TNG update PHS

Cập nhật KQKD 2020: Tích cực hơn toàn ngành trước Covid-19 nhờ khả năng thích nghi cao.
Kết thúc năm 2020, doanh thu thuần của TNG đạt 4,484 tỷ đồng (-2.8% YoY), hoàn thành 97.5% kế hoạch doanh thu năm 2020, và LNST đạt 152 tỷ đồng (- 33.8% YoY), hoàn thành được 66% kế hoạch năm. Khả năng chuyển đổi sản xuất cùng với khả năng phát triển sản phẩm mới đã giúp TNG ứng phó tốt với dịch Covid-19 hơn các doanh nghiệp khác. Kết thúc năm 2020, các doanh nghiệp dệt may niêm yết chứng kiến doanh thu giảm trung bình 11%, mức giảm nhiều hơn 3.9x so với mức giảm của TNG.
TNG đã giảm giá bán 1-2% cho các khách hàng tại Châu Âu, làm cho biên lợi nhuận gộp giảm còn 15%, thấp nhất trong 5 năm gần đây. Tuy vậy, biên lãi gộp của TNG vẫn cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn so với toàn ngành, cao hơn 1.1x so với mức trung bình ngành là 13%. Hơn nữa, sản phẩm mới - Bông Downlike Pes Recycled sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh của TNG đối với khách hàng lớn – Decathlon trong tương lai.
Điểm nhấn đầu tư:
Cải thiện biên lợi nhuận: Nhờ chiến lược tái cơ cấu khách hàng và chuyển dịch phương thức sản xuất sang FOB và ODM, mảng dệt may của công ty sẽ cải thiện biên lợi nhuận trong tương lai. TNG tập trung vào những khách hàng lớn như Decathlon, Nike hay The Children’s Place. Bên cạnh đó, TNG cũng hướng tới bán sản phẩm tự thiết kế ODM và đã có đơn đặt hàng từ hai thương hiệu nổi tiếng thế giới là Calvin Klein và Tommy Hilfiger.
Mở rộng công suất sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng đơn hàng: Trong năm 2020, TNG đầu tư 100 tỷ vào nhà máy may TNG Đồng Hỷ giai đoạn 2 với 15 chuyền may, nâng tổng chuyền may toàn công ty lên 267 chuyền may (+6% công suất).
Hưởng lợi từ EVFTA. Thuế xuất khẩu các sản phẩm quần áo sang EU sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Riêng đối với Áo Jacket bông, thuế quan được giảm dần đều trong vòng 6 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực từ mức thuế cơ sở về 0%. Hiện tại, TNG nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ Trung Quốc nhưng việc chính thức ký kết Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải sẽ tạo thuận lợi để các doanh nghiệp lớn dùng nguồn cung vải từ Hàn Quốc, gia tăng khả năng hưởng lợi từ EVFTA.
Định giá & khuyến nghị:
Chúng tôi ước tính doanh thu thuần của TNG năm 2021 đạt khoảng 5,191 tỷ đồng (+15.8% YoY) và LNST ước đạt 198 tỷ đồng (+30% YoY) với biên lãi gộp ở mức 16.8%. Bằng phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA, mức giá hợp lý cho cổ phiếu TNG khoảng 23,800 đồng/cổ phiếu (+6.4% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị GIỮ cổ phiếu này.
Rủi ro: (1) Tỷ lệ nợ vay cao; (2) Rủi ro từ khách hàng tập trung; (3) Rủi ro tăng trưởng đơn hàng chậm hơn tốc độ mở rộng nhà máy; (4) Rủi ro khoản phải thu.

