TNG - Ngành dệt may - Xuất khẩu may mặc tích cực?

TNG - Ngành dệt may - Xuất khẩu may mặc tích cực?!

:pushpin:Ngành dệt may

Trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 18,53 tỷ USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ và ghi nhận mức kỷ lục. Điều này là nhờ nhu cầu dồn nén sau đại dịch ở các nước phát triển và sự phục hồi các hoạt động sản xuất trong nước.

:tshirt:Hoạt động sản xuất ở mảng may mặc có những ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tích cực. Trong tháng 8, IIP mảng may mặc tiếp tục tăng trưởng 2 con số, ước tính tăng trưởng +28,2% so với cùng kỳ và tiếp tục chuỗi tăng trưởng mạnh. Tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may VN ước tính đặt hơn 26 tỷ USD (+23% so với cùng kỳ).

:yarn:Mảng Sợi vẫn chưa có dấu hiệu khả quan khi xuất khẩu Sợi tiếp tục giảm kể từ đầu năm. Tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu ước tính chỉ đạt lần lượt 1.08 triệu tấn (-17.8% so với cùng kỳ) và 3.04 tỷ USD (-5.6% so với cùng kì). Với 2 thị trường chính, mảng Sợi không được cho là khả quan khi thị trường Trung Quốc ước tính giá trị chỉ 1.6 tỷ USD (-16.7% so với cùng kì) và thị trường Hàn Quốc có dấu hiệu đi ngang 342 triệu USD. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất mảng Dệt trong nước có những dấu hiệu hồi phục. Ước tính IIP mảng dệt 8T2022 hồi phục ở mức +5.1% so với cùng kỳ.

:star:Triển vọng ngành Dệt may:
Những tác động căng thẳng về yếu tố chính trị, khi Nga dừng cung cấp khí đốt đến châu Âu vô thời hạn, quan hệ thương mại Mỹ-Trung (TQ chiếm 24% thị phần tại Mỹ) tiếp tục căng thẳng có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các mặt hàng Ngành dệt may đặc biệt là mảng May mặc.
Các FTA tiếp tục hỗ trợ tích cực: tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu hàng dệt may VN thông qua các cam kết ưu đãi thuế quan và các quy định về nguồn gốc xuất xứ. Xuất khẩu hàng dệt may VN tại các thị trường mới. Mức thuế nhập khẩu giảm dần theo lộ trình từ EVFTA sẽ hỗ trợ sức cạnh tranh cho mặc hàng VN.
Chi phí NVL đầu vào và vận tải biển có xu hướng giảm: Giá cotton và dầu thô ghi nhận xu hướng giảm dần kể từ lần đạt đỉnh trước đó trong Q2. Chỉ số giá vận tải cũng có dấu hiệu hạ nhiệt và đi ngang. Việc đồng USD mạnh lên cũng tạo điều kiện tích cực cho lợi nhuận ngắn hạn trong năm 2022 cho ngành Dệt may, khi ngành lợi nhuận chủ yếu của ngành từ xuất khẩu.

:fire:Thách thức ngành Dệt may
Thứ nhất là áp lực lạm phát tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt, đặc biệt là Mỹ, dẫn đến cắt giảm đơn hàng mới.
Thứ hai là khó khăn do gián đoạn nguồn cung có thể kéo dài, đẩy giá nguyên liệu leo cao. Chính sách “Zero Covid” và tình trạng thiếu năng lượng ở Trung Quốc đang hạn chế nguồn cung nguyên phụ liệu dệt may, khiến giá nguyên liệu đầu vào leo thang và gây áp lực lên biên lợi nhuận của các công ty dệt may Việt Nam.

:pushpin:TNG - 6T/2022

Kết thúc Q2.2022, TNG ghi nhận doanh thu và lợi nhuận lần lượt đạt 1982 và 86 tỷ đồng, tăng khả quan 35.7% và 42.6% svck. Lũy kế sáu tháng của doanh thu của công ty đạt 2540 tỉ đồng (+31.9% svck), hoàn thành 54% doanh thu kế hoạch, lợi nhuận sau thuế đạt 1.740 tỉ đồng (+50.6% svck), hoàn thành 45% lợi nhuận kế hoạch.

Mảng sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc TNG có giá trị xuất khẩu hàng dệt may cả nước lũy kế 6 tháng đạt 18,7 tỷ USD, tăng 22% svck. Nhờ nhu cầu tăng, TNG đã lấp đầy số đơn hàng đến hết tháng Q3.2022. Đặc biệt, đơn hàng từ Decathlon đã kí cho 2022 đạt 81.82 triệu USD, tăng 21.7% svck.

Mảng kinh doanh bất động sản (dự kiến mang lại 50% lợi nhuận năm 2025) của TNG cũng khả quan khi cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 đã hoàn thiện giải phóng mặt bằng, thi công hạ tầng, và 50% quỹ đất 70.58ha của Sơn Cẩm 1 đã được đặt thuê (cuối tháng 6). Chung cư TNG Village 1 với 186 căn hộ ở trung tâm thành phố Thái Nguyên cũng đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy 96%. TNG cũng đang chuẩn bị cho ra mắt TNG Village 2, có vị trí ngay cạnh TNG Village 1 với 605 căn hộ phục vụ cho 1400 cư dân.
Screenshot 2022-09-15 164952

Giá cước vận tải biển bằng container từ Việt Nam đi Mỹ, Châu Âu (chiếm 90% thị trường xuất khẩu của TNG) đã hạ nhiệt, giảm 30-40% giữa tháng 7 so với đỉnh hồi quý III năm 2021 là một trong những lí do chính khiến biên lợi nhuận tăng trưởng. Xét về các yếu tố chính trị, Nga dừng cung cấp khí đốt đến châu Âu vô thời hạn, quan hệ thương mại Mỹ-Trung tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu của TNG khi mà Mỹ là thị trường xuất khẩu trọng yếu của TNG, chiếm 55,23% tỷ trọng xuất khẩu, tiếp theo là EU với 40,32%, Nga với 3,15%, còn lại là đến từ các thị trường khác.

:pushpin: Khuyến nghị: A/C tiếp tục theo dõi, chờ tín hiệu của dòng tiền.

Bài viết chỉ dựa theo quan điểm ý kiến cá nhân một cách khách quan, chúc quý anh/chị NĐT đầu tư hiệu quả.

2 Likes

Tng dạo này yếu lắm rồi, mua vào mệt người, tha cho nó đi :rofl:

1 Likes

Ko ai nhắc tới nhóm này cũng 1-2 tháng rồi đấy.

con này cơ bản, thông tin tốt mà chart xấu với dòng tiền chưa vô → Trông chờ vào lô hàng xkhau Châu Âu thôi, cứ theo dõi thử

do không có dòng tiền vào, mua rủi ro lắm

Đợi phiên kéo thôi, nhưng mức độ rủi ro ko nhiều khi cổ cũng về giá xem xét dc. mình chỉ nhặt tí GIL thôi, chứ ko có TNG.

1 Likes

đồng quan điểm :+1:

Sống hay ko sống sẽ đc định đoạt trong 1-2 phiên tới.

2 Likes

Dệt may time tới k tốt lắm, nên tay to họ k vào cụ 8 oi

2 Likes

Hy vọng những cổ lác đác có món võ gì khác biệt. Toàn ngành thì mình nghĩ phải xem các báo cáo.

2 Likes