Tổng công ty viglacera – ctcp (mã: vgc) hưởng lợi từ sửa đổi luật đất đai – quả trứng vàng của bđs kcn

, , , , , ,

SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY VIGLACERA
Tổng công ty Viglacera – CTCP, thành lập vào năm 1974, tiền thân là Công ty Gạch ngói sành sứ Xây dựng được sáp nhập từ 18 nhà máy, xí nghiệp sản xuất gạch ngói đất sét nung.

VGC hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và đầu tư, kinh doanh bất động sản. Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, VGC hiện nay đã trở thành nhà sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản hàng đầu Việt Nam, hoạt động trên mọi miền đất nước và vươn rộng ra thị trướng quốc tế.

Ngày 29/5/2019, Tổng công ty Viglacera, chính thức nhận Quyết định niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh và 29/5/2019 là ngày giao dịch đầu tiên của mã chứng khoán VGC trên HoSE.

CÁC DỰ ÁN ĐANG VÀ SẮP TRIỂN KHAI CỦA VGC

Trong năm nay, VGC sẽ tiếp tục khảo sát, đề xuất lập hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư để triển khai đầu tư các khu công nghiệp mới tại các địa phương có vị trí lợi thế về hạ tầng, thu hút đầu tư và khả năng kinh doanh.

Đồng thời, Tổng Công ty Viglacera sẽ thành lập các pháp nhân, chi nhánh mới để triển khai thực hiện 07 dự án khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 2.700 ha, gồm: Khu công nghiệp Phù Ninh (400 ha), Khu công nghiệp Bắc Sơn (200 ha) tại tỉnh Phú Thọ; Khu công nghiệp Đông Mai mở rộng (150 ha) tại tỉnh Quảng Ninh; Khu công nghiệp Trấn Yên (255 ha) tại tỉnh Yên Bái; Khu công nghiệp Phổ Yên (868 ha), Khu công nghiệp Sông Công II (296 ha) tại tỉnh Thái Nguyên; Khu công nghiệp Số 1 (260 ha) tại tỉnh Hưng Yên; Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (288 ha) tại tỉnh Khánh Hòa.

Đối với khu công nghiệp Dốc Đá Trắng và Khu công nghiệp Sông Công II, trong tháng 3 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận Tổng Công ty Viglacera là chủ đầu tư của hai dự án này.

Loạt dự án khu công nghiệp trên sẽ góp phần củng cố quỹ đất khu công nghiệp của Tổng Công ty

TRIỂN VỌNG CỔ PHIẾU VGC

Với chính sách mới từ 15/01/2024 sử dụng đất đa mục đích, cho chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất sản xuất thì hầu hết các dn bds kcn đều hưởng lợi lớn từ chính sách này vì thế mới có con sóng bds kcn dữ dội đang hiện hữu.

VGC là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực VLXD gồm kính xây dựng (chiếm 42% thị phần), gạch ốp lát (30% thị phần gạch ceramic). Ngoài ra, VGC đã phát triển 11 khu công nghiệp và còn 560ha diện tích đất KCN còn lại cho thuê, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, VGC đã thu hút được những khách hàng lớn, bao gồm Samsung, Accor, BYD và nhiều khách hàng khác.
Chúng tôi kỳ vọng VGC sẽ duy trì được nguồn lợi nhuận ổn định từ việc cho thuê các khu công nghiệp hiện có trong thời gian dài. VGC đang giao dịch ở mức P/E và P/B năm 2024 lần lượt là 16x và 2,3x. Về dài hạn, VGC có thể duy trì biên lợi nhuận cao hơn nhờ 560ha đất còn lại – trong đó 200 diện tích sẵn sàng cho thuê. Doanh thu đá granite và ceramic sẽ tăng khi nhà máy Eurotile đi vào hoạt động vào cuối năm 2023.

Trong ngắn hạn, các thông tin tích cực về:
i) khách thuê diện tích KCN lớn.
ii) tăng trưởng xuất khẩu gạch granite và gạch men.
iii) giá cho thuê đất KCN cao hơn dẫn đến biên lợi nhuận cao hơn.
iv) thông tin về việc Bộ Xây dựng thoái vốn (hiện Bộ xây dựng đang sở hữu 38,58%) sau khi có chứng thư định giá sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu VGC

Rủi ro:

Rủi ro giảm giá đối với cổ phiếu VGC có thể đến từ:
(i) nhu cầu xây dựng chậm sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ VLXD của VGC.
(ii) cạnh tranh gay gắt trong ngành VLXD.
(iii) chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho các KCN mới cao hơn.

Định giá hợp lý:

Giá trị hợp lý 57.000 đồng/cổ phiếu do:
(1) chúng tôi tăng P/E bình quân mảng VLXD từ 10x lên 12x.
(2) giảm giả định WACC từ 12% xuống 10,6%.
(3) tăng ước tính lợi nhuận cho năm 2024.