Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Thủ tướng: Việt Nam sẽ thành trung tâm kinh tế lớn tại Đông Nam Á

Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển thành trung tâm kinh tế, thương mại và đầu tư lớn tại Đông Nam Á từ nay tới 2030, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tại tọa đàm với 16 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của châu Âu chiều 2/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay từ 8% trở lên và đạt hai con số trong những năm tới. Việc này để trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045.

“Việt Nam sẽ xây dựng và phát triển thành trung tâm kinh tế, thương mại và đầu tư lớn tại Đông Nam Á từ nay tới năm 2030”, Thủ tướng cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước các doanh nghiệp châu Âu, chiều 2/3. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu trước các doanh nghiệp châu Âu, chiều 2/3. Ảnh: VGP

Theo lãnh đạo Chính phủ, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam tiếp tục cải thiện, được cộng đồng quốc tế và nhà đầu tư đánh giá tích cực.

Ông dẫn chứng, nhiều tổ chức quốc tế lớn đã nâng hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, xếp hạng tín nhiệm “ổn định”, chỉ số phát triển Chính phủ điện tử tăng 15 bậc. Cùng với đó, chỉ số tự do kinh tế tăng 13 bậc, đổi mới sáng tạo toàn cầu và phát triển bền vững tăng lần lượt 2 và 1 bậc. Việt Nam cũng lọt top 50 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn thông tin mạng.

“Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Việt Nam là trung tâm sản xuất chiến lược, kết nối với các chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông nói thêm.

Năm nay kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao EU-Việt Nam. EU là đối tác thương mại lớn thứ 4, nhà đầu tư lớn thứ 5 với trên 30 tỷ USD rót vào Việt Nam. Họ cũng là nhà tài trợ ODA hàng đầu với ngân sách viện trợ giai đoạn 2021-2024 là 210 triệu euro. Kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 68 tỷ USD, tăng 16% so với 2023.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt 16 doanh nghiệp lớn châu Âu, ngày 2/3. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt 16 doanh nghiệp lớn châu Âu, ngày 2/3. Ảnh: VGP

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết các doanh nghiệp châu Âu tin tưởng vào tiềm năng của Việt Nam. Họ kinh doanh và sẵn sàng thu hút thêm nhiều nhà đầu tư cho Việt Nam.

Ông đánh giá những cải cách gần đây của Chính phủ Việt Nam là “vô cùng quyết đoán và ấn tượng”. Việc này giúp Việt Nam có khuôn khổ pháp lý, quy tắc rõ ràng. Ông nhận định Việt Nam luôn tìm ra các giải pháp thực tiễn nhanh chóng thích ứng tình hình.

“Do đó, hai bên cần giảm thời gian ra các quyết định, giảm thủ tục hành chính. EU sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, các bộ ngành Việt Nam trong tiến trình này”, ông Julien Guerrier nói.

Trong khi đó, theo khảo sát của Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), 75% số doanh nghiệp EU được khảo sát đều khuyên lựa chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư.

“Cần tăng quảng bá để thế giới biết đến Việt Nam là điểm đến du lịch, đầu tư kinh doanh hấp dẫn”, Chủ tịch EuroCham Bruno Jaspaert nói.

Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier phát biếu tại tọa đàm. Ảnh: VGP

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Julien Guerrier phát biểu tại tọa đàm, ngày 2/3. Ảnh: VGP

Việt Nam đang đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực, tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Nhà điều hành tiếp tục cải cách thể chế, trong đó cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính và thời gian thực hiện, 30% chi phí kinh doanh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp EU mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư chất lượng cao, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam. Ông gợi ý nhà đầu tư tiếp tục tăng hợp tác trong các lĩnh vực như kinh tế xanh - số - tuần hoàn, kinh tế tri thức, trung tâm tài chính, tài chính xanh, năng lượng mới (như hydrogen), năng lượng tái tạo, phát triển kinh tế biển (hậu cần - cảng biển, điện gió ngoài khơi, nuôi trồng hải sản)…

Lãnh đạo Chính phủ cho rằng cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần tăng hợp tác. Theo đó, phía EU tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đưa Việt Nam thành “cứ điểm sản xuất kinh doanh, đầu tư lâu dài của các doanh nghiệp EU tại khu vực”.

Đại diện Tập đoàn Bosch tham gia toạ đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 2/3. Ảnh: VGP

Đại diện Tập đoàn Bosch tham gia tọa đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 2/3. Ảnh: VGP

Ông cũng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp EU có tiếng nói thúc đẩy 9 nước thành viên còn lại sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA); thúc đẩy EC xem xét tích cực việc sớm gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU với thủy hải sản xuất khẩu của Việt Nam, duy trì viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam.

Ở điểm này, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam Julien Guerrier cũng cho rằng các nước thành viên EU cần hoàn tất phê chuẩn EVIPA càng sớm càng tốt.

Tại tọa đàm, các doanh nghiệp EU cũng đề cập tới một số cơ hội hợp tác, định hướng đầu tư trong các lĩnh vực như bất động sản công nghiệp (tập đoàn DeepC), đổi mới sáng tạo (Bosch), sản xuất bền vững (Heineken), nông nghiệp (Bayer)… Họ kiến nghị Chính phủ các quy định liên quan trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong bảo vệ môi trường và tái chế nước thải; tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo, cơ chế mua bán điện trực tiếp, cũng như thủ tục hải quan, đưa dược phẩm mới vào thị trường…

Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết khu vực FDI là một hợp phần quan trọng của kinh tế Việt Nam, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Việt Nam cũng cam kết là điểm đầu tư an toàn, thuận lợi, bảo đảm ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, thể chế cho nhà đầu tư.

DeepSeek gây chấn động khi công bố tỷ suất lợi nhuận khủng 545%

Thanh Lê • 02/03/2025 - 16:42

Dù mức lợi nhuận khủng này chỉ mang tính lý thuyết, việc công bố thông tin diễn ra trong bối cảnh giới đầu tư công nghệ ngày càng quan tâm đến khả năng sinh lời của các công ty AI.

DeepSeek, hiện tượng đáng chú ý trong ngành trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc, vừa công bố thông tin tài chính ấn tượng vào thứ Bảy, hé lộ một phần mô hình kinh doanh thường được giữ kín trong lĩnh vực AI.

DeepSeek vừa công bố thông tin tài chính ấn tượng vào ngày 1/3

Công ty khởi nghiệp 20 tháng tuổi này, nổi bật với cách tiếp cận sáng tạo và tiết kiệm chi phí, cho biết trên nền tảng X rằng tỷ suất lợi nhuận của các mô hình V3 và R1 trong ngày cuối tháng Hai đạt 545%, tức gấp hơn 5 lần chi phí vận hành.

Con số này được tính dựa trên tỷ lệ giữa chi phí suy luận (inferencing) và doanh thu trong 24 giờ. Chi phí suy luận bao gồm năng lượng tính toán, điện năng, lưu trữ dữ liệu và các tài nguyên cần thiết để vận hành mô hình theo thời gian thực.

Lợi nhuận ấn tượng nhưng mang tính giả định

Tuy nhiên, DeepSeek cũng đưa ra một lưu ý trên GitHub rằng doanh thu thực tế của họ thấp hơn đáng kể do nhiều yếu tố. Chẳng hạn, chỉ một phần nhỏ dịch vụ của công ty được thương mại hóa, đồng thời DeepSeek thường áp dụng chính sách giảm giá trong các khung giờ thấp điểm. Ngoài ra, con số này chưa bao gồm chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như đào tạo mô hình.

Dù mức lợi nhuận khủng này chỉ mang tính lý thuyết, việc công bố thông tin diễn ra trong bối cảnh giới đầu tư công nghệ ngày càng quan tâm đến khả năng sinh lời của các công ty AI.

Từ OpenAI đến Anthropic PBC, các doanh nghiệp đang thử nghiệm nhiều mô hình doanh thu khác nhau, từ đăng ký thuê bao, tính phí sử dụng đến thu phí cấp phép. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn đặt câu hỏi về tính bền vững của những mô hình này và liệu AI có thể nhanh chóng đạt được lợi nhuận thực tế hay không.

DeepSeek cho biết dịch vụ trực tuyến của họ đạt “tỷ suất lợi nhuận chi phí 545%” nhờ tối ưu hóa hiệu suất tính toán. Họ sử dụng phương pháp cân bằng tải – phân bổ công việc giữa nhiều máy chủ và trung tâm dữ liệu để đảm bảo hệ thống vận hành mượt mà. Công ty cũng cải tiến cách xử lý dữ liệu để giảm độ trễ (thời gian chờ từ khi người dùng gửi yêu cầu đến khi nhận được phản hồi).

Điều đáng chú ý là trong tuần qua, DeepSeek đã thực hiện một loạt động thái bất thường, gây bất ngờ cho ngành công nghiệp AI. Trái ngược với các đối thủ lớn của Mỹ như OpenAI vốn theo đuổi chiến lược sở hữu độc quyền, DeepSeek lại chọn cách chia sẻ một số đổi mới quan trọng cũng như dữ liệu nền tảng của họ, thể hiện cam kết với AI mã nguồn mở.

Theo Yahoo Finance

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp đột phá thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

02/03/2025 19:36

google news[Chia sẻ](javascript::wink:

(Chinhphu.vn) - Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Hướng tới tăng trưởng bền vững, bao trùm, toàn diện, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Chỉ thị nêu rõ, mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 là nhiệm vụ khó khăn, thách thức nhưng chúng ta phải quyết tâm hoàn thành để tạo đà, tạo lực, tạo thế cho những năm sau tăng trưởng hai con số, với tinh thần: "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi.

Quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng phải bền vững, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường; cân đối, hài hòa giữa thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong ngắn hạn với phát triển trong trung và dài hạn; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Tăng trưởng kinh tế phải dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động.

Mục tiêu là hướng tới tăng trưởng bền vững, bao trùm, toàn diện, mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dân.

Phát huy tối đa các nguồn lực, tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đổi mới, tinh thần đột phá, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, coi khó khăn của người dân, doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình để chủ động hỗ trợ, đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”.

Huy động mọi thành phần kinh tế, mọi doanh nghiệp, người dân cùng tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội.

Theo dõi sát, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác phân tích, dự báo, chủ động các phương án, giải pháp đồng bộ, toàn diện, trọng tâm trọng điểm để có phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, nhất là đối với những vấn đề mới phát sinh, vấn đề khó, nhạy cảm.

Trong chỉ đạo, điều hành phải phát huy cao nhất tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc; khai thác tối đa mọi cơ hội, động lực, nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển; linh hoạt, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ

Chỉ thị đưa ra các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, phát huy hiệu quả các cơ chế, chính sách, quy định mới, đột phá đã ban hành, tháo gỡ, giải phóng ngay nguồn lực của nền kinh tế

Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất… để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, du lịch, tiêu dùng trong nước trong năm 2025, báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 15 tháng 3 năm 2025.

