TNG - Giá trị đơn hàng xuất khẩu Mỹ - EU

TNG: Điểm sáng từ giá trị đơn hàng Mỹ - EU

11

1. Thông tin doanh nghiệp

  • Ngày 22/11/1979: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May
    Bắc Thái, được thành lập;
  • Năm 1997: Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty may Thái Nguyên; Ngày
    02/01/2003: Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với
    vốn điều lệ là 10 tỷ đồng;

II. Ngành nghề, sản phẩm dịch vụ và địa bàn hoạt động kinh doanh

1. Sản phẩm dịch vụ chính

  • Hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất và mua bán hàng may mặc;
  • Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc;
  • Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp;
  • Với các dòng sản phẩm chủ lực như áo Jacket bông, lông vũ, quần áo dán seam, quần sooc
    các loại, váy, hàng trẻ em, quần áo nỷ, hàng dệt kim; sản xuất bông tấm, chần bông, in -
    thêu công nghiệp, thùng carton, túi PE các loại.
  • Sản phẩm gia công xuất khẩu chính của công ty là các loại áo jacket và quần Cargo shorts.
    Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Mỹ (42,39% doanh thu xuất khẩu 2020) và Pháp
    (23,12% doanh thu xuất khẩu 2020).
  • Sản xuất phục vụ nhu cầu thiết yếu của thị trường như khẩu trang, bộ bảo hộ phòng dịch,
    trang phục phòng cháy chữa cháy (sản phẩm mới được đưa vào sản xuất từ năm 2021).
  • Kinh doanh BĐS, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (Dự án
    Cụm Công Nghiệp Sơn Cẩm; Dự án TNG Village 1; TNG Village 2; Dự án Khu đô
    Thị sinh Thái Hồ Núi Cốc).

Địa bàn hoạt động kinh doanh

  • Trụ sở chính tại 434/1 Đường Bắc Kạn, Phường Hoàng Văn Thụ, Thái Nguyên
  • Các đơn vị trực thuộc công ty

• Thị trường tiêu dung xuất khẩu

  • Hàng năm, công ty sản xuất khoảng 12 triệu sản phẩm áo khoác và 9 triệu sản phẩm quần Chino. Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu tại Hoa Kỳ, EU, Canada và Mexico, chiếm khoảng 83% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

1z

III. Triển vọng nhóm ngành

  • Sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh, sự phục hồi tích cực từ hậu đại dịch khi triển vọng về xuất khẩu đến từ nhiều phía, Với tình hình phổ cập lượng vacxin trên tất cả các tỉnh thành, tình hình lao động dần ổn định trở lại, các đơn hàng đầy tải thậm chí nhiều đơn vị đã ký kết đơn hàng đến quý 3/2022.

  • Dệt may là một ngành thâm dụng lao động với lợi thế lớn về mặt lao động, chi phí sản xuât và chính trị thì cho rằng ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu dệt may sẽ được hưởng lợi trong trung hạn nhờ xu hướng này.

2121

  • Thêm nữa là nhu cầu tiếp tục tăng khi các thị trường như Mỹ, EU, với những gói kích thích kinh tế ở quy mô lớn kích thích nhu cầu tiêu dùng. Tại Mỹ, giá trị nhập khẩu tháng 1/2022 đạt mức kỷ lục 308,9 tỷ USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 22,4% cùng kỳ năm trước, chỉ số niềm tin người tiêu dùng cũng ở mức cao là 113,8 điểm so với cùng kỳ là 88,9 điểm.

