Tôn Đông Á( GDA) sự phi lý sẽ trở lại đúng giá trị!

Sau NKG thì tiếp tục chia sẻ cả nhà một em tôn mạ ẩn mình bên upcom nên dòng tiền lãng quên nhé.

Hiện tại 2 cổ phiếu tôn mạ như NKG HSG đều giao dịch với P/B >1. Trong khi thị phần mảng tôn mạ thì HSG số 1 sau đó đến GDA số 2 và NKG số 3. Trong khi GDA giao dịch ở mức P/B= 0.7x

Vì vậy chỉ cần lấy P/B=1 thôi cũng đủ vượt giá 25-58 rồi!

LN 9 tháng 2023 cũng không ai qua được GDA 264 tỷ so với NKG là 110 tỷ
Doanh thu quý 3 khá tương đồng với NKG nhưng LN thì gấp hơn 2 lần NKG để thấy biên LN tốt thế nào.
Cái dở của GDA là ở upcom ít người biết đến nên vol yếu!

Hai vợ chồng lãnh đạo Tôn Đông Á sang tay gần 2,5 triệu cp

Thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), bà Lê Thị Phương Loan, Ủy viên HĐQT CTCP Tôn Đông Á (mã: GDA), đăng ký mua thỏa thuận 2,47 triệu cổ phiếu với mục đích tăng tỷ lệ nắm giữ. Hiện bà Phương Loan đang nắm giữ 12,3 triệu cổ phiếu GDA, tương đương tỷ lệ 10,73%. Giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 25/12 đến ngày 23/1/2024. Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại, ước tính tổng giá trị giao dịch này khoảng hơn 59 tỷ đồng.

Ngược lại, cùng thời gian và phương thức đăng ký thực hiện giao dịch, ông Vũ Minh Tân, chồng bà Phương Loan, đăng ký bán thỏa thuận toàn bộ 2,47 triệu cổ phiếu GDA (chiếm tỷ lệ 2,16%) với mục đích cơ cấu tài chính cá nhân.

Cổ phiếu GDA mới được HNX chấp thuận giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 7/9 với giá tham chiếu chào sàn 30.000 đồng/cp. Giá GDA sau đó sụt giảm mạnh và hiện đang lình xình đi ngang ở vùng 24.000 đồng/cp (tính đến 9h53 phiên 22/12), mất 20% từ ngày lên sàn.

Diễn biến giá cổ phiếu GDA từ khi giao dịch trên UPCoM đến nay. (Nguồn: VPS).

Giữa tháng 11, Tôn Đông Á đã thông báo về ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ thực hiện 10% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền là ngày 24/11. Ngày chi trả cổ tức là ngày 15/12. Với gần 114,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường, ước tính công ty cần chi khoảng 115 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho đợt này.

Hấp lực từ ngành thép - còn cơ hội vươn lên?

Giá cổ phiếu Thép đã phục hồi mạnh kể từ đầu năm, vươn tới vùng đỉnh cũ của đầu tháng 9/2023

Dự báo sang năm 2024, giá thép sẽ tăng trong bối cảnh nhu cầu phục hồi. Đây là tín hiệu tốt cho ngành thép và là cơ hội gia tăng lợi nhuận cho nhà đầu tư nếu nắm bắt đúng thời điểm.

Nhìn lại diễn biến thị trường thép trong 3 năm trở lại đây

Trong giai đoạn 2021 thị trường thép tăng trưởng tích cực khi giá thép tăng mạnh 40-50% chỉ trong 6 tháng đầu năm 2021, điều này giúp cho các doanh nghiệp liên quan có kết quả kinh doanh khởi sắc như CTCP Thép Nam Kim (HOSE: NKG), Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG).

Trong năm 2021, NKG đã ghi nhận doanh thu thuần tăng 2,4 lần, lãi ròng gấp 7,5 lần so với năm 2020, vượt 76% kế hoạch doanh thu và 370% mục tiêu lợi nhuận. Còn Hòa Phát cũng ghi nhận doanh thu trên 150 nghìn tỷ đồng, tăng 65% so với năm 2020, lợi nhuận sau thuế cán mốc hơn 34 nghìn tỷ đồng, vượt 92% kế hoạch năm và tăng 1,56 lần so với năm trước.