Khẩn trương nghiên cứu xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành Nghị quyết về các cơ chế, chính sách phát triển đột phá khu vực kinh tế tư nhân; xác định quan điểm kinh tế tư nhân phải là một trong những động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tăng cường quản lý thu, nhất là thu từ hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống, phải hoàn thành số hóa chậm nhất trong Quý II năm 2025; phấn đấu thu ngân sách nhà nước năm 2025 ở mức cao nhất theo chỉ đạo của Chính phủ;

Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên để tập trung cho đầu tư phát triển, tiết kiệm ngay 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2024 để bổ sung đầu tư cho tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác;

Trong đó, tập trung thực hiện hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, thị trường liên ngân hàng, tái cấp vốn, lượng tiền cung ứng, phát hành tín phiếu,…

Thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến lãi suất huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại, thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với chi phí hợp lý, giá vốn rẻ phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, nhất là việc công bố công khai lãi suất huy động, lãi suất cho vay, hoạt động cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng;

Kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm, nhất là các tổ chức tín dụng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, không đúng quy định (cả lãi suất huy động và cho vay);

Nghiêm cấm không để các ngân hàng thương mại tự do tăng lãi suất không theo định hướng, cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng.

Nghiên cứu nâng quy mô Chương trình cho vay đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng 100 nghìn tỷ đồng và mở rộng phạm vi Chương trình đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản.

Tiếp tục nghiên cứu triển khai các gói tín dụng ưu đãi để thúc đẩy các động lực tăng trưởng kinh tế và cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở.

Các bộ, cơ quan và địa phương tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các cơ chế, chính sách thí điểm, đặc thù, quy định mới, đột phá, cơ chế “luồng xanh” cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế trong lĩnh vực công nghệ cao.

Giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng ngay việc phân loại dự án xanh, tiêu chí xanh để làm cơ sở huy động vốn phát triển xanh.

Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng năng lực sản xuất nguyên vật liệu và tham gia các dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị, đường sắt kết nối với quốc tế, dự án năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi… và hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp trong triển khai thực hiện.

Tiếp tục ưu tiên thời gian, nguồn lực để tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, quy định pháp luật

Các Bộ, cơ quan, địa phương tập trung rà soát sửa đổi, hoàn thiện các quy định không còn phù hợp, chồng chéo hoặc chưa đầy đủ theo hướng vướng mắc ở đâu, tháo gỡ ở đó, ở cấp nào thì cấp đó chủ động xử lý, thực hiện ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và nâng cao năng lực thực thi của cán bộ, công chức, viên chức;

Thể chế, cơ chế, chính sách phải hướng tới huy động mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp và người dân cùng tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào tăng trưởng và phát triển đất nước.

Hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các điểm nghẽn, các khó khăn, vướng mắc, rào cản đối với người dân, doanh nghiệp, gồm cả nhà đầu tư nước ngoài.

Tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính để giảm phiền hà, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo mọi điều kiện giải quyết nhanh các thủ tục đầu tư, khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

Phấn đấu trong năm 2025 giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính; giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh; bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết; mọi thủ tục liên quan đến doanh nghiệp phải được thực hiện trực tuyến, thông suốt, liền mạch và hiệu quả, bảo đảm minh bạch, giảm tối đa giấy tờ; 100% thủ tục hành chính được thực hiện không phụ thuộc vào địa giới hành chính trong phạm vi cấp tỉnh.

Bộ Tài chính rà soát tổng thể về điều kiện đầu tư kinh doanh, điều kiện hành nghề, thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển đồng bộ thị trường tài chính, thị trường vốn, nhất là các giải pháp về phát hành trái phiếu doanh nghiệp an toàn, hiệu quả, bền vững, công khai, minh bạch, hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp huy động vốn trung, dài hạn phát triển sản xuất, kinh doanh. Năm 2025, phấn đấu hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán.

Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3 năm 2025 về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả.

Bộ Tư pháp triển khai hiệu quả Đề án “Ứng dụng công nghệ số trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật” theo Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ;

Trong đó, tập trung xây dựng, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương vận hành “Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật” để kịp thời phát hiện, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện chính sách, quy định của pháp luật, tháo gỡ những rào cản, vướng mắc về thể chế nhằm bảo đảm mục tiêu kiến tạo, thúc đẩy phát triển.

Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội

Các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 đạt ít nhất 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, theo tinh thần lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt và thu hút mọi nguồn lực xã hội;

Quyết tâm hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2025 có ít nhất 3000 km đường cao tốc và trên 1000 km đường ven biển, cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các cảng khu vực Lạch Huyện, đưa vào khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, T2 Nội Bài, khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu, hoàn thành các thủ tục đầu tư cảng biển quốc tế Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công; có chế tài và thực hiện xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời những cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.

Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi công, đẩy nhanh tiến độ các dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025; các dự án quan trọng, động lực như Vành đai 4 Hà Nội, Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Biên Hoà - Vũng Tàu, Bến Lức – Long Thành các cảng khu vực…

Nghiên cứu xây dựng ngay tuyến tàu điện ngầm hoặc đường sắt từ sân bay Long Thành đến Tân Sơn Nhất, tuyến đường sắt trên cao từ Văn Cao đi Láng Hòa Lạc.

Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương hoàn thiện phương án phân bổ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2024, báo cáo cấp có thẩm quyền trong tháng 02 năm 2025; hoàn thiện phương án phát hành trái phiếu chính phủ để bổ sung nguồn lực cho các dự án trọng điểm trong Quý I năm 2025.

Về thúc đẩy đầu tư tư nhân, thu hút FDI

Bộ Tài chính đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư; tiếp tục nhân rộng cơ chế Tổ công tác làm việc với từng nhà đầu tư chiến lược để thu hút các dự án FDI quy mô lớn, công nghệ cao.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ sửa đổi, điều chỉnh và triển khai hiệu quả Quy hoạch và kế hoạch thực hiện quy hoạch điện VIII; tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ đưa vào vận hành các dự án nguồn điện lớn, lưới điện quan trọng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập “quỹ nhà ở quốc gia” để phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn, nhà ở xã hội, nhà ở cho người trẻ dưới 35 tuổi.

Khai thác hiệu quả thị trường trong nước, phát triển thương mại điện tử và thu hút khách du lịch

Các bộ, cơ quan, địa phương nghiên cứu, tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa; triển khai các giải pháp đồng bộ để khai thác xu hướng tiêu dùng, du lịch trong nước dịp lễ, tết.

Bộ Công Thương đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại thị trường trong nước; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số gắn với tăng cường giám sát, xử lý vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử; phát triển các mô hình tiêu dùng kết hợp trải nghiệm như trung tâm thương mại số, kết hợp thương mại - văn hoá - du lịch…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch; nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật, thể thao, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch. Thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoan 2025 – 2035; xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa

Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Bộ Công an, các bộ, cơ quan nghiên cứu phương án đơn phương miễn thị thực nhập cảnh có thời hạn cho công dân một số nước châu Âu, Trung Đông, châu Mỹ La-tinh…

Các bộ, cơ quan và địa phương theo dõi sát tình hình, chủ động phương án, giải pháp đồng bộ để điều tiết sản xuất, kích cầu để khai thác tối đa, hiệu quả xu hướng tiêu dùng, du lịch trong nước trong các dịp lễ, tết.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan liên quan hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết trong 17 FTA đã ký kết; đẩy mạnh đàm phán, tham mưu ký kết các FTA với các nước Trung Đông, Thụy Sỹ, Na Uy, Phần Lan, Ấn Độ Brazil…; tăng cường khai thác các thị trường mới, tiềm năng, thị trường Trung Đông, Halal, Mỹ La-tinh, châu Phi.

Các bộ, cơ quan, địa phương tăng cường quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ, đặc biệt tài chính - ngân hàng, phát triển logistics, mở rộng vận tải hàng không, đường biển; tăng cường hội nhập quốc tế về dịch vụ và ký kết các hiệp định kinh tế số.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm cải thiện về năng suất, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nguồn nhân lực chất lượng cao

Bộ, cơ quan, địa phương thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia sâu rộng, toàn diện trong tất cả các ngành, lĩnh vực, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ, dữ liệu, công nghệ số và đổi mới sáng tạo; nền kinh tế số rộng khắp, bảo đảm an ninh, an toàn mạng.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06; đẩy nhanh việc chia sẻ dữ liệu, nhất là dữ liệu về dân cư, tư pháp, giáo dục, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, phương tiện.

Đẩy mạnh chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, năng lượng mới, y sinh học, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí… thúc đẩy các mô hình kinh doanh mới, ưu tiên tập trung vào một số ngành: bán buôn, bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, du lịch, logistics.

Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy mạnh thương mại hoá 5G; nghiên cứu công nghệ 6G; phát triển vệ tinh viễn thông và nâng cấp hạ tầng trục viễn thông quốc gia. Đẩy mạnh đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương triển khai các Đề án về Trung tâm tài chính quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực tại Đà Nẵng; hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại Việt Nam để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 năm 2025.

Khẩn trương tham mưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các cơ chế, chính sách đặc thù để triển khai ngay Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 và bảo đảm nguồn lực để thực hiện Chương trình.

Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương rà soát, tham mưu báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc ban hành mới và tổ chức triển khai hiệu quả các chiến lược đã ban hành về nghiên cứu, ứng dụng, khai thác không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ.

Bộ Ngoại giao, các bộ, cơ quan tiếp tục tăng cường ngoại giao kinh tế, ngoại giao công nghệ, nhất là trong các lĩnh vực bán dẫn, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp… thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại, phát triển khoa học công nghệ và các ngành mới nổi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chính sách khuyến khích, thúc đẩy đào tạo nhân lực chất lượng cao cho các ngành cho các ngành, lĩnh vực ưu tiên, mới nổi; nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư nguồn lực, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách thu hút nhân tài vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị và chính sách đặc biệt đối với cán bộ, công chức đạt thành tích xuất sắc trong công việc; đồng thời có cơ chế đưa ra khỏi bộ máy những người không đủ năng lực, phẩm chất; cụ thể hóa hơn nữa chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì cùng Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước từ đầu năm học mới 2025-2026; đồng thời nghiên cứu đề án xây dựng các trường nội trú cho học sinh phổ thông ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Chỉ thị yêu cầu các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp đồng bộ phát triển văn hóa, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quyết liệt thực hiện các cam kết tại COP26, ổn định chính trị, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; làm tốt công tác truyền thông chính sách, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế thực chất, hiệu quả.

Nhà đầu tư Quốc Cường Gia Lai (QCG) mất bao lâu để ‘về bờ’ từ khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố?

Hải Băng • 02/03/2025 - 11:39

Sau biến cố bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố, cổ phiếu QCG lao dốc mạnh. Tuy nhiên, QCG đã nhanh chóng hồi phục, đồng thời doanh nghiệp cũng công bố kết quả kinh doanh khả quan trong một năm đầy biến động.

Ngày 19/7/2024, Tổng Giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) - bà Nguyễn Thị Như Loan bị khởi tố và tạm giam để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” trong vụ án tại dự án 39 - 39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP. HCM.


Bà Nguyễn Thị Như Loan

Không chỉ nắm vai trò chủ chốt trong hoạt động điều hành, bà Loan còn là cổ đông lớn nhất với tỷ lệ sở hữu 37,05% cổ phần. Việc bà bị khởi tố đã tác động mạnh đến diễn biến cổ phiếu QCG.

Từ ngày 19 - 26/7/2024, QCG ghi nhận chuỗi 6 phiên giảm sàn liên tiếp. Đến ngày 27/7/2024, cổ phiếu tiếp tục chạm sàn tại 5.890 đồng/cp, trước khi có lực cầu bắt đáy và đảo chiều tăng trần. Tuy nhiên, phải đến ngày 12/8/2024, QCG mới thực sự tạo đáy tại 5.590 đồng/cp, đánh dấu mức giảm 41% kể từ khi thông tin khởi tố được công bố.

Trên thực tế, trước đó cổ phiếu này đã liên tục điều chỉnh kể từ đỉnh gần 19.000 đồng/cp hồi tháng 4/2024. Đồng thời, doanh nghiệp không thể tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên vào ngày 30/6/2024 do bà Nguyễn Thị Như Loan phải nhập viện.


Diễn biến cổ phiếu QCG

Trước sự việc của bà Loan, QCG lập tức phát thông báo khẳng định công ty vẫn hoạt động bình thường. Các hoạt động kinh doanh và giao dịch với đối tác vẫn diễn ra như kế hoạch. Công ty cam kết nỗ lực tối đa để ổn định hoạt động, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng, cổ đông và đối tác. Đồng thời, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô La) đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc thay mẹ.

QCG đã nhanh chóng lấy lại vùng giá ngày 19/7/2024 sau 90 ngày, với 62 phiên giao dịch. Hiện tại, cổ phiếu QCG có thị giá 12.550 đồng/cp (kết phiên 28/2/2025), tăng 125% kể từ đáy.

Bà Loan tại ngoại, Quốc Cường Gia Lai kinh doanh khởi sắc

Ngày 11/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với bà Nguyễn Thị Như Loan, cho phép bà được tại ngoại trong quá trình điều tra vụ án. Hiện tại, bà tiếp tục làm cố vấn cho QCG, hỗ trợ giải quyết các công việc và dự án dang dở.


Nguồn: Tổng hợp

QCG khép lại năm 2024 đầy biến động với doanh thu 729,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 71,9 tỷ đồng, lần lượt tăng 69% và 2.147% so với cùng kỳ.

Trong kỳ, QCG tích cực giải phóng hàng tồn kho và thoái vốn khỏi các công ty liên doanh, liên kết. Tính đến ngày 30/12/2024, tổng tài sản của QCG đạt 8.883,8 tỷ đồng, giảm 683,3 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho ở mức 6.638,1 tỷ đồng, giảm 397,8 tỷ đồng; đầu tư tài chính dài hạn còn 319 tỷ đồng, giảm 413,3 tỷ đồng. Ngược lại, lượng tiền mặt tăng mạnh lên 114,8 tỷ đồng, so với 28,5 tỷ đồng hồi đầu năm.

Động thái gia tăng tiền mặt diễn ra trong bối cảnh QCG thông báo đồng ý trả bà Trương Mỹ Lan 2.882 tỷ đồng vào tháng 11/2024.

DN liên quan Bamboo Capital và ông Nguyễn Hồ Nam vừa bị HNX tạm dừng lô trái phiếu 3.000 tỷ theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước

DN này vừa bất ngờ báo lỗ với “gánh nợ” 7.000 tỷ - gấp 3,5 lần vốn chủ sở hữu.

DN liên quan Bamboo Capital và ông Nguyễn Hồ Nam vừa bị HNX tạm dừng lô trái phiếu 3.000 tỷ theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa thông báo về quyết định tạm ngừng giao dịch đối với lô trái phiếu HIC12103 của CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios - doanh nghiệp có liên quan đến ông Nguyễn Hồ Nam (cựu Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital).

Quyết định này được đưa ra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bị HNX tạm dừng lô trái phiếu 3.000 tỷ theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước

Theo thông báo từ HNX, việc tạm ngừng giao dịch đối với trái phiếu HIC12103 (có mã công bố thông tin là HISCH2124001) sẽ có hiệu lực từ ngày 25/2/2025. Nguyên nhân cụ thể không được tiết lộ, chỉ biết rằng quyết định này dựa trên quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Quy chế giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Theo văn bản công bố thông tin chào bán trái phiếu của Helios, lô trái phiếu HISCH2124001 được phát hành ngày 23/6/2021, với mục đích tăng quy mô vốn hoạt động. Cụ thể là để thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập công ty hoặc dự án bất động sản, và/hoặc hợp tác với các đối tác để phát triển các dự án bất động sản tiềm năng.

Lô trái phiếu này của Helios có tổng giá trị 3.000 tỷ đồng với kỳ hạn ban đầu 36 tháng, lãi suất 11%/năm, ngày đáo hạn ban đầu là 23/6/2024. Tuy nhiên, đến tháng 9/2023, Helios đã điều chỉnh kỳ hạn lên 60 tháng, kéo dài thời gian đáo hạn đến 23/6/2026.

Trong 4 kỳ đầu tiên, lãi suất cố định ở mức 11%/năm. Sau đó, lãi suất được điều chỉnh bằng lãi suất tham chiếu do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) công bố, cộng thêm biên độ 4%/năm, nhưng không thấp hơn 11%/năm.

CTCP Chứng khoán Tiên Phong đóng vai trò tổ chức đăng ký và lưu ký lô trái phiếu này. Đáng chú ý, trái phiếu được bảo lãnh thanh toán bởi BCG Land (mã chứng khoán: BCR), đơn vị cam kết bảo lãnh vô điều kiện và không hủy ngang toàn bộ nghĩa vụ thanh toán của Helios.

Tài sản bảo đảm của trái phiếu gồm cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông tại CTCP Miền Đất Hoàng Thịnh Phát, cùng các quyền lợi liên quan, cũng như các tài sản khác thuộc sở hữu của Helios hoặc bên thứ ba. Những trái chủ sở hữu trái phiếu chấp nhận việc chia sẻ tài sản bảo đảm theo các văn kiện trái phiếu.

Chân dung Helios : Liên quan Bamboo Capital, vừa bất ngờ báo lỗ với “gánh nợ” 7.000 tỷ - gấp 3,5 lần vốn chủ

Helios được thành lập vào năm 2012, tiền thân là CTCP Dịch vụ Hợp Điểm. Doanh nghiệp có trụ sở tại Quận 1, Tp.HCM, với vốn điều lệ hiện tại là 2.000 tỷ đồng. Ban đầu, ông Nguyễn Hồ Nam cùng Bamboo Capital, CTCP Dịch vụ Bảo vệ Đại Nam và một số thành viên khác đã góp vốn thành lập nên Helios.

Tới thời điểm hiện tại, các cổ đông này đã thoái toàn bộ vốn tại Helios, số cổ đông mới không được tiết lộ.

Người đại diện pháp luật, kiêm Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc là bà Phạm Thị Ngọc Thanh. Bà Thanh còn được biết đến là người đại diện pháp luật của hàng loạt doanh nghiệp, trong đó có CTCP Sao Sáng Sài Gòn, công ty con của Bamboo Capital với tỷ lệ kiểm soát 65%.

Mặt khác, Sao Sáng Sài Gòn là chủ đầu tư dự án King Crown Village và được phát triển bởi BCGLand. Dự án này tọa lạc tại khu đất rộng 9.100m2 gần Xa Lộ Hà Nội, Quận 2, Tp.HCM, với số vốn điều lệ hơn 1.500 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo mới nhất của Công ty Helios, 6 tháng đầu năm 2024 dnghiệp ghi nhận khoản lỗ sau thuế lên tới 41 tỷ đồng, cùng kỳ lãi đến 75 tỷ. Vốn chủ sở hữu theo đó suy giảm từ 2.094 tỷ đồng xuống còn 1.959 tỷ đồng.

Đáng chú ý, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu hiện ở mức 3,5, tương đương dư nợ gần 7.000 tỷ đồng.

DN liên quan Bamboo Capital và ông Nguyễn Hồ Nam vừa bị HNX tạm dừng lô trái phiếu 3.000 tỷ theo yêu cầu của Cơ quan Nhà nước- Ảnh 1.

Dư nợ trái phiếu hơn 4.500 tỷ đồng. Ngoài lô trái phiếu HISCH2124001 đang bị tạm ngừng giao dịch, Helios còn hai lô trái phiếu khác đang lưu hành gồm: là HELIOS.BOND.01.2019.1000(1), HELIOS.BOND.01.2019.1000(2). Trong đó, mã trái phiếu HELIOS.BOND.01.2019.1000(1) được phát hành ngày 10/6/2019, giá trị 1.000 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,5%/năm.HELIOS.BOND.01.2019.1000(2) được phát hành ngày 20/8/2019, giá trị 500 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 8,5%/năm.

Cả hai lô trái phiếu này ban đầu có ngày đáo hạn vào năm 2024, Helios đã gia hạn thêm 2 năm, kéo dài đến 2026. Trong năm 2023, công ty đã chi trả hơn 470 tỷ đồng tiền lãi trái phiếu.

Phó Giám đốc TMX bị khởi tố, tạm đình chỉ công tác, cổ phiếu vẫn “tím lịm”
2 giờ trước

Ông Hoàng Anh Đức, Phó Giám đốc VICEM Thương mại Xi măng (HNX: TMX), bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ điều tra do liên quan đến sai phạm đấu thầu khi còn là Tổng Giám đốc Xi măng Hạ Long. Bất chấp thông tin tiêu cực, cổ phiếu TMX vẫn tăng trần trong phiên sáng 03/03.

HĐQT VICEM Thương mại Xi măng vừa tạm đình chỉ công tác ông Hoàng Anh Đức - Phó Giám đốc Công ty từ ngày 08/01/2025 để phục vụ công tác điều tra. Quyết định đình chỉ có hiệu lực đến khi cơ quan chức năng ban hành kết luận cuối cùng.

Ngày 10/01/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Hoàng Anh Đức (sinh năm 1981) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Quyết định khởi tố và lệnh bắt giữ đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê chuẩn.
image

Trước khi giữ chức Phó Giám đốc TMX từ ngày 01/01/2024, ông Đức là Tổng Giám đốc CTCP Xi măng Hạ Long - doanh nghiệp đang là trung tâm của vụ án điều tra “Mua bán trái phép hóa đơn GTGT, trốn thuế, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. Tính đến nay, 8 bị can đã bị khởi tố trong vụ án, bao gồm nhiều cán bộ cấp cao tại Xi măng Hạ Long.

