TNG - Top 1 cho nhà đầu tư trung và dài hạn

, , , , , , , ,

Công ty cổ phần thương mại và đầu tư TNG - Đại diện ngành xuất khẩu dệt may

  1. Tổng quan về doanh nghiệp

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG), tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập năm 1979. Năm 2003, Công ty chuyển đổi mô hình kinh doanh hoạt động là Công ty Cổ phần. Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Sản xuất và mua bán hàng may mặc; Sản xuất bao bì giấy, nhựa làm túi nilon, áo mưa nilon và nguyên, phụ liệu hàng may mặc… Công ty là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam (với tỉ trọng doanh thu từ xuất khẩu lên tới hơn 90%). Công ty sở hữu 10 chi nhánh may với 300 dây chuyền. Hàng năm, công ty sản xuất khoảng 12 triệu sản phẩm áo khoác và 9 triệu sản phẩm quần Chino. Ngoài thị trường nội địa, sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang nước ngoài như Hoa Kỳ, EU, Canada và Mexico. Công ty đặt trụ sở chính tại số 434/1, đường Bắc Kạn, Tp. Thái Nguyên; có 15 nhà máy may xuất khẩu nằm tại địa bàn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, 01 nhà máy may phục vụ sản xuất bán hàng trong nước, 02 nhà máy phụ trợ, 01 văn phòng đại diện tại New York – Hoa Kỳ và 32 cửa hàng thời trang hoạt động trên phạm vi cả nước. Ngày 22/11/2007, TNG chính thức giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

*Cơ cấu cổ đông

Nguồn: Tcinvest

TNG nhìn chung có tỷ lệ cổ đông không quá cô đặc và đặc biệt là có sự sở hữu của 2 tổ chức lớn là Afc VietnamFund và PSPCL của Philipines, có CĐL là 2 tổ chức lớn cho thấy TNG đang thu hút nhiều dòng tiền lớn từ các quỹ đầu tư.

*Tỷ lệ trả cổ tức

Nguồn: Vietstock

TNG trong 4 năm gần nhất gần như duy trì tỷ lệ trả cổ tức đều đặn 3 đến 4 lần trong năm bằng cả 2 phương thức trả bằng cổ phiếu và bằng tiền mặt.

*Chuỗi giá trị của TNG

Nguồn: Wichart

TNG nằm trong chuỗi giá trị hạ nguồn, tức là hoàn toàn nhập khẩu NVL đầu vào để thiết kế và gia công thành phẩm mang đi tiêu thụ tại thị trường nội địa và thị trường quốc tế, trong đó Hoa kỳ và Châu Âu là 2 thị trường lớn nhất của TNG chiếm lần lượt 53% và 22% cơ cấu doanh thu trong năm 2023.

  1. Luận điểm đầu tư

2.1. Xuất khẩu toàn ngành phục hồi

Nguồn: GSO, PHS

Trong năm 2023, ngành dệt may đã trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn do bị tác động nặng nề bởi các yếu tố về bất ổn địa chính trị, lạm phát gia tăng khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu cho các mặt hàng không thiết yếu, cùng với hàng tồn kho tăng cao đã khiến cho cả đơn đặt hàng dệt may và đơn giá giảm sâu. Tuy nhiên, xuất khẩu toàn ngành đã tạo đáy trong quý 1/2023 và đã bắt đầu phục hồi trở lại từ quý 2/2023. Theo Tổng cục hải quan, Tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu ngành dệt may trong kỳ 1 tháng 3 năm 2024 tăng 231 triệu USD, tương ứng tăng 21,8% so với cùng kỳ, ngoài ra, tháng 1 và tháng 2/2024 đều tăng trên 30% so với cùng kỳ.

=> Đây là tín hiệu tăng cực cho thấy thời điểm khó khăn của toàn ngành đã qua.

Nguồn: GSO,PHS

Mặc dù giá trị xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ năm 2023 giảm 16.7% YoY, tuy nhiên đây lại là thị trường phục hồi mạnh nhất kể từ quý 2/2023 và chắc chắn ghi nhận tăng trưởng dương tại thị trường lớn nhất này trong giai đoạn tới nhờ mức nền thấp của năm 2023.

2.2. Đơn hàng phục hồi trở lại

Nguồn: S&P Global PMI

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam giảm về dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3, với kết quả 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2. Với kết quả này, chỉ số đã báo hiệu sự kết thúc của thời kỳ cải thiện điều kiện kinh doanh kéo dài hai tháng vào đầu năm 2024, nhưng nó cũng cho thấy các điều kiện hoạt động về tổng thể gần như là không thay đổi.

Các công ty đã giảm sản lượng vào cuối quý 1 của năm sau khi tăng trong tháng 1 và tháng 2. Tuy nhiên, mức giảm của sản lượng là nhỏ, và chỉ giới hạn trong các công ty sản xuất hàng hóa trung gian, trong khi các công ty sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư cơ bản vẫn ghi nhận tăng trưởng.

2.3 Tiềm năng từ bên trong doanh nghiệp

2.3.1. Sức khỏe tài chính vững vàng

Biểu đồ Vay/VCSH

Nguồn: Tcinvest

Tỷ lệ Vay/VCSH của TNG hầu như không thay đổi quá nhiều trong 5 năm gần nhất, duy trì quanh mức 1.2-1.5 lần, xấp xỉ mức TB của toàn ngành là 1.4.

Biểu đồ EBIT/lãi vay

Nguồn: Tcinvest

Tỉ lệ EBIT/lãi vay của TNG khá cao, mặc dù năm 2023 có sự suy giảm khi xuống mức 2.7 tuy nhiên vẫn duy trì trên mức TB ngành là 1.8 cho thấy TNG hoàn toàn thanh toán được các khoản lãi vay nhờ EBIT.

2.3.2. Kết quả kinh doanh phục hồi mạnh

Biểu đồ doanh thu lũy kế 2 tháng đầu năm

Nguồn: TNG

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, TNG ghi nhận doanh thu đạt 871 tỷ đồng, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2023. Đóng góp chủ yếu là giải phóng 1 lượng lớn HTK giai đoạn nửa cuối năm trước, và ngoài ra các đơn hàng của TNG đã đầy cho đến hết quý 2/2024.

*Tín hiệu tốt từ các chỉ số tài chính

Nguồn: Vietstock

Chỉ số về HTK của TNG cho thấy tín hiệu tốt khi vòng quay HTK tạo đáy trong quý 1/2023 ở mức 0.82 và tăng lên 1.66 và 1.62 tương ứng mức tăng 100% trong 2 quý cuối năm, thời gian tồn kho giảm 50% từ 446 ngày xuống còn 225 ngày tại quý 4/2023.

Tuy nhiên, vòng quay khoản phải thu giảm nhẹ và thời gian thu tiền tăng cho thấy các đối tác vẫn đang gặp khó khăn khi thanh toán các khoản mua hàng đối với TNG.

Nguồn: BCTC TNG 2023

Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng 49% và Hàng tồn kho giảm 30% cho thấy TNG đã có lại các đơn hàng với đối tác giúp giải phóng 1 lượng lớn hàng tồn kho của doanh nghiệp và doanh thu sẽ được cải thiện trong thời gian tới khi đối tác thanh toán các khoản phải thu ngắn hạn cho công ty.

  1. Rủi ro

3.1 Rủi ro từ thị trường CK VN

Trải qua gần 5 tháng tăng điểm thì VNINDEX chưa có phiên điều chỉnh giảm mạnh. Nên dự đoán được thị trường cần có phiên chỉnh mạnh khi mà trước đó đã tăng nóng và đang khá nhạy cảm, do đó hàng loạt thông tin xấu sẽ là nguyên nhân chính gây ra như tỷ giá tăng mạnh, CPI Mỹ cao hơn dự kiến, các thông tin bắt bớ quan chức cấp cao hay lãi suất huy động rục rịch quay đầu tăng,…

3.1 Thị trường Mỹ và EU phục hồi kém

Mỹ và EU đang trong giai đoạn nền kinh tế tương đối khó khăn, đặc biệt là EU. Do vậy, khi 2 thị trường lớn nhất này kém phục hồi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của TNG.

3.2 Rủi ro về giá NVL đầu vào biến động

NVL chủ yếu của TNG là vải cotton, tuy nhiên hiện tại giá cotton trên thế giới đang giảm mạnh trở lại mức nền thấp của cuối năm 2023, đây có thể là tín hiệu xấu khi chi phí giảm nên bắt buộc TNG phải giảm giá bán sản phẩm để cạnh tranh thị phần, điều này sẽ làm giảm doanh thu của công ty.

Nguồn: Tradingeconomics

3.3 Rủi ro về tỷ giá

TNG hoàn toàn nhập khẩu NVL đầu vào từ nước ngoài do vậy khi tỷ giá đang tăng mạnh trong thời điểm hiện tại sẽ tạo áp lực đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

1 Likes


TNG rút chân và NN mua ròng trở lại sâu phiên cashout
NHÓM TRẢI NGHIỆM: ■■■■ - Nhắn Gửi Yêu Thương (Nhắn tin thoại - Trò chuyện nhóm ...)

Giảm mua được ko bạn

về 19.5 là mua đc đấy bác

Xuất khẩu không biết hồi có ăn thua k