TNG – Công ty đầu tư và thương mại TNG (HNX - TNG)
Là công ty hàng đầu về linh vực sản xuất mặt hàng dệt may và gia công khi mảng này đóng góp hơn 90% vào doanh thu. Với kết quả kinh doanh riêng quý 2/2024 với doanh thu bạch đạt 2,174 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là doanh thu cao nhất từ trước đến nay của Dệt may TNG. Vậy thì hiện tại cổ phiếu TNG còn những triển vọng đầu tư nào
1. Triển vọng của ngành dệt may
Theo số liệu của Vitas, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, mặc dù vẫn còn bị ảnh hưởng bởi những biến động từ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, tuy vậy xuất khẩu toàn ngành dệt may của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 19,53 tỷ USD, tăng trưởng 3,94% so với cùng kỳ năm 2023. Theo thông tin từ các doanh nghiệp, về cơ bản đơn hàng xuất khẩu dệt may đã có đủ tới hết quý 3/2024, nhưng đơn hàng quý 4/2024 vẫn chưa chắc chắn
Từ cuối năm 2023 đến đầu năm 2024, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma có xu hướng giảm, duy trì ở mức thấp so với giai đoạn Q4 2022 và Q1 2023. Tỷ lệ tồn kho trên doanh thu của các cửa hàng thời trang và các nhà bán sỉ cũng ghi nhận sự sụt giảm so với số liệu cuối năm 2022 và đầu năm 2023.
2. Tổng quan về công ty
Công ty sản xuất và mua bán hàng may mặc; Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc; Mua bán máy móc thiết bị công nghiệp; Bất động sản, …
Chuỗi giá trị của công ty
2.1. Mảng dệt may
Là mảng chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất lên tới hơn 90% doanh thu và tăng trưởng đều qua các năm. Hiện tại, công ty TNG đang sở hữu trên 322 chuyền may với quy mô 19 chi nhánh (12 chi nhánh dệt thoi, 3 chi nhánh dệt kim, 2 chi nhánh sản xuất phụ trợ Bông - Bao bì, 1 chi nhánh công nghệ phần mềm, 1 chi nhánh tự động hoá)
2.2. Mảng bất động sản
Dự án TNG Village không đóng góp vào doanh thu của TNG Land do từ ngày 20/05/2024, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty Cổ phần TNG Land từ 51,7% xuống còn 48,81%
KCN Sơn Cẩm 1: Với tổng quỹ đất khoảng 70,58 ha; thời gian thực hiện từ quý II/2017 đến quý III/2024. Để triển khai thực hiện dự án phải thu hồi đất và tài sản trên đất của hơn 363 hộ dân và 2 tổ chức (số hộ phải tái định cư là 151 hộ). Tổng diện tích sử dụng khoảng 49ha, trong đó nội bộ TNG đang sử dụng khoảng 14,2 ha (TNG Land sử dụng 7ha, nhà máy Việt Thái sử dụng khoảng 3,6 ha, nhà máy Việt Đức sử dụng khoảng 3,6 ha).
3. Triển vọng đầu tư
Lượng đơn hàng FOB của các đối tác hồi phục: Lượng đơn hàng đột biến phục vụ Olympic Paris 2024. Hiện tại lượng đơn hàng của TNG đã được phủ kín đến hết quý 3/2024 chủ yếu nhờ các đơn hàng gia tăng từ các khách hàng quen thuộc như Decathlon, TCP, Asmara… do nhu cầu nhập hàng tại các thị trường lớn.
Đầu tư vào ESG giúp gia tăng đơn hàng với khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới: Hiện tại TNG là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất minh bạch toàn bộ thông tin ESG theo tiêu chuẩn Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu và hiện đáp ứng 17 mục tiêu phát triển bền vững. Trong năm nay, công ty sẽ đẩy mạnh kế hoạch xây dựng lắp đặt hệ thống điện mặt trời gác mái và hệ thống BioMass với ước tính giá trị đầu tư vào khoảng 800 tỷ đồng
Giá nguyên liệu đầu vào giảm: Sau đợt tăng trong Q1, giá bông đã giảm đáng kể xuống quanh mức 76 USD/pound (-4.7% CK). Tuy nhiên, giá bông trong nước được dự báo sẽ có xu hướng tăng do giá bông thế giới tăng và nhu cầu bông trong nước vẫn cao.