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.15 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

1 Likes

Giá mục tiêu đối với TNG là 35.716 đồng/CP CTCK Vietcombank (VCBS) Luận điểm đầu tư dành cho CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG): Thị trường tiêu dùng Mỹ, châu Âu và Singapore kỳ vọng phục hồi tốt sau khi đạt tỉ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 cao hơn 60% Thị trường Mỹ chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu may mặc của Việt Nam nói chung. Thêm vào đó, thị trường châu Âu mở rộng cửa với Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA chính thức được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2020 và có hiệu lực từ tháng 8/2020. Theo cam kết của EVFTA, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, hàng dệt may sẽ được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm. Thị trường châu Á cũng là thị trường xuất khẩu tiềm năng của TNG, chủ yếu là Singapore. Thị trường xuất khẩu của TNG Nhà máy Đồng Hỷ và Võ Nhai tiếp tục lắp đặt thêm chuyền may, nâng tổng công suất lên 9% Nhà máy Đồng Hỷ lắp đặt nốt 24/33 chuyền may, nhà máy Võ Nhai lắp đặt thêm 21/35 chuyền may, tăng 150% công suất hiện có của 2 nhà máy này, giúp nâng tổng công suất của công ty lên khoảng 9%. Thêm nữa, TNG đã kín đơn hàng đến hết tháng 9/2021 và chỉ nhận đơn hàng từ tháng 10 trở đi. Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 đang triển khai cho thuê trong năm 2021 và dự án TNG Village 1 khả năng cao ghi nhận 50% lợi nhuận trong năm nay. Cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 tại xã Sơn Cẩm, TP Thái Nguyên có quy mô 70,58 ha, có diện tích thương mại là 52,5 ha và chúng tôi cho rằng khả năng cao TNG cho thuê 50% diện tích trong năm nay với giá thuê tốt hơn so với khu vực. Dự án TNG Village 1 đã hoàn thành 90% và đang bàn giao nhà. Dự án này có quy mô 2.841m2, diện tích sàn xây dựng 19.950m2 gồm 17 tầng và 01 tầng hầm. Tổng số căn 186 căn với diện tích từ 41m2-76m2/ căn. Hiện dự án đã bàn giao 70% số căn và tiếp tục đẩy mạnh bán hàng. Chúng tôi dự phóng doanh thu dự kiến 237,5 tỷ, lợi nhuận trước thuế gần 43 tỷ và ghi nhận 50% trong năm 2021. Đồng thời, đưa ra giá mục tiêu đối với TNG là 35.716 đồng/CP.

Khuyến nghị mua cổ phiếu TNG với giá mục tiêu là 45.600 đồng/CP CTCK MB (MBS) CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) hưởng lợi từ EVFTA, CPTPP. Những ưu đãi thuế quan sẽ là động lực để thúc đẩy các đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam. Chúng tôi kì vọng các đơn hàng từ châu Âu và các nước thành viên CPTPP sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Mở rộng sản xuất. Nhằm đáp ứng nhu cầu đơn hàng tăng cao, TNG đang có những dự án mở rộng nhà máy, tăng dây chuyền sản xuất. Trong 2021, TNG đã đưa vào hoạt động nhà máy Võ Nhai 2 (20 chuyền may), dây chuyền bông số 3, nhà máy Sông Công mở rộng (16 chuyền may) và Phú Bình mở rộng (16 chuyền may). Trong tương lai, dự án Đồng Hỷ 2 với 50 chuyền may dự kiến sẽ được xây dựng và đưa vào hoạt động từ 2023. Dự án Đại Từ 2 với 32 chuyền may dự kiến đi vào hoạt động từ 2024. Mảng bất động sản với nhiều dự án triển vọng. Về bất động sản khu công nghiệp, dự án Sơn Cẩm đã bắt đầu ghi nhận doanh thu và khả năng lấp đầy nhanh chóng. Về bất động sản thương mại, sau thành công dự án TNG Village 1, TNG đang lên kế hoạch ra mắt TNG Village 2. Bên cạnh đó, TNG còn có các dự án trọng điểm, tọa lạc trên vị trí đắc địa như TNG Landmark, Khu đô thị Đại Thắng, Khu đô thị Hồng Tiến. Định giá Chúng tôi khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TNG với giá mục tiêu là 45,600 VND (+45% upside) sử dụng Phương pháp DCF với mảng dệt may và RNAV với mảng bất động sản. Rủi ro đầu tư Những yêu cầu cần và đủ để được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA và CPTPP rất chặt chẽ, đặc biệt là nguồn gốc xuất xứ của nguyên phụ liệu. TNG từ trước đến nay đều tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là dệt may. Việc lấn sân sang một mảng hoàn toàn mới là bất động sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn vì (1)doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực này, (2) nguồn vốn cần để phát triển bất động sản rất lớn. Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG với giá mục tiêu là 45.600 đồng/CP (+45% upside) sử dụng Phương pháp DCF với mảng dệt may và RNAV với mảng bất động sản.

