT), vận hành các quạt gió công suất lớn, giúp tiết kiệm đến 50% lượng điện tiêu thụ so với phương pháp truyền thống, (4) sử dụng nhiệt dư để sản xuất điện trong quá trình thiêu kết quặng, (5) công nghệ Đúc – Cán liên tục, tận dụng nhiệt từ phôi nóng, phôi nóng sau đúc có nhiệt độ 750-900 độ C sẽ được chuyển ngay sang dây chuyền cán để sản xuất thép thành phẩm. Giải pháp này đã tiết giảm tối đa sử dụng năng lượng, làm giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm phát thải CO2/tấn sản phẩm.

Ngân hàng Đông Á đổi tên thành Vikki Bank

Từ 14/2, Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) đổi tên thành Ngân hàng số Vikki theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước.

Động thái này diễn ra sau gần một tháng DongA Bank được chuyển giao bắt buộc về Ngân hàng Phát triển TP HCM (HDBank). Tên nhà băng sau đổi là Ngân hàng một thành viên Số Vikki (Vikki Bank).

Họ cũng chuyển trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội, đặt tại 72 Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm). Logo và bộ nhận diện thương hiệu của ngân hàng cũng được thay đổi.

Sau đổi tên, Vikki Bank cho biết quyền và lợi ích của khách hàng vẫn được đảm bảo. Nhà băng này giới thiệu họ là ngân hàng số thế hệ mới, kết hợp ứng dụng công nghệ hiện đại với mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tài chính, đầu tư, bảo hiểm, du lịch, mua sắm…

Buổi lễ ra mắt Ngân hàng Số Vikki. Ảnh: Vikki Bank

Buổi lễ ra mắt Ngân hàng Số Vikki. Ảnh: Vikki Bank

Trước đó từ 17/1, DongA Bank được chuyển giao bắt buộc về HDBank. Ông Phạm Quốc Thanh, Tổng giám đốc HDBank cho biết sẽ tập trung nguồn lực cần thiết để hỗ trợ DongA Bank triển khai 3 giai đoạn của phương án chuyển giao bắt buộc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lãnh đạo HDBank cũng khẳng định sẽ đảm bảo ngân hàng sau chuyển giao hoạt động an toàn và đồng hành cùng cán bộ nhân viên xây dựng nền tảng phát triển bền vững.

PV Power (POW) thu hơn 2.000 tỷ đồng trong tháng đầu năm, chính thức đốt lửa tại siêu dự án điện 1,4 tỷ USD

Ánh Nguyệt • 15/02/2025 14:25

Bước sang tháng 2/2025, PV Power (POW) lên kế hoạch sản xuất 1,31 tỷ kWh điện, tương ứng doanh thu khoảng 2.428 tỷ đồng.

VIMC - MSC: Mối lương duyên nửa thập kỷ và tham vọng siêu cảng 5,5 tỷ USD nâng tầm vị thế Việt Nam

Công ty của Tổng thống Donald Trump thua lỗ 400 triệu USD

Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - POW) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 1/2025 với tổng doanh thu bán điện ước đạt 2.087 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nhà máy điện Vũng Áng 1 đóng góp lớn nhất với 851 tỷ đồng, tiếp theo là Cà Mau 1&2 với 744 tỷ đồng.

PV Power cho biết tháng đầu năm trùng với mùa khô tại Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, trong khi Nam Trung Bộ vẫn còn mưa muộn. Nhiệt độ thấp, nhu cầu tiêu thụ điện giảm do sát Tết Nguyên đán, cùng với việc các nhà máy thủy điện ưu tiên xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp khiến giá điện thị trường toàn phần (FMP) trung bình chỉ đạt khoảng 1.122 đồng/kWh trong nửa đầu tháng 1.


