Thông tin quan trọng nhất trong tuần của TT Mỹ đã đc công bố, dữ liệu CPI giảm so với kỳ vọng khiến cho DXY giảm mạnh. Điều này là rất quan trọng cho NHNN Việt Nam khi lượng bán USD ngày càng tăng mạnh. Nếu hoạt động bán USD này chấm dứt sẽ là động lực lớn cho TT chứng khoán. TT có kỳ vọng vượt 1300 trong nhịp tăng này của thị trường.
Nhưng nếu hiện tượng bán USD của NHNN vẫn phải tiếp tục thì chúng ta chỉ có thể Kỳ vọng thị trường có nhịp tăng nhẹ lên vùng 1260 -1280.
Vì các lý do:
Tổng lượng bán USD ra ngoài thị trường là 1,340 tỷ tương đương 34,17 nghìn tỷ VND bị hút ra khỏi hệ thống. Số dư trên Citad hiện tại ở mức 260 nghìn tỷ. Đây là số dư cần thiết của hoạt động dữ trữ bắt buộc của các NHTM để tại NHNN. Nếu hoạt động bán USD tiếp tục số dư này sụt giảm thì sẽ tác động tới lượng tiền trên thị trường 1 ( Thị trường của khối dân cư gồm người dân và DN) từ đó tác động trực tiếp tới TTCK.
Nếu hoạt động bán USD này dừng lại thì chúng ta kỳ vọng lãi suất sẽ tăng ở mức thấp và thị trường có thể vượt vùng đỉnh cũ 1300.
Và trong điều kiện này thì nhóm cổ phiếu về xuất khẩu có Dệt may sẽ là nhóm được hưởng lợi.
Nội tại doanh nghiệp
Doanh thu Q1-2024 đạt 1.354 tỷ đồng (+1,4% YoY) nhờ sản lượng và giá bán đều cải thiện. Biên lợi nhuận gộp tăng 60 bps so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10% YoY đã làm LNST giảm 4% YoY, đạt 42 tỷ đồng.
Doanh nghiêp hiện đã nhận đủ hàng cho đến Q4-2024 nhờ lấy được đơn hàng từ Bangladesh nên chúng tôi dự phóng doanh thu và LNST Q2-2024 ước tính đạt lần lượt 2.256 tỷ đồng (+18% YoY) và 109 tỷ đồng (+88 YoY) với giả định dây chuyền may hoạt động trong Q2-2024 đạt 346 dây chuyền và doanh thu/dây chuyền may tăng 5% YoY nhờ giá bán đơn hàng tăng 5% YoY.
Năm 2024, chúng tôi dự phóng doanh thu đạt 7.866 tỷ đồng (+11% YoY) với giả định tổng dây chuyền may đạt 367 dây chuyền với tiến độ tăng công suất 3-4 dây chuyền/tháng và giá bán tăng 5% YoY. Từ đó, LNST CTM đạt 299 tỷ đồng (+37% YoY). EPS 2024 điều chỉnh quỹ khen thưởng phúc lợi tương đương là 2.367 đồng (+23% YoY).
Xét về cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may : Trong 4 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm đều ghi nhận sự tăng trưởng khá tích cực
Bắt đầu từ nửa cuối 2023, KQKD của TNG đã bắt đầu có sự phục hồi trở lại, điều này được thể hiện rất rõ thông qua sự tăng lên liên tục của biên lợi nhuận gộp
Lượng đơn hàng FOB từ các KH truyền thống như Decathlon, Asmara, TCP hay Columbia đều hồi phục mạnh trở lại trong bối cảnh hàng tồn kho tại Mỹ đã giảm dần.
Dệt may TNG cũng ghi nhận lượng đơn đặt hàng tăng đột biến từ đối tác lâu năm là Decathlon nhằm phục vụ nhu cầu cho Olympic Mùa Hè 2024 tại Pháp.
Nhờ lấy được đơn hàng từ Bangladesh do công nhân dệt may tại quốc gia này đã tổ chức đình công kéo dài hồi cuối năm 2023 nhằm đòi nâng lương cơ bản và cải thiện điều kiện làm việc, điều khiến hàng loạt nhà máy tại đây phải tạm ngưng hoạt động
Xu hướng xanh hóa ngành thời trang thế giới đang được lan rộng đặc biệt là tại thị trường Liên minh châu Âu (EU) khi Uỷ ban Châu Âu (EC) đã công bố chiến lược về việc đến năm 2030 yêu cầu toàn bộ sản phẩm dệt may lưu thông tại thị trường này đều có thể tái chế và không chứa các chất độc hại. Điều này đang tạo áp lực buộc các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam phải tăng tốc thực hiện “chuyển hóa xanh”.
—> TNG là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất minh bạch toàn bộ thông tin Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) theo tiêu chuẩn Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu và hiện đáp ứng 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Toàn bộ nhà máy cho đến văn phòng của Dệt may TNG đều đang hướng đến các tiêu chuẩn xanh như LOTUS HAY LEED.
Năm nay, công ty tiếp tục đẩy mạnh triển khai lộ trình hướng đến 100% không phát thải carbon và tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng tái tạo, khi lên kế hoạch xây dựng lắp đặt hệ thống điện mặt trời gác mái và hệ thống BioMass với ước tính giá trị đầu tư vào khoảng 800 tỷ đồng.
Nguồn tài trợ cho dự án trên sẽ đến từ các nguồn tín dụng xanh với lãi suất thấp, không gây áp lực quá nhiều về mặt chi phí cho doanh nghiệp.