1 Likes

Khuyến nghị mua TNG với giá mục tiêu 43.600 đồng/cổ phiếu Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa công bố kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm, ghi nhận doanh thu đạt 4.979 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 214 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 38% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này có được nhờ nhu cầu phục hồi từ các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ và châu Âu. Đồng thời, doanh nghiệp đã đưa vào hoạt động các chuyền may mới ở nhà máy Võ Nhai 2 và Phú Bình mở rộng để gia tăng công suất cũng như đa dạng hóa sản phẩm. Cụ thể, theo Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) nhà máy Võ Nhai 2 được đưa vào hoạt động từ tháng 7 năm nay với 20 chuyền may; dây chuyền bông số 3 hoạt động từ tháng 8. Trong khi đó, nhà máy Phú Bình mở rộng hoạt động từ tháng 11 với 22 chuyền may sản xuất lều trại; nhà máy Sông Công mở rộng hoạt động từ tháng 12 với 22 chuyền may sản xuất găng tay. Tổng giá trị đầu tư các dự án này lên đến 480 tỷ đồng, nâng công suất của TNG lên khoảng 30% so với trước đó. Dự kiến giai đoạn 2022-2023, các nhà máy mới như Đồng Hỷ 2 và Đại Từ 2 cũng sẽ được đưa vào hoạt động với thêm 42 chuyền may. Bên cạnh đó, sau thời gian bị dồn nén bởi đại dịch Covid-19, nhiều thị trường xuất khẩu như Mỹ hay châu Âu đã có sự phục hồi mạnh mẽ. Các hiệp định tự do thương mại như EVFTA chính thức có hiệu lực cũng là động lực giúp TNG gia tăng lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần từ các đối thủ khác trên thế giới. Hiện nay, doanh nghiệp cho biết họ đã kín đơn hàng cho tới hết quý II/2022, thậm chí các khách hàng lớn như Decathlon đã ký đơn hàng cho tới tháng 9 năm sau. Ở mảng bất động sản, dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm với diện tích 70ha của TNG có thể đạt được tỉ lệ lấp đầy 100% và mang về doanh thu đột biến với 1.500 tỷ đồng trong năm 2022. Đây là dự án khu công nghiệp nằm ở vị trí có hạ tầng giao thông thuận lợi, nằm gần cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, sân bay Nội Bài và nhiều khu công nghiệp khác. TNG cũng tham gia đấu thầu nhiều dự án bất động sản thương mại tiềm năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm 2022. AGR dự báo lợi nhuận sau thuế quý IV/2021 có thể đạt 68 tỷ đồng, tăng 190% cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế năm 2022 ở mức 502 tỷ đồng, tăng trưởng 135% cùng kỳ. Công ty chứng khoán này khuyến nghị mua TNG với giá mục tiêu 43.600 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng giá 29%) dựa vào phương pháp P/E cho mảng dệt may và RNAV cho mảng bất động sản.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu TNG và MSH CTCK BIDV (BSC) Năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ (i) Mức nền thấp của năm 2020 (ii) Đơn hàng truyền thống hồi phục (ii) Việc dịch chuyển một phần đơn hàng tại các nhà máy miền Nam ra miền Bắc giúp cho kim ngạch toàn ngành Dệt may tăng trưởng khả quan. Trong năm 2022, BSC đưa ra quan điểm khả quan đối với triển vọng ngành Dệt may. Ngoài ra, xu hướng các doanh nghiệp Dệt may tham gia vào thị trường Bất động sản tiếp tục diễn ra. Triển vọng ngành Dệt may khả quan nhờ (i) Hoạt động sản xuất không bị gián đoạn (ii) Giá trị đơn hàng dệt may tiếp tục tăng trưởng (iii) Việt Nam có lợi thế so với các quốc gia cạnh tranh. Một số doanh nghiệp Dệt may triển khai Bất động sản dựa trên lợi thế quỹ đất hiện hữu. Cụ thể, TNG là Phát triển khu công nghiệp Sơn Cẩm và Bất động sản Chung cư, văn phòng; TCM là Bất động sản căn hộ và thương mại dịch vụ TC1, TC2, TC3; GIL là Chuyển hướng sang Bất động sản Khu công nghiệp Gilimex. BSC khuyến nghị khả quan đối với ngành Dệt may năm 2021 và khuyến nghị mua với các cổ phiếu TNG, MSH, không đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu TCM, GIL.

