MCO và BCA làm mưa làm gió x 7 lần nhưng so với TNT như châu chấu đá voi
TNT đang khai thác mỏ cát hàng trăm triệu m3 sông Mekong trong khi VN thiếu cát trầm trọng
ngoài cát quý hơn vàng TNT còn khai thác than quặng sắt. Về BDS TNT có gần 100ha đất hoà bình 20ha gia lâm gần vinhome và bds cam ranh và điện biên
TNT 2024 sẽ bùng nổ
Việt Nam tính mua cát sỏi từ Campuchia để xây cao tốc
Tin tức - Sự kiện 04:43 - 07/02/2024
Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, cùng Bộ Ngoại giao làm việc với Campuchia để mua cát, sỏi phục vụ thi công các dự án cao tốc.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ ngày 6/2 cho biết chủ trương mua cát sỏi từ Campuchia để xây cao tốc đã được lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất. Bộ Giao thông Vận tải được yêu cầu quyết liệt gỡ vướng về khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng, hỗ trợ chủ đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các công trình. Bộ cần ban hành đơn giá, định mức, quy chuẩn, tiêu chuẩn về vật liệu san lấp sử dụng cát biển phục vụ công trình giao thông.
Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, gỡ khó cho các địa phương về cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng thông thường.
Tháng 10/2023, Công ty cổ phần Tập đoàn TNT (TNT Group) gửi Thủ tướng đề xuất nhập khẩu cát từ Campuchia làm vật liệu san lấp cho các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). TNT Group cho biết doanh nghiệp được Campuchia cấp phép khai thác cát trên dòng Mekong trữ lượng lớn nhất với hàng trăm triệu m3, mỗi ngày nhập 30.000-50.000 m3 cho các mục đích. Do vậy, doanh nghiệp cam kết đáp ứng đủ nhu cầu của các dự án cao tốc ở ĐBSCL về số lượng, chất lượng và giá cả.
Cát từ Campuchia được TNT Group nhập khẩu về Việt Nam. Ảnh: B.H
Công ty này đã nêu hai kiến nghị. Thứ nhất, Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành cho phép thí điểm đưa nguồn cát nhập khẩu thay thế cát thiếu hụt cho các dự án cao tốc ở ĐBSCL. Thứ hai là tạo cơ chế thuận lợi về thủ tục hành chính, vận tải, nguồn tín dụng để doanh nghiệp có thể nhập khẩu cát số lượng lớn. Đề xuất được đưa ra trong bối cảnh các dự án cao tốc tại ĐBSCL thiếu hụt cát làm vật liệu san lấp.
Văn phòng Chính phủ sau đó có phiếu chuyển đề nghị các bộ Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải nghiên cứu, đề xuất giải quyết kiến nghị nói trên. Đại diện Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết về quy chuẩn kỹ thuật, cát nhập khẩu từ Campuchia hoàn toàn có thể làm vật liệu san lấp khi đáp ứng đủ yêu cầu pháp lý về nhập khẩu.
Lượng cát đổ về từ thượng nguồn Mekong vào Việt Nam qua sông Tiền (Tân Châu, An Giang và Hồng Ngự, Đồng Tháp) và sông Hậu (Châu Đốc, An Giang) ước tính 2-4 triệu m3, thấp hơn nhiều so với ước tính trước đây là 6,8-7 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng cát làm vật liệu san lấp hiện nay ở ĐBSCL rất lớn, nguồn cung tại chỗ hạn chế khiến nhiều tuyến cao tốc trọng điểm nguy cơ chậm tiến độ.
Ngày 16/9/2023 Tập đoàn TNT Group đã ký hợp tác toàn diện với Công ty Soktheara (Campuchia).
Thông qua hợp tác toàn diện này, hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác đầu tư khai thác cát tự nhiên trên sông Mekong tại Campuchia để phục vụ thị trường trong nước và quốc tế (xuất khẩu), TNT Group sẽ là đơn vị độc quyền khai thác, nhập khẩu và phân phối cát của Soktheara; thúc đẩy kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia thông cung ứng các loại khoáng sản như: than đá cho các nhà máy nhiệt điện tại Campuchia, nhập quặng từ Campuchia cung cấp cho các nhà máy luyện kim tại Việt Nam; phát triển thị trường bất động sản, tài chính tại Campuchia…
Ông Nguyễn Gia Long, Chủ tịch HĐQT TNT Group ký hợp tác toàn diện với ông Lo Chung, TGĐ Soktheara.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Nguyễn Gia Long, Chủ tịch HĐQT TNT Group nhấn mạnh: Việc ký Hợp tác toàn diện đã nâng quan hệ giữa hai doanh nghiệp lên một tầm cao mới, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cũng như khẳng định sự hợp tác gắn bó chặt chẽ, hiệu quả giữa các bên.
