Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Ông Trump tuyên bố sẽ triển khai áp thuế với Canada và Mexico sau 1 tháng trì hoãn

Trong một tuyên bố vào ngày 24/02, Tổng thống Donald Trump đã xác nhận rằng các mức thuế quan toàn diện đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico sẽ chính thức có hiệu lực khi thời gian hoãn một tháng kết thúc vào tuần tới.

“Các mức thuế quan sẽ được áp dụng đúng thời hạn”, Trump khẳng định dứt khoát khi được hỏi về tương lai của các khoản thuế đã bị hoãn đối với hai đối tác thương mại quan trọng của Mỹ.

Với giọng điệu cứng rắn quen thuộc, Tổng thống không ngần ngại tuyên bố rằng nước Mỹ đã “bị lợi dụng” bởi các quốc gia nước ngoài về “gần như mọi thứ”. Ông tiếp tục nhấn mạnh cam kết của mình đối với chiến lược thuế quan đối ứng.

"Vì vậy, các mức thuế quan sẽ được thực thi và chúng ta sẽ lấy lại được nhiều lợi thế”, Trump nói.

Ông Trump tuyên bố sẽ triển khai áp thuế với Canada và Mexico sau 1 tháng trì hoãn

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Căng thẳng thương mại hiện tại khởi nguồn từ ngày 01/02, khi Trump ký các sắc lệnh hành pháp áp đặt thuế 25% đối với hàng hóa từ Mexico và Canada, riêng với mặt hàng năng lượng của Canada sẽ chịu thuế 10%. Cơ sở cho các biện pháp trừng phạt kinh tế này liên quan đến cáo buộc về việc hai quốc gia láng giềng đã không kiểm soát tội phạm và buôn bán ma túy tại khu vực biên giới chung với Mỹ.

Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau đó, Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn các khoản thuế mới. Quyết định này được đưa ra sau khi Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đưa ra những cam kết tăng cường nỗ lực kiểm soát biên giới. Thông báo được đăng tải trên nền tảng Truth Social vào ngày 03/02, trong đó Trump cho biết thuế quan đối với hàng hóa Canada và Mexico sẽ bị tạm dừng trong 30 ngày.

Trong thời gian hoãn này, Trump cho biết chính quyền của ông sẽ tham gia đàm phán với Mexico và theo đuổi một “thỏa thuận Kinh tế cuối cùng với Canada”. Tuy nhiên, với tuyên bố mới nhất của ông, dường như các cuộc đàm phán chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Trong bối cảnh rộng hơn, động thái này phản ánh cách tiếp cận táo bạo của Trump ngay từ tháng đầu tiên trở lại Nhà Trắng. Ông đã nhanh chóng áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và công bố kế hoạch áp đặt thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ. Trung Quốc cũng lập tức áp đặt thuế quan trả đũa nhắm vào hàng nhập khẩu của Mỹ, qua đó làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại có thể nhanh chóng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Một kịch bản tương tự đang hiện hữu với Mexico và Canada - hai quốc gia vốn là đồng minh thân cận nhất và đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Trước khi Trump tạm hoãn thuế quan, cả Trudeau và Sheinbaum đều đã công bố kế hoạch áp đặt các biện pháp trả đũa đối với hàng nhập khẩu của Mỹ.

Công an Đồng Nai triệt phá đường dây rửa tiền hơn 2.000 tỷ đồng

Bản tin 113Thứ Hai, 24/02/2025 17:25:38 +07:00Google News

(VTC News) -

Theo Cơ quan CSĐT Công an Đồng Nai, từ tháng 7/2024 đến nay, nhóm của K. (nghi phạm cầm đầu) đã rửa tiền cho nhóm người ở nước ngoài trên 2.000 tỷ đồng.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tạm giữ nhóm người có liên quan đường dây rửa tiền cho các đối tượng người nước ngoài hơn 2.000 tỷ đồng, cùng nhiều tang vật liên quan.

Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện nhóm người ngụ tại thành phố Biên Hòa, thực hiện hành vi chuyển tiền cho đường dây đánh bạc và lừa đảo trên không gian mạng hoạt động xuyên quốc gia có trụ sở đặt tại Campuchia.

Cơ quan điều tra đang làm việc với nghi phạm K. (Ảnh: Công an cung cấp)

Theo Cơ quan CSĐT, nhóm người này mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng che dấu nguồn gốc và rửa tiền tại Việt Nam, trải dài ở các địa bàn TP.HCM, Hà Nội, Đà Năng với số tiền giao dịch trên 2.000 tỷ đồng.

Ngày 12/2, Công an tỉnh đồng Nai phối hợp Công an TP Hà Nội, Đà Nẵng bắt 18 người có liên quan.

Tổ chức khám xét nơi ở và nơi làm việc của nhóm người này, lực lượng chức năng thu giữ 8 máy tính, 9 đầu CPU, 87 điện thoại các loại, các thiết bị phát sóng wifi.

Khám xét chỗ ở của K. (công an chưa công bố tên) thu giữ 2 bộ máy tính, 2 CPU, 13 điện thoại di động, 26 dấu mộc, 100 thẻ sim đã sử dụng, 80 sim điện thoại chưa sử dụng, hơn 300 triệu đồng tiền mặt, hàng chục Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do K. cùng đồng bọn đăng ký để mở tài khoản doanh nghiệp mang bán.

Nhóm người liên quan đường dây rửa tiền của K. (Ảnh: Công an cung cấp)

Tại cơ quan điều tra, K. khai nhận móc nối cách thức rửa tiền và lợi nhuận được ăn chia khi với một số người ở Campuchia. Tính từ tháng 7/2024 đến nay, nhóm của K. đã chuyển và nhận tiền cho nhóm người nước ngoài trên 2.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, K. còn chỉ đạo đồng bọn là T, V. đăng ký, thành lập trên 30 Công ty “ma”, đăng ký hơn 150 tài khoản ngân hàng doanh nghiệp để sử dụng vào hoạt động rửa tiền, thu lợi trung bình 10 triệu đồng/tháng từ việc cho thuê tài khoản doanh nghiệp.​

Mở rộng điều tra, Ban Chuyên án tiếp tục bắt giữ 3 người ở TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và tỉnh Hưng Yên, thu giữ 8 sim điện thoại đăng ký tài khoản ngân hàng, 1 khẩu súng màu đen hiệu RG88 và 27 viên đạn, cùng nhiều tài liệu, đồ vật có liên quan.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục mở rộng điều tra.

Chiêu lừa ‘tặng Pi’ để lấy mã khóa ví rộ trở lại

Một số người chơi Pi phản ánh bị đánh cắp khóa ví sau khi tham gia “chương trình tặng Pi” hay “mua bán Pi giá cao” trên mạng xã hội.

“Sau khi nhập khóa ví 24 ký tự, gần 2.000 Pi khai thác trong ví của tôi đã mất sạch”, ông Hoàng Hải, 60 tuổi, tham gia Pi Network từ năm 2020, nói.

Ông Hải cho biết mình chưa biết cách giao dịch Pi, nhưng lưu cụm mã khóa ví để “kiểm tra Pi mỗi khi cần” sau khi được con trai hướng dẫn. Tuần trước, ông thấy trên mạng xã hội có quảng cáo tặng Pi. Khi nhấn vào liên kết, ông làm theo hướng dẫn nhập mã khóa ví, khiến toàn bộ số Pi biến mất sau đó.

Bà Trương Hoa, 56 tuổi, lại suýt mắc bẫy mua bán Pi giá cao. Thấy trên mạng xã hội có người muốn mua Pi với giá 100 USD thay vì 2 USD mỗi đồng trên một số sàn giao dịch, bà liên hệ để bán một nửa số Pi đang có.

“Qua tin nhắn, họ gửi tôi một liên kết và hướng dẫn các bước để chuyển Pi, thậm chí đề nghị gọi video trực tiếp. Nghi ngờ lừa đảo, tôi không làm theo”, bà Hoa kể.

Một quảng cáo tặng Pi trên mạng xã hội. Ảnh: Duy Phong

Một quảng cáo tặng Pi trên mạng xã hội. Ảnh: Duy Phong

Theo Duy Anh, quản trị viên nhóm Facebook về Pi Network với 160.000 thành viên, tình trạng lừa đảo để đánh cắp ví tiền Pi đã xuất hiện từ khi dự án còn trong quá trình “mainnet kín”, tức người chơi chỉ có thể giao dịch nội bộ với nhau.

“Nhưng khi Pi mở mạng ngày 20/2 và có thể giao dịch ra bên ngoài, tần suất lừa đảo đang tăng mạnh. Mỗi ngày, hàng chục nội dung liên quan được chia sẻ lên nhóm, tôi chỉ duyệt các trường hợp điển hình”, người này cho biết.

Theo quản trị viên này, trước đây, cách thức chung là kẻ lừa đảo đăng bài nói cần mua Pi với giá rất cao, sau đó đặt cọc số tiền nhỏ làm tin, dụ người bán chuyển hết Pi cho chúng. “Nhưng gần đây, chúng ‘đầu tư’ hơn, chạy cả quảng cáo tặng Pi trên mạng xã hội như X, Facebook hay Google Ads nhằm tăng khả năng tiếp cận con mồi”, Duy Anh nhận xét. “Để tạo cảm giác thuyết phục, chúng chạy tương tác ảo, như thể đã có nhiều người được tặng Pi”.

Theo anh, kẻ lừa đảo thường nhắm đến người lớn tuổi, ít am hiểu về công nghệ và tiền số, cũng như đánh vào lòng tham của những ai muốn được tặng tiền số miễn phí.

Theo ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng Athena, hình thức phổ biến để đánh cắp tài khoản online nói chung và ví tiền số nói riêng là gửi file hoặc đường link chứa phần mềm độc hại, hoặc tạo website với giao diện giống hệt trang chính thức, từ đó dụ nạn nhân nhập thông tin quan trọng. Nếu làm theo hướng dẫn, họ có thể “tự tay” cài mã độc, “dâng” tài khoản cho hacker.

“Khi xâm nhập thiết bị, mã độc sẽ tiến hành các bước để chiếm tài khoản và rút sạch tiền mà người dùng không thể làm gì”, ông Thắng cho hay. “Cách tốt nhất để bảo vệ là không nghe theo chỉ dẫn từ người lạ, nghi ngờ tất cả liên kết lạ, hạn chế bấm vào link không rõ nguồn gốc”.

Pi Network ra đời từ năm 2019, được quảng cáo giúp người tham gia sở hữu tiền ảo Pi miễn phí bằng cách vào ứng dụng trên điện thoại “bấm tia sét” để điểm danh mỗi ngày. Việt Nam là một trong những thị trường có nhiều người tham gia “đào Pi”. Dự án gây tranh cãi khi gần sáu năm mới “mở mạng”, tức cho phép người dùng di chuyển Pi sang các nền tảng các để trao đổi, giao dịch từ 20/2.

OKX đạt thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ, chấp nhận nộp phạt 505 triệu USD

OKX đạt thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ, chấp nhận nộp phạt 505 triệu USD

Dù không có cáo buộc đối với nhân viên hay thiệt hại cho khách hàng, OKX vẫn chủ động hợp tác để dàn xếp với chính quyền Mỹ.

