Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC: HOSE)

Tiến độ cho thuê đất công nghiệp suôn sẻ là yếu tố rất quan trọng đối với thanh khoản trong ngắn hạn

KBC đã ký Thỏa thuận nguyên tắc/ Biên bản ghi nhớ với một số khách hàng để cho thuê 126 ha tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh và KCN Quang Châu. Tổng giá trị hợp đồng có thể lên tới 4,3 nghìn tỷ đồng, Quá trình này thuận lợi sẽ giúp hỗ trợ thanh khoản ngắn hạn cho công ty, do hơn một nửa số nợ của công ty đang là nợ ngắn hạn trong đó có 2,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn trong nửa đầu năm 2023 – gây áp lực đáng kể về thanh khoản.
image

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2022: lợi nhuận từ định giá lại tài sản giúp đẩy tăng lợi nhuận của công ty

Trong 9 tháng đầu năm 2022, KBC chỉ ghi nhận 1,3 nghìn tỷ đồng doanh thu – giảm 58% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận ròng tăng 191,3% so với cùng kỳ lên 2,1 nghìn tỷ đồng, kết quả này chủ yếu nhờ khoản lãi định giá lại tài sản được ghi nhận trong quý 3. Như vậy, KBC mới chỉ hoàn thành 13% kế hoạch doanh thu trong khi hoàn thành 47% kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2022.

Sự chậm trễ trong việc bàn giao đất do kéo dài vấn đề thủ tục liên quan đến cho thuê đất khu công nghiệp là nguyên nhân cốt lõi khiến doanh thu sụt giảm. Đến nay, về cơ bản, KBC phải chờ khách thuê được cấp giấy phép đầu tư để có thể tiến hành bàn giao đất và không dễ để dự đoán chính xác thời gian bàn giao một cách chắc chắn. Bàn giao càng hoàn tất nhanh chóng thì vị thế thanh khoản của KBC càng cải thiện. Mặc dù doanh thu giảm mạnh, lợi nhuận ròng của KBC tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2022 chủ yếu nhờ ghi nhận 2,2 nghìn tỷ đồng khoản lãi định giá lại khoản đầu tư vào Công ty Sài Gòn Đà Nẵng (SDN).

ĐHCĐ bất thường sắp tới: đề xuất chia cổ tức 20% tiền mặt hoặc mua cổ phiếu quỹ

Ngày 8/11, KBC công bố kế hoạch tổ chức ĐHCĐCĐ vào cuối năm 2022/đầu năm 2023 để xin ý kiến cổ đông thông qua các nội dung sau:

  • Trả cổ tức tiền mặt 20% mệnh giá ( tương đương với tỷ suất sinh lời 11.9%); hoặc
  • Mua lại cổ phần (vốn điều lệ sẽ giảm sau khi thực hiện mua lại); và
  • Kế hoạch kinh doanh 2023.

Triển vọng và luận điểm đầu tư

Triển vọng tiềm năng của dòng vốn FDI theo xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngoài ra, KBC gần đây nhận được quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ cho hai dự án mới tại Long An với tổng diện tích đất là 1.120 ha (KCN Tân Tập – 654 ha và KCN Lộc Giang – 466 ha). KCN Tràng Duệ – Giai đoạn 3 tại Hải Phòng dự kiến cũng sẽ được phê duyệt quy hoạch tổng thể trong thời gian tới.

Ước tính LNST cho năm 2022 là 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 160,3% so với cùng kỳ) chủ yếu nhờ khoản lãi định giá lại được ghi nhận trong quý 3, trong khi hoạt động cho thuê đất tại KCN Quang Châu, Nam Sơn Hạp Lĩnh và Tân Phú Trung là những nguồn đóng góp chính cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi. Trong năm 2023, kỳ vọng KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh và KĐT Tràng Cát sẽ là nguồn thu nhập chính của KBC trong khi KCN Tân Tập (Long An) và giai đoạn 3 của KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) có thể bắt đầu tạo ra doanh thu từ nửa cuối năm 2023. Như vậy, LNST năm 2023 của KBC có thể tăng lên 3,3 nghìn tỷ đồng (tăng 33,2% so với cùng kỳ).

Rủi ro giảm giá

• Nhu cầu thuê đất khu công nghiệp yếu đi nếu dòng vốn FDI giảm tốc,

• Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án mới tăng lên có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời

• Biến động tiêu cực của thị trường chứng khoán có thể dẫn đến áp lực bán ra nghiêm trọng và có khả năng trở nên trầm trọng hơn bởi hoạt động giải chấp.

Quan điểm ngắn hạn: TRUNG LẬP

• Thanh khoản của công ty trong ngắn hạn cần được quan sát them

• Chủ tịch đăng ký mua vào cổ phiếu giúp hỗ trợ giá cổ phiếu sau khi cổ phiếu bị bán tháo trong giai đoạn thị trường biến động tiêu cực

• Các thảo luận và phê duyệt tại ĐHCĐ bất thường sắp tới có thể tác động đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn