Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Đất Xanh (DXG): Ông Lương Trí Thìn đặt tham vọng vốn hóa vượt mốc 10 tỷ USD

Ánh Nguyệt • 17/02/2025 07:18

Tính đến ngày 14/2/2025, vốn hóa thị trường của Đất Xanh (DXG) đạt hơn 12.670 tỷ đồng, tương đương khoảng 520 triệu USD.

Sáng ngày 14/2/2025, Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) đã tổ chức buổi họp mặt lãnh đạo và cán bộ nhân viên, dưới sự chủ trì của ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch Hội đồng chiến lược. Sự kiện nhằm triển khai định hướng hoạt động cho năm 2025 với nhiều thay đổi quan trọng trong mô hình quản trị, phương thức vận hành và chiến lược tăng trưởng.

Theo kế hoạch, Đất Xanh sẽ tập trung vào 4 hạng mục chính: cải tổ mô hình quản trị, đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc, điều chỉnh phương thức hoạt động và tối ưu chi phí. Các thay đổi này được kỳ vọng sẽ nâng cao hiệu suất, gia tăng tính cạnh tranh và giúp Tập đoàn mở rộng thị phần trong bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều biến động.

Đặc biệt, theo chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng chiến lược, Tập đoàn hướng đến mục tiêu gia tăng vốn hóa thị trường với tham vọng vượt mốc 10 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2035.


Chủ tịch Hội đồng chiến lược của Tập đoàn Đất Xanh, ông Lương Trí Thìn (Ảnh: DXG)

Về tình hình kinh doanh, trong năm 2024, Đất Xanh ghi nhận doanh thu 4.733 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 454 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm trước. Thành công này nhờ vào sự cải thiện đáng kể về doanh thu cùng với việc cắt giảm lỗ từ công ty liên kết và tăng trưởng lợi nhuận khác.

Hiện tại, Đất Xanh đang đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án DXH Riverside (tên cũ là Gem Riverside) và dự kiến có thể mở bán ngay trong quý I/2025. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn còn có 4 dự án đang hoàn thiện pháp lý, bao gồm Opal Cityview (Bình Dương - 1.583 căn hộ), Gem Premium (TP. Thủ Đức), Park View (Bình Dương - 6.800 căn hộ) và Park City (Bình Dương - 6.900 căn hộ). Các quỹ đất này dự kiến đảm bảo tăng trưởng trong trung và dài hạn cho Đất Xanh.

Diễn biến cổ phiếu DXG

Trên thị trường chứng khoán, từ đầu năm 2025, thị giá DXG vận động sideway quanh vùng giá 14.x - 15.x. Thanh khoản duy trì ở thấp, đạt trung bình 8 triệu đơn vị giao dịch mỗi phiên. Tính đến ngày 14/2/2025, cổ phiếu đóng cửa tại mức giá 14.550 đồng/cp với vốn hóa đạt hơn 12.670 tỷ đồng, tương đương khoảng 520 triệu USD.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Tổng thầu thi công ‘trái tim’ sân bay Long Thành

(Chinhphu.vn) - Sáng 17/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Reha Denemec, Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ICTAS, Tổng thầu đứng đầu Liên danh nhà thầu Vietur thực hiện gói thầu 5.10 “Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình Nhà ga hành khách” của Dự án thành phần 3 thuộc Dự án CHK quốc tế Long Thành, được ví như “trái tim” của sân bay Long Thành.

17/02/2025 09:57

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Tổng thầu thi công ‘trái tim’ sân bay Long Thành- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Reha Denemec, Phó Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ICTAS, Tổng thầu đứng đầu Liên danh nhà thầu VETUR - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đánh giá IC ICTAS là tập đoàn có uy tín, kinh nghiệm xây dựng nhiều sân bay trên thế giới, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có những cuộc họp chỉ đạo hết sức cụ thể nhằm đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành Dự án CHK quốc tế Long Thành.

Phó Thủ tướng mong muốn IC ICTAS và Liên danh nhà thầu Vietur tiếp tục làm việc với các đối tác cung cấp thiết bị để có thể xác định được thời gian có thể rút ngắn để hoàn thành gói thầu 5.10, bảo đảm chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cao nhất.

“Đây không chỉ là sự khẳng định uy tín, năng lực của IC ICTAS mà sẽ trở thành biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh tế, thương mại, du lịch, văn hoá… cũng như hoạt động giao lưu giữa nhân dân hai nước”, Phó Thủ tướng nói.

Trao đổi về nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông (đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị), hạ tầng năng lượng, Phó Thủ tướng đánh giá cao cách làm, hướng tiếp cận của IC ICTAS nói riêng, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ nói chung, khi thực hiện các dự án hạ tầng giao thông là phải tạo được sự kết nối đồng bộ.

Đối với Dự án CHK quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng đề nghị ACV, các bộ, ngành làm việc, thống nhất với Tổng thầu IC ICTAS, trong tháng 3/2025, về gói giải pháp, phương án cụ thể, chi tiết về các vấn đề cần giải quyết khi đẩy nhanh tiến độ hoàn thành gói thầu 5.10, cũng như khớp nối tiến độ của các gói thầu, dự án thành phần khác của Dự án CHK quốc tế Long Thành, trên tinh thần “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp Tổng thầu thi công ‘trái tim’ sân bay Long Thành- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng đánh giá cao cách làm, hướng tiếp cận của IC ICTAS nói riêng, các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ nói chung, khi thực hiện các dự án hạ tầng giao thông là phải tạo được sự kết nối đồng bộ - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Thủ tướng mong muốn IC ICTAS sẽ tiếp tục có thêm nhiều dự án tại Việt Nam và sẽ là một doanh nghiệp của Việt Nam với không gian phát triển rộng lớn.

Cám ơn Phó Thủ tướng dành thời gian tiếp, ông Reha Denemec cho biết trong quá trình thực hiện gói thầu 5.10 (Dự án thành phần 3 thuộc Dự án CHK quốc tế Long Thành), IC ICTAS và Liên danh nhà thầu Vietur đã nhận được sự hợp tác, hỗ trợ ở mức cao nhất của các doanh nghiệp đối tác Việt Nam, cũng như đội ngũ kỹ sư, công nhân có chuyên môn cao.

Ông Reha khẳng định liên danh sẽ nỗ lực hết sức, tìm kếm các giải pháp kỹ thuật, thi công… để rút ngắn thời gian hoàn thành gói thầu 5.10; đồng thời mong muốn được thực hiện thêm các dự án hạ tầng phục vụ vận hành, khai thác CHK quốc tế Long Thành, cũng như các dự án hạ tầng giao thông ở Việt Nam trong tương lai.

Vinhomes (VHM) xuống tiền đặt cọc 67.900 tỷ đồng cho Vingroup và các bên liên quan

Ánh Nguyệt • 17/02/2025 21:00

Trong năm 2024, Vinhomes (VHM) đã bán 12.800 căn hộ với tổng giá trị giao dịch 103.900 tỷ đồng.

Chứng khoán ACBS vừa công bố báo cáo cập nhật về tình hình kinh doanh của CTCP Vinhomes (HoSE: VHM). Trong năm 2024, Vinhomes đã bán 12.800 căn hộ với tổng giá trị giao dịch 103.900 tỷ đồng, trong đó dự án Vinhomes Royal Island chiếm 55%, Ocean Park 3 đóng góp 19% và Ocean Park 2 chiếm 12%.

Tính đến cuối 2024, tổng số tiền đặt cọc của Vinhomes cho Vingroup và các bên liên quan với mục đích đầu tư là 67.900 tỷ đồng. Giá trị hợp đồng đã ký nhưng chưa ghi nhận doanh thu đạt khoảng 94.200 tỷ đồng.

Bước sang năm 2025, Vinhomes dự kiến mở bán 4 dự án mới gồm: Vinhomes Apollo City (Hạ Long, Quảng Ninh), Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), Phước Vĩnh Tây (Long An) và Dương Kinh (Hải Phòng), bên cạnh việc phân phối các dự án đang triển khai.

