TLG- Hành trình quay lại của ông trùm nghành văn phòng phẩm
Công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long là công ty dẫn đầu thị phần văn phòng phẩm nói chung và bút viết nói riêng tại Việt Nam. Các nhóm sản phẩm chính của TLG là bút viết, dụng cụ văn phòng, dụng cụ học sinh, dụng cụ mỹ thuật
Về cơ cấu cổ đông. Khởi nghiệp từ năm 1981, sau gần 40 năm ông Cô Gia Thọ đã tạo cho mình một đế chế trong nghành sản xuất kinh doanh văn phòng phầm và phủ sóng trên 61 quốc gia.Tính đến quý I năm 2021, tổng tài sản của Thiên Long vượt ngưỡng 2.348 tỷ đồng, vốn sở hữu là 1,806 tỷ đồng. Cá nhân ông Thọ đang ở hữu 4,594,605 cổ phiếu TLG tương đương 171.4 tỷ đồng.
Những kỳ vọng tăng trưởng của TLG có thể kể đến như
- Thứ nhất là sự phục hồi trong nước sau đại dịch và đẩy mạnh xuất khẩu, hiện tại các sản phẩm của TLG là thị trường nghách, sự cạnh tranh không đáng kể nên biên lợi nhuận vẫn còn duy trì cao
- Thứ hai là Từ quý 1/2022 TLG đã đầu tư nhà máy mới 230 tỷ thêm 10.000m2, nâng công suất sàn từ 15.000m2 lên trên 25.000m2
- Thứ ba là sự giảm giá của hạt nhựa PVC thời gian qua, chi phí nhựa là chi phí chính trong cơ cấu giá vốn của TLG nên sẽ làm cho biên lợi nhuận tiếp tục hưởng lợi
Như vậy tầm nhìn cho năm 2022 Thiên Long có thể đạt từ 3700-4500 tỷ doanh thu và trên 600 tỷ LNST
Thống kê doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận sau thuế của TLG trước đại dịch với kết quả kinh doanh 6 tháng năm 2022 có sự tăng trưởng lớn của: Doanh thu từ 1557=> 1889 tăng trưởng 22%; Lợi nhuận gộp : từ 577=> 823, tăng trưởng :43%; Lợi nhuận ròng từ 185 lên 300, tăng trưởng 62%
Vậy nếu so với nền doanh thu lợi nhuận từ trước dịch, TLG thể hiện sự tăng trưởng rất mạnh sự tăng trưởng này đến từ cả doanh thu, cải thiện biên lợi nhuận và chi phí ,điều thú vị là với mức giá hiện tại thì TLG chỉ đang giao dịch tương đương vùng giá 2018-2019.