Toàn cảnh lợi nhuận ngành ngân hàng và góc nhìn đầu tư cuối năm 2024

, , , , , ,

MÙA KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2 VÀ NHỮNG LƯU Ý

LỢI NHUẬN NGÀNH NGÂN HÀNG: BỨC TRANH “PHỤC HỒI” DẦN ĐỊNH HÌNH

Lâu quá không viết. Cách đây 7 năm từng chia sẻ các bài viết mỗi ngày. Sau này hứa sẽ chăm chỉ hơn để chia sẻ về kiến thức đầu tư gửi tới anh chị em quý đọc giả.

Mùa Báo Cáo Kết Qủa Kinh Doanh đã qua đi. Và các mãng màu sáng tối đang dần định vị.

Trên Bảng ( Hình số 1) là tăng trưởng Lợi nhuận của khối Ngân Hàng

Bức tranh tổng thể các mãng màu đã có sự dịch chuyển. Màu đỏ u ám dần qua đi mà vàu xanh hy vọng đang dần tới ở khá nhiều Ngân Hàng khác nhau.

Tổng kết: Kết quả kinh doanh quý 2 Toàn Hệ Thống Ngân Hàng ghi nhận một vài kết quả như sau.

Con kỳ lân ngành: LPB

Ông trùm tăng trưởng nhiều năm: VPB

Bứt phá lợi nhuận ( từ nền kinh doanh thấp) TCB

Và còn nhiều điểm mặt khác như ACB HDB MSB STB ….

Tổng kết: Lợi nhuận sau thuế toàn ngành đạt hơn 56.320 tỷ tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

Nhìn trên biểu đồ ( Hình 2)

Để đạt con số này toàn ngành nó đến từ 2 nguyên nhân chính.

  1. Giảm chi phí vốn ( chiếm 70% lý do)

2023-2024 được xem là giai đoạn chuyển giao. Chuyển giao nợ xấu, chuyển giao môi trường lãi suất.

Từ lãi suất huy động 9.5% xuống 4.5% sau 13 tháng. 2023 là đỉnh điểm của chi phí vốn cao và 2024 nó như 1 làn nước tươi mát tưới vào bức tranh tiết giảm chi phí.

Nhìn vào biểu đồ ( Hình 3) quý đọc giả sẽ rất dễ thấy sự thay đổi cấu trúc chi phí vốn này. Chính điều này nó tạo ra điểm GAP ( Khoãng chênh lệch lớn về chi phí)

Câu chuyện này sẽ tiếp diễn ít nhất cho đến quý 3 2024.

Tại sao lại như vậy nhìn vào hình 4 là cấu trúc gia tăng chi phí toàn ngành trong 2 năm qua

Liên tục gia tăng cho đến quý 2 2023 mới có sự suy giảm về chi phí huy động. Có nghĩa là gì là các khoản gánh nặng này từ 2023 sẽ tạo ra động lực cho 2024.

Hình số 5 sẽ làm rõ vấn đề hơn, cái gánh nặng chi phí đẩy lên cao trào vào quy1 quý 2 và đỉnh điểm quý 3 2024. Và tất nhiên bước sang 2024 các khoản này suy giảm khá nhiều gần nhất là -28% chi phí hoạt động. Chủ quan của Dũng thì chi phí này sẽ còn giảm nữa trong quý 3 2024

  1. Tăng trưởng tín dụng

Tính đến 6 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng là 6%. Con số không cao và chỉ đột biến ở một vài Ngân hàng như LPB TCB HDB ACB VPB với mức tăng trưởng tín dụng từ 9 -15%.

Thông thường vòng quay tín dụng sẽ chạy nhanh vào 6 tháng đầu năm. Và hạ cánh mềm vào 6 tháng cuối năm.

Tuy nhiên, vài năm Covid trở lại đây thì con số này đảo ngược. Tăng chậm 6 tháng đầu năm và đẩy mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm. Hình số 6 là minh chứng điều đó.

Mình cho rằng đây là động lực chính cho 6 tháng cuối năm để tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành.

Cuối cùng, là sự gia tăng nợ xấu.

NỢ XẤU là thứ cản trở lớn nhất sự tăng trưởng của ngành trong 2023-2024. Và Dũng cho rằng NỢ XẤU vẫn sẽ là vấn đề cho năm 2024.

Nó đến từ 2 lý do:

Lý do 1: Tăng trưởng tín dụng tăng — nợ xấu sẽ tăng đó là đương nhiên. Ở hình số 7 là sự gia tăng trích lập dự phòng của Ngân hàng tăng 10% trong quý 2 2024 và đều đến từ các Ngân Hàng tăng trưởng tín dụng mạnh. Do đó, khi cuối năm nếu hệ thống Ngân Hàng tăng trưởng tiếp tín dụng thì các khoản này sẽ gia tăng thêm ở các ngân hàng phía sau.