Vinhomes (VHM) xuống tiền đặt cọc 67.900 tỷ đồng cho Vingroup và các đối tác liên quan
Vinhomes ghi nhận giá trị giao dịch lớn tại dự án Vinhomes Royal Island trong năm 2024

Trước đó, tại hội thảo VPBankS Talk#04 diễn ra vào tháng 12/2024 với chủ đề “Vững vàng vượt sóng gió”, ông Phạm Anh Khôi, Giám đốc Đầu tư Vinhomes đã đưa ra những đánh giá về thị trường bất động sản và triển vọng sắp tới.

Theo ông Khôi, năm 2023 là giai đoạn khó khăn nhất khi hầu hết doanh nghiệp trong ngành đối mặt với áp lực về cung - cầu và lãi suất. Sang năm 2024, thị trường bắt đầu ghi nhận những tín hiệu hồi phục song mức độ cải thiện chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang… Bước sang năm 2025, ông Khôi kỳ vọng đà phục hồi sẽ lan tỏa mạnh hơn đến thị trường phía Nam, đặc biệt tại TP. HCM, Long An và Hóc Môn.

Lãnh đạo VHM cũng khẳng định nhu cầu nhà ở tại Việt Nam vẫn rất lớn trong khi nguồn cung còn hạn chế. Thêm vào đó, chi phí xây dựng năm 2024 đã giảm so với năm 2023, tạo ra lợi thế nhất định cho các doanh nghiệp bất động sản. Nắm bắt tín hiệu tích cực này, Vinhomes dự kiến đẩy mạnh nguồn cung ra thị trường trong năm 2025, tập trung vào các khu vực trọng điểm phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng và phía Nam như Long An, Cần Giờ.

Tỷ phú Trần Đình Long và ‘nước cờ’ trước giờ G của nhà máy thép mới: Tiền lệ năm 2019 có lặp lại?

Năm 2019, trước khi Nhà máy Dung Quất 2 ra mắt thép xây dựng, giá quặng sắt tăng mạnh do gián đoạn nguồn cung, nhưng Hòa Phát vẫn duy trì giá bán trung bình ổn định. Điều này đã giúp thị phần thép xây dựng của Hòa Phát tăng lên trong khi thị phần của đối thủ giảm xuống.

Tỷ phú Trần Đình Long và 'nước cờ' trước giờ G của nhà máy thép mới: Tiền lệ năm 2019 có lặp lại?

Báo cáo mới đây của CTCK Vietcap dự báo doanh thu năm 2025 Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) sẽ tăng trưởng 15% so với năm 2024. Trong đó, doanh thu thép tăng trưởng 16% nhờ sản lượng bán thép xây dựng tăng trưởng 10% và giá bán trung bình tăng trưởng 1%.

Điều này dựa trên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh mẽ và thị trường bất động sản khởi sắc, nhưng chịu áp lực bởi giá thép toàn cầu.

Vietcap cũng dự báo sản lượng bán thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát sẽ tăng trưởng hơn 50% so với năm 2024, dựa trên đánh giá rằng các dây chuyền sản xuất của Nhà máy Dung Quất 1 (DQ1) sẽ hoạt động 100% công suất và hiệu suất hoạt động trong năm đầu của lò cao đầu tiên của Nhà máy Dung Quất 2 (DQ2) là 60%.

Vào ngày 30/12/2024, Hòa Phát đã tổ chức lễ khánh thành lắp đặt dây chuyền sản xuất HRC tại Nhà máy Dung Quất 2. Lò cao đầu tiên của Nhà máy này dự kiến sẽ chạy thử vào đầu quý 1/2025, trước khi vận hành thương mại, nâng công suất HRC hàng năm của Hòa Phát lên 5,6 triệu tấn. Giai đoạn 2 dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025, bổ sung thêm 2,8 triệu tấn mỗi năm, nâng tổng cộng suất lên 8,4 triệu tấn mỗi năm
Tuy nhiên, trong bối cảnh chính sách bảo hộ toàn cầu (bao gồm cả các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump, gây áp lực lên giá thép tại các thị trường ngoài Mỹ khi các nhà sản xuất dư cung tìm kiếm điểm đến thay thế) và xuất khẩu của Trung Quốc, Vietcap dự báo giá bán trung bình HRC của Hòa Phát sẽ giảm 6%.

“Chúng tôi cho rằng Hòa Phát sẽ ưu tiên tăng công suất thay vì giá bán trung bình với việc đưa Nhà máy DQ2 đi vào vận hành, do hiệu suất hoạt động cao là yếu tố then chốt để vận hành thành công công suất mới” - Báo cáo viết.

Dự báo này dựa trên một hành động tiền lệ của tỷ phú Trần Đình Long trong lịch sử ngành thép Việt Nam trước đây.

Năm 2019, trước khi Nhà máy Dung Quất 2 ra mắt thép xây dựng, giá quặng sắt tăng mạnh do gián đoạn nguồn cung, nhưng Hòa Phát vẫn duy trì giá bán trung bình ổn định, ưu tiên thị phần và tăng công suất thay vì tập trung vào mở rộng biên lợi nhuận ngắn hạn.

Tỷ phú Trần Đình Long và 'nước cờ' trước giờ G của nhà máy thép mới: Tiền lệ năm 2019 có lặp lại?- Ảnh 1.

Điều này đã giúp thị phần thép xây dựng của Hòa Phát tăng lên 26% vào năm 2019 từ mức 24% vào năm 2018, với sản lượng bán hàng tăng 17% so với năm trước - nhanh gấp 3 lần so với mức trung bình của ngành.

Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh đã mất thị phần.

Tỷ phú Trần Đình Long và 'nước cờ' trước giờ G của nhà máy thép mới: Tiền lệ năm 2019 có lặp lại?- Ảnh 2.

Về phía một thông tin được quan tâm gần đây, đánh giá về việc áp thuế mới nhất 25% cho thép nhập khẩu vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump, Vietcap cho rằng các DN thép Việt Nam sẽ hưởng lợi.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, Tổng thống Trump đã áp dụng mức thuế phổ quát 25% theoMục 232 đối với tất cả các nguồn nhập khẩu thép vào tháng 3/2018 và sau đó áp dụng mức thuếđối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc theo Mục 301.

Trong khi một số quốc gia (chủ yếu là các đồng minh của Mỹ như Canada, Mexico và Hàn Quốc) kể từ đó đã được miễn hoàn toàn hoặc một phần thuế theo Mục 232, mức thuế cao vẫn tiếp tục có hiệu lực đối với Trung Quốc (tổng cộng từ 32,5% đến 50%) và Việt Nam (25%).

Do mức thuế cao như trên, cả Việt Nam và Trung Quốc hiện chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong lượng thép nhập khẩu của Mỹ, với thị phần dưới 3% cho mỗi quốc gia.

Theo quan điểm của Việt Nam, Mỹ vẫn là một thị trường xuất khẩu quan trọng. Khối lượng xuất khẩu sang Mỹ đã tăng lên khoảng 15% tổng lượng thép xuất khẩu vào năm 2024 so với 10%/8% vào các năm 2023/2022.

Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump, vào ngày 10/2/2025 (giờ Hoa Kỳ), Tổng thống Donald Trump chính thức tuyên bố tăng thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu.

Theo đó, thuế suất 25% sẽ được áp dụng cho tất cả các mặt hàng thép nhập khẩu vào Mỹ. Thuế nhập khẩu nhôm sẽ được tăng từ 10% lên 25%. Tất cả các miễn trừ, hạn ngạch và miễn thuế sẽ bị xóa bỏ, nghĩa là thuế suất 25% sẽ được áp dụng thống nhất cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu mà không có ngoại lệ.

Các biện pháp này sẽ có hiệu lực từ ngày 12/3/2025.

Chính sách thuế quan mới mở rộng phạm vi áp thuế của Mục 232, áp dụng mức thuế 25% cho tất cả các quốc gia. Do đó, mức thuế đối với thép xuất khẩu của Việt Nam vẫn không đổi ở mức 25%.

Tuy nhiên, các quốc gia và vùng lãnh thổ trước đây được miễn thuế theo Mục 232—bao gồm Argentina, Brazil, Canada, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và Vương quốc Anh—hiện sẽ phải đối mặt với bất lợi về thuế.

Đối với các nhà sản xuất thép Việt Nam, cụ thể là Hòa Phát và các khách hàng của công ty (Nam Kim, Hoa Sen và Tôn Đông Á), chính sách này tạo ra cơ hội xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ.

