Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone về Bộ Công an

27/02/202515:38

(Chinhphu.vn) - Ngày 27/02/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc ký văn bản số 223/TTg-ĐMDN về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc phê duyệt chủ trương chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone từ Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp về Bộ Công an. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, đề xuất.

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công an thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Tổng công ty Viễn thông MobiFone theo đúng các quy định tại Nghị định số 23/2022/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ và các quy định pháp luật liên quan, các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại các Văn bản số: 06/CV-BCĐTKNQ18 ngày 12 tháng 01 năm 2025 và 35/CV-BCĐTKNQ18 ngày 23 tháng 01 năm 2025, bảo đảm việc quản lý vốn nhà nước hiệu quả hơn và không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật.

Xuất hiện ngân hàng cho người trẻ vay mua nhà lãi suất từ 0%/năm

Thái Phương

Theo dõi Người Lao Động trên Google News

(NLĐO) - Thêm một ngân hàng cho khách hàng trẻ dưới 35 tuổi vay mua nhà với lãi suất từ 0%/năm.

Ngày 26-2, Kienlongbank cho biết vừa triển khai gói tín dụng ưu đãi 3.000 tỉ đồng, lãi suất cho vay từ 0% dành cho khách hàng cá nhân.

TIN LIÊN QUAN

  • Bất ngờ lãi suất vay mua nhà sau ưu đãi

Bất ngờ lãi suất vay mua nhà sau ưu đãi

Kienlongbank cho hay gói tín dụng áp dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân vay phục vụ đời sống, trong đó chú trọng ưu tiên triển khai cho vay đối với các cá nhân/gia đình trẻ (có độ tuổi dưới 35 tuổi) vay vốn mua nhà để ở.

Theo đại diện ngân hàng, việc áp dụng lãi suất chỉ 0%/năm giúp khách hàng giảm bớt gánh nặng tài chính cho các mục đích như mua sắm, tiêu dùng nhằm nâng cao chất lượng sống.

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, lãi suất ưu đãi vay mua nhà 0% áp dụng trong 1 tháng đầu đối với các khoản vay kỳ hạn từ 11 tháng trở lên. Nếu chọn lãi suất trong 3 tháng đầu sẽ là 5,9%/năm. Đối với các khoản vay từ 48 tháng trở lên, lãi suất ưu đãi trong 6 tháng đầu là 6,5%/năm hoặc 18 tháng đầu cố định 8,8%/năm…

Xuất hiện ngân hàng cho người trẻ vay mua nhà lãi suất từ 0%/năm- Ảnh 2.

Kienlongbank là ngân hàng tiếp theo có gói tín dụng ưu đãi cho người trẻ dưới 35 tuổi vay mua nhà

“Để tăng dư địa cho các chương trình ưu đãi lãi suất, mở ra thêm cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay cho khách hàng, ngân hàng đã chủ động trong việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động hiện hữu. Ngân hàng cũng tiết giảm tối đa chi phí phát sinh trong hoạt động vận hành thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tối ưu quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính giúp đẩy nhanh tốc độ giải ngân” - đại diện Kienlongbank nói.

Như vậy, Kienlongbank là ngân hàng tiếp theo, sau ACB, SHB công bố gói vay cho người trẻ với lãi suất ưu đãi. Trước đó, ACB là ngân hàng đầu tiên triển khai chương trình cho vay “Ngôi nhà đầu tiên” hỗ trợ nguồn vốn cho các nhu cầu mua nhà/đất ở hoặc xây dựng/sửa chữa nhà. Thời hạn vay tối đa 30 năm. Lãi suất ưu đãi từ 5,5%/năm ưu đãi trong 3 tháng đầu.

Điều kiện là công dân Việt Nam từ đủ 18 - 35 tuổi; mức vay tối thiểu từ 200 triệu đồng. Có nguồn thu nhập ổn định và bảo đảm khả năng trả nợ (tối thiểu từ 15 triệu đồng/tháng). Có tài sản thế chấp là nhà đất dự định mua hoặc nhà đất

Tiếp đó, SHB cũng triển khai gói vay vốn 16.000 tỉ phục vụ nhu cầu mua nhà với lãi suất ưu đãi từ 3,99%/năm (áp dụng trong 3 tháng đầu). Khách hàng sẽ được vay tối đa 90% giá trị tài sản dự định mua, không giới hạn số tiền vay; được miễn trả gốc đến 60 tháng đầu tiên.

Theo SHB, với gói vay mua nhà năm nay, ngân hàng đã cải tiến về quy trình xử lý để hỗ trợ tối đa khách hàng về thủ tục, hồ sơ vay vốn; rút ngắn thời gian thẩm định, thời gian xét duyệt, giải ngân… Ngân hàng cũng chấp nhận nhiều nguồn thu nhập khác nhau của khách hàng nhằm tăng tính linh hoạt cho việc trả nợ gồm: thu nhập từ lương, từ hoạt động hộ kinh doanh cá thể, từ doanh nghiệp do khách hàng làm chủ và một số nguồn thu khác.

Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai

VTV.vn - Việc áp thuế đối với bất động sản thứ hai là một trong nhiều biện pháp giúp cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch và bền vững.

Trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Đồng Nai về việc đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai, Bộ Tài chính cho biết đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vư ớng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản trong thời gian qua để báo cáo các cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo đó, cử tri cho rằng, việc áp thuế đối với bất động sản thứ hai là một trong nhiều biện pháp giúp cho thị trường bất động sản phát triển minh bạch và bền vững, không nên trở thành rào cản đối với sự phát triển của bất động sản và có nguy ơ tạo sự không đồng thuận của xã hội, Do đó, cử tri kiến nghị Chính phủ cần nghiên cứu các giải pháp toàn diện nhằm hạn chế đầu cơ, giảm thiểu những tác động bất lợi đến thị trường bất động sản, đồng thời tạo được sự đồng thuận từ người dân.

Trước kiến nghị cử tri, Bộ Tài chính khẳng định, pháp luật hiện hành đã quy định rõ về bất động sản, bao gồm đất đai, nhà và công trình xây dựng gắn liền với đất, các tài sản khác liên quan, cùng những tài sản được pháp luật công nhận.

Để quản lý sở hữu và sử dụng bất động sản, Nhà nước đã áp dụng nhiều khoản thu tại các giai đoạn khác nhau, giai đoạn xác lập quyền sở hữu và sử dụng (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trường hợp nộp một lần hoặc hàng năm, lệ phí trước bạ; giai đoạn sử dụng (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, tiền thuê đất định kỳ); giai đoạn chuyển nhượng (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng).

Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cho rằng, các khoản thu trong giai đoạn sử dụng bất động sản hiện chưa áp dụng đối với nhà ở – một điểm khác biệt so với các loại tài sản khác.

Bộ Tài chính cho biết đang triển khai nghiên cứu dựa trên các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII nhấn mạnh việc đổi mới, hoàn thiện chính sách quản lý đất đai nhằm tạo động lực đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao. Đồng thời, các kế hoạch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15) và Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 2114/QĐ-TTg) cũng đặt mục tiêu thúc đẩy thị trường BĐS minh bạch, ổn định và bền vững.

Bộ Tài chính đang tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản trong thời gian qua để báo cáo các cấp có thẩm quyền vào thời điểm thích hợp, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bất động sản và đặt trong tổng thể cải cách hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2021-2030.

Thủ tướng New Zealand: Xe điện VinFast có thể bán tốt tại New Zealand

(Thanh tra) - “Chỉ cần đổi từ tay lái thuận sang tay lái nghịch, xe điện VinFast hoàn toàn có thể bán tốt tại New Zealand” - Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon chia sẻ sau khi trải nghiệm các dòng xe điện VinFast, trong chuyến thăm và làm việc tại trụ sở Tập đoàn Vingroup (Hà Nội) sáng 27/02/2025.

Thủ tướng cùng đoàn đại biểu Chính phủ và doanh nghiệp New Zealand cảm kích trước sự đón tiếp nồng hậu của Vingroup nói riêng và Việt Nam nói chung trong chuyến thăm lần này

Thủ tướng Christopher Luxon bày tỏ sự hào hứng khi thăm Vingroup - tập đoàn hàng đầu đang tham gia vào gần như tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh New Zealand và Việt Nam vừa chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Thủ tướng dành nhiều thời gian để trải nghiệm trực tiếp hệ sinh thái xe điện VinFast, từ xe đạp điện, xe máy điện, ô tô điện cho tới xe buýt điện. Ông đặc biệt quan tâm và tìm hiểu kỹ các dòng ô tô điện. Ông cho biết chỉ cần đổi từ tay lái thuận sang tay lái nghịch, xe điện VinFast hoàn toàn có thể bán tốt tại New Zealand.

Thủ tướng New Zealand cũng tin tưởng, Việt Nam trong tương lai sẽ ngày càng gia tăng vai trò trong chuỗi cung ứng toàn cầu và Vingroup chắc chắn sẽ đóng vai trò lớn trong hành trình này. Ông mong muốn các doanh nghiệp New Zealand có thể tìm kiếm cơ hội hợp tác với Vingroup để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và New Zealand.

“Chúng tôi tin rằng New Zealand có nhiều cơ hội hợp tác với các bạn trong nhiều lĩnh vực, thông qua những doanh nghiệp của chúng tôi đến thăm trụ sở tập đoàn ngày hôm nay”, Thủ tướng New Zealand phát biểu trong chuyến thăm.