Ông Nguyễn Gia Long, Chủ tịch HĐQT TNT Group phát biểu tại Lễ ký kết.
Ông Lo Chung, TGĐ Công ty Soktheara mong muốn thông qua hợp tác toàn diện với TNT Group, TNT Group sẽ đồng hành, hỗ trợ Soktheara nâng cao lực lực cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, bất động sản, tài chính… Qua đó, phát triển mạnh mẽ tại thị trường trong nước cũng như mở rộng thị trường ở Việt Nam.
Ông Lo Chung, TGĐ Soktheara phát biểu tại Lễ ký kết.
TNT GROUP được biết đến là tập đoàn kinh doanh đa ngành với các lĩnh vực trọng điểm như kinh doanh bất động sản, thương mại tài nguyên, đầu tư tài chính, thương mại dịch vụ và M&A dự án. TNT GROUP có vốn điều lệ 510 tỷ đồng và được niêm yết trên sàn chứng khoán từ năm 2010 với mã CK: TNT (HOSE).
Link Web Báo “Diễn Đàn Doanh Nghiệp” : https://diendandoanhnghiep.vn/tnt-group-ky-hop-tac-toan-dien-voi-cong-ty-soktheara-250776.html
Mỏ cát quý hơn mỏ Vàng
Ai trả gần 1.700 tỉ đồng để trúng đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát?
07/11/2023 11:50 GMT+7
[Chia sẻ](javascript:
Sau nhiều vòng đấu giá kéo dài từ sáng ngày 5.11 xuyên đêm đến sáng ngày 6.11, 3 doanh nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên đã trả tổng cộng gần 1.700 tỉ đồng để được trúng đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát thuộc địa bàn TP.Hà Nội.
Cụ thể, theo nguồn tin, Công ty TNHH Đầu tư thương mại dịch vụ KSP trúng đấu giá quyền khai thác đấu giá mỏ cát Liên Mạc. Công ty này có trụ sở đặt tại số 94 Trần Đăng Ninh, P.Phú La, Q.Hà Đông, Hà Nội.
3 doanh nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh và Hưng Yên chi tổng cộng gần 1.700 tỉ đồng mua quyền khai thác 3 mỏ cát trên sông Hồng thuộc địa bàn TP.Hà Nội
LÊ QUÂN
Mỏ cát Liên Mạc thuộc địa phận các phường Thượng Cát và Liên Mạc (Q.Bắc Từ Liêm) có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác khoảng 510.000 m3, giá khởi điểm hơn 2 tỉ đồng, bước giá đấu là 103 triệu đồng. Sau 53 vòng đấu giá, giá trúng đấu lên đến gần 410 tỉ đồng, gấp gần 200 lần giá khởi điểm.
![](data:image/svg+xml,%3Csvg%20xmlns%3D%22http%3A%2F%2Fwww.w3.org%2F2000%2Fsvg%22%20width%3D%22640%22%20height%3D%22360%22%3E%3C%2Fsvg%3E)
Peder B. Helland - Hope
00:00
PreviousPauseNext
00:09 / 07:36
Unmute
SettingsFullscreen
Copy video url
Play / Pause
Mute / Unmute
Report a problem
Language
Share
Vidverto Player
QUẢNG CÁO
Doanh nghiệp trúng đấu giá quyền khai thác mỏ cát Châu Sơn là Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Việt Sơn. Theo đăng ký kinh doanh, công ty này có trụ sở tại Lô BT 5 - OBT07, khu đô thị Nam Võ Cường, đường Lý Thánh Tông, P.Võ Cường, TP.Bắc Ninh.
Mỏ cát Châu Sơn thuộc địa bàn xã Châu Sơn (H.Ba Vì) có trữ lượng cát được cấp quyền khai thác hơn 700.000 m3, giá khởi điểm gần 2,9 tỉ đồng, bước giá đấu là 144 triệu đồng. Sau 89 vòng đấu giá, đơn vị trúng đấu giá với kết quả gần 400 tỉ đồng, gấp hơn 137 lần giá khởi điểm.
Trúng đấu giá quyền khai thác mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu là Công ty TNHH Thương mại Phúc Lộc Thịnh, có trụ sở tại thôn Vân Nghệ, xã Mai Động, H.Kim Động, tỉnh Hưng Yên.
