Tình thơ

TÌNH THƠ.

Bạn FB Võ Ngọc, hai tuần trước gởi qua tin nhắn bản nhạc mà bạn ấy phổ thơ AT tôi. Phải nói rất bất ngờ. Bởi vì thơ ấy tôi viết đã lâu, và a/e 20 năm từ quảng “nghỉ” làm quán ăn “tả pí lù” tới nay, ch/tôi cũng ko còn thường xuyên gặp gỡ như trước ( bạn hàng m/b + hệt láng giềng của nhau / băng qua đường với mươi bước chân là tới …).

Chính xác thì thơ “Tự trào tháng giêng” AT tôi viết năm 1999. Bạn Gg. thì biết từ 1978, TP HCM có năm này được ghi nhận là LẠNH nhất …

Hai câu đầu của thơ nà (* xem dưới bài, phần chú thích …) :

Tháng giêng bận những hai quần
Trong ngắn ngoài dài trời lạnh giá …”.

Vậy là nghĩ tới việc phổ nhạc cho thơ. Cần xem để biết thế gian này người ta làm gì trước đã …

Wiki, chán ghê đi. Nó phán “Phổ nhạc là nghệ thuật dựa theo lời và ý của bài thơ mà viết thành bài nhạc”.

List trong Zingxx3 trên có 21 bài. Lướt qua thì phần thơ AT tôi biết ( tên tác giả thơ; ko thuộc hoàn toàn thơ …) khoảng hơn năm bài : “Ngậm ngùi”, “Anh còn nợ em”, “Đâu phải bởi mùa thu”, Ngày xưa Hoàng thị”, “Áo lụa Hà đông”,”Hương thầm” …

Đúng ( với hình thức này) là thơ có trước. Người làm nhạc ngoài phần lời thơ, ý thơ … còn “lấy” nhiều hơn của người thơ : hình ảnh thơ, nhạc điệu, cả tiết tấu của bài thơ. Cả quyền năng của một cá thể sáng tạo : không lấy những gì ko phù hợp với bài hát/bản nhạc. Bài “Ngậm ngùi”, thơ 6/8 của Huy Cận và “Anh còn nợ em” thì chính thể 4 chữ đã (gần như) “KHUÔN” hay “ rập sẵn” cho người nhạc rõ rồi. Cao tay hơn, người làm nhạc còn luyến láy cùng nhấn nhá với thanh âm - trường&cao độ - để tăng chất + tình của thơ; hay “chơi” ĐIỆP KHÚC nhằm lập lại hai ba lượt trình bày/ HÁT … cái tứ ( - phần hồn cốt - của bài) thơ (*1, xem chú thích bên dưới bài viết). Nhạc sĩ, qua sáng tạo sáng tác của mình tiếp/tiệm cận với tình cảm người nghe tốt hơn thi sĩ với những con chữ thơ …

Nếu nhìn từ góc độ của một tác phẩm thì bài hát là sản phẩm phái sinh của bài thơ. Lợi thế này, cùng với phát triển của công nghệ, media … giúp ca khúc HÁT + biểu diễn nhiều hình thức hơn / thơ chỉ là đọc&ngâm …của người “làm sau hay cover” lại RÕ RÀNG quá ( bài đây điềm chỉ các bài thơ phổ nhạc hay bài hát phổ thơ còn tồn tại với năm tháng ha há!).

Tác giả thơ được hay có nhiều bài hát nhất : Du Tử Lê (*2). Nhạc sĩ Phạm Duy là người phổ nhạc của nhiều người thơ… thứ nhì ( không rõ có ai hơn ông – hay xếp thứ nhất ko nhá).

Bài “Màu tím hoa sim” thơ của Hữu Loan ghi nhận có hai tác giả nhạc : Dzũng Chinh và Phạm Duy. Thơ “Tháng sáu trời mưa” của Nguyên Sa, cũng thế … Nhạc cùng tựa này nhưng tác phẩm của Hoàng Thanh Tâm “dụng” của bài thơ nhiều nên “lấn át” hơn bài của Ngô Thụy Miên. Thơ chống Mỹ, nhờ tài hoa người nhạc sĩ ( Hoàng Hiệp) chắp cánh mà bay cao có “Lá đỏ” ( phổ thơ Nguyễn Đình Thi) Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây ( thơ Phạm Tiến Duật) Đất quê ta mênh mông ( Thơ Dương Hương Ly) … Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu) Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang) …Đến Hương thầm, thơ Phan thị Thanh Nhàn người Hà Nội viết từ … thời “xưa ấy” nhưng (phải đến 1984) bài hát mới giao duyên với “ông giáo” Vũ Hoàng, sinh 1956 ở Biên Hòa …
Hai bài thơ Quê hương, nhạc Giáp Văn Thạch “rạng rỡ” hơn nhờ dòng thơ sáu chữ của Đỗ Trung Quân bản phổ ông Cầu râu ( nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu , thơ Giang Nam hình thức tự do).

