Tóm tắt thị trường 21/06/2023

, , , , , ,

CÁC BÁC MUỐN MỞ TK CHỨNG KHOÁN TẠI FUNAN THÌ CÓ THỂ LIÊN HỆ ■■■■: 0915616037
TÓM TẮT BÀI BÁO
1. Nguồn cung than đang dư thừa tại nhiều quốc gia
Tại Châu Âu, trong Q1 vừa qua chứng kiến việc nhu cầu than đá cho mùa đông đã không được cao như mong đợi do mùa đông ít khắc nghiệt và mức dự trữ khí đốt tự nhiên và sản xuất năng lượng tái tạo vẫn còn rất dồi dào, dẫn đến lượng tồn kho than nhiệt cao.
 Các nước Châu Âu liên tục tìm cách thoát hàng sang các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ. Các nhu cầu để phục hồi kinh tế đất nước cũng như sự ảnh hưởng của El Nino đã khiến cho nhu cầu than đá tại Châu Á dự kiến sẽ bùng nổ trong Q2/2023.
Giá than 5.500 kcal/kg NAR nội địa Trung Quốc kể từ đầu T4/2023 đã liên tục sụt giảm do nhu cầu cho lượng than dự trữ nội địa và lượng than nhập khẩu vẫn còn quá yếu mặc cho than vẫn còn là nguồn năng lượng chính ở Trung Quốc.
Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của El Nino đã khiến cho nguồn cung cấp thủy điện giảm sút, để đối phó với tình trạng thiếu điện tại miền Bắc, chính phủ đã đẩy mạnh sử dụng nhiệt điện để có thể đáp ứng với lượng cầu tại đây. Cũng giống như Trung Quốc, nước ta cũng đã liên nhập khẩu than và sử dụng từ nguồn khai thác trong nước để giải quyết vấn đề trên
Tuy thế lượng cung vẫn đảm bảo lượng cầu cũng đã khiến giá than trong nước chưa thể tăng giá và phải giảm theo xu hướng giá của thế giới và cũng do 1 phần Việt Nam đã dịch chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo khác cũng là nguyên nhân khiến cho giá than vẫn giảm.
Nhận xét: Phần lớn các doanh nghiệp khai thác và xuất khẩu than vẫn đang gặp khó khăn do nguồn cung suy yếu nhưng giá cổ phiếu hiện tại của các công ty như THT, CST, NBC,… vẫn chưa có nhiều biến động. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc và các nước Châu Á cũng như nhu cầu chính của Việt Nam sẽ là yếu tố quyết định đến ngành khai thác và xuất khẩu than, vốn đang chịu rất nhiều sức ép bị thay thế bởi các nguồn năng lượng khác.
 Điều các NĐT cần làm là chờ đợi những tin tức tích cực từ thị trường Than từ các báo cáo ở Q2/2023 trong nước cũng như các nước khác để ra quyết định đầu tư.
Phân tích kĩ thuật:
Đặc điểm chung của các cổ phiếu ngành than là vẫn đang có đường giá nằm trong vùng phân phối kể từ đầu năm đến nay và đang dao động lên xuống 2 đường EMA20 và EMA50 kể từ T4/2023, cũng như đang nằm trong xu hướng giảm từ các tin tức không mấy tích cực gần đây, nên chưa thể nào cho một tín hiệu rõ ràng cho các NĐT.
THT
Picture1
 NĐT có thể bắt đầu mua vào tại mức giá 12 ± 3% tại mức kháng cự 12.
CST


 Xu hướng giảm ngắn hạn NĐT có thể cắt lỗ nếu KLGD tăng đột biến 50% so với MA và mức giá giảm 7-10% so với giá mua
2. Giá thép hôm nay 21/6: Giá thép quay đầu giảm trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay giao tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 51 nhân dân tệ xuống mức 3.725 nhân dân tệ/tấn, Còn Giá thép giao kỳ hạn tháng 2/2023 đứng ở mức 3.702 nhân dân tệ/tấn.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, giá thép xây dựng đã có 11 đợt điều chỉnh giảm, tuỳ thương hiệu sẽ có tần suất điều chỉnh giá khác nhau. Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho rằng, để kích cầu tiêu thụ nên các doanh nghiệp trong ngành buộc phải giảm giá chung với đà giảm của thế giới.
Hiệp hội Thép Việt Nam VSA cũng nhận định, giá thép giảm là do giá các loại nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất thép cũng đang trong xu hướng giảm, đồng thời nguồn cung thép cũng đang khá dồi dào và tình hình hàng tồn kho còn lớn. Ngoài ra, thị trường bất động sản chưa phục hồi cùng với các dự án đầu tư công vẫn chưa khởi động vẫn khiến cho giá thép chưa thể khởi sắc.
Nhận xét: Các nhóm cổ phiếu thép như HPG, NKG, HSG vẫn có dư địa phát triển rất tốt trong trung hạn và dài hạn khi Chính phủ đang dần nới lỏng các chính sách tiền tệ như giảm lãi suất lần thứ 4 và chính sách tài khóa như giảm thuế VAT và đẩy mạnh việc đầu tư công sẽ phần nào bớt đi những khó khăn hiện nay cho doanh nghiệp thép.
Phân tích kĩ thuật:
Nhìn chung các cổ phiếu ngành thép vẫn đang tăng trưởng rát chậm rãi kể từ đầu năm đến nay và biên độ dao động giá trong 2 tháng gần đây là khá tốt
HPG

