Tổng bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump vừa có cuộc điện đàm

, , , ,

Trên Truth Social, Tổng thống Trump vừa viết: "Tôi vừa có một cuộc điện đàm rất hiệu quả với ông Tô Lâm, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông Tô Lâm nói với tôi rằng Việt Nam muốn giảm thuế quan xuống MỨC 0 nếu hai bên có thể đạt được một thỏa thuận với Hoa Kỳ. Tôi đã thay mặt đất nước chúng ta cảm ơn ông, và nói rằng tôi mong đợi một cuộc gặp trong thời gian tới."


Trong khi đó, trên các báo và truyền thông Mỹ sáng Thứ sáu 4/4/2025 tràn ngập tin về thị trường Mỹ và toàn cầu tiếp tục chao đảo vì thương chiến Mỹ - Trung leo thang.

Sáng ngày 4/4/2025 (giờ Hoa Kỳ) Trung Quốc công bố loạt biện pháp đáp trả cứng rắn đối với chính quyền Tổng thống Trump, bao gồm áp thuế 34% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bắt đầu từ ngày 10/4 và đưa 11 công ty Mỹ vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy”.

Bắc Kinh cũng ngừng nhập khẩu từ các doanh nghiệp nông nghiệp lớn của Mỹ, mở điều tra thương mại với thiết bị y tế và siết xuất khẩu đất hiếm — đòn phản công toàn diện chỉ sau 36 giờ kể từ khi Washington ban hành thuế quan mới.

Cú sốc này tiếp tục đẩy chứng khoán toàn cầu vào tình trạng lao dốc. Trong phiên sáng thứ Sáu, 4/4/2025, Dow Jones mất 925 điểm (-2,25%), S&P 500 giảm 2,4% và Nasdaq sụt 3%. Trước đó, phiên thứ Năm ghi nhận mức giảm tồi tệ nhất kể từ đại dịch 2020: Nasdaq mất 6%, S&P 500 giảm 4,8%, Dow gần 4%. Nhóm cổ phiếu công nghệ dẫn dắt đà giảm: Meta -4%, Amazon -4%, Nvidia -4%, Tesla gần -5%.

Tại châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 3,5%, Topix -4,45%; Hàn Quốc mất 1,7%; Ấn Độ mất hơn 1%. Thị trường Úc tiếp tục chuỗi giảm, đưa chỉ số S&P/ASX xuống mức thấp nhất 8 tháng. Các thị trường châu Âu cũng không tránh khỏi ảnh hưởng: FTSE (Anh) -1%, DAX (Đức) -0,75%, CAC (Pháp) -0,9%, IBEX (Tây Ban Nha) -1,4%.

Tổng thống Trump không có dấu hiệu xuống thang. Trên mạng xã hội Truth Social, ông tuyên bố “chính sách sẽ không thay đổi”, gọi phản ứng của Trung Quốc là “hoảng loạn”. Trung Quốc, ngược lại, khẳng định sẽ không nhượng bộ và cho rằng chính sách thuế của Mỹ “đơn phương và bắt nạt”. Các cố vấn của Chủ tịch Tập Cận Bình đã tạm dừng kế hoạch hội đàm cấp cao, cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng về đối thoại thực chất từ Washington.

Tại Đông Nam Á, đáng chú ý nhất là phản ứng chính thức từ Campuchia. Thủ tướng Hun Manet gửi thư cho Tổng thống Trump yêu cầu hoãn áp thuế 49% với hàng hóa Campuchia từ ngày 9/4 và đề nghị đàm phán song phương. Campuchia cam kết hạ ngay thuế từ 35% xuống 5% cho 19 mặt hàng nhập từ Mỹ như cử chỉ thiện chí. Văn bản được ông Hun Manet công bố công khai trên mạng xã hội, thể hiện cách tiếp cận chủ động và rõ ràng (thư trong hình).

Căng thẳng leo thang đẩy kinh tế toàn cầu vào vùng bất định. Giới chuyên gia cảnh báo nếu chính quyền Trump tiếp tục mở rộng thuế quan và các nước lớn đáp trả tương ứng, chuỗi cung ứng sẽ gián đoạn sâu rộng, tăng trưởng toàn cầu sẽ chững lại, và nguy cơ suy thoái lan rộng sẽ hiện hữu hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh đó, cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Mỹ lúc này là cực kỳ quan trọng, giúp Việt Nam tránh được việc Mỹ áp thuế cao, ảnh hưởng đến thương mại và kinh tế của đất nước.

mai hồi rồi

Mình cũng đang đợi có những tiến triển tốt hơn đây chứ ảnh hướng sâu tới thị trường quá

CTTM là do Trump phát động, vậy bản chất ở đây là cuộc chơi do 1 cá nhân tạo luật

Tức tình thế xoay chuyển như thế nào, mọi thứ diễn biến ra sao đều phụ thuộc vào quyết định của 1 con người

Vậy để tìm cách giải quyết cho tình hình hiện nay thì ta phải tìm hiểu Trump là người như thế nào, ý đồ của ông là gì?

  1. Người đàm phán “đầy mưu mẹo” – như chính ông nói trong “Art of the Deal”

Mng đang lo ngại trước những phát biểu cứng rắn của Trump về việc sẽ không nhượng bộ

Trước hết, Trump không chỉ là một chính trị gia, mà vốn là một doanh nhân. Mà đã là doanh nhân, thì nguyên lý gốc luôn là: không bao giờ chấp nhận deal (đàm phán) đầu tiên, luôn dùng áp lực để lấy được deal tốt nhất.

Sau khi Trung Quốc trả đũa, Trump không rút mà còn áp thêm 50% thuế, thể hiện rõ kiểu “ông tố theo thì tôi tố thêm”.

Vì sao Trump dám làm vậy? Vì trong đàm phán, chủ động leo thang sẽ khiến đối phương phải nhượng bộ, trong khi mình vẫn có thể chủ động chốt deal bất kỳ lúc nào

Thêm vào đấy là tung hỏa mù. Yêu cầu tất cả các bên gửi deal đến đây và ai là người ra deal tốt nhất sẽ được công bố như 1 chiến thắng dành cho Trump

Ai cũng có thể thấy rõ Trump ra sức ép nhưng cũng luôn tìm kiếm đạt được deal tốt nhất có thể.

  1. Trump không muốn phá kinh tế – mục đích chính là ép deal

Trump là người làm kinh tế, nên ông sẽ không dại gì làm ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế đến mức không thể cữu chữa

Trump hiểu rằng chiến tranh thương mại làm tổn thương cả hai phía, Trade war hại đối thủ 10 thì cũng hại mình 7~8, không ai là người chiến thắng tuyệt đối

Nên khả năng cao là sẽ sớm có 1 vài tuyên bố đạt được thỏa thuận với một số nước khác (không phải Trung Quốc) vì Mỹ không thể đứng 1 mình 1 chiến tuyến, đặc biệt khi Trung Quốc đại lục vẫn quyết định “chơi tới cùng”