Nói thế, thì phần nào thơ “phủ” nhạc. Nó ít nhiều “quyết định” khuôn khổ bài hát. Với Phú Quang thì nhạc ông đã “giải cấu trúc” thơ này tuyệt vời với “Catinat cà phê sáng” ( thơ Buổi sáng, Phan Ngọc Thường Đoan) và đặc biệt “Tình khúc 24” (*3 thơ Dương Tường ) …

Quảng “lặng” ít ngày qua, AT tôi nghe lại nhiều album nhạc Phú Quang. Và nghĩ nhiều về mức độ khó & dễ của phần lời thơ với người làm nhạc.
Internet giúp cho thông tin : Đầu năm 1979, Ủy ban Năm quốc tế thiếu nhi Việt Nam phát động cuộc thi viêt bài hát mới cho trẻ em, nhằm nói lên tình cảm đẹp đẽ, trong sáng đối với thiếu nhi trong nước và toàn thế giới, ca ngợi những ước mơ cao đẹp, tình cảm tha thiết của các em mong muốn được sống trong hòa bình, yêu thương…

Phần thi viết lời bài hát, Ban tổ chức nhận được hàng trăm lời bài hát dự thi của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà giáo… và cả nhạc sĩ.

Kết quả có hai lời bài hát được chọn: “Trái đất này của chúng em” của Định Hải, công tác tại Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội và “Việt Nam, bầu trời này, mặt đất này” của Diệp Minh Tuyền, công tác tại Tuần báo Văn Nghệ, TPHCM.
Phần hai là thi phổ nhạc. Điều kiện bắt buộc là KO THAY LỜI đã chọn. Tức ko chấp nhận sửa/chỉnh và phỏng theo lời “thơ” đó …
Cuộc thi này thì nhạc sĩ Trương Quang Lục dự thi hai bài với phần lời ch/ta biết : nhà thơ Định Hải và ông thắng giải đặc biệt cùng giải A.
Hóa ra, phỏng hay có chỉnh sửa lời khi làm nhạc mới ko “bó tay” người phổ nhạc hơn ( trước nay AT tôi đã nghĩ ngược lại).
Thế mới nói, sau khi nghe nhiều Phú Quang, thì phần nhạc phổ thơ của ông, nhiều bài và ko ít tác giả thơ …Và nhiều trong đó lại có bài hầu như bám sát lời thơ RÕ và chắc tay. Những chỗ phải thay đổi đều ĐẮT … vừa làm rõ ý tứcủa thơ và gia tăng xúc cảm người nghe nhạc/ bài hát.
3+1.
Trên đầu phần 2. Bài này, AT tôi ghi nhận tìm kiếm Gg. có kết quả hay thông tin ( đã) công nhận Phạm Duy là một “ phù thủy âm nhạc”. Số lượng bài ông phổ, AT tôi có đùa đây là số 2 mà ko rõ hay chưa xác định người xếp nhất.
Lượng số ít nhiều cần thống kê, so đếm … AT tôi, ngoài lượng số hay tổng gia tài bài hát 600, nếu tính thêm độ khó vào thì nên xác tín rằng Phú Quang sẽ là số một.

----------- Chú thích của bài viết ---------------
(*)

Phần bài bạn phổ thơ AT : có một khoản lời bạn thêm " Đợi vầng trăng lên" là một kết nối trước sau đồng thời giúp thơ “sáng” ý+nghĩa hơn.
Còn khiếm khuyết, cả nghĩ AT tôi nằm ở chữ TỰ TRÀO. Nhạc chưa “giải mã/giải tỏa” hay làm tốt nghĩa chữ THƠ này …

(*1) Theo AT tôi thì nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu với "Bóng cây Kơnia ”,Hành khúc ngày và đêm”, “Thư tình cuối mùa thu”,“Thuyền và biển ”…là người thành công nhất thể tài này.

( Xem thêm trên báo Thanh Niên, tác giả Hà Đình Nguyên : “Phần đông trong giới nhạc sĩ đều biết phổ thơ thành ca khúc, nhưng hầu như chỉ Phạm Duy và Phan Huỳnh Điểu là 2 tay cự phách, xứng đáng được gọi là “phù thủy âm nhạc”).