Tuy nhiên, sang giai đoạn năm 2022 lại là một năm kém may mắn với các doanh nghiệp thép khi giá thép giảm, nhiều doanh nghiệp báo lỗ dẫn tới giá cổ phiếu giảm mạnh. Một số doanh nghiệp báo lỗ như HPG, Công ty Cổ phần Hoa Sen (HSG) báo lỗ trong quý 3 - quý 4 năm 2022 và bắt đầu phục hồi nhẹ trong năm 2023.

Bức tranh ngành thép trong năm 2023 đã khởi sắc trở lại, theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tính đến hết quý 3/2023, sản lượng tiêu thụ thép của các doanh nghiệp thành viên đã ghi nhận mức cao nhất kể từ đầu năm, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022. Nhờ vào sự phục hồi của ngành thép, các doanh nghiệp như HPG đã báo lợi nhuận ròng quý 3/2023 đạt khoảng 2.000 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với khoản lỗ 1.800 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.

Ngành thép có cơ hội vươn cao trong năm 2024?

Với thị trường quốc tế, theo dự báo của WSA (Hiệp hội thép thế giới), giá thép thế giới trong năm 2024 dự kiến tăng nhẹ 3,5% so với cùng kỳ trong bối cảnh nhu cầu hồi phục và nguồn cung thắt chặt. Về nhu cầu, WSA dự báo nhu cầu thị trường phục hồi hơn 6% trong 2024 nhờ nhu cầu tăng nhẹ từ ngành xây dựng và sản xuất ô tô. Bên cạnh đó, EU, Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng tiêu thụ thép trên thế giới trong bối cảnh Chính phủ các nước này dự kiến giải ngân 120 tỷ USD cho đầu tư công trong năm tới.

Trong nước, thị trường thép nội địa và xuất khẩu của Việt Nam dự báo phục hồi tích cực cả về giá và sản lượng trong năm 2024 do tăng giải ngân đầu tư công và thị trường bất động sản hồi phục. Báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường CBRE cho thấy, nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện kể từ năm 2024, cụ thể: Nguồn cung căn hộ tại Hà Nội dự kiến tăng hơn 33% vào năm 2024, đạt mức 20.000 căn hộ và tại Thành phố Hồ Chí Minh nguồn cung đạt khoảng 12.000 căn tăng 31% so với cùng kỳ. Các dữ liệu mới nhất của Bộ Xây dựng cho thấy mặc dù giao dịch căn hộ, chung cư, đất nền trong quý 3/2023 mới bằng khoảng 73% so với quý 3/2022 nhưng đã tăng 24,7% so với quý 2/2023. Bên cạnh đó, số lượng dự án xây dựng hoàn thành và đang xây dựng đều tăng so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn cung căn hộ phục hồi sẽ tác động tích cực đến nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng nội địa.

Đồng thời, Chính phủ đang quyết liệt đẩy mạnh giải ngân đầu tư công ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Các dự án trọng điểm quốc gia hầu hết được khởi công trong năm nay, cho thấy giai đoạn 2024 - 2026 sẽ là giai đoạn có mật độ thi công dày đặc, tạo ra nhu cầu lớn về thép.

Chuyên gia Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) cho biết, trước biến động của giá thép trong năm 2023, giá cổ phiếu Thép đã phục hồi mạnh kể từ đầu năm, vươn tới vùng đỉnh cũ của đầu tháng 9/2023, tuy nhiên còn cách khá xa so với đỉnh của 2021. Một số cổ phiếu như HPG đang giao dịch quanh vùng 27- 28.000 đồng/cổ phiếu trong khi đỉnh tại 44.000 đồng/cổ phiếu, tương tự HSG đang giao dịch quanh vùng 22 - 23.000 đồng/cổ phiếu thấp hơn so với đỉnh ở vùng 40.000 đồng/cổ phiếu.
Đặc biệt GDA đang giao dịch ở mức rẻ hơn rất nhiều so với NKG HSG!

Trước những dự báo khởi sắc của ngành thép, chuyên gia VPS khuyến nghị nhà đầu tư nên tham gia đầu tư nhóm thép với tầm nhìn dài hạn trong giai đoạn năm 2024 đến 2025. Nhà đầu tư có thể chờ đợi cơ hội thị trường điều chỉnh để mua được mức giá thấp và có chiết khấu tốt.