Kết quả kinh doanh của các nhà máy điện trong tháng 1 (Ảnh: POW)

Về tình hình vận hành, nhà máy Cà Mau 1 và 2 cân đối chào giá để đảm bảo sản lượng điện theo hợp đồng (Qc) được giao, đồng thời tăng sản lượng vào các thời điểm giá thị trường cao. Nhà máy Vũng Áng 1 đối mặt với giá điện FMP bình quân thấp hơn chi phí biến đổi nên điều chỉnh vận hành theo Qc và chỉ phát điện khi giá FMP cao hơn chi phí biến đổi. Nhà máy Nhơn Trạch 1 sản xuất 28 triệu kWh, trong khi Nhơn Trạch 2 vận hành theo Qc và cân nhắc tránh phát sinh nghĩa vụ khí trả trước.
Cập nhật về nhà máy Nhơn Trạch 3 và 4, PV Power cho biết nhà máy điện Nhơn Trạch 3 đã chính thức đốt lửa lần đầu vào ngày 11/1. Tính đến hết tháng đầu năm 2025, tiến độ tổng thể của gói thầu EPC hoàn thành ước đạt 95%.

Bước sang tháng 2, PV Power sẽ tiếp tục vận hành an toàn, ổn định và hiệu quả các nhà máy điện. Công ty đặt mục tiêu sản lượng điện đạt 1,31 tỷ kWh, tương ứng doanh thu ước tính 2.428 tỷ đồng.

Nhơn Trạch 3 và 4 là nhà máy điện đầu tiên tại Việt Nam sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) với tổng công suất 1.624MW, vốn đầu tư khoảng 1,4 tỷ USD và được đặt tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Dự kiến khi chính thức phát điện thương mại, dự án sẽ bổ sung hơn 9 tỷ kWh điện thương phẩm/năm cho hệ thống điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

‘Cơn ác mộng’ DeepSeek khiến 95% nhân viên công ty này mất việc

Khánh Vy • 15/02/2025 - 19:58

Một công ty Trung Quốc đã sa thải đến 95% nhân sự sau khi áp dụng hệ thống AI DeepSeek.

DeepSeek trở thành mỏ vàng mới giúp người dùng kiếm tiền ngay cả khi ngủ

Trung Quốc đang dùng DeepSeek làm gì?

Nhà sáng lập Shangmei Co., Ltd. (Quảng Châu, Trung Quốc) Lục Nhất Hùng đã ra quyết định gây chấn động dư luận. Với lý do tăng hiệu suất và giảm chi phí, Shangmei đã ứng dụng AI DeepSeek trong nhiều bộ phận, đặc biệt là dịch vụ khách hàng và pháp lý. Việc áp dụng AI đã giúp công ty xử lý nhanh chóng hơn, chính xác hơn và tự động hóa một lượng lớn công việc, khiến hàng trăm nhân viên bị mất việc. Thậm chí, những nhân viên còn lại phải đối mặt với khả năng bị điều chuyển sang các công việc lao động tay chân như dọn dẹp.

Tuy quyết định cải tổ chắc chắn giúp Shangmei tăng trưởng lợi nhuận, nhưng nó đã gây ra làn sóng tranh cãi. Nhiều người cho rằng DeepSeek chỉ là một “cái cớ” cho việc sa thải, vì trên thực tế, AI vẫn chưa hoàn hảo để thay thế hoàn toàn con người, đặc biệt là trong những công việc yêu cầu giao tiếp và xử lý tình huống linh hoạt.


Nhiều ngành nghề AI đang thay thế con người. Ảnh minh họa

>> Dự báo sốc: 200.000 nhân viên ngân hàng sẽ bị mất việc vì AI trong 3-5 năm tới

Sự kiện tại Shangmei đã gây ra lo ngại về việc AI có thể thay thế nhiều ngành nghề khác. Theo các chuyên gia, những công việc dễ bị AI thay thế nhất bao gồm: dịch vụ khách hàng, phân tích dữ liệu, sản xuất và kho vận.

Mặc dù AI đang dần thay thế nhiều công việc mang tính lặp đi lặp lại, nhưng có những ngành nghề mà trí tuệ nhân tạo khó có thể thay thế con người. Đó là những lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo, cảm xúc và phán đoán linh hoạt. Chẳng hạn, giáo viên truyền đạt kiến thức và nuôi dưỡng tư duy và đạo đức cho học sinh, một nhiệm vụ mà AI không thể đảm nhận hoàn toàn. Bác sĩ và nhân viên y tế không chỉ chẩn đoán bệnh mà còn phải thấu hiểu tâm lý bệnh nhân, đưa ra quyết định dựa trên nhiều yếu tố phức tạp ngoài dữ liệu y khoa.