 Nếu tích cực, các NĐT hoàn toàn có thể mua vào hoặc mua bổ sung <24.5. Nếu tiêu cực, NĐT nên chờ đợi để có vị thế bán ra ở mức hỗ trợ gần nhất là 21.
3. Dệt may tiếp tục gặp khó, kỳ vọng quý 4 sẽ khởi sắc
Từ nửa cuối năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế tăng trưởng chậm, dẫn đến xu thế tiếp tục thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng và hàng hóa dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Sức mua của các thị trường chính như: Mỹ, châu Âu… suy giảm mạnh. Ngành Dệt may Việt Nam đã trải qua 4 tháng đầu năm “trầm lắng”, với kim ngạch xuất khẩu giảm 20% so với cùng kỳ 2022 và giảm sâu nhất trong các quốc gia xuất khẩu dệt may.
Ngành sợi gặp khó khăn kéo dài từ quý III/2022 đến nay, do nhu cầu tiêu dùng thấp. Giá giảm sâu do giá bông - nguyên liệu chính của ngành sợi giảm rất mạnh. Bản thân doanh nghiệp phải nhận các đơn hàng nhỏ và cả các mặt hàng không đúng truyền thống, sở trường. Ngoài ra, việc tăng giá điện lên 3% kể từ 4/5 kèm theo tình trạng mất điện, cắt điện luân phiên trong thời điểm gần đây đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Theo dự báo, thị trường dệt may và thời trang sẽ gặp nhiều khó khăn trong các tháng còn lại của năm 2023 với mức tăng trưởng doanh số dự báo tương đối chậm do bị thu hẹp tại thị trường Châu Âu (dự kiến chỉ còn 1% đến 4%).
 Thời gian sắp tới, các doanh nghiệp dệt may cần phải linh hoạt hơn trong cơ cấu chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như nghiên cứu các mặt hàng mới để đón đầu xu hướng.
Nhận xét: Các nhóm ngành cổ phiếu ngành dệt may như GIL, TCM, TNG, EVE, HDM,… vẫn còn triển vọng phục hồi rất tốt ở Q4/2023 một khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi lại trong năm sau. Việc Chính phủ giảm lãi suất cho vay cũng như giảm thuế VAT cũng là một tín hiệu rất tốt cho sự phục hồi của các ngành dệt may nói chung để có thể tiếp tục yên tâm sản xuất đơn hàng.
Phân tích kĩ thuật:
Nhìn chung, các nhóm cổ phiếu dệt may lớn như TCM và TNG vẫn đều nằm trên các đường EMA ngắn, trung và dài hạn  Cho một tín hiệu tăng rất khả quan. Nhưng KLGD hàng ngày vẫn đang rất thấp dưới trung bình nên vì thế NĐT vẫn nên chờ đợi cho các cơ hội đầu tư sắp tới vào ngành dệt may.
4. Kinh tế Việt Nam nằm trong nhóm được dự đoán tăng trưởng nhanh trong ASEAN
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Tập đoàn Maybank, ông Khairussaleh Ramli cho biết, sáu nền kinh tế ASEAN bao gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Philippines và Việt Nam, dự kiến sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2023, vượt xa mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu dự kiến ở mức 2%. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN đã tăng trở lại vào năm 2021, lên 174 tỷ USD, tăng 42% so với năm trước, phản ánh sức hấp dẫn của nền kinh tế khu vực đối với các nhà đầu tư toàn cầu.
Một lĩnh vực lạc quan khác đối với nền kinh tế của khu vực là số hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Ông Khairussaleh cho biết: “Nền kinh tế số hiện chỉ chiếm 7% GDP của ASEAN, thấp hơn nhiều mức 35% ở Mỹ và 16% ở Trung Quốc”. Ông khẳng định :“Chúng ta vẫn còn nhiều dư địa để phát triển”.
5. Châu Âu lo thất thế trong cuộc đua làm pin xe điện
Châu Âu có thể bị bỏ lại trong cuộc đua sản xuất pin do không lường được sự cạnh tranh của Mỹ và chi phí nguyên liệu thô tăng cao.
Các dự án nhà máy hiện tại để nâng cao năng lực sản xuất pin tại EU vẫn đang vấp phải nhiều trở ngại lớn. Đầu tiên là sự phức tạp của các khoản trợ cấp. Thứ hai là tốc độ thay đổi của thế giới mà châu Âu lại chậm thích nghi. Thứ ba, thử thách chính mà Tòa án Kiểm toán Châu Âu nêu ra là quyền tiếp cận nguyên liệu thô. Ngoài ra, thuế năng lượng đã tăng 60% trong nửa đầu 2022, ảnh hưởng xấu đến một số dự án và không có phương án tài chính dự phòng nào cho trường hợp này.