Mỏ cát Tây Đằng - Minh Châu thuộc địa bàn các xã Minh Châu, Chu Minh và TT.Tây Đằng có trữ lượng được cấp quyền khai thác gần 5 triệu m3, giá khởi điểm hơn 19,2 tỉ đồng, bước giá đấu là 965 triệu đồng. Sau 21 vòng đấu, đến rạng sáng ngày 6.11 xác định được đơn vị trúng đấu giá với kết quả lên đến gần 884 tỉ đồng, gấp gần 46 lần giá khởi điểm.
Hỏi khí không phải: nhà thí chủ có bị ngáo đá không?
Bác không thấy mỏ cát là mỏ vàng à
Mỏ cát tnt ở mekong đáng giá hàng tỷ đô
Mỏ cát là mỏ kim cương rồi
Chính phủ tiếp nhận kiến nghị nhập khẩu cát từ Campuchia phục vụ các dự án đường cao tốc
PHAN NAM | 10/10/2023, 06:49:18
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Văn phòng Chính phủ đã chuyển Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị nhập khẩu cát từ Campuchia phục vụ các dự án đường cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long của TNT Group.
>>>Giải bài toán cát đắp nền cho cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long
Sau khi Diễn đàn Doanh nghiệp đăng bài viết “Giải bài toán cát đắp nền cho cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long”, công ty Cổ phần Tập đoàn TNT (TNT Group) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị nhập khẩu cát từ Campuchia phục vụ các dự án đường cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Phiếu chuyển kiến nghị của TNT Group từ Văn phòng Chính phủ tới Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo văn bản của TNT Group: “Qua thông tin đại chúng, chúng tôi được biết hiện nay, theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, các dự án cao tốc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng chiều dài khoảng 355 km, đang cần khoảng 6,6 triệu m3 đá, 4,7 triệu m3 đất đắp và gần 54 triệu m3 cát đắp và san lấp. Trong tổng số 54 triệu m3 cát đắp và san lấp, được chia ra cho 4 dự án trọng điểm như sau: Dự án cao tốc Bắc Nam phía đông đoạn Cần Thơ – Cà Mau cần khoảng 18,1 triệu m3 cát, trong đó năm 2023 cần 9,1 triệu m3 và năm 2024 cần 9 triệu m3.
Ba dự án cao tốc trục ngang, gồm: Dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng có tổng nhu cầu cát đắp nền khoảng 28,91 triệu m3; trong đó, năm 2023 cần 6,8 triệu m3, năm 2024 cần 13,16 triệu m3+ và năm 2025 là 8,95 triệu m3. Dự án cao tốc Mỹ An – Cao Lãnh cần tổng nhu cầu cát san lấp khoảng 3,1 triệu m3 và hiện đã được cân đối. Dự án cao tốc Cao Lãnh – An Hữu cần gần 3,5 triệu m3 cát.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án, công trình thi công đang phải chậm tiến độ, có công trình, gói thầu gần như dừng thi công do chờ cát. Vật liệu cát san lấp vẫn đang thiếu hụt trầm trọng. Đơn cử, trong tổng số 18,1 triệu m3 cát cung cấp cho tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp đã cam kết cung cấp 7 triệu m3 cát, tỉnh An Giang cũng có văn bản cung cấp 3,3 triệu m3 cát trong năm nay và đã giao 4 mỏ cho dự án. Tỉnh Vĩnh Long có giới thiệu 2 mỏ cát 1,38 triệu m3, hiện nhà thầu đang khảo sát, đánh giá trữ lượng. Thế nhưng, thực tế lượng cát được các tỉnh bố trí cho dự án này đến nay là 1,47 triệu m3, mới đạt 8% so với nhu cầu.
Điều đáng lo ngại khác là nguồn cát san lấp chủ yếu cho các tuyến đường này được khai thác trên hai tuyến sông chính của ĐBSCL là sông Tiền và sông Hậu đang đối mặt với tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong khi đó, nghiên cứu của dự án Quản lý cát bền vững ở ĐBSCL thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam vào cuối năm 2022 cho thấy, hiện nay, khối lượng cát đổ về ĐBSCL từ 6,18 - 7 triệu tấn/năm và khoảng 6,5 triệu tấn cát đổ ra Biển Đông. Thế nhưng, lượng cát được khai thác từ các con sông ở khu vực này là từ 28 - 40 triệu tấn/năm. Việc khai thác cát không bền vững đang tác động không nhỏ đến hình thái của hai dòng sông chính ở khu vực ĐBSCL là sông Tiền và sông Hậu.”