Ngoài ra, nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà văn – những người tạo ra các giá trị độc nhất và mang tính cá nhân hóa – cũng khó có thể bị AI thay thế, bởi khả năng sáng tạo của con người vẫn là điều mà máy móc chưa thể mô phỏng hoàn toàn. Luật sư và cố vấn pháp lý cũng thuộc nhóm nghề nghiệp an toàn hơn trước AI, vì họ cần kỹ năng lập luận, tranh luận và thấu hiểu cảm xúc, điều mà AI chưa thể làm tốt.

Trường quốc tế tại TP HCM thu học phí hơn 700 triệu đồng bất ngờ thông báo đóng cửa

Ngày 15/2, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) cho biết sẽ đóng cửa vào cuối năm học này, do số lượng tuyển sinh sụt giảm.

Trường quốc tế tại TP HCM thu học phí hơn 700 triệu đồng bất ngờ thông báo đóng cửa- Ảnh 1.

Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) thông báo dừng hoạt động đến cuối năm học này - ngày 19/6.

Lý do của quyết định này đến từ việc số lượng tuyển sinh sụt giảm, gây ảnh hưởng đến khả năng duy trì và phát triển. Tình hình hiện tại tạo ra áp lực lớn, khiến việc tiếp tục vận hành không còn khả thi, theo đại diện nhà trường.

Trong thông báo đóng cửa, ISSP cam kết hỗ trợ học sinh, giáo viên và các gia đình trong quá trình chuyển đổi.

Một trong những giải pháp được đưa ra là tiếp nhận toàn bộ học sinh ISSP vào Trường Quốc tế TP HCM (ISHCMC), nếu phụ huynh đồng ý. Mức học phí tại ISHCMC sẽ được giữ nguyên trong hai năm nhằm đảm bảo sự ổn định cho học sinh.

Nhà trường đã thành lập một đội ngũ chuyên trách để hỗ trợ phụ huynh và học sinh trong quá trình chuyển trường. Đội ngũ này sẽ hướng dẫn về thủ tục nhập học, chương trình giảng dạy và các vấn đề liên quan đến đời sống học đường. Ngoài việc chuyển đến ISHCMC, phụ huynh cũng có thể tìm kiếm các trường quốc tế khác phù hợp với nhu cầu của gia đình.

Bên cạnh việc hỗ trợ học sinh, đội ngũ giáo viên, nhân viên của trường cũng sẽ được hỗ trợ tìm việc mới ở Việt Nam và cả châu Á.

Trường Quốc tế Saigon Pearl, thành lập năm 2010, giảng dạy bậc mầm non và tiểu học theo chương trình Tú tài quốc tế (IB). Trường có khoảng 200 học sinh, với học phí từ 243 đến 572 triệu đồng mỗi năm, chưa bao gồm đồng phục, chi phí ăn trưa và dịch vụ đưa đón.

Trong khi đó, học phí bậc mầm non và tiểu học tại Trường Quốc tế TP.HCM hiện dao động từ 270 đến 725 triệu đồng mỗi năm.

Dòng vốn lớn sắp đổ vào Hải Phòng, loạt dự án gần 5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vào guồng tăng tốc

Ánh Nguyệt • 16/02/2025 - 09:29

Trong năm 2025, TP. Hải Phòng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến độ loạt dự án bất động sản của Vingroup, Vinhomes, Kinh Bắc, Tài chính Hoàng Huy…

Ngày 13/2/2025, tại Hội nghị cung cấp thông tin báo chí tuần 7, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng đã thông tin về tình hình kinh tế tháng 1 và kế hoạch phát triển năm 2025.

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 12,5% năm 2025, Hải Phòng sẽ triển khai 6 nhóm giải pháp, trong đó tập trung đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu kinh tế theo 3 trụ cột: công nghiệp công nghệ cao, cảng biển - logistics, du lịch - thương mại.

Thành phố dự kiến huy động 240 - 250 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư, trong đó vốn đầu tư công năm 2025 khoảng 25.400 tỷ đồng (chiếm 10-11%). Nguồn lực này ưu tiên cho các dự án hạ tầng quan trọng, tạo kết nối và động lực phát triển kinh tế.

Trong đó, nguồn vốn từ các doanh nghiệp Nhà nước dự kiến khoảng 8.000 tỷ đồng, tập trung phát triển các dự án quan trọng, kết nối Hải Phòng với khu vực và thế giới, bao gồm mở rộng nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa, sân đỗ máy bay tại sân bay Cát Bi, cùng các bến số 3, 4, 7, 8 tại cảng Lạch Huyện. Phần còn lại khoảng 218.000 tỷ đồng sẽ được huy động từ nguồn ngoài ngân sách, bao gồm vốn từ doanh nghiệp trong nước, đầu tư nước ngoài và đóng góp từ người dân.

Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước, Hải Phòng sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn nhằm tạo động lực phát triển kinh tế. Đáng chú ý là Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (8.000 tỷ đồng) của Kinh Bắc, Khu công nghiệp Nam Tràng Cát (2.300 tỷ đồng) của Vinhomes và Khu công nghiệp Vinh Quang giai đoạn 1 (3.500 tỷ đồng) của IDICO.

Bên cạnh đó, thành phố cũng thúc đẩy các dự án khu đô thị, nhà ở, nhà ở xã hội, du lịch và dịch vụ thương mại như Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát (gần 70.000 tỷ đồng) của Kinh Bắc, dự án đảo Vũ Yên (55.000 tỷ đồng) của Vingroup, Khu đô thị mới tại quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy của Vinhomes (23.200 tỷ đồng) hay Khu đô thị dọc đường Đỗ Mười kéo dài (10.000 tỷ đồng) do Tài chính Hoàng Huy phát triển.

Với nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thành phố cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp FDI, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh, vừa tạo nguồn thu bền vững. Các dự án tiêu biểu gồm Tổ hợp nhà máy VinFast (1,5 tỷ USD), Khu vui chơi - giải trí trên đảo Cái Tráp (3.500 tỷ đồng) của VinFast.

Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%

Theo Đại biểu Trịnh Xuân An, muốn tăng ở mức cao cần nguồn lực, tức phải có đầu tư và tiền. Chính phủ đặt kế hoạch GDP tăng trên 8%, tạo đà cho tăng trưởng hai chữ số giai đoạn tới, nên tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng để đạt mục tiêu này.

Phát biểu tại Phiên thảo luận về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, diễn ra chiều ngày 15/2, ông Trịnh Xuân An - Đoàn đại biểu Đồng Nai cho rằng để đạt tăng trưởng cao năm nay cần ưu tiên các giải pháp tức thì, tác động ngay tới nền kinh tế.

Theo ông Trịnh Xuân An, muốn tăng ở mức cao cần nguồn lực, tức phải có đầu tư và tiền. Chính phủ đặt kế hoạch GDP tăng trên 8%, tạo đà cho tăng trưởng hai chữ số giai đoạn tới, nên tín dụng ngân hàng là kênh dẫn vốn quan trọng để đạt mục tiêu này.

“Nếu tăng trưởng tín dụng bình bình 15-16%, sẽ khó phát triển. Tín dụng cần tăng 18-19% mới có nguồn lực cho đầu tư”, ĐB Trịnh Xuân An phát biểu.

Cùng với đó, đại biểu Đồng Nai cho rằng cần thay đổi quy trình thủ tục để doanh nghiệp tư nhân phát triển. Chính phủ đang có thay đổi trong quản trị là giao chỉ tiêu cho các địa phương. Tuy nhiên, nếu giải pháp tăng trưởng chỉ làm đơn thuần mà không đi cùng các gói hỗ trợ cụ thể thì khó triển khai, đại biểu chia sẻ quan điểm tại nghị trường Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%- Ảnh 1.

Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai phát biểu

Đại biểu Trần Anh Tuấn, Trưởng ban Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp TPHCM cũng cho rằng, năm 2025, tín dụng cần tăng trưởng ít nhất 17-18% để hỗ trợ tăng trưởng. Tuy vậy, việc tăng cung tiền ra nền kinh tế có thể ảnh hưởng, làm tăng lạm phát, do đó các chính sách điều hành phải nhịp nhàng.

Tham gia ý kiến tại phiên họp, đại biểu Lý Tiết Hạnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định nêu rõ, cần tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về thủ tục hành chính để thúc đẩy nền kinh tế hấp thụ vốn nhanh trong 6 tháng đầu năm. Trong đó cần quan tâm đến các dự án đầu tư của khu vực tư nhân, đánh giá sát thực hơn những khó khăn của khu vực kinh tế tư nhân trong nước, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực xuất khẩu, giúp họ chủ động các biện pháp chống chịu trước những biến động của thị trường thế giới.

Đồng thời, cần có giải pháp hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hàng hóa ngay trong các tháng đầu năm của năm 2025.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư, huy động vốn đầu tư toàn xã hội, đại biểu Lý Tiết Hạnh kiến nghị Quốc hội xem xét đề xuất của Chính phủ về tăng mạnh đầu tư công, chấp nhận bội chi ngân sách cao hơn năm trước, tăng tín dụng trong điều kiện lạm phát đạt mục tiêu dưới 5%. Sử dụng dụng công cụ tài chính, tín dụng để kích cầu đầu tư tiêu dùng, có chính sách thúc đẩy thị trường du lịch, phục hồi nhanh thị trường bất động sản để tăng tổng cầu nền kinh tế.

Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%- Ảnh 2.

Đại biểu Lý Tiết Hạnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định phát biểu

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm như: cải thiện năng suất lao động, phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng với biến đổi khí hậu, già hóa dân số, các động lực phát triển dài hạn, giải pháp tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân…

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, các đại biểu Quốc hội thống nhất, năm 2024, nước ta đã hoàn thành thắng lợi, toàn diện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng đạt 7,09%, 15/15 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch. Để tốc độ tăng trưởng đạt 8% trở lên, các đại biểu đề nghị cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo yêu cầu của Đảng, Nhà nước, đảm bảo chất lượng của dự án Luật, Nghị quyết, thời gian ban hành các văn bản hướng dẫn, nâng cao hiệu quả, tập trung tổ chức thi hành pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các đại biểu Quốc hội đề nghị cần theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, đánh giá đúng tình hình, kịp thời có phản ứng chính sách phù hợp, quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng nhưng giữ vững nền tảng để phát triển bền vững, lâu dài, đặc biệt là ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng an ninh.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ, các cơ quan thẩm tra, các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu tiếp thu các ý kiến phát biểu tại hội trường, tại tổ để đưa vào các nội dung quan trọng, cần thiết của Nghị quyết, gửi đại biểu Quốc hội cho ý kiến, trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Công ty Điện lực tỉnh Ninh Bình cắt cáp của SCTV, gây gián đoạn dịch vụ trên diện rộng

Thời báo VTV - 11:15 AM 16/02/2025

Chia sẻ 287 Bình Luận 0

VTV.vn - Điện lực tỉnh Ninh Bình đang quyết tâm thúc đẩy doanh thu từ cho thuê cột điện bằng cách cắt cáp truyền hình của Đài THVN.

Vào lúc 9h14 hôm nay (16/2), Điện lực tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo 2 tổ thực hiện theo lệnh sản xuất để cắt cáp của Công ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV) - doanh nghiệp liên doanh của Đài Truyền hình Việt Nam - trên tất cả các địa bàn.

Theo đó, đơn vị điện lực đã cắt tuyến cáp quang trục Ninh Bình đi Kim Sơn làm mất tín hiệu 5 node quang (điểm kết nối tín hiệu) tại TP Ninh Bình và 10 node tại Kim Sơn, ảnh hưởng 1.500 khách hàng. Sau đó, phía điện lực tiếp tục cắt tuyến trục Ninh Bình đi Hà Nam, mất tín hiệu 100 khách hàng, mất tuyến trục đang cho Mobifone thuê. Sự việc đã khiến tổng cộng 1.600 khách hàng và khách hàng doanh nghiệp là Mobifone bị ảnh hưởng.


Đến 10h16, cán bộ điện lực đứng gác đã rời đi nhưng tuyên bố không cho hàn nối cáp. Nếu SCTV hàn nối cáp chiều họ sẽ ra cắt tiếp.

Việc Điện lực tỉnh Ninh Bình cắt cáp của SCTV đã gây gián đoạn dịch vụ của SCTV trên diện rộng và ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ của SCTV; gây thiệt hại tài sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đài THVN và SCTV.

Nhằm đảm bảo an toàn và thông suốt cho hệ thống truyền dẫn các kênh truyền hình quốc gia, đặc biệt là các kênh phục vụ nhiệm vụ chính trị, SCTV - Đài Truyền hình Việt Nam đã đề nghị các công ty điện lực hỗ trợ, không tác động hoặc can thiệp vào mạng cáp của SCTV dưới bất kỳ hình thức nào. Việc này nhằm đảm bảo sự ổn định và an toàn cho hệ thống truyền dẫn các kênh truyền hình quốc gia của Đài Truyền hình Việt Nam.

Trước đó, ngày 14/2, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Công văn số 958 gửi các Tổng công ty Điện lực về việc phối hợp với các đơn vị truyền hình cáp thuộc Đài Truyền hình Việt Nam quản lý cáp truyền hình treo trên cột điện.

EVN yêu cầu các Tổng công ty Điện lực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện theo đúng hợp đồng quản lý cáp truyền hình treo trên cột điện đã ký với các đơn vị truyền hình cáp thuộc VTV. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị truyền hình cáp thuộc VTV (VTVcab, SCTV) đảm bảo an toàn các tuyến cáp truyền hình treo trên cột điện.

EVN cũng yêu cầu các Tổng công ty Điện lực phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc VTV để tuyên truyền các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của Tập đoàn và các đơn vị; hướng dẫn, khuyến khích các giải pháp, ý tưởng sáng tạo trong việc tuyên truyền tiết kiệm điện theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, Điện lực tỉnh Ninh Bình đã cắt cáp truyền hình của SCTV, không chấp hành chỉ đạo của EVN theo tinh thần Công văn số 958.

Thị trường chứng khoán Việt Nam nhiều khả năng sẽ được đánh giá đủ điều kiện nâng hạng vào tháng 3

Thu Huyền • 16/02/2025 16:10

Theo chuyên gia chứng khoán, Việt Nam nhiều khả năng sẽ được đánh giá đủ điều kiện nâng hạng theo FTSE trong kỳ đánh giá tháng 3/2025.

Trong báo cáo chiến lược tháng 2/2025 do Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) công bố, chuyên gia của VDSC nhận xét rằng những nỗ lực cải cách thị trường được kỳ vọng sẽ đạt kết quả mong đợi.

Theo đó, Việt Nam nhiều khả năng sẽ được đánh giá đủ điều kiện nâng hạng theo FTSE trong kỳ đánh giá tháng 3. Đồng thời, những thông tin về việc vận hành hệ thống giao dịch mới (KRX) sẽ tạo thêm điểm nhấn tích cực trong 3 tháng tới.


Nguồn: VDSC

Từ nửa cuối quý, các thông tin về kế hoạch kinh doanh 2025 và câu chuyện lợi nhuận quý đầu năm của doanh nghiệp niêm yết được kỳ vọng sẽ là điểm sáng của thị trường.

Trong quý đầu năm, ước tính lợi nhuận sau thuế của VN-Index có thể đạt mức tăng trưởng 7% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, mức tăng trưởng có phần giảm tốc khi hiệu ứng nền thấp không còn, nhóm phi tài chính giảm nhẹ do biên lợi nhuận bình thường hóa, trong khi nhóm dịch vụ tài chính bị ảnh hưởng bởi vòng quay tài sản khi thanh khoản thị trường duy trì ở mức thấp so với cùng kỳ.

Yếu tố nhà đầu tư cần quan sát là rủi ro căng thẳng leo thang trong thương chiến Mỹ - Trung Quốc lần 2. Phản hồi của Trung Quốc đối với kế hoạch áp thuế của Trump rất khác với cách phản ứng của Mexico hay Canada và cho thấy quốc gia này đã có sự chuẩn bị.

Do vậy, nếu các cuộc thương lượng sắp tới giữa hai bên không đạt kết quả và dẫn đến căng thẳng leo thang, đây sẽ là rủi ro lớn đối với thị trường toàn cầu, khi các kỳ vọng về lạm phát, tăng trưởng cũng như chính sách tiền tệ trên thế giới có thể lệch về kịch bản tiêu cực.

Chuyên gia VDSC lo ngại thị trường toàn cầu có thể chứng kiến một đợt biến động mạnh, tương tự như những gì đã diễn ra vào năm 2018 khi thuế quan được sử dụng, gián tiếp ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Cũng theo chuyên gia VDSC, trong thời gian tới, 2 yếu tố cần theo dõi chặt chẽ là lạm phát và tỷ giá.