Trong 5 tháng 2022, TNG ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 42% so với cùng kỳ) và 87 tỷ đồng (tăng 58% so với cùng kỳ), hoàn thành 41% và 31% kế hoạch năm. Với tỷ trọng đơn hàng CMT cao, TNG chịu áp lực chi phí lạm phát ít hơn các công ty khác. Do đó, công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với các công ty cùng ngành trong giai đoạn này. Trong cùng kỳ, TCM ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 77,4 triệu USD (tăng 15% so với cùng kỳ) và 4,4 triệu USD (tăng 6% so với cùng kỳ), hoàn thành 43% và 41% kế hoạch năm. Tương tự như MSH, TCM phải đối mặt với áp lực chi phí gia tăng trong 5 tháng 2022 do chi phí nguyên liệu và vận chuyển tăng khiến biên lợi nhuận giảm. Nhà máy Vĩnh Long mới bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2022, tuy nhiên hiện tại chỉ có 5 dây chuyền sản xuất (trong tổng số trên 29 dây chuyền) đang hoạt động do nhà máy đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động do cạnh tranh về lương. Trong quý I/2022, STK ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 640 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ) và 76,3 tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ), hoàn thành 25% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng của cả năm. Giá bán bình quân sợi nguyên sinh và sợi tái chế lần lượt tăng 18% và 5% so với cùng kỳ, sau khi chi phí nguyên liệu thô tăng mạnh (giá sợi nguyên sinh tăng đáng kể do giá dầu tăng). Biên lợi nhuận gộp của công ty đạt 17,5% trong quý I/2022 do sản lượng sợi chất lượng thấp hơn tồn kho được bán ra. STK dự kiến biên lợi nhuận gộp sẽ duy trì mức 18% như năm 2021 trong quý II/2022. STK hoàn toàn có thể chuyển việc tăng chi phí chip PET sang cho khách hàng. Tuy nhiên, do chi phí logistic tăng cao nên công ty phải chịu hoàn toàn mức tăng chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nhập khẩu. Trong quý I/2022, GIL ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (tăng 64% so với cùng kỳ) và 107 tỷ đồng (tăng 51% so với cùng kỳ), hoàn thành 36% và 43% kế hoạch cả năm. Tuy nhiên, đây là một kế hoạch thận trọng và ban lãnh đạo dự kiến lợi nhuận ròng có thể đạt 400 tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ). Biên lợi nhuận gộp đạt 17,3% trong Q1/2022, so với 19,4% trong quý I/2021 do chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu tăng. GIL phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng của Amazon (chủ yếu là kho lưu trữ, hàng dệt may của công ty và thuê ngoài), chiếm 85% tổng doanh thu trong năm 2021. Hợp đồng của Amazon được gia hạn hàng năm và GIL đang thảo luận để gia hạn số lượng đơn đặt hàng cho Amazon vào tháng 7. Việc phụ thuộc vào một khách hàng lớn là khá rủi ro. Mặt khác, GIL đang phát triển Khu công nghiệp Phú Bài tại Huế, khu công nghiệp có vị trí đắc địa gần sân bay Phú Bài và có tổng diện tích 460 ha. GIL đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cho khu công nghiệp và hiện đang trong quá trình giải phóng mặt bằng. GIL kỳ vọng mảng kinh doanh mới này sẽ tạo ra thu nhập từ năm 2023 trở đi. Cổ phiếu ngành dệt may giao dịch ở mức P/E 2022 là 10x. Định giá đạt mức cao nhất lịch sử là 14x vào tháng 12/2021. Đối mặt với biến động về nhu cầu trong năm tới cùng với biên lợi nhuận thu hẹp do chi phí tăng, cổ phiếu ngành dệt may có thể giao dịch ở mức P/E trung bình thấp hơn khoảng 8x-9x, để phản ánh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023. Hiện tại nhóm cổ phiếu ngành dệt may theo hệ thống RRG đang cho tín hiệu mua ngắn hạn trên cổ phiếu GIL, TNG.