Nguyên nhân dẫn đến cuộc điều tra của DOJ

Sàn giao dịch tiền mã hóa OKX thông báo đã đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ), sau cuộc điều tra liên quan đến hoạt động của công ty tại thị trường Mỹ. Theo đó, OKX sẽ nộp phạt 84 triệu USDtừ bỏ khoản phí giao dịch đã thu từ khách hàng Hoa Kỳ, với tổng số tiền lên tới 421 triệu USD, chủ yếu đến từ khối khách hàng tổ chức.

Aux Cayes FinTech Co. Ltd., công ty con của OKX, đã bị điều tra do hoạt động tại Mỹ mà không có giấy phép hợp lệ. DOJ cáo buộc OKX đã vận hành một doanh nghiệp chuyển tiền trái phép, cho khách hàng Mỹ giao dịch trên nền tảng toàn cầu của mình, dù chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý tại quốc gia này.

Dù OKX đã có chính sách cấm người Mỹ giao dịch từ năm 2017, DOJ phát hiện sàn vẫn chủ động thu hút khách hàng tại đây. Ban đầu, OKX yêu cầu người dùng cung cấp thông tin xác minh danh tính (KYC) để giao dịch, nhưng DOJ cho biết nhân viên công ty đã hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sai lệch. Một ví dụ mà DOJ trích dẫn là nhân viên OKX đã khuyên khách hàng Mỹ: “Tôi biết bạn ở Mỹ, nhưng bạn có thể nhập một quốc gia ngẫu nhiên, như UAE, và điền số ID giả là được.”

Ngoài ra, OKX còn quảng cáo tại Mỹ, tài trợ Liên hoan phim Tribeca và cho phép người dùng quảng bá sàn giao dịch. Ít nhất một khách hàng đã đăng video hướng dẫn cách đăng ký OKX bằng VPN để che giấu vị trí thực tế.

Ông James E. Dennehy, Giám đốc phụ trách Văn phòng FBI tại New York, cáo buộc OKX đã “công khai” vi phạm luật pháp Mỹ và gợi ý người dùng cung cấp thông tin sai lệch để né tránh các thủ tục cần thiết. Ông nhấn mạnh do không tuân thủ quy định, nền tảng này đã bỏ sót nhiều giao dịch bất hợp pháp, góp phần tiếp tay cho các hoạt động tội phạm khác.

Tuy nhiên, DOJ không đưa ra bất kỳ cáo buộc nào đối với nhân viên của OKX, đồng thời cũng không khẳng định công ty đã gây thiệt hại cho khách hàng. Dù vậy, để giải quyết vụ việc, OKX đã chủ động hợp tác với cơ quan điều tra và chấp nhận nộp phạt cũng như từ bỏ số tiền thu được từ khách hàng Mỹ trong thời gian qua.

Nội dung thỏa thuận giữa OKX và DOJ

Theo thỏa thuận với Bộ Tư pháp Mỹ, OKX đồng ý:

OKX cho biết thỏa thuận này là một phần trong chiến lược dài hạn của công ty nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định toàn cầu, cũng như củng cố niềm tin của khách hàng vào nền tảng của mình.

OKX cam kết tuân thủ

Trong tuyên bố mới nhất, OKX nhấn mạnh họ đang nỗ lực cải thiện tính tuân thủ, minh bạch và bảo mật cho người dùng, đồng thời hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiếu sót trong quá khứ.

Công ty cam kết:

Theo OKX, việc giải quyết vấn đề này không chỉ giúp họ tuân thủ luật pháp Mỹ mà còn tạo tiền đề cho công ty tiếp tục mở rộng hoạt động, đồng thời thúc đẩy toàn cầu công nhận crypto.

Thỏa thuận của OKX với DOJ diễn ra trong bối cảnh môi trường pháp lý tại Mỹ đang cởi mở hơn đối với ngành crypto. Trong thời gian gần đây, Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã chính thức kết thúc các cuộc điều tra đối với Robinhood và OpenSea.

Sàn giao dịch Coinbase cũng thông báo rằng SEC đã đồng ý hủy bỏ vụ kiện chống lại công ty, một tín hiệu cho thấy áp lực pháp lý đối với các nền tảng crypto đang giảm dần.

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh được bổ nhiệm làm Phó thống đốc

Ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vừa được bổ nhiệm Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước từ ngày 1/3/2025. Ông Cảnh từng giữ chức Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối từ năm 2014 đến năm 2020.

Thủ tướng Chính phủ vừa bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp - giữ vị trí Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước kể từ ngày 1/3/2025, thời hạn 5 năm.

Ông Cảnh sinh năm 1972, tốt nghiệp Đại học và Thạc sỹ kinh tế Trường Đại học Birmingham, Vương quốc Anh.

Ông Cảnh hiện là Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Trước đó, ông từng có 11 năm giữ chức Vụ trưởng Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (Bộ Tài chính).

Năm 2012, ông Cảnh bắt đầu chuyển sang công tác tại Ngân hàng Nhà nước với chức vụ Trợ lý Thống đốc. Từ năm 2014 đến năm 2020, ông giữ chức Vụ trưởng Quản lý ngoại hối, sau đó được điều động giữ chức vụ Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vào năm 2020.

Như vậy, ban lãnh đạo đương nhiệm của Ngân hàng Nhà nước hiện có Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và các Phó thống đốc Đào Minh Tú, Đoàn Thái Sơn, Phạm Tiến Dũng, Phạm Thanh Hà, Phạm Quang Dũng và Nguyễn Ngọc Cảnh.

Cơ cấu mới của Ngân hàng Nhà nước gồm 18 tổ chức hành chính và 2 đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng Nhà nước là: Trình Chính phủ Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hằng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công.

Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và ngoài nước thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; thực hiện công tác phân tích và dự báo về tiền tệ và ngân hàng; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng; cấp, cấp lại, thay đổi nội dung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng (giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng) cho các tổ chức; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đối với chương trình, dự án tài chính vi mô; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm: mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; chấp thuận những thay đổi khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.

Thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền…

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương

25/02/2025

Chiều 24/2, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2025 ở mức 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Dự buổi làm việc có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng; Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Chính sách, chiến lược Trung ương; Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo một số các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương; các chuyên gia, nhà kinh tế tại các viện nghiên cứu.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận của các nhà khoa học, nhà kinh tế và đại diện của các bộ, ngành, phát biểu kết luận Hội nghị, Tổng Bí thư Tô Lâm cơ bản nhất trí với 10 giải pháp chiến lược mà Ban Chính sách, chiến lược Trung ương nêu; đánh giá cao ý kiến góp ý thẳng thắn, tâm huyết, hữu ích của các chuyên gia kinh tế, đại diện các bộ, ngành, giúp Đảng, Chính phủ đưa ra những quyết sách để đạt mục tiêu phát triển bền vững với mức 8% cho năm 2025 và hai con số cho những năm tiếp theo.

Tổng Bí thư gợi mở một số nội dung cụ thể để Ban Chính sách, chiến lược Trung ương và các bộ, ngành, các chuyên gia kinh tế tiếp tục nghiên cứu; trong đó nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế cả từ phía cung và phía cầu, đẩy mạnh tháo gỡ rào cản, nút thắt, “điểm nghẽn” để kinh tế phát triển, đặc biệt quan tâm kinh tế tư nhân.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, để kinh tế - xã hội phát triển, điều quan nhất là làm sao huy động được mọi người dân tham gia lao động tạo ra của cải vật chất. Người người, nhà nhà đều hăng say làm việc, mọi thành phần kinh tế đều tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội thì tất yếu tăng trưởng kinh tế sẽ vượt lên. Do đó, chính sách, cơ chế thế nào để mọi thành phần kinh tế đều hưởng ứng tham gia là điều đặc biệt quan trọng.

Thúc đẩy cải cách từ phía cung, Tổng Bí thư cho rằng, cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, yêu cầu đưa môi trường đầu tư kinh doanh phấn đấu giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; ít nhất 30% chi phí kinh doanh, đặc biệt là hải quan, chi phí tuân thủ quy định, chi phí không chính thức, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; phấn đấu trong vòng 2 - 3 năm môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong Top 3 của ASEAN.

Tổng Bí thư gợi mở cần mạnh dạn áp dụng khung pháp lý chuyên biệt. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam còn nhiều điểm chưa theo kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế số, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế, đặc biệt là công nghệ tài chính, trí tuệ nhân tạo (AI), kinh tế nền tảng, thương mại điện tử và đặc khu kinh tế; đề xuất khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát đối với các ngành công nghệ mới; đề xuất khung pháp lý riêng cho đặc khu kinh tế và công nghệ: cơ chế thuế đặc biệt ưu đãi; cơ chế đặc thù trong giải quyết các tranh chấp thương mại trong đặc khu.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Chính sách đất đai và bất động sản cần tăng tốc giao dịch bất động sản, thu hút vốn vào thị trường. Thúc đẩy đô thị trở thành động lực tăng trưởng của quốc gia với các giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng chất lượng cao và đồng bộ cho đô thị; xây dựng hệ thống bản đồ số quốc gia về quy hoạch và giá đất; thành lập “Quỹ nhà ở quốc gia” để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Áp dụng chính sách tài chính mở cho các mô hình trung tâm tài chính quốc tế; tạo mô hình “Cảng miễn thuế” để đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics lớn; áp dụng “Cổng một cửa đầu tư quốc gia” nhằm hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng vào Việt Nam; thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo; xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh…

Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần thực hiện chính sách thu hút nhân tài và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích trong công việc và có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất. Cụ thể hóa hơn nữa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó có cơ chế phân cấp, phân quyền. Tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Bên cạnh đó, cần chú ý chính sách ứng phó với già hóa dân số.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về phía cầu, Tổng Bí thư lưu ý, gia tăng đầu tư: Tăng đầu tư của Chính phủ cho hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược và nền tảng của quốc gia, cả về phương diện số lượng, chất lượng và tính đồng bộ; thúc đẩy đầu tư tư nhân thông qua việc kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, an toàn, chi phí thấp, dễ tiếp cận vốn tín dụng. Thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chỉ khi thúc đẩy được tiêu dùng nội địa mới giúp tăng trưởng GDP bền vững; gia tăng xuất khẩu ròng. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản chế biến, vốn có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và do vậy đóng góp đắc lực cho tăng GDP, Tổng Bí thư cho rằng cần: Phát triển kinh tế nông nghiệp thay vì sản xuất nông nghiệp thuần túy; công nghiệp hóa nông nghiệp; điều chỉnh chính sách hạn điền để tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất; khuyến khích thí điểm các hình thức hợp tác mới trong nông nghiệp.

Về một số biện pháp cụ thể thúc đẩy tăng trưởng từ phía cầu, Tổng Bí thư chỉ rõ, cần thực hiện chính sách tài khóa mở rộng; chính sách tiền tệ linh hoạt, nới lỏng tiền tệ một cách thận trọng…

Liên quan đến quản lý đồng tiền kỹ thuật số, Tổng Bí thư nhấn mạnh, không để chậm chân, không để mất cơ hội, không tạo khoảng cách hoặc khu biệt với các hình thái tài chính mới cũng như những phương thức giao dịch hiện đại.

Tổng Giám đốc ACBS: 99,99% chứng khoán Việt Nam sẽ được nâng hạng trong năm nay

image

Theo quan sát của chuyên gia, đa phần các thị trường khu vực ghi nhận mức tăng điểm rất tốt trước giai đoạn nâng hạng chính thức từ 6 tháng đến 1 năm.

Bộ Tài chính cho biết để đạt được mục tiêu chung của nền kinh tế, nhiệm vụ của ngành Chứng khoán, UBCKNN và TTCK Việt Nam là rất lớn trong năm 2025.

Trong thời gian tới, đòi hỏi không chỉ sự quyết liệt và hiệu quả trong chỉ đạo, lãnh đạo, quản lý điều hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN mà còn cần có sự hợp tác, hỗ trợ từ các cơ quan đối tác trong khu vực và quốc tế, các tổ chức quốc tế và sự đồng lòng chung sức của các thành viên thị trường để huy động được nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước.

Trao đổi trong Talk show Phố Tài Chính (The Finance Street Talk Show) trên VTV8 , ông Nguyễn Đức Hoàn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho biết, hiện các thành viên trên thị trường cũng đã và đang nỗ lực cùng cơ quan quản lý thực hiện các giải pháp đồng bộ qua đó giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán ngày càng phát huy vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

BTV Mùi Khánh Ly: Năm 2025 thị trường chứng khoán được kỳ vọng lớn, đột phá cả về quy mô lẫn chất lượng. Theo ông đâu là những yếu tố có thể tạo ra những sự đột phá như kỳ vọng?

Ông Nguyễn Đức Hoàn: Ngay từ đầu năm, kế hoạch tăng trưởng GDP năm 2025 đã được Chính phủ đặt ra rất tham vọng ở mức trên 8,0%, với mục tiêu sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các lĩnh vực, như chế biến chế tạo (9,7%), dịch vụ (8,1%), bán lẻ (12%) và xuất nhập khẩu (> 12%).

Bên cạnh đó, các kế hoạch đầu tư công tăng gần 30% so với thực tế thực hiện năm 2024. Những yếu tố này, chúng tôi đánh giá rằng sẽ hỗ trợ cho việc hoàn thành kế hoạch mục tiêu GDP của năm 2025.

Còn đối với thị trường chứng khoán, hiện định giá của thị trường đang ở mức P/E 12,5 lần, đây là mức định giá hấp dẫn và phù hợp để đầu tư lâu dài. Đặc biệt đối với nhóm ngành ngân hàng, là nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn nhất thị trường đang ở vùng định giá chỉ là 9,5 lần, là mức hấp dẫn trong 10 năm trở lại đây.

Ngoài ra, triển vọng nâng hạng lên thị trường mới nổi FTSE trong năm 2025, dự kiến vào tháng 9/2025 cũng là một sự kiện trọng yếu giúp thu hút dòng tiền của khối ngoại khoảng 300 triệu đến 400 triệu USD dòng vốn ETF và các dòng vốn chủ động khác, tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, cộng với nền tảng kinh tế vĩ mô tích cực như trên, từ đó sẽ giúp VN-Index bứt phá tăng điểm.

Để thị trường tăng trưởng bền vững thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là một yếu tố hết sức quan trọng, liệu năm 2025 này, triển vọng kết kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ tích cực hơn năm 2024?

Ông Nguyễn Đức Hoàn: Theo tổng hợp và đánh giá từ đội ngũ ACBS, lợi nhuận trung bình của toàn bộ các doanh nghiệp niêm yết trên sàn tăng trưởng 22,3% so với năm 2023. Đà tăng được duy trì ổn định qua các quý trong năm 2024.

Trong năm 2025, chúng tôi kỳ vọng rằng tổng LNST của các doanh nghiệp niêm yết sẽ đạt mức 15-16%, trong đó ngành ngân hàng sẽ đạt khoảng 14,9% măc dù tăng trưởng tín dụng vẫn tích cực nhưng NIM sẽ thu hẹp để duy trì đà tăng trưởng. Đồng thời, ACBS dự báo các cổ phiếu xây dựng hạ tầng, vật liệu xây dựng, cảng biển, bất động sản dân dụng sẽ có mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng hơn.

Một yếu tố đang được các nhà đầu tư quan tâm và cơ quan quản lý đang đặt quyết tâm sẽ nâng hạng trong năm 2025, cho đến thời điểm hiện tại FTSE cũng đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam. Theo ông, triển vọng này sẽ có thể hiện thực hóa được trong năm nay hay không?

Ông Nguyễn Đức Hoàn: Đến nay đã 7 năm kể từ khi Việt Nam được vào danh sách “watch list” thị trường chứng khoán mới nổi của FTSE. Tuy nhiên, phải tới cuối năm 2024, khi Bộ Tài chính ban hành xong Thông tư 68 tháo gỡ khó cho điều kiện Non-prefunding đối với NĐT là tổ chức nước ngoài, thì mới thực sự hoàn thiện các nền tảng cho việc nâng hạng.

Bước cuối cùng là ghi nhận ý kiến của các nhà đầu tư sau một thời gian sử dụng cơ chế Non-prefunding chính thức có hiệu lực từ 2/11/2024. Vì vậy, sự kiện nâng hạng có thể coi là một sự kiện chắc chắn tới 99,99% trong năm 2025 , vấn đề còn lại chỉ là thời điểm. Trong năm 2025, FTSE có 2 kỳ review chính, là tháng 3/2025 và tháng 9/2025.

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, khả năng cao quyết định nâng hạng sẽ diễn ra vào tháng 9/2025 vì kỳ review tháng 3 hàng năm thường để nhìn nhận lại tiến độ đáp ứng các chỉ tiêu nâng hạng, thay vì các quyết định chính thức nâng hạng. Và như vậy thì để cổ phiếu Việt Nam chính thức được đưa vào danh mục ETF sẽ là tháng 3/2026.

Theo quan sát, đa phần các thị trường khu vực ghi nhận mức tăng điểm rất tốt trước giai đoạn nâng hạng chính thức từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, năm 2025 vẫn là 1 năm phù hợp để NĐT tích lũy các cổ phiếu hưởng lợi từ câu chuyện nâng hạng, chủ yếu là các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Mặc dù có rất nhiều những cơ hội và những quyết tâm được đưa ra, nhưng phải nhìn nhận thực tế là các yếu tố trên thế giới còn nhiều biến động như chiến tranh thương mại trên thế giới, hay việc Fed có thể chậm cắt giảm lãi suất hơn dự kiến…quan điểm của ông về những vấn đề này là như thế nào?

Ông Nguyễn Đức Hoàn: Trong bối cảnh vĩ mô thế giới năm 2025 có nhiều bất định và biến động hơn cả so với năm 2024 như thương chiến, khả năng quay trở lại của lạm phát, và nguy cơ FED chậm hạ lãi suất.

Những yếu tố này dự báo sẽ tác động mạnh mẽ tới thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, mức độ tác động như thế nào sẽ phụ thuộc nhiều vào vị thế của Việt Nam trong thương chiến.

Cụ thể, nếu Việt Nam bị xếp vào nhóm Mỹ sẽ áp các chính sách thuế cao hơn so với các nước khác do có thặng dư thương mại lớn với Mỹ (cùng Canada, Mexico, Trung Quốc…), hàng hóa của chúng ta sẽ bị bất lợi khi vào thị trường Mỹ. Và với cơ cấu xuất nhập khẩu chiếm 30% tỷ trọng GDP, tăng trưởng GDP của VN sẽ bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, nếu Việt Nam được xếp vào nhóm còn lại, ngoài Canada, Mexico và Trung Quốc. Từ đó, chỉ chịu mức thuế suất tương đương các quốc gia khác, thì điều này không gây ra bất lợi về giá cả hàng hóa của Việt Nam. Thậm chí, Việt Nam có thể hưởng lợi một phần khi cạnh tranh với hàng hóa của Trung Quốc.

Dù vậy, khi thương chiến mở rộng, sẽ gây ra rủi ro chuỗi cung ứng và chi phí cho doanh nghiệp và người dân, từ đó đẩy lạm phát Mỹ và toàn cầu tăng trở lại, từ đó tiến độ hạ lãi suất của FED sẽ chậm lại, hoặc thậm chí dừng lại. Điều này sẽ tạo áp lực lên tỷ giá USD/VND và khiến dòng tiền của NĐT nước ngoài tiếp tục rút khỏi các thị trường ngoài Mỹ.

Tuy nhiên, người xưa có câu “trong nguy có cơ”, theo ông, thị trường chứng khoán sẽ có những cơ hội nào để tận dụng?

Ông Nguyễn Đức Hoàn: Chúng tôi vẫn nghiêng về kịch bản Việt Nam sẽ không bị xếp vào nhóm các nước bị áp mức thuế cao như Canada, Mexico và Trung Quốc. Vì vậy, trong trường hợp chúng ta cân bằng được một phần cán cân thặng dư với Mỹ thông qua nhập khẩu khí LNG, máy bay, chip,… vốn là những lĩnh vực chúng ta cũng đang rất cần phát triển, thì xét toàn diện, Việt Nam vẫn có thể hưởng lợi trong bối cảnh thương chiến.

Những ngành được hưởng lợi sẽ là doanh nghiệp BĐS khu công nghiệp, phục vụ cho các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp hạ tầng cảng, vận tải, và các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, cá tra và đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ cũng có thể được hưởng lợi một phần nhờ lấy được thị phần từ Trung Quốc, trong khi đây không phải là những mảng sản xuất mà Mỹ thực sự cần chuyển dịch về lại Mỹ.

Đối với ACBS sẽ có những giải pháp như thế nào trong năm 2025, để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế nói chung?

Ông Nguyễn Đức Hoàn: Năm 2024, ACBS đã tăng vốn điều lệ từ 7.000 lên 10.000 nghìn tỷ, lọt vào Top 5 công ty chứng khoán lớn nhất thị trường với vốn chủ sở hữu là gần 13.000 tỷ đồng, qua đó gia tăng năng lực để phục vụ, hỗ trợ cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cũng trong năm 2024 và đầu năm 2025, chúng tôi đã hoàn tất việc nâng cấp hệ thống giao dịch với tốc độ xử lý lệnh rất lớn lên tới 1.000 lệnh/giây, để đáp ứng được việc là các nhà đầu tư trong nước, cũng như các nhà đầu tư nước ngoài có thể sử dụng tốt nhất .

Và thứ ba là giải pháp Non-prefunding cũng đã được ACBS chuẩn bị từ năm 2024 và đã thực hiện theo đúng Thông tư 68 của Bộ Tài chính, đã cho các nhà đầu tư tổ chức áp dụng từ ngày 2/11/2024 . Đến thời điểm này, các nhà đầu tư, tổ chức đang giao dịch rất thuận lợi với một nền vốn lớn và như vậy đảm bảo và đáp ứng được nhu cầu đầu tư của các tổ chức nước ngoài lớn khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài ra, trong năm 2025, chúng tôi cũng tiếp tục nâng cấp nhiều tiện ích cho nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư cá nhân trong nước thực hiện giao dịch.