+) Chính sách, hiệp định thương mại hỗ trợ mở rộng (Dài hạn)

  • Dệt may là một trong những nhóm ngành được đánh giá cao nhờ thuận lợi từ xuất nhập khẩu, nhờ số lượng hiệp định FTA của Việt Nam tăng nhanh kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2007 và tính đến đầu năm 2022 đã có 15 hiệp định với các khu vực và đối tác thương mại lớn, mới đây nhất có thể kể đến như EVFTA, RCEP, CPTPP

IV . Điểm nhấn đầu tư

  1. Vị thế công ty
  • TNG là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam**.** Sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu tại Hoa Kỳ, EU, Canada và Mexico, chiếm khoảng 83% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

  • TNG đang có các khách hàng là nhà bán lẻ có thương hiệu lớn như Decathlon, Columbia Sportswear, The Children’s Place, Capital, Itochu, Cahard, John New York, Các khách hàng này đều cam kết đặt hàng lâu dài, ổn định với công ty và đều đề nghị TNG tăng thêm sản lượng hàng năm. Bên cạnh đó, TNG cũng tăng cường chủ động cung cấp nguyên phụ liệu và chuyển dần sang làm mẫu phát triển để tăng giá trị lợi nhuận trên sản phẩm.

  1. Kế hoạch và mục tiêu tăng trưởng.

Tiếp tục đầu tư công nghệ, đổi mới sản xuất để tăng năng suất; Tăng cường tìm kiếm nhà cung cấp, khai thác thị trường mới (Cố gắng mâng cao công tác quản trị doanh nghiệp theo công nghệ ERP: Cải tiến hoàn thiện hệ thống ERP sử dụng nội bộ, phát triển hệ thống app Mobile)

  • Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thời trang TNG tới tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước và mở rộng phân phối ở thị trường nước ngoài thông qua kênh thương mại điện tử mua sắm trực tuyến.

  • Mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng thị phần tại các thị trường mới nổi, mở rộng thị trường nội địa, thiết lập các kênh bán hàng trên toàn quốc.

  • Tập trung khai thác các khách hàng FOB, ODM, và khai thác thêm các kênh bán hàng online như Amazon, Alibaba,… và cũng trong năm 2022-2023, các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động với thêm 42 dây chuyền may mới.

=> Đặc biệt trong vòng 5 năm tới, TNG hướng tới mục tiêu doanh thu 300 triệu USD, lợi nhuận sau thuế khoảng 25 triệu USD.

=> Kế hoạch trong năm 2022, doanh thu đạt 6.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 280 tỷ đồng, và cổ tức tối thiểu đạt 16%. Trong đó theo nghị quyết ĐHCĐ tỉ lệ trả cổ tức bao gồm 8% tiền và 8% cổ phiếu.

  1. Đánh giá về doanh nghiệp và triển vọng tăng trưởng
  • TNG hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực may mặc với 2 mảng: Sản xuất may mặc xuất khẩu và kinh doanh thương hiệu thời trang TNG, Ngoài ra không chỉ có khoản thu từ may mặc mà TNG cũng có khoản thu khác từ mảng xây dựng BĐS với các dự án thuộc phân khúc như: đất công nghiệp, căn hộ chung cư, đất ở,…

  • Từ năm 2016, TNG đã bắt đầu thâm nhập thị trường nội địa với các sản phẩm thời trang mang thương hiệu TNG

  • Từ năm 2018, TNG đã lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản và hiện đang triển khai hai dự án bất động sản là khu nhà ở thương mại TNG Village và cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1. Mục tiêu mảng BĐS sẽ đóng góp 17% doanh thu và 50% lợi nhuận trong năm 2025.

gg

  • Về cơ cấu, doanh thu bán hàng (FOB) luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng doanh thu của TNG (khoảng 50% đến 60%). Trong các năm qua, Công ty chuyển hướng tập trung sang sản xuất các sản phẩm phục vụ trong mùa dịch như khẩu trang nano kháng khuẩn hay bộ đồ bảo hộ.

Mặc dù xác định xu hướng dài hạn là tăng cường hình thức sản xuất FOB và hướng tới ODM (Original Design Manufacturing) với giá trị gia tăng cao cùng với những đòi hỏi khắt khe, TNG hiện vẫn tập trung mục tiêu gia tăng lợi nhuận, gia tăng giá trị cho cổ đông.

• Triển vọng tăng trưởng

  • Là một doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu vào EU lớn, TNG đang dần chủ động một phần nguyên liệu đầu vào như nhà máy sản xuất bông, sẽ được hưởng lợi hơn so với các doanh nghiệp khác.