Ngày 19/09 vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – sàn HNX) đã công bố báo cáo tài chính tháng 8 với kết quả kinh doanh khá tích cực. Cụ thể, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 697 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 37.6 tỷ đồng (tăng 31%) nhờ số lượng đơn hàng gia tăng từ các thị trường chủ chốt như Hoa Kỳ và EU. Trong 8 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu lũy kế đạt 4.705 tỷ đồng (tăng 33%) và lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 204 tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái), tương ứng hoàn thành 78% và 73% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2022. Về cơ cấu doanh thu, xuất khẩu chiếm tỷ trọng vượt trội với 99% trên tổng doanh thu của TNG trong tháng 8 khi mang về 687 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ thị trường nội địa chỉ chiếm 1% trên tổng doanh thu và đạt 10 tỷ đồng. Hoa Kỳ tiếp tục củng cố vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty khi chiếm đến 40% tổng doanh thu. Theo sau là thị trường Pháp và Nga với lần lượt là 29% và 7%. Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sẽ chậm lại trong các tháng cuối năm do bị ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình lạm phát leo thang tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt, làm cho người tiêu dùng thắt chặt hầu bao cho các sản phẩm không thiết yếu. Tuy nhiên, với số lượng đơn hàng đã nhận gần đủ cho quý IV năm nay và vị thế hàng đầu trong ngành may mặc, chúng tôi tin rằng TNG sẽ giữ vững đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian cuối năm để đạt được và thậm chí vượt kế hoạch đã đề ra cho năm 2022.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu dệt may vẫn giảm 16,6% so với cùng kỳ, tuy nhiên, ngành dệt may liên tục ghi nhận sự hồi phục qua các tháng trong nửa đầu năm 2023. trị giá xuất khẩu trong quý II/2023 đã tăng 21% so với quý trước, và xấp xỉ với trung bình xuất khẩu quý trong 2 năm rưỡi gần đây Trong đó tốc độ hồi phục nhanh nhất thuộc về thị trường xuất khẩu sang EU và Trung Quốc. Cụ thể, trị giá xuất khẩu tháng 5/2023 đã tăng trưởng dương, lần lượt 0,1% và 10,1% cho thị trường EU và Trung Quốc. Kết thúc 5 tháng 2023, doanh thu thuần của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – sàn HNX) đạt 2631 tỷ đồng (tăng 6,1% so với cùng kỳ), lợi nhuận sau thuế đạt 83 tỷ đồng (giảm 5,3%). Đi cùng với triển vọng hồi chung của ngành trong nửa cuối năm 2023, dự kiến TNG sẽ tiếp tục được hưởng lợi, đặc biệt khi thị trường EU (chiếm khoảng 32% trong tổng doanh thu) đang hồi phục tích cực. Chúng tôi dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2023 của TNG sẽ có thể đạt 295 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (tăng trưởng 0,6%), tương đương EPS đạt 2.596 đồng/cổ phiếu. Rủi ro: Hoạt động kinh doanh của TNG vẫn tồn tại rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá nguyên vật liệu do cơ cấu xuất nhập khẩu chiếm phần lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc giá nguyên liệu biến động bất lợi so với dự báo có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận ở cuối năm 2023 nếu tồn kho nguyên liệu giá rẻ không đáp ứng đủ sản xuất. Chúng tôi khuyến nghị tiếp tục mua đối với cố phiếu TNG với giá mục tiêu là 24.485đ/cp cho mục tiêu đầu tư trung và dài hạn.