Trước đây, các đồng minh của Mỹ được hưởng lợi từ việc không phải chịu thuế trong khi Việt Nam phải chịu mức thuế 25%, tạo ra sự mất cân bằng cạnh tranh. Thời điểm hiện tại, khi tất cả các nhà xuất khẩu thép phải đối mặt với cùng một mức thuế, các nhà sản xuất thép Việt Nam có được lợi thế.

Tuy nhiên, Vietcap dự kiến giá cả và khối lượng cạnh tranh cao hơn ở các thị trường ngoài Mỹ, vì các nhà sản xuất thép từ các quốc gia bị ảnh hưởng tìm kiếm các điểm đến thay thế.

Warren Buffett ‘tiên đoán’ tương lai, bán tháo cổ phiếu một công ty ‘hot’ hơn cả Tesla trước khủng hoảng: Ngành từng là ‘gà đẻ trứng vàng’ nay lỗ nặng, thương vụ ‘khủng’ nhất cũng đổ bể

THỨ 3 , 18/02/2025, 06:56

0 CHIA SẺ

Ngay cả huyền thoại đầu tư Warren Buffett cũng không dám chắc về tương lai “bất định” của ngành sản xuất ô tô khi bán tháo cổ phiếu BYD.

Warren Buffett ‘tiên đoán’ tương lai, bán tháo cổ phiếu một công ty ‘hot’ hơn cả Tesla trước khủng hoảng: Ngành từng là ‘gà đẻ trứng vàng’ nay lỗ nặng, thương vụ 'khủng' nhất cũng đổ bể- Ảnh 1.

Tài chọn cổ phiếu của huyền thoại Warren Buffett đã giúp Berkshire Hathaway hưởng lợi lớn từ lợi nhuận dài hạn khi đầu tư vào các công ty như Coca-Cola, Apple và gần đây là các công ty thương mại Nhật Bản. Tuy nhiên, vị tỷ phú đã né tránh ngành sản xuất ô tô, ngoại trừ một số cái tên hiếm hoi là General Motors và BYD.

Theo danh sánh cổ phiếu mới nhất được công bố vào tuần trước, Berkshire không mua cổ phiếu ngành sản xuất ô tô trong cả năm ngoái. Bước đi này đang khiến ngành ô tô rung chuyển và càng chứng minh rõ quan điểm thận trọng của Buffett với lĩnh vực này.

Thời hoàng kim kết thúc với liên doanh của những "ông lớn"

Cú sốc mà ngành này vừa chứng kiến là thoả thuận sáp nhập giữa Honda và Nissan “đổ bể”. 2 nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản đã nỗ lực thực hiện một “thoả thuận lịch sử” để vượt qua sự cạnh tranh căng thẳng trong xu hướng phát triển xe điện. Sau đó, “ông chủ” của Honda, Toshihiro Mibe, cho biết Honda không đủ khả năng về “nỗ lực và thời gian” để thành lập công ty mẹ mới như đã đàm phán.

Giống nhiều hãng ô tô lớn khác, thị phần của Honda tại Trung Quốc sụt giảm nhanh chóng. Lợi nhuận hoạt động của công ty này tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,13 nghìn tỷ yên (7,4 tỷ USD) trong 9 tháng đầu năm tài khoá tính đến tháng 12. Song, lợi nhuận ròng giảm 7% xuống còn 805,26 tỷ yên.

Kết quả kinh doanh của Nissan còn ảm đạm hơn, khi công ty này dự báo sẽ lỗ ròng 80 tỷ yên trong toàn bộ năm tài khoá tính đến tháng 3. Jeremie Papin, CFO của Nissan, cho biết việc kinh doanh ở thị trường Trung Quốc rất khó khăn khi doanh thu giảm tới 2 con số. Nissan cũng phải đóng cửa nhà máy ở Thường Châu và cắt giảm sản lượng hàng năm tại Trung Quốc từ 1,5 triệu xe xuống còn 1 triệu.

Cả Honda và Nissan đều hoạt động tại Trung Quốc thông qua liên doanh với các doanh nghiệp nội địa, do các quy tắc Bắc Kinh đặt ra khi mở cửa thị trường ô tô vào những năm 1980. Dongfeng Motor có quan hệ đối tác 50-50 với cả Honda và Nissan. Honda cũng có một liên doanh khác với Guangzhou Automobile Group, công ty này cũng hợp tác với Toyota.
Việc hợp tác với các nhà sản xuất nước ngoài nổi tiếng từng là lĩnh vực “hái ra tiền” với các công ty nhà nước của Trung Quốc. Công nghệ, thương hiệu và chuyên môn của họ được mang đến đại lục, cùng với đó là các liên doanh cho ra đời những chiếc xe được ưa chuộng ở thị trường phát triển nhất thế giới vào năm 2008.

Song, hiện nay, không chỉ Honda và Nissan, các doanh nghiệp nhà nước cũng đang phải cân nhắc về các thương vụ sáp nhập khi các liên doanh đang gặp khó khăn.

Dongfeng Motor, công ty cũng có quan hệ đối tác riêng với Stellantis, cho biết vào cuối tuần trước rằng công ty mẹ đang cân nhắc việc sáp nhập với công ty mẹ của nhà sản xuất ô tô nhà nước Chongqing Changan Automobile.

Cả 2 tập đoàn Trung Quốc này đều có chung một lộ trình phát triển cho đến nay: hợp tác với các liên doanh nước ngoài có ô tô chạy bằng xăng “thống trị thị trường”, hưởng khoản lợi nhuận béo bở trong nhiều thập kỷ, sau đó bị tụt hậu so với các công ty tư nhân như BYD.

Có liên doanh hàng đầu với SAIC Motor, GM cũng “hái ra tiền” ở thị trường tỷ dân này sau khi thành lập vào năm 1997. Tuy nhiên, đến năm 2024, doanh số của GM chỉ còn 435.000 xe. Tháng trước, hãng này cũng công bố khoản lỗ ròng quý là 2,96 tỷ USD.

SAIC cũng thông báo lợi nhuận ròng trong năm 2024 của công ty này dự kiến giảm đến 90% xuống còn 1,5 tỷ NDT, chủ yếu là do áp lực từ liên doanh với GM.

Một liên doanh nước ngoài khác của SAIC, SAIC-VW với Volkswagen, bán được 1,14 triệu xe vào năm ngoái, bằng khoảng một nửa mức đỉnh vào năm 2018. Thương hiệu Đức này đã giao chưa đến 3 triệu xe tại Trung Quốc vào năm ngoái, bao gồm cả các liên doanh khác.

Trong bối cảnh quan hệ đối tác giữa các hãng ô tô truyền thống và doanh nghiệp nhà nước trở nên ảm đạm, BYD đã vượt qua VW để dẫn đầu thị trường Trung Quốc vào năm ngoái, bán được 4,27 triệu xe, tăng 41% so với năm trước đó và gấp 8 lần doanh số năm 2018.

Warren Buffett dự đoán đúng tương lai?

Với con số ấn tượng này, Buffett có thể chỉ ra rằng BYD là minh chứng cho thấy “quả cầu pha lê” của ông lại phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, vị cộng sự quá cố, Charlie Munger, mới là người quyết định mua cổ phiếu của công ty mới nổi này.

Berkshire đầu tư vào BYD vào tháng 9/2008, mua 225 triệu cổ phiếu với giá 8 HKD/cổ phiếu. Đến cuối tuần trước, cổ phiếu BYD giao dịch ở mức 364,20 HKD. Ngoài ra, Berkshire còn là một trong những cổ đông lớn của GM vào năm 2012, khi mua 10 triệu cổ phiếu với giá trung bình 25,65 USD/cổ phiếu.

Dẫu vậy, Buffett dường như chưa từng chắc chắn hoàn toàn về ngành sản xuất ô tô. Berkshire bắt đầu cắt giảm cổ phần trong GM vào quý II/2022 và công ty này cũng “biến mất” khỏi danh mục của tập đoàn vào quý III/2023 khi kinh doanh “bết bát” tại Trung Quốc.

Tháng 8/2022, Buffett cũng bán cổ phiếu BYD. Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, Berkshire đã nộp 16 hồ sơ về việc bán cổ phiếu BYD kể từ thời điểm trên, cắt giảm lượng nắm giữ xuống chỉ còn 54,2 triệu cổ phiếu tính đến tháng 7/2024. Theo đó, tỷ lệ nắm giữ của Berkshire trong BYD thấp hơn 5%.