Theo điều tra, từ năm 2018-2021, Xi măng Hạ Long đã vi phạm quy định trong các gói thầu mua sắm vật tư. Cơ quan điều tra xác định các công ty liên quan đã xuất khống hơn 1,000 hóa đơn giá trị gia tăng, tổng giá trị hơn 100 tỷ đồng, để hợp thức hóa việc đấu thầu cho Xi măng Hạ Long.

Xi măng Hạ Long có vốn điều lệ 1,942 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm 82.69%. Giai đoạn 2018-2023, Công ty lỗ lũy kế gần 5,000 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, ảnh hưởng đến đời sống của gần 400 công nhân.

VICEM Thương mại Xi măng (TMX) - doanh nghiệp do Tổng công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) nắm giữ gần 60% vốn - cũng đang đối mặt kết quả kinh doanh lao dốc. Doanh thu của TMX giai đoạn 2007-2018 luôn duy trì trên 1,000 tỷ đồng, nhưng sau đó sụt giảm mạnh. Năm 2024, doanh thu còn 489 tỷ đồng, giảm 69% so với mức đỉnh từ 14 năm trước. Lãi ròng giảm từ đỉnh 17 tỷ đồng năm 2018 xuống chỉ còn 1.3 tỷ đồng năm 2024, mức thấp nhất trong lịch sử hoạt động.

Kết quả kinh doanh hàng năm của TMX từ khi công bố thông tin đến nay

Bất chấp thông tin tiêu cực về việc Phó Giám đốc bị bắt, giá cổ phiếu TMX vẫn tăng trần vào đầu phiên giao dịch 03/03. Tính đến 9h30’, thị giá TMX tím trần lên 11,000 đồng/cp, cao nhất trong hơn 1 năm qua, tăng 10% so với đầu năm 2025. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch khớp lệnh rất thấp, chỉ 100 cp, trong khi dư mua giá trần 300 cp.
image

Giá cổ phiếu TMX bật tăng trần ngay đầu phiên sáng 03/03/2025. Ảnh: VietstockFinance
Diễn biến giá cổ phiếu TMX từ đầu năm 2024 đến nay

Công ty do Phạm Nhật Minh Hoàng làm Tổng giám đốc muốn đổi tên và nhận diện thương hiệu

03-03-2025 - 16:18 PM | Thị trường chứng khoán

image

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ FGF vừa công bố thay đổi tên công ty và nhận diện thương hiệu thành Green Future (viết tắt là GF). Cùng với việc nâng cấp nhận diện, Green Future sẽ mở rộng hoạt động ra quy mô quốc tế với dịch vụ cho thuê xe linh hoạt và các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thúc đẩy phổ cập xe điện.

FGF là công ty do Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai thứ hai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật. Sau hơn nửa năm thành lập, FGF đang hướng đến những mục tiêu lớn hơn cùng danh mục sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn và phạm vi hoạt động vươn ra toàn cầu.

Để phù hợp với tầm nhìn mới, FGF chính thức thay đổi tên và nhận diện thương hiệu thành Green Future (GF) với thông điệp xe điện sẽ là phương tiện giao thông chủ đạo, phục vụ nhu cầu di chuyển linh hoạt hàng ngày của người dân.

Đi cùng với nhận diện thương hiệu mới, Green Future sẽ mang đến những dịch vụ, sản phẩm và trải nghiệm đột phá, đáp ứng nhu cầu sử dụng và phong cách tiêu dùng mới của các khách hàng trẻ, năng động và hiện đại. Các giải pháp Green Future cung cấp đều hướng đến mục tiêu tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng ô tô điện VinFast, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển đổi xanh và hình thành lối sống xanh trong cộng đồng.

Công ty do Phạm Nhật Minh Hoàng làm Tổng giám đốc muốn đổi tên và nhận diện thương hiệu- Ảnh 1.
Green Future sẽ tiên phong ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến để việc đặt dịch vụ và sử dụng xe ngày càng đơn giản và tiện lợi. Mọi tác vụ từ tư vấn đến đăng ký, thanh toán đều có thể được thao tác nhanh chóng, dễ dàng và an toàn trên ứng dụng.

Ở dịch vụ cốt lõi là cho thuê xe, Green Future hướng đến cung cấp trải nghiệm cao cấp, khác biệt cho khách hàng khi dừng các dòng xe VF 5 và VF e34, tập trung vào các dòng xe có tính cá nhân hóa cao và được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến gồm VF 3, VF 6, VF 7, VF 8 và VF 9. Mức giá thuê xe được điều chỉnh hấp dẫn hơn, kết hợp cùng các chính sách ưu đãi hiện có như miễn phí sạc pin, không thu phụ phí sẽ giúp khách hàng tối ưu chi phí và tối đa hóa trải nghiệm khi sử dụng dịch vụ của Green Future.

Công ty do Phạm Nhật Minh Hoàng làm Tổng giám đốc muốn đổi tên và nhận diện thương hiệu- Ảnh 2.

Trong giai đoạn phát triển mới, Green Future sẽ sớm tiến ra thị trường quốc tế, đồng hành cùng VinFast tại các thị trường lớn và tiềm năng, đồng thời cũng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động trên khắp các tỉnh thành tại Việt Nam.

Với mục tiêu thiết lập một thị trường kinh doanh xe điện VinFast đã qua sử dụng minh bạch, lành mạnh, đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả các bên, Green Future sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xe cũ thông qua hợp tác chiến lược với các đại lý VinFast chính hãng và các salon xe cũ uy tín trên thị trường. Green Future sẽ hỗ trợ thu mua xe xăng cũ để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng chuyển đổi sang xe điện VinFast. Đồng thời, Green Future cũng sẽ là địa chỉ tin cậy cho các khách hàng muốn mua hoặc bán các dòng xe điện VinFast đã qua sử dụng.

Hơn 140.000 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp nhà nước tăng vốn điều lệ, thúc đẩy các ‘siêu dự án’

Việc tăng vốn điều lệ được kỳ vọng sẽ giúp các DNNN tháo gỡ nút thắt trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, đáp ứng điều kiện tham gia đấu thầu quốc tế, và triển khai các “siêu dự án” như sân bay Long Thành hay nhà máy lọc dầu Dung Quất mở rộng.

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ lâu đã đóng vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam, đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, và giữ vững thị phần trong các ngành kinh tế trọng điểm.

Năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất 8% là năm bản lề để đất nước bước vào “Kỷ nguyên vươn mình”, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước cũng đưa ra các kế hoạch kinh doanh tăng trưởng 2 chữ số.

Khi động lực được đặt vào các “siêu dự án”, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã vươn mình thực hiện tăng vốn điều lệ. Tạm tính theo kế hoạch của 7 doanh nghiệp lớn, số vốn tăng lên khoảng hơn 140.000 tỷ đồng.

Việc tăng vốn điều lệ được kỳ vọng sẽ giúp các DNNN tháo gỡ nút thắt trong huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, đáp ứng điều kiện tham gia đấu thầu quốc tế, và triển khai các “siêu dự án” như sân bay Long Thành hay nhà máy lọc dầu Dung Quất mở rộng. Thực tế hiện tại, với vốn điều lệ thấp, có những DNNN không đủ điều kiện nộp hồ sơ thầu quốc tế, làm hạn chế khả năng cạnh tranh và phát triển.

Hơn 140.000 tỷ đồng cho 7 doanh nghiệp nhà nước tăng vốn điều lệ, thúc đẩy các 'siêu dự án'- Ảnh 1.

Becamex IDC: Thương vụ đấu giá lịch sử

Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, mã BCM) đang triển khai thương vụ chào bán 300 triệu cổ phiếu ra công chúng thông qua đấu giá công khai tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), với thời gian đăng ký mua từ 25/2 đến 21/4/2025 và tổ chức đấu giá vào ngày 28/4/2025.

Giá khởi điểm được ấn định ở mức 69.600 đồng/cổ phiếu, tương đương số tiền dự kiến thu về gần 21.000 tỷ đồng. Nếu thành công, đây sẽ là thương vụ đấu giá cổ phần lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt Nam.

Số tiền huy động được sẽ dùng để đầu tư vào các khu công nghiệp Cây Trường và Bàu Bàng Mở rộng tại Bình Dương, tăng vốn cho các công ty liên kết như VSIP, đồng thời tái cấu trúc tài chính với việc thanh toán 5.060 tỷ đồng trái phiếu và khoản vay.

Tỷ lệ vốn nhà nước tại Becamex IDC theo kế hoạch được phê duyệt sẽ giảm từ 95,44% xuống trên 65% đến hết năm 2025.

Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC)

Quốc hội đã chấp thuận bổ sung vốn điều lệ cho VEC giai đoạn 2024-2026 với tổng cộng 38.251 tỷ đồng, bao gồm 1.562 tỷ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển và 36.689 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước.

Với tổng mức đầu tư các dự án đường cao tốc lên tới hơn 108.800 tỷ đồng và vốn vay gần 56.900 tỷ đồng, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của VEC thường xuyên vượt mức cho phép. Trong thời gian dài, năng lực tài chính của VEC bị hạn chế và gặp vướng mắc trong huy động vốn đầu tư để xây dựng các dự án đường cao tốc mới cũng như tiếp tục nâng cấp mở rộng các dự án đang khai thác.

Giai đoạn 2026 - 2030, VEC cần huy động khoảng 30.500 tỷ đồng để hoàn thành các dự án cao tốc: Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành và chuẩn bị đầu tư mở rộng dự án Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai, mở rộng các tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông…

Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp VEC cải thiện năng lực tài chính, giảm áp lực vay nợ, và tiếp tục đầu tư vào các dự án trọng điểm.

Vietnam Airlines

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã HVN) được Quốc hội thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ tối đa 22.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1, SCIC sẽ đầu tư 9.000 tỷ đồng mua cổ phiếu, còn giai đoạn 2, nhà nước chuyển giao quyền mua cổ phần với quy mô tối đa 13.000 tỷ đồng.

Nguồn vốn này nhằm xử lý các khoản nợ từ Covid-19, phục hồi tài chính, và đầu tư vào các dự án trọng điểm để tận dụng tiềm năng thị trường hàng không khu vực.

Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)

Vào cuối năm 2024, BSR đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 50.073 tỷ đồng, dự kiến được phê duyệt trước quý 1/2025. Số vốn tăng thêm sẽ phục vụ Dự án Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nâng công suất lên 171.000 thùng/ngày, đáp ứng tiêu chuẩn Euro V, và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Petrolimex

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã PLX) đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025. Tập đoàn đề xuất giữ lại lợi nhuận sau thuế từ 2022-2025 để phát hành cổ phiếu thưởng, phục vụ đầu tư phát triển và duy trì vị thế chiếm 44% thị phần xăng dầu cả nước.

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV)

TKV đề xuất tăng vốn điều lệ từ 35.000 tỷ đồng lên 42.000 tỷ đồng để đáp ứng chiến lược phát triển dài hạn, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đề xuất này đang được trình Chính phủ xem xét phê duyệt.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)

ACV đang triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư 110.000 tỷ đồng, dự kiến đi vào hoạt động năm 2026. Chủ tịch HĐQT ACV, ông Lại Xuân Thanh, kiến nghị tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để giảm phụ thuộc ngân sách nhà nước và nâng cấp các khu bay.

