Q2/2024, doanh thu của PVS tăng 18.4% svck và 50.4% sv quý trước nhờ tăng trưởng doanh thu ở hầu hết các mảng. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp Q2/2024 giảm 2.8 điểm % so với quý trước, chủ yếu do ảnh hưởng bởi mảng cơ khí, đóng mới và xây lắp - M&C (-2.1 điểm % svck, -4.0 điểm % sv quý trước). Chi phí của các dự án thuộc mảng M&C có thể đã được ước tính thận trọng hơn, đồng thời việc PVS có ít kinh nghiệm hơn trong các hợp đồng EPC điện gió ngoài khơi. Lợi nhuận ròng của PVS Q2/2024 giảm 12.7% svck và 35% sv quý trước, có thể do chưa được trao thầu toàn phần các gói EPCI của chuỗi dự án Lô B – Ô Môn. Nửa đầu năm 2024, lợi nhuận ròng của PVS tăng trưởng 13.1% svck, trong đó lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết (FSO/FPSO) tăng 29.8%svck. Tuy nhiên, mức lợi nhuận này của PVS vẫn thấp hơn kỳ vọng ban đầu, và tương đương 44% dự phóng cả năm 2024 trước đó.
Triển khai các gói thầu EPCI Lô B sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận năm 2025
Do PVS đã được trao thầu chính thức các hợp đồng EPCI cho chuỗi dự án Lô B – Ô Môn vào đầu T9/2024 thay vì trao thầu hạn chế, kỳ vọng doanh thu mảng M&C của công ty sẽ tăng trưởng mạnh mẽ svck vào năm 2025 (+89.7% svck). Biên lợi nhuận gộp mảng M&C được kỳ vọng đạt 2.6%/2.9% vào năm 2025-2026 nhờ
(1) kinh nghiệm dày dạn trong các dự án EPCI dầu khí, trong khi tiến độ Lô B được đẩy nhanh,
(2) cải thiện hiệu quả hoạt động các dự án EPC cấu kiện điện gió ngoài khơi. Lợi nhuận ròng GĐ 2024-2026 được kỳ vọng tăng lần lượt 7.7%/30.2%/7.3% svck.
Trong dài hạn, PVS có thể bắt đầu ghi nhận đóng góp từ liên doanh FSO Lạc Đà Vàng và FSO Lô B, do công ty có lợi thế đã tham gia vào các hợp đồng EPCI của các dự án dầu khí này.