Buffett tiếp tục nhấn mạnh đến khó khăn trong việc lựa chọn cổ phiếu ngành ô tô. “Đừng trông chờ chúng tôi dự đoán được ai sẽ là người chiến thắng và đừng mong đợi chúng tôi dự đoán khi nào điều gì đó sẽ xảy ra” trong ngành này, ông phát biểu tại cuộc họp thường niên mới nhất.

Buffett chưa đưa ra từng thông báo rõ ràng về lý do ông chọn bán BYD. Song, ông đã nhắc đến sự cạnh tranh trên toàn cầu, bối cảnh thay đổi nhanh chóng và rủi ro địa chính trị.

"Đây là một ngành kinh doanh với rất nhiều đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu. Họ không biến mất và giành chiến thắng ở nhiều thời điểm, nhưng điều đó lại không giúp họ củng cố được vị trí dẫn đầu”, ông cho biết tại cuộc họp thường niên gần đây nhất với Munger vào tháng 5/2023.

Buffett nói thêm: “Tôi không nghĩ mình có thể dự đoán ngành sản xuất ô tô sẽ như thế nào trong 5 đến 10 năm nữa.”

Chiều nay có bác cổ đông nào tham dự cùng Chaeri không :heart::fire:

VIMC (MVN): Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu chính sách cảng mở tại ‘siêu cảng’ gần 5,5 tỷ USD

Thu Huyền • 18/02/2025 07:30

Ngoài việc bổ sung cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, quyết định cũng điều chỉnh tổng nhu cầu sử dụng đất theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 33.600ha.

Theo báo Giao thông, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong Kế hoạch, chính sách, giải pháp, nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điểm đáng chú ý tại quyết định này là bổ sung cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ vào các kế hoạch thực hiện. Trong đó, đối với nhiệm vụ hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải, sẽ nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn áp dụng chính sách cảng mở tại khu bến cảng Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải, Vân Phong và khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Ngoài việc bổ sung cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong quy hoạch, quyết định cũng điều chỉnh tổng nhu cầu sử dụng đất theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2030 dự kiến là 33.600ha và tổng nhu cầu sử dụng mặt nước đến năm 2030 dự kiến là 606.000ha (chưa bao gồm diện tích vùng đất, vùng nước của khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ).


Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Ảnh: VnExpress)

Nhu cầu sử dụng đất, mặt nước khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ xác định trong Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chi tiết vùng đất vùng nước cảng biển thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ cũng được đưa vào danh mục các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư được xác định trong Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao khu nước vùng nước và Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Dự án được thực hiện tại Cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP. HCM. Dự án do liên danh CTCP Cảng Sài Gòn (thuộc VIMC) và Terminal Investment Limited Holding S.A - TIL (thành viên của hãng tàu biển MSC) đề xuất đầu tư.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sử dụng khoảng 571ha đất, tổng kinh phí đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư nhưng không thấp hơn 50.000 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày có quyết định chủ trương đầu tư.

Theo đề án nghiên cứu xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được TP. HCM trình Thủ tướng trước đó, công trình dài hơn 7km, có thể tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất hiện nay 250.000 DWT (24.000 TEU). Công trình được nghiên cứu xây ở cù lao Phú Lợi, thuộc cửa sông Cái Mép, tổng vốn 5,45 tỷ USD. Dự án chia làm 7 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu xong năm 2027, hoàn thành toàn bộ cuối năm 2045.

Tính toán sơ bộ của cơ quan chức năng, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi được đầu tư hoàn chỉnh, đạt công suất thiết kế vào năm 2045 sẽ có nguồn thu 34.000-40.000 tỷ đồng mỗi năm. Nguồn này lấy từ các khoản thuế hoạt động bốc xếp, lưu bãi của doanh nghiệp cảng; thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các loại phí hàng hải, thuê mặt nước…

Cảng Cần Giờ không chỉ có ý nghĩa lớn về kinh tế mà còn hiện thực hóa các nghị quyết của Đảng và Chính phủ về phát triển vùng Đông Nam Bộ và TP. HCM, qua đó nâng cao vị thế Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việt Nam đăng cai hội nghị về chứng khoán lớn nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Phan Hằng - 18/02/2025 09:41

Hội nghị Tiểu ban Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thuộc IOSCO năm 2025 tại Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21/2/2025.

Từ ngày 19 - 21/2/2025, tại Quảng Nam, được sự chấp thuận của Lãnh đạo Bộ Tài chính và sự thông qua của Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đăng cai tổ chức Hội nghị Tiểu ban Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Hội nghị APRC) của IOSCO năm 2025 tại Việt Nam.

Đây là sự kiện trong chuỗi hoạt động thường niên, chuyên ngành của IOSCO. Hội nghị APRC năm 2025 sẽ có sự tham dự của Tổng thư ký IOSCO, lãnh đạo cấp cao của cơ quan quản lý thị trường tài chính, thị trường chứng khoán của các nước là thành viên APRC.

Chương trình Hội nghị bao gồm các phiên họp giữa các nhà quản lý về giám sát và cưỡng chế thực thi trên thị trường chứng khoán và cuộc họp toàn thể Tiểu ban APRC. APRC cũng sẽ tổ chức Diễn đàn đối thoại giữa các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán khu vực Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương. Đây là là cơ hội để các cơ quan quản lý thị trường tài chính, chứng khoán các nước cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau về quản lý, giám sát thị trường tài chính, chứng khoán và trao đổi, thảo luận những thách thức mới, cũng như tạo điều kiện kết nối và hợp tác quốc tế giữa các cơ quản lý để thúc đẩy thị trường tài chính, chứng khoán thế giới hoạt động minh bạch, an toàn, ổn định và hiệu quả.

Trong chuỗi sự kiện, Đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính sẽ dự và chủ trì Hội nghị chuyên đề và định hướng phát triển thị trường chứng khoán trong xu hướng hội nhập. Hội nghị sẽ tạo không gian cho các thành viên APRC – IOSCO và các thành viên thị trường chứng khoán Việt Nam cùng trao đổi về các chủ đề liên quan đến phát triển thị trường vốn, thị trường tài chính xanh, chuyển đổi số và các sản phẩm mới trên thị trường tài chính thế giới, các nỗ lực của IOSCO và các thành viên APRC trong việc tăng cường khả năng chống chịu của thị trường chứng khoán.

Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của IOSCO, đây là lần thứ hai Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị APRC. Do đó, đây là cơ hội để UBCKNN nói riêng và Việt Nam nói chung tiếp tục khẳng định vai trò và trách nhiệm của mình trong khu vực và trên toàn cầu, tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của thị trường tài chính, chứng khoán quốc tế. Sự kiện cũng là dịp để giới thiệu, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người và thị trường chứng khoán Việt Nam, thu hút sự quan tâm, đầu tư của cộng đồng quốc tế.

Được biết, Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) được thành lập từ năm 1983. Hiện nay, IOSCO có 200 thành viên đến từ 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, đại diện cho 95% số cơ quan quản lý thị trường tài chính, chứng khoán trên thế giới. Tổ chức IOSCO đóng vai trò liên kết các ủy ban chứng khoán trên toàn cầu và là một diễn đàn quan trọng cho công tác hợp tác quốc tế của các cơ quan quản lý thị trường vốn, thị trường chứng khoán.

Tiểu ban Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APRC) là một trong bốn tiểu ban khu vực do IOSCO thành lập nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý, giám sát về chứng khoán, thúc đẩy sự hợp tác và phát triển trong lĩnh vực tài chính tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện Tiểu ban có 24 thành viên chính thức và 09 thành viên liên kết.

Sau một quá trình tích cực thực hiện các thủ tục xin gia nhập Tổ chức IOSCO và được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, UBCKNN đã gia nhập IOSCO vào năm 2001. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương của IOSCO và APRC, UBCKNN luôn thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mình với tư cách là thành viên chính thức. Việc UBCKNN tham gia IOSCO và APRC đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam một cách toàn diện. UBCKNN có cơ hội tiếp cập và cập nhật nhanh các bộ nguyên tắc, chuẩn mực và khuyến nghị quốc tế về quản lý và giám sát thị trường vốn để áp dụng vào thực tiễn, phát triển thị trường chứng khoán trong nước.