Tính đến cuối năm 2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của ACV là 32.000 tỷ đồng.

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đang được xây dựng nhằm hoàn thiện khung pháp lý, đảm bảo hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Dự thảo nhấn mạnh việc tăng cường minh bạch, trách nhiệm giải trình, và tạo điều kiện cho các DNNN huy động vốn linh hoạt từ thị trường, đồng thời giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách. Đây được xem là bước đi quan trọng để thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và hiện đại hóa các DNNN trong thời gian tới.

Gần 5.3 triệu cp BCG sắp bị bán giải chấp?

1 giờ trước

Kể từ ngày 28/02/2025, gần 5.3 triệu cp của CTCP Bamboo Capital (HOSE: BCG) thuộc diện ký quỹ đang được nắm giữ bởi tổ chức liên quan đến ông Nguyễn Hồ Nam sẽ bị bán giải chấp.

Cụ thể, 5.28 triệu cp BCG nắm giữ bởi Công ty TNHH MTV NHN - thuộc diện ký quỹ trên tài khoản chứng khoán mở tại CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: SHS) - sẽ bị bán giải chấp trên thị trường chứng khoán kể từ ngày 28/02/2025.

Thông báo của SHS nêu rõ: “Không phụ thuộc vào việc phát hành thông báo này, SHS có quyền xem xét dừng thực hiện việc bán giải chấp chứng khoán của khách hàng tùy thuộc vào tình hình diễn biến thị trường và quy định của SHS mà không cần phải thực hiện thông báo trước về việc dừng thực hiện bán giải chấp chứng khoán của khách hàng”.

Thông báo cũng nhấn mạnh việc SHS đã gửi thông báo về việc dự kiến bán giải chấp chứng khoán ký quỹ tới chủ tài khoản, đăng thông tin công bố trên website của SHS và sẽ thông báo tới chủ tài khoản về kết quả bán giải chấp.

Động thái này diễn ra cùng ngày với một quyết định khác của SHS, liên quan đến việc loại cổ phiếu BCG khỏi danh mục chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ từ ngày 28/02/2025. Theo đó, danh mục giao dịch ký quỹ mới bao gồm 349 mã chứng khoán, với 260 mã trên HOSE và 89 mã trên HNX.

Trong liên tiếp hai phiên giao dịch gần nhất là 28/02 và 03/03, cổ phiếu BCG lần lượt ghi nhận khối lượng khớp lệnh hơn 14.3 triệu cp và gần 5.1 triệu cp. Thậm chí trong phiên 03/03 - phiên giao dịch đầu tiên sau khi các thông tin ông Nguyễn Hồ Nam bị khởi tố được đăng tải rộng rãi - cổ phiếu này lập tức “nằm sàn” từ đầu đến cuối phiên, tương ứng giảm 7% còn 5,360 đồng/cp, khối lượng dư bán gần 71.5 triệu cp.

BCG giảm sàn trong phiên 03/03 - Nguồn: VietstockFinance

Về MTV NHN, Công ty này thành lập ngày 15/02/2022, hiện có trụ sở tại phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh và đăng ký hoạt động chính là kinh doanh bất động sản. Công ty đang là bên đại diện vốn cho cổ đông lớn nhất tại BCG - ông Nguyễn Hồ Nam. Ông còn được biết đến nhiều trong vai trò Chủ tịch Hội đồng sáng lập, cựu Chủ tịch HĐQT BCG.

Thời điểm thành lập, MTV NHN có vốn điều lệ 20 tỷ đồng, do ông Nguyễn Hồ Nam làm chủ doanh nghiệp, đồng thời giữ vai trò Giám đốc kiêm đại diện pháp luật.

Tuy nhiên, vai trò Giám đốc kiêm đại diện pháp luật liên tục được chuyển giao sau đó, lần lượt sang cho bà Hà Lê Thúy Vy (sinh năm 2000) vào tháng 3/2024 và bà Huỳnh Thúy Vy (sinh năm 2001) vào tháng 6/2024.

Theo dữ liệu tính đến ngày 31/12/2024 trên BCQT năm 2024 của BCG, MTV NHN là mắt xích quan trọng của ông Nguyễn Hồ Nam tại Công ty này, với việc trực tiếp sở hữu gần 58.1 triệu cp (tỷ lệ 6.6%).

Chính ông Nguyễn Hồ Nam cũng là cổ đông lớn nhất tại BCG với sở hữu 91.7 triệu cp (tỷ lệ 10.42%), bên cạnh hai người thân gồm mẹ ruột nắm hơn 100 ngàn cp (tỷ lệ 0.01%) và vợ nắm gần 8.6 triệu cp (tỷ lệ 0.98%). Như vậy, ông Nguyễn Hồ Nam và các bên liên quan sở hữu tổng cộng gần 158.5 triệu cp BCG (tỷ lệ 18.01%).

Ông Nguyễn Hồ Nam - Cựu Chủ tịch HĐQT BCG

‘Ông trùm’ năng lượng tái tạo Mỹ có nhà máy 24.000 tỷ tại Củ Chi muốn ‘rút bớt’ hoạt động ở Việt Nam

First Solar đưa ra 4 lý do để giảm hoat động ở Việt Nam và Malaysia, trong đó có nguyên nhân từ các chính sách thay đổi của Hoa Kỳ sau kỳ bầu cử 2024 với việc ông Donald Trump lên nắm quyền.

First Solar, một ‘ông lớn’ Hoa Kỳ sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời với công suất gần 15,5 GW trong năm 2024, sẽ giảm công suất hoạt động tại Việt Nam.

Trong báo cáo thường niên năm 2024, First Solar cho biết sẽ giảm công suất cơ sở ở Việt Nam và Malaysia khoảng 1 GW, nhưng không đưa thêm chi tiết về từng nơi.

Việc giảm tải này đi ngược với hoạt động mở rộng của First Solar trên toàn cầu. Công suất của công ty này đạt 12,1 GW năm 2023, tăng 33% so với 2022. Năm 2024, công suất tăng tiếp lên 15,5 GW. First Solar đang lên kế hoạch tăng công suất lên 18-19 GW năm 2025 và 25 GW năm 2026.

First Solar đưa ra 4 lý do để giảm hoat động ở Việt Nam và Malaysia. Thứ nhất, thị trường châu Âu đã bị “chiếm đóng” bởi pin mặt trời Trung Quốc với giá bán thấp hơn chi phí sản xuất của First Solar. Thứ hai, thị trường Ấn Độ đã “từ chối” hàng từ Đông Nam Á. Thứ ba, cung và cầu dành cho hàng hóa Đông Nam Á đang không tương ứng với nhau. Và lý do nữa là các chính sách thay đổi của Hoa Kỳ sau kỳ bầu cử 2024 với việc ông Donald Trump lên nắm quyền.

First Solar cũng nhận định tuy giá cả pin mặt trời thị trường toàn cầu đang giảm nhưng riêng tại Hoa Kỳ - cũng là thị trường chính của ông lớn này - giá bán lại có xu hướng ổn định vì nhu cầu tăng cho sản phẩm nội địa.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng đang tìm cách bảo hộ sản phẩm pin mặt trời nội địa bằng cách đánh thuế chống bán phá giá với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Với các sản phẩm từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đang có nghi vấn bán phá giá, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang điều tra và đã đưa ra mức thuế tạm thời tới 270% từ tháng 11/2024, và dự kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng vào tháng 6 năm nay.

First Solar là một trong những nhà đầu tư nước ngoài từ Hoa Kỳ lớn nhất Việt Nam, đang có một nhà máy khoảng 44 hecta tại KCN Đông Nam, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP HCM.

Dự án với tổng mức vốn đầu tư là 23.822,8 tỷ đồng. Công suất năm gồm 9,13 triệu tấm module quang điện mặt trời với mỗi tấm có kích thước 1,2m x 2m và khối lượng 34,5 kg, 15.000 tấn thủy tinh vụn có nguồn gốc từ module quang điện mặt trời, và 146 tấn hóa chất (vật liệu giàu cadmium và tellurium) có nguồn gốc từ moduel quang điện mặt trời.

Công suất 9,13 triệu tấm đã qua một lần nâng cấp từ 5,31 triệu tấm lên 7,3 triệu tấm vào năm 2023 và một lần nữa năm 2024.

Năm 2023, First Solar có tổng số lượng nhân viên là 1.283 người tại nhà máy TP HCM.

Không có thoả thuận, Trump vẫn áp thuế 25% với Canada, Mexico, tăng gấp đôi thuế với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ tiến hành áp thuế 25% mới đối với Canada và Mexico từ ngày 04/03, một đòn giáng mạnh nhằm vào hai đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ và thể hiện quyết tâm của ông trong việc cải tổ thương mại toàn cầu.

“Không còn chỗ cho Mexico hay Canada nữa”, Trump nói với các phóng viên trong ngày 03/03 (giờ Mỹ) khi được hỏi liệu các nước láng giềng Bắc Mỹ có thể đạt được thỏa thuận hay không. “Tất cả đã được định đoạt. Thuế sẽ có hiệu lực vào ngày 04/03”.

Nhà Trắng sau đó cho biết Trump cũng đã ký lệnh tăng gấp đôi thuế quan đối với Trung Quốc lên 20%, sẽ có hiệu lực ngay sau nửa đêm ở Washington. Chỉ thị nêu rõ Bắc Kinh "đã không thực hiện đầy đủ các biện pháp” để giải quyết dòng chảy fentanyl bất hợp pháp vào Mỹ.

Thông báo của ông Trump đã đẩy nhanh đợt bán tháo cổ phiếu Mỹ, với chỉ số S&P 500 giảm 1.76% và ghi nhận phiên tồi tệ nhất từ tháng 12/2024. Đồng Đôla Canada và Peso Mexico sụt giảm sau khi Trump vẫn giữ nguyên mức thuế 25% với Canada và Mexico.

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Bên bờ vực chiến tranh thương mại Bắc Mỹ

Tuyên bố của Tổng thống Mỹ đã dập tắt hy vọng tránh được một cuộc chiến thương mại toàn diện ở Bắc Mỹ. Canada đang chuẩn bị các biện pháp thuế trả đũa riêng, và thuế thép nhôm của Mỹ dự kiến có hiệu lực từ ngày 12/03.

“Chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến thương mại Bắc Mỹ”, Josh Lipsky, Giám đốc cấp cao của Trung tâm Địa kinh tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương, nói. “Thị trường đã nhận ra Trump rất nghiêm túc về thuế quan”.

Các khoản thuế mới của Trung sẽ áp dụng cho khoảng 1,500 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu hàng năm. Chúng sẽ áp dụng mức thuế 25% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, ngoại trừ năng lượng của Canada, sẽ phải chịu mức thuế 10%.