Hệ thống KRX có thể được ra mắt trong kỳ nghỉ lễ 30/4/2025

Nhật Hà • 26/02/2025 - 11:23

Theo ông Petri Deryng, người đứng đầu quỹ Pyn Elite, mặc dù chưa có thông tin chính thức về việc giới thiệu hệ thống giao dịch KRX hay thời gian biểu của FTSE về việc nâng cấp Việt Nam lên danh mục thị trường mới nổi (EM), nhưng mọi thứ đều đang tiến triển rất nhanh chóng.

Theo Tạp chí Kinh tế Việt Nam, ông Petri Deryng, người đứng đầu quỹ Pyn Elite đến từ Phần Lan, vừa gửi thư đến các nhà đầu tư, trong đó chia sẻ nhận định về triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là dự báo về thời gian ra mắt hệ thống giao dịch KRX.

Cụ thể, ông Deryng cho biết trong tuần giao dịch vừa qua, ông đã có cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư và các bên liên quan trong ngành tài chính tại TP. HCM. Ngoài ra, ông cũng tham dự một cuộc gặp riêng kéo dài 1 giờ với đại diện của công ty chỉ số FTSE, người đứng đầu hoạt động quỹ ETF của BlackRock, đại diện của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), cơ quan giám sát Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chịu trách nhiệm thanh toán giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.

Mặc dù trong cuộc họp không có thông tin chính thức về việc giới thiệu hệ thống giao dịch KRX hay thời gian biểu của FTSE về việc nâng cấp Việt Nam lên danh mục thị trường mới nổi (EM), nhưng mọi thứ đều đang tiến triển rất nhanh chóng. Ông Deryng nhận định, mặc dù quy trình trước đây đã bị kéo dài, nhưng giờ đây, chúng ta có lý do để tin rằng những tín hiệu tích cực sẽ sớm xuất hiện đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. Vào tháng 3, Ủy ban đánh giá Quốc gia của FTSE sẽ họp và có thể phát hành một tuyên bố tích cực về việc Việt Nam đã tiến gần đến việc được xếp hạng thị trường mới nổi – EM và việc nâng hạng có thể được thực hiện tại cuộc họp vào tháng 9 năm 2025.

“Chúng tôi cũng giả định rằng Sở Giao dịch chứng khoán sẽ giới thiệu hệ thống giao dịch mới, KRX, trong kỳ nghỉ lễ 30/4”, ông Deryng nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu quản lý quỹ, thị trường chứng khoán Việt Nam đã mắc kẹt trong khoảng điểm 1.200-1.300 trong năm 2024, nhưng tuần này, chỉ số thị trường đã vượt qua mốc 1.300 điểm. Trong năm 2025, các công ty niêm yết sẽ chứng kiến sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, thanh khoản sẽ thúc đẩy thị trường tài chính, và các biện pháp từ Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đây là thời điểm lý tưởng để tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bên cạnh đó, ông Deryng cũng nhấn mạnh sự kỳ vọng vào tăng trưởng vĩ mô của Việt Nam. Chính phủ vừa đề xuất nâng mức tăng trưởng GDP cho năm 2025 lên 8%, cao hơn so với mục tiêu đã được phê duyệt trước đó (6,5-7%). Chính phủ cũng đang đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng GDP lên tới 10% trong giai đoạn 2026-2030, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.


Nguồn: Pyn Elite

Mới đây, quỹ Pyn Elite cũng vừa công bố hiệu suất tăng 0,10% trong tháng 1/2025, chủ yếu nhờ vào các cổ phiếu tăng trưởng cao trong danh mục như MBB, STB và VCI. Danh mục của quỹ hiện chủ yếu nắm giữ các ngân hàng, trong đó STB chiếm tỷ trọng lớn nhất với 20,1%, theo sau là MBB (10,3%), ACB (10,2%) và TPB (9,6%). Ba cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhất trong danh mục là VIB (tăng 4,8%), VCI (tăng 3,6%) và MBB (tăng 2,6%). Ngược lại, cổ phiếu NTL giảm 9,5%, CRE giảm 12%, và YEG giảm 14%.

Bầu Đức: Mô hình ‘hai cây, một con’ chỉ để trấn an anh em, sẽ không mở rộng vườn sầu riêng để tiền ‘làm việc khác’

Quốc Trung • 26/02/2025 11:45

Sau biến cố nợ nần và bị gọi là “Đức nổ”, bầu Đức trở nên thận trọng hơn. Ông nhấn mạnh: “Khi nào có thu nhập thực sự, có doanh số báo cáo, có sản phẩm ra thị trường mới công bố. Còn giờ đang làm mà nói thì người ta bảo mình chém gió”.

Tiếp tục tuyến bài về HAGL và bầu Đức, bài viết lần này cung cấp góc nhìn về tính tối ưu của mô hình “hai cây, một con” mà doanh nhân Đoàn Nguyên Đức lựa chọn cho CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã HAG).

Như đã đề cập, sau hơn một thập kỷ từ bỏ bất động sản để chuyển hướng sang làm nông nghiệp, bầu Đức đã trải qua không ít lần “trầy da tróc vảy”. HAGL đã thử nghiệm nhiều mô hình: Trồng ớt, chanh leo, cao su, nuôi bò - bán phân… nhưng đều không thành công. Cuối cùng, công ty chọn mô hình “hai cây, một con” với chuối, sầu riêng và nuôi heo.

Chủ tịch 62 tuổi đánh giá, nông nghiệp rất rộng, từ trồng trọt đến chăn nuôi. Đợt Covid-19 (năm 2020-2021) khiến nhiều ngành lao đao nhưng nông nghiệp vẫn sống khỏe, đó là minh chứng cho sức bền vững của ngành này.

Giai đoạn 2020-2024, HAGL ghi nhận sự phục hồi ấn tượng. Doanh thu tăng từ 2.100 tỷ lên 6.442 tỷ đồng, đạt mức cao nhất trong nhiều năm, lợi nhuận sau thuế chuyển dương 4 năm liên tiếp, với 3 năm lãi nghìn tỷ từ 2022 đến 2024.

Tuy nhiên, sự ổn định của mô hình này vẫn là dấu hỏi lớn. Nếu giá heo hơi và sầu riêng rớt mạnh, HAGL có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận. Điều này từng xảy ra với cao su - một ngành từng được kỳ vọng nhưng sau đó phải cắt lỗ và tái cơ cấu.

‘Ân nhân’ của bầu Đức và câu nói: ‘Nếu anh sống cà chớn thì người ta né liền, chứ ai giúp mình’

Hiện tại, ông Đức nỗ lực chứng minh nông nghiệp có thể mang về lợi nhuận nghìn tỷ đồng mỗi năm cho HAGL. Ông chia sẻ: “Đó là điều hồi nào không ai dám nghĩ”. Với nông nghiệp, nếu làm đúng cách, lợi nhuận rất tốt và có sản phẩm tiêu dùng thật sự cho xã hội.

“Chứ nhiều ông cứ công bố giàu mà chẳng ai biết có sản phẩm gì. Ở Việt Nam, hỏi ông Dương thì ai cũng biết làm xe, còn ông Long làm ra thép… Phải có sản phẩm thì xã hội mới ghi nhận, mới tôn trọng mình”, bầu Đức nhấn mạnh.


Bầu Đức thăm nông trại sầu riêng tại Lào của HAGL

HAGL bắt đầu trồng sầu riêng từ năm 2018, đến nay có khoảng 2.000ha loại cây này. Sầu riêng đang dần trở thành mũi kinh doanh chủ lực trong mô hình “hai cây, một con”.

Ông Đức khẳng định sẽ không mở rộng thêm diện tích sầu riêng để “còn làm việc khác” - một việc được coi là bí mật. Chia sẻ trên báo Thanh niên, sau biến cố nợ nần và bị gọi là “Đức nổ”, vị Chủ tịch trở nên thận trọng hơn. Ông nhấn mạnh: “Khi nào có thu nhập thực sự, có doanh số báo cáo, có sản phẩm ra thị trường mới công bố. Còn giờ đang làm mà nói thì người ta bảo mình chém gió”.

Về mô hình “hai cây, một con”, ông Đức cho biết đây không phải là mô hình cố định cho HAGL. “Ngày trước chốt là để trấn an anh em rằng mình không làm tràn lan. Nghĩa là không làm ngành khác ngoài nông nghiệp. Mà trong nông nghiệp phải chia trứng ra nhiều rổ cho an toàn”.

Hiện tại, ngoài chuối, sầu riêng và heo, HAGL còn nuôi cá tầm và thử nghiệm một số lĩnh vực nông nghiệp khác với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, ông Đức khẳng định sẽ giới hạn bản thân và HAGL trong sân chơi nông nghiệp, không vươn ra lĩnh vực khác nữa.

“Tôi đã định nghĩa được lòng tham rồi! Con người ta phải dừng đúng lúc. Anh không cắt bỏ được lòng tham, cứ lao vào là chết”, bầu Đức bộc bạch.

2 lãnh đạo cấp cao Sunshine Homes xin từ nhiệm

THỨ 4 , 26/02/2025, 14:41

1 CHIA SẺ

Với lý do cá nhân, cả ông Đỗ Anh Tuấn và bà Đỗ Thị Định cùng có đơn xin từ nhiệm các chức danh tại Sunshine Homes kể từ ngày 25/2/2025.

2 lãnh đạo cấp cao Sunshine Homes xin từ nhiệm

2 lãnh đạo cấp cao Sunshine Homes xin từ nhiệm- Ảnh 1.

Theo thông tin từ CTCP Phát triển Sunshine Homes, ngày 24/2, bà Đỗ Thị Định, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Sunshine Homes đã có đơn từ nhiệm cả 2 chức danh này với lý do cá nhân.

1 ngày sau, đến lượt ông Đỗ Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Sunshine Homes cũng có đơn từ nhiệm và cũng với lý do cá nhân.

Bà Đỗ Thị Định sinh năm 1983, trình độ cử nhân học viện tài chính. Bà làm việc tại Sunshine Homes từ tháng 6/2021, sở hữu 1,796% cổ phần.

Trước đó, bà Định từng đảm nhiệm các vị trí như Kế toán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Kế toán trưởng CTCP Sao Ánh Dương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Sunshine… cùng nhiều doanh nghiệp khác trước khi trở thành Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc Sunshine Homes.

2 lãnh đạo cấp cao Sunshine Homes xin từ nhiệm- Ảnh 2.

Về phía ông Đỗ Anh Tuấn, ông sinh năm 1975, trình độ cử nhân công nghệ thông tin, cũng làm việc tại Sunshine Homes từ tháng 6/2021 và hiện sở hữu 65% cổ phần tại công ty.

Ông Tuấn là một trong những cổ đông sáng lập và đồng hành cùng sự phát triển của Công ty cũng như Tập đoàn Sunshine. Trước khi được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐQT của Công ty, ông đã trải qua rất nhiều vị trí như Chủ tịch HĐQT CTCP Sao Ánh Dương (2011- 2020), Trưởng phòng CNTT Ban Thi đua khen thưởng Trung Ương,….

