Tổng hợp đánh giá các báo cáo tài chính Quý 4 các Doanh Nghiệp!

, , , , , , , , ,

BID KQKD Q4/22

BID ghi nhận kết quả kinh doanh tốt với LNTT đạt 5,38 nghìn tỷ VNĐ (+88% svck) trong Q4/22 và 23,14 nghìn tỷ (+70% svck) trong cả năm 2022. Động lực tăng trưởng đến từ tăng trưởng tín dung tốt (+12.1%), NIM ổn định (2.82% - đi ngang so với Q3/22), thu nhập ngoại hối tăng tốt (+73% svck) và chất lượng tài sản vẫn trong tầm kiểm soát. Mặc dù nợ nhóm 2 tăng 37% so vơi Q3/22 nhưng số dư nợ xấu giảm -7.5% nhờ việc tích cực xóa nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 cuối năm ở mức 1,22% và 1,68%. CASA đi ngang so với cuối Q3/22 đạt 19% - đây là kết quả tốt hơn so với nhóm ngân hàng TMCP.

DBD 4Q22

DBD đạt doanh thu 465 tỷ đồng (+15% YoY), với sự gia tăng mạnh mẽ từ mảng kinh doanh thuốc. Doanh thu vật tư y tế giảm đáng kể do nhu cầu về bình dưỡng khí và thiết bị bảo hộ hạ nhiệt. Lợi nhuận gộp tăng 36% so với cùng kỳ, với tỷ suất lợi nhuận gộp tăng đáng kể lên 48% so với mức trung bình trong quá khứ (30-40%). Chi phí bán hàng và quản lý tăng mạnh 36% so với quý 4 năm 2011. Tuy vậy Lợi nhuận ròng vẫn đạt mức 79,2 tỷ đồng (+47% YoY), với biên lợi nhuận ròng cải thiện 4% nhờ cả doanh thu cao và giá vốn hàng bán thấp hơn đã đề cập ở trên. Lưu ý rằng doanh thu cả năm 2022 không thay đổi so với 2021 ở mức 1555 tỷ đồng do kết quả doanh thu kém hơn trong 3 quý trước. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 244 tỷ đồng (+29% YoY), với tỷ suất lợi nhuận ròng tăng lên 16%.

VND: KQKD hợp nhất 2022

· LNTT năm 2022 đạt 1,535.3 tỷ đồng (giảm 48,5% svck) và chỉ đạt 43% kế hoạch năm. Doanh thu hoạt động giảm 15,3% svck, trong khi chi phí tài chính tăng mạnh (+151%) do việc ghi nhận lỗ tỷ giá (-108.4 tỷ) và chi phí lãi vay tăng mạnh (+131.8%)
· Riêng Q4/2022, LNTT ghi nhận lỗ hơn 32 tỷ đồng, với tổng doanh thu hoạt động giảm tới 55% svck, với mức suy giảm ở hầu hết các hoạt động thành phần như hoạt động tự doanh trong Quý 4 giảm gần 86%.

Xét về bảng cân đối kế toán, so với cuối 2021, các khoản vay nợ ngắn hạn chỉ giảm nhẹ (-6.6%) và cũng đã tạo áp lực lên VND khi chi phí lãi vay tăng mạnh, trong bối cảnh môi trường lãi suất tăng. Về phía tài sản, dư nợ cho vay margin giảm 41% so với cùng kỳ và giảm 30% so với Quý 3. Về danh mục tài sản đầu tư tài chính, danh mục tài sản FVTPL tăng mạnh, chủ yếu do danh mục TPDN tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Đáng chú ý, VND có một khoản phải thu tăng đột biến trong Quý 4/2022 (gần 2 nghìn tỷ đồng).

KQKD QNS Q4/2022

Tại Q4/2021, QNS báo cáo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 1,9 nghìn tỷ đồng (+25% YoY) và 427 tỷ đồng (+11% YoY). Động lực tăng trưởng chính cho doanh thu đến từ mảng đường với doanh thu thuần đạt 523 tỷ đồng (+51% YoY, -14% QoQ). Mảng sữa đậu nành đạt doanh thu thuần 915 tỷ đồng (+8% YoY, -27% QoQ). Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của QNS giảm từ 32,1% trong Q4/2021 xuống 30,2% trong Q4/2022 do cả mảng đường và mảng sữa đậu nành. Biên chi phí bán hàng cũng tăng từ 4,6% trong Q4/2021 lên 7,5% trong Q4/2022. Tính cả năm 2022, QNS đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 8,3 nghìn tỷ đồng (+13% YoY) và 1,2 nghìn tỷ đồng (+2% YoY), tương đương với kết quả sơ bộ đã công bố trước đó.

TRA 4Q22

KQKD Q4, TRA đạt doanh thu 580 tỷ đồng (+2% YoY), cùng với lợi nhuận gộp cao hơn một chút (+4% YoY). Chi phí bán hàng và quản lý tăng đột biến lần lượt 25% và 18% trong quý này. Điều này dẫn đến tỷ suất lợi nhuận ròng giảm 5% so với quý trước, với LNST ghi nhận 42 tỷ đồng (-38% YoY). Doanh thu cả năm 2022 đạt 2398 tỷ đồng (+11% YoY) và LNST đạt 293 tỷ đồng (+11% YoY). Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cập nhật chi tiết sớm.

VPB KQKD Q4/22

KQKD Q4/22 của VPB thấp hơn kỳ vọng với LNTT hợp nhất chỉ đạt 1,38 nghìn tỷ (-51% svck), trong đó ngân hàng mẹ đạt 4 nghìn tỷ LNTT và FeCredit ghi nhận lỗ 2,6 nghìn tỷ. Tính chung cả năm 2022, LNTT hợp nhất đạt 21,2 nghìn tỷ (+45% svck) hoàn thành 71% kế hoạch ĐHCĐ và 85% ước tính của SSIRS. Loại trừ khoản phí trả trước hợp đồng banca với AIA, tăng trưởng LNTT ở mức 7% svck. Trong Q4/22, động lực tăng trưởng của ngân hàng vẫn tiếp tục đến từ thị trường BĐS với dư nợ tăng ròng 38 nghìn tỷ so với Q3/22, trong đó 17 nghìn tỷ đến từ cho vay BĐS, 12 nghìn tỷ từ cho vay mua nhà và 3 nghìn tỷ cho vay qua thẻ tín dung. Chất lượng tài sản giảm sút (tỷ lệ nợ xấu và nợ nhóm 2 lần lượt là 5,7% và 5,4%). NIM giảm 20 bps so với quý trước.