1 Likes

BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – sàn HNX) 2023 lần lượt đạt 6.945 tỷ đồng (tăng trưởng 2,5% so với năm trước) và 218 tỷ đồng (giảm 26%) thay đổi giảm lần lượt 10%/32% so với báo cáo trước đó, tương đương EPS fw 2023 là 1.935 đồng/CP và P/E fw 2023 là 9 lần. Năm 2024, BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số của TNG lần lượt đạt 8.060 tỷ đồng (tăng trưởng 15% so với năm trước) và 321 tỷ đồng (tăng trưởng 47%), tương đương EPS fw là 2.852 đồng/CP và P/E fw 2024 là 6,8 lần. So với báo cáo trước đó, chúng tôi tiếp tục duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu TNG với giá trị hợp lý cho năm 2024 là 26.000 đồng/CP (tăng 20% so với giá mục tiêu cũ, và tăng 30% so với giá ngày 21/12/2023), mức P/E mục tiêu được nâng từ 8 lần lên 9 lần. (1) BSC cho rằng trong giai đoạn từ 2023 – 2025, TNG sẽ hồi phục và tăng trưởng với tốc độ 27% CAGR/năm, mạnh hơn so với chu kỳ tăng trưởng trước đó 2020 – 2022 (22% CAGR/năm) nhờ (i)tập khách hàng mới phát triển trong giai đoạn thị trường dệt may khó khăn (Walmart, H&M…) (ii) lượng đơn hàng gia tăng thêm từ những khách hàng cũ khi nhu cầu kỳ vọng hồi phục trong 2024 – 2025. (2) TNG có triển vọng hồi phục tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành khác. Chúng tôi cho rằng trong giai đoạn 2024 - 2025 TNG sẽ hồi phục mạnh hơn các doanh nghiệp khác nhờ duy trì được mức quy mô doanh thu không bị giảm sút trong giai đoạn khó khăn của ngành may (hầu hết các doanh nghiệp giảm quy mô doanh thu 20% - 50%). Do vậy, khi đơn giá/đơn hàng dần hồi phục trở lại theo nhu cầu của thị trường, biên lợi nhuận được cải thiện sẽ giúp TNG tăng trưởng trở lại mạnh hơn các doanh nghiệp cùng ngành. Do vậy dựa vào (1) và (2), chúng tôi nâng mức P/E mục tiêu của TNG từ 8 lần lên 9 lần, tương đương trung bình ngành và cao hơn mức P/E của chu kỳ trước (8.5 lần).

Trong 2024, BSC cho rằng Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – sàn HNX) sẽ ghi nhận lợi nhuận hồi phục mạnh 45% nhờ (1) Đơn hàng xuất khẩu tăng 14%, trong đó đơn giá hồi phục 3% nhờ (i) giảm áp lực tồn kho, thị trường bán lẻ quần áo Mỹ hồi phục (ii) TNG đáp ứng các yếu tố ESG giúp thu hút đơn hàng từ khách hàng mới và cũ (iii) TNG tăng 15% công suất trong 2024 để phục vụ lượng đơn tăng thêm. (2) Chi phí lãi vay giảm do lãi vay dài hạn giảm 2.6 điểm % so với cùng kỳ (đã đề cập trong báo cáo trước đó). Hiện tại, TNG đang được giao dịch ở mức P/E FW 2024 = 7 lần hợp lý để mua vào, thấp hơn trung bình chu kỳ trước = 8.5 và trung bình ngành dệt may = 8-9 lần. Năm 2024, BSC dự báo TNG ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số lần lượt đạt 8.061 tỷ đồng (tăng 14% so với năm trước) và 328 tỷ đồng (tăng trưởng 45% ), thay đổi lần lượt 0.0%/2.1% so với báo cáo trước đó, tương đương EPS dự kiến 2.910 đồng/CP, EPS FW = 7.1 lần. So với báo cáo trước đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị mua đối với TNG với giá mục tiêu 26.200 đồng/CP (tăng 2% so với giá mục tiêu cũ, tăng 22% so với giá ngày 27/2/2024) dựa trên: (1) Duy trì mức P/E mục tiêu = 9 lần trong báo cáo trước đó dựa trên (i) kỳ vọng tăng trưởng giai đoạn 2023 – 2025 đạt 27% CAGR mạnh hơn so với chu kỳ tăng trưởng trước đó 2020 – 2022 đạt 22% CAGR (trung bình giai đoạn 8.5 lần P/E) (ii) triển vọng phục hồi nhanh hơn các doanh nghiệp cùng ngành nhờ duy trì được quy mô doanh thu không bị giảm sút trong giai đoạn khó khăn của ngành may (iii) thu hút thêm lượng đơn từ cả khách hàng mới và cũ nhờ đáp ứng yếu tố về ESG (2) Mức thay đổi 2% giá mục tiêu chủ yếu do mức tăng tương ứng trong dự phóng lợi nhuận 2024 của BSC.