“Thuế quan rất dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả và chúng mang lại sự công bằng”, Trump nói. “Những người muốn lợi dụng đất nước này sẽ phải trả giá đắt. Họ không thể đến đây và đánh cắp tiền và việc làm của chúng ta, và chiếm đoạt các nhà máy và doanh nghiệp của chúng ta mà không bị trừng phạt - và họ đang bị trừng phạt bằng thuế quan”.

Các quan chức chính quyền Trump trước đó đã đưa ra nhiều tín hiệu trái chiều về mức thuế Canada và Mexcio, nói rằng điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của Trump về tiến triển của họ.

Một tháng trước, Trump đã tung ra một loạt đe dọa thương mại và gợi ý rằng sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đã cho ông thêm đòn bẩy trong bất kỳ cuộc đàm phán nào. Hiện tại, tăng trưởng Mỹ đang cho thấy dấu hiệu suy yếu một phần do sự bất ổn về thuế quan.

Một cuộc khảo sát tư nhân công bố hôm thứ Hai cho thấy trong tháng 1/2025, hoạt động của kinh tế Mỹ đã tiến gần hơn đến tình trạng đình trệ - tăng trưởng chậm lại kết hợp với lạm phát nhanh hơn - khi đơn đặt hàng mới và việc làm bị thu hẹp. Chỉ số giá nguyên vật liệu đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 6/2022.

Thượng nghị sĩ Ron Johnson, Đảng viên Cộng hòa Wisconsin, cho biết hôm thứ Hai ông lo ngại thuế quan của Trump đối với Canada và Mexico sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát. “Bạn phá vỡ tất cả các loại chuỗi cung ứng và tiềm ẩn tăng chi phí cho người tiêu dùng”, ông nói với các phóng viên tại Điện Capitol.

Thuế quan đối với Canada và Mexico có nguy cơ làm tăng giá xe hơi Mỹ lên tới 12,000 USDvì các công ty ô tô có khả năng chuyển các chi phí tăng lên cho người tiêu dùng, theo một nghiên cứu mới từ Nhóm Kinh tế Anderson.

Trong một cuộc họp báo vào ngày 03/03, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết Chính phủ của bà sẽ chờ quyết định cuối cùng của Trump trước khi phản ứng với các biện pháp trả đũa. Đến nay, Mexico vẫn chưa đưa ra phản hồi với tuyên bố của ông Trump.

Trong khi đó, Canada có kế hoạch đáp trả bằng thuế quan đối với các sản phẩm của Mỹ. Kế hoạch trả đũa được Thủ tướng Justin Trudeau công bố vào tháng trước bao gồm áp thuế ngay lập tức với lượng hàng hóa trị giá 30 tỷ Đôla Canada (20.7 tỷ USD) từ các nhà xuất khẩu Mỹ, bao gồm nước cam, bơ đậu phộng và cà phê. Sau đó vài tuần, đợt thuế thứ hai sẽ áp dụng với khoảng 86 tỷ USDhàng hoá nhập khẩu từ Mỹ, bao gồm ô tô, xe tải, thép và nhôm.

“Nếu Mỹ quyết định phát động cuộc chiến thương mại của họ, chúng tôi sẽ sẵn sàng. Chúng tôi không tìm kiếm điều này. Chúng tôi không mong muốn điều này”, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Melanie Joly nói.

Mỹ tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine

Ngày 3-3, hai hãng Bloomberg và Fox News đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dừng mọi hoạt động viện trợ quân sự cho Ukraine sau cuộc tranh luận căng thẳng giữa ông với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hôm 28-2.

Theo các nguồn tin trên, Mỹ sẽ tạm ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine cho đến khi Tổng thống Trump nhận thấy giới chức lãnh đạo Ukraine thể hiện thiện chí hướng tới hòa bình.

Fox News dẫn lời một quan chức chính quyền Mỹ nói rõ: “Đây không phải là việc ngừng viện trợ vĩnh viễn mà chỉ là tạm dừng”.

Cuộc gặp căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 28-2. Nguồn: REUTERS

Trước đó, Tổng thống Trump và người đồng cấp Ukraine đã có màn “đấu khẩu” gay gắt ngay tại phòng Bầu dục của Nhà Trắng khi ông Zelensky tới Washington để thảo luận về giải pháp chấm dứt xung đột và thỏa thuận khai thác khoáng sản quý hiếm. Cuộc gặp kết thúc trong căng thẳng khi Tổng thống Zelensky “được mời” rời khỏi Nhà Trắng và hai bên không thể ký được thỏa thuận khoáng sản như dự kiến.

TTXVN

BaF lập 3 công ty vốn 760 tỷ, chuẩn bị xây trại “nuôi heo nhà tầng” đầu tiên tại Việt Nam quy mô 64.000 heo nái, 1,6 triệu heo thịt

image

Đối tác của BAF là Muyuan - Tập đoàn chăn nuôi lớn tại Trung Quốc, sở hữu “toà nhà nuôi heo 6 tầng” hiện đại nhất thế giới, kỳ vọng tiết kiệm 4 lần chi phí đất đai

HĐQT CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) vừa công bố nghị quyết thành lập 3 công ty con tại Tây Ninh với tổng số vốn điều lệ 760 tỷ đồng. Đồng thời, BAF cũng công bố M&A thêm một công ty chăn nuôi, là công ty thứ 14 được BAF thâu tóm kể từ giai đoạn 2 tháng cuối năm 2024.

Cụ thể, BAF thành lập 3 công ty con 100% vốn tại Tây Ninh gồm Công ty TNHH Chăn nuôi công nghệ cao BAF Tây Ninh 1, Công ty TNHH Chăn nuôi công nghệ cao BAF Tây Ninh 2 và Công ty TNHH Sản xuất thức ăn BAF Tây Ninh 1.

Tổng vốn điều lệ của các công ty là 760 tỷ đồng. Trong đó, 2 công ty chăn nuôi có cùng số vốn 340 tỷ đồng, hoạt động chính là chăn nuôi và sản xuất giống lợn. Còn công ty sản xuất thức ăn có vốn điều lệ 80 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

Được biết, việc thành lập 3 công ty con là để chuẩn bị phát triển dự án chăn nuôi nhà tầng đầu tiên tại Việt Nam. BAF cho biết đang đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan đến xây dựng dự án trong năm 2025.

Theo kế hoạch, dự án có tổng diện tích 1.550ha, là tổ hợp khép kín bao gồm 4 tòa nhà, tích hợp hệ thống trang trại nuôi heo nái, heo thịt và nhà máy sản xuất cám. Trang trại có quy mô lên đến 64.000 heo nái, 1,6 triệu heo thịt, cùng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công suất 600.000 tấn/năm.

Mô hình “chung cư nuôi heo” đã được BAF chia sẻ tại lễ hợp tác cùng Muyuan (Trung Quốc) vào tháng 9/2024, nhằm chuyển giao công nghệ. Tại sự kiện, CFO Muyuan - ông Gao Tong (Cao Đồng) cho biết Trung Quốc đã áp dụng mô hình này từ lâu, mỗi tầng có công dụng riêng. Một chuồng trại gồm 6 tầng, trong đó tầng 5 và 6 được dùng để nuôi heo nái; tầng 3 và 4 dành cho heo mới đẻ và heo cai sữa; 2 tầng dưới cùng là nuôi heo thịt. Mô hình này đóng góp rất lớn vào quy trình quản lý, đặc biệt là khâu an toàn sinh học.

Nếu hoàn thành, đây có thể là một trong những mô hình nuôi heo cao tầng đầu tiên tại Việt Nam. Trước đó năm 2023, Tập đoàn Xuân Thiện cũng đã có đề xuất xây tổ hợp 9 tòa nhà cao tầng quy mô 60ha để nuôi heo tại Thanh Hoá.

Ảnh: Chung cư 26 tầng nuôi heo gây chú ý tại Trung Quốc.

Được biết, Muyuan là tập đoàn chăn nuôi lớn của Trung Quốc có thâm niên hoạt động 30 năm. Theo giới thiệu, Muyuan đã xây đựng được chuỗi chăn nuôi khép kín từ chế biến thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi lợn đến giết mổ và chế biến thịt lợn. Quy mô hoạt động của Muyuan hiện ở 224 quận (huyện), 25 tỉnh, 108 thành phố tại Trung Quốc với nhân sự lên đến 140.000 người. Hiện tại, Muyuan sở hữu 1.125 trang trại chăn nuôi, tổng sản lượng đạt gần 64 triệu con lợn vào năm 2023, 10 nhà máy giết mổ, qua đó đứng đầu thế giới về khối lượng giết mổ heo.

Trong đó, Muyuan dự kiến hỗ trợ BAF đạt được mục tiêu mở rộng quy mô với 450.000 con lợn nái và 10 triệu con lợn thịt vào năm 2030. Năm 2024, BAF đặt mục tiêu đạt 75.000 heo nái và 800.000 heo thương phẩm. Đến năm 2030 đạt 450.000 heo nái và 10 triệu heo thương phẩm.

Cùng với đó, BAF công bố đã nhận chuyển nhượng 100% vốn góp tại Công ty TNHH Xuân Nghi Phát (Xuân Nghi Phát) tại Tây Ninh. Công ty này có diện tích trên 111ha, quy mô chăn nuôi lên đến 7.500 heo nái.

Đây là công ty thứ 14 mà BAF thâu tóm trong hơn 3 tháng qua. Doanh nghiệp cho biết các công ty trên sở hữu quỹ đất, chuồng trại, đang tiến hành hoàn tất các thủ tục pháp lý trước khi xây dựng.

Mới đây, BAF cũng chia sẻ kế hoạch sẽ M&A tiếp 10-12 trang trại, sau khi thực hiện mua lại 13 công ty chỉ trong 2 tháng cuối năm qua. Ông Bá cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, BAF thực hiện M&A với những chuồng trại mới, đảm bảo không dịch bệnh và Công ty có quy trình nghiêm ngặt để bảo vệ đàn heo.

Các trang trại dự kiến đi vào vận hành trong giai đoạn 2025-2026, công suất ước tính gần 71.000 heo nái và 500.000 heo thịt, phục vụ kế hoạch bán ra hơn 1 triệu heo trong năm 2025 và hướng đến 2 triệu heo vào năm 2026 – tương đương vị thứ Top 2 ngành.

Nóng: Sản phẩm ‘chủ lực’ của Hòa Phát và Formosa bị điều tra tại thị trường hơn 130 triệu dân

Ánh Nguyệt • 04/03/2025 - 09:47

Mexico mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.

Bộ Kinh tế Mexico vừa công bố quyết định chấp nhận yêu cầu từ phía nguyên đơn và chính thức khởi động quy trình điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán nóng (HRC) nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc và Việt Nam.

Quyết định điều tra được đưa ra dựa trên các lập luận và bằng chứng do doanh nghiệp sản xuất trong nước cung cấp. Cơ quan này xác định có đủ cơ sở để cho rằng trong giai đoạn điều tra, thép cuộn cán nóng từ 2 quốc gia trên đã được nhập khẩu với dấu hiệu bán phá giá, gây ra nguy cơ thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.

Thời kỳ điều tra được xác định từ ngày 1/9/2023 đến 31/8/2024, trong khi giai đoạn phân tích thiệt hại kéo dài từ ngày 1/9/2021 đến 31/8/2024.

Tại Việt Nam, chỉ có Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa) đủ năng lực sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC). Theo số liệu, năm 2024, tổng công suất sản xuất HRC của 2 doanh nghiệp này đạt khoảng 8,6 triệu tấn.

Ở diễn biến khác, Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, mức thuế áp dụng dao động từ 19,38% đến 27,83% nhằm hạn chế tình trạng thép HRC giá rẻ tràn vào Việt Nam, gây sức ép lên ngành sản xuất trong nước.

Theo danso.org, tính đến ngày 3/3/2025, dân số của Mexico đạt hơn 131 triệu người, chiếm 1,6% tổng dân số thế giới. Quốc gia này hiện xếp thứ 10 trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Ông Nguyễn Văn Tuấn xin từ nhiệm HĐQT để tập trung vai trò CEO GELEX

CTCP Tập đoàn GELEX vừa thực hiện công bố thông tin về việc đã nhận đơn xin từ nhiệm vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) của ông Nguyễn Văn Tuấn (nhiệm kỳ 2021-2026).
Nội dung đơn của ông Tuấn có chia sẻ về lý do xin từ nhiệm là để tập trung thực hiện tốt nhất các nhiệm vụ điều hành trong vai trò Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEX, đồng thời tách bạch vai trò quản lý của HĐQT với vai trò điều hành của Ban Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, tạo cơ hội thu hút các ứng viên HĐQT mới tiềm năng; từ đó giúp đa dạng hóa về chuyên môn, kinh nghiệm của HĐQT Tập đoàn.

Việc từ nhiệm có hiệu lực kể từ ngày được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của CTCP Tập đoàn GELEX thông qua.

Hiện, ông Nguyễn Văn Tuấn vẫn đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật của Tập đoàn GELEX. Ông Tuấn hiện nắm giữ 23,63% cổ phần tại GELEX.

Gia nhập GELEX từ tháng 9/2016, ông Tuấn đã đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo cấp cao tại GELEX và các công ty trong hệ thống Tập đoàn.

Sau 10 năm, dưới sự dẫn dắt của ông Tuấn và Ban Lãnh đạo GELEX, doanh nghiệp đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Từ một doanh nghiệp chuyên sản xuất thiết bị điện, với chiến lược tăng trưởng thông qua M&A có chủ đích và hiệu quả, áp dụng các thông lệ quản trị tốt và quản trị sản xuất hiện đại, đầu tư Capex có trọng tâm và thực hiện tái cấu trúc kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị thành viên và danh mục đầu tư của Tập đoàn, đến nay, GELEX đã chuyển đổi toàn diện và trở thành Tập đoàn đầu tư được đánh giá cao trong các lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế, như: thiết bị điện, hạ tầng tiện ích điện nước, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, bất động sản thương mại và công nghiệp, vật liệu xây dựng và tài chính ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Tuấn CEO Gelex.JPG
Ông Nguyễn Văn Tuấn – CEO Tập đoàn GELEX. Ảnh: GELEX.
Doanh thu, lợi nhuận và tổng tài sản của GELEX (hợp nhất) tăng tương ứng 4 lần, 6 lần và 11 lần (đạt gần 54.000 tỷ đồng) trong 10 năm qua, đưa GELEX trở thành một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, thuộc top 50 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam, thương hiệu GELEX thuộc top 50 thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam và GELEX được VIS Rating xếp hạng A về độ tín nhiệm, một trong những nơi làm việc tốt nhất Châu Á (do Tạp chí HR Asia bình chọn).

Theo báo cáo kiểm toán (hợp nhất) vừa công bố, năm 2024, GELEX đạt 33.752 tỷ đồng doanh thu, 3.613 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 12,5% và 158,8% so với 2023.

1 Likes

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp đón dòng vốn 1 tỷ USD từ Qatar, Vinpearl ‘thơm lây’

Hà My | 11:22 04/03/2025

Ngày 4/3, Vingroup và tập đoàn đầu tư toàn cầu JTA Investment Qatar chính thức công bố Biên bản ghi nhớ (MOU), mở ra cơ hội đầu tư chiến lược trong lĩnh vực xe điện và du lịch.

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sắp đón dòng vốn 1 tỷ USD từ Qatar, Vinpearl 'thơm lây'

Theo đó, JTA Investment Qatar đánh giá cao triển vọng của chiến lược mở rộng toàn cầu của VinFast, đồng thời nhận thấy tiềm năng to lớn từ hệ sinh thái khách sạn - khu nghỉ dưỡng 5 sao và hệ thống quần thể vui chơi giải trí hàng đầu của Vinpearl, mong muốn cùng Vingroup khai thác và phát triển các cơ hội đầu tư.

Theo nội dung MOU, JTA Investment Qatar quan tâm đến cơ hội hợp tác chiến lược trong những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Vingroup, đặc biệt hai trụ cột: công nghệ - công nghiệp và thương mại dịch vụ.

Đối với trụ cột công nghệ - công nghiệp, JTA Investment Qatar đang nghiên cứu cơ hội đầu tư vốn cổ phần tối thiểu 1 tỷ USD vào VinFast, cũng như hợp tác chiến lược để hỗ trợ hãng xe điện phát triển công nghệ và mở rộng toàn cầu.

Đối với trụ cột thương mại dịch vụ, JTA Investment Qatar cân nhắc khả năng đầu tư vào các quần thể khách sạn - khu nghỉ dưỡng và khu vui chơi giải trí 5 sao do Vinpearl quản lý và vận hành, tọa lạc tại những danh thắng du lịch hàng đầu Việt Nam.

Hơn nữa, JTA Investment Qatar và Vingroup cũng tích cực thỏa thuận hướng tới thành lập liên doanh với mục tiêu mở rộng và nâng cao dịch vụ của Vinpearl (khách sạn và khu nghỉ dưỡng, công viên giải trí và sân golf), đặc biệt là tại các thị trường du lịch có tiềm năng tăng trưởng cao nhằm phát huy vị thế vững mạnh của Vinpearl.

MOU cho biết hai bên sẽ tăng cường thảo luận và cam kết theo đuổi những mục tiêu chung để hai bên cùng có lợi. JTA Investment Qatar tận dụng chuyên môn đầu tư, nguồn lực tài chính và mạng lưới đối tác rộng khắp nhằm hỗ trợ vốn cho các hoạt động kinh doanh chiến lược của Vingroup, bao gồm VinFast và Vinpearl.

Trong khi đó, Vingroup sẽ đóng góp kinh nghiệm, năng lực triển khai, lợi thế từ vị thế dẫn đầu thị trường nội địa và tiềm năng phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Những yếu tố này góp phần khai thác các cơ hội kinh doanh hứa hẹn và hiện thực hóa sứ mệnh chung của cả hai bên trong những lĩnh vực như công nghệ, hạ tầng và du lịch.

Tiến sĩ Amir Ali Salemi, nhà sáng lập và CEO của JTA Investment Qatar cho biết: “Tận dụng chuyên môn và nguồn lực trong các lĩnh vực như năng lượng, công nghệ, hạ tầng và du lịch, chúng tôi rất vinh dự được góp phần thúc đẩy những mục tiêu chiến lược và lĩnh vực kinh doanh đầy hứa hẹn của Vingroup, đặc biệt là VinFast và Vinpearl. Thỏa thuận hợp tác này sẽ tạo ra cơ hội kinh doanh đôi bên cùng có lợi khi Vingroup tăng cường sự hiện diện trên trường quốc tế.”

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, chia sẻ: "Chúng tôi rất vinh dự được hợp tác với JTA Investment Qatar và tin rằng việc hợp tác này có thể mở ra những cơ hội lớn cho Vingroup và các công ty thành viên. Cùng nhau, chúng tôi sẽ thúc đẩy sự phát triển công nghệ, hạ tầng và kinh tế bền vững tại Việt Nam, đồng thời tạo ra bệ phóng vững chắc cho quá trình mở rộng quốc tế. Với sự kết hợp giữa chuyên môn - năng lực của hệ sinh thái Vingroup và kinh nghiệm - nguồn lực của JTA Investment Qatar, chúng tôi hy vọng và tin tưởng vào thành công của các dự án hợp tác đột phá trong những lĩnh vực trọng điểm như xe điện và du lịch, đồng thời kiến tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.”

Với vị thế tập đoàn tư nhân hàng đầu Việt Nam, Vingroup đang gia tăng hiện diện toàn cầu, nổi bật là chiến lược mở rộng của VinFast vào các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, châu Âu, Ấn Độ, Đông Nam Á và Trung Đông.

JTA Investment Qatar là tập đoàn đầu tư toàn cầu được thành lập vào năm 2010 với hiện diện mạnh mẽ tại Qatar và Vương quốc Anh. Tập đoàn cung cấp các giải pháp tài chính sáng tạo đa lĩnh vực, trải rộng từ năng lượng, công nghệ, cơ sở hạ tầng đến du lịch. Thông qua những mối quan hệ đối tác chiến lược, JTA Investment Qatar tìm kiếm và kết nối các dự án toàn cầu, mang đến dịch vụ tư vấn và đầu tư được thiết kế riêng biệt. Với trọng tâm vào tăng trưởng bền vững và trách nhiệm xã hội, JTA Investment Qatar hỗ trợ những sáng kiến địa phương, ươm mầm doanh nghiệp và chú trọng phát triển nhân tài, đảm bảo quản trị có cấu trúc và sự xuất sắc trong mọi quy trình.

Bộ Xây dựng sau hợp nhất quản lý 13 doanh nghiệp

Sau khi hợp nhất với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng quản lý 13 doanh nghiệp, tăng thêm 7 đơn vị.

Theo nghị định mới của Chính phủ, Bộ Xây dựng sau hợp nhất có nhiệm vụ quản lý 13 doanh nghiệp trực thuộc. Các doanh nghiệp này có tổng vốn điều lệ 42.300 tỷ đồng, vốn Nhà nước chiếm 34.000 tỷ đồng. Trước hợp nhất, Bộ này quản lý 6 doanh nghiệp, còn Bộ Giao thông Vận tải có 7 đơn vị.

Theo đó, Bộ Xây dựng sẽ quản lý 8 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Bên cạnh Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Bộ nắm thêm 6 doanh nghiệp khác. Số này gồm Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM*)*, Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Việt Nam, Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam, Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Công ty cơ khí ôtô và thiết bị điện Đà Nẵng và Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy.

Riêng Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC - tiền thân là Vinashin) đang phải xử lý theo hướng phá sản, thu hồi quyền và tài sản của công ty mẹ, 7 công ty con, theo Nghị quyết hồi tháng 12/2023.

Bộ Xây dựng cũng đại diện chủ sở hữu tại 5 tổng công ty có vốn góp Nhà nước gồm Lắp máy Việt Nam (vốn Nhà nước 97,8%), Xây dựng Hà Nội (98,8%), Viglacera (38,6%); Cơ khí xây dựng (98,8%) và Xây dựng đường thủy (36,6%).

Trụ sở Bộ Xây dựng tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Nam Trần

Trụ sở Bộ Xây dựng tại 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Nam Trần

Từ ngày 1/3, Bộ Xây dựng sau hợp nhất có 23 đơn vị thực hiện 32 nhóm nhiệm vụ quyền hạn, trong đó 4 đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ này đảm nhận một phạm vi quản lý Nhà nước rộng lớn, gồm lĩnh vực xây dựng, đô thị và giao thông vận tải.

Trong lĩnh vực xây dựng và đô thị, Bộ tập trung vào quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng công trình, phát triển đô thị, nhà ở, thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng và hạ tầng kỹ thuật.

Với giao thông vận tải, các lĩnh vực cơ quan này nắm từ đường bộ, đường sắt, thủy nội địa, hàng hải đến hàng không dân dụng, bao gồm phương tiện, an toàn giao thông và đăng kiểm.

Trụ sở mới của Bộ Xây dựng tại số 80 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm. Trụ sở tiếp công dân nằm tại số 37 Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

DN Hàn Quốc muốn làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam, điện hạt nhân tại Việt Nam

Tuệ Lâm - 04/03/2025 14:19 (GMT+7)

(VNF) - Các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn có thể tham gia các dự án trọng điểm của Việt Nam như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, điện hạt nhân…

Thông tin này được các doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết tại buổi toạ đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc.

DN Hàn Quốc muốn có cơ chế ưu đãi thực chất

Tại toạ đàm, ông Ko Tae Yeon, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) đánh giá năm 2024, Việt Nam đã thu hút FDI ấn tượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, trong đó thu hút 7 tỷ USD đầu tư của Hàn Quốc, tăng 37,5% so năm 2024; nâng luỹ kế đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam lên 92 tỷ USD.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc.

Theo ông Ko Tae Yeon, trong tương lai, để Việt Nam vươn lên trở thành quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ cao, việc thu hút đầu tư FDI vào lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng xanh… ngày càng quan trọng.

Chủ tịch KoCham mong rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể tham gia các dự án trọng điểm như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, điện hạt nhân… từ các khâu thiết kế, chế tạo… đến đào tạo nguồn nhân lực.

Cũng tại tọa đàm, các tập đoàn, doanh nghiệp Hàn Quốc đã đề cập các cơ hội đầu tư, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như bán dẫn, công nghệ cao (Samsung, LG, Hana Mircon Vina); năng lượng xanh (SK, Hanwha, Asong); công nghiệp công nghệ cao như ô tô, LNG, pin xe điện (Hyundai Thành Công, Posco); công nghệ sinh học, vật liệu tiên tiến (Hyosung); dịch vụ, logistics (CJ, Lotte)…

Ông Na Ki Hong, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam, cho rằng Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên xây dựng cơ chế ưu đãi thực chất để giúp các doanh nghiệp công nghệ cao yên tâm đưa ra quyết định đầu tư.

KoCham và các doanh nghiệp nêu một số kiến nghị liên quan việc ổn định chính sách, hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường hỗ trợ chính sách với các ngành công nghệ cao, quỹ đầu tư, đơn giản hoá thủ tục xuất nhập khẩu, hiện đại hoá hệ thống logistics, thuế nhập khẩu, hoàn thuế VAT…

Coi Việt Nam là cứ điểm phát triển

Phát biểu kết luận tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược (về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực) trên tinh thần “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nhân lực thông minh” để giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng cũng cho biết Việt Nam đang tiếp tục xây dựng, triển khai các chính sách ưu đãi phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế sáng tạo; xây dựng chính sách thuế phù hợp tình hình, hài hòa lợi ích cac bên; chính sách nội địa hóa, giảm phòng vệ thương mại; chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư…

Thủ tướng mong các doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc tiếp tục làm tốt hơn nữa hoạt động hợp tác, đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, đạt hiệu quả năm sau cao hơn năm trước, thập kỷ sau cao hơn thập kỷ trước; tích cực tư vấn phát triển, xây dựng thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển; mở rộng đầu tư kinh doanh, coi Việt Nam là cứ điểm phát triển, mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng; góp phần chuyển giao công nghệ tiên tiến, tiến bộ khoa học công nghệ, thúc đẩy tỉ lệ nội địa hóa cao hơn; đào tạo nhân lực chất lượng cao; nâng cao năng lực quản trị thông minh, mô hình quản lý, xây dựng bộ máy hiệu quả, phù hợp.

Cụ thể hơn, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc đồng hành cùng Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng đầu tư vào các dự án công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, có giá trị gia tăng cao, tác động lan toả chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, các lĩnh vực chiến lược về đổi mới sáng tạo, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), năng lượng tái tạo, tài chính số, y tế sinh học, sản xuất thông minh, nền kinh tế số. Đẩy mạnh đầu tư hợp tác trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các dự án bất động sản, phát triển kết cấu hạ tầng, viễn thông, phát triển du lịch, công nghiệp văn hoá và giải trí…

Cùng với đó, tăng cường trao đổi , tiếp tục duy trì mở rộng hợp tác củng cố chuỗi cung ứng, bảo đảm hoạt động sản xuất ổn định; các doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia vào hệ sinh thái sản xuất của Việt Nam, trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ đa phương, trong chuỗi giá trị khu vực và thế giới, bảo đảm an ninh kinh tế hai bên.

Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp như khuyến khích các quỹ đầu tư mạo hiểm, kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp hai nước; tích cực tham gia các trung tâm đổi mới sáng tạo của Việt Nam, hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D).

Thủ tướng cũng đề nghị các tập đoàn lớn của Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo; xem xét đưa chuyên gia, nhân lực chất lượng cao của Hàn Quốc sang làm việc tại Việt Nam; tích cực tiếp nhận công nhân lành nghề Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc.

Công ty chủ chốt nhóm GELEX báo lãi tăng 127% lên 1.200 tỷ, muốn chi hơn 800 tỷ chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 140% cho cả năm 2024 và 2025

THỨ 3 , 04/03/2025, 15:07

0 CHIA SẺ

Tập đoàn Gelex (GEX) đã sử dụng hơn 3.500 tỷ đồng huy động từ cổ đông như thế nào?Gelex (GEX) vừa mua lại 300 tỷ trái phiếu ngắn hạn

Năm 2025, Cadivi cũng lên kế hoạch chia cổ tức ở mức 140%.

CTCP Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi, mã chứng khoán CAV) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Đại hội dự kiến tổ chức ngày 20/3/2025.

Năm 2024, Cadivi ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 13.102 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2023 và vượt 18% so với kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của Cadivi đạt 1.202 tỷ - tăng 127%.

Sang năm 2025, Cadivi lên kế hoạch doanh thu hợp nhất đạt 14.245 tỷ – tăng gần 9% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.271 tỷ – tăng gần 6% so với kết quả của năm 2024.

Đáng chú ý, Cadivi đề xuất tăng mức chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024 từ 50% lên 140%, tương ứng số tiền tăng từ 230 tỷ đồng lên 805 tỷ đồng. Trước đó, Công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1 vào ngày 30/12/2024 với tỷ lệ 40%.

Năm 2025, Cadivi cũng lên kế hoạch chia cổ tức ở mức 140%.

Công ty chủ chốt nhóm GELEX báo lãi tăng 127% lên 1.200 tỷ, muốn chi hơn 800 tỷ chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 140% cho cả năm 2024 và 2025- Ảnh 1.

Cadivi là công ty con với tỷ lệ sở hữu 97,09% của CTCP Điện lực Gelex (Gelex Electric, mã chứng khoán GEE) – thành viên phụ trách mảng sản xuất điện và thiết bị điện do Tập đoàn Gelex (mã chứng khoán GEX) nắm 78,7% vốn điều lệ.

Với mức chia cổ tức hàng năm là 50%, Cadivi nhiều năm qua được mệnh danh là “gà đẻ trứng vàng” cho Gelex Electric.

Trong các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất dây và cáp điện, CADIVI, ThiPha Cable và Cadi-Sun là 3 doanh nghiệp có doanh thu thuần lớn nhất thị trường dây và cáp điện Việt Nam, trong đó CADIVI có doanh thu lớn nhất và phong độ ổn định nhất về lãi ròng.

BIDV hoàn tất phát hành 124 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn 1,05 lần thị trường, vốn điều lệ đứng thứ 3 hệ thống

Chi Hạ • 04/03/2025 11:40

Kết thúc đợt phát hành, tổng số cổ phiếu của BIDV tăng lên hơn 7,02 tỷ đơn vị.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - Mã: BID) vừa công bố kết quả đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ.

Cụ thể, BIDV đã chào bán thành công 123,8 triệu cổ phiếu với mức giá là 38.800 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 1,05 lần mức thị giá hiện tại là 40.750 đồng/cổ phiếu (cập nhật 9h30 ngày 4/3).

Trong đó, hơn 38,6 triệu cổ phiếu được phân phối cho nhà đầu tư trong nước và gần 85,2 triệu cổ phiếu thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Tổng số tiền ngân hàng thu được từ đợt chào bán là 4.805 tỷ đồng, trong khi tổng chi phí là 53 tỷ đồng. Theo đó, tổng thu ròng từ đợt chào bán gần 4.752 tỷ đồng.

Ngoài ra, BIDV đã phân phối cổ phiếu cho 5 tổ chức, trong đó Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) mua số lượng lớn nhất, gần 59 triệu cổ phiếu, nâng tổng sở hữu lên 59,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 0,845% vốn điều lệ.

Các tổ chức khác tham gia đợt chào bán gồm Hanoi Investments Holdings Limited (Hanoi) với 15,7 triệu cổ phiếu; DC Developing Markets Strategies Public Limited Company sở hữu 8,5 triệu cổ phiếu; Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust (SSMIT) nắm giữ hơn 1,9 triệu cổ phiếu và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được phân phối 38,7 triệu cổ phiếu.


Danh sách nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu riêng lẻ. Nguồn: BIDV

Kết thúc đợt phát hành, tổng số cổ phiếu của BIDV tăng lên hơn 7,02 tỷ đơn vị, nâng vốn điều lệ từ 68.975 tỷ đồng lên hơn 70.213 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ ngân hàng đứng thứ 3 hệ thống, sau VPBank (79.339 tỷ đồng) và Techcombank (70.648 tỷ đồng).

Năm 2024, BIDV ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 58.007 tỷ đồng, tăng 3% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 31.383 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gần 25.122 tỷ đồng, tăng 14% so với 2023.

Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 2,76 triệu tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm, tiếp tục giữ vững vị thế ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thị trường.

Dư nợ tín dụng ngân hàng đạt 2,06 triệu tỷ đồng, tăng 15,7%. Trong khi đó, huy động vốn từ khách hàng đạt 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 14,6%.

Về chất lượng tài sản, tổng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của BIDV tăng 29,8% lên mức 29.036 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 1,26% lên 1,41%. Đặc biệt, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng mạnh 52%, từ 13.025 tỷ đồng lên hơn 19.801 tỷ đồng