Cảm ơn Thủ tướng New Zealand đã dành thời gian đến thăm và làm việc tại trụ sở Tập đoàn, ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup hy vọng, chuyến thăm sẽ mở ra nhiều cơ hội để Vingroup và các doanh nghiệp New Zealand cùng tìm hiểu và khám phá những tiềm năng hợp tác trong tương lai.

Trước khi rời đi, Thủ tướng Christopher Luxon cùng toàn thể phái đoàn New Zealand đã cùng nhau hát một ca khúc truyền thống của người New Zealand dành tặng cho Vingroup, để cảm ơn sự tiếp đón nồng hậu của Tập đoàn nói riêng và Việt Nam nói chung dành cho đoàn trong chuyến thăm lần này.

Một số hình ảnh chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand tới trụ sở Tập đoàn Vingroup sáng 27/02/2025:

Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup cùng các lãnh đạo Tập đoàn tiếp đón Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.

Thủ tướng New Zealand đặc biệt quan tâm mẫu xe điện cao cấp VinFast VF 9.

Ông thích thú trải nghiệm cảm giác ngồi sau vô lăng VinFast VF 9.

Thủ tướng New Zealand cũng trải nghiệm mẫu xe đạp điện VF DrgnFly của VinFast.

Hệ sinh thái xe điện của VinFast gây ấn tượng mạnh với Thủ tướng Christopher Luxon.

Trước đó, các lãnh đạo Tập đoàn Vingroup đã có buổi gặp gỡ và làm việc với đoàn đại biểu Chính phủ và doanh nghiệp New Zealand.

Các doanh nghiệp New Zealand hào hứng với cơ hội hợp tác cùng Tập đoàn Vingroup trong tương lai.

Chơi lớn như nhà băng của bầu Thụy: Vay 100% giá trị, lãi suất cạnh tranh 3,88%/năm

LPBank triển khai gói vay “An cư dễ dàng – Vững vàng tương lai” cho khách hàng từ 18-45 tuổi với ưu đãi lãi suất 3,88%/năm.

image

Sau Hội nghị với Thủ tướng, nhiều ngân hàng liên tục tung các gói vay ưu đãi lãi suất, hỗ trợ khách hàng, đặc biệt là người trẻ có thể sớm sở hữu bất động sản.

Theo đó, LPBank cũng triển khai gói vay dành cho khách hàng trẻ để hỗ trợ nhu cầu mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở hoặc mua sắm trang thiết bị hoàn thiện nhà. Chương trình áp dụng cho khách hàng cá nhân từ 18 đến 45 tuổi, kéo dài đến hết ngày 31/12/2025.

Gói vay của LPBank có lãi suất từ 3,88%/năm, thời gian vay tối đa 35 năm. Khách hàng có thể vay đến 100% nhu cầu vốn, tạo điều kiện tài chính phù hợp cho kế hoạch mua và xây dựng nhà ở.

Ngoài ra, LPBank áp dụng chính sách ân hạn trả gốc lên đến 24 tháng và thời gian vay hoàn vốn tối đa 12 tháng. Các chính sách này giúp khách hàng chủ động hơn trong việc quản lý tài chính.

Trước LPBank, nhiều ngân hàng như SHB, ACB, HDBank cũng tung ra các gói lãi suất ưu đãi dưới 6%. Tuy nhiên, người vay cần xem xét kỹ các điều khoản sau giai đoạn ưu đãi, đặc biệt là mức lãi suất thả nổi và các chi phí liên quan, để đảm bảo khả năng tài chính trong dài hạn.

Sau khi hết thời gian ưu đãi, ngân hàng thường áp dụng lãi suất thả nổi đối với khoản vay. Công thức tính lãi suất sau ưu đãi phổ biến là lãi suất tham chiếu (lãi suất cơ sở) cộng biên độ.

Trong đó, lãi suất cơ sở là lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng hoặc lãi suất tham chiếu theo từng thời kỳ. Biên độ lãi suất là phần cộng thêm vào lãi suất cơ sở, thường dao động từ 2,5% - 4,5%, tùy vào chính sách của ngân hàng và hồ sơ tín dụng của khách hàng.

Vì vậy, khi vay mua nhà, người vay cần tìm hiểu kỹ về công thức tính lãi suất sau ưu đãi và dự đoán khả năng tài chính của mình khi lãi suất thay đổi. Việc này giúp tránh bất ngờ về chi phí vay khi lãi suất thả nổi tăng.

Một lưu ý khác là chi phí trả nợ trước hạn của các ngân hàng. Tại nhiều nhà băng, chính sách này có nhiều điểm tương đồng, thường dao động từ 0,5% đến 2% trong 2-3 năm đầu và được miễn lãi phạt từ năm thứ 4 trở đi. Do đó, người vay cần cân nhắc thời gian trả nợ để có thể tối ưu chi phí sở hữu ngôi nhà.

Sacombank (STB) “đại hạ giá” khoản nợ xấu liên quan đến hơn 5.800 lượng vàng SJC

Sacombank (STB) “đại hạ giá” khoản nợ xấu liên quan đến hơn 5.800 lượng vàng SJC từ thời doanh nhân Trần Bê – từng được rao bán hơn 1.000 tỷ đồng, với giá khởi điểm xuống còn 327,8 tỷ đồng, tương đương 19% tổng dư nợ và khoảng 62% dư nợ gốc.

Sacombank (STB) “đại hạ giá” khoản nợ xấu liên quan đến hơn 5.800 lượng vàng SJC

Công ty Đấu giá Hợp Danh Toàn Cầu vừa công bố thông tin về việc tổ chức đấu giá khoản nợ của CTCP Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (UPCoM: APT), theo yêu cầu từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank; HoSE: STB). Đây là một phần trong nỗ lực xử lý nợ xấu của ngân hàng này.

Theo đơn vị tổ chức đấu giá, phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 9h30 ngày 7/3 tại Hội sở Sacombank (Q.3, TP.HCM).

Khoản nợ của Thủy hải sản Sài Gòn bắt nguồn từ tháng 1/2009, khi doanh nghiệp này vay vốn từ Ngân hàng Phương Nam, liên quan đến doanh nhân Trầm Bê. Đến năm 2015, khi Ngân hàng Phương Nam sáp nhập vào Sacombank, toàn bộ tài sản và khoản nợ của ngân hàng này, bao gồm khoản vay của Thủy hải sản Sài Gòn, cũng được chuyển giao.

Tính đến ngày 8/1/2024, tổng dư nợ của Thủy hải sản Sài Gòn đã lên đến 1.768 tỷ đồng, trong đó gồm: 530 tỷ đồng dư nợ gốc, nợ lãi trong hạn là 823 tỷ đồng và nợ lãi quá hạn là 415 tỷ đồng.

Khoản nợ này được thế chấp bằng tài sản của công ty theo hợp đồng thế chấp được ký kết vào tháng 1/2009.

Sacombank đã nhiều lần tổ chức đấu giá khoản nợ nhưng chưa thành công. Do đó, ngân hàng tiếp tục hạ giá khởi điểm xuống còn 327,8 tỷ đồng, tương đương 19% tổng dư nợ và khoảng 62% dư nợ gốc.

Trước đó, vào cuối năm 2024, khoản nợ này được rao bán với giá khởi điểm khoảng 450 tỷ đồng. Có thời điểm, mức giá rao bán lên tới hơn 1.000 tỷ đồng nhưng không có nhà đầu tư nào tham gia.

Dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 của Thủy hải sản Sài Gòn, doanh nghiệp chủ yếu vay vốn dưới dạng vàng miếng SJC và một phần là tiền mặt. Cụ thể, khoản vay vàng là 5.833 lượng vàng SJC với lãi suất 10,8%/năm, thời hạn vay 12 tháng.

Giá trị khoản vay ban đầu: 102 tỷ đồng (với giá vàng 17,4 triệu đồng/lượng vào năm 2009). Giá trị khoản vay sau 16 năm là 530 tỷ đồng do giá vàng tăng cao.

Ngoài ra, công ty còn có một khoản vay bằng tiền mặt với hạn mức 103 tỷ đồng, lãi suất 12%/năm, thời hạn vay 12 tháng. Cả hai khoản vay đều được thế chấp bằng tài sản doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính năm 2023 cũng cho thấy, Thủy hải sản Sài Gòn có tổng cộng 887 tỷ đồng nợ quá hạn chưa có khả năng thanh toán, bao gồm: Lãi vay tiền mặt là 171 tỷ đồng và lãi vay vàng là 665 tỷ đồng

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ quá hạn là do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Với tình trạng tài chính hiện tại, việc xử lý khoản nợ này của Sacombank tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức.

Việc Sacombank tiếp tục hạ giá khoản nợ của Thủy hải sản Sài Gòn cho thấy ngân hàng đang nỗ lực đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, với tình hình tài chính yếu kém của doanh nghiệp cùng với biến động của thị trường vàng và tín dụng, khả năng thành công của thương vụ đấu giá lần này vẫn là một dấu hỏi lớn.

Tung kế hoạch đột phá năm 2025, cổ phiếu Novaland (NVL) áp sát trần, 10 triệu đơn vị đã trao tay

Ánh Nguyệt • 28/02/2025 - 10:35

Chứng khoán Vietcap nhận định Novaland (NVL) đang có những tiến triển nhất định về pháp lý tại loạt dự án trọng điểm như Aqua City, NovaWorld Phan Thiết…

Trong phiên sáng ngày 28/2/2025, VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu 1.307 điểm trước sức ép điều chỉnh của cổ phiếu ngân hàng. Trong khi đó, nhóm bất động sản trở thành tâm điểm của thị trường với sắc xanh tích cực, nổi bật là NVL (+6%) với gần 10 triệu đơn vị giao dịch chỉ trong 30 phút mở cửa.

Đà tăng này diễn ra ngay sau khi doanh nghiệp công bố tình hình tái cấu trúc nợ vay, phát triển dự án và kế hoạch cho năm 2025 trong cuộc họp trực tuyến vào ngày 27/2 vừa qua.

Doanh nghiệp cũng lên kế hoạch bàn giao hơn 3.000 sản phẩm trong năm 2025, trong đó NovaWorld Phan Thiết đóng góp 31%, Aqua City 27%, NovaWorld Hồ Tràm 19% và các dự án tại TP. HCM chiếm 23%. Công ty cũng đặt mục tiêu bàn giao 12.500 căn vào năm 2026 và 6.900 căn vào năm 2027.

Tại cuộc họp, ban lãnh đạo thông tin về kế hoạch mở bán 2 dự án mới tại TP. HCM là Park Avenue và Palm City (cao tầng). Dự kiến, 2 dự án này sẽ lần lượt được cấp phép xây dựng vào tháng 3 và tháng 6/2025, với kế hoạch mở bán vào quý II và quý III/2025.

Tung kế hoạch đột phá năm 2025, cổ phiếu Novaland (NVL) áp sát trần, 10 triệu đơn vị đã trao tay
Một góc dự án NovaWorld Phan Thiết (Ảnh: Novaland)

Về pháp lý các dự án trọng điểm, ban lãnh đạo kỳ vọng Aqua City, NovaWorld Phan Thiết và NovaWorld Hồ Tràm sẽ hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết vào quý II/2025. Cụ thể, Aqua City sẽ được điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500, NovaWorld Phan Thiết hoàn tất nghĩa vụ tài chính về tiền sử dụng đất và cấp phép xây dựng một số phân khu, trong khi NovaWorld Hồ Tràm sẽ hoàn tất phê duyệt các dự án thành phần như Bình Châu Onsen, Happy Beach và Long Island.

Về dòng tiền, số tiền cần thu còn lại từ các căn hộ đã bán ước tính khoảng 98.000 tỷ đồng, trong đó Aqua City chiếm 64%. Ban lãnh đạo dự kiến thu 13.700 tỷ đồng trong năm 2025, phần lớn còn lại sẽ thu vào năm 2026 và 2027.

Theo Chứng khoán Vietcap, Novaland đang có những tiến triển nhất định về pháp lý tại các dự án trọng điểm, trong khi các ngân hàng trong nước tiếp tục hỗ trợ giải ngân khoản vay mới để công ty đẩy mạnh xây dựng. Vietcap kỳ vọng Novaland sẽ tập trung vào (1) tái cơ cấu nợ, bao gồm đàm phán với chủ nợ trái phiếu để gia hạn hoặc hoán đổi tài sản và (2) từng bước tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, đẩy nhanh tiến độ xây dựng để sớm bàn giao sản phẩm đến khách hàng.

Theo đó, Novaland đặt mục tiêu kinh doanh năm 2025 với doanh thu thuần từ bàn giao bất động sản đạt 21.000 tỷ đồng, tăng 153% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 1.400 tỷ đồng.

Nhựa Rạng Đông ngừng hoạt động, đa số nhân sự nghỉ việc

Nhựa Rạng Đông cho biết đang gặp nhiều khó khăn, các công ty con và công ty mẹ đều ngừng hoạt động, nhân sự đa số nghỉ việc.

Trong văn bản gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) giải trình về việc chậm nộp công bố thông tin, Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Nhựa Rạng Đông - RDP) cho biết từ nửa cuối năm trước, tình hình tài chính gặp nhiều khó khăn. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp bị nhảy nhóm nợ xấu trên hệ thống tín dụng quốc gia, kéo theo sự khó khăn trong hoạt động của các công ty con, công ty thành viên.

CEO Huỳnh Kim Ngân cho biết hiện nay các công ty con, công ty thành viên và công ty mẹ đều đang ngừng hoạt động. Nhân sự đa số đã nghỉ việc nên không cung cấp được số liệu để tổng hợp và lập báo cáo tài chính, báo cáo tình hình quản trị công ty đúng thời hạn.

Ngoài ra, đơn vị kiểm toán cũng thông báo thanh lý hợp đồng và không tiếp tục kiểm toán cho báo cáo tài chính năm 2024. Kế toán trưởng mới tiếp nhận công việc từ tháng 12 năm trước cũng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi, tổng hợp số liệu tài chính.

Gần đây, Chủ tịch Rạng Đông Hồ Đức Lam (em trai bà Hồ Thị Kim Thoa - cựu thứ trưởng Bộ Công Thương) và 4 thành viên còn lại trong Hội đồng quản trị cùng lúc xin từ nhiệm. Điều này khiến Hội đồng quản trị của Nhựa Rạng Đông không còn bất kỳ thành viên nào.

“Việc khắc phục chậm công bố thông tin các báo cáo theo quy định thực sự bất khả thi với chúng tôi”, CEO Huỳnh Kim Ngân nêu trong văn bản gửi HoSE.

Xem toàn màn hình

Dây chuyền sản xuất màng nhựa trong dẻo của Rạng Đông Holding. Ảnh: RDP

Nhựa Rạng Đông đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Họ liên tục lỡ hẹn công bố báo cáo tài chính soát xét bán niên, quý III, quý IV và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024. Giữa tháng 2, công ty bị HoSE nhắc nhở nếu chậm nộp, cơ quan quản lý sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn. Theo quy định hiện hành, chế tài nặng nhất là bị hủy niêm yết bắt buộc khi cổ phiếu RDP đang trong diện đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11/2024.


Sponsored

Masterise Homes

Masterise Homes ra mắt biệt thự vườn ven sông tại TP HCM

Nhận báo giá

Trước đó vào cuối tháng 1, công ty nhận được thông báo của Tòa án Nhân dân TP HCM thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Người gửi đơn là Rạng Đông Films - công ty con do RDP sở hữu 97,7%. Lý do là Nhựa Rạng Đông bị mất khả năng thanh toán. Hiện tại, tòa án yêu cầu RDP phải giải trình nguyên nhân, kê khai tài sản và tiền trong tài khoản ngân hàng, danh sách chủ nợ và người mắc nợ.

Còn hồi giữa tháng 12/2024, công ty bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) phạt vì công bố thông tin sai lệch. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2023 trên báo cáo tài chính quý IV/2023 là hơn 17,3 tỷ đồng, nhưng thực tế báo cáo tài chính riêng được kiểm toán là âm hơn 117,6 tỷ đồng. Còn với báo cáo hợp nhất, công ty tự báo lãi hơn 26 tỷ đồng, nhưng kết quả sau kiểm toán lại là lỗ hơn 146,7 tỷ đồng.

RDP còn bị phạt thêm vì không công bố báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2024, báo cáo tài chính riêng và hợp nhất kiểm toán năm 2023, báo cáo thường niên năm 2023, giải trình ý kiến kiểm toán với báo cáo riêng và hợp nhất năm 2023.

tỷ đồngLợi nhuận sau thuế của Rạng ĐôngHolding201020112012201320142015201620172018201920202021202220236T 2024-200-150-100-50050100VnExpress

Nhựa Rạng Đông thành lập năm 1960, từng là một trong các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất nhựa. Giai đoạn trước năm 2016, công ty lãi hàng chục tỷ đồng. Sau đó RDP chuyển sang mô hình holding (công ty mẹ có nhiều công ty con) và đầu tư thêm bất động sản, khu công nghiệp. Năm 2019, đỉnh lợi nhuận được thiết lập với hơn 70 tỷ đồng rồi trồi sụt những năm sau đó.

RDP báo lỗ kỷ lục gần 147 tỷ đồng năm trước, lỗ lũy kế gần 206 tỷ đồng và có số nợ ngắn hạn đã vượt tài sản ngắn hạn là gần 122 tỷ đồng. Các yếu tố này dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty. Cũng trong năm 2023, Nhựa Rạng Đông phải bồi thường hơn 178 tỷ đồng vì thua kiện Sojitz Planet - đơn vị từng là đối tác chiến lược của họ - về hợp đồng mua bán cổ phần.

Để khắc phục thua lỗ, ban lãnh đạo nói sẽ thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ đối tác, đẩy mạnh hoạt động bán hàng, đàm phán các nhà băng để có thêm hạn mức tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh và đàm phán đối tác để cơ cấu lại lịch thanh toán nợ. Tuy nhiên trong nửa đầu năm 2024, lợi nhuận vẫn âm hơn 64,5 tỷ đồng và nợ hàng chục tỷ đồng tiền thuế.

Tập đoàn Sơn Hải bị kẻ xấu phá hoại công trình trên cao tốc 12.000 tỷ đồng, nguy cơ chậm tiến độ thông xe

Ánh Nguyệt • 28/02/2025 - 10:01

Tập đoàn Sơn Hải đã có văn bản đề nghị điều tra, xử lý những cá nhân phá hoại công trình trên cao tốc Vân Phong - Nha Trang.

Theo Báo Tuổi Trẻ, vào tối 27/2/2025, đại diện Tập đoàn Sơn Hải cho biết khoảng 60m hàng rào bảo vệ đường cao tốc Vân Phong - Nha Trang đã bị tháo rời, lấy cắp, gây mất an toàn khi tuyến đường sắp đi vào hoạt động.