2 lãnh đạo cấp cao Sunshine Homes xin từ nhiệm- Ảnh 3.

Các quyết định miễn nhiệm ông Tuấn và bà Định sẽ được trình Đại hội đồng cổ đông gần nhất thông qua.

Để thay thế bà Đỗ Thị Định, Sunshine Homes đã ra nghị quyết bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thanh Ngọc làm Tổng giám đốc kể từ ngày 25/2.

Bà Nguyễn Thị Thanh Ngọc sinh năm 1977, trình độ cử nhân Kiến trúc. Bà giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc Sunshine Homes từ tháng 10/2021.

Bà Ngọc được giới thiệu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiến trúc, từng đảm nhận các chức vụ như Giám đốc Kiến trúc, quy hoạch, nội thất tại CTCP Tư vấn và Đầu tư Xây Dựng và Ứng dụng công nghệ mới Vinaconex R&D, Trưởng ban Quản lý thiết kế Tập đoàn Sunshine, trước khi được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc của Công ty.

Năm 2024, Sunshine Homes đạt doanh thu thuần 2.934 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 837 tỷ đồng.

2 lãnh đạo cấp cao Sunshine Homes xin từ nhiệm- Ảnh 4.

2 lãnh đạo cấp cao Sunshine Homes xin từ nhiệm- Ảnh 5.

Novaland (NVL) sẽ tập trung đầu tư vào chỉnh trang đô thị, thay thế chung cư cũ, phát triển nhà ở trung bình

Quang Dương • 27/02/2025 - 06:01

Novaland (NVL) bày tỏ cam kết đồng hành cùng sự phát triển của TP HCM thông qua các dự án bất động sản và hạ tầng đô thị.

Chiều 25/2, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được đã có buổi tiếp lãnh đạo Tập đoàn Milcon Gulf, do ông Sohail S. Quraeshi – Chủ tịch HĐQT – dẫn đầu, nhằm trao đổi về mong muốn tham gia đầu tư xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM.

Đại diện Tập đoàn Novaland (NVL) cũng có mặt nhằm trao đổi về các kế hoạch đầu tư trong các lĩnh vực bất động sản, đô thị và du lịch tại Thành phố.


Hình ảnh tại buổi làm việc. Ảnh: Novaland

Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Sohail S. Quraeshi cho biết, Milcon Gulf là một tập đoàn tư nhân quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư và phát triển hạ tầng, tài chính, đô thị thông minh với các dự án trải dài từ Bắc Mỹ, châu Á đến Trung Đông.

Với kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực tài chính, Tập đoàn Milcon Gulf mong muốn trở thành một trong những thành viên góp phần xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM.

Ngoài nguồn vốn đầu tư tại các thị trường tài chính quốc tế như châu Âu, Mỹ… Milcon Gulf còn đại diện cho nguồn đầu tư tài chính từ Trung Đông. Vì vậy, để thu hút những đối tác đầu tư từ các nước, Tập đoàn Milcon Gulf phải làm cho các đối tác hiểu được những vấn đề pháp lý tại Việt Nam để họ sẵn sàng đầu tư.

Ông Shahrukh Quraeshi, Tổng Giám đốc Milcon Gulf, khẳng định sự có mặt của Tập đoàn tại Việt Nam thể hiện niềm tin vào tiềm năng phát triển của đất nước, đồng thời bày tỏ mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của các ngành kinh tế trọng điểm tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng.


Ông Bùi Thành Nhơn nhận cuốn sách “Ho Chi Minh City, The City of opportunities” do Chủ tịch UBND Nguyễn Văn Được trao tặng. Ảnh: Novaland

>> Novaland (NVL) huy động hàng trăm công nhân làm việc 24/7 tại 3 phân khu thuộc ‘siêu dự án’ NovaWorld Phan Thiet

Bên cạnh Milcon Gulf, Tập đoàn Novaland cũng bày tỏ cam kết đồng hành cùng sự phát triển của TP HCM thông qua các dự án bất động sản và hạ tầng đô thị. Đại diện Novaland cho biết thêm tập đoàn sẽ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực chỉnh trang đô thị, thay thế chung cư cũ, phát triển nhà ở trung bình, cũng như mở rộng danh mục bất động sản thương mại và du lịch nhằm tạo ra các giá trị bền vững cho Thành phố.

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Văn Được đánh giá cao kinh nghiệm của Tập đoàn Milcon Gulf trong lĩnh vực tài chính. Ông cũng đề nghị đại diện Tập đoàn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Thành phố nhằm thúc đẩy hợp tác, tạo tiền đề cho những bước tiến mới trong thời gian tới.

Cả Milcon Gulf và Novaland đều khẳng định cam kết hợp tác trên tinh thần minh bạch, tuân thủ pháp luật Việt Nam và hướng đến lợi ích chung của cộng đồng và Thành phố. Đồng thời, hai tập đoàn bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền Thành phố để nhanh chóng triển khai các kế hoạch đầu tư, góp phần đưa TP HCM trở thành một trung tâm kinh tế – tài chính hiện đại.

Phó Chủ tịch Bamboo Airways đảm nhiệm vị trí Phó TGĐ Tập đoàn FLC

THỨ 5 , 27/02/2025, 00:10

0 CHIA SẺ

Trước đó, vào đầu tháng 12/2024, FLC đã thực hiện kiện toàn nhân sự cấp cao để đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc.

Phó Chủ tịch Bamboo Airways đảm nhiệm vị trí Phó TGĐ Tập đoàn FLC

Tập đoàn FLC (mã FLC) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Ngọc Trọng (SN 1957) giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn FLC từ ngày 26/2. Ông Trọng hiện đang là Phó Chủ tịch CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways).

Ông Trọng được biết đến là một người am hiểu sâu rộng trong lĩnh vực hàng không và ngành công nghiệp hàng không. Ông từng giữ nhiều chức vụ quản lý cấp cao tại VNA, VAECO, SKYPEC, NASCO. Ông cũng là người gắn bó với Bamboo Airways từ những ngày đầu tiên và từng là Chủ tịch Bamboo Airways hồi tháng 8/2022.

Trước đó, vào đầu tháng 12/2024, FLC đã thực hiện kiện toàn nhân sự cấp cao để đáp ứng yêu cầu tái cấu trúc. Cụ thể, ông Vũ Anh Tuân được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay thế ông Lê Bá Nguyên, người vừa được miễn nhiệm để đảm nhận các nhiệm vụ khác theo phân công của HĐQT. Ông Tuân có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng tại các tổ chức tài chính lớn và gia nhập FLC từ năm 2022.

Cùng ngày, HĐQT FLC đã bổ nhiệm bà Bùi Hải Huyền giữ chức vụ Tổng Giám đốc. Bà Huyền từng nắm giữ vị trí này từ ngày 19/3/2020 đến cuối tháng 2/2023. Trước đó, bà đã có nhiều năm kinh nghiệm điều hành và quản trị trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của FLC như quản lý khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng, bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao và hàng không.

Trong một diễn biến khác, vào ngày 22/1, FLC đã đưa ra Nghị quyết HĐQT về việc sử dụng gần 155 triệu cổ phần Bamboo Airways và quyền tài sản phát sinh từ dự án FLC Quảng Bình Golf Links để đảm bảo nghĩa vụ tài chính cho Bamboo Airways phát sinh tại Ngân hàng OCB.

Như vậy, FLC hiện sở hữu ít nhất 5,9% vốn điều lệ của Bamboo Airways (26.220 tỷ đồng) và là một trong các cổ đông lớn của hãng hàng không này.

Thủ tướng: Các doanh nghiệp cần tiên phong để ASEAN đón đầu công nghệ mới nổi

TCCT Tại tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới và Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp phải tiên phong trong tất cả các lĩnh vực liên quan khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để ASEAN đón đầu công nghệ mới nổi.

Tọa đàm theo hình thức ăn trưa, làm việc về khai thác sức mạnh của công nghệ mới nổi, với chủ đề “ASEAN đón đầu tương lai, làm chủ công nghệ mới nổi” với các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới và Việt Nam. (Ảnh: VGP)

Theo Báo Điện tử Chính phủ, trưa ngày 26/2/2025, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN (ASEAN Future Forum - AFF) lần thứ 2 năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự tọa đàm theo hình thức ăn trưa, làm việc về khai thác sức mạnh của công nghệ mới nổi, với chủ đề “ASEAN đón đầu tương lai, làm chủ công nghệ mới nổi”.

Cùng dự tọa đàm có Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Thủ tướng Lào; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Timor Leste; đại diện các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới và Việt Nam như: Intel, Nvidia, MK, Huawei, Viettel, Sovico…

Tập trung khai thác toàn bộ tiềm năng công nghệ số của ASEAN

Tại cuộc tọa đàm, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon cho biết, New Zealand có tiềm năng, thế mạnh và mong muốn, sẵn sàng hợp tác với các nước, doanh nghiệp ASEAN về trí tuệ nhân tạo, công nghiệp vũ trụ, nông nghiệp, năng lượng sạch, chống biến đổi khí hậu…

Chứng kiến sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew chia sẻ, là quốc gia có lịch sử phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tài chính, Vương quốc Anh sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các nước ASEAN trong lĩnh vực này.

Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam Iain Frew, là quốc gia có lịch sử phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tài chính, Vương quốc Anh sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các nước ASEAN trong lĩnh vực này. (Ảnh: VGP)

Các đại biểu chia sẻ nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực như: Hợp tác công tư trong công nghệ giảm phát thải; đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực bán dẫn cho ASEAN trong kỷ nguyên công nghệ; phát triển hệ sinh thái AI của ASEAN; hướng tới ASEAN thống nhất về định danh số; đầu tư cho AI, bán dẫn và cơ hội cho các doanh nghiệp ASEAN; phát triển hạ tầng số thông minh và những khuyến nghị cho ASEAN; thúc đẩy dịch vụ và tài chính bao trùm trong ASEAN; giải pháp số vì phát triển bền vững…

Cuộc làm việc đã phác hoạ bức tranh toàn cảnh về cơ hội và thách thức của ASEAN trong thời đại công nghệ mới, nhất là về phát triển hạ tầng và nguồn nhân lực, ứng dụng AI và điện toán đám mây; thúc đẩy tài chính số bao trùm, chuyển đổi năng lượng sạch. Đặc biệt, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất và giải pháp thiết thực, dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và tầm nhìn chiến lược, hướng tới một ASEAN đổi mới sáng tạo và bền vững…

Ông Alejandro Osorio, Giám đốc điều hành Grab Việt Nam cho biết Grab là một trong những nền tảng số tiên phong, góp phần tạo nên một môi trường công nghệ năng động của Việt Nam như hiện nay. Ông Osorio đánh giá kinh tế nền tảng tại Việt Nam có thể tiếp tục là động lực quan trọng giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng GDP 8% vào năm 2025 và tăng trưởng hai con số cho những năm tiếp theo; khẳng định tầm nhìn dài hạn của Grab tại Việt Nam luôn là đổi mới, tăng trưởng bền vững và tạo ra những tác động tích cực đến toàn bộ nền kinh tế. Ông cho rằng, để khai thác toàn bộ tiềm năng công nghệ số của ASEAN, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng là khai thác các công nghệ mới, tham vấn trong xây dựng chính sách, thúc đẩy quan hệ đối tác công tư để thúc đẩy đổi mới có trách nhiệm trong khi vẫn bảo đảm an ninh mạng và cạnh tranh công bằng.