“Chính phủ cũng đang tìm kiếm nhiều giải pháp khác nhau để xử lý tình trạng thiếu hụt cát cung cấp cho các dự án đường cao tốc tại ĐBSCL: Khai thác và xử lý cát biển để đắp nền và làm vật liệu xây dựng; làm cầu cạn trên cao; gia hạn cấp phép lại cho các mỏ hết hạn; cấp phép khai thác cho một số mỏ lớn; tăng công suất khai thác mỏ cát…Tuy nhiên các phương án trên có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng chảy, tác động xấu đến môi trường: sạt lở bờ sông, bờ biển và chi phí đầu tư xây dựng rất cao, trong khi nguồn lực còn khá hạn chế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của các dự án cao tốc.”- TNT Group nhận định.
Để kịp thời giải quyết nhu cầu cát đắp nền tại các dự án cao tốc tại ĐBSCL, TNT Group kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ban ngành xem xét:
Thứ nhất: Chính phủ xem xét chỉ đạo các Bộ, ban, ngành, địa phương thí điểm đưa nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia trở thành một giải pháp thay thế cho nguồn cát thiếu hụt tại các công trình đường cao tốc ở ĐBSCL.
Thứ hai: Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, vận tải cũng như nguồn tín dụng để doanh nghiệp có thể nhập khẩu cát với số lượng lớn, thuận lợi đáp ứng kịp thời nhu cầu các công trình đường cao tốc ở ĐBSCL.
“TNT Group kính mong Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ban ngành, cơ quan địa phương xem xét cho phép cát chúng tôi nhập khẩu từ Campuchia sử dụng tại các công trình đường cao tốc ở ĐBSCL, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các dự án trọng điểm quốc gia cả về số lượng, chất lượng và tiến độ.”- TNT Group kiến nghị.
Ngay sau khi nhận được văn bản kiến nghị của TNT Group, Văn phòng Chính phủ đã có phiếu chuyển Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Theo nội dung phiếu chuyển, Văn phòng Chính phủ nhân được văn bản số 107/2023/CV-TNT GROUP ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Công ty Cổ phần Tập đoàn TNT gửi Thủ tướng Chính phủ về việc kiến nghị nhập khẩu cát từ Campuchia phục vụ các dự án đường cao tốc tại đồng bằng sông Cửu Long.
“Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Văn phòng Chính phủ xin chuyển văn bản nêu trên của Công ty Cổ phần tập đoàn TNT đến Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu, đề xuất xử lý theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.”- phiếu chuyển ghi.
Cát nhập khẩu của TNT Group từ Campuchia.
“TNT Group là một trong những doanh nghiệp đang nhập khẩu khối lượng lớn cát xây dựng, san lấp từ Campuchia về Việt Nam và xuất khẩu đi nước thứ ba. Hiện nay, trung bình mỗi ngày chúng tôi nhập khẩu về Việt Nam từ 30.000- 50.000 khối cát và có thể tăng thêm sản lượng. Đối tác của TNT Group là doanh nghiệp được Chính phủ Campuchia cấp phép khai thác hợp pháp trên dòng sông Mekong, có trữ lượng cát được cấp phép khai thác lớn nhất tại Campuchia lên tới hàng trăm triệu khối. Chúng tôi có thể cung cấp, đáp ứng cho nhu cầu của các dự án đường cao tốc ở ĐBSCL cả về số lượng, chất lượng, yêu cầu kỹ thuật cũng như giá cả” - ông Nguyễn Gia Long, Chủ tịch HĐQT TNT Group nhấn mạnh.
50k khối 50 tỷ mỏ tnt hàng tỷ đô? Mỏ cát ở Quảng Nam đấu giá 17,3 tỷ đồng, gấp hơn 50 lần giá khởi điểm | Báo Pháp luật Việt Nam điện tử
1x trong tầm tay
Tnt ôm lên 10x
Mình cũng khá rõ về mã này, hy vọng anh em ko đổ tiền vào một cách vô ích.
Tranh thủ múc kẻo lên 10x đói
Mco bca lên trần 20 phiên
Tnt penny thành blue chip
@1von9loi Tnt góp gần 900 tỷ dự án này xem bctc chuân bị thu xèng. lái ssapj gom Bảng giá Tnr Chí Linh Hải Dương 2024 | Giá bán & Mặt Bằng
— Gộp bài viết, 3 phút trước, Bài cũ: 4 phút trước —
Tnt ngoài ra góp vốn nhiều dự án bds khác xem bctc. Mỏ cát mekong doanh thu cực khủng