  • TNG nằm trong top 10 doanh nghiệp dệt may có giá trị xuất khẩu lớn nhất cả nước và nằm trong top 5 các doanh nghiệp dệt may niêm yết cùng hàng với MSH, GIL,…

  • Trong giai đoạn 2017 – 2021 số chuyền may và lao động của TNG liên tục tăng trung bình 6%/ năm, hiện tại đạt khoảng 284 chuyền may và 15,794 lao động. Năng lực sản xuất tiếp tục được cải thiện giúp cho TNG chớp được cơ hội từ sự phục hồi nhu cầu may mặc sau hậu Covid.

33

  • Dự kiến trong năm 2022, doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm nhà máy Đồng Hỷ thêm 27 chuyền máy, nhà máy Võ Nhai thêm 16 chuyền máy để phục vụ nhu cầu tăng cao từ phía khách hàng. Đến năm 2025 dự kiến TNG sẽ phát triển lên 364 chuyền may để mở rộng quy mô sản xuất và gia tăng giá trị đơn hàng.

  • Từ cuối quý 4/2021 TNG đã chủ động nguồn cung phụ trội nội địa với việc lắp đặt hơn 07 dây chuyền bông, thêu, trần, thùng carton, túi PE, in, giặt lớn. Ngoài ra gần 100% nguyên liệu đầu vào của TNG nhập từ các nước như: vải do Trường Thành, Formosa (nhà máy dệt Long An) sản xuất. DN đặt mục tiêu tự chủ 80% NVL bông trong tương lai như vậy để khi giá NVL có tăng thì TNG cũng sẽ có thể cắt giảm được phần nào chi phí nguyên liệu đầu vào.

• Dự phóng KQKD của TNG trong năm 2022

  • Năm 2022 dự báo kì vọng doanh thu dệt may đạt 6.401 tỷ đồng – tăng 28% so với cùng kỳ, do gia tăng về giá trị đơn hàng và kỳ vọng đơn giá tăng 7% so với cùng kỳ.
  • Ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ KCN Sơn Cẩm lần lượt 517 tỷ đồng và 97 tỷ đồng.
  • Với ngưỡng P/E hiện tại 12-13 lần thì định giá cho TNG có mục tiêu có thể đạt được từ
    40.000 đồng – 43.000 đồng .

Đánh giá:

TNG đã có nhịp hồi phục từ vùng giá 20 lên 32 trong vòng 1 tuần cùng với nhịp hồi phục của thị trường, trong xu hướng ngắn và trung hạn TNG sẽ có những nhịp điều chỉnh test lại những mốc hỗ trợ 25 – 28 - 32 trước khi trở lại với vùng giá cũ là vùng kháng cự cao nhất trong tháng 4 là vùng giá 36-40. Khối lượng trung bình cổ phiếu đạt 16tr CP/ tuần. Vùng giá hấp dẫn nhà đầu tư có thể tham gia với vị thế trung hạn là vùng giá 27-28 với tỷ trọng 20-30%, mục tiêu trong (2-3 tháng) quanh vùng giá 44 , vùng cắt lỗ <22

Chi tiết bài phân tích xin liên hệ mr. Hoàng - 0868973288. Xin cảm ơn!

1 Likes

Thấy TNG còn là nhà máy xịn của Decathlon nữa mà

1 Likes

1 Likes

chuẩn rồi bác đối tác lớn của TNG

CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) vừa thông báo đã hoàn thành 100% kế hoạch doanh thu năm 2023 với 6.800 tỷ đồng. Ngoài ra, TNG còn cho biết đang duy trì việc làm và thu nhập ổn định 9.4 triệu đồng/người/tháng cho 18.000 lao động. 2023 có thể xem là năm đặc biệt khó khăn của ngành dệt may Việt Nam. Tổng cầu dệt may thế giới năm 2023 dự kiến giảm 8% so với năm 2022, riêng ngành dệt may Việt Nam giảm 9,2%.