Mới mấy chục năm hòa bình mà con người đã lãng quên ngàn năm chiến tranh
Chính phủ mới của Ba Lan thanh lọc toàn hệ thống
Ba Lan đang thay máu hệ thống công quyền. Donald Tusk, một cựu thủ tướng trung dung, đã giành lại quyền lực vào tháng 12 sau khi đánh bại đảng Luật pháp và Công lý (PiS) trong một cuộc bầu cử. Những người trung thành trong chính phủ PiS giờ đây có thể sẽ bị sa thải. Trong tuần đầu tiên của ông Tusk, chính phủ ông đã ngừng phát sóng đài truyền hình nhà nước và sa thải ban lãnh đạo. Tiếp theo, các bộ trưởng của ông bắt đầu thanh lọc hệ thống tư pháp. Bây giờ họ đang càn quét qua khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Hôm thứ Năm, Daniel Obajtek đã bị sa thải khỏi vị trí người đứng đầu tập đoàn dầu khí khổng lồ của Ba Lan, Orlen. PiS đã bổ nhiệm vị cựu thị trưởng làng quê này lên vị trí điều hành công ty niêm yết lớn nhất Trung và Đông Âu chủ yếu nhờ vào mối quan hệ chính trị của ông. Hội đồng quản trị của ngân hàng lớn nhất Ba Lan cũng như các tập đoàn khai khoáng và hóa chất khổng lồ đều sẽ họp trong hai tuần tới. Chính phủ tuyên bố muốn khôi phục nền quản trị dựa trên tính chuyên nghiệp. Song chủ tịch Hạ viện Szymon Holownia có một cách diễn tả mang nhiều màu sắc hơn: “bọn mèo béo đang phải thu dọn thùng rác của chúng.”
Mỹ hứa sẽ công bố “các biện pháp trừng phạt lớn” sau cái chết của Alexei Navalny, chính trị gia đối lập nổi bật nhất của Nga. Phát ngôn viên an ninh quốc gia John Kirby cho biết các biện pháp này sẽ “bắt Nga phải chịu trách nhiệm về những gì đã xảy ra với ông Navalny”, nhưng không cho biết chi tiết. Trước đó Yulia Navalnaya, người vợ góa của ông Navalny, đã kêu gọi các quan chức ở Brussels không công nhận cuộc bầu cử Nga, dự kiến diễn ra vào tháng 3.
Liên minh châu Âu công bố vòng trừng phạt thứ 13 đối với Nga .
Liên minh châu Âu công bố vòng trừng phạt thứ 13 đối với Nga . Theo chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, các biện pháp này nhắm vào các thực thể được cho là đang hỗ trợ “cỗ máy chiến tranh” của Nga. EU cũng nhắm vào các doanh nghiệp ở Ấn Độ và Trung Quốc có liên quan đến cuộc chiến của Nga. Gói trừng phạt được thống nhất sau khi Hungary tuyên bố ủng hộ. Trong khi đó, Anh áp đặt lệnh trừng phạt đối với 6 quan chức Nga tại trại giam nơi Alexei Navalny qua đời.
Một cuộc không kích của Ukraine đã giết chết hơn 65 binh sĩ Nga
Theo các blogger quân sự Nga, một cuộc không kích của Ukraine đã giết chết hơn 65 binh sĩ Nga trên lãnh thổ bị chiếm đóng ở phía đông Ukraine. Căn cứ quân sự này được cho là bị tấn công bởi tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp. Đoạn video cho thấy hàng chục người chết và bị thương. Cuộc tấn công diễn ra sau khi Nga chiếm được Avdiivka, một thị trấn gần đó, vào hôm thứ Bảy.
Quan hệ chông gai giữa Nhật và Hàn Quốc
Thứ Năm này Nhật Bản sẽ đánh dấu Ngày Takeshima, một dịp kỷ niệm hàng năm về yêu sách của nước này đối với quần đảo Takeshima nằm giữa Nhật và Hàn Quốc. Hàn Quốc kiểm soát những đảo này và gọi chúng là Dokdo. Takeshima- Dokdo cho tới nay vẫn là một vấn đề nhức nhối giữa hai bên, bất chấp mối quan hệ song phương ngày càng nồng ấm.
Dưới thời thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, hai nước đã tìm cách hàn gắn những rào cản về quá khứ cay đắng của họ và tập trung vào những thách thức an ninh chung, chẳng hạn như Trung Quốc và Triều Tiên. Mỹ hoan nghênh mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước và coi sự hợp tác đó là mấu chốt cho ổn định trong khu vực.