Khối lượng công việc năm 2025 dự kiến tăng 46%, Đèo Cả lên kế hoạch tuyển dụng hơn 1.400 nhân sự

Nhật Hà • 18/02/2025 13:30

Năm 2025, Đèo Cả dự kiến tuyển dụng thêm khoảng 1.400 lao động ở tất cả các khối văn phòng, dự án từ Bắc vào Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật công trình, công nghệ thông tin, quản lý dự án…

Theo Báo Điện tử VOV, trong năm 2024, Đèo Cả đã tuyển dụng bổ sung 2.161 người lao động phục vụ loạt dự án lớn như Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Chí Thạnh – Vân Phong, Sân bay Long Thành… cùng nhiều dự án lớn nhỏ khác.

Bên cạnh chú trọng chiêu mộ nhân sự, đào tạo cũng là điểm nổi bật của doanh nghiệp hạ tầng giao thông hàng đầu này. Theo đó, doanh nghiệp đã hợp tác với nhiều đơn vị đào tạo như Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung, Trường Đại học Quy Nhơn, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương V… để phục vụ công tác đào tạo, cung ứng nhân lực. Hàng nghìn học viên, sinh viên tại các đơn vị này hứa hẹn là nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đèo Cả, cho ngành giao thông trong nước giai đoạn tới.

Từ đầu năm 2024, Đèo Cả đã hợp tác với Trường Đại học Giao thông vận tải TP. HCM (UTH) tổ chức 2 khóa đào tạo chuyên ngành đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị tại Viện Nghiên cứu – Đào tạo Đèo Cả - đơn vị trực thuộc UTH, cho hơn 200 học viên là CBNV, kỹ sư của Tập đoàn và các đối tác của Đèo Cả để sẵn sàng “đón đầu” xu thế phát triển hạ tầng đường sắt của đất nước trong tương lai gần.


Lớp học tại Trung tâm Đào tạo Huấn luyện Thực hành Đèo Cả (Nguồn: VOV)

Với dư địa phát triển còn rất lớn của ngành hạ tầng giao thông Việt Nam và những nhiệm vụ mới mà Tập đoàn Đèo Cả tiếp tục được Đảng, Nhà nước, người dân tin tưởng giao phó, khối lượng công việc dự kiến tăng 46% so với năm 2024. Để đáp ứng khối lượng công việc khổng lồ từ đầu tư, xây dựng cho đến quản lý vận hành các dự án, bên cạnh tăng cường ứng dụng công nghệ số và tối ưu quy trình hoạt động, công tác chiêu mộ và đào tạo, nâng cao đội ngũ nhân sự cả về chất và lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn Đèo Cả trong năm 2025.

Doanh nghiệp này dự kiến tuyển dụng thêm khoảng 1.400 lao động trong năm 2025 ở tất cả các khối văn phòng, dự án từ Bắc vào Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật công trình, công nghệ thông tin, quản lý dự án…

Elon Musk ra chatbot AI ‘thông minh nhất Trái Đất’

xAI, công ty do Elon Musk sáng lập, công bố Grok 3 và cho biết chatbot trang bị sức mạnh vượt trội so với các đối thủ.

Trong livestream ra mắt Grok 3 trên X, diễn ra từ 11h (theo giờ Hà Nội), Musk ngồi cùng ba thành viên của xAI bàn về mô hình trí tuệ nhân tạo được ông giới thiệu là “thông minh nhất trên Trái Đất”. Tỷ phú Mỹ bắt đầu bài thuyết trình bằng việc giải thích: “Từ ‘grok’ có nghĩa hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về một điều gì đó”.

Điểm chuẩn của Grok 3. Ảnh: xAI

Điểm chuẩn của Grok 3. Ảnh: xAI

xAI đưa ra hàng loạt bài kiểm tra benchmark để cho thấy Grok 3 cao hơn Gemini 2 Pro, Claude 3.5 Sonnet, GPT 4o và DeepSeek V3 khi xét đếm điểm chuẩn Toán, Khoa học và Mã hóa.

Bên cạnh đó, Musk và nhóm của ông cho biết mô hình cũng sẽ có khả năng suy luận giống DeepSeek R1 và OpenAI o3-mini. Tương tự hai mô hình này, Grok 3 sẽ hiển thị chuỗi suy nghĩ chi tiết, cho phép người dùng xem khi chatbot đang suy nghĩ về một vấn đề. xAI cũng sẽ “che khuất suy nghĩ một chút” để các công ty khác không thể sao chép chatbot.

Theo một thành viên xAI, một trong các điểm nhấn của Grok 3 là khả năng tìm kiếm sâu Deep Search tương tự ChatGPT. “Deep Search là thế hệ đầu tiên trong hệ thống AI Agent đang triển khai. Nó không chỉ giúp các kỹ sư, nhà nghiên cứu và nhà khoa học thực hiện mã hóa, mà còn giúp mọi người trả lời các câu hỏi, những thắc mắc hàng ngày của bạn”, người này cho biết. “Nó thực sự sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian”.

Cũng theo thành viên này, một vấn đề người dùng trước đây có thể mất nửa giờ hoặc một giờ để nghiên cứu, giờ đây họ chỉ cần 10 phút. Grok 3 cũng sẽ hỗ trợ chế độ giọng nói. Tuy nhiên, tính năng này đang được hoàn thiện và sẽ có sẵn cho người dùng vài tuần tới.

Elon Musk (trái) và các thành viên xAI trong buổi livestream. Ảnh: xAI

Elon Musk (phải) và các thành viên xAI trong buổi livestream. Ảnh: xAI

Trong bản demo, xAI trình bày cách Grok 3 thực hiện các nhiệm vụ, chẳng hạn tính toán nhiệm vụ tàu vũ trụ có thể bay từ Trái Đất đến Sao Hỏa và quay trở lại, hay tạo trò chơi kết hợp giữa TetrisBejeweled. Nhóm cho biết AI sẽ một tính năng là Big Brain, mô hình lý luận cho phép suy nghĩ sâu hơn khi xử lý các truy vấn. Biến thể “Reasoning Beta”, sử dụng quy trình xử lý chuỗi suy nghĩ nội bộ và tính toán bổ sung giúp nâng cao khả năng về toán học, đạt 93% theo chuẩn AIME 2025, cao hơn mức dưới 87% của nhiều mô hình phổ biến.

“17 tháng trước, Grok thế hệ đầu hầu như không thể giải quyết được các bài toán ở trường trung học. Giờ đây, nó sẵn sàng để vào đại học”, Musk tuyên bố.

Giới chuyên gia cũng đánh giá cao Grok 3. “Tôi đã trải nghiệm sớm Grok 3. Tôi thực sự kinh ngạc, mô hình rất ấn tượng. Chúc mừng Elon và nhóm đưa nó vào cuộc sống”, nhà khoa học máy tính nổi tiếng Lex Friedman nhận xét.

“Grok 3 ở đâu đó tiệm cận mô hình mạnh nhất của OpenAI và tốt hơn so với DeepSeek-R1 và Gemini 2.0 Flash Thinking”, Andrej Karpathy, nhà đồng sáng lập OpenAI nhưng đã rời công ty, viết trên X. “Mô hình rõ ràng có tốc độ và sức mạnh rất lớn”.

Xen giữa buổi livestream, một nhân viên xAI hỏi Musk khi nào Grok sẽ được đưa lên tên lửa. “Hai năm tới”, nhà sáng lập xAI trả lời.

Khi được hỏi Grok là “con trai hay con gái”, Musk cho biết người dùng có thể thiết lập cho chatbot “bất cứ giới tính nào họ muốn”. “Mọi người sẽ yêu Grok”, ông nhấn mạnh.

Theo TechCrunch, xAI sử dụng trung tâm dữ liệu khổng lồ ở Memphis với 200.000 GPU để đào tạo Grok 3. Trong bài đăng trên X, Musk tuyên bố Grok 3 được phát triển với sức mạnh tính toán “lớn hơn 10 lần” so với mô hình Grok 2. Grok 3 được đào tạo trên các tập dữ liệu tổng hợp bằng kỹ thuật học máy như học tăng cường - phương pháp hiệu quả để giảm các phản ứng không chính xác hoặc tưởng tượng do các mô hình AI cung cấp, còn gọi là ảo giác. Nó cũng làm giảm đáng kể thời gian đào tạo các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

xAI cho biết Grok 3 khi mới phát hành sẽ có một số lỗi, do đó người dùng có thể gặp một số vấn đề cho đến khi AI “trưởng thành và ổn định”. Công ty cũng ra mắt website riêng cho Grok, trong đó Grok 2 được cung cấp miễn phí còn Grok 3 dành cho người dùng trả phí thông qua gói Premium+ trên mạng xã hội X. Một phiên bản khác SuperGrok đang được phát triển với các tính năng hàng đầu cùng tốc độ nhanh hơn, nhưng chưa được tiết lộ thời gian phát hành.