NKG 9 tháng LNST 130 Tỷ


GDA 9 tháng LNST 264 Tỷ

HSG cả năm tài chính 2022-2023 LNST lãi 30 tỷ

Đắt rẻ nhìn LNST vs PB các cụ sẽ có câu trả lời :smiley:

2 Likes

Tôn Đông Á được thành lập từ năm 1998, sản phẩm chính là các dòng tôn mạ dùng trong xây dựng dân dụng và công nghiệp, thiết bị gia dụng. Hiện tại, Tôn Đông Á đang quản lý vận hành 2 nhà máy sản xuất tôn mạ ở Khu công nghiệp Sóng Thần 1 và Khu công nghiệp Đồng An 2 với công suất tối đa đạt 850,000 tấn/năm. Từ năm 2017 đến nay, Tôn Đông Á luôn giữ vững thị phần nội địa ở vị trí thứ 2 nhờ hệ thống đại lý phân phối khắp Việt Nam.

Ở thị trường nội địa, Tôn Đông Á tiêu thụ sản phẩm chủ yếu tại thị trường miền Nam và chiếm thị phần cao nhất tại đây. Ở kênh xuất khẩu, Công ty bán sản phẩm tới hơn 50 quốc gia và là nhà xuất khẩu tôn mạ thứ 2 tại Việt Nam. Trong đó, chủ lực là Bắc Mỹ và châu Âu - hai khu vực có giá bán thép cao nhất trên thế giới.

Với vị thế thị phần thứ 2 ngành tôn mạ, Tôn Đông Á đang bị định giá thấp hơn rất nhiều so với các cổ phiếu họ thép khác

1 Likes

Điều không may cho GDA là không thỏa mã điều kiện HOSE nên tạm thời lên Upcom, do đó mà ít được thị trường chú ý nhưng cũng là sự may mắn cho NĐT nào phát hiện ra nó

rồi thị trường sẽ định giá nó đúng giá trị thôi bạn. ĐHCD sắp tới rất có thể sẽ lại bàn chuyện chuyển sàn lên HSX thôi mà!

HRC tại thị trường châu âu tăng không ngừng nghỉ. Cơ hội lớn cho doanh nghiệp tôn mạ nhất là GDA!
LME Steel HRC NW Europe (Argus) | London Metal Exchange
HRC giá này quy đổi ra $ cũng gần 900 $/ tấn rồi!

Hiện tại theo mình GDA vẫn còn quá rẻ. Ngành thép đang bước vào chu kỳ tăng giá mới trong bối cảnh giá thép đã tạo đáy, LS tiếp tục hạ, các ngành cần tới thép mới chỉ bắt đầu bước vào chu kỳ hồi phục. 2021, LNST của GDA lên tới 1200 tỷ trong khi VCSH của GDA gần như không tăng. Chỉ cần giá thép tiếp tục xu hướng giá lên, GDA chinh phục lại mốc LN nghìn tỷ là hoàn toàn có thể. Trong trung và dài hạn GDA có kế hoạch nâng công suất thêm 1.2 triệu tấn SP cung ứng cho ngành gia dụng và ô tô.

Nên nhớ răng thời điểm cuối 2021 với EPS dự phóng trên 10k/CP, SSI đã đưa ra định giá hợp lý của GDA là 80k/CP. Nói vậy để bạn thấy tiềm năng tăng giá của GDA trong trung và dài hạn lớn như thế nào. Tiếc rằng lúc nhìn thấy cơ hội lớn thì cũng chưa chắc là phải lúc mà nguồn vốn có sẵn.

chuẩn bác :+1:

giá thép thanh TQ lại tiếp tục hồi phục mạnh. Tý nữa thị trường mở cửa sẽ cập nhật giá HRC TQ nhiều khả năng cũng tăng cao lập đỉnh năm 2023

sớm muộn thị trường cũng định giá đúng GDA thôi mà!

mấy a tây ngày nào cũng bán đúng 10K đủ chỉ tiêu, nay còn thiếu chút nhể :joy:

GĐ đầu nên phải tạo lập thị trường đối với cổ phiếu. Khi thị trường sôi động và GDA đã được thị trường biết đến tôi sẽ không ngạc nhiên nếu GDA sớm kím room ngoại. Chia sẻ với bạn nhé!

ĐOẠN này thì cụ nói phét mất rồi :joy:

Thôi mọi người cứ thuận thiên nhé! CP rồi sẽ có thời điểm về “đúng giá trị”. Chia sẻ thêm với mn là CP thép có tính chu kỳ và hiện mới chỉ qua đoạn bắt đầu chu kỳ tăng 1 chút chứ còn lâu mới đến đỉnh!

HRC cứ tăng phi mã thế này thì tôn mạ họ lại liên hoan to vì :