(*2)Trích từ phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê : Nếu tính cho đến bây giờ thì vào khoảng trên 300 bài. Điển hình là riêng nhạc sỹ Anh Bằng vào khoảng 50 bài. Nhạc sỹ Song Ngọc hơn 50 bài. Nhạc sỹ Trần Duy Đức khoảng 30 bài. Anh Khang Thụy, một nhạc sỹ rất trẻ ở Việt Nam, khoảng sáu, bảy chục bài. Chỉ với chừng đó người thôi thì con số đã trên 200 rồi. Bài phổ nhạc đầu tiên là vào khoảng năm 1964 và tính cho đến 75 thì trong giai đoạn này, những ca khúc mà tôi rất hài lòng, thứ nhất là: “Tình Sầu Du Tử Lê,” do anh Phạm Duy phổ nhạc. Thứ hai là “Khi Cuộc Tình Đã Chết” của anh Phạm Đình Chương. Thứ ba là hai bài của anh Từ Công Phụng: “Trên Ngọn Tình Sầu”, và “Ơn Em” (còn có tựa là “Giữ Đời Cho Nhau”).
Ở hải ngoại cũng có thể chia ra làm 2 giai đoạn: từ 75 đến 85 có những bài mà tôi hài lòng: “Quê Hương Là Người Đó”, “Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn”, “Khi tôi chết Hãy Đem Tôi Ra Biển”, của anh Phạm Đình Chương. Ngoài ra có một số bài do anh Trần Duy Đức phổ nhạc mà tôi cũng rất hài lòng như: “Trong Tay Thánh Nữ có Đời Tôi”, “Chỉ nhớ Người Thôi Đủ Hết Đời”, đó là trong giai đoạn từ 75 đến 85. Nếu chấm dứt ở năm 85 thì phải kể đến “Khúc Thụy Du” do anh Anh Bằng phổ nhạc.

(*3) Thơ "Tình khúc 24, Dương Tường.
24 phím cầm chiều
24 nhành sương mím
24 tiếng ve sầu đại lộ tháng tư

Gửi lại em
cầu thang 24 bậc
tờ thư 24 gác mưa
làn menuet 24 âm xưa

Gửi lại em
mùi hoa sữa 24 miền hoài niệm
ga khuya 24 lần đưa đón
bài huê tình 24 lối sân sau

Gửi lại em
doi sông 24 nhịp cầu
tình khúc bãi ngô 24
sương dâng 24 nẻo đi về

Nhâm nhâm 24 hàng đèn
mênh mênh 24 ngã tư mắt

Gửi lại em
chiêm bao 24 chợt hiện tan
cung đàn 24 lần đứt nối
vũng im đêm 24 mạy sao chìm

Gửi lại em
24 phố dài thơm
24 xêrênađ
24 vibratô
24 khung trời tím
24 lối công viên
24 vầng trăng goá.

4 Likes

. chủ thớt :blush:

1 Likes

Ảnh : tác giả bài hát Quê hương, thơ Đỗ Trung Quân.

image

Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch tại Phan Rang tháng 10/1984, ảnh chụp vài ngày trước khi ông đột ngột qua đời!.

Ca sĩ Bảo Yến … đã góp phần đưa bài hát đi xa. Rất tiếc, time này thì ông Thạch đã mất.

1 Likes

Bài thơ Quê hương ban đầu có tên là “Bài học đầu cho con” gồm 7 khổ, nhà thơ Đỗ Trung Quân sáng tác đề tặng cho con gái Quỳnh Anh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Biên tập viên báo Khăn Quàng Đỏ lúc ấy là nhà báo Việt Nga – con gái của nhà thơ Lê Giang, đã lược bớt hai đoạn và đổi tên thành Quê hương.

Ông Thạch chép tay khi đọc thấy bài thơ này trên báo KQĐ. Về nhà, ông viết được bài hát đặt tên QUÊ HƯƠNG, của thơ ( đọc trên báo). Cái “air” nhạc của ông Thạch lâu nay không được các nhà đài sử dụng bởi họ nghe/cho SẾN / vàng vọt.

Ông chỉ còn biết … hát nhạc mình. Tại rất nhiều sân khấu, công trường … khi có dịp. Theo lời bà Phạm Thị Vui, vợ ông ( họ gặp nhau khi ở cùng Đoàn Văn Công tỉnh Sông Bé ) thì ông hát không được hay cho lắm!

Bài hát sau đó được một cô công nhân mang thi hát nhân hội mừng xuân năm 1985 của tỉnh. May sao, mà ca sĩ Bảo Yến có mặt tại cuộc thi này nghe được, nên cô xin chép lại.

“Tháng 4/1985, tôi thu Quê hương ở Đài truyền hình TP HCM, bài hát phát trên kênh HTV 9 và (cũng bị) bất ngờ về sức lan tỏa của bài hát!”.
Ca sĩ Bảo Yến chia sẻ với báo giới.

Ảnh báo CAND bản nhạc chép tay của cố nhạc sĩ Giáp Văn Thạch.
image

P/s: Bà Vui thật tình chia sẻ : gia cảnh nghèo, con đông … nên nhà thơ Đỗ Trung Quân ủy quyền ( tặng) khoản tác quyền THƠ của bài này cho bà. Riêng năm 1994, bà nhận tiền tác quyền bài hát QUÊ HƯƠNG được tổng 25 triệu đồng.

1 Likes

Thật tình thì hai ngày qua AT tôi nghe lại nhạc Phú Quang. Nghe tối, khuya và cả trong giờ giao dịch sáng lẫn chiều ( có Reply thế mừ).
Catinat cà phê sáng → rõ ràng đã có đời sống riêng của nó … Nó có sức hút bởi sự sáng tạo của người nhạc sĩ. Ngay tại quán catinat ( quán nhà của Phú Quang) ông được tác giả trao cho bài thơ, trong khi cô chờ bạn theo hẹn ( nhà thơ Thảo Phương thì phải) vừa thảo xong bài này …

Ông đang có hứng, vậy là mang theo bài thơ … lên lầu phổ luôn. Theo cô nhà thơ → hơn tiếng sau ông trở xuống cùng cây đàn guitar … Ông hát khi này thì Thảo Phương đã đến quán, và giải thích một ít thay đổi ( nhân xưng em → anh; cả tựa bài …) cần cho bản nhạc.

  • Sau khi nghe 2,3 lượt bài hát, Youtube PHÁT luôn loạt ch/trình của Phú Quang. Và trời ạ, duyên do đó AT tôi nghe …miết luôn.

Và đã có phát hiện chấn động này : Phú Quang chính là một phù thủy trong việc phổ nhạc cho thơ ( mời các bạn nghe "Những tình khúc Phú Quang: P2 … Và đặc biệt bài “Khúc mùa thu” thơ Hồng Thanh Quang qua tiếng hát Lê Dung, rất ám ảnh …).

( trọn vẹn) Bài thơ KHÚC MÙA THU đã được Phú Quang phổ nhạc cho chính giọng ca Lê Dung, cũng là người đàn bà trong thơ Hồng Quang …

Đã biết ta giờ không trẻ nữa
Sao thương ai ở mãi cung Hằng
Lời nguyện cũ trên đầu như nguyệt quế
Chẳng chịu nhoà khi tới giữa mùa trăng

Tôi đã yêu như chết là hạnh phúc
Tôi đã quên mình chỉ để nghĩ về em
Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc
Có điều chi em mải miết đi tìm?

Tôi đã đến cùng em và tôi biết
Em cũng là như mọi người thôi
Nhưng chưa hết cuộc yêu tôi đã hiểu
Em ám ảnh tôi trọn một kiếp người

Ngay cả nếu âm thầm em hoá đá
Bầu trời lặng yên cũng đã vỡ rồi
Mênh mông quá khoảng trống này ai lấp
Khi thanh âm cũng bất lực như lời

Sẽ chỉ còn quầng thu thuở ấy
Nỗi cô đơn vằng vặc giữa trời
Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc
Em tìm gì khi thất vọng về tôi?

3 Likes

Nghe đầu clip này, ta có một bài thơ … của Phú Quang.
Và AT tui bất ngờ với tiếng hát Minh Chuyên. Ngay tại bài ông Phú Quang … viết cho Lê Dung hát. Day dứt và cách nhả từ ở cuối bài hát!

Còn thì thơ đây:
Thu rất thật thu
Là khi chớm đông sang
Em rất thật em
Là lúc em hoang mang lựa chọn

Anh rất thật anh
Là lúc anh biết ra đi nhẹ gọn
Để bớt cho đời
Một chút gió lao xao

Và tránh cho em
Bớt một lời chào

1 Likes

KO TRÚNG.

VOL 2 Tưởng nhớ nhạc sĩ của bộ đôi Minh Chuyên Lê Tâm → xác định bài trên thơ của CHU HOẠCH.
AT tôi đã soát xét → trang thi viện … rồi nhé!

Bài thơ tựa THU, trình bày thế này:

Tặng H

Thu rất thật thu là cái lúc chớm Đông sang
Em rất thật Em là lúc Em hoang mang lựa chọn
Anh rất thật anh là sớm biết ra đi nhẹ gọn
Để tránh cho Em mất một lời chào

Bớt cho trời một chút gió xôn xao…

1 Likes

Đã chỉnh sửa bài Tình thơ → post tường FACEBOOK.

2 Likes