Trước đó, vào sáng cùng ngày, lực lượng của tập đoàn kiểm tra công trường tại km360+300, thuộc gói thầu XL02, xã Xuân Đồng (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) và phát hiện hàng rào bảo vệ hai bên đường bị trộm. Tổng cộng 21 cọc bị tháo rời, trong đó 13 cọc đã bị lấy mất, số còn lại nằm ngổn ngang tại hiện trường.

Nhà thầu ước tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng, chưa bao gồm chi phí huy động nhân lực và máy móc để khắc phục. Đáng lo ngại hơn, vụ việc có thể ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao dự án vào ngày 30/4/2025, do vật liệu này phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Sau khi phát hiện vụ việc, Tập đoàn Sơn Hải đã có văn bản gửi Ban Quản lý dự án 7 (thuộc Bộ Giao thông vận tải) và Công an tỉnh Khánh Hòa để phối hợp điều tra, xử lý.


Một số cọc hàng rào ở tuyến cao tốc Vân Phong - Nha Trang bị tháo rời (Ảnh: Sơn Hải)

Được biết, cao tốc Vân Phong - Nha Trang có chiều dài hơn 83km, bắt đầu từ cửa phía Nam hầm Cổ Mã và kết thúc tại điểm đầu cao tốc Nha Trang - Cam Lâm. Tuyến đường này đi qua các địa phương gồm Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh và Diên Khánh với tổng vốn đầu tư gần 12.000 tỷ đồng, chia thành 2 gói thầu chính:

Gói thầu XL01 (Km285 - Km337+500) do liên danh CTCP Lizen (LCG), CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành, CTCP Hải Đăng và CTCP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C thực hiện.

Gói thầu XL02 (Km337+500 - Km368+350) được thi công bởi liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - VCG). Toàn dự án hiện đang vượt tiến độ khoảng 8 tháng so với hợp đồng.

Hiện chủ đầu tư và các nhà thầu quyết tâm phấn đấu hoàn thành công trình vào dịp 30/4/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TPHCM

(Dân trí) - Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Thanh Nghị được bổ sung vào nhân sự của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành phố, giữ nhiệm vụ Phó trưởng Ban Chỉ đạo.

Sáng 27/2, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành phố (Ban Chỉ đạo). Một trong những nội dung quan trọng của phiên họp là kiện toàn nhân sự của Ban Chỉ đạo.

Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã quyết định bổ sung ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy thành phố, tham gia Ban Chỉ đạo, giữ nhiệm vụ Phó trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành phố.

Phó bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Thanh Nghị (Ảnh: Hữu Khoa).

Quảng cáo của DTads

Hiện tại, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực TPHCM là Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên, Trưởng ban Nội chính Thành ủy TPHCM Ngô Minh Châu là Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo. Các Phó trưởng Ban Chỉ đạo còn lại là ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM; ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM; bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TPHCM; bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy; ông Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TPHCM.

Trước đó, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM phân công ông Nguyễn Thanh Nghị tham gia Ban Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đôn đốc giải quyết các vụ việc tồn đọng, vướng mắc, khiếu kiện đông người trên địa bàn TPHCM (viết tắt là Ban Chỉ đạo 902). Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM giữ nhiệm vụ Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ông Nguyễn Thanh Nghị được Bộ Chính trị điều động, chỉ định giữ chức vụ Phó bí thư thường trực Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2020-2025 vào ngày 25/1 vừa qua. Trước đó, ông làm Bộ trưởng Xây dựng.

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh ngày 12/8/1976, quê quán tại tỉnh Cà Mau. Ông là Tiến sĩ Khoa học kỹ thuật xây dựng, có trình độ Cao cấp lý luận Chính trị - Hành chính.

Sắp đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm, khởi điểm hơn 5.000 tỉ đồng

TPHCM dự kiến tổ chức đấu giá ba lô đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) vào quý 2/2025, với tổng giá khởi điểm hơn 5.000 tỉ đồng.

Sắp đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm, khởi điểm hơn 5.000 tỉ đồng

TPHCM sắp bán đấu giá 3 khu đất ở Thủ Thiêm. Ảnh: Anh Tú

Thông tin trên được ông Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, cho biết tại cuộc họp kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 2, diễn ra sáng 28.2.

Ông Nguyễn Toàn Thắng cho biết, TPHCM ưu tiên đấu giá ba lô đất 1-2, 1-3 và 3-5 trước, với tổng giá trị khởi điểm hơn 5.000 tỉ đồng theo bảng giá đất hiện hành. Phiên đấu giá dự kiến diễn ra trong quý 2/2025.

Ba lô đất này nằm trong Khu chức năng số 1 và số 3 của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Lô 1-2 có diện tích gần 7.900 m², lô 1-3 rộng hơn 5.000 m², cả hai đều được quy hoạch làm khu dân cư đa chức năng.

Trong khi đó, lô 3-5 có diện tích hơn 6.400 m², được quy hoạch phát triển khu nhà ở chung cư hỗn hợp kết hợp thương mại dịch vụ.

Lô đất ký hiệu 3-5 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm có diện tích hơn 6.400 m². Ảnh: Anh Tú

Theo kế hoạch, sau khi hoàn tất đấu giá ba lô đất đầu tiên, TPHCM sẽ rút kinh nghiệm và tiếp tục tổ chức đấu giá thêm tám lô đất khác trong giai đoạn 2025 - 2026. Các lô đất này nằm rải rác tại Khu chức năng số 1, số 3 và số 7.

Tại Khu chức năng số 1 sẽ có bốn lô đất được đấu giá, bao gồm hai lô đất 1-5, 1-6 được quy hoạch khu dân cư đa chức năng và hai lô đất 1-9, 1-10 có chức năng thương mại đa dạng.

Khu chức năng số 3 có ba lô đất gồm 3-9 và 3-10, có diện tích lần lượt 5.000 m² và 10.000 m², quy hoạch làm chung cư kết hợp thương mại dịch vụ. Ngoài ra, lô 3-8 với diện tích hơn 8.500 m² được quy hoạch xây dựng chung cư nhưng không có chức năng thương mại dịch vụ.

Riêng Khu chức năng số 7 có một lô đất đặc biệt, ký hiệu 7-1, rộng gần 74.400 m². Lô đất này nằm trên cù lao nhỏ, được quy hoạch để phát triển khu khách sạn nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Thành phố dự kiến triển khai đấu giá các lô đất này từ tháng 7.2025 và kéo dài đến năm 2026.

Trước đó, cuối năm 2021, TPHCM từng đấu giá thành công 4 lô đất tại Khu chức năng số 3 (ký hiệu 3-5, 3-8, 3-9, 3-12) với mức trúng kỷ lục hơn 37.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên sau đó, các doanh nghiệp trúng đấu giá đều không nộp tiền sử dụng đất đúng thời hạn và xin bỏ cọc.

ở rộng

VNINDEX

1,305.36

-0.19%

VNINDEX

VN30

1,356.43

-0.53%

VN30

HNX

239.19

-0.08%

HNX

HNX30

503.71

-0.22%

HNX30

UPCOM

99.58

-0.24%

UPCOM

TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Eximbank tung vốn giá rẻ, sở hữu nhà chưa từng dễ đến thế với lãi suất 3,68%

THỨ 6 , 28/02/2025, 17:30

1 CHIA SẺ

Nhằm hỗ trợ người trẻ trong giai đoạn khởi đầu với thu nhập còn hạn chế và chưa có nguồn vốn tích lũy đáng kể, Eximbank vừa ra mắt gói vay mua nhà “Vững tổ ấm - Chắc tương lai” Y-Rise Eximbank với lãi suất ưu đãi chỉ từ 3,68%, lên đến 36 tháng đầu tiên mỗi năm cho khách hàng từ 22-35 tuổi.

Eximbank tung vốn giá rẻ, sở hữu nhà chưa từng dễ đến thế với lãi suất 3,68%

Gói vay này không chỉ mang đến giải pháp tài chính linh hoạt, lãi suất hấp dẫn, mà còn cung cấp chính sách vay dài hạn, giúp các bạn trẻ vững bước trên con đường sở hữu ngôi nhà mơ ước, tự tin tiến gần hơn đến mục tiêu an cư.

Một trong những điểm nổi bật của gói vay này là miễn phí trả nợ trước hạn kể từ năm thứ 5, giúp khách hàng chủ động hơn trong việc cân đối nguồn tài chính và giảm áp lực tài chính lâu dài. Bên cạnh đó, Eximbank còn tài trợ 100% nhu cầu vốn, bao gồm cả phần vốn tự có của khách hàng. Đây là bước đột phá quan trọng, khẳng định Eximbank là ngân hàng tiên phong trong việc hỗ trợ toàn diện nguồn vốn cho khách hàng.

Thời gian vay tối đa lên đến 40 năm, giúp giảm bớt gánh nặng trả nợ hàng kỳ. Ngoài ra, thời gian ân hạn gốc lên đến 7 năm, tạo điều kiện để khách hàng ổn định tài chính vững vàng trong giai đoạn đầu sự nghiệp trước khi bắt đầu trả nợ. Với gói vay này, Eximbank không chỉ mang đến lãi suất cạnh tranh và chính sách vay dài hạn linh hoạt, mà còn mở ra cơ hội cho người trẻ bước đầu xây dựng tổ ấm mà không lo ngại về áp lực tài chính.

Ông Lương Nguyễn Minh Đăng – Giám đốc Khối Ngân hàng Bán lẻ Eximbank chia sẻ: “Với khoản vay 1 tỷ đồng, khách hàng chỉ cần thanh toán từ 6-7,5 triệu đồng/tháng. Với căn nhà trị giá 3 tỷ đồng, mức trả góp hàng tháng cũng chỉ từ 20-22 triệu đồng. Đặc biệt, đối với những khách hàng mua nhà 5 tỷ đồng, Eximbank hỗ trợ phương án vay không cần vốn tự có, với mức thanh toán hàng tháng từ 30-35 triệu đồng.”