Lý do 2: Các khoản nợ xấu nhóm 3-5 ( những nợ xấu tồn đọn từ 2022) vẫn sẽ là nổi lo trích lập của các Doanh nghiệp ( dự kiến là các ngân hàng cuối cùng trong vòng xoáy trái phiếu từ 2022 đến nay). Hình số 8 bạn sẽ thấy rõ.

TÓM LẠI, Với bức tranh Ngân Hàng 6 tháng đầu năm. Đó là sự gia tăng lợi nhuận đến từ tiếp diễn chi phí.

Cá nhân cho rằng động lực này vẫn sẽ còn ít nhất là quý 3 2024. Và sự bứt phá sẽ đến từ tăng trưởng tín dụng.

Với nhà đầu tư trong cuối 2024 chúng ta nên quan tâm điều gì ??

  1. Hãy quan tâm các Ngân Hàng sạch ít dính trái phiếu 2022. Vì sao vì họ là các Ngân Hàng cuối cùng trong chu kỳ tăng chi phí huy động ( hiểu đơn giản là họ không gặp áp lực về vốn nên chu kỳ tăng lãi suấy 2022-2023 họ là những Bank tăng lãi suất cuối cùng – dẫn đến đáo hạn sổ tiết kiệm sau cùng) thì tạo ra chi phí huy động sẽ giảm nhanh trong 6 tháng cuối năm. ACB MBB STB … sẽ là điểm đến

  2. Các Ngân Hàng có mức tăng trưởng tín dụng còn kém room tín dụng cuối năm còn nhiều. Đó cũng sẽ là điểm đến ( Hình sô 9)

  3. Những Ngân hàng cuối cùng trong chu kỳ trích lập dự phòng nợ xấu từ trái phiếu 2022 đến nay.

(Hình số 10)

HY VỌNG sẽ đem đến cho anh chị em GÓC NHÌN TỔNG THỂ. 6 tháng cuối năm lợi nhuận ngành NGÂN HÀNG sẽ còn tốt hơn trong 6 tháng đầu năm dựa vào các vấn đề đã nêu.

Anh chị thấy hay thì để lại 1 like và share nhé! Nếu anh chị em có quan tâm ngành và nghề nào tiếp theo để lại mong muốn ở bên dưới.

Hoặc có đóng góp và bình luận gì từ các thông tin nêu trên hãy chia sẻ nhé!

Và đây là ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CÙNG QUANG DŨNG!

Mình có nói chi tiết tại Youtube:



b2d9473ee8604c3e1571
a738c6d2638cc7d29e9d

10 Likes

có gì hôm sau ad thêm hình chỗ nội dung luôn để dễ đọc đi ad ạ. Bài hay, cảm ơn ad nhé

3 Likes

Ngân hàng đang có giấu hiệu giảm nhỉ

2 Likes

Ngân hàng khốn đốn quá :frowning:

1 Likes

AD làm về xuất nhập khẩu hoặc năng lượng đi

đợi nhịp hồi dẫn dắt từ ngân hàng mới bền được

1 Likes

Nay thấy NH ổn áp rồi á

1 Likes

kết quả kinh doanh năm nay của đa phần các ngân hàng đều sáng hơn năm ngoái

Ngoài Big4 năm nay các ngân hàng khác cũng có nhiều câu chuyện để nói

cho mình xin thêm view ngành ngân hàng từ nay tới cuối năm với ạ

ấm dần lên nhé

3 Likes

hợp lý rồi

1 Likes

oki nhé

1 Likes

theo mình là do giá CP chiết khấu ít. Nên có độ trễ về sự phục hồi hơn các ngành đã giảm mạnh như CK hay BDS

1 Likes

trong rất nhiều ngân hàng như vậy, thời điểm này nên chú ý vào những mà cổ phiếu nào vậy ad

1 Likes
  1. Chú ý DN tăng NIM quý này: ACB MBB VIB STB\
  2. Chú ý DN tăng trích lập nợ xấu 2022-2023: TPB OCB
  3. Chú ý DN còn room tín dụng cao: TPB VPB TCB
1 Likes

dạo này đang theo dõi MSB, mã này giờ bào ổn không ad

1 Likes

Mã này em đánh giá oke á bác, e cũng đang giữ

tài khoản sao rồi ạ kakka

vẫn êm êm bác ạ kaka