Thủ tướng chia sẻ “từ khóa” với các doanh nghiệp

Phát biểu tại tọa đàm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng cảm ơn các ý kiến; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt công nghệ mới, với Việt Nam thì đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt công nghệ mới, với Việt Nam thì đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu. (Ảnh: VGP)

Đánh giá về ASEAN, Thủ tướng nêu rõ đây là một khối thống nhất, đoàn kết; khu vực ổn định, năng động nhất thế giới về phát triển kinh tế; là tâm điểm của tăng trưởng; có dân số đông; các doanh nghiệp rất năng động và sáng tạo. Đây là những lợi thế của ASEAN, bên cạnh đó có rất nhiều việc phải làm, nhiều vấn đề phải giải quyết.

Đặt vấn đề “ASEAN phải làm gì”, Thủ tướng nêu rõ, trước hết, ASEAN cần sự quyết tâm của các quốc gia thành viên, phải có quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực phải rất lớn, hành động phải rất quyết liệt để nắm bắt xu thế công nghệ mới.

Thứ hai, ASEAN cần hài hòa hóa thể chế, kết nối thể chế giữa các nước, tạo thể chế thông thoáng cho doanh nghiệp và người dân, giảm chi phí tuân thủ.

Thứ ba, ASEAN cần công nghệ mới với sự giúp đỡ của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới, bao gồm cả chuyển giao công nghệ chứ không chỉ bán sản phẩm.

Thứ tư, ASEAN cần nguồn nhân lực chất lượng cao, không có nhân lực không làm được. Từ nay tới 2030, Việt Nam phấn đấu có 100.000 kỹ sư trong các công nghệ mới.

Thứ năm, ASEAN cần phát triển hạ tầng công nghệ mới; thứ sáu là quản trị thông minh với các công nghệ mới, vì công nghệ mới cũng có mặt trái.

Về vấn đề “ai làm”, Thủ tướng cho rằng Nhà nước phải kiến tạo, doanh nghiệp phải tiên phong, nhân dân là nền tảng và sức mạnh; vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, nhân dân làm nên lịch sử; như thế mới có thể phát triển bền vững.

Thủ tướng mong các doanh nghiệp tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, vì số hóa đã tới mọi ngõ ngách của cuộc sống.

“Từ khóa của tôi là doanh nghiệp phải tiên phong trong tất cả các lĩnh vực liên quan khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để ASEAN đón đầu công nghệ mới nổi. Đây là gửi gắm của tôi với các doanh nghiệp ASEAN nói chung cũng như các doanh nghiệp trên toàn thế giới tới đầu tư, kinh doanh, phát triển tại ASEAN”, Thủ tướng nói.

Các doanh nghiệp, trong đó có Tập đoàn SOVICO phải tiên phong trong tất cả các lĩnh vực liên quan khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để ASEAN đón đầu công nghệ mới nổi. (Ảnh: VGP)

Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn các nhà lãnh đạo đã tham dự Diễn đàn, các đại biểu đã dành thời gian, công sức tới Việt Nam, thể hiện tình cảm, sự ủng hộ, chia sẻ tầm nhìn, nhiệm vụ, giải pháp và các lời khuyên bổ ích, có tính khả thi cao. “Chúng ta cùng nhau làm, cùng nhau hưởng, cùng nhau phát triển, cùng nhau chiến thắng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Nvidia gây ‘sốc’ cả thế giới: Doanh thu tăng 80% bất chấp nỗi sợ hãi mang tên DeepSeek, có thể thu về 65-100 tỷ USD từ chỉ 4 khách hàng

Ngày Nvidia mất 600 tỷ USD vốn hóa chỉ trong 1 ngày vì DeepSeek, tương lai nhà sản xuất chip trí tuệ nhân tạo ngỡ tưởng đã bị đe dọa.

Nhưng không.

Hôm nay, Nvidia đã cho thấy nỗi sợ hãi đó là quá mức, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng chóng mặt của công ty này chậm lại. Theo một thông báo mới nhất, Nvidia cho biết các hoạt động mua bán chip AI đã giúp tổng doanh thu công ty tăng 78% so với cùng kỳ năm trước, chạm mốc 39,33 tỷ USD trong 3 tháng kết thúc vào tháng 1. Lợi nhuận tăng 80% lên 22,09 tỷ USD.

Kết quả kinh doanh quý của Nvidia vượt quá kỳ vọng của các nhà phân tích Phố Wall. Công ty dự kiến doanh thu trong quý hiện tại sẽ tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái lên 43 tỷ USD, chậm lại một chút song vẫn cao hơn khoảng 1 tỷ USD so với dự đoán của Phố Wall.

Cổ phiếu của Nvidia gần như đi ngang trong phiên giao dịch ngoài giờ, sau mức tăng 3,7%. Hiện đây vẫn là công ty đại chúng giá trị thứ hai thế giới, sau Apple.

Hoạt động kinh doanh của Nvidia được thúc đẩy khi các công ty công nghệ lớn nhất thế giới liên tục chi tiêu vào các trung tâm dữ liệu AI. Sau khi đổ hàng chục tỷ USD vào cơ sở hạ tầng mới vào năm ngoái, Amazon, Microsoft, Alphabet và Meta cho biết họ sẽ chi từ 65-100 tỷ USD trong năm nay. Phần lớn số tiền đó sẽ chảy thẳng vào Nvidia.

Theo một số ước tính, Nvidia kiểm soát 90% thị trường các đơn vị xử lý đồ họa, hay GPU, cung cấp năng lượng cho các hệ thống AI. Công ty đang tung ra một loạt chip AI mới, mạnh mẽ hơn được gọi là Blackwell và tính phí 60.000 đến 70.000 USD cho một chip đặc trưng.

Công cuộc xây dựng các trung tâm dữ liệu sẽ kéo dài bao lâu vẫn là một câu hỏi kể từ khi bùng nổ AI bắt đầu. DeepSeek đã thách thức sự đồng thuận của ngành công nghệ rằng để xây dựng các hệ thống AI lớn hơn và tốt hơn, các công ty sẽ phải xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn và mạnh. Startup này đã làm dấy lên nỗi lo ngại rằng các công ty có thể cắt giảm chi tiêu của họ với Nvidia.

Tuy nhiên kể từ đó, nhiều người lại cho rằng Nvidia sẽ tiếp tục được hưởng lợi vì công ty sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn. Một lĩnh vực kinh doanh AI mở rộng sẽ tạo ra nhiều khách hàng thay vì những lo ngại ban đầu.

Nvidia gây ‘sốc’ cả thế giới: Doanh thu tăng 80% bất chấp nỗi sợ hãi mang tên DeepSeek, có thể thu về 65-100 tỷ USD từ chỉ 4 khách hàng- Ảnh 2.

Nvidia cho biết doanh thu từ trung tâm dữ liệu, bao gồm doanh thu từ việc bán chip, cáp và máy tính hiệu suất cao, đã tăng 93% lên 35,58 tỷ USD trong quý này so với cùng kỳ năm trước. Brian Mulberry, giám đốc danh mục khách hàng tại Zacks Investment Management, một công ty tài chính theo dõi Nvidia, cho biết: “Không ai lùi bước trong cam kết xây dựng các trung tâm dữ liệu AI và sức mạnh tạo ra nhiều điện hơn cho các trung tâm dữ liệu đó. Mọi người vẫn đang cạnh tranh”.

Trong một tuyên bố, Jensen Huang, giám đốc điều hành của Nvidia, cho biết: “Chúng tôi đã thành công trong việc đẩy mạnh sản xuất siêu máy tính AI Blackwell trên quy mô lớn, đạt doanh số hàng tỷ đô la trong quý đầu tiên. AI đang phát triển với tốc độ ánh sáng”.

Nvidia mô tả các mô hình của DeepSeek là bằng chứng tiếp theo về cách chip Nvidia có thể thúc đẩy những tiến bộ trong AI, và rằng các công ty thúc đẩy ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục cần những xe tải chứa đầy những con chip Nvidia tiên tiến nhất. Công ty nói rằng những tiến bộ của DeepSeek không thay đổi quan điểm của mình về chip.

Nói cách khác, tỷ phú Huang khá bình thản trước những thành công của đối thủ đến từ Trung Quốc. Dù Trung Quốc tiến bộ hay không, điều họ quan tâm chỉ là bán được hàng.

Dẫu vậy, bản thân Nvidia cũng đang phải đối mặt với những thách thức về địa chính trị. Howard Lutnick, bộ trưởng thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump, đã nói với Quốc hội trong phiên điều trần rằng các công ty công nghệ, bao gồm cả Nvidia, “cần phải ngừng giúp đỡ Trung Quốc”.

Kể từ khi chính phủ Mỹ bắt đầu hạn chế xuất khẩu chip, doanh số bán hàng của Nvidia tại Trung Quốc đã giảm xuống còn dưới 14% từ mức 19% trong năm tài chính 2023. Vào cuối tháng trước, ông Huang đã đến Nhà Trắng thảo luận về AI và chất bán dẫn với Tổng thống Donald Trump. Một nguồn tin cho biết chủ đề về DeepSeek đã được đưa ra và vị CEO này nói với tổng thống rằng công chúng chỉ đang phản ứng thái quá về AI mới nổi, theo WSJ.

Tại cuộc họp gần đây ở Bắc Kinh, tỷ phú Huang khoe rằng tỷ lệ nghỉ việc hàng năm của nhân viên Nvidia tại Trung Quốc chỉ là 0,9%, thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 2%.

“Một khi bạn gia nhập Nvidia, bạn sẽ không rời đi”, Huang nói. “Khi bạn gia nhập Nvidia, chúng ta sẽ cùng già đi”.

Tài chính Hoàng Huy (TCH): Con trai ông Đỗ Hữu Hạ làm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận

Hải Băng • 27/02/2025 10:25

HĐND tỉnh Bình Thuận đã bầu ông Đỗ Hữu Huy giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh từ ngày 26/2. Ông Huy từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước.

Ngày 26/2, HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bầu ông Đỗ Hữu Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận giữ chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Trước đó, Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định số 1933 -QĐNS/TW ngày 24/2/2025 của Ban Bí thư về việc điều động, luân chuyển cán bộ đối với ông Đỗ Hữu Huy.

Theo đó, ông Đỗ Hữu Huy thôi giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; điều động, luân chuyển, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.


Nguồn: Báo điện tử Chính phủ

Ông Đỗ Hữu Huy sinh ngày 3/2/1980, quê quán Hải Phòng; trình độ Thạc sĩ Quản lý Kinh tế, Kĩ sư Điện tử viễn thông, Cao cấp lý luận chính trị.