Mở rộng quy mô và cải thiện năng suất: TNG dự nâng tổng công suất thêm 15% với việc triển khai thêm 45 chuyền may và tuyển thêm 3.000 công nhân. Song song, Công ty sẽ dịch chuyển 2 nhà máy may Việt Đức và Việt Thái vào trong Khu Công nghiệp Sơn Cẩm.
Thu hút được thêm các đơn hàng từ Bangladesh và các khách hàng cũ: Nhờ đáp ứng được các tiêu chuẩn, chỉ tiêu về nhà máy xanh như đã đề cập ở trên cũng như từ các sự kiện biểu tình, bạo động do vấn đề lương lao động xảy ra tại Bangladesh.
Luật đất đai đi vào áp dụng ngày 1/8/2024 sẽ gỡ vướng cho dự án Sơn Cẩm 1: Chủ yếu vướng về giả trị đền bù cho người dân, việc hoàn thiện thủ tục giải phóng mặt bằng để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, bàn giao mặt bằng cho các đơn vị trong chuỗi giá trị may mặc.
4. Rủi ro đầu tư
Giá cước phí vận tải biển tăng cao: Điều này có thể gây sức ép lên giá của nhà sản xuất để bù đắp lại chi phí, điều này từng xảy ra với doanh nghiệp dệt may trong giai đoạn đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu Q1/2021 – Q1/2022. Đồng thời bên khách hàng đàm phán lại đơn hàng do mức phí vận chuyển tăng cao, điều này làm một số đơn hàng sẽ ghi nhận doanh thu từ Q3/2024 trở đi thay vì Q2/2024.
Chi phí nhân công tăng vì mức lương cơ sở tăng: Từ ngày 01/07/2024 điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức. Mức tăng 30% này là mức tăng cao nhất từ trước đến nay trong khi chi phí nhân công chiếm 30% chi phí sản xuất kinh doanh của công ty.
Chi phí lãi vay: TNG khó giảm dư nợ vay ngắn hạn khi dòng tiền kinh doanh cải thiện chậm, nợ vay dài hạn từ trước 2024 vẫn đang trong thời gian trả lãi cho năm 2024. Dự kiến trong tương lai, TNG vẫn sẽ chịu áp lực lãi vay lớn (tỷ lệ EBT/EBIT dự phóng ~64,8%) khi duy trì dư nợ vay cao (giá trị ~2.977 tỷ đồng, +12,7% YoY – tỷ lệ Nợ vay/TTS ~51%).
5. Khuyến nghị
TNG là cổ phiếu hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu dệt may, với triển vọng và điểm rơi lợi nhuận của TNG và theo đinh giá:
- Trong ngắn hạn: Dừng hành động mua mới, có thể giao dịch cổ phiếu khi giá về vùng hỗ trợ tại MA20 khoảng ~24.000
- Trong dài hạn: Mua tích lũy từng phần trong vùng giá từ ~22.000 – 24.000 trong nhịp sideway
Giá mục tiêu 27.000, stoploss: 21.000
Ø Anh chị nào muốn đầu tư chứng khoán thì có thể liên hệ cho e để được tư vấn mở tài khoản và các mã nhóm ngành tiềm năng =>
Ø Đặc biệt: Hiện tại bên em đang triển khai Chương trình miễn phí giao dịch chứng khoán và ưu đãi lãi vay ký quỹ chỉ 0,0246%/ngày (tương đương 8,98%/năm) trong vòng 06 tháng kể từ ngày mở tài khoản (từ 10/06/2024 đến ngày 31/12/2024)