Bên cạnh đó, với thủ tục chứng minh thu nhập đơn giản, tinh gọn hồ sơ cung cấp, Eximbank giúp khách hàng rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ, mang đến trải nghiệm vay vốn nhanh chóng và thuận tiện.

Với chính sách vay linh hoạt và ưu đãi, chương trình này không chỉ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn mà còn mở ra cơ hội an cư sớm hơn, thay vì phải chờ đợi trong nhiều năm để tích lũy đủ tài chính.

Eximbank lo cho mái ấm nhà bạn, yên tâm mua nhà, vững tâm làm việc!

Năm 2025, Eximbank hướng đến giai đoạn tăng trưởng mới với những mục tiêu chiến lược rõ ràng. Ngân hàng đặt trọng tâm vào mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao hiệu quả tài chính và kiểm soát rủi ro bền vững. Theo kế hoạch, tổng tài sản dự kiến đạt 265.500 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm trước, trong khi huy động vốn cũng được đẩy mạnh, kỳ vọng chạm mốc 206.000 tỷ đồng, tăng 15,5%. Dư nợ tín dụng theo đó mở rộng lên 195.500 tỷ đồng, tăng 16,2%, đi đôi với cam kết quản lý rủi ro chặt chẽ, đưa tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,99%.

Không chỉ tập trung tăng trưởng quy mô, Eximbank còn đặt mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động với kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.580 tỷ đồng, tăng mạnh 33% so với năm 2024. Nếu đạt được cột mốc này, ngân hàng sẽ ghi dấu bước tiến quan trọng, xác lập kỷ lục lợi nhuận mới và tiếp tục khẳng định vị thế trong ngành tài chính – ngân hàng.

Tập đoàn muốn mua dự án Đại Nam của ông Dũng ‘lò vôi’ phải trả khoản nợ 1.000 tỷ đồng cho Phát Đạt (PDR) trong 12 tháng tới

Kim Khánh • 01/03/2025 - 06:27

Phát Đạt (PDR) đã thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng từ tập đoàn này trong năm 2024, hơn 1.000 tỷ đồng còn lại dự kiến sẽ thu đủ trong vòng 6-12 tháng tới.

Chiều 28/2, tại buổi đối thoại với nhà đầu tư, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR), nhận định thị trường bất động sản tại Hà Nội và TP. HCM đang có dấu hiệu sôi động trở lại, đặc biệt là khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Dù không tiết lộ chi tiết kế hoạch kinh doanh, ông Đạt vẫn tự tin khẳng định: “Phát Đạt năm nay sẽ tốt hơn rất nhiều so với năm ngoái”. Công ty dự kiến mở bán 6 dự án lớn trong những năm tới, với tổng doanh thu kỳ vọng từ 40.000-50.000 tỷ đồng.

Về chiến lược tại TP. HCM, ông Đạt nhấn mạnh công ty chỉ tham gia nếu có lợi nhuận hấp dẫn, do quỹ đất tại đây ngày càng hạn chế. “Bình Dương có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhờ dân số gia tăng và hệ thống khu công nghiệp mở rộng, trong khi lại nằm sát TP. HCM. Các dự án của Phát Đạt tại Bình Dương sẽ được phát triển theo tiêu chuẩn xanh, tạo khác biệt so với thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh,” ông Đạt chia sẻ.

Với tổng doanh thu kỳ vọng lên đến 50.000 tỷ đồng, cùng chiến lược hợp tác với các đối tác lớn, ông Đạt khẳng định Phát Đạt có đủ nguồn lực tài chính để phát triển trong 3-5 năm tới. “Cuối năm ngoái, một đối tác lớn đã đề nghị đầu tư vài chục nghìn tỷ đồng để hợp tác với Phát Đạt, bao gồm mở rộng quỹ đất và phát triển bán hàng”, ông cho biết.

>> Mở cửa miễn phí để ‘kích cầu’: Vì sao khu du lịch Đại Nam của vợ chồng ông Dũng ‘lò vôi’ luôn hút khách?


Doanh thu thuần của Phát Đạt (PDR)

Đáng chú ý là về khoản nợ của CTCP Tập đoàn Danh Khôi (MCK: NRC). Lãnh đạo Phát Đạt thông tin doanh nghiệp đã thu hồi hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2024, hơn 1.000 tỷ đồng còn lại dự kiến sẽ thu đủ trong vòng 6-12 tháng tới.

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, Danh Khôi đã thông qua kế hoạch phát hành 100 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động 1.000 tỷ đồng.

Số tiền huy động sẽ được sử dụng cho các mục đích bao gồm: 110 tỷ đồng tất toán toàn bộ tiền nợ thuế quá hạn, 320 tỷ đồng tất toán trái phiếu đã phát hành, 90 tỷ đồng thanh toán nợ vay tại Ngân hàng BIDV.

Đáng chú ý, công ty còn muốn chi 195 tỷ đồng thanh toán tiền mua một phần dự án tại Khu dân cư Đại Nam (huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), do Công ty TNHH MTV Tân Khai làm chủ đầu tư. Công ty TNHH MTV Tân Khai là thành viên thuộc CTCP Đại Nam của ông Huỳnh Uy Dũng (Dũng “lò vôi”).

Năm 2024, Danh Khôi chỉ đạt doanh thu 5,15 tỷ đồng, trừ đi chi phí, công ty báo lỗ sau thuế 63,2 tỷ đồng. Đây là mức lỗ cao thứ hai kể từ khi công ty đi vào hoạt động, chỉ đứng sau khoản lỗ 73 tỷ đồng vào năm 2022. Trước đó, năm 2023, Danh Khôi vẫn ghi nhận lợi nhuận gần 12 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của công ty đạt hơn 2.000 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, phần lớn tài sản tập trung vào các khoản phải thu ngắn hạn (353,3 tỷ đồng) và dài hạn (1.294,7 tỷ đồng). Đáng chú ý, công ty đã phải trích lập dự phòng tới 62,4 tỷ đồng cho các khoản phải thu.

Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN giữ chức Thành viên Ban Kiểm soát Agribank

Hà Anh • 01/03/2025 - 12:37

Quyết định này đánh dấu một bước quan trọng trong công tác kiện toàn nhân sự cấp cao của Agribank.

Ngày 28/2/2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về công tác cán bộ đối với nhân sự Ban Kiểm soát Agribank.

Tại Hội nghị, ông Lê Đăng Minh, Trưởng phòng cán bộ Trung ương, Vụ Tổ chức cán bộ NHNN, đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm ông Lê Văn Đề, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ - NHNN Việt Nam giữ chức Thành viên Ban Kiểm soát Agribank.

Quyết định này đánh dấu một bước quan trọng trong công tác kiện toàn nhân sự cấp cao của Agribank.


Ông Lê Văn Đề, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ - NHNN Việt Nam giữ chức Thành viên Ban Kiểm soát Agribank

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ NHNN gửi lời chúc mừng đến ông Lê Văn Đề đã nhận được sự tín nhiệm từ Ban Thường vụ Đảng ủy NHNN. Ông Tuấn nhấn mạnh, quyết định bổ nhiệm này không chỉ ghi nhận năng lực, kinh nghiệm mà còn thể hiện niềm tin sâu sắc vào tinh thần trách nhiệm và những đóng góp nổi bật của ông Đè trong suốt quá trình công tác.

Trong vai trò mới, Vụ Tổ chức cán bộ NHNN tin tưởng ông Lê Văn Đề sẽ phát huy kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực ngân hàng để hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát nội bộ tại Agribank – một yếu tố then chốt đảm bảo sự phát triển bền vững.

Đại diện Vụ Tổ chức cán bộ NHNN đồng thời bày tỏ mong muốn Agribank tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện để ông Đề hoàn thành xuất sắc trọng trách, góp phần cùng tập thể Ban lãnh đạo Agribank củng cố vị thế của ngân hàng trong hệ thống tài chính quốc gia.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Lê Văn Đề gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo NHNN và Agribank đã tin tưởng giao nhiệm vụ quan trọng này. Ông cam kết sẽ nỗ lực tối đa, phát huy kinh nghiệm tích lũy và tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các nhiệm vụ.

Nhấn mạnh mục tiêu đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Agribank, đặc biệt trong bối cảnh ngành ngân hàng đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, ông Lê Văn Đề bày tỏ mong muốn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ từ Ban lãnh đạo và các đơn vị trong hệ thống Agribank. Điều này sẽ giúp ông triển khai hiệu quả các giải pháp kiểm soát, quản trị rủi ro, đồng thời nâng cao hiệu suất hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới.

ACBS nắm trong tay hơn 29,85 triệu cổ phiếu VIB

AN Diệp15:52 01/03/2025

Chứng khoán ACB và những người liên quan nắm giữ hơn 30,85 triệu cổ phiếu VIB, chiếm 1,035% vốn điều lệ.

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) ngày 28/2 vừa công bố cập nhật cổ đông sở hữu từ 1% vốn trở lên.

Nguồn: VIB

Theo đó, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) nắm giữ hơn 29,85 triệu cổ phiếu VIB, chiếm 1,002% vốn điều lệ. Ngoài ra, người có liên quan đến ACBS sở hữu thêm 995.454 cổ phần, tương ứng 0,033%. Tổng tỷ lệ sở hữu của nhóm này đạt 1,035%, tương đương hơn 30,85 triệu cổ phiếu.

Trước đó, ngày 5/8/2024, VIB lần đầu công bố danh sách 18 cổ đông lớn nắm giữ trên 1% vốn điều lệ, trong đó có 13 cá nhân và 5 tổ chức. Nhóm này sở hữu tổng cộng 1,854 triệu cổ phiếu, chiếm hơn 73% vốn ngân hàng.

Chủ tịch HĐQT VIB - ông Đặng Khắc Vỹ hiện là cá nhân nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất với 125 triệu đơn vị, tương đương 4,949% vốn điều lệ. Nhóm người có liên quan đến ông Vỹ sở hữu hơn 388 triệu cổ phiếu, chiếm 15,316%.

Đến ngày 26/11/2024, VIB công bố Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ sở hữu 146,89 triệu đơn vị, tương đương 4,931% vốn. Những người có liên quan đến ông Đặng Khắc Vỹ sở hữu 296,7 cổ phần, tỷ lệ 9,96% vốn.

Đến ngày 12/11/2024, VIB công bố bà Hoàng Vân Anh nắm giữ hơn 91,5 triệu cổ phiếu, tương đương 3% vốn VIB. Người có liên quan đến bà sở hữu thêm 0,2% vốn ngân hàng.

Về tình hình kinh doanh, kết sổ năm 2024, VIB ghi nhận thu nhập lãi thuần hơn 16.750 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước. Tương tự, lãi thuần từ dịch vụ giảm 20% còn 1.765 tỷ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối giảm 9% còn 501 tỷ đồng.

Ngược chiều, lãi thuần từ hoạt động khác tăng 64% lên 1.300 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 91% lên 248 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động cả năm 2024 của VIB tăng thêm 9% lên mức 7.211 tỷ đồng nhưng đổi lại chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VIB giảm khoảng 10% xuống còn 4.353 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế cả năm của ngân hàng vẫn “đi lùi” 16% về còn 9.004 tỷ đồng.

So với mục tiêu 12.045 tỷ đồng lãi trước thuế đề ra cho cả năm, VIB đã thực hiện được 75% kế hoạch năm.

Tính đến cuối năm 2024, tổng tài sản của VIB mở rộng 20% so với đầu năm lên mức 493.158 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác tăng 1,5 lần so với đầu năm lên gần 106.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 21,6% lên 324.010 tỷ đồng.

Về phần nguồn vốn, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác của VIB tăng 25% sau một năm lên 123.201 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 17% so với đầu năm, lên 276.308 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu của VIB tại thời điểm 31/12/2024 là 11.374 tỷ đồng, tăng 36% so với hồi đầu năm.

Đáng chú ý, trong khi nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) và nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) của ngân hàng lần lượt giảm 7% và 28% xuống gần 2.306 tỷ đồng và 2.671 tỷ đồng thì nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) của ngân hàng lại tăng tới 191%, tương đương gấp 3 lần năm trước lên 6.307 tỷ đồng. Tỉ lệ nợ xấu/dư nợ vay của ngân hàng đã tăng từ 3,14% hồi đầu năm lên 3,51%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VIB đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/2 ở mức 20.750 đồng/cp, tăng 5,3% so với đầu tháng 1/2025 (19.700 đồng/cp). Tổng khối lượng giao dịch trong phiên đạt gần 12,9 triệu đơn vị.

BCG Land: Phó Chủ tịch HĐQT và Phó Tổng giám đốc bị khởi tố; CEO Bamboo Capital Group từ nhiệm khỏi loạt chức vụ

CTCP BCG Land (UPCOM: BCR) ngày 1/3/2025 có công bố thông tin bất thường cho biết đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về quyết định khởi tố bị can đối với người nội bộ của công ty, bao gồm Phó Chủ tịch HĐQT Huỳnh Thị Kim Tuyến và Phó Tổng giám đốc Lê Nông.

Được biết bà Tuyến còn là Phó Chủ tịch HĐQT của Tracodi (TCD) và Thành viên Ban kiểm soát của BCG Energy (BGE). Hai công ty này cũng đã công bố thông tin tương tự trong ngày 1/3.

Cả 3 công ty BCG Land, BCG Energy và Tradico đều là các công ty con của CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG).

Tập đoàn Bamboo Capital ngày 1/3/2025 cũng có công bố thông tin, cho biết đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo về việc có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hồ Nam – cựu chủ tịch HĐQT.

Theo BCG, kể từ ngày 27/4/2024, ông Nguyễn Hồ Nam đã từ nhiệm và không còn giữ các chức vụ tại Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành tại công ty. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiếp tục diễn ra bình thường.

Ngày 27/02/2025, HĐQT CTCP BCG Land (UPCoM: BCR) thông qua tiếp nhận đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027 của ông Nguyễn Tùng Lâm kể từ ngày 28/02/2025.

Trước đó vào ngày 25/02/2025, ông Nguyễn Tùng Lâm cũng có đơn từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (HOSE: BCG). Lý do từ nhiệm là để ông Lâm tập trung vào thực hiện nhiệm vụ mới. Ông Hồ Viết Thùy đã được bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc BCG kể từ ngày 4/3/2025.

Chân dung ông Nguyễn Hồ Nam vừa bị khởi tố và hệ sinh thái tỷ đô Bamboo Capital

CHỦ NHẬT , 02/03/2025, 07:51

12 CHIA SẺ

BCG Land: Phó Chủ tịch HĐQT và Phó Tổng giám đốc bị khởi tố; CEO Bamboo Capital Group từ nhiệm khỏi loạt chức vụKhởi tố Nguyễn Hồ Nam – Cựu Chủ tịch Bamboo Capital (BCG)

Ông Nam cũng nằm trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, với khối tài sản cá nhân từng được ghi nhận lên đến hơn 700 tỷ đồng.

Chân dung ông Nguyễn Hồ Nam vừa bị khởi tố và hệ sinh thái tỷ đô Bamboo Capital

Thông tin ông Nguyễn Hồ Nam – Cựu Chủ tịch CTCP Tập đoàn Bamboo Capital (mã chứng khoán BCG) – bị khới tố gây chú ý. Dù đã từ nhiệm khỏi BCG, song ông Nam được biết vẫn trong ban chiến lược Tập đoàn và là cổ đông lớn nhất của công ty.

Trên thương trường, ông Hồ Nam được biết đến là người sáng lập và dẫn dắt BCG từ những ngày đầu để trở thành hệ sinh thái với tổng tài sản lến đến hàng tỷ USD như hiện tại. BCG cũng là cái tên làm dậy sóng thị trường tài chính với loạt thương vụ M&A lớn.

Khởi nghiệp từ năm 33 tuổi với dấu ấn Bamboo Capital

Về tiểu sử ông Nam, ông sinh năm 1978, quê gốc tại Vĩnh Long. Năm 1999 ông tốt nghiệp cử nhân Đại học Kinh Tế Tp.HCM, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Sau đó, ông tiếp tục tốt nghiệp thạc sĩ tại đại học Monash (Úc).

Ông Nam từng làm việc cho Unilever, đến năm 2026 mới về đầu quân cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank – STB) khi ngân hàng này có ý tưởng thành lập công ty chứng khoán.

Ông Nam chính thức giữ chức Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBS) từ khi được thành lập (cuối tháng 9/2006) và có vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trực thuộc Sacombank.

Đến năm 2011, ông Nguyễn Hồ Nam (khi ấy ông 33 tuổi) cùng cộng sự lâu năm của mình ông Nguyễn Thanh Hùng chính thức “ra riêng”, lập nên CTCP Thủ Phủ Tre (Bamboo Capital). Ban đầu Bamboo Capital chỉ hoạt động chính trên các lĩnh vực như tư vấn M&A, dịch vụ ngân hàng đầu tư, huy động vốn và phát triển dự án, nhận ủy thác đầu tư. Sau khi ổn định, đơn vị này mới bắt đầu mở rộng thêm lĩnh vực thương mại và nông nghiệp.

Một thương vụ M&A nổi bật là việc mua 68% cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi) từ SCIC, giúp BCG mở rộng sang lĩnh vực hạ tầng và logistics.

Năm 2015, sau khoảng 3 năm vắng bóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ông Nam “trở lại” khi đưa cổ phiếu của BCG lên niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE).

Hệ sinh thái tỷ USD phủ sóng từ BĐS, tài chính bảo hiểm, năng lượng đến dược…

Chân dung ông Nguyễn Hồ Nam vừa bị khởi tố và hệ sinh thái tỷ đô Bamboo Capital- Ảnh 1.

BCG đã phát triển từ một công ty nhỏ vốn điều lệ ban đầu chỉ 43 tỷ đồng, trở thành một hệ sinh thái với hơn 60 công ty thành viên và liên kết với tổng vốn hơn 8.820 tỷ đồng (tức tăng gấp 205 lần sau 10 năm khởi nghiệp).

Hiện, BCG đang hoạt động trong các lĩnh vực gồm:

+ Năng lượng tái tạo: BCG đầu tư mạnh vào điện mặt trời và điện gió, với các dự án lớn như nhà máy điện mặt trời 330MW tại Phù Mỹ, Bình Định (hơn 6.000 tỷ đồng) và BCG-CME Long An 1 (1.088 tỷ đồng).

Công ty con hoạt động trong mảng này là BCG Energy đã được niêm yết lên sàn với mã BGE. BCG Energy hiện là một trong những DNNY đứng đầu sàn chứng khoán với quy mô vốn điều lệ lên đến 7.300 tỷ đồng, tổng tài sản tỷ USD.

+ Bất động sản: BCG Land là công ty con của Tập đoàn cũng đã niêm yết lên sàn chứng khoán, quy mô tài sản hơn 2 tỷ USD.

Công ty đang sở hữu nhiều dự án quy mô như Malibu Hội An (2.000 tỷ đồng), King Crown Infinity tại Tp.Thủ Đức, và Casa Marina tại Bình Định.

+ Tài chính: BCG tham gia vào các công ty tài chính như BCG Financial, mua lại Bảo hiểm AAA, và có chân trong HĐQT Eximbank.

Tại ĐHĐCĐ Eximbank diễn ra vào sáng ngày 24/2/2024, ông Hồ Nam chính thức bước vào HĐQT của ngân hàng nhiệm kỳ 2020 - 2025. Cùng ngày, ông Nam gửi đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT BCG, song vẫn phụ trách Hội đồng sáng lập và Hội đồng cố vấn trong việc chỉ đạo định hướng chiến lược mới của Công ty.

+ Xây dựng và thương mại: Tracodi là một trụ cột quan trọng, hoạt động trong xây dựng hạ tầng và vận tải.

Hệ sinh thái BCG còn có Nguyễn Hoàng – công ty chuyên về nội thất.

Về kinh doanh, đi cùng với loạt thương vụ M&A và bành trướng quy mô hoạt động, doanh thu và lợi nhuận của BCG tăng trưởng qua các năm.

Năm 2024, BCG ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất 4.372 tỷ đồng, tăng 9% so với năm 2023. Trong đó,

  • mảng Năng lượng tái tạo chiếm 29% tổng doanh thu (1.278 tỷ đồng);

  • mảng Xây dựng hạ tầng chiếm 23% (989 tỷ đồng);

  • mảng Dịch vụ tài chính chiếm 22% (953,1 tỷ đồng);

  • mảng Bất động sản chiếm 15% (668,7 tỷ đồng);

  • mảng Sản xuất (bao gồm đồ gỗ Nguyễn Hoàng và dược phẩm Tipharco chiếm 11% (483 tỷ đồng).

Kết quả, lợi nhuận sau thuế cả năm 2024 của Công ty đạt 845 tỷ đồng, tăng đến 394% so với năm 2023. Kết quả này phần lớn đến từ việc chi phí tài chính giảm 479 tỷ đồng, tương đương giảm 30%, do công ty con phụ trách mảng năng lượng - BCG Energy (mã cổ phiếu BGE) mua lại trước hạn hai lô trái phiếu trị giá 2.500 tỷ đồng.

Chân dung ông Nguyễn Hồ Nam vừa bị khởi tố và hệ sinh thái tỷ đô Bamboo Capital- Ảnh 2.

Tính đến ngày 31/12/2024, tổng tài sản của BCG đạt 46.552 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, nhờ hợp nhất thêm Dược phẩm Tipharco. Vốn chủ sở hữu tập đoàn đa ngành này cũng tăng 23%, đạt 21.394 tỷ đồng.

Nhờ đó, tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm, chỉ còn 1,2 lần vào cuối năm 2024.

Một trong những dấu ấn khác của ông Nam tại BCG: Tập đoàn từng đối mặt với áp lực nợ lớn (1,2 tỷ USD vào năm 2022) và biến động giá cổ phiếu BCG. Tuy nhiên, ông Nam đã dẫn dắt công ty tái cấu trúc vốn, giảm tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu từ mức đỉnh 7,1 lần (2020) xuống còn 1,1 lần (2022).

Trước sự cố bị khởi tố, ông Nam được đánh giá là một doanh nhân nhạy bén, có tư duy chiến lược và khả năng quản trị rủi ro tốt. Dù đã rời ghế Chủ tịch HĐQT, ông vẫn tiếp tục đóng góp vào định hướng tương lai của BCG, một trong những kế hoạch mới là làm điện rác.

Ông Nam cũng nằm trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, với khối tài sản cá nhân từng được ghi nhận lên đến hơn 700 tỷ đồng (tính theo giá trị cổ phiếu BCG mà ông sở hữu).

Hơn 140.000 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp nhà nước tăng vốn điều lệ, thúc đẩy các ‘siêu dự án’

Việc tăng vốn điều lệ được kỳ vọng sẽ giúp các DNNN tháo gỡ nút thắt trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, đáp ứng điều kiện tham gia đấu thầu quốc tế, và triển khai các “siêu dự án” như sân bay Long Thành hay nhà máy lọc dầu Dung Quất mở rộng.

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ lâu đã đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, và giữ vững thị phần trong các ngành kinh tế trọng điểm.

Năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất 8% là năm bản lề để đất nước bước vào “Kỷ nguyên vươn mình”, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng đưa ra các kế hoạch kinh doanh tăng trưởng 2 chữ số.

Khi động lực được đặt vào các “siêu dự án”, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã vươn mình thực hiện tăng vốn điều lệ. Tạm tính theo kế hoạch của 7 doanh nghiệp lớn, số vốn tăng lên khoảng hơn 140.000 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ được kỳ vọng sẽ giúp các DNNN tháo gỡ nút thắt trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, đáp ứng điều kiện tham gia đấu thầu quốc tế, và triển khai các “siêu dự án” như sân bay Long Thành hay nhà máy lọc dầu Dung Quất mở rộng. Thực tế hiện tại, với vốn điều lệ thấp, có những DNNN không đủ điều kiện nộp hồ sơ thầu quốc tế, làm hạn chế khả năng cạnh tranh và phát triển.

Hơn 140.000 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp nhà nước tăng vốn điều lệ, thúc đẩy các 'siêu dự án'- Ảnh 1.

Becamex IDC: Thương vụ đấu giá lịch sử

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, mã BCM) đang triển khai thương vụ chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), với thời gian đăng ký mua từ 25/2 đến 21/4/2025 và tổ chức đấu giá vào ngày 28/4/2025.

Giá khởi điểm được ấn định ở mức 69.600 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền dự kiến thu về gần 21.000 tỷ đồng. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ đấu giá cổ phần lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Số tiền huy động được sẽ dùng để đầu tư vào các khu công nghiệp Cây Trường và Bàu Bàng Mở rộng tại Bình Dương, tăng vốn cho các công ty liên kết như VSIP, đồng thời tái cấu trúc tài chính với việc thanh toán 5.060 tỷ đồng trái phiếu và khoản vay.

Tỷ lệ vốn nhà nước tại Becamex IDC theo kế hoạch được phê duyệt sẽ giảm từ 95,44% xuống trên 65% đến hết năm 2025.

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Quốc hội đã chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho VEC giai đoạn 2024-2026 với tổng cộng 38.251 tỷ đồng, bao gồm 1.562 tỷ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển và 36.689 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

Với tổng mức đầu tư các dự án đường cao tốc lên tới hơn 108.800 tỷ đồng và vốn vay gần 56.900 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của VEC thường xuyên vượt mức cho phép. Trong thời gian dài, năng lực tài chính của VEC bị hạn chế và gặp vướng mắc trong huy động vốn đầu tư để xây dựng các dự án đường cao tốc mới cũng như tiếp tục nâng cấp mở rộng các dự án đang khai thác.

Giai đoạn 2026 - 2030, VEC cần huy động khoảng 30.500 tỷ đồng để hoàn thành các dự án cao tốc: Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành và chuẩn bị đầu tư mở rộng dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai, mở rộng các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông…

Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp VEC cải thiện năng lực tài chính, giảm áp lực vay nợ, và tiếp tục đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Vietnam Airlines

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN) được Quốc hội thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ tối đa 22.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1, SCIC sẽ đầu tư 9.000 tỷ đồng mua cổ phiếu, còn giai đoạn 2, nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần với quy mô tối đa 13.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn này nhằm xử lý các khoản nợ từ Covid-19, phục hồi tài chính, và đầu tư vào các dự án trọng điểm để tận dụng tiềm năng thị trường hàng không khu vực.

Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)

Vào cuối năm 2024, BSR đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 50.073 tỷ đồng, dự kiến được phê duyệt trước quý 1/2025. Số vốn tăng thêm sẽ phục vụ Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nâng công suất lên 171.000 thùng/ngày, đáp ứng tiêu chuẩn Euro V, và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Petrolimex

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025. Tập đoàn đề xuất giữ lại lợi nhuận sau thuế từ 2022-2025 để phát hành cổ phiếu thưởng, phục vụ đầu tư phát triển và duy trì vị thế chiếm 44% thị phần xăng dầu cả nước.

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV)

TKV đề xuất tăng vốn điều lệ từ 35.000 tỷ đồng lên 42.000 tỷ đồng để đáp ứng chiến lược phát triển dài hạn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đề xuất này đang được trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)

ACV đang triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 110.000 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2026. Chủ tịch HĐQT ACV, ông Lại Xuân Thanh, kiến nghị tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để giảm phụ thuộc ngân sách nhà nước và nâng cấp các khu bay.

Tính đến cuối năm 2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ACV là 32.000 tỷ đồng.

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được xây dựng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Dự thảo nhấn mạnh việc tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình, và tạo điều kiện cho các DNNN huy động vốn linh hoạt từ thị trường, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách. Đây được xem là bước đi quan trọng để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và hiện đại hóa các DNNN trong thời gian tới.

PMI tháng 2/2025: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm
2 phút trước

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers’ Index (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 2 nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù đã tăng nhẹ lên 49.2 điểm so với 48.9 điểm của tháng 1. Kết quả chỉ số kỳ này phản ánh sự suy giảm nhẹ của các điều kiện kinh doanh trong tháng.