Bản thân Ngày Takeshima là một sự kiện nhỏ được phát động từ năm 2005 bởi Shimane, một quận của Nhật Bản nằm gần quần đảo tranh chấp. Chính phủ quốc gia thường cử một quan chức cấp trung đến tham dự. Nhưng lễ kỷ niệm đóng vai trò như một lời nhắc nhở về nhiều mối bất bình lịch sử chưa được giải quyết có thể làm chệch hướng những thiện chí của hôm nay.
Biểu tình ở Philippines phản đối Tổng thống Marcos
Một chuỗi biểu tình cuối tuần sẽ bắt đầu vào thứ Sáu tại Philippines, khi những người phản đối triều đại Marcos đánh dấu kỷ niệm cuộc Cách mạng Quyền lực Nhân dân năm 1986. Philippines đã bầu ra hai tổng thống từ gia đình Marcos. Cuộc nổi dậy năm 1986 lật đổ người cha, Ferdinand Marcos, người đã thay đổi hiến pháp để trao cho mình quyền lực chuyên chế, và khôi phục nền dân chủ. Nhưng rồi người dân lại chọn Ferdinand Marcos Jr., con trai ông Marcos, làm tổng thống vào năm 2022.
Vị tổng thống mới giờ đây muốn cải cách hiến pháp, bề ngoài là để loại bỏ các điều khoản bảo hộ bị cho là gây cản trở tăng trưởng kinh tế. Song những người biểu tình nghi ngờ việc cải cách hiến pháp sẽ cho phép triều đại Marcos quay trở lại con đường chuyên quyền. Song những nghi ngờ này khá viễn vông. Ông Marcos con, trong khi tìm cách khôi phục lại danh tiếng của cha, biết rằng chính cha mình đã dẫn chính gia đình ông vào một miền hoang vu chính trị mà phải mất hàng thập niên mới thoát ra được.
Hôm nay Hungary bỏ phiếu về đơn gia nhập NATO của Thuỵ Điển
Đơn xin gia nhập NATO của Thụy Điển vào tháng 5 năm 2022 lẽ ra đã được chấp thuận, nhưng lại bị cản trở bởi hai quốc gia thành viên vốn phản đối những lời chỉ trích của Thụy Điển về nền dân chủ của họ: Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary. Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển vào tháng 1. Thứ Hai này sẽ đến lượt quốc hội Hungary.
Máy bay chiến đấu xuất hiện trong cả hai quyết định. Mỹ đã bán cho Thổ Nhĩ Kỳ một lô hàng F-16 mới sau khi họ chấp thuận cho Thụy Điển gia nhập. Và trong chuyến thăm Budapest vào ngày 23 tháng 2, thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson đã đồng ý cho không quân Hungary thuê thêm 4 chiếc Saab Gripens, từ 14 chiếc hiện tại. Nhưng chính trị quan trọng hơn. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ phần còn lại của NATO và Liên minh châu Âu sau khi ông liên tục từ chối viện trợ cho Ukraine và tăng trừng phạt lên Nga. Một cơ quan nghiên cứu của chính phủ cho biết, bằng cách cứng rắn với Thụy Điển, Hungary đã cho thấy nước này có thể theo đuổi một “chính sách đối ngoại độc lập.” Nga và Trung Quốc chắc chắn hài lòng.
Iran bầu quốc hội trong căng thẳng gia tăng
Người Iran sẽ bỏ phiếu để thay máu quốc hội vào thứ Sáu. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ đợt biểu tình rầm rộ vào năm 2022 sau khi Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi, thiệt mạng trong trại giam vì để lộ mái tóc. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu dự kiến sẽ thấp. Trong lần bầu cử trước vào năm 2020, nó chỉ đạt 42,6%, thấp nhất trong lịch sử. Song dù gì thì cử tri cũng không có nhiều lựa chọn, vì chế độ đã loại bỏ những người thực dụng và mang hơi hướng cải cách. Những người trung thành chắc chắn sẽ thắng.
Cũng sắp tái tranh cử là Hội đồng Thông thái, cơ quan có nhiệm vụ bổ nhiệm lãnh đạo tối cao. Nhà lãnh đạo hiện nay, Ayatollah Ali Khamenei, 84 tuổi, đang lãnh đạo một nền kinh tế suy thoái. Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 10 triệu người Iran đã rơi vào cảnh nghèo đói trong thập niên qua. Hiện lạm phát theo năm đạt tới 35,8%. Căng thẳng gia tăng với Mỹ về cuộc chiến ở Gaza, hoạt động vận chuyển ở Biển Đỏ, và làm giàu hạt nhân sẽ chỉ khiến vấn đề trở nên tồi tệ.
Lễ tang của Navalny
Vào thứ Sáu, tang lễ của Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập hàng đầu của Nga, sẽ diễn ra tại Moscow. Ông qua đời tại một trại giam ở Siberia hôm 16 tháng 2. Trong nhiều ngày, các quan chức từ chối trả lại thi thể của nhà hoạt động cho mẹ ông trừ khi bà đồng ý tổ chức tang lễ không công khai. Bà từ chối, và chính quyền cuối cùng đã nhượng bộ. Nhưng các đồng minh của ông Navalny tuyên bố nỗ lực sắp xếp tang lễ và lễ tưởng niệm của họ đã bị cản trở vì các quan chức muốn ngăn tụ tập đông người.
Khi tin tức về cái chết của ông Navalny được tung ra, nhiều người Nga đã để hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân đàn áp chính trị. Hàng trăm người đã bị bắt. Vợ góa của ông Navalny, Yulia Navalnaya, nói cảnh sát có thể tống giam những ai đến để “tạm biệt” chồng bà. Cái chết của ông báo hiệu không khí đàn áp bóp nghẹt ở Nga. Hôm thứ Ba, Oleg Orlov, một trong những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhất của Nga, đã bị kết án hai năm rưỡi tù vì chỉ trích cuộc chiến ở Ukraine.
nhiều cuộc chiến vệ quốc vĩ đại trong xuyên suốt lịch sử nhân loại đã chứng mình điều đó
Israel tiếp tục tấn công Gaza
Israel tiếp tục tấn công Gaza khi tháng chay Ramadan bắt đầu. Hôm thứ Bảy Lực lượng Phòng vệ Israel được cho là đã tấn công nơi Marwan Issa – lãnh đạo Lữ đoàn Qassam, cánh vũ trang của Hamas – có thể đã ẩn náu và đang cố gắng xác nhận xem ông ta có bị giết hay chưa. Trong khi đó, chuyến khởi hành của con tàu chở hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên từ Síp đến Gaza đã bị trì hoãn.
Israel rút thêm binh sẽ khỏi Gaza
Israel đã rút thêm binh sĩ khỏi miền nam Gaza, bao gồm cả thành phố Khan Younis, nói rằng họ đã kết thúc nhiệm vụ ở đó. Hiện quân đội nước này đang đứng trước áp lực phải giải ngũ bớt lực lượng dự bị. Những người Palestine phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán đến Rafah đã bắt đầu trở về nhà. Trong khi đó, Israel và Hamas đều cử phái đoàn tới Ai Cập để nối lại đàm phán ngừng bắn. Thủ tướng Israel, Binyamin Netanyahu, cho biết bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải có điều khoản yêu cầu thả con tin (khoảng 130 người vẫn còn bị giam ở Gaza). Chủ nhật vừa qua là tròn sáu tháng kể từ khi họ bị bắt.
mấy nay quên cập nhật vào pic này vụ Israel vs Iran nhỉ
Iran và Israel hiện tại rơi vào trường hợp này nhé!
Mỹ và Philippines tập trận chung ở Biển Đông
Lực lượng vũ trang Philippines và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận chung thường niên vào thứ Hai. Lần đầu tiên, hải quân đồng minh sẽ huấn luyện bên ngoài lãnh hải Philippines, treo cờ ở vùng trung tâm Biển Đông, nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Luật pháp quốc tế cho phép Philippines tự do khai thác (và bảo vệ) tài nguyên thiên nhiên ở phần lớn vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Luật cũng cho phép hải quân nước ngoài, bao gồm cả Mỹ, được tự do đi lại trong vùng biển tranh chấp.
Những cuộc tập trận hải quân này nhằm khẳng định các quyền tự do đó. Nhưng chúng cũng có tác dụng răn đe. Trung Quốc gọi những hành động như vậy là khiêu khích. Nhưng cho đến nay Bắc Kinh vẫn kiềm chế sử dụng vũ lực để khẳng định yêu sách, và chỉ giới hạn ở những cử chỉ khiêu khích, tiêu biểu là quấy rối không vũ khí đối với các tàu Philippines. Cho đến nay tất cả các bên rõ ràng là thích trao đổi những cử chỉ chính trị hơn là tiến hành một cuộc chiến thực sự.
thế giới bất ổn nay càng bất ổn hơn