Trong xuyên suốt các khuyến nghị của BSC từ cuối quý IV/2023 và quý I/2024, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – sàn HNX) đã ghi nhận mức tăng 25% tương đối tích cực đã phần nào phản ánh (1) triển vọng đơn hàng, đơn giá hồi phục trong 2024 (2) tốc độ hồi phục kỳ vọng tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành khác nhờ duy trì được quy mô doanh thu không giảm trong giai đoạn khó khăn của ngành may. Ở thời điểm hiện tại, BSC đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu TNG với mức giá mục tiêu cho năm 2024 bằng 31.000 đồng/CP (+18% so với báo cáo trước đó, tăng 25% so với giá ngày 15/05/2024) dựa trên: Duy trì mức P/E mục tiêu 9 lần trong những báo cáo trước đó; BSC sử dụng mức EPS của năm 2025 thay vì mức EPS của 2024 trong báo cáo trước đó do (i) đánh giá đẩy đủ hơn triển vọng hồi phục của TNG khi ngành dệt may được dự báo là sẽ hồi phục hoàn toàn vào năm 2025, và hiện tại các giả định và kỳ vọng của BSC cho TNG đang đi đúng theo kỳ vọng ban đầu, (ii) mức chiết khấu 10% được áp dụng cho các chi phí cơ hội. Luận điểm đầu tư: So với báo cáo cập nhật trước đó, BSC vẫn duy trì quan điểm trong 2024, TNG sẽ ghi nhận kết quả kinh doanh hồi phục mạnh mẽ svck và mức độ hồi phục sẽ trở nên rõ rệt hơn trong quý II/2024 và quý III/2024 nhờ: Lượng đơn hàng đã được lấp đầy đến hết quý III/2024 (tương đương 75% kế hoạch) nhờ (i) nhu cầu hồi phục tại thị trường Mỹ và (ii) TNG thu hút thêm đơn hàng nhờ theo đuổi chiến lược xanh, đáp ứng các tiêu chí ESG của nhãn hàng; Biên lợi nhuận quý II/2024 và quý III/2024 kỳ vọng cải thiện mạnh so với cùng kỳ nhờ đơn giá bình quân năm +5% yoy Năm 2024, BSC dự báo TNG ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số lần lượt đạt 7.932 tỷ đồng (tăng 11% so với năm trước) và 336 tỷ đồng (tăng trưởng 49%), thay đổi lần lượt giảm 2%/tăng 2% so với báo cáo trước đó, tương đương EPS đạt 2.984 đồng/CP, EPS FW đạt 8,3 lần. Năm 2025, BSC dự báo TNG ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số lần lượt đạt 9.659 tỷ đồng (tăng trưởng 22%) và 430 tỷ đồng (tăng trưởng 28%), tương đương EPS đạt 3.819 đồng/CP, EPS FW đạt 6,5 lần.