Trước khi được chỉ định, bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Đỗ Hữu Huy từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương; Chánh Văn phòng Ban cán sự đảng, Chánh Văn phòng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Hồ sơ doanh nhân Đỗ Hữu Hạ

Ông Đỗ Hữu Hạ sinh năm 1955 tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành quản lý. Hiện tại, ông Hạ đảm nhiệm cùng lúc vị trí Chủ tịch HĐQT của 2 công ty đã niêm yết trên sàn chứng khoán: CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HoSE: TCH) và CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HoSE: HHS). Vợ ông là bà Nguyễn Thị Hà – thành viên HĐQT của cả 2 công ty trên.


Thông tin 3 người con của ông Đỗ Hữu Hạ (Nguồn: TCH)

Ngoài ra, ông Hạ còn nắm giữ vị trí Chủ tịch HĐQT hàng loạt doanh nghiệp trong hệ sinh thái của mình, như: CTCP Tập đoàn Bất động sản CRV, CTCP Xây dựng Đại Thịnh Vượng và Công ty TNHH Pruksa Việt Nam.

Ba người con trai của ông lần lượt là Đỗ Hữu Hậu, Đỗ Hữu Huy và Đỗ Hữu Hùng. Trong đó, ông Đỗ Hữu Hậu và Đỗ Hữu Hùng đều giữ những chức vụ quan trọng trong các công ty thuộc hệ sinh thái Hoàng Huy. Ông Đỗ Hữu Huy là cán bộ công chức, không liên quan gì đến công việc kinh doanh của gia đình.

Thủ tướng triệu tập lãnh đạo T&T, Hoà Phát, Gelex… và loạt ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank, VPBank…

Tri Túc | 11:27 27/02/2025

Thời gian Hội nghị sẽ được thay đổi từ 14h ngày 27/2 sang 13h30 phút cùng ngày.

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn đến các Chủ tịch/Phó Chủ tịch hoặc Tổng Giám đốc các doanh nghiệp (DN), Hiệp hội doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP… về Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các DN vừa và nhỏ Việt Nam với chủ đề “Nhà nước kiến tạo, Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới” do Thủ tướng chủ trì.

Thời gian Hội nghị sẽ được thay đổi từ 14h ngày 27/2 sang 13h30 phút cùng ngày.

Bên cạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tham dự có các DN tư nhân lớn như Hoà Phát, T&T, FPT, CMC, Masan, Tân Á Đại Thành, Gelex… cùng các ngân hàng gồm Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, HD Bank, ACB, SH Bank…

Trước đó, ngày 10/2, Thường trực Chính phủ đã có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp đầu năm 2025 về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.

Ảnh: Thủ tướng trò chuyện cùng các lãnh đạo DN lớn.

Thủ tướng cũng đích thân chủ trì Hội nghị. Đồng chủ trì có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Bùi Thanh Sơn.

Cùng dự có lãnh đạo các bộ, ngành, đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, 26 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của nhà nước và tư nhân.

Tại đây, Thủ tướng nêu rõ, năm 2025 này, một điểm mới là Chính phủ giao chỉ tiêu tăng trưởng tất cả các địa phương, bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp nhà nước, các lĩnh vực. Nếu cứ tăng trưởng “bình bình” thì không thể đạt được 2 mục tiêu phát triển 100 năm. Trung ương đã ban hành Kết luận 123 với yêu cầu tăng trưởng GDP ít nhất 8% năm 2025 để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế cho những năm tiếp theo phải đạt tăng trưởng 2 con số. Để thực hiện điều này rất cần sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ có kế hoạch gặp gỡ với các ngân hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp FDI để chia sẻ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, góp ý cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp về những việc phải làm trước mắt và trong tương lai để tiếp tục phát triển.

Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải tiếp tục rà soát, hằng tháng báo cáo những vướng mắc về thể chế để báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi; như vấn đề miễn thuế trước bạ cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô, miễn thuế VAT cho doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế, phí, lệ phí; giải quyết các vấn đề liên quan quy hoạch, đất đai, thủ tục, giấy phép… Điều này rất cần có sự đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp. Thời gian qua, các luật, các quy định mới liên quan đất đai, môi trường được ban hành đều có sự đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp.

Thủ tướng: ‘Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân’

Tuệ Lâm - 27/02/2025 13:20 (GMT+7)

(VNF) - Nhấn mạnh sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.

Phát biểu kết luận hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước, diễn ra ngày 27/2, Thủ tướng cho rằng khu vực này nắm giữ tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, sở hữu nguồn vốn chiếm 20,5% khu vực doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận trước thuế chiếm 23,9%, đạt 348,3 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước gần 366 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên theo Thủ tướng, đóng góp của các doanh nghiệp không đồng đều, tập trung vào một số doanh nghiệp lớn như Petrovietnam, Viettel…, nhiều doanh nghiệp chưa có những số liệu đáng tự hào. Như vậy, sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa được như mong muốn và chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi tư duy, cách làm vì nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới; phải bám sát thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo; suy nghĩ để huy động sức dân, người dân cùng vào cuộc, vì nhân dân là trung tâm, chủ thể của sự phát triển, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân, “đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”.

6 lĩnh vực cần DNNN tiên phong

Từ thực tế này, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phải góp phần rà soát, sửa đổi, bổ sung thể chế thông thoáng; nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách mang tính “đòn bẩy, điểm tựa” để phát huy tối đa nguồn lực, để nguồn lực nhân đôi, nhân ba lên, để phát triển bứt phá, không ì ạch.

Cùng với đó, phải đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng và tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu với các cơ chế ổn định. Thủ tướng lấy ví dụ, cần thúc đẩy đàm phán, ký kết các hiệp định Chính phủ về thương mại gạo với các nước để ổn định đầu ra và đầu vào.

Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực, chủ động nghiên cứ, chuyển giao công nghệ mới để tăng năng suất lao động, giảm thâm dụng tài nguyên, tăng hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm, dịch vụ; quản trị phải thông minh; tham gia phát triển hạ tầng chiến lược thật tốt.

Tinh thần là các doanh nghiệp phải cùng cả nước xây dựng thể chế thông thoáng, quản trị phải thông minh và hạ tầng phải thông suốt, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp nhà nước phải thực sự tiên phong trong 6 lĩnh vực. Cụ thể, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ theo Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị; tiên phong trong đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa cho 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế đang là điểm nghẽn của điểm nghẽn.

Bên cạnh đó, tiên phong trong bứt phá tăng trưởng, đóng góp thiết thực, hiệu quả cho tăng trưởng, phát triển đất nước nhanh, bao trùm, bền vững; tiên phong trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, trong đầu tư nghiên cứu và phát triển.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tiên phong tích cực tham gia thực hiện chính sách xã hội và an sinh xã hội, bảo đảm công bằng, tiến bộ, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển, nhất là trong chương trình nhà ở xã hội và xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước.

Cuối cùng là tiên phong tạo hàng hóa, sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia, vị thế đất nước trong tham gia dẫn dắt các cuộc chơi toàn cầu.

Giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng doanh nghiệp

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phải xem làm được gì, đóng góp được gì cho đất nước; cả nước tăng trưởng ít nhất 8% thì các doanh nghiệp phải tăng trưởng từ 8% trở lên.

Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tài chính hoàn thành việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp, ngân hàng nhà nước trước ngày 15/3.

Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài nỗ lực lớn, quyết tâm cao, hành động quyết liệt, các doanh nghiệp, ngân hàng chủ động để xuất các chính sách, công cụ cần thiết (như liên quan tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu, vay tín dụng…) để thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ ngành thiết kế, thực hiện các chính sách vĩ mô để giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô. Lưu ý các chính sách phải ổn định một cách tương đối và phát triển theo thực tiễn, Thủ tướng lấy ví dụ Bộ Tài chính giải quyết dứt điểm vấn đề vốn liên quan BOT và nêu rõ, các công cụ chính sách phải huy động tối đa nguồn lực xã hội, lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, đẩy mạnh hợp tác công tư theo tinh thần mọi thứ đều có thể làm hợp tác công tư chứ không chỉ hạ tầng.

Về các kiến nghị của doanh nghiệp liên quan việc sửa đổi, thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69), chính sách tiền lương, công tác cán bộ, Thủ tướng nêu rõ tinh thần sửa đổi, bổ sung các quy định là xem xét, đánh giá hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp, chấp nhận rủi ro; giao mục tiêu, không cầm tay chỉ việc, còn làm thế nào để đạt mục tiêu thì các chủ thể phải huy trí tuệ, năng động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình, nếu làm sai thì xử lý.

Về kiến nghị liên quan nguồn vốn cho các doanh nghiệp, Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng, đề xuất chính sách chung, các bộ ngành cùng làm với doanh nghiệp; tinh thần là cái gì có lợi chung thì phải làm, lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và Nhân dân.

Về các kiến nghị của các ngân hàng liên quan áp dụng bộ chuẩn mực Basel III, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sand box)…, Thủ tướng giao NHNN nghiên cứu triển khai, tinh thần là có không gian để sáng tạo, lấy hiệu quả để đánh giá.

Thủ tướng cũng đồng tình với đề xuất về tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, tuyển dụng và sử dụng nhân tài tại các doanh nghiệp nhà nước với cách tiếp cận, tư duy, phương pháp luận mới.

Đề nghị rà soát toàn hệ thống KienlongBank (KLB) đối với khách hàng có dư nợ liên quan 3 dự án

Hồ Nga • 27/02/2025 - 10:29

Cơ quan Thanh tra Giám sát NHNN chi nhánh TP HCM chỉ ra nhiều sai phạm về cấp tín dụng tại KienlongBank (KLB) Đông Sài Gòn, trong đó đưa ra kiến nghị rà soát toàn hệ thống.

Ngày 26/2/2025, Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã công bố kết luận thanh tra đối với Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank - mã chứng khoán KLB), chi nhánh Đông Sài Gòn. Kết luận chỉ ra nhiều vi phạm liên quan đến hoạt động cấp tín dụng và quản lý tài sản của KienlongBank Đông Sài Gòn.

KienlongBank Đông Sài Gòn tồn tại nhiều vi phạm trong cấp tín dụng

Theo kết quả thanh tra, hoạt động huy động vốn từ tiền gửi tại KienlongBank Đông Sài Gòn trong năm 2023 đã đạt mức thấp. Tuy nhiên, dư nợ cho vay lại có sự tăng mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2021 và 2022, chủ yếu do một khoản vay lớn phát sinh từ 01 khách hàng. Tính đến ngày 30/11/2023, dư nợ cho vay tiếp tục tăng đột biến, chủ yếu đến từ khoản vay phát sinh thêm của 1 khách hàng.

Một trong những điểm đáng chú ý trong kết luận thanh tra là sự chênh lệch lớn và mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay của ngân hàng.

Kết quả thanh tra cũng đã chỉ ra nhiều vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng tại KienlongBank chi nhánh Đông Sài Gòn. Ngân hàng đã cấp tín dụng cho các khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn, và quá trình thẩm định, xét duyệt cấp bảo lãnh chưa thực sự chặt chẽ và đầy đủ. Việc kiểm tra và sử dụng tiền vay cũng không được thực hiện đúng quy định. Hơn nữa, công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng không đúng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tồn tại về định giá tài sản đảm bảo, về sửa đổi bổ sung hợp đồng thế chấp.