Sự yếu kém vào thời điểm đầu năm 2025 của ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục diễn ra trong tháng 2 khi nhu cầu khách hàng yếu khiến số lượng đơn đặt hàng mới và sản lượng tiếp tục giảm. Kết quả là, các công ty tiếp tục giảm việc làm. Về khía cạnh giá cả, tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại thành mức thấp của 19 tháng, và giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ hai liên tiếp.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers’ Index™ (PMI®) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 2 nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù đã tăng nhẹ lên 49.2 điểm so với 48.9 điểm của tháng 1. Kết quả chỉ số kỳ này phản ánh sự suy giảm nhẹ của các điều kiện kinh doanh trong tháng.

Sau khi giảm lần đầu tiên trong bốn tháng trong tháng 1, số lượng đơn đặt hàng mới đã lại giảm trong tháng 2. Tốc độ giảm chỉ là nhẹ nhưng đã nhanh hơn thành mức nhanh nhất kể từ tháng 9 năm ngoái. Các thành viên nhóm khảo sát báo cáo nhu cầu yếu ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Nhu cầu xuất khẩu yếu kém được thể hiện qua số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tiếp tục sụt giảm, và đây là lần giảm thứ tư trong bốn tháng. Phù hợp với bức tranh của số lượng đơn đặt hàng mới, sản lượng ngành sản xuất cũng giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 2.

Tình trạng thiếu đơn đặt hàng mới cũng khiến một số công ty trì hoãn việc thay thế nhân viên nghỉ việc, dẫn đến tình trạng việc làm giảm lần thứ năm liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ giảm việc làm đã chậm lại so với tháng 1.

Mặc dù lực lượng lao động giảm, vẫn có bằng chứng cho thấy còn công suất dự phòng trong ngành sản xuất trong bối cảnh số lượng đơn đặt hàng mới giảm. Công việc chưa thực hiện giảm đáng kể, và mức giảm là lớn nhất trong 16 tháng.

Đi ngược với xu hướng chung của ngành sản xuất trong tháng 2, hoạt động mua hàng đã tăng nhẹ.

Trong một số trường hợp, việc tăng mua hàng hóa đầu vào phản ánh niềm tin vào lộ trình sắp tới của sản lượng ngành sản xuất. Trên thực tế, niềm tin kinh doanh đã tăng tháng thứ hai liên tiếp thành mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Các công ty hy vọng điều kiện kinh tế ổn định sẽ hỗ trợ cải thiện số lượng đơn đặt hàng mới và từ đó tăng trưởng sản lượng.

Một nhân tố khác dẫn đến sự gia tăng hoạt động mua hàng trong tháng 2 là mong muốn đảm bảo có nguồn nguyên vật liệu trong bối cảnh không chắc chắn về tình trạng sẵn có và sự chậm trễ của chuỗi cung ứng.

Thời gian giao hàng của nhà cung cấp vẫn bị kéo dài, từ đó tiếp tục chuỗi suy giảm hiệu suất hoạt động của người bán hàng bắt đầu từ tháng 9 năm 2024. Hơn nữa, mức kéo dài thời gian giao hàng trong kỳ này là đáng kể nhất trong năm tháng. Các thành viên nhóm khảo sát báo cáo các vấn đề liên quan đến cả tình trạng sẵn có của hàng hóa và tốc độ vận tải.

Sự chậm trễ giao hàng, cộng với việc sử dụng hàng hóa đầu vào để hỗ trợ sản xuất, khiến tồn kho hàng mua tiếp tục giảm mặc dù hoạt động mua hàng tăng. Tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm trong bối cảnh sản lượng giảm và những nỗ lực giảm hàng tồn kho khi số lượng đơn đặt hàng mới giảm.

Cùng với việc báo cáo tình trạng thiếu phương tiện vận tải, các công ty cũng cho biết chi phí vận chuyển tăng. Giá nguyên vật liệu đã tăng cao, và điều này đã khiến chi phí đầu vào tăng trở lại trong tháng 2.

Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí là yếu nhất trong chuỗi tăng 19 tháng hiện nay và thấp hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Ngược lại với tình trạng tăng chi phí đầu vào, các nhà sản xuất đã giảm giá bán hàng tháng thứ hai liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu yếu. Mức giảm là nhẹ nhưng nhanh hơn so với tháng 1.

Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói: “Các nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp tục báo cáo tình trạng nhu cầu yếu trong tháng 2, và ngành sản xuất đã phải chật vật để lấy lại động lực trong năm 2025 tính đến thời điểm này.

Ở một khía cạnh tích cực hơn, các công ty ngày càng lạc quan về xu hướng sản lượng trong tương lai, mặc dù niềm tin kinh doanh thường dựa trên hy vọng rằng các điều kiện kinh tế sẽ ổn định trong những tháng tới.

Các vấn đề về giao thông vận tải là trở ngại chính đối với ngành sản xuất trong tháng 2, khi người trả lời khảo sát nêu lên các vấn đề về tốc độ vận chuyển và tình trạng sẵn có của hàng hóa cũng như chi phí cao hơn. Các công ty sẽ hy vọng những hạn chế về phía cung này sẽ giảm bớt, đồng thời nhu cầu sẽ cải thiện trong thời gian tới trong năm”.

Elon Musk bị tòa triệu tập trong vụ ‘có con với nhà văn’

MỹTỷ phú Elon Musk được lệnh hầu tòa để giải quyết các vấn đề liên quan đơn kiện giành quyền nuôi con của tác giả Ashley St. Clair.

Theo People, tòa án yêu cầu Musk, 53 tuổi, có mặt vào ngày 29/5. Các luật sư phía Musk sẽ tranh luận quanh vấn đề tỷ phú có cần làm xét nghiệm quan hệ cha con hay không, việc Ashley St. Clair xin quyền nuôi con một mình hay thỏa thuận cấp dưỡng nuôi con của đôi bên. Ông Jeffrey H. Pearlman, Thẩm phán Tòa án Tối cao New York, là người giám sát vụ án.

Karen B. Rosenthal, luật sư của Ashley St. Clair, cho biết phía Musk chưa phản hồi yêu cầu của tòa. Theo họ, Musk có luật sư đại diện ở thành phố New York, nơi Ashley St. Clair cư trú và nộp đơn. “Ông đã kéo dài sự việc và gây ra sự đau khổ không cần thiết. Chúng tôi không có ai để trao đổi một cách đàng hoàng”, Rosenthal nói.

Tác giả thiếu nhi Ashley St. Clair và Elon Musk. Ảnh: X Ashley St. Clair/Film Magic

Tác giả thiếu nhi Ashley St. Clair và Elon Musk. Ảnh: X Ashley St. Clair/Film Magic

St. Clair kiện Musk để giành quyền nuôi con ngày 21/2. Trong đơn, tác giả cho biết R.S.C. - con trai của họ - sinh tháng 9/2024. Cô khẳng định Musk không có mặt khi R.S.C. chào đời và “chỉ gặp con ba lần, không tham gia vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng con”. St. Clair cũng xin xác định quan hệ cha con.

Nhà văn cung cấp nhiều thông tin về “mối quan hệ lãng mạn” của họ, bắt đầu từ tháng 2/2023. Musk “đã thừa nhận là bố đứa trẻ” trong nhiều tin nhắn, sau khi R.S.C. chào đời.

St. Clair cho biết Musk gặp con trai lần đầu ngày 21/9/2024 và dành hai giờ bên cậu bé, rồi một giờ vào ngày hôm sau. Lần cuối Musk đến thăm R.S.C. là ngày 30/11/2024, trong 30 phút.

Elon Musk bế con chung với Ashley St. Clair trong một lần gặp bé. Ảnh: Supreme Court of The State of New York, County of New York

Hôm 14/2, St. Clair gây sốc với dư luận khi tuyên bố “bí mật sinh con cho Elon Musk” cách đây 5 tháng, quyết định lên tiếng để bảo vệ con khỏi những tin đồn tiêu cực. Một ngày sau, cô tiếp tục gây chú ý khi kể lại chuyện tình với ông chủ X trên tờ NY Post.

Ashley St. Clair sinh năm 1999, là tác giả viết truyện thiếu nhi, nổi tiếng với tác phẩm Elephants Are Not Birds (2023). Ngoài công việc viết lách, cô được biết đến là người theo chủ nghĩa bảo thủ, có hơn một triệu người theo dõi trên X. Cô cũng từng xuất hiện trên các kênh Fox News, tham gia podcast, show trực tuyến để bàn về chủ đề tỷ lệ sinh giảm ở các quốc gia giàu có.

Ngoài con của St. Clair, “ông trùm” công nghệ có 13 con với ba người phụ nữ khác. Anh đón con đầu lòng với vợ đầu tiên - Justine Wilson - năm 2002, nhưng em bé qua đời lúc 10 tuần tuổi. Cả hai có tiếp năm con đến khi ly hôn năm 2008. Sau khi hẹn hò ca sĩ Grimes năm 2018, anh có thêm ba con. Elon Musk đang hẹn hò giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp Neuralink - Shivon Zilis. Họ có bốn con chung, trong đó cặp sinh đôi chào đời vài tuần trước khi Grimes đón bé thứ ba. Hôm 28/2, Zilis thông báo có con thứ tư với Musk.

Trên X ngày 20/2, Grimes đăng bài cầu xin Elon Musk phản hồi liên lạc của cô do một trong số những người con của họ gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tỷ phú Mỹ chưa phản hồi thông tin này.