Musk cũng hé lộ kế hoạch mở mã nguồn Grok 2: “Chúng tôi sẽ mở mã nguồn phiên bản gần nhất khi bản tiếp theo hoàn tất. Khi Grok 3 hoàn thiện trong vòng vài tháng nữa, mã nguồn Grok 2 sẽ được mở”.

1 Likes

Phê duyệt mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, kinh phí gần 40.000 tỷ đồng

Thanh Thủy

Dự án xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận vừa được phê duyệt đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), với tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỷ đồng…

Hiện nay, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đang chịu áp lực lớn do lưu lượng phương tiện ngày càng tăng - Ảnh minh họa.

Ngày 15/2/2025, Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 176/QĐ-BGTVT phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 39.800 tỷ đồng, với chiều dài hơn 96 km (điểm đầu tại nút giao Chợ Đệm, huyện Bình Chánh, TP.HCM; điểm cuối tại đầu cầu phía Bắc cầu Mỹ Thuận 2, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu khoảng 5.970 tỷ đồng (chiếm 15% tổng mức đầu tư), vốn vay và nguồn vốn huy động hợp pháp khác khoảng 33.830 tỷ đồng (chiếm 85% tổng mức đầu tư). Không có vốn nhà nước trong dự án.

Thời gian chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án từ năm 2024 - 2028. Dự án có nhu cầu sử dụng đất dự kiến khoảng 1.037 ha (bao gồm 955 ha đã giải phóng mặt bằng từ giai đoạn 1 và 82 ha giải phóng mặt bằng bổ sung). Dự kiến loại hợp đồng dự án là Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT).

Về quy mô đầu tư, đối với đoạn TP. HCM - Trung Lương cụ thể: từ Chợ Đệm – Vành đai 4 quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 – Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/h. Đối với đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận, quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h. Trong đó, xây dựng các công trình trên tuyến, hệ thống giao thông thông minh, hệ thống trạm thu phí, trạm dừng nghỉ; bảo đảm đồng bộ, hiệu quả theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, tuân thủ Luật Đường bộ.

Nhà đầu tư đề xuất dự án là Liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM, Công ty Cổ phần Tasco, Tổng công ty đầu tư xây dựng Hoàng Long, Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Đầu tư CII.

Về nhiệm vụ, Bộ Giao thông vận tải giao Ban Quản lý Dự án 7 và Nhà đầu tư đề xuất dự án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thoả thuận việc giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các quy định pháp luật liên quan đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Đồng thời, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đầu tư xây dựng và các cơ quan có liên quan phối hợp, hỗ trợ Ban Quản lý Dự án 7 và nhà đầu tư đề xuất trong quá trình tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến đường huyết mạch kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian di chuyển, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, tuyến cao tốc này đang chịu áp lực lớn do lưu lượng phương tiện ngày càng tăng, đặc biệt là vào các dịp lễ, Tết. Việc tuyến đường không thu phí khiến lượng xe đổ dồn về đây, dẫn đến tình trạng ùn tắc, nhất là tại các nút giao và đoạn đầu tuyến gần TP.HCM.

Do đó, việc đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận nhằm giảm ùn tắc giao thông, cùng với các dự án giao thông đang khai thác trong khu vực sẽ hình thành một mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, chiều dài khoảng 91 km. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước ứng trước, đã hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2010 với chiều dài 40 km, quy mô 4 làn xe, giải phóng mặt bằng 8 làn xe.

Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư theo phương thức PPP, đã hoàn thành, đưa vào khai thác từ năm 2022 với chiều dài 51 km, quy mô 4 làn xe hạn chế, giải phóng mặt bằng 6 làn xe.

1 Likes

VietinBank sẽ dùng hơn 12.500 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2023

Theo phương án phân phối lợi nhuận năm 2023 vừa được HĐQT VietinBank thông qua, ngân hàng sẽ sử dụng hơn 12.565 tỷ đồng để trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2023.

Cụ thể, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận riêng lẻ năm 2023 đạt gần 19.457 tỷ đồng. Sau khi điều chỉnh do thay đổi lợi nhuận năm trước, lợi nhuận có thể phân phối năm 2023 là gần 19.454 tỷ đồng.

Sau khi trích quỹ bổ sung vốn điều lệ (1.945 tỷ đồng), trích quỹ dự phòng tài chính (1.945 tỷ đồng), trích quỹ đầu tư phát triển (389 tỷ đồng), trích quỹ khen thưởng, phúc lợi (2.609 tỷ đồng), lợi nhuận còn lại của VietinBank là hơn 12.565 tỷ đồng.

VietinBank sẽ dùng khoản lợi nhuận này để chia cổ tức bằng cổ phiếu theo phê duyệt cơ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong năm 2024, VietinBank chưa thực hiện đợt chi trả cổ tức nào Lần chia cổ tức gần nhất của “ông lớn” này là vào tháng 12/2023 với nguồn chi trả là lợi nhuận còn lại của năm 2020, giúp vốn điều lệ tăng lên 53.700 tỷ đồng.

Ở đại hội cổ đông vừa qua, Chủ tịch Trần Minh Bình cho biết VietinBank đã nhận được ý kiến của NHNN và Bộ Tài chính cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 (11.678 tỷ đồng) để tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, ngân hàng còn kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 12.330 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận còn lại từ năm 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2016.

VietinBank cũng đã đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương cho phép ngân hàng được giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm của giai đoạn 2024 - 2028 để tăng vốn, nâng cao năng lực tài chính, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Mới đây, VietinBank đã thông báo 7/3 là ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025.

Đại hội dự kiến được tổ chức vào ngày 1/4/2025 tại Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực VietinBank, thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.

Tại Đại hội, VietinBank sẽ đệ trình cổ đông thông qua các tờ trình gồm: Báo cáo của HĐQT về hoạt động năm 2024 và định hướng phát triển năm 2025; Báo cáo của Ban Điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2024; định hướng và kế hoạch năm 2025; Báo cáo của BKS về kết quả hoạt động năm 2024 và định hướng hoạt động năm 2025; Tờ trình thông qua Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024; Tờ trình thông qua việc lựa chọn công ty kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ năm 2026;

Tờ trình thông qua phương án phân phối lợi nhuận năm 2024; Tờ trình thông qua mức thù lao đối với HĐQT và BKS năm 2025; Tờ trình thông qua việc niêm yết các trái phiếu phát hành ra công chúng của VietinBank năm 2025 trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sau khi kết thúc các đợt chào bán; Tờ trình thông qua phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu đểtrả cổ tức (nếu có); Tờ trình thông qua sửa đổi, bổ sung các quy định quản trị của VietinBank (nếu có); Tờ trình thông qua công tác nhân sự VietinBank (nếu có); Các nội dung khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ VietinBank (nếu có).

1 Likes

năm nay làm ăn khấm khá quá nên mới trả được cổ tức 2023 à kkkk

25 thành viên Chính phủ sau sắp xếp tinh gọn bộ máy

(Thanh tra) - Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 sau sắp xếp tinh gọn bộ máy có 25 thành viên gồm: Thủ tướng Phạm Minh Chính, 7 Phó Thủ tướng và 17 bộ trưởng, trưởng ngành. Trong đó, 1 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

Thế giới Di động lại bị khối ngoại “ngó lơ”, cổ phiếu rơi về đáy 10 tháng sau động thái nghìn tỷ của doanh nghiệp

Áp lực bán ra đẩy thị giá MWG giảm sâu, room ngoại “hở” hơn 4%.

Hơn chục phiên trở lại đây ghi nhận động thái “xả” hàng dồn dập của nhà đầu tư nước ngoài tại cổ phiếu Đầu tư Thế giới Di động (MWG), giá trị nhiều phiên lên tới hàng trăm tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN (room ngoại) tại Thế giới Di động sụt giảm nhanh chóng, hiện đã rơi xuống 44,8% , tương ứng có gần 61 triệu cổ phiếu mà NĐTNN có thể mua thêm tại thời điểm cuối phiên 18/2.