Đặc biệt, việc cấp tín dụng tập trung vào một số ít khách hàng khiến cho ngân hàng dễ rơi vào rủi ro tín dụng lớn.

Những vi phạm này tiềm ẩn những rủi ro lớn đối với sự ổn định của ngân hàng.

Trách nhiệm và xử lý vi phạm

Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đã xác định trách nhiệm thuộc về một số cá nhân tại các đơn vị phòng ban của KienlongBank Đông Sài Gòn và Hội sở chính của ngân hàng. Các cá nhân này đã vi phạm quy trình cấp tín dụng, kiểm tra và quyết định cấp bảo lãnh cho các khách hàng không đủ điều kiện.

Do đó, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ngân hàng này, đồng thời chuyển hồ sơ đến các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục xử lý. Các lỗi bị phát hiện bao gồm việc cấp tín dụng cho tổ chức không đủ điều kiện và phân loại tài sản có không đúng quy định.

Kiến nghị rà soát các dự án liên quan đến 03 dự án lớn

Đặc biệt, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM đã kiến nghị chỉ đạo ngân hàng rà soát toàn bộ hệ thống KienlongBank, đặc biệt là những khách hàng có dư nợ tín dụng tại ngân hàng, liên quan đến các công trình, dự án thành phần thuộc 03 dự án cụ thể. Mục đích của việc rà soát là để đánh giá thực chất về tính pháp lý, khả thi của các phương án vay vốn và sử dụng tiền vốn vay từ 03 dự án này.

Trên cơ sở kết quả rà soát, có biện pháp chỉ đạo, kiểm soát các đơn vị kinh doanh trong hệ thống KienlongBank trong việc quản lý, theo dõi chặt chẽ đối với khoản giải ngân cho đơn vị thụ hưởng. Thu thập đầy đủ chứng từ sử dụng vốn và thực hiện quyền yêu cầu khách hàng báo cáo việc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đích… nhằm đảm bảo kiểm soát rủi ro tín dụng, hiệu quả hoạt động và an toàn vốn cho ngân hàng.

Việc làm này nhằm giúp ngân hàng đánh giá rõ ràng hơn về các khoản vay có khả năng gặp rủi ro và đảm bảo tính minh bạch, đúng đắn trong việc cấp tín dụng cho các khách hàng liên quan.

Giá heo hơi tăng nóng vượt 80.000 đồng/kg, các “đại gia” chăn nuôi trúng đậm, hồ hởi tăng đàn

image

Năm 2025, Dabaco và BAF đặt kế hoạch lớn, Hoàng Anh Gia Lai cũng đề mục tiêu tăng đàn và có lợi nhuận từ heo trở lại.

Do nguồn cung giảm sau bão, dịch bệnh cũng như ảnh hưởng một phần từ luật môi trường mới (yêu cầu trại chuồng phải xa khu dân cư, khiến nhiều hộ chăn nuôi gia đình phải di dời, thậm chí bỏ đàn), giá heo đã và đang tăng mạnh ở tất cả các tỉnh thành, đặc biệt tại phía Nam.

Tại các tỉnh thành khu vực phía Nam, giá heo hơi ngày 24/2 giao dịch trong khoảng 74.000-77.000 đồng/kg, riêng Đồng Nai giá đã vượt 80.000 đồng/kg. Còn ở khu vực miền Trung và miền Bắc giá dao động từ 71.000-75.000 đồng/kg.

Chia sẻ về giá heo hơi hiện nay, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai trong chia sẻ mới đây thậm chí cho biết: “Thương lái đang lùng mua lợn hơi loại trên 100kg khắp Đồng Nai với giá 81.000-82.000 đồng/kg”.

Với mức giá này, heo hơi đã vượt đỉnh 3 năm và đang tiến về vùng đỉnh cao nhất năm 2020.

Theo vị này, thị trường đang có sự tương đồng với năm 2020 và ông dự báo báo giá heo sẽ tiếp tục tăng cao hơn.

Trước đó, đại diện CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã chứng khoán BAF), ông Trương Sỹ Bá cũng dự kiến giá heo sẽ tăng tiếp 80.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ông Bá cho rằng giá heo sẽ dừng tăng khi chạm đỉnh này. “Giá sẽ không cao hơn nữa, vì cao hơn nữa thì người tiêu dùng sẽ chuyển sang ăn thịt bò hoặc gà thay thế”, đại diện BAF nói.

Trên thị trường, giá thịt heo cũng đã được điều chỉnh tăng theo. Ghi nhận tại các chợ dân sinh ở Hà Nội, giá thịt heo đang tăng thêm 10.000-15.000 đồng/kg tùy loại. Với mức giá này, các hộ chăn nuôi đều đang “vui mừng” vì có lãi, trung bình hơn 1 triệu đồng/con khi xuất chuồng.

Giá heo hơi tăng nóng vượt 80.000 đồng/kg, các

DN chăn nuôi heo báo lãi đậm

Đặc biệt, ở các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn, từ quý 4/2024 các bên đã báo lãi đậm. Trong đó, CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (mã chứng khoán DBC) báo lãi trước thuế 263 tỷ đồng – gấp gần 18 lần cùng kỳ năm 2023.

Dabaco cho hay, quý cuối năm qua giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước và nhập khẩu ổn định, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiểm soát, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi tăng. Cùng với đó, giá lợn hơi duy trì ở mức cao nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị chăn nuôi gia súc đạt tốt hơn so với cùng kỳ năm trước.

Cả năm 2024, Dabaco ghi nhận doanh thu thuần 13.574 tỷ - tăng 22% và lợi nhuận sau thuế đạt 769 tỷ - tăng gần 3.000% so với cùng kỳ.

Tương tự, BAF chuyển từ lỗ 44 tỷ (quý 4/2023) sang lãi trăm tỷ trong quý 4/2024. Luỹ kế cả năm, BAF lãi sau thuế hơn 395 tỷ đồng, tăng gần 8 lần so với năm 2023.

Sang năm 2025, BAF cho biết đang tăng đàn và KQKD sẽ hưởng lợi nhờ giá heo. Cụ thể, ông Bá ước tính quý 1/2025 Công ty sẽ cung cấp 60.000 con heo thương phẩm (heo thịt), quý 2 sẽ tăng lên hơn 200.000 con do Công ty đã và đang mở rộng đàn heo.

Tương ứng, doanh thu quý 1/2025 đạt khoảng 1.100 - 1.200 tỷ, con số quý 2 dao động trong khoảng 1.400 - 1.500 tỷ. Cả năm nay, BAF dự đạt 6.000 - 6.500 tỷ doanh thu.

Theo ông Bá, BAF đang có 47.000 con heo nái, tương ứng tổng cung ứng ra thị trường 1 triệu con heo thương phẩm. Với mức này, ông Bá khẳng định BAF đang ở Top 3 của ngành.

Giá heo hơi tăng nóng vượt 80.000 đồng/kg, các

Tiếp tục đề kế hoạch lớn

Năm nay, BAF dự kiến tăng đàn, nhằm cung cấp thêm 400.000 con heo thương phẩm, nâng tổng cung ứng lên 1,4 triệu con.

Đến năm 2026, BAF đặt mục tiêu đàn nái đạt 75.000-80.000 con, tương ứng tổng cung sẽ đạt 2 triệu heo thương phẩm. Nếu đạt được kế hoạch trên, BAF sẽ chính thức lọt Top 2 ngành.

Mới đây, BAF cũng chia sẻ kế hoạch sẽ M&A tiếp 10-12 trang trại, sau khi thực hiện mua lại 13 công ty chỉ trong 2 tháng cuối năm qua. Ông Bá cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, BAF thực hiện M&A với những chuồng trại mới, đảm bảo không dịch bệnh và Công ty có quy trình nghiêm ngặt để bảo vệ đàn heo.

Dabaco cũng đặt kế hoạch năm 2025 với tổng doanh thu 28.759 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế dự kiến 1.007 tỷ đồng - tăng 30% so với cùng kỳ.

Một “đại gia” chăn nuôi heo đáng chú ý khác là Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán HAG). Năm qua, do giá heo biến động nên Tập đoàn không tăng đàn và xác định từ đầu không thu lợi nhuận từ heo.

Trong chia sẻ mới nhất, HAGL cho biết đang có 15.000 con heo nái, mục tiêu tăng đàn nái lên 18.000 con trong năm 2025. Theo tính toán của Tập đoàn, 1 con heo nái trung bình cho khoảng 28 con heo, tương đương đàn nái mục tiêu 18.000 nái sẽ cho tổng cung ứng 500.000 con heo/năm. Dự kiến, năm 2025 Tập đoàn sẽ ghi nhận doanh thu lợi nhuận từ mảng heo trở lại.

:camera_flash: Dự án Lakeview City tại mặt tiền đường Song Hành, P.An Phú, TP.Thủ Đức

Khu đất 30,1 ha Nam Rạch Chiếc (dự án Lakeview City) là khu đất Novaland được bồi thường khi nhà nước thu hồi khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh để làm dự án tái định cư.

Năm 2016, UBND TPHCM có quyết định xác định thời điểm định giá đất cho cả hai dự án cùng một thời điểm tại năm 2008.

Tuy nhiên, tháng 12/2020, UBND TPHCM lại ban hành quyết định phương án xác định giá đất đối với dự án Lakeview City tại thời điểm tháng 4/2017 (thay vì năm 2008). Căn cứ vào đó, Cục Thuế TPHCM đã ban hành thông báo tiền thuê đất và tiền sử dụng đất phải nộp của Lakeview City gần 5.176 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Novaland không đồng ý vì công ty đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng dự án vào năm 2008 theo quyết định giao đất năm 2004. Do đó, trong nhiều năm qua, Novaland đã liên tục kiến nghị đến UBND TPHCM cùng các sở, ban, ngành để xem xét xử lý thấu đáo cho Công ty. Cũng vì vấn đề này, mặc dù dự án đã đi vào sử dụng từ 2018, người dân vẫn chưa được cấp sổ hồng.

:camera_flash: Dự án The Water Bay

Khu đất 30,2 ha phường Bình Khánh có nguồn gốc đất nằm trong quy hoạch khu nhà ở tái định cư 160 ha tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, được Novaland giới thiệu ra thị trường năm 2018 với tên gọi The Water Bay, nằm trên trục đường Mai Chí Thọ, quy mô 12 block, cung ứng khoảng 5.000 căn hộ, 3.000 officetel và 250 shophouse.

Ban đầu, khu đất này được quy hoạch để phát triển khu du lịch, văn hóa, giải trí nhưng sau đó, TPHCM chuyển thành khu tái định cư và hoán đổi 30,1 ha tại Nam Rạch Chiếc cho Novaland để triển khai dự án Lakeview City. Tuy nhiên, sau đó, TPHCM lại cho phép chuyển khu tái định cư tại Bình Khánh sang kinh doanh nhà ở.