Hồi tháng 3/2024, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại MWG đã từng về sát ngưỡng 44% tuy nhiên lực cầu đã nhanh chóng trở lại lấp đầy “room” ngoại tại doanh nghiệp bán lẻ này. Sau đó, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại duy trì quanh ngưỡng 47-48% trước khi ồ ạt xả hàng từ cuối năm 2024 và tăng dần cường độ tới hiện tại.

Mới nhất, Thế giới Di động vừa thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ quản lý chủ chốt năm 2024 (ESOP), tương ứng phát hành thêm hơn 19,9 triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 1,3642% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán ưu đãi là 10.000 đồng/cp, thấp hơn rất nhiều giá giao dịch trên sàn chứng khoán. Nếu tính theo thị giá, lượng cổ phiếu trên có giá trị 1.100 tỷ. Việc MWG trở lại hoạt động ESOP sau 1 năm tạm dừng được xem là động thái thái nhằm củng cố niềm tin và giữ chân đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chủ chốt. Tuy nhiên, việc giá phát hành ESOP thấp hơn đáng kể so với giá thị trường cũng có thể gây ra những lo ngại về sự pha loãng giá trị cổ phiếu hiện tại.

Áp lực bán ra đẩy thị giá MWG giảm sâu. Chốt phiên 18/2, giá cổ phiếu này đạt 54.500 đồng/cp - vùng giá thấp nhất trong vòng 10 tháng. Vốn hoá doanh nghiệp còn 79.650 tỷ đồng, bay gần 9.500 tỷ từ đầu năm 2025.

Phải nói rằng tỷ lệ phát hành ESOP của MWG chưa tới 2%, con số không đủ lớn để tác động mạnh tới lượng cổ phiếu đang lưu hành. Bên cạnh đó, lượng cổ phiếu ESOP cũng bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm đầu tiên, đồng nghĩa với việc nhân viên được cấp ESOP phải cam kết gắn bó lâu dài. Trong năm 2024 vừa qua, khi MWG thực hiện cắt giảm nhân sự mạnh mẽ, doanh nghiệp đã nhiều lần thu hồi lại lượng cổ phiếu ESOP của nhân viên đã nghỉ việc.

Danh sách cán bộ chủ chốt và nhân viên được tham gia hoạt động ESOP đều phải có những thành tựu đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của MWG, được công bố công khai. Đặc biệt Chủ tịch Nguyễn Đức Tài và các Thành viên HĐQT không điều hành sẽ không tham gia chương trình ESOP này.

Trên thực tế, chương trình ESOP đã được MWG thông qua từ đầu năm 2024 với những điều kiện cụ thể về kết quả kinh doanh hay giá cổ phiếu. Thực tế, doanh nghiệp bán này đã ghi nhận một năm kinh doanh tích cực. Luỹ kế cả năm 2024, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần đạt 134.341 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, trung bình mỗi ngày thu về khoảng 368 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.733 tỷ đồng, cao gấp hơn 22 lần so với nền thấp cùng kỳ 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã vượt 7% kế hoạch doanh thu và vượt tới 56% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm đề ra.

Bước sang năm 2025, Thế Giới Di Động đánh giá kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tích cực hơn 2024. Tuy nhiên, các rủi ro vĩ mô và biến động trên thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường kinh doanh trong nước, sức mua và niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, ngành bán lẻ đang hồi phục chậm và chưa đạt mức tăng trưởng trước dịch.

Với nền tảng tài chính vững chắc và hệ thống vận hành hiệu quả nhờ tái cấu trúc “Giảm lượng – Tăng chất”, Thế Giới Di Động tự tin sẽ thích ứng linh hoạt với các biến động thị trường. Doanh nghiệp bán lẻ này đạt mục tiêu doanh thu thuần 150.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng trong năm 2025, lần lượt tăng 12% và 30%.

Một công ty chứng khoán bị đình chỉ hoạt động mua chứng khoán trên sàn từ ngày 17/2

Lý do đình chỉ do công ty bị Ủy bán chứng khoán Nhà nước đặt vào diện kiểm soát

Mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đã ban hành Quyết định số 11/QĐ-SGDVN đình chỉ hoạt động mua chứng khoán trên thị trường chứng khoán niêm yết và thị trường đăng ký giao dịch đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán BOS tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Lý do đình chỉ do Chứng khoán BOS bị Ủy bán chứng khoán Nhà nước đặt vào diện kiểm soát. Thời gian đình chỉ từ ngày 17/2/2025 đến khi công ty chứng khoán này được đưa ra khỏi diện kiểm soát.

Đáng nói, đây là lần 2 công ty chứng khoán này nhận quyết định đình chỉ hoạt động mua chứng khoán. Hồi tháng 8/2023, Chứng khoán BOS nhận quyết định tương tự từ VNX với lý do công ty vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin của thành viên và chưa khắc phục được tình trạng vi phạm.

Chứng khoán BOS là công ty thuộc hệ sinh thái FLC và là nơi xảy ra vụ thao túng chứng khoán rúng động đối với “họ” cổ phiếu FLC. Tình hình kinh doanh của công ty đi xuống sau khi vụ việc bị phanh phui. Tháng 5/2024, UBCKNN đã thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh và giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán chứng khoán phái sinh của Chứng khoán BOS. Tới tháng 10/2024, công ty bị UBCKNN đặt vào tình trạng kiểm soát do không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.

Reuters: Việt Nam đang lên phương án ‘mở đường’ cho tỷ phú Elon Musk đầu tư một lĩnh vực đặc biệt

image

Space X của tỷ phú Elon Musk đang có dự định đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam.

Theo thông tin từ Reuters, Việt Nam đang lên kế hoạch và tạo cơ chế cho Starlink của Elon Musk cung cấp dịch vụ internet vệ tinh trong nước. Hiện Việt Nam mới cho phép các doanh nghiệp trong nước cung cấp mạng.

Một quan chức Chính phủ cho biết sự thay đổi này mở đường cho Starlink ra mắt tại Việt Nam và theo sau các cuộc đàm phán kéo dài với công ty mẹ SpaceX.

Tất cả những người được hỏi đều từ chối bình luận về vấn đề này. Những nỗ lực của SpaceX thâm nhập vào Việt Nam - thị trường gần 100 triệu dân - đang bị đình trệ kể từ cuối năm 2023 khi không thể đáp ứng yêu cầu kiểm soát một phần vốn của các nhà cung cấp dịch vụ internet vệ tinh tại Việt Nam.

Tuy nhiên, dự thảo quy định mới này dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua trong phiên họp bất thường vào ngày 19/2. Nếu được thông qua, các doanh nghiệp cung cấp internet qua vệ tinh quỹ đạo thấp sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam với 100% vốn nước ngoài, trong khuôn khổ chương trình thí điểm kéo dài đến cuối năm 2030

Space X hiện đã lên kế hoạch đầu tư vào Việt Nam với tổng giá trị khoảng 1,5 tỷ USD.

Theo một người am hiểu các cuộc thảo luận, nếu nhiều công ty và cá nhân Việt Nam đăng ký mạng Starlink thì điều đó có thể giúp cắt giảm lượng thặng dư lớn về hàng hóa và dịch vụ mà nước này có với Mỹ. Theo dữ liệu của Mỹ, thặng dư của Việt Nam năm ngoái đạt mức cao kỷ lục 123,5 tỷ USD, lớn thứ tư trong số các đối tác của Mỹ.

Phát hiện vĩ đại của DOGE: Người Mĩ sống thọ KINH HOÀNG, hiện có 20 triệu người Mỹ từ 100 tuổi đến 369 tuổi vẫn đang hưởng An sinh xã hội

Ngày thứ ba 11/2 tỷ phú Elon Musk viết trên X (Twitter): “một đánh giá sơ qua hồ sơ An sinh xã hội”(ASXH) của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chương trình ASXH đang trả trợ cấp cho những người 150 tuổi.”

Theo truyền thống của nước Mỹ, lập tức có ngay nhiều người thực hiện Fact Check (kiểm chứng thực tế), sau khi Fact Check họ đã đưa ra lý do những người 150 tuổi nhận ASXH như sau:

“Theo một tiêu chuẩn quốc tế được gọi là ISO 8601, một giá trị còn thiếu cho một ngày được mã hóa là ngày 20/5/1875, vì đó là ngày của một hội nghị thiết lập tiêu chuẩn quốc tế được tổ chức tại Paris, được gọi là “Convention du Mètre”. Vì lý do đó, theo một số hệ thống mã hóa, những ngày sinh bị thiếu (không có), hệ thống sẽ mặc định tự động gán cho năm sinh là 1875, lẽ tất nhiên năm 2025 này họ tròn là 150 tuổi”.

Dựa trên Fact Check này, có rất nhiều người yêu nước Mỹ, trong đó có nhiều tri thức, tiến sĩ có, giáo sư có, đã nói rằng “Mấy cậu nhân viên DOGE mới có hơn 20 tuổi, quá trẻ nên không biết rằng thời 1950-1960, các hệ thống ASXH được lập trình trên ngôn ngữ COBOL, mà trên COBOL và theo ISO 8601, tất cả những người không có năm sinh được gán năm sinh là 1875, và đến năm 2025 thì chẵn 150 tuổi”.

Rất nhiều người tưởng rằng Fact Check đã cho Musk và 6 nhân viên trẻ người, non dại một bài học về sự nông nổi.

Thế nhưng Musk không phải tay mơ. Lập tức Musk tung tiếp số liệu có trên 20 triệu người Mỹ từ 100 tuổi đến 369 tuổi vẫn đang hưởng ASXH, được chia chi tiết ra các khoảng tuổi 100-109 tuổi, 110-119 tuổi, 120-129 tuổi, 130-139 tuổi, 140 – 149 tuổi, 150-159 tuổi, …, 240-249 tuổi, 360-369 tuổi.

Với số liệu này thì rõ ràng lập luận Fact Check “ISO 8601, COBOL, auto gán năm sinh là 1875” không còn thuyết phục nữa, vì hơn 20 triệu người trên 100 tuổi đang hưởng ASXH này đâu phải tất cả sinh năm 1875, mà nó được trải đều ra các năm từ 1766 đến 1925.

Vậy là các tổ chức, cá nhân chuyên nghề Fact Check lại phải tiếp tục Fact Check một lần nữa.

Chúng ta lại chờ diễn biến tiếp theo giữa Fact Check và Musk – DOGE. Trong lúc chờ chúng ta cần luyện tư duy logic, kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội, IT - phần mềm để tiếp nhận thông tin của cả Fact Check, Musk và DOGE

Chân dung Tân Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng

Chiều 18.2, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ TT&TT được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ này được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ KH&CN (cũ) và Bộ TT&TT.

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 18.2, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Nghị quyết về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Chiều cùng ngày, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong số 4 Bộ trưởng nhiệm kỳ 2021 - 2026 được phê chuẩn bổ nhiệm có Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Theo đó, Bộ KH&CN được thành lập trên cơ sở hợp nhất Bộ KH&CN (cũ) và Bộ TT&TT, cơ bản kế thừa chức năng, nhiệm vụ đang giao cho 2 bộ này; chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý về báo chí, xuất bản từ Bộ TT&TT sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tóm tắt quá trình công tác:

7.1979 - 7.1986: Chiến sỹ, sau là Học viên Trường Thông tin U-li-a-nốp (Liên Xô cũ).

8.1986 - 4.1997: Trung úy, Thượng úy, Đại úy rồi Thiếu tá. Trợ lý kỹ thuật Viện Kỹ thuật thông tin, rồi Công ty Điện tử thiết bị thông tin, Binh chủng Thông tin liên lạc.

5.1997 - 3.2005: Thiếu tá, Trung tá, rồi Thượng tá, Phó phòng, rồi Trưởng phòng Đầu tư, sau đó làm Phó Giám đốc Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Binh chủng Thông tin liên lạc; Đảng ủy viên Công ty từ tháng 5.1998.

4.2005 - 1.2014: Thượng tá, Đại tá, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, sau là Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Bộ Quốc phòng; được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 2012.

2.2014 - 5.2018: Thiếu tướng, Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tham gia Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020.

6.2018 - 7.2018: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên quân ủy Trung ương, Thiếu tướng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Từ 8.2018 đến nay: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Quyền Bộ trưởng, rồi Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, kiêm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

24.1.2025: Bộ Chính trị chỉ định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

18.2.2025: Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Hùng làm Bộ trưởng Bộ KH&CN.

Nóng: Viettel Post (VTP) sẽ sử dụng Xanh SM cho dịch vụ giao hàng chặng cuối

Thu Huyền • 19/02/2025 - 08:57

Theo thỏa thuận, Viettel sẽ ưu tiên sử dụng phương tiện vận tải xanh của VinFast trong các hoạt động chuyển phát, dịch vụ taxi điện Xanh SM cho dịch vụ giao hàng chặng cuối của Viettel Post

Ngày 18/2/2025, Tập đoàn Vingroup (VIC) và Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) ký kết biên bản ghi nhớ (MOU) cùng thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Việc 2 tập đoàn hàng đầu Việt Nam hợp tác xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, vì mục tiêu phát triển bền vững quốc gia sẽ góp phần nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt trên trường quốc tế.


Lễ ký kết giữa Vingroup và Viettel (Ảnh: Báo Xây dựng)

Theo thỏa thuận, Vingroup và Viettel sẽ phối hợp chặt chẽ để phát huy lợi thế từ hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ mỗi bên, đồng thời kết hợp các ưu điểm vượt trội để cùng phát triển, tạo ra các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi xanh - chuyển đổi số tại Việt Nam. Hai bên cũng nhất trí đồng hành trong việc đưa các sản phẩm hợp tác ra thị trường quốc tế, góp phần nâng tầm thương hiệu Việt trên toàn cầu.

Trong lĩnh vực logistics, hai bên phối hợp nghiên cứu khả năng tích hợp các phương án tối ưu hóa quá trình vận chuyển và giao nhận, ưu tiên sử dụng phương tiện vận tải xanh của VinFast trong các hoạt động chuyển phát, dịch vụ taxi điện Xanh SM cho dịch vụ giao hàng chặng cuối của Viettel Post.

Mục tiêu của Viettel Post là trở thành thương hiệu logistics hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2030, đồng thời ứng dụng các giải pháp logistics xanh để bảo vệ môi trường và góp phần vào các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia.

Để làm được điều này, tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Viettel Post đã công bố sẽ tận dụng mảng kinh doanh hiện tại và đầu tư vào lĩnh vực logistics để tích hợp sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối, giúp hoàn thiện mạng lưới logistics toàn quốc, từ đó giảm chi phí logistics trên toàn quốc.

Như vậy, có thể thấy công ty đang đầu tư vào 3 mảng chính: (1) Logistics B2B cho các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ (đã bắt đầu từ năm 2023 với các khách hàng chính như Bibomart, Guardian…), (2) giao hàng B2C cho thương mại điện tử xuyên biên giới và (3) dịch vụ logistics B2B biên giới thông minh.

Theo báo cáo mới nhất của Chứng khoán SHS, Viettel Post đã tăng cường năng lực xử lý lên 4 triệu đơn hàng/ngày, chiếm khoảng 50% tổng dung lượng ngành thương mại điện tử tại Việt Nam. Thành công này đến từ việc bổ sung cơ sở phân loại Quang Minh vào cuối năm 2023, giúp rút ngắn thời gian giao hàng thêm 8-10 giờ so với trước đây. Với những cải thiện đáng kể về công suất và chất lượng dịch vụ, SHS kỳ vọng VTP sẽ gia tăng thị phần và cải thiện lợi nhuận trong thời gian tới.


SHS dự báo kết quả kinh doanh của Viettel Post giai đoạn 2025-2030

SHS dự báo doanh thu của Viettel Post giai đoạn 2025-2030 sẽ tăng trưởng bình quân 20%/năm, với EBITDA ước đạt trung bình 1.800 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận sau thuế được kỳ vọng tăng trưởng 32%/năm, nhờ vào việc mở rộng thị phần trong mảng chuyển phát và bắt đầu có nguồn thu từ hoạt động logistics. Những đầu tư vào cơ sở hạ tầng và giải pháp công nghệ của VTP cũng